khktmd 2015
Thứ Bảy, 23 tháng 6, 2018
vncs khởi công nhà máy điện mặt trời lớn nhất địa cầu!
Ngày mai thứ bảy 23 tháng 6 Việt Nam khởi công nhà máy điện mặt trời Dầu tiếng 1 và Dầu tiếng 2 tại tỉnh Tây Ninh. Dự án Nhà máy điện mặt trời này được cho là lớn nhất Việt Nam và cả Châu Á.
Mạng Chính Phủ Việt Nam loan tin nói rõ thỏa thuận triển khai dự án nhà máy điện mặt trời Dầu tiếng 1 và Dầu tiếng 2 do Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Xuân Cầu của Việt Nam và đối tác Thái Lan- Công ty TNHH B. Grimn Power Public ký kết tại Hội nghị cấp cao chiến lược hợp tác kinh tế lần thứ 8 diễn ra vào 15 và 16 tháng 6 tại Thái Lan.
Theo nội dung thỏa thuận, dự án điện mặt trời Dầu tiếng 1 và 2 với tổng mức đầu tư lên tới hơn 9.000 tỷ đồng có công suất dự kiến lên tới 2000 MW và được xây dựng trên đất bán ngập Hồ Dầu Tiếng, và sẽ vận hành vào năm 2019.
Công nghệ sử dụng được nói sẽ là công nghệ tiên tiến nhất trong lĩnh vực năng lượng điện mặt trời hiện nay.
Phát triển các dạng năng lượng điện tái tạo như điện mặt trời, điện gió là một trong những mục tiêu được chính phủ Hà Nội cổ xúy. Tuy nhiên cho đến nay những dự án thuộc lĩnh vực này vẫn còn rất hạn chế. Trong khi đó nhiệt điện than bị cho gây ô nhiễm môi trường vẫn tiếp tục được triển khai ở nhiều tỉnh, thành của Việt Nam.
Mạng báo Thanh Niên vào ngày 22 tháng 6 loan tin dẫn tính toán của Trung Tâm Phát Triển Sáng Tạo Xanh (Green ID) thì tính đến đầu năm ngoái, vốn đầu tư vào nhiệt điện than ở Việt Nam lên gần 40 tỷ đô la Mỹ. Trong số này 52% đến từ các ngân hàng nước ngoài và 31% không rõ nguồn. Số đến từ nước ngoài có đến phân nửa vay của Trung Quốc.
Anti-Castro pilot rains leaflets on Cuba - Source The Maiami Herald
Cuban MIGs scrambled Saturday and an F-16 responded from Homestead Air Reserve Base as a man often called Vietnam's James Bond flew a rented plane from Key West to Cuba, circled over Havana and dropped leaflets advocating rebellion and calling Fidel Castro 'an old dinosaur.''
Unknown to Ly Tong, 51, virtually every move he made was monitored by Cuban and U.S. authorities, who cooperated to avoid an international incident, according to Michael Sheehan, a U.S. Customs spokesman.
''Make no mistake about it,'' Sheehan said. ''This is a very, very, very lucky man. He is very lucky to be alive right now.'' In the end he walked away, punished only by forfeiting his 2-week-old pilot's license. Tong, who said he had been planning the ''mission'' for months, seemed undaunted. He said he carefully chose Jan. 1, 2000, as the day of his flight.
ANTI-COMMUNIST
''Very important people are paying attention to what happens the first day of the third millennium,'' Tong said. ''How can I sacrifice my life for Cuban freedom? I believe in God, justice and my mission against communism. In 1996, Cuban MiGs shot down two planes flown to the island by Brothers to the Rescue, a Miami-based exile group. Four pilots were killed. Jose Basulto, founder and leader of that group and pilot of the only plane not shot down in 1996, expressed unabashed joy when he heard about the flyover.
''Very good. I congratulate him,'' Basulto said. ''I support any action that goes against Fidel Castro and strives to support Cuban opposition from within the island.''
This time, Cuba demonstrated restraint, U.S. officials said. Still, authorities of both nations were annoyed.
UNDER INVESTIGATION
''This incident is still under investigation,'' said Kathleen Bergen, a spokeswoman for the Federal Aviation Administration. ''We're still determining whether any federal laws were broken or violated.'' She and Sheehan said Tong ''voluntarily'' surrendered his pilot's license after he returned to Kendall-Tamiami Executive Airport and was confronted by authorities.
As his single-engine Cessna 172 rolled to a stop, a U.S. Customs Blackhawk helicopter descended seemingly out of nowhere, settling on the runway directly in front of him.
''He didn't know a lot of things, including the fact that we followed his every move,'' Sheehan said. ''These are sensitive times.''
HEIGHTENED TENSIONS
The incident came amid heightened tensions over the fate of Elian Gonzalez, the 6-year-old Cuban boy now enmeshed in an international custody battle, and it came on the 41st anniversary of the revolution that brought Castro to power. Late Saturday, Tong also seemed oblivious to heightened tensions. ''I violated the airspace,'' he said. ''That's not important. The most important thing I try to do is energize the Cuban people to rise up and overthrow the Havana tyrant.
A former South Vietnamese fighter pilot shot down over North Vietnam in 1975 and imprisoned for five years, he now is an American citizen who lives in New Orleans but has been staying at the Kendall home of a friend.
He told his story at Tamiami Airport as he stood outside ADF Airways, which owns the plane. He wore a blue flight cap, brown leather dress shoes and a size-too-small orange flight suit with four patches. He said he finally earned his U.S. pilot's license two weeks ago and rented the plane Friday, paying $240 for just four hours of flying. But he made a weekend of it. Tong took it to Key West, where he refueled and spent New Year's Eve. Then, at about 7:15 a.m. Saturday, he set out for Cuba.
EASY MISSION
He called it the ''easiest mission in my life.'' He said he flew the plane only 10 or 15 feet above the ocean to avoid detection. It didn't work. A Customs radar center in Long Beach, Calif., tracked the plane as it violated Cuban airspace, Sheehan said. The Cubans also saw the plane. They scrambled two MiGs, which flew out of Tong's sight but close enough to intervene, and they contacted the FAA, seeking information about the plane. Meanwhile, the Air Force launched an F-16 to keep an eye on Tong and the MiGs, authorities said. It patrolled over the southern Florida Keys. Tong later said he was blissfully unaware of all of that as he circled over Havana.
