khktmd 2015






Đạo học làm việc lớn là ở chỗ làm rạng tỏ cái đức sáng của mình, thương yêu người dân, đạt tới chỗ chí thiện. Đại học chi đạo, tại Minh Minh Đức, tại Tân Dân, tại chỉ ư Chí Thiện. 大學之道,在明明德,在親民,在止於至善。












Thứ Bảy, 8 tháng 10, 2022

Thói Quen Trễ Giờ - Tác giả Mục Sư Hùynh Quốc Bình

 

Nhiều người Việt Nam rất đúng giờ cho những trường hợp quan trọng liên quan đến quyền lợi riêng tư của mình. 

Nhiều người Việt Nam than phiền về tình trạng trễ giờ của “phe ta”, nhưng ngay những người than phiền về điều này cũng không tránh khỏi thói quen mà chính họ không ưa. Người viết cho rằng, trễ giờ là một thói quen không ích lợi, cần phải bỏ đi. Nhiều bằng chứng cho thấy, những ai thường trễ giờ, hay trễ hẹn là vì do tánh lè phè hoặc họ muốn như thế, chứ không do hoàn cảnh khiến họ phải trễ giờ. Khi cần, người Việt Nam rất đúng giờ. Ít ai thấy người Việt Nam đến muộn trong những vụ hẹn hò có tính cách ảnh hưởng đến “nồi cơm” của họ, hay những gì họ đang mong chờ. 

Tôi nghĩ, người bản xứ cũng biết cái “bệnh trễ giờ”, hay thói quen trễ giờ của người Á đông hoặc người Việt Nam chúng ta. Có một thành ngữ bằng tiếng Anh, “Better late than never, but never late is better”. Tạm dịch: Trễ giờ vẫn còn tốt hơn không bao giờ, nhưng không bao giờ trễ giờ vẫn tốt hơn trễ giờ.

Trong những cuộc hẹn hò giữa đôi tình nhân, người trễ giờ không cảm thấy lâu, nhưng người chờ đợi thấy thời gian nó dài lắm. Thi Sĩ Hồ Dzếnh có mấy câu thơ cho vụ hẹn hò: 

Em cứ hẹn nhưng em đừng đến nhé.

Để lòng buồn anh dạo khắp quanh sân.

Trên tay anh điếu thuốc cháy lụi dần.

Anh khẻ bảo: gớm, sao mà nhớ thế. 

Đó là sự trễ giờ giữa đôi trai gái yêu nhau, và sự trễ hẹn đó không sao; có khi còn là chuyện hay hay, nhưng trong sinh hoạt của con người, tình trạng trễ giờ cần phải được xem lại. Sự trễ giờ thật sự đã tạo thêm nhiều rắc rối cho nhau; có khi là những hệ lụy khôn lường. Trong những cuộc vượt biên tìm tự do, người đến điểm hẹn không đúng lúc, đã bị bỏ lại. Có người phải mất hằng chục năm mới gặp lại người thân, hoặc họ chẳng bao giờ gặp nhau sau lần trễ hẹn đó. 

Trong truyện cổ tích Việt Nam có một vụ trễ giờ đến “mất dịp cưới vợ đẹp”, đó là truyện “Sơn Tinh Thủy Tinh”. Thủy Tinh để cho Công Chúa Mỵ Nương lọt về tay của Sơn Tinh chỉ vì mang lễ vật đến nhà gái trễ giờ. 

Tại hải ngoại, sự trễ giờ một cách triền miên của người Việt Nam đã làm mất thì giờ của nhau một cách vô lý trong những tiệc cưới hay những buổi hội họp. Vì thế, có người đặt câu vè để trêu chọc về sự trễ giờ của “phe ta” rằng: “Không ăn đậu, không phải Mễ. Không đi trễ không phải Việt Nam.” 

Có lần tôi tổ chức tiệc vui trong ngày “Tết Nguyên Đán” tại Salem, Oregon, nơi tôi khởi đầu mục vụ rao giảng về sự cứu rỗi của Chúa vào cuối thập niên 90. Trong bữa tiệc đó, có khoảng 30% quan khách là người bản xứ. Vì biết rõ “cái tật của phe ta” nên trong thư mời, tôi ghi giờ mời người Mỹ trễ hơn người Việt Nam một tiếng đồng hồ. Dù đã ghi trong thiệp như thế, tôi vẫn chưa an tâm. Gần đến ngày tổ chức, tôi đích thân gọi từng gia đình Việt Nam. Tôi xin họ cố gắng đến đúng giờ để ban tổ chức khỏi phải áy náy với người bản xứ. Vì thấy tôi “năn nỉ” tha thiết quá nên có khoảng 40% khách Việt Nam đến trước giờ khai mạc khoảng 15-30 phút, và 60% còn lại đến rất đúng giờ. Rốt cuộc, tất cả người bản xứ đều đến buổi tổ chức sau người Việt Nam. Lần chờ đợi đó, phe ta vui lắm, vì đó là lần đầu tiên “bất chiến tự nhiên thành”. 

Như đã nói, nhiều người Việt Nam than phiền về tình trạng trễ giờ của những người Việt Nam khác, nhưng tại sao nhiều người Việt Nam vẫn cứ trễ giờ? Thực tế, người Việt Nam rất đúng giờ, có khi còn đến sớm cả giờ để ngồi chờ trong những trường hợp sau đây: Hẹn thi quốc tịch hay tuyên thệ trở thành công dân Hoa Kỳ. Ra phi trường đón người yêu hay đón vợ từ Việt Nam mới sang. Hẹn phỏng vấn cho công việc làm. Hẹn phỏng vấn xin tiền trợ cấp xã hội v.v… 

Nếu vì thiếu giờ nên chúng ta trễ giờ, không nói chi, nhưng còn dư thừa thì giờ mà cũng trễ một cách triền miên, dứt khoát chúng ta phải tìm cách thay đổi. Nhiều trường hợp cho thấy, không ít người bị tai nạn xe cộ chỉ vì hối hả trong lúc lái xe. Có những trường hợp người ta gây ra hoả hoạn chỉ vì vội ra khỏi nhà, nên quên kiểm soát điện đài hoặc không nhớ tắt đèn, lò sưởi, hoặc tắt bếp. 

Trở lại câu hỏi tại sao người Việt Nam hay trễ giờ? Xin thưa, tại vì người Việt Nam muốn trễ giờ trong các tiệc cưới hay sinh hoạt trong cộng đồng. Người viết từng thăm dò về tình trạng này. Hầu hết ai cũng nghĩ: Mình có đến trước cũng phải chờ người khác, tại sao mình phải đúng giờ? Mặt khác, thì giờ dự trù ra khỏi nhà để đến điểm hẹn quá khít khao nên luôn luôn trễ. 

Xin phép quý độc giả cho tôi được bày tỏ đôi điều với những người có đức tin vào Thiên Chúa giống như tôi: Nếu là con dân Chúa, chúng ta đi chơi, tham dự những buổi tổ chức trong cộng đồng, và các tiệc cưới hỏi trễ giờ đã đành, mà đến đến Nhà Thờ hay Thánh Đường để thờ phượng Chúa cũng trễ giờ là sao? 

Khoảng năm 1996, gia đình tôi từng thờ phượng Chúa và sinh hoạt với một Nhà Thờ Tin Lành tại Portland, Oregon. Tôi chứng kiến, có một số người luôn đến nhà thờ trễ giờ. Họ thường xuyên đến trễ cả nửa tiếng. Có khi họ bước vào nhà thờ là lúc ông mục sư đang giảng luận. Đáng lẽ họ phải giữ im lặng và tìm cho mình một chỗ ngồi, họ lại đi chậm chậm, tà tà như không chuyện gì xảy ra. Chưa hết, có người còn ung dung tấp bên này bắt tay người này, tấp qua bên nọ bắt tay hay chào hỏi người kia thật lớn tiếng, khiến người giảng luận và người nghe giảng luận cũng phải giật mình. 

Thử hỏi, là con dân Chúa, chúng ta có một cuộc hẹn với thị trưởng thành phố hay thống đốc tiểu bang, chúng ta có dám trễ giờ không? Vậy mà hằng tuần đến nhà thờ ra mắt Chúa, chúng ta luôn luôn hay thường trễ giờ là sao? Nếu chúng ta thật sự mong đợi và vui mừng cho việc chờ đến ngày Chúa Nhật để được cùng mọi người nhóm họp thờ phượng Chúa, khó cho chúng ta trễ giờ lắm. 

Tôi thấy trong các mùa lễ lớn tại Hoa Kỳ, có người vì muốn mua cho bằng được hàng hoá “on sales” nên phải đến trước các cửa tiệm xếp hàng cả giờ. Có người đến trước các trung tâm mua bán, dựng lều để chờ sáng sớm vào trước, hầu có thể mua được món hàng giá rẻ. Vậy mà, khi cần đúng giờ cho những việc quan trọng hay ý nghĩa khác, họ lại không quan tâm. Nói chung, tất cả sự trễ nải là do chúng ta tạo ra mà thôi. Trước khi kết luận bài viết “dễ mích lòng” này, tôi xin kể câu chuyện về sự “trễ giờ” của tôi. 

Khoảng năm 1998, tôi tham dự một buổi nói chuyện và giải đáp thắc mắc về chương trình “cải cách an sinh xã hội” (welfare reform) của chính phủ Mỹ tại Portland, Oregon, do Hội Người Việt Cao Niên tổ chức. Thuyết trình viên là một cựu Sĩ Quan Chiến Tranh Chính Trị Việt Nam Cộng Hòa. Ông là tín hữu Tin Lành, làm việc trong sở an sinh xã hội. Buổi thuyết trình của ông nhằm mục đích giúp “phe ta” biết rõ những quyền lợi của mình. Đó là những điều mà lúc bấy giờ ai đang hưởng trợ cấp xã hội đều rất muốn nghe ông giải thích. Tôi nhớ là mình đã đến địa điểm tổ chức trước giờ khai mạc ít nhất 30-45 phút vì đây cũng là thói quen của tôi. 

Nhân tiện tôi cũng xin nói rõ: Trong các buổi sinh hoạt cộng đồng, tôi thường cố gắng đến trước giờ tổ chức để quan sát tình hình, tạo dịp tâm tình, và xã giao với đồng hương mình. Lần đó, tôi đến địa điểm vừa đậu xe xong, bước ra khỏi xe tôi gặp ngay một vài đồng hương Việt Nam gồm những vị rất cảm tình và luôn ủng hộ các việc làm của tôi. Các vị ấy đã giữ tôi lại và hỏi han nhiều vấn đề, từ chuyện cộng đồng cho đến chuyện cá nhân. Khoảng mười, mười lăm phút chuyện trò với nhau, tôi mới nói với các vị ấy rằng: Chúng ta cũng nên vào trong cho ấm hơn và để tiếp tay với ban tổ chức nếu họ có điều gì cần giúp. Khi chúng tôi bước vào hội trường, tôi mới “té ngửa” bởi vì mình lại trở thành kẻ “trễ giờ” so với hằng trăm người ngồi chật ních trong hội trường. 

Lần đó, tôi nhìn thấy những khuôn mặt thật xa lạ, những người tôi từng quen biết trong sinh hoạt cộng đồng, và tôn giáo. Trong số đó, có những người từng hùng hồn tuyên bố “không thích chuyện chính trị”, những ông bà rất kỵ đám đông, và ngay cả những thành phần không bao giờ tham dự những buổi tổ chức về văn hóa, giáo dục, hoặc ái hữu vì ngại “dính dấp đến chuyện chính trị”. Họ quá đúng giờ, nếu không muốn nói là họ đã đến quá sớm và đến thật đông bởi vì buổi nói chuyện đó thật sự có liên quan đến “nồi cơm” của họ. Họ không muốn nồi cơm của họ bị bể nên phải tới sớm cho chắc ăn. Tôi không nói điều này tốt hay xấu, nhưng tôi chỉ muốn nói, trễ giờ hay đúng giờ đều cho chúng ta quyết định cả. Tôi cũng từng trễ giờ, và nếu tôi phải đến trễ, tôi cố tìm cách thông báo cho ban tổ chức biết để họ hiểu rõ hoàn cảnh của tôi. Tôi càng ý thức rằng, không thể chỉ vì sự trễ nải của tôi mà tôi lại làm ảnh hưởng đến sinh hoạt của nhiều người khác. 

Khi khởi sự viết về đề tài này hay nói chuyện về đề tài này, tôi cũng có cân nhắc cẩn thận. Tôi ý thức rằng, làm chuyện này giống như thể người đầu bếp đãi “một món ăn” tuy dễ nhai nhưng khó nuốt, hoặc y như mình tình nguyện bước chân vào ổ kiến lửa bởi vì nó không dễ dàng được người khác chấp nhận hay có cảm tình với mình. Thôi, xin phép cho tôi được kết thúc bài viết.

