khktmd 2015
Thứ Bảy, 3 tháng 1, 2015
Việt Nam là nơi tốt nhất để sống: Một cách hiểu khác - Tác giả Nguyễn văn Tuấn
Đến hôm nay mới đọc bài báo "Sốc vì Việt Nam vào tốp 20 nơi đáng sống nhất thế giới!" Nếu chỉ xem qua cái kết quả bình bầu và đối chiếu tình trạng môi trường xuống dốc thê thảm hiện nay thì đúng là sốc thật. Nhưng thật ra, nếu xem kĩ nguồn thông tin thì cũng không đến nổi sốc đâu.
Nguồn thông tin là " The 20 Best Places To Live Overseas" (Hai mươi nơi tốt nhất để sống ở nước ngoài" trên BusinessInsider (2). Tại sao "nước ngoài"? Tại vì đây là một cuộc điều tra xã hội mà đối tượng tham gia là những thương gia làm việc cho các tập đoàn đa quốc gia. Những người này được công ti gửi đi khắp thế giới để làm ăn, nên họ có cơ hội trải nghiệm và so sánh. Nhóm thực hiện là ngân hàng HSBC. Họ hỏi đối tượng tham gia về trải nghiệm cuộc sống, tình hình kinh tế, nuôi con cái ở nước ngoài. Dựa vào các tiêu chí này, Việt Nam được bình bầu là một trong 20 nước tốt nhất để sống ở nước ngoài.
Đọc xong bản tin này tôi thử tưởng tượng mình là một doanh nhân (hạng "executive") đang sống ở Sài Gòn. Và, tôi sẽ bầu VN vào một trong 10 nước tốt nhất để sống như là một doanh nhân nước ngoài. Lương của tôi là khoảng 200K USD một năm, và tôi sống trong một nước mà thu nhập bình quân ~2K một năm thì dĩ nhiên là tôi thấy thoải mái quá đi chứ.
Này nhé, tôi đâu có sống ở những nơi chật chội trong nội thành như đám dân đen kia; tôi sống ở Phú Mĩ Hưng hay những khu đô thị mới, thoáng mát và có nhiều cây xanh. Tôi đi làm đâu phải bằng xe Honda để phải chật vật với "triều cường" như đám dân địa phương; tôi đi làm bằng xe hơi, "four-wheel car" cao ngông nghênh trên đường phố được thiết kế cho xe ngựa là chính. Tôi không cần lái xe như bọn Việt Nam; công ti mướn tài xế lo cho tôi từng bước đi, thậm chí đi ăn trưa và uống cà phê! Đến văn phòng thì máy lanh đã bậc xong, tôi không biết cái nóng hừng hực bên ngoài là gì. Thật ra, sống ở VN chứ tôi có biết cái nóng nhiệt đới là gì đâu, vì dù ở nhà hay office tôi đều có máy lạnh.
Vợ tôi không bận bịu với con cái như đám nữ nhân viên của tôi; tôi có đã oshin người Việt lo đưa đón con tôi đi học. Con tôi cũng cảm thấy thích đất nước này, vì chúng không chung đụng với đám học trò Việt Nam đầy cạnh tranh kia. Oshin Việt Nam thì rẻ bèo, chỉ 200 USD/tháng là có một cô gốc miền Tây phục vụ cực kì tốt, kể cả nấu ăn ngon. Chúng tôi chẳng cần sợ bọn Tàu đầu độc với những thực phẩm độc hại, vì oshin chúng tôi toàn mua cá sống, gạo hảo hạng, bánh mì nhập từ Singapore, bơ sữa nhâp từ Pháp, Úc, Mĩ. Chúng tôi không cần nấu ăn, vì oshin lo. Chúng tôi không biết đến mấy quán nhậu bầy hầy mà đám dân địa phương lui tới, vì chúng tôi đã quen với buffet ở Caravelle, New World, Pullman, InterContinental, Sheraton, Sofitel, Nikko. Rex? Ồ, đó là khách sạn của Nhà nước, tồi lắm. Chúng tôi không phải lo chuyện lau nhà hàng tuần, bởi vì hàng ngày đã có oshin làm việc đó. Vui vui, chúng tôi đi ăn ở ngoài quán, và dĩ nhiên, chúng tôi đâu có dám léo hánh đến mấy chỗ vớ vẩn và mất vệ sinh ở trong hẽm. Xe four-wheel của tôi làm sao vào được mấy cái hẽm đó?! Lương 200K USD/năm thì việc đi ăn tối ở hàng quán up-market ở VN chỉ là chuyện nhỏ. Mà, món ăn VN lại cực kì ngon, chắc chắn ngon hơn tất cả những nước như Mĩ, Úc, Canada, Ý, Saudi Arabia, v.v.
Tôi cũng chẳng quan tâm gì đến mấy chuyện quyền con người này nọ; chuyện đó chẳng dính dáng gì đến tôi, vì đó là chuyện của đám oshin và anh tài xế của tôi. Tôi đâu có lo VN sẽ lệ thuộc hay mất vào tay của Tàu ở phương Bắc, vì đối với tôi, chỗ nào cũng là kinh doanh, kiếm lời. Tôi đâu có hiểu mấy chương trình văn nghệ và những bản tin tức tuyên truyền vớ vẩn đó; tôi xem đài BBC, NBC, CNN. Trong khi đám dân đen đó chẳng biết gì tình hình đằng sau chính trường VN, tôi biết khá tốt! Vì thế, chẳng ai làm phiền tôi, và tôi thấy thoải mái về tinh thần. Ngày cuối tuần, chúng tôi bay ra Đà Nẵng chơi, xuống Hội An tắm biển, bay về Hà Tiên làm một chuyến du ngoạn sang Kampuchea, bay ra Hà Nội thưởng thức tô phở 800 ngàn đồng (chuyện nhỏ), và bay về sân golf ở Tân Sơn Nhất đánh một phát với mấy đồng nghiệp nước ngoài đang chờ. Buồn buồn, tôi đổi không khí bằng cách bay qua Singapore mua đồ điện tử, và dĩ nhiên tôi đời nào để ý đến cái Sim Lim Square chết tiệt đó. Tôi cũng chẳng cần chen lấn, vì tôi đi máy bay hạng 1 của Singapore Airlines, chứ Vietnam Airlines, thì xin lỗi, tồi quá. Nhìn như thế, tôi đang sống một cuộc sống vương giả, một cuộc sống mà nếu tôi ở Mĩ có mơ cũng không có được.
Ôi, tôi yêu cái đất nước Việt Nam này quá. Tôi thấy mình như anh thực dân Tây ngày xưa ở Sài Gòn. Thật ra, tôi còn hơn mấy anh Tây ngày xưa, vì ngày nay tôi có tất cả tiện nghi mà mấy ảnh không có trước kia. Mấy anh ấy thời đó còn bị xua đuổi liên miên, còn chúng tôi thời nay thì được chào đón nồng nhiệt. Môi trường làm ăn ở VN có phần khó khăn vì nạn tham nhũng ư? Ồ, chúng tôi chỉ cần áp dụng triết lí dùng tiền của Năm Cam, một người vĩ đại trong nhóm những triết gia vĩ đại. Có tiền là cái gì cũng có ở VN, và hàng rào nào cũng sẽ vượt qua dễ dàng. Bọn Bio-Rad còn chỉ 2.5 triệu USD, thì việc các tập đoàn Nhật chi 10 lần con số đó cũng chỉ là "bỏ con tôm bắt con cá" thôi. VN có câu "nhất thân, nhì thế, tam quyền, tứ chế", và tất cả 4 yếu tố đều có thể mua bằng tiền. Chúng tôi cũng áy náy khi dùng tiền cho mục tiêu như thế, nhưng thử hỏi, ở cái nơi này mà người ta có câu "rừng nào cọp nấy" thì chúng tôi cũng phải chơi theo luật chơi địa phương thôi.
Ngày xưa, Graham Greene ngồi uống cà phê ở Tự Do viết "Người Mĩ trầm lặng", ngày nay tôi viết những chương sách huy hoàng cho Samsung, LG, Hyundai, Kumho, Mercedes-Benz, BMW, Ford, Volvo, Toyota, Mitsubishi, Novartis, Merck, Pfizer, sanofi, novo nordisk, HSBC, Deutsche Bank, Huawei, IBM, v.v. Vinh quang thay, đội doanh nhân nước ngoài ở VN. Chúng tôi xứng đáng có một bài tráng ca! Có lẽ phải mướn một tay nhạc sĩ nghèo VN sáng tác thôi.
OK, tôi đã đóng vai doanh nhân nước ngoài ở VN, bây giờ tôi quay về tôi: một người Việt Nam. Tôi nghĩ với quan điểm của những doanh nhân nước ngoài sống ở VN, thì VN đúng là một trong những nơi sống rất thoải mái nhất. Do đó, cái kết quả survey của BusinessInsider không hề sốc chút nào.
