MOHAMED: MỘT TRONG CÁC ĐỈNH CAO TRÍ TUỆ CŨA LOÀI NGƯỜI |
khktmd 2015
Thứ Bảy, 17 tháng 1, 2015
Nhân viên Amazon làm việc ra sao trong kho hàng khổng lồ?
Amazon có hơn 90 trung tâm phân loại và hoàn thiện đơn hàng khổng lồ đặt trên khắp thế giới. Riêng tại Mỹ, hãng này có 50 cơ sở và 15 trung tâm mới sẽ hoàn thành cuối năm 2014.
Theo Business Insider, Amazon gọi các kho hàng của mình là "Trung tâm hoàn thiện đơn hàng" (viết tắt là FC). Hãng cũng có các trung tâm phân loại, nơi hàng hóa đã đóng gói được phân loại trước khi gửi tới bưu điện.
|
Dịp cao điểm của Amazon là các kỳ nghỉ lễ.
|
Trong dịp cao điểm (tháng 11-12), nhân viên Amazon thỉnh thoảng phải làm việc 12 giờ một ngày.
|
Đa số nhân viên được tuyển dụng qua một đơn vị thầu chứ không phải Amazon. Năm nay, hãng bán lẻ khổng lồ tuyển thêm 80.000 nhân viên thời vụ cho các trung tâm phân loại và hoàn thiện đơn hàng của mình.
|
Nhân viên tại kho hàng thường được trả 11-14 USD mỗi giờ làm việc.
|
Kho hàng lớn nhất của Amazon được đặt tại Phoenix, bang Arizona với diện tích khoảng 111.500 m2, đủ để chứa 28 sân bóng đá.
|
Công việc tại kho hàng của Amazon đa số là chân tay. Nhân viên làm việc tại đây phải nâng được tới 22 kg và đứng hoặc đi lại 10-12 giờ mỗi ngày.
|
Họ có thể phải di chuyển khoảng 11-24 km bên trong kho hàng mỗi ngày.
|
Hàng hóa tại các kho của Amazon không được phân theo chủng loại. Thay vào đó, những sản phẩm giống nhau được xếp khắp nơi trong kho, giúp nhân viên không phải di chuyển quá nhiều để lấy được thứ mình cần.
|
Mỗi khi khách đặt mua hàng trên Amazon, đơn hàng sẽ được chuyển tới máy quét cầm tay của một nhân viên. Máy này sẽ chỉ cho họ tới khu vực có món hàng đó. Nhân viên sẽ quét món hàng, đặt lên xe đẩy, quét mã, rồi sau đó chuyển lên băng chuyền chuẩn bị giao hàng.
|
Băng chuyền của kho hàng chạy rất nhanh. Tại kho của Amazon ở Campbellsive, Kentucky, băng chuyền có thể chuyển 426 đơn hàng trong một giây.
|
Nhân viên lấy hàng từ kho sau khi nhận được đơn hàng gọi là "người lấy hàng", còn "người gói hàng" sẽ phụ trách đóng gói sản phẩm vào hộp của Amazon.
|
Nhân viên gói hàng được yêu cầu phải xử lý mọi món hàng như thể đó là quà giáng sinh.
|
Các thuật toán được sử dụng để xác định loại hộp nào phù hợp với từng đơn hàng.
|
Phần mềm vi tính đóng vai trò lớn trong hoạt động của các kho hàng. Amazon tối ưu hóa hoặc tự động hóa bằng thuật toán đối với mọi công đoạn có thể. Theo Wired, "Kho hàng của Amazon giống như một robot khổng lồ".
|
Nhân viên kho của Amazon phải làm việc vô cùng hiệu quả. Thiết bị cầm tay của mỗi người sẽ cho biết họ nên lấy mỗi sản phẩm trong thời gian bao lâu.
|
Một số nhân viên cho biết, Amazon theo sát mỗi bước chân của họ trong kho hàng, và sẽ cảnh báo nếu họ không làm việc năng suất bằng đồng nghiệp.
|
Một số khác phàn nàn rằng, kho hàng của Amazon quá rộng và họ bị mất bớt thời gian nghỉ ngơi để di chuyển từ nơi làm việc tới khu vực nghỉ.
