khktmd 2015






Đạo học làm việc lớn là ở chỗ làm rạng tỏ cái đức sáng của mình, thương yêu người dân, đạt tới chỗ chí thiện. Đại học chi đạo, tại Minh Minh Đức, tại Tân Dân, tại chỉ ư Chí Thiện. 大學之道,在明明德,在親民,在止於至善。












Thứ Bảy, 12 tháng 1, 2019

Music CD: Dark Side of the Moon - Pink Floyd







Chính quyền này là chính quyền gì?







Không nên hâm nóng 8 loại thực phẩm trong microwave




1. Trứng luộc
2. Sữa mẹ
3. Thịt chế biến sẵn
4. Thịt gà
5. Rau lá xanh
6. Cơm
7. Khoai tây
8. Củ dền



Tạp Chí HỢP LƯU số 9




https://e.issuu.com/anonymous-embed.html?u=dreamteam1005&d=h_p_l_u_009__opt_


Cưỡng chế Lộc Hưng: Báo thành hồ hát đồng ca theo ubnd Tân Bình - Tác giả Gió Bắc




Không rõ do duyên số tình cờ hay vì lý do nào khác, sau khi RFA đăng bài viết “Cưỡng chế vườn rau Lộc Hưng báo chí Việt cấm khẩu”, ngày 10-1, báo chí TP.HCM đồng loạt đăng tin bài về sự kiện Lộc Hưng. Giống như đàn cừu Dolly, những bài báo đưa thông tin tròn trĩnh, thái độ hoan hỉ hoàn thành việc giải tỏa 112 ngôi nhà xây trái phép. Tất cà các thương hiệu báo chí một thời lừng lẫy Tuổi Trẻ, SGGP, Người Lao Động … đều cùng khai thác nguồn tin duy nhất từ UBND quận Tân Bình như một bản báo cáo thành tích.

 

Báo là công cụ của chính quyền Tân Bình


Không tờ báo nào ghi nhận ý kiến người dân, không một hình ảnh về thành quả tang tóc của 112 ngôi nhà bị đập phá, 112 gia đình với hàng trăm con người đang sống màn trời chiếu đất ở nơi mới hôm qua còn là tổ ấm của mình.

Cảm giác chung của cộng đồng mạng xã hội, những nạn nhân của cuộc cưỡng chế và nhất là của những nhà báo tâm huyết là thất vọng, chua xót đến phần uất. Nhà báo Bạch Hoàn, một trong những người đầu tiên kêu gọi báo chí lên tiếng về Lộc Hưng đã viết trên Facebook hai giòng ngắn ngủi “Vài tờ báo đang dõng dạc tuyên bố với độc giả rằng: Chúng tôi là công cụ. Chúng tôi không phụng sự bạn đọc.

Đó là suy nghĩ của tôi khi đọc về vụ Vườn rau Lộc Hưng trên báo sáng nay và đêm qua”.{1}

Nhà báo lão thành Đoàn Khắc Xuyên hết sức ưu tư về tâm thế và phương pháp tác nghiệp của báo chí TP. Anh viết trên Facebook: “Suốt 1 tuần báo chí trong nước im như tờ về vụ Lộc Hưng, không hề thấy bất kỳ một cố gắng nào tiếp cận người dân tại chỗ để có thông tin từ phía họ. Chỉ có đài nước ngoài như BBC, VOA làm điều này. Đúng sai đến đâu chưa nói. Nhưng việc không tìm cách tiếp cận người dân của báo chí trong nước có thể được hiểu, hoặc họ coi tiếng nói người dân là không đáng tin hoặc họ bị chỉ đạo, bị áp lực từ đâu đó không được đưa tiếng nói của người dân. Cho đến tối 9/1 thì đồng loạt các báo đưa thông tin từ cuộc họp báo của UBND quận Tân Bình. Và chỉ có thông tin từ UB quận. Không có một nỗ lực điều tra riêng nào của các báo.

Một nguyên tắc căn bản của báo chí là công bằng trong đưa tin đã không được thể hiện. Một bên là bộ máy đầy đủ ban bệ, lực lượng của chính quyền; một bên là phản ứng rời rạc của người dân bị ảnh hưởng. Báo chí đứng ở đâu, ai cũng đã thấy. Bất đối xứng thông tin là đây chứ đâu”.{2}

Thật ra các nhà báo đáng thương hơn đáng trách, không phải họ không có khát vọng phụng sự như Bạch Hoàn mong muốn. Không phải họ không biết và không muốn tác nghiệp theo nguyên tắc công bằng trong thông tin. Họ cũng không muốn xa dân hay đối lập với dân nhưng nói như Nam Cao “Ai cho ta làm người lương thiện?”.

Cái thời báo chí được xem là công cụ mềm, được sự độc lập tương đối trong tác nghiệp, bày tỏ chính kiến, đã qua lâu rồi. Cái thời những Tổng Biên Tập vốn là những nhà báo bản lĩnh như Tô Hòa, Võ Như Lanh, Kim Hạnh, Thế Thanh …dám tranh luận, góp ý cho Thành Ủy hay cả Trung Ương đã qua rồi.

 

Cần nói dân nghe và nghe dân nói


Nhà báo Tâm Chánh, nguyên Tổng Biên Tập SGTT đã gởi gắm nỗi niềm đến cấp cao hơn. Bài viết “LỘC HƯNG NHÌN BĂNG TINH THẦN LUẬT TIẾP CẬN THÔNG TIN” trên Facebook của anh như là một kiến nghị đầy trách nhiệm với lãnh đạo TP về hướng giải quyết vấn đề Lộc Hưng kết hợp với việc sử dụng hiệu quả công cụ báo chí theo hướng phát triển.

Tâm Chánh đã viết “Chính trong lúc này, lãnh đạo TPHCM cần tỏ rõ bản lĩnh chính trị của Sài Gòn, tạo ra không khí và môi trường dối thoại chân thành, trung thực giải quyết vụ cưỡng chế ở khu Lộc Hưng.

Điều cần phải làm trước tiên loại bỏ lối tư duy quản lý dán nhãn nhạy cảm lên các xung đột phát sinh trong thực tiễn. Lối tư duy này đang tạo điều kiện cho sự áp đặt tuỳ tiện con ngáo ộp “thế lực thù địch” như bóng ma duy trì nỗi sợ hãi trong xã hội. Nó ngăn chận mọi khả năng hợp tác và biến việc giải quyết thực tiễn luôn ở trong thế lựa chọn đối kháng.

Chính quyền cần chủ động thực hành quyền tiếp cận thông tin đáp ứng nhu cầu này của mọi người dân, không chỉ là cư dân TP. Cần đưa thông tin đến tận hiện trường xung đột kịp thời, rõ ràng và mình bạch. Những thông tin về tình trạng sử dụng đất, qui hoạch và hiện trang xây cất, sử dụng đất lấn chiếm, trái phép...được trình này rõ ràng, được phổ biến tỉ mỉ, khách quan đã là một cách tước khí giới của “thế lực thù địch”. Nhà nước không nên tham gia chợ đen tin đồn mà phải cũng cấp những thông tin xác tín, kiểm chứng được. Những kiểu nghi hoặc có bàn tay Việt Tân, thế lực thù địch… mà không cũng cấp được bằng chứng cần được loại bỏ khỏi phong cách chính trị trong nền chính trị độc đảng như nước ta, ít nhất trong cư xử của công chức, viên chức nhà nước.

Trong quá trình làm cho dân biết, thông tin được trao đổi sẽ hình thành thông tin mới. Ứng xử kịp thời với những thông tin đó bằng một thái độ tôn trọng, cầu thị và khoa học phải là một đòi hỏi về đạo đức và năng lực cơ bản của mọi công chức, viên chức các cấp. Đó chính là xây dựng trách nhiệm giải trình của giới quản lý xã hội.

Cũng cần xóa bỏ lối phân biệt thông tin chính thống, thông tin mạng hay báo chí. Thông tin là thông tin, xuất hiện trong môi trường đại chúng đều cần được tôn trọng và xử lý kịp thời. Chứ nếu vẫn coi nhẹ, coi thường, coi rẻ thông tin mạng, thì vụ Lộc Hưng há chẳng phải chính mạng xã hội, từ những trang thông tin cá nhân tin cậy, đưa ra sớm những thông tin còn bị khuất lấp của “vườn rau” này. Còn báo chí thì không biết ăn của ai, nhận lệnh nào mà im phăng phắc toàn diện, triệt để ở TP định thông mình này?

Làm như vậy, quá trình trao đổi thông tin sẽ tạo môi trường tự do thông tin, xoá bỏ nghi kị, thực hiện công khai, mình bạch. Mọi điều không có hại mà chỉ có lợi”.{3}

 

Giải tỏa mà không lấy đất. Ai tin?


Trở lại thông tin của báo chí chính thống, ngay từ 5 giờ sáng, Nhà báo Lợi Mai Phan, quản trị viên của diễn đàn Góc Nhìn Báo Chí và Công dân đã treo link bài viết “Cưỡng chế vườn rau Lộc Hưng báo chí Việt cấm khẩu” trên diễn dàn với lời thách thức nóng hổi “Đề nghị chỉ đạo cho SGGP, TTO, PLO... phản bác lại từng luận điểm, luận cứ của bài viết này. Ai lại để bị bôi nhọ thế?!”. {4}

Tôi rất vui mừng vì đây là sáng kiến nghiệp vụ mới lạ, thú vị các bên sẽ cùng đào bới thông tin sâu sắc hơn, cùng tiếp cận đến sự thật tốt hơn. Thế nhưng rất tiếc, tất cả đều thể hiện việc đập phá 112 nhà dân là hợp pháp, đây chỉ là cưỡng chế tháo dỡ nhà xây trái phép chứ không phải để thu hồi đất một chiều mà không có cơ sở chứng minh. Nhưng khi cố công vẽ trái ấu hình tròn, họ đã tự mâu thuẫn với chính mình cả về logic thực tế, nội dung pháp lý và đạo lý.

Theo Tuổi Trẻ, “lãnh đạo UBND Q.Tân Bình cho biết khu vực vườn rau hiện có 134 hộ đã đăng ký kê khai sử dụng đất nông nghiệp (qua 3 đợt kê khai vào năm 1991, 1995 và 2005). Hai đợt cưỡng chế ngày 4 và 8-1 mà quận thực hiện đã được báo cáo, xin chủ trương và được TP chấp thuận.
Theo vị lãnh đạo này, đây là việc cưỡng chế tháo dỡ những ngôi nhà xây dựng không phép chứ không phải thu hồi đất” {5}.

Một số báo khác cũng đồng ca theo luận điểm tương tự là chỉ cưỡng chế xây dựng không phép chứ không thu hồi đất nhưng rồi mục đích thu hồi sử dụng đất cũng lọt  báo Công An TP. Trong một chuổi liệt kê các cuộc họp của lãnh đạo TP và quận, báo CA nêu “Ngày 8-10-2018, HĐND TP cũng đã ban hành Nghị quyết 21/NQ-HĐND, quyết định chủ trương đầu tư các dự án đầu tư công trên địa bàn, trong đó có 3 dự án trường học và 1 dự án đầu tư cơ sở hạ tầng tại khu đất trên

 

Làm đúng theo luật riêng của Tân Bình!


Không chỉ vậy, Báo CA còn đăng hình minh họa bản vẽ các công trình hoành tráng và thuyết minh rõ là "Khu vực này sẽ được sử dụng để xây dựng cụm trường học đạt chuẩn quốc gia” {6}

Luật sư Trương Thị Minh Thơ, nguyên là Thẩm phán Toà Cấp Cao tại TP.HCM, đã chỉ ra mâu thuẫn pháp lý trong lập luận giải tỏa mà không lấy đất.

“”Theo lãnh đạo quận Tân Bình, từ ngày 4-1 đến 9-1, UBND quận Tân Bình đã phối hợp với lực lượng chức năng tổ chức cưỡng chế, tháo dỡ tổng cộng 112 công trình xây dựng không phép tại vườn rau Lộc Hưng. Lãnh đạo quận này khẳng định quận chỉ thực hiện cưỡng chế nhà xây dựng không phép. “Không có chuyện cưỡng chế thu hồi đất như một số dư luận đã thông tin” - lãnh đạo quận Tân Bình cho hay....!””

-Như vậy là không cưỡng chế thu hồi đất !

-Như vậy là đất vẫn của dân?

- Như vậy là dân phải tự dọn Đống đổ nát để cho mảnh đất trở về nguyên thủy “Trồng rau”?

Tôi thấy trả lời của UBND quận Tân Bình không ổn. Còn không ổn thế nào cần có đủ chứng cứ sẽ phân tích thêm vì đây mới chỉ là bài báo được đăng chính thống nên tôi chỉ dựa vào bài báo góp một ý nhỏ của mình.” {7}

Riêng việc giải tỏa có đúng pháp luật hay không, không cần đến luật sư, Linh Mục Lê Ngọc Thanh có bài viết trên Facebook “NHÀ NƯỚC PHƯỜNG 6, TÂN BÌNH?”

Trích dẫn thông tin về tiến trình giải tỏa trên báo TTO, Linh Mục đã phân tích “Một tiến trình cưỡng chế bình thường ở nước Việt Nam do cộng sản điều hành hiện nay tối thiểu phải qua các bước (theo Nghị định 166/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định về cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính):

- Lập biên bản sai phạm (lưu ý phải lập biên bản từng công trình và với từng chủ thể chịu trách nhiệm).

- Cấp thẩm quyền ra quyết định xử phạt hành chánh và trao đến từng chủ thể sẽ bị điều chỉnh bởi quyết định phạt hành chánh (nếu không thi hành, sẽ làm bước kế tiếp).

- Thông báo cưỡng chế trước 5 ngày đến từng chủ thể sẽ bị điều chỉnh bởi quyết định cưỡng chế (nếu không tự nguyện tháo dỡ, sẽ làm bước tiếp theo)

- Cưỡng chế.

Tại vườn rau Lộc Hưng, phương 6, quận Tân Bình việc cưỡng chế ngày 4 và 8 tháng Một năm 2019 đã không hề diễn ra theo đúng thủ tục này.

Phải chăng UBND phường 6, quận Tân Bình muốn tạo ra bộ luật riêng như thể một nhà nước mới phát sinh?

Theo mô tả của TTO sáng ngày 10.01.2019, việc cưỡng chế không qua đúng tiến trình kỹ thuật như Nghị định 166/2013/NĐ-CP, nhất là không tống đạt đến từng chủ thể bị điều chỉnh bởi quyết định cưỡng chế:

Rõ ràng phường 6, Tân Bình đang hình thành một luật riêng mang dáng dấp của một nhà nước mới!?” {8}

 

Đất đai có trước hay giấy chứng nhận có trước


Những viện dẫn đã nêu cho thấy chiến dịch đánh úp bất thình lình đập phá 112 ngôi nhà ở Lộc Hưng đã thành công mỹ mãn. Tất cả nhà cửa đã thành gạch và sắt vụn nhưng để an dân thì bộ máy công an, xe xúc, xe cẩu khó có thể thành công. Dàn đồng ca báo chí Tân Bình càng khó có thể thu phục lòng người. Ngày 9-1, nhà báo Huy Đức có bài viết trên Facebook: “ĐẤT ĐAI CÓ TRƯỚC HAY GIẤY CHỨNG NHẬN CÓ TRƯỚC” như một giải pháp khả dĩ

Từ hôm Tân Bình cưỡng chế, đập phá nhà cửa của dân tại "vườn rau Lộc Hưng", tôi hỏi nhiều nhà báo vì sao báo chí im lặng. Có bạn nói là "đang làm" nhưng cho đến nay vẫn không có một dòng trên báo. Tại sao thế. Ngay cả khi người dân sai thì báo chí cũng cần lên tiếng.

Nếu quả thực, "Bà con đã đóng thuế 20 - 30 năm có đầy đủ giấy tờ pháp lý...; Đất vườn rau sử dụng đất 1954..." thì theo Luật Đất Đai 1993, phải cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho bà con. Trong trường hợp nhà nước lấy đất đó để xây trường công lập thì phải bồi thường, bất kể người dân có giấy hay không có giấy.

Đất đai là tài nguyên, có trước bất cứ thứ nhà nước và luật pháp nào. Từ ngàn đời nay, người dân thủ đắc đất đai một cách tự nhiên, bằng khai hoang, phục hoá hoặc sang nhượng. Nước Việt ta hẳn không kéo dài từ Ải Nam Quan tới Mũi Cà Mau nếu không có những người dân mang cuốc xẻng đi mở cõi.

Theo pháp luật hiện nay thì "hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất có nhà ở, công trình xây dựng khác từ trước ngày 15 tháng 10 năm 1993" thì ngay cả khi không phù hợp quy hoạch mà nếu quy hoạch đó được phê duyệt sau khi người dân sử dụng đất thì chính quyền vẫn phải cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho họ.

Giấy tờ không phải là căn cứ duy nhất để xác lập quyền của người dân với tài sản của mình. Bộ Luật Dân Sự quy định thời hiệu "ngay tình thủ đắc" với bất động sản là 30 năm. Ông cha ta từng quy định thời hiệu này ngắn hơn, từ thời Lý, Trần, "Phàm vườn ruộng bỏ hoang, đã có người cầy cấy, người chủ chỉ có quyền đòi lại trong hạn một năm. Trái lệnh này, sẽ phải phạt 80 trượng".

Đừng lấy lý do chưa có giấy tờ mà lấy đất của dân. Không có dân, không an dân thì đất đai chỉ là nghĩa địa”. {9}

1-https://www.facebook.com/bachhoanvtv24
2- https://www.facebook.com/doan.xuyen
3-https://www.facebook.com/chanh.tam.33
4-https://www.facebook.com/groups/nhabaocongdan/
5-https://tuoitre.vn/cuong-che-112-can-nha-xay-trai-phep-o-khu-vuon-rau-20...
6-http://congan.com.vn/song-theo-phap-luat/cuong-che-110-ho-dan-tai-vuon-r...
7-https://www.facebook.com/tho.minh.505
8- https://www.facebook.com/thanhcssr
9-https://www.facebook.com/Osinhuyduc
* mục {8} dẫn đến facebook cũ của Linh mục Lê Ngọc Thanh, nhưng rất tiếc Facebook cũ đã bị bỏ và xóa nội dung


Trung Cộng khó thôn tính được Đài Loan(Phần 4)







Trung Cộng khó thôn tính được Đài Loan (Phần 3)







Trung Cộng khó thôn tính được Đài Loan(Phần 2)







Trung Cộng khó thôn tính được Đài Loan (Phấn 1)







Phỏng vấn Gm Nguyễn Hữu Long







NHỮNG SAI LẦM THƯỜNG GẶP VỀ PETRUS TRƯƠNG VĨNH KÝ- Tác giả Winston Phan Đào Nguyên







lê-nin, và hồ chí minh thuộc loại siêu dân túy - Tác giả Nguyễn thị Cỏ May



Trong những năm gần đây, một phong trào chánh trị mới xuất hiện, rõ nét hơn hết, theo dư luận báo chí mỹ và pháp, là hiện tượng Ông Donald Trump thắng cử Tổng thống Huê kỳ . Ở Âu châu, phong trào tương tợ xuất hiện ở Ý, Áo, Hòa lan, Hongrie, Ba lan, cả Pháp và ở Anh có Brexit với kết quả của trưng cầu dân ý, Á châu có Ấn độ, Phi luật tân,… . Hiện tượng này được các nhà nghiên cứu khoa chánh trị học gọi là «Dân túy».

Nhìn chung những nước có phong trào dân túy, về cơ bản, đều là những nước dân chủ tự do. Dân túy bỗng xuất hiện rầm rộ vì sự suy thoái của Dân chủ tự do, đời sống xã hội ngày thêm khó khăn do ảnh hưởng toàn cầu hóa làm cho những nhà tư bản giàu thêm, phần lớn dân chúng lại nghèo hơn. Riêng lớp trung lưu là nạn nhơn bị ảnh hưởng toàn cầu hóa tấn công mãnh liệt nhứt và chỉ trong thời gian gần đây thôi .

Nhưng dân túy có thể xuất hiện ỏ Việt nam được không mà Võ văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chánh trị, Bí Thư trung ương đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, đã vội cho đây là một xu hướng đáng quan ngại nên ông vội cảnh báo đảng cộng sản của ông «Chủ nghĩa dân túy và những cảnh báo đối với Việt nam»?

Hay ông vừa phát hiện Việt nam chính là một chế độ dân túy hơn ở đâu hết?


Đảng cộng sản ở Việt nam lo sợ Dân túy


Báo Sài Gòn Giải Phóng khi đăng bài viết của Võ văn Thưởng cũng không dấu đươc sự lo sợ « Liệu Dân túy có xuất hiện ở Vìệt nam khi mà trên thế giới nguy cơ của nó hiện hữu và xu hướng mở rộng ? Để phòng ngừa chủ nghĩa dân túy ở Việt nam, điều quan trọng nhứt là nâng cao nhận thức của cán bộ đảng viên và nhơn dân về những tác hại của chủ nghĩa dân túy, phải hạn chế tối đa «đất sống» của chủ nghĩa dân túy» (SGGP, 15/5/2018)

Nhưng Dân túy là gì mà Võ văn Thưởng, trùm công an tư tưởng, lại lo sợ như vậy?

Theo học giả người Mỹ, Gìáo sư Francis Fukuyama, từ ngữ «Dân túy» khi dùng thường được ghép chung với «Dân tộc» và trở thành «Chủ nghĩa Dân tộc dân túy» (Le national-populisme) . Chữ «túy» có nghĩa là «chuyên nhứt, thuần túy, chỉ cho điều đó, chỉ vì điều đó mà thôi» . Chủ nghĩa «Dân tộc dân túy» là lý thuyết chánh trị dạy người làm chánh trị hay chánh phủ chỉ lo phục vụ cho dân, cho nước mình mà thôi (Chữ «túy» ở đây không có nghĩa là «say hay mê say») .