Tuy nhiên, thay vì kết quả đó nói Việt Nam là nơi tốt nhất để sống, tôi đề nghị nên hiểu một cách khác: Việt Nam là một trong những môi trường lí tưởng nhất cho doanh nhân nước ngoài, vì họ có thể khai thác con người Việt Nam hữu hiệu nhất.
Thứ Sáu, 2 tháng 1, 2015
15 ĐỊA DANH NÊN ĐẾN KHI CÒN NGUYÊN SƠ
Sau đây là 15 địa danh nên đến trước khi chúng trở nên quá nổi tiếng, chắc chắn bạn sẽ không phải hối tiếc vì lựa chọn của mình.
1. Phú Quốc, Việt Nam
Hòn đảo này có lẽ là liều thuốc giải độc hữu hiệu nhất cho Vịnh Hạ Long hiện đang quá tải khách du lịch. Đến Phú Quốc, khách du lịch có thể để chèo thuyền, ngắm cảnh và thưởng thức đồ uống đặc biệt nào đó.
Bạn có thể thuê một chiếc xe máy và thỏa sức lượn trên các con đường đất đỏ trước khi đắm mình xuống bãi biển thanh vắng. Hầu hết mọi người đều đồng ý rằng Phú Quốc sẽ trở thành điểm đến hút khách tiếp theo của Việt Nam, nhưng hiện tại nơi đây vẫn đang còn “kém phát triển”.
2. José Ignacio, Uruguay
Chỉ có khoảng 300 sinh sống, nhưng khi mùa đông đến, José Ignacio lại trở nên nhộn nhịp hơn với sự xuất hiện của một loạt các siêu sao như Shakira.
3. Koh Rong, Campuchia
Đến đảo này ở Campuchia, bạn sẽ có cảm giác đang bước vào một thế giới trong mơ. Những ngôi nhà gỗ nhỏ, bãi lặn và làng chài khiến nhiều người liên tưởng đến Thái Lan của 20 năm trước, khi mà khách du lịch còn chưa biết đến bãi biển hoang sơ này.
4. Bangladesh
Bangladesh là một xứ sở thần tiên với bãi biển dài nhất thế giới. Nơi đây có các hòn đảo, ngôi làng, nhà thờ Hồi giáo, rừng nhiệt đới và rừng đước. Hãy đáp một chuyến bay tới đây và trải nghiệm một chuyến du ngoạn đáng nhớ trên sông.
5. Sofia, Bulgaria
Website Price of Travel đã đưa Sofia vào danh sách những thành phố du lịch có giá “hạt dẻ” nhất châu Âu năm 2014. Chắc chắn thủ đô của Bulgaria sẽ sớm không còn là một miền đất bí ẩn nữa.
6. Đảo Ambergris Caye, Belize
Belize đang dần trở thành một điểm hút khách mới nhất ở Trung Mỹ. Nếu vậy, đảo Ambergris Caye sẽ là đích đến tuyệt vời của đất nước này. Năm ngoái, website du lịch nổi tiếng TripAdvisor đã gọi Ambergris là “Điểm thu hút nhất”, có lẽ do lượng khách du lịch đến đây chủ yếu để lặn và khám phá vẻ đẹp của “Hố xanh khổng lồ” (Great Blue Hole).
7. Myanmar
Trong năm 2010, chỉ có khoảng 300.000 khách tới Myanmar, nhưng 3 năm sau, con số này đã tăng lên hơn 2 triệu lượt khách. Trước khi đất nước này trở nên quá nổi tiếng, hãy tới và đi thuyền trên sông Inle, khám phá những ngôi chùa trong hang và ngắm hoàng hôn bên chùa Shwedagon Paya.
8. Roatán, Honduras
Roatán không đứng đầu danh sách bãi biển ở vùng biển Caribbean dành cho các cặp tình nhân, nhưng đó chỉ là do họ chưa biết đến nó.
Bạn có thể dành một vài ngày trong chuyến đi để khám phá các hòn đảo - nơi cho bạn cảm giác được là người duy nhất tồn tại trên một bãi cát tí hon. Hãy thử khám phá trước khi bí mật này được nhiều người biết đến.
9. Riga, Latvia
Latvia là đất nước được cho là bí ẩn nhất châu Âu, nhưng giờ đây tất cả có thể sẽ thay đổi khi Riga được chọn làm Thủ đô Văn hóa của châu Âu năm 2014. Hãy nhanh khám phá Old Riga, leo lên tháp St. Peter và đắm mình trong không gian của Nhà hát Opera quốc gia Latvia.
10. Puglia, Ý
Với ngành du lịch, ẩm thực ngày càng phát triển như hiệnnay thì Puglia đang dần trở thành cái tên quen thuộc của những người yêu du lịch. Nằm ở phần gót của “chiếc ủng Italy”, nơi đây có những nét đặc trung của ẩm thực Địa Trung Hải.
11. Zambia và Zimbabwe
Một nơi đẹp tuyệt vời như thác Victoria (nằm giữa Zambia và Zimbabwe) thì không lý gì lại không trở nên nổi tiếng. Sân bay gần nhất mới đây đã được mở rộng, tạo điều kiện cho hàng nghìn khách quốc tế có thể dễ dàng tới thăm khung cảnh thiên nhiên kỳ diệu thuộc vùng biên giới hai nước này. Gần đó là công viên quốc gia Hwange có rất nhiều động vật hoang dã, trong đó có cả loài voi lớn nhất thế giới sinh sống.
12. York, Anh
York thực sự nổi bật vì có một trong những nhà thờ thuộc lối kiến trúc Gothic lớn nhất châu Âu. Giải đua xe đạp Tour de France sẽ dừng ở đây cho đến hết mùa hè, và chắc chắn mọi người sẽ chú ý hơn đến sức cuốn hút của thành phố nhỏ bé cổ kính này.
13. Busan, Hàn Quốc
Khi đã chán Seoul, du khách sẽ muốn thám hiểm vùng Busan - nơi có vô số các ngôi chùa uy nghiêm. Thành phố này cũng rất nổi bật với bảo tàng mỹ thuật ấn tượng, khu bảo tồn chim ngoài trời và chợ cá - nơi bày bán các loại mực tươi hảo hạng. Khi chùa Samkwang thắp nến mừng ngày Đức Phật đản sinh, mọi hoạt động khác ở đây sẽ tạm thời ngưng lại hết.
14. Kep, Campuchia
Kep là một thành phố biển nổi tiếng, là điểm đến cho các kỳ nghỉ du lịch cuối tuần với những bờ biển ấn tượng và các villa sang trọng của một vài người thuộc tầng lớp thượng lưu ở Campuchia. Những người yêu hải sản có thể đến đây chỉ vì chợ cua ngay trên bãi biển.
15. Salinas Grandes, Argentina
Nằm sâu trong sa mạc, thoạt đầu bạn có thể nghĩ đây là một hồ cạn phủ đầy tuyết, nhưng lại gần hơn một chút thì bạn sẽ nhận ra đây là một bãi muối rộng khủng khiếp với diện tích lên đến 207km2, lấp lánh như một chiếc gương khổng lồ những khi trời mưa.
Khám phá khu vườn độc dược có khả năng gây chết người
Dù có vẻ ngoài khá lộng lẫy nhưng khu vườn Alnwwick thuộc Vương quốc Anh được coi là nơi độc nhất thế giới khi trồng rất nhiều độc dược có khả năng nguy hiểm đến tính mạng.
Alnvika nằm ngay cạnh lâu đài Alnvika ở Northumberland, Anh. Vườn được xây dựng từ năm 1995 và chăm sóc rất cẩn thận. Mới thoạt nhìn, Alnvika giống như bao khu vườn khác trên thế giới và mê đắm khách thăm quan bởi màu sắc xanh mướt của những tán cây cao xen lẫn nhiều loại hoa độc đáo. Tuy nhiên, ẩn chứa sau vẻ “yêu kiều” của nó là sự nguy hiểm rình rập.
Trước đây, khu vườn chủ yếu trồng nhiều các loại cây thảo dược. Tuy nhiên sau đó chúng được thay thế bằng các cây độc dược. Mục đích của sự thay đổi này để du khách khi tới thăm quan có thể tìm hiểu nhiều hơn về các loại cây có độc ngay trong cuộc sống thường ngày. Một số loại cây cực độc với cơ thể người có thể kể tới: cây độc cần, bạch anh, thầu dầu, các loại nấm độc... Trước khi vào vườn, du khách nhận được tài liệu ghi chi tiết về độc tố của từng loại cây và cách phòng tránh.
