khktmd 2015






Đạo học làm việc lớn là ở chỗ làm rạng tỏ cái đức sáng của mình, thương yêu người dân, đạt tới chỗ chí thiện. Đại học chi đạo, tại Minh Minh Đức, tại Tân Dân, tại chỉ ư Chí Thiện. 大學之道,在明明德,在親民,在止於至善。












Thứ Bảy, 19 tháng 4, 2014

Lời hay ý đẹp


alt
alt
alt
alt
alt
alt
alt
alt
alt

alt
alt
alt
alt

ĐHY Nguyễn văn Thuận -- Đời tù đày. Riêng tặng NT Dũng: Happy Easter 2014.




      


Võ Văn Kiệt nói thật (dĩ nhiên là không chém gió): " 1. Ngày 30/04/1975 có hàng triệu người vui, mà cũng có hàng triệu người buồn 2. Tổ quốc là của mình, dân tộc là của mình, quốc gia là của mình, Việt Nam là của mình, chứ không phải là của riêng của người cộng sản hay của bất cứ tôn giáo hay phe phái nào cả 3. Có hàng trăm con đường yêu nước khác nhau. Tổ quốc Việt Nam không của riêng một đảng, một phe phái, tôn giáo nào."



"Nổ" -- Nguyễn hoàng Đức


NỔ!

Nước Việt Nam rõ ràng là nghèo đói lạc hậu mức đội sổ thế giới. Có nhiều nguyên nhân, nhưng có một nguyên nhân chính là chúng ta làm thì cực dở, nói thì rõ “hay”. Nói hay ư, chữ “hay” không đúng lắm, vì ngôn ngữ là trí tuệ, mà người Việt trí tuệ cũng như dân trí còn rất thấp, công nghệ chưa làm được một cái kim, trí tuệ mới ở mức văn vần ngâm nga lèo tèo mấy vần thơ cảm tính nên không thể cho là “nói hay” được. Nói cụ thể hơn là khoác lác, nói phét, hay như nhân gian nói là “ăn tục nói phét”.
Nói khoác có đáng yêu không? Dân tộc nào mà chẳng có nói khoác?! Triết gia Aristote nói rằng “Tuổi trẻ thường hay nói dối, vì đó là cách tốt nhất để hy vọng”.

Chà chà, Mọi hy vọng ở đời nói chung là đẹp. Một người nghèo hy vọng mình giầu. Một sinh viên y khoa hy vọng mình làm bác sĩ. Một tu sinh mong mình thành thầy tu. Một học trò thanh học mong mình là ca sĩ. Ở nhiều nước châu Âu, người ta còn có thói quen giới thiệu nâng cấp người khác lên. Chẳng hạn một hạ sĩ thì người ta sẵn sàng nói “anh ấy là sĩ quan”, hoặc một người xinh nhất xóm người ta sẵn sàng nói xinh nhất làng. Sự nói vống đó giống như sự bao dung hào hiệp với người khác.
Ở đời, tuổi trẻ thường hay nói dối, bởi vì tuổi trẻ chưa làm được gì nhiều từ học hành đến công trạng, tiền bạc hay vinh quang, vì vậy người ta thường nói quá lên cái mình có thành cái “mình sẽ có”, thậm chí người ta còn nói tăng số tuổi của mình. Nhưng về già là lúc con người đã đạt được một số thành tựu nào đó, hoặc chín chắn hơn khi nhận ra mình, người ta càng phải ít nói khoác đi. Nhưng trái lại, có không ít người Việt càng già càng bất lực thì càng nói phét. Lúc trẻ còn hy vọng vào mình thì nói phét quả trứng thành con bò, nhưng về già khi chứng trắng tay càng cao thì không ngại nói phét quả trứng nhà mình to hơn dãy núi.
Trên cả sự mặc cảm về chứng bất lực do từ nhỏ ham vui, hát hò, thơ thẩn, trắng tay nên phải nói phét, người Việt nói phét giỏi vì còn khao khát nói phét. Người Việt có câu “Mồm miệng đỡ chân tay”. Nghĩa là, họ chủ trương muốn thoát khỏi lao động nặng nhọc của người làm nông nghiệp thì nên biết nói khoác, từ đó có thể đem lưỡi thay thế tay chân, khỏi phải làm việc mệt nhọc. Trong các làng quê người ta thường xuýt xoa nể phục cha con nhà nào đi làm Mc cho các đám cưới. Cha con Mc vừa xuất hiện đã thấy bà con kiêng nể như thể: đẳng cấp chân tay phải ngước nhìn đẳng cấp của lưỡi. Rồi Mc mở màn “Yêu nhau đứng ở đằng xa/ Con mắt liếc lại bằng ba đứng gần”, lời trôi ra trơn như bôi mỡ. khiến bà con vụng về ấp úng trong ngôn ngữ phải kính nể. Từ niềm tự hào “đỡ tay chân” này, mà không ít người Việt đã thi đua càng nói phét càng tốt mong đến ngày chiếc lưỡi của ta tuyệt đối thay thế tay chân vất vả của ta.
Triết gia Socrate và Platon có nói một phương ngôn giản dị và hay bậc nhất: “Là kim cương nó không bao giờ phải khoe mình là kim cương cả”. Tại sao người ta nói khoác? Nói khoác có nghĩa là “có ít xít ra nhiều”. Người ta là tre nứa thì mới phải nói khoác mình là gỗ đá, là gỗ đá thì nói khoác mình là sắt thép, từ sắt thép mới khoe mình là vàng bạc, từ vàng bạc mới phô mình là kim cương. Nhưng là kim cương người ta chẳng phải khoe mình là gì cả.
Càng thiếu tự tin về mình người ta càng hay khoác lác để che dấu. Có khi rơm rác nhảy một phát khoe mình là vàng bạc. Có khi trong ngày đôi lúc nói khoác, người ta đã nói khoác thường trực cứ mở miệng ra là nói khoác. Nhưng kỳ thực sự khoác lác bôi trơn đó có khác gì mấy anh Mc ở nhà quê chỉ mong đĩa xôi miếng thịt nơi đám cưới hò hát cưới đùa nhí nhảnh.
Chứng nói khoác hay nói phét là chứng nông nhàn và đặc biệt là đặc sản của lớp người văn hóa âm lịch, hay văn hóa Tầu. Những nhà cải cách Trung Quốc như Khang Hữu Vi, Lương Khải Siêu, Tôn Trung Sơn cho rằng: chỉ có thể là người trí thức trong thời đại mới khi phải mang tâm cảm tiến bộ. Như vậy, đám hủ nho có học biết bao bồ chữ cũng chẳng thể nào trở thành tri thức. Và trong đám bốc phét một tấc tới trời, rồi hứa hão, thất hứa hầu hết là đức sống của đám hủ nho. Chẳng hạn, có một nhà thơ chăn nuôi khoe: “Tôi học võ khi nằm trên giường, tưởng tượng  người ta đánh, tôi né rồi phản đòn. Võ của tôi là Vô chiêu”. Ý anh ta muốn nói: vô chiêu của mình giống “lấy bất biến ứng vạn biến” sẽ chiến thắng tất cả hữu chiêu khác. Có không ít anh âm lịch còn tuyên bố: tôi ngồi đây nhưng sẽ đánh ngã anh dù cách hàng chục mét. Khi được mời thử đi. Thì anh ta lại ba hoa bốc phét về việc mình không thèm làm.
Một anh khác khoe khoang về chim Bằng tức con chim của thần thoại Trung Quốc đầu chạm đỉnh trời đuôi chạm đáy đất. Tôi hỏi “anh đã nhìn thấy chim Bằng bao giờ chưa?” Không cần nghĩ lâu. Anh trả lời:
  “Tôi không nhìn thấy chim Bằng, nhưng bay cùng với chim Bằng”.
 Trong một lần nói chuyện với một nhóm các nhà thơ tôi hiểu họ khá kỹ. Tôi nói “cả đời tôi nói dối không bằng các anh nói dối trong một ngày”.
 Một người có vẻ muốn bật lại lò so: “Anh nói vậy là nói ai?”
 Tôi trả lời: “Tùy các anh!” tôi nói vậy hàm nghĩa, nếu anh nào thấy tôi nói sai, tôi sẽ chứng minh liền. Tất cả họ đều im lặng. Sự im lặng đó ít ra tiệm cận sự đồng ý.
 Tất nhiên nhiều người không chỉ nói khoác xuông mà còn dùng trí tuệ và nguyên lý để nói khoác. Nhà thơ kia bảo, Lão Tử nói “Trời không làm gì mà làm tất cả”. Ý anh ta muốn biện hộ cho chứng lười nhác vô tích sự của mình.
 Tôi liền bảo: Anh chỉ là con người nhỏ bé sao lại dám nghĩ mình là trời để mà học theo trời? Vả lại căn cứ vào đâu mà anh nói “trời không làm gì cả”, chẳng nhẽ Trời không tham gia vào quá trình tạo thiên lập địa ư? Anh ta liền im lặng.
 Giờ nói chuyện xuất bản mồm. Khi thấy mọi người bảo cả đời chẳng thấy anh làm gì cho ra tấm món ngoài một hai tập thơ mỏng như tờ rơi mấy chữ lèo tèo? Thế là một thời gian dài tưởng đã cao tuổi anh sẽ chán chứng bốc phét, nào ngờ anh ta lại bốc phét cách liều mình như chẳng có. Anh bảo, ‘tôi đang viết một cuốn sách mới, mà khi viết xong, sách của cả thế giới này phải đốt hết đi!” Nhưng than ôi, bạn bè chờ mãi, 3 năm, rồi 5 năm cuốn sách đó vẫn viết chưa xong, mà chắc chắn nó không thể được viết xong, cũng như không thể dám viết xong.
 Một lần khác khi nói về thơ của mình, anh chàng nói “Tôi nói thật, thơ của tôi mỗi câu, mỗi bài là của các Đấng”, ý anh nói, thơ tôi đã được “nhập đồng” của các thần các thánh, thì đừng có ai dám bàn chuyện khen chê. Chắc anh ta không biết chuyện, khi I-rắc chống lại liên quân 28 nước đã tổ chức cầu nguyện để cho Đấng Ala của họ sẽ giúp họ đánh thắng. Họ đâu có hiểu một việc đơn giản: Thánh thần là công lý.
 Triết gia Nietzsche nói “chúng ta không nên đón nhận mà phải sáng tạo, chúng ta không nghèo khổ đến mức phải ăn xin sự bố thí của thần thánh”. Sáng tạo là Nhân tạo đó là định nghĩa phổ biến trên thế giới. Sáng tạo mà đòi trở thành manh áo đồng cốt ăn mày thần thánh thì còn gì để nói?! Khi nghe thế, tôi thở dài và hoàn toàn thất vọng về tư cách ăn mày thần thánh của anh ta.
 Người Việt nghèo đói khổ sở, giáo dục xuống cấp, dốt nát tràn lan, thơ phú nghệ thuật lèo tèo được chăng hay chớ vì chúng ta ít sống vụ thực như ngô ra ngô khoai ra khoai, rơm ra rơm, ngọc ra ngọc, vàng thau lẫn lộn, mấy bài thơ đồng cốt ăn trộm cũng muốn xí xộ ở tầm Nobel, mấy anh thơ còi không có mỹ học cũng học đòi hậu hiện đại rồi mơ tưởng mình là vĩ đại. Vĩ đại ư? Nhân vật không có, kịch tính không có, mấy ballad vớ vẩn làm sao hóa trường ca được mà đòi xây mộng đóng cầu thang lên thiên giới?
Muốn có một đất nước hùng cường, một nền văn hóa cao cả xin người Việt chúng ta hãy chú tâm sống thực, làm tốt hơn là ba hoa phét lác. Sách đã xuất bản mà chỉ có bé và vừa hy vọng gì vào sách xuất bản mồm? Tiền mặt chưa đủ mua bánh mì để cứu tế đói nghèo. Tiền mồm thì làm được cái gì? Hay lại mong ước thành quả như Mc đám cưới nhà quê xin ít xôi thịt sống cầm chừng?

Bóng đè



Bóng đè

Hỏi

Tôi có vài câu hỏi về triệu chứng bóng đè mà tôi và một số người bạn thường bị. Khi bị triệu chứng bóng đè trong lúc ngủ, tôi cố vùng vẫy để thóat ra cảnh này và cố hét lên để có người nghe và đánh thức vì tôi biết rằng lúc này chỉ cần người khác đụng vào mình là tôi có thể thoát ra được cảnh này. Lúc bị bóng đè là lúc tôi nằm ngửa và tôi có thể nghe được tiếng ú ớ của mình trong cổ họng. Sau khi thức dậy thì mình mẩy toát mồ hôi tưởng chừng như vừa qua một cơn vật lộn rất ư là vất vả.

1. Yếu tố nào gây nên triệu chứng bóng đè

2. Triệu chứng bóng đè ảnh hưởng đến tim và áp huyết thế nào? Tôi bị áp huyết cao và uống thuốc thường xuyên.

3. Tôi phải  làm gì để tránh bị bóng đè? Tôi tập thể dục thường xuyên, giữ trọng lượng cơ thể quân bình, và ăn uống khá cẩn thận. Xin cám ơn Bác sĩ. - Diệp

Đáp

Chào ông Diệp

Hiện tượng Bóng Đè mà ông nói tiếng Anh gọi là Sleep Paralysis là cảm giác con người vẫn tỉnh thức trong khi ngủ nhưng không cử động được trong vài giây tới vài chục phút trong các giai đoạn khác nhau của giấc ngủ. Chẳng hạn họ không cử động được thân mình và không nói được. Một số người cũng cảm thấy nặng ngực như nghẹn thở. Đây là trường hợp mà 40% con người bị ít nhất một vài lần trong đời người. Ông đã diễn tả rất rõ ràng các dấu hiệu triệu chứng của bệnh cũng như hoàn cảnh bóng đè xảy ra. Chúng tôi xin trả lời các câu hỏi của ông như sau:

1. Có nhiều yếu tố có thể gây ra Bóng Đè. Có người mê tín dị đoan cho rằng đây là trường hợp ma làm, quỷ ám. Các nhà tâm lý thì cho rằng Bóng Đè là do căng thẳng tinh thần trong các sinh hoạt hàng ngày. Cũng có người cho rằng mới hồi phục sau trọng bệnh, cơ thể suy yếu thì hay bị bóng đè. Cũng có ý kiến cho rằng một số các chất kích thích thần kinh như rượu, thuốc lá hoặc hóa chất cũng là yếu tố gây ra bóng đè. Nói chung, nguyên nhân chính xác chưa được biết rõ. Có người cho hay khi nằm ngủ ở vị thế nằm ngửa mà lại để tay lên ngực, như trường hợp của ông, cũng hay bị Bóng Đè.

2. Hậu quả của bóng đè: Vì người bị bóng đè rơi vào tình trạng ú ớ sợ hãi, cho nên tuần hoàn hô hấp của họ bị rối loạn.Nhịp tim nhanh, hồi hộp, huyết áp tăng cao, hơi thở hổn hển, tâm trạng nửa tỉnh nửa mơ. Khi tỉnh giấc họ sẽ rất sợ hãi…

Nếu ông đang có bệnh tim và cao huyết áp thì tôi nghĩ rằng Bóng Đè sẽ có ảnh hưởng lên các bệnh này và bệnh sẽ trầm trọng hơn.

Khi bóng đè thường xuyên xảy ra, ông nên cho bác sĩ gia đình hay để tìm hiểu thêm về sức khỏe và đưa ra lời khuyên cần thiết để bệnh tim mạch và cao huyết áp không bị ảnh hưởng.

3. Xin ông tiếp tục sống như ông đang làm, như thể dục thể thao, giữ đời sống tinh thần thoải mái, dinh dưỡng cân bằng vừa đủ. Và cần ngủ nghỉ có giờ giấc cũng như khi lên giường ngủ buổi tối, tạo ra sự bình an, để giấc ngủ được ngon. Và không bao giờ bị Bóng Đè.

Đàn ông chăm việc nhà, gia đình sẽ hạnh phúc hơn ?



Những năm gần đây, trong các gia đình người Việt ở Mỹ - đặc biệt là những gia đình trẻ - đã có sự biến chuyển rõ rệt: Người chồng đã biết phụ vợ làm công việc nhà, chứ không phải ăn xong rồi nằm đọc báo hay xem TV.

Đây là điều hợp với trào lưu của xã hội. Hơn nữa cũng là điều lợi cho những ông chồng, vì tin trên báo cho biết: Những anh chàng chịu khó nhấc mình dậy và tham gia vào một số công việc nhà sẽ được bù đắp bằng việc vợ yêu chìu hơn.

Một báo cáo mới tại Mỹ đã tìm thấy mặc dù các đấng nam nhi vẫn chưa thật nhiệt thành đối với việc nhà, nhưng họ cũng không còn lười chảy thây như trước.

Bản báo cáo do Ủy ban gia đình đương đại tại Mỹ công bố đã tổng kết lại một vài nghiên cứu về gia đình trong những năm gần đây. Trong đó, một nghiên cứu tìm thấy sự tham gia của phái nam vào việc nhà đã tăng gấp đôi trong 4 thập niên qua. Nghiên cứu khác thì tìm thấy đàn ông tăng gấp 3 lượng thời gian dành cho con cái.

“Ngày càng nhiều cặp vợ chồng chia sẻ việc nhà. Mặc dù giữa đàn ông và đàn bà vẫn chưa có sự công bằng hoàn toàn, nhưng luật chơi đã được thay đổi sâu sắc”. Joshua Coleman, nhà tâm lý tại San Francisco cho rằng việc chia đều việc nhà giúp dẫn tới cuộc hôn nhân hạnh phúc hơn, con cái được chăm sóc tốt hơn và chuyện chăn gối cũng mặn nồng hơn. Vì nếu một người vợ cảm thấy stress vì nhà cửa bừa bộn trong khi anh chồng vẫn nằm dài trên ghế xem tivi, thì điều đó sẽ chỉ khiến cô giảm hào hứng trong yêu đương.”

Quý bà nghĩ gì về Viagra, Cialis…--- Trịnh Thanh Thủy


Mỗi lần tôi vào thăm hộp thư email, những hàng chữ quảng cáo của các nhà thuốc tây liên mạng lại đập vào mắt. Đại khái như: Today’s Bestsellers: Viagra|Price: $0.70, Cialis|Price: $1.10, Viagra Professional|Price: $2.05,  Cialis Professional|Price: $2.10, Viagra (Brand)|Price: $ 5.40, Cialis (Brand)|Price: $ 5.50. Chúng khiến tôi tò mò và tự hỏi, các phụ nữ khác, có ai giống tôi, bỏ thì giờ ra để tìm hiểu về các viên thuốc xanh, vàng đã có công tô điểm cho đời sống đôi lứa thêm phần tươi mát này không?

Có một số bạn không màng đến chúng, có lẽ vì chúng không ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt tình dục riêng tư của bạn. Nhưng với những phụ nữ phải đối diện với một lực lượng phái nam đông đảo đang sử dụng chúng trên toàn thế giới, chúng biến thành một mối quan tâm không nhỏ của quý bà. Chưa có một con số chính xác nào cho biết bao nhiêu người sử dụng vì có cả số thuốc giả, thuốc lậu đã và đang lưu hành, nên các công ty chỉ đưa ra con số phỏng chừng là hàng triệu triệu người dùng theo con số toa thuốc được kê.

Kể từ ngày Viagra được FDA (cơ quan thực phẩm và thuốc) của Hoa Kỳ chính thức chấp thuận cho phép chúng lưu hành tại Mỹ (1998), tới nay, sau 15 năm, nó đã chiếm địa vị độc tôn trong những dược phẩm dùng để trị bệnh bất lực hay còn gọi là bệnh Rối loạn Cương Dương (ED). Bước kế tiếp, Cialis ra đời và được ưa chuộng với các lợi điểm, thời gian tác động dài và giá bán rẻ hơn. Tuy nhiên nó có thay thế cho Viagra hay không cũng còn tùy theo người tiêu dùng có hợp và không bị ảnh hưởng nhiều của những phản ứng phụ. Một số thuốc generic và thay thế khác như Levitra, Silagra cũng được giới thiệu cùng khách hàng với những chức năng và hiệu quả khác nhau.

Sự ra đời của Viagra đã là một cuộc cách mạng cởi trói cho phái nam nhất là những người bị bệnh yếu sinh lý, bất lực (độ tuổi khoảng 40 trở lên). Nó được cả những người không cần dùng đến nó sử dụng trong mục đích tăng cường sinh lực để kéo dài thời gian tác động của những cuộc mây mưa. Nó như món quà quý báu được tặng dữ cho những cặp vợ chồng từ lâu vẫn lạnh nhạt ái ân. Như chất keo hàn gắn các đổ vỡ sắp xảy ra vì người nam trong gia đình luống tuổi và rơi vào tình trạng bất lực. Các bà hớn hở vui sướng, các ông thoả mãn, lấy lại chức năng đàn ông, làm chồng.

Tuy nhiên, đằng sau các tấm rèm màu hồng hạnh phúc ấy đã có những người phụ nữ bắt đầu thấy sợ, ghét và phản đối việc sử dụng những viên thuốc xanh, vàng ấy của các ông do sự lạm dụng của một số ông.

Cách đây 5 năm chương trình của bà Oprah đã mở ra một cuộc khảo cứu riêng phỏng vấn 436 bà về viên thuốc Viagra. Báo cáo ghi nhận như sau:

- Về mặt tích cực, có khoảng phân nửa các bà nói đời sống tình dục của họ được cải thiện sau khi các ông dùng viên thuốc màu xanh và sinh lực tăng lên. 37% thấy những cảm xúc gần gũi và sâu xa hơn, trong khi 17% đã nối lại được mối quan hệ gẫy đổ nhờ vào viên thuốc be bé ấy.

- Về mặt tiêu cực, 42% cho rằng đó là loại tình dục hoá học giả tạo. Nhiều người cảm thấy nó “không thực” hoặc họ cảm thấy ít cảm hứng hay không như được ước muốn và 13% ta thán các ông có Viagra nên ít hay quên đi việc “dẫn nhập” tức là giai đoạn âu yếm, hâm nóng, kích thích; với phụ nữ đây chính là giai đoạn quan trọng nhất trong việc ân ái tựa như đề máy, làm nóng một chiếc xe vậy. Hơn 25% cảm thấy là bây giờ họ không còn cảm xúc âu yếm như lúc chưa dùng thuốc. Họ cảm thấy áp lực “bị bắt buộc làm tình” vì không muốn phí tiền hay không muốn làm các ông mất mặt. Họ sợ rằng khi dùng thuốc thường xuyên, những người thực sự không cần tới sẽ mất đi chức năng thật sự của họ, khi không còn dùng thuốc, các ông không còn làm ăn gì được nữa.

Bên Anh có khoảng 2 triệu 3 người mắc bệnh rối loạn sinh lý. Mặc dù bệnh này thường thấy ở các ông lớn tuổi (vào khoảng 65% các ông trên 60) nhưng 40% người trong độ tuổi 40 cũng đối diện với nó. Cũng như phụ nữ có tuổi bắt đầu vào thời kỳ mãn kinh, estrogen bị giảm đi, cửa mình khô và ít đàn hồi, rất nhiều các ông vào trung tuần 40 cũng bị chứng thiếu testosterone. Hệt như các bà, điều này làm các ông mất cảm hứng chăn gối và đi vào chứng liệt dương.

Sức mạnh của thuốc cường dương không những mang lại thành công cho quý ông trong lãnh vực sinh lý mà còn tâm lý nữa. Tác giả của cuốn, “Huyền thoại về Viagra”, “The Viagra Myth.”, Bác sĩ Abraham Morgentaler, M.D., của  Harvard Medical School phát biểu như trên. Ông thêm “Khi bạn bắt đầu chăn gối, bạn phải tự tạo ra sự hứng khởi, thuốc mới hiệu nghiệm”. Bác sĩ Morgentaler kể câu chuyện của một bệnh nhân trách ông rằng Viagra không giúp gì được cho ông ta. “Tôi theo lời dặn của bác sĩ, uống nó trước một giờ, xong ngồi xem một baseball game trên TV, trong khi vợ tôi ngồi đợi trong phòng ngủ”. Cả hai đều không ý thức được rằng họ phải cùng nhau chơi trò tình ái và phải làm những gì cần làm trước khi hành động.

Một vấn đề nan giải to lớn mà quý bà phải đối đầu (với các ông nó lại là điểm đắc thắng) chính là đặc điểm của thuốc cường dương đã kéo dài thời gian cương cứng. Susan K. mẹ của hai đứa con ở Connecticut, Hoa Kỳ nói: “Chúng tôi chỉ muốn 20, 30 phút làm tình âu yếm, chứ không muốn hai tiếng đồng hồ giã gạo liên tiếp”. Đó là chưa kể những phụ nữ lớn tuổi nếu kéo dài cuộc mây mưa, cửa mình quá khô lại không đủ thuốc bôi trơn sẽ bị tổn thương, âm đạo bị sơ rách, dễ bị nhiễm trùng, nhất là những phụ nữ đã ly dị, đang trong thời kỳ hẹn hò dễ bị lây bệnh phong tình.

Andrea, chủ một cơ quan mai mối có nhiều kinh nghiệm giúp đỡ người lớn tuổi đã cho quý bà một lời khuyên: “Bạn phải biết thật rõ cái gì tốt cho mình và cái gì không. Bạn nên nói thật, ngừng dối gian nếu bạn không thích chỉ để che chở cho tự ái của các ông và kết quả đưa đến tình trạng bất mãn tình dục.”

Như chúng ta đã thấy trong quan hệ lứa đôi, một cặp yêu nhau thắm thiết, sự trợ giúp của thuốc cường dương sẽ làm cho tình chăn gối thêm bền chặt nhưng sự ăn ý và đồng tình với nhau trong cách sử dụng mới là quan trọng.

alt

 

Sắc dân nào có lợi tức hàng năm cao nhất tại Hoa Kỳ?





Nước Mỹ là một quốc gia có thu nhập đầu người thuộc loại cao. Nhưng cư dân “giàu có” nhất không phải là người Mỹ trắng bản xứ mà dân... Á châu nhập cư. Thu nhập trung bình của một gia đình Á châu (Asian) $61,000/năm; Mỹ trắng $50,000/năm; Mễ $36,000; Mỹ đen $30,000.

Có ý kiến cho rằng không phải người Á châu thông minh hay giỏi giang nhất, nhưng nhờ cần cù, chịu khó và siêng làm. Chưa kể, phần lớn chỉ nhắm vào những lãnh vực “ngon ăn” như ngành nha, y, dược mà không quan tâm đến sở trường, sở thích.

Bởi ! Trong năm 2013 Việt Kiều , khúc ruột ngoài ngàn dặm, đã gửi về VN 11 tỷ đô la , đứng thứ chín trên thế giới



Ca nhạc sĩ Việt Dũng phỏng vấn về cái chết của thiếu tướng Nguyễn Khoa Nam, cựu tư lệnh quân đoàn 4, vào ngày 30 tháng 4 năm 1975



    


 
                                                        



Viết Về Ông Thầy
Trần Xuân Lớn


Tôi bắt đầu làm việc với ông trước năm 60 lúc đó ông là quan hai, Đại Đội Trưởng Đại Đội Kỹ Thuật. Tôi được ông cấp cho một căn nhà ở, tuy tôi không thuộc quân số của ông, nhưng ông rất thương gia đình tôi. Qua năm 63 tôi đổi về Tiểu Đoàn 6 Nhảy Dù ở Vũng Tàu đem vợ con về Vũng Tàu.
    Đến năm 66, ông lên quan tư rồi quan năm về coi Tiểu Đoàn 5 Nhảy Dù rồi Chiến Đoàn 3 Nhảy Dù và ông lấy tôi về làm đệ tử theo gót chân thầy gần 4 năm (Lên non tôi cũng lên theo-Xuống thuyền tôi cũng ngồi leo mạn thuyền). Nói về ông, là một con người có chí lớn, làm việc chí công, vô tư, không tham lam, rất thương cấp dưới, nhất là gia đình quả phụ, cô nhi. Quan niệm làm việc của ông là “làm hết việc chứ không làm hết giờ”. Ông sống một cuộc sống độc thân cô đơn, xa lánh sự tiếp xúc phái nữ, kể cả chị em bà con trong gia đình. Có một lần tại văn phòng làm việc, điện thoại để trên bàn của ông reo, ông không nghe, ông bảo tôi nghe. Một giọng nữ từ bên kia gọi lại bảo là: “Cô Nguyễn Khoa Diệu Yến từ Nha Trang vào muốn gặp anh Nam.” Nhưng ông không tiếp người em bà con của mình, bảo tôi trả lời với cô là ông đi vắng! Tôi cũng cảm thấy hành động ông hơi khó hiểu.
    Cuộc sống đơn độc quanh năm, ăn cơm hàng cháo chợ, đệ tử xách ga men đi mua cơm rất tội nghiệp. Biết ý của “thầy” nên tôi nói vợ tôi mua cá ngừ về kho nhiều nước, mua bún Huế to sợi về cho ông ăn, ông khen ngon, ông hỏi mua ở đâu? Tôi bảo vợ tôi nấu, nên nhiều lần công tác xa về là ông nói về bảo bà xã tôi làm món ăn cho ông. Tên tài xế và tôi chạy khắp Sài Gòn tìm có quán, tiệm nào bán “bún bò giò heo Huế” là mua.
    Đi theo gót chân ông thầy trên khắp nẻo đường bốn vùng chiến thuật, thật gian lao, vất vả, nhất là vùng Đắc Tô, Đắc Sút, vùng Cao Nguyên, đèo Bạch Mã-Thừa Thiên, A Sao, A Lưới. Khi lên đỉnh núi cao ngồi nghĩ nhìn lại thấy ông thầy mồ hôi mồ kê ẵm ướt đầm dề tội nghiệp, mình lấy khăn thấm nước đưa cho ông thầy lau. Tôi cảm thấy thương mến và kính phục ông hơn vì thấy ông làm sếp mà cũng chịu gian khổ, còn bọn đàn em lính chiến như tôi, dù gì, cũng đã quen với gian khổ lắm rồi nên dù có mệt nhọc cũng là sự thường. Ông thích hút thuốc salem hay xì gà của Mỹ. Ông vẫn giữ trong người cái hộp quẹt bằng đồng cổ lỗ xỉ lắm rồi, hình như do cô nữ trợ tá người Pháp tặng cho ông lúc còn là quan một. Đó là vật kỷ niệm khó quên, hư hoài mà ông bảo sửa chữa cho ông xài trong khi đó có 3, 4 cái hộp quẹt Zippo của những người bạn Mỹ tặng mà ông không hề đụng đến.
    Ông luôn luôn muốn tôi phải có mặt bên ông, nhưng tôi sợ nhất là những khi rảnh rỗi, phải ngồi nhổ tóc bạc cho ông đến cả giờ đồng hồ trong khi ông nằm trên võng ngủ lúc nào không hay. Vì hiểu hoàn cảnh gia đình tôi nên lúc ông lên cấp tướng đổi về Quân Đoàn IV ở Cần Thơ, ông cho ở lại Sài Gòn mà một mình về Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn IV.
    Cuộc đời ông, những vui buồn cùng với ông thầy của tôi kể sao cho xiết! Tóm lại cuộc đời riêng tư của ông cũng giống như ông Ngô Đình Diệm: quên mình, một lòng vì đất nước và quân đội. Sau bao năm chiến tranh tương tàn, ngày 30 tháng 4 năm 1975, nước mất nhà tan, gia đình ly tán. Cuộc biển dâu đổi đời, thầy trò mỗi ngã, kẻ mất người còn, nghĩ lại thật quá đau lòng!

Ông  nguyên là Trung Sĩ cận vệ của Tướng Nam  lúc ông còn ở Tiểu Đoàn 5 và Chiến Đoàn 3 Nhảy Dù.


Hồi Ký Của Sĩ Quan Tùy Viên

Lê Ngọc Danh



Những năm đầu trong quân ngũ
Tôi xuất thân khóa 4/69 trường SQ/TB Thủ Đức, ra trường tháng 1 năm 1970, cấp bậc Chuẩn Úy. Lúc ra trường, tôi chọn SĐ7BB đóng ở căn cứ Đồng Tâm nằm trong tiểu khu Định Tường, Mỹ Tho. Tôi về trình diện với 8-9 bạn cùng khóa. Sau thời gian ngắn chờ đợi ở phòng họp, chúng tôi gặp Đại Tá Nguyễn Khoa Nam, Tư Lệnh SĐ7BB bước ra. Tư Lệnh mang mắt kính đen, tóc hớt ngắn, khuôn mặt chữ điền, dáng người mập với bộ đồ nhà binh ủi thẳng nếp. Chúng tôi bật nhanh dậy đứng thế nghiêm chào. Tư Lệnh đưa tay lên đáp lễ, kéo ghế ngồi trước bàn làm việc, Tư Lệnh tháo cặp mắt kiếng đen để lên bàn, đảo mắt nhìn bao quát chúng tôi, một cái nhìn thiện cảm nhưng riêng tôi thấy sờ sợ. Tư Lệnh lấy hồ sơ lật qua lật lại, gọi tên từng người hỏi thăm gia đình vợ con, quê quán và hỏi về sự đồng ý nhận đơn vị mới. Lúc đó SĐ7BB có 3 Trung Đoàn và một Đại Đội Trinh Sát 7. Trung Đoàn 10 đóng ở Tiểu Khu Kiến Hòa. Trung Đoàn 11, 12 và Đại Đội Trinh Sát 7 đóng ở tiểu khu Định Tường, Mỹ Tho, gần Bộ Tư Lệnh ở Đồng Tâm. Những cái thăm được đụng trong hộp nhỏ, chúng tôi rút thăm Trung Đoàn nào thì về Trung Đoàn đó.
    Tuần tự mọi người lên rút thăm, lúc mở thăm ra Tư Lệnh hỏi:
- Chuẩn Úy làm việc nơi Trung Đoàn này được chứ? Có trở ngại gì không?
Các bạn trả lời:
- Dạ được.    
Riêng tôi rút trúng thăm về Trung Đoàn 11, tôi buồn buồn thầm ước nếu được về Trung Đoàn 10 thì hay quá vì gần nhà và nhiều bạn bè. Đến lượt tôi, Tư  Lệnh hỏi:
- Chuẩn Úy Danh.
Tôi đứng nghiêm chào và nói:
- Dạ có.
Rồi bước đến bàn làm việc của Tư  Lệnh.
- Sao em làm việc ở Trung Đoàn 11 được chứ? Có gì trở ngại không?
Tôi ấp úng:
- Dạ ... dạ.
- Em có gì thì nói. Sĩ quan phải mạnh dạn lên còn chỉ huy nữa.
- Dạ, Đại Tá cho em về làm việc ở Trung Đoàn 10.
- Tại sao em không thích làm việc ở Trung Đoàn 11, lại xin về Trung Đoàn 10.
- Thưa Đại Tá, Trung Đoàn 10 ở Tiểu Khu Kiến Hòa là quê em, địa thế sông ngòi, đường sá, cầu cống, em đều quen thuộc, rất dễ làm quen với bản đồ và dễ dàng đánh đấm hơn.
Tư  Lệnh trầm ngâm một hồi rồi khẻ gật đầu nói:
- Được rồi, qua cho em về làm việc ở Trung Đoàn 10. Cố gắng.
- Dạ, cám ơn Đại Tá.
    Tôi mừng quá, về được gần nhà rồi, ngoài việc đi hành quân về, tôi gặp bạn bè tha hồ đi chơi. Sau thời gian nghĩ phép, tôi về nhận đơn vị, gặp Đại Tá Kim, Trung Đoàn Trưởng Trung Đoàn 10, rồi đưa xuống Tiểu Đoàn 4/10, gặp Thiếu Tá Bạc, Tiểu Đoàn Trưởng, kế tiếp gặp Trung Úy Huệ, Đại Đội Trưởng Đại Đội 1 và tôi được giữ chức vụ Trung Đội Trưởng Trung Đội 1. Khoảng hai tháng sau, Thiếu Tá Bạc đi làm Quận Trưởng Bình Đại, Đại Úy Huân thay thế giữ chức vụ tiểu đoàn trưởng. Sau lần hành quân ở chi khu Đôn Nhơn, tôi lên cơn đau ruột dữ dội. Tiểu đoàn trưởng cho trực thăng bốc tôi về ngay, rồi tôi được đưa về bệnh viện Nguyễn Đình Chiểu, Kiến Hòa. Sau khi khám thử máu, bác sĩ cho mổ liền vì quá nặng. Mổ xong nghĩ bệnh hơn ba tháng rồi trở lại tiểu đoàn, lúc này đã cải danh là Tiểu Đoàn 1/10. Lúc về tiểu đoàn, Đại Úy Huân, tiểu đoàn trưởng, thấy tôi mới mổ còn yếu, cho làm Trưởng Ban 2 kiêm sĩ quan An Ninh Tiểu Đoàn.
    Tôi lên Thiếu Úy cuối năm 71, vào lúc này có khóa Tình Báo Căn Bản trường Cây Mai (Chợ Lớn). Đại Úy Tiểu Đoàn Trưởng cho tôi theo học khóa này, trong khóa 37/71 tình báo, tôi quen thân với Trung Úy Hải Quân Nguyễn Mạnh Thông, sau này tôi mới biết là cháu của Chuẩn Tướng Nguyễn Khoa Nam, Tư Lệnh SĐ7BB. Tôi vài lần đến nhà Trung Úy Thông ở đường vào hẻm gần rạp hát Phạm Ngũ Lão, Thông giới thiệu bà Khâm là mẹ Thông, em gái Nguyễn Mạnh Diệu Thu, cô giáo.
Gần mãn khóa anh Thông nói với tôi:
- Ông Cậu tao hiện là Tư Lệnh SĐ7BB, mày muốn về làm việc ở văn phòng không? Khỏi lội bộ nguy hiểm, tao xin giùm cho.
Tôi nói:
- Về văn phòng thì khỏe thiệt, nhưng lệ thuộc giờ giấc, tao lội đã đi về đóng quân là tao đi chơi phè phỡn.
Thông nói:
- Tao thấy mày lội nguy hiểm và cực lắm.
- Tao ở Bộ Chỉ Huy không sao đâu, nói cho cùng khi nào tiểu đoàn sập tiệm tao mới tiêu, dễ gì. Ở Kiến Hòa đánh với du kích không sao.
- Tùy mày. À tao có ông anh Trung Tá Nguyễn Mạnh Trí, Chỉ Huy Trưởng Liên Đoàn Đặc Nhiệm Hải Quân tại Đồng Tâm, lúc nào cần mày có thể gặp.
- Cám ơn Thông.
    Rồi chúng tôi chia tay nhau trở về đơn vị củ và không gặp nhau từ dạo đó. Hành quân, nghĩ dưỡng quân rồi đi chơi  v.v...
 
Sau khi bị thương trong trận Compongrou, phải nằm bệnh viện gần hai tháng. Xuất viện, tôi về trình diện Trung Tá Bưởi, trung đoàn trưởng, và được ở BCH/TRĐ với chức vụ sĩ quan hành quân của trung đoàn và thường đi theo BCH Nhẹ đóng ở các nơi Cái Bè, Cai Lậy, Giáo Đức, Mỹ An, Bình Thạnh Thôn, Cái Cái, Hồng Ngự ... Trong thời gian này, BCH Nhẹ của Trung Đoàn 10 đóng tại căn cứ 23 gần Quốc Lộ 4 thuộc Chi Khu Cái Bè chung với BCH/Tiền phương của SĐ9BB. BCH Nhẹ của tôi nằm một góc, cách 3 vòng rào của căn cứ 23 trong một cái hầm thật kiên cố. Được vài hôm thì Việt Cộng tấn công căn cứ này. BCH Nhẹ có Trung Tá Bá, Trung Đoàn Phó và một tiểu đội đi theo gồm hộ tống, y tá, truyền tin, ban 3 v.v... Khoảng 1 giờ đêm, Việt Cộng dùng chiến thuật tiền pháo hậu xung đánh vào căn cứ này, địch pháo rát, rồi đặc công bò theo bờ rào lội xuống ao đội rác tiến gần hầm chúng tôi. Tôi báo về BCH Tiền Phương ở Chi Khu Cai Lậy biết Việt Cộng đang tấn công mạnh ở đây. Nhìn qua lỗ châu mai, tôi thấy Việt Cộng ở dưới ao đầu đội cỏ bò về hầm chúng tôi. Tôi nói với Trung Tá Bá, Trung Đoàn Phó rằng Việt Cộng đã bò sát hầm, tôi xin bắn, Trung Tá không cho nói còn đơn vị bạn của Sư Đoàn 9 ở hai vòng rào phía ngoài. Còn Việt Cộng vừa bò vào vừa liệng bêta lẫn với pháo kích, không biết đâu là pháo đâu là bêta. Chúng bò sát hầm, lấy bêta nhét vào lỗ châu mai, trái đầu bọn lính đẩy ra được nổ bên ngoài, trái sau rớt vào hầm. Ầm một tiếng, đèn tắt tối thui, kế tiếp là vài quả nữa bao nhiêu hết kể xiết. Trung Tá Bá văng vô góc hầm gãy chân, còn tôi rát cả mặt, tối tăm hết thấy đường, bò lần theo vách hầm ra ngoài. Còn về Sư Đoàn 9, Việt Cộng đã bò gần đến Trung Tâm Hành Quân nhưng bị đẩy lui, không đốt được pháo binh ở đây nhưng đã đốt được mấy khẩu pháo ở ngoài. Tổng kết, hai bên tổn thất nặng riêng Sư Đoàn 9 nặng hơn. Tôi bị liệng bêta, miểng ghim đầy ngực, hai mắt nám đen sưng lên không còn thấy gì. Sau đó được đưa về Bệnh Viện 3 Dã Chiến Mỹ Tho, chuyển thẳng lên Tổng Y Viện Cọng Hòa để giải phẫu mắt.
    Sau thời gian điều trị ở Tổng Y Viện Cọng Hòa, mắt tôi được bình phục rồi trở lại đơn vị củ, vẫn đi theo BCH Nhẹ, lúc này Trung Tá Tập làm trung đoàn phó TRĐ10BB. Một thời gian sau, ông được chuyển sang làm Trung Đoàn Trưởng TRĐ11BB. Rồi Trung Tá Mạnh, trước ở Nhảy Dù về làm Trung Đoàn Phó. Tôi vẫn tiếp tục đi theo BCH Nhẹ, lúc này đi bay nhiều hơn, lúc bay với Trung Tá Mạnh, có khi bay một mình để quan sát chiến trường hay tản thương, tiếp tế và được Phi Vụ Bội Tinh.
    Thời gian này, đơn vị tôi hoạt động nhiều ở Tiểu Khu Kiến Tường (Mộc Hóa). BCH Nhẹ thường đóng ở các căn cứ: Cái Cái, Bình Thạnh Thôn, Ấp Bắc, nói chung là vùng Đồng Tháp Mười. Tôi còn nhớ một lần bay quan sát, phát giác Việt Cộng xâm nhập đường dây 1B từ Compongrou qua Long Khốt xuống mật khu Trị Pháp (Cái Bè). Bốc Trinh Sát 10 đổ xuống bắt sống trên 60 tù binh (tân binh bổ sung nên ít súng).
    Rồi đường dây 1-A từ Kampuchea qua Long Khốt xuống vùng Long An (Tiểu Khu Kiến Tường giáp ranh với Tiểu Khu Long An). Một buổi chiều mùa nước nổi năm 1973, Việt Cộng dùng xuồng ba lá xâm nhập đêm, không kịp nên chém vè trên cánh đồng lúa Tháp Mười, trên trực thăng nhìn xuống lúa chín vàng như một tấm thảm trải rộng, xuồng di chuyển trên lúa vạch những đường cong queo như những con trùng bò trên bãi sình. Theo vết bò, điểm cuối xuồng ngừng lại đắp cỏ lên thành một đống cỏ nhỏ. Bay quanh một vòng, 1 đống cỏ nhỏ, 2, 3 rồi vài chục đống cỏ, một số đường lủi vào rừng tràm. Trung Tá Mạnh xin hai chiếc Gunship tấn công vào những mục tiêu đó. Rocket, đại liên nhả đạn liên tục, hết đạn về phi trường Mộc Hóa lấy, sau 4, 5 lần mới ngưng. Từ trên cao nhìn xuống, những mục tiêu bị bắn loang máu đỏ hòa trong nước khắp cả vùng. Lúa vàng, nước xanh, máu đỏ giống như chiếc mền thêu bông. Trinh Sát 10 đổ xuống, lúc đó Đại Đội Trưởng Trinh Sát 10 là Trung Úy Thúy hay Trung Úy Bông tôi không nhớ. Lính trinh sát lục soát trên xuồng, lặn hụp dưới nước thâu chiến lợi phẩm, kết quả trên 50 vũ khí đủ loại tìm được. Tuy nhiên có một Gunship vì ham lấy súng xà sát xuống bị bắn gãy đuôi, phi hành đoàn vô sự và được bốc về phi trường Mộc Hóa. Trong lúc này, Thiếu Tướng Nam có lên máy theo dõi tình hình tổng quát, danh hiệu là “601”. Có lẽ Thiếu Tướng biết tôi trong lúc này.
    Một hai tháng sau, Việt Cộng trên đường xâm nhập từ hướng Compongrou qua Long Khốt xuống mật khu Trị Pháp phải băng qua hương lộ từ Chi Khu Cai Lậy lên Chi Khu Kiến Bình đến Tiểu Khu Kiến Tường. Không may trong đêm Địa Phương Quân và Nghĩa Quân nằm đường an ninh cho xe vận chuyển tiếp tế từ Cai Lậy lên Kiến Tường, Việt Cộng không dám qua đường sợ lộ bí mật nên mắc võng ém quân nằm trong rừng tràm cách lộ độ 200 thước gần Chi Khu Kiến Bình.
    Ngày hôm sau, sau một ngày bay quan sát, tôi đề nghị phi công trực thăng chiều về bắt chim Trít về quai chải nhậu. Đàn Trít trên 1,000 con, Trít mẹ Trít cha cất cánh bay cao, còn lại Trít con không bay được, lặn xuống nước dùng mỏ cắn vào cọng năng hay cỏ chịu chết, một chân đạp lên càng trực thăng, một tay nắm cây sắt chỗ xạ thủ tha hồ mà bắt. Có đôi lúc bắt trên 30 con, đem về bọn lính nhổ lông quai chảo, thịt không ngon lắm vì chim không có mỡ nhưng lính lội có chi nhậu đó. Trong lúc nghiêng qua nghiêng lại bay theo đàn Trít, vừa hạ thấp xuống, bất chợt tôi thấy những võng màu xanh lủng lẳng trong rừng tràm, một chiếc, 2, 3, rồi vô số võng. Bay cao lên, tôi thét:
- Có Việt Cộng trong rừng tràm.
Trung Tá Mạnh nói.
- Làm gì có, gần lộ mà!
Tôi vừa trỏ tay chỉ:
- Đó, Trung Tá thấy chưa.
- À ... à nhiều quá.
    Lúc đó, BCH/Tiền Phương TRĐ10 đang đóng tại Chi Khu Kiến Bình, cách mục tiêu độ 2 cây số. Trung Tá Mạnh gọi gấp gặp Bravo. “Bravo” là danh hiệu của Đại Tá Bưởi, Trung Đoàn Trưởng Trung Đoàn 10.
- Báo cáo Bravo, Việt Cộng chém vè ở ... cho tôi bốn gunship nhanh tối rồi.
Trung Đoàn Trưởng nói:
- Đợi có ngay.   
     Sau một lúc, gunship làm việc, Đại Đội Trinh Sát 10 đổ xuống, chiến lợi phẩm thu gần 100 súng đủ loại: súng cối, đại liên, B-41, B-40, AK v.v... Chiến lợi phẩm được trưng bày tại chi khu Kiến Bình có Tư Lệnh đến quan sát.

Tùy Viên Tư Lệnh Sư Đoàn 7
    Giữa năm 73, BCH/Tiền Phương Trung Đoàn 10-Sư Đoàn 7 Bộ Binh, đóng ở phi trường Mộc Hóa, Kiến Tường. BCH Nhẹ vẫn còn ở chung với BCH/Tiền Phương chưa đi nơi khác. Khu vực trách nhiệm của trung đoàn bấy giờ là phía Bắc Kiến Tường (Đại Tá Huy là Tỉnh Trưởng Kiến Tường). Các nơi BCH Nhẹ thường đóng: Chân Thành, Cái Cái, Bình Thạnh Thôn, Long Khốt v.v... Vào một buổi sáng, được lệnh Đại Tá Bưởi dùng trực thăng bay về hướng căn cứ Cái Cái để yểm trợ cho đơn vị bạn. Tôi lên Tiểu Khu Kiến Tường để vẻ bản đồ ranh giới bạn và tình hình địch trên bản đồ bay.
    Vừa bước vào bộ chỉ huy của Tiểu Khu (phòng thuyết trình), tôi tiến về hướng bản đồ để vẻ ranh giới. Tôi thấy Thiếu Tướng Nam ngồi sẵn ở đây tự bao giờ, tôi đứng thế nghiêm chào và vẻ bản đồ. Đang lúi húi vẻ, Tư Lệnh nói:
- Anh vẻ giùm tôi ranh giới này.
- Dạ.
Tôi vẻ xong đứng thế nghiêm nói:
- Trình Thiếu Tướng vẻ xong, có vẻ gì thêm nữa không?
Tư Lệnh ôn tồn nói:
- Được rồi. Trung Úy là Trung Úy Danh?
- Dạ phải.
Tôi ra với phi hành đoàn và cất cánh bay, bay cao độ 500 đang lượn vòng trên phi trường Mộc Hóa thì có Trung Đoàn Trưởng gọi:
- Zulu đây Bravo gọi.  (Bravo là danh hiệu của Đại Tá Bưởi)
- Nghe Bravo, có gì cho.
- Anh cho trực thăng đáp xuống và về gặp tôi.
- Dạ, nhận rõ.
    Tôi vội vã đáp xe Jeep về Trung Tâm Hành Quân nhận lệnh mới. Bước vào Trung Tâm Hành Quân, tôi thấy Tư Lệnh ngồi ở đó, tôi đứng nghiêm chào. Tư Lệnh nhìn tôi mỉm cười. Chưa kịp nhận lệnh mới, Đại Tá Bưởi nói:
- Danh sửa soạn về làm việc với Tư Lệnh.
Tôi còn đang ngớ ngẩn, Đại Tá nói tiếp:
- Danh ra bảo thằng em hớt tóc ngắn lại.
- Dạ.
Thợ hớt tóc đẩy tôi trụi lủi, trước 3 phân sau không phân như ở quân trường. Tôi quá bực mình vì tóc ngắn. Tôi nói:
- Anh hớt quá ngắn, chết rồi.
- Đại Tá bảo em cắt thật ngắn. Tư Lệnh thích tóc tai gọn gàng.
Thôi đành vậy.
Tôi trở vào TTHQ trình diện Thiếu Tướng. Tư Lệnh cười cười nói:
- Cắt tóc ngắn đẹp hỉ. Theo Trung Úy Ngoan về làm việc với qua.
- Dạ.
    Rồi tôi theo trực thăng của Tư Lệnh về Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn ở Đồng Tâm. Tôi bắt đầu làm Tùy Viên cho Tư Lệnh Sư Đoàn 7 Bộ Binh kể từ hôm nay. Tôi bồi hồi rời đơn vị củ về đơn vị mới. Trên đường bay về Bộ Tư Lệnh, tôi miên man suy nghĩ, không biết lý do tại sao Thiếu Tướng chọn mình làm Tùy Viên cho ông, mình là dân Bến Tre mà, xứ mang tiếng không tốt về lý lịch, tại sao Thiếu Tướng dám tin mình. Có thể anh Thông cháu của Thiếu Tướng đề nghị mà Tư Lệnh đâu thích gởi gấm, hay là những lần đi bay với Trung Đoàn Phó đánh đấm Tư Lệnh thương đem về. Mình phải làm gì để bù đắp sự tin tưởng của Thiếu Tướng. Đang miên man nghĩ ngợi, chiếc trực thăng đã đáp trước Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn. Tư Lệnh xuống trực thăng, kế tiếp Trung Úy Ngoan, sĩ quan Tùy Viên, tôi theo sau. Tôi vào nơi làm việc gặp Đại Úy Phước, Chánh Văn Phòng. Tư Lệnh đi thẳng vào phòng làm việc, bấm chuông Đại Úy Phước vào,  vài phút sau anh trở ra chỉ tôi nơi làm việc và giới thiệu thuộc cấp xong dẫn tôi xuống phòng ở, phòng tôi nằm sát vách với Đại Úy Chánh Văn Phòng. Về sau được Trung Úy Ngoan cho biết Tư Lệnh có hỏi:
- Trung Úy Danh biết đọc bản đồ không?
Ngoan trả lời:
- Danh rất rành bản đồ và gốc An Ninh.
    Về làm việc, Trung Úy Ngoan đã chỉ tôi cặn kẽ về cách ăn mặc, tiếp xúc và những điều cần thiết, những việc nên làm và những việc không nên làm (cám ơn Trung Úy Ngoan đã hướng dẫn). Còn Đại Úy Phước, Chánh Văn Phòng cũng vui vẻ hướng dẫn. Đại Úy Phước có nụ cười rất giòn khi gặp chuyện vui. Tôi thân với Ngoan hơn Đại Úy Phước, có lẽ cùng tuổi và nhiệm vụ. Lúc làm việc ở văn phòng Tư Lệnh, thường mỗi buổi chiều anh Phước dùng xe Jeep dù về Mỹ Tho với gia đình, còn anh Ngoan cũng vậy nhưng ít hơn. Tôi nằm lại một mình ở phòng ngủ cách phòng Tư Lệnh qua con đường xi măng nhỏ độ 10 thước. Những đêm ở lại, Tư Lệnh không bảo tôi làm gì cả. Thỉnh thoảng tôi xuống Trung Tâm Hành Quân để lấy tình hình nếu có trình Tư Lệnh, tôi thấy Tư Lệnh ngồi đó tự bao giờ. Tư Lệnh làm việc rất nhiều và luôn luôn theo dõi các đơn vị. Riêng tôi và Trung Úy Ngoan, thỉnh thoảng Tư Lệnh cho một số tiền xài (Ngoan nói tiền lương Thiếu Tướng không xài cho mình).
    Trong thời gian làm tùy viên ở Sư Đoàn 7, đi bay thay phiên nhau, một ngày Trung Úy Ngoan, một ngày tôi, cứ thay phiên nhau đi suốt, về sau quen công việc tôi thường đi theo Tư Lệnh nhiều hơn Ngoan.
    Với nhiệm vụ của một tùy viên Tư Lệnh, tôi chỉ có hiểu biết trong phạm vi trách nhiệm. Tư Lệnh người ít nói, luôn luôn trầm ngâm, lúc đi họp hay đi thanh tra, cần nói chỉ nói vài tiếng. Tư Lệnh chỉ lấy mắt nhìn với đôi mắt có thần nhìn như thu hút thuộc cấp, ai cũng thấy nể. Trong suốt thời gian dài tôi theo Tư Lệnh, ông không bao giờ to tiếng hay nói nặng với bất cứ một ai từ sĩ quan cấp Tá cho đến anh binh nhì. Nhớ lại vào năm 74, Tư Lệnh được Tổng Thống cho đi du lịch ở Đài Loan, thời gian khoảng một tháng. Trung Úy Ngoan được đi theo Tư Lệnh. Trong thời gian này, Thiếu Tướng Trần Bá Di kiêm luôn chức vụ Tư Lệnh SĐ7BB.
    Tư Lệnh rất hòa mình với thuộc cấp, có lần phòng Chính Huấn mở liên hoan có lửa trại để cho các đơn vị vui chơi sau những ngày hành quân vất vả. Tiệc liên hoan mở ở sân trước Tiểu Đoàn 7 Quân Y, gồm các anh em phòng Chính Huấn và một số ca sĩ Sài Gòn về tham dự. Những anh em binh sĩ nối tay nhau vây quanh đống lửa hồng cháy rực giữa sân, đang nhảy nhót ca hát. Tư Lệnh đến rẽ vòng tay, nắm tay những người lính trận ghép lại hình tròn đi xung quanh đống lửa, vừa đi vừa hát bài ca “Nối vòng tay lớn” với tiếng nhạc xập xình, tay lắc chân đong đưa. Xong Tư Lệnh ngồi ghế đầu, phía sau các trưởng phòng hướng về sân khấu, trên sân khấu các ca sĩ Sài Gòn đang trình diễn, thỉnh thoảng một vài anh lính lên phụ họa rất vui vẻ náo nhiệt. Tư Lệnh quay qua nói với tôi:
- Danh có biết hát lên hát vui với anh em.
Tôi biết vài bản ruột định lên hát cho vui, suy nghĩ lại mình mới về hơn nữa Tùy Viên mà hát sai thì khó coi lắm. Tôi ấp úng trả lời:
- Dạ em không biết hát, Thiếu Tướng.
   Ở Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn, có lần Tư Lệnh muốn bỏ hút thuốc, lúc đó Tư Lệnh thường hút thuốc ba số 5. Một buổi sáng, Tư Lệnh bấm chuông gọi tôi vào phòng làm việc vừa chúm chím cười và nói:
- Hôm nay qua bỏ hút thuốc, đúng 12 giờ nhắc qua.
- Dạ.
Đúng 12 giờ, tôi mở cửa vào, Tư Lệnh trề mắt kiếng xuống hỏi: 
- Có gì không?
- Dạ, đúng 12 giờ Tư Lệnh bỏ hút thuốc lá.
- Được ... được, tốt.
Tư Lệnh vừa nói vừa mở ngăn kéo lấy ra một số bao thuốc và lấy luôn bao thuốc đang dở trên bàn đưa cho tôi rồi bảo:
- Đem ra cho anh em ở trước.
    Một thời gian ngắn sau đó, trong lúc đi bay trên trực thăng, Tư Lệnh ngồi phía sau phi công chính, tôi ngồi phía sau phi công phụ, bên phải Tư  Lệnh. Bất chợt, Tư Lệnh quay qua hỏi:
- Có thuốc lá không?
- Dạ, em có Caspan đầu lọc.
- Đưa qua một điếu.
- Dạ.
    Sau đó Tư Lệnh hút thuốc lá trở lại như xưa.

Ông nguyên là Trung Úy Tùy Viên
Tư Lệnh SĐ7BB trong khoảng thời gian 1973-1974.

Cậu Tôi

Nguyễn Mạnh Trí


Rời quê hương đã 25 năm mà hình ảnh cậu tôi thỉnh thoảng vẫn hiện về trong giấc ngủ chập chờn. Những ký ức về cậu tôi như là một bức tranh chấm phá. Cậu như là một thế giới riêng đối với tất cả mọi người.

Còn nhớ lúc tôi khoảng 5, 6 tuổi, gia đình ông ngoại chúng tôi ở bến đò Chợ Dinh, Nam Phổ. Nhà trên dành cho ông ngoại còn tất  cả  ở những căn nhà dưới. Gần đó là chùa Ba La của dòng họ Nguyễn Khoa. Là cháu ngoại đầu tiên, tôi được ông ngoại cưng nhất. Thỉnh thoảng ông bảo mẹ tôi đưa lên nhà trên để ông cho ăn vài món dành cho ông. Cạnh nhà là một cây mộc lan rất lớn, đến mùa cả trăm cánh hoa nở ra thơm ngát cả vườn. Sau nhà là một vườn cam quít rồi đến một thửa đất rộng trồng bắp, sắn, rau cải tùy mùa. Cạnh sông là một nhà chòi cao mà trong những trưa hè nóng nực, mấy cậu cháu chúng tôi thường leo lên ngủ trưa để hưởng gió mát từ sông thổi vào.

Một kỷ niệm vui mà tôi không bao giờ quên được là vào một dịp Tết, tất cả chúng tôi ăn mặc quần áo chỉnh tề lên chúc Tết ông ngoại để được lì xì. Sau đó cậu dẫn tôi, cậu Phước, cậu Lộc và dì Diệu Yến ra vườn để xem cậu đốt pháo mừng xuân. Cậu Lộc và dì Diệu Yến tuy vai vế lớn hơn nhưng cũng xấp xỉ tuổi tôi. Ra sau vườn đã thấy mấy cây pháo để trên một cái lon khá lớn. Chúng tôi xúm xung quanh để xem cậu đốt. Pháo vừa nổ là cả một mùi hôi thúi bốc lên, quần áo chúng tôi lấm đầy đồ dơ. Thì ra cậu đã để cái lon trên một đống phân. Báo hại chúng tôi phải tắm rửa thay quần áo khác để đón xuân. Bị ông ngoại la, cậu cười khoái chí. Cậu thường xưng cậu và em với ông ngoại tôi.

Vào khoảng năm 51, chúng tôi dọn lên nhà số 64 Đường Gia Hội, sau này đổi tên là đường Chi Lăng, ngay lối đi vào đường Trung Bộ. Cậu lúc này đã đi làm việc trong Thành Nội. Cậu giống như một ông công tử đất Thần Kinh, luôn luôn mặc đồ bộ màu trắng và đặt cơm từ nhà hàng Morin. Cũng giống như ông ngoại, thỉnh thoảng cậu gọi tôi vào cho thưởng thức vài món ăn Tây. Trong vòng gia đình, ngoài cậu còn có anh Hiệp và anh Cẩm. Anh Hiệp là con bác Kinh, người anh kết nghĩa với ông già tôi. Anh Cẩm là chồng chị Yến, con của cậu Sỉ. Anh Hiệp đi Thiết Giáp, anh Cẩm chọn Pháo Binh. Sau này, cả ba đều trở thành những tướng lãnh của QLVNCH.

Mãn khóa 3 Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức, cậu tình nguyện gia nhập binh chủng Nhảy Dù. Vài người trong gia đình nói rằng đúng ra cậu là một nghệ sĩ hơn là quân nhân. Cậu có khiếu về hội họa, vẻ truyền thần và phong cảnh rất xuất sắc. Cậu cũng có khiếu về âm nhạc và giỏi về ngoại ngữ, cả Anh và Pháp. Nghe nói cậu có yêu một người đẹp nhưng về sau người này đi Pháp lấy chồng bác sĩ, từ đó cậu không lập gia đình với ai cả. Trong tranh vẽ của cậu có phảng phất hình bóng của cô này. Có lẻ đây cũng là một trong vài huyền thoại trong cuộc đời của cậu.

Năm 62, sau khi tốt nghiệp trường Sĩ Quan Hải Quân Nha Trang, lên thăm cậu tại Sài Gòn, cậu nói: “Đúng ra ngành Bác Sĩ thích hợp với mi hơn, để cậu nói với ông Quyền xem ông  có thể giúp mi đi học Quân Y được không?” Cậu thường dùng chữ “mi” của người Huế khi gọi tôi. Cậu là bạn học của HQ Đại Tá Hồ Tấn Quyền lúc đó là Tư Lệnh Hải Quân. Tôi cũng chẳng để ý đến chuyện này cho lắm. Sau đó Đại Tá Quyền là người đầu tiên bị đàn em sát hại trong cuộc đảo chánh Tổng Thống Ngô Đình Diệm vào cuối năm 63.

Cậu ở trong cấp bậc Đại Úy khá lâu. Vài người nói rằng là Sĩ Quan Nhảy Dù mà cậu rất ít nói, cũng không  ăn nhậu với bạn đồng ngủ nên đôi khi bị hiểu lầm từ cấp chỉ huy cũng như bạn bè.

Giữa năm 66, hai cậu cháu có cơ hội gặp nhau ở Đà Nẳng lúc cậu chỉ huy Tiểu Đoàn 5 Nhảy Dù được điều động ra miền Trung vì vụ Phật Giáo. Chiến Đoàn 3 Dù nổi tiếng sau trận chiến thắng lẫy lừng tại đồi Ngok Van - Đỉnh 1416 - Kontum mà các anh em nhảy dù nói đùa là đồi Ngóc Văng. Cậu được chỉ định giữ chức vụ Tư Lệnh Sư Đoàn 7 Bộ Binh kể từ đầu năm 1970. Hình như cậu có 1, 2 lựa chọn khác nhưng Sư Đoàn 7 đã đến với cậu như là một định mệnh trong cuộc đời binh nghiệp của mình. 

Hai vợ chồng tôi có xuống thăm cậu ở Đồng Tâm vào đầu năm 70, cậu bảo ra ngoài dinh Tư Lệnh tại Mỹ Tho mà ở. Ông Trung Sĩ quản gia mừng rỡ khi có khách: “Ông Tướng ít khi tiếp bà con, thỉnh thoảng mới ra Mỹ Tho một lần.”

Cuối năm 1971, tôi được thuyên chuyển về Đồng Tâm chỉ huy Liên Đoàn Đặc Nhiệm Hải Quân trong nhiệm vụ yểm trợ cho hai Trung Đoàn 11, 12 Bộ Binh hoạt động trong khu vực Mỹ Tho và Kiến Hòa sau hơn một năm chỉ huy Liên Đoàn 3 Thủy Bộ yểm trợ cho Trung Đoàn 32 thuộc Sư Đoàn 21 Bộ Binh trong chiến dịch U Minh. Cậu do dự khá lâu vì không muốn tôi ở gần cậu. Thỉnh thoảng, cậu gọi tôi qua phòng hành quân Sư Đoàn vào buổi tối. Hai cậu cháu có dịp nói chuyện gia đình cũng như những lời chỉ bảo. Cậu thường dặn dò: “Mi còn trẻ, ở đơn vị chiến đấu nhiều, tương lai tốt, đừng để dính vào những chuyện rắc rối.”

Một câu nói mà tôi vẫn còn nhớ mãi cho đến ngày hôm nay. Khi nói chuyện về tham nhũng, cậu trầm ngâm nói: “Trong hoàn cảnh chiến tranh của đất nước, mình không tham nhũng không có nghĩa là đàn em mình không tham nhũng nhưng họ chỉ làm ăn vừa đủ sống. Nếu mình tham nhũng thì họ phải ăn gấp ba: một cho họ, một cho mình, một cho xếp mình. Bổn phận của cấp chỉ huy là phải giữ mình trong sạch.” Tôi nhớ lại thời gian còn hành quân ở Cà Mâu, trong một lần mời Phó Đề Đốc Hoàng Cơ Minh và Đại Tá Vương Hữu Thiều dùng cơm ở Bộ Chỉ Huy Liên Đoàn, hai ông thầy tranh luận về vấn đề tham nhũng. Phó Đề Đốc Minh cho rằng miền Nam không thắng được Cộng Sản là vì tham nhũng. Ông chỉ cần độ mười ngàn người trong sạch cùng lý tưởng là có thể đánh bức được Cộng Sản. Đại Tá Thiều cười trả lời nhẹ nhàng: “Bạn nói đúng trên lý thuyết. Trong thời chiến tranh, chỉ sống nhờ ngoại viện, một người lính hay cảnh sát lương chỉ đủ sống mười ngày. Nếu không kiếm chác thêm để nuôi vợ con thì họ đói hết chẳng còn ai để đánh Cộng Sản.” Tôi chỉ biết ngồi cười không góp ý kiến. Cả hai ông thầy đều đúng trong một vài khía cạnh nào đó.

Thỉnh thoảng nhận được trợ cấp từ Phủ Tổng Thống, cậu chia hết cho các Trung Đoàn. Trong những lần hành quân phối hợp, vài vị Trung Đoàn Trưởng nói đùa rằng tiền ông Tướng cho ít quá, không biết làm thế nào chia cho đàn em. Cậu ở trong một trailer đơn giản do Quân Lực Mỹ để lại và hầu như ăn chay trường. Hàng tháng cậu đều gởi tiền về cho mẹ tôi. Thỉnh thoảng bà già vợ xuống Đồng Tâm thăm chúng tôi, bà thường nấu đồ chay mời cậu. Cậu thường nói: “Mình ăn chay để cho đỡ chết lính.”
Có vài điều mà khi còn ở Việt Nam, tôi không muốn chia xẻ với cấp chỉ huy. Mỗi lần có đoàn công voa Cửa Tiểu-Nam Vang là Liên Đoàn của tôi được lệnh điều động từ phòng hành quân Sư Đoàn qua Kiến Hòa phối hợp với Trung Đoàn 12, bỏ trống sông Tiền Giang cho đến khi đoàn công voa đi qua khỏi khu vực hoạt động của Sư Đoàn. Cậu chỉ nói thoáng qua về những hoạt động tình báo chiến lược có từ thời Tổng Thống Ngô Đình Diệm với sự phối hợp của Trung Hoa Quốc Dân Đảng ở Đài Loan. Những hoạt động này đòi hỏi ngân sách riêng không thể phổ biến được.

Đây là khoảng thời gian thỏa mái nhất trong cuộc đời binh nghiệp. Sự liên hệ với cậu đã giúp tôi vượt qua rất nhiều khó khăn, giữ được sự trong sạch của mình mà không đụng chạm đến chuyện người khác. Tuy nhiên, đến cuối năm 72, một sĩ quan đàn em gặp tôi ngỏ ý hoán chuyển về Liên Đoàn Đặc Nhiệm tại Bến Lức. Thấy mình ở chức vụ cũng khá lâu, tôi nói cho cậu biết ý định của mình. Cậu chỉ mỉm cười không nói năng gì hết. Tôi về Hạm Đội thay vì Liên Đoàn Đặc Nhiệm tại Bến Lức do trục trặc kỹ thuật tại Bộ Tư Lệnh Hải Quân. Rời Mỹ Tho được mấy tháng là xảy ra vụ “Còi Hụ Long An” mà báo chí thời đó có cơ hội tấn công chính quyền về vấn đề tham nhũng và buôn lậu. Vài anh em trong Hải Quân nói đùa rằng tôi đẻ bọc điều, vụ gì cũng tai qua nạn khỏi nhưng họ không biết đến những chịu đựng mà tôi phải vượt qua vì đường binh nghiệp của mình. Vài lần nói chuyện phiếm với anh em: “Trong thời tao loạn, khôn cũng chết, dại cũng chết, biết nhiều khi cũng ngất ngư.”

Về Hạm Đội được gần một năm thì tôi lại được biệt phái ra Đà Nẳng cùng với HQ Đại Tá Hà Văn Ngạc vì tình hình sôi động tại Hoàng Sa. Sau khi Hoàng Sa bị Trung Cộng cưỡng chiếm, tôi được chuyển qua làm Chỉ Huy Trưởng Hải Đội I Duyên Phòng. Có vài nguồn tin nói rằng Hải Đội sẽ là đơn vị đầu tiên được trang bị các tàu khinh tốc đỉnh PTF  nhưng sau đó mọi chuyện im luôn. Cậu vẫn tiếp tục dặn dò: “Mi ráng cẩn thận, Đà Nẳng không khác gì Vũng Tàu, Mỹ Tho đâu.” Vụ buôn lậu Mỹ Khê xảy ra vào cuối năm 74,  lại một lần lao đao.

Cuối năm 74, được tin cậu được bổ nhiệm giữ chức Tư Lệnh Quân Đoàn IV-Quân Khu 4 trong khi ở Vùng 1 những biến chuyển dồn dập báo hiệu ngày tàn của cuộc chiến càng ngày càng đến gần. Tôi qua năn nỉ riêng Đại Tá Thiều cho sửa tất cả các chiến đỉnh của Hải Đội.

Đà Nẳng hỗn loạn trong trong những ngày cuối tháng 3 và sau cơn mưa pháo vào Tiên Sa đêm 28, Quân Đoàn I cũng như Vùng I Duyên Hải xem như tan hàng. Trong những ngày cuối cùng ở Vũng Tàu sau khi di tản từ Đà Nẳng và Cam Ranh, với tâm trạng hoang mang và chán nản đến cùng cực, tôi cố gắng liên lạc lần cuối với cậu xem cậu có đồng ý để tôi về Cần Thơ không. Cậu chỉ cho một sĩ quan nhắn tôi cứ ở Vũng Tàu. Có lẻ cậu đã nhìn được ngày tàn của cuộc chiến và những điều bất hạnh sẽ dáng lên đầu quân dân miền Nam.

Qua Hoa Kỳ đang ở trại tỵ nạn thì những người qua sau cho biết cậu đã tự sát để khỏi đầu hàng địch quân. Cậu cũng như vài Tướng Lãnh khác của miền Nam đã chọn cái chết để giữ tròn khí tiết của những người Tướng không chịu hàng địch. Dù rằng với một Quân Đoàn IV đang còn nguyên vẹn, cậu đã không ra lịnh tử chiến để cứu sanh mạng của hằng trăm ngàn quân dân vô tội của cả hai bên.

Năm 1996, trong thời gian về Việt Nam làm việc cho một dự án tài trợ ngắn hạn, tôi thường lên chùa Già Lam ở Gò Vấp thắp vài nén hương trước bàn thờ thân phụ tôi và cậu. Nhìn nét mặt nghiêm trang của cậu trong bộ quân phục, những kỷ niệm gia đình lại hiện về trong tâm tưởng. Cậu vẫn sống mãi trong lòng quê hương và dân tộc.

Ông nguyên là Trung Tá Hải Quân,
cháu gọi cố Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam bằng Cậu.
 

 
Gặp Nhau Lần Cuối

Đỗ Đình Lũy
 
Sau khi rời Lữ Đoàn Nhảy Dù, tôi được thuyên chuyển đi khắp nơi, từ Biệt Khu Thủ đô, Tiểu Khu Phước Long, Sư Đoàn 9 Bộ Binh ở vùng châu thổ sông Cửu Long, rồi đi học khóa Chỉ Huy & Tham Mưu Cao Cấp tại Hoa Kỳ. Tôi rủ Nam cùng đi học Mỹ cho vui nhưng anh không chịu đi vì lúc này Nam vừa được cử làm tiểu đoàn trưởng TĐ5ND.
    Về nước, tôi trở lại Sư Đoàn 9 Bộ Binh đảm nhiệm chức vụ tham mưu trưởng, còn Nam thì làm lữ đoàn trưởng một Lữ Đoàn Nhảy Dù, tuy rằng hai đơn vị khác nhau nhưng tôi và Nam vẫn liên lạc thường xuyên. Đầu năm 1970, Nam rời binh chủng Nhảy Dù để đảm nhiệm chức vụ Tư Lệnh Sư Đoàn 7 Bộ Binh, anh em thật mừng vì thấy rằng cấp trên đã chọn đúng người có khả năng và tư cách. Lúc này, tôi không còn ở sư đoàn nữa mà cũng được về làm Chánh Võ Phòng Phủ Thủ tướng. Tôi thường hay xuống Mỹ Tho thăm Nam, thấy anh vẫn sống đạm bạc như xưa và luôn luôn tỏ ra ưu tư về tình hình đất nước.
    Cuối năm 1974, anh được cữ làm Tư Lệnh Quân Đoàn IV. Đêm đó, trước khi đi nhận bàn giao Quân Đoàn, anh gọi điện thoại cho tôi và yêu cầu tôi xuống Cần Thơ làm việc với anh. Anh nói rằng:
- Tôi biết rằng nhiệm vụ này rất là khó khăn và nhiều thử thách như ông đã biết, nhất là trong giai đoạn này. Ông thấy rằng mặc dầu đã ký hiệp định Paris nhưng chiến tranh mỗi ngày một thêm ác liệt và gia tăng cường độ, do đó nên tôi rất cần sự tiếp tay của một số anh em, nhất là đối với ông thì chúng ta đã cùng nhau làm việc từ khi mới chân ướt chân ráo vô quân đội. Mời ông xuống đây cùng làm việc với tôi, đó là điều tôi rất mong muốn và cám ơn ông.
Thật tình lúc đó tôi mới về Sài Gòn được ít lâu nên tôi cũng muốn được gần gia đình để lo cho con cái ăn học do đó tôi cũng rất ngại ngần khi nghe anh nói. Đành lựa lời nói với anh xin thư thả cho ít tháng để tôi thu xếp việc gia đình rồi sẽ tính.
    Vào tháng 2 năm 1975, anh ghé thăm tôi sau khi dự họp tại dinh Độc Lập về vấn đề bình định. Anh nói với tôi tình hình quân sự ở Vùng 4 thì rất khả quan nhưng ở các vùng chiến thuật khác, sau khi được nghe thuyết trình tình hình chung trong nước, thì coi bộ không được sáng sủa cho lắm, nhất là thái độ của Hoa Kỳ.
    Ngày tôi và anh gặp nhau lần cuối cùng là ngày 18-4-1975, hôm đó tôi đi họp Ủy Ban Bình Định Trung Ương đại diện cho Bộ Quốc Phòng. Chấm đứt buổi họp về lại bộ, đến cửa nhìn trong bãi đậu xe thấy có một xe jeep mang bảng tướng 2 sao. Tôi cũng chả để ý vì ở đây hàng ngày sĩ quan cấp tướng, cấp tá đến liên lạc rất là nhiều. Vừa bước chân vào văn phòng thì ông Trung Tá Kỳ, chánh văn phòng, đến báo là có Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam, Tư Lệnh Quân Đoàn IV đến chờ nãy giờ chừng 10 phút. Tôi vội vàng mời anh vào văn phòng. Anh cho biết là vừa họp bên dinh Tổng Thống với các tư lệnh và các tỉnh trưởng kiêm tiểu khu trưởng. Anh buồn rầu nói rằng:
- Tình hình nguy ngập lắm rồi ông ạ, theo tôi nghĩ thì không thể nào cứu vãn được nữa. Một mặt thì Hoa Kỳ phủi tay, mặt khác thì cấp lãnh đạo mình chỉ ỷ lại vào ngoại bang nên bây giờ thấy nó bỏ thì đâm ra luống cuống, tự mình làm rối loạn hàng ngũ của mình. Thật sự mà nói thì từ ngày mồng 10 tháng 3 địch quân bắt đầu mở màn cuộc tấn công Ban Mê Thuột đến nay, quân đội ta tự nhiên hỗn loạn mất tinh thần chiến đấu, mỗi ngày một co cụm lại, mỗi ngày một mất đất, chứ địch quân nó có tài giỏi gì đâu. Tôi xin nói thật với ông là tôi sẽ chiến đấu đến cùng, ngày nào mà ông nghe thấy Quân Đoàn IV và Vùng 4 Chiến Thuật buông súng thì cũng là ngày mà số phận tôi được an bài.
    Nghe anh nói, tôi cũng đã hiểu ý định của anh, vì cách đây khoảng mấy ngày, bạn tôi là Đại Tá Đặng Đình Thụy, chỉ huy trưởng trung tâm huấn luyện Chi Lăng ở vùng Thất Sơn, Châu Đốc có lên thăm và nói chuyện với tôi rằng ông Thiếu Tướng Nam, Tư Lệnh Quân Đoàn chắc có ý lập chiến khu ở vùng Bảy Núi nên mấy tuần lễ gần đây ông ấy cho chuyên chở lên chỗ anh nhiều súng đạn quá, có lẽ cả kho đạn Bình Thủy và kho súng của Bộ Chỉ Huy 4 Tiếp Vận đã được chuyển lên.
Tôi nhìn anh:
- Ông làm được thì tôi rất lấy làm mừng và hãnh diện đã có một người bạn đã hết lòng yêu đồng bào, yêu tổ quốc. Nhưng ông đã nghĩ đến vấn đề tiếp vận hay chưa? Kháng chiến lâu dài ta phải có một hậu phương vững mạnh để lo vấn đề yểm trợ cho các chiến sĩ vững lòng cầm súng chiến đấu chống quân thù.
    Ngồi một lúc lâu tôi hỏi anh đã ăn uống gì chưa? Anh nói là là có uống nước sơ sơ từ sáng đến giờ chưa có gì vào bụng cả. Tôi vội nhờ anh tài xế đi mua mấy khúc bánh mì và mấy chai nước ngọt, tôi và anh ngồi ăn trưa. Ăn xong, anh đứng lên bắt tay tôi thật chặt và chúc tôi cùng gia đình được bình an. Tôi có linh cảm đây là lần gặp gỡ cuối cùng giữa hai thằng bạn đã chung sống với nhau qua bao nhiêu là sóng gió, vui buồn trong cuộc đời quân ngũ; không hiểu sao tôi cố đè nén để giữ lòng bình tĩnh nhưng nước mắt chỉ chực trào ra. Hơn 20 năm trời quen nhau chưa bao giờ tôi thấy anh khóc mà hôm đó thấy mặc anh đỏ bừng, môi mím chặt, muốn sa nước mắt.
    Đây là lần cuối cùng tôi gặp anh, sau đó vào khoảng tháng 5-1975 lúc đang xin tỵ nạn ở Pháp nghe đài BBC loan tin là anh đã tự sát sau khi được lệnh Tổng Thống Dương Văn Minh đầu hàng. Tin này tôi đã chờ đợi từ ngày miền Nam sụp đổ, nó chẳng làm cho tôi bất ngờ và ngạc nhiên chút nào, vì chơi với anh hằng bao nhiêu năm trời, tôi đã rõ rằng anh có thể chết chứ không chịu nhục. Một trăm lẽ tám năm sau ngày cụ Phan Thanh Giản tử tiết để đền ơn vua nợ nước, Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam, Tư Lệnh Quân Đoàn IV-Vùng 4 Chiến Thuật, đã chọn cái chết để bảo toàn danh tiết. Viết mấy dòng này để tưởng niệm Nguyễn Khoa Nam. Thể xác anh đã hòa tan vào lòng đất mẹ, nhưng anh linh sẽ tồn tại mãi mãi với trời xanh, đất thẳm, với tổ quốc giang sơn. Sinh vi Tướng, tử vi Thần. Cuộc đời anh thật là xứng đáng không hổ thẹn với dòng máu anh hùng của tiền nhân. Mong mỏi rằng một ngày nào đất nước sẽ đổi thay, toàn dân được sống ấm no trong thanh bình, thịnh vượng, tự do, dân chủ và hạnh phúc. Ngày ấy, chúng tôi, những người Việt Nam lưu vong ở hải ngoại sẽ trở về, và chúng tôi, những người chiến hữu của anh, sẽ đến thắp nén hương trước bàn thờ anh, người bạn anh hùng, người liệt sĩ mà lúc nào chúng tôi cũng luôn luôn cảm mến và kính phục:

“Nhân sinh tự cổ thùy vô tử
Tử ư quốc sự, tử do sinh.”

Ông  nguyên là Đại Tá QLVNCH
Chức vụ cuối cùng là Chánh Võ Phòng Phủ Thủ Tướng.



Ngày Tàn Cuộc Chiến
Lê Nguyên Bình


Những tràng đại liên chính xác của 4 chiếc trực thăng võ trang thuộc Sư Đoàn 4 Không Quân đổ lên đầu toán tiền thám thuộc Trung Đoàn Cộng Sản D-1 miền Tây Nam Bộ đang vượt kinh Thác Lác với ý đồ mở đường cho Trung Đoàn này xâm nhập vòng đai Alpha bao quanh thị trấn Cần Thơ và phi trường Trà Nóc. Tiếng phần phật của cánh quạt trực thăng chém không khí, tiếng súng của ta và địch hòa trong tiếng gào thét rợn trời. Những dòng đạn đạo đỏ từ trực thăng xẹt xuống như xẻ bóng đêm chập choạng đến, từng xác người tung lên khỏi mặt nước, và khung cảnh rối loạn của những tên địch sống sót đang trốn chạy dọc theo con kinh trông thật kinh hoàng trong một thời gian ngắn, sau đó yên tĩnh dần dần và màn  đêm buông xuống phủ kín lớp sông dài ...
Đội hình hàng dọc của các đơn vị thuộc Trung Đoàn D1 được lệnh phân tán tại chỗ, chờ động tĩnh. Những bóng đen sì với chiếc nón tre bọc lưới, ẩn hiện nhấp nhô như những bóng ma sau đám cây, những bụi trâm bầu. Dưới sông, đám bèo tây vẫn lững lờ vô tình trôi, cuốn theo vài xác chết. Thời gian trôi qua khoảng chừng tàn một nén hương, thủ trưởng Trung Đoàn cho lệnh toàn bộ vượt sông với hàng trăm ghe xuồng lớn nhỏ đã được bố trí từ buổi sáng. Tiếng đạp của mái chèo khua nước dồn dập như cố thúc đẩy những con thuyền gia tăng tốc độ chóng qua bờ. Tiếng người xì xào to nhỏ pha trộn hai giọng Bắc và Nam tạo nên những âm thanh kỳ lạ, bí ẩn. Cuộc vượt sông tưởng như diễn tiến tốt đẹp.
Đột nhiên, những “coup depart” từ phi trường Bình Thủy, từ Tiểu Đoàn 21 Pháo Binh ở Vị Thanh, từ các pháo đội địa phương Rạch Gòi, Cầu Nhím, Phong Điền như xé bầu không khí nổ tới tấp theo tuyến vượt sông dọc theo hai bờ kinh, mưa trên đầu các đơn vị từ tiền phong đến hậu tập của địch. Tiếng người xô đẩy  chạy ngược xuôi khi hàng ngũ rối loạn. Cuộc tiến quân bất thành vì bị bại lộ. Trung Đoàn D-1 bị cắt làm hai, phải phân tán vào các thôn xóm lân cận  hai bên bờ sông. Yên lặng lại trở về trong màn đêm cho miền Tây hiền hòa. Bây giờ là vào khoảng thượng tuần tháng Tư năm 1975.
Tôi ngồi trước bản đồ Quân Khu 4. Màu đỏ chỉ những vị trí của Việt Cộng, tạo thành một vòng đai bao quanh các thị trấn Quân Khu IV. Đúng theo nghị quyết 14 của Trung Ương Cục Miền Nam, Cộng Sản bỏ nông thôn tiến về thành thị theo kế hoạch thanh toán miền Nam do chỉ thị Trung Ương Đảng Cộng Sản. Màu xanh trên bản đồ chỉ những vị trí của các đơn vị bạn được tái phối trí chặt chẽ hơn. Sư Đoàn 21 Bộ Binh phụ trách việc bảo vệ vòng đai Alpha, từ phi trường Bình Thủy tiếp nối lên trục lộ Cần Thơ-Chương Thiện. Sư Đoàn 9 Bộ Binh trải quân trấn giữ con lộ huyết mạch của Quân Khu 4 từ Mỹ Thuận đến ngã ba Trung Lương. Sư Đoàn 7 Bộ Binh, đơn vị lừng danh của QLVNCH đã từng xóa sổ Sư Đoàn 5 và 9 của Cộng Sản, giữ ải địa đầu của Quân Khu 4, đoạn vòng cung từ chợ Thầy Yên, Bến Tranh đến ranh tỉnh Long An.
Trong thời gian này tại Cần Thơ, Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn IV và Quân Khu 4 đã nỗ lực vào việc xây cất nhiều địa ốc thật kiên cố, chuẩn bị cho việc Bộ Tổng Tham Mưu của Quân Lực và các đơn vị bạn, khi cần có thể rút về giữ tuyến cuối cùng bảo vệ đất nước. Tình hình chung lúc ấy là, sau cuộc rút quân của Quân Khu 2, sau đó là Quân Khu 1, vòng đai của Quân Khu 3 bảo vệ Thủ Đô Sài Gòn dần dần bị thu hẹp. Vì những rối loạn chính trị đương thời tại Thủ Đô, vì Quân Khu 3 thiếu yếu tố địa thế hiểm trở, chắc chắn việc tử thủ Thủ Đô sẽ gây nhiều tổn thất cho Quân Lực và dân chúng. Nghĩ đến sự thành công của cuộc phòng thủ tại Quân Khu 4, tôi bỗng nhiên cảm thấy lạc quan hơn.
Với vị trí thiên nhiên của sông Tiền Giang cắt ngang miền Nam, với địa thế sình lầy của vùng Đồng Tháp, có thể giảm thiểu tốc độ chuyển quân của địch, sự di chuyển của chiến xa và trọng pháo sẽ bị trở ngại. Với sự tồn tại của toàn bộ các thị trấn, chưa nơi nào lọt vào tay địch và các căn cứ Không Quân và Hải Quân vẫn còn nguyên vẹn dùng làm căn cứ cho các lực lượng liên hệ từ các quân khu khác rút về. Với ba sư đoàn bộ binh, cọng thêm hơn một trăm ngàn Địa Phương Quân và Nghĩa Quân, tôi nghĩ rằng chúng ta có thể chống cự một thời gian chờ cơn sốt chính trị gây rối loạn và hoang mang trong hàng ngũ qua đi, chúng ta sẽ tìm thế phản công trong tương lai, chiếm lại phần đất nước bị mất. Tôi nghĩ đến gương của nước người, nước Trung Hoa vĩ đại của Tưởng Giới Thạch và hàng triệu binh sĩ, đã không đánh mà tan, phải bỏ chạy trước đạo quân của Mao Trạch Đông. Đến khi tàn quân chạy ra Đài Loan, một mảnh đất nhỏ bé, họ Tưởng đã tổ chức lại hàng ngũ, đẩy lui bao nhiêu cuộc tiến công của Cộng Sản, rồi tổ chức được một xã hội bền vững đến bây giờ. Tôi nghĩ đến miền Nam thân yêu rồi sẽ đi về đâu. Tưởng Giới Thạch còn có Đài Loan, còn mình có gì? Lập nước tại Phú Quốc ư? Hòn đảo này quá nhỏ và quá gần đất liền khó thể bảo toàn được.
Tôi nghĩ đến dải đất vùng biên giới Việt-Miên, có kinh Vĩnh Tế chạy dài từ Hà Tiên đến Tân Châu và vùng Đồng Tháp Mười của hai tỉnh Kiến Phong, Kiến Tường tiếp nối đến mật khu Ba Thu-Mỏ Vẹt, địa thế trống trải rất dễ dàng kiểm soát đối với quân bạn, ngược lại rất bất lợi về phía địch vì di chuyển lộ liễu, cộng thêm sông nước và địa thế sình lầy rất khó di động đại pháo và chiến xa nặng. Ngoài ra có dẫy Thất Sơn, với ba bốn ngàn hang động hiểm trở, tạo thành căn cứ an toàn thiên nhiên, bao gồm các khu vực có giáo dân Hòa Hảo sinh sống, có thể chống giữ các cuộc tiến công từ biên giới sang thì việc phòng thủ Quân Khu 4 sẽ lâu bền hơn. Tôi mang ý kiến ra bàn với vị Tư Lệnh Quân Đoàn, Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam, thì được sự tán thành của ông ngay, do đó công tác khẩn cấp thám sát địa hình địa vật và giải đoán không ảnh các điểm trọng yếu đã được nghiên cứu cặn kẽ. Nhưng rủi thay, việc hợp tác với giáo dân Hòa Hảo gặp trở ngại ngay từ bước đầu vì trước đó Thiếu Tướng Nam đã có lần nhận chỉ thị của Tổng Thống Thiệu để giải giới lực lượng Hòa Hảo Huỳnh Trung Hiếu và bắt giữ ông Hai Tập nên đã gây ra sự nghi kỵ và hiềm thù trong lòng những người bạn Hòa Hảo.
Khoảng trung tuần tháng 4 năm 1975, tôi tháp tùng Thiếu Tướng Nam qua Mỹ Tho họp với các Tư Lệnh Sư Đoàn và các Tỉnh Trưởng miền Hậu Giang để thảo luận về kế hoạch ngăn chận hoạt động của Cộng Sản gây ảnh hưởng tới tình hình an ninh của Quân Khu 4. Tướng Ngô Quang Trưởng từ Bộ Tổng Tham Mưu xuống tham dự buổi họp, tôi có trình bày tường tận về nghị quyết “Tổng Tấn Công, Tổng Khởi Nghĩa” để đi đến dứt điểm chiến trường của Cộng Sản. Một số sĩ quan tham dự buổi họp tỏ vẻ hoài nghi về khả năng của Cộng Sản để thực hiện nghị quyết ấy ở miền Tây. Vào cuối tháng 4, tại các vùng khác quân ta phải triệt thoái liên miên, riêng Vùng 4 cho đến ngày cuối cùng vẫn giữ được toàn vẹn lãnh thổ. Cuộc phòng thủ Bộ Chỉ Huy cuối cùng của quân đội vẫn được ráo riết thực hiện. Các đà sắt làm cầu được xuất kho để hoàn thành những nhà hầm kiên cố, có thiết trí hệ thống truyền tin, chuẩn bị đón tiếp Bộ Tổng Tham Mưu nếu Sài Gòn thất thủ.
Chiều 26 tháng 4, Thiếu Tướng Nam cho lệnh họp các sĩ quan của Bộ Tham Mưu và các đơn vị trưởng thuộc Quân Đoàn 4 tại Trung Tâm Hành Quân. Họp xong, ông yêu cầu tôi lấy cuốn phim “Chiến Thắng Hạ Lào” liên quan đến cuộc hành quân Lam Sơn 719 của quân đội ta. Tôi còn nhớ khi phim chiếu cảnh bọn Việt Cọng dẫn giải những chiến sĩ QLVNCH bị chúng bắt, những khuôn mặt quen thuộc hiện ra trên màn ảnh làm rung động sự cảm xúc của mọi người. Đại Tá Nguyễn Văn Thọ, Lữ Đoàn Trưởng Lữ Đoàn 3 Nhảy Dù, anh bị thương phải chống gậy. Anh vẫn mặc bộ quân phục Dù, ốm hẳn đi nhưng khuông mặt vẫn còn nét rắn rỏi. Theo sát anh là một tên Việt Cộng bé con, nắm khẩu AK như chực nhả đạn, hình ảnh này làm máu tôi sôi lên trong huyết quản. Tôi liếc qua Thiếu Tướng Nam ngồi bên cạnh, ông cũng nhìn lại tôi với cặp mắt buồn. Tôi biết rằng ông còