khktmd 2015
Thứ Bảy, 14 tháng 5, 2016
Sài Gòn sau những con mắt kẽm gai - Tác giả Nguyễn Di Ngữ
Công an CSVN Phạm Hữu Đức đánh dân biểu tình tại Saigon vào ngày 8/5/2016
Thứ Sáu, 13 tháng 5, 2016
CSVN mở to mắt nhìn.... Phi chống Tàu Cộng
Chỉ còn ít lâu nữa thì Tòa Án Trọng Tài Thường Trực La Haye ra phán quyết về đơn Philippines kiện đường lưỡi bò Trung Quốc tại Biển Đông, với hầu hết các dự đoán đều cho rằng Bắc Kinh có khả năng thua. Như để dự phòng khả năng đó, trong thời gian gần đây, Bắc Kinh đã mở cả một mặt trận ngoại giao nhằm chiêu mộ các nước ủng hộ quan điểm Biển Đông của Trung Quốc. Cùng lúc đó, Hoa Kỳ, cũng tăng tốc vận động quốc tế hậu thuẫn cho phán quyết sắp được đưa ra.
Theo hãng tin Mỹ Bloomberg ngày13/05/2016, trong những ngày qua, ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã liên tiếp thuyết phục các nước lớn nhỏ, từ Nga, Ba Lan ở Châu Âu, cho đến Gambia ở Châu Phi, để các nước này ủng hộ quan điểm của Bắc Kinh, theo đó Tòa Án Trọng Tài Thường Trực La Haye không có thẩm quyền phán xử về Biển Đông, và các tranh chấp tại đấy nên được giải quyết tay đôi giữa các nước có liên can.
Hãng tin Mỹ còn ghi nhận là thậm chí Bắc Kinh còn bỏ công ve vãn cả một đảo quốc tí hon ở miền Nam Thái Bình Dương là Fidji để nước này, ủng hộ lập trường của Trung Quốc. Các đại sứ Trung Quốc ở các nước đã được lệnh “đăng đàn thuyết pháp” về quan điểm Biển Đông của nước này, đồng thời yêu cầu các nước không nên "xía" vào vấn đề này.
Các nước ASEAN là một trọng tâm thuyết phục. Ngoại trưởng Trung Quốc vừa ghé Brunei, Lào và Cam Bốt xong, thì Ủy viên Quốc Vụ Trung Quốc phụ trách ngoại giao đã lên đường thăm Malaysia và Indonesia.
Dĩ nhiên là Bắc Kinh không ngần ngại khoe khoang thành công của mình, như đã đơn phương loan báo là đã có ít nhất ba nước ASEAN là Lào, Cam Bốt và Brunei “đồng thuận” với chính sách Biển Đông của Trung Quốc, điều chưa thấy các nước này xác nhận công khai, thậm chí Cam Bốt còn lên tiếng cải chính.
Theo các nhà quan sát, nếu lập trường của Trung Quốc theo đó Tòa Án Trọng Tài Thường Trực La Haye không có thẩm quyền xem xét vấn đề Biển Đông được nhiều nước ủng hộ, thì Trung Quốc sẽ tránh được tai tiếng là kẻ coi thường luật quốc tế khi bác bỏ phán quyết bất lợi của Tòa Án Trọng Tài Thường Trực.
Điểm đáng chú ý là Hoa Kỳ, nước không có bất kỳ tranh chấp lãnh thổ nào ở Biển Đông, cũng không ngừng vận động các nước khác thể hiện rõ rệt quan điểm ủng hộ phán quyết sắp tới của Tòa Án La Haye về Biển Đông, đồng thời lên tiếng yêu cầu Trung Quốc phải tôn trọng phán quyết này.
Ngay từ Thượng Đỉnh Mỹ ASEAN hồi đầu năm, chính tổng thống Mỹ Obama đã cố gắng thuyết phục các đối tác Đông Nam Á về nhu cầu có lập trường thống nhất, công khai ủng hộ phán quyết của tòa án La Haye. Tại Hội nghị Thượng đỉnh G7 sắp diễn ra tại Nhật Bản, chắc chắn ông Obama cũng sẽ tìm kiếm hậu thuẫn của các cường quốc công nghiệp phát triển trên vấn đề này.
Ở cấp thấp hơn, ông Daniel Russel, trợ lý Ngoại trưởng phụ trách Đông Á và Thái Bình Dương chẳng hạn, cũng vừa hoàn tất một vòng công du mới tại Lào, Việt Nam và Malaysia, nới vấn đề tôn trọng phán quyết của Tòa Án Trọng Tài Thường Trực cũng được gợi lên.
Ngoài nhóm G7, Liên Hiệp Châu Âu cũng đã lên tiếng nhấn mạnh đến nhu cầu tôn trọng phán quyết của tòa quốc tế về Biển Đông.
Nhìn chung, trong cuộc đua tìm hậu thuẫn, Hoa Kỳ đã thắng vì được sự ủng hộ của rất nhiều nước, chủ yếu là các nước lớn. Vấn đề là cho đến nay, trên vấn đề Biển Đông, Trung Quốc vẫn có dấu hiệu xem thường dư luận quốc tế.
Hãng tin Mỹ còn ghi nhận là thậm chí Bắc Kinh còn bỏ công ve vãn cả một đảo quốc tí hon ở miền Nam Thái Bình Dương là Fidji để nước này, ủng hộ lập trường của Trung Quốc. Các đại sứ Trung Quốc ở các nước đã được lệnh “đăng đàn thuyết pháp” về quan điểm Biển Đông của nước này, đồng thời yêu cầu các nước không nên "xía" vào vấn đề này.
Các nước ASEAN là một trọng tâm thuyết phục. Ngoại trưởng Trung Quốc vừa ghé Brunei, Lào và Cam Bốt xong, thì Ủy viên Quốc Vụ Trung Quốc phụ trách ngoại giao đã lên đường thăm Malaysia và Indonesia.
Dĩ nhiên là Bắc Kinh không ngần ngại khoe khoang thành công của mình, như đã đơn phương loan báo là đã có ít nhất ba nước ASEAN là Lào, Cam Bốt và Brunei “đồng thuận” với chính sách Biển Đông của Trung Quốc, điều chưa thấy các nước này xác nhận công khai, thậm chí Cam Bốt còn lên tiếng cải chính.
Điểm đáng chú ý là Hoa Kỳ, nước không có bất kỳ tranh chấp lãnh thổ nào ở Biển Đông, cũng không ngừng vận động các nước khác thể hiện rõ rệt quan điểm ủng hộ phán quyết sắp tới của Tòa Án La Haye về Biển Đông, đồng thời lên tiếng yêu cầu Trung Quốc phải tôn trọng phán quyết này.
Ngay từ Thượng Đỉnh Mỹ ASEAN hồi đầu năm, chính tổng thống Mỹ Obama đã cố gắng thuyết phục các đối tác Đông Nam Á về nhu cầu có lập trường thống nhất, công khai ủng hộ phán quyết của tòa án La Haye. Tại Hội nghị Thượng đỉnh G7 sắp diễn ra tại Nhật Bản, chắc chắn ông Obama cũng sẽ tìm kiếm hậu thuẫn của các cường quốc công nghiệp phát triển trên vấn đề này.
Ở cấp thấp hơn, ông Daniel Russel, trợ lý Ngoại trưởng phụ trách Đông Á và Thái Bình Dương chẳng hạn, cũng vừa hoàn tất một vòng công du mới tại Lào, Việt Nam và Malaysia, nới vấn đề tôn trọng phán quyết của Tòa Án Trọng Tài Thường Trực cũng được gợi lên.
Ngoài nhóm G7, Liên Hiệp Châu Âu cũng đã lên tiếng nhấn mạnh đến nhu cầu tôn trọng phán quyết của tòa quốc tế về Biển Đông.
Nhìn chung, trong cuộc đua tìm hậu thuẫn, Hoa Kỳ đã thắng vì được sự ủng hộ của rất nhiều nước, chủ yếu là các nước lớn. Vấn đề là cho đến nay, trên vấn đề Biển Đông, Trung Quốc vẫn có dấu hiệu xem thường dư luận quốc tế.
Liều thuốc đắng của Tập Cận Bình - Tác giả Ngô Nhân Dụng
Ngày Thứ Hai, 9 Tháng Năm 2016, nhật báo Nhân Dân ở Bắc Kinh đăng một bài dài hơn 11 ngàn chữ, với luận điệu dạy bảo nội các của Thủ Tướng Lý Khắc Cường về chính sách kinh tế. Dưới hình thức phỏng vấn một “quan chức có thẩm quyền” không nói rõ họ tên, các ý kiến nêu lên đã bài bác gần hết những chính sách mà ông Lý Khắc Cường đã thi hành trong một năm qua, từ việc dùng tiền cứu nguy thị trường chứng khoán hai lần sụt giá nặng, cho tới việc ra lệnh các ngân hàng cho các doanh nghiệp nhà nước vay thêm tiền để tránh cho kinh tế khỏi giảm tốc quá nhanh. Ngày Thứ Ba, nhật báo Nhân Dân lại đăng một bài khác dài 20,000 chữ, là một bài thuyết giảng của Tập Cận Bình về chính sách mới mà ông ta gọi là “cải tổ cơ cấu phần cung” để dạy dỗ các quan chức, cán bộ.
Bài phỏng vấn ngày đầu tuần chiếm một phần ba trang nhất và đầy trang thứ hai trên tờ báo chính thức của đảng. Lời lẽ mạnh mẽ đầy tự tin trong bài khiến các quan sát viên ngoại quốc đoán rằng nhân vật dấu tên này là Lưu Hạc (Liu He, 刘鹤), một phụ tá thân cận được Tập Cận Bình nâng lên từ mấy năm nay. Lưu Hạc điều khiển công việc hàng ngày của ủy ban cải tổ kinh tế mà Tập Cận Bình làm chủ tịch, Lý Khắc Cường là phó.