Kết luận

Luật pháp trong xã hội chắc không đó điều khoảng nào buộc tội người “trễ giờ”, nhưng sự trễ giờ thường tạo ra nhiều điều bất lợi cho chính người đó và những người chung quanh. Ai không tin, cứ thử đến trễ trong vụ hẹn thi quốc tịch Mỹ, tuyên thệ trở thành công dân Hoa Kỳ, cần phải có mặt trong một phiên tòa, hoặc cuộc phỏng vấn tìm việc làm thì biết. 

Đừng chờ ngày mai vì ngày mai có khi không đến với chúng ta. Chỉ cần một trận động đất, một đợt sóng thần, một tai nạn, hoặc một cơn bệnh, chúng ta sẽ không còn cơ hội để đạt được những gì đáng lẽ chúng ta phải có khi còn hơi thở. Chúng ta có thể chậm trễ điều gì chứ việc chung, công việc Chúa, và vấn đề đức tin cho linh hồn mình, chớ nên trễ nải.



Thứ Năm, 6 tháng 10, 2022

Mỹ-Nam Hàn tập trận đáp trả khi Bắc Hàn khiêu khích





Việt Nam cấm chiếu phim Hàn ‘Little Women’ vì ‘xuyên tạc lịch sử’





Triển lãm xe điện ở Quận Cam





Buổi trình diễn ngoạn mục của các ‘đại bàng thép’ ở California





Hai cậu bé Ukraine bị thương trong vụ tấn công bằng tên lửa vất vả hồi phục





Cây xanh ở chung cư





Thêm 3 tổ chức phản đối bầu Việt Nam vào Hội đồng Nhân quyền LHQ





Việt Nam nói ‘không có bao che hay vùng cấm’ trong vụ chuyến bay ‘giải cứu’





Việt Nam có tên trong báo cáo của Bộ Lao động Mỹ về nạn cưỡng bức lao động





EIA: Gỗ Nga ‘đội lốt’ tàu cộng qua ngả Việt Nam tránh chế tài Mỹ





Với chính phủ mới, kinh tế Anh Quốc bên bờ vực ''suy thoái''





Lính dự bị Nga được huấn luyện ở Donetsk





Sau những thất bại liên tiếp tại Ukraina, quân đội Nga bị dồn vào chân tường





Tin đồn đảo chính ở Bắc Kinh : Chuyện gì đã xảy ra ?





Chiến tranh cường độ cao : Pháp có đủ sức chống chọi lâu dài ?





Thứ Tư, 5 tháng 10, 2022

Học trường quốc tế tại VN hay đi du học?





Chính phủ Mỹ và Google hợp tác thực hiện dự án đào tạo ở Việt Nam

<0br/>


Giá cả chợ đầu mối nông sản lên xuống theo cung-cầu





Tại St. Petersburg, phong trào phản chiến của Nga dần định hình





Chợ cá đồng mùa nước nổi





Lễ hội mùa thu tại Quận Cam





Những điều cần làm ngay khi người thân đột quỵ





Người Indonesia cầu nguyện cho hơn 120 nạn nhân của vụ giẫm đạp ở sân bóng





Iran đàn áp biểu tình, 83 người thiệt mạng





Việt Nam có xứng đáng là thành viên Hội đồng Nhân quyền LHQ?





Tesla ra mắt robot giống người





Sau Lyman, Ukraine tiếp tục giải phóng khu định cư ở Kherson





Nghệ An: Lũ quét kinh hoàng khiến ít nhất 8 người chết





Đài Loan trồng rau dưới ga tàu điện ngầm





Michael Phương Minh Nguyễn: Tiếp tục lên tiếng cho TNLT bị bắt bớ vô cớ tại Việt Nam





Chiến tranh Ukraina : Quyền lực Putin lung lay, nước Nga phí hoài tương lai





Tăng trưởng kinh tế: Việt Nam hưởng lợi nhờ Trung Quốc





Bắn tên lửa đạn đạo ngang qua Nhật Bản: Một bước leo thang mới của Bắc Triều Tiên





Tàu cộng: Những thách thức đối với Tập Cận Bình trước thềm Đại hội Đảng lần thứ 20





Khí đốt: Nga thị uy với các đối thủ cạnh tranh





Chiến tranh Ukraina: Nga có nguy cơ mất Kherson





Liệu Phương Tây có ngăn được ý đồ sử dụng vũ khí hạt nhân của Nga không?





Vì sao Ả Rập Xê Út sẵn sàng đẩy giá dầu lên cao ?





Thứ Hai, 3 tháng 10, 2022

Phỏng Vấn Bs Nguyễn Văn Quí về trận Bình Long, Mùa Hè Đỏ Lửa 1972





Dấu Hiệu Đầu Tiên của Văn Minh - Luke 10:25-37 - Tác giả Lm Nguyễn Trung Tây

 

Nhiều năm trước, nhà nhân chủng học Margaret Mead được một sinh viên hỏi, "Đâu là dấu hiệu đầu tiên xác nhận những khởi đầu của một nền văn minh thời cổ đại?" Sinh viên này mong đợi nhà nhân chủng học sẽ trả lời đó là lưỡi câu, hoặc nồi đất, hoặc tảng đá mài kim loại.

Nhưng không. Cô Mead nói dấu hiệu đầu tiên của nền văn minh trong một nền văn hóa cổ đại là một khúc xương đùi đã bị gãy nhưng sau đó đã được chữa lành. 

Mead giải thích rằng trong thế giới của động vật, nếu bạn bị gãy chân, bạn sẽ chết. Căn bản bởi bạn không thể chạy trốn khỏi sự nguy hiểm, hoặc đi ra bờ sông kiếm nước uống, hoặc săn bắn tìm lương thực. Bởi bạn bị gãy chân, bạn trở thành lương thực cho những con thú đói mồi. Thật sự ra, trong thế giới động vật, không có con vật nào có khả năng sống sót khi sau gãy chân, bởi cái chân gãy đó không có đủ thời gian để xương được lành.

"Xương đùi bị gãy đã lành" là bằng chứng cho thấy có một người nào đó đã dành thời gian ở bên cạnh người bị ngã, băng bó vết thương, đưa người đó đến nơi an toàn và chăm sóc người đó cho đến khi hồi phục. 

Nhà nhân chủng học Margaret Mead kết luận, "Giúp đỡ người khác vượt qua khó khăn là dấu hiệu khởi đầu của một nền văn minh."

Người Samaria của một nền văn hóa thù nghịch với người nạn nhân Do Thái sẵn sàng bỏ lại tất cả sau lưng quá khứ để băng bó vết thương "gãy chân" của người Do Thái đang nằm nửa sống nửa chết bên vệ đường. Người Samaria trong Luke 10:25-37 rõ ràng là một người đánh dấu cho một nền văn minh. Khi đối diện với kẻ thù Do Thái, ông không thấy đó là kẻ thù, nhưng là một con người. Là con người, ông biết, ông phải giúp đỡ người đang nằm dở sống dở chết bên vệ đường.



Chủ Nhật, 2 tháng 10, 2022

Nguyệt Ánh và Việt Dũng song ca Đường Chúng Ta Đi, nhạc Anh Việt Thu





Liên Đoàn 81 Biệt Cách Nhảy Dù, Đại Tá Phan Văn Huấn, phần 2





Liên Đoàn Biệt Cách Dù 81, Đại Tá Phan Văn Huấn, phần 1





Hàng ngàn người Nga trốn lệnh động viên trong lúc nổ ra biểu tình phản chiến





Lệnh động viên của Putin không diễn ra như mong đợi





Indonesia : Thảm họa bóng đá thế giới, hàng trăm người chết và bị thương





Căng thẳng NATO - Nga leo thang nghiêm trọng nếu Matxcơva “giấu mặt” tự phá Nord Stream





Dân Nga bỏ phiếu bằng chân : Putin đã sai khi gây chống đối từ trong nước





Phát hành toàn tập Michel Berger nhân 30 năm ngày giỗ





Cuba: Mất điện sau bão Ian, hàng trăm người đổ ra đường biểu tình





Putin thừa nhận có sai lầm trong việc gọi 300.000 lính nhập ngũ





Nam Hàn: sản xuất kim chi gặp khó khăn





129 người chết sau vụ bạo loạn ở sân bóng Indonesia





Ba nhà du hành vũ trụ Nga trở về trái đất





Đồng đội Andy Huynh bị Nga bắt: Cả hai từng cầu nguyện cho cái chết





Giải Ảo Về Lẽ Yếu/Mạnh Của Ngoại Tệ - Tác giả Nguyễn Xuân Nghĩa

 

Giáo đầu tuồng nhé: Diễn đàn này thu thập tin tức và trình bày kiến thức căn bản về sự vận hành lẫn các biến cố của toàn cầu. Sự lười biếng được ngụy trang dưới vẻ thông thái dẫn tới loại “thuyết âm mưu”. Thí dụ phổ biến: “tư bản nó đã tính hết rồi – mà vẫn bị Trung Cộng lường gạt”!
cố tránh hiện tượng nông cạn đó ta mới đi vào vài quy luật thật ra thường thức, hầu dùng trí não theo lối thông minh hơn. Do đó, tôi xin xóa hết các thuyết âm mưu ngớ ngẩn! Tôi không mất công mất của lập ra diễn đàn cho các chiến lược gia ở quán cóc.
Bây giờ, xin đi vào bối cảnh với vài kiến thức thuộc trình độ cử nhân kinh tế - năm thứ hai. Quý vị nào tò mò muốn rõ hơn thì cứ hỏi và tôi sẽ cố giúp tìm hiểu thêm.
Hoa Kỳ và khối dân chủ tiên tiến Âu-Á đang bị khủng hoảng với hậu quả lan rộng đến các nền kinh tế gọi là đang phát triển. Nguyên do chủ yếu xuất phát từ quãng 2008, 14 năm trước! (Lùi về 14 năm thôi vì xa hơn thì quá dài, làm quý vị bỏ cuộc...)
Vụ khủng hoảng tài chánh và nạn suy trầm toàn cầu 2008-2009 khiến Hoa Kỳ và Âu Châu theo nhau lấy các biện pháp ứng phó như ào ạt bơm tiền nên mới dẫn tới nạn lạm phát ngày nay. Chịu trách nhiệm nặng nhất là các Chính quyền George W. Bush và Barack Obama cùng Ngân hàng Trung ương Mỹ (từ nay gọi tắt là Fed) dưới sự lãnh đạo của Ben Bernanke và Janet Yellen.
Ngày nay, Fed của Mỹ phải chặn lạm phát với hậu quả TIÊU CỰC là làm đồng Mỹ kim lên giá. Tiêu cực cho Mỹ và thế giới. Tùy lập trường chính trị và khả năng chuyên môn, ta có thể ủng hộ hay đả kích biện pháp đó của Fed, nhưng phải hiểu đã!..
Thời đó, Âu Châu cũng chẳng vô can khi Ngân hàng Trung ương (European Central Bank ECB) nhập cuộc và gieo họa cho năm thành viên được gọi tắt là PIIGS (Portugal, Ireland, Italy, Greece và Spain) khiến đồng bạc chung là Euro bị lung lay. Lãnh đạo Âu Châu câu giờ và đá ra biên vì nhóm PIIGS quá nhỏ. Thống đốc ECB là Mario Dhaghi còn phát biểu: “ECB sẽ làm mọi cách duy trì đồng Euro. Như vậy là đủ.”
Nhắc lại chuyện ngày xưa về vụ khủng hoảng ngày nay, ta thấy ra một quy luật kinh tế là “cái sẩy nẩy cái ung”. Trận bão có thể bắt đầu từ một cơn giông nên cơn giông kinh tế tích tụ từ hơn chục năm qua đang là trận bão.
Sau 500 chữ, giờ ta đi vào giải ảo: lật ngược vấn đề để thấy ra sự thật!
1/ Hơn chục năm qua khối tư bản tiên tiến đã điên rồ lao vào hai lãnh vực tiền tệ (của Ngân hàng Trung ương - NHTƯ) và ngân sách (của Chính quyền). Các NHTƯ áp dụng chánh sách bất thường của Nhật (sẽ nói riêng về Nhật sau) là QE và ZIRP. QE là “quantitative easing” (tôi đã dịch là “tăng mức lưu hoạt có định lượng”), được nhiều xứ khác áp dụng. ZIRP là “zero interest rate policies”, chính sách hạ lãi suất tới số không. Chưa đủ điên đâu, vì còn hạ dưới số không, là số âm! Hậu quả ư?
2/ Hậu quả kinh tế là sự lệch lạc trong sung dụng tài nguyên: a) giới có tài sản tiết kiệm bị thiệt (lãnh tiền lời quá thấp); b) còn... bị phạt khi cho vay với lãi suất âm; c) các quỹ đầu tư hưu bổng bị lỗ nặng, quỹ 401K bỗng có ngày chợt xanh là sạch trơn; d) người ta đầu tư không đúng nơi đúng chỗ nên một số chạy vào thị trường cổ phiếu, giàu to - nay khóc vì “chơi stock bị lỗ”..
3/ Nguy hại hơn vậy, hậu quả xã hội chính trị là mở rộng sự cách biệt về lợi tức và nhận thức của các thành phần xã hội. Khác biệt “giầu/nghèo” bị đào sâu trong từng nước. Rồi dẫn tới sự bành trướng của xã hội chủ nghĩa cho lý tưởng công bằng xã hội! Giờ đây, mọi nơi trả giá cho sai lầm kinh tế xa xưa! Phản ứng là hết tin vào Liên Âu (Anh ra khỏi EU) và khuynh hướng bảo thủ đang thắng thế tại nhiều nước, từ Thụy Điển tới Ý, rồi bị xuyên tạc là... phát xít, con cháu của Hitler.
4/ Chưa hết buồn đâu bà con ơi! Hơn hai năm trước lại có vụ Đại dịch xuất phát từ Vũ Hán với hậu quả lan tỏa sang nhiều lãnh vực, từ sức khỏe đến sức lao động và khả năng sản xuất.... Khối Âu Châu thì quên lịch sử, châu đầu vào vòng lệ thuộc năng lượng Nga. Rồi đảng Dân Chủ thừa cơ leo lên cầm quyền với chính sách tăng chi ào ạt và thổi lên lạm phát từ đầu năm ngoái. Đầu năm nay lại có chiến cuộc tại Ukraine và hậu quả là thế giới bị hai khủng hoảng nhập một: lương thực và năng lượng tăng giá khi chế độ Joe Biden còn áp dụng chánh sách năng lượng sạch và hạn chế sản lượng dầu thô và khí đốt của Mỹ.
5/ Ngần ấy tai họa tích lũy từ lâu, nay dồn dập thổi lên bão lớn, giữa mắt bão là đồng ngoại tệ. Người ta cứ cho ngoại tệ là cột sống của kinh tế, lan tỏa khả năng giải quyết được mọi vấn đề. Nhưng giá trị của ngoại tệ lại là một mục tiêu di động vì hết bị giàng giá vào vàng từ Tháng Tám 1971 (một phần do chiến cuộc tại Việt Nam) hay bất cứ một loại tài sản nào khác. Giá trị là do thị trường quy định: tài sản của ta đáng giá bao nhiêu Mỹ kim, Euro hay Yen Nhật, và một Mỹ kim đáng giá chừng nào? Thị trường quyết định!
6/ Nhưng đại đa số dân Mỹ lại được may mắn là cóc biết gì về chuyện đó! Mỹ kim là đơn vị tiền tệ cho cả thế giới, nên mọi vụ mua bán đều định giá với đô la, ưu thế tuyệt vời của Hoa Kỳ! Mặt trái của ưu thế là Mỹ bị khiếm hụt thương mại vĩ đại. Nếu hiểu biết hơn một chút – trừ nhà báo! – người Mỹ còn tin rằng vai trò toàn cầu của Hoa Kỳ là nhập cảng hàng hóa và xuất cảng đô la cho thế giới sử dụng.
7/ Kẻ ít am hiểu bèn phô bày sự dốt nát qua thuyết âm mưu: Mỹ kim là công cụ khống chế địa cầu của Đế quốc Mỹ. Sự thật thì Mỹ kim có vị trí lớn trong luồng giao dịch toàn cầu mà lại ít liên hệ với thực lực kinh tế của Hoa Kỳ! Khối đô la lưu hành toàn cầu, với các nước đang phát triển nhận đô la khi bán, rồi lấy đô la thanh toán việc mua (năng lượng và thực phẩm từ các nước khác). Họ cũng có thể vay bằng Mỹ kim và thanh toán bằng đồng bạc của họ sau khi đổi ra Mỹ kim. Việc mua bán đó không do Mỹ quyết định, và chẳng liên quan gì đến kinh tế Mỹ. Cho tới khi đô la lên giá và... nẩy vào mũi Hoa Kỳ. Vì sao vậy?
8/ Trong cán cân mậu dịch Mỹ, việc nhập cảng giảm so với xuất cảng làm Hoa Kỳ xuất ra ít Mỹ kim hơn xưa nên tỷ giá Mỹ kim tăng so với các ngoại tệ khác. Ai dùng đô la để thanh toán với nhau (thường dân, doanh nghiệp, chính quyền) đều gặp vấn đề. Hậu quả bên Mỹ là dân trả ít tiền hơn khi nhập cảng mà hậu quả quôc tế là thiên hạ lại mất nhiều tiền hơn để nhập hàng Mỹ hay đi thăm Hoa Kỳ. Và doanh nghiệp Mỹ khó cạnh tranh với hàng nhập cảng vì đô la quá đắt. Huống hồ, để chặn lạm phát, Fed đã ba lần tăng lãi suất làm đô la lên giá cao nhất từ 20 năm nay so với các ngoại tệ thông dụng khác. Vì thế Mỹ kim lên giá chưa là tin vui cho mọi người Mỹ mà có thể là thảm họa cho xứ khác!
9/ Bài đã quá dài nên xin khỏi bàn về đồng Sterling của Anh hay đồng Yen Nhật Bản, mà chỉ cần nhấn mạnh để giải ảo rằng Fed của Hoa Kỳ có hai nhiệm vụ là ổn định giá cả và đạt mức thất nghiệp thấp. Nhu cầu ổn định giá cả trước nạn lạm phát quá mạnh khiến định chế này phải tăng lãi suất. Hậu quả là Mỹ kim lên giá và đang gieo họa cho hầu hết mọi thị trường khác. Ngân hàng trung ương của các nước khác đều theo dõi chế độ tiền tệ Mỹ. Họ dự đoán lãi suất liên ngân hàng (fed funds rate) tại Mỹ có thể từ 3,50% lên tới 5% làm đồng bạc của họ càng mất giá. Và làm ngoại thương Mỹ càng gặp khó khăn!...
Kết luận ở đây là những gì?
- Ngày xưa, thời Richard Nixon, Tổng trưởng Ngân Khố Mỹ là John Conally (thoát chết trong vụ ám sát John Kennedy) đã tuyên bố rất hung kiểu Texas, rằng “Mỹ kim là đồng bạc của chúng tôi, mà là vấn đề của quý vị”. Ngày nay, Mỹ kim cũng là vấn đề của nước Mỹ!
- Định chế tiền tệ Hoa Kỳ (Fed) không có trách nhiệm về các thị trường Âu, Nhật hay đang phát triển, cho nên... “đường ta, ta cứ đi”, dù chính các doanh nghiệp Mỹ lại phàn nàn.
- Thật ra, nhiều ngân hàng trung ương khác cũng có nâng lãi suất dù ít hơn Mỹ. Lãi suất là yếu tố chi phối tỷ giá ngoại tệ của xứ này so với xứ khác, nên chửi Mỹ làm đô la lên giá mà chỉ tăng lãi suất có 2% là trò vui, cho nhà báo ngu loan tải.
- Có nước không tăng mà còn hạ lãi suất (xin đọc lại bài tuần trước) mà than là Trung Cộng! Xứ này chưa hề thả nổi đồng Nguyên theo quy luật thị trường và cuối mỗi ngày giao dịch lại giàng giá đồng bạc vào giá Mỹ kim theo một biên độ ± (cộng hay trừ) nhất định cho việc giao dịch hôm sau. Kỳ khác sẽ nói về kẻ gian này sắp gặp nạn.
- Người ta cứ tưởng rằng phá giá đồng bạc cho nội tệ của ta rẻ hơn ngoại tệ khác là có lợi: hàng xuất cảng của ta sẽ rẻ hơn. Mặt trái của đồng tiền là hóa đơn nhập cảng sẽ đắt hơn. Chưa kể tội “lũng đoạn hối đoái” theo quy định của cơ quan WTO.
- Trở về Hoa Kỳ, việc đô la lên giá so với các ngoại tệ phổ biến là một thiệt hại cho lợi nhuận của các doanh nghiệp Mỹ!
- Thành thử, chuyện mạnh yếu của một ngoại tệ không đơn giản như chúng ta thường nghĩ.
Và ta nên đợi xem tại Thượng đỉnh tới của Nhóm G-20 được tổ chức trung tuần Tháng 11 ở trung tâm Bali của xứ Indonesia, các nguyên thủ nào sẽ tham dự? Và nói gì khi ngồi cạnh nhau mà không chửi thề!