Speaking as a sightseer, he was not impressed by the sights he saw.
''I stayed over congested areas,'' he said. ''It's a little dirty. After communism, all beauty becomes worse. 50,000 LEAFLETS He said he rained nearly 50,000 pink, orange and yellow leaflets on the streets below. They were written in Spanish and English. One leaflet lists seven action points. Among them:
''Demand your right to be the master of your own freedom and liberty. Insist on redressing every Cuban social and cultural issue associated with your inalienable human rights!''
''Coordinate Cuba's internal resistance forces with her global partners in quest for liberty, including all freedom fighters of Vietnam, China, Korea and everywhere else in the Universe, to overthrow Havana's tyrannical legacy of the Twentieth
Century.'' ''Get rid of Fidel Castro and the cruelty of his Twentieth Century regime.''
Authorities were considering what, if any, charges to file. The most likely appeared to be the aviation equivalent of littering, based on leaflets he dropped from the plane over Marathon en route to Miami.
So, by the end of the adventurous day, Tong was still a free man, which seemed to surprise him. Believing he could be shot down or captured by Cuba, he had placed two leaflets and several pictures inside an envelope addressed to The Herald. ''Only my friends knew,'' he said. ''They expected me to be shot down or die or be put in prison. I was born to be a freedom fighter."
Thứ Sáu, 22 tháng 6, 2018
Thứ Năm, 21 tháng 6, 2018
Nha Trang, Phố Tàu Cộng giữa Việt Nam - Tác giả Nguyễn Saigon
“Phố Tàu!” Nhiều người đã thốt lên như vậy khi đến Nha Trang, như một thành phố của người Trung Hoa. Một thứ “Phố Tàu” ngay giữa Việt Nam với đầy đủ màu sắc Trung Hoa, từ quán ăn cho đến hè phố tất cả đều mang hơi thở, tiếng nói “người Tàu.”
Bãi biển buổi sáng, xen lẫn giữa những người Việt dậy sớm đi tập thể dục, những du khách đến từ Trung Quốc cũng nghênh ngang đi lại khắp nơi và không thể lẫn vào đâu được sự có mặt của họ. Nó làm gia tăng độ ồn ào thành phố, ở những trục đường chính nhiều khi, người Việt phải né đường cho từng tốp người Trung Quốc ầm ầm đi qua.
Ở quán café thì không khí càng kinh hoàng hơn, vì họ đã chiếm lĩnh hết cái khoảng không gian an bình mà người Nha Trang đang thụ hưởng, nhiều người đã phải chạy làng vì không thể chịu nỗi cái âm thanh “xí lô xí la” xa lạ đó.
Tại các quán ăn còn khủng khiếp hơn, khi họ tranh giành nhau từng suất ăn, bàn ghế chật cứng và huyên náo như một cuốn phim ẩm thực được trình diễn bởi đám diễn viên chuyên nghiệp, ăn uống một cách quá mức tận tình!
Một bà chủ quán cơm mô tả: “Họ như một bầy thú đói! Nhưng không bán thì không được, mỗi lần họ tràn vô là không biết bao nhiêu thức ăn cho đủ, chỉ một loáng là hết sạch.”
Ngao ngán đến mức bà than thở: “Họ làm tui mất hết khách Việt thân quen, vì đụng tới người Tàu là bà con chạy mất dép, nhưng biết làm sao?”
Trong những khách sạn có buffet ăn sáng, cảnh tượng càng náo loạn hơn, bao nhiêu thức ăn đưa ra là họ “bốc hốt” sạch trơn. Chỉ trong vòng năm phút là chiến trường trống huơ, đến mức những con ruồi cũng không còn cơ hội vo ve.
Họ rào rào như tằm ăn dâu, nhanh như ảo thuật, phần ăn, phần thì giấu đem theo, trong túi xách, túi quần, thậm chí đút vào trong ngực. Họ lấy thức ăn thật nhiều, để khi đi thăm thắng cảnh sẽ có sẵn cái để ăn trưa cho đỡ tốn tiền. Nhiều khách sạn phải choáng váng, vì khi khách Trung Quốc trả phòng thì tất cả các khăn lông đều biến sạch, đề nghị họ đền thì “bất khả” vì ngôn ngữ bất đồng.
Bởi vậy, mỗi khi khách Trung Quốc thuê, thì khách sạn gần như “tan nát,” vì không căn phòng nào nguyên vẹn sau một đêm bị họ quậy nát, hôi hám không thể chịu nổi.
“Mỗi lần dọn phòng cho họ là em rụng rời, tởm đến ngày hôm sau còn sợ,” một nhân viên phục vụ mếu máo: “Họ không cho một xu, mà còn hành hạ đủ kiểu, phòng nào có khách đàn ông là em chỉ dám đứng ngoài ra dấu – không dám vào trong vì không biết sẽ xảy ra chuyện gì, sợ lắm!”
Nha Trang bây giờ đích thị là một “Phố Tàu” đúng nghĩa, họ đến nườm nượp, cứ nhìn vào các khu “check out,” “check in” ở phi trường Cam Ranh là thấy, sự khủng khiếp như một cái chợ. Mỗi lần lên xuống-xuất nhập của họ có lẽ phải cả sư đoàn, người Việt dường như biến mất chỉ còn lại người Trung Quốc.
Một ngày nào đó không xa, Nha Trang hay Đà Nẵng… rồi cũng biến thành của họ, vì nếu ba đặc khu Vân Đồn, Phú Quốc và gần gũi nhất là Vân Phong, chỉ cách Nha Trang một giờ xe chạy, nếu được Quốc Hội Cộng Sản thông qua thì chắc chắn sẽ là nơi lý tưởng để người Trung Quốc kéo đến và sinh cơ lập nghiệp lâu dài nơi đẹp đẽ này.
Và điều này rồi sẽ phải xảy ra, vì dư luận đang rộ tin – Bắc Vân Phong, đã được một số người Trung Quốc núp bóng người Việt, mua lại gần hết. Giá nào cũng mua, vì nơi đây vẫn còn hoang sơ chưa có người ở. Với cảnh quan biển xanh cát trắng, với những hòn đảo tách biệt đất liền, thì một ngày không xa, nó sẽ là một thứ “Thẩm Quyến” thứ hai của Trung Quốc. Và nếu nó được cho thuê và ưu đãi như một “nhượng địa” suốt 70 năm hay 99 năm như dự thảo ban đầu.
