khktmd 2015






Đạo học làm việc lớn là ở chỗ làm rạng tỏ cái đức sáng của mình, thương yêu người dân, đạt tới chỗ chí thiện. Đại học chi đạo, tại Minh Minh Đức, tại Tân Dân, tại chỉ ư Chí Thiện. 大學之道,在明明德,在親民,在止於至善。












Thứ Bảy, 25 tháng 6, 2016

Việt Nam! Việt Nam!







Tiếc thương Dr Rupert Neudeck - Cap Anamur “Một con tàu cho Việt Nam” . Những hạt giống thuyền nhân Việt Nam do vợ chồng tiến sĩ Rupert Neudeck vun trồng qua chương trình Cap Anamur năm xưa giờ đơm hoa kết trái.



Dr. Rupert Neudeck



                                                









Người ta lo ngại Bắc Kinh sẽ đơn phương thiết lập Vùng Nhận Dạng Phòng Không ở biển Đông, như đã từng làm ở biển Hoa Đông nơi có tranh chấp chủ quyền với Nhật Bản.




                                       


Hàng chục nhà hoạt động và Phật tử đã đến chùa Liên Trì ở phường An Khánh Quận 2 Sài Gòn sau khi có tin 'nơi này bị chính quyền cưỡng chế' ngày 23/6 vừa qua.







                                         


Phỏng vấn Mã Tiểu Linh, bị tạm giam tại nhà tù B34 ở VN










Huyền Thoại Trung Quốc <=> Sông có thể cạn, núi có thể mòn; nhưng số sườn, số máy không bao giờ thay đổi







Thuộc địa Formosa ở Hà Tĩnh và Biển Chết tại VN










Bán rẻ giấc mộng Tàu Cộng







Các bà mẹ Thiên An Môn







Lợi Hại Của Ngoại Thương



                                           


Sáo trúc, quốc hồn của âm nhạc dân tộc Việt Nam



                                        


Baidu, Google Ma-dze in Tàu Cộng, đăng quảng cáo lừa dối về y tế



Trung Quốc ra quy định mới về công cụ tìm kiếm trên internet đối với công ty Baidu, được xem là Google của Trung Quốc khi trang này có biểu hiện quảng cáo cho người tìm không đúng sự thật.

Wei Zexi, một sinh viên Trung Quốc đã viết bài tố cáo công cụ tìm kiếm Baidu là lừa dối khách hàng để lấy tiền quảng cáo của thân chủ. Anh kể lại trường hợp của riêng mình khi phát hiện mang chứng ung thư rất hiếm gặp dẫn tới việc anh tìm nơi chữa trị qua Baidu và kết quả đã ngược lại những gì mà ông tìm thấy trên trang quảng cáo này.

Theo Wei Zexi thì anh bị ung thư vào thời kỳ cuối nhưng khi tìm đến nơi mà Baidu giới thiệu lại hoàn toàn không giúp gì được cho căn bệnh của anh mà còn gây nguy hiểm hơn cho bệnh nhân. Wei Zexi chết sau đó vài ngày khi bức thư của anh được tung lên mạng.

Tố cáo của Wei Zexi đã làm người sử dụng internet tại Trung Quốc nghi ngờ kết quả mà họ cần tìm. Việc chấp nhận quảng cáo gian dối để lấy tiền của Baidu bị lên án và chính phủ Trung Quốc nhập cuộc đưa ra quy định mới về vấn đề nhận tiền quảng cáo đăng lại trên thanh tìm kiếm của một trang mạng như Baidu.

Quy định mới buộc công ty phải xem xét mức độ khả tín của công ty mà nó quảng cáo.

Baidu đã loại bỏ 126 triệu kết quả tìm kiếm quảng cáo cho các thông tin y tế và 2,518 viện y tế từ các trang tìm kiếm của công ty. Baidu đồng ý để dành 1 tỷ nhân dân tệ  tương đương 150 triệu đô la để đền bù lại người sử dụng nào bị lừa đảo do kết quả quảng cáo gây hiểu nhầm.


Đà Nẳng, thuộc địa của Tàu Cộng



Sáng hôm qua (24/6) Bí thư thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh đã có cuộc họp đặc biệt với ban lãnh đạo thành phố để nghe Hiệp hội du lịch Đà Nẵng trình bày vấn nạn bức thiết đang thách thức ngành du lịch cũng như đầu tư tại thành phố này về sự tràn lan của khách du lịch Trung Quốc.

Ông Huỳnh Tấn Vinh chủ tịch hiệp hội cho biết số khách sạn xây vội vã trong thời gian qua là mối quan tâm hàng đầu. Ông Vinh cho biết chỉ trong vòng 5 tháng qua Đà Nẵng xây mới thêm hơn 2500 phòng khách sạn và số phòng tăng đột biến này đã kéo theo nhiều câu hỏi mà thành phố phải giải quyết đó là lượng du khách Trung Quốc hiện nay là chủ yếu nhưng sau này khi họ không còn tới nữa thì số phòng khách sạn này sẽ giải quyết ra sao.

Vốn đầu tư của doanh nghiệp sẽ tan vỡ do chính quyền cấp giấy phép xây dựng không có kế hoạch bảo vệ cho sự phá sản của doanh nghiệp do quá tải.

Theo ông Huỳnh Tấn Vinh cho biết các hướng dẫn viên du lịch của Việt Nam thông thạo tiếng Trung trong thời gian gần đây nói rằng họ không còn muốn hướng dẫn khách Trung Quốc do bản chất gây rối và khinh thường người Việt của họ.

Một số lớn hướng dẫn viên đã gần như có thái độ đình công, cụ thể khi khách Trung Quốc tới Đà Nẵng thì thường kèm theo hướng dẫn viên của họ.

Quan trọng hơn nữa là các hướng dẫn viên người Việt trong lúc vô tình đã nghe được hướng dẫn viên Trung Quốc nói với khách du lịch của họ rằng Đà Nẵng vốn là đất đai trước đây của Trung Quốc và biển Đà Nẵng trước đây có tên là China Beach đã chứng minh điều này.

Trong thời gian gần đây khách du lịch Trung Quốc tràn ngập Việt Nam khi cá chết hàng loạt tại 4 tình miền Trung. Con số tăng đột biến này nhắc nhở cho doanh nghiệp Việt Nam các bài học mà Trung Quốc từng làm với Việt Nam là dùng tiền bạc khuyến khích người dân Việt đầu tư một thứ gì đó để rồi sau cùng quay lưng bỏ mặc đối tác tự giải quyết một mình.


Rước voi về dày mả tổ




Khi được một nhà ngoại giao Việt Nam tại New York hỏi về cam kết của Trung Quốc, đối với hòa bình trong khu vực và đảm bảo mọi bên đều thắng trong vấn đề hợp tác ở biển Đông, ông Lý Triệu Tinh cựu Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc, đã kể lể về những sự giúp đỡ mà Trung Quốc làm đối với Cộng Sản Việt Nam trong suốt thời gian chiến tranh Việt Nam trước năm 1975:

"Trung Quốc đã giúp đỡ nước láng giềng Việt Nam. Tôi đã thăm Việt Nam nhiều lần. Trước 1975, khi nước ông (VN) bị xâm lược, ông có biết bao nhiêu người lính Trung Quốc đã hy sinh để bảo vệ các ông không? Khổng Tử nói là người ta không nên quên mình đến từ đâu, ngay cả khi anh đã mạnh hơn thì anh cũng không nên quên người bạn cũ đã giúp đỡ mình."


Thứ Sáu, 24 tháng 6, 2016

Duy Khánh hát Đưa Em Vào Hạ, nhạc Trầm Tử Thiêng







A response from the White House, change.org, to the petition on the fish crisis in Central Vietnam:



Trả lời hòa vốn !!!



Thank you for signing this petition on the fish crisis in Central Vietnam.

We express our deep sympathy to the people of Vietnam's central coastal provinces as they work to overcome the recent loss of fish stocks and the effects on their livelihoods.

As Vietnam addresses this environmental crisis, the U.S. Government stands ready to help. Ambassador Osius has reached out directly to senior Vietnamese government officials to offer our assistance in this manner, and our two governments are discussing potential areas of cooperation.
Public participation is a key part of addressing environmental challenges. Similar to our experience in the United States, we encourage the Vietnamese government to increase cooperation with civil society and environmental NGOs, which can help communities affected by such crises, ensure accountability and transparency in the clean-up effort, and help to design policies to prevent future problems.

During his May 22-25 visit to Vietnam, President Obama engaged directly with Vietnamese government, business, and civil society leaders, as well as students and entrepreneurs. As President Obama stated:


“When citizens are free to organize in civil society, then countries can better address challenges that government sometimes cannot solve by itself.”

Environmental cooperation is an important element of the U.S.-Vietnam Comprehensive Partnership. During the President’s trip to Vietnam, the United States and Vietnam launched the U.S.-Vietnam Climate Partnership, which will help our two countries implement the historic Paris Agreement. We are supporting environmental conservation efforts that bring together government, business, and civil society, such as the Ha Long-Cat Ba Alliance, to protect Vietnam’s national treasures.

We will also reinforce our shared commitments to the world’s marine life through the high environmental standards set by the Trans-Pacific Partnership (TPP) Agreement, which has the most robust enforceable environment commitments of any trade agreement in history.

Thanks again for speaking out.

Dầu dừa - Lợi và Hại







Người dân Thạnh Phong nói gì về việc bổ nhiệm ông Bob Kerrey?







XẢ SÌ TRÉC: Vụ đánh ghen vũ nử Cẩm Nhung - Tác giả Trúc Giang MN



1* Mở bài

Khoảng 8 giờ tối ngày 17-7-1963, một phụ nữ vừa bước ra khỏi nhà, tiến về chiếc taxi chờ sẵn, thì bổng nhiên một người đàn ông xuất hiện, tay bưng một ca acid tạt vào mặt người phụ nữ. Thiếu nữ thét lên trong đau đớn: “Chết tôi rồi!. Cứu tôi với”, rồi ôm mặt ngã quỵ. Một người đàn ông chạy đến, bế cô lên chiếc taxi chạy vào bịnh viện Sài Gòn cấp cứu. Sau đó được chuyển đến Bịnh viện Đồn Đất (Grall) vào lúc hai giờ sáng ngày 18-7-1963.

Cái tin vũ nữ Cẩm Nhung bị tạt acid gây xôn xao trong giới thượng lưu thường lui tới các vũ trường. Báo chí đăng tấm hình rất xinh đẹp của Cẩm Nhung đã gây xúc động và thương tiếc của người Sài Gòn và cả Miền Nam VN.

Đó là vũ nữ tài sắc vẹn toàn nổi danh là “Nữ hoàng vũ trường”, Cẩm Nhung bị đánh ghen bằng tạt acid.

Hai người thân là mẹ và bà vú lần lượt ra đi. Tài sản cạn kiệt. Không nơi nương tựa nên phải đi ăn mày. Đặc biệt là người ăn xin nầy mang trước ngực tấm hình cô chụp chung với người yêu là Trung tá Công Binh Trần Ngọc Thức.

2* Cẩm Nhung lén đi học khiêu vũ

Cẩm Nhung sinh năm 1940 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi theo gia đình di cư vào Nam, và trở thành vũ nữ chuyên nghiệp năm 19 tuổi.

Con gái 17 tuổi mà trổ mã đều đặn, nói chung là rất đẹp và hấp dẫn. Cẩm Nhung bỏ học. Lén đi học khiêu vũ ở một lớp dạy tư, do hai nhạc sĩ và là vũ sư Nguyễn Tình và Nguyễn Thống phụ trách. Hai nhạc sĩ nổi tiếng với ngón đàn hạ uy cầm (Hawaiian guitar), đã đào tạo hàng chục vũ nữ cho các vũ trường Sài Gòn thời đó.

Nhờ có năng khiếu, mới học được nửa khóa đã tỏ ra nghệ thuật nhảy múa rất xuất sắc. Vũ sư Nguyễn Tình nói với người tài pán Marie Sang: “Đôi chân của nó, thân hình gợi cảm của nó rồi đây sẽ có khối đàn ông ngã rạp dưới chân nó mà chết cho coi”.

Tài pán là người quản lý vũ nữ ở vũ trường, còn gọi là “cai gà”. Khách đi solo muốn nhảy với vũ nữ đều phải do người cai gà đó sắp xếp. Phải mua ticket thời đó là 20$. Mỗi ticket chỉ nhảy được một vài bản mà thôi. Muốn bao thầu cả đêm thì phải mua trọn gói chừng 15 ticket.

Đối với “Nữ hoàng vũ trường” Cẩm Nhung, thì khách phải lo lót chị tài pán. Người nào cho tiền nhiều thì được cuộc. Muốn nhảy với kiều nữ suốt đêm, tới một hai giờ sáng thì khách phải mua trọn gói 15 ticket. Khách sành điệu cùng vũ nữ rời vũ trường nầy, đến một vũ trường khác vừa khiêu vũ thoải mái, vừa giữ được tiếng tăm về đức hạnh của vũ nữ.

Nhảy được vài ba bản rồi rủ nhau đi ăn khuya như ăn cháo cá ở Chợ Cũ, cơm thố, cơm siu siu, hoặc mì La Cai…

Đó là xong phần một. Phần còn lại do sự thỏa thuận của hai bên. Khách nhảy phải típ cho vũ nữ, thời giá lúc đó là 500$. Đêm vui trọn vẹn đạt “mục đích yêu cầu” thì tốn phí khoảng 1,000$, tương đương với mấy cây vàng.

Cẩm Nhung đã qua nhiều vũ trường, và Kim Sơn là điểm chót.

Nghe nói Trung tá Công Binh mua cho Cẩm Nhung một căn nhà trong hẻm bên cạnh vũ trường Au Chalet.

Từ đó, Cẩm Nhung đã bước vào con đường của định mạng, người tài hoa bạc mệnh. “Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen”.

3* Vụ đánh ghen tàn bạo và rùng rợn nhất Sài Gòn

Vụ đánh ghen bằng acid diễn ra ngày 17-7-1963 tại Sài Gòn. Đó được xem như vụ đánh ghen tàn bạo và rùng rợn nhất chưa từng có ở Việt Nam trước kia. Sự việc gây chấn động cả Sài Gòn và Miền Nam trong một thời gian. Báo chí nhận định vụ đánh ghen bằng acid là lần đầu tiên xảy ra trong giới thượng lưu Sài Gòn.

3.1. Nạn nhân là “Nữ hoàng vũ trường”

Nạn nhân bị đánh ghen bằng tạt acid là vũ nữ vô cùng xinh đẹp tên Cẩm Nhung của vũ trường Kim Sơn.

Báo chí thời đó hết lời ca ngợi nhan sắc và đôi chân dài điệu nghệ của cô vũ nữ gốc Hà Thành. Mệnh danh là “Nữ hoàng vũ trường”.

Tại vũ trường Kim Sơn, đường Tự Do, Cẩm Nhung phải lòng một khách nhảy hào hoa, dân chơi có tiếng tại các vũ trường là Trung tá Công Binh Trần Ngọc Thức.

Việc ông Thức cặp kè với Cẩm Nhung đến tai bà vợ là Lâm Thị Nguyệt, biệt danh là Bà Năm Rado, vì bà chuyên bán đồng hồ Thụy Sĩ hiệu Rado.

Máu Hoạn Thư nổi lên. Người đàn bà dữ tợn nhất, độc ác nhất là lúc lên cơn ghen.

Thuở đó, ở Sài Gòn và cả Miền Nam chưa có vụ đánh ghen nào bằng tạt acid cả. Thông thường thì đón đường chửi bới về việc giựt chồng, làm nhục nơi công cộng. Bạo động hơn là “xởn tóc”, cao hơn nữa là “lột quần”.

Bà Lâm Thị Nguyệt thuê người tạt acid vào mặt Cẩm Nhung với giá hai lượng vàng.

3.2. Bà Ngô Đình Nhu vào cuộc

Vụ đánh ghen bằng tạt acid diễn ra trong khi bà Ngô Đình Nhu, Trần Lệ Xuân, đang ở nước ngoài. Nghe được tin, bà vô cùng tức giận.

Ngay sau khi về nước, bà Ngô Đình Nhu đến Bịnh viện Grall thăm Cẩm Nhung. Với tư cách là người lãnh đạo Phong Trào Liên Đới Phụ Nữ Việt Nam, binh vực quyền lợi và sự bình đẳng của phụ nữ, bà thúc đẩy điều tra và lập hồ sơ đưa ra tòa.

1). Phiên tòa xét xử

Vào tháng 10 năm 1963, tòa kết án Lâm Thị Nguyệt, vợ của Trung Tá Trần Ngọc Thức và người đàn ông tạt acid mỗi người 20 năm tù. Một người đàn ông liên hệ 15 năm.

Trung tá Trần Ngọc Thức bị cho giải ngũ. Sau năm 1975, Đại tá Trần Ngọc Thức đi tù cải tạo ở Trại Z.30C, Hàm Tân.

2). Vũ nữ Cẩm Nhung được đưa qua Nhật điều trị

Cẩm Nhung còn giữ được cái mạng nhưng dung nhan kiều diễm bị hủy hoại hoàn toàn. Tháng 9 năm 1963, Cẩm Nhung được đưa qua Nhật chữa trị, hy vọng phục hồi gương mặt như trước kia.
Bác sĩ Nhật bó tay.

Khi Cẩm Nhung về nước thì nền Đệ nhất Cộng Hòa đã sụp đổ. Bà Ngô Đình Nhu sống lưu vong ở nước ngoài.

Người vũ nữ nổi tiếng một thời đã biến mất trong các sinh hoạt ở Sài Gòn. Những biến cố chính trị dồn dập khiến cho việc đánh ghen dã man, tàn bạo rơi vào quên lãng và chìm trong quá khứ.

4* Vũ nữ Cẩm Nhung bắt đầu cuộc đời ăn mày

4.1. Thất vọng: đập phá và nghiện ngập

Từ địa vị của một nữ hoàng sống trên đỉnh cao danh vọng, rực rỡ dưới ánh đèn màu và điệu nhạc, phong lưu công tử bay bướm đa tình và các thương gia giàu sụ săn đón, bổng nhiên trở thành thân tàn ma dại, ngậm đắng nuốt cay cho số phận hẩm hiu, Cẩm Nhung lao vào con đường đập phá, rượu chè, nghiện ngập, sa đọa…

Năm 1964 người mẹ qua đời. Cẩm Nhung sống với bà vú tên Sọ. Tiền bạc, nữ trang lần lượt từng bước ra đi. Bán căn nhà 200 lượng vàng và cùng với bà vú ra ở thuê nhà trọ.

Bà vú Sọ qua đời. Cẩm Nhung tật nguyền. Không nghề nghiệp, không nơi nương tựa nên chỉ có con đường là đi ăn xin.

4.2. Đi ăn mày khắp nơi

Trước Tết năm 1969, người ăn mày xuất hiện ở chợ Bến Thành. Mặt mày dị dạng, đeo trên ngực tấm hình chụp chung với người tình là Trung tá Trần Ngọc Thức. Cô lê bước trên các con đường Sài Gòn, trên hành lang của Thương Xá Tax. Rồi đến những Chợ Bà Chiểu, Chợ Bình Tây…và sau cùng về Miền Tây ở bến bắc (Phà) Mỹ Thuận, Vĩnh Long.

4.3. Một bài hát về Cẩm Nhung

Hành khách qua lại trên bến phà Mỹ Thuận cho biết Cẩm Nhung không còn mang tấm hình chụp chung với người tình nữa, mà chỉ mang tấm hình của bản thân người ăn mày.

Chuyện kể rằng, một hôm có mấy người lạ mặt đến trao cho người ăn xin một số tiền và giật lấy tấm hình chụp chung hai người.

Ở Sài Gòn xuất hiện bản nhạc “Bài Ca Cho Người Kỹ Nữ” của hai nhạc sĩ Nhật Ngân và Duy Trung. Các tác giả viết bài hát này vì xót thương số phận của cô vũ nữ Cẩm Nhung. Bài hát có đoạn:

“Ta tiếc cho em trong cuộc đời làm người
Ta xót xa thay em là một cánh hoa rơi
Loài người vô tình giẫm nát thân em
Loài người vô tình giày xéo thân em
Loài người vô tình giết chết đời em…”


4.4. Nhà thơ Nguyên Sa nói về Cẩm Nhung

Trong hồi ký “Đời 1998”, Nguyên Sa thuật lại nhiều lần ông và nhà văn Mai Thảo đến nhà chở Cẩm Nhung đi vũ trường Arc en Ciel, ăn kem và hóng mát ở Bến Bạch Đằng. Lần sau cùng ông gặp Cẩm Nhung như sau:

“Lần chót tôi gập lại người phụ nữ ấy, Mai Thảo dừng xe có phần gấp gáp, không có nét bay bướm nào. Anh đang phóng nhanh bỗng thắng két, táp xe vào lề, đậu xe bên phía tay mặt đường Pasteur. Mai Thảo ra khỏi xe không một lời giải thích. Tôi không hỏi, xuống theo ngay, linh cảm có chuyện gì khác lạ. Chúng tôi băng qua con lộ xe chạy một chiều vun  vút. Mai Thảo dừng lại trước một người hành khất, một người phụ nữ, móc trong túi ra một nắm giấy bạc, anh chuyển nắm giấy bạc sang tay kia, tìm kiếm thêm, tôi không nhận ra người hành khất là ai, chỉ thấy mặt loang lổ những vết cháy nổi lên những mảng thịt nửa đỏ nửa tím sậm, dị dạng, hai mắt vết cháy càng rõ, lòng trắng và lòng đen bị hủy hoại lổn nhổn.

Bạn tôi bỏ nắm tiền vào chậu bằng nhôm, những tờ giấy chạm vào tay người đàn bà hành khất, dường như nàng biết ngay người cho tiền là ai, sự va chạm của bàn tay vào những tờ giấy bạc cho nàng biết ngay là ai, ai có thể cho nàng nhiều tờ giấy bạc như thế, nàng ngẩng mặt lên gọi "anh", Mai Thảo vỗ nhẹ vào bàn tay nàng có tiếng nói an ủi bằng xúc giác, không có âm thanh  nào được phát lên.

Tôi muốn nói lên tên người đàn bà hành khất. Tôi chưa kịp nói thì Mai Thảo kéo tôi băng qua đường. Tôi ngồi vào trong xe, nói lên ngay tên nàng. Mai Thảo gật đầu. Cẩm Nhung. Tên người vũ nữ thay quần áo sau tấm bình phong mỗi lần Mai Thảo và tôi đến đón nàng đi làm hay đi ăn, đi ra Pointe des Blagueurs (Bến Bạch Đằng) hóng mát. Cẩm Nhung bị tạt át xít trong một trận đòn ghen có sức mạnh của tiền hô hậu ủng, có sự tàn bạo mới của thế kỷ khoa học.

Tôi nhìn bạn tôi ngậm ngùi:

-Cẩm Nhung!

Mai Thảo nhìn về phía trước mặt, như nói một mình, rất khẽ:

-Nhung đấy!” (Nguyên Sa)

5* Cẩm Nhung qua đời

“Một ngày đầu năm 2013, tại một xóm trọ nghèo ở thị xã Hà Tiên (tỉnh Kiên Giang), nơi những người ăn xin, bán vé số, bốc vác và dân tứ xứ đến thuê ở trọ, có một đám ma nghèo. Một bà lão bán vé số đã qua đời vì già yếu, bệnh tật. Không một người thân, bà lão được những người đồng cảnh ngộ lo cho một quan tài loại rẻ tiền, rồi đưa ra nghĩa địa... Sẽ không có chuyện gì đáng nói về đám ma nghèo của bà lão vô gia cư, nếu như người quá cố nói trên không phải là vũ nữ Cẩm Nhung, đã lừng danh ở nửa thế kỷ trước”.

6* Dịch vụ đánh ghen ở Việt Nam ngày nay

Ngày nay, dịch vụ đánh ghen thuê được quảng cáo rầm rộ trên Facebook. Từ những nhóm công khai đến bí mật.

Nội dung của những nhóm công khai là chia xẻ về việc bảo vệ hạnh phúc gia đình, những câu chuyện đánh ghen, nghệ thuật đánh ghen, làm sao cho tình địch sợ mà không vi phạm luật pháp….

Các nhà báo phải bỏ ra nhiều công sức mới thâm nhập được vào những nhóm đánh ghen thuê trên Internet. Có điều đáng nói là thành viên đánh ghen thuê đa số là nữ sinh cấp ba.
Giá biểu rõ ràng:
  • Chỉ đe dọa dằn mặt: 5 triệu
  • Muốn đánh: 10 triệu
  • Lột áo quần, cắt tóc, cạo đầu: 20 triệu
Nhóm đánh ghen thuê nầy có 10 thành viên, đều là nữ sinh. Đã thực hiện nhiều vụ đánh ghen táo bạo, làm chấn động dư luận quần chúng.

Xé quần áo, đánh đập, đá, đạp liên tục vào vùng kín, bôi trét ớt vào vùng kín. Kèm theo những lời “giáo dục” đầy bạo động như dùng dao lam rạch mặt, tạt acid…

7* Trải qua 50 cuộc giải phẩu vì một ca acid của chồng cũ

Lê Kim Tiến, một diễn viên trẻ đẹp của đoàn kịch Hải Dương. Năm 19 tuổi kết hôn với một nam diễn viên trong đoàn.

Khi sanh đứa con đầu lòng, vì chịu không nổi sự cay nghiệt của nhà chồng, Kim Tiến lặng lẽ ôm đứa con mới sanh ba ngày từ Hải Dương về Hà Nội.

Chuyến đò tình thứ nhất gãy gánh giữa đường. Chuyến đò thứ hai. Kim Tiến kết hôn với người đàn ông tên Lê Văn Chiến. Đó là người đàn ông đã thuê người tạt acid vào mặt vợ cũ.

Kim Tiến tâm sự: “Trước khi kết hôn, tôi không biết anh ta là người ghiền cờ bạc. Anh moi tiền ở mọi nơi, từ tiền mừng tuổi con đến những đồng lẻ dưới giày hay trong thùng gạo”.

Bị nhà chồng đối xử tệ bạc, Kim Tiến nạp đơn xin ly hôn. Đi ra trắng tay.

Chẳng bao lâu, Kim Tiến làm chủ một tiệm bán màn che ở phố Cầu Giấy. Kim Tiến vẫn còn nhan sắc mặn mà. Anh chồng có máu cờ bạc Lê Văn Chiến nhiều lần đến nài nỉ xin nối lại tình xưa, nhưng bị cự tuyệt.

Nhan sắc “gái một con nhìn mòn con mắt” của người thiếu phụ nầy khiến cho nhiều đàn ông lân la làm quen.

Tức khí vì người vợ cũ được nhiều người theo đuổi, Lê Văn Chiến thuê người hủy hoại nhan sắc cô Kim Tiến bằng cách tạt acid.

Đưa vào bịnh viện cấp cứu nhưng chất acid giết người đã ăn mòn da thịt. Khuôn mặt méo mó đáng sợ.

Trải qua 50 ca giải phẩu, lột da, đắp thịt, gương mặt có phần nào dễ nhìn hơn.

8* Kết luận

Vũ nữ Cẩm Nhung và diễn viên Kim Tiến chỉ là hai trong những vụ đánh ghen bằng tạt acid. Nguồn cơn của những đòn thù dã man đó bắt đầu bằng một chữ “ghen”, một chữ “tình”.

Ngoài việc tạt acid, đòn ghen đã được thực hiện dưới những hình thức ác độc khác như lấy xăng đốt chồng, đốt vợ, và cắt của quý của chồng liệng cho chó ăn.

Ớt nào mà ớt chẳng cay
Gái nào mà gái chẳng hay ghen chồng
Ớt nào mà ớt chẳng nồng
Gái nào là gái có chồng không ghen?

Hoàng hậu ghen Hoạn Thư cũng bó tay.



Alan Greenspan says British break from EU is just the tip of the iceberg (Source: CNBC)



Former Fed Chairman Alan Greenspan told CNBC on Friday the U.K. vote to leave the European Union ushers in a period that's even worse than the darkest days of October 1987.

Britons voted by 51.9 percent to quit the 28-country union, shocking markets that had priced in a win for the remain camp.

"This is the worst period, I recall since I've been in public service," Greenspan said on "Squawk on the Street."

"There's nothing like it, including the crisis — remember October 19th, 1987, when the Dow went down by a record amount 23 percent? That I thought was the bottom of all potential problems. This has a corrosive effect that will not go away."

The former Fed chairman said that the root of the "British problem is far more widespread." He said the result of the referendum will "almost surely" lead to the Scottish National Party trying to "resurrect Scottish Independence."

Greenspan said the "euro currency is the immediate problem." While the euro and the euro zone were major steps in a movement toward European political integration, "it's failing," he said.

"Brexit is not the end of the set of problems, which I always thought were going to start with the euro because the euro is a very serious problem in that the southern part of the euro zone is being funded by the northern part and the European Central Bank," Greenspan said.

Even with that in mind, the European Central Bank is limited in what it can do because these fundamental problems like the stagnation of real incomes don't have easy solutions, Greenspan told CNBC.

"There's a certain amount that monetary policy can do, but our problem is fundamentally fiscal," he said, adding that this is true in the United States as well as "every major country in Europe."

Part of the problem is that the "developed countries are all aging very rapidly," which is leading to a higher ratio of government spending in the form of entitlements, Greenspan said.

The 90-year-old Greenspan presided over the Federal Reserve for 19 years, starting with the administration of President Ronald Reagan through that of George W. Bush.



Thứ Năm, 23 tháng 6, 2016

Thằng Chệt nói dối không ngượng mồm







Scientists discover how to make healthy chocolate using electric fields







Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt kể chuyện Vũng Áng







Chính quyền Huế gây căng thẳng tại Đan Viện Thiên An, dẫm đạp thánh giá








Tỉnh Thừa Thiên Huế đã đưa 200 người cùng máy ủi vào san lấp trong nội vi Đan viện Thiên An, và ngang ngược cấm cản các Đan sĩ xây dựng đường trong khuôn viên tu viện vào chiều ngày 20.06.2016. Nhà cầm quyền muốn cản trở không cho các đan sĩ xây dựng đường xá.

Một hành động phỉ báng tôn giáo đáng lên án: một số cán bộ đã giẫm đạp và đứng lên trên tượng thập tự giá là biểu tượng niềm tin của hơn 1.2 tỉ tín hữu Công Giáo trên toàn thế giới. Đoạn video trên facebook của Dũng Ho cho thấy cảnh người của chính quyền hạ cây Thánh Giá và tượng Chúa trong lời cầu nguyện của giáo dân.

Đan viện Thiên An cho biết “Nhà cầm quyền ra lệnh tổng động viên hơn 200 người bao gồm cán bộ cấp tỉnh, thị xã Hương Thủy, xã Thủy Bằng, công an, phụ nữ, côn đồ, Lâm trường Tiền Phong, dân phòng, hội nông dân, thanh niên, cơ giới xâm nhập trái phép nội vi Đan viện Thiên An. Đan viện Thiên An đang thi công đoạn đường từ nhà ở xuống vườn cam – ra sân banh, xuống vườn rau nhằm phục vụ sản xuất và khách thăm viếng, khách tĩnh tâm đi lại. Thế nhưng, nhà cầm quyền Huế đã ra tay đàn áp, hành xử thô thiển theo kiểu cường quyền đàn áp công lý.”

Quý đan sĩ trong tuần quan đang làm đường bê tông dài khoảng 700 mét nhằm thuận lợi hơn cho công tác sinh hoạt của Đan viện.

Giới chức Huế cho rằng việc xây dựng như vậy  là “lấn chiếm đất trái phép”. Do đó, các lực lượng đã được huy động nhằm cản phá và cấm không cho các tu sĩ  làm công trình trên phần đất của nội vi Đan viện.

Nhà chức trách tỉnh Thừa Thiên Huế đã lập biên bản với nội dung khẳng định rằng việc Đan viện Thiên An “đổ vật liệu, cát đá lấn chiếm rừng đặc dụng…” là “vi phạm hành chính về lĩnh vực đất đai”.
Đai diện Đan viện đã kí vào biên bản làm việc với lời quả quyết “Đan viện Thiên An, chúng tôi đổ đất, sạn (đá) để làm đoạn đường ra nhà vườn rau, phục vụ nhu cầu sản xuất, chúng tôi không hề lấn chiếm đất đai”.

Bề trên Đan viện Thiên An khẳng định có đầy đủ bằng chứng chứng minh chủ quyền của mình trên toàn bộ khu đất.

Đan viện Thiên An có quyền quản lý và sở hữu toàn bộ diện tích đất này từ những năm 1940. Sau đó bị nhà cầm quyền cộng sản “tiếp quản” từ năm 1975 cho đến nay.

Nhà cầm quyền Huế gần đây gia tăng mức độ và cường độ các hành vi sách nhiễu, phá hoại và thể hiện rõ tham vọng muốn chiếm khu đất rộng hơn 107 hecta mà họ cho là Đan Viện lấn chiếm.

Hôm 10.06.2016, nhà cầm quyền đã gửi thông báo do Sở Tài Nguyên Môi Trường ký đến Đan viện Thiên An, thông báo sẽ “khôi phục, tăng dày và cắm mốc ranh giới Đan viện Thiên An”. Đan viện Thiên An đã phản đối quyết định việc đơn phương cắm mốc trên phần đất của Đan viện là sai trái, vi phạm pháp luật và xâm phạm quyền tự do tôn giáo. Đan viện Thiên An cho rằng đất đai này thuộc quyền của mình và không bị ai kiện cáo, do vậy việc tự ý cắm mốc là hành động có âm mưu thâu tóm.

Trước đó đông đảo công an đã xông vào Đan viện này quậy phá, chặt phá thông và giật sập tượng thánh giá. Họ còn cho người giả dạng các đan sĩ chặt thông và quay phim lại để làm bằng chứng là các tu sĩ phá hoại rừng đặc dụng nhằm lấy cớ xử phạt.

Nhà cầm quyền Huế từng cướp một lô đất, và bán cho doanh nghiệp tư nhân kinh doanh mang tên Hồ Thủy Tiên. Nhưng nay khu này đã bị hoang phế, không ai lui tới.





Thánh Giá tại Đan Viện Thiên An, Huế, bị hạ xuống mang đi nơi khác







Đan sĩ Đan viện Thiên An nói về nguồn gốc đất bị CSVN “cưỡng chiếm”







Tường trình của Nguyễn Lân Thắng về biển miền Trung VN vào cuối tháng 5 năm 20`6







Người dân và cuộc điều tra tìm nguyên nhân cá chết







Tại sao bị "ế"? Study: ‘Love Hormone’ Gene Key to Better Relationships (Source: VOA News)




The activity of a certain gene could determine how social you are and how well you bond with others.

The OXT gene is responsible for the generation of a substance called oxytocin, often referred to as the “love hormone,” and researchers at the University of Georgia say people with lower levels of it have a harder time recognizing facial expressions and have more “anxiety about their relationships with loved ones.”

The researchers say that a process called methylation can reduce the “expression” of OXT, leading to lower oxytocin.

"Methylation restricts how much a gene is expressed," said Brian Haas, the study's lead author and assistant professor of psychology at UGA's Franklin College of Arts and Sciences. "An increase in methylation typically corresponds to a decrease in the expression of a gene, so it affects how much a particular gene is functioning.

"All of our tests indicate that the OXT gene plays an important role in social behavior and brain function," Haas said.

The researchers reached their findings after assessing the social skills as well as brain structure and function of 120 people, and said further study is needed.

People with low OXT expression appeared to have lower levels of brain activity in regions associated with social cognitive processing. They also had less gray matter in the region of the brain called the fusiform gyrus, which is crucial for face processing and social cognition.

If confirmed with a larger sample, it could lead to better treatment for a myriad of behavioral and social disorders.

10 giây để sống sót qua cơn đau tim khi bạn ở một mình



Người bệnh khi lên cơn đau tim thì tim họ sẽ đập loạn nhịp, yếu. Sau đó, họ cảm thấy choáng, uể oải. Khi bắt đầu cảm thấy như thế, thì chỉ còn 10 giây nữa họ sẽ ngất.


10-giy--sng-st-qua-cn-au-tim-khi-bn--mt-mnh-huongdanorg-thuoc-suckhoe


Tuy nhiên người bệnh có thể tự giúp mình bằng cách:

– Ngay lập tức ho thật mạnh, dài và sâu (như khạc đờm từ sâu trong ngực)

– Đồng thời, trước và xen kẽ mỗi cơn ho người bệnh hít 1 hơi thật sâu

– Cứ mỗi 2s lặp lại việc hít thở sâu và cơn ho như trên, chỉ dừng lại cho đến khi cảm thấy tim đập trở lại bình thường và người có thể giúp đỡ đến

Hít thở sâu giúp cho oxy vào phổi nhiều hơn bình thường và mỗi cơn ho dài, mạnh, sâu giúp bóp mạnh quả tim làm cho máu lưu thông.

Một bác sĩ tim mạch nói rằng, nếu mỗi người đọc được thông tin này mà chia sẻ cho 10 người biết thì chúng ta sẽ cứu được ít nhất 1 người.



Donald Trump và chủ nghĩa dân tộc Mỹ mới - Tác giả Lê Mạnh Hùng



Có những lúc theo dõi cuộc vận động tranh cử tổng thống tại Mỹ năm nay, người ta có cảm tưởng bị kéo lại một thời xa xưa. Một trong những điều gợi lại đó là khi tại Missisipi, Florida và nhiều nơi khác, ứng cử viên tổng thống Donald Trump của đảng Cộng Hòa kêu gọi các ứng cử viên của ông hãy giơ cánh tay phải lên và tuyên thệ trung thành của họ đối với ông. Hàng chục ngàn người đã giơ cánh tay phải lên và lập lại lời tuyên thệ cam kết ủng hộ Donald Trump làm tổng thống. Một cảnh hầu như lấy trực tiếp từ cuốn phim “March of the Will” của thời Hitler.

Phải chăng đất nước dân chủ hùng mạnh nhất thế giới đang có nguy cơ rơi vào tay một lãnh tụ độc tài chuyên chế chủ trương một tinh thần dân tộc cực đoan?

Aristotle viết mọi chế độ dân chủ mang trong nó một mầm mống tự hủy diệt vì dân chủ là biểu tượng ước muốn của đa số nhưng nếu đa số muốn trao quyền cho một vị độc tài thì sao?

Sự nổi lên của ông Trump là hậu quả của một cuộc khủng hoảng vốn đã kéo dài từ hai thập niên nay tại Hoa Kỳ - một cuộc khủng hoảng mà giới lãnh đạo Mỹ đã không để ý đến. Họ không có câu trả lời cho những người Mỹ sống tại những nơi như Kentucky hay West Virginia mà càng ngày càng bị bỏ quên trong thời đại mới. Chiến dịch bầu cử lần này nay đã mang cuộc khủng hoảng đó ra trước ánh sáng. Điều đó ta có thể thấy một cách hiển nhiên qua những chiến thắng của ông Trump cũng như trong sự ủng hộ nồng nhiệt của nhiều người Dân chủ đối với đối thủ của bà Hillary Clinton, ông Bernie Sanders, người mà đã làm cho danh từ “xã hội chủ nghĩa” một lần nữa được chấp nhận tại Hoa Kỳ.

Người từ bên ngòai đến nước Mỹ và sống một thời gian bỗng cảm thấy như sống trong một nền dân chủ đã kiệt sức mặc dầu thoạt nhìn đất Mỹ về kinh tế đã khá hơn nhiều năm trước. Đất Mỹ đã phục hồi sau cuộc “Đại Suy Thoái” dười nhiệm kỳ tổng thống của ông Barack Obama. Tỉ lệ thất nghiệp đã giảm xuống còn 5%. Nhưng sự giầu có này phần lớn chỉ được chia cho một nhóm nhỏ trong xã hội mà đời sống càng ngày càng tách rời ra khỏi phần còn lại của xã hội. Kể từ năm 1999, thu nhập của một gia đình Mỹ trung bình đã giảm đi $5,000 một năm trong lúc tài sản của họ bị giảm một phần ba. Hai phần ba số gia đình Mỹ không có tài sản ròng mà còn mắc nợ, nhiều khi số nợ còn rất cao. Sự phân hóa thành một đất nước với một ít “kẻ thắng” (winners) và rất nhiều người thua (losers) đã ảnh hưởng đến cả chiều hướng tinh thần của xã hội.

Theo một cuộc khảo sát của nhật báo New York Times thì con số người Mỹ còn tin vào “Giấc Mơ Hoa Kỳ” đã xuống tới mức thấp nhất từ 20 năm nay. Trên một nửa những người Mỹ dưới 25 tuổi nay không còn tin tưởng rằng chế độ tư bản là chế độ kinh tế tốt nhất có thể có. Tinh thần phấn đấu để trở thành giầu có và thăng tiến xã hội mà Alexis de Tocqueville mô tả như là cái keo gắn liền xã hội Mỹ, chuyển biến những đám di dân khác nhau trở thành một thể thống nhất nay không còn đủ mạnh để giữ cho xã hội không bị vỡ tan ra vì những lực ly tâm. Giữa nhóm đa số da trắng ngày một giảm dần và các nhóm thiểu số đặc biệt là đen và Hispanic nay càng ngày càng có một cuộc cạnh tranh để dành giật một số công việc tốt càng ngày càng ít.

“Chưa bao giờ lại có một sự bi quan về tương lai nước Mỹ như hiện nay” đó là nhận xét của bình luận gia bảo thủ Dennis Pager trên nhật báo New York Times. Và nhà báo Andrew Sullivan viết trên tạp chí New York rằng “tư bản hậu kỳ” Mỹ đã tạo ra “một sự giận dữ chính đáng mà các chế độ dân chủ già nua không có bao nhiêư khả năng làm dịu hoặc kiềm chế.” Chính trị Mỹ bắt đầu có những triệu chứng của chính trị Châu Âu thời 1930.

Ông Trump vôn ước muốn ra tranh cử tổng thống từ nhiều năm nay đã biết nắm lấy thời cơ. Ông theo đuổi những người ở bên “thua cuộc” trong tiến trình thay dổi xã hội, hay nói cho đúng hơn, những người còn chưa thua, nhưng e sợ sẽ thua. Trái với những điều người ta vẫn tin, nhưng người ủng hộ ông Trump không phải phần chính là những công nhân lao động “cổ xanh” (blue collar workers) và những người thất nghiệp. Các cuộc khảo sát cho thấy những người ủng hộ cho ông Trump có một thu nhập hàng năm trung bình là $72,000 cao hơn là thu nhập trung bình của những ủng hộ viên cho ông Sanders và bà Clinton. Sự ủng hộ cho ông Trump cho thấy rõ nỗi lo sợ của tầng lớp trung lưu Mỹ về sự suy thoái kinh tế xã hội của họ.

Trọng tâm của những chính sách của ông Trump là phản ứng với những lo sợ đó qua việc xây dựng một bản thể (identity) dựa trên việc cô lập và đối kháng. Điều đó có thể thấy rõ qua những hứa hẹn xây dựng một bức tường dọc theo biên giới Mexico và cấm mgười Hồi giáo vào đất Mỹ. “Việc sử dụng những hình tượng chủng tộc và khai thác tinh thần bài ngoại có thể nói là lấy trực tiếp từ sách vở của đám Phát-xít” đó là nhận định của chuyên gia Robert Paxton về chủ nghĩa Phát-xít viết trên tạp chí mạng Slate. Theo Paxton, khẩu hiệu mà ông Trump đưa ra “Make America Great Again” nghe giống hệt như khẩu hiệu của Mussolini. Trong một cuộc phỏng vấn với nhật báo Washington Post, Paxton nói thêm, “Một cảm nghĩ mình là nạn nhân là rất cần thiết cho sư nổi lên của chủ nghĩa phát-xít” và “tôi nghĩ rằng đó là cảm nghĩ hiện đang rất mạnh trong nước Mỹ” đặc biệt là trong tầng lớp trung lưu da trắng Mỹ.

Ông Trump, giống như những nhóm cực hữu tại Châu Âu muốn dùng một tinh thần dân tộc cực đoan như là đáp án chống lại cảm giác nạn nhân đó cũng như chống lại cái gọi là toàn cầu hóa. Các ủng hộ viên của ông hò reo “Mexico” khi ông đặt câu hỏi “Ai sẽ chi trả cho việc xây bức tường” cũng như hò reo khi ông tuyên bố sẽ trục xuất - bằng vũ lực nếu cần thiết - số 11 triệu di dân bất hợp pháp hiện nay.

Lịch sử không phải lúc nào cũng lập lại. Không có dấu hiệu gì ông Trump sẽ là một Hitler hay một Mussolini mới. Nhưng một số những lời tuyên bố của ông có mầu sắc Phát-xít và ông đang chơi một trò chơi nguy hiểm với chủ nghĩa độc tài toàn trị.

Nhà báo Andrew Sullivan viết “Chưa bao giờ chế độ dân chủ của Mỹ có nguy cơ như hiện nay” và so sánh nước Mỹ bây giờ với Cộng Hòa Weimar của Đức. Có thể rằng Sullivan đã quá cường điệu, nhưng trong chính trị cũng như trong cuộc đời không bao giờ đương nhiên có “happy ending.” Muốn tồn tại chế độ dân chủ cần được bảo vệ.

Nước Mỹ cần có một cuộc thảo luận nghiêm chỉnh về nguyên nhân của sự giận dữ, sự phân phối bất công thu nhập kinh tế quốc gia và những thái quá của chế độ tư bản Mỹ. Chính đảng Cộng Hòa thời xưa dưới Abraham Lincoln đã xóa bỏ chế độ nô lệ lập nền móng cho nước Mỹ hiện đại. Đảng Cộng Hòa hiện nay có thể nào kiềm chế được ông Trump không để ông phá vỡ chế độ dân chủ mà Lincoln đã mất công bảo vệ hay không?


Tại sao Obama hấp dẫn giới trẻ VN? - Tác giả Ngô Nhân Dụng



Ba tuần lễ sau khi Tổng Thống Mỹ Barack Obama rời Việt Nam, nhiều người vẫn phóng lên Internet những bức chân dung ông, do các họa sĩ Việt Nam đưa lên mạng. Những chân dung rất giống, được chuyền tay khắp các diễn đàn. Hình vẽ Obama của họa sĩ Bùi Anh An được sáu ngàn người bấm “like (thích) trên Facebook, hàng trăm người viết lời bàn. Cô Nguyễn Túy Nguyệt, 21 tuổi, sinh viên Kiến Trúc ở Thủ Dầu Một tâm sự: “Obama là thần tượng của mình từ lâu.” Tại sao có những bạn trẻ thích vẽ chân dung ông tổng thống nước Mỹ? Tại sao hàng ngàn người khác chuyển những bức họa này cho bạn bè coi? Tại sao giới trẻ Việt Nam lại hào hứng về chuyện ông Obama ghé thăm nước mình như vậy?

Nói như Giáo Sư Trần Ngọc Vương ở Hà Nội, ông Obama đã “chạm tới trái tim” của tất cả mọi người, những người được thấy hình ảnh ông, được nghe ông nói. Ông Nguyễn Quang Chơn nhận xét trên mạng: “...đối với người dân Việt, cái mà ông Obama đem đến chính là phong cách của ông, con người của ông.”

Có người coi các bức chân dung Obama xong đã viết: “ông đến đây cho chúng tôi một niềm vui lẫn hy vọng...” Một người ngoại quốc lần đầu tới nước mình mà biết dẫn hai câu thơ ân cần hò hẹn của Nguyễn Du (câu 455 và 456 trong Truyện Kiều)! Lại biết trích dẫn bản tuyên ngôn độc lập “Nam quốc san hà Nam đế cư” của Lý Thượng Kiệt! Nếu gặp một người Ðức, người Mỹ, người Nhật hay người Uganda như vậy ở trong quán phở hay đang cùng đứng chờ xe buýt, mình đã muốn bắt tay kết bạn rồi. Nữa là một ông tổng thống một cường quốc!

Trong phong cách Obama, bài diễn văn của ông ở Hà Nội đã “chạm lòng người” ngay tức khắc! Không phải những điều ông đề cập trong nội dung mà ngay cách trình bày của ông đã động tới trái tim người nghe. Tiến Sĩ Ðinh Hoàng Thắng, một cựu nhân viên cao cấp Bộ Ngoại Giao Việt Nam, nhìn thấy cung cách Obama trong bài diễn văn khác hẳn những gì người Việt Nam vẫn thấy trong giới lãnh đạo: “Nó ấn tượng ở chỗ, loại diễn văn như thế thường được viết và đọc lại bằng một thứ ngôn ngữ 'gỗ,' khô không khốc. Nghe xong cứ như nước đổ đầu vịt. Không nhớ cái gì cả. Thi thoảng có chỗ nào ‘lên gân’ thì biết ngay là rởm (không phải hàng thật).”

Những người bị bắt buộc “ăn cá gỗ” bao nhiêu năm, giờ được nếm cá tươi, ai chẳng ngạc nhiên cảm động?

Nhưng cuộc chuyện trò của Tổng Thống Obama với các thanh niên, sinh viên ở Sài Gòn gây ấn tượng mạnh và lâu bền hơn bài diễn văn chính thức ở Hà Nội. Có lẽ thính chúng hôm đó trong đời chưa bao giờ nhận được nhiều ý kiến và hiểu biết mới mẻ như vậy trong vài tiếng đồng hồ. Họ có thể ngồi coi lại phim video chiếu cảnh gặp gỡ đọc lại bản dịch ra tiếng Việt các câu đối đáp, để ôn lại những bài học đáng nhớ suốt đời. Mà người trao cho họ những hành trang tinh thần đó không có vẻ lên lớp, không mang giọng thầy giáo, kẻ cả, bề trên. Không tự quảng cáo bằng cấp, địa vị, quá khứ, thành tích ghê gớm của mình, dù chỉ gợi ý bóng bẩy cũng không. Người nói còn tỏ ra khiêm cung, tự hạ mình một cách thành thật, nghe có thể tin được ngay.

Như khi ông Obama tâm sự với với giới trẻ ở Sài Gòn, “...khi còn trẻ như các bạn, tôi sống không kỷ luật, không được giáo dục và không hiểu biết như các bạn bây giờ. Khi còn trẻ tôi là thằng lông bông không coi học hành là quan trọng. Lúc đó tôi chỉ thích bóng rổ và nghĩ đến các cô gái. Các bạn khá hơn nhiều.” Những điều này không thể nói dối được, ai cũng có thể kiểm lại trong các cuốn tự truyện của Obama.

Khi bàn chuyện chính trị, Obama cũng giữ giọng khiêm cung, thành thật, Không một lời tuyên truyền hoa mỹ khó kiểm chứng. Ông thú nhận: “...tôi biết rằng, nhiều quốc gia nhìn vào hệ thống bầu cử của Mỹ và cho rằng, đó là một mớ hỗn tạp. Tuy nhiên, cuối cùng mọi chuyện vẫn diễn ra tốt đẹp... Ðôi khi chính trị không biểu hiện được hết bản chất tốt đẹp của một người.” Nhưng ông tin tưởng dân chúng nước ông, tin vào thể chế dân chủ: “...thường thì người dân đi bỏ phiếu vẫn chọn đúng ứng viên thích hợp, vẫn bảo vệ được thể chế dân chủ.” Ông không quảng cáo chế độ dân chủ như một lý tưởng hoàn hảo; nhưng chỉ như một phương thuốc để chữa trị những lầm lẫn: “Một trong những điều vĩ đại của nước Mỹ là ngay khi phạm sai lầm, chúng tôi vẫn thích nghi, thay đổi đúng lúc, vạch ra đường lối mới để sửa chữa, và đi những bước hoàn toàn khác.” Nói “chúng tôi” ở đây tức là tất cả mọi người dân, không phải đảng Dân Chủ hay đảng Cộng Hòa vĩ đại, quang vinh! Làm cách nào 300 triệu dân Mỹ có thể sửa chữa các sai lầm? Họ dùng lá phiếu tự do. Quốc Hội của họ không phải chỉ là bọn đầy tớ, tay sai, gọi đâu dạ đó!

Ông Obama không nói về chính mình, nhưng cuộc đời ông là bằng chứng cho thấy thể chế tự do dân chủ đưa tới những kết quả thế nào. Nhà thơ Bùi Minh Quốc ở Ðà Lạt, không có mặt trong phòng trực tiếp nghe ông Obama nói, cũng nhìn thấy “tính ưu việt của nền dân chủ Mỹ,” như lời ông viết: “Tôi tin rằng người dân (Việt Nam) ý thức rất rõ: Một chàng trai gốc Phi Châu có tên Barack Obama xuất thân bình dân, trở thành tiến sĩ luật, thành nghị sĩ rồi làm tổng thống Mỹ chính là biểu hiện tính ưu việt của nền dân chủ Mỹ mà bất cứ ai, bất cứ thế lực nào dù ác ý đến đâu cũng không thể tìm cách gì hạ thấp.” Trong bài viết với tựa đề đầy đủ “Thân Mỹ, chống bành trướng, chống độc tài, cứu nước, cứu nhà, cứu mình!” nhà thơ dùng từ “tính ưu việt” nghe rất “kêu,” chắc vì còn nhớ những câu tuyên truyền một chế độ “ưu việt gấp trăm ngàn lần chế độ dân chủ tư sản!” Thực sự, những người đã chọn và sống trong chế độ dân chủ đều rất khiêm tốn: Dân Chủ là thể chế chẳng ra cái gì cả! Có một điều, so với các thể chế chính trị đã dùng thử trên trái đất này, thấy nó đỡ tệ hại nhất!

Ông Vũ Tú Thành, một cựu nhân viên Bộ Ngoại Giao Việt Nam diễn tả rõ hơn: “Chúng tôi nhìn về phía nước Mỹ - Mình cũng có thể giống như vậy! Ông Obama là biểu tượng cho những giá trị mà người Việt Nam rất yêu quý.” Hàng trăm ngàn thanh niên Việt Nam ngồi coi và đọc lại cảnh Obama đối đáp và những lời ông nói, chắc cũng nghĩ như thế: “Nước mình cũng có thể giống như vậy!”

Nhiều bài học giới trẻ tiếp nhận được từ ông Obama nghe rất thực tế. Tương lai mình ra sao? Obama khuyên họ hãy tìm xem mình thích điều gì rồi hết sức thực hiện: “Các bạn cần phải mang niềm say mê một điều gì đó... Ý tôi muốn nói là, nếu bạn thực sự say mê công việc mình làm, dần dần, bạn sẽ phát triển và mọi người sẽ kính trọng những gì mà bạn làm được... Rất nhiều những người mà tôi gặp đều rất thành công trong nhiều lĩnh vực khác nhau, họ đều là những người rất yêu công việc của mình.”

Lời khuyên trên, nếu thực hiện, có thể sẽ giúp một người trẻ tuổi thành công, họ có thể thành người lãnh đạo. Obama nêu thí dụ một người ai cũng biết, để minh chứng lời khuyên của mình: “Khi Bill Gates thành lập Microsoft, ông ấy không hề nghĩ rằng mình sẽ là tỷ phú. Ông ấy chỉ nghĩ rằng, tôi rất thích máy tính và tôi muốn tìm cách viết những phần mềm tiện dụng nhất.” Rồi Obama tự kể: “Bản thân tôi lúc đầu cũng không nghĩ rằng mình sẽ là tổng thống Mỹ.” Việc công ích đầu tiên mà ông say mê “khi tôi không còn muốn lông bông,” là đi giúp những người da đen nghèo khổ ở Chicago, tạo cơ hội cho họ vươn lên. Ông chỉ nghĩ đến việc tranh cử khi thấy rằng nếu có quyền trong tay mình sẽ làm được nhiều điều ích lợi hơn. Chính trị không phải mục đích mà chỉ là một phương tiện để thực hiện “điều mình say mê muốn làm.” Ông Obama không nói rõ như thế, nhưng thanh niên Việt Nam ai cũng có thể tự hiểu được. Obama kể chuyện Bob Moses và John Lewis, hai người trợ lực của Mục Sư Martin Luther King mà ít người biết tới: “Họ là những người giúp đỡ dân nghèo, thúc đẩy những người này trở thành các cử tri đi bỏ phiếu, giúp họ tham gia ngày một sâu hơn, tích cực hơn vào đời sống xã hội. Họ là những nhà lãnh đạo vô danh nhưng là những nhà lãnh đạo làm chúng ta kinh ngạc. Dù họ không bao giờ có những bài diễn thuyết tuyệt vời trước những quần chúng lớn.”

Ông đã gieo những hạt giống lý tưởng, vị tha trong lòng những bạn trẻ còn sống với lý tưởng vị tha: “Nếu các bạn quan tâm đến mạng xã hội hay đến việc mở công ty, hãy tập trung vào việc đó. Nếu các bạn quan tâm đến việc chăm sóc y tế cho người dân tại các làng xã Việt Nam, hãy tập trung vào việc đó. Nếu làm tốt việc của mình, dĩ nhiên, bạn sẽ trở thành người đứng đầu và bạn sẽ có cơ hội để làm những điều lớn lao hơn trong tương lai.” Chắc các bậc cha mẹ, các huynh trưởng Hướng Ðạo ở nước ta cũng chỉ mong có người khuyên con em mình những lời như vậy. Khác hẳn những khẩu hiệu tuyên truyền lừa dối đã quen tai.

Một đoạn ứng khẩu lý thú của ông Obama, có thể thành đề tài suy nghĩ cho các thanh niên Việt Nam cũng như những người lớn tuổi, là khi ông trả lời câu hỏi thực tế: “Làm cách nào để các sinh viên du học sẽ trở về nước làm việc?”
Obama trả lời thắc mắc này: “Tôi cho rằng, cách tốt nhất để giữ chân nhân tài là các quốc gia phải đảm bảo được rằng, nhân tài phải được tưởng thưởng xứng đáng. Và cách chính để tưởng thưởng họ, là cho họ sống trong một xã hội có tinh thần thượng tôn pháp luật đầy đủ; một hệ thống giáo dục tốt (khi muốn lập một doanh nghiệp, bạn không chỉ cần chính bạn được giáo dục tốt mà còn phải tuyển dụng được những người cũng được giáo dục tốt); một môi trường giúp nhà kinh doanh dễ mở xí nghiệp; ...Khung cảnh đó sẽ khiến các tài năng trẻ thấy rằng, nếu trở về nước mình sẽ có cơ hội tốt nhất.”

Trong câu trả lời trên, Obama không nhắc tới đồng lương tương xứng, không nói tới các điều kiện làm việc, nhưng nhấn mạnh đến khung cảnh xã hội, chính trị một quốc gia. Tất cả thính chúng nghe ông nói sẽ phải suy nghĩ. Ông còn nói một điều cụ thể hơn: “Những nước mất nhiều nhân tài nhất là những nơi nạn tham nhũng hoành hành. Bởi vì ở đó, dù có làm việc chăm chỉ đến mấy, bạn vẫn phải hối lộ, bạn vẫn phải tuyển dụng người thân của một ai đó để được cấp giấy phép làm cái gì đó.” Không một lời chỉ trích chính quyền Cộng Sản, ông Obama chỉ gợi ý cho giới trẻ suy nghĩ. Cũng như khi bàn về môi trường sống, một đề tài gan ruột của Obama, ông vẫn gợi ý: “Tại đồng bằng sông Cửu Long có những nơi chịu hạn hán gay gắt, trong khi những nơi lại chịu cảnh lụt lội.”

Tại sao nhiều họa sĩ trẻ tuổi vẽ chân dung Obama? Tại sao hàng ngàn người đưa các chân dung đó lên mạng? Vì ông đã chạm vào trái tim họ. Họ có thể nhìn Obama như một huynh trưởng cho mình nghe những lời khuyên thực tế mà chính “đàn anh” đã thí nghiệm bằng cuộc đời mình. Họ có thể thấy ông phác họa hình ảnh một xã hội đáng sống, với “những giá trị mà người Việt Nam rất yêu quý!” Những lời ông nói sẽ còn được giới trẻ suy ngẫm rất lâu.