Bài ghi chép lời Tập Cận Bình đăng hôm qua chiếm cả hai trang đầu của tờ báo; đó là bài thuyết trình của Tập Cận Bình nói từ Tháng Giêng, nay mới đưa công khai lên mặt báo. Cách xếp đặt cho bài phỏng vấn ra trước một ngày cho thấy Tập Cận Bình muốn chuẩn bị cho dư luận xôn xao về những lời lẽ công kích chính sách của Lý Khắc Cường, do đó sẽ chú ý đến nhiều hơn khi đọc các “khuôn vàng thước ngọc kinh tế của Tập Chủ Tịch.” Tại sao Tập Cận Bình phải thu xếp đăng hai bài trên báo Nhân Dân như vậy? Có lẽ sau khi đã loại bỏ hầu hết các đối thủ chính trị bằng chiến dịch chống tham nhũng, Tập Cận Bình muốn răn đe nhân vật thứ hai của chế độ là Lý Khắc Cường, muốn quyền hành được tập trung tuyệt đối vào một tay ông ta. Nhưng biến cố này cũng cho thấy trong nội bộ lãnh đạo Cộng Sản Trung Quốc có sự rạn nứt, vì ý kiến bất đồng đối với chương trình cải tổ cơ cấu kinh tế.
Trong năm qua, Bắc Kinh đã bơm tiền cứu nguy nền tài chánh với khoảng 200 tỷ Mỹ kim vực dậy thị trường chứng khoán, 65 tỷ Mỹ kim bù cho các món nợ xấu ở ngân hàng. Trong ba tháng đầu năm nay chính phủ lại tiếp tục dùng tiền ngân hàng cho vay để giữ mức tăng trưởng kinh tế không xuống thấp hơn 6.5%. Nhờ chính quyền nâng đỡ nên thị trường địa ốc đã vững lại, giá các nguyên liệu không sụp đổ. Nhưng trong thời gian đó, tất cả chương trình cải tổ kinh tế được hứa hẹn trong kỳ đại hội đảng đã phải ngưng lại. Lý Khắc Cường đã hành động theo yêu cầu của các quan chức cấp dưới, từ các địa phương cho tới các doanh nghiệp nhà nước và ngân hàng của nhà nước. Những người này không muốn cuộc cải tổ đi nhanh quá. Họ muốn tiếp tục đường lối “bơm tiền” cho các xí nghiệp và ngân hàng của nhà nước để giữ cho kinh tế tăng trưởng với một tỷ lệ khoảng 6.5%. Nghĩa là tiến trình cải tổ cơ cấu chậm chạp và dè dặt sẽ kéo dài hàng chục năm nữa hay lâu hơn. Trong khi đó Tập Cận Bình và nhóm cố vấn thân cận nhìn thấy nếu không thúc đẩy cải tổ nhanh hơn thì sau hai nhiệm kỳ mọi việc sẽ vẫn còn dang dở, và Tập Cận Bình sẽ để lại một nền kinh tế suy yếu chưa đủ thời gian hồi phục khi ông ta phải rời khỏi chức vụ!
Bài phỏng vấn “nhân vật có thẩm quyền” là một lời cảnh cáo công khai chính sách bơm thêm tiền thúc đẩy kinh tế, thường được mô tả là “kích cầu.” Nhân vật giấu tên nói thẳng rằng kích thích kinh tế bằng cách tăng tiền cho vay nợ không khác gì “trồng cây giữa trời,” không dính gì tới mặt đất. Bài phỏng vấn nói thẳng: Gia tăng số tiền cho vay sẽ dẫn tới khủng hoảng tài chánh, mà không giải quyết được các khó khăn đã ăn xâu vào gốc rễ. Ðây là một mối đe dọa mà các quan sát viên ngoại quốc đã nhìn thấy từ lâu, khi khối tiền nợ trong cả nước lớn lên bằng 250% Tổng Sản Lượng Nội Ðịa (GDP).
Nhân vật giấu tên trong bài phỏng vấn ngày Thứ Hai khẳng định kinh tế Trung Quốc sẽ bước vào giai đoạn không tăng trưởng ngoạn mục, ông ta mô tả bằng “hình chữ L,” tức là đi xuống xong rồi đi ngang. Ông nói, “Trung Quốc phải quyết tâm thi hành các cải tổ cơ cấu.” Và đe dọa rằng bất cứ dấu hiệu nào tỏ ra vẫn theo đường lối cũ, kích thích bằng tiền cho vay để tăng trưởng, sẽ khiến cho cả thị trường lo lắng, rụt rè và bối rối.”
Trong bài nói chuyện với các quan chức thuộc các bộ trung ương và đứng đầu địa phương đầu năm 2016, Tập Cận Bình nói rằng nhiều cán bộ vẫn chưa hiểu rõ cụm từ “cải tổ trên mặt cung” (supply-side reform) cho nên ông ta cần giải thích. Trước hết, ông xác định rõ chủ truong này khác với các chính sách thời Tổng Thống Reagan ở Mỹ hay Thủ Tướng Thatcher ở Anh, cũng diễn tả bằng các danh từ đó. Ông nói ở Trung Quốc phải gọi là “cải tổ cơ cấu trên mặt cung” (supply-side structural reform,) nhấn mạnh vào chữ cơ cấu. Ông giải thích, đó là “cắt giảm bớt khả năng sản xuất dư thừa (cutting capacity), giảm bớt hàng tồn kho ứ đọng (reducing inventory), giảm vay nợ (cutting leverage) và giảm chi phí (lowering costs). Ðó là những liều thuốc đắng. Vì tất cả các biện pháp đó sẽ làm cho các xí nghiệp và ngân hàng quốc doanh bị xáo trộn, nhiều cơ sở sẽ vỡ nợ và khánh tận, nhiều công nhân viên sẽ mất việc.
Tập Cận Bình nói Trung Quốc không thể chỉ kích thích phía cầu (bằng cách tăng tiền cho vay) vì cứ tiếp tục như vậy sẽ không giải quyết được các khó khăn trong cơ cấu. Ông nêu một thí dụ là việc xây dựng các nhà máy thật nhiều, khả năng dư thừa không dùng để sản xuất thêm, vì hàng hóa chế ra không thể bán được. Họ Tập nêu một thí dụ cụ thể: Người Trung Hoa lục địa đi mua sắm ở ngoại quốc, mua cả những món gia dụng hàng ngày như nồi cơm điện, ghế ngồi trong nhà vệ sinh, sữa bột, cho tới bình sữa nuôi con nít, cho thấy phần cung trong nền kinh tế Trung Quốc không đáp ứng nhu cầu người tiêu thụ.
Họ Tập kết luận rằng kinh tế Trung Quốc là một nền kinh tế “lớn mà không mạnh” đang phải đối diện với với các vấn đề trọng đại, mặc dù đứng hàng thứ hai trên thế giới. Ông cảnh cáo: “Triệu chứng thấy rõ nhất là không có phát minh, sáng kiến. Ðó là nhược điểm chính (gót chân Achilles) của kinh tế Trung Quốc!
Hai bài đăng liên tiếp hai ngày trên báo Nhân Dân cho thấy nội bộ giới lãnh đạo Cộng Sản Trung Quốc đang chứa những mâu thuẫn nặng nề về tốc độ cải tổ, về phương pháp cải tổ và thứ tự các mục tiêu cần cải tổ.
Trong mấy năm từ khi Tập Cận Bình lên cầm quyền, lãnh vực tài chánh và ngân hàng đã gặp nhiều tai nạn. Năm 2014, nhiều công ty tài chánh do các ngân hàng lập ra để không phải theo luật lệ đã vỡ nợ, năm 2015, thị trường chứng khoán đã sụp đổ hai lần, và trong năm 2016, số tiền vốn chạy ra nước ngoài đã lên tới 600 tỷ Mỹ kim. Cơ cấu tài chánh còn yên ổn được mặc dù số nợ không đòi được gia tăng vì đảng cộng sản làm chủ cả các ngân hàng lẫn các công ty vay nợ, vừa đóng vai người vay và đóng vai người cho vay! Khi một ngân hàng sắp phá sản vì người vay không trả nợ được thì đảng đem tiền tới cứu, sau đó bộ máy vay và cho vay lại hoạt động như cũ. Tình trạng này không thể kéo dài mãi mãi. Vì khác với tình trạng các năm trước, khi kinh tế còn tăng trưởng với tỷ lệ 9 đến 10%, hiện nay kinh tế chỉ tăng ở mức 6% (trong thực tế còn thấp hơn).
Tình trạng kinh tế Trung Quốc hiện nay cũng giống như kinh tế Nhật Bản trong thập niên 1980, mà ngay sau đó các cuộc khủng hoảng địa ốc và ngân hàng khiến kinh tế Nhật suy sụp, từ đầu thập niên 1990. Cho tới nay kinh tế Nhật vẫn chưa hồi phục. Nhưng Nhật Bản thời 1990 khác với Trung Quốc năm 2016. Vì lúc đó người dân Nhật đã giầu có, lợi tức đầu người ngang với dân Mỹ. Còn dân Trung Quốc hiện nay lợi tức chỉ bằng một phần tư dân Mỹ. Công cuộc cải tổ sẽ bắt các xí nghiệp và ngân hàng Trung Quốc phải theo quy tắc thị trường, lời ăn lỗ chịu. Ðó là mệnh lệnh mà Tập Cận Bình muốn các cán bộ chính trị và kinh tế phải chấp nhận!
Nhưng sức phản kháng của các người đang hưởng lợi nhờ cơ cấu bao cấp hiện tại chắc đã tăng lên rất mạnh, cho nên báo Nhân Dân phải đăng hai bài liên tiếp, mục đích là bắt tất cả mọi người phải nuốt các liều thuốc đắng của Tập Cận Bình.
ASPIRINE
Nên biết rõ một số điều cần thiết phải làm để tự cứu.
Hãng dược phẩm BAYER đã chế tạo được loại ASPIRINE tinh chất tan ngay trong miệng. Loại thuốc mới nầy có kết quả nhanh hơn các viên aspirine thông thường.
VÌ SAO PHẢI MANG THEO ASPIRINE BÊN MÌNH ?
Nói về cơn sốc tim,
Có nhiều triệu chứng khác cùng với thể hiện đau đớn ở cánh tay trái .
Một trong những triệu chứng đó là cảm giác đau ở cằm (hàm), và còn là nôn mữa và xuất nhiều mồ hôi, tuy vậy những triệu chứng này xảy ra ít hơn.
CHÚ Ý : Có thể không cảm thấy đau ở ngực suốt cơn sốt tim. Phần đông (khoảng 60%) cơn sốc tim xảy ra lúc người ta đang ngủ và không thức dậy nữa. Tuy thế, trong lúc ngủ say người ta sẽ thức giấc nếu cơn đau ở ngực xãy ra.
Nếu điều trên đây xãy ra, phải lập tức nhai nát hai viên ASPIRINE và uống theo một ngụm nước.
Ngay sau đó :
*gọi điện thoại cho HÀNG XÓM hay cho NGƯỜI THÂN GẦN NHẤt của mình nói rằng : "bị SỐC TIM hay NHỒI MÁU TIM (Heart Attack)..."
*nói thêm là đã uống 2 viên ASPIRINE rồi.
*ngồi xuống cái ghế bất cứ cái ghế nào hay sofa gần bên cạnh cửa trước để chờ người ta tới cứu mình, nhớ là ĐỪNG CÓ NẰM XUỐNG!!!
Bác sĩ về tim mạch cho biết, nếu mỗi người khi nhận được e-mail nầy cũng gởi cho ít nhứt 10 người thì có thể sẽ có một nhân mạng được cứu sống về "heart attack". Tôi đã làm điều nầy rồi, còn bạn thì sao?
Hãy chuyển ngay tin nầy, nó có thể cứu sống nhiều người!
Thứ Tư, 11 tháng 5, 2016
Tự hào thắng Mỹ, sao chị không về VN mà sống? - Tác giả Thao Dang
Cuối tuần rảnh rỗi viết linh tinh chuyện nguời chuyện ta…
Chị ấy xinh đẹp và sang trọng, nhiều người theo ngưỡng mộ chị, mỗi cái hình chị post lên là có cả ngàn like, với bao lời xuýt xoa tán tụng “chị xinh toá”, “chị trẻ thế”… Ngay cái stt có vỏn vẹn mấy chữ “không quan tâm đến chính trị” cũng có mấy rổ like, có bao nhiêu câu bợ đít: đúng rồi, việc của chị là trẻ đẹp thôi.
Chị không phải Friend của tôi dù tôi và chị có biết nhau ngoài đời thật, sở dĩ tôi đọc được stt của chị vì vài Friend của tôi like nên xuất hiện trên wall của tôi, nhiều lúc thấy chướng, định nhảy vô còm nhưng nghĩ đó là lối sống của riêng chị nên thôi.
Chị đi VN, đặt khách sạn 5 sao 1 tuần ở Đà Nẵng, chả may gặp lúc cá chết nổi trắng bờ. Chị đăng stt than là ko dám nhúng ngón chân xuống biển, hải sản trong buffet của khách sạn quá trời mà ko dám nhúng đũa vào. Ức quá chị chưởi đổng: mẹ bà lũ cá, sao ko chết lúc nào, lựa ngay lúc bà đi du lịch đến đây lại lăn ra chết.
Sáng nay đi mua nuớc hoa cho khách vô tình gặp chị cũng đang thử nước hoa ở Douglas, chào hỏi vài câu xả giao, chị khoe ngay là mới đi VN về mà xui quá gặp cá chết nhưng vớt vát được là lễ ở tp hcm coi bắn pháo hoa đã lắm. Tôi nói: dân tình đang khổ, có gì vui đâu mà bắn pháo hoa chớ. Chị bảo như người không não: thắng đế quốc mỹ là mình phải ăn mừng chứ em. Tôi hỏi lại: thắng thiệt không chị. “Trời, em không biết gì về lịch sử làm sao tự hào mình là người VN được”. Tôi đâm quạu: chả có gì đáng tự hào hết chị ơi. ” có chứ em, có quốc gia nào thắng được mỹ đâu, chỉ có VN mình. Báo chí Đức còn ca ngợi nữa mà”
Lúc này thì tôi phải thú nhận là hơi mất bình tĩnh. Tôi cố nói 1 cách thật chậm vì bình thường vì khi giận là tôi hay nói nhanh: chị ơi, Nếu chị tự hào vậy lại sao chị không ở VN mà tự hào. Chị qua Nga rồi qua rồi bỏ tiền ra để qua Tây Đức với cái bầu trong bụng để nước Đức nhân đạo cho chị vào trại tỵ nạn đẻ con rồi được ở lại Đức. Nước Đức nó thua Mỹ chị ạ, cho nên nếu tự hào thắng mỹ chị về VN mà sống đi chứ mấy chục năm nay chị ở Đức chi cho nó nhục vậy.
Có lẽ chị bất ngờ vì phản ứng của tôi, chị đơ ra. Tôi chào chị cho nó thêm phần lịch sự rồi đi.
Nói thiệt luôn là những người như chị ở đây không ít. Họ từ Nga, từ Tiệp khắc hay từ Đông Đức qua Tây Đức từ khi bức tường Bá Linh chưa sập và nhận được sự chào đón và giúp đỡ của người dân Tây Đức như là những người chạy trốn cộng sản. Nhưng thay vì họ nhận thức được thế nào là Cộng Sản mà có những cư xử cho đúng thì vì một lý do nào đó (lợi ích, háo danh, hay thực sự không có khả năng nhận thức) mà họ lại quay lại xun xoe với cộng sản, khoe hình chụp chung với các quan chức CS như 1 vinh hạnh.
Đáng tiếc!
HỌ LÀ AI MÀ ÁC HƠN GIẶC CƯỚP?- Thơ Nguyễn Trọng Tạo
Người trẻ suy nghĩ về cuộc biểu tình “Một môi trường sống sạch, một chính quyền minh bạch”
CSVN tổ chức hội nghị với Lockheed Martin và Boeing
Việt Nam vừa bí mật tổ chức một hội thảo về quốc phòng với sự tham dự của những công ty hàng đầu của Mỹ như Boeing và Lockheed Martin hồi tuần này. Hãng tin Reuters loan tin này hôm qua, ngày 11 tháng 5 năm 2016.
Báo chí Việt Nam hoàn toàn không đưa tin về hội thảo này trong khi hãng tin Reuters cho biết hãng này đã không được chấp nhận cho tham dự hội thảo. Bộ Quốc phòng Việt Nam cũng không đưa ra bất cứ lời bình luận nào về hội thảo này.
Hội thảo diễn ra chỉ vài tuần trước chuyến thăm của Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama đến Việt Nam. Đã có những đồn đoán trước chuyến thăm là có nhiều khả năng Tổng thống Mỹ sẽ ra quyết định dỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí cho Việt Nam đã kéo dài hàng chục năm nay.
Theo Viện nghiên cứu Hòa Bình quốc tế Stockholm, trong giai đoạn từ 2011 đến 2015, nhập khẩu vũ khí của Việt Nam đã tăng 699% so với giai đoạn từ 2006 đến 2010.
TRĂM NGHÌN NHÁNH KHỔ..- Tác giả Vũ Thế Thành
Sau 75, tôi học được một điều, mà đến nay vẫn thấy chí lý. Đó là, người chiến thắng tuyệt đối đúng. Lịch sử thuộc về người chiến thắng. Chân lý cũng thuộc về người chiến thắng luôn. Đánh thắng cả 3 tên đế quốc đầu sỏ, sao lại không đúng?Cái gì không có nội dung, mới cần tới hình thức là thế. Người chiến thắng tự hào là đúng rồi, nhưng tự hào cả những cái sai. Sai mà cứ tưởng mình đúng. Chuyện “tủ lạnh chạy đầy đường” chỉ là chuyện khôi hài, chuyện nhỏ. Cái “sai mà tưởng đúng” mới làm đất nước ra nông nỗi thế này, di lụy chẳng biết bao giờ mới hết.
Các quán nhậu vỉa hè dọc kênh Nhiêu Lộc dạo này nhiều người hát rong, cũng ampli, loa, micro không dây, nhạc đệm,…Họ chỉ hát toànnhạc xưa, nhạc sến, với điệu rumba, bolero nghe tưởng như đồng hồ đếm ngược. Lần trước về Sàigòn, tôi đã ngồi quán vỉa hè, nghe những bài ca vỉa hè như thế…Lặng cả người, “…Buồn vào hồn không tên, thức giấc nửa đêm nhớ chuyện xưa vào đời. Đường phố vắng đêm nao quen một người, mà yêu thương trót trao nhau trọn lời..
Tôi chợt nhớ những ngày sau tháng tư 75, đám bạn bỗng nhiên làm đám cưới chớp nhoáng, lấy vợ lấy chồng để “đối phó” với thời cuộc, rồi vội vã tìm đường vượt biên. Có đứa vượt qua biên giới, nhưng cũng có đứa về bên kia thế giới. Những người ở lại tưởng họ đã đến bến bờ thiên đường.
