khktmd 2015






Đạo học làm việc lớn là ở chỗ làm rạng tỏ cái đức sáng của mình, thương yêu người dân, đạt tới chỗ chí thiện. Đại học chi đạo, tại Minh Minh Đức, tại Tân Dân, tại chỉ ư Chí Thiện. 大學之道,在明明德,在親民,在止於至善。












Thứ Bảy, 21 tháng 5, 2022

VN trấn an du khách Nga về thẻ MIR giữa lúc Moscow bị phương tây trừng phạt





Phú Yên: Du khách quay trở lại, vui lẫn lo!





WB: Việt Nam cần cải cách thể chế để tránh bẫy thu nhập trung bình.





1730 binh sĩ Ukraine thoát khỏi xưởng thép ở Mariupol





Cuộc khủng hoảng kế nhiệm của đảng Cộng Sản Việt Nam





Một người Ê đê bị tuyên án 4 năm tù vì gửi ba báo cáo VN vi phạm nhân quyền





Thế giới ngập tràn sắc màu của Cezanne và Kandinsky : Khi nghệ thuật hoà quyện với công nghệ số





Lính Ukraina vừa mệt mỏi vừa quyết tâm





Harpoon và NSM: Mỹ cân nhắc khả năng cung cấp tên lửa chống hạm tối tân cho Ukraina





Nguy cơ hạt nhân Bắc Triều Tiên phủ bóng lên chuyến công du châu Á của Biden





Chuyên gia: Đồng rúp Nga sẽ sớm lụn bại





Tiểu thương chợ đêm Cần Thơ vẫn khốn khó vì dịch Covid





Chỉ huy Azov: Đã được lệnh ngưng bảo vệ Mariupol và cứu binh lính





Tàu cộng lại tập trận quân sự ở Biển Đông





VN trấn an du khách Nga về thẻ MIR giữa lúc Moscow bị phương tây trừng phạt tài chính





Việt Nam cách chức Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước Trần Văn Dũng





Thứ Sáu, 20 tháng 5, 2022

Phát hành truyện tranh về Tổng thống Ukraine





Vĩnh biệt chiếc máy bay lớn nhất thế giới của Ukraine





WB: Thể chế có thể là ‘trở ngại lớn’ để VN thành quốc gia thu nhập cao





VN đưa an ninh hàng hải-hàng không Biển Đông ra hội nghị ADSOM+





WB: Thể chế có thể là ‘trở ngại lớn’ để VN thành quốc gia thu nhập cao





Lễ Phật Đản ở California rộn ràng sau dịch COVID





Tổng thống Ukraine chế nhạo 'vũ khí thần kỳ' của Nga





Tay lính Nga giết dân thường tại Ukraine cầu xin tha thứ





Người phiên dịch Afghanistan từng bị Taliban doạ giết tới Mỹ thành công





Kim Jong Un phê bình quan chức về cách đối phó COVID





Sử gia Françoise Thom: ‘‘Cho đến nay, người Nga vẫn coi nước Nga là một đế chế’’





Công du Seoul và Tokyo, Joe Biden gởi tín hiệu cứng rắn đến Bắc Kinh và Bình Nhưỡng ?





Sau ba tháng chiến tranh, Nga đang tính toán những gì về Ukraina ?





Đã có bao nhiêu lính Nga tử trận tại Ukraina?





Gia Lai: Đồi thông cỏ hồng bị “phá nát” ra sao?





TikTok thử nghiệm ứng dụng game tại Việt Nam.





Thủ Tướng Nước CHXHCN Việt Nam Phải Đi Cửa Hậu





Thứ Năm, 19 tháng 5, 2022

Hàn Quốc : Tổng thống chuyển văn phòng, mở cửa Nhà Xanh cho dân tham quan • RFI.



Peru : Cảnh sát bắt giữ chim bồ câu đưa thuốc phiện vào t

 

https://www.youtube.com/shorts/qeIPygO-pXA

Chiến sự kết thúc ở Mariupol, lính Ukraina ở Azovstal đầu hàng





Châu Âu đẩy mạnh sản xuất biogas để giảm phụ thuộc vào khí đốt Nga





Đấu giá đất Thủ Thiêm: doanh nghiệp trúng thầu không có tiền ttrong tài khoản để nộp.





Bắc Kinh: Nhà hàng vịt quay vẫn đông khách dù Kung Flu





Kim Jong-Un khiển trách quan chức vì Kung Flu





Ba nhà hoạt động Phạm Đoan Trang, Trịnh Bá Phương, Lê Anh Hùng vẫn kiên định trong trại giam.





Những điều chưa biết về cuộc chiến VN, tháng 4 năm 1975.





Thứ Tư, 18 tháng 5, 2022

Ấn Độ: Cuộc sống của công nhân xây dựng dưới nắng nóng hơn 40 độ C





Chùa Việt ở Ba Lan đón người Việt tị nạn cuộc chiến Ukraine





Người dân nghĩ gì về chuyến đi của Thủ tướng Việt Nam tới Mỹ?





Một người Mỹ bị tù chung thân vì phạm tội ấu dâm tại Việt Nam





Trung tâm Hợp tác Việt Nam-Hoa Kỳ sắp mở cửa tại Hà Nội





Hoa Kỳ mở lại sứ quán tại Kyiv, Ukraine

 

https://www.youtube.com/shorts/dy5JR_53v78

Sập tường, ít nhất 12 công nhân nhà máy muối thiệt mạng





Bệnh viện tại California gửi hàng tấn trang cụ y tế tới Ukraine





Học phí trường công lập tại Sài Gòn dự kiến tăng gấp 5





Thân nhân chiến binh Ukraine cầu cứu Đức Giáo hoàng và Trung Quốc





Việt Nam: Cần hơn 11.700 tỷ để ‘mua lại’ các dự án BOT bị treo





Việt Nam nhờ LHQ giúp kết nối với G7 vận động tài chính khí hậu





Việt-Mỹ hợp tác thúc đẩy phát triển giáo dục đại học





Nga công bố hình ảnh lính Ukraine tại Azovstal đầu hàng





Phần Lan và Thụy Điển vào NATO sẽ làm thay đổi gì ?





''Cách mạng sinh thái'' tại Pháp: Chính quyền Macron có đủ khả năng thực thi ?





Chiến tranh Ukraina : Nga chiếm được Mariupol, nhưng đang để vùng Donbas vuột khỏi tầm tay





Thành hồ:: Luật sư tố bị công an hành hung ngay tại trụ sở công an.





Nga nói 265 binh lính Ukraine “đầu hàng” ở Mariupol





Quốc lộ 25 bị “cày nát”, ngành giao thông ngó lơ!





Ấn độ: mừng Lễ Phật Đản 2022





Bình Phước công bố dịch tả lợn Châu Phi, tiêu huỷ hàng trăm con lợn bệnh.