|
Mỗi ngày, trước khi ra và vào kho hàng, nhân viên phải đi qua máy dò kim loại. Trong một vụ kiện gần đây, nhân viên Amazon cho biết, công đoạn kiểm tra an ninh cuối ngày có thể kéo dài tới 25 phút.
|
Vài năm trước đây, một nguồn tin cho biết, Amazon có những quy định rất nghặt nghèo đối với nhân viên làm việc tại kho hàng. Ví dụ như nhân viên không được tô son, và chỉ được uống nước từ chai trong suốt để người giám sát nhìn thấy chất lỏng họ uống là gì
|
Mustang hay còn gọi là vương quốc Lo xưa cũ, nằm khuất xa trên dãy Himalaya, bao quanh là những ngọn núi cao trên 8.000 Annapurna và Dhaulagiri.
Mustang thuộc Nepal giáp cao nguyên Tây Tạng, Trung Quốc. Trong một khoảng thời gian dài “Vương quốc bị lãng quên” Mustang bị nhầm lẫn với thung lũng huyền thoại Shangri-La được miêu tả trong các tiểu thuyết.
Quanh cảnh Manthang thủ đô "vương quốc lãng quên" Mustang
Do tọa lạc ở vị trí địa lý tương đối hiểm trở, vương quốc Mustang đã thực sự bị quên lãng cho tới khi được các nhà thám hiểm tái phát hiện vào năm 1981.
Biện pháp cô lập từ xa xưa, cấm người nước ngoài vào lãnh thổ đất nước, Mustang vẫn giữ được nền văn hóa cổ xưa của nó gần như còn nguyên vẹn. Mustang là nơi cuối cùng trên thế giới vẫn còn giữ được vẹn nguyên những nét văn hóa truyền thống của Tây Tạng.
Mãi đến 1992, chính phủ Nepal mới cho phép có giới hạn một số nhóm người nước ngoài du lịch tới thăm vùng đất này. Chính phủ yêu cầu phải có giấy phép đặc biệt và trả lệ phí cho chuyến khám phá vương quốc Mustang cổ xưa.
Thủ đô Manthang của vương quốc Lo cổ xưa là quê hương của người Loba, những cư dân đầu tiên của Mustang. Một số học giả các nước cho rằng đây là pháo đài thời trung cổ được bảo tồn tốt nhất thế giới. Xứng đáng là ứng cử viên trở thành di sản thế giới.
Một giáo sĩ đạo Hindu đứng bên sông Kali Gandaki trước khi tiến vào vùng đất Mustang
Bức tranh Tantric về sư Liên hoa sinh
Một "Amchi' Tây Tạng đang kiểm tra thuốc
Theo truyền thống ở Tây Tạng , các thầy thuốc chính thức được gọi là “Amchi”. Họ thường là con cái của bác sĩ trong gia đình hoàng tộc, phẩm chất tốt, thông minh, sáng dạ và được đào tạo bài bản từ khi còn nhỏ. Amchi chữa bệnh bằng những phương thuốc bí truyền từ những cây cỏ thiên nhiên. Trong xã hội, Amchi rất được tôn trọng, không chỉ là bác sĩ mà họ còn được coi là những nhà hóa học, thực vật học, nhà giả kim thuật và pháp sư.
Tuyến đường ở Mustang đang được xây dựng nối liền Trung Quốc với Nepal
Trong nhiều thế kỷ, thung lũng sông Kali Gandaki là con đường duy nhất để ra vào Mustang, nó đã từng là tuyến đường quan trọng trong việc buôn bán muối, ngũ cốc, các loại gia vị thịt khô và hàng hóa khác giữa Tây Tạng, Trung Quốc và Ấn Độ.
Một giáo sĩ đạo Hindu đang ngồi thiền trong hang Ranbyung, trong một ngọn núi ở dãy Himalya
Ranbyung là một trong những hang động lâu đời nhất và thiêng liêng nhất trong dãy Himalaya. Tương truyền, trong thế kỷ thứ tám, Liên hoa sinh (Padmasambhava), còn gọi là Guru Rinponche theo phương Tây, đã từng thiền định trong hang này.
Sinh ra ở Ấn Độ trong một gia đình Bà la môn, Liên hoa sinh theo Phật giáo. Sư đi qua Mustang trước khi đi đến Tây Tạng để giảng giải về Phật pháp. Cư dân Mustang của rất tự hào về thực tế này và họ coi sư Liên hoa sinh chính là Đức Phật thứ hai.
Vào thế kỷ thứ tám, các nhà sư ở tu viện Samye đã sử dụng mặt nạ này trong một điệu nhảy do sư Liên hoa sinh sáng tạo nên
Những người phụ nữ ở Mustang đeo gùi chứa đầy cỏ làm thức ăn cho gia súc
Người phụ nữ đang nướng ngũ cốc làm thức ăn cho gia đình. Ở đây, gỗ rất hiếm, người dân phải sử
dụng khô của gia súc làm nhiên lieu
dụng khô của gia súc làm nhiên lieu
Tháp Chortens còn sót lại ở thung lũng
Cha và con đang đập lúa bằng công cụ thô sơ
CHÁU và BÀ CỐ
- Giá mình có thể nhỏ lại như thằng cháu mình để lớn lên lại làm queen tiếp!
- Bà cố ơi! cháu muốn lên ngôi!
- Take easy cháu ngoan! Ông nội cháu còn chưa có cơ hội nữa huống gì là cháu!
- Nhưng mà cháu muốn! Bà về hưu đi cho chúng cháu cơ hội
- Cháu nói vậy mà nghe được sao?
- Sao lại không? Cháu nói sự thật mà. Bà đã lớn tuổi quá rồi, tuổi này bà phải được nghỉ ngơi, ngồi không hưởng phước.
- Con muốn làm vua!
- Ghê chưa! Mới nứt mắt ra mà đã muốn tạo phản rồi!
- Thôi cháu ngủ một chút nha. Làm vua như bà coi bộ không sung sướng gì!
- Thật ra bà cũng mệt mõi lắm rồi. Ngày nào cũng phải hóa trang, mang bộ mặt giả tạo. Ngày nào cũng họp cũng hành, cũng lễ nghi phiền phức! Bà chưa hề biết được cái thú vui đi shop mua đồ sale, ăn quà vặt ngoài đường như hàng dân dã hoặc nếu mệt quá thì ngả lưng đâu đó ngủ liền như cháu vậy. Ôi! khổ thân bà hòang!
- Vậy thì bà retire đi!
- Ừ, chắc là phải vậy, để bà nghĩ lại coi nhen!.
Rất đáng tri ân, rất đáng hãnh diện - Tác giả Ngô Nhân Dụng
Chúng ta đã được thấy nhiều lần những dòng chữ này: “Cảm Ơn Anh, Người Thương Binh Việt Nam Cộng Hòa.” Nhưng lần đầu tiên thấy những hàng chữ đó trong một hội trường ở ngay trong thành phố Sài Gòn, ta phải rưng rưng cảm động. Lần đầu tiên, sau 40 năm!
Tu viện Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn đã thực hiện được một việc chưa người nào làm được, dù ai cũng muốn làm: Bày tỏ lòng “Tri Ân” các thương binh Việt Nam Cộng Hòa. Có cả quý vị đại diện của Giáo Hội Phật Giáo Thống Nhất, Giáo Hội Cao Ðài, họ thay mặt tất cả những người đã sống ở miền Nam trước năm 1975. Thay mặt cho cả những người dân miền Nam đang sống ở nước ngoài. Có thể thấy như một cuộc họp mặt gia đình. Gia đình nào ở miền Nam hầu như cũng đóng góp ít nhất một người trong danh sách những chiến sĩ đáng được tri ân, người còn sống cũng như đã qua đời. Ðại gia đình dân miền Nam đã cùng trải qua một hoạn nạn, hoạn nạn chung của đất nước, đã cùng chịu đựng một cuộc sống đau khổ, nhưng giờ đây cũng đang chia sẻ với nhau cùng một nỗi vui mừng và hy vọng.
Linh Mục Phạm Trung Thành đã nói giúp chúng ta: “...những lời tri ân gửi đến các anh, những người đã hy sinh vì tự do, hòa bình, cho người dân miền Nam.” Những lời đó, suốt 40 năm qua, chúng ta đã nói thầm, cho một mình nghe. Một ngàn anh chị em thương binh, từ Phú Yên, Khánh Hòa, Dak Lak cho tới Bình Dương, Sóc Trăng họp mặt tại Dòng Chúa Cứu Thế. Linh mục giám tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế chuyển tới anh em “sứ điệp yêu thương, hòa bình và bác ái.” Ý nghĩa rõ ràng: Tri ân các thương binh miền Nam vì yêu thương, vì hòa bình, không phải để nuôi hờn oán, gây thù hận với anh em bộ đội miền Bắc. Nhưng đằng sau những nét mặt, nụ cười của các thương binh, chúng ta thấy hình ảnh của cả triệu người đã mang sắc phục quân đội, nghĩa quân, cảnh sát Việt Nam Cộng Hòa. Nhìn những khuôn mặt tươi cười rạng rỡ của anh chị em thương binh và nghe những lời tri ân trong hai buổi họp mặt, chúng ta có thể chia sẻ niềm vui và hãnh diện của họ. Họ đều xứng đáng được tri ân. Họ đều đáng được hãnh diện. Gia đình, con cháu họ đều xứng đáng được tri ân và hãnh diện.
Ðiều đáng hãnh diện thứ nhất, là cuộc chiến đấu mà họ theo đuổi, cuộc chiến đấu khiến nhiều người phải hy sinh mạng sống, cuối cùng đã được lịch sử chứng minh là chính đáng. Vì vậy cho nên người dân bình thường muốn bày tỏ lòng biết ơn, dù phải đợi 40 năm. Trong đó có cả các người dân miền Nam chưa đầy 40 tuổi. Khi Linh Mục Phạm Trung Thành thay mặt chúng ta ca ngợi các chiến sĩ đã “hy sinh vì tự do,” những từ ngữ trừu tượng như “tự do,” “hy sinh” đều hiện lên thành sự thật, cụ thể, đã được chiêm nghiệm. Chỉ khi không còn được tự do, người dân miền Nam mới thấy mình đã mất quá nhiều thứ đáng quý.
Thí dụ khi bị đuổi khỏi ngôi nhà mình ở, đồ đạc trong nhà bị chiếm đoạt, phải kéo nhau đi “kinh tế mới” rồi về sống dưới gầm cầu, trên lề đường, trong xó chợ, người dân miền Nam mới hiểu rằng trước đây mình được sống yên ổn chính vì nhờ những người lính đã hy sinh để cho mình được sống. Cũng như khi phải hồi hộp lo lắng suốt 24 giờ không biết lúc nào công an sẽ đột nhập nhà mình lục soát từ trên xuống dưới. Như khi phải nộp tiền thì con cái mới được vào trường công lập, từ bậc tiểu học. Khi vào bệnh viện công gọi là “nhà thương thí” vẫn phải đút lót mới được dùng bông, dùng kim chích. Hay khi nhìn đám thiếu nữ cùng tuổi con gái mình phải bày hàng trong khách sạn cho đàn ông Ðài Loan, Trung Quốc, Hàn Quốc ngắm nghía, cò kè bớt một thêm hai. Hay khi ruộng đất của mình bị chiếm đoạt để sang tay cho bọn tư bản đỏ, phải tự đốt mình, hoặc tự cởi truồng ra phản kháng. Vân vân. Những lúc đó, người dân miền Nam mới nhớ tiếc những ngày xa xưa cuộc sống của mình còn được những người lính Cộng Hòa bảo vệ. Những thứ nhỏ hay lớn, mà người dân miền Nam được hưởng trước năm 1975, khi mất đi đều thấy là đáng quý. Vì tất cả đều được hưởng như những quyền sống tự nhiên. Ðó là quyền sống có phẩm giá. Những thứ kể trên cộng lại chính là phẩm giá con người, trước năm 1975 phẩm giá của mình được kính trọng nhờ những người lính Cộng Hòa bảo vệ. Trước năm 1975, đồng bào chúng ta ở miền Bắc không biết những thứ người miền Nam được hưởng. Họ không được tự do thông tin, họ bị bưng bít. Họ bị lừa gạt. Nhưng sau 1975, ai có dịp so sánh cũng nhận ra sự thật, từ Dương Thu Hương tới Tô Hải, Trần Ðĩnh. Cho nên, bây giờ nhớ lại, người dân miền Nam muốn đứng ra làm nhân chứng, muốn nói dõng dạc, rằng những người Lính Cộng Hòa rất đáng được tri ân. Họ rất đáng hãnh diện.
Niềm hãnh diện còn lớn lao hơn nữa vì được lịch sử cả loài người làm chứng, từ năm 1989. Bức tường Berlin sụp đổ khiến bộ mặt thật của chế độ Cộng Sản trên toàn thế giới bị lộ ra. Ðó là một chế độ thất bại hoàn toàn về kinh tế, một chế độ chính trị độc tài man rợ, chỉ đứng vững được vì bắt dân sống trong tối tăm, dốt nát, và ngày đêm bị công an đe dọa. Chính người dân sống trong các nước Cộng Sản, cả hàng ngũ lãnh đạo tại các nước đó, đã đứng lên xóa bỏ chế độ vừa bất nhân vừa bất lực này. Các cuộc cách mạng nhung đó chứng tỏ công chiến đấu, hy sinh của những người Lính Cộng Hòa thực là chính đáng. Những ai đã đổ máu để ngăn cản không cho chế độ cộng sản bành trướng đều đáng được vinh danh. Tất cả các chiến sĩ Cộng Hòa, những người còn sống, người bị thương, và những người đã chết, đã giúp người dân miền Nam được ít nhất 20 năm không phải sống dưới ách độc tài Cộng Sản. Nhờ thế, sau năm 1975, đồng bào ngoài Bắc mới có dịp nhìn và so sánh. Và nếp sống thuần hậu được giữ gìn tại miền Nam mới còn để lan tràn, đến khi đồng bào miền Bắc cũng biết nói “xin lỗi,” nói “cảm ơn,” nói “dễ thương.”
Nhưng bây giờ không phải là lúc nhìn lại quá khứ để than tiếc dân tộc mình không may mắn như dân Ðông Ðức, dân Nam Hàn. Bốn mươi năm đủ dài để chúng ta có thể quên quá khứ, xóa bỏ những tình cảm mị hoặc chia rẽ lòng người. Như anh Hoàng Văn Ðiểm, cựu thiếu úy Thủy Quân Lục Chiến nói trong buổi lễ Tri Ân tại Dòng Chúa Cứu Thế vừa qua: “Sau 40 năm tôi ước ao nhà nước đừng chia rẽ lính Việt Nam Cộng Hòa và lính Cộng Sản; vì chúng ta đều là dân Việt Nam.”
Thực ra, cái gì đã chia rẽ dân Việt Nam? Ðó là một chủ nghĩa mà năm 1989 đã bị loài người vạch mặt giả trá. Ðảng Cộng Sản Việt Nam đã “học tập” Stalin, Mao Trạch Ðông, gieo rắc hận thù, chia rẽ dân Việt hơn 80 năm qua. Bây giờ mọi người Việt Nam có thể cùng ngẩng đầu lên, nhìn rõ mặt nhau, hướng về tương lai, nhận rõ đâu là kẻ thù nguy hiểm nhất cho dân tộc. Ðó là đế quốc Trung Hoa đỏ, đeo cái mặt nạ chủ nghĩa Cộng Sản. Chúng ta phải đoàn kết chống lại kẻ thù chung đó.