Chế độ Dân chủ Tự do giữ được ổn định và hòa bình cho thế giới từ sau Thế chiến tuy vẫn thường xuyên bị khối cộng sản liên-xô và đông âu đe dọa, thì nay lại bị phong trào dân túy khuynh đảo khá mạnh .

Nhiều người lo sợ vì thấy chỉ trong một thời gian ngắn mà nó đã bùng lên từ Âu châu qua Á châu . Sức hấp dẫn của nó mãnh liệt do những nhà chánh trị dân túy đề cao những chánh sách xã hội như trợ giá hàng hóa, tăng lương, tăng hưu bổng, trợ cấp dài hạn người nghèo và thất nghiệp, tất cả «cho nhơn dân và vì nhơn dân» .

Dân túy cũng dễ thu hút quần chúng vì định nghĩa của Dân túy lấy nhơn dân làm căn bản nhưng «nhơn dân» của Dân túy không phải là toàn bộ nhơn dân của một Quốc gia mà chỉ là từng lớp nào đó mà thôi . Như Thủ tướng Hung (Hongrie), ông Viktor Orban, định nghĩa dân tộc chỉ nhìn nhận sắc tộc hung, không kể công dân hung gốc ngoại quốc . Trái lại, người Hung (hongrois) sanh sống ở ngoại quốc vẫn được nhìn nhận là người Hung . Thủ tưóng Ấn độ, ông Narendra Modi, lại định nghĩa dân tộc ấn độ dựa trên ấn giáo . Ba-lan cũng định nghĩa dân tộc dựa trên căn bản những giá trị công giáo. Từ đó phong trào dân túy ở Âu châu đã có cơ hội kích thích sự trổi dậy tinh thần phân biệc chủng tộc vì màu da, vì văn hóa và vì quyền lợi «Âu châu da trắng» .

Ở Pháp, chánh phủ chủ trương «thế tục» vì muốn thoát ra khỏi nổi ám ảnh quá khứ bị đè nặng bỡi giai cấp tăng lữ và gần đây, ban hành chánh sách «hội nhập» đón nhận người nhập cư, đã làm xuất hiện «Mặt trận dân tộc» (Front national) chủ trương «Nước Pháp của người Pháp» bị tố cáo là «dân túy» và còn bị ghép vào với phong trào Đức quốc xã (Nazi) bài ngoại .

Sau cùng Dân túy đặt nặng vấn đề «đề cao người lãnh đạo» . Một thái độ sùng bái cá nhơn . Người dân túy có được chọn làm lãnh đạo là do được giao phó sứ mạng nắm giữ quyền lực, chớ không phụ thuộc một hệ thống chánh trị chọn lựa và đưa lên nên họ chỉ có quan hệ trực tiếp với nhơn dân và họ mới là đại diện thật sự của nhơn dân, có khả năng và nhiệm vụ giải quyết những đòi hỏi, những nguyện vọng của nhơn dân . Người dân túy chống lại lớp ưu tú đầy quyền hành và giàu có nhưng lại sống xa rời quần chúng, và họ giữ vai trò người lãnh đạo gắn liền trực tiếp với quần chúng của họ .
Nhưng ngày nay, khi nói tới dân túy, người ta lại hiểu đó là một phong trào chánh trị chủ trương thứ dân chủ mỵ dân . Tiếng dân túy vì vậy bị mang ý nghĩa xấu .


Một chút về nguồn gốc Dân túy


Từ ngữ «Dân tộc dân túy» được chánh thức đưa vào môn chánh trị học trong những năm 1970 bỡi nhà xã hội học người á-căn-đình (argentin) Gino Germani để chỉ những chế độ chánh trị «dân tộc và dân túy» ở Nam mỹ của những năm 1930-1950. Sau đó, «dân tộc dân túy» được phổ biến rộng rải bỡi nhà chánh trị học và sử gia về tư tưởng chánh trị người Pháp, ông Pierre-André Taguieff, để mô tả hình thức dân túy của «Mặt trận Dân tộc» ở Pháp (Le Front National, của Le Pen, năm 2017, tranh cử tổng thống pháp,vào chung kết), và của phong trào poujadisme (do ông Pierre Poujade ở miền Tây-Nam Pháp sáng lập, chống chánh trị nghị viện và Hiệp ước Rome, bảo vệ giới buôn bán nhỏ và thủ công nghiệp) .

Đến năm 2010, phong trào dân túy bùng lên mạnh và tràn lan khắp thế giới. Người ta nói tới nhiều với sự quan tâm từ lúc ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Huê kỳ và ông Narendra Modi lên cầm quyền ở Ấn độ. Dân túy nói ở đây bị hiểu là phong trào chánh trị cực hũu. Còn những đảng phái tả và cực tả ở Pháp và Âu châu có làm chánh trị mỵ dân, như đảng cộng sản, đảng xã hội chủ nghĩa, … lại không bị công kích vì cứ «tả» thì được cho là «cấp tiến». Phải chăng do phản ứng tâm lý từ mặc cảm trước cách mạng và tiếp theo, từ thời thực dân?

Phong trào dân túy chủ trương bảo vệ quyền lợi của nhơn dân chống lại giới «ưu tú» xưa nay cứ thay phiên nhau cầm quyền, ngày càng xa rời quần chúng.

Trên thực tế, danh từ «Chủ nghĩa dân túy» (Le populisme) bằng tiếng pháp xuất hiện năm 1912 từ tiếng «populiste» khi được dùng để chỉ thành viên của một đảng theo kiểu đảng xã hội chủ nghĩa (socialiste) . Thật ra cả hai tiếng «populisme» (chủ nghĩa dân túy) và «populiste» (người dân túy) đều dùng để chỉ những phong trào chánh trị xuất hiện vào thế kỷ XIX . Ở Nga, từ năm 1860, có một phong trào xã hội chủ nghĩa muốn khôi phục lại một cộng đồng nông dân đã mai một và ở Huê kỳ, những năm 1890, có phong trào dân túy nông thôn và giới tiểu tư sản nổi lên muốn thể hiện vai trò của dân chúng xây dựng chế độ dân chủ huê kỳ.

Từ những năm 1980, phong trào và đảng dân túy đạt được nhiều thành quả tranh cử ở các nước dân chủ ở Bắc Mỹ như Canada và ở Bắc Âu như Ý, Hòa lan và những nưóc scandinaves.
Tóm lại, những phong trào dân túy đang hoạt động ngày nay có thể được xếp làm 2 nhóm. Ở Nam mỹ và Miền nam Âu châu, phong trào dân túy có xu hướng tả khuynh, trái lại ở Bắc Âu, họ lại chỉ dựa vào lực lượng quần chúng nghèo, lao động và ngã theo phe hữu, chống lại những phong trào di dân .


VC có phải là dân túy không?


Người cộng sản đầu tiên lớn tiếng chống dân túy là Lénine. Chủ nghĩa dân túy đã xuất hiện từ rất sớm trong phong trào cộng sản và công nhơn quốc tế giữa thế kỷ XIX ở Pháp (Thiếu tà, Ts Hà Sơn Thái, Học Viện Chánh trị, Bộ Quốc phòng, Hà nội). Nguồn gốc xã hội của «chủ nghĩa xã hội dân túy» là phong trào quần chúng nông dân tranh đấu đòi ruộng đất, đòi hủy bỏ mọi hình thức bốc lột của địa chủ. Thực chất của chủ nghĩa dân túy là một sự phối hợp tư tưởng dân chủ nông nghiệp với những ước mơ về chủ nghĩa xã hội, một hình thức của chủ nghĩa xã hội tiểu tư sản cũng cùng lúc xuất hiện ở Nga.

Phản ứng của Lénine là phải đập tang ngay phong trào dân túy. Ông điểm mặt dân túy là kẻ thù công khai của phong trào cách mạng Nga và phải đấu tranh không khoang nhượng với chủ nghĩa dân túy để bảo vệ sự trong sáng của cách mạng theo chủ nghĩa mác-xít bởi vì chủ nghĩa dân túy đang cản trở việc truyền bá mác-xít vào giới công nhơn nga. Về mặt lý luận, chủ nghĩa xã hội dân túy phủ nhận giai cấp đấu tranh, đó là sứ mệnh lịch sử của giai cấp vô sản, cách mạng vô sản và chuyên chính vô sản, đề cao giải pháp kinh tế để cải thiện đời sống xã hội mà không thấy lợi ích lâu dài, phủ nhận cách mạng bạo lực, đề cao tranh đấu hợp pháp, hòa bình, bảo vệ tự do theo kiểu tiểu tư sản, phủ nhận nguyên tắc tập trung dân chủ …

Báo «Đcs/vn» (22/05/2018) cho rằng việc trước đây Lénine đã vạch trần nguồn gốc, bản chất và đập tan chủ nghĩa dân túy ở Nga có ý nghĩa nhiều mặt đối với cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa dân túy ở Việt nam hiện nay . Võ văn Thưởng vẫn tin khó tránh «chủ nghĩa dân túy sẽ phải có mặt ở Việt nam» bởi nó đang hiện hũu trên thế giới và có xu hướng mở rộng .

Nhưng Võ văn Thưởng và cả đảng cộng sản ở Hà nội đừng quá mơ hồ ca tụng Lénine là người sớm đập tan chủ nghĩa dân túy bởi Lénine, chính hắn, mới là tay tổ dân túy. Năm 1917, cái gọi là cách mạng Tháng 10, thật sự chỉ là một thứ mánh khóe của Lénine quỉ quyệt. Alexandre Kerensky nắm được chánh quyền, lập chanh phủ vì Nga hoàng chấp nhận thoái vị, nhưng lại phạm sai lầm đã tách quân đội khỏi chánh phủ, do bị ám ảnh bỡi trường hợp Napoléon của lịch sử pháp . Nhưng khi giựt mình thấy rơi vào thế yếu nên ông vội ngã theo Bôn-sơ-vic . Lénine nắm ngay cơ hội, đoạt chánh quyền từ tay Alexandre Kerensky, liền tuyên bố «Đoàn kết toàn dân, lập chế độ dân chủ tự do, thực thi mọi quyền căn bản, … » để tạo thế quần chúng ủng hộ, tránh bị chống đối bất lợi lúc thế lực hảy còn yếu . Như vậy chánh phủ mà Lê-nin vừa thành lập là của nhơn dân, chớ không phải của riêng của đảng phái, phe nhóm nào khác?

Khi biết chắc mình đã lấy được trọn chánh quyền, Lénine rất hả hê : «Không ngờ làm cách mạng cướp được chánh quyền lại dễ đến như vậy!».

Nhưng muốn giữ chánh quyền thì phải làm ngay cách mạng bạo lực, tiêu diệt sạch các thành phần không phải «ta», phản động, thiết lập chế độ chuyên chính vô sản . Năm 1945, Hồ Chí Minh học được bài học này và lập lại với Cụ Trần Trọng Kim . Ngày 2/9/45, tại Hà nội, Hồ Chí Minh cũng đăng đàng và dõng dạc tuyên bố: 

«Hỡi đồng bào cả nước,
 

Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”.
Và ngày nay,trên các giấy tờ,trên tường, …khắp nơi,đều treo khẩu hiệu như nhắc lại cho dân chúng đừng vội quên tư tưởng vĩ đại của Hồ Chí Minh:«Không có gì quí hơn độc lập tự do» .