Ngay từ lối cổng vào chính là bảo chỉ dẫn cảnh báo “nhiều loại cây có thể gây chết người”. Đối với nhiều loại cây nguy hiểm đều có rào chắn xung quanh để tránh du khách tiếp xúc trực tiếp lên chúng.
Tuy nhiên, đằng sau sự nguy hiểm ẩn chứa, khu vườn Alnvika lại là điểm thăm quan lý tưởng để du khách hiểu rõ hơn về thế giới tự nhiên. Ngoài ra, lâu đài Alnvika cũng là điểm dừng chân của nhiều người. Lâu đài tráng lệ này trở nên nổi tiếng hơn khi nơi đây từng là điểm quay của phim điện ảnh “Harry Potter”.
Ngắm thêm một số loại cây cực độc trong vườn
Cây thầu dầu với hạt cực độc có thể làm tan rã nhanh chóng nội tạng người
Theo Giám đốc Bkav SmartHome Vũ Thanh Thắng, nếu như các hãng công nghệ như Microsoft, Google, Samsung chỉ mới gia nhập thị trường nhà thông minh (SmartHome) thì Bkav đã phát triển từ hàng chục năm nay.
Đại diện Bkav khẳng định SmartHome của doanh nghiệp này 100%
do người Việt làm.
|
SmartHome đang được nhắc đến nhiều tại Việt Nam với khái niệm về một ngôi nhà thông minh tích hợp mạng truyền thông kết nối các thiết bị, dịch vụ điện gia dụng (như hệ thống đèn, rèm cửa, camera an ninh, khóa cửa, điều hòa, bình nóng lạnh, tivi…), cho phép chủ nhân ngôi nhà có thể giám sát hoặc truy cập từ xa.
Hiện trên thế giới đã có nhiều hãng cung cấp giải pháp giám sát và điều khiển nhà thông minh như hệ thống Synco của Siemens (Đức), Dynalite của Philips (Hà Lan), Wiser Home Control của Schneider Electric (Pháp) hay HAI của Leviton (Mỹ)...
Các hãng lớn như Google, Microsoft, Samsung, Apple cũng tham gia vào thị trường này. Đầu năm 2014 Google mua lại Nest (hãng sản xuất bộ điều khiển nhiệt độ thông minh và thiết bị báo khói), Samsung mua lại 1 công ty chuyên về làm SmartHome, ra mắt hệ thống nhà thông minh khép kín trong các thiết bị của hãng. Gần đây nhất, Apple ra mắt nền tảng ứng dụng nhà thông minh HomeKit dành cho các nhà phát triển.
Theo thông tin ông Vũ Thanh Thắng, Giám đốc Bkav SmartHome trao đổi tại Tọa đàm “Đưa ứng dụng CNTT- viễn thông vào đời sống” vừa diễn ra tại Hà Nội, doanh nghiệp này bắt đầu nghiên cứu và phát triển SmartHome từ năm 2003. Bắt đầu là các thiết bị đơn giản và cho đến nay đã trở thành “hệ thống hoàn chỉnh nhất thế giới” dựa theo tiêu chí đánh giá của hãng Nghiên cứu thị trường Gartner.
Vị đại diện của Bkav SmartHome cho hay, theo tiêu chí xếp hạng SmartHome do Gartner công bố gần đây, các hệ thống nhà thông minh trên thế giới hiện nay đa phần thuộc nhóm nhà tự động (Home Automation). Còn cấp độ cao nhất của SmartHome là Connected Home thì phải vài năm nữa mới phát triển và trở nên phổ biến.
Trong khi đó, theo ông Vũ Thanh Thắng, Bkav đã làm được điều này, hiện đã đưa ra giải pháp hoàn chỉnh cho nhà thông minh Connected Home với sự khác biệt và đã đi khá xa so với nhiều doanh nghiệp trên thế giới.
Thậm chí, còn khắc phục được những hạn chế trên giải pháp SmartHome của nhiều hãng nước ngoài như sử dụng phức tạp, hàm lượng phần mềm trên hệ thống ít, không cho phép linh động điều chỉnh theo thói quen sử dụng của người dùng.
“Đây chính là yếu tố để Bkav tự nhận mình đã đi trước Microsoft, Google, Samsung… từ 5 - 10 năm. Bkav SmartHome là minh chứng cho thấy doanh nghiệp trong nước có thể phát triển sản phẩm công nghệ cao như các hãng lớn trên thế giới”, ông Vũ Thanh Thắng nói, đồng thời khẳng định giải pháp Bkav SmartHome 100% do người Việt làm, làm chủ công nghệ lõi, làm chủ các giai đoạn từ thiết kế tạo dáng công nghiệp, thiết kế cơ khí, điện tử, phần mềm…
Thứ Năm, 1 tháng 1, 2015
Kính mời theo dỏi cuộc phỏng vấn giáo sư luật Stephen Young, nói bằng tiếng Việt
Ngày 23-10-1954, Tổng thống Hoa Kỳ Dwight D. Eisenhower đã gởi một lá thư cho Tổng thống Ngô Đình Diệm về quyết định trợ giúp chính phủ VNCH trở thành một chính phủ mạnh để đương đầu với làn sóng xâm lăng của cộng sản.
Lá thư được soạn thảo bởi một viên chức ngoại giao cao cấp, ông Kenneth Young, thân phụ của ông Stephen Young. Giáo sư Stephen Young đã tốt nghiệp Harvard Law School, hiện là Khoa trưởng Luật khoa Đại học Hamline, Minnesota.
Đúng sáu mươi năm sau, ngày 31-10-2014, một cuộc hội thảo về chiến tranh Việt Nam được tổ chức tại The South Asia Institute, Đại học Harvard, Hoa Kỳ. Diễn giả chính là Giáo sư Stephen Young, đề cập đến những vấn đề về chiến tranh Việt Nam. Nhân dịp này ông chính thức công bố lá thư của Tổng thống Eisenhower gởi cho Tổng thống Diệm.
Bên lề cuộc hội thảo, ông đã dành cho Vietnam Film Club một cuộc phỏng vấn liên quan đến thời cuộc Việt Nam với những phân tích cụ thể về đảng Cộng sản Việt Nam, về quan hệ Trung-Việt, và về bối cảnh thời sự hiện nay của Việt Nam.
Lá thư được soạn thảo bởi một viên chức ngoại giao cao cấp, ông Kenneth Young, thân phụ của ông Stephen Young. Giáo sư Stephen Young đã tốt nghiệp Harvard Law School, hiện là Khoa trưởng Luật khoa Đại học Hamline, Minnesota.
Đúng sáu mươi năm sau, ngày 31-10-2014, một cuộc hội thảo về chiến tranh Việt Nam được tổ chức tại The South Asia Institute, Đại học Harvard, Hoa Kỳ. Diễn giả chính là Giáo sư Stephen Young, đề cập đến những vấn đề về chiến tranh Việt Nam. Nhân dịp này ông chính thức công bố lá thư của Tổng thống Eisenhower gởi cho Tổng thống Diệm.
Bên lề cuộc hội thảo, ông đã dành cho Vietnam Film Club một cuộc phỏng vấn liên quan đến thời cuộc Việt Nam với những phân tích cụ thể về đảng Cộng sản Việt Nam, về quan hệ Trung-Việt, và về bối cảnh thời sự hiện nay của Việt Nam.
***************
Letter to Ngo Dinh Diem
I have been following with great interest the course of developments in Viet-Nam, particularly since the conclusion of the conference at Geneva. The implications of the agreement concerning Viet-Nam have caused grave concern regarding the future of a country temporarily divided by an artificial military grouping, weakened by a long and exhausting war and faced with enemies without and by their subversive collaborators within.
Your recent requests for aid to assist in the formidable project of the movement of several hundred thousand loyal Vietnamese citizens away from areas which are passing under a de facto rule and political ideology which they abhor, are being fulfilled. I am glad that the United States is able to assist in this humanitarian effort.
We have been exploring ways and means to permit our aid to Viet-Nam to be more effective and to make a greater contribution to the welfare and stability of the Government of Viet-Nam. I am, accordingly, instructing the American Ambassador to Viet-Nam to examine with you in your capacity as Chief of Government, bow an intelligent program of American aid given directly to your Government can serve to assist Viet-Nam in its present hour of trial, provided that your Government is prepared to give assurances as to the standards of performance it would be able to maintain in the event such aid were supplied.
The purpose of this offer is to assist the Government of Viet-Nam in developing and maintaining a strong, viable state, capable of resisting attempted subversion or aggression through military means. The Government of the United States expects that this aid will be met by performance on the part of the Government of Viet-Nam in undertaking needed reforms. It hopes that such aid, combined with your own continuing efforts, will contribute effectively toward an independent Viet-Nam endowed with a strong government. Such a government would, I hope, be so responsive to the nationalist aspirations of its people, so enlightened in purpose and effective in performance, that it will be respected both at home and abroad and discourage any who might wish to impose a foreign ideology on your free people.
Sincerely,
Dwight D. Eisenhower
Nội Bài và Tân Sơn Nhất là các phi trường tồi nhất ở Á châu! - Tác giả Nguyễn văn Tuấn
Trang web "Ngủ ở phi trường" (sleepinginairports.net) mới công bố danh sách 10 phi trường Á châu tồi tệ nhất và tốt nhất trong năm 2014 (1). Trong danh sách tồi tệ nhất cả hai phi trường quốc tế của VN là Nội Bài và Tân Sơn Nhất đều có tên! Tuy trang web này không phải là một "standard" trong ngành du lịch, nhưng nó cũng thu hút chú ý của giới du khách từ bình dân đến thượng lưu và được truyền thông quốc tế đề cập đến với sự trọng vọng. Do đó, cũng nên tìm hiểu thực hư ra sao …
Nói đến "ngủ ở phi trường" tôi có một kỉ niệm vui ở bên Mĩ. Năm đó đi phó hội ở một bang vùng Trung Tây nước Mĩ, nhưng do bão tuyết rất lớn nên chuyến bay từ Los Angeles bị hoãn liên tục. United Airlines tìm cách giải quyết cho chúng tôi bằng cách đi vòng, tức phải qua một phi trường khác, hình như là Washington (Nguyên có thể bổ sung). Đến nơi phi trường đã 1 giờ sáng, nên tiếp viên máy bay cho chúng tôi một cái mền để ngủ tại phi trường, chờ sáng chút nữa sẽ đáp chuyến bay khác đi đến nơi đến chốn. Hai anh em chúng tôi lần đầu tiên ngủ bụi. Lúc đó phi trường vắng tanh, chẳng có hàng quán gì cả! Cũng như mọi người, chúng tôi đi tìm chỗ nào êm để ngã lưng. Mới thiu thiu giấc ngủ thì đột nhiên có tiếng máy hút bụi! Nhìn đồng hồ là 4 am, và nhân viên phi trường bắt đầu làm việc. Phải ngủ bụi ở phi trường mới cảm nhận chất lượng dịch vụ của phi trường quan trọng như thế nào.
Do đó, bảng "phong thần" các phi trường tốt hay tồi cũng có ý nghĩa chứ không phải chuyện đùa. Đối với Việt Nam thì một danh sách như thế càng có ý nghĩa vì phải xem đó là một mục tiêu để cố gắng làm tốt hơn nữa. "Ngủ ở phi trường" đưa ra danh sách đầy đủ 10 phi trường tồi tệ nhất ở Á châu là:
1. Islamabad Benazir Bhutto International Airport, Pakistan (ISB)
2. Kathmandu Tribhuvan International Airport, Nepal
3. Manila Ninoy Aquino International Airport, Philippines
4. Tashkent International Airport, Uzbekistan
5. Hanoi Noi Ban International Airport
6. Guangzhou Baiyun International Airport
7. Phnom Penh International Airport
8. Ho Chi Minh City Tan Son Nhat International Airport
9. Dhaka Shahjalal International Airport
10. Chennai International Airport, India
Ngoài ra, "Ngủ ở phi trường" còn liệt kê 10 phi trường tốt nhất Á châu:
1. Singapore Changi International Airport
2. Seoul Incheon International Airport
3. Hong Kong International Airport
4. Kuala Lumpur International Airport
5. Taiwan Taoyuan International Airport
6. Tokyo Haneda International Airport
7. Osaka Kansai International Airport
8. Tokyo Narita International Airport
9. New Delhi Indira Gandhi International Airport
10. Bangkok Suvarnabhumi International Airport
Tôi tò mò xem họ dùng tiêu chí gì để xếp hạng thì thấy họ dùng 4 tiêu chí để xếp hạng: tiện nghi, tiện lợi, sạch sẽ, và phục vụ khách hàng. Phi trường thiếu tiện nghi có nghĩa là các bến máy bay chật chội, thiếu ghế ngồi, không thoải mái, và nhiệt độ khó chịu. Tiêu chí tiện lợi bao gồm không có nhà hàng mở cửa 24 giờ, không có wifi, không có việc gì làm trong lúc chờ máy bay hay máy bay trễ. Tiêu chí sạch sẽ bao gồm sàn dơ bẩn, phòng vệ sinh hôi thối, và khu thức ăn luộm thuộm. Về tiêu chí phục vụ khách hàng thì bao gồm thái độ phục vụ thiếu thân thiện và chính sách chống ngủ lại ở phi trường.
Nhìn qua 4 tiêu chí này thì quả thật tôi cũng đồng ý với trang "Ngủ ở phi trường" về phi trường Nội Bài và Tân Sơn Nhất (TSN). Nếu chỉ tính ở VN, cảm nhận của tôi cũng thấy TSN hơn hẳn Nội Bài, và cảm nhận đó nhất quán với xếp hạng của "Ngủ ở phi trường". Còn các phi trường tốt nhất, tôi đều đi qua (có nơi còn qua lại nhiều lần) mà "Ngủ ở phi trường" đưa ra cũng nhất quán với cảm nhận cá nhân của tôi, nhưng tôi không xếp được phi trường nào là 1 và phi trường nào là 10. Như vậy, cách xếp hạng của nhóm này cũng có giá trị chung
Phải nói là phi trường Nội Bài tệ quá. Nhà ga thì chật chội, mà khách thì đông, nên lúc nào đến phi trường đều phải chứng kiến cảnh xếp hàng dài. Cộng với thói quen "nhảy hàng" của người địa phương làm nhiều khách ngao ngán và khinh bỉ ngầm. Còn phía trong nhà ga, chưa nói đến wifi, mấy phòng vệ sinh ở đó thì phải nói là quá "kinh hoàng". Một phần có lẽ do phục vụ kém, nhưng phần quan trọng là khách Việt Nam quá dơ bẩn và dùng nhà vệ sinh theo suy nghĩ "một lần rồi thôi". Còn phong cách phục vụ, từ hải quan đến hàng quán tư nhân, tôi thấy còn có vẻ quan quyền, có khi hống hách, có thể do di truyền từ thời bao cấp XHCN. Nói chung, tôi thấy phi trường Nội Bài chẳng có gì đáng khen cả, chỉ có đáng chê. Do đó, Nội Bài có tên trong danh sách các phi trường tồi tệ là quá xứng đáng.
Còn Tân Sơn Nhất thì có khá hơn Nội Bài một chút. Nhà ga mới rộng rãi hơn, thoáng mát hơn, máy lạnh tốt hơn hẳn, nhà hàng cũng khá hơn Nội Bài. Hình như ở TSN không có wifi (chỉ có trong lounge dành cho khách hạng thương gia). Hàng ghế để khách nghỉ ngơi thì cực kì hiếm. Khu giải trí thì hầu như là con số 0. Khách mà kẹt lại ở TSN (như chúng tôi) thì đừng mong tìm chỗ ngồi, chỉ có nằm dưới sàn thôi. Mang tiếng là phi trường quốc tế, nhưng các nhà vệ sinh ở TSN cũng dơ bẩn (tuy có khá hơn Nội Bài) và quá tải. Ngoài ra, cách bố trí nhà vệ sinh mang tính tập trung, nên có khi khó tìm nhà vệ sinh nếu trên đường đi tìm bến máy bay. Nói chung, tôi thấy TSN đứng dưới Nội Bài về mức độ tồi có vẻ hợp lí.
Ngay cả trong phòng dành cho khách hạng thương gia của Nội Bài và TSN cũng rất kém. Lounge ở Nội Bài không phải là loại dành cho hạng thương gia đúng nghĩa, mà nó là cái phòng nhốt khách. Nó tồi đến độ có khi tôi không dám dùng nó, vì chung đụng với quá nhiều người vừa ồn ào vừa mất lịch sự. Lounge ở TSN khá hơn Nội Bài một chút, nhưng cách bày trí thì cũng vô cùng chật chội, thức ăn rất hạn chế, và chẳng có dịch vụ gì cho đúng với hai chữ "dịch vụ". Trong suốt 10 năm tôi chẳng thấy họ thay đổi thức ăn bao nhiêu cả. Có lúc họ chỉ có rượu vang Đà Lạt! Thật kinh khủng! Lounge TSN có một cái ghế đấm lưng trông rất buồn cười. So với các phòng lounge ở các phi trường Changi, Hong Kong, Kuala Lumpur, Incheon, Osaka Kansai, hay Suvarnabhumi thì lounge ở phi trường TSN có lẽ cách xa cả trăm năm văn minh. Tôi không dám nghĩ có ngày lounge của phi trường VN đạt đẳng cấp như Suvarnabhumi hay Kuala Lumpur, chứ chưa dám mơ đến Changi hay Incheon.
