khktmd 2015
Thứ Bảy, 25 tháng 7, 2020
South China Sea dispute: Australia says Beijing's claims have no legal basis
Australia has formally rejected China's territorial and maritime claims in the South China Sea, aligning itself more closely with the US as tensions rise.
In a declaration to the United Nations, Australia said the claims, which take in the majority of the sea, had "no legal basis". China has not reacted.
It comes after the US called some of China's actions in the area "unlawful".
In recent years China has built bases on artificial islands in the sea, saying its rights go back centuries.
Brunei, Malaysia, the Philippines, Taiwan and Vietnam contest China's claims. The countries have wrangled over territory for decades but tensions have steadily increased in recent years, with several maritime confrontations taking place.
Beijing claims a vast area known as the "nine-dash line" and has backed its claims with island-building and patrols. It has built significant military infrastructure, although it insists its intentions are peaceful.
Although largely uninhabited, two island chains in the area - the Paracels and the Spratlys - may have reserves of natural resources around them. The sea is also a key shipping route and has major fishing grounds.
In 2016, an international tribunal ruled against China, saying there was no evidence it had historically exercised exclusive control over the sea's waters or resources. But China rejected the judgment.
What is Australia's position?
Australia's declaration to the UN, submitted on Thursday, reads: "Australia rejects China's claim to 'historic rights' or 'maritime rights and interests' as established in the 'long course of historical practice' in the South China Sea."
The text references the 2016 ruling by the Permanent Court of Arbitration, adding: "There is no legal basis for China to draw straight baselines connecting the outermost points of maritime features or 'island groups' in the South China Sea."
It also said it did not accept Beijing's assertion that its sovereignty over the Paracels and the Spratlys was "widely recognised by the international community", citing objections from Vietnam and the Philippines.
Analysts say the declaration marks a dramatic shift in position for Australia, which has previously urged all claimants to resolve their disputes in accordance with international law.
The move comes amid deteriorating relations between Australia and China over a number of issues, including an Australian call for a global investigation into the origins of Covid-19, which first emerged in the Chinese city of Wuhan last year.
The text was issued ahead of annual talks between Australia and the US due to take place in Washington on Tuesday. The two countries are close and long-standing allies.
What is the US position?
The US has long been critical of China's militarisation of the region, and the Trump administration has recently reversed a policy of not taking sides, explicitly backing the territorial claims of China's South East Asian neighbours.
US Secretary of State Mike Pompeo said earlier this month some of China's actions were "completely unlawful", condemning Beijing's "campaign of bullying to control" the area. In response, China said the US "deliberately distorts facts and international law".
Relations between China and the US have also deteriorated recently over issues including Beijing's handling of the coronavirus pandemic, its actions in Hong Kong and its treatment of Muslim minorities.
Earlier this week, the US ordered the closure of the Chinese consulate in Houston, Texas, with Mr Pompeo accusing China of "stealing" intellectual property. China ordered the closure of the US consulate in Chengdu in response.
US-China battle behind the scenes - Tác giả Jonathan Marcus
It is clearly not a good time for the world and it is not a good time for relations between the US and China. President Donald Trump has repeatedly chosen to call the coronavirus the "Chinese virus". His hawkish Secretary of State Mike Pompeo calls it the "Wuhan virus", something that causes huge offence in Beijing.
The president and secretary of state have both denounced China for its failings in the initial handling of the outbreak. But Chinese spokesmen have utterly rejected any idea that they were less than transparent about what was going on. Meanwhile, social media in China has spread stories that the pandemic has been caused by a US military germ warfare programme; rumours that gained considerable traction. Scientists have demonstrated that the virus structure is entirely natural in origin.
But this is not just a war of words, something more fundamental is going on.
Earlier this month, when the US announced that it was closing its borders to travellers from many EU countries, including Italy, the Chinese government announced that it was sending medical teams and supplies to Italy, the country at the leading edge of the coronavirus pandemic. It has sent help to Iran and Serbia too.
It was a moment of huge symbolism. And it was an indication of the information battle that is being waged behind the scenes, with China eager to emerge from this crisis with renewed status as a global player. Indeed, it is a battle which the US - at the moment - is losing hands down. And the belated despatch of a small mobile US Air Force medical facility to Italy is hardly going to alter the equation.
This is a moment when the administrative and political systems of all countries are being stress-tested like never before. Leadership will be at a premium. Existing political leaders will ultimately be judged by how they seized the moment; the clarity of their discourse; and the efficiency with which they marshalled their countries' resources to respond to the pandemic.
The pandemic has hit at a time when US-China relations were already at a low ebb. A partial trade deal has barely plastered over the commercial tensions between the two countries. Both China and the US are re-arming, openly preparing for a potential future conflict in the Asia-Pacific. China has already emerged, at least in regional terms, as a military super-power in its own right. And China now is eager for the wider status that it believes its international position requires.
