khktmd 2015






Đạo học làm việc lớn là ở chỗ làm rạng tỏ cái đức sáng của mình, thương yêu người dân, đạt tới chỗ chí thiện. Đại học chi đạo, tại Minh Minh Đức, tại Tân Dân, tại chỉ ư Chí Thiện. 大學之道,在明明德,在親民,在止於至善。












Thứ Bảy, 21 tháng 12, 2019

Phỏng vấn “Cha Tịch Thai Nhi”






Bolero: "Đỉnh"!






The Uptight tái ngộ khán giả






Christmas Songs 2020






Mozart Requiem Karl Bohm






Carols from King's 2003






London Symphony Orchestra - Christmas Classics






Ls Trần thái Văn: Cuộc luận tội Trump là một tính toán chính trị



Luật sư Trần Thái Văn, cựu dân biểu tiểu bang California, một thành viên đảng Cộng hòa, nói rằng trong việc bỏ phiếu luận tội ông Trump, đảng Dân chủ sẽ không thành công. Tuy thế, họ vẫn muốn tận dụng cơ hội này để phơi bày cho tất cả cử tri thấy những hành vi mà họ cho là lạm quyền của ông Trump thời gian qua.

Trả lời phỏng vấn của BBC News Tiếng Việt hôm 19/12, Luật sư Trần Thái Văn nói ''đây là một tính toán chính trị chứ không phải pháp lý của đảng Dân chủ.''
Ông Văn cũng nhận định rằng, Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi, nhà lãnh đạo đảng Dân chủ, hay kể cả ông, nếu ở vào trong hoàn cảnh của bà, cũng không có sự lựa chọn nào khác, vì đa số các thành viên đảng Dân chủ muốn như thế.
LS Trần Thái Văn: Phải nói rằng đây là một sự kiện lịch sử. Trong dòng chảy chính trị Hoa Kỳ, với 45 đời tổng thống, 241 năm sau khi tuyên bố độc lập, đây mới là lần thứ ba Hạ viện Hoa Kỳ dùng hiến pháp để cáo buộc một tổng thống với hai tội.
Tuy nhiên, đây mới là thủ tục đầu tiên mà thôi, chứ ông Tổng thống Trump chưa bị kết án hai tội mà Hạ viên đã cáo buộc là lạm dụng quyền lực và cản trở công việc hành pháp và lập pháp của Hạ viện. Vì thế, tôi nghĩ rằng kết quả chưa hẳn là có bất lợi về mặt chính trị cho ông Trump hay không, vì như ai cũng biết, để kết tội ông Trump thì tại Thượng viện cần có 2/3 số phiếu thuận, và đảng Dân chủ không có đủ 67 thượng nghị sĩ để kết tội.
Các nhà phân tích đều nói là, với cuộc luận tội này đảng Dân chủ sẽ không thành công, nhưng họ vẫn muốn dùng cơ hội luận tội này để phơi bày cho mọi người thấy những hành vi mà họ cho là lạm quyền của ông Trump trong những ngày tháng qua.
BBCLà một thành viên nòng cốt của đảng Cộng Hòa, nếu ông là một trong những dân biểu phải có mặt tại Quốc hội hôm nay để bỏ phiếuthì ông sẽ bỏ phiếu ra sao?
LS Trần Thái Văn: Đây là một câu hỏi rất là nhiêu khê.Trước đây, tôi là một cựu dân biểu cấp tiểu bang và là ứng cử viên dân biểu cấp liên bang cách đây gần 10 năm, phải nói là, tôi cũng khá rành tiến trình làm việc của Hạ viện. Nhưng thú thật thì chúng tôi cảm thấy mình rất may mắn không là một thành viên của Hạ viện Hoa Kỳ để phải bỏ phiếu trong lúc này.
Với tư cách là một luật sư, cũng là một nhà quan sát theo dõi rất kỹ tiến trình luận tội, cũng như các cuộc điều trần do các ủy ban của Hạ viện lập ra, tôi phải nói là những dữ kiện, lời khai của các nhân chứng, hoặc là các loại tội mang ra để luận tội tổng thống, tức những điều có thể đưa đến việc truất phế tổng thống, tôi thấy những điều đó chưa đủ nặng để luận tội.
Bởi như quý vị cũng biết là chỉ khoảng 11 tháng nữa, Hoa kỳ sẽ có cuộc bầu cử tổng thống. Cho nên, lập luận của những người chống việc luận tội, mà họ nói rất là rõ là, tại sao không để cho cử tri Hoa Kỳ quyết định về cách hành xử của ông Trump trong cuộc bầu cử sẽ diễn ra trong chưa đầy một năm nữa, thay vì gây thêm những rối loạn và khó khăn chính trị, nhất là giữa lúc Washington đang có biết bao nhiêu việc phải làm cho đất nước.
Vì thế, tôi nghĩ rằng, quyết định luận tội ông Donald Trump là một quyết định chính trị chứ không phải là một quyết định pháp lý, và nó sẽ có những ảnh hưởng vào cuộc bầu cử tổng thống năm 2020, cũng như ảnh hưởng đến các dân biểu phải tái tranh cử trong thời gian sắp tới.
BBCGiới ủng hộ luận tội, trong đó có giáo sư luật sư của Đại học Havard, sẽ lập luận rằng, theo Hiến pháp Hoa Kỳ, việc ông Trump dùng vị trí của mình để nhờ Tổng thống Ukraine điều tra đối thủ chính trị,mong tạo lợi thế cho ông trong cuộc bầu cử năm 2020 mà luật sư vừa nói tới, rõ ràng là đã lạm dụng quyền lực cho lợi ích cá nhân, tội nặng đủ để bị luận tội. Và Hạ viện chỉ làm đúng trách nhiệm của họ, khi đã có đủ chứng cứ từ những lời khai của các nhân chứng. Vậy luật sư nghĩ sao?
LS Trần Thái Văn: Trước hết, về việc này, chúng ta phải nói cho thật rõ, thưa chị.
Với những thủ tục pháp lý‎ và thủ tục lập pháp đã xảy ra trong vài tuần vừa qua, về phương diện điều tra, hoặc là cuộc điều trần của các nhân chứng, của các viên chức hành pháp như các viên chức cao cấp trong Hội đồng An ninh quốc gia, hay các vị đại sứ liên hệ đến việc này, kể cả các giáo sư luật của các đại học luật tại Hoa Kỳ, thì chúng tôi hoàn toàn đồng ‎ý.
Bởi đây là quyền hành và trách nhiệm của Quốc hội. Họ có quyền điều tra và họ hoàn toàn làm theo những gì Hiến pháp cho phép trong việc điều tra.
Còn vấn đề việc phạm pháp có nặng đến nỗi phải có một cuộc luận tội để đưa đến truất phế hay không, thì nếu cân nhắc về phương diện chính trị, kể cả pháp l‎ý, thì tôi vẫn nghĩ là nó sẽ gây tai hại nhiều hơn cho quốc gia trong tương lại, nhất là khi chỉ còn có hơn 11 tháng nữa thì sẽ có một cuộc bầu cử tổng thống, cũng như bầu các thành viên của Quốc hội Hoa Kỳ.