Nói gì thì nói, VN vẫn là nước còn rất nghèo, dù có cố gắng trưng bày một bộ mặt mới nhưng phía trong thì vẫn còn rất nhiều bất cập. (Cũng giống như cô gái nghèo dưới quê mới lên thành phố cố gắng trét phấn son để làm mới mình). Nếu bay từ Bangkok đến Sài Gòn, và có đầu óc quan sát, ngay cái giây phút máy bay hạ cánh, ai cũng thấy cái nghèo và luộm thuộm cố hữu của VN và TSN. Hai bên đường băng thì cỏ dại mọc um tùm, như chẳng có ai lo cắt cỏ. Nhìn xa hơn chút là máy bay quân sự cánh thì xệ xuống và thân thì bị rỉ sét trông rất thảm hại. Nhìn xa hơn nữa là nhà dân hay của quân đội (?) và xe Honda chạy bon bon, nó chẳng ra thể thống của một phi trường đúng nghĩa. Khi máy bay vào bến thì chúng ta dễ dàng thấy xe cộ đậu loạn xạ, còn xe phục vụ chạy qua lại tấp nập tưởng như mình đang ở trong phố Sài Gòn! Nếu may mắn thì được đi đường ống (nhanh gọn), còn phần lớn thì không may mắn phải đi xe bus vào nhà ga. Có lần tôi thấy một cô mang guốc cao gót bị té vì cái cầu thang được thiết kế quá tệ, còn nhân viên phục vụ thì ... đứng nhìn. Cư xử với phái đẹp như thế! Nói chung đó là một phi trường luộm thuộm, thiếu trật tự, dơ bẩn, và có khi thiếu an toàn.
Đến khi vào hải quan thì phải nhẫn nhịn chờ, vì họ không có ưu tiên cho khách nào cả (ở nước ngoài, khách hạng thương gia được ưu tiên đi trước và làm thủ tục trước). Xong thủ tục hải quan, ra khu lấy hành lí lại nhẫn nại chờ. Đừng nghĩ rằng bạn đi hạng thương gia của VNA là hành lí được ưu tiên ra trước nhé; trong thực tế tôi thấy hàng trái cây và hành lí của phi hành đoàn ra trước hành lí khách! Tôi thì đã quá quen với phi trường VN và các phi trường tệ khác trên thế giới, nên lúc nào cũng tự an ủi mình: Welcome to Vietnam!
Người ta cũng da vàng, tóc đen, cũng cùng dung lượng trí não, cũng có cùng thời gian phát triển, mà sao người ta phát triển được như thế, còn phi trường VN thì vẫn còn nằm trong danh sách tồi tệ nhất thế giới. Phải nói đó là một nỗi nhục. Thú thật, đã từng đi qua những phi trường trên, tôi nghĩ VN có lẽ sẽ chẳng bao giờ đạt được phong cách của các phi trường trong vùng.
====
(1) http://www.sleepinginairports.net/2014/worst-airports-asia.htm
Số liệu về người Việt ở Mĩ - Tác giả Nguyễn văn Tuấn
Hôm nọ tôi đọc được một báo cáo về người Việt ở Mĩ có nhiều con số thống kê rất đáng lưu lại làm tham khảo. Số liệu này thật ra là trích từ kết quả điều tra dân số bên Mĩ. Qua điều tra dân số, chúng ta có thể có cái nhìn khái quát về đồng hương ở xứ đang "giãy chết". Tôi tóm lược vài nét chính dưới đây. Điều làm tôi ngạc nhiên là mỗi năm đồng hương bên Mĩ gửi về quê hương 11 tỉ USD, chiếm gần 6% tổng GDP Việt Nam.
Tính đến năm 1980, chỉ có 231,000 người Việt định cư ở Mĩ. Mười năm sau, con số này tăng gần gấp đôi (543 ngàn), đến 2012 thì có 1.26 triệu người Việt định cư ở Mĩ. Khoảng 40% người Việt định cư ở bang California, và tập trung ở 3 quận: Cam, Santa Clara và Los Angeles. Sau California là Texas cũng có nhiều người Việt định cư, với tỉ trọng 12%. Các tiểu bang khác có khá đông người Việt là Washington (4%), Florida (4%), và Virginia (3%). Cho đến nay, cộng đồng người Việt ở Mĩ đứng hàng thứ 4 về dân số (sau Ấn Độ, Phi Luật Tân, và Tàu).
Tiếng Anh: Năm 2012, khoảng 68% người Việt ở Mĩ (5 tuổi trở lên) có trình độ tiếng Anh xếp vào nhóm "Limited English Proficient" (LEP). Tỉ lệ này ở các sắc tộc Đông Nam Á là 47%. (Cần nói thêm rằng LEP bao gồm những người không nói viết được tiếng Anh, hay nói viết chưa tốt). Khoảng 7% người nói tiếng Anh trong nhà, và tỉ lệ này ở cộng đồng Đông Á là 15%. ("Đông Á" ở đây bao gồm Brunei, Miến Điện, Kampuchea, Nam Dương, Lào, Mã Lai, Phi Luật Tân, Singapore, Thái Lan và Việt Nam).
Việc làm: Ở những người 16 tuổi trở lên, 69% người Việt có việc làm (số liệu 2012), và tỉ lệ này có vẻ cao hơn các cộng đồng Đông Á (68%) và cộng đồng di dân nói chung (67%) và người Mĩ bản xứ (63%). Gần 1/3 người Việt làm trong lĩnh vực dịch vụ, và tỉ lệ này trong cộng đồng Đông Nam Á là 26%, người Mĩ bản xứ là 17%.
Thu nhập: Số liệu năm 2012 cho thấy thu nhập trung bình của người Việt là 55736 USD. Mức thu nhập này thấp hơn cộng đồng Đông Nam Á (65488 USD), nhưng cao hơn các cộng đồng di dân nói chung (46983) và cao hơn thu nhập bình quân của người Mĩ bản xứ (51975).
Khoảng 15% người Việt di dân được xếp vào nhóm "nghèo". Tỉ lệ này hơi cao hơn cộng đồng Đông Nam Á (12%) nhưng thấp hơn các cộng đồng di dân nói chung (19%) và tương đương với người bản xứ (15%).
Giúp quê nhà: Theo số liệu của Ngân hàng Thế giới, năm 2013, cộng đồng người Việt ở Mĩ gửi về VN 11 tỉ USD. Con số này chiếm gần 6% GDP của VN.
Nhận xét
Tính chung, ở Mĩ hiện nay có gần 2 triệu người sinh đẻ ở Việt Nam hay sinh đẻ ở Mĩ với cha mẹ từ Việt Nam. So sánh với các cộng đồng người Đông Nam Á ở Mĩ, người Việt nói chung có khả năng tiếng Anh kém hơn, thu nhập thấp hơn do trình độ học vấn thấp hơn. Nhưng so với cộng đồng người di dân nói chung và người Mĩ bản xứ thì người cộng đồng người Việt có thu nhập bình quân cao hơn do tỉ lệ có công ăn việc làm cao hơn. Cần phải lưu ý rằng đại đa số người Việt định cư ở Mĩ là người tị nạn, nên thời gian để ổn định cuộc sống có phần lâu hơn các cộng đồng khác. Tuy nhiên, có thể nói trong 30 năm qua, cộng đồng người Việt ở Mĩ đã ổn định, và với xu hướng hiện nay, trong vòng một thập niên nữa cộng đồng người Việt sẽ tương đương với các cộng đồng người Đông Nam Á khác.
***********
Một cái note cá nhân: Lịch sử người Việt ở Mĩ tôi nghĩ chủ yếu là từ thời dân tị nạn. Hồi đó, thời còn trong các trại tị nạn Thái Lan, người Việt mình ai cũng đòi đi Mĩ, nên phái đoàn sứ quán Mĩ là hùng hậu nhất trong trại. Họ làm việc quần quật suốt ngày, phỏng vấn hết người này đến người khác để chọn người định cư ở Mĩ. Có nhiều chuyện hài hước về mấy nhân viên sứ quán, trong đó có tay đại tá (?) Ba Gà Đá là vui nhất, nhận và từ chối thuyền nhân rất cảm tính. Tôi cũng thích cái xứ giãy chết này lắm, nên suýt tí nữa tôi cũng đi Mĩ lúc đó, nhưng số phận chọn Úc cho tôi. Sau này tôi cũng đi làm bên Mĩ và ý định là sẽ không về Úc, nhưng số phận lại bảo về! Bây giờ, nhìn đồng hương bên Mĩ thành công bước đầu mà mừng cho họ.
Những người Việt Nam ngày nay, nhất là người từ miền Bắc, có dịp đi du lịch bên Mĩ hay Úc thường hay bỉu môi nói sao người Việt mình ở bên này nghèo quá vậy. Đúng là so với đời sống dư dã và cách kiếm tiền dễ dàng của họ bên VN thì người Việt bên này còn nghèo. Họ không qua thời gian khổ cực ở các trại tị nạn và cũng đâu biết việc làm lại cuộc đời trên xứ người khó khăn ra sao. Người Việt ở Mĩ làm ra đồng tiền một cách chân chính, từ mồ hôi nước mắt của họ, chứ không tham ô hối lộ như ở VN hay vài nhóm người bên Đông Âu. Cộng đồng người Việt được như ngày nay là hay lắm rồi.
"Thành tích" đối xử với Việt kiều và người ngoại quốc của VN (Đèn Cù tập II, Trần Đĩnh)
Có thể nói rằng "thành tích" đối xử với Việt kiều và người ngoại quốc của VN không có gì đáng khoe. Nói đúng ra đó là thái độ hai mặt, ngoài mặt thì nói hay, đằng sau lưng thì nói xấu. Trong Đèn Cù tập II, Trần Đĩnh kể nhiều chuyện cho thấy thái độ như thế.
Đặng Chấn Liêu là một quan chức của Liên Hiệp Quốc, theo tiếng gọi của cụ Hồ về Việt Nam đóng góp xây dựng XHCN. Ông trở thành chủ nhiệm bộ môn tiếng Anh của Đại học Sư phạm Hà Nội. Tuy nhiên, ông lại là nạn nhân của Hoàng Văn Hoan, người nghi ngờ ông Liêu là tình báo của Anh. Ông Liêu còn dính dáng vào vụ "án xét lại", nên lao đao ở Hà Nội một thời gian dài. Những người đau khổ thường có khả năng đúc kết triết lí cuộc đời rất hay. Trong một cuộc trò chuyện cùng Trần Đĩnh và Gs Tôn Thất Tùng, ông Đặng Chấn Liêu tổng kết quan sát về qui luật hành xử của chế độ như sau:
"Chúng mình nhìn người bằng con mắt thân thiện vì chúng mình cảnh giác trước tiên với cái xấu ở trong bản thân; còn họ, tự nhận là cách mạng cao quí, họ luôn cảnh giác với người khác để kịp thời giáo dục, uốn nắn. Họ với chúng ta cơ bản ngược giò nhau, họ bắt buộc phải tự khẳng định vai trò lãnh đạo, dạy dỗ chúng ta. Cái mặc cảm ưu việt này dẫn tới đòi dân phải có mặc cảm tự ti với họ. Mặc cảm tự ti này là dấu hiệu dân tin tưởng đảng, yếu tố hàng đầu của thắng lợi, khốn nạn là thế đấy." (Trang 297).
Một Việt kiều khác là Mỹ Điền, từ Anh về miền Bắc Việt Nam, cũng với ý đồ xây dựng XHCN. Ông là con của một địa chủ ở miền Nam. Ông được phân công đi làm cán bộ Cải cách ruộng đất ở Thái Bình. Người trong đoàn nói với ông rằng từ nay trở đi, ông phải gọi mẹ là "Con địa chủ". Là người miền Nam rất thẳng thắn, ông dứt khoát phản đối và không chấp nhận cách gọi mất dạy đó. Ngày hôm sau, ông được cho về Hà Nội. Về Hà Nội, ông trở thành một giáo viên dạy tiếng Anh, và một trong những học trò của ông là Nguyễn Dy Niên, người sau này trở thành Bộ trưởng Bộ ngoại giao. Mỹ Điền nói với tác giả Trần Đĩnh rằng "Tôi đã ở trong quân đội Bình Xuyên sau Cách mạng tháng 8. Tôi cũng đã ở nội phủ cộng sản. Tôi thấy sao? Nội phủ phần lớn là hoạn quan. Bình Xuyên phần lớn là dân anh chị. Phải công bằng mà nói là dân anh chị lại quân tử, nói là giữ lời. Hoạn quan thì không à nha." (Trang 304).
Một trí thức miền Nam khác là Phạm Trung Tương cũng bị đối xử không tốt. Ông Tương từng làm cò cảnh sát, nhưng lại là người có cảm tình với Việt Minh. Ông giúp Việt Minh trong cuộc tổng khởi nghĩa và được ghi nhận công trạng. Sau đó, ông được tập kết ra Bắc, rồi thất nghiệp do lí lịch đen. Mỹ Điền thấy thương nên "tâu" với Ung Văn Khiêm về tình trạng của Phạm Trung Tương, ông Khiêm giới thiệu cho ông Tương về làm ở nhà xuất bản Ngoại văn, chuyên dịch sách báo.
Sau 1975, ông Tương quay về quê Trà Vinh. Tỉnh uỷ Trà Vinh "đì" ông rất tận tình. Nhà ông bị cắt điện, sống tối om. Bệnh viện từ chối không điều trị cho ông. Một hôm, Lê Duẩn xuống Trà Vinh nói chuyện cùng giới trí thức. Duẩn đứng trên bục nhìn xuống thấy một người quen quen, ông bèn đi xuống gặp ông Tương, rồi nói trước hội trường: Người con ưu tú của miền Nam đây! Tối hôm đó, nhà ông Tương lập tức có điện, và bệnh viện đến nói với ông rằng từ nay luôn có một phòng cho ông đến điều trị bất cứ lúc nào.
Frida Cook là đảng viên Đảng cộng sản Anh, bà tình nguyện sang Bắc VN làm giáo viên dạy tiếng Anh. Sau 1975, bà lại sang VN, và nhờ Mỹ Điền dẫn đi thăm các trại cải tạo, đó là thứ hiếm mà bà nói thế giới không có được. Đến cổng trại, bà gặp một ông cụ, và hỏi sao ông vào đây. Ông cụ trả lời rằng ông là viên chức chế độ VNCH. Bà Cook kêu lên: "Ôi, tôi nghe giới thiệu thì toàn là những ác ôn!"
Khi VN sang chiếm Kampuchea, bà Cook gửi trả VN những huy chương, bằng khen mà VN đã từng trao cho bà trong thời chiến. Bà nói "tôi từ lâu đã ngửi thấy ở họ một cái gì …". Nhưng bà Cook không biết rằng cả chục năm trước, an ninh Việt Nam đã cho rằng bà ấy là một gián điệp Anh được gửi sang VN để phá hoại. Nhà nước VN gắn huy chương cho mụ ấy cốt để che mắt và mò phá tuyến của mụ ấy (trang 303).
Đèn Cù còn đề cập đến Gs Trịnh Xuân Thuận, một nhà vật lí thiên văn có tiếng qua những tác phẩm khoa học phổ thông. Thân phụ ông Thuận là Trịnh Xuân Ngạn, từng làm việc trong toà án dưới thời VNCH. Sau 1975, ông Ngạn bị chính quyền mới bắt đi tù cải tạo. Ông Thuận nhờ chính phủ Pháp can thiệp để cứu ông bố ra tù (Tran 315). Năm 2005, VN vinh danh ông Thuận cùng 14 nhà khoa học Việt kiều khác ở nước ngoài. Nhưng những người trong giới cầm quyền có lẽ chưa đọc cuốn "Hỗn độn và hài hoà" mà trong đó ông Thuận viết rằng "Tôi thông báo cái chết của chủ nghĩa duy vật biện chứng"
Thứ Tư, 31 tháng 12, 2014
Sự Liên Tục Lịch Sử Trong Nền Giáo Dục Của Miền Nam Thời Trước Năm 1975 - Tác giả TS Phạm Cao Dương
Một trong những đặc tính căn bản của sinh hoạt ở Miền Nam thời trước năm 1975 nói chung và văn hóa miền Nam nói riêng là sự liên tục lịch sử. Nói như vậy không phải là trong thời gian này miền đất mà những người Quốc Gia còn giữ được không phải là không trải qua nhiều xáo trộn. Chiến tranh dưới hình thức này hay hình thức khác luôn luôn tồn tại và có những thời điểm người ta nói tới các chế độ độc tài hay quân phiệt và luôn cả cách mạng. Nhưng ngoại trừ những gì liên hệ tới chế độ, quân sự hay an ninh quốc gia, sinh hoạt của người dân vẫn luôn luôn được tôn trọng. Sự liên tục lịch sử do đó đã có những nguyên do để tồn tại, tồn tại trong sinh hoạt hành chánh, tồn tại trong sinh hoạt tư pháp, trong văn chương và nghệ thuật và tồn tại đương nhiên trong sinh hoạt giáo dục. Trong bài này tôi chỉ nói tới tới giáo dục và giáo dục công lập. Đây không phải là một bài khảo cứu mà chỉ là một bài nhận định và những nhận định được nêu lên chỉ là căn bản, sơ khởi, đồng thời không đầy đủ. Một sự nghiên cứu kỹ càng, có phương pháp hơn và đầy đủ hơn là một điều cần thiết.
Giáo dục là của những người làm giáo dục
Giáo dục công lập ở Viẽt Nam đã có từ lâu đời và tùy theo nhận định của các sử gia, tới một mức độ nào đó định chế này đã tồn tại trên dưới mười thế kỷ. Mục đích của nó là để đào tạo nhân tài cho các chế độ, nói riêng, và cho đất nước, nói chung. Các vua chúa Việt Nam thời nào cũng vậy, cũng coi trọng việc học. Có điều coi trọng thì coi trọng, các vua Việt Nam, nói riêng và các triều đình Việt Nam, nói chung, chỉ vạch ra nhữn g đường nét chung và những mục tiêu chung, kèm theo là tổ chức các kỳ thi để tuyển chọn ngưới tài mà không trực tiếp can dự vào sinh hoạt giảng dạy của các trường, hầu hết là các trường tư ở rải rác khắp trong nước. Sinh hoạt này hoàn toàn do các thày ở các trường tự do đảm trách. Giáo dục là của những người làm giáo dục, và cho đến khi người Pháp sang, nó là của giới trí thức đương thời, đúng hơn là của các nhà Nho với tất cả những học thuyết, nhửng nguyên tắc căn bản của giới này. Sang thời Pháp, do nhu cầu bảo vệ và phát triển văn minh và văn hóa của họ, người Pháp lập ra một nền giáo dục mới, nhưng việc điều hành, việc soạn thảo chương trình vẫn được giao cho các nhà giáo được huấn luyện chuyên môn hay ít ra là lựa chọn nghề dạy học với tinh thần quí trọng kiến thức và yêu mến nghề dạy học dù chỉ là tạm thời về phía người Pháp cũng như về phía người Việt.
Đặc tính kể trên đã liên tục được tôn trọng trong suốt thời gian miền Nam tồn tại và luôn cả trước đó, từ thời Chính Phủ Quốc Gia của CựuÏ Hoàng Bảo Đại. Chức vụ bộ trưởng hay tổng trưởng giáo dục có thể là do các chính trị gia hay những người thuộc các ngành khác đảm nhiệm, nhưng trong việc lựa chọn nhân sự điều hành trong bộ, ngoại trừ các chức vụ có tính cách chính trị như đổng lý văn phòng, bí thư tức thư ký riêng của bộ trưởng… tất cả các chức vụ chỉ huy khác trong bộ, từ thứ trưởng, tổng thư ký, tổng giám đốc, giám đốc cho tới các hiệu trưởng các trường và đương nhiên là các giáo sư, giáo viên đều là những nhà giáo chuyên nghiệp. Lý do rất đơn giản: họ là những người biết việc, rành công việc và có kinh nghiệm, chưa kể tới sự yêu nghề. Chính trị đối với họ chỉ là nhất thời, tương lai của cả một dân tộc hay ít ra là của những thế hệ tới mới là quan trọng. Trong phạm vi lập pháp, rõ hơn là ở quốc hội, các chức vụ đứng đầu các ban hay tiểu ban, dù là thượng viện hay hạ viện đều do các nghị sĩ hay dân biểu gốc nhà giáo phụ trách. Ngọại trừ ở những vùng mất an ninh, những gì thuộc phạm vi chính trị nhất thời đã ngưng lại trước ngưỡng cửa của học đường.
Tôn chỉ và mục đích nhằm hướng tới quốc gia, dân tộc và con người, dựa trên những truyền thống cũ
Nói tới ba nguyên tắc căn bản, đồng thời cũng là tôn chỉ và mục đích tối hậu của nền giáo dục của miền Nam trước năm 1975, có người tỏ ý không thích. Lý do có lẽ, tôi chỉ đoán như vậy, là vì ba nguyên tắc này phần nào đã được người Cộng Sản nêu lên trong Đề Cương Văn Hóa 1943 của họ. Ba nguyên tắc đó là Nhân Bản, Dân Tộc và Khai Phóng, sau này là Nhân Bản, Dân Tộc và Khoa Học trong khi trong Đề Cương Văn Hóa của Đảng Cộng Sản Việt Nam thì là Dân Tộc, Đại Chúng và Khoa Học.. Ở đây người viết không đi sâu vào khía cạnh này vì dù không thích hay không đồng ý, ba nguyên tắc này vẫn đã trở thành căn bản của nền giáo dục của miền Nam. Chúng đã giúp cho nền giáo dục này giữ được những truyền thống cơ bản của dân tộc và phát triển một cách vững vàng từng bước một để theo kịp với đà tiến triển của cả nhân loại mà không chạy theo những gì của thời thượng để trở thành lai căng, mất gốc, đồng thời cũng không bị gán cho là bảo thủ, lỗi thời.. Tính cách liên tục lịch sử của nền giáo dục của miền Nam sởdĩ có được phần nào là dựa trên những nguyên tắc này, đặc biệt là nguyên tắc Dân Tộc. Nó cho phép người ta đề cao và bảo tồn những truyền thống dân tộc trong học đường, dù đó là những truyền thống thuần túy Việt Nam hay những truyền thống của Khổng giáo, một học thuyết coi giáo dục là công tác cơ bản của con người. Đôi câu đối được khắc trên cổng chính của một trong những trường trung học lớn nhất của miền Nam là trường Petrus Trương Vĩnh Ký sau đây là một trường hợp điển hình:
Khổng Mạnh cương cường tu khắc cốtÂu Tây khoa học yếu minh tâmSự liên tục trong phạm vi nhân sự
Nhân sự ở đây không ai khác hơn là các nhà giáo, căn bản là các nhà giáo chuyên nghiệp. Tôi muốn nói tới các nhà giáo tốt nghiệp từ các trường sư phạm, những người ngay từ thuở thiếu thời đã chọn nghề dạy học làm lý tưởng cho mình và chỉ sống bằng nghề dạy học, vui với nghề dạy học hãnh diện với vai trò làm thày, làm cô của mình, dù đó là sư phạm tiểu học hay sư phạm trung học. Tất cả các vị này vẫn còn nguyên vẹn khi đất nước bị qua phân và đã ở các trường trong Nam khi các trường này được mởcửa trở lại sau một thời gian chiến tranh bị tạm đóng cửa. Sau khi đất nước bị chia cắt và qua cuộc di cư của non một triệu người từ miền Bắc vô Nam, họ lại được tăng cường thêm bởi một số đông các đồng nghiệp của họ từ miền Bắc vô cùng với các trường được gọi là Bắc Viêt di chuyển. Tất cả đã cùng nhau hướng dẫn và điều hành các học đường miền Nam trong thời kỳ chuyển tiếp từ Pháp thuộc sang độc lập, đồng thời cũng là những giảng viên cơ bản trong các trường huấn luyện giáo chức thuộc thế hệ mới.Từphong thái đến cách giảng dạy, từ cách vào lớp tới cách viết bảng và xóa bảng, các vị này đã để toát ra một sự chừng mực của những nhà sư phạm nhà nghề, khác hẳn với các đồng nghiệp của họ từ ngoại quốc về chỉ lo dạy các môn học chuyên môn. Học đường do đó đã tránh được nạn chánh trị hóa, tránh được nạn cán bộ chánh trị xâm nhập. Nhiều vị vào những lúc tình thế vô cùng tế nhị đã giữ được thế vô tư và độ lập của học đường. Cũng cần phải nói thêm là trong thời gian này nhiều vị xuất thân là cử, tú, kép, mền, luôn cả tiến sĩ của thời trước, những người tinh thâm Nho học, vẫn còn có mặt ở các học đường, đặc biệt là các đại học văn khoa ở Saigon và Huế.
Mặt tiền tòa nhà hành chánh Viện Đại học Sài Gòn - viện đại học lớn nhất miền Nam Việt Nam thời Việt Nam Cộng hòa
Hệ thống tổ chức, tổ chức thi cử và chương trình học vẫn giữ được những nét chính của chương trình Pháp và chương trình Hòang Xuân Hãn
Đây là một trong những đặc tính căn bản của nền giáo dục của miền Nam trong suốt thời kỳ nền giáo dục này tồn tại. Những gì người Pháp thiết lập không những không bị hủy bỏ, coi như tàn tích của chế độ thực dân, đế quốc mà còn được thận trọng giữ gìn, song song với việc bảo tồn truyền thống văn hóa cổ truyền và đạo đức của dân tộc. Người Việt ở miền Nam trong tinh thần cởi mở và tự do đã biết phân định những gì là kìm kẹp và những gì là hay đẹp mà một chế độ chính trị đem lại thay vì cứ nhắm mắt đập bỏ để sau này hối tiếc. Các nhà làm giáo dục ở miền Nam đã tỏ ra vô cùng thận trọng trong mọi quyết định. Những gì gọi là cách mạng vội vã, nhất thời dường như không được chấp nhận. Họ chủ trương cải tổ để thích ứng với hoàn cảnh mới và cải tổ từ từ, kểcả khi thế lực và ảnh hưởng của người Mỹ, từ đó áp lực của họ, đã trở nên rất mạnh qua những chương trình viện trợ của họ. Hệ thống giáo dục do người Pháp từ tiểu học cho đến đại học đã tồn tại dưới hình thức Việt hóa bắt đầu từ thới chính phủ Trần Trọng Kim với chương trình Hoàng Xuân Hãn, vị bộ trưởng giáo dục đương thời. Nó cho phép người ta, từ thày đến trò dễ dàng chuyển sang một nền giáo dục mới của một quốc gia độc lập không hề có chuyện trục trặc. Ngay từ cuối niên học 1944-1945 người ta đã tổ chức đươc những kỳ thi ở bậc tiểu học bằng tiếng Việt mà không hề có chuyện than phiền, khiếu nại. Điều nên nhớ là chính phủ Trần Trong Kim chỉ tồn tại có vẻn vẹn bốn tháng trời hay hơn một trăm ngày với những phương tiện giao thông và liên lạc hết sức nghèo nàn. Sau này khi gửi sinh viên ra ngoại quốc du học, miền Nam đã không gặp phải những khó khăn trong việc đối chiếu bằng cấp và khả năng của các đương sự, không phải chỉ riêng cho những ai muốn sang du học bên Pháp mà luôn cả cho những ai muốn sang các quốc gia khác, kể cả Hoa Kỳ, Gia Nã Đại, Úc, Nhật… vì đó là một hệ thống giống như các hệ thống khác thuộc thế giới tây phương, một hệ thống gần với hệ thống chung của quốc tế.
Duy trì mối liên tục lich sử cũng cho phép người ta sử dụng được các sách giáo khoa của người Pháp và những sách giáo khoa về lịch sử và văn chương Việt Nam do chính người Việt soạn thảo từ thời trước năm 1945 và sau đó là từ năm 1947 đến năm 1954 ở những vùng đất của người quốc gia. Điển hình là các sách toán và khoa học bằng tiếng Pháp, do các tác giả Pháp soạn và xuất bản ở bên Pháp nhưng đã được không những các thày mà luôn cả các trò sử dụng làm tài liệu hay để tự học. Trong phạm vi Văn chương, những sách của Dương Quảng Hàm, đặc biệt là hai cuốn Việt Nam Văn Học Sử Yếu và Việt Nam Thi Văn Hợp Tuyển đã được dùng rất lâu dù cho nhiều sách giáo khoa khác đầy đủ hơn đã được soạn thảo. Cũng vậy, trong phạm vi sử học với cuốnViệt Nam Sử Lược của Trần Trọng Kim. Về nội dung, đặc biệt là trong văn học, người ta cũng thấy nền giáo dục của miền Nam vẫn giữ được tinh thần tự do, cởi mở. Các tác giả được đem dạy hay trích dẫn đã được lựa chọn căn cứ vào giá trị của các công trình của họ thay vì gốc gác và sự lựa chọn chế độ của họ, thay vì họ ở miền Bắc hay ở miền Nam trong thời gian này. Tô Hoài, Xuân Diệu, Thanh Tịnh, Nguyễn Tuân… là những trường hợp điển hình.
Trong phạm vi thi cử, các kỳ thi được thiết lập từ thời Pháp hay có ở bên Pháp vẫn được duy trì, đặc biệt là hai kỳ thi tú tài. Ở bậc đại học hệ thống tổ chức cũng tương tự. Ảnh hưởng của người Mỹ chỉ được chấp nhận một cách từ từ với nhiều thận trọng, mặc dầu người Mỹ đã bỏ ra nhiều tiền bạc và nhân sự qua các chương trình viện trợ. Hình thức thi trắc nghiệm áp dụng cho các kỳ thi tú tài chỉ được thực hiện rất trễ về sau này và dư luận đã đón nhận nó với những nhận định khác nhau. Tiếc rằng chỉ vài năm sau miền Nam đã không còn nữa.
Trong phạm vi tổ chức thi cử, người ta có thể thấy không riêng gì quan niệm, cách tổ chức, cách coi thi và chấm thi cũng như cách cho điểm, định kết quả và công bố kết quả hãy còn chịu ảnh hưởng nhiều của người Pháp mà còn luôn cả những thời quân chủ trước đó nữa. Quyền uy của các giám khảo, các chánh phó chủ khảo, các giám thị đã luôn luôn được tôn trọng và nhiều vị chủ khảo đã tỏ ra vô cùng can đảm giữ thế độc lập cho mình hay biết khôn ngoan né tránh cho mình và cho các đồng nghiệp của mình khi phải lãnh nhiện vụ ở những vùng xa thủ đô Saigon. Về phía chính quyền thì từ trung ương đến địa phương hầu như không hề có sự trực tiếp can thiệp . Báo chí, các cơ quan truyền thông vẫn luôn luôn hiện diện và sẵn sàng phanh phui mọi chuyện.
Một Xã hội tôn trọng sự học và những người có học
Đây là một trong những đặc tính cơ bản của văn hóa Việt Nam mà xã hội miền Nam nói chung và nền giáo miền Nam nói riêng thời trước năm 1975 được thừa hưởng. Đặc tính này đã được biểu lộ không riêng qua tinh thần tôn sư trọng đạo mà còn được coi như một giá trị và là một giá trị đứng đầu trong mọi giá trị. Sự học là một giá trị và giáo dục là một giá trị. Sự học hay giáo dục làm nên con người chứ không phải là những yếu tố khác, dù đó là quyền uy và tiền bạc. Người làm công tác giáo dục được tôn trọng và từ đó có được những điều kiện ít ra là về phương diện tinh thần để thực thi sứ mạng của mình mà những người làm chánh trị, những nhà chủ trương cách mạng, kể cả những người cấp tiến nhất cũng phải kiêng nể. Giữa những người cùng làm công tác dạy học cũng vậy, tất cả đã tôn trọng lẫn nhau và tôn trọng các bậc tôn trưởng, kể cả những người đã khuất. Sự thiết lập những bàn thờ tiên sư ở các trường trung học Nguyễn Đình Chiểu ở Mỹ Tho và Phan Thanh Giản ở Cần Thơ phải được kể là tiêu biểu cho tinh thần giáo dục của miền Nam.
Tạm thời kết luận
Bài này được viết vào lúc những tin tức về những tệ hại trong nền giáo dục hiện tại ở Việt Nam chiếm một phần không nhỏ trong sinh hoạt truyền thông quốc tế cũng như quốc nội. Ngoài những tin tức, những bài nhận định còn có những hình ảnh của các kỳ thi đi kèm. Tất cả đã xảy ra hàng ngày và đã chiếm những phần không nhỏ trong thời lượng phát thanh hay phát hình hay trên các trang báo, đặc biệt là vào những thời kỳ bãi trường hay khởi đầu của một niên học. Mọi chuyện đã liên tiếp xảy ra từ nhiều năm trước và người xem, người nghe có thể đoán trước và chời đợi mỗi khi mùa hè và sau đó là mùa thu đến. Nhiều người còn dùng hai chữ “phá sản” để hình dung tương lai của nền giáo dục này và nhiều người tỏ ý nuối tiếc quá khứ mà họ cho là rất đẹp của nền giáo dục ở miền Nam thời trước năm 1975. Ở đây, như đã nói trong phần mở đầu, người viết chỉ vắn tắt ghi nhận một số những dữ kiện căn bản . Một công trình nghiên cứu qui mô hơn và kỹ càng hơn còn cần phải được thực hiện trước khi người ta có thể khẳng định những nhận xét này. Tuy nhiên có một điều người ta phải để ý và thận trọng khi nói tới cách mạng và đặc biệt khi làm cách mạng. Người ta có thể xóa bỏ một chế độ chính trị bằng cách mạng, từ đó đoạn tuyệt với quá khứ nhưng người ta không thể theo đà đó mà làm cách mạng trong những phạm vi sinh hoạt khác trong đó có giáo dục. Nhận định này có thể bị coi là bảo thủ, nhưng đó là một sự thật và một sự thật bắt đầu bằng kinh nghiệm. Có điều vì bằng kinh nghiện nên khi biết được thì đã quá muộn.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)