"Người Việt hải ngoại khao khát dân chủ, nhân quyền cho người Việt Nam!"





Thứ Ba, 17 tháng 5, 2022

‘Phương Án II’ và Tang thương Cát Lái - Tác giả Gs Nguyễn Văn Tuấn


Thời nay, ít ai biết rằng cảng Cát Lái vào thập niên 1970s từng là nơi chứng kiến hơn 200 người chết vì đã tìm đường vượt biên theo tổ chức của Nhà nước. Tôi không chắc là ngài Thủ tướng có biết chuyện tang thương này.

Dạo đó (1978), Nhà nước lên một kế hoạch đưa người Hoa vượt biên theo cách thức có tên là “Phương Án II”. Theo đó, Nhà nước thu vàng và tiền của dân để đóng tàu cho họ vượt biên, với lời hứa là công an sẽ không ngăn cản hay bắn chết khi họ còn trong vùng biển Việt Nam. Sự ra đời của Phương Án II (PA2) này được ghi lại trên giấy trắng mực đen của Ban 69:

Cay cú trước thắng lợi vĩ đại của sự nghiệp cách mạng giải phóng Miền Nam, thống nhất tổ quốc của nhân dân ta, bọn bành trướng Bắc Kinh sử dụng bọn Pôn-pốt đánh phá ta từ phía Tây nam, đồng thời âm mưu dùng đội quân thứ năm để gây bạo loạn lật đổ từ bên trong phối hợp với hành động chiến tranh từ bên ngoài, gây ra vụ ‘nạn kiều’ tạo nguyên cớ cho cuộc chiến tranh xâm lược ở biên giới phía Bắc. Phối hợp với các thế lực đế quốc, phản động quốc tế, chúng mở chiến dịch tuyên truyền nói xấu ta; vừa kích động người Hoa chạy về Trung Quốc với cái chúng gọi là ‘nạn kiều’. Để phá tan một nguy cơ có thể gây ra tình hình phức tạp về chính trị, Trung ương chủ trương giải quyết đối với người Hoa với ba phương án: cho họ ra nước ngoài theo con đường Liên Hợp Quốc HCR (gọi tắt là PA1); cho họ ra nước ngoài làm ăn (gọi tắt là PA2); cho họ đi các địa phương sản xuất theo khả năng của họ (gọi tắt là PA3). Nhưng họ chọn con đường đi làm ăn ở nước ngoài, Trung ương giao cho Bộ Nội vụ trực tiếp tổ chức thực hiện PA2 này”.

Chỉ non 1 năm (từ 8/1978 đến 6/1979) có 15 tỉnh thành tổ chức vượt biên theo PA2. Số người ra đi là khoảng 134000 người, và Nhà nước thu được 16181 kg vàng cùng 164505 USD, 538 xe hơi, 4154 căn nhà hay gian nhà. (Tuy nhiên, địa phương báo cáo chỉ có 60,000 người đi, và Nhà nước đã thu về 5612 kg vàng cùng 57000 USD, 235 xe hơi, 1749 nhà và gian nhà). Báo cáo láo đã có từ thời đó.

Một trong những sự kiện bi thảm nhứt trong những chuyến tàu vượt biên bán chánh thức này là vụ Cát Lái. Giữa tháng 7/1979, dưới sự canh gác của công an, một nhóm người chờ lên tàu vượt biên. Chiếc tàu vượt biên mới đóng có 3 tầng, dài 30 m và rộng chỉ 10 m. Những người mua vé tầng dưới thì do diện tích quá nhỏ, nên cảm thấy ngột ngạt, và họ phải trèo lên tầng trên. Số người ở tầng trên quá nhiều làm cho con thuyền bị mất cân bằng, chao đảo, dẫn đến hỗn loạn trên thuyền, và sau cùng là chìm. Đa số những người đi trên tàu là người Hoa làm nghề buôn bán, nên họ không biết bơi lội. Thật ra, dù biết bơi lội thì họ vẫn khó sống sót, nhứt là khi ở trong 2 tầng dưới của tàu.

Phải đến 3 ngày sau, nhà chức trách mới kéo con tàu lên. Nhà chức trách đếm được 227 người chết, chỉ có chừng 40 người sống sót. Một viên sĩ quan cứu hộ kể về những trường hợp mẹ con cùng chết:

“Chúng tôi vét sạch hòm ở các quận. Khâm liệm xong vẫn còn dư mấy cái vì có bốn trường hợp phải chôn đôi bởi các bà mẹ trước khi chết ôm chặt lấy con mà chúng tôi thì không nỡ tháo khớp tay họ ra để chia lìa tình mẫu tử”.

Nhưng Cát Lái không hẳn là sự kiện duy nhứt, vì trong thực tế có vài sự kiện Cát Lái khác ở các tỉnh Bến Tre (1 tàu chìm, 54 người chết); Long An (1 tàu chìm, 38 người chết); Nghĩa Bình (1 tàu chìm, 78 người chết); và bi thảm nhứt là Tiền Giang (3 tàu chìm, 504 người chết). Tính chung, Phương Án II đã trực tiếp hay gián tiếp gây cho 902 cái chết.

Chuyện buồn quá khứ, chỉ nhắc lại để biết và hiểu một chút về câu nói sự thành công của người Việt [còn sống sót] ở Mĩ là “thành công của đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước”. 



Tôi Đi Tìm Việt Nam - Tác giả Dr. Huynh Wynn Tran

 