Trước đó, năm 1941, để đoàn kết các đảng phái chống thực dân pháp nhưng thực chất là ngấm ngầm tìm cách từng bước loại bớt kẻ thù là những tổ chức không cộng sản, ông tổ chức Mặt Trận Việt Minh, đặt dưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản. Năm 1944, ông cho tổ chức Đảng Dân chủ Việt nam để gom các nhà tư sản dân tộc, tiểu tư sản, trí thức yêu nước và tiến bộ . Đảng Dân chủ tham gia vào
Mặt Trận Việt minh.

Năm 1946, ông cho tổ chức thêm đảng Liên việt để tập hợp lại vừa các đảng phái,vừa cá nhơn, và đảng Xã hội để đoàn kết trí thức yêu nước và dân chủ, cũng gia nhập Mặt Trận Việt minh .
Tới năm 1955, tình hình thuận lợi cho Hồ Chí Minh đã về Hà nội, ông cho tổ chức Mặt Trận Tổ quốc để đoàn kết toàn dân, tức mọi thành phần tuổi tác, giới tính, nghề nghiệp, địa phương, …Sau cùng, năm 1960, Hồ Chí Minh còn tổ chức thêm Mặt trận Dâ­n tộc Giải phóng Miền nam .

Nhìn lại lời mở đầu của bản tuyên ngôn độc lập 2/9, khẩu hiệu kinh điển «Không có gì quí hơn độc lập tự do» và các đảng phái do ông thành lập tiếp theo đảng cộng sản thì ai cũng thấy Hồ Chí Minh đúng là một tay dân túy đầu xỏ, đệ tử chơn truyền của Lénine .

Nếu Dân túy được hiểu theo nghĩa xấu, tức Dân túy là bịp bợm, mỵ dân, đểu giả với dân, thì Lénine, Hồ Chí Minh là những người Dân túy thuộc loại siêu việt . Cái di sản của Hồ chí Minh tạo dựng được nhờ học hỏi ở Lénine, Staline, Mao Trạch đông, ngày nay để lại thì không gì khác hơn là một thứ «chế độ dân túy thuần nhứt».

Hơn nữa, cứ nhìn lại đảng cộng sản và tất cả các tổ chức chung quanh đảng cộng sản thì thấy tất cả đều là của nhân dân. Chánh quyền của nhân dân, công an nhân dân, quân đội nhơn dân, báo chí cũng của nhân dân,…Cả khi bắt người dân thì đảng cộng sản cũng nhơn danh «nhơn dân».Và Hồ Chí Minh được đảng cộng sản thờ như thần thánh. Còn đảng cộng sản không do ai chọn, bầu, ủy quyền để cai trị đất nước Việt nam, mà do sứ mạng lịch sử !Thử hỏi còn ai vì nhân dân và bịp bợm cả thế giới giỏi hơn Hồ Chí Minh mà chế độ cộng sản ở Hà nội không phải là dân túy, theo nghĩa đễu của từ ngữ?

Vậy tưởng Võ Văn Thưởng nay không cần cảnh báo đối với Việt Nam để “phòng ngừa, đấu tranh ngăn chặn các biểu hiện dân túy ở nước ta hiện nay” mặc dầu sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân túy có thể trở thành hiện tượng chính trị quyết định trong thập kỷ tới, không chỉ ở Mỹ hay châu Âu mà ở khắp các nền dân chủ phát triển. Nhắc lại lần nữa cho Võ văn Thưởng yên lòng «Cộng sản và riêng Cộng sản hà nội chính là thứ siêu dân túy» rồi .

Không ai có thể dân túy hơn cộng sản. Và hơn Ban Tuyên giáo TW được!

Mặt khác, nếu Võ văn Thưởng phủ nhận chế độ cộng sản ngày nay ở Hà nội không phải là dân túy, mà Hồ Chí Minh và đảng cộng sản thật sự có vai trò lịch sử nắm quyền và giữ chánh quyền cai trị đất nước, thì vẫn có thể yên tâm rằng Việt nam sẽ không bao giờ trở thành dân túy được bởi Việt nam xã hội chủ nghĩa ngày nay được cơ quan Economist Intelligence Unit (EIU) xếp vào nhóm chế độ chuyên chế cùng với Tàu cộng . Theo chỉ số Dân chủ năm 2012, Việt nam đứng thứ 144 trên tổng số 167 quốc gia . Mà phong trào dân túy chỉ xuất hiện ở những nước dân chủ tự do mà thôi !


Điểm sách Trong Bóng Tối Lịch Sủ của Lê Nguyên Phu- Tác giả Nguyễn Văn Lục







Thân phận của kẻ bị tù đày - Tác giả Mai Thanh Truyết




 
Một con chim đậu trên hàng kẽm gai
Hai con chim đậu thành hàng dài
Nốt đen trên dưới trong khung nhạc
Đồn vắng chiều rơi trong chiến tranh…
 
- Văn Vũ -
 
Nhìn bức họa, chúng ta thấy được những gì? Nhưng đối với riêng tôi, dưới con mắt của một người con Việt luôn trăn trở cho quê Mẹ vẫn còn chìm trong đau thương, tôi thấy hình ảnh trên với những cảm nghĩ hết mộc mạc và xin cùng chia xẻ sau đây:
·         Trong bức họa chỉ có bốn dòng kẽm gai thay vì năm dòng kẽ như trong một bản nhạc. Phải chăng tác giả muốn diễn tả một sự mất mác hoặc thiếu sót nào đó?
·         Bầu trời vần vũ đầy mây màu xám và đen nói lên tâm trạng u buồn của một người nghệ sĩ đã bị giới hạn một phần nào nơi đất khách quê người trong việc khai triển tài hoa hay khám phá thêm những cái đẹp trong nghệ thuật;
·         Phía dưới bức họa, chúng ta nhìn thấy cây cỏ xác xơ, nói lên sự tiêu điều của Đất và Nước chỉ vừa qua vài năm dưới sự cai trị của chế độ cộng sản?
·         Sau cùng một hình ảnh ghi đậm nét nơi tôi là hai con chim nhỏ rời xa, đậu trên hai đường kẽ khác nhau trên năm dòng kẽ trong bài nhạc mà lại thiếu …một. Phải chăng, tác giả ghi lại hình ảnh nầy khi còn ở trong tù phải sống xa cách người hiền phụ phải sống trong u sầu mong mõi đợi chờ chồng từng giây phút?
Cái độc đáo của bức họa, theo tôi, chính là là những hình ảnh trên, diễn tả đúng tâm trạng của tác giả, cũng như hầu hết những người con Việt đã phải lãng phí oan uổng cả một quãng đời trai tráng trong các trại "cải tạo" ngay sau ngày đổi đời của tháng Tư đen 1975. Hình ảnh trên, tôi cũng đã bắt gặp trong thơ của Tạ Ký.  Sau ngày ra tù, GS Tạ Ký, GS Tôn Thất Trung Nghĩa và tôi đã gặp nhau tại Chợ Đũi qua vài ba xị đế với trái cóc chua chấm muối ớt. Làm sao tôi quên được khi chính Tạ Ký đã thốt lên hai câu thơ mà tới giờ tôi vẫn nhớ:"Hai mươi năm mới biết chuyện xưa lầm – Mà tuổi trẻ đã hằn lên uất hận!". Ở trong tù, với một không khí hôi tanh, bệnh hoạn chung quanh hàng kẽm gai đầy ruồi nhặng to đầu đậu dài theo, Tạ Ký cũng đã không quên làm thơ tặng vợ xem hình ảnh trên là chuổi "hạt huyền" mang về tặng người mình thương!
 
 
 

Phỏng vấn Phạm Thanh Nghiên







Bùi Diểm nhận định về Thảm Bại Mậu Thân 1968 của csvn







Có cần cái thìa?- Tác giả Lê Thiệp





"ôi mai mốt về quê hương có phở
cởi mở tâm tình ngò ngát hành hoa
đời hạnh phúc chan hòa thêm nước tiết
ta mời nhau một bát làm quà"


Cái thìa, cái cùi dìa thoát thai từ chữ Tây cuillère. Tiếng miền Nam là cái muỗng. Muỗng có thể phát sinh từ môi, tiếng Bắc, chỉ đồ múc canh lớn. Đi tầm nguyên chữ nghĩa là công việc của các nhà ngữ học. Câu hỏi đặt ra ở đây rất giản dị: “Trước khi người Pháp đến Việt Nam chúng ta ăn uống có dùng muỗng không? Ăn phở có cần muỗng không?”

Cháo húp quanh, công nợ trả dần. Nâng tô cháo hành nóng lên húp, mỗi lần húp một hớp, xoay cái bát húp hớp khác, cháo nóng làm tỉnh cả người. Nếu lại đang ngúng nguẩy, mồ hôi toát ra, thoắt một cái bệnh tật biến đi đâu mất.
 
Ông Nguyễn Tuân khi viết về phở, không bao giờ nhắc đến chuyện ăn phở phải dùng muỗng. Nếu ăn phở Tráng như ông Vũ Bằng, vừa đứng vừa ăn, thì e rằng không thể dùng muỗng mà phải bưng cả bát phở lên mà húp.
 
Húp cháo, húp nước phở thì có gì là xấu. Nếu cứ lấy cái tiêu chuẩn Tây phương để mà xét mọi sự e rằng quá đáng chăng? Ăn gà chiên xong, đưa ngón tay lên mút mát, thì có đúng phép ăn uống chăng? Có gì chướng chăng? Finger licking good. Đó là một trong những chữ nghĩa của Kentucky Fried Chicken. Nhiều dân tộc Á Châu khác rất ít khi dùng muỗng. Ngay giữa Tokyo, trong cái ga xe lửa nổi tiếng Shinjuku, có nhiều quán bán mì ăn đứng. Dân Nhật com-lê cà vạt đứng tụm năm tụm ba húp mì như điên, chẳng ai coi đó là dị hợm.
 
Đi ăn đồ ăn Nhật ở Mỹ hay Âu Châu, nhà hàng dọn món canh Miso bao giờ cũng có muỗng đi kèm nhưng nếu lại hỏi muỗng để ăn Miso ở Kyoto thì người hầu bàn sẽ nhìn ta bằng đôi mắt ngạc nhiên.
Dân Nhật bưng bát canh Miso lên húp xùm xụp một cách rất sảng khoái.
 
Khác biệt giữa một gánh phở ngày xa xưa và một tiệm phở khang trang bây giờ thật nhiều nhưng ít ai để ý đến cái muỗng. Bởi cung cách ăn phở nay đã khác.
 
Ăn phở như thế nào là đúng cách? Cách đúng nhất là cách của ông. Mỗi người ăn phở một kiểu và chẳng ai có thể đồng ý với ai.
 
Ông anh thích ăn phở gì? Cứ như Nguyễn Tuân thì ăn phở phải ăn chín. Chỉ có thịt chín được luộc trong nước lèo mới làm nổi bật cái hương vị của phở. Ai lại ăn cái miếng thịt tái, khi bị sức nóng của nước lèo làm nhợt nhạt đi trông cứ như người đàn bà quá lứa nhỡ thì, sáng dậy chưa trang điểm. Nhưng thiên hạ thì thấy thịt tái ngọt lịm, càng tái càng ngọt, nhai cứ biến đi thấm đến tận đâu đâu. Rồi còn gân, còn sách. Hai loại này có phải là thịt đâu, và thực ra không có một vị gì sao vẫn nhiều người thích? Gân luộc đến thì trong suốt dẻo quẹo, nhai một miếng như dính vào hết kẽ răng, thú ra phết. Sách dòn tan ăn sần sật. Sụn, tủy, ngầu pín … tùy thích, nhưng đến miếng gầu thì quả là đặc biệt. Gầu mỡ chỉ dành cho những vị thật thích béo và cái mùi gây của bò. Gầu giòn là loại mỡ đặc quánh, luộc kỹ mỡ tiết ra gần hết, khi ăn dòn tan nhưng cái vị béo thơm thì còn nguyên. Mỡ tật khá hiếm, và ít người biết đến, vốn là phần thịt ở cục u trên lưng con bò. Mỡ tật ngon hơn gầu dòn nhiều. Có người cầu kỳ lại thích phở sữa. Đó là thịt của vú bò, khá béo, thịt mềm nhưng hơi hoi. Cái miếng thịt sữa này cắt mỏng thành từng khoanh mầu trắng đục có những vân tím nhạt chạy vằn vèo trông đẹp ra phết. Ông muốn dùng phở gì tùy khẩu vị nhưng ông ăn phở như thế nào? Lại cũng tùy. Bách nhân bách tính, không ai thuyết phục nổi ai.
 
Có vị trước khi ăn phở, nghiêm trang nhìn như người thưởng ngoạn nghệ thuật ngắm một bức tranh sơn dầu. Bên trong cái vành tô sứ lấp ló một tí trắng nõn của bánh, xanh đậm của hành ta, trắng ngần của hành hoa, trắng trong suốt của hành tây, vài cọng ngò vênh lên như những tảng màu quệt hơi quá và một tí đỏ của ớt xắt mỏng điểm xuyết.
 
Sau đó là khứu giác. Ông khách hơi cúi người xuống hít nhẹ. Cái hơi khói lởn vởn nhẹ nhàng chui vào khứu giác. Khó mà mô tả nổi cái mùi thơm lạ lùng đó. Nó hòa hài, không có một cái gì nổi bật hơn mà là một trộn lẫn giữa gừng, hồi, xương, thịt, hành...
 
Tất cả là một tổng hợp của cân bằng. Nhưng chưa hoàn tất. Ông khách là người điểm nhãn. Rắc thêm chút ớt tươi. Giọt vài giọt tương ớt.
 
Tùy khẩu vị.
 
Từ từ trang trọng, ông dùng đũa lắc nhẹ để những cọng bánh phở lơi ra hòa lẫn vào trong nước lèo cùng với những thứ khác. Rồi nâng chiếc muỗng lên, ông gạn một muỗng nước lèo trong veo. Ôi sao mà tuyệt thế.
 
Mỗi người đối đãi với tô phở một khác. Vị thì ăn rất nhanh rồi khi còn nửa tô thì mới chậm rãi. Không phải không có lý đâu. Cái phần ăn nhanh đó là của bao tử. Hơn nữa nó giúp phần còn lại vẫn rất nóng. Khi đó húp từng muỗng nước có lẫn tí thịt vụn, vài lát hành, tí gân còn sót lại, chậm rãi nhai thì không còn sướng nào hơn.
 
Có vị lại trút nguyên dĩa giá sống vào tô, xịt đủ thứ tương đen tương đỏ rồi trộn loạn lên, trông tô phở như một bát hổ lốn ngày mồng bốn tết. Ông giải thích ăn như vậy mới đã. Cái mục giá sống hay giá chín cũng gây tranh cãi. Một số nói ăn giá sống tanh. Một số nói giá luộc chín bỏ vào làm lạt mất vị nước lèo của phở. Vừa lai rai, vừa thỉnh thoảng bỏ vài cọng giá trắng ngần vào cho giá hơi tái tái, khi nhai cọng giá ròn tan ngọt lịm. Cải tiến lớn nhất đó khi phở vào đến miền Nam quả là một đóng góp đáng kể.
 
Trong cái nỗ lực cá nhân để thưởng thức trọn vẹn hương vị tô phở đôi khi có những cái quá đáng. Nhiều vị đòi phải có một dĩa tái sống để bên cạnh tô phở, sau đó xịt tương xịt ớt vắt chanh vào, trông dĩa thịt như một đống bùi nhùi và cứ như đang ăn thịt bò Mông Cổ – Mongolian steak. Thấy mà sợ. Cũng giống như một bà ngoại quốc ăn phở lần đầu, xịt bất cứ thứ gì có trên bàn vào dĩa rau giá vì tưởng đó là dressing ăn salad. Bà từ tốn ăn hết dĩa rau sau đó mới ăn đến món chính là tô phở. Điều đáng mừng là sau đó bà ta trở lại ăn, không ăn kiểu Mỹ nữa mà bắt chước quân ta ăn phở kiểu Việt Nam.
 
Tô phở dọn lên đi kèm với rau thơm, giá, chanh ớt. Những thứ phụ tùng khác có sẵn trên bàn như tương ớt, tương đen, tiêu, nước mắm. Cái vui nằm ở đó. Chúng tôi mời ông dùng nhưng ông dùng kiểu nào, nhiều ớt hay ít, giá hay không, tương đen có nặng mùi quá chăng? Vắt hay không vắt chanh … Bách nhân bách tính. Không thể nào có cách ăn phở tiêu chuẩn.
 
Chung cuộc, chính vẫn là cái thái độ của người thưởng ngoạn phở. Xin hãy đối đãi với phở với cả tấm lòng, một cách tinh khiết, một cách trang trọng. Hãy dọn mình để đến với phở và khi đó, ăn phở kiểu nào cũng được.
 
Cũng đúng. Cũng ngon.
 
 
 

Bùi Diểm nói về thời làm phim: Hồi Chuông Thiên Mụ và Chúng Tôi Muốn Sống







Dinh Dưỡng Vùng Địa Trung Hải giúp sống khỏe, và sống lâu




https://www.youtube.com/watch?v=rU9mfu4xCO4



Tìm hiểu Trí Tuệ Nhân Tạo




https://www.youtube.com/watch?v=OkiAYcvJMuo



https://www.youtube.com/watch?v=CM2_bqe6nAE



Biếm Họa Chính Trị VN trong năm 2018







Exuberant Freedom Blogger: Happy New Year 2019







Chả rươi







Du học Hoa kỳ - Ngành Bang giao Quốc tế







Nhà trăm cột ở Cần Đước, Long An







Trò chơi Đá Gối trong lễ hội ăn mừng Quốc Khánh Miến Điện năm 2019







Hiện Tình Tăng Thống Phật Giáo Ấn Quang: Thích Quảng Độ







Nghị lực phi thường của anh thanh niên cụt hai chân







Ban Tuyên giáo Tân Bình bất ngờ thông báo “hỗ trợ” 7 triệu đồng/m2 cho dân Vườn rau Lộc Hưng







Cầu nguyện cho dân oan Lộc Hưng và cho nhà cầm quyền tôn trọng công lý







Tâm tình của chị Phạm Thanh Nghiên về biến cố Lộc Hưng 01/2019







Dân Oan LỘC HƯNG Tố Cáo Việc Cưỡng Chiếm Trái Phép Và Vẫn Vững Tin







Thứ Sáu, 11 tháng 1, 2019

Livenguide, Không gian của tự do biểu đạt







Cải cách tư pháp và vị trí của người luật sư







Donald Trump: "Bức tường là cần thiết để giải quyết cuộc khủng hoảng nhân đạo"







Lễ kỷ niệm chiến thắng Khmer Đỏ khơi lại vết thương lòng







Dấu hiệu phát giác sớm ung thư tiền luyệt tuyến







Tại sao người Việt thích đi lao động tại Nhật Bản?







VN tuần qua, 12/1/2019







Thứ Tư, 9 tháng 1, 2019

Sự thật về kinh tế Trung Cộng







TS Phạm Đỗ Chí: 'Cải cách kinh tế không thể tiếp tục nếu không có cải cách thể chế chính trị'







“NÓI GIỌNG BẮC, NHƯNG KHÔNG GẠT BÀ CON” - Tác giả Tuấn Khanh







Cưỡng chế vườn rau Lộc Hưng có đúng pháp luật?







Bị côn an cướp đất, dân vườn rau Lộc Hưng nhốn nháo đi "sơ tán"







Sức mạnh của đội tuyển túc cầu Việt Nam Cộng Hoà trước 1975







Nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn







Kinh nghiệm của Apple và VN







Sáng tạo là phá rối







Chống Mỹ là biệt tài của Hoa Kỳ!







Những bài học từ Apple







Chủ Nhật, 6 tháng 1, 2019

Tác Giả và Tác Phẩm: nhạc sĩ Văn Cao







Nguyên Khang hát Kỳ Diệu, nhạc Anh Bằng phổ thơ Nguyên Sa







Tô phở lớn nhất vùng Đông Bắc Hoa Kỳ tại West Hartford, Connecticut







Những đoản khúc về trại cấm Hồng Kong - Tác giả Nguyễn Thuyền Nhân



Chiếc xe lửa cứ chạy tới chạy lui, chạy qua chạy lại. Cuộc sống người dân vùng này cứ vậy ngày lại ngày, không có gì thay đổi, chậm chạp, mồ hôi và bụi.

Chuyển trại chuyến chót (Thứ sáu, 12/02/1993)

Đêm qua ngoài sân vắng rộng tênh; đèn pha chiếu trước Niệm Phật Đường; thằng bé con gò lưng đạp xe đạp một mình giữa sân, 11 giờ đêm.

Bạn bè nó đi hết rồi, không còn ai đẩy xe cho nó ngồi lái. Chẳng còn chơi với ai, nó chơi một mình,giữa sân, đêm trống và vắng.

Người đàn ông đi dạo một mình, thấy thằng bé, đau lòng chịu không thấu.

Bé Cưng nằm nôi, nhìn đám gián bò trên nóc phản, nói lắp bắp cho vui. Mẹ nhờ mua được lon thuốc xịt gián; lũ gián biến mất, nó nằm không nói nữa, mắt nhìn khoảng không.

Bạn bè đi rồi, chiều nay nó lại nhìn theo và chộp lấy con gián trên sàn; con gián bò lên mình lên áo nó sợ. Người chơi với gián.

Đời người (Thứ ba, 16/02/1993)

Những giá trị nhân bản xụp đổ,xụp từ khi còn ấu thơ, xụp từ mái nhà, xụp từ hàng xóm, xụp từ làng xã, xụp trong nhà thờ xụp trong chùa chiềng, xụp trên giấy tờ, xụp trong chữ nghĩa, xụp trong lời nói xụp trong tướng đi điệu ngồi bộ quần áo, xụp trong cái nhìn, xụp trong đầu , xụp trong tim.