The pandemic then threatens to pitch US-China relations into an even more difficult period. This could have an important bearing upon both the course of this crisis and the world that emerges from it. When the virus is defeated, China's economic resurgence is going to play a critical role in helping to rebuild the shattered global economy.
But for now, Chinese assistance is essential in combating the coronavirus. Medical data and experiences need to continue to be shared. China is also a huge manufacturer of medical equipment and disposable items like masks and protective suits, essential to handling infected patients and items that are required in astronomical numbers.
China is in many ways the medical manufacturing workshop of the world, capable of expanding production in ways few other countries can. China is seizing an opportunity but, according to many of President Trump's critics, it is he who has dropped the ball.
The Trump administration initially failed to accept the seriousness of this crisis, seeing it as another opportunity to assert "America First" and the supposed superiority of its system. But what is at stake now is global leadership.
As two Asia experts, Kurt M Campbell - who served as assistant secretary of state for East Asian and Pacific affairs in the Obama administration - and Rush Doshi, note in a recent article for Foreign Affairs: "The status of the United States as a global leader over the past seven decades has been built not just on wealth and power but also, and just as important, on the legitimacy that flows from the United States' domestic governance, provision of global public goods, and ability and willingness to muster and coordinate a global response to crises."
The coronavirus pandemic, they say, "is testing all three elements of US leadership. So far, Washington is failing the test. As Washington falters, Beijing is moving quickly and adeptly to take advantage of the opening created by US mistakes, filling the vacuum to present itself as the global leader in pandemic response."
It is easy to be cynical. Many might wonder how China could seek advantage at this time - Campbell and Doshi call it "Chutzpah" - given that it is in China that this pandemic appears to have originated. Beijing's initial response to the developing crisis in Wuhan was secretive. However, since then, it has marshalled its vast resources effectively and impressively.
As Suzanne Nossel, the CEO of the press freedom organisation PEN America, writes in an article on the Foreign Policy website: "Fearful that the initial denial and mismanagement of the outbreak could trigger social unrest, Beijing has now mounted an aggressive domestic and global propaganda campaign to tout its draconian approach to the epidemic, downplay its role in sparking the global outbreak, and contrast its efforts favourably against those of Western governments and particularly the United States."
Many western commentators see China becoming more authoritarian and more nationalist and fear that these trends will be accelerated by the impact of the pandemic and the resulting economic slowdown. But the impact upon Washington's global standing could be even greater.
America's allies are taking note. They may not criticise the Trump administration openly, but many have clear differences with it over attitudes to China; the security of Chinese technology (the Huawei controversy); and over Iran and other regional issues.
China is using its outreach on the pandemic to try to establish the parameters for a different relationship in the future - one perhaps where China fast becomes the "essential power". Link-ups in the counter-coronavirus campaign with its near neighbours - Japan and South Korea - and the provision of vital health equipment to the EU, can be seen in this light.
Campbell and Doshi, in their Foreign Affairs piece, make an explicit comparison with Britain's decline. They say that the botched British operation in 1956 to seize the Suez Canal "laid bare the decay in British power and marked the end of the United Kingdom's reign as a global power".
"Today," they say, "US policymakers should recognize that if the United States does not rise to meet the moment, the coronavirus pandemic could mark another 'Suez moment'."
Why US-China relations are at their lowest point in decades - Source Barbara Plett Usher
The Trump Administration ramped up its confrontation with Beijing this week, ordering the Chinese consulate in Houston to close over concerns about economic espionage.
It's the latest step in a downward spiral in relations between the dueling economic powers which have sunk to the lowest level in decades.
The BBC's Barbara Plett Usher takes a look at the motivations - and potential consequences - of this US-China face-off.
How significant is this escalation?
It is not unprecedented for the US to close a foreign mission but it is a rare and dramatic step, one that is difficult to unwind. This is a consulate not an embassy, so it's not responsible for policy. But it plays an important role in facilitating trade and outreach.
And the move triggered retaliation from Beijing: it ordered the US to close its consulate in the western Chinese city of Chengdu, dealing a further blow to the diplomatic infrastructure that channels communication between the two countries.
It's probably the most significant development yet in the deterioration of relations over the past months, which have included visa restrictions, new rules on diplomatic travel, and the expulsion of foreign correspondents. Both sides have imposed tit-for-tat measures, but it is the United States that has largely been driving this latest cycle of confrontation.
How did we get here?
Senior administration officials have described the Houston consulate as "one of the worst offenders" in economic espionage and influence operations that they say are occurring at all the Chinese diplomatic facilities.
A certain amount of spy-craft by foreign missions is expected but the officials said activity in Texas went well over acceptable lines and they wanted to send a strong message that it would not be tolerated.
The decision to take more "decisive action" to counter China and "disrupt" its operations coincides with a speech earlier this month by the FBI Director Christopher Wray. He said the Chinese threat to US interests had massively accelerated in the past decade, noting that he opened a new China-related counterintelligence investigation every 10 hours.
Beijing has routinely denied these charges and in the case of Houston, called them "malicious slander".
Critics of the Trump administration's approach are sceptical about the value of closing the Houston consulate and the timing of the move. "It has a wag the dog feel to it," says Danny Russel, who served as the State Department's top Asia official under President Barack Obama, suggesting it's at least partly an attempt to create a diversion from President Donald Trump's political troubles ahead of a November election.
So is this move to confrontation about the election?
Yes and no.
"Yes" because Mr Trump has only recently fully adopted the anti-China campaign-speak that his strategists feel will resonate with voters. It builds on his 2016 nationalist talking points about getting tough with a China that had "ripped off the United States".
But it adds a heavy dose of blame over the way Beijing handled the coronavirus outbreak as the president's ratings on his own response tumble. The message is that China is responsible for the Covid mess in the country, not him.
"No" because hardliners in his administration, like Mr Pompeo, have for some time been pressing for tougher action against Beijing and laying the groundwork for such an approach. The president had been vacillating between that advice and his own desire to pursue a trade deal and develop his "friendship" with the Chinese Leader Xi Jinping.
The consulate closure indicates that the China hawks have gained the upper hand for now, aided by genuine anger in Washington at the Chinese government's lack of transparency about a virus that has brought global disaster.
What does this say about the state of US-China relations?
They're pretty bad - at their lowest point since President Richard Nixon moved to normalise relations with the communist country in 1972. And both are to blame.
This has been building since President Xi Jinping came to power in 2013 with a much more assertive and authoritarian playbook than his predecessors. China has added to the recent run-up in tensions with its harsh national security law in Hong Kong and its repression of Muslim minority Uighurs, which triggered several rounds of US sanctions.
But its clash with the Trump administration's America First nationalism is increasingly shaped by an ideological worldview that infused a speech about China delivered by Mr Pompeo this week. In rhetoric reminiscent of the Cold War, he accused Chinese leaders of being tyrants on a quest for global domination, and framed America's competition with Beijing as an existential struggle between freedom and oppression.
Many in Chinese government circles believe that the administration's goal is to stop the country from catching up to America's economic might, and are particularly angry at its moves to cut off access to Chinese telecommunications technology. But there is concern and confusion about the dizzying ramp-up of punitive measures. The foreign minister Wang Yi recently pleaded with the US to step back and seek areas where the two nations could work together.
Where is this heading?
In the short term expect a precarious state of tension up to the election. The Chinese do not appear to be looking for escalation, and analysts agree that President Trump does not want a serious confrontation, certainly not a military one.
But Mr Russel, who's currently a vice president at the Asia Society Policy Institute, warns about unintended conflict. "The buffer that has historically insulated the US-China relationship, the presumption that the goal is to de-escalate and solve problems… has been stripped away," he says.
The long term depends on who wins in November. But even though the Democratic candidate Joe Biden would be more inclined to revive avenues of cooperation, he's also campaigning on a get-tough-with-China message. It's a popular theme reflecting an extremely rare bipartisan consensus that goes beyond the occupant of the White House.
Jim Carafano, a national security expert at the conservative think tank, The Heritage Foundation, argues that challenging China's "destabilising" behaviour is a path to stability, not escalation. "In the past we haven't made clear where the Chinese were violating our interests and they've marched on," he told the BBC.
But William Cohen, a Republican politician who served as defence secretary under the Democratic President Bill Clinton, thinks it's dangerous that China is being seen as an adversary across the political spectrum.
Its military, economic and technological expansions have caused the US to say "we can't do business the way we've been doing business," he says.
"But we still have to do business."
Thứ Sáu, 24 tháng 7, 2020
Đàn Bà Dễ Có Mấy Tay - Tác giả Vương Trùng Dương
Thứ Hai, 20/7/2020, trước năm 1975 gọi là Ngày Quốc Hận vì đất nước bị chia đôi 2 miền Nam/Bắc do Cộng Sản gây nên. Hình ảnh đó in trong Tem Thư VNCH, phát hành ngày đầu tiên 20/7/1964.
Hôm nay, dù rất bận công việc cho tờ báo nhưng bắt gặp hình ảnh nữ Tổng Thống Đài Loan Thái Anh Văn cũng là Tổng Tư Lệnh Quân Đội ra tận phi trường cúi đầu chào 2 phi công vừa hoàn thành nhiệm vụ, rất đáng kính & ngưỡng mộ nên ghi lại.
TT Thái Anh Văn nhường chỗ đứng của vị nguyên thủ Quốc Gia cho 2 phi công vừa đáp xuống phi trường được phổ biến trên internet.
Ông bà ta đã dạy “Lời chào cao hơn mâm cỗ”, nói lên tình cảm, nghĩa cử tốt đẹp bằng lời nói trong phép xã giao thể hiện nét văn hóa và truyền thống cao đẹp.
Chào hỏi biểu hiện sự trân trọng, cung kính của mình đối với người khác mà trong cuộc sống, trở thành quy tắc ứng xử lịch sự giữa con người với con người.
Tuy nhiên, khi chào hỏi và nghĩa cử đó phải đúng đối tượng, đúng nơi, đúng lúc… mới thể hiện sự trân trọng và chính đáng.
Trong buổi lễ tuyên thệ nhậm chức Tổng Thống Đài Loan vào Thứ Tư (20/5), TT Thái Anh Văn phát biểu “Tương lai, chúng tôi sẽ tiếp tục xây dựng quốc gia tốt hơn, có sự chăm sóc xã hội hoàn thiện hơn, cơ sở hạ tầng toàn diện hơn, nền kinh tế có sức cạnh tranh hơn, việc làm quốc tế hóa hơn, và môi trường học tập tốt hơn… tiếp tục tăng cường an ninh quốc gia, bảo vệ chủ quyền…”
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo, ngày 21/5 bày tỏ: “Sự dũng cảm và tầm nhìn của bà trong việc lãnh đạo nền dân chủ sống động của Đài Loan là một niềm cảm hứng cho khu vực và thế giới.
Khi chúng ta nhìn về tương lai, tôi tin tưởng rằng, với Tổng Thống Thái Anh Văn ở vị trí lãnh đạo, quan hệ đối tác của chúng ta với Đài Loan sẽ tiếp tục phồn thịnh”.
Trong cuộc tranh cử Tổng Thống đầu năm 2020 tại Đài Loan, thế lực thù địch do bọn Trung Cộng mua chuộc quậy phá không ngừng nhưng nhờ ý thức của người dân và tinh thần trách nhiệm với đất nước nên đã dành được thắng lợi vẻ vang trong cuộc bầu cử đầy cam go nầy.
Tổng Thống Trump ủng hộ nhiệt tình TT Thái Anh Văn, trước đây Trung Cộng hù dọa, ngay cả việc TT Thái Anh Văn ngày 11/7/2019 đến Hoa Kỳ, TC đã lên án cảnh cáo nhưng TT Trump bất chấp thái độ ngang ngược của TC. TT Trump đã hành xử đúng đắn của vị nguyên thủ quốc gia trong quan hệ quốc tế.
Là bậc nữ lưu nhưng TT Thái Anh Văn là mẫu người cứng rắn, can đảm và quyết tâm bảo vệ đất nước của mình trước thế lực thù địch bủa vây mà hiện nay TT Trump đang gặp phải.
Trong thời gian qua, hình ảnh quỳ gối, trở thành phong trào xảy ra tại Hoa Kỳ, trở thành bức tranh khôi hài cho những kẻ với thuyết âm mưu làm “Bức tranh vân cẩu, vẻ người tang thương” (Nguyễn Gia Thiều) đang trở thành trò hề.
Tổng Thống Mỹ Donald Trump, tuyên bố sẽ không quỳ vì phẩm giá của đất nước và lá cờ Mỹ vinh quang.
Ngày 6/6 trên Twitter, TT Trump tweet: “Vinh quang quốc gia của chúng ta nên được trân trọng, cổ vũ và nâng đỡ… đứng trước quốc kỳ, chúng ta nên đứng thẳng, tốt nhất là chào, hoặc đặt tay lên ngực. Bạn có thể phản đối những điều khác, nhưng không phải với lá cờ Mỹ vỹ đại của chúng ta. Không quỳ gối!”
Nhìn hình ảnh nữ Tổng Thống Đài Loan Thái Anh Văn ra tận phi trường cúi đầu chào 2 phi công vừa hoàn thành nhiệm với hình ảnh quỳ gối của bà Chủ Tịch Hạ Viện Hoa Kỳ Nancy Pelosi cùng các nghị sĩ đảng Dân Chủ và cựu Phó TT Joe Biden, ứng cử viên tổng thống của đảng Dân Chủ… khách quan suy ngẫm, hành động nào chân chính và bất chính?
Tờ New York Post bình luận rằng cảnh tượng này giống y hệt thời kỳ cuộc cách mạng văn hóa do Đảng Cộng Sản Trung Quốc tiến hành trong thời đại Mao Trạch Đông…
Dân số Đài Loan chỉ bằng dân số tiểu bang Texas nhưng vị nữ lưu lãnh đạo đất nước nầy bản lĩnh, cương nghị… thay mặt cho người dân nói lên tinh thần bất khuất, yêu nước, yêu giá trị tinh thần cao đẹp.
Trong khi đó, đất nước hùng mạnh nhất thế giới lại có những người vì thủ đoạn chính trị, mưu toan, làm dáng lại cúi người khom lưng mà trong quá khứ chưa có vị tổng thống tiền nhiệm nào hành xử như vậy. Nay lại xảy ra chiêu bài quỳ gối!
Thiện tai !
Chọn lãnh đạo theo tiêu chuẩn "hậu duệ - hạt giống đỏ"?
Ở Việt Nam đang 'rộ lên' một cung cách lựa chọn, bổ nhiệm quan chức nhà nước, đảng và chính quyền, mà khi lựa chọn 'người ta nhằm trước hết vào gia đình mình', theo một cựu tổng thư ký tòa soạn báo chí từ Sài Gòn.
Bình luận với BBC về việc xuất hiện một cách khá đồng loạt các vụ bổ nhiệm nhân sự lãnh đạo các cấp tại các đại hội đảng bộ đảng cộng sản ở các tỉnh, thành tại Việt Nam trước Đại hội XII của Đảng Cộng sản, với nhiều lãnh đạo trẻ được cho là 'con ông, cháu cha', nhà báo, blogger Huỳnh Ngọc Chênh, từng làm việc tại báo Thanh Niên, nói:
"Đang rộ lên chuyện đưa các 'Hạt giống đỏ' hay là người ta gọi là 'Thái tử Đảng' vào các vị trí quan trọng của Đảng, mà trước hết là nằm ở các địa phương, mới đầu từ các địa phương.
"Ví dụ như ông (Nguyễn) Xuân Anh ở Đà Nẵng, ông (Nguyễn) Thanh Nghị ở Kiên Giang, rồi ông (Nguyễn) Minh Triết ở Bình Định, rồi một loạt những Thái tử Đảng khác đang đưa lên ở những chức vụ nhỏ hơn tí như Giám đốc Sở chẳng hạn.
"Nó lộ ra một điều như thế này tức là phát triển nhân sự lãnh đạo nhà nước, nhân sự cho cán bộ nhà nước, cán bộ đảng, thì trước hết người ta nhắm vào chính gia đình của họ.
"Sau đó thì mới nhắm ra các đảng viên bình thường khác, đó là cung cách phát triển nhân sự của đảng cộng sản Việt Nam từ trước tới giờ, nó vẫn ưu tiên cho con cái trong gia đình, người ta gọi là ưu tiên cho truyền thống.
"Và trong dân gian cũng có câu là nhất là hậu duệ, nhì quan hệ, ba tiền tệ, bốn rồi mới tới trí tuệ và tôi nghĩ nó cũng đúng luôn trong tình hình này, và bây giờ nó lộ rõ một cách rất công khai và không thể che đậy được nữa," blogger nói với BBC.
Phong kiến, theo Bắc Hàn?
Trả lời câu hỏi liệu việc 'trẻ hóa' lãnh đạo như vậy là tích cực hay là đáng quan ngại, ông Chênh nói thêm:
"Thực ra thì trẻ hóa là rất tốt. Hai mươi, hai mươi lăm, ba mươi mà người ta đã làm lãnh đạo chỗ này, chỗ khác thì rất tốt. Nhưng mà cái trẻ hóa nó phải do chính người trẻ có tài năng thực sự họ chiếm đoạt được vị trí, họ tranh giành được cái vị trí đó.
"Nhưng mà trẻ hóa đây là dựa vào thế lực của gia đình, dựa vào quyền lực của cha ông đi trước rồi sắp đặt đưa mình lên, như kiểu như Kim Jung-un (lãnh đạo Bắc Hàn)..., được bố đưa lên ở tuổi 40 làm Tổng Bí thư, thì ở Việt Nam tôi nghĩ nó cũng vậy, cũng theo cơ chế nó như vậy.
"Họ có quyền và họ sắp xếp, xếp đặt cho con cái mình bất cứ vị trí nào cũng được.
"Đất nước này được lãnh đạo toàn diện và độc quyền của Đảng Cộng sản, cho nên họ có quyền làm như vậy.
"Mà ông Nguyễn Văn An (nguyên Chủ tịch Quốc hội Việt Nam) hồi trước gọi đây là một chế độ phong kiến mà tập thể vua, có nhiều vua, vua nào thì cũng có quyền của mình.
"Mà nó còn hơn thế nữa là vua ở trung ương thì có quyền theo kiểu trung ương mà vua ở địa phương thì có quyền theo kiểu địa phương.
"Và họ nhắm phát triển lực lượng của họ, thì họ nhắm vào con cái của họ... vào hậu duệ là trước," ông Huỳnh Ngọc Chênh nêu quan điểm.
Singapore man admits being Chinese spy in US
A Singaporean man has pleaded guilty in the US to working as an agent of China, the latest incident in a growing stand-off between Washington and Beijing.
Jun Wei Yeo was charged with using his political consultancy in America as a front to collect information for Chinese intelligence, US officials say.
Jun Wei Yeo, also known as Dickson Yeo, on Friday pleaded guilty in a federal court to working as an illegal agent of the Chinese government in 2015-19, the US Department of Justice said in a statement.
He was earlier charged with using his political consultancy in the country as a front to collect valuable, non-public information for Chinese intelligence.
In his guilty plea, he admitted to scouting for Americans with high-level security clearance and getting them to write reports for fake clients.
Mr Yeo was arrested as he flew in to the US in 2019.
Thứ Năm, 23 tháng 7, 2020
Việt Nam: Phòng cấp cứu đang trở thành nơi trình diễn?
Những ống kính máy quay, những chiếc điện thoại thông minh tràn ngập trong phòng phẫu thuật, nơi các bác sĩ đang tách hai bé song sinh Diệu Nhi và Trúc Nhi, làm dấy lên câu hỏi về y đức và đạo đức báo chí.
Vào lúc 6 giờ ngày 15/7, hai bé Diệu Nhi và Trúc Nhi, 13 tháng tuổi, dính nhau vùng bụng chậu, được đưa từ phòng Hồi sức sơ sinh, tới phòng mổ số 11, Bệnh viện Nhi đồng TP HCM. Tại đây, 93 y bác sĩ, điều dưỡng chia thành 11 kíp mổ sẽ thực hiện ca đại phẫu tách rời hai bé.
Đấy là một ca mổ kéo dài 13 tiếng đồng hồ, với nhiều kỹ thuật phức tạp, đòi hỏi sự tập trung cao độ của các bác sĩ, điều dưỡng.
Trong bối cảnh ngành y tế Việt Nam nhận được nhiều lời khen ngợi về công tác chống dịch Covid-19, ca mổ này được coi là một cơ hội nữa để quảng bá danh tiếng ngành y Việt Nam và rất dễ hiểu, ca mổ này đã được truyền thông rộng rãi trước khi nó diễn ra.
Tuy nhiên nhiều người trong giới chuyên gia, nhà báo nước ngoài, đặt câu hỏi vì sao các phóng viên có thể được vào tận phòng phẫu thuật để tác nghiệp như vậy.
Những ống kính trong phòng mổ
Ca mổ tách cặp song sinh hồi trung tuần tháng Bảy gần như được tường thuật trực tiếp trên các trang báo điện tử tại Việt Nam. Trong các hình ảnh được công bố giữa lúc ca mổ đang diễn ra, người ta thấy nhiều chiếc điện thoại di động được giơ cao, ghi lại từng khoảnh khắc diễn ra trên bàn mổ.
Điều này đã gây ra nhiều phản ứng phê phán từ giới chuyên môn và người có ảnh hưởng trên mạng xã hội. Trên trang Facebook của mình, bác sĩ Võ Xuân Sơn, cũng là một người có ảnh hưởng trên mạng xã hội (influencer), viết rằng một số nguyên tắc của ngành y đã bị phá vỡ.
"Đầu tiên là nguyên tắc vô trùng trong phòng mổ. Tôi xem thấy một tấm hình. Trên tấm hình đó, trong khi kíp mổ đang thực hiện cuộc mổ, thì có hàng loạt điện thoại, ống kính máy chụp hình chĩa vào, quay, chụp. Tức là có rất, rất nhiều người hiện diện trong phòng mổ, khi cuộc mổ tách hai cháu đang diễn ra", ông viết.
Ông nhấn mạnh rằng "bất cứ nhân viên mới nào của chúng tôi khi vô phòng mổ, đều phải được huấn luyện trước cách di chuyển. Ngay cả khi một bác sĩ nào đó đến xem mổ, chúng tôi cũng phải chú ý cách họ di chuyển, nếu không đúng, chúng tôi vẫn phải nhắc nhở".
Bác sĩ Võ Xuân Sơn cũng lưu ý cách mà báo chí đưa tin về "ca mổ thành công".
"Vấn đề tiếp theo là đánh giá cuộc mổ thành công. Đối với hầu hết các phẫu thuật viên, khi cuộc mổ kết thúc, đó mới chỉ là kết thúc của giai đoạn đầu tiên của điều trị. Để đánh giá cuộc mổ thành công hay không, thì ít nhất phải qua giai đoạn hậu phẫu", ông diễn giải và bổ sung rằng, một ca mổ tách trẻ song sinh được coi là thành công, có khi cần thời gian phải vài năm, thậm chí "cả chục, hai chục năm".