Một người bạn già của tôi nói, dòng họ ông ở Nha Trang đã 3 đời nay rồi, nhưng chưa khi nào thấy người Trung Quốc đông đảo trên quê hương của mình nhiều như vậy. “Nhiều đến mức hải sản cũng cạn kiệt vì họ ngốn thức ăn nhiều khủng khiếp. Dường như họ nhai cả vỏ tôm sò, đến mức khi họ ra đi mọi thứ cũng không còn gì ngoài cái mùi của Trung Hoa còn vương lại”!
Bộ sưu tập gồm những phát ngôn "để đời" - lưu xú muôn thưở - cũa nguyễn xuân phúc
Nhà báo Mạnh Kim, một người có ấn tượng mạnh mẽ và sâu sắc về trí tuệ, sự tinh anh và quán triệt về đặc tính vùng miền của ông Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc đã bỏ công sưu tập những câu nói của ông Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc trong những lần ông Thủ tướng vi hành các tỉnh thành trong cả nước.
- Việt Nam phải là thủ phủ tôm của thế giới
- Thanh Hoá là một Việt Nam thu nhỏ
- Tây Nguyên là nóc nhà Đông Dương, là vùng cao về địa lý thì không thể và không nên là vùng trũng giáo dục của cả nước- Khánh Hoà là hình mẫu của một chính quyền đối thoại
- Nghệ An phải là vùng đất khởi nghiệp và thu hút nhân tài
- Hà Tĩnh, Thanh Hoá là cực tăng trưởng mới
- Bắc Ninh phải là thủ phủ sản xuất điện tử sáng tạo của châu Á và thế giới
- Tây Nguyên là cô gái đẹp đang ngủ quên
- Quảng Nam phải trở thành một tỉnh giàu có toàn diện
- Bình Dương phải trở thành đầu tàu kinh tế phát triển mạnh nhất cả nước
- Bình Phước phải là thủ phủ của nông nghiệp công nghiệp cao
- Cao Bằng phải là một hình mẫu vượt khó vươn lên thoát nghèo
- Ninh Bình phải được xây dựng thành một trung tâm du lịch tầm cỡ quốc tế
- Bình Thuận phải trở thành trung tâm năng lượng sạch của Việt Nam
- Hà Nội phải là trung tâm khởi nghiệp sáng tạo
- Thành phố Hồ Chí Minh phải là hòn ngọc chiếu sáng Viễn Đông
- Đà Nẵng phải là thành phố độc đáo, độc nhất vô nhị trên toàn thế giới
- Đà Nẵng phải phát triển như Singapore và Hong Kong
- Hải Phòng phải là đầu tàu quan trọng của cả nước
- Ninh Thuận là Tây Á thu nhỏ của Việt Nam
- Đồng bằng sông Cửu Long phải là nền nông nghiệp thông minh
- Long An phải trở thành đầu tàu kinh tế của cả nước
- Vĩnh Phúc sẽ vươn lên trở thành một đầu tàu kinh tế
- Quảng Ninh là đầu tàu kinh tế của cả nước
- Cần Thơ phải là đầu tàu phát triển của vùng
- Phú Yên như cô gái đẹp ngủ quên”
Chắc chắn trong thời gian tới ông Thủ tướng Việt Nam còn đi nhiều và sẽ còn những câu nói để đời. Vì vậy bộ sưu tập này chưa hoàn chỉnh và sẽ còn cập nhật.
- Thanh Hoá là một Việt Nam thu nhỏ
- Tây Nguyên là nóc nhà Đông Dương, là vùng cao về địa lý thì không thể và không nên là vùng trũng giáo dục của cả nước- Khánh Hoà là hình mẫu của một chính quyền đối thoại
- Nghệ An phải là vùng đất khởi nghiệp và thu hút nhân tài
- Hà Tĩnh, Thanh Hoá là cực tăng trưởng mới
- Bắc Ninh phải là thủ phủ sản xuất điện tử sáng tạo của châu Á và thế giới
- Tây Nguyên là cô gái đẹp đang ngủ quên
- Quảng Nam phải trở thành một tỉnh giàu có toàn diện
- Bình Dương phải trở thành đầu tàu kinh tế phát triển mạnh nhất cả nước
- Bình Phước phải là thủ phủ của nông nghiệp công nghiệp cao
- Cao Bằng phải là một hình mẫu vượt khó vươn lên thoát nghèo
- Ninh Bình phải được xây dựng thành một trung tâm du lịch tầm cỡ quốc tế
- Bình Thuận phải trở thành trung tâm năng lượng sạch của Việt Nam
- Hà Nội phải là trung tâm khởi nghiệp sáng tạo
- Thành phố Hồ Chí Minh phải là hòn ngọc chiếu sáng Viễn Đông
- Đà Nẵng phải là thành phố độc đáo, độc nhất vô nhị trên toàn thế giới
- Đà Nẵng phải phát triển như Singapore và Hong Kong
- Hải Phòng phải là đầu tàu quan trọng của cả nước
- Ninh Thuận là Tây Á thu nhỏ của Việt Nam
- Đồng bằng sông Cửu Long phải là nền nông nghiệp thông minh
- Long An phải trở thành đầu tàu kinh tế của cả nước
- Vĩnh Phúc sẽ vươn lên trở thành một đầu tàu kinh tế
- Quảng Ninh là đầu tàu kinh tế của cả nước
- Cần Thơ phải là đầu tàu phát triển của vùng
- Phú Yên như cô gái đẹp ngủ quên”
Chắc chắn trong thời gian tới ông Thủ tướng Việt Nam còn đi nhiều và sẽ còn những câu nói để đời. Vì vậy bộ sưu tập này chưa hoàn chỉnh và sẽ còn cập nhật.
Thứ Tư, 20 tháng 6, 2018
Japanese Fans Clean Stadium After Historic World Cup Win vs Colombia - Source USA Today
Japanese soccer fans didn’t forget to pack their manners while traveling to Russia for the World Cup.
After cheering Japan to a 2-1 victory over Colombia on Tuesday, the fans pulled out garbage bags they brought along to pick up the trash around their seats in the Mordovia Arena.
“This is my favourite moment of the World Cup so far; Japan fans picking up litter after their victory vs Columbia,” Twitter user Christopher McKaig captioned a video capturing the good deed. “The lessons in life we can take from the game.”