Chỉ còn những danh từ trống rỗng; chỉ còn những bức tường sơn son thếp vàng; chỉ còn tượng chúa tượng phật; chỉ còn luật pháp và nhà tù; chỉ còn âm thanh và màu sắc bát nháo trong văn chương nghệ thuật; chỉ còn một mớ khẩu hiệu và bài học thuộc lòng trong óc người; chỉ còn cái xác dục lạc.

Con người nhào vào nhau như loài thú – loạn luân, trắng trợn, trơ trẽn.

Thằng con trai vượt biên cùng đứa cháu gái. Bốn năm trời ở gần, tình ruột thịt thành tình xác thịt. Cậu cháu ăn nằm với nhau, có bầu, có con. Đứa cháu gái có thằng anh ruột ngày xưa đi tu ở Trà Cổ. Cộng đồng công giáo trong trại xa lìa hắn. Đăng ký hồi hương, tới ngày có tên về hắn xin lui. Xin lui rồi lại xin về. Nó sợ cha mẹ không nhìn nó; nó sợ làng nước nhổ vào mặt nó vì đứa con, và vợ. Chắc nó chỉ còn cách bỏ quê mà đi. Tại sao?

Những cặp vợ chồng sinh sống có mấy đứa con. Đùng một phát, một ngày thằng chồng quần đùi đứng trong hàng rào nhìn con vợ váy đầm son phấn đi ra. Đi đâu? Đi kết hôn với thằng Hồng Kông, với thằng tự do để cứu lấy tương lai. Thằng chồng vừa đứng nhìn vừa khoa chân múa tay nói với bạn bè con vợ tao đi kết hôn tự do. Địt mẹ! Chi mà lạ?

Có đôi vợ chồng bốn con. Một ngày con em họ ngoài tự do dắt vô một lão Hồng Kông bốn mươi tuổi. Vợ đìu bốn con và chồng đi theo ra phòng thăm nuôi. Lão Hồng Kông ngỏ ý muốn cưới, cưới cả mấy đứa con.

Valentine’s day, hắn, lão Hồng Kông, tặng hai đóa hoa hồng cho con vợ. Thằng chồng ứa gan muốn đá lão Hồng Kông. Về nhà vợ chửi con em, mày ra tự do làm chi mà kỳ cục rứa?

Có con bé mười tám, có thằng Hồng Kông vào đăng ký. Con bé sợ. Chiều có tên hồi hương, lên lăn tay, nó phân vân mãi, phân vân mãi. Loa cứ gọi, cứ gọi, cứ gọi; nó cứ ngồi một đống không biết làm gì, mặt đăm chiêu khó chịu. Cuối cùng, nó đứng dậy đi nhanh lên văn phòng phúc lợi, không muốn đi chậm sợ đổi ý. Về đến buồng, “Thôi em về, có đói thì ăn cháo; không có cháo thì ăn xương rồng, ai mà dám lấy ông Hồng Kông già, ghê quá!” Mà ngày xưa nó ăn xương rồng thiệt. Đói quá, người ta lấy ruột xương rồng nấu lên ăn.

Vùng Mỹ Chánh nghèo không thể tả. Con trai con gái chỉ mặc bao bố. Đứa nào có cái quần đùi đã là bảnh lắm rồi. Họ cũng chẳng có nhà; nhiều gia đình sống trên thuyền. Quanh năm chân không. Mà chân không mát lắm, tiện lắm, đi đâu thì đi, tốichỉ phủi phủi là leo leo lên giường ngủ. Vì thế chân nứt nẻ, sâu hằn như vết nứt trên mặt đá. Chợt nhớ đá điêu khắc trung hoa lục địa hôm qua xem ở viện nghệ thuật. Vết nứt đá sắt thép khâu chỉ hàn vết thẹo mặt người mặt đá. Phải chi có ai làm bàn chân người vết nứt và vết khâu bằng thép?

 
Những nơi đất cháy khô khan xương rồng đen Phan Rang, Phan Rí; nhà tranh cất bên đường xe lửa, đêm ngày cũng nghe xe lửa từ chốn rất xa chạy tới và biến hút về vùng đất rất xa. Văn minh nằm trên xe, áo lụa, máy chụp, đồng hồ, sách vở, chất xám nằm trên xe. Thế giới bên ngoài nằm trên xe. Mỹ, Úc, Canada nằm trên xe. Xe qua rồi mất hút. Cuộc tiếp xúc rất gần gang tấc thế mà hạt giống không rớt xuống đất, chỉ có xác kẹo cao su sản xuất ở Mỹ nhả xuống đất đỏ. Chỉ có phân người thức ăn sàigòn rớt xuống giữa hai đường rầy; chỉ có tàn thuốc mua ở Hồng Kông vất xuống giữa đám cỏ. Những ánh mắt người làm rẫy dừng tay cuốc, ngoái đầu lại nhìn, không biết là lần thừ mấy. Rồi lại quay trở lại cặm cụi cuốc đất tung bụi đỏ. Không biết họ nghĩ gì. Họ là ai. Là sắc dân thiểu số Chàm con cháu Chiêm Thành còn sót lại, còn mang mối hận lóng nên còn hơi riêng không muốn bị đồng hóa. Họ là những người Việt không nơi sinh sống chạy về đây cắm dùi, vượt qua những tách biệt dị nghị ban đầu để tồn tại.

Chiếc xe lửa cứ chạy tới chạy lui, chạy qua chạy lại. Cuộc sống người dân vùng này cứ vậy ngày lại ngày, không có gì thay đổi, chậm chạp, mồ hôi và bụi.

Những đứa con gái trong trại mười bảy mười tám đã có người yêu, đã sống với người yêu, đã nếm mùi thân xác của nhau. Những đứa con gái đẹp bị đầu gấu dòm ngó. Đứa yếu lòng nhận làm vợ chúng nó cho hết nỗi lo sợ của gái còn trinh, đứa chịu đại một ông chồng Hông Kông già khú đế sứt mẻ nào đó không lấy được vợ ngoài kia cho thoát khỏi cảnh túng quẫn ở Việt Nam. Biết bao đứa lấy đại thằng nghiện rồi bị nó đánh cho; nó bắt đi làm đĩ ngủ với thằng này thằng nọ để nó lấy tiền hút sách.

Những đứa đồng tính luyến ái, con trai yêu con trai con gái yêu con gái. Những đứa đăng ký một vòng rồi im, xin hồi hương. Những đứa làm đơn xin được ở với người nam trong đơn nói rằng “đối với người con gái không có gì quan trọng hơn hai chữ trinh tiết”. Đơn xin phải đề cập tới trinh tiết.

Lậy trời.


Quỳnh - Tác giả Nguyễn Trác Hiếu




Khoảng đầu năm 1977, chúng tôi bị CS giam giữ tại trại tù Trảng Táo trong tỉnh Long Khánh. Chiều hôm ấy, một buổi chiều oi bức và nắng sắp tắt sau rặng núi lam. Tôi đang ngồi đan một chiếc rổ tre để đựng rau. Quanh tôi, vài ba bạn tù khác cũng đang ngồi vá áo quần. Đây là một khoảng thời gian thoải mái ngắn ngủi mà chúng tôi có được sau một ngày làm việc cật lực trong rừng sâu hay trên nương rẫy.
 
Vừa xây dựng trại tù vừa phá rừng trồng bắp mì để tự nuôi sống, chúng tôi bị bắt buộc làm việc nặng nhọc từ mờ sáng đến chiều tối, không một ngày nghỉ ngơi. Bỗng có tiếng ai hỏi vọng ra từ trong trại tôi:
 
– Ai vậy? Ai vậy? Đau gì vậy?
 
Tôi quay nhìn ra sân sau. Hai người bạn tù của chúng tôi đang chạy lúp xúp, võng một người bệnh hướng về phía bệnh xá.
 
– Quỳnh. Đội 13. Sốt rét.
 
Một trong hai người đang khiêng võng trả lời vừa thở hỗn hễn. Tôi giật mình khi nhận ra hai tiếng “Quỳnh” và “sốt rét.” Tôi bỏ vội chiếc rổ tre xuống đất, đi vòng ra sân sau nhưng chiếc võng và người bệnh đã khuất mất sau đám tranh cao bên bìa rừng. Tôi tần ngần quay vào trại, bỏ dở công tác đan rổ.
 
Quỳnh là tên thật của một bạn tù của tôi. Tôi mới gặp Quỳnh cách đó vài hôm khi anh đi phát rẫy về mình mẩy lem luốt tro bụi. Quỳnh thường đi khập khễnh vì gân gót chân trái bị thương co rút trong một tai nạn lao động ở trại tù Tây Ninh trước đó. Gặp tôi Quỳnh tươi cười:
 
– Trời nóng quá anh Hiếu ơi. Uống bao nhiêu nước cũng không bớt khát. Ước gì có được một con suối đâu đây…
 
Quỳnh bỏ lửng câu nói vì có lẽ anh chợt nhận ra rằng những ước mơ cỏn con như vậy sẽ không bao giờ có được trong cảnh lao tù đày đọa nầy. Tôi định bụng chiều hôm sau sẽ ghé bệnh xá thăm Quỳnh sau giờ lao động. Bệnh xá đây là ba căn nhà tranh nhỏ ọp ẹp với mấy chiếc chõng tre. Trưởng bệnh xá là một y tá CS có nước da tái mét, thuộc quân chính quy Bắc Việt. Có hai bác sĩ quân y tù được trưng dụng làm việc tại bệnh xá. Thuốc men ở bệnh xá thì chỉ có vài viên kí ninh và vài viên thuốc tể. Một số anh em chúng tôi chỉ bị kiết lỵ thôi mà cũng phải bỏ thây trên núi rừng. Chúng tôi đi lao động rủi bị tai nạn hay thương tích cũng phải giúp nhau chữa lấy.
 
Đêm ấy, cơm tối xong chúng tôi được lệnh chuẩn bị hành trang để sáng sớm lên đường cắt lá kè ở một khu rừng xa về lợp trại. Chúng tôi vội vàng đi lãnh gạo, bắp và sắp sẵn dụng cụ cá nhân xong thì đêm đã khuya. Tôi mỏi mệt đặt lưng xuống giường ngủ thiếp ngay, quên cả dự định qua trại 13 hỏi thăm tin tức bệnh tình của Quỳnh nặng nhẹ ra sao.
 
Mấy ngày cắt lá trên rừng thật nặng nhọc. Anh em chúng tôi trở lại trại với những gánh lá kè còn tươi nặng quằn vai. Ai nấy cũng uể oải. Quần áo của chúng tôi đã tả tơi càng tả tơi thêm. Da thịt bị gai cào trầy trụa khắp nơi. Tôi đang đếm những bó lá để giao lại cho đội trưởng thì một bạn tù lại gần tôi nói nhỏ:
 
– Anh Hiếu nầy, anh Quỳnh đau nặng lắm. Đêm qua anh ấy bị kinh giật và hiện giờ đang hôn mê ở bệnh xá. Anh để tôi lo vụ đếm lá nầy cho anh. Anh chạy lên bệnh xá xem bệnh tình ảnh ra sao.
Hai tiếng “hôn mê” làm tôi lo quắn quít. Tôi trao chiếc ba lô của tôi cho anh bạn. Anh bạn chỉ tay về phía đám tranh thưa:
 
– Anh đi theo đường mòn nầy đến bệnh xá lẹ hơn.
 