Năm đầu tiên định cư tại Mỹ, tôi nhớ Việt Nam vô cùng. Chỗ tôi ở là Holland, một thành phố nhỏ miền Tây Michigan gần Ngũ Hồ rộng lớn. Cuối tuần, tôi nhớ không khí cafe Việt Nam có mùi cafe đen, nhạc trẻ Việt, tiếng bạn bè huyên thuyên chém gió. Mùa đông, đường cao tốc tuyết rơi dày đặc, tôi lái xe hơn một giờ đồng hồ mới đến một quán cafe Việt Nam tại thành phố Grand Rapids chỉ để nghe nhạc Lam Trường, nghe tiếng Việt, và được cho thêm mùi thuốc lá. Nỗi nhớ của tôi Việt Nam có vơi đi, nhưng vẫn không thoả lấp.
Khi dọn lên học kiến trúc tại Ann Arbor, tôi mừng mỗi khi gặp sinh viên có họ Nguyễn, Trần, hay Lê. Tôi hăng hái tham gia hội sinh viên Việt, tham gia phụ nấu phở (Pho's Night) mà nhiệm vụ chính của tôi là bưng tô. Càng đi sâu trên con đường học vấn, tôi mong gặp thêm Việt Nam tại New York, Boston, hay London. Khi tôi đi phỏng vấn trường y hay phỏng vấn bác sĩ nội trú khắp nước Mỹ, tôi thường ghé qua các tiệm ăn Việt để nghe tiếng Việt, ăn đồ Việt, và xem cộng đồng Việt thế nào. Có lần tôi đến một tiệm ăn tên Saigon vùng Indianapolis lúc 9g tối. Tiệm chuẩn bị đóng cửa. Tôi nói với ông chủ là tôi từ New York đến đây để phỏng vấn bác sĩ nội trú, ông chủ vui vẻ kêu tôi vào và cho ăn cơm chung với nhân viên. Lần ấy, tôi thấy người Việt mình sao dễ thương quá chừng.
Rồi sau bao nhiêu năm mong đợi, tôi cũng về thăm lại Việt Nam. Tôi tưởng rằng nỗi nhớ Việt Nam của mình sẽ hết khi về lại Sài Gòn uống ly cafe trong công Viên Tao Đàn hay ngồi ăn chuối nướng lề đường ở Bạc Liêu. Nhưng tôi vẫn thấy có gì đó thiếu thiếu. Bạn bè của tôi ngày xưa ngồi cafe ở Tao Đàn giờ đã khác. Quầy chuối nướng lề đường ọt ẹp Bạc Liêu ngày xưa giờ cũng thay bằng xe đẩy khang trang hơn. Trái chuối nướng vẫn tròn tròn, vẫn vàng ngậy, bốc khói, thơm lừng nhưng vị vẫn không ngon như hồi trước khi tôi và thằng bạn thân bẻ đôi ăn chung.
Càng về sau, tôi nhận ra cái tôi tìm là hồn Việt Nam chứ không phải nước Việt Nam, tiếng Việt, hay món ăn Việt.
Năm ngoái, tôi về Việt Nam nói chuyện tại hội thảo ung thư. Tôi có cảm giác mình đến một nước châu Á nói tiếng Việt. Tôi có những khoảnh khắc vui vẻ và cảm động cùng bạn bè khi cả đám bỏ việc cả ngày ngồi chém gió, làm tôi nhớ lại mình đã từng sống nơi đây. Nhưng tôi cũng cảm nhận nước Việt Nam đã khác. Cuộc sống nơi đây bận rộn, tiếng còi xe inh ỏi lên tục trên đường, người ta ít tử tế hơn, và xã hội cũng khó tin hơn. Một cô gái đẩy xe trái cây đột nhiên té ngã xuống đường. Cô co giật tay chân, miệng sùi bọp mép. Tôi định chạy ra giúp thì thằng bạn nắm tay tôi kéo lại nói "mày đừng giúp, cô này hay làm vậy để bán hàng". Một vài phút sau, cô ngồi bật dậy, nhanh chóng bán trái cây cho mọi người chạy đến giúp cô. Bán xong, cô đẩy xe đi tiếp như chưa hề bị động kinh bao giờ.
Hai tuần ở Việt Nam, tôi nhớ nhà và muốn về lại Mỹ. Tôi nhớ khu phố yên bình chạy bộ buổi sáng quanh nhà, nhớ tiệm ăn Dim Sum có bà lão tóc bạc hay đẩy xe bánh cuốn tôm khi gặp tôi, nhớ tiệm đậu hủ gần chỗ làm luôn được tặng kèm chai sữa đậu nành mỗi khi mua đồ ăn sáng.
Tôi nhận nơi tôi ở chính là Việt Nam.
Việt Nam chính là nhà tôi, là má tôi hàng ngày nhổ cỏ trồng hoa tỉa lá trong vườn, là khi tôi khám bệnh nói tiếng Việt mỗi ngày, là những buổi lên chùa giải thích bệnh ăn chay miễn phí.
Việt Nam của tôi chính là cuộc sống của tôi mỗi ngày, là chất hồn Việt trong món ăn, giọng nói, và văn hoá trong dòng máu của tôi.

Bài Thơ Không Đề Của Nguyễn Đức Sơn - Tác giả Phạm Cao Hoàng


Đầu thập niên 90, thỉnh thoảng Nguyễn Đức Sơn đi xe đạp từ Bảo Lộc về Đà Lạt. Khó mà hình dung nổi làm sao anh có thể đạp xe trên một đoạn đường dài như vậy, một đoạn đường mà nếu đi xe đò cũng phải mất khoảng 3 tiếng. Thế mà anh vẫn đi một cách bình thường. Hỏi anh đạp xe có mệt không thì anh cười hì hì, “Không mệt, mà còn khỏe ra”.

Nhà tôi ở Đức Trọng, trước khi đến Đà Lạt phải qua chỗ tôi ở, nên trên đường đi anh thường ghé lại thăm tôi. Lần nào ghé lại anh cũng mang cho tôi một ít trà do anh trồng . Tôi quí những gói trà đó lắm, vì đó là tấm lòng của anh. Có khi anh ở lại với tôi một bữa, nhưng phần lớn là chỉ trò chuyện năm mười phút hoặc nửa tiếng rồi lại tiếp tục cuộc hành trình bằng chiếc xe đạp mini cọc cạch của mình. Anh ghé lại chỗ tôi có lẽ là do thuận đường chứ không phải vì mối thân tình, vì anh thuộc lớp đàn anh cả về tuổi đời lẫn tài năng và kinh nghiệm trong lĩnh vực văn chương.

Tôi từng nghe nhiều giai thoại về anh nên mỗi lần gặp anh tôi chú ý quan sát và lắng nghe để có một cách nhìn riêng của mình về con người thuộc loại controversial này. Có nhiều ý kiến trái ngược về cá tính và cách sống của Nguyễn Đức Sơn. Riêng tôi, tôi tôn trọng cá tính và sự chọn lựa trong cách sống của anh, quí trọng tài năng của anh. Từ những lần tiếp xúc ấy, tôi có thể biết một chút vế anh: hiền lành, thông minh, đọc nhiều, hiểu rộng, có một trí nhớ rất tốt, mê đạo Phật, ăn chay trường. Hầu như anh có rất ít nhu cầu gì về vật chất. Anh ăn uống rất ít, số giờ ngủ mỗi ngày cũng rất ít, ít đến mức nếu hôm nào anh ở lại chơi là Cúc Hoa nói đùa với tôi, “Chuẩn bị đêm nay thức cùng Nguyễn Đức Sơn”.

Những đêm thức cùng Nguyễn Đức Sơn ấy, tôi nghe anh đọc một số bài thơ anh viết sau 1975, nghe anh say mê nói về triết lý Phật Giáo, về Ernest Hemingway, về John Steinbeck. Anh chê John Steinbeck là kẻ bất tài. Anh kể chuyện về các con của anh, trong đó có một đứa đã ăn lá cây rừng độc và chết như thế nào. Anh ca ngợi chị Phượng, hiền thê của anh, như một người phụ nữ tuyệt vời, và anh thường nhắc đến người cha của mình với sự ngưỡng mộ đặc biệt. Anh kể chuyện anh trồng thông, chuyện anh chống lại những kẻ lấn chiếm rừng thông của anh. Càng về khuya, anh càng sôi nổi. Hai ba giờ sáng mà vẫn thấy anh tỉnh táo, không có dấu hiệu gì là mệt mỏi hay buồn ngủ. Khuya quá, tôi nhắc anh cần phải đi ngủ để có sức ngày mai đạp xe tiếp, và anh vui vẻ dừng câu chuyện ngay. Sáng ra, chia tay, nhìn bóng anh lầm lũi đạp xe đi, lòng tôi gợn một nỗi buồn mà tôi cũng không hiểu vì sao mình lại buồn. Bóng dáng anh và chiếc xe đạp mini cũ kỹ sau này ám ảnh tôi trong nhiều năm.

Bẵng đi một thời gian lâu tôi không thấy anh ghé lại, cho đến ngày tôi đi Mỹ định cư cũng không có dịp chào anh. Tôi vẫn nhớ về anh với những đêm gần như thức trắng và những gói trà tình nghĩa của anh, nhưng không biết cách nào liên lạc.

Gần đây, qua anh Đinh Cường, tôi có được số điện thoại cầm tay của Nguyễn Đức Sơn. Tôi chọn một tối thứ sáu, để bên quê nhà là sáng thứ bảy, gọi về thăm anh.

Điện thoại bên kia đường dây đổ chuông.

- Vui lòng cho tôi nói chuyện với anh Nguyễn Đức Sơn.

Một giọng đàn ông trả lời cộc lốc:

- Lão đang ngồi trên núi đây.

Đúng là chàng rồi. Tôi vừa mừng, vừa buồn cười. Vẫn là cái cách nói chuyện rất Nguyễn Đức Sơn ấy.

- Phạm Cao Hoàng đây anh Sơn ơi.

- Đ.M. Hôm trước có người quen cho tôi số điện thoại của ông, tôi gọi hoài mà không liên lạc được.

- Chắc là trục trặc sao đó.

Tôi trò chuyện với anh gần một tiếng đồng hồ. Đúng ra, tôi nghe anh nói là chính. Vẫn là chuyện trồng thông, chuyện mấy đứa con. Tôi rất muốn nghe anh đọc thơ nên đề nghị:

- Anh đọc cho nghe một bài thơ của anh đi. Cũ mới gì cũng được.

- Tôi đọc ông nghe bài này, không nhớ là cũ hay mới.

Anh bắt đầu đọc một bài lục bát nói về tình cảm của anh đối với người cha đã qua đời. Nghe xong bài thơ, tôi bàng hoàng... Những bài thơ viết về mẹ thì nhiều, nhưng viết về cha lại quá ít. Trong số ít ỏi này, theo tôi, bài thơ Nguyễn Đức Sơn vừa đọc là một tuyệt tác ở đề tài này.

Tôi đề nghị anh đọc lại để tôi chép. Anh vui vẻ đồng ý, đọc chậm từng câu.

xưa ông nội đến nơi này

sóng xanh mơ mộng những ngày thanh niên

sáng chiều bơi lội như điên

tập cha vào cõi vô biên một mình

nước vô mặt mũi lềnh bềnh

cha gần ngộp thở nên kình lại luôn

bây giờ biển cũ mênh mông

dẫu con về thở cũng không kịp rồi

một ngàn tư tưởng xa xôi

rừng cao một khoảnh cha ngồi ru con.

Tôi hỏi anh tựa đề bài thơ là gì và viết năm nào. Anh nói không nhớ viết năm nào và cũng không đặt tựa đề cho bài thơ.

Tâm trạng của Nguyễn Đức Sơn trong bài thơ cũng là tâm trạng của nhiều người trong chúng ta.

Hình ảnh người cha trong bài thơ là một người cha nghiêm khắc, thương con, bắt con phải khổ công rèn luyện để sau này có thể vững vàng bước chân vào đời

sáng chiều bơi lội như điên

tập cha vào cõi vô biên một mình

“Bơi lội như điên” và “vào cõi vô biên một mình” là những ẩn dụ, nói đến cái cách người cha chuẩn bị cho con bước chân vào cuộc đời.

Nhưng con thì không nhận ra tình thương đó.

nước vô mặt mũi lềnh bềnh

cha gần ngộp thở nên kình lại luôn

Trong hai câu này anh tiếp tục dùng ẩn dụ để mô tả sự vất vả của anh trong thời kỳ đi học. “Kình” là một từ địa phương thường dùng ở Trung bộ và Nam Trung bộ, đồng nghĩa với “cự”. Đại khái là cha bắt học nhiều, mệt quá, nên anh cự lại luôn. Thật ra, tôi không nghĩ là Nguyễn Đức Sơn đã từng kình/cự lại người cha của mình về việc này, nhưng đây chỉ là một cách để nói rằng khi còn nhỏ anh đã không hiểu được tình thương của cha. Chữ “kình” anh đưa vào câu thơ này thật ngộ nghĩnh và dễ thương.

Lớn lên, nên người, hiểu được, ân hận, thì lúc đó muộn rồi, cha đã không còn nữa.

bây giờ biển cũ mênh mông

dẫu con về thở cũng không kịp rồi

Đây là hai câu thơ hay nhất của bài thơ. “Biển cũ mênh mông” và “thở” là những ẩn dụ tuyệt vời. Chỉ có những thi sĩ tài hoa như Nguyễn Đức Sơn mới viết được những câu thơ xuất thần như vậy.

Bài chỉ có 10 câu, chặt chẽ và điêu luyện từng câu, từng chữ.

Bây giờ thì tôi đã hiểu vì sao những lần Nguyễn Đức Sơn nhắc đến người cha của anh thì anh luôn dành cho ông sự ngưỡng mộ đặc biệt.


Biến máy bay thành khách sạn hạng sang





Văn hóa tâm linh thời Kung Flu





Bị truy tố vì lái xe sang phá hoại di tích văn hóa lịch sử





Kung Flu bùng phát, Triều Tiên vật lộn với tình trạng thiếu thuốc





USCIRF: Người tị nạn Việt Nam tại Thái Lan và Campuchia rất bấp bênh





Người dân Bắc Triều Tiên dùng bài thuốc dân gian để chữa Kung Flu





Tính toán của Ankara đằng sau việc phản đối Phần Lan và Thụy Điển gia nhập NATO





Phần Lan - Thụy Điển tăng viện cho NATO





Ukraina thử nghiệm vũ khí của phương Tây viện trợ





Ngắm mặt trăng máu ở tây bán cầu





SEA Games 31 : Chủ nhà Việt Nam trong nỗ lực xóa tiếng xấu "hội làng"





Khí đốt : Nga - Ukraina, môi hở răng lạnh





NATO mở rộng : Vĩnh biệt giải pháp « Phần Lan hóa » cho Ukraina





Phần Lan, Thụy Điển gia nhập NATO và những hệ lụy đối với châu Âu





Tịnh Thất Bồng Lai: Công an xác định bà Cao Thị Cúc giữ vai trò cầm đầu.





Phiên phúc thẩm nhà hoạt động Trịnh Bá Phương: Toà bất ngờ đưa lịch xét xử rồi lại bất ngờ hoãn.





Quảng Nam: Người nuôi tôm thua lỗ nặng





McDonald’s rời Nga nhưng vẫn trả lương nhân viên





CSGT Quảng Trị: Tài xế tự bị đau sau khi chống đối, chứ không đánh gãy xương sườn





Tù nhân chính trị tại trại giam Gia Trung tố bị ngược đãi vì từ chối lao động.





Phỏng vấn Gs Nguyễn Mạnh Hùng





Buổi ra mắt sách của hai tác giả Nguyễn Mạnh Hùng và Vũ Tường





Thứ Hai, 16 tháng 5, 2022

McDonald's to leave Russia for good





One Dead, Five Injured In Southern California Church Shooting





Buffalo gunman deliberately sought black victims, says mayor





Buddha Day celebrated in-person for first time since Covid





Họa sỹ Đỗ Minh Tâm: 'Tôi vẽ siêu thực để quên đi nhiều thứ'





Quân đội Ukraine tấn công các vị trí quân sự Nga bằng lựu pháo do Mỹ viện trợ

 

https://www.youtube.com/shorts/9mdvogf7viA


Nhà soạn nhạc người Nga tổ chức hòa nhạc gây quĩ giúp trẻ em Ukraine





Phần Lan, Thụy Điển gia nhập NATO : Trấn an hay gây lo ngại ?





Ngôi làng Ukraina tránh được Nga xâm lược vì lũ lụt





TT Phạm Minh Chính nói gì sau màn văng tục 'mẹ nó, sợ gì'?





Người Việt tại Mỹ: "Đã đến lúc đảng CSVN nên đứng về phía nhân dân!"





Người Việt trẻ ở Mỹ: "Việt Nam cần cho người trẻ tham gia vào chính phủ!"





Mục sư người Việt ở Mỹ: "Lá phiếu VN ủng hộ Nga ở LHQ chỉ làm lợi cho đảng CS!"





Chủ Nhật, 15 tháng 5, 2022

Nếu là ông Phạm Minh Chính, tôi sẽ không nói câu này: "Thành công của người Việt tại Mỹ cũng là thành công của đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước" - Tác giả Gs Nguyễn Văn Tuấn

 

Tôi cố gắng tìm trong nhóm bạn bè và bà con ở Mĩ, ai thành công nhờ vào chánh sách của VN, nhưng kết quả là zero.
Hãy lấy trường hợp anh bạn tôi là một trường hợp tiêu biểu. Năm 1982, sau khi được trả tự do từ tù ‘cải tạo’ anh vượt biên sang Mã Lai, và chừng 1 năm sau thì đến Mĩ định cư. Sang Mĩ, thời gian đầu, cũng như các đồng hương khác, anh làm trong các hãng xưởng một thời gian. Sau đó chừng 2 năm, anh bảo lãnh vợ con từ Việt Nam sang Mĩ và cả gia đình đoàn tụ. Sau đoàn tụ, anh quay lại đại học và xong chương trình cử nhân khoa học máy tính. Phải 20 năm sau gia đình anh mới thật sự ổn định và thoải mái, khi 2 đứa con đã tốt nghiệp từ trường y UCSF và một đứa tốt nghiệp cũng về khoa học máy tính như anh. Bây giờ thì anh đã nghỉ hưu, có cuộc sống tương đối sung túc, nhưng anh chưa bao giờ về Việt Nam và đến cho cuối đời chắc anh sẽ không về lại quê hương.
Đối với anh và con cái, Mĩ là đại ân nhân, là quê hương. Sự thành công của gia đình anh bạn tôi chẳng có liên quan gì với mấy chánh sách bên Việt Nam. Sự thành công của anh là do môi trường tự do và bình đẳng ở Mĩ, do thể chế không kì thị ở Mĩ — không có dính dáng gì với Việt Nam.
Một chút về sự hình thành cộng đồng người Việt ở Mĩ
Hiện nay, cộng đồng người Việt ở Mĩ có chừng 2.2 triệu người. Con số này tăng gần gấp 2 lần so với năm 2000 khi đó chỉ có 1.2 triệu người. Đa số họ đến đây vào thập niên 1970-1990 (ước tính tầm 800,000 người) với tư cách người tị nạn hoặc HO. Những người trong làn sóng đầu tiên này bảo lãnh thân nhân từ Việt Nam sang, nên con số người Việt ở Mĩ tăng khá nhanh sau đó. Đa số họ đi từ miền Nam. Trong mấy năm gần đây, người từ miền Bắc cũng tìm đường sang Mĩ và ở lại.
Trong làn sóng di cư đầu, ngoài những chuyên gia và quan chức VNCH và cựu quân nhân, nhiều người Việt xuất thân từ nông dân và trình độ học vấn hạn chế. Thế nhưng người Việt có gen 'resilience' nên họ đã nhanh chóng ổn định cuộc sống và đóng góp cho xã hội Mĩ. Anh bạn của tôi là một trường hợp tiêu biểu về quá trình định cư của người Việt ở Mĩ.
Cộng đồng người Việt ở Mĩ còn non trẻ so với các cộng đồng Á châu khác (như Phi Luật Tân, Tàu, Ấn Độ). Do đó, so với các cộng đồng này, cộng đồng người Việt chưa phải là 'sáng giá' lắm đâu. Về trình độ học vấn, 32% người Việt ở Mĩ tốt nghiệp đại học (con số này cho thế hệ sanh ở Mĩ là 55%). Con số 32% đó tương đương với toàn dân số Mĩ, nhưng thấp hơn các cộng đồng Á châu khác (54%). Những con số này phải đặt trong bối cảnh những người tị nạn thế hệ đầu đến Mĩ là những người thuộc thành phần khó khăn.
Nói đến quá trình hình thành cộng đồng người Việt ở Mĩ mà không đề cập đến Little Saigon là một sai sót. Ngày xưa, theo như bà con tôi kể lại, khu vực mà nay gọi là Little Saigon chỉ là một vùng bán nông thôn, bán thành thị, nhưng từ ngày có người Việt về đây thì vùng này đã biến thành một khu đô thị sầm uất, mang đậm bản sắc Việt. Đến Little Saigon là đến một Sài Gòn thu nhỏ.
Để được địa danh 'Little Saigon' cũng là một quá trình vận động và cạnh tranh giữa người Việt và người Tàu. Người Tàu khi đó vận động đặt tên "China Town" hay "Asian Town" cho khu vực nay là Phước Lộc Thọ. Còn người Việt thì trong “Ủy Ban Thương Mại Việt Nam” thì đề nghị lấy tên "Little Saigon". Tháng 6/1988, Thống Đốc tiểu bang California cắt băng khánh thành các bảng chỉ dẫn “Little Saigon Next Exit” dựng ở các xa lộ 405 và 22 dẫn vào các đường Brookhurst, Magnolia. Người có công đầu trong việc đặt tên Little Saigon là kí giả Du Miên, và người ủng hộ nhiệt tình nhứt là Dân biểu Richard Longshore (đã qua đời năm 1988).Kể sơ qua về sự hình thành của cộng đồng người Việt ở Mĩ như thế để cho thấy rằng quá trình phát triển đó không có dính dáng gì với chánh phủ Việt Nam.
Cộng đồng người Việt ở Mĩ là ai?
Theo BBC thì ông PMC nói câu trên trong 'cuộc gặp mặt một số người Việt tại Mỹ ở thủ đô Washington DC ngày 14/5' năm 2022.
Nhiều bạn đọc trong nước có lẽ nghĩ rằng khi các quan chức cao cấp VN khi sang thăm những nước phương Tây như Mĩ thì họ sẽ gặp 'cộng đồng người Việt' ở địa phương. Nhưng không phải đâu.
Các vị ấy chỉ gặp những người có liên quan với nhà cầm quyền mà thôi. Đó là những du học sinh được tuyển chọn, những người làm ăn ở trong nước, những người từ miền Bắc qua Mĩ định cư trong mấy năm gần đây, hay nói chung là chỉ gặp ‘phe ta’. Điều này cũng dễ hiểu, vì phe ta nói cùng ngôn ngữ, cùng hành vi, suy nghĩ cùng nhịp điệu, và quen biết nhau cả. Nhưng những người này không đại diện cho tuyệt đại đa số người Việt ở Mĩ và chắc chắn không đại diện cho người tị nạn ở Mĩ.
Các quan chức Việt Nam khó mà gặp và trò chuyện với những người đã và đang xây dựng cộng đồng người Việt tị nạn ở Mĩ. Điều này cũng dễ hiểu thôi. Những người trong cộng đồng và các quan chức Việt Nam không có cùng suy nghĩ về Việt Nam, không cùng 'ngôn ngữ', không chia sẻ lịch sử cận đại, nên rất khó có điểm chung (commonality). Còn những cách nói sáo ngữ như 'Khúc ruột ngàn dặm' thì thú thiệt là hoàn toàn vô nghĩa.
Tuy không có cùng điểm chung như thế, nhưng người Việt ở Mĩ đóng góp khá nhiều cho lượng kiều hối về Việt Nam. Theo báo TT thì năm 2021, số kiều hối về Việt Nam là 18 tỉ USD. Trong số này, kiều hối từ Mĩ là khoảng 11 tỉ USD, chiếm 61% tổng số. Đó là một 'khoản viện trợ không hoàn lại' rất lớn cho Việt Nam. Đó là những đồng tiền từ mồ hôi, nước mắt, và máu của người Việt ở Mĩ, và chắc chắn không có sự đóng góp của Chánh phủ Việt Nam.
Tôi ước gì có một ngày một quan chức cao cấp như ông PMC đến Little Saigon thẳng thắn và chân tình chia sẻ những khác biệt về quan điểm với đồng hương và lắng nghe 'music' của đồng hương như ông Nguyễn Văn Thiệu đã từng làm trước đây. Nếu ngày đó chưa đến thì khoảng cách giữa cộng đồng người Việt tị nạn ở nước ngoài và Chánh phủ trong nước vẫn còn xa diệu vợi. Chỉ khi nào có một buổi gặp gỡ như thế thì người Việt chúng ta mới là một khối đoàn kết và mới có hoà giải dân tộc.

"Mẹ nó" - Tác giả Gs Nguyễn Văn Tuấn


Mấy năm sau 1975 tôi hay nghe những cách nói mới được 'du nhập' từ miền ngoài. Một trong những chữ đó là 'Mẹ nó' hay 'Con mẹ nó' mà theo tôi hiểu là một cách chửi thề. Sau này, tôi mới biết rằng cách chửi thề đó là do người miền ngoài học từ bên Tàu. Chữ Hoa có ý nghĩa tương đương là "tā ma de", vốn là một câu chửi thề phổ biến nhứt trong tiếng Hoa. Như vậy, "Mẹ nó" chỉ là một mệnh đề chửi thề bắt chước từ Tàu.

Cái câu mà cư dân mạng đang bàn tán xôn xao là "Mẹ nó, sợ gì". Mệnh đề này chỉ là cách chửi chung chung thôi, nhưng đằng sau nó có thể là một 'Freudian slip'. Freudian slip có nghĩa là một phát biểu thiếu kiểm soát được thốt ra trong một thời điểm ngẫu nhiên, nhưng Freud tin rằng một phát biểu như thế có liên quan đến tiềm thức.
Cái mệnh đề có thể liên quan đến tiềm thức ở đây là "Sợ gì". Bề ngoài thì mệnh đề đó khẳng định là không sợ cái kẻ mà người phát biểu chửi là 'Mẹ nó'. Nhưng trong tiềm thức thì có lẽ là sợ, hay nếu không sợ thì cũng đáng gờm. Bởi nếu quả thật không sợ hay không đáng gờm thì nó đâu có thể xuất hiện trong câu nói. Có thể là do phức cảm tự ti và gắn gượng làm kê bề trên.
Cái 'Freudian slip' đó còn thể hiện một sự đối nghịch. Bề ngoài thì có thể cười cười nói nói như bạn bè với nhau, nhưng trong tiềm thức thì xem người đối diện như kẻ thù. Không kẻ thù thì cũng không phải là bạn bè thật sự, không phải gia đình ta. Nói cách khác, cử chỉ cười nói có thể hiểu như là đóng kịch mà thôi. Đóng kịch thì không thể là "be yourself", và như vậy là đối tác không đáng tin cậy.
Cách xưng hô nói lên chiều sâu văn hóa của một người. Ngày xưa, các vương triều (Tây cũng như Đông) có hệ thống xưng hô dành cho hoàng tộc, quan lại, và thường dân. Chẳng hạn như ở Úc, khi gặp Thủ tướng thì phải xưng "Your Honorable" hay đại sứ thì "Your Excellency", còn trong khoa bảng thì dĩ nhiên là có "Doctor", "Professor", "Chancellor", v.v. Đó là những danh xưng cổ và xuất phát từ lễ nghi do tôn giáo hay các vương triều đặt ra. Lễ nghi đóng vai trò rất quan trọng vì nó nói lên chiều sâu văn hoá của một dân tộc hay một cá nhân. Lễ nghi còn là chất keo gắn kết các cá nhân lại với nhau. Ví dụ trong trong buổi lễ thụ phong hôm kia, tôi quả thật thấy mình gắn kết với cộng đồng và với nước Úc. Thiếu hay vi phạm lễ các qui ước nghi là thiếu văn hoá vậy.
Ở Việt Nam chúng ta cũng là nước có truyền thống văn hoá lâu đời được phản ảnh qua các lễ nghi và cách xưng hô. Ngày xưa, Hoàng Cao Khải gọi Phan Đình Phùng là “túc hạ”, và Phan Đình Phùng gọi Hoàng Cao Khải là “Hoàng quí đài các hạ”. Các bậc hiền nhân như Phan Khôi, Trần Trọng Kim khi tranh luận gọi nhau là “Phan tiên sinh” hay “Trần quân”, thể hiện sư tương kính và văn hoá cao.
Nhưng đến thời Mao-ít du nhập vào Việt Nam thì cách xưng hô bị 'gia đình hoá' hay ‘kẻ thù hoá’. Trong đảng và cơ quan công quyền, người ta gọi nhau là 'anh', 'em', 'chị', 'cô', 'dì', 'chú', 'bác', v.v. Nhưng đối với người ngoài hay kẻ thù thì thường là 'chúng', 'nó', 'con', 'thằng' ('Thằng Diệm', 'Thằng Thiệu', 'Thằng Giôn-xơn'). Những cách kẻ thù hoá như vậy chỉ làm nghèo văn hoá mà thôi.
Tôi đoán rằng các quan chức ngoại giao Mĩ khi nghe câu "Mẹ nó, sợ gì" thì họ chỉ cười mỉm thông cảm như là một 'Freudian slip' mà thôi hay biểu hiện của sự kém văn hoá, thiếu chuyên nghiệp tính. Có thể họ sẽ nghĩ: "With friends like you, who needs enemies" (Với bạn bè như anh thì chúng tôi đâu cần thêm kẻ thù).


Đoàn Kết Cộng Đồng





Life of a Truck Driver





Finland to formally join Nato despite Russian warning





''Cánh chim và Trẻ thơ'', giai điệu hy vọng vẫn thắp sáng Eurovision





Những quốc gia nào đang lo ngại sẽ là mục tiêu tiếp theo của Nga sau Ukraine





Công nghệ giúp tìm kiếm những con tàu đắm lừng danh





Giá phân bón từ Nga tăng phi mã, nhiều nước châu Phi quay sang dùng phân gia cầm





Russia is furious that Finland is joining NATO but can’t do much about it, Nguyễn Bá Trạc dịch


Cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine đã thúc đẩy Phần Lan gạt bỏ những lo ngại lâu nay về việc khiêu khích Nga và tìm kiếm tư cách thành viên NATO, một bước lùi chiến lược lớn đối với Nga.

Về cuộc xâm lược thì Nga cũng ít có thể làm được gì.
Quân Nga bị gài bẫy trong các cuộc giao tranh khốc liệt ở Ukraine, hàng ngũ của họ bị suy kiệt do tổn thất quân số và trang thiết bị nghiêm trọng. Nga rút quân khỏi biên giới với Phần Lan để đưa binh sĩ đến Ukraine, khiến Moscow bị sút giảm đáng kể năng lực đe dọa quân sự với Phần Lan.
Nga cung cấp cho Phần Lan một lượng nhỏ khí đốt và dầu, nhưng Phần Lan đã chuẩn bị cắt nguồn cung cấp đó theo các quyết định của Liên minh châu Âu nhằm giảm sự phụ thuộc vào năng lượng của Nga. Có thể một phản ứng sớm đã xảy ra hôm thứ Bảy 14/5/22, đó là công ty nhà nước Nga RAO Nordic thông báo rằng họ đã ngừng xuất khẩu điện sang Phần Lan, mặc dù không rõ động thái này liệu có phải là một biện pháp trừng phạt hay không. Nga quy lỗi cho các lệnh trừng phạt của phương Tây về động thái này, nói họ đã gây khó khăn cho Nga trong việc nhận các khoản thanh toán những nguồn cung cấp.
Phần Lan nhún vai trước hành động ấy. Các quan chức Phần Lan cho biết họ đã giảm nhập điện của Nga để đề phòng các cuộc tấn công có thể xảy ra cho những cơ sở hạ tầng của Phần Lan, và điện của Nga chỉ chiếm 10% sản lượng tiêu thụ.
Thiếu tướng Pekka Toveri, cựu chỉ huy tình báo quân đội Phần Lan, cho biết Nga có thể sẽ cố tiến hành các cuộc tấn công mạng nhắm vào cơ sở hạ tầng của Phần Lan, hoặc tiến hành “chiến tranh lai” nhằm gây chấn động dư luận Phần Lan, nhưng Phần Lan đã có những hệ thống rất phát triển với đủ khả năng chống lại bất kỳ nỗ lực nào như vậy.
(GHI CHÚ “Chiến tranh lai” là dịch chữ “hybrid war” - được mệnh danh là chiến tranh thế hệ 5 - một chiến lược quân sự sử dụng chiến tranh chính trị đồng thời với chiến tranh thông thường, chiến tranh bất thường và chiến tranh mạng. Cùng với đó là các phương thức gây ảnh hưởng như tạo tin giả, ngoại giao, luật pháp, can thiệp bầu cử… kết hợp các chiến dịch không lộ liễu cùng với các nỗ lực lật đổ, để tránh bị quy kết hoặc phản đòn).
“Họ thực sự không có nhiều thứ để sử dụng mà đe dọa chúng tôi,” thiếu tướng Toveri nói. "Họ không có sức mạnh chính trị, quân sự hoặc kinh tế."
Quyết định của Phần Lan, dự kiến sẽ được chính thức công bố ngày Chủ nhật 15/5/22, làm ảnh hưởng đến cán cân quyền lực dọc biên giới phía bắc của liên minh NATO. Trong những ngày tới, Thụy Điển dự kiến sẽ tiếp bước Phần Lan và cũng tìm kiếm tư cách thành viên NATO. Nhưng việc Phần Lan gia nhập sẽ có tác động lớn nhất đối với Nga, giúp tăng gấp đôi diện tích biên giới trên bộ của Nga với NATO và bao vây hoàn toàn ba cảng của nước Nga trên Biển Baltic.
Trong nhiều thập kỷ, Phần Lan đã chế ngự việc gia nhập NATO vì sợ khích động nước láng giềng lớn hơn, có trang bị vũ khí hạt nhân. Và Tổng thống Nga Vladimir Putin đã duy trì nỗi sợ hãi đó bằng những lời đe dọa mơ hồ về chiến tranh và những hành động quấy rối đe dọa vùng trời và vùng biển của Phần Lan.
Cuộc xâm lược Ukraine đã lật ngược tính toán ấy, khiến người Phần Lan kết luận rằng họ sẽ an toàn hơn dưới chiếc ô bảo vệ của NATO, thay vì chỉ đối phó với Nga. Trước cuộc chiến Ukraine, chỉ 20% dân Phần Lan ủng hộ việc gia nhập NATO. Đến tháng 5, con số đó lên tới 76%.
Người Phần Lan cũng kết luận rằng hoạt động bất ngờ của quân Nga và những thất bại trên chiến trường ở Ukraine cho thấy Nga không còn gây ra được mối đe dọa như trước, thiếu tướng Toveri phát biểu.
Ông nói: “Nga quá yếu và họ không thể mạo hiểm thêm một thất bại nhục nhã nữa. Nếu Nga cố đưa quân vào Phần Lan “thì chỉ trong vài ngày, họ sẽ bị xóa sổ. Nguy cơ thất bại nhục nhã rất cao và tôi không nghĩ rằng họ có thể chấp nhận được điều đó ”.