Japanese fans were praised for similar actions at the 2014 World Cup in Brazil, where they stayed behind after the game to tidy up.
Japan-based sports journalist Scott McIntyre told the BBC he was not at all surprised by the post-game clean-up effort.
“It’s not just part of the football culture but part of Japanese culture,” he said. “You often hear people say that football is a reflection of culture. An important aspect of Japanese society is making sure that everything is absolutely clean and that’s the case in all sporting events and certainly also in football.”
Scott North, professor of sociology at Osaka University, told the outlet that cleanliness is a trait instilled in the country’s people from childhood.
“In addition to their heightened consciousness of the need to be clean and to recycle, cleaning up at events like the World Cup is a way Japanese fans demonstrate pride in their way of life and share it with the rest of us,” he explained. “What better place to make a statement about the need to care responsibly for the planet than the World Cup?”
The trend has seem to caught on with other nations as well. The Twitter account Infos Messi shared a video of fans of Senegal collecting garbage from their section after celebrating a 2-1 win over Poland.
Sư Huynh Mai Tâm, Đại Học Thành Nhân, Saigon trước 1975
Thứ Ba, 19 tháng 6, 2018
Đây là câu chuyện của một bạn trẻ bị bắt giữ tuỳ tiện và bị công an đánh hội đồng - thực chất là tra tấn - suốt từ 2h chiều đến 7-8h tối chủ nhật, 17/6, ở sân vận động công viên Tao Đàn (quận 1, tphcm).
Khi em mở mắt ra thì thấy mình đã nằm trên giường bệnh. Xung quanh không còn bóng an ninh nào. Một cô bé y tá đi đến, em hỏi mới biết đây là phòng cấp cứu bệnh viện Bộ Công an, và lúc đó là khoảng 12h đêm. Thế nghĩa là chúng đã đánh em liên tục từ 2h chiều cho tới khi em bất tỉnh thì quẳng em vào đây và... chuồn mất để khỏi phải chịu trách nhiệm gì. Nhưng cũng rất có thể là chúng còn canh gác đâu đó phía dưới sảnh.
Bệnh viện đòi viện phí 2 triệu. Em sờ lại người thì thấy chúng để lại cái bóp với hơn 100.000 đồng. Ngoài ra chẳng còn gì. Điện thoại đã bị lấy mất. Số liên lạc của gia đình nằm trong điện thoại. Đến đôi giày cũng mất tiêu - chúng đã lột giày em ra và dùng chính đôi giày ấy táng hàng trăm cái vào đầu, cũng như dùng dùi cui liên tục giã nát hai bàn chân em. Khắp người em đầy vết thâm tím, vết rách, chỉ cựa nhẹ cũng đã thấy đau.
Em nói em muốn về nhà. Bác sĩ không cho, bảo là cần phải xem em có bị tụ huyết trong não, chấn thương sọ não không (không biết vì ông sợ bệnh nhân gặp chuyện gì hay vì sợ mấy bạn công an có thể đâu đó ngoài kia). “Cậu về mà chết giữa đường là tôi không chịu trách nhiệm đâu đấy”. Nhưng em cũng làm gì có đủ tiền mà nộp viện phí. Đầu em đau nhức, váng vất. “Em không sao đâu. Em chỉ muốn về nhà, muốn ngủ thôi, với lại cũng phải báo cho người thân yên tâm”. Em nói vậy. Nhìn bộ dạng em với khuôn mặt phù, mắt tím bầm như gấu trúc, môi rách và sưng phù lên như trái cà, cô bé y tá có lẽ cũng thương nên thì thào: “Thôi anh đi đi. Coi như anh trốn viện”. Cô ấy dẫn em qua một cửa nhỏ, theo một lối đi riêng, kín đáo ra khỏi bệnh viện.
Em lết từ taxi về tới cổng nhà rồi ngồi sụp luôn trước cửa. Lúc đó khoảng 1h sáng.
* * *
Cách đó nửa ngày, vào khoảng 1h chiều chủ nhật 17/6, em rời nhà ra quận 1 chơi. Khu trung tâm Sài Gòn chưa bao giờ đông công an và dân phòng như thế. Vỉa hè, quán cafe đầy nghẹt những tốp công an áo xanh, dân phòng đeo băng đỏ, và những thanh niên cao to, mặt mày hung dữ. Họ bắt người liên tục; gần như cứ thấy ai cầm điện thoại đi ngang là xông vào bắt. Thậm chí họ vào tận quán cafe để khám xét giấy tờ và lôi khách ra ngoài, bắt đem đi. Không khí ngột ngạt, căng thẳng. Chưa bao giờ em thấy Sài Gòn căng thẳng như thế. Như thời chiến, với toàn xã hội là một trại lính, công an trộn lẫn với dân và có thể toàn quyền chặn bắt, khám xét giấy tờ, hốt về đồn bất kỳ ai.
Em ghé quán cafe mua một ly đem đi, rồi vào phố sách. Đường sách hôm nay hình như không hoạt động. Em đi được vài mét thì bị một nhóm công an chặn lại; có lẽ họ đã “tia” được em từ lúc nào không hay. Họ hỏi giấy tờ. Xui cho em là em chỉ tính đi cafe nên không mang giấy tờ gì theo. Họ quát bảo em gọi người thân mang giấy đến. Em cầm điện thoại gọi về nhà, chỉ vừa nói được câu “con bị bắt”, thì một người đã chộp lấy và giật tung điện thoại khỏi tay em. Em kêu lên, nhưng cả đám đẩy em vào xe, phóng đi.
Chúng đưa em vào một khu nhà tập ở sân Tao Đàn. Xung quanh la liệt người, già trẻ nam nữ, có cả mấy cô gái áo dài, chắc là hướng dẫn viên du lịch. Sau này em mới biết, hôm đó công an Thành phố đã bắt tới 179 người, gom về Tao Đàn. Trong số đó, có cả khách du lịch, hướng dẫn viên, và những bác già đi tập thể dục. Tất cả đều bị bắt, và kinh khủng hơn, đều bị đánh.
Chúng đưa em vào một căn phòng, moi điện thoại em ra, hất hàm: “Mật khẩu?”. Em đáp: “Sao các anh lấy điện thoại của tôi?”. “Bộp” - câu trả lời là một cú đấm thẳng vào mặt em. Sau đó là liên tiếp những cái tát. Em vẫn không đưa mật khẩu. Chúng nắm tóc, dúi đầu em xuống mặt bàn, đấm tới tấp vào hai mang tai. Rồi chúng bảo nhau rằng thằng này bướng, mang nó qua phòng kia.