Tôi bương bả chạy về hướng bệnh xá trên đồi. Con đường mòn đã nhỏ lại ngoằn ngoèo, lồi lõm. Lau sậy cao quá đầu người. Dây leo, dây gai chằng chịt cứa vào chân vào mặt tôi đau điếng. Trí tôi rối rắm với nhiều câu hỏi, “Sốt rét não rồi sao mà kinh giật rồi hôn mê?”, “Họ chữa Quỳnh ra sao?”, “Thuốc đâu mà chữa?”, “Làm sao cứu Quỳnh đây?” Hình ảnh những đồng đội của tôi bị sốt rét não hôn mê trong Quân Y Viện chợt vụt hiện về mồn một trong trí làm tôi càng lo âu cho Quỳnh. Gần đến bệnh xá tôi chạy chậm lại để thở và để quan sát xem có vệ binh canh giữ bệnh xá không. May thay, có lẽ lúc ấy là giờ ăn trưa nên chẳng thấy vệ binh nào. Nội qui trại không cho phép chúng tôi đến gần bệnh xá nếu không có lý do chính đáng. Tôi bước nhanh vào một trong ba căn nhà tranh.
Quỳnh được đặt nằm trên chiếc chõng tre ngay giữa nhà. Cả hai bạn y sĩ tù đều đang có mặt ở đó. Hai anh nhận ra tôi nhưng không ai nói một lời. Mặt người nào cũng buồn xo. Tôi sà nhanh lại bên Quỳnh, nâng đầu anh lên, nhìn vào đôi mắt mở hờ. Tròng mắt trắng dã, hai con ngươi đã nở lớn từ lúc nào. Da mặt Quỳnh lạnh ngắt. Tôi quay nhìn hai người bạn y sĩ như có ý hỏi chuyện gì đã xảy ra cho Quỳnh. Một người, mắt đỏ ửng, nói trong nghẹn ngào:
 
– Sốt rét não. Cố hết sức rồi. Kim ngắn quá không chích thấu tim được.
 
Tôi cảm thấy bủn rủn. Mớ tóc đen của Quỳnh rối bùng. Vầng trán thật rộng. Môi Quỳnh tím nhạt, hai mắt mở hờ khô héo. Tôi cầm lấy bàn tay Quỳnh. Bàn tay lạnh như đá, vô tri. Tôi biết mọi sự đã trễ quá rồi. Quỳnh đi nhanh quá. Cả ba chúng tôi còn đang đứng lặng nhìn Quỳnh thì tên y tá CS bước vào hỏi:
 
– Bệnh gì thế?
 
Một trong hai người bạn y sĩ của tôi tần ngần đáp:
 
– Sốt rét…
 
Tên y tá trề giọng:
 
– Xốt zét cấp tính mà chữa thế lào được. Đi báo cáo cho đồng chí M. biết đi. Giọng tên y tá CS làm tôi bực mình dù lòng đang tái tê. Tôi mắng thầm, “Mi là con ếch dưới đáy giếng biết chi mà khoác lác.” Dù vậy, tôi cũng phải nuốt hận vuốt mắt cho Quỳnh rồi bước ra khỏi căn nhà tranh mà lòng trĩu nặng tiếc thương lẫn uất ức. Đồng chí M. mà tên y tá nói đến có lẽ là tên quản giáo trại trưởng.
Tôi quen Quỳnh từ ngày chúng tôi bị giam chung ở trại tù Trảng Lớn gần sát phi trường Tây Ninh. Tôi mường tượng nhớ lại dạo đó, 1976-1977, Quỳnh khoảng 29 hay 30 tuổi, cấp bực Trung Úy nhưng không rõ thuộc binh chủng nào. Giờ nầy, cả họ và tên lót của anh tôi cũng không nhớ nổi. Quả thời gian và nếp sống đa đoan của xứ sở nầy đã bắt đầu xóa nhòa những chi tiết trong ký ức tôi. Trong tù Quỳnh thường hay chuyện trò với tôi. Anh lập gia đình được một tháng thì biến cố 30 tháng 4 xảy đến và anh bị bắt đi tù. Có lần Quỳnh nắn bóp gót chân bị thương tật của anh rồi hỏi tôi:
 
– Gân gót chân tôi bị rút. Mai mốt mãn tù về mổ sửa lại được không anh Hiếu?
 
Tôi trấn an anh:
 
– Được chớ sao không. Dây thần kinh bị đứt lìa mà còn nối lại được huống hồ gân gót chân.
 
Quỳnh cười tin tưởng:
 
– Hy vọng vậy. Đi khập khễnh hoài vợ chê cho phải không anh?
 
Có một đêm, tôi đang ngồi đun nước ở một bếp lửa cạnh bìa rừng thì Quỳnh lò mò đến. Mặt anh buồn thiu. Quỳnh ngồi xuống bên tôi nói nhỏ:
 
– Tôi bị ngón tay hành hạ mấy hôm nay. Chiều nay nó nhức nhối quá làm tôi bị sốt…
 
Anh chìa ngón tay giữa bên trái cho tôi xem. Lóng tay chót sưng tấy và đang nung mủ. Tôi trách Quỳnh:
 
– Sao để tới độ nầy mới cho tôi biết? Bị dập phải không?
 
– Không anh. Gai móc mèo. Tôi moi mãi mà không cách nào lấy nó ra được.
 
Quỳnh đáp. Tôi làm bộ tự tin:
 
– Dễ mà. Gắng chịu đau vài giây. Tôi lấy nó ra cho anh.
 
– Chích cho tôi chút thuốc tê chớ bác sĩ!
 
Quỳnh đùa thôi chứ Quỳnh thừa biết trong tù chúng tôi nhổ răng sâu, mổ nhọt hay khâu vá vết thương bằng cách nào rồi. Làm gì tìm được thuốc tê trong hoàn cảnh nầy. Tôi đề nghị Quỳnh ngồi sau lưng tôi, cánh tay phải Quỳnh ôm chặc lưng tôi. Tôi kẹp cánh tay trái của Quỳnh trong nách trái của tôi. Chờ cho chiếc “dao mổ” tí hon, chế tạo từ mảnh thép máy bay, nóng đỏ lên trong lửa, tôi bảo Quỳnh cắn răng, nín thở và tôi rạch nhanh đầu ngón tay nung mủ của Quỳnh. Máu mủ tuôn ra trên đất. Tôi nghe Quỳnh rên nhỏ. Tôi moi nhanh cái gai móc mèo nằm sâu trong ngón tay anh ra. Nó còn cứng, nhọn, cong và đen bóng như cái móng mèo tí hon thật. Quỳnh cảm ơn tôi trong lúc nét đau còn hiện rõ trên khuôn mặt lấm tấm hồ hôi. Tôi băng ngón tay Quỳnh bằng một miếng vải rách đã luột sẳn phơi khô. Tôi nói đùa cho Quỳnh đỡ đau:
 
– Chân đi khập khễnh thì không sao chứ ngón tay giữa nầy mà không giữ cho nó được mềm mại, không mơn trớn vợ được là vợ bỏ đấy!
 
Quỳnh bật cười lớn:
 
– Nhớ vợ quá anh Hiếu ơi! Nhớ quay nhớ quắt. Nhiều lúc muốn trốn trại về thăm vợ vài hôm rồi ra sao thì ra.
 
Câu nói của Quỳnh làm tôi chợt nhớ về vợ con tôi. Đã lâu lắm rồi chúng tôi không được nghe tiếng vợ nói, tiếng các con cười. Nhiều đêm tỉnh giấc thổn thức vì nằm mơ thấy được hôn vợ hôn con. Mỗi lần nghĩ nhớ về gia đình là mỗi lần ngày tù cứ dài ra như thiên thu bất tận. Vết mổ trên ngón tay Quỳnh lành hẳn sau một tuần dù chẳng có thuốc men gì.
 
Chúng tôi bị bắt phải lao động liên miên. Mì bắp thì ngày càng bị cắt xén. Có những cơn đói làm tôi bủn rủn, run rẩy. Chỉ cần nghĩ đến một miếng khoai mì luộc thôi thì nước miếng cũng đã ứa ra trong miệng. Tôi uống nước lã để làm dịu cơn cồn cào của bao tử. Mỗi chiều đoàn tù mệt mỏi, nhớp nhúa, đói lã cố lê bước từ rừng về trại.
 
Có một buổi chiều đi làm về tôi nặng nề thả người xuống chiếc ghế tre cạnh chiếc bàn con tôi tự tạo. Một gói lá xanh bằng nắm tay nằm trong góc bàn.Tôi tò mò mở gói. Một củ khoai lang luộc nhỏ và một mảnh giấy với hàng chữ “Anh Hiếu. Mới kiếm được vài củ khoai, mời anh một củ. Q.” Tôi cảm động nuốt miếng khoai lang ngọt lựng trong cổ và thầm cảm ơn Quỳnh. Ngay cả khoai lang cũng không phải dễ kiếm. Chúng tôi đã phải ăn cả ếch nhái, rắn chuột mà chúng tôi tìm bắt được trong khi đi lao động.
 
Một chiều khác, Quỳnh đang làm anh nuôi, thấy tôi mình mẩy đầy tro bụi mà không tìm được nước để lau rửa, Quỳnh ngoắt tôi lại gần nhà bếp:
 
– Có cái nầy cho anh.
 
Quỳnh chỉ cho tôi một thùng đạn nhỏ nước trong mà Quỳnh để trong góc bếp. Thấy tôi còn ngần ngừ Quỳnh giải thích:
 
– Sáng nay tôi đi lấy nước tận trên núi cao để nấu bếp, đã tắm rửa giặt giũ rồi. Anh đừng ngại. Không lau rửa lớp bụi đất đó đi thì đêm nay ngứa chết làm sao ngủ được.
 
Tôi cảm ơn Quỳnh. Quỳnh cười vui nói nhỏ vào tai tôi:
 
– Gắng sống cho sạch thì tương lai mới hy vọng có nước chứ anh.
 
Tôi hiểu ngay Quỳnh muốn nói gì. Một miếng khoai, một lon nước, một lời an ủi khích lệ trong hòan cảnh tù tội nầy càng làm cho chúng tôi gần gũi nhau hơn.
 
Tin Quỳnh mất đột ngột làm xôn xao tất cả anh em chúng tôi. Các bạn tù trong bệnh xá khiêng xác Quỳnh ra đặt nằm trên một chiếc chõng tre giữa đám lau sậy.
 
Tôi trở lại thăm Quỳnh. Quỳnh vẫn mặc bộ treilli rộng đã bạc màu. Một chiếc áo cũ được cuộn tròn làm gối lót dưới cổ Quỳnh. Quỳnh nằm thẳng, hai tay để xuôi theo thân, mắt nhắm như người đang ngủ say. Chỉ có da mặt Quỳnh là hơi nhợt nhạt. Trên đầu chiếc chõng tre có một chiếc đĩa sành và hai nắm cơm vắt nhỏ. Có anh em nào đó đã hái mấy cánh hoa rừng màu trắng và tím đem cắm trên đầu chiếc chõng tre cạnh đầu Quỳnh. Tôi đứng nhìn Quỳnh thật lâu, cố thu vào trí nhớ một hình ảnh thân thương của một người trai trẻ bị bức tử, phí phạm.
 