Vậy thì hãy để cho người dân có cái quyền tối hậu đó, thay vì gây ra những hỗn loạn chính trị cho nước Mỹ.
BBCBảo vệ Hiến pháp là trách nhiệm của Quốc hội, cũng là quyền mà họ được Hiến pháp Hoa Kỳ trao cho, tương tự như việc đi bầu là quyền của người dân Mỹ. Vậy thì nếu Quốc hội thấy họ có đủ bằng chứng là tổng thống có những hành vi đáng phải luận tội, thì họ phải thi hành trách nhiệm đó. Còn đến kỳ bầu cử thì cử tri đi bầu để thực thi quyền công dân của họ. Khi lập luận rằng, tại sao Quốc hội không chờ kết quả cuộc bầu cử sẽ xảy ra gần một năm nữa, mà phải luận tội tổng thống, thì chúng ta có lẫn lộn hai việc rất độc lập không, thưa luật sư?
LS Trần Thái Văn: Không, theo tôi nghĩ thì không có sự lẫn lộn thưa chị. Tôi vẫn thấy là quyết định của các vị dân biểu và các vị thượng nghị sĩ vẫn là một quyết định chính trị chứ không phải là một quyết định pháp lý.
Đây là một hành động mà Hiến pháp Hoa kỳ cho phép Quốc hội làm và họ đã làm. Nhưng chúng ta nên nhớ, đây không phải là một thủ tục truy tố hình sự sẽ có cuộc xử trước tòa, do bồi thẩm đoàn quyết định.
Mà đây là trường hợp khi mỗi dân biểu bỏ phiếu để ủng hộ hay phản đối luận tội, cũng như sắp tới đây, khi mỗi thượng nghị sĩ bỏ phiếu ủng hộ hay phản đối truất phế tổng thống, họ đều phải cân nhắc xem lá phiếu đó sẽ ảnh hưởng đến cử tri của họ như thế nào, đến việc tái tranh cử của họ trong tương lai ra sao. Những ảnh hưởng này là những ảnh hưởng thuần túy về mặt chính trị.
BBC:Nói về tính toán chính trị, thì ngay từ những ngày đầu tiên, nhiều thành viên đảng Dân chủ đã kêu gọi luận tội ông Trump, Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi lúc đó luôn luôn bác bỏ những đề nghị như vậy, bởi việc truất phế khi đó gần như là điều không tưởng với một Thượng viện hiện do đảng Cộng hòa nắm đa số. Trước đây Tổng thống Clinton cũng bị Hạ viện Cộng hòa luận tội, nhưng không bị Thượng viện do Dân chủ nắm đa số truất phế. Vậy nếu thấy việc luận tội sẽ không truất phế được ông Trump, có khi còn bị phản tác dụng, thì theo ông, tại sao đảng Dân chủ cuối cùng đã quyết định luận tội?
LS Trần Thái Văn: Vâng, điều đó có hai, ba lý do chính. Ngay từ đầu, ngay sau khi ứng cử Trump đắc cử tổng thống, một số lãnh đạo đảng Dân chủ đã không chấp nhận kết quả đó, vì họ nói rằng có những ảnh hưởng quá đáng và bất hợp pháp của Nga vào cuộc bầu cử, như quý vị đã thấy có cuộc điều tra từ hai, ba năm nay.
Ngay từ hai năm 2016, 2017, rất nhiều vị dân cử đảng Dân chủ đã muốn luận tội vì họ không cho là ông Trump là một vị tổng thống đắc cử một cách chính đáng.
Lãnh đạo của đảng Dân chủ lúc bấy giờ không muốn làm theo đường lối đó, vì họ nghĩ những hành động đó sẽ phản tác dụng, gây bất lợi cho đảng trong cuộc đấu trí với đảng Cộng hòa, và sẽ làm cho quần chúng có những phản ứng tiêu cực với họ. Vì thế, bà Nancy Pelosi và ông Chuck Schumer đã quyết định không luận tội.
Đến tháng 7 năm nay mới có sự kiện cuộc điện đàm với Tổng thống Ukraine. Và phía Dân chủ thấy họ thấy họ có đủ bằng chứng để tiến hành thủ tục điều tra luận tội. Có đến 6 ủy ban khác nhau ở Hạ viện đã điều tra, và khi điều tra thì họ thấy có đủ nhân chứng để lập ra hai điều khoản luận tội.

Đến lúc này, bà Nancy Pelosi không còn cách nào hơn là phải đi theo ý muốn của khối đa số của đảng Dân chủ để xúc tiến việc luận tội. Đó là vấn đề thứ nhất.
Vấn đề thứ nhì, tôi nghĩ là phía đảng Dân chủ họ cũng muốn nhân dịp này phơi bày những điều mờ ám và những hành động xấu xa bất hợp pháp của ông Donald Trump và các cộng tác viên của ổng.
Và phải nói rằng là đây là một kế hoạch chính trị của đảng Dân chủ để đánh ông Trump trong cuộc bầu cử năm 2020 sắp tới.
Tuy nhiên, chị nói rất đúng, năm 1998, khi phía Cộng hòa luận tội ông Clinton, nhưng ông Clinton đã không bị Thượng viện truất phế, mà trong cuộc bầu cử sau đó, đảng Cộng hòa mất đi đa số tại Hạ viện, vì dân chúng họ có phản ứng ngược lại. Và đó là sự nguy hiểm mà bà Nancy cũng đã nhìn thấy.
Vì thế, chúng tôi thấy rằng, trong những ngày tới bà Pelosi cần phải rất cẩn thận để chuyện này không xảy ra với đảng Dân chủ.
BBC:Theo luật sư thì bà Nancy Pelosi và đảng Dân chủ đã hành động đúng hay không trong việc luận tội ông Trump? Nếu luật sư ở vào vị trí của bà thì ông có làm khác đi không?
LS Trần Thái Văn: Theo suy nghĩ của tôi thì bất cứ ai ở trong vị trí của bà Nancy Pelosi thì có lẽ cũng sẽ quyết định như vậy, vì bà ấy ở vào cái thế không có cách nào hơn là phải làm như vậy. Trước sự thúc đẩy, thậm chí còn là áp lực nữa, bà Pelosi không còn cách nào khác hơn là phải cho phép các chủ tịch của các ủy ban của Hạ viện được điều tra.
Chúng tôi cũng thấy rằng, bà Nancy Pelosi và đảng Dân chủ đã rất thận trọng trong tiến trình này. Họ đã có thể lập ra hàng chục điều khoản luận tội, nhưng họ chỉ soạn ra hai điều khoản mà họ nghĩ là dễ chứng mính với 'bồi thẩm đoàn' nhất, đó là lạm dụng quyền lực và cản trở quốc hội.
Và phải nói rõ 'bồi thẩm đoàn' ở đây không phải là những thượng nghị sĩ sẽ bỏ phiếu truất phế ông Trump hay không tại Thượng viện, mà 'bồi thẩm đoàn' chính là những cử tri sẽ đi bỏ phiếu trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2020.
Cuộc bỏ phiếu luận tội được trực tiếp truyền hình cho cả thế giới xem. Sẽ rất thú vị để chúng ta theo dõi phản ứng của quần chúng trong những ngày tới, và xem việc ông Trump bị luận tội sẽ ảnh hưởng đến kết quả bầu cử năm 2020 như thế nào.


Cõng Rắn Tàu Cộng Vào Nhà Việt Nam


Một tác giả người gốc Trung Quốc vừa ra mắt sách về "tầm mức hỗ trợ quân sự của Trung Quốc" dành cho lực lượng cộng sản của Hồ Chí Minh.
"Building Ho's Army: Chinese Military Assistance to North Vietnam" của giáo sư Xiaobing Li (Lý Tiểu Binh), do NXB Đại học Kentucky, Mỹ, ấn hành tháng Tám 2019.
Tác giả là giáo sư lịch sử tại Đại học Central Oklahoma, và từng phục vụ trong quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc.
Sách tập trung vào giai đoạn phôi thai 1950-1956 khi quân đội miền Bắc Việt Nam được chuyển hóa từ lực lượng nông dân thành quân đội chính quy hiện đại.
Về nguồn tư liệu, tác giả cho hay từ thập niên 1980, Trung Quốc bắt đầu công bố thông tin về sự can dự của Bắc Kinh trong hai cuộc chiến tại Việt Nam, chống Pháp và chống Mỹ.
Đến tận gần đây, do căng thẳng biển đảo giữa hai nước, Trung Quốc cũng khuyến khích công bố các tài liệu, kể cả hồi ký và bài báo, để chứng tỏ Trung Quốc đã "thân thiện, rộng rãi, và hy sinh trong Chiến tranh Việt Nam".
Tác giả nói sách của ông chủ yếu dựa vào kho tư liệu của Trung Quốc, trong đó có tiếp cận với Đại học Quốc phòng và Học viện Chính trị Nam Kinh, Trung Quốc.
Tác giả cũng phỏng vấn các cựu chiến binh của Trung Quốc, Việt Nam và Nga.

Nhờ giúp đỡ

Mối quan hệ của Hồ Chí Minh với những người cộng sản Trung Quốc đã có ngay từ đầu thập niên 1920.
Như Chu Ân Lai, sau này là thủ tướng Trung Quốc, nhớ lại: "Ông ấy [Hồ Chí Minh] đã là nhà Marxist cao cấp khi tôi chỉ mới gia nhập Đảng Cộng sản. Ông là người anh lớn của tôi."
Sau khi Mao Trạch Đông thành lập Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ngày 1/10/1949, Hồ Chí Minh ngay lập tức gửi hai nhóm đồng thời sang Trung Quốc xin giúp đỡ vào ngày 6/10.
Nhóm một do Lý Bích Sơn dẫn đầu, mang lá thư của ông Hồ gửi Chu Ân Lai, đi đường biển qua các nơi như Hong Kong, Thanh Đảo rồi tới Bắc Kinh. Nhóm thứ hai của Nguyễn Đức Thụy, đi đường bộ từ Lạng Sơn sang Quảng Tây rồi đến Bắc Kinh.
Hai phái đoàn đề nghị Trung Quốc viện trợ tài chính, khoảng 10 triệu USD, và vũ khí.
Nhưng trong lúc hai đoàn ở Bắc Kinh tháng 12/1949, Mao Trạch Đông đang thăm Moscow, và sẽ chỉ quay về tháng Hai năm sau.
Lúc này, Tổng Bí thư Lưu Thiếu Kỳ thay Mao phụ trách công việc ở Bắc Kinh, và mở cuộc họp Bộ Chính trị ngày 24/12 để thảo luận về yêu cầu của Hồ Chí Minh.
Điều thú vị, theo sách của Xiaobing Li, đa số trong Bộ Chính trị Trung Quốc bày tỏ lo ngại và cho rằng không thể giúp đỡ vì Trung Quốc đang gặp khó khăn sau chiến tranh.
Lưu Thiếu Kỳ báo cáo cho Mao và đề nghị chỉ giúp đỡ ít ỏi.
Nhưng Mao bác bỏ, yêu cầu Bộ Chính trị có thái độ ủng hộ nhiều hơn với Việt Minh.
Trong lúc ở Moscow, Mao yêu cầu Stalin giúp không vận và đặc nhiệm để Trung Quốc tấn công Đài Loan.
Stalin từ chối, và cũng quyết định rút quân Liên Xô ra khỏi Trung Quốc. Như vậy sẽ không có quân Liên Xô có mặt giúp đỡ nếu nhỡ xảy ra cuộc tấn công vào Trung Quốc.
Trong cuộc gặp thứ hai của họ vào hôm 24/12, Stalin đề xuất Trung Quốc phải gánh vác trách nhiệm cho phong trào cộng sản thế giới, trong đó có việc giúp đỡ phong trào ở Á châu như Việt Nam.
Tại Moscow, Mao đồng ý với Stalin rằng Trung Quốc sẽ giúp Hồ Chí Minh.
Mao gửi điện cho Lưu Thiếu Kỳ ngày 24/12, chỉ đạo rằng Trung Quốc ban đầu sẽ đáp ứng một nửa yêu cầu của Hồ Chí Minh và phần còn lại sẽ gửi sau.
Ngày 25/12, Lưu Thiếu Kỳ gửi điện cho Đảng Cộng sản Đông Dương, hứa giúp đỡ.
Tháng Giêng 1950, nhóm công tác Trung Quốc do La Quý Ba dẫn đầu, sang Việt Nam. La Quý Ba sau này sẽ là đại sứ Trung Quốc đầu tiên ở Hà Nội vào năm 1954.
Gặp La Quý Ba trước chuyến đi, Lưu Thiếu Kỳ ước tính La sẽ ở lại Việt Nam ba tháng. Ông không hình dung rằng La Quý Ba sẽ ở lại đó bảy năm.

Chuyến đi tới Bắc Kinh và Moscow

Hồ Chí Minh có chuyến đi bí mật tới Bắc Kinh vào tháng Giêng 1950, được Lưu Thiếu Kỳ đón tiếp.
Ngày 3/2, ông Hồ rời Bắc Kinh, đi sang Moscow để gặp Stalin và Mao.
Ngày 6/2, Moscow mở tiệc đón ông Hồ, nhưng Stalin không dự.
Stalin bảo với Mao rằng Trung Quốc nay là "trung tâm cách mạng châu Á" và rằng Trung Quốc cần "giữ trách nhiệm chủ lực" trong việc giúp Việt Nam.
Mao gặp ông Hồ tại Moscow, khẳng định sẽ giúp lực lượng Việt Minh.
Cả hai người cùng đi xe lửa từ Moscow về lại Bắc Kinh, chuyến đi kéo dài từ 17/2 tới 4/3.
Theo tác giả Xiaobing Li, vào hôm 26/2, khi xe lửa qua biên giới Trung Quốc, ông Hồ hỏi Mao về khả năng Trung Quốc gửi quân can thiệp.
"Mao nghĩ một lúc và từ chối yêu cầu của ông Hồ về lính Trung Quốc, nhưng ông đồng ý gửi cố vấn quân sự sang Việt Nam," giáo sư Xiaobing Li viết.
Khi đến Bắc Kinh ngày 4/3, ông Hồ cử Hoàng Văn Hoan làm đại diện làm việc với Trung Quốc về viện trợ quân sự và về cố vấn Trung Quốc.

Bối cảnh quốc tế

Mùa thu 1950, Trung Quốc đưa quân can thiệp vào chiến tranh Triều Tiên, trực tiếp đối đầu quân sự với Mỹ.
Bối cảnh này có ảnh hưởng trực tiếp tới diễn biến ở Việt Nam, vì Bắc Kinh xem việc giúp đỡ đồng minh cộng sản ở Bắc Việt là cách hiệu quả để bảo vệ Trung Quốc trước đe dọa của khối tư bản do Mỹ dẫn đầu.
Theo cái nhìn của giáo sư Xiaobing Li, Mao nhận ra rằng Liên Xô sẽ không gửi quân giúp đỡ nếu Trung Quốc bị phương Tây xâm lược.
Thay vì chờ phương Tây đánh, Mao quyết định đối đầu với ngoại bang ở các nước láng giềng như Việt Nam và Triều Tiên.
Chiến lược "phòng thủ tích cực" này sẽ ngăn không để xảy ra đối đầu bên trong Trung Quốc.
Ngày 4/8/1950, Mao nói với Bộ Chính trị: "Chúng ta sẽ lấy lại Đài Loan, nhưng lúc này không thể ngồi yên mà nhìn Việt Nam và Triều Tiên."
Sang đến thập niên 1960, Trung Quốc đã thiết lập được "vùng đệm an ninh" dọc đường biên giới.
Tuy vậy, trớ trêu thay, viện trợ của Trung Quốc, và sau này là của Liên Xô, tại Việt Nam không làm quan hệ đồng minh cộng sản trở nên tốt đẹp hơn.
Sự cạnh tranh Xô - Trung trong Chiến tranh Việt Nam chống Mỹ làm xấu đi quan hệ giữa Moscow và Bắc Kinh.
Tại Việt Nam, nhiều lãnh đạo cũng nghi ngờ Trung Quốc chỉ quan tâm đến an ninh quốc gia và ảnh hưởng chứ không phải vì độc lập của Việt Nam.
Sau khi Hồ Chí Minh qua đời năm 1969, Hà Nội ngày càng gắn bó với Moscow.
Quan hệ đồng minh truyền thống giữa Trung Quốc và Bắc Việt, như môi với răng trong thập niên 1950, nhanh chóng gãy đổ.


Hoang Tưởng: Sau 1969 Trần Bạch Đằng vẫn "muốn Sài Gòn nổi dậy"



Tài liệu giải mật của CIA nói sau trận Mậu Thân, một nhà cách mạng của Nam Bộ, ông Trần Bạch Đằng vẫn tin vào phương án "tấn công và nổi dậy ở các đô thị" của VNCH.

Thậm chí ông còn ra Bắc vận động cho phương án đô thị miền Nam 'nổi dậy' (nguyên văn: 'a general uprising in the cities was still the key element in Communist planning), nhưng không được Hà Nội chấp nhận, theo tài liệu giải mật của CIA.
Bản tổng kết về tình hình, chính sách và hoạt động nhân sự của Trung ương Cục miền Nam do Đảng Cộng sản chỉ đạo được CIA công bố nội bộ vào 21/12/1971, và giải mật vào năm 1995.
Có tên là "Politics within the Communist High Command in South Vietnam", tài liệu này ghi nhận những chuyển biến khác nhau trong chính sách của Trung ương Cục do ông Phạm Hùng chỉ đạo, và ứng xử của chính quyền VNDCH ở Hà Nội.
Văn bản tiếng Anh của CIA gọi Trung ương Cục miền Nam là COSVN và đánh giá cả quan điểm các nhân sự cao cấp, thái độ của họ với cuộc chiến, với Hoà đàm Paris, và với Trung Quốc.
Vẫn muốn 'tiến công và nổi dậy ở đô thị'?
Riêng về chiến lược tiếp tục cuộc chiến tại miền Nam, tài liệu này tin rằng ông Trần Bạch Đằng, một ủy viên của Trung ương Cục, là nhân vật hào hứng nhất vận động cho cuộc tổng tiến công Mậu Thân 1968.
Nhưng bất kể các tổn thất lớn cho phe cộng sản Nam Việt Nam, và không có cuộc 'khởi nghĩa cách mạng' nào của dân đô thị VNCH trong Tết Mậu Thân, ông Trần Bạch Đằng vẫn kiên quyết duy trì đường lối đó.
Đầu năm 1970, ông ra Bắc để vận động lần nữa cho các cuộc "tấn công và nổi dậy vùng đô thị miền Nam" (urban offensives).
Tuy nhiên, theo CIA, có vẻ như bản thân Bí thư thứ nhất Lê Duẩn và ban lãnh đạo Hà Nội không nghe theo lời ông Trần Bạch Đằng.
Nhân vật của miền Nam sau khi trở về đã tự ý phát tán băng ghi âm của chính ông nêu luận điểm rằng hai mũi tiến công, đô thị và nông thôn phải có sức nặng ngang nhau.
Cách nhìn này không được phe quân đội cộng sản ủng hộ.
Theo CIA, vào tháng 10/1970, tướng cộng sản Lê Trung Tín thuộc quân khu Trị -Thiên-Huế nói rằng "việc tập trung vào chiếm lĩnh khu vực đô thị là một sai lầm và chỉ khiến cuộc chiến kéo dài".
Phía Hoa Kỳ cũng ghi nhận rằng cùng với hòa đàm Paris và việc Trung Quốc bắt đầu gần lại với Mỹ, thái độ của các nhân vật trong Trung ương Cục miền Nam có chuyển biến.
Cách đánh giá về khả năng chính phủ liên hiệp với phe không cộng sản ở miền Nam, cuộc ngưng bắn...đều được họ bàn bạc.
Với bên ngoài, người ta chỉ biết các bài báo chính thức trên tờ Giải Phóng, ký tên Trần Nam Trung và Cửu Long.
Theo CIA, Trần Nam Trung là tên ký chung của các ông Hoàng Văn Thái, Trần Văn Trà và Trần Lương, phụ trách mảng quân sự.
Còn Cửu Long là bút danh của một hoặc một vài người, chủ yếu để phản ánh quan điểm của Hà Nội cho chiến trường miền Nam.
CIA tin rằng việc Hoa Kỳ, Liên Xô và Trung Quốc sáp lại gần nhau khiến lộ ra quan điểm chống Trung Quốc của một số tướng lĩnh như Trần Lương và Nguyễn Hữu Tâm Xuyến trong lực lượng cộng sản.
Tuy nhiên, không hề có một nhóm nào trong COSVN đứng ra phê phán Trung Quốc hay Liên Xô.
CIA cho rằng có khác biệt quan điểm và cả va chạm nhân sự, chủ yếu theo tuyến định kiến vùng miền Nam - Bắc trong Trung ương Cục miền Nam, nhất là sau khi thiếu tướng Trần Độ từ Bắc vào đã thay một loạt cán bộ quân sự người Nam bằng người Bắc, gây ra phản ứng mạnh.
Vẫn đánh giá của CIA cho rằng tướng Trần Văn Trà đã có lúc bất đồng với ông Lê Duẩn, nhưng là vào giai đoạn trước khi phúc trình này được chuẩn bị (cuối 1971).
Và CIA tin rằng dù trong các tướng tá của COSVN có khác biệt cách nhìn chiến thuật, đã không có "cạnh tranh" rõ rệt ở cấp hàng đầu của COSVN là Phạm Hùng, Nguyễn Văn Linh và Phan Văn Đáng (Hai Văn).
Các khác biệt đến từ cách nhìn thực tiễn của chiến trường miền Trung, Nam Bộ và khu vực Sài Gòn tuy thế, có thể gây ra khó khăn ít nhiều cho việc Hà Nội áp đặt một chính sách thông suốt với cuộc chiến.
Trong bối cảnh đó, cách vận động của ông Trần Bạch Đằng, nhân vật đứng chót (thứ 11) trong danh sách ban lãnh đạo COSVN, không thay đổi được được gì trong chính sách chung của Hà Nội với miền Nam những năm sau đó.

Vai trò ông Trần Bạch Đằng

Theo tài liệu chính thức của Việt Nam, trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân, ông Nguyễn Văn Linh làm Bí thư Đảng ủy khu Trung tâm.
Bên dưới là hai Bộ Chỉ huy Tiền phương. Tiền phương Bắc do ông Trần Văn Trà và Mai Chí Thọ phụ trách. Tiền phương Nam do ông Võ Văn Kiệt và Trần Bạch Đằng phụ trách (Tây Nam và nội thành).
Thời điểm này, ông Trần Bạch Đằng đang là Thường vụ Khu ủy Sài Gòn - Gia Định, và được giao nhiệm vụ soạn thảo kế hoạch hoạt động nội thành.
Trong hồi ký của mình, ông Trần Bạch Đằng nói: "Không có Mậu Thân thì ý chí xâm lược của Mỹ không bị nhụt, thì không có việc Mỹ ngồi vào bàn Hội nghị Paris, rồi cuốn cờ rút quân…"
Vào tháng 7/1969, Trung ương Cục miền Nam mở hội nghị, tổ chức lại địa bàn các chiến trường.
Ông Võ Văn Kiệt được điều động làm Bí thư Khu ủy khu Tây Nam Bộ, kiêm Bí thư Thành ủy Sài Gòn - Gia Định. Ông Trần Bạch Đằng và Mai Chí Thọ làm Phó Bí thư.
Năm 1971, sau khi ông Kiệt về Khu IX làm Bí thư, ông Trần Bạch Đằng trở thành Bí thư Thành ủy cho tới ngày Sài Gòn sụp đổ năm 1975. Đây được gọi là trọng trách lớn nhất trong sự nghiệp chính trị của ông.
Sau khi chiến tranh kết thúc, năm 1978, ông Trần Bạch Đằng giữ chức Phó ban Dân vận trung ương. Từ 1981 tới 1985, ông được điều sang làm việc ở Ban Tuyên huấn Trung ương.
Ông qua đời ngày 29/4/2007 ở tuổi 81.

CIA và Mậu Thân 1968

Vai trò thu thập thông tin của CIA trước và sau trận Mậu Thân 1968 là một trong những tranh luận trong Cuộc chiến Việt Nam.
Đa số sử gia cho rằng các báo cáo của CIA tỏ ra chính xác hơn đánh giá của Bộ chỉ huy Viện trợ Quân sự Mỹ tại Việt Nam (MACV) trong biến cố Mậu Thân.
Đến cuối năm 1966, Sam Adams, một nhà phân tích của CIA, bắt đầu báo động rằng ước đoán của MACV về số lượng quân Việt Cộng là quá thấp.
Adams cho rằng quân đối phương khi đó tại miền Nam là 600.000 người, gấp đôi tính toán của MACV.
Giám đốc CIA Richard Helms cử George Carver, người phụ trách tình báo về Việt Nam, cùng Sam Adams tới Sài Gòn mùa thu 1967.
Trước sức ép của MACV với người đứng đầu là Tướng William Westmoreland, Carver, vốn ủng hộ Adams, xoay sang nói thông tin của MACV mới đúng.
Kết quả là Mỹ ra đánh giá quân đối phương ở miền Nam ở khoảng 249.000, và sau đó nói công khai là 208.000.
Các nhân viên CIA ở Việt Nam không chấp nhận tính toán này.
Biến cố Mậu Thân tháng Giêng 1968 chứng tỏ sự nghi ngờ của các nhân viên CIA đã đúng.
CIA cũng gửi các báo cáo vào tháng 11 và 12 năm 1967 cảnh báo đối phương có thể sắp tấn công.
Nhưng các báo cáo này không gây ấn tượng gì cho chính quyền Johnson và MACV.


Cựu Tổng Trưởng Phạm Kim Ngọc



Người lãnh đạo nền kinh tế của Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) với nhiều thành tựu quan trọng, ông Phạm Kim Ngọc, vừa qua đời ở tuổi 92 tại Sài Gòn.

Với vai trò là Tổng trưởng Kinh tế VNCH, ông Phạm Kim Ngọc được xem là một trong những người tiên phong, mở đường cho các chương trình thăm dò khai thác dầu khí ở Biển Đông, trong đó có mỏ Bạch Hổ.

Từ mỏ dầu Bạch Hổ...

Năm 1970, Đạo luật Dầu mỏ được Tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu ban hành.
Ngay sau đó một năm, 1971, Tổng trưởng kinh tế Phạm Kim Ngọc công bố sẽ cấp quyền đặc nhượng tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu mỏ tại thềm lục địa với thể thức đấu thầu.
Cũng trong năm 1971, ông Kim Ngọc trở thành Chủ tịch Ủy ban Dầu hỏa mới được chính phủ VNCH thành lập.
Ủy ban Quốc gia dầu hỏa đã đề nghị chính phủ VNCH cho phân lô thềm lục địa theo nguyên tắc từng ô vuông do việc này là cần thiết để gọi thầu quốc tế, theo báo Tuổi Trẻ.
Theo đó, đã có 40 lô được phân định trên thềm lục địa Việt Nam chỉ trong đợt một, trải dài từ Phan Thiết, Cà Mau tới vịnh Thái Lan.
Trong đợt gọi thầu đầu tiên năm 1971, đã có 18 công ty dầu hỏa nộp đơn, trong đó có 15 công ty quốc tế.
Đến tháng 8/1973, ông Phạm Kim Ngọc thay mặt chính phủ VNCH đã ký kết hợp đồng đầu tiên với "trùm" dầu hỏa quốc tế Esso, Mobil Oil, Sunningdale và Shell.
Năm 1974, chính phủ VNCH mở đợt gọi thầu lần hai trên thềm lục địa, lần này với 33 lô, thu hút hàng chục công ty của Mỹ và Canada tham gia nộp hồ sơ.
Tổng cộng trong hai lần mời thầu, chính phủ Việt Nam đã thu về khoảng 80 triệu đô la.
Trong sáu mũi khoan đầu tiên của các "trùm" dầu mỏ, mũi khoan của Mobil vào năm 1975 đã tìm ra mỏ dầu Bạch Hổ có khả năng thương mại cao với trữ lượng dồi dào.
Ông Phạm Kim Ngọc nhìn nhận là có vai trò lớn trong việc cùng chính phủ VNCH mở đường cho ngành dầu mỏ Sài Gòn dù chỉ trong một khoảng thời gian ngắn ngủi từ 1971-1975.

... tới chính sách Việt Nam hóa bị chỉ trích

Năm 2016, trong một hội thảo mang tên Kiến quốc thời Việt Nam Cộng hòa 1955-1975 tổ chức tại Đại học Berkeley, Hoa Kỳ, ông Kim Ngọc, trong bài phát biểu của mình, cho hay chính sách Việt Nam hóa khắc khổ của Tổng thống Thiệu đã không thành công.
Ông Kim Ngọc cho hay về những khó khăn về cải cách kinh tế giai đoạn 1969-1973 với chính sách thắt lưng buộc bụng do Tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu yêu cầu, với mục đích chuyển hướng nền kinh tế Việt Nam Cộng Hòa từ tình trạng phụ thuộc vào viện trợ Mỹ qua một nền kinh tế tự lập.
Ông Kim Ngọc cùng các cộng sự đã phải soạn thảo các chính sách thuế với hơn 200 loại thuế áp lên nhiều mặt hàng nhập khẩu quan trọng nhằm tăng thu cho chính phủ.
Ông cho hay những đề xuất cải cách của ông thời kỳ này đã vấp phải phản đối từ giới đối lập trong Quốc hội và từ báo chí.
Kết quả cải cách là chính phủ bị thâm hụt ngân sách 51 tỷ đồng, ông Kim Ngọc mô tả đó là cơn "ác mộng".
Ông Kim Ngọc đã bất đắc dĩ trở thành người đứng ra hứng chịu búa rìu dư luận.
Mới đây, Nhà xuất bản Đại học Cornel, Hoa Kỳ cho xuất bản cuốn sách có tên "Việt Nam Cộng hòa, 1955 - 1975: Quan điểm của Việt Nam về xây dựng quốc gia" (The Republic of Vietnam, 1955-1975: Vietnamese Perspectives on Nation Building), tổng hợp các bài tham luận của nhiều tác giả, trong đó ông Phạm Kim Ngọc đóng góp một chương về nội dung nói trên.

Cuộc đời ông Phạm Kim Ngọc

1928: Ông Phạm Kim Ngọc sinh ra tại Hà Nội
1949: Ông Phạm Kim Ngọc sang Hong Kong, rồi sang Anh du học
1952: Tốt nghiệp ĐH Southampton, sau đó thực tập tại Ngân hàng Standard Chartered
1955: Về làm việc tại Ngân hàng Việt Nam Thương tín
1969: Trở thành Tổng trưởng Kinh tế VNCH
1973: Rời chính phủ VNCH và thành lập Ngân Hàng Nông doanh
Từ 1975: Sống ở tiểu bang Virginia, Hoa Kỳ.
14/12/2019: Qua đời tại Sài Gòn