"Có thể vì mục tiêu tuyên truyền, vì nhu cầu phải trở thành nổi tiếng (tôi không nói đến các bác sĩ tham gia mổ), vì nhiệm vụ chính trị... mà chúng ta phải làm cho ca mổ này trở thành một sự kiện ồn ào. Nhưng với các bác sĩ, hãy đừng vội mừng, hãy đừng để những hào quang của truyền thông làm ảnh hưởng đến quá trình điều trị cho các cháu", ông lưu ý.
Ở khía cạnh nghề báo và đạo đức báo chí, tiến sĩ Cait McMahon, Giám đốc Trung tâm Dart châu Á - Thái Bình Dương có trụ sở tại Úc (thuộc Trường báo chí Columbia, New York, Mỹ), chia sẻ với BBC News Tiếng Việt rằng bà cảm thấy "quan ngại khi có quá nhiều nhà báo bên trong phòng phẫu thuật như thế".
Xem xét một bức hình trên báo chí mà chúng tôi gửi tới, tiến sĩ Cait McMahon nói: "Trong tấm hình này, tôi có thể thấy có bốn máy chụp hình hoặc điện thoại - thêm người chụp tấm hình này nữa là ít nhất có năm người. Tôi nghĩ như vậy là quá nhiều và thực tế là họ đã biến một ca mổ phức tạp thành một pha trình diễn".
"Tôi cũng lo về sự phân tâm của các bác sĩ phẫu thuật và nguy cơ nhiễm trùng. Tuy nhiên, nếu như ca mổ này đáng để đưa tin với sự chấp thuận của những người liên quan và người giám hộ, thì việc đưa tin cũng tốt thôi. Nhưng ngay cả lúc đó, xét về khía cạnh đạo đức, ta nên để một phóng viên và một người chụp ảnh là được, không nên tập trung đông như trong tấm ảnh mà tôi thấy", bà McMahon nói.
Nhà báo tự do Gary Tippet, người có nhiều năm là thư ký tòa soạn báo The Age (Úc) và có kinh nghiệm tác nghiệm trong những tình huống khẩn cấp về y tế cũng chia sẻ với BBC Tiếng Việt rằng dù ông không phản đối việc mời các phóng viên tới đưa tin hoặc chứng kiến các ca mổ như thế này, nhưng việc sử dụng nó như một sô diễn, một công cụ marketing thì "thật đáng lo ngại".
"Dựa trên các tấm hình mà tôi có được, sự hiện diện của các nhà báo trong phòng mổ tách hai trẻ song sinh giống như cái mà ở Úc chúng tôi gọi là 'gánh xiếc'. Quá nhiều nhà báo có mặt và máy ảnh, điện thoại chen chúc, tôi nghĩ có thể cản trở công việc của các bác sĩ phẫu thuật và các nhân viên khác. Nếu như đấy là ca mổ với gần 100 nhân viên y tế tham gia, sự hiện diện quá đông các nhà báo không được trang bị đủ kiến thức phòng mổ có thể gây mất an toàn", ông nói.
Nhà báo Gary Tippet nói thêm: "Tôi nghĩ rằng chỉ cần một hoặc hai phóng viên được huấn luyện kỹ các nguyên tắc an toàn phòng mổ có mặt là đủ. Sau đó họ có thể chia sẻ hình ảnh và thông tin cho các phóng viên còn lại".
Không chỉ vấn đề an toàn cho bệnh nhân, việc các nhà báo "thâm nhập" vào bệnh viện trong các tình huống tương tự cũng có thể xâm phạm quyền riêng tư của người bệnh. Trường hợp "phi công người Anh", tức bệnh nhân 91 mắc bệnh Covid-19, là một ví dụ.
Ông Joe Mathewson là giáo sư dạy tại Trường Báo chí - Truyền thông và Marketing tích hợp Medill thuộc Đại học Tây Bắc (Evanston, Illinois, Mỹ). Ông cũng thuộc tổ chức Ethics Advice Line for Journalists chia sẻ với BBC News Tiếng Việt: "Nếu bệnh nhân không đồng ý công bố thông tin, nhà báo cần xem xét kỹ bài viết của mình có xâm phạm quyền riêng tư của bệnh nhân không? Nếu có, nhà báo cần phải cân nhắc giữa lợi ích công chúng và việc bảo vệ quyền riêng tư đó".
Theo ông Joe Mathewson, nếu các bài báo trước đó của các tờ báo khác đã đề cập đến tên tuổi, nơi làm việc, quê quán của bệnh nhân 91 một cách rõ ràng, tức là đã xâm phạm quyền riêng tư của bệnh nhân, và "bài báo của bạn đăng sau, dù chỉ đề cập chung chung như 'phi công người Scotland', 'một bệnh nhân Vương quốc Anh', thì độc giả cũng nhận diện được nhân vật. Khi đó bạn cũng đã xâm phạm quyền riêng tư".
Bệnh viện đang trở thành nơi trình diễn?
Với sự phát triển xã hội, các bệnh viện Việt Nam ngày một chú trọng hơn tới công tác truyền thông, quảng bá hình ảnh. Nếu như "ban truyền thông", "phòng marketing" từng là khái niệm lạ lẫm tại các bệnh viện, thì hiện nay đây là những phòng ban quan trọng tại các bệnh viện cả tư nhân lẫn nhà nước. Các ca bệnh phức tạp được chữa thành công được nhiều bệnh viện khai thác làm chất liệu cho hoạt động quảng bá hình ảnh của mình, với sự tham gia của báo chí.
Tuy nhiên, điều vốn dĩ thông thường này, đôi khi, được khai thác quá mức khiến nhiều người e ngại. Dưới bài đăng của nhà báo Ben Ngo về hình ảnh các ống kính từ máy ảnh và điện thoại nhắm vào ca mổ, một số người tỏ ra quan ngại rằng "người mặc đồng phục y tế được chứ máy ảnh thì không". Có người cho đây là "quảng cáo" nên đã "bỏ qua nguyên tắc vệ sinh phòng mổ".
Trong cuộc chiến chống Covid-19 từ đầu năm đến nay, có thể nhận thấy ngành y tế Việt Nam, bao gồm cả cơ quan quản lý nhà nước lẫn các bệnh viện tham gia xét nghiệm, điều trị, đều rất tích cực trong việc "chăm chút hình ảnh" của mình.
Mỗi một bệnh nhân Covid-19 được điều trị thành công, họ đều được tặng hoa, chụp hình và nhiều khi phải trả lời phỏng vấn báo chí như là một nghĩa vụ.
Các ca bệnh có tính chất đặc biệt, chẳng hạn hai cha con người Trung Quốc được điều trị khỏi bệnh tại Bệnh viện Chợ Rẫy ở TP HCM, thì các hoạt động truyền thông, quảng bá hình ảnh càng được tổ chức rầm rộ hơn. Ngày xuất viện của hai cha con người này có nhiều hoa tươi, có quan chức y tế, bác sĩ của bệnh viện xuất hiện bắt tay, chào hỏi, trả lời phỏng vấn báo chí.
Đặc biệt nhất là trường hợp của phi công đến từ Vương quốc Anh, tức bệnh nhân 91 được điều trị Covid-19 tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM và điều trị phục hồi tại Bệnh viện Chợ Rẫy. Trong suốt thời gian nằm viện dài dằng dặc, người này luôn là chất liệu cho các bản tin nóng hổi về thành tích phòng chống dịch của Việt Nam. Từ khi nằm bất động cho đến lúc dần hồi phục, tập vật lý trị liệu, hình ảnh của phi công 43 tuổi luôn tràn ngập các trang báo, kể cả kênh thông tin chính thức của Chính phủ Việt Nam.
Trên mạng xã hội và các kênh truyền thông "phi chính thống" xuất hiện nhiều ý kiến cho rằng ngành y tế và các bệnh viện Việt Nam đã sử dụng hình ảnh bệnh nhân 91 để phục vụ cho mục đích tuyên truyền chính trị. Việc làm này là xâm phạm đời tư, quyền riêng tư của bệnh nhân.
Trước khi xuất viện, chính phi công người Scotland đã bày tỏ một số nguyện vọng, trong đó có đề nghị không tiếp xúc với giới truyền thông khi ông ra viện, không chụp hình hay trả lời phỏng vấn báo, đài. Ngay khi nguyện vọng của bệnh nhân 91 được công bố, nhiều phản ứng giận dữ, cho rằng ông này "không biết điều" đã xuất hiện
Nói về trường hợp này, bác sĩ Võ Xuân Sơn viết trên trang facebook cá nhân: "…Khi bệnh nhân 91 trở thành tâm điểm của truyền thông, thì sẽ có nhiều người muốn mình cũng được dự phần. Thế là thăm hỏi dập dìu, diễn đủ thứ dưới ống kính của các nhà báo. Để phục vụ cho nhu cầu đó, người ta đã sắp đặt lễ lạt nọ kia. Và khi bệnh nhân 91 không đáp ứng, thì họ cay cú mà buông những lời lẽ hằn học với ông ta".
Và như một sự kết luật, bác sĩ Võ Xuân Sơn viết: "Tôi tin rằng những thầy thuốc, từ bác sĩ, y tá đến hộ lí, trực tiếp chăm sóc cho bệnh nhân 91, đều tôn trọng quyết định của ông ấy. Tôi tin là chẳng ai trong số họ hằn học với ông ấy về việc ông ấy từ chối lễ lạt và trả lời phỏng vấn cả. Nếu có, thì tôi tin, những người đó cố tỏ ra là mình có tham gia khám chữa bệnh cho bệnh nhân này mà thôi".