Quỳnh nằm đó thản nhiên. Gió rừng lành lạnh thổi rung rinh những sợi tóc đen nhánh lòa xòa trên vầng trán rộng của Quỳnh. Vài con chim sâu nhỏ vô tình bay đậu trên chiếc chõng tre Quỳnh nằm. Nắng chiều yếu ớt vàng vọt. Trên không trung những đám mây xám như đang thờ thẫn, buồn bã trôi chậm về một nơi nào.
 
Anh em chúng tôi chung nhau lo việc an táng Quỳnh. Những tấm ván cũ dùng vẽ bản hiệu trước kia được thu góp lại để đóng thành chiếc quan tài. Chiếc huyệt được dào ngay dưới gốc một cây cổ thụ với hy vọng là cái mốc cho thân nhân Quỳnh có cơ may tìm kiếm được mộ Quỳnh trong tương lai.
Trước giờ hạ huyệt, anh đội trưởng của Quỳnh ra dấu cho anh em chúng tôi, khoảng mươi người, đứng quanh xác Quỳnh để cầu nguyện cho ngưòi bạn xấu số. Một vài phút yên lặng trôi qua. Anh đội trưởng cất giọng nghẹn ngào, “Đời… rồi ai cũng đến lúc nầy… nhưng Quỳnh đã bỏ anh em mình ra đi quá sớm… trong một cảnh ngộ khó khăn mà anh em chúng ta đang phải trải qua…”
 
Tiếng anh nói nhỏ đi và đứt quãng trong một nỗi xúc động tột cùng. Tôi không còn nghe rõ được những câu chót của anh đội trưởng. Tai tôi đã bùng, mắt tôi đã mờ lệ. Quanh tôi có nhiều dòng lệ đang lăn trào trên má những người trai sa cơ thất thế, đang cố nuốt đau thương và uất hận.
 
Mặt trời sắp lặn sau dãy núi lam. Không gian đổi màu tím nhạt u buồn. Trong cảnh biệt ly thống thiết giữa núi rừng, chúng tôi mỗi người ném một nắm lạnh vào huyệt Quỳnh và chào vĩnh biệt anh. Chúng tôi đắp mộ Quỳnh thật cao bằng những viên đá lớn với hy vọng thời gian và mưa gió không mau chóng xóa đi những dấu vết nơi an nghỉ của một người bạn tù. An táng Quỳnh xong, chúng tôi không ai nói với ai lời nào, lặng lẽ đếm bước trên con đường mòn quanh co dẫn về trại tù.
 
Giờ cơm tối, tôi ngồi nhai chén bắp luộc mà cảm thấy một khoảng trống vắng to lớn trong hồn. Tôi nhớ lại có lần Quỳnh mời tôi nửa trái bắp luộc:
 
– Ăn đi anh. Bạn bè chia xẻ mới vui. Ăn một mình thì bao tử đầy thêm một chút chứ có nghĩa gì.
 
Bữa ăn hôm ấy thật u buồn. Mọi người nhu chẳng ai muốn nói lớn. Tôi miên man suy tư. Một anh bạn tù trẻ bưng chén bắp lại ngồi sát bên tôi thì thầm:
 
– Hy vọng thân nhân anh Quỳnh có thể đến đây được trong vài hôm.
 
Tôi ngạc nhiên nhìn anh hỏi:
 
– Sao thân nhân anh ấy biết mà đến được?
 
Anh bạn giải thích:
 
– Có mấy anh em mình đang làm gỗ ngoài ga Trảng Táo đã biên thư cho gia đình anh Quỳnh và lén gửi qua khách buôn bán trên tàu. Gia đình anh ấy ở Sài Gòn.
 
Tôi định hỏi sao anh em mình không giúp gởi thư cho gia đình anh ấy sớm hơn khi anh ấy còn đang bệnh và cần thuốc nhưng tôi chợt nhớ ra Quỳnh trở nặng khi đa số anh em gần gũi đang phải đi cắt lá ở xa. Không ai ngờ Quỳnh trở nặng nhanh như vậy.
 
Vài hôm sau khi Quỳnh được an táng thì chị Quỳnh từ Sài Gòn lên đến trại tù chúng tôi. Chị đi thẳng vào trại quản giáo xin phép được thăm chồng. Quản giáo CS nói quanh không cho chị vào. Chị dõng dạc nói:
 
– Chồng tôi bệnh nặng, các ông không chữa chạy, không báo cho gia đình anh ấy biết. Chồng tôi chết, các ông không cho tôi đi thăm mộ. Mấy đêm nay hồn chồng tôi đã liên tục về báo mộng là ảnh đã bị chết oan uổng rồi. Tôi muốn gặp cấp trên của các ông.
 
Quản giáo CS hoang mang chuyện hồn oan báo mộng nên đành cho chị vào trại.
 
Anh đội trưởng của Quỳnh và vài bạn thân được phép đưa chị Quỳnh đến nơi chôn cất Quỳnh. Chị Quỳnh mặc quần đen, áo bà ba trắng, đội nón, tay xách một túi vải. Chị đi không vững. Hai mắt chị thâm quầng. Có lẽ chị đã khóc thật nhiều khi nhận được hung tin. Chị phủ phục ôm lấy mộ chồng khóc ngất, “Anh ơi … sao anh nỡ… bỏ em…” Tiếng khóc xé lòng chúng tôi. Anh em chúng tôi, người xúm xít khuyên giải chị, người lo thắp nhang, bày biện hoa quả trước mộ Quỳnh. Chị Quỳnh cúng lạy chồng trong cơn mê sảng của đau thương chất ngất.
 
Trời chiều ảm đạm. Chị Quỳnh gắng gượng đứng lên cắm mấy cành hoa lên mộ chồng rồi trao mấy trái cây vào tay anh đội trưởng. Chị nức nở:
 
– Gia đình em cảm ơn quý anh đã chung lo cho anh Quỳnh của em có được nơi an nghỉ…
 
Chị lại khóc lớn. Anh đội trưởng dìu chị ra ga lên tàu trở lại Sài Gòn. U buồn, mất mát đè nặng tâm hồn chúng tôi. Không ai động đến những trái cây chị Quỳnh trao lại cho anh đội trưởng.
 
Quỳnh ngã bệnh đột ngột, ra đi đột ngột. Hình ảnh người vợ tù trẻ đau thương phủ phục ôm mộ chồng làm tôi thao thức nhiều đêm. Tôi nhớ về những tiếng khóc não ruột trong Tết Mậu Thân bên những nấm mồ tập thể ở Huế. Tôi nhớ về những lần đưa tiễn đồng đội về nơi an nghỉ cuối cùng trong đó có những người vợ trẻ và những đứa con thơ đầu quấn khăn tang, dìu nhau trong những bước đi nghiêng ngã vì đau thương. Trong cảnh lao lý đày đọa nầy, bất cứ ai trong chúng tôi mà không may bị sốt rét như Quỳnh thì cũng khó có cơ sống sót. Mạng tù rẻ mạt. Nhiều anh em chúng tôi đã oan uổng nằm xuống trên rừng sâu núi thẳm vì mìn bẫy, tra tấn, biệt giam, tai nạn, sốt rét, kiết lỵ, thương hàn, lao tổn, kiệt sức… Chính sách trả thù hèn mạt vẫn đang tiếp diễn trên khắp quê hương.
 
Tôi có ý định viết về bạn tôi từ 21 năm trước khi mà tôi vừa đặt được chân lên đảo tị nạn Pulau Bidong ngoài khơi Mã Lai Á vào tháng 10 năm 1978 nhưng mãi đến hôm nay tôi mới làm được việc nầy. Muộn còn hơn không. Tôi tự an ủi vậy. Dầu sao, đêm nay tôi cũng thấy vơi đi được phần nhỏ nào những cưu mang còn chất chứa nơi lòng về một quá khứ đau thương. Tôi viết như để được thêm một lần tưởng nhớ và thương tiếc về hàng ngàn bạn tù lương tâm như Quỳnh đã oan uổng nằm xuống hay đang còn bị giam giữ trên khắp quê hương Việt Nam nghèo khó.
 
Tái bút:
 
Một buổi tối giữa năm 2003, điện thoại nhà tôi reo. Tôi bắt điện thoại. Bên kia đầu dây có tiếng một phụ nữ khóc nức nở. Tôi giật mình nghĩ ngay đến bà mẹ già của tôi còn đang sống ở quê nhà. Tuy vậy, tôi cũng cố giữ bình tĩnh hỏi:
 
– Xin lỗi ai ở đầu dây?
 
Có tiếng khàn khàn của một phụ nữ trả lời:
 
– Xin lỗi có phải đây là nhà của anh chị Hiếu đó không?
 
– Dạ phải.
 
– Em là T. vợ của anh Quỳnh bạn của anh ngày xưa đó.
 
Tôi thấy nhẹ người đi ngay vì ngưòi phụ nữ nầy không phải là một trong các em gái tôi. Tuy vậy tôi vẫn chưa biết ngưòi gọi là ai, vợ anh Quỳnh nào.
 
– Chào chị. Chị đang gọi từ đâu?
 
– Em gọi từ tiểu bang Washington, miền tây bắc Mỹ. Em tên là T., vợ của anh Quỳnh bạn của anh bị mất trong trại tù Trảng Táo đó.
 
Tôi lại giật mình:
 
– Dạ chào chị. Tôi đã nhớ ra anh Quỳnh bạn tôi rồi. Chị có được khỏe không?
 
Sau đó, cuộc điện đàm kéo dài khoảng nửa gìờ. Chị Quỳnh cho biết chị đang cư ngụ ở tiểu bang Washington. Hai hôm trước, tình cờ người chị ruột của chị mang về cho chị một tờ báo tiếng Việt trong đó bài Quỳnh của tôi được trích đăng lại từ một tờ đặc san ở California. Chị nói trong nuớc mắt:
 
– Em đã khóc suốt hai đêm nay vì đọc bài anh viết về anh Quỳnh và tình bạn của hai anh. Em cảm ơn anh nhiều.
 
Tôi ân cần hỏi thăm hoàn cảnh chị. Chị được gia đình chồng giúp vượt biển không lâu sau khi Quỳnh mất trong tù. Tôi không nhớ chị đến bến bờ tự do nào vào năm 1978, cùng thời gian tôi vượt biển. Tin chị Quỳnh đọc được bài Quỳnh của tôi đến bất ngờ, sau nhiều năm tôi viết bài ấy, làm tôi thấy như mình vừa làm được một việc gì nho nhỏ hữu ích. Ngày chị phủ phục bên mộ chồng tôi không được dịp kể cho chị nghe về tình bạn của chúng tôi trong những ngày lao lý. Tôi tự nhủ quả đất vẫn tròn tuy đang nhỏ dần lại.