Những thương binh Việt Nam Cộng Hòa đáng được tri ân. Nhưng điều quan trọng hơn là chúng ta phải tiếp tục công việc mà họ đã phải bỏ nửa chừng, từ năm 1975. Phải thực hiện mục tiêu mà họ đã theo đuổi; là xây dựng một nước Việt Nam tự do dân chủ. Cuộc chiến tranh đã khiến hai triệu người Việt chết, trong đó có những người lính miền Nam cũng như các bộ đội miền Bắc. Chúng ta, những người còn sống, ở miền Bắc cũng như miền Nam, đều mang nợ với các tử sĩ đó. Còn mang nợ hương linh các đồng bào đã chết vì bom đạn vô tình, hay khi vượt biển tìm tự do. Nói như Abraham Lincoln, tại nghĩa trang Gettysburg ngày 19 tháng 11 năm 1863: Chúng ta phải quyết tâm làm sao cho những người đã chết không phải ngậm ngùi thấy mình chết vô ích” (That these dead shall not have died in vain).
Bốn mươi năm sau khi chiến tranh chấm dứt, nếu dân tộc Việt Nam vẫn chưa được sống tự do dân chủ, chúng ta vẫn còn mang mối nợ lớn với những người đã chết. Nếu nước Việt Nam vẫn còn nghèo nàn, lạc hậu, thua kém cả Miến Ðiện tới Campuchia, chúng ta vẫn chưa làm tròn nhiệm vụ của mình. Nếu quân Cộng Sản Trung Hoa còn tung hoành từ Vịnh Bắc Việt tới đáy Biển Ðông, coi tổ tiên dân Việt không có chút chủ quyền nào, thì những chiến sĩ đã chết suốt 15 năm chiến tranh, đã chết trong trận Hoàng Sa năm 1974, trận Gạc Ma năm 1988, họ vẫn còn ôm “mối hận ngàn thu.”
Sau buổi lễ tri ân ở Dòng Chúa Cứu Thế tuần qua, cuối tuần này chúng ta phải làm lễ tưởng niệm các chiến sĩ Việt Nam đã hy sinh bảo vệ Hoàng Sa ngày 19 tháng 1 năm 1974. Ðồng thời, phải truy điệu các chiến sĩ Việt Nam đã hy sinh khi quân Trung Cộng cướp Trường Sa năm 1988. Tất cả những người khi chết còn nghĩ mình đang chiến đấu cho dân tộc Việt Nam, được đều đáng được tri ân. Những người đã chết sẽ giúp người còn sống tìm đến nhau, thương yêu, đoàn kết với nhau. Một giọt máu đào hơn ao nước lã, kể cả thứ nước lã “16 chữ vàng.”
Có thể nhắc lại tiếp những lời Abraham Lincoln. Sau khi nguyện “Không để một ai chết uổng,” ông nói tiếp: Chúng ta phải quyết tâm sao cho đất nước này... được phục sinh trong tự do - và cho chính quyền của dân, do dân, vì dân, không tiêu tan trên trái đất. (That this nation, under God, shall have a new birth of freedom - and that government of the people, by the people, for the people, shall not perish from the earth.) Với lời nguyện này, chúng ta tỏ lòng tri ân những chiến sĩ đã hy sinh. Sẽ đến ngày nước Việt Nam được phục sinh trong tự do. Theo gương Nguyễn Trãi, lúc đó chúng ta có thể lại công bố: Hận ngàn thu rửa sạch làu làu!
Cám Ơn Anh
Nhạc Sĩ Trầm Tử Thiêng
Cám ơn nôi và tiếng hát đầu đời
Cám ơn mưa và nắng gió quê tôi
Cám ơn cha đã cho con hạt bụi,
vo tròn trong bụng mẹ cút côi
Cám ơn anh kịp lớn giữa thù hằn
Thắp đôi vai gồng gánh nỗi điêu linh
Bóng vinh quang lắp sâu trong huyệt lạnh
Hay ngồi đau thầm lặng giữa thanh bình
Một đời cha hy sinh đem rủa xương máu nhà bình
Một đời anh nghe chưa an thân đói nhục vinh
Chờ cuộc sống bao dung, chờ hoan ca, chờ ngày mai
Để ngày thương đau chưa nghe ai nhắc đến tên
Nghìn lời hát vang vang
Nghìn lời trong tôi
Cám ơn anh! Cám ơn anh! người chiến sĩ vô danh
Cám ơn mưa và nắng gió quê tôi
Cám ơn cha đã cho con hạt bụi,
vo tròn trong bụng mẹ cút côi
Cám ơn anh kịp lớn giữa thù hằn
Thắp đôi vai gồng gánh nỗi điêu linh
Bóng vinh quang lắp sâu trong huyệt lạnh
Hay ngồi đau thầm lặng giữa thanh bình
Một đời cha hy sinh đem rủa xương máu nhà bình
Một đời anh nghe chưa an thân đói nhục vinh
Chờ cuộc sống bao dung, chờ hoan ca, chờ ngày mai
Để ngày thương đau chưa nghe ai nhắc đến tên
Nghìn lời hát vang vang
Nghìn lời trong tôi
Cám ơn anh! Cám ơn anh! người chiến sĩ vô danh
Mặt tiền tòa nhà Bưu Điện Saigon với số tuổi 130 năm bị sơn lại bằng lớp sơn màu vàng khè để thành Bưu Điện Thành Hồ. May mà không bị ủi sập! Đất còn cau mặt với tang thương !
Tòa nhà Bưu điện thành phố tọa lạc tại số 2 Công xã Paris (phường Bến Nghé, quận 1). Hiện, mặt tiền của tòa nhà đã được sơn xong với màu vàng chủ đạo. Đây cũng là màu gốc của tòa nhà và là màu của ngành bưu chính.
Phó giám đốc Bưu điện TP HCM Nguyễn Thu Vân cho biết, kể từ năm 1975 thì lần sơn, sửa này có quy mô nhất. Kinh phí thực hiện được Tổng công ty Bưu chính Việt Nam chi trả. Ngoài sơn phết lại, đơn vị này còn kết hợp sửa chữa một số hạng mục bị dột trên nóc..
Bức phù điêu ngay cổng chính sau khi được sơn mới. Bưu điện TP HCM yêu cầu đơn vị thi công giữ nguyên kiến trúc cũ của tòa nhà. Mọi chi tiết phù điêu, hoa văn không được tác động hay thay đổi.
Du khách nước ngoài tỏ ra thích thú với màu sắc mới của tòa kiến trúc cổ.
"Kiến trúc độc đáo hàng trăm năm này đẹp hơn khi được trùng tu. Cảm ơn các bạn vì vẫn giữ nguyên các hoa văn, kiến trúc xưa cổ kính quý báu", một người nước ngoài sống lâu năm ở Sài Gòn cho biết.
Đơn vị thi công chia ra làm từng khu vực nên tòa nhà vẫn mở cửa để làm việc và phục vụ nhu cầu tham quan của khách du lịch trong, ngoài nước bình thường.
Do tính chất quan trọng của tòa nhà, trước khi sơn, sửa, bưu điện TP đã lập ra hội đồng thẩm định để xem xét các khả năng để việc thi công không tác động đến giá trị công trình.
Trước khi thi công, bưu điện cho sơn một số chỗ để ngoài trời vài tháng để thử tác động của gió mưa. “Tòa nhà này rất quan trọng nên chúng tôi làm cẩn thận bởi đây là di sản của thành phố”, Phó giám đốc bưu điện cho biết.
Sau khi sơn phết bên ngoài, phía trong cũng được sơn mới. "Hơn 40 năm làm ở đây tôi thấy việc sơn sửa lại là cần thiết vì một số hạng mục đã bong tróc, màu sơn đã phai rồi", ông Dương Văn Ngộ, người viết thư thuê nổi tiếng ở Bưu điện TP nói.
Bưu điện TP HCM cho biết kinh phí để sửa hết vài tỷ đồng do tòa nhà có diện tích lớn và đơn vị thi công làm theo hình thức cuốn chiếu. Dự kiến đến Tết Nguyên đán việc sơn sửa sẽ hoàn thành.
Tòa nhà Bưu điện thành phố cùng với Nhà thờ Đức Bà, thương xá Tax... là biểu tượng của TP HCM và được người Pháp xây dựng năm 1886 làm nơi truyền điện tín, thư từ. Trải qua 130 năm, tòa nhà vẫn giữ nguyên chức năng. Bưu điện TP cũng là địa điểm thu hút hàng nghìn khách du lịch quốc tế mỗi ngày.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)