khktmd 2015






Đạo học làm việc lớn là ở chỗ làm rạng tỏ cái đức sáng của mình, thương yêu người dân, đạt tới chỗ chí thiện. Đại học chi đạo, tại Minh Minh Đức, tại Tân Dân, tại chỉ ư Chí Thiện. 大學之道,在明明德,在親民,在止於至善。












Thứ Bảy, 30 tháng 4, 2022

Cái gì cũng tăng, ngoại trừ lương





Hơn 150 nhà báo đã rời khỏi Nga kể từ khi bắt đầu cuộc xâm lược Ukraine





NATO sẵn sàng hỗ trợ Ukraine trong cuộc chiến chống Nga có thể kéo dài nhiều năm





Sài Gòn ra tiêu chí chống Covid theo tình hình mới





Nghiên cứu rác để tìm hiểu bí mật từ Triều Tiên





Đường cao tốc Sài Gòn-miền Tây được kéo dài đến bờ bắc sông Tiền





Sài Gòn giải thể toàn bộ trạm y tế lưu động





Thổ Nhĩ Kỳ tự coi mình là chìa khóa chấm dứt sự phụ thuộc của châu Âu vào năng lượng Nga





Khả năng EU cấm vận dầu khí Nga và liệu điều này có làm kiệt quệ cỗ máy chíên tranh Nga?





Chứng khoán VN tiêu tan 40 tỉ đôla sau hàng loạt các vụ bắt giữ





Mỹ yêu cầu Việt Nam xem xét lại quan hệ với Nga vì vụ xâm lược Ukraine





Mỹ nói vi phạm sở hữu trí tuệ ở Việt Nam vẫn là ‘thách thức nghiêm trọng'





Tháp Chàm Poklong Garai vang bóng một thời





Mỹ gửi thiết giáp từ thời Chiến tranh Việt Nam cho Ukraine





Cậu bé Mỹ nói về 30/4: ‘Em thấy tiếc cho những mất mát của họ’





Học sinh Mỹ gốc Việt nói gì về 30/4?





‘Tìm hiểu lịch sử gia đình người Việt tị nạn’, món quà cho thế hệ trẻ hải ngoại





Căng thẳng leo thang, Nga đòi đất giữa thủ đô Israel





Phần 1: Viếng thăm viện bảo tàng VNCH





Elvis Phương hát Mặc Niệm, nhạc Phạm Duy phổ thơ Phạm Lê Phan





Quá Đủ Điều Kiện Để Mất Nước - Tác giả Phạm Viêm Phương


 Năm 1975, miền Nam có quá đủ điều kiện để mất nước:

-Quân sự: Hai bên đều nhận võ khí và mọi tiếp liệu chiến tranh của nước ngoài để bắn nhau. Khi Mỹ cắt giảm mạnh nguồn viện trợ này, Trung Cộng và Nga lại không tiếc tiền trợ giúp cho Bắc Việt. Kết quả là quân Bắc Việt có thể khơi khơi chạy cả xe tăng vào tới Sài Gòn.
- Chính trị: Người miền Nam quá ngây thơ về chính trị. Họ tin (cố tin, muốn tin, và được CS xúi giục tin) rằng miền Bắc sẽ tôn trọng chữ ký của mình trong Hiệp định Paris 1973, hòa bình sẽ trở lại, và hai bên sẽ thôi bắn nhau, trong khi miền Bắc là bậc thầy về thủ đoạn chính trị. Tranh thủ lúc đàm phán, họ đẩy mạnh phong trào phản chiến ở Mỹ, tích cực mở rộng chiến sự, chuyển quân đội và tiếp liệu chiến tranh vào miền Nam, và chờ Mỹ rút quân để tổng tiến công.
- Tâm lý: Người dân miền Nam quen thấy hỏa lực Mỹ và quân lực VNCH giải quyết mọi trận chiến, kể cả những trận vào tới thành phố, kéo dài nhiều tháng và ở quy mô lớn (như Mậu Thân 1968, Mùa hè đỏ lửa 1972...), nên đến 1975 họ vẫn nghĩ "rồi Cộng quân sẽ bị đẩy lui như mọi lần trước" và "chiến tranh là chuyện của Mỹ và lực lượng binh lính chuyên nghiệp, mình không cần can dự hay góp phần." Và thậm chí họ tìm mọi cách để trốn lính hay hoãn dịch. Trong khi đó, miền Bắc vắt hết sức lực và của cải của toàn dân, kể cả phụ nữ và thiếu niên, để dồn cho cuộc thôn tính miền Nam với chiêu bài "chống Mỹ cứu nước" tuy không còn lính Mỹ nữa.
- Kinh tế: Tuy có nền kinh tế tự do, có điều kiện và sẵn sàng áp dụng công nghệ nước ngoài, hoạt động kinh tế miền Nam vẫn bó hẹp trong thành phố (nơi có an ninh), trong khi cộng quân kiểm soát nông thôn, thuyết phục được (hoặc ưỡng bách được) dân nông thôn đóng góp tài lực và xương máu cho cuộc chiến của họ. Mọi đường sá cầu cống ra khỏi thành phố đều bị phá hoại ngày đêm, bằng bom mìn hoặc bằng cả phương tiện thủ công. Kết quả là, các đô thị miền Nam sống hầu như hoàn toàn nhờ viện trợ. Ngay cả gạo cũng phải nhập cảng.
Với tình hình khái quát đó (chưa kể những điều tồi tệ khác như tham nhũng, tranh giành quyền lực, đâm sau lưng chiến sĩ, vân vân) thì đánh nhau bằng tay không, miền Nam cũng thua.
Tôi ngày càng hiểu ra nỗi tuyệt vọng và tình cảnh cô đơn lẻ loi của người lính VNCH, khi hậu phương không sát cánh với họ. Khi tình thế là chắc chắn thua, máu xương của họ đổ ra chỉ để trì hoãn việc mất nước, kéo dài thêm vài ngày tự do cho mọi người, nên nó cực kỳ quý giá. Suốt đời tôi kính trọng họ và hiểu món nợ của tôi đối với họ là nặng đến chừng nào

Viết Về Ngày 30 tháng 4 - Tác giả Gs Nguyễn Thiện Tống

 

1. Vui mừng khi đất nước hòa bình
Tôi còn nhớ cảm giác vui mừng vào ngày 30 tháng 4 năm 1975 khi dân chúng Sài Gòn được an lành, không bị chết chóc, và thành phố Sài Gòn được nguyên vẹn, không bị tàn phá. Nếu Thiếu tướng Nguyễn Cao Kỳ nắm quyền chứ không phải Đại tướng Dương Văn Minh thì trận chiến ác liệt đã xảy ra, thành phố Sài Gòn bị tàn phá đổ nát và rất nhiều người chết, cả binh lính hai bên và nhiều dân thường nữa. Vì thế tôi rất biết ơn Đại tướng Dương Văn Minh và những binh sĩ VNCH đã ngừng bắn và buông súng. Tôi vẫn còn nhớ lời Đại tướng Dương Văn Minh và Chuẩn tướng Nguyễn Hữu Hạnh nói trên đài phát thanh Sài Gòn lúc 9 giờ sáng 30/4/1975 có câu “… không nổ súng và ở đâu ở đó để bàn giao cho chính quyền Cách mạng”.
Chiều 30/4, tôi từ nhà ở Quận 3 đi thăm mẹ tôi ở Thị Nghè. Gia đình tôi có 9 anh em trai, mà 5 ngưởi trong Quân đội VNCH: một anh tử thương năm 1964 mà gia đình đã được báo tin tử trận nhưng rồi may mắn được Quân y viện Duy Tân ở Đà Nẵng cứu sống lại và trở thành thương phế binh, một anh tử thương năm 1966 rồi mất ở Quân y viện Gò Vấp, một anh là Trung sĩ, một anh là binh nhì, một em là Thiếu úy. Em tôi là sĩ quan nên phải đi học tập cải tạo năm 1975. Hai người anh khác của tôi đã có số quân, chỉ tôi và đứa em trai nuôi chưa có số quân mà thôi. Sau này mẹ tôi có lúc nói rằng nếu chiến tranh tiếp tục thì không biết mẹ tôi mất thêm mấy đứa con trai nữa.
Tôi nhớ nhất là cảm giác vui mừng khi nhận thấy hòa bình đang đến với đất nước. Thế hệ chúng tôi sinh ra và lớn lên trong chiến tranh, thời gian 30 năm chiến tranh lớn hơn tuổi đời 28 của tôi lúc đó. Cuộc chiến đau thương lâu dài đã kết thúc, dầu có bên thắng bên thua nhưng đất nước được hòa bình.
Cũng chiều 30 tháng 4 đó, tôi đi lên trường Đại học Kỹ thuật ở Phú Thọ (mà nay là trường Đại học Bách Khoa TpHCM) để xem có gì không hay xảy ra cho trường không, vì tôi là người ở vị trí thứ 3 trong ban lãnh đạo nhà trường lúc đó mà người đứng đầu đã đi nước ngoài trước đó mấy ngày. Tôi thấy khi đó đã có một số nhân viên mang băng đỏ đứng ra tổ chức bảo vệ trường. Tôi mừng khi thấy trường Đại học Kỹ thuật cũng nguyên vẹn không bị cướp phá.
2. Tại sao anh không đi?
Tôi nhớ cảm giác rất buồn sau buổi họp cuối cùng của Hội đồng Giáo sư trường Đại học Kỹ thuật ở Phú Thọ một tuần trước đó. Kết thúc buổi họp thì hầu như mọi người đều ghi tên vào danh sách muốn đi để chuyển đến các Tòa Đại sứ Mỹ, Pháp, Úc… Chỉ có tôi và hai người khác không ghi tên thôi. Lúc đó một người bạn hỏi tôi: “Anh đã được nhận đi nước nào vậy?”. Thấy mọi người như thế, tôi đứng lặng bên cửa sổ rồi than thầm: Trời ơi, sao ai cũng đi hết vậy?
Hôm đó chúng tôi quyết định phát bằng tốt nghiệp sớm cho tất cả các sinh viên năm cuối và TS Nguyễn Thanh Toàn là Khoa trưởng đã ký hết các văn bằng này trước khi ra đi. Tôi là người trao bằng cho các sinh viên đến muộn vào ngày thứ sáu 25/4. Họ nhận bằng trong nước mắt từ biệt. Sau 30/4/75, những sinh viên năm cuối không trở lại trường nữa. Tôi rất buồn vì nhiều người đã ra đi trước và sau 30/4/75, trong đó có bà con anh em bạn bè của tôi. Tôi chọn ở lại vì tôi đã chọn trở về quê hương năm 1974 cùng vợ con sau gần 9 năm du học ở Úc. Sau ngày đất nước thống nhất, kinh tế đi xuống, đời sống khó khăn, rồi chiến tranh ở biên giới tây nam với Campuchia và chiến tranh biên giới phía Bắc với Trung Quốc năm 1979 đã làm cho nhiều người cảm thấy tuyệt vọng và ra đi nhiều hơn.
Sau đợt đổi tiền lần đầu, tôi được xếp vào mức lương 75 đồng/tháng mà sau này tôi mới biết là bằng với lương của anh Trung úy công an khu vực tôi ở. Từ thứ hai đến thứ sáu, tôi hàng ngày đạp xe lúc sáng sớm chở 2 con vào Xóm Gà quận Bình Thạnh gửi bà ngoại rồi đi lên trường Đại học Bách Khoa ở quận 10, buổi trưa vào chở con trai đưa đi học trường Lê Quý Đôn ở quận 3 rồi lên trường làm việc tiếp, đến chiều quay vào Xóm Gà quận Bình Thạnh chở con gái về nhà ở chung cư Yên Đỗ quận 3, còn vợ tôi sau giờ làm việc thì đón con trai về nhà. Tôi đạp xe như thế trong mấy năm liền. Gia đình tôi lúc đó cũng rơi vào hoàn cảnh quá khó khăn, và vì thiếu ăn nhiều năm nên vào những năm đầu thập kỷ 1980 tôi giảm mất 15 kg chỉ còn 53 kg như hồi học sinh 18 tuổi. Nhưng tôi vẫn quyết ở lại quê hương với gia đình với mẹ và anh chị em và bạn bè dù cũng vơi dần một số người.
Để có thêm thu nhập cho gia đình, vợ tôi dạy Anh văn ở nhiều tư gia, có nơi phải đi đạp xe gần 10 km. Tôi thấy thương cho vợ con tôi phải chịu đựng gian khổ vì tôi và không hề có suy nghĩ phải chi chúng tôi đừng về nước mà ở lại Úc hay đi Anh đi Mỹ. Vợ tôi còn nói với một số bạn bè rằng: “Anh Tống mà bị trục xuất khỏi Việt Nam thì anh sẽ vượt biên trở về.” Và như thế cho đến nay, mỗi khi có người hỏi: "Tại sao anh không đi?" thì tôi luôn trả lời: "Bời vì tôi đã chọn trở về năm 1974."
3. Tôi thuộc về đất nước sinh ra mình
Những người đi du học theo học bổng Colombo Plan có ràng buộc là phải về nước sau khi học xong. Nhưng với những người có học vị tiến sĩ thì dễ dàng ở lại Úc hoặc đi nước khác làm việc. Khi biết tôi quyết định về Việt Nam năm 1974 nhiều người cũng tỏ ra ngạc nhiên, trong đó có cả Giáo sư trực tiếp hướng dẫn luận án tiến sĩ cho tôi. Ông đưa ra cho tôi nhiều sự lựa chọn, hoặc ở lại Úc tiếp tục phát triển mô hình tính toán khí động lực học áp dụng cho phi thuyền con thoi, công trình khoa học mà tôi làm trợ lý nghiên cứu cho ông suốt sáu tháng trong thời gian chờ nhận bằng, hoặc ông giới thiệu tôi qua một số nước có khoa học hàng không phát triển như Mỹ, Anh… để tiếp tục công việc nghiên cứu khoa học. Còn về Việt Nam, ông nói tôi chỉ có thể đi dạy thôi.
Tôi cũng nghĩ rằng tôi về nước để dạy đại học, tôi mong muốn nhân rộng tri thức, sự hiểu biết của mình cho các sinh viên Đại học để góp phần phát triển đất nước.
Hầu như tất cả sinh viên đi du học đều nói về hoài bão “học tập cho thành tài để về xây dựng quê hương”. Khi đó tôi nhận thức khoảng cách biệt lớn lao về hòa bình, về phát triển giữa Úc và Việt Nam và tôi rất xót xa cho số phận dân mình. Bằng nỗ lực học tập tôi đã thoát khỏi cảnh nghèo nàn cơ cực thời niên thiếu để có một cuộc sống tiện nghi sung túc hơn mình từng mơ ước. Nhưng tôi nghĩ như Albert Camus rằng: “Dù nếu có thể, tôi cũng không từ bỏ địa ngục trần gian có những người thân đang sống để thoát lên thiên đàng một mình”. Tôi còn nghĩ rằng trong nhiều anh em mới có một người giỏi - người đó thuộc về gia đình đó, trong hàng vạn người mới có một số người tài năng - những người tài năng này thuộc về hàng vạn người đó. Lẽ công bằng của phân bố tự nhiên phải như thế. Tôi thấy mình thuộc về gia đình, thuộc về đất nước sinh ra mình và không thể tự cướp mình khỏi quê hương để làm kẻ vong thân sống lưu đày trong sung túc ở xứ người được.
Bỏ lại cuộc sống tiện nghi mình có và đã quen sau thời gian dài ở Úc, từ chối tương lai hứa hẹn những thành tích khoa học kỹ thuật mà mình có thể đạt được nếu ở lại Úc hay đi Anh đi Mỹ, tôi cùng vợ con trở về nước giữa năm 1974. Cũng như TS Lưu Tiến Hiệp từ Úc về trước tôi sáu tháng và cũng như nhiều anh chị khác từ Mỹ, Pháp, Đức, Nhật, Canada… chúng tôi trở về nước như lời hứa lúc ra đi. Trí thức du học thuộc các thế hệ đàn anh chúng tôi cũng đã làm thế. Dẫu rằng có nhiều người khác ở lại nước ngoài “để có cơ hội phát huy tài năng mình hơn, phục vụ chung cho thế giới, cho nhân loại”.
4. Con đường đau khổ của người trí thức
Với chức vụ Phụ tá Khoa trưởng tôi bị xếp loại ngụy quân ngụy quyền cao cấp và phải đi trình diện với Ủy ban Quân quản thành phố Sài Gòn – Gia Định. Tôi có “Giấy Chứng Nhận Trình Diện” do ông Cao Đăng Chiếm ký ngày 14/5/1975.
Vào tháng 6/1975 tôi được lệnh đi học tập cải tạo tập trung, nhưng hôm đó đông người quá nên phải hoãn lại hôm sau. May thay sau đó người trong ngành giáo dục và y tế phải đi học tập cải tạo được giảm một cấp, nghĩa là Viện trưởng, Phó Viện trưởng và Phụ tá Viện trưởng của Viện Đại học mới phải đi học tập, còn Khoa trưởng, Phó Khoa trưởng, Phụ tá Khoa trưởng khỏi đi.
Tôi tham gia sinh hoạt ở Hội Trí thức Yêu nước và gặp rất nhiều nhà trí thức lớn của Sài Gòn lúc đó như GS Lê Văn Thới, GS Phạm Hoàng Hộ, GS Phạm Biểu Tâm, GS Lý Chánh Trung, GS Chu Phạm Ngọc Sơn, GS Trần Kim Thạch, GS Châu Tâm Luân… GS Châu Tâm Luân được đưa lên làm Ủy viên Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, nhưng rồi cũng vượt biên. GS Phạm Hoàng Hộ đi công tác ở Pháp cũng không về. Rồi GS Phạm Biểu Tâm cũng ra đi chính thức. Có nhiều người vượt biên bị bắt giam rồi được Tổng Thư ký Hội Trí thức Yêu nước - anh Huỳnh Kim Báu vận động Bí thư thành ủy can thiệp để được tha. Ở các trường Đại học, cứ sau dịp nghỉ Tết hay nghỉ hè là có một số người vượt biên.
Trong mười mấy năm sau 1975, “con đường đau khổ” của người trí thức chúng tôi còn gian nan hơn chuyện phim Liên Xô nhiều. Tôi thấy trong nhiều năm nghèo đói, bệnh tật và bão tố tinh thần siết vòng vây tấn công từng người, từng gia đình chúng tôi - những người trí thức đào tạo trong nước cũng như từ nước ngoài trở về. Anh Liêu Sanh Oanh Liệt, Tiến sĩ vật lý ở Mỹ về đầu năm 1975 ở Đại học Bách Khoa đã chết vì bệnh tật và trong nghèo khó. Anh ôm hoài bão tuổi trẻ xuống suối vàng. Niềm cô đơn trong tôi lớn lên khi bạn bè trí thức cũ vượt biên dần.
Anh Nguyễn Tân Phục, Thạc sĩ công nghệ thông tin, tình nguyện trở về sau 1975 và làm việc ở trường Đại học Bách Khoa. Anh được sắp xếp làm cấp dưới của một Trưởng Bộ môn trình độ kỹ sư. Đáng lẽ ra anh Phục có thể xin đi ra nước ngoài trở lại nhưng anh không dám xin mà phải vượt biên, bỏ lại nhà cửa và một thư viện sách anh mang về. Anh Trần Xuân Danh là Tiến sĩ Cơ khí ở New Zealand về làm Phó Khoa trưởng trường Đại học Khoa học ở Viện Đại học Huế, rồi sau 1975 thì xin chuyển vào trường Đại học Bách Khoa TpHCM. Ba anh Danh là một cán bộ cách mạng tập kết khi về hưu thì sống ở Sài Gòn. Anh Danh được Thư ký Công đoàn trường lúc đó là anh Trần Chí Đáo đề nghị kết nạp Đảng nhưng anh từ chối, rồi đến năm 1989 thì anh vượt biên. Sau khi anh Lưu Tiến Hiệp, Tiến sĩ kỹ thuật hóa học xin nghỉ để qua làm việc ở trường Tin học và Quản lý Hoa Sen năm 1991 thì ở trường Đại học Bách Khoa chỉ có tôi là Tiến sĩ được đào tạo ở nước ngoài trước 1975 còn ở lại giảng dạy.
5. Thương cho mình và tiếc cho đời
Ngày nay thì “cửu thập cổ lai hy” 90 tuổi mới hiếm. Bây giờ tôi đã 75 tuổi cũng đã trải nghiệm qua nhiều thăng trầm trong cuộc đời. Kể từ 1974 đến nay tôi gắn bó với trường Đại học Bách khoa này gần 48 năm và đã “xoáy” cùng dòng chảy lịch sử của đất nước, để không chỉ chứng kiến mà còn có cả những trải nghiệm buồn vui thậm chí có lúc đắng cay… khi tiếp tục chọn công việc giảng dạy Đại học với mong muốn nhân rộng tri thức, sự hiểu biết của mình cho các sinh viên đại học để góp phần phát triển đất nước.
Tuy có đôi chút ngậm ngùi, có chút buồn lòng nhưng tôi chưa bao giờ hối tiếc về quyết định của mình. Tôi có lúc cảm thấy “Thương cho mình và tiếc cho đời”. Thương cho mình vì ôm nhiều hoài bão lớn nhưng lại không có cơ hội để đóng góp như mong ước. Còn tiếc cho đời đã không cho mình cơ hội để đóng góp được nhiều hơn. Tôi không đòi hỏi có được điều kiện thuận lợi, chỉ cần đừng bị gây khó. Dù sao tôi cũng cảm thấy được an ủi phần nào trong thời gian 11 năm làm Chủ nhiệm Bộ môn Kỹ thuật Hàng không, đặt nền tảng cho sự phát triển ngành kỹ thuật hàng không của Việt Nam ở miền Nam và miền Trung.
Tiếp đến, điều khiến tôi rất vui, đó chính là tôi luôn là “người mở đường”, tiếp sức cho nhiều thế hệ sinh viên. Tôi là người khởi xướng Chương trình “Vì ngày mai phát triển” của báo Tuổi Trẻ bắt đầu từ năm 1988. Từ đó đến nay chương trình đã trao 60.000 học bổng với trị giá tổng cộng 250 tỷ đồng. Bên cạnh đó, trong 12 năm gần đây, tôi đã vận động các bạn bè thân quen cũng như các thế hệ học trò của tôi ở trong và ngoài nước ủng hộ Chương trình học bổng Tiếp sức đến trường cho tân sinh viên Thừa Thiên Huế, mà gần đây số tiền trên dưới 1 tỷ đồng mỗi năm.
6. Hòa giải hòa hợp dân tộc
Tôi thấy quá trình hàn gắn vết thương chiến tranh và hòa giải hòa hợp dân tộc diễn ra quá chậm. Chủ động cho quá trình này phải ở “bên thắng cuộc” và phải thực tâm vì lợi ích lâu dài của đất nước.
Hãy xem xét những gì xảy ra ở ĐHBK như một case study để rút ra những bài học. Theo tôi thấy thì những đại học khác ở Miền Nam Việt Nam cũng tương tự ĐHBK. Về mặt lịch sử thì có lúc các trường Đại học này vào năm 1995 làm Lễ kỷ niệm 20 năm thành lập và từ chối quá khứ trước 1975. Qua đấu tranh và thuyết phục thì đến năm 2007 có lễ kỷ niệm 50 năm thành lập trường Đại học Bách Khoa TpHCM, tính từ năm 1957.
Tuy nhiên những gì xảy ra trên Hội trường chỉ là từ 1975 mà thôi. Những người là Hiệu trưởng và Phó Hiệu trưởng từ 1957 đến 1975 không hề được nhắc đến. Mà PGS.TS Lưu Tiến Hiệp và tôi là 2 Phó Hiệu trưởng cũ của trường đã bàn giao cho Ban Quân quản năm 1975 cũng không được nhắc đến, mặc dù chúng tôi có trong Hội trường. Ngày kỷ niệm 60 năm thành lập trường Đại học Bách Khoa cũng tương tự như thế. Trang web của trường ĐHBK TpHCM cũng chỉ có đầy đủ các vị lãnh đạo Trường, Khoa… từ sau 30/4/1975 mà thôi. Tôi chứng kiến năm 1975 cảnh toàn bộ hồ sơ tài liệu của trường cũ bị đốt cháy đến 3 – 4 giờ mới tàn. Tuy nhiên việc tìm lại thông tin về danh sách những người lãnh đạo cũ của trường ĐHBK trước 1975 có thể thực hiện thông qua các cựu giảng viên và cựu sinh viên của trường thời đó mà còn sống đến nay.
Tôi tham gia Ban Việt kiều thành phố HCM từ sau 1975 cho đến nay 2022 trừ một số năm khoảng từ 1990 đến 2000. Trí thức Việt kiều rất nhiều nhưng tham gia giảng dạy ở ĐHBK không tới 5 người, tức không tới 5% lực lượng giảng dạy của trường. Rất nhiều cựu giáo sư và cựu sinh viên trước 1975 của trường đã thành công trong công tác giảng dạy và nghiên cứu ở nước ngoài nhưng hầu như không có ai được đón tiếp ở trường ĐHBK cả, ngay cả TS Nguyễn Thanh Toàn ở cương vị Hiệu trưởng năm 1975 cũng không được tiếp đón chính thức khi TS Toàn về Việt Nam và có vào thăm trường.
Bi đát nhất là trường hợp GS Nguyễn Duy Xuân, cựu Viện trưởng Viện Đại học Cần Thơ, đi học tập cải tạo ở trại Ba Sao tỉnh Hà Nam 11 năm rồi chết vì bệnh năm 1986 trong trại. Chẳng biết có ai trong Bộ Giáo dục và Đào tạo chia buồn sâu sắc với gia đình GS Nguyễn Duy Xuân trên tinh thần hòa giải dân tộc không?
Ở một trường Đại học, một tỉnh hay trên bình diện quốc gia, quá trình hòa hợp hòa giải phải được những người lãnh đạo có tài có tâm chủ động khởi xướng bằng lời nói bằng hành động có thực chất chứ không phải chỉ là lời nói “ngoại giao” kêu gọi đoàn kết chung chung.
Tôi là nguyên Phó Hiệu trưởng năm 1975 của trường tiền thân của ĐHBK, rồi sau 2 năm từ 1975 – 1977 làm Phó Trưởng Khoa Cơ khí rồi trở về làm giảng viên, mãi đến 1989 trong lần bầu cử Hiệu trưởng tôi có số phiếu 188, anh Trương Minh Vệ có 190 phiếu, anh Bùi Song Cầu 191 phiếu, anh Huỳnh Văn Hoàng có 112 phiếu và vào vòng 2 thì anh Vệ đắc cử Hiệu trưởng. Tôi bị chuyển từ Khoa Cơ khí qua Khoa Thủy lợi chỉ để dạy môn Cơ lưu chất thôi. Rồi do bầu cử ở Bộ môn mà tôi được làm Chủ nhiệm BM Cơ Lưu chất, chức vụ cao nhất của tôi sau 1977. Tôi nghĩ rằng quá trình dân chủ mới giúp đưa những người lãnh đạo tài đức lên và giúp quá trình hòa giải hòa hợp tiến nhanh hơn để đất nước phát triển nhanh hơn.
7. Đào tạo ngành kỹ thuật hàng không
Sau khi hoàn tất chương trình Thạc sĩ Hành chánh công MPA ở Harvard rồi trở về nước, tôi làm việc bán thời gian cho Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright tại Việt Nam năm 1995 với mức lương 1.500 USD/tháng. So với đồng lương giảng viên mà tôi vẫn nhận từ trường hàng tháng, thì khoản thu nhập này khá hậu hĩnh. Đúng lúc đó thì GS Trương Minh Vệ, Hiệu trưởng Trường Đại học Bách Khoa TpHCM đề nghị tôi xây dựng và triển khai chương trình đào tạo Kỹ thuật Hàng không.
Tâm trạng tôi lúc đó khá phân vân. Nếu tiếp tục tham gia Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright, tôi có cơ hội truyền tải kiến thức về kinh tế thị trường, nghiên cứu và đóng góp ý kiến về mặt chính sách. Còn nhận lời xây dựng và phát triển Bộ môn Kỹ thuật Hàng không thì sẽ rất mệt, bởi quá nhiều khó khăn. Cơ sở vật chất, giáo trình, giảng viên… đều thiếu trong khi thời gian chuẩn bị khá gấp gáp. Tôi quyết định nhận lời vì tôi là người duy nhất ở Trường Đại học Bách Khoa và ở miền Nam lúc đó có trình độ hiểu biết đáng kể về kỹ thuật hàng không, và đây là cơ hội để tôi đóng góp về chuyên môn khoa học kỹ thuật.
Cuối năm 1995 tôi hoàn tất đề án mở ngành đào tạo kỹ thuật hàng không rồi Bộ môn Kỹ thuật Hàng không được thành lập ngày 18/4/1996, trực thuộc Ban Giám hiệu. Tôi được tạm cử làm Chủ nhiệm Bộ môn và cũng là thành viên duy nhất, mãi đến hơn 2 năm rưỡi sau mới được bổ sung TS Lê Thị Minh Nghĩa chuyên ngành Cơ Lưu chất làm Phó Chủ nhiệm Bộ môn. Trong vòng bốn tháng đầu, tôi vừa biên soạn chương trình chi tiết các môn học, vừa kêu gọi những anh em Việt kiều ở nước ngoài hỗ trợ tài liệu.
Tháng 8 năm 1996 nội dung chương trình đào tạo được phê duyệt, thì tháng 9 chúng tôi tuyển sinh khóa I. Đối tượng là sinh viên vừa học xong năm thứ hai ở các khoa trong trường, có điểm trung bình từ 7 trở lên. Chỉ tiêu là 30 sinh viên nhưng chỉ tuyển được hơn 20 người. Trong quá trình học, một số xin rút, nên còn 17 người tốt nghiệp năm 1999. Tôi dạy hầu hết các môn chuyên môn về kỹ thuật hàng không từ 1996 đến 2003 mới có TS Nguyễn Anh Thi là người tốt nghiệp khóa 1 kỹ thuật hàng không và đi du học ở Pháp trở về Bộ môn tham gia giảng dạy.
8. Cách chức Chủ nhiệm Bộ môn 3 tháng trước khi hết nhiệm kỳ
Lúc thành lập Bộ môn Kỹ thật Hàng không, nhà trường hy vọng xin được nguồn viện trợ từ Chính phủ Pháp, khoảng 700 ngàn USD để trang bị phòng thí nghiệm. Nhà trường có cấp cho Bộ môn 400 triệu đồng để xây dựng phòng thí nghiệm. Tuy nhiên để tranh thủ nguồn viện trợ, chúng tôi đã dành phần lớn số tiền đó để mua một thiết bị đo vận tốc gió bằng laser cho đồng bộ với hệ thống thiết bị trong dự án xin viện trợ. Nhưng vì nhiều lý do mà dự án xin viện trợ 700 ngàn USD bất thành, nên chúng tôi kẹt một khoản tiền khá lớn vào thiết bị đã mua, và thiếu các thiết bị đồng bộ. Tôi thiết kế và nhờ xưởng cơ khí của trường chế tạo hai hầm gió nhỏ để làm thí nghiệm về khí động lực học. Ngoài ra, chúng tôi làm thí nghiệm ảo, bằng cách cho sinh viên xem những thí nghiệm nước ngoài được ghi lại trên băng video do một số anh em Việt kiều gửi về.
Mặc dù học tập trong điều kiện thiếu thốn như vậy nhưng những sinh viên tốt nghiệp ngành kỹ thuật hàng không của chúng tôi khi được học bổng đi du học nước ngoài đều hòa nhập khá tốt và phần lớn ở trong nhóm giỏi. Như vậy chất lượng đào tạo ngành kỹ thuật hàng không của chúng tôi rất tốt. Trong 11 năm làm Chủ nhiệm BM, qua quan hệ và uy tín của mình tôi đã viết thư giới thiệu cho hơn 100 sinh viên hàng không được học bổng học lên Thạc sĩ và Tiến sĩ ở các nước Pháp, Singapore, Hàn, Nhật, Indonesia, Úc, Mỹ.
Bộ môn KTHK trong 2 năm đầu chỉ có tôi là giảng viên duy nhất, đến năm 2007 thì có 2 PGS, 7 TS mới và 2 ThS. Các TS và ThS này đều là cựu sinh viên hàng không được học bổng du học nước ngoài trở về. Trong tổng số 284 kỹ sư hàng không tốt nghiệp ở ĐHBK tính đến năm 2007 thì 51 người có bằng TS hay đang học lên TS, 50 người có bằng ThS hay đang học lên ThS, số người học lên ThS và TS chiếm 36% của số tốt nghiệp Đại học. Tuy nhiên với những đóng góp như thế, thay vì tôi được tuyên dương khen thưởng thì lại bị cách chức Chủ nhiệm Bộ môn 3 tháng trước khi hết nhiệm kỳ mà nhà trường không nêu được lý do gì cả.
9. Có trí không do dự, có dũng không sợ hãi, có đức không lo âu
Tôi hiểu Đạo Phật là Đạo của Từ bi, của Trí tuệ, của Dũng khí nên tôi lấy Bi - Trí - Dũng làm châm ngôn cho hành động của mình. Từ bi theo tôi là thương người, thương dân mình, thương nước mình nên thấy điều gì lợi cho đất nước thì cố mà làm, thấy gì hại cho đất nước thì cố mà cản. Phải có trí tuệ mới thấy rõ điều gì lợi, điều gì hại cho đất nước. Tôi hiểu biết về kỹ thuật hàng không khi học Tiến sĩ ở Viện Đại học Sydney, tôi cũng hiểu về chính sách công khi học Thạc sĩ ở Viện Đại học Harvard nên tôi thấy mình có trách nhiệm đóng góp ý kiến về chính sách hàng không. Có tấm lòng với đất nước và có trí tuệ để thấy điều lợi hại cho đất nước thì tôi được phát sanh dũng khí để đấu tranh không sợ hãi. Tôi nhận thấy số đông đang bị lừa dối bởi những thông tin sai lệch và lãnh đạo cũng bị che mắt bởi số đông chung quanh đang bị lừa đối đó. Cho nên tôi phải kiên trì trình bày sự thật, vạch ra những điều sai lệch của thông tin không trung thực đó của những kẻ vì lợi ích nhóm mà làm thiệt hại cho đất nước.
Chẳng hạn như Bộ Giao thông Vận tải đã trình Quốc hội khóa 13 “Báo cáo đầu tư dự án xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành” mà trong đó cho rằng để nâng được năng suất Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất lên 40 – 50 triệu khách/năm thì tốn khoảng 9,15 tỷ USD và phải giải tỏa, di dời khoảng 500.000 nhân khẩu. Trong kỳ họp cuối của mình giữa năm 2015, Quốc hội khóa 13 đã vội vàng quyết định chủ trương đầu tư dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành dựa trên kết luận “Phương án tối ưu là Xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành” từ bảng tổng hợp so sánh các phương án phát triển cảng hàng không để có thêm năng suất 25 triệu khách/năm thì sân bay Long Thành tốn 7,83 tỷ USD, sân bay Tân Sơn Nhất tốn 9,15 tỷ USD, sân bay Biên Hòa tốn 7,51 tỷ USD.
Tuy nhiên, từ năm 2017 đến 2018 các phương án mở rộng để tăng năng suất sân bay Tân Sơn Nhất được nghiên cứu lại. Ngày 01 tháng 10 năm 2018, Bộ GTVT công bố quyết định điều chỉnh quy hoạch chi tiết Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 với việc xây mới nhà ga T3 và cải tạo 2 nhà ga hiện hữu giúp nâng khả năng phục vụ của sân bay lên khoảng 50 triệu lượt khách/năm mà chi phí đầu tư là 25.000 tỷ đồng (1,08 tỷ USD). Như vậy có thể thấy Bộ GTVT đã đánh lừa Quốc hội khóa 13 với những thông tin không trung thực, không đáng tin cậy về dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành.
Một vấn đề khác việc duy trì sân golf Tân Sơn Nhất nằm trong sân bay là điều rất kì cục. Dự án sân golf Tân Sơn Nhất được cấp phép ngày 10/5/2007 là vi phạm Quy hoạch sân bay Tân Sơn Nhất đã được Thủ tướng Chính phủ duyệt ngày 27/2/1995 và trái với mục đích sử dụng đất quốc phòng. Từ giữa năm 2013, khi chủ trương xây dựng sân bay Long Thành được lấy ý kiến rộng rãi, nhiều cử tri tại TP HCM, các chuyên gia đã phản đối dự án sân golf Tân Sơn Nhất. Sau khi Quốc hội khóa XIII có Nghị quyết thông qua chủ trương đầu tư sân bay Long Thành ngày 25/6/2015, Bộ Kế hoạch và Đầu tư kiến nghị Thủ tướng Chính phủ cho tiếp tục đầu tư Dự án sân golf và dịch vụ Tân Sơn Nhất.
Từ nhiều năm qua, ý kiến xã hội, cử tri và đại biểu Quốc hội phản ánh nhiều về sân golf trong khu vực sân bay Tân Sơn Nhất gây khó khăn trong việc mở rộng sân bay nhằm giảm ùn tắc giao thông vận tải hàng không. Với ngành hàng không, đất đai xung quanh sân bay rất quan trọng để phát triển khu vực hậu cần. Có những sân bay, dịch vụ phi hàng không mang lại doanh thu lớn hơn dịch vụ hàng không. Vì thế, lấy sân golf để xây dựng nhà ga, sân đỗ, trung tâm thương mại, hội nghị là rất cần thiết. Nguyên thủy, đất sân golf đó dành cho sân bay nên việc sân golf trả lại toàn bộ đất cho sân bay là việc không cần bàn cãi.
Trong tháng 6 năm 2017, Thủ tường Chính phủ đã có cuộc họp bàn luận về vấn đề dừng xây nhà hàng và biệt thự trong sân golf, nhưng cho đến nay thì vụ việc sân golf trong sân bay Tân Sơn Nhất vẫn chưa được giải quyết thỏa đáng, và chưa có quyết định thu hồi lại sân golf để mở rộng sân bay. Khi thấy tôi đưa những lý lẽ để yêu cầu thu hồi đất sân golf Tân Sơn Nhất cho sân bay, có người lo lắng cho tôi. Đại tá phi công Từ Để, anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, có lần nhắc tôi đề phòng: “Anh đi xe gắn máy ngoài đường cần nhìn trước ngó sau cẩn thận nhé!” Người có trí không do dự, người có dũng không sợ hãi, người có đức không lo âu. Tôi tin luật nhân quả nên không lo âu.
10. Biết mà không nói là bất nhân, nói mà không hết là bất nghĩa
Từ năm 1992 tôi đã đóng góp rất nhiều ý kiến về giáo dục Đại học và sự cần thiết của Luật Giáo dục Đại học. Tôi tham gia rất nhiều buổi hội thảo góp ý cho Luật Giáo dục Đại học năm 2012. Tuy nhiên Chiến lược phát triển giáo dục nước ta trong những năm qua vẫn chưa đưa ra biện pháp giải quyết được mâu thuẫn giữa phát triển số lượng với nâng cao chất lượng.
Cuộc khủng hoảng kép về số lượng và chất lượng của giáo dục Đại học nước ta kéo dài trong hơn ba thập kỷ qua có nguyên nhân chủ yếu ở việc tổ chức quản lý giáo dục Đại học với 3 nhược điểm sau:
Nhược điểm lớn nhất là sự phân tán trách nhiệm quản lý cho qua nhiều Bộ và nhiều tỉnh, thành chủ quản. Việc chia cắt các nhiệm vụ quản lý nhà nước về giáo dục Đại học giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo với các Bộ, ngành khác đã làm cho việc quản lý nhà nước đối với hệ thống giáo dục chồng chéo, phân tán, thiếu thống nhất. Do đó cần bãi bỏ cơ chế Bộ chủ quản đối với các cơ sở giáo dục Đại học.
Nhược điểm lớn thứ hai là sự tách rời giữa các trường Đại học và các cơ quan nghiên cứu khoa học. Sự tách rời này làm cho những người làm khoa học ít được tham gia giảng dạy và giảng viên Đại học bị hạn chế tham gia việc nghiên cứu khoa học, sinh viên cũng ít được tiếp cận những nhà khoa học giỏi. Chính sự tách rời này làm cho trường Đại học chưa thực sự là trung tâm chất lượng về đào tạo và nghiên cứu khoa học.
Nhược điểm lớn thứ ba là sự phân tán của quá nhiều Học viện và trường Đại học chuyên ngành riêng rẽ với các chương trình đào tạo quá hẹp. Chính việc tổ chức quản lý các trường Đại học chuyên ngành có mục tiêu đào tạo nặng về kiến thức cụ thể theo những chuyên ngành rất hẹp mà người sinh viên không được trang bị một nền tảng vững chắc về giáo dục tổng quát mang tính khai phóng cần thiết cho việc tự học tập suốt đời và khả năng đáp ứng cao với môi trường làm việc thay đổi không ngừng trong tương lai.
Nếu Việt Nam chỉ có những đổi mới manh mún và chậm chạp mà không có chủ trương và chính sách cải tổ một cách cơ bản hệ thống giáo dục Đại học bằng biện pháp sáp nhập và tái cấu trúc các cơ sở giáo dục Đại học và các cơ quan nghiên cứu thành các Viện Đại học đa lĩnh vực được giao quyền tự trị cao thì giáo dục Đại học Việt Nam sẽ tiếp tục kém hiệu quả, kém chất lượng và không đáp ứng nhu cầu nhân lực của phát triển, rồi biến thành trở lực cho phát triển.
Về sự phát triển của ngành hàng không, tôi thấy mình có trách nhiệm đóng góp ý kiến về chính sách hàng không bao gồm lĩnh vực công nghiệp vận chuyển hàng không và sân bay và lĩnh vực công nghiệp chế tạo máy bay, đặc biệt là công nghiệp chế tạo drone – máy bay không người lái.
Nước ta cần phát triển ngành công nghiệp drone, cả trong dân sự lẫn quân sự với chiến lược “quân sự - dân sự dung hợp” hay “quân sự - dân sự tích hợp”. Hàng rào đầu tiên ngăn cản việc phát triển công nghiệp drone – UAV ở nước ta là sự ngăn cấm do lo lắng về an ninh - quốc phòng.
Thật ra những rủi ro và phiền toái mà drone gây ra có thể hóa giải dễ dàng bằng luật pháp, bằng những quy chế kiểm soát drone dân sự. Nhà nước cần khuyến khích các công ty tư nhân nghiên cứu drone, cạnh tranh với nhau, phát triển sản phẩm mới, thị trường mới. Nhờ có cạnh tranh trong lĩnh vực drone dân sự, những sản phẩm drone mới liên tục được sáng sáng tạo. Những kỹ thuật drone này phát triển trong kinh tế dân sự trước, nhưng chắc chắc sẽ được nghiên cứu ứng dụng vào quân sự mà không phải tốn kém nhiều cho đầu tư từ đầu.
Trong đào tạo và nghiên cứu khoa học về kỹ thuật hàng không cũng thế, nhà nước cần có chiến lược “quân sự - dân sự dung hợp” để đặc cử quân nhân vào học chung lớp kỹ thuật hàng không với sinh viên hay học viên cao học trong Đại học Bách Khoa TpHCM hay Đại học Bách Khoa Hà Nội.
Tôi tiếp tục kiên trì đóng góp ý kiến vì “biết mà không nói là bất nhân, nói mà không hết là bất nghĩa”.

Thứ Sáu, 29 tháng 4, 2022

Đinh Quang Anh Thái: "Ra đi bằng mọi cách"





Ukraina liệu sẽ thắng được Nga ?





Covid kéo dài : Triệu chứng bệnh khó đoán, tâm lý mệt mỏi đeo bám vàliệu pháp phục hồi chức năng





Cắt khí đốt Ba Lan và Bulgari : Đòn nắn gân Liên Âu của Vladimir Putin





Viện trợ vũ khí : Phương Tây tin David Ukraina sẽ thắng Goliath Nga





Ngoại trưởng Nga cảnh báo "Đệ Tam Thế Chiến" : Thực hư ra sao ?





Hiệp ước an ninh tàu cộng - Salomon và sự thức tỉnh muộn màng của Mỹ





Mỹ không tiếc tiền đổ cho Ukraina chiến đấu chống Nga





Chiến tranh Ukraina : Bulgari muốn "'thoát" Nga ?





Đưa vụ FLC và Tân Hoàng Minh vào diện theo dõi của Ban Chỉ đạo phòng chống tham nhũng





Bóng đá Đức-Ukraine chống Nga xâm lược





Viện Kiểm sát đề nghị án tử hình hai người Trung Quốc vận chuyển ma tuý.





Động đất ở Kontum do thủy điện tích nước?





Vợ lính Azov kêu cứu từ Mariupol





Tổng thống Pháp Macron bị ném cà chua khi đi thăm dân nghèo





An Giang: Gia đình người "chết sau khi được mời về đồn" bê bàn thờ ra giữa đường





LHQ cảnh báo Đồng bằng Sông Cửu Long bị lún vì khai thác cát





Mặt trận tuyên truyền: Khi cái loa của Đảng chuyển sang phát sóng Nga.





Thị trường tài chính VN sẽ thăng hạng sau loạt “trảm” các đại gia bất động sản?





Tổng thư ký Liên Hợp Quốc thăm Ukraine





Quốc hội Mỹ làm sống lại luật từ Thế chiến II nhằm chống lại Nga





Bộ Ngoại giao Việt Nam phản đối báo cáo nhân quyền của Mỹ, khẳng định tôn trọng nhân quyền





Thứ Tư, 27 tháng 4, 2022

XÓM ĐẠO THA LA XÃ AN HÒA, TRẢNG BÀNG, TỈNH TÂY NINH





Trực Thăng UH-1 Và Người Lính Kỹ Thuật Không Quân - Tác giả Nguyễn Tuấn Hoan





https://petruskyaus.net/truc-thang-uh-1-va-nguoi-linh-ky-thuat-khong-quan-1969-1975-nguyen-tuan-hoan/



Pigeon peas help Madagascar farmers grow food despite drought





Robotics Company Makes Sensor-Packed Filmmaking Equipment





US Laboratory Innovating Electronic Vehicle Technology





Bóng ma thế chiến thứ ba : Một lời dọa dẫm thực sự hay biểu hiện của sự yếu kém của Nga ?





Bị trừng phạt, kinh tế Nga bên bờ vực thẳm ?





Putin đang bằng mọi giá muốn chiếm Donbass trước 09/05





Khăng khăng giành "chiến thắng", Putin dồn Ukraina hợp lực quân sự với phương Tây





Xe buýt tại sân bay: Giới taxi công nghệ than vãn





TPHCM: CSGT "giao lưu" với người đàn ông chạy xe cub





Giật sập tượng "tình hữu nghị Nga-Ukraine": Không bạn bè gì với kẻ xâm lược!





Máy kéo tự lái có thể cách mạng hoá nghề nông





Tổng thống Lithuania thăm ​​chiến hạm Mỹ





HRW thúc Thủ tướng Nhật nêu vấn đề nhân quyền khi thăm Việt Nam





Giá cả leo thang có phải do Putin?





Hội làng dịp mùa xuân ở Mỹ





Thời gian ủ bệnh của Omicron là bao lâu?





Russia halts gas exports to Poland and Bulgaria amid war in Ukraine



Germany sends tanks to Ukraine as US says Russia "will be defeated"





Ukraine hạ bức tượng đồng cao 8 mét được Liên Xô trao tặng vào năm 1982





Tình Ca Cho Nguyễn Thị Saigon , nhạc Việt Dzũng





Thứ Ba, 26 tháng 4, 2022

Góc 30 Tháng 4: Chữ Trầm Chữ Thăng - Tác giả LM Nguyễn Trung Tây

 

Giờ này là những ngày cuối tháng 4 mùa Xuân. Tấm hình máy bay trực thăng đậu trên nóc tòa nhà của thủ đô Sài Gòn giờ phút hấp hối với hàng người nối đuôi dưới chân trực thăng bất ngờ lần đường quay về lại trong đầu. 30 tháng 4, thủ đô miền Nam sụp đổ! Chữ “Trầm” chữ “Thăng” có lẽ là hai danh từ chính xác đánh dấu một khoảng thời gian dài sau ngày định mệnh!
Sài Gòn thủ đô lăn những vòng quay dẫn tới biến cố 30 tháng 4, trận đại hồng thủy bôi xóa chính quyền, tư duy, tên đường phố và nhiều sinh mạng. Sáng định mệnh, tôi đứng ngay bên lề đường Lê Văn Duyệt nhìn những chiếc xe tăng Bắc Việt lăn bánh trên đường lộ thủ đô. Tôi con nít ngơ ngác nhìn những người chủ nhân mới của thành phố. Sài Gòn mùa Xuân 75 trời kéo mây đen khi đài phát thanh Sài Gòn vang vang lời kêu gọi đầu hàng của vị Tổng Thống cuối cùng.
Sài Gòn, giờ thứ 25 tháo chạy trên bầu trời và hỗn loạn dưới đường phố!
Sài Gòn, xe tăng Bắc Việt húc tung cửa sắt Dinh Độc Lập!
...
Sài Gòn, cải tạo không bản án!
Sài Gòn, kinh tế mới!
Sài Gòn, đổi tiền!
Sài Gòn, đói xanh xao!
Sài Gòn, đêm khuya tiếng gõ cửa công an vang dội!
Sài Gòn, mất niềm tin vào mình, vào người và vào xã hội!
Rồi thuyền gỗ!
Rồi biển xanh!
Rồi hải tặc!
Rồi trại tỵ nạn!
Có những quãng đời Sài Gòn sau biến cố 75, viết thêm chi tiết hóa ra dư thừa. Chỉ nhắc lại vài chữ, tựa như tên một cuốn sách, thế cũng đã đủ thấm thía!

Ukrainian troops face Russian Army on Donbas' frontline





Beijing begins mass Covid testing after cases spike





Theo dõi Nhân quyền kêu gọi Thủ tướng Nhật thúc ép Việt Nam cải tổ nhân quyền





Hai kho dầu của Nga gần biên giới Ukraine phát nổ trong đêm





Đấu pháo tay đôi ở miền đông Ukraine





Vì sao không bầu VN vào Hội đồng nhân quyền?





Uỷ ban Tự do Tôn giáo Hoa Kỳ: Việt Nam tiếp tục chính sách đàn áp tôn giáo.





Ukraine mừng Lễ Phục Sinh trong chiến tranh





TT Zelenskyy: "Không nước nào hỗ trợ cho Ukraine nhiều như Mỹ!"





Cựu lâm tặc trở thành người bảo vệ rừng quốc gia Việt Nam





Kho dầu Nga gần biên giới Ukraine cháy dữ dội





Giới thiệu học bổng du học Mỹ





Tết Thái ở thủ đô Mỹ





Thắng cảnh rực rỡ của California: Cánh đồng hoa Carlsbad





Đồng Nai phát hiện 42 tấn chất thải độc hại bị xả chui





Việt Nam loan báo tham dự Army Games do Nga tổ chức





Hoa Kỳ hứa viện trợ Ukraine thêm và mở lại sứ quán ở Kyiv





Môn lịch sử sẽ là môn học tự chọn





Quán ăn dùng ‘tiền ảo’ ở Nam California





Làm thế nào để vượt tường kiểm duyệt của các chế độ toàn trị





Bảy hồ sơ lớn thách thức tổng thống tái đắc cử Emmanuel Macron





Vũ khí hạng nặng rất cần cho Ukraina trong trận chiến quyết định Donbass





Bầu cử tổng thống Pháp ''tấn công'' nền nghệ thuật thứ 9





Sự kiện 30/4: Giới trẻ Việt Nam chọn tâm thế gì?





Giải đáp các câu hỏi về chủ đề Phần Lan và Thụy Điển có ý định gia nhập Nato





Chủ Nhật, 24 tháng 4, 2022

Mùa cá tràn bờ ở California





‘Mũi vắc-xin mới cho miễn dịch mạnh hơn chống lại nhiều biến thể’





Những ngôi mộ mới đắp trên đất Ukraine sau khi Nga rút chạy





Nghề thủ công gốm Bàu Trúc của người dân tộc Chăm





Việt Nam nói tập trận quân sự với Nga vì ‘hòa bình’





Liên minh các tổ chức Việt: LHQ chớ cho Việt Nam vào Hội đồng Nhân quyền LHQ





Thu dung người lang thang, cơ nhỡ





Zelenskyy - Nhà lãnh đạo đầy sức hút trong lúc hiểm nguy





Nga đối mặt vỡ nợ quốc tế: hậu quả và lối thoát nào cho ông Putin?





Việt Nam cấm du lịch ở đảo Bình Ba, Bình Hưng vì lý do an ninh





Ukraine: Moscow muốn bắt dân Ukraine cầm súng cho Nga, thế cho số quân tổn thất





Chợ ‘theo túi tiền’ công nhân lao động vùng ven





Cháy viện Nghiên cứu Quốc phòng Nga, nhiều người thương vong





‘Ukraine là hiện trường tội ác’





Các lệnh trừng phạt Nga: thành công hay thất bại?





Tổng thống Ukraine cố kìm nước mắt khi nói về đau thương chiến tranh





Seattle dang tay đón nhận người dân Ukraine tị nạn





Liệu Phương Tây có thể trừng phạt tàu cộng theo cách đã làm với Nga ?





RS-28 Sarmat : Nga thử siêu hỏa tiễn chỉ để hù dọa và tuyên truyền ?





Putin bệnh nặng vẫn phải lên truyền hình để trấn an công luận Nga ?





Shawn Mendes - Tham vọng của tuổi trẻ





Video blog của lính Nga về cuộc chiến ở tuyến đầu ở Ukraine





Nhật: Đũa làm tăng mùi vị





TT Zelenskyy: "Nếu nước nào đó đặt cược vào sự trung lập, họ sẽ mất tất cả!





Đối chiếu so sánh: 21 năm VNCH so với 47 năm CS cai trị miền Nam.





Ngọc Duy hát Xuân Bên Này Biển Nhớ, nhạc Trang Thủy