Giám đốc Quốc phòng và An ninh Xuyên Đại Tây Dương tại Trung tâm Phân tích Chính sách Châu Âu, bà Lauren Speranza phát biểu rằng đối với điện Kremlin thì “đây là một thời điểm thực sự mỉa mai” . Việc răn đe sự mở rộng của NATO là một trong những mục tiêu mà Putin tuyên bố khi tấn công Ukraine, quốc gia đang tìm cách gia nhập NATO. Bà lưu ý rằng Phần Lan và Thụy Điển đã không tìm cách gia nhập NATO cho đến khi Nga xâm lược Ukraine.
Bà Speranza nói: “Không những Putin chỉ gặp thất bại nặng trong các mục tiêu quân sự của mình ở Ukraine, mà còn mở rộng thêm NATO, là điều hoàn toàn trái ngược với những gì ông ta muốn. Bà nói "Nó nhấn mạnh rằng đây là một tính toán sai lầm lớn về chiến lược."
Dường như Moscow đang giảm bớt những đe dọa trả đũa. Trong một cuộc điện đàm mới diễn ra hôm thứ Bảy 14/5/22, Putin nói với Tổng thống Phần Lan Sauli Niinisto rằng quyết định gia nhập NATO của Phần Lan là "sai lầm" và có thể có "ảnh hưởng tiêu cực" đến quan hệ Nga-Phần Lan - nhưng Putin không đưa ra lời đe dọa cụ thể nào, theo một bài báo từ Điện Kremlin.
Tổng thống Phần Lan Niinisto, người khởi xướng cuộc điện đàm, đã thẳng thắn nói với Putin rằng trên tất cả mọi sự thì "cuộc xâm lược đại quy mô" của Putin vào Ukraine đã thúc đẩy Phần Lan tìm kiếm sự bảo vệ do liên minh an ninh NATO cung cấp, văn phòng của Tổng thống Phần Lan cho biết.
“Cuộc đàm thoại được diễn ra trực tiếp, thẳng thắn và không trầm trọng. Tránh căng thẳng được xem là điều quan trọng,” bản tuyên bố của văn phòng Tổng thống Phần Lan cho biết.
Trong những tuần trước khi Phần Lan thông báo, các viên chức Nga đã cảnh cáo về những hậu quả nghiêm trọng, bao gồm việc triển khai vũ khí hạt nhân ở khu lân cận và gửi quân tiếp viện tới biên giới Phần Lan.
Kể từ đó, họ thận trọng hơn, nói phản ứng của Nga sẽ phụ thuộc vào việc NATO tiến xa như thế nào trong việc thiết lập sự hiện diện ở biên giới của Nga.
Quyết định này sẽ đòi Nga đưa ra một “phản ứng chính trị” - các hãng tin Nga dẫn lời Thứ trưởng Ngoại giao Alexander Grushko tuyên bố hôm thứ Bảy 13/5/22 – và đây là một bước lùi so với phản ứng “quân sự và kỹ thuật” mà phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov đe dọa hôm thứ Năm 11/5/22.
Ông cũng phát biểu rằng "hãy còn quá sớm để nói về việc triển khai vũ khí hạt nhân ở khu Baltic" và phát biểu thêm là "Moscow sẽ không bị cảm xúc hướng dẫn" trong việc quyết định phản ứng của mình.
Ông nói trước khi quyết định phản ứng của mình, Nga sẽ tiến hành các "phân tích kỹ lưỡng" về bất kỳ những bố trí mới cho các lực lượng ở biên giới, lập lại những tuyên bố của Peskov nói mức trả đũa của Nga sẽ tùy thuộc vào những cơ sở quân sự mà NATO sẽ thiết lập ở biên giới Nga lên đến bao nhiêu.
Chưa có quyết định nào về việc NATO sẽ thiết lập sự hiện diện ở Phần Lan và Thụy Điển sau khi việc gia nhập của họ được chính thức hóa, có thể vài tháng nữa. Một trở ngại mới đã xuất hiện dưới hình thức Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan phản đối tư cách thành viên của họ với lý do là Thụy Điển chứa chấp các thành viên của Đảng Công nhân Kurdistan ngoài vòng pháp luật, còn gọi là PKK.
Nhưng các nhà phân tích nói có khả năng cao là tư cách thành viên của Phần Lan sẽ không yêu cầu sự hiện diện quân đội đáng kể của NATO. Phần Lan có một quân đội mạnh và được trang bị tốt, đã tiến hành các cuộc tập trận huấn luyện thường xuyên với các nước NATO. Quân đội của Phần Lan đã được thích hợp tốt với những hệ thống quân sự của NATO.
Một thành viên trường Kinh tế Cao đẳng Đại học Nghiên cứu Quốc gia ở Moscow, ông Dmitry Suslov phát biểu rằng mối đe dọa đối với lợi ích chiến lược của Nga lớn đến mức Moscow sẽ buộc phải thực hiện một số hình thức hành động chống Phần Lan.
Ông nói, ở mức tối thiểu, Nga sẽ cần củng cố sự hiện diện quân sự của mình dọc biên giới Phần Lan vì Phần Lan sẽ không còn được coi là một quốc gia “thân thiện”. Ông nói, Nga cũng sẽ phải tăng cường sự hiện diện hải quân của mình ở Biển Baltic, nơi sẽ trở thành “một cái hồ của NATO”.
Nếu Mỹ hoặc Anh thiết lập các căn cứ ở Phần Lan, Nga sẽ “không còn lựa chọn nào khác ngoài việc triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật nhằm vào các căn cứ đó”, Suslov cảnh báo.
Cựu thiếu tướng Phần Lan Toveri cho biết Phần Lan đang chuẩn bị các hành động tiếp theo, nếu chỉ vì Putin có thể cảm thấy cần phải cứu vãn thể diện. Nhưng người Phần Lan đã quen việc sống chung với một thế lực thù địch tiềm tàng ở biên giới của họ qua nhiều thập kỷ và không cảm thấy bị đe dọa quá mức, ông nói. “Chúng tôi đã quen với việc người Nga ở đó. Hầu hết người Phần Lan không quá lo lắng về điều ấy. "