khktmd 2015






Đạo học làm việc lớn là ở chỗ làm rạng tỏ cái đức sáng của mình, thương yêu người dân, đạt tới chỗ chí thiện. Đại học chi đạo, tại Minh Minh Đức, tại Tân Dân, tại chỉ ư Chí Thiện. 大學之道,在明明德,在親民,在止於至善。












Thứ Bảy, 24 tháng 12, 2016

Star of the Nativity, Joseph Brodsky



In the cold season, in a locality accustomed to heat more than
to cold, to horizontality more than to a mountain,
a child was born in a cave in order to save the world;
it blew as only in deserts in winter it blows, athwart. 
 
To Him, all things seemed enormous: His mother's breast, the steam
out of the ox's nostrils, Caspar, Balthazar, Melchior-the team
of Magi, their presents heaped by the door, ajar.
He was but a dot, and a dot was the star. 
 
Keenly, without blinking, through pallid, stray
clouds, upon the child in the manger, from far away-
from the depth of the universe, from its opposite end-
the star was looking into the cave. And that was the Father's stare.
 
 

Buổi sáng, nghe một tiếng chào khẽ rơi giữa miền vô biên...




Nguyện cầu hương linh ông Bùi Bảo Trúc sớm an vui nơi cõi vĩnh hang.


Giáng Sinh, thơ Lê Nguyên Tịnh





Những trái lựu say trong nắng hạ
sân phơi lúa xoay vần cùng cánh gió
chiếc cối xay quay tít cùng những hạt lúa vàng
vũ điệu valse xanh của mùa gặt
con sông sau nhà nhảy lò cò
như bé gái vui chơi cùng bạn
bà lão cười móm mém cùng khuôn mặt thời gian
mỗi khi nó như một tên hề diễn trò trên sân khấu
không gian như một con chim khổng tước tung cánh
mặt trời như một trái dâu chín tươm mật
những con bò lim dim nhai lại
những giấc mộng của chúng trong chuồng
bên đụn rơm vàng đang lên men
 
tất cả vạn vật chuẩn bị giờ hạ sinh
vì sao phương Đông trên chiếc nôi của ánh sáng
vị sứ giả tin mừng của kỷ nguyên mới
 
 
 
 

Commuters contend with a smoggy journey in Shengfang, Hebei province, China









Mùa Vọng Giáng Sinh tại một giáo đường ở Saigon







Sức Mạnh Do Thái







Một số vấn đề về người Hoa ở Việt Nam - Tác giả Trần Quang Ninh




Lịch sử lục địa Đông Á không phải là lịch sử của chỉ riêng tộc người Hoa, người Hạ (sau hợp nhất thành tộc Hoa Hạ, từ thời nhà Hán được gọi là người Hán) mà là lịch sử của cả các tộc thuộc Bách Việt và các tộc người khác. Ngày nay ta nói đền nền văn minh Trung Hoa, nhưng có lẽ nên gọi đó là nền văn minh Đông Á. Đó không phải là nền văn minh của chỉ tộc người Hán mà còn là nền văn minh của các tộc người khác, đặc biệt là của các tộc thuộc Bách Việt.
 
Trước thời Tần Thủy Hoàng (259 TCN – 210 TCN), Trung Hoa chưa thể được xem là một quốc gia mà đó là một tập hợp bao gồm một số quốc gia ở lưu vực sông Hoàng Hà. Quá trình hình thành Trung Hoa là sự bành trướng ra xung quanh, thôn tính và sát nhập dần các nước. Trong lịch sử hàng ngàn năm, không phải lúc nào Trung Hoa cũng là một thực thể thống nhất và không phải luôn do tộc người Hán cai trị. Thuật ngữ “người Trung Hoa” không đồng nghĩa với thuật ngữ “người Hán”. “Trung Hoa” là danh từ chỉ một quốc gia, “người Trung Hoa” là để chỉ những người sinh sống trên lãnh thổ quốc gia này. Còn “Hán” là danh từ chỉ một tộc người.

Yong-Gang Yao và các đồng nghiệp cho rằng “The formation of the Han people was a process of continuous expansion by integration of numerous tribes or ethnic groups” - Sự hình thành người Hán là một tiến trình liên tục bành trướng bằng cách sát nhập nhiều bộ lạc và chủng tộc vào người Hán…” (Phylogeographic Differentiation of Mitochondrial DNA in Han Chinese - Am J Hum Genet. 2002 Mar;70(3):635-51. Epub 2002 Feb 8). Hiện nay, người Quảng Đông, Quảng Tây, Phúc Kiến,… là người Trung Hoa nhưng phần đông trong số họ không phải người Hán mà là những tộc người thuộc Bách Việt (Đông Việt, Mân Việt,…). Một bộ phận trong các tộc thuộc Bách Việt nay định cư trên lãnh thổ Trung Hoa tuy không bị Hán hóa hoàn toàn nhưng trở thành các dân tộc thiểu số.
Theo diễn tiến của lịch sử, lãnh thổ các nước không đồng nhất với lãnh thổ cư trú của các tộc người. Trong suốt tiến trình lịch sử đã ghi nhận việc xuất hiện hoặc diệt vong của nhiều nước, sự hợp nhất hoặc phân chia các nước, sự mở rộng hoặc thu hẹp lãnh thổ của các nước. Nhưng địa bàn cư trú của các tộc người không hoàn toàn thay đổi theo những điều này. Trong mỗi nước có sự đan xen, hòa trộn của các tộc người và văn hóa của họ. Ngay Trung Hoa cũng bao gồm sự hòa trộn tộc người Hán với các tộc thuộc Bách Việt và cả từ sự tràn vào để chinh phục Trung Nguyên của những tộc người Tây Tạng, Đột Quyết, Mông cổ, Mãn Châu,…
1. Người Việt
Vùng Lĩnh Nam (phía nam dãy Ngũ Lĩnh) thuộc lãnh thổ của các quốc gia của người Việt (Văn Lang, Âu Lạc, Nam Việt). Đến năm 111TCN, Hán Vũ Đế diệt Nam Việt, toàn bộ vùng này trong đó có Phúc Kiến, Quảng Đông, Quảng Tây, Bắc Việt Nam rơi vào tay nhà Hán. Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng (năm 40 – 43) diễn ra 150 năm sau đó trong khắp vùng Lĩnh Nam (chứ không phải chỉ vùng Bắc Việt Nam) nhằm khôi phục lãnh thổ cũ của người Việt.
Sự di dân xuống phía nam trong ngàn năm Bắc thuộc thực chất là từ một nước hoặc một địa phương nào đó nay thuộc Trung Hoa tới một địa phương nào đó nay thuộc Việt Nam. Mặc dù ở dưới ách đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc, nhưng do văn hóa của các tộc thuộc Bách Việt rất rực rỡ và giàu bản sắc cho nên ngược lại cũng diễn ra quá trình “Việt hóa” hay đồng hóa thành người Việt đối với những người di dân và hậu duệ của họ. Đến thời Tùy, Đường, văn hoá Bắc Việt Nam và toàn vùng Lĩnh Nam vẫn rất gần gũi với nhau và khác xa văn hoá của người Hán.
Trong sự hòa trộn về tộc người thì sự “thuần nhất” của người Việt không phải là “thuần nhất về tộc người” mà cao hơn thế là “thuần nhất về văn hóa” dù đương nhiên có ảnh hưởng qua lại với văn hóa của người Hán. Dựa trên sự thuần nhất về văn hóa, từ mấy ngàn năm nay đã hình thành một cộng đồng dân tộc thuần nhất là dân tộc Việt Nam. Chính sự thuần nhất về văn hóa là sức mạnh trường tồn của dân tộc này. Trong Bình Ngô Đại Cáo, Nguyễn Trãi viết:
Duy ngã Đại Việt chi quốc,
Thực vi văn hiến chi bang.
Sơn xuyên chi phong vực ký thù
Nam bắc chi phong tục diệc dị.

Nghĩa là:
Như nước Đại Việt ta từ trước
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu
Núi sông bờ cõi đã chia
Phong tục Bắc Nam cũng khác
Năm 938, Ngô Quyền đại phá quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng, tái lập quốc gia của người Việt nhưng lãnh thổ chỉ gồm Bắc Việt Nam và trên lãnh thổ này diễn ra sự “giải Hán hóa” trên nhiều lĩnh vực. Phần còn lại của Lĩnh Nam thuộc quyền kiểm soát của các triều đại Trung Hoa, tiếp nhận những cuộc di dân ồ ạt của người Hán và bị “Hán hoá” với tốc độ nhanh hơn và kéo dài cho đến nay.
Từ thời điểm này, tất cả cư dân trên lãnh thổ Bắc Việt bao gồm chủ thể là người Lạc Việt và các tộc khác thuộc Bách Việt với bộ phận người gốc Hán đã tự đồng hóa đều là thần dân của Đại Việt và đại đa số những người này đến nay được gọi là “người Kinh”. Ngay cả đối với những người lập nghiệp ở Việt Nam sau đó cũng vậy. Có thể điểm qua một số dòng họ:
- Ông tổ của họ Vũ làng Mộ Trạch (Hải Dương) là Vũ Hồn (804 - 853) vốn là người làng Mã Kỳ, huyện Long Khê, phủ Thường Châu, tỉnh Phúc Kiến. Ghi chép của họ Vũ làng Mộ Trạch viết “Họ Vũ ở làng Mộ Trạch huyện Đường An xứ Hải Dương, xưa tiên tổ Vũ Hồn là người bên Bắc Quốc, vào thời Đường Kính Tông (826-827) làm Thứ sử Giao Châu. Ông yêu thích phong thuỷ vùng này xinh đẹp, có mạch đất từ Bắc Quốc chạy chìm xuống đến tận giếng làng Mộ Trạch, ắt hẳn văn phong sẽ phấn phát, nên tìm đến sinh sống ơ’ đây. Nhân đó tên huyện được đặt là Đường An, tên làng được đặt là Mộ Trạch”..
- Thế phả họ Mạc ở Hải Dương ghi một trong những viễn tổ là Mạc Tuyên Khanh đỗ Trạng nguyên năm Đại Trung thứ 5 (851) triều Đường Tuyên Tông. Đến đời Mạc Đại Luân, tự là Đôn Nhân đã từ Quảng Đông đến lập nghiệp tại Bắc Bộ Việt Nam. Dòng họ Mạc có nhiều vị là danh nhân của Việt Nam như Mạc Hiển Tích, Mạc Đĩnh Chi,… và lập ra vương triều Mạc ở Việt Nam.
- Tổ tiên của họ Hồ là Hồ Hưng Dật nguyên là người Chiết Giang, di cư sang Giao Châu vào đời Ngũ Quý (907-959). Hồ tông thế phả viết ”Đức Nguyên Tổ Trạng nguyên Hồ Hưng Dật, người Vũ Lâm - Tích Giang - Phúc Kiến thời Ngũ Đại còn gọi là Ngũ Quý hậu Hán Ẩn Đế là nho thần sang nước ta thời hậu Ngô làm Thái thú lộ Diễn Châu, đến thời nước ta có loạn 12 sứ quân, Ngài lui về làm trại chủ hương Bào Đột (Bào Trạch) nay là Bào Giang. Về sau các chi phái phồn thịnh, các người họ Hồ trong châu đều là con cháu của Ngài…”. Dòng dõi họ Hồ có những nhân vật như Hồ Quý Ly, Hồ Hán Thương, Hồ Nguyên Trừng và anh em nhà Tây Sơn là Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ (nguyên từ họ Hồ đổi sang họ Nguyễn).
- Đại Việt sử ký toàn thư, Kỷ nhà Trần viết “Trước kia, tổ tiên vua [Trần Thái Tông] là người đất Mân (có người nói là người Quế Lâm), có người tên là Kinh đến ở hương Tức Mặc, phủ Thiên Trường”. Họ Trần đã lập ra một vương triều rực rỡ và 3 lần lãnh đạo nhân dân Đại Việt đánh bại sự xâm lăng từ phương Bắc.
Các dòng họ ở Việt Nam từ lâu đời như Vũ, Mạc, Hồ, Trần,… đều hoàn toàn là người Việt Nam dù tổ tiên của họ gốc gác từ một nước hay một địa phương nào đó nay thuộc Trung Hoa. Họ đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và chống lại những triều đại Trung Hoa để bảo vệ Tổ quốc của mình.
2. Người Hoa
Vào thế kỷ 17, sự sụp đổ của nhà Minh dẫn đến làn sóng những người không thần phục nhà Thanh bỏ quê hương di dân sang vùng Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Cộng đồng những người này được gọi là Minh Hương (明香) có nghĩa là hương hỏa nhà Minh. Số đông người Minh Hương chạy sang Việt Nam là từ Triều Châu, Phúc Kiến, Quảng Tây, Quảng Đông đến lập nghiệp ở Hội An và chiếm cứ, khai phá đất Nam Bộ. Đến năm 1827, vua Minh Mạng đổi chữ “” sang chữ “” nghĩa là “làng”, từ đó “” có nghĩa là “làng của người Minh”.
Người Minh Hương có vai trò quan trọng trong việc sáp nhập Nam Bộ vào lãnh thổ Việt Nam, gắn với nhiều sự kiện lịch sử, đóng góp to lớn trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa. Nhiều người gốc Minh Hương là những người nổi danh như Võ Tánh, Ngô Tùng Châu, Ngô Nhân Tịnh, Trịnh Hoài Đức, Phan Thanh Giản . . . và gần đây như Hồ Dzếnh (Hà Anh), Vương Hồng Sển (Vương Hồng Thạnh), Trịnh Công Sơn,…
Thời nhà Thanh và sau đó (đặc biệt trong khoảng từ năm 1935 đến năm 1950 - thời kỳ ở Trung Hoa có nhiều biến động), tiếp tục có nhiều người từ Trung Hoa di cư sang Việt Nam. Theo cuốn Người Hoa tại Việt Nam (University of Michigan, 1963), Luong Nhi Ky cho biết dân số người Minh Hương và người di cư từ Trung Hoa hoặc từ các nước khác sang Việt Nam tăng lên gấp đôi trong khoảng từ năm 1889 đến 1906. Từ năm 1910 đến 1952 tăng đến 1,5 triệu người (chiếm 6% trong tổng dân số toàn quốc) trong số đó khoảng 400.000 người sinh ra ở ngoài Việt Nam.
Chỉ những người Minh Hương và những người từ Trung Hoa hoặc các nước khác nhưng có “quê tổ” tại Trung Hoa sang Việt Nam làm ăn sau này mới được gọi là người Hoa.
Xin nêu một ví dụ để minh họa cho sự phân biệt về khái niệm: Dòng họ Mạc ở Hải Dương được xem là một dòng họ lớn của Việt Nam. Trong khi đó, sau thất bại của nhà Minh, Mạc Cửu (1655 – 1735) vốn quê tại Quảng Đông xuống vùng Hà Tiên (khi đó vẫn thuộc quyền kiểm soát của Chân Lạp) và mở rộng quyền kiểm soát ra các vùng lân cận, sau đó thần phục chúa Nguyễn. Con cháu của Mạc Cửu được xem là người Minh Hương và do đó là người Hoa.
3. Vấn đề quốc tịch và ảnh hưởng của người Hoa tại Việt Nam
a. Trước năm 1954
Nhà Nguyễn phân biệt người Minh Hương với những người từ Trung Hoa vào thời nhà Thanh sang sinh sống tại Việt Nam. Người Minh Hương bị cấm không được theo phong tục của nhà Thanh, không được lui tới những nơi có đông người Trung Hoa (thời nhà Thanh) cư ngụ. Đến đời Tự Đức, người Minh Hương được coi hoàn toàn là người Việt Nam.
Sau này, danh từ Minh Hương bao gồm cả những người mang hai dòng máu Việt - Hoa hay những trẻ em của Hoa kiều sinh ra tại Việt Nam. Sau đó, người Minh Hương và con cháu những người có “quê tổ” tại Trung Hoa từ Trung Hoa hoặc các nước khác sang sinh sống tại Việt Nam đều được gọi chung là người Hoa.
Thời kỳ đó, triều đình chưa có sự rõ ràng về vấn đề quốc tịch và việc quản lý kiều dân cũng chưa trở thành hệ thống. Người Hoa phát triển thương mại, khá giả nhưng vẫn tự phân biệt và bị phân biệt với người Việt Nam.
Thời Pháp thuộc, người Hoa giữ vai trò quan trọng trong các hoạt động thương mại. Thập niên 1880, chính quyền Pháp đã thất bại trong việc đánh thuế nặng vào các hoạt động này của người Hoa vì họ đã đồng loạt bỏ Việt Nam đi nơi khác, gây ra khủng hoảng về kinh tế.
Cho đến năm 1933, người Pháp vẫn giữ các quy định có từ đời vua Minh Mạng. Theo các quy định này, con trai của người Hoa có vợ Việt được xem là người Hoa, được hưởng ưu đãi về thuế khóa và một số quyền hạn đặc biệt ở giữa người khách trú (foreign Asians) và dân đinh Việt Nam. Những người này và mẹ (người Việt) phải mặc quần áo Việt và không được rời khỏi Việt Nam. Con của những người này với phụ nữ Việt được xem hoàn toàn là người Việt.
Tuy nhiên, về phía Trung Hoa thì Luật Quốc tịch Trung Hoa năm 1909 đặt trên nguyên tắc huyết thống (jus sanguinis), con của đàn ông người Hoa là công dân Trung Hoa bất kể người đó có quốc tịch khác ở nước ngoài. Như vậy, Luật này xem tất cả người Hoa là công dân Trung Hoa.
Sau năm 1933, chính quyền Pháp xem người Hoa không có quốc tịch nước khác là người Việt Nam, có quốc tịch Việt Nam. Người Hoa đã có quốc tịch khác và sinh trong khoảng từ 1883 đến 1933 được quyền xin quốc tịch khác. Người Hoa có quyền cư trú, di chuyển, quyền hoạt động trong thương mại, kỹ nghệ, quyền sở hữu đất đai và các tài sản khác, quyền mở trường học, không bị phân biệt đối xử về mặt tài chánh, hay bị đánh thuế nặng. Trong khi đó Bắc Kinh muốn người Hoa mang quốc tịch Trung Hoa.
Chính quyền Pháp không quá quan tâm đến việc hòa nhập người Hoa vào cộng đồng chung. Mối quan tâm chủ yếu của chính quyền lúc đó chỉ là về đóng góp kinh tế của người Hoa và miễn sao người Hoa không chống đối.
Với Hòa ước Trùng Khánh 1946, chính quyền Pháp cho người Hoa được hưởng đặc quyền và miễn trừ y như dân Pháp, hơn hẳn người Việt Nam sở tại. Hơn thế nữa, với Hòa ước này, Trung Hoa Dân Quốc có quyền đối với những ngưỡi lãnh đạo các bang hội người Hoa tại Việt Nam. Bang hội người Hoa được quyền xây dựng và quản lý trường học, đền chùa, bệnh viện, nghĩa trang riêng. Tất cả những điều này làm cho người Hoa thành bộ phận càng tách biệt, hướng về cánh tay bảo trợ của Trung Hoa Dân Quốc.
Trước năm 1949, phần đông người Hoa vẫn giữ quốc tịch Trung Hoa. Trung Hoa Dân Quốc tuyên bố rằng tất cả người Hoa ở nước ngoài đều là công dân của họ, rằng Trung Hoa Dân Quốc có quyền can thiệp vào các quốc gia khác để bảo vệ công dân của mình. Với nguồn tài lực lớn mạnh, một hệ thống quản lý gần như riêng biệt, cộng đồng người Hoa không khác gì “một quốc gia trong một quốc gia” tại Việt Nam.
b. Từ năm 1954 đến năm 1975
Sau năm 1954, Việt Nam bị chia cắt thành 2 miền. Vấn đề người Hoa là quan ngại của chính quyền của cả hai miền nam, bắc Việt Nam. Điều này càng trở nên phức tạp với ảnh hưởng của cả 2 chế độ đối nghịch là Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ở lục địa và Đài Loan Trung Quốc và sự khác biệt về chính sách với người Hoa của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Việt Nam Cộng hòa. Các động thái tác động đến người Hoa không những có thể bị sự phản ứng từ ngay người Hoa ở Việt Nam, có khả năng đưa đến xáo trộn sinh hoạt kinh tế mà còn có thể dẫn đến phản đối chính trị từ cả Bắc Kinh lẫn Đài Bắc. Khoảng 85% của 1,2 triệu người Hoa sinh sống ở miền nam nên vấn đề về người Hoa đối với chính quyền Việt Nam Cộng hòa là khó khăn hơn rất nhiều và trong nhiều sự việc còn vấp phải phản đối không chỉ từ Đài Loan Trung Quốc mà còn từ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa với sự “ủng hộ” từ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Năm 1955 chính quyền Việt Nam Cộng hòa dùng cách giải quyết của triều đình Việt Nam trước thời Pháp thuộc nhằm hội nhập người Hoa vào cộng đồng người Việt, xác định tất cả con cái sinh ra từ các cuộc hôn nhân Hoa - Việt đều có quốc tịch Việt Nam và không có quyền từ bỏ quốc tịch Việt Nam.
Năm 1956, chính quyền Việt Nam Cộng hòa ban hành một loạt Sắc luật tác động đến người Hoa. Sắc luật số 48 của Tổng thống Việt Nam Cộng hòa quy định tất cả người Hoa sinh tại Việt Nam đều là người Việt Nam bất kể nguồn gốc của cha mẹ và ý muốn của chính đương sự. Tất cả những người Hoa khách trú, phải làm đơn xin thường trú tại Việt Nam theo kỳ hạn, phải đóng thuế cư trú để được quyền sinh sống tại Việt Nam. Sắc luật bổ túc số 52 còn quy định tất cả công dân Việt Nam phải lấy tên tiếng Việt trong thời hạn 6 tháng. Sắc luật số 53 cấm người nước ngoài hoạt động trong 11 nghành nghề, kể cả buôn gạo và bán hàng tạp hóa – là những ngành mà người Hoa chiếm ưu thế. Chính quyền Việt Nam Cộng hòa cũng bắt đầu Việt Nam hóa các trường học của người Hoa trong vùng Sài Gòn − Chợ Lớn, bổ nhiệm các Hiệu trưởng là người Việt Nam, quy định dùng tiếng Việt trong giảng dạy.
Năm 1957 chính quyền Việt Nam Cộng hòa ra lệnh hủy bỏ tất cả thẻ thường trú nhân đã cấp cho con cái người Hoa đã sinh tại Việt Nam và yêu cầu họ lấy thẻ căn cước Việt Nam, hạn cuối là ngày 9 tháng 5 năm 1957.
Đài Loan Trung Quốc phản đối các quyết định trên nhưng Việt Nam Cộng hòa cho đây là chuyện nội bộ giữa người Việt Nam. Ngày 3 tháng 5 năm 1957, Đài Loan Trung Quốc tuyên bố giúp tái định cư tất cả người Hoa không muốn nhập tịch Việt Nam.
Ngày 20 tháng 5 năm 1957, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa lên tiếng cho rằng quyết định của Việt Nam Cộng hòa là “đơn phương và không hợp lý, không phải chỉ là một xâm phạm thô bạo đến các quyền hợp pháp của người Hoa ở nước ngoài tại nam Việt Nam, mà còn là một hành động vi phạm nghiêm trọng các nguyên tắc của luật quốc tế”.
Ngày 23 tháng 5 năm 1957, tờ Nhân Dân – cơ quan ngôn luận của Đảng Lao động Việt Nam đăng nguyên văn lời phản đối của Bắc Kinh và ngày hôm sau, Chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tuyên bố ủng hộ quan điểm của chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.
Khi sắp hết thời hạn đổi quốc tịch và quốc hữu hóa hoạt động kinh tế, người Hoa xuống đường biểu tình, phản đối chính sách của Việt Nam Cộng hòa. Họ đóng cửa gần hết trường học, hoạt động thương mại và rút tiền ra khỏi ngân hàng. Khoảng 800 triệu đến 1,5 tỉ đồng Việt Nam tức gần 17% tiền tệ đang lưu hành biến mất khỏi thị trường khiến cho thương mại ngưng trệ, đồng tiền của Việt Nam Cộng hòa mất giá nặng nề. Theo ước tính, đến khoảng giữa tháng 5 năm 1957, có khoảng 6000 cửa hàng của người Hoa đóng cửa, 200.000 người mất công ăn việc làm. Nền kinh tế miền nam Việt Nam gần như sụp đổ.
Tình thế khó khăn khiến cho chính quyền Việt Nam Cộng hòa phải ngưng chương trình ghi danh cho người Hoa muốn tái định cư ở Đài Loan. Người Hoa được quyền đăng ký cửa hàng kinh doanh bằng tên của bà con sinh tại Việt Nam, hoặc nhập tịch Việt Nam theo thủ tục đơn giản. Hiệu trưởng các trường học có thể là người Hoa sinh tại Việt Nam. Tiếng Hoa được sử dụng lại trong trường học trừ các môn lịch sử, địa lý và Việt văn. Chương trình quốc hữu hóa được nới lỏng. Rút cục chỉ có khoảng 3.000 người đã ghi danh tái định cư tại Đài Loan và tính đến ngày 15 tháng 6 năm 1957 chỉ có khoảng 3500 người Hoa sinh tại Việt Nam nhập quốc tịch, lấy thẻ căn cước Việt Nam. Cuối năm 1957, theo tài liệu của Viện Thống kê Sài Gòn, chính quyền Việt Nam Cộng hòa vẫn công nhận đến 400.000 người Hoa cư trú tại Việt Nam không có quốc tịch Việt Nam.
Ước tính, đến 1961, 80% vốn đầu tư trong các dịch vụ buôn bán lẻ và khoảng 75% sinh hoạt thương mại trong nền kinh tế Việt Nam Cộng hòa do người Hoa kiểm soát.
Trong những năm tiếp theo, ở miền nam Việt Nam, người Hoa được tự trị, tự quản về nhiều mặt. Tỉ lệ người Hoa ủng hộ chính phủ Việt Nam Cộng Hòa tăng lên từ sau 1965, nhất là sau cuộc Tổng công kích Tết Mậu Thân 1968 thì tỉ lệ này lên đến 75 - 80%. Do những lý do thực dụng, phần lớn người Hoa sau đó nhập quốc tịch Việt Nam. Tuy nhiên, họ cũng đã góp phần không nhỏ vào tình trạng tham nhũng, hối lộ, trốn thuế, trốn quân dịch gây bất ổn định chính trị trong xã hội.
Ở miền bắc Việt Nam, năm 1955 Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã có những thỏa thuận giải quyết vấn đề người Hoa. Người Hoa được đặt dưới sự quản lý của chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, được hưởng mọi quyền hạn như người Việt Nam, họ có thể tự do nhập quốc tịch Việt Nam sau một thời gian “được kiên nhẫn thuyết phục và được giáo dục về ý thức hệ”.
c. Sau năm 1975
Ngay sau khi thống nhất đất nước ngày 30/4/1975, quan hệ giữa Việt Nam với Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa bắt đầu và mỗi lúc càng xấu đi.
Nhận thấy tiềm lực kinh tế tư nhân nói chung và của người Hoa nói riêng có thể lũng đoạn nền kinh tế theo hướng quốc doanh và tập thể, từ tháng 7 năm 1975, Việt Nam bắt đầu tiến hành chiến dịch đánh tư sản mại bản. Trên nguyên tắc giới tư sản cả người Việt và người Hoa đều là đích nhắm của chiến dịch này nhưng trên thực tế, người Hoa chịu nhiều thiệt hại hơn. Nhiều công xưởng của người Hoa bị kiểm kê, nhiều người Hoa là chủ các công ty bột ngọt, đồ sắt, bột mì, rạp chiếu bóng, xuất nhập cảng, vải may mặc, giấy, nhà hàng,… bị bắt. Tài sản của những người Hoa đã di tản bị tịch thu.
Một số nhà lãnh đạo các bang hội người Hoa rời khỏi Việt Nam từ trước 30/4/1975, những người khác cũng ra đi sau đó. Vì vậy, giới lãnh đạo người Hoa ở Việt Nam xem như không còn. Chính quyền chiếm các cơ sở tổng hội quán người Hoa, đóng cửa 11 tờ báo tiếng Hoa, tiếp thu bệnh viện Sùng Chính và 5 bệnh viện khác của 5 bang hội người Hoa vào tháng 1 năm 1978.
Ngày 21 tháng 9 năm 1975, Việt Nam thực hiện đợt đổi tiền đầu tiên chỉ ở miền Nam nhằm chuyển từ tiền của chế độ cũ sang tiền của chế độ mới. Tuy nhiên, hệ quả không chỉ có vậy, đa số những người Hoa giàu có đã mất gần hết tài sản chỉ sau một đêm. Đối với số tiền phải gửi vào ngân hàng thì gần 6 tháng sau, họ mới bắt đẩu chỉ được phép rút 30 đồng mỗi tháng và đến tháng 12 năm 1976 thì không được phép rút tiền khỏi ngân hàng nữa. Ngay sau khi đổi tiền, chính quyền cũng buộc người Việt Nam và người nước ngoài phải khai báo và gửi vào ngân hàng số ngoại tệ đang có. Ngày 3 tháng 5 năm 1978, Việt Nam thực hiện đợt đổi tiền lần thứ hai trong phạm vi toàn quốc nhằm thống nhất tiền tệ. Một lần nữa, kịch bản lại tái diễn nhưng để ngăn ngừa việc “tẩu tán tiền” bằng cách mua các vật dụng, chính quyền tịch thu cả tiền chưa đổi được và các vật dụng như tủ lạnh, TV,… của nhiều người. Phần lớn người Hoa (và cả người Việt) đã trắng tay sau ngày này.
Tháng 1 năm 1976, chính phủ yêu cầu người Hoa đăng ký quốc tịch. Đa số người Hoa đã chọn quốc tịch Trung Hoa, trong đó có nhiều người từ những năm 1956-1957 thời Việt Nam Cộng hòa đã chuyển sang quốc tịch Việt Nam. Tháng 2 năm đó, chính phủ yêu cầu người Hoa phải đăng kí lại theo quốc tịch đã nhận thời Việt Nam Cộng hòa. Nhưng phần đông vẫn tiếp tục chọn quốc tịch Trung Hoa.
Vào tháng Sáu năm 1976, một Nghị định quy định việc đánh thuế rất nặng đối với tất cả các hàng quán, thương nghiệp có lợi nhuận trên 10% được ban hành. Theo tờ New York Times ấn hành ngày 26/8/1976, mục tiêu của quyết định này “nhằm vào khối tiểu thương, nhưng cái đích thực sự của chính quyền cộng sản là khoảng 1 triệu người Hoa ở vùng Sài Gòn – Chợ lớn”. Với kế hoạch này, tài sản của người Hoa gần như bị vét sạch.
Bắt đầu từ đầu năm 1977, chính quyền thực hiện chương trình phát triển vùng kinh tế mới với mục tiêu tái phân phối lao động và tạo dựng khu kinh tế sản xuất thực phẩm. Số người phải đi “vùng kinh tế mới” bao gồm cả người Việt và người Hoa, trong đó theo số liệu của các báo cáo ở Hong Kong và tại Mỹ thì tới tháng 5/1978 có khoảng 300.000 đến 350.000 người Hoa.
Trước khi xảy ra cuộc chiến tranh biên giới Việt – Trung năm 1979, nhiều người Hoa ở cả 2 miền đã theo đường biển chạy sang các nước khác. Ở các tỉnh phía bắc, nhiều người theo đường bộ chạy về Trung Hoa trong số đó có nhiều người không còn biết “quê cha, đất tổ” của họ là ở đâu, họ hàng của họ là ai bên đất Trung Hoa. Thậm chí, vào thời kỳ đó nhiều người Việt Nam bị gán là “người Hoa” chỉ vì mang họ “có vẻ Trung Hoa” dù những người này chỉ biết tiếng Việt và tổ tiên của họ đã ở Việt Nam từ rất lâu đời. Theo tính toán của Ramses Amer thì “con số người Hoa ra đi cụ thể từ tháng 4-1978 đến cuối tháng 12-1979 là khoảng trên dưới 25 vạn người” (Người Hoa ở Việt Nam và quan hệ Trung - Việt, Kuals Lumpur, 1991, tr.46).
Từ sau khi “bình thường hóa” quan hệ Việt – Trung, tình hình người Hoa lắng dịu lại. Theo tổng điều tra dân số năm 2009, người Hoa ở Việt Nam có dân số 823.071 người, có mặt tại tất cả các tỉnh của Việt Nam, đông nhất là tại: thành phố Hồ Chí Minh (414.045 người), Đồng Nai (95.162 người), Sóc Trăng (64.910 người), Kiên Giang (29.850 người), Bạc Liêu (20.082 người), Bình Dương (18.783 người), Bắc Giang (18.539 người).
4. Nhìn lại vấn đề người Hoa
Người Hoa là ai?, sự hòa nhập của họ vào cộng đồng, sự trung thành của họ đối với các nhà nước Việt Nam là vấn đề phức tạp trong lịch sử.
Danh từ “người Hoa” không có nghĩa là họ thuộc tộc người Hoa – một bộ phận cấu thành của tộc người Hoa Hạ (sau đổi thành người Hán). Họ thuộc nhiều dân tộc trong đó có những dân tộc thuộc các tộc Bách Việt cổ xưa nay là các dân tộc thiểu số ở Trung Hoa, không chỉ là người Hán.
Theo Danh mục các dân tộc thiểu số ở Việt Nam ban hành theo Quyết định số 121-TCTK/PPCĐ ngày 02 tháng 3 năm 1979, người Hoa được giải thích là người Hán, Minh Hương, Triều Châu, Phúc Kiến, Quảng Đông, Quảng Tây, Hải Nam, Khách Gia (Hakka), Xạ Phạng,… Bản thân việc giải thích này về góc độ “dân tộc” là mơ hồ, không nhất quán: Hán, Khách Gia, Xạ Phạng là tên các dân tộc, trong khi Minh Hương là những người từ nhiều dân tộc sang Việt Nam sau thất bại của nhà Minh, còn Triều Châu, Phúc Kiến, Quảng Đông, Quảng Tây, Hải Nam lại là các địa danh.
Theo các quy định hiện hành, người Hoa vẫn đang được xem là một dân tộc. Điều này liên quan đến việc thực hiện các chế độ đối với người dân tộc thiểu số. Chẳng hạn trong tuyển sinh vào các trường đại học, cao đẳng thì theo Quy chế ban hành theo Quyết định số 08/2003/QĐ-BGDĐT ngày 13/3/2003 của Bộ Giáo dục và Đào tạo thì “Công dân Việt Nam không phải là người dân tộc thiểu số (người Kinh, Hoa) có hộ khẩu thưởng trú 36 tháng trở lên, tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng cao, vùng sâu khu vực 1” được xem là thuộc đối tượng 01. Với quy định này, người Hoa không phải dân tộc thiểu số vì vậy không được cộng điểm ưu tiên. Nhưng theo Nghị định 05/2011/NĐ-CP của chính phủ Việt Nam năm 2011 thì người Hoa được xem là dân tộc thiểu số nên từ các kỳ tuyển sinh năm 2011 đến nay, thí sinh là người Hoa được cộng thêm 2.0 hoặc 1.0 điểm tùy theo hộ khẩu của họ mặc dù khả năng kinh tế, điều kiện sống và học tập của họ không thua gì người Kinh.
Thực ra không thể xem người Hoa là một dân tộc mà họ là một cộng đồng người thuộc nhiều dân tộc khác nhau trong đó có những dân tộc thuộc các tộc Bách Việt cổ xưa,chứ không phải chỉ là người Hán. Danh từ “người Hoa” chỉ hàm nghĩa rằng “quê tổ” của họ tại Trung Hoa chứ không mang ý nghĩa “dân tộc”.
Ở các nước Đông Á, mối liên hệ “huyết thống”, “gốc gác” có ý nghĩa “nặng” hơn các khu vực khác trên thế giới. Nhiều người Hoa dù đã định cư ở Việt Nam nhiều đời, có quốc tịch Việt Nam nhưng vẫn “mơ hồ” về việc đâu là Tổ quốc của mình. Nhiều người Việt Nam cũng có những “mơ hồ” như vậy khi nhìn nhận về người Hoa. Sau hơn 200 năm, ngày nay chắc không có người Mỹ gốc Anh nào còn băn khoăn liệu mình có ràng buộc nào với nước Anh hay không. Nhưng sau 300 – 400 năm, đôi khi một số người Hoa (và cả người Việt) thậm chí vẫn băn khoăn rằng người Minh Hương có ràng buộc với Trung Hoa. Do nhìn theo góc độ “huyết thống”, “gốc gác” nên đôi khi nhiều người không phân biệt rõ lắm giữa các khái niệm người Hoa và Hoa kiều. Nhiều người Trung Hoa sang sinh sống ở Việt Nam, không có quốc tịch Việt Nam vẫn bị nhiều người nhầm lẫn gọi chung là người Hoa.
Mối liên hệ “huyết thống”, “gốc gác” này được các nhà nước của Trung Hoa sử dụng để vươn cánh tay của mình, can thiệp vào nội bộ các nước khác. Một thời gian khá dài, các chính quyền Trung Hoa xem con của đàn ông  người Hoa là công dân Trung Hoa bất kể người đó có quốc tịch khác ở nước ngoài.
Tổ quốc của mỗi người là nơi người ta sinh sống, xây dựng, bảo vệ nó từ nhiều đời chứ không phải từ nguồn gốc tộc người của họ. Nếu gọi những người thuộc các tộc người khác nhau (trong đó có các tộc người thuộc Bách Việt) đang sinh sống tại Trung Hoa là người Trung Hoa thì cũng vậy các danh từ dân tộc Việt Nam hay người Việt Nam là những danh từ chung để chỉ những người thuộc các dân tộc khác nhau sống trên lãnh thổ Việt Nam từ lâu đời, mang quốc tịch Việt Nam. Vì vậy người Hoa ở Việt Nam, có quốc tịch Việt Nam phải được xem là người Việt Nam. Những người không nhập quốc tịch Việt Nam phải xem là ngoại kiều mà không được hưởng các chính sách như người Việt Nam.
Trong Chỉ thị số 62-CT/TW ngày 8/11/1995 của Đảng Cộng sản Việt Nam, khái niệm người Hoa và Hoa Kiều được giải thích rõ ràng hơn “Người Hoa bao gồm những người gốc Hán và những người thuộc dân tộc ít người ở Trung Quốc đã Hán hoá di cư sang Việt Nam và con cháu của họ sinh ra và lớn lên tại Việt Nam, đã nhập quốc tịch Việt Nam, nhưng vẫn còn giữ những đặc trưng văn hoá, chủ yếu là ngôn ngữ, phong tục tập quán của dân tộc Hán và tự nhận mình là người Hoa”.
Và “Hoa kiều là những người có cùng nguồn gốc dân tộc với người Hoa, nhưng không nhập quốc tịch Việt Nam”.
Việc hòa nhập cộng đồng người Hoa không đơn giản chỉ là vấn đề quốc tịch mà còn là không làm cho họ trở thành một cộng đồng tách biệt.
Thời Pháp thuộc, vì chỉ quan tâm tới lợi ích kinh tế thu được từ người Hoa là chính, miễn sao họ không chống đối nên chính quyền đã cho họ khá nhiều quyền lợi, thậm chí có lúc người Hoa được hưởng đặc quyền và miễn trừ y như dân Pháp, hơn hẳn người Việt Nam sở tại. Trong các thập kỷ 1960, 1970 chính quyền Việt Nam Cộng hòa cho người Hoa khá nhiều quyền tự quản, tự trị và đặc quyền. Điều này cùng với sở trường về thương mại của người Hoa đã tạo điều kiện thuận lợi cho họ trở thành một thế lực lớn có khả năng lũng đoạn về kinh tế, góp phần không nhỏ vào tình trạng tham nhũng, hối lộ, trốn thuế, trốn quân dịch gây bất ổn định chính trị trong xã hội.
Trong khi đó, ở giai đoạn 1975 – 1979, người Hoa phần nào bị kỳ thị, là đối tượng được chú ý trong các chiến dịch đánh tư sản mại bản, đổi tiền, xây dựng vùng kinh tế mới.
Cả hai thái cực tạo đặc quyền, đặc lợi hay kỳ thị đều không giúp hòa nhập cộng đồng người Hoa, đều tạo ra hố ngăn cách giữa họ với phần còn lại trong xã hội Việt Nam. Điều này cùng với tính thực dụng của người Hoa và sự “mập mờ” về khái niệm Tổ quốc, dân tộc, “quê tổ”, dòng họ,… khiến cho vấn đề quốc tịch nói riêng và sự hòa nhập nói chung của người Hoa thêm phức tạp, tạo cơ hội cho các chính quyền Trung Hoa can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam, phục vụ mưu đồ bành trướng.
 
 

Ông Obama lom khom, trái lại, ông Trump đứng thẳng- Tác giả Vi Anh


 
Ngày 15-12-2016 tàu chiến ASR-51 của Hải Quân Trung Cộng đã bắt giữ, chở đi một tàu lặn tự hành của Mỹ do tàu thăm dò hải dương của Mỹ USNS Bowditch đã thả xuống, và khi vớt lên thì tàu TC cướp lấy. Thuyền trưởng và tàu hải dương Mỹ đều là dân sự, đã dùng radio liên lạc với tàu Hải Quân TC, nói rõ tàu lặn không người lái này là của Mỹ, có dấu hiệu Mỹ, chỉ thăm dò hải dương học, yêu cầu trả lại, nhưng tàu Hải quân TC cướp được, im lìm chở chiến lợi phẩm chạy đi.

Ngày 20/12/2016 Hải Quân TC đã trao trả chiếc tàu lặn nói trên ngay “tại vùng biển liên quan ở Biển Đông», cho khu trục hạm USS Mustin của Mỹ được phái tới theo dõi tình hình. Bộ Quốc Phòng Trung Quốc cho biết là chiếc tàu lặn đã được trả lại cho phía Mỹ «một cách suông sẻ” sau những cuộc đối thoại «thân thiện» với Mỹ đã lập lại yêu cầu Trung Quốc tuân thủ luật pháp quốc tế.

Đáng hãnh diện Bộ Quốc Phòng Mỹ đã làm việc một cách chuyên nghiệp và hữu hiệu trong việc bảo vệ danh dự, chủ quyền quốc gia và nhân dân Mỹ. Và cũng đáng khen tổng thống đắc cử Trump biết người biết ta nên thắng TC. Không biết vì muốn chờ và xem coi TC đối xử với TT Trump ra sao, hay vì thói chủ hoà hoá ra chủ bại, mà TT Obama đương nhiệm đang cầm quyền đến 20 tháng 1, 2017 mới giao cho TT đắc cử Trump, Ô. Obama vốn là nhà hùng biện, nhiều lời lại không nói một tiếng nào đối với TC khi TC bạo ngược bắt tàu thăm dò hải dương học của Mỹ tại vùng biển quốc tế.

Còn TT Trump dù chưa cầm quyền nhưng sạt vào mặt TC, tố TC ăn cắp tàu Mỹ. Và sau đó khi có tin TC hứa hoàn trả, Ô Trump còn bồi thêm một cú đánh đầu TC nữa. Ô. Trump nói đánh đầu TC, "Chúng ta nên nói với Trung Quốc rằng chúng ta không muốn thiết bị lặn tự hành mà họ lấy trộm - cứ để cho họ giữ!" Cái kiểu nói đánh đầu này của dân Á Đông tuy nghe xuôi tai mà nghĩa trái ngược vô cùng lợi hại.

TC biết nếu giữ chiếc tàu ấy càng lâu, càng tới ngày 20 tháng 1, 2017 TT Trump nhậm chức, nắm chánh quyền thì cái xẩy sẽ nẩy thành ung thư cho TC. TC biết mối nguy ấy nên không để đêm dài lắm ác mộng với Mỹ thời TT Trump.

TC tìm cách giả lả, giảm nhẹ tầm quan trọng của vấn đề. TC biện minh trước khi trả. Phát ngôn viên Hoa Xuân Oánh nói tuyên bố của ông Trump cho vụ việc là “ăn cắp”, ăn trộm, hay hải tặc là "không chính xác". Bà nói trong cuộc họp báo, "Hãy tưởng tượng thế này, nếu bạn thấy có cái gì đó trên đường phố, thì bạn sẽ cần kiểm tra và xác minh xem nó là gì trước khi trả lại cho người khác." Còn phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc Dương Vũ Quân nói một tàu cứu hộ hải quân đã phát hiện ra và điều tra một thiết bị không rõ là gì "nhằm không để nó gây hại cho việc đi lại an toàn trên biển của các tàu bè".

Cái kiểu giải trình giả đạo đức lợi mình mà hại người khác này của TC biến Mỹ người bị cướp thành người thọ ơn kẻ cướp, kẻ cướp đã lượm được của rơi và trả lại theo kiểu lost and found của Mỹ. Sự thật hoàn toàn trái ngược với lời giải trình nguỵ biện của TC. Thuyền trưởng và tàu hải dương Mỹ đã dùng radio liên lạc với tàu TC, nói rõ tàu lặn không người lái này là của Mỹ, có dấu hiệu Mỹ, chỉ thăm dò hải dương học, yêu cầu trả lại, nhưng tàu Hải quân TC cướp được, im lìm chở chiến lợi phẩm chạy đi.

Thiệt hại của Mỹ là thiệt hại hàng loạt. Mỹ có khoảng 130 chiếc tàu lặn thăm dò tương tự, mỗi chiếc nặng khoảng 60 kg và có thể lặn dưới nước suốt 5 tháng. Các thiết bị này được Mỹ sử dụng mọi nơi trên thế giới để thu thập dữ liệu thông thường về biển như nhiệt độ và chiều sâu, độ trong của nước biển, hoàn toàn công khai trên các vùng biển quốc tế ở năm châu bốn biển.

Những bí mật thiết kế, điều khiển từ xa, tài liệu thăm dò dự trữ là thuộc quyền sở hữu chuyên độc của Mỹ. Nên tin đài RFI của Pháp, “Ngay từ đầu, khi lộ ra thông tin về vụ Trung Quốc thu giữ chiếc tàu lặn không người lái của Mỹ, thượng nghị sĩ John McCain, chủ tịch Ủy Ban Quân Vụ Thượng Viện Mỹ, đã tỏ ý lo ngại là trước khi trả lại chiếc tàu, Trung Quốc có thể nghiên cứu thiết bị để ăn cắp công nghệ.”

Ngũ Giác Đài Mỹ công bố tàu hải quân Trung Quốc đã lấy 'bất hợp pháp' thiết bị lặn đại dương không người lái tại địa điểm cách Vịnh Subic của Philippines 80 cây số về phía tây bắc, tức là trên vùng biển quốc tế. TC bắt giữ tại đây tức là TC vi phạm luật lệ quốc tế về biển.

TC lo ngại tân chánh quyền Trump lên án TC hành động hải tặc, trầm trọng hơn là do Hải Quân TC gây ra. Mỹ có thể đáp trả bằng hành động quân sự, nhứt là nội các của TT Trump có ba vị tướng, Cố vấn An ninh Quốc gia, Bộ Trưởng Quốc Phòng, Bộ Trưởng Nội an, và Giám đốc CIA cũng là cựu thủ khoa của trường Võ bị Quốc gia West Point, gần như là nội các chiến tranh.

TC lo ngại Mỹ đòi bồi thường thiệt hại do TC gây ra vụ hải tặc này, cũng như lo Mỹ sẽ nhơn cơ hội này vận động nhiều đồng minh tung hải quân ra chống hải tặc, khiến Mỹ và đồng minh kiểm soát, tuần tra Biển Đông chặt chẽ hơn.

Và như thế cộng đồng thế giới càng thêm chống TC quân sự hóa Biển Đông, gây bất ổn cho con đường hàng hải quốc tế huyết mạch của Á châu Thái bình dương.

Qua vụ TC cướp tàu Mỹ nhưng trả lại mau là nhờ Mỹ có một tổng thống mới cứng rắn với TC. Suốt gần một nhiệm kỳ thứ hai, TT Obama chuyển trục quân sự về Á châu Thái bình dương, nhưng Ông nói nhiều mà làm ít. Ông chủ hoà hoá ra chủ bại đối với TC. TT Obama lom khom, hoà hưỡn, nhịn nhục TC nhiều nên thấy TC to lớn. TC xâm chiếm biển đảo các nước trong vùng, Ông tuyên bố Mỹ không đứng về phía bên nào trong các cuộc tranh chấp. Các nước trong vùng coi như Ông thị thiền cho TC xâm lấn biển đảo của các nước. Các nước, thắc mắc, nghi ngờ lập trường của Mỹ đã chia sẻ quyền lợi Á châu Thái bình dương với TC đằng sau lưng các nước, vì thái độ và hành động lom khom của Ông đối với TC.

Trái lại, TT Trump lên với tự tin mình, và tin Mỹ vốn vĩ đại, ăn nói, hành động tương xứng vị thế của Mỹ, với lời tuyên hứa làm Mỹ vĩ đại trở lại. Ông phá lệ của TC, không tự buộc mình tôn trọng nguyên tắc “một TQ” của TC khi TC chống Mỹ trong Hội Đồng Bảo An, thao túng tiền tệ, cướp việc làm của Mỹ. Ông nói chuyện với Tổng Thống Đài Loan Thái anh Văn. TC phẫn nộ nhưng chẳng làm gì được ngoài việc nói TT Trump thiếu kinh nghiệm ngoại giao. TC nắn gân Mỹ, cướp tàu Mỹ. Ông thách đố TC cứ giữ đi, để đó rồi sẽ biết hậu quả khi Ông nắm chánh quyền. TC biết xung đột võ trang với Mỹ là từ chết tới bị thương nên mau mau trả lại chiếc tàu cho Mỹ, để tránh cái sẩy nẩy cái ung với TT Trump cứng cỏi này.



Cuộc cách mạng TRUMP - Tác giả Nguyễn xuân Nghĩa



Nội Các và Ban Tham Mưu của Donald Trump

Còn một tháng nữa, ông Donald Trump sẽ tuyên thệ nhậm chức. Chúng ta đã được thêm dữ kiện để nhìn ra sự xuất hiện của một chính quyền có những mục tiêu lẫn phương thức hành động chưa từng thấy từ nhiều thập niên, ít ra là từ thời Tổng thống Ronald Reagan của Mỹ, và hai Thủ tướng Helmut Kohl của Đức và Margareth Thatcher của Anh.

Chính quyền Trump theo đuổi một ý thức hệ có màu sắc cách mạng sẽ làm thay đổi cả nước Mỹ lẫn thế giới.

Nhớ lại thì ngay sau khi bất ngờ thắng cử đêm mùng tám rạng mùng chín Tháng 11, ông Trump liên tục gây bất ngờ khi chuẩn bị nhân sự - tương đối khá nhanh và ồn ào – rồi thăm viếng các tiểu bang đã giúp ông lên làm Tổng thống thứ 45 của Hoa Kỳ để vừa cảm tạ vừa tái xác nhận nhiều chủ trương khi tranh cử. Ông còn gây bất ngờ hơn nữa khi trực tiếp nói chuyện với Tổng thống Thái Anh Văn của Đài Loan làm Bắc Kinh giật mình. Chưa nhậm chức ông đã can thiệp với các doanh nghiệp như Carrier, Ford, Boeing, Lockheed Martin, v.v… nhằm đạt các hứa hẹn như giữ lại việc làm hoặc đòi rà lại giá biểu cung cấp cho chính quyền ông cho là quá cao, từ chiếc Air Force One cho tới chiến đấu cơ F-35. Chi tiết gây sôi nổi là không lãnh vực nào mà Tổng thống Tân cử không nêu ý kiến, từ kinh tế đến giáo dục, môi sinh, cựu chiến binh hay chiến lược đối ngoại, v.v… và thường thì trực tiếp nêu ý kiến qua trương mục Twitter của ông.

Tức là ông cướp luôn diễn đàn của truyền thông báo chí để mỗi ngày gây ra một chuyện.

Khi tranh cử, Donald Trump khéo đóng kịch thô lỗ và ăn nói khật khùng để tranh thủ niềm tien của quần chúng bất mãn, rồi từ vị trí của một tay ngang chưa từng hoạt động chính trị mà loại bỏ được các đối thủ có thế giá trong 16 chuẩn ứng cử viên của đảng Cộng Hòa. Sau đó ông tập trung vào chiếm phiếu Đại cử tri của các tiểu bang có vấn đề mà thắng ứng cử viên Hillary Clinton của đảng Dân Chủ. Đắc cử rồi, ông Trump mới cho thấy một bộ mặt hoàn toàn khác và dần dần định hình chiều hướng lãnh đạo của mình.

Trong nội các và ban tham mưu, người ta thấy vai trò của các doanh gia có sở trường đàm phán và ngã giá – nhiều khi bằng áp lực thô bạo - để đạt thỏa thuận có lợi cho nước Mỹ. Ông còn lập ra hai cơ chế tham mưu mới về ngoại thương và giản chánh, nhằm xét lại chánh sách tự do thương mại, thí dụ như với Bắc Kinh, hay giản lược chế độ kiểm soát hành chánh để giải phóng khả năng đầu tư và kinh doanh của các doanh nghiệp. Về an ninh và quân sự, ông mời các tướng lãnh có thực tài và trí tuệ vào bảo vệ quyền lợi của Hoa Kỳ, hoạch định chiến lược diệt trừ khủng bố và phát huy sức mạnh của Hoa Kỳ. Kết hợp an ninh với kinh tế, ông cho thấy Chính quyền Trump sẽ hung hãn tranh thắng với nhiều nước khác, từ Trung Cộng tới Iran, Mexico.

Chưa chấp chánh thì Chính quyền Trump đã cho thấy một ý thức hệ mới, trái ngược với chính sách “cải tạo xã hội” của vị tiền nhiệm, mà cũng khác với nhiều chủ trương của các Tổng thống trước. Đặc tính của Chính quyền Trump là khinh thường các khu vực sản xuất kém năng suất, chế diễu các thành phần hay chánh sách xã hội chủ nghĩa bao cấp, và đề cao những ai có tham vọng làm giàu, có khả năng kinh doanh. Chìm sâu ở dưới và hoàn toàn không mặc cảm là triệt để ngợi ca doanh lợi vì doanh lợi tạo ra công việc và sự thịnh vượng nên sẽ bảo vệ sức mạnh của nước Mỹ.

Chúng ta có thể thấy được một cuộc cách mạng văn hóa trong cái lý tưởng Donald Trump, trái hẳn với những chủ trương “phải đạo chính trị” ngày nay. Đây là một khía cạnh khác của “chủ nghĩa quốc gia Hoa Kỳ” đã từng đưa nước Mỹ lên vị trí siêu cường.

Trong hơn một tháng ông Trump chuẩn bị như bão táp, người ta có thể nêu câu hỏi rằng Chính quyền Trump sẽ hung hăng hay chín chắn, táo bạo hay lạnh lùng, và có gặp mâu thuẫn giữa các nhân vật tham gia nội các và dàn cố vấn của Tổng thống không?

Sở dĩ như vậy là do ông Trump chọn ba tướng lãnh bị hồi hưu vì khác biệt quan điểm với Chính quyền vào vai trò Tổng trưởng Quốc phòng (James Mattis), Nội an (John Kelly) và Cố vấn An ninh Quốc gia (Mike Flynn) để bổ túc cho sự yếu kém của ông về an ninh và quân sự. Nhưng lại mời một doanh gia vào chức vụ quan trọng nhất Nội các là Ngoại trưởng, để tận dụng khả năng đàm phán cho có kết quả của ông Rex Tillerson, Tổng quản trị CEO của ExxonMobile. Trong tổ hợp dầu khí này, ông Tillerson là người nắm vững chi tiết gần như tình báo về từng quốc gia đối tác và phải đạt yêu cầu là có hợp đồng có lợi nhất cho doanh nghiệp. Nay ông sẽ phải đạt yêu cầu đó cho… Hoa Kỳ, theo chỉ thị của người làm chánh sách đối ngoại là Tổng thống Trump.

Donald Trump cũng chọn nhiều tỷ phú vào các chức vụ then chốt khác không chỉ vì họ có tiền, hoặc đã chi tiền cho cuộc tranh cử, mà vì họ là doanh gia thành công và có khả năng thực hiện mục tiêu cải cách. Hệ thống giáo dục là bà Betsy DeVos, giải tỏa chế độ kiểm soát kinh doanh là ông Carl Icahn, điều chỉnh chế độ ngoại thương là ông Wilbur Ross ngồi ghế Tổng trưởng Thương mại. Các doanh gia đó không tham chính để kiếm tiền mà vì họ đồng ý với yêu cầu cải cách của ông Trump.

Ngoại trừ thường hợp của Giáo sư Peter Navarro - vào chức vụ của một cơ chế mới sẽ làm Bắc Kinh nổi điên là Hội đồng Thương mại Quốc gia vì lập trường rất diều hâu chống Trung Cộng về cả an ninh lẫn kinh tế - ông Trump không mời các giáo sư đại học hay học giả. Ông cũng tránh các chính trị gia chuyên nghiệp, trừ phi là dùng đòn phép của họ để phá vỡ hệ thống cấu kết chính trị tại Thủ đô Washington nhằm khai thông ách tắc và vét sạch bùn lầy trong quan hệ bán chác giữa chính trường với doanh trường. Đó là trường hợp của Nghị sĩ Jeff Session vào vị trí Tổng trưởng Tư pháp hay nguyên Thống đốc Rick Perry vào ghế Tổng trưởng Năng lượng.

Cũng vì chiều hướng đó, ông bị các chính khách, học giả và báo chí thiên tả đả kích nặng. Nhưng chúng ta chẳng nên ngạc nhiên về những lời đả kích này mà nên nhìn vào thực tế.

Xét tới đặc tính của “Chính quyền Cách mạng” Donald Trump, người ta hoài nghi là ban tham mưu của ộng Trump có ít kinh nghiệm. Mọi Chính quyền đều có tám vị trí then chốt nhất là Tổng thống, Phó Tổng thống, Đổng lý Văn phòng (Chief of Staff, tương đương với Bộ trưởng Phủ Tổng thống), và năm Tổng trưởng Ngoại giao, Quốc phòng, Tư pháp, Ngân khố và Thương mại. Tám nhân vật này của Chính quyền Trump có tổng cộng 138 năm thâm niên trong hai lãnh vực là công vụ (quân và dân sự trong chính quyền) hay kinh doanh, so với 152 năm của Chính quyền Bush 43 hay 122 năm của Chính quyền Obama. Khác biệt là hệ thống nhân sự Trump có 83 năm thâm niên trên doanh trường so với chỉ có năm năm của hệ thống Obama, hay 72 năm của hệ thống Bush 43.

Nghĩa là dù sao khác biệt cũng chẳng nhiều lắm so với một Hành pháp Cộng Hòa! Thời xưa, một Giáo sư Kinh tế từng làm Tổng trưởng Lao động rồi Ngân khố của Tổng thống Richard Nixon rồi Chủ tịch tổ hợp Bechtel trong tám năm, trước khi là Ngoại trưởng có thế giá của Ronald Reagan, đấy là ông George Shultz. Ông lên kế nhiệm một Ngoại trưởng đã từng là Đại tướng, Alexander Haig. Thời đó, mấy ai phàn nàn chuyện ông tướng hay doanh gia đi làm Ngoại trưởng? Thời nay, người ta quên trí nhớ nên mới om xòm phê phán việc doanh gia Tillerson của đất Texas đi làm Ngoại trưởng.

Một khía cạnh khác về ý thức hệ là lằn ranh tả hữu, cấp tiến hay bảo thủ.

Đảng Dân Chủ thiên tả thì đề cao công bằng xã hội và vai trò can thiệp của nhà nước; đảng Cộng Hòa hữu khuynh lại đòi phát triển kinh tế và giới hạn vai trò của nhà nước. Đấy là sự khác biệt chung, đã tồn tại từ những năm 1960. Từ 30 năm trước, các dân biểu nghị sĩ Cộng Hòa có khuynh hướng bảo thủ hơn, nhất là từ quãng 2010. Trong khi đó, Quốc hội Dân Chủ lại ngày càng thiên tả hơn, nhưng bất công xã hội cũng gia tăng trong tám năm qua và là một trong nhiều nguyên nhân của cuộc Cách mạng Donald Trump, với sự nổi loạn của thành phần trung lưu thấp chống lại giới thượng lưu ưu tú bên đảng Dân Chủ.

Nếu chấm điểm về ý thức hệ thì ông Trump có mời một số dân biểu nghị sĩ vào nội các, và thành phần nhân sự này có khuynh hướng bảo thủ, nhưng nói chung cũng chẳng bảo thủ hơn Quốc hội Cộng Hòa khóa 115. Khi chấp chánh, Hành pháp Donald Trump phải trước hết đàm phán với Lập pháp Cộng Hòa và rất có hy vọng đồng điệu trong chiều hướng bảo thủ ấy, ngoại trừ hai lãnh vực có dị biệt với đa số Cộng Hòa là can thiệp vào ngoại thương để bảo hộ mậu dịch. Tuy nhiên, trong hai lãnh vực này, ông Trump lại có thể được hậu thuẫn bất ngờ từ phía Dân Chủ!

Khi ấy ta đừng quên một Giáo sư kinh tế đã sớm vạch ra những bất toàn của chế độ tự do thương mại làm Hoa Kỳ bị thiệt hại, là Peter Navarro. Ông hợp tác với ban tranh cử Donald Trump ngay từ đầu và sẽ là Chủ tịch Hội đồng Thương mại Quốc gia để cố vấn Tổng thống về chánh sách và luật lệ liên quan đến ngoại thương, nhưng lồng trong một viễn kiến rất Trump là kinh tế chỉ là một phần của an ninh thôi. Và đấy mới là điều khiến Trung Cộng lúng túng. Giáo sư Peter Navarro đã phục vụ trong đoàn Peace Corp tại Đông Nam Á và theo dõi sự bành trướng của Trung Cộng từ lâu, nhưng cũng là một đảng viên Dân Chủ!

Sau cùng, kết luận bất ngờ nhất cho một năm có quá nhiều bất ngờ, chính là việc dân Mỹ không bầu Donald Trump làm Tổng thống vì là ông người đạo cao đức trọng. Họ không cần chuyện đó mà cần một hệ thống lãnh đạo được việc! Ông Trump và nội các đang thành hình có đặc tính là thiết thực được việc ngoài chiến trường và trên doanh trường, mà cùng coi chính trường là nơi phải cải cách để ra khỏi nguyên trạng bế tắc ngày nay.

Vì vậy, cuộc Cách mạng Trump đang khởi đầu!....


Cảnh Chúa Giáng Sinh tìm thấy trong hang đá, 5000 tuổi, ở Ai Cập





Italian researchers may have discovered the oldest nativity scene ever found, predating Christian nativity art by about three millennia, according to the travel and exploration website Seeker.

The rock painting depicts a newborn between parents, a star in the east, and two animals. It was discovered on the ceiling of a small cavity in the Egyptian Sahara desert, Seeker reported. Researchers believe it dates to the Neolithic or Stone Age. 

“It’s a very evocative scene which indeed resembles the Christmas nativity. But it predates it by some 3,000 years,” geologist Marco Morelli, director of the Museum of Planetary Sciences in Prato, Italy, told Seeker. The site reports that Morelli and his team discovered the rock art in 2005, but only now are revealing their findings under the title “Cave of the Parents.”

The rock painting, done in a reddish-brown ochre, has several notable features: a headless lion, a baboon or monkey, a star set in the east, and a baby who is slightly raised to the sky, a position that could have signified birth or pregnancy, Seeker reported. 

The rock painting raises questions about the meaning ascribed to nativity scenes long before the birth of Christ. 

“No doubt it’s an intriguing drawing,” Morelli said. “We didn’t find similar scenes until the early Christian age.”

Source: CBS News

Chinese carrier carries out fighter drills on open seas




This picture taken on an undisclosed date in December 2016 shows a Chinese J-15 fighter jet (hàng nhái US Raptor F22) landing on the deck of the Liaoning (Liêu Ninh) aircraft carrier during military drills in the Bohai Sea, off…


China's military says its first aircraft carrier group has carried out a series of fighter launch, recovery and air combat exercises in the Yellow Sea amid tensions with the U.S. and Taiwan.

The Defense Ministry announced late Friday that the Liaoning carrier group conducted the drills in the Yellow Sea in recent days and is scheduled to continue exercises farther afield. It did not specify where.

The growing capabilities of the group and its movements have been closely watched since the Liaoning was declared combat-ready last month and then dispatched on a training mission to the disputed South China Sea.

Beijing has said the carrier would be used mostly for training and research.

Source: AP


Trời lanh, đề máy xe rồi chạy. Không nên ngồi chờ xe nóng máy vì máy dễ bị hư



Warming Up Your Car in the Cold Just Harms the Engine


The thick of winter, the common wisdom is that when you are gearing up to take your truck out in the cold and snow, you should step outside, start up your engine, and let it idle to warm up. But contrary to popular belief, this does not prolong the life of your engine; in fact, it decreases it by stripping oil away from the engine's cylinders and pistons.

In a nutshell, an internal combustion engine works by using pistons to compress a mixture of air and vaporized fuel within a cylinder. The compressed mixture is then ignited to create a combustion event-a little controlled explosion that powers the engine.

When your engine is cold, the gasoline is less likely to evaporate and create the correct ratio of air and vaporized fuel for combustion. Engines with electronic fuel injection have sensors that compensate for the cold by pumping more gasoline into the mixture. The engine continues to run rich in this way until it heats up to about 40 degrees Fahrenheit.

"That's a problem because you're actually putting extra fuel into the combustion chamber to make it burn and some of it can get onto the cylinder walls," Stephen Ciatti, a mechanical engineer who specializes in combustion engines at the Argonne National Laboratory, told Business Insider. "Gasoline is an outstanding solvent and it can actually wash oil off the walls if you run it in those cold idle conditions for an extended period of time."

The life of components like piston rings and cylinder liners can be significantly reduced by gasoline washing away the lubricating oil, not to mention the extra fuel that is used while the engine runs rich. Driving your car is the fastest way to warm the engine up to 40 degrees so it switches back to a normal fuel to air ratio. Even though warm air generated by the radiator will flow into the cabin after a few minutes, idling does surprisingly little to warm the actual engine. The best thing to do is start the car, take a minute to knock the ice off your windows, and get going.

Of course, hopping into your car and gunning it straightaway will put unnecessary strain on your engine. It takes 5 to 15 minutes for your engine to warm up, so take it nice and easy for the first part of your drive.

Warming up your car before driving is a leftover practice from a time when carbureted engines dominated the roads. Carburetors mix gasoline and air to make vaporized fuel to run an engine, but they don't have sensors that tweak the amount of gasoline when it's cold out. As a result, you have to let older cars warm up before driving or they will stall out. But it's been about 30 years since carbureted engines were common in cars.

So unless you're rolling in a 1970s Chevelle-which we assume isn't your daily driver-bundle up, get into that cold car, and get it moving.


Source: Business Insider




NHẠC GIÁNG SINH NỔI TIẾNG TRÊN THẾ GIỚI







CHÚC MỪNG GIÁNG SINH 2017







MENTAL NGUYỄN MINH TRIẾT







Thứ Sáu, 23 tháng 12, 2016

Cách đưa xe hơi ra khỏi vũng lầy







Túi bánh bị mất cắp







Đêm Canh Thức Giáng Sinh 2016 của Thương Phế Binh VNCH ngày 20/12/2016, tại Saigon, VN,







Màn biểu diển của cá heo







Phật giáo, NHỮNG ĐIỂM KHÁC BIỆT QUAN TRỌNG VỚI CÁC TÔN GIÁO KHÁC



1- Không có một đấng Thượng Đế toàn năng trong Đạo Phật. Không có ai đưa ra sự tưởng thưởng hay trừng phạt trong một Ngày Phán Xét giả định.

2- Đạo Phật hoàn toàn không phải là một tôn giáo trong phạm vi của một đức tin và thờ phượng do lòng trung thành một thế lực siêu nhiên.

3- Không có khái niệm cứu rỗi trong Đạo Phật. Một Đức Phật không phải là một đấng cứu rỗi bằng năng lực cứu độ cá nhân của Ngài. Mặc dù người Phật tử quy y với Đức Phật như bậc hướng dẫn vô song, bậc chỉ con đường của tịnh hóa, nhưng người Phật tử không như đầu phục như nô lệ. Người Phật tử không nghĩ rằng người ấy có thể đạt đến sự tịnh hóa chỉ đơn thuần bằng việc quy y với Đức Phật hay chỉ bằng việc có niềm tin trong Ngài. Không phải vì năng lực của Đức Phật mà rửa sạch sự ô nhiễm của kẻ khác.

4- Một Đức Phật không phải là một hiện thân của thần linh/ Thượng đế (như một số tín đồ Ấn Giáo tuyên bố). Mối quan hệ giữa Đức Phật và đệ tử của Ngài và tín đồ là của một vị thầy và học nhân.

5- Sự giải thoát tự ngã là trách nhiệm của tự thân. Đạo Phật không kêu gọi một đức tin mù quáng vô điều kiện đối với tất cả mọi tín đồ Đạo Phật. Nó đặt nặng yếu tố tự chủ, tự giác và phấn đấu cá nhân.

6- Quy y với Ba Ngôi tôn quý là Phật, Pháp và Tăng; không có nghĩa là tự đầu hàng hay hoàn toàn nương tựa vào một sức mạnh ngoại tại hay một phía thứ ba cho việc hổ trợ hay cứu rỗi.

7- Giáo Pháp (giáo lý Đạo Phật) tồn tại bất chấp có một Đức Phật hay không. Đức Thế Tôn Thích Ca Mâu Ni (Đức Phật lịch sử) khám phá và chia sẻ giáo lý/ lẻ thật phổ quát với tất cả chúng sanh. Ngài không phải là đấng sáng tạo ra những giáo lý như vậy cũng không phải là sứ giả của một Thượng Đế toàn năng trao truyền những giáo lý như vậy cho người khác.

8- Nhấn mạnh một cách đặc biệt trong Đại thừa Phật giáo là tất cả chúng sanh có Phật tánh/ bản thể. Một người có thể thành một Đức Phật (một chúng sanh siêu việt Giác Ngộ) qua một tiến trình tu tập nếu người ấy thực hành một cách cần mẫn và đạt đến sự tịnh hóa của tâm thức (hoàn toàn không còn vọng tưởng hay phiền não).

9- Trong Đạo Phật, mục tiêu tối hậu của tín đồ/ hành giả là Giác Ngộ và/ hay giải thoát khỏi vòng luân hồi; thay vì đi đến một Thiên đàng ( hay thế giới chư thiên trong phạm trù của vũ trụ quan Phật giáo).

10- Nghiệp và nghiệp lực là viên đá nền tảng của giáo lý nhà Phật. Chúng được giảng nghĩa rất kỷ lưởng trong Đạo Phật. Nghiệp liên quan đến một khái niệm siêu hình quan trọng liên hệ với hành động và những hệ quả của nó. Quy luật về nghiệp này giải thích vấn nạn của những khổ đau, bí ẩn của điều được gọi là số mạng và tiền định của một số tôn giáo, và ở trên tất cả sự bất bình đẳng hiển nhiên của loài người.

11- Tái sanh là một giáo lý chìa khóa khác trong Đạo Phật và nó liên hệ mật thiết với nghiệp. Có một sự khác biệt vi tế giữa tái sanh và đầu thai như được giải thích trong Ấn giáo. Đạo Phật phủ nhận lý thuyết về một sự đầu thai của linh hồn thường còn, cho dù nó được tạo ra bởi thượng đế hay hiện thân từ một bản thể thần linh.

12- Từ ái (sankrit: Maitri, pali: Metta) và Bi mẫn (karuna) đối với tất cả chúng sanh kể cả thú vật. Đạo Phật cấm chỉ triệt để việc giết hại súc sanh để cúng tế dù cứ lý do gì. Việc ăn chay được khuyến khích nhưng không bắt buộc.

13- Tầm quan trọng của việc Không dính mắc – hành xả. Đạo Phật vượt khỏi hành động tốt và biểu hiện tốt. Hành giả không được dính mắc với những hành vi tốt hay ý tưởng làm việc tốt; bằng khác đi chỉ là một hình thức khác của tham chấp.

14- Trong Đạo Phật, có sự quan tâm cho tất cả chúng sanh (đối với con người, như trong những tôn giáo khác). Người Phật tử nhìn nhận sự tồn tại của thú vật và những chúng sanh trong các cõi khác của vòng Luân Hồi.

15- Không có khái niệm thánh chiến trong Đạo Phật. Giết hại là phạm một giới đạo đức then chốt trong Đạo Phật. Phật tử bị cấm chỉ triệt để việc giết hại người khác nhân danh tôn giáo, một lãnh tụ tôn giáo hay viện cớ tôn giáo hay lý do trần tục.

16- Khổ đau là một nền tảng khác của Đạo Phật. Đó là chân lý thứ nhất trong Tứ Diệu Đế. Khổ đau được phân tích và giải thích rất tỉ mỉ trong Đạo Phật

17- Ý tưởng về nguyên tội hay tội tổ tông không có vị trí trong Đạo Phật. Cũng thế, nguyên tội không nên bị đánh đồng với khổ đau.

18- Giáo lý Đạo Phật nói về sự không có khởi đầu và không kết thúc (vô thỉ và vô chung) đối với sự tồn tại của con người hay sự sống. Hầu như không có sự quan tâm đến nguyên nhân đầu tiên – hay như đầu tiên con người hình thành như thế nào? (Vì chúng ta sẽ đòi hỏi nguyên nhân của nguyên nhân đầu tiên …)

19- Giáo pháp cung ứng một giải thích rất chi tiết về giáo lý vô ngã (sankrit: anatman, Pali: anatta), nghĩa là không có thực thể linh hồn (cho dù trong một kiếp sống hay nhiều kiếp sống).

20- Đức Phật là toàn giác toàn tri nhưng không toàn năng. Ngài có thể thực hiện vô lượng công đức nhưng có 3 việc Ngài không thể làm (không thể dứt hết nghiệp chướng của chúng sanh, không thể dứt hết khổ đau của chúng sanh, không thể độ tận chúng sanh). Cũng thế, một Đức Phật không tự nhận là một đấng tạo ra những sự sống hay vũ trụ.

21- Bát nhã (Prajna [Sankrit], Panna [Pali]) Tuệ trí Siêu việt chiếm vị trí chính yếu trong giáo lý Đạo Phật. Đức Thế Tôn Thích Ca giảng dạy khái niệm Bát nhã trong gần 20 năm cho giáo đoàn. Nó được dạy để cân bằng từ bi và tuệ trí nghĩa là cảm xúc (đức tin) với nhân tố căn bản (chánh kiến/ lẻ thật/ luận lý).

22- Truyền thống và hành thiền trong Đạo Phật tương đối quan trọng và mạnh mẽ. Trong khi tất cả mọi tôn giáo dạy một số hình thức hay sự đa dạng của thiền định / nhất tâm thiền (chỉ), thì chỉ có Đạo Phật nhấn mạnh thiền quán/ thiền phân tích (Tuệ minh sát) như một khí cụ đầy năng lực để giúp hành giả trong việc tìm kiếm giải thoát hay Giác Ngộ.

23- Giáo lý Tánh không hay Sunyata là đặc biệt của Đạo Phật và nhiều khía cạnh của nó được giải thích cặn kẻ trong giáo lý Đạo Phật phát triển. Một cách tóm lược, giáo lý này thừa nhận bản chất siêu việt của Thực tại Cứu kính. Nó tuyên bố thế giới hiện tượng là trống rỗng mọi giới hạn của diễn tả và rằng mọi khái niệm của thế giới nhị nguyên bị xóa tan.
24- Nhân duyên [Paticcasamuppada: Pali] hay Duyên khởi là một giáo lý then chốt khác của Đạo Phật. Giáo lý này giải thích rằng tất cả mọi hiện tượng tâm lý và vật lý cấu thành sự tồn tại cá thể là phụ thuộc lẫn nhau và điều kiện cần thiết hổ tương với nhau; điều này đồng thời diễn tả những gì làm chúng sanh bị vướng mắc vào vòng luân hồi.

25- Khái niệm về địa ngục trong Đạo Phật cũng rất khác biệt với nhưng tôn giáo khác. Nó không là một nơi cho kiếp đọa đày vĩnh viễn như cái nhìn của những tôn giáo thờ ‘đấng tạo hóa toàn năng’. Trong Đạo Phật, nó chỉ là một trong sáu cõi Luân hồi [chỗ tệ hại nhất của ba thế giới khổ đau không ai muốn]. Cũng thế, hầu như có vô số địa ngục trong vũ trụ quan Phật giáo như có vô số cõi Phật.

26- Vũ trụ quan Phật giáo là khác biệt rõ ràng với những tôn giáo khác vốn thường nhìn nhận chỉ có thái dương hệ (Trái Đất) này như trung tâm của Vũ trụ và hành tinh duy nhất có sự sống. Quan điểm của Đạo Phật về một thế giới Phật (cũng được biết như Ba Nghìn Đại Thiên thế giới) là có hàng tỉ thái dương hệ. Bên cạnh đó, giáo lý Đại thừa Phật giáo giải thích rằng có những hệ thống thế giới hiện tại như Tịnh độ của Đức Phật Di Đà và Đức Phật Dược Sư.

27- Luân hồi là một khái niệm nền tảng trong Đạo Phật và nó đơn giản là ‘những chu kỳ tồn tại bất tận’ hay những vòng sinh tử không ngừng của sáu cõi luân hồi. Hình thức tái sanh theo chu kỳ chỉ chấm dứt khi một chúng sanh thành tựu Niết bàn, có nghĩa là sự cạn hết nghiệp chướng, dấu vết thói quen, nhiễm ô và vọng tưởng. Tất cả những tôn giáo khác giảng rằng chỉ có một thiên đàng, một trái đất và một địa ngục, nhưng quan điểm này rất giới hạn so với vòng luân hồi của Đạo Phật nơi mà thiên đàng chỉ một trong sáu cõi luân hồi và nó có 28 cấp độ/ tầng.