Bước lên tàu là ngàn khơi sóng vỗ, không phải là chuyến xe Sàigòn- Đà Lạt. Có khi Hà bá mời xuống chơi, có khi tủi nhục trên đường vượt biển, phần còn lại là may mắn. Mà có may mắn lọt vào xứ người cũng chưa hết. Cô bạn tôi cao chưa quá thước rưỡi, với tay đưa khay bánh vào ngăn, trượt chân, u đầu sứt trán. Quên cả đau, vội vội vàng vàng lượm bánh xếp lại vào khay. Bà xếp Tây mắng, “Xứ này không ăn dơ như thế”.
Cũng có người đi làm nail, tiền tươi thóc thật, dồn hết cho con ăn học. Hy sinh đời bố, củng cố đời con, hiểu sát nghĩa đen là đây, là mồ hôi trộn nước mắt. Tiền gửi về nhà, người thân trong nước tưởng đâu bên đó kiếm tiền dễ như ăn cơm sườn, xin thêm thứ này thứ nọ. Có biết đâu đó là tiền chắt chiu, có khi là tiền thí mạng, không mua bảo hiểm y tế.
Nhưng cũng có người kiên nhẫn vừa làm vừa học, thành danh nơi xứ người. Nhưng cho dùthế nào nơi xứ người, vẫn còn ít nhiều cơ hội, có chịu nắm hay không mà thôi. Trong nước thì coi như bế tắc. Hồi đó, tôi dạy kèm thêm luyện thi đại học, dạy nhóm 5-7 học sinh. Có em học xuất sắc, bài thi làm không chê vào đâu được. Vậy mà rớt. Em là con “ngụy”, thứ “ngụy” còn trong trại cải tạo, làm sao vào đại học nổi, em rớt ngay từ bãi gửi xe. Em đến báo tin, thầy trò ngồi uống cà phê vỉa hè, buồn ứa nước mắt. Đất nước này không dung những tiềm năng như em… Số phận đời người chứ đâu phải trò chơi chính trị. Sao lại có thể xây dựng đất nước bởi những con người bằng thiệt học giả?
Những năm sau 75, đói khổ và ê chề thấy rõ. Giáo sư, bác sĩ, ông này bà nọ xuống đường ra chợ trời hết, người đạp xích lô, người bơm mực bút bi, bán bún riêu, buôn hàng lạc xon,… Lanh hơn thì buôn hột xoàn đổi đô la,…
Năm 78, tôi gặp một phụ nữ ăn mặc lam lũ, nhưng đẹp, qúy phái, không quá 30, trên chuyến tàu chợ. Chị kéo lê 2 bao than ra gần cửa tàu, ngước mắt nhìn tôi, nói như năn nỉ: “Lát nữa gần đến ga Bình Triệu, anh làm ơn đạp dùm tôi 2 bao than này xuống”. Chị buôn lậu than, đến ga sẽ bị tịch thu. Đôi mắt chị buồn và nhẫn nhục quá, làm tôi nhớ đến đôi mắt của bà mẹ trong một tác phẩm của C.V.Gheorghiu. Cảnh sát bắt bà mẹ vào bót để tra hỏi nơi ẩn nấp của con bà. Gheorghiu đã mô tả đôi mắt của bà cũng buồn và nhẫn nhục như thế.
Có lần đi chơi khuya, tôi gặp Bùi Giáng ở ngã ba Trần Quang Diệu-Trương Minh Giảng, ăn mặc chắp vá màu mè như phường tuồng, cầm cây chổi cùn múa may, chặn đầu xe tôi lại, “Cho trẫm điếu thuốc”. Hoàng thượng đã chiếu cố xin thuốc dân đen, dân nào dám cãi. Tôi rút điếu thuốc và cung kính châm lửa cho hoàng thượng. Ngài rít một hơi rồi phẩy tay, “Cho lui…”. Lui rồi, ngoái cổ lại, thấy hoàng thượngtiếp tục múa chổi đi quyền.
Bùi Giáng đã có mầm mống bất thường từ trước rồi, sau 75 nặng hơn, lang thang khắp chốn. Cái điên của Bùi Giáng thật hay giả, cũng khó biết. Mất trí như ông vậy mà hay, ý thức buồn vui làm chi cho khổ?
Mà Sài Gòn lúc đó sao lắm người điên thế! Cũng không phải điên, họ có phá phách gì ai đâu. Tôi thường gặp vài ông ăn mặc lịch sự lắm, áo sơ mi trong quần, có ông còn đeo cà vạt, đi đi lại lại ở khu Lê Công Kiều, nơi bán sách cũ. Vừa đi vừa khua tay, lảm nhảm rồi lại gật gù, nào là Marx, Hegel, Mounier, Sartre,…
Người bạn tôi qua được tới bến bờ, vừa làm vừa học, gửi về cho tôi thùng quà chừng 1,5 kg kèm bức thư ngắn: “Gửi mày mấy hộp thuốc tây, bán đi mà lai rai. Còn lọ nhỏ để uống, đừng bán. Thuốc an thần đó”. Tâm thần phải chăng là lối thoátcủa con người với thực tại quá phũ phàng?
Sau 75, tôi học được một điều, mà đến nay vẫn thấy chí lý. Đó là, người chiến thắng tuyệt đối đúng. Lịch sử thuộc về người chiến thắng. Chân lý cũng thuộc về người chiến thắng luôn. Đánh thắng cả 3 tên đế quốc đầu sỏ, sao lại không đúng? Cái gì không có nội dung, mới cần tới hình thức là thế. Người chiến thắng tự hào là đúng rồi, nhưng tự hào cả những cái sai. Sai mà cứ tưởng mình đúng. Chuyện “tủ lạnh chạy đầy đường” chỉ là chuyện khôi hài, chuyện nhỏ. Cái “sai mà tưởng đúng” mới làm đất nước ra nông nỗi thế này, di lụy chẳng biết bao giờ mới hết.
Ngẫm lại, một nhà chính trị tài giỏi là người có thể đưa đất nước tới mục tiêu mà ít đổ máu nhất, chứ đâu cần phải đốt cả dãy Trường Sơn, đánh tới người cuối cùng. Mạng người quá bèo. Bèo thì cũng đành, nhưng hệ lụy cho người còn sống, cha mẹ vợ con họ mới là nỗi đau gặm nhấm cả đời.
Cả đất nước sống bằng khẩu hiệu, đất nước ta dân chủ gấp vạn lần,… Nghe riết rồi quen, nghe tai này lọt tai kia cũng quen luôn. Không quen lỡ có ngày phát điên thì sao?
Người lẽ ra phải điên mà không chịu điên, đó là mấy bà. Cầm có tí tẹo tiền, xách giỏ đi chợ, loanh quanh đầu chợ cuối chợ cả tiếng đồng hồ,có khi chẳng mua được thứ gì. Mà có tiền đi chợ là còn may, có người chỉ khoai sắn, rau lang, bí đỏ,…quanh năm. Ăn để sống sót thì thứ gì chẳng nhét vô bụng được. Bột ngọt khi đó là thần thánh.
Mấy ông “tù cải tạo” coi vậy chứ chỉ khổ cái thân, chứ cái đầu chưa đến nỗi. Có biết bên ngoài thế nào đâu mà khổ, mà lo. Vợ một bác sĩ quân y đi thăm nuôi, dúi vào tay chồng ít tiền. Thăm nuôi lần sau, thấy tiền vẫn còn nguyên, ông chồng không dám xài. Bà than, “Tội nghiệp cho cả gia đình tôi ! Ở ngoài vợ con nhịn đói để nuôi tù, ở trong nhịn đói vì không nỡ nuốt cái đói khát của vợ con”. Não lòng đến thế là cùng!Nước mắt nuốt ngược thế này, chỉ bị nghẹn mà không phát điên,bà nàychắc có căn phần phúc đức.
Nghe nói mấy ông “ngụy cải tạo” định lập ra ngày vinh danh mấy bà vợ. Không đủ đâu mấy ông. Mấy bà này chắc phải phong thánh.
Tháng tư năm nay, Sàigòn nóng khủng khiếp. Sàigòn không mưa nhưng Đà Lạt mưa. Những ngày cuối tháng tư năm nào Đà Lạt cũng mưa, mưa mù mịt che khuất cả đồi thông ởCouventdes Oiseaux đối diện nhà, nhưng mưa chỉ vào lúc trưa chiều, tối tạnh.
Đà Lạt 8 giờ tối đã như 12 giờ khuya ở Sài Gòn. Tôi vẫn thích đi bộ mỗi khi có chút hơi men thế này. Con đường dốc về nhà như kéo theo mệt mỏi của đời người. Tựa lưng vào cửa nhà, hoa lá trong vườn yên tĩnh như đêm. Dưới ánh đèn đường rọi qua hàng rào, bóng của lá cây ngọc lan chập chờn trên mặt sân. Cuối tháng tư rồi. Người ta sẽ đốt pháo hoa ở Sàigòn để ăn mừng. Ai vui xin cứ vui. Nhưng còn chút tâm tình này của kẻ buồn, không nói cho thế hệ sau biết những buồn bã sau 75 là như thế đó, lòng dạ nào yên?
Đời trăm nghìn nhánh khổ, nhánh nào cho người, nhánh nào cho mình? Năm 75 là ngã rẽ của đời người. Bạn bè, người thành danh, đứa bầm dập, và cho dù có ở phương trời nào, tây hay ta, nỗi khổ vẫn theo số mệnh mà đến. Giờ đây, đứa nào cũng chạm tay vào buổi hoàng hôn cuộc đời rồi. Tháng tư, tôi thắp ngọn nến trong lòng. Thoảng trong mùi hương ngọc lan, tôi hát theo, hát thầm bài hát nghe được ở quán rượu “
"…Cuộc đời là hư vô, bôn ba chi xứ người, khi mình còn đôi tay…”
Thứ Hai, 9 tháng 5, 2016
Chủ Nhật, 8 tháng 5, 2016
Về bản thông báo của TGM Bùi văn Đọc- Tác giả Trần Phong Vũ
Chúng tôi đã trăn trở nhiều trước và sau khi viết bài này. Khi bài đến tay độc giả chắc chắn người viết sẽ không tránh được những điều tiếng thị phi.
Vài suy nghĩ quanh Bản Thông Báo của TGM Bùi Văn Đọc về tình trạng cá chết bất thường tại miền Trung Việt Nam
Từ trường hợp TGM/TGP Sài Gòn Phaolô Bùi Văn Đọc, suy tư về nội dung bài tham luận của GM Vincent Nguyễn Văn Long, Phụ Tá TGP Melbourne, Úc Châu và các Chức Sắc Hội Đồng Liên Tôn Việt Nam tại Mỹ với chủ đề “Vai trò Tôn Giáo trước hiện tình Đất Nước” trong buổi gặp gỡ đồng hương ở Tiểu Sài Gòn, miền nam California Hoa Kỳ tối Thứ Năm 28-4-2016, thời gian tưởng niệm 41 năm ghi dấu ngày Quốc hận.
“Thần trí Chúa ngự trên tôi. Ngài xức dầu tấn phong cho tôi. Ngài sai tôi đi loan báo Tin Mừng cho người nghèo khó, giải thoát cho kẻ bị giam cầm, mở mắt cho người mù, đem tự do cho kẻ bị áp bức….” (Luca 4:18).
Đấy là giáo lý Yêu Thương, là con đường cứu rỗi của Chúa Giêsu Kitô, là lộ trình dẫn Giáo Hội đi vào kỷ nguyên Tân Ước. Và đấy cũng là tư tưởng dẫn đạo cho mục tiêu và sứ vụ hàng đầu của Hội Thánh Thiên Chúa giáo hoàn vũ trong cuộc lữ hành trần thế.
Trần tình
Chúng tôi đã trăn trở nhiều trước và sau khi viết bài này. Khi bài đến tay độc giả chắc chắn người viết sẽ không tránh được những điều tiếng thị phi. Không phải đâu xa mà ngay trong lòng Giáo Hội. Giữa tín hữu với nhau. Và giữa các Đấng Bậc Làm Thày với tác giả bài viết.
Đấy là điều chúng tôi đã tiên liệu.
Tám mươi tư tuổi đời. Sáu mươi năm dạy học, cầm bút. Bốn mươi mốt năm vướng vào những chuyện nhức nhối liên quan tới thân mệnh giáo hội và quê hương kể từ ngày giã từ đất mẹ sống lưu vong. Ngó lại phía sau, chưa bao giờ tôi cảm thấy thao thức, trăn trở như lúc này. Nhưng cùng một lúc tôi lại thấy lòng mình thật bình an. Thoáng chốc tôi chợt ngộ ra những khúc mắc, trăn trở nếu có lúc này, xuất phát từ ý thức tự nguyện về trách nhiệm lương tâm của người tín hữu, bao gồm tư cách người công dân.
Niềm an bình tôi có được hôm nay đã được ấp ủ, nuôi dưỡng, nảy mầm trong những năm dài suy tư để viết, để nói về con người, tư duy, hành động của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, cố HY Nguyễn Văn Thuận, cố TGM Nguyễn Kim Điền, cố Giám Mục Lê Đắc Trọng… cố LM Chân Tín/Vũ Khởi Phụng, cố giáo sư Nguyễn Ngọc Lan… và những vị còn tại thế như các LM Nguyễn Văn Lý, Nguyễn Hữu Giải, Phan Văn Lợi, Nguyễn Hữu Lễ, Nguyễn Ngọc Tỉnh, Đỗ Xuân Quế, Nguyễn Văn Khải, Nguyễn Ngọc Nam Phong, Đinh Hữu Thoại, Lê Ngọc Thanh, Phạm Trung Thành, Đặng Hữu Nam, Phạm Minh Triệu…, nguyên TGM Ngô Quang Kiệt, GM vừa hồi hưu Hoàng Đức Oanh, GM Nguyễn Văn Long…
Chính nhân thân, tư duy, hành động và tư cách mục tử của những mẫu gương lớn này đã đem lại cho tôi niềm bình an và lòng can đảm để viết và mạnh dạn công bố bài viết này.
Riêng với những vị cảm thấy bị thương tổn vì nội dung bài viết, chúng tôi chỉ biết cúi đầu xin tha thứ. Cổ nhân có câu “Điểu chi tương tử, kỳ minh giả ai. Nhân chi tương tử, kỳ ngôn giả thiện” – Con chim sắp chết, tiếng kêu ai oán. Con người sắp từ giã thế gian, lời nói ngay lành. Chúng tôi xác tín: những gì viết trong những tháng ngày cuối đời, không cường điệu cũng không để tranh danh đoạt lợi này, là những lời chân thật phát xuất tự đáy lòng yêu thương con ngưòi, yêu thương cuộc sống và thiết tha với sự tồn vong của giáo hội và quê hương.
Trân trọng.
Bối cảnh sự việc
Giám Mục Phaolô Bùi Văn Đọc vừa công bố một bản Thông Báo “về tình trạng cá chết bất thường tại miền Trung Việt Nam”. Ngoài tư cách Tổng Giám Mục Sài Gòn, Bản Thông Báo còn nhân danh Hội Đồng Giám Mục Việt Nam kèm theo huy hiệu và triện son của vị Chủ Tịch.
Thông báo của HĐ Giám mục Việt Nam, 30/4/2016, Sài Gòn. Nguồn: HĐGMVN
Văn kiện được đưa lên mạng lúc 20 giờ 53 phút tối 30-4-2016.
Có mấy sự kiện đáng chú ý về thời điểm này.
- Trước hết, 30-4-2016 ghi dấu 41 năm chế độ cộng sản vô thần miền Bắc huy động binh đội hung hãn vượt vĩ tuyến 17 xâm lăng miền Nam, lùa cả triệu Quân-Dân-Cán-Chính Việt Nam Cộng Hòa vào tù, đẩy cả triệu lương dân liều chết vượt biên, vượt biển tìm tự do. Từ đấy, đất nước, dân tộc đắm chìm trong đau thương, tan tác!
- Thảm trạng “cá chết bất thường tại miền Trung Việt Nam” nổ ra từ ngày 6 tháng 4, tính tới ngày 30-4 là 24 ngày, ba tuần ba ngày chẵn. Liệu có quá muộn cho sự lên tiếng không thể thiếu từ một cơ cấu tối cao của một giáo hội vốn rất nhạy bén trước một thảm nạn kinh hoàng tác hại đến sinh mạng con người. Huống chi nó lại xảy ra cho đất nước, đồng bào, đồng đạo ruột thịt chính mình!
- Một sự trùng hợp hy hữu khiến công luận chú ý là giới lãnh đạo chóp bu của Hà Nội cũng hoàn toàn im lặng trong mấy tuần đầu khi từng bày cá chết phơi trắng, sình thối dọc theo ven biển(1), vang lên những tiếng kêu gào thảm thiết của cả triệu ngư dân khốn cùng thuộc bốn tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Tri, Thừa Thiên, Huế!
- Thời điểm hôm Thứ Bảy 30-4 cũng là những giờ khắc cuối cùng các tổ chức dân sự và đông đảo nhân sĩ trí thức trong nước đang khan tiếng kêu gọi đồng bào cả nước xuống đường biểu tình bất bạo động để bày tỏ tâm trạng đau đớn, phẫn uất trước sự lộng hành của tổ hợp Formosa do người Tàu [Đài Loan] làm chủ và thái độ thờ ơ, vô cảm của Hà Nội.
- Bản Thông Báo vỏn vẹn chưa đầy một trang giấy với trên dưới 300 chữ, được coi là ngắn nếu so với những văn kiện tương tự. Nhưng ngắn hay dài không quan trọng. Điều quan trọng là trong đó chứa đựng những gì, có xứng tầm với tiếng nói của một cơ cấu đầu não trong Hội Thánh Chúa Kitô, Đấng khai nguyên Tân Ước, luôn đồng hành với những nỗi bất hạnh của con người qua mọi thời đại, trong mọi cảnh vực đời sống?
“Vì thế, trong lúc này, xin quý cha và anh chị em giáo dân khi diễn tả những lo lắng và bức xúc của mình, tránh những hành động quá khích, dẫn tới xung đột, ảnh hướng tới sản xuất, giao thông, vi phạm pháp luật.”
Vài suy tư vụn
Phải đặt vào bối cảnh đất nước hiện nay, với phản ứng của các giới đồng bào, qua hình ảnh hàng ngàn thanh thiếu niên nam nữ, ông già, bà cả với biểu ngữ dương cao nô nức đổ ra đường phố Hà Nội, Sài Gòn, các tỉnh thị khắp nước hôm 1 tháng 5 và những ngày cuối tháng 4, cuồng nhiệt nhưng trật tự, cương quyết nhưng vẫn ôn hòa, người ta mới thấy và mới cảm đến tận cùng tâm trạng xót xa đau đớn của người tín hữu Thiên Chúa Giáo khi đọc những lời lẽ vô trách nhiệm trên đây của người cầm đầu Tổng Giáo Phận lớn nhất nước và cũng là chủ tịch HĐGMVN!
Nó mang hơi hướng những thông tư, chỉ thị của chế độ Hà Nội qua hệ thống an ninh, khủng bố của một nhà nước “hèn với giặc, ác với dân”, chuyên dùng sắt máu với những ma thuật tuyên truyền bịp bợm để đè đầu cưỡi cổ 90 triệu đồng bào! Thử hỏi, ai, thế lực nào trước nay từng phát khởi “những hành động quá khích, dẫn tới xung đột”, những xung đột đẫm máu người dân vô tội không có một tấc sắt trong tay, trong số có đàn bà con nít và cả những giáo dân, những tu sĩ, linh mục?!-
Khi cao giọng cảnh giác chuyện “xung đột, ảnh hưởng tới sản xuất, giao thông, vi phạm pháp luật”, không hiểu TGM Bùi Văn Đọc có dịp ngừng lại một giây để suy nghĩ về tình trạng kinh tế kiệt quệ dưới chế độ CHXH chủ nghĩa hiện nay ra sao mà đến chiếc đinh ốc cũng còn phải nhờ vào nhập cảng! Chưa hết. Ngài còn mang cái gọi là “luật pháp”, một thứ “luật rừng rú” từng vu oan giáng họa cho những người yêu nước của chế độ để hù dọa linh mục, tu sĩ, giáo dân của ngài! Không rõ khi chứng kiến 3000 đồng bào, đa số giới trẻ, trí thức, trong số có những tu sĩ, linh mục Thiên Chúa giáo tuần hành quanh nhà thờ Đức Bà ở Sài Gòn hôm Chúa Nhật 1-5, ngài chủ tịch có động tâm hối tiếc là nếu không có bản Thông Báo của ngài thì số người tham gia cuộc biểu tình ôn hòa để bày tỏ tình liên đới với các ngư phủ 4 tỉnh miền Trung sẽ có thể đông đảo hơn nhiều?
Dư luận người Thiên Chúa giáo trong và ngoài nước thắc mắc: bản Thông Báo trên có phản ánh quan điểm chung của các Giám Mục trong HĐGMVN không? Riêng cá nhân người viết những giòng này luôn kiên vững một lòng tin là dù không tránh được những “con sâu”, đa số những Mục Tử trong GHVN dù đang phải nín thở qua sông, sống nhẫn nhục dưới chế độ cộng sản vô thần lâu nay, vẫn trung thành với sứ vụ của mình. Và như thế có phần chắc: cho dẫu có được tham khảo với các GM cách nào chăng nữa thì bản Thông Báo vẫn chỉ là sản phẩm riêng của người từng phát ngôn một câu để đời trong bài giảng tại đền thờ Thánh Phaolô ngoại thành Rôma cách đây 7 năm (ngày 23-6-2009):
“Nếu có ai không thích cộng sản, cũng không nên yêu cầu chúng tôi khích bác họ.”
Hẳn những tín hữu CGVN chưa quên rằng cũng trong bài giảng kể trên, GM Bùi Văn Đọc đã trắng trợn cắt xén Kinh Thánh Cựu Ước để biện minh cho thái độ im lặng khó hiểu của chính ông và một số những người đồng hội đồng thuyền với ông. Sau sự kiện này, LM Pascal Nguyễn Ngọc Tỉnh thuộc Dòng Thánh Phanxicô khó khăn ở Sài Gòn đã viết bài “Cứ phải nói dù không biết nói”. Bài viết này từng được loan truyền rộng rãi trên các mạng lưới truyền thông Thiên Chúa giáo trong và ngoài nước thời gian ấy, kể cả mạng ViệtCatholic. (Nguyệt san DĐGD ở nam California, HK đã đăng tải trên số 96 phát hành tháng 11-2009).
Sau đây là một đoạn trích trong bài viết của LM Tỉnh:
“Đức cha Đọc nói: ‘Nếu có ai không thích cộng sản, người ấy không nên yêu cầu chúng tôi khích bác họ.’ Chắc không có ai yêu cầu các giám mục ‘khích bác’ cộng sản đâu, vì làm như thế là thiếu khôn ngoan và chẳng ích lợi gì. Nhưng sống trong một xã hội gian dối, bất công, phi nhân, thì thinh lặng là gì nếu không phải là đồng loã?
“Nhưng có lẽ điều quan trọng đáng nói nhất trong bài giảng của đức cha Đọc là việc ngài lấy Lời Chúa làm điểm tựa.
“Trong một bối cảnh hết sức đặc biệt… đức cha Đọc có vẻ không phải minh định cho bằng giãi bày nỗi niềm của mình, và cũng là của anh em giám mục của mình. Để làm việc đó, ngài dựa vào lời Chúa trong đoạn sách Giê-rê-mi-a đọc trong thánh lễ hôm ấy. Trong đoạn sách này, qua cuộc đối thoại giữa ngôn sứ với Thiên Chúa, ngôn sứ Giê-rê-mi-a kể lại câu chuyện ông được Thiên Chúa kêu gọi đi làm ngôn sứ, đi truyền đạt lời Chúa cho anh em. ‘Lạy Đức Chúa, con đây còn quá trẻ, con không biết ăn nói !” (Gr 1,6)… đức cha Đọc còn đi xa hơn khi trích dẫn đoạn tiếp theo, là lời Chúa nói với ngôn sứ: “Ta sai ngươi đi đâu, ngươi cứ đi, Ta truyền cho ngươi nói gì, ngươi cứ nói’ (Gr 1,7). Trích dẫn câu này để biện minh cho sự thinh lặng của mình thì đã là chuyện lạ rồi. Càng lạ hơn nếu ta đọc tiếp lời của Chúa trong đoạn sách Giê-rê-mi-a, nhưng đức cha Đọc đã bỏ không trích dẫn: ‘Đừng sợ chúng, vì Ta ở với ngươi để giải thoát ngươi, – sấm ngôn của Đức Chúa. Rồi Đức Chúa giơ tay chạm vào miệng tôi và phán: Coi, hôm nay ta đặt ngươi đứng đầu các dân các nước, để nhổ, để lật, để huỷ, để phá, để xây, để trồng’ (Gr 1,7-10). Như thế có nghĩa là Chúa không chấp nhận lý do Giê-rê-mi-a đưa ra nhằm từ chối sứ mạng được giao: ‘quá trẻ, không biết ăn nói.’ Đổi lại Chúa hứa với Giê-rê-mi-a: ‘Có Ta ở với ngươi để giải thoát ngươi.’ Lời hứa của Chúa, vỏn vẹn chỉ có vậy. Thế nhưng nếu ta hiểu, nếu ta tin Thiên Chúa là Đấng nào, thì lời hứa đó là quá đủ. Và ngay sau đó là một sứ mạng khủng khiếp ngôn sứ phải chu toàn: ‘đứng đầu các dân các nước để nhổ, để lật, để huỷ, để phá, để xây, để trồng.’ “Như vậy, câu chuyện Giê-rê-mi-a được Chúa gọi đi làm ngôn sứ không đơn thuần chỉ có việc Giê-rê-mi-a e dè, ngần ngại, không dám nhận trách nhiệm với lý do ‘Lạy Chúa, con đây còn quá trẻ, không biết ăn nói’ để đức cha Đọc làm điểm tựa cho bài giảng, và từ đó biện minh cho thái độ thinh lặng của các giám mục…”
Chưa hết, sau ngày từ một giáo phận nhỏ được bổ nhiệm thay thế HY Phạm Minh Mẫn ở Sài Gòn, TGM Bùi Văn Đọc cũng đã có những hành vi, lời nói khiến giáo dân quy kết là thỏa hiệp, là tiếp tay với chế độ vô thần cộng sản. Cụ thể, đi theo vết chân người tiền nhiệm, ông luôn tỏ thái độ sẵn sàng hợp tác với kẻ có quyền, kể cả những chuyện không liên hệ gì tới trách nhiệm Giáo Hội. Cách đây chưa lâu, ông ký tên chung ngang hàng với một viên chức cao cấp trong guồng máy nhà nước CS kêu gọi giáo dân TGP hợp tác với chế độ trong việc điều hành hệ thống giao thông. Một chuyện không giống ai. Đấy là chưa kể những hệ lụy của sự hợp tác này khi nhớ tới những hành vi mờ ám, hối lộ khách đi đường của tập đoàn cán bộ kiểm soát giao thông nhà nước lâu nay. Ngoài ra, ông còn làm ngơ trước sự kiện bạo quyền mưu toan tranh cướp đất đại cùa các nữ tu Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm nằm trong phạm vi TGP Sài Gòn.
Còn nhớ sau Hội Nghị thường niên HĐGMVN năm trước, phái viên Gia Minh của đài Á Châu Tự Do đã có một cuộc phỏng vấn ngài với tư cách Chủ tịch HĐGMVN về nhiều vấn đề, trong đó có vấn đề Nhà Dòng Thủ Thiêm hiện đang phải đối diện với thủ đoạn tranh cướp đất đai, tài sản do nhà cầm quyền Hà Nội chu mưu.
Sau một số những vấn đề được nêu ra trước đó TGM Đọc cho rằng phải từ từ không thể vội được, phái viên Gia Minh hỏi tiếp: “Thế còn những “điểm nóng” thì sao, thưa Đức Tổng?” Nửa đùa nửa thật, ông giả lả lên tiếng.
“Điềm nóng thì không nên đụng tới. Đụng tới làm gì? Mình muốn sống, quan hệ cho tốt để làm việc, phục vụ chứ. Nóng nảy không lợi ích gì hết…”
Không thỏa mãn với cách trả lời lạ kỳ như thế, người phỏng vấn nói huỵnh toẹt suy nghĩ của anh:
“Chúng tôi dùng từ ‘nóng’ để chỉ những nơi mà người ta yêu cầu di dời nhưng thực sự chưa cần, thí dụ như bên Thủ Thiêm chẳng hạn? (ám chỉ chuyện Nhà Dòng Thủ Thiệm bị đuổi đất). Nhưng đáng tiếc là lại phải nhận thêm một câu trả lời trống không, vô nghĩa của người cầm đầu TGP Sài Gòn kiệm chủ tịch HĐGMVN: “Hiện thời vẫn chưa, còn đang nằm đó.”
Hy vọng có được câu trả lời cụ thể, tích cực hơn của người thay mặt HĐGMVN trước viễn cảnh một Hội Dòng lớn của Giáo Hội lâm cảnh bơ vơ, Gia Minh hỏi tiếp: “Trước tình trạng ấy, Hội đồng Giám mục có ý kiến gì không thưa Đức Cha?”
Và đây là tinh thần trách nhiệm của vị chủ chăn TGP Sài Gòn qua câu trả lời:
“Cái đó thuộc về địa phương, mỗi giáo phận, cái đó thuộc quyền mỗi địa phương.”
Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm nằm trong địa hạt Quận II chỉ cách tòa TGM Sài Gòn mấy cây số. Như vậy trú sở, tài sản hội dòng này thuộc địa phương nào?
Một câu hỏi nhức nhối khác vẩn lên: không hiểu những vấn đề thiết thân tới quyền lợi Giáo Hội và mang tính nội bộ như thế có liên hệ gì tới chuyện “yêu cầu khích bác họ” mà ông phải né tránh câu trả lời?
Từ những kinh nghiệm cay đắng trong quá khứ ấy, hẳn mọi người đã hiểu được chân diện TGM Bừi Văn Đọc là ai? Ông đang đứng ở vị trí nào giữa lằn ranh Đời/Đạo? Trả lời những câu hỏi này, người ta sẽ hiểu căn nguyên sâu xa nào xui khiến một Giám Mục lại có thể cắt xén cả Lời Chúa để biện minh cho sự im lặng khó hiểu của bản thân cũng như những đồng sự về những vấn nạn liên quan tới con người, tới Hội Thánh mà lương tâm mục tử với tư cách Ngôn Sứ bắt buộc phải lên tiếng.
Nó cũng mở toang cánh cửa đóng kín để mọi người nhìn thấy lý do tại sao trước thảm nạn cá chết hàng loạt tại bốn tình miền Trung mà ngài chủ tịch HĐGM lại lên tiếng quá trễ(2) với một nội dung bị dư luận quy kết là củng cố cho quan điểm nhà nước!
Cạnh kẻ leo tường, không thiếu mục tử bước vào chuồng chiên bằng cửa chính
Rất may cho tiền đồ Giáo hội Thien Chúa giáo VN là trong quá khứ cũng như hiện tại, bên cạnh vài hiện tượng “sói đội lốt chiên” vẫn không thiếu những mục tử nhân lành, những chủ chiên đích truyền bước vào tòa nhà Giáo Hội bằng cửa lớn, luôn can đảm chèo chống con thuyền Hội Thánh vượt qua mọi gian nan thử thách trước những mưu gian Satan, Ác Quỷ.
Điển hình những vị đã được Chúa gọi về như các HY Trịnh Như Khuê, Trịnh Văn Căn, Phạm Đình Tụng, Nguyễn Văn Thuận, các Giám Mục Lê Hữu Từ, Phạm Ngọc Chi, Nguyễn Quang Tuyến, Nguyễn Minh Nhật, Lê Đắc Trọng, TGM Nguyễn Kim Điền v.v… và những khuôn mặt hiện nay như nguyên TGM Ngô Quang Kiệt đang ẩn tu trong Dòng Châu Sơn, GM hồi hưu Hoàng Đức Oanh, GM Nguyễn Văn Long, Úc Châu.
Nói tới người mục tử hiện là GM Phụ Tá TGP Melbourne, Úc Châu, người ta chưa quên những tiếng nói khảng khái của ông trong những năm gần đây vào những dịp Lễ, Tết, Tháng Tư Đen hướng về quê hương thống khổ. Tuy nhiên, vượt lên trên tất cả, nội dung diễn từ mới nhất trong cuộc trao đổi với Hội Đồng Liên Tôn Việt Nam về chủ đề “Vai Trò Tôn Giáo Trước Hiện Tình Đất Nước” tổ chức tại Little Sài Gòn, nam California, HK tối Thứ Năm 28-4-2016 nhân dịp tưởng niệm 41 năm ngày chế độ Việt Nam Cộng Hòa bị CS miền Bắc xâm lăng, được coi là tiêu biểu cho suy tư của người mục tử này về sứ mạng cao cả của người tín hữu Thiên Chúa giáo, mà trước và trên hết là của những Đấng Bậc Làm Thày trong Hội Thánh, đối với thân mệnh con người.
Đề cập quan niệm sai lầm, và cũng nằm trong chủ trương thâm độc của cộng sản- cho rằng đã là người có niềm tin tôn giáo thì không được dính bén vào chính trị, vị Giám Mục thuộc Dòng Phanxicô nêu lên câu hỏi rốt ráo: Chúa Giêsu quan niệm thế nào về chính trị khi Ngài khởi đầu sứ mạng cứu thế qua lời tiên tri Isaiah:
“Thần trí Chúa ngự trên tôi. Ngài xức dầu tấn phong cho tôi. Ngài sai tôi đi loan báo Tin Mừng cho người nghèo khó, giải thoát cho kẻ bị giam cầm, mở mắt cho người mù, đem tự do cho kẻ bị áp bức….” (Luca 4:18)(3)
Trong một đoạn khác, ông nói thêm:
“Tiên tri Isaiah đã định nghĩa cho chúng ta thế nào là giữ đạo, đó là “phá vỡ xiềng xích của bọn ác nhân, cất đi gánh nặng của kẻ lầm than, giải thoát cho kẻ bị áp bức và phá tan mọi gông xiềng” (Isaiah 58:6). Đức Kitô đi đến đâu cũng quan tâm đến người cùng khốn trong xã hội. Ngài đứng về phía những người nghèo hèn, bị áp bức, bắt bớ, thiệt thòi và bất công. Ngài lên án những người dùng quyền lực, địa vị và ảnh hưởng của mình để làm tổn thương, triệt hạ người khác và khuynh đảo xã hội.”
Với quan niệm không dời đổi là “Phúc Âm và đời sống không thể tách lìa nhau; tôn giáo và chính trị không thể không liên hệ với nhau. Vai trò ngôn sứ của Giáo hội đòi buộc người tín hữu ở mỗi bậc và mỗi hoàn cảnh phải tranh đấu cho một xã hội phản ảnh Vương Quốc của Thiên Chúa”, GM Nguyễn Văn Long nói tiếp:
“Truyền thống công lý xã hội trong Kinh Thánh là bằng chứng hùng hồn về sự nhập thể của các giá trị siêu nhiên vào đời sống tự nhiên của con người. Ơn cứu độ không chỉ có nghĩa là một sự giải thoát của linh hồn và đời sống vĩnh hằng trên Thiên Quốc mà là sự giải thoát con người toàn diện. Ngay trên cõi đời này và ngay trong xã hội này, con người được mời gọi để sống cuộc sống sung mãn với Thiên Chúa và tha nhân. Do đó, sống đức tin và sống thánh thiện không chỉ có một chiều dọc, tức là thờ phượng kính mến Chúa. Sống đức tin và sống thánh thiện không thể tách lìa khỏi tiến trình công lý hóa xã hội và phong phú hóa đời sống con người.”
Trích đoạn sau đây trong bài tham luận trước HĐ Liên Tôn Việt Nam và 700 đồng hương buổi tối Thứ Năm 28-4-16 có thể được coi là lời tuyên tín của GM Phụ Tá TGP Melbourne:
“Như thế, không ai, kể cả những người tu hành như tôi, có thể dửng dưng với những vấn nạn xã hội do sự lãnh đạo hay thể chế chính trị gây ra. Chúng ta không thể sống đạo, tức là tìm những điều hay lẽ phải, mà lại không quan tâm tới sự dữ và sự bất công đang tràn lan trên quê hương. Chúng ta không thể yêu Thiên Chúa mà lại không để ý tới tiếng kêu than của dân oan. Trước khi làm người Công Giáo, trước khi làm giám mục, tôi là người Việt Nam; tôi chịu ơn những anh hùng hào kiệt đã hy sinh cho tiền đồ dân tộc trong suốt chiều dài lịch sử. Tôi chịu ơn những chíên sỹ Việt Nam Cộng Hòa đã bảo vệ tự do cho tôi. Tôi chịu ơn những thuyền nhân đã không may mắn như tôi, nhưng cũng chính vì những cái chết thương tâm của họ mà thế giới tự do đã đón nhận những người tỵ nạn cộng sản còn sống sót như tôi. Tôi không thể không trăn trở với hiện tình đất nước; tôi không thể nhắm mắt làm ngơ với hệ thống chính trị lỗi thời là chế độ cộng sản đang làm cho đất nước băng hoại. Trên huy hiệu giám mục của tôi có lá cờ VNCH trải ngang như làn sóng trên nền xanh đại dương. Tôi không thể bỏ quên qúa khứ và căn tính tỵ nạn của mình. Tôi không ngần ngại khẳng định lập trường của mình là: không bao giờ tách lìa lý tưởng một Việt Nam phi cộng sản và một Việt Nam nhân bản ra khỏi sứ mạng giám mục của tôi.”
Từ lời tuyên tín công khai trên đây, người mục tử đến từ Úc châu xa xôi còn chia sẻ với quý chức sắc trong HĐ Liên Tôn Việt Nam và đồng hương của ông thuộc mọi tôn giáo ở Hoa Kỳ về lòng kính ngưỡng đối với các cố Giám Mục Lê Hữu Từ, Lê Đắc Trọng, nhất là Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II. Nói tới vị GH gốc Ba Lan, người viết nhớ tới vài trích dẫn lời dạy của ngài để củng cố cho quan điểm người tín hữu Thiên Chúa giáo phải tham gia chính trị trong bài tham luận của chúng tôi buổi tối 28-4-16.
Trong đoạn 42 trang 100/101 Tông Huấn “Người Tín Hữu Giáo Dân” công bố năm 1988, bản dịch của cố LM Trần Văn Hoài, Thánh Giáo Hoàng khẳng định:
“Để đem tinh thần Kitô vào trật tự trần thế, nghĩa là ‘đem đạo vào đời’ theo ý nghĩa là phục vụ con người và xã hội, các tín hữu giáo dân tuyệt đối không thể từ chối tham gia vào chính trị, nghĩa là các hoạt động nhiều sắc thái như kinh tế, xã hội, lập pháp, hành chánh, văn hóa, có mục tiêu cổ võ công ích…”
Nhắc lại những lời chê trách khía cạnh tiêu cực của chính trị, cũng nơi trang 101 Tông Huấn, ngài viết tiếp:
“Tất cả những lời lẽ khinh khi này không cách nào bào chữa được cho người Thiên Chúa giáo trốn tránh chính trị hay nghi ngờ việc chung…”
Đôi lời trước khi kết thúc
Chứng từ của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, của các cố GM Lê Đắc Trọng, Nguyễn Kim Điền, còn nhiều và bài tham luận của vị GM Phụ Tá TGP Melbourne cũng còn dài, nhưng xét thấy bài viết này đến đây cũng tạm đủ để gửi tới những ai cần đọc. Trước khi kết thúc, chúng tôi xin chuyển tới quý độc giả giấc mơ của người mục tử đến từ Úc Châu, Giám Mục Vincent Nguyễn Văn Long:
“Giấc mơ đó là gì thưa quý vị và đồng bào?
Đó là ngày khải hoàn của công lý, của sự thật, của nhân bản, của những giá trị Chân-Thiện-Mỹ trên quê hương.
Đó là ngày chiến thắng của ánh sáng trên tối tăm, sự lành trên sự dữ, chí nhân trên cường bạo và đại nghĩa trên hung tàn.
Đó là ngày cánh chung của chế độ Cộng Sản và ngày quang phục của một Việt Nam thực sự độc lập, dân chủ và vững mạnh trước những thử thách mới. Bao lâu còn bị cai trị bởi chế độ cộng sản, quê hương chúng ta sẽ mãi mãi còn bị băng hoại và bế tắc.”
(1) Tin từ trong nước hôm 03-5 cho hay: Cho đến chiều nay (03-5) nhiều loại cá biển trôi dạt vào bờ ở cửa biển Thuận An và phá Tam Giang (Thừa Thiê- Huế) trong tình trạng lờ đờ. Trong khi đó cá nuôi của người dân ở khu vực này lần đầu tiên bị chết hàng loạt. Chi cục Thú y tỉnh Thừa Thiên – Huế đã tiến hành thu gom được 1,1 tấn cá nuôi của 23 hộ dân thôn Hải Tiến, thị trấn Thuận An, huyện Phú Vang để đưa đi tiêu hủy sau khi bị chết.
Đây là những loại cá do người dân nuôi ở cạnh cửa biển Thuận An phía bờ Nam, trong đó hộ bị nặng nhất có trên 3 tạ cá chết, cá nặng từ 0,3-1,2 kg. Đây là lần đầu tiên xuất hiện tình trạng cá nuôi chết tại địa phương này. Ông Trương Viết Phương, một hộ dân có gần 1 tạ cá vẩu bị chết, cho biết: “Vào sáng sớm, sau khi thủy triều lên thì cá tôi xuất hiện tình trạng nổi lờ đờ như thiếu ô xy, vài giờ sau thì chết chìm xuống đáy lồng”.
Trong khi đó, phía bờ Bắc cửa Thuận An thuộc thôn 2 xã Hải Dương, thị xã Hương Trà (Thừa Thiên – Huế) tình trạng nhiều loài cá biển trong trạng thái lờ đờ, ào ạt dạt vào bờ và phá Tam Giang cũng xuất hiện khá nhiều vào cùng thời điểm. Hiện tượng cá vẩu, cá chẽm nuôi cạnh cửa Thuận An của người dân Hải Dương cũng bắt đầu chết. Ông Nguyễn Châm, một hộ nuôi cá tại đây, cho biết vào buổi sáng 3-5 thì cá vẫn ăn bình thường, ít lâu sau xuất hiện tình trạng nổi lờ đờ và chết. Cùng ngày, ông Phan Ngọc Thọ, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế, ông Trần Duy Tuyến, Bí thư Thị ủy Hương Trà cùng nhiều cơ quan chức năng đã về xã Hải Dương kiểm tra tình hình. Ông Tuyến cho biết trước đây tại xã Hải Dương tình trạng cá biển chết chỉ rải rác, cá nuôi không bị, nhưng đến thời điểm này lại ảnh hưởng rất nặng nề, trong đó có khoảng 70 kg cá biển trong tình trạng lờ đờ được chính quyền địa phương thu gom, tiêu hủy. “Hiện tượng này xuất hiện sau khi thủy triều lên. Nhiều lồng cá nuôi cũng bị như vậy, một số đã bị chết nhưng chưa thể thống kê chính xác số lượng”
(2) Dư luận người TCG trong và ngoài nước cũng thắc mắc: cho đến hôm nay UB/Công Lý & Hòa Bình cạnh HĐGMVN vẫn chưa có tiếng nói chính thức về thảm nạn này. Được biết cho đến ngày 27-4, sau khi Hànội bát buộc phải lên tiêng thì Ban CL&HB đơn vị Giáo Phận Vinh mới có văn thư cáo giác. Cuối văn thư chỉ ghi trống không: Ban Công Lý & Hòa Bình Giáo Phận Vimh, không có danh tính người trách nhiệm, Bà con giáo dân hỏi nhau: không rõ GM Phaolô Nguyễn Thái Hợp, GM Vinh kiêm Chủ tịch UB/CL&HB toàn quốc đang ở đâu?
(3) Đoạn Tin Mừng này gợi nhớ tới Chương XVIII viết về Học Thuyết Xã Hội Công Giáo, phần 4 trong tác phẩm biên khảo Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, Vĩ Nhân Thờ Đại do tủ sách Tiếng Quê Hương tái bản năm 2006. Sau khi trích đoạn Tin Mừng trên, chúng tôi viết tiếp:
“Đấy là giáo lý Yêu Thương, là con đường cứu rỗi của Chúa Giêsu Kitô. Và đấy cũng là tư tưởng dẫn đạo cho mục tiêu và sứ vụ hàng đầu của Giáo Hội Công Giáo hoàn vũ trong cuộc lữ hành trần thế. Theo trình thuật của Thánh Luca thì sau khi chịu phép rửa, trải qua 40 ngày chay tịnh trên rừng, vượt thắng cơn cám dỗ của ma quỷ, Chúa Giêsu đến Nazareth, vào hội đường đọc Sách Thánh. Trước sự hiện diện của đám đông dân chúng, Người mở sách ngôn sứ Isaia và gặp đoạn Tin Mừng kể trên.
Sau khi đọc xong, Chúa Giêsu gấp sách lại, nghiêm trang nhìn mọi người và nói với họ: “Hôm nay đã ứng nghiệm lời Kinh Thánh quý vị vừa nghe.”
Tròn 20 thế kỷ, cho dẫu đã trải qua nhiều thăng trầm thử thách trong khi bước theo chân Chúa Kitô, Giáo Hội Công Giáo vẫn minh nhiên tự nhận là Giáo Hội của người nghèo, người bị cô thế, bị áp bức, bị bách hại, tù đày. Và trong kho tàng giáo huấn, vốn bám rễ sâu xa trong Kinh Thánh và Phúc Âm, Giáo Hội Công Giáo hoàn vũ luôn qui chiếu mọi lời giảng dạy vào những hành vi, cử chỉ, lời nói và những nẻo đường của Ngôi Hai Thiên Chúa, kể từ giây phút khởi đầu cuộc sống công khai cho tới khi chấp nhận khổ hình thập giá để hoàn thành chương trình cứu độ.
Đối chiếu lời Kinh Thánh trong sách ngôn sứ Isaia trên đây với hình ảnh ngày chung thẩm khi Chúa Kitô tái lâm, ta thấy thời gian, không gian và cảnh ngộ tuy khác, nhưng nội dung vẫn chỉ là một.
Động cơ duy nhất khiến Thiên Chúa Cha sai Con Một của Ngài xuống thế chính là vì Yêu Thương thế gian, muốn mở đường cứu rỗi thế gian. Và trong ngày cánh chung, để phân biệt hầu thưởng phạt người lành, kẻ dữ, Thiên Chúa cũng đã không dựa vào tiêu chuẩn nào khác hơn là Tình Thương, là mức độ ban phát tình thương đến những kẻ bất hạnh, khốn cùng: bệnh hoạn, tù đày, thiếu ăn, thiếu mặc, thiếu vắng tình người.
Chính từ đấy, Giáo Hội đã nhận ra sứ mạng phục vụ Con Người cùng những thiện ích của con người chính là nẻo đường dẫn về cùng Thiên Chúa Cha… ”
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)