Thì ra cả phòng em chỉ có mình em không khai mật khẩu điện thoại cho chúng, nên chúng “sàng lọc”, đưa đối tượng cứng đầu sang phòng riêng để tiện bề tra khảo.
Ngay sau đó, khi đưa em sang một căn buồng khác, chỉ còn mình em, chúng xông vào ra đòn ngay. Hai chục thanh niên cao to, cả sắc phục và thường phục, vây lấy em, đánh hội đồng bằng dùi cui, gậy và tất nhiên, chân tay. Em ngồi bệt trên sàn, co người lại, hai tay ôm đầu. Hai thằng bèn bẻ tay em ra sau, để cho đám còn lại đấm như mưa vào mặt. “Đù má, lì hả mày” - chúng vừa đánh vừa chửi.
Chúng cho gọi mấy kỹ thuật viên vào phá password. Trong lúc kỹ thuật viên làm việc, khoảng 15-20 phút, chúng đánh em không ngơi tay. Có mấy an ninh nữ rất xinh gái cũng bạt tai em liên tục đến độ em chỉ còn thấy trước mắt một màu nhờ nhờ trắng. Một lão an ninh già, khoảng ngoài 60 tuổi, vụt dùi cui rất dữ. Nghĩa là đánh em có đủ thành phần an ninh, nam phụ lão ấu.
Rồi kỹ thuật viên cũng phá được khoá máy (iPhone 5s), và đám an ninh hả hê: “Đù, mày tưởng ngon hả, tưởng tụi tao không mở được điện thoại mày hả?”. (*) Chúng còng tay em lại, đánh càng dữ hơn, vừa đánh vừa “điều tra” về từng người trong contacts của em. “Thằng này là thằng nào?”. “Là bạn Facebook của tôi”. “Mày gặp nó chưa? Làm gì?”. “Tôi gặp uống cafe”. “Gặp đâu, hồi nào?”. “Tôi không nhớ”. “Đù má, không nhớ này. Không nhớ này”.
Cứ mỗi từ “không nhớ” hay “không biết” mà em nói, chúng lại lấy gậy sắt dộng mạnh vào hai bàn chân em. Mu bàn chân em sưng phồng lên, mặt em chắc cũng vậy. Một thằng túm tóc kéo giật đầu em ra, và chúng phun nước miếng vào mặt em. “Tao ghét cái từ không biết hay không nhớ lắm nha. Mày còn nói mấy từ đó nữa, tao còn đánh”.
“Con này con nào?”. “Bạn tôi”. “Bồ mày hả? Mày chịch nó chưa? Bú l. nó chưa mày?”. Không còn một từ gì tục tĩu nhất mà chúng không dám phun ra miệng.
Chúng tháo giày em ra và cầm luôn đôi giày đó quật vào mặt em. “Dạng chân ra” - chúng quát. Em sợ bị đánh vào hạ bộ nên càng co người lại. Nhưng may thay chúng không đánh vào chỗ đó, chỉ lột áo quần em ra đấm đá vào bụng, ngực, và rít lên: “Mày có tin là bọn tao có thể treo mày lên mà đánh như đánh một con chó không?”.
Một lát, chúng nghỉ. Em bò lết lên tấm nệm mút đặt sẵn ở đó (trong phòng tập, cho vận động viên). Một thằng quát: “Đù. Mày đòi được nằm nệm ấy hả?”. Rồi chúng nắm chân em lôi xuống sàn, tiếp tục đánh hội đồng, giẫm đạp. Cứ như thế.
Rất lâu sau, có lẽ khi trời đã xế chiều, chúng vẫn chưa ngừng còn em thì đã không mở được mắt ra nữa. Khi trời tối hẳn thì em bắt đầu rơi vào trạng thái lơ mơ. Chúng nắm tóc, kéo tay, thảy em ra ngoài nằm chung giữa một đám người. Em chỉ nghe tiếng lao xao, và sau đó là tiếng la khóc. Rất nhiều người khóc, không hiểu khóc cái gì. Em cố mở mắt, và nhận ra là mọi người khóc vì em. Quanh em la liệt người, có lẽ ai cũng bị đánh vì nhiều người mặt sưng húp. Mấy bác già cũng bị đánh. Nhưng ai cũng nhìn em, khóc như mưa. Họ bảo nhau: “Lấy đồ che cho thằng bé đi”. Thế là một loạt áo được truyền tới, đắp phủ lên mình em.
Sao mà giống cảnh tù Côn Đảo - như trong văn học và lịch sử “cách mạng” viết quá vậy? Nhưng khác hẳn ở một điểm, là ở đây, đám công an con cháu của thế hệ “cách mạng” chống “Mỹ ngụy” năm xưa giờ đã hiện nguyên hình là một lũ ác ôn, thẳng tay khủng bố dân để bảo vệ đảng độc tài phản quốc. Ác ôn cộng sản.
Có một cô lớn tuổi bước đến, gối đầu em lên đùi cô, xoa dầu lên trán em, nắm tay em và khóc rưng rức. Em không sao mở to nổi mắt để nhìn rõ mặt cô, chỉ thấy nhờ nhờ. Em cố mấp máy đôi môi đã sưng vều: “Cô. Cô đừng khóc nữa. Cô khóc con khóc theo đó”. Em muốn nói thêm, “mà con không muốn tụi nó thấy mình khóc”, nhưng không thở được nữa nên không nói nổi.
Nghe loáng thoáng mọi người nói: “Sao chúng nó đánh thằng nhỏ dữ vậy trời?”. Thấy không khí căng quá, ai cũng thương em, sợ mọi người “nổi loạn”, đám công an lại sầm sập chạy lại, kéo em ra. Cô lớn tuổi đang xoa dầu cho em khóc rất nhiều và la: “Mấy người còng tay tôi đi, tha cho thằng nhỏ, đánh nó chết rồi sao?”.
Em cố mở mắt ra để nhìn và nhớ gương mặt cô. Nhưng hoàn toàn không thể, lúc đó đầu óc em đã mụ mị rồi. Đám công an ném em lên xe, về sau em mới biết là chúng đưa em đi bệnh viện cấp cứu. Mọi người giữ em lại, chúng giằng ra. Có mấy người che cho em để khỏi bị đánh tiếp. Mặc, chúng vẫn lôi em đi. Cô lớn tuổi kia chạy theo em ra xe, nhưng chúng bịt miệng, kéo cô ra ngoài. Cửa xe sập lại. Em nghe một thằng chửi vọng: “Đù má thằng này. Mày diễn hay lắm. Mày diễn cho cả đám tụi nó khóc hả?”.
Sau đó em không biết gì nữa. Khi tỉnh lại, em đã ở trong bệnh viện, nhưng cũng chưa được điều trị gì vì... chưa đóng viện phí.
* * *
Đêm đó em nằm li bì. Sáng sớm hôm sau em vào viện khám lần nữa. Quá may mắn, em chỉ bị công an đánh cho đến đa chấn thương thôi chứ chưa bị chấn thương sọ não. Và hai ngày nay, liên miên anh em, bạn bè đến thăm em. Ai cũng thương em, cho tiền, cho quà bánh rất nhiều.
Nhưng em vẫn nhớ những người đã ôm lấy em, che đòn cho em, và cởi áo phủ lên em vào ngày chủ nhật ấy. Nhất là cô đã đặt em gối đầu lên chân cô - như đứa con với mẹ - và xoa dầu cho em, và cầm tay em, và khóc. Em muốn ghi nhớ nét mặt cô mà không nhìn được nên không nhớ nổi. Đến tên cô, em cũng chẳng biết. Em chẳng nhận ra được ai trong số những người bị đánh hôm đó, những người đã che chở, bảo vệ, động viên em trong những giờ phút kinh khủng nhất, cùng chia sẻ với nhau nỗi đau đớn của những người dân vô tội, bị công an giam giữ vô luật và đánh như đánh kẻ thù.
Trong lúc bị đòn hội đồng, em không nhớ nổi gương mặt ác quỷ nào, nhưng cũng kịp nhìn thấy một phù hiệu trên ngực áo của một công an, ghi tên Nguyễn Lương Minh. Chúng không hề biết em là ai, chỉ vì em không khai password điện thoại mà chúng còn đánh em như vậy; không hiểu những người bị chúng coi là “biểu tình viên”, “nhà hoạt động dân chủ-nhân quyền”, “nhà bất đồng chính kiến”, thì nếu vào tay chúng, chúng còn hành hạ họ tới mức nào. Và còn hàng trăm người bị bắt bừa bãi hôm đó nữa, cả những bác già, những sinh viên trẻ măng, tinh khôi, những hướng dẫn viên du lịch áo dài...
Qua đây em cũng muốn hỏi thông tin về cô - người phụ nữ đã khóc rất nhiều vì em hôm ấy. Lúc đó là khoảng 7-8h tối chủ nhật 17/6, ở một căn phòng nào đó trên sân vận động công viên Tao Đàn.
——-
(*) Chú thích của người viết về chi tiết “phá mật khẩu iPhone 5s”: Khi bạn trẻ này rút điện thoại gọi về nhà, có một vài nhân viên an ninh đứng sau lưng và sát bên bạn đã nhìn trộm được hai chữ số (mật khẩu 6 chữ số). Như vậy trên nguyên tắc, an ninh chỉ phải dò bốn chữ số còn lại. Và các kỹ thuật viên của họ đã làm được điều đó sau một thời gian ngắn.
Phỏng vấn Ls Nguyễn văn Đài tại Bá Linh, Đức
Luật sư Nguyễn Văn Đài: Ngay sau khi bị bắt [16/12/2015], tôi nói với cơ quan an ninh điều tra rằng nếu họ bắt tôi với mục đích để cầm tù tôi lâu dài ở Việt Nam thì tôi không có gì để nói cả. Họ cứ đưa tôi ra tòa xét xử với những gì mà họ cho là bằng chứng phạm tội mà họ có trong tay. Tôi không bao giờ hợp tác với cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát và Tòa án trong suốt quá trình tố tụng.
Nếu họ bắt tôi với mục đích nhằm đẩy tôi đi nước ngoài thì lần này tôi vui lòng rời khỏi Việt Nam.
Sau đó bốn ngày, họ vào trại giam, đồng ý cho tôi làm đơn để đi định cư ở nước ngoài theo diện nhân đạo.
Đến ngày 12/5/2016, họ vào trại giam khuyên tôi đi định cư ở Úc. Họ nói tới thời điểm đó chưa có một quốc gia nào nhận tôi mặc dù phía Việt Nam đã nỗ lực làm việc với các nước.
Vào thời điểm đó, vợ tôi đã hai tháng không gửi quà vào cho tôi và tôi không biết thông tin gì về vợ tôi cả. Tôi yêu cầu họ cung cấp thông tin đầy đủ về tình trạng sức khỏe của vợ tôi thì tôi mới đưa ra quyết định có đi hay không.
Sau này tôi được biết lúc đó vợ tôi đang đi vận động cho tôi ở Mỹ và rất nhiều nước khác. Họ đã không đưa cho tôi thông tin đầy đủ cho nên tôi đã quyết định không đi Úc vào thời điểm 5/2016.
Đến 1/11/2016, họ cho tôi gặp vợ tôi sau gần một năm bị tạm giam. Trong lần gặp đó, vợ tôi nói chính phủ Đức nói sẵn sàng tiếp nhận nếu gia đình tôi muốn đi. Vậy là gia đình tôi đã quyết định lựa chọn đi định cư ở Cộng hòa Liên bang Đức.
Bắt đầu từ 1/11/2016, gia đình tôi và những người bạn ở Đức bắt đầu vận động để tôi được sớm trả tự do và đi định cư tại Cộng hòa Liên bang Đức.
BBC: Ông đã bị bắt tạm giam từ 2015, đến 4/2018 thì bị đưa ra xét xử sơ thẩm. Ông nói rằng ông đã nhận được lời đề nghị và ông đã chấp nhận rời khỏi Việt Nam để đi định cư ở nước ngoài từ cuối 2016. Vậy tại sao tiến trình định cư không được thúc đẩy sớm hơn để ông có thể ra khỏi Việt Nam sớm mà không cần qua phiên tòa xét xử?
Luật sư Nguyễn Văn Đài: Tôi được biết là bạn bè tôi đã vận động để tôi được ra đi mà không qua xét xử.
Tuy nhiên, sau này, khi họ tiến hành điều tra bổ sung tôi với tội danh "nhằm lật đổ chính quyền nhân dân "theo Điều 79 và bỏ [tội danh theo] Điều 88 đi, trong quá trình họ cho tôi xem hồ sơ thì tôi biết rằng từ cuối 2016 họ đã có sự chuẩn bị, tập hợp hồ sơ nhằm chuyển tội danh, kết tội tôi theo Điều 79.
Mục đích của họ trước khi đẩy tôi đi nước ngoài là muốn làm một mẻ lưới lớn, bắt tất cả các thành viên của Hội Anh em Dân chủ, đe dọa những người không bị bắt để tìm cách thúc đẩy họ chạy trốn ra nước ngoài. Họ muốn xóa Hội Anh em Dân chủ trên đất nước Việt Nam rồi họ mới cho tôi đi.
BBC: Phiên tòa phúc thẩm diễn ra vào đầu tháng 6/2018, tức là khá nhanh sau phiên tòa sơ thẩm. Ông và cộng sự Lê Thu Hà đã không kháng cáo, trong lúc bốn người còn lại thì có. Lý do gì khiến ông và bà Lê Thu Hà quyết định không kháng cáo?
Luật sư Nguyễn Văn Đài:Tất cả các phiên tòa xét xử ở Việt Nam nhằm vào những người bất đồng chính kiến, hoạt động nhân quyền, hoạt động chính trị đối lập như chúng tôi đều là những phiên tòa hết sức bất công.
Tôi đã trải qua hai phiên tòa sơ thẩm và phúc thẩm hồi năm 2007, và phiên tòa sơ thẩm tháng 4/2018. Đó đều là những phiên tòa hết sức phi lý, bất công.
Trong suốt phiên tòa sơ thẩm 5/4/2018, đại diện Viện Kiểm sát không hề hỏi sáu bị cáo chúng tôi bất kỳ câu hỏi nào. Đây là chuyện không thể xảy ra ở Việt Nam cũng như trên thế giới.
Về nguyên tắc, luật Việt Nam yêu cầu tại phiên tòa, đại diện Viện Kiểm sát phải chất vấn các bị cáo để làm rõ tất cả các chứng cứ trong quá trình điều tra để làm rõ sự thật vụ án, nhưng họ không hề hỏi tôi một câu nào. Cho nên tôi cho rằng nếu kháng cáo, mọi việc cũng sẽ diễn ra tương tự như vậy.
Thêm nữa, tôi cũng muốn bản án sơ thẩm nhanh chóng có hiệu lực để chúng tôi có thể rời khỏi Việt Nam sớm hơn.
BBC:Sau hơn 10 ngày rời khỏi Việt Nam, ông có cảm nhận thế nào khi rời từ môi trường trong tù sang một môi trường hoàn toàn khác biệt, và có lẽ là điều kiện sống cũng tốt hơn nhiều so với điều kiện sống nói chung của người dân ở trong nước?
Luật sư Nguyễn Văn Đài: Cảm giác khó tả. Tôi từng sống ở Đức cách đây 29 năm và khi đó tôi hoàn toàn có cơ hội ở lại nước Đức như các Việt kiều đang định cư tại Đức bây giờ, nhưng tôi vẫn đã quyết định trở về Việt Nam vào cuối 1990 với cuộc sống rất khó khăn.
Sau khi học [luật] xong, tôi đã dấn thân vào con đường đấu tranh. Trong suốt hơn 10 năm qua, tôi chịu rất nhiều cảnh cơ cực. Tôi đã một lần vào tù bốn năm và chịu bốn năm quản chế. Tôi đã từng bị đánh, có một lần bị đập vỡ đầu, phải khâu bốn mũi. Một lần tôi bị đánh, bị ném ra bờ biển trong một buổi tối mùa đông giá lạnh, bị cướp hết cả tài sản tiền bạc. Rồi tôi tiếp tục bị bắt, bị xử 15 năm tù.
Trong suốt thời gian tạm giam hai năm rưỡi vừa qua trong trại tạm giam B14, tôi đã phải đối diện với rất nhiều 'chiêu trò' nhằm áp chế tinh thần chúng tôi.
Tôi trở lại Đức với cảm giác trở lại nơi mình từng sinh sống trong gần một năm. Cảm giác như đó cũng là quê hương của mình.
Sống trong sự an toàn, không sợ an ninh rình rập theo dõi, không phải chịu sự đối xử bất công trong nhà tù, tôi cảm giác vừa vui mừng, vừa đau buồn. Đồng bào, anh em đấu tranh của tôi thì người phải trốn chạy ra nước ngoài, người đang phải lẩn trốn ở đất nước Việt Nam, đều đang trong cảnh rất khó khăn. Tôi cảm thấy thương và buồn cho thân phận của đất nước, dân tộc mình.
BBC: Cùng được thả khỏi nhà tù và cùng được đưa sang Đức với ông là cộng sự của ông, bà Lê Thu Hà. Ông từng ở Đức trước đây, có lẽ vẫn ít nhiều cảm thấy quen thuộc cả về cuộc sống lẫn ngôn ngữ Đức. Nhưng với bà Lê Thu Hà, có lẽ đây là lần đầu tiên bà ấy sang Đức phải không? Vì sao bà Hà cũng được bảo lãnh để sang Đức cùng ông?
Luật sư Nguyễn Văn Đài: Tôi và cô Hà bị bắt đầu tiên, chỉ có hai người chúng tôi thôi. Bốn người kia mãi về sau họ mới bắt.
Thủ tục bảo lãnh để chúng tôi được sang Đức định cư đã được tiến hành trước khi bốn người đó bị bắt. Những người vận động đã vận động cho cả hai chứ không phải cho riêng mình tôi. Tôi và cô Hà đều nhận được sự quan tâm, giúp đỡ từ phía Đức như nhau, hoàn toàn bình đẳng không có gì khác biệt.
Khi tới Đức, cô Hà có gặp một số vấn đề về sức khỏe, có hơi choáng ngợp trước cuộc sống ở nước Đức. Đến hôm nay cô ấy đã trở lại tương đối bình thường. Tôi hy vọng cô Hà sẽ sớm hội nhập được cuộc sống ở nước Đức như tôi.
BBC: Có bốn người khác bị bắt và cùng bị đưa ra xét xử với ông và bà Hà, hiện vẫn đang ở trong tù tại Việt Nam với các mức án nặng. Họ là những người đã nghe theo lời kêu gọi, hay sự vận động của ông, hoặc bởi họ tin tưởng ông, hoặc vì lý do gì khác liên quan tới ông mà họ mới bị bắt, bị xử tù. Bây giờ ông đã sang Đức, vậy ông có kế hoạch hay ý tưởng gì để giúp đỡ cho bốn người còn lại để họ cũng được sớm ra tù không?
Luật sư Nguyễn Văn Đài: Chắc chắn là có. Với những người vẫn cương quyết ở lại Việt Nam, chúng tôi sẽ vận động để họ sớm được tự do. Với những người thấy cần thiết phải đi định cư ở nước ngoài, chúng tôi sẽ vận động để họ và gia đình sớm được rời khỏi nhà tù để đi định cư.
Trong 10 ngày vừa qua, tôi đã gặp gỡ các vị dân biểu của Quốc hội Đức, gặp Bộ ngoại giao Đức. Tôi đã nói chuyện với họ, đề đạt với họ những mong muốn của tôi là họ tiếp tục vận động, đấu tranh cho những người bạn của tôi đang còn trong tù.
Sắp tới, tôi đã nhận được lời mời đi sang Hoa Kỳ và đi thăm một số nước khác. Trong quá trình làm việc với chính phủ các nước khác, tôi cũng sẽ vận động để cho những người bạn của tôi sớm được rời khỏi Việt Nam nếu họ muốn, hoặc được ra khỏi tù và ở lại Việt Nam, nếu họ mong muốn như vậy.
BBC:Có một số luật sư từng bị bắt, từng bị xét xử, từng bị vào tù và bị quản chế tương tự như ông, ví dụ như luật sư Lê Công Định hay luật sư Lê Thị Công Nhân. Họ hiện vẫn đang ở Việt Nam, còn ông thì đi ra nước ngoài. So sánh cách đấu tranh của ông với của hai người kia, ông thấy có điểm gì giống, điểm gì khác nhau?
Luật sư Nguyễn Văn Đài: Chúng tôi dù cùng đấu tranh cho tự do dân chủ và nhân quyền ở Việt Nam, nhưng mỗi người có một sự lựa chọn rất khác nhau.
Luật sư Định sử dụng những bài viết của mình trên Facebook để giúp người dân hiểu về luật pháp, nhân quyền. Chị Công Nhân chọn cách giúp đỡ nhân đạo cho những người bị cầm tù hay những người yếu thế trong xã hội.
Tôi đấu tranh theo cách khác. Tôi cổ súy cho việc thành lập và hoạt động của các tổ chức xã hội dân sự, tiến tới việc hình thành các đảng phái chính trị ở Việt Nam. Mỗi người có một lựa chọn khác nhau nhưng điều mà tôi lựa chọn thì phiêu lưu, mạo hiểm và nguy hiểm hơn sự lựa chọn của người khác.
Các mẹo giữ đông đá một số rau quả
Nấm
Rửa và tỉa những cây nắm nấm tươi chắc, bạn có thể cắt hai hay cắt nhỏ theo cỡ mình muốn. nấu nước sôi bỏ trụng từ 1-3 phút tùy theo cỡ nấm. Đổ ra rổ để ráo rồi bỏ vào túi freezer bag lấy hết không khí ra zip lại và a-lê-hấp cho vào ngăn đá. Khi cần nấu súp hay xào thì bạn đã có nấm sẳn trong nhà.
Trái bơ
Claire Tindale-Penning từ Hiệp hội Úc Avocados chỉ cách dùng nước chanh để giúp giữ avo của bạn trong điều kiện tuyệt hảo. Cắt bơ chín ra làm hai bỏ hột, để vậy hay cắt tư hay hột lưu tùy. Rưới một chút nước cốt chanh xong bỏ vào túi đông lạnh, loại bỏ hầu hết không khí, đặt vào tủ đá. Khi cần món sinh tố bơ bạn có thể lấy ra thẳng từ đông đá mà làm mà không cần phải bỏ thêm đá bào. ”
Ngoài ra, bạn có thể nghiền bơ và thêm nước cốt chanh (khoảng 2 muỗng cà phê mỗi trái bơ) trước khi đông đá trong bao hay hộp kín.
Gừng
Gừng không phải lúc nào cũng dùng nhưng khi cần mà không có gừng tươi thì không ra vị. Gừng để ngoài ha ybị khô, vậy nên xắt lát ha yđể nguyên bẻ ra từng nhánh nhỏ cho dễ sử dụng và bỏ đông đá.
Sữa và yogurt
Sữa kem khi bỏ đông đá lấy ra thì phần kem có thể tách một chút. Bạn có thể lấy bớt phần kem bỏ sau khi rã đông. Sữa có thể đông đá nguyên chai và chia nhỏ ra sau đó.
Sữa chua bỏ đông đá có thể có kết cấu khác khi rã đông, nhưng chất lượng vẫn tốt khi thêm vào sinh tố, cà ri hoặc súp. Sữa chua đóng băng trong khay nước đá, sau đó lấy ra bỏ vào túi nhỏ để lại vào ngăn đá dùng dần.Các này cũng áp dụng cho hộp nước cốt dừa không xài hết. Đổ vào khay đá để đóng đá sau đó lấy ra cho vào bịch hay hộp nấu khi cần.
Cải xoăn (kale), rau spinach và rau lá xanh khác
Xay rau spinach với chút nước sau đó bỏ khay đá đông lạnh trong. Khi cần làm nước rau sinh tố thì bạn có sẵn sàng. Ngoài ra, các loại rau xanh như rau spinach Anh, kale có thể để dành bằng cách bỏ vào hộp cho chút nước lạnh vào rồi bỏ đông đá. Baby spinach có thể được đông lạnh nguyên như vậy và nên nhờ rửa sạch trước khi đóng đa 1để kh irã đông bạn có thể dùng luôn.
Kết luận
Một quy tắc tổng thể là để bảo đảm các thứ đông đá của bạn có chất lượng thì bạn nên đông đá những nguyên liệu còn trong tình trạng tốt. Chuối là một ngoại lệ - bạn có thể đông đá chuôi chín muồi sau đó lấy dùng làm bánh chuối.
Và cuối cùng tất cả các loại trái cây, rau và các thực phẩm khác khi đông đá thì chất lượng nó cũng tốt như là luộc hay hấp mà không làm thay đổi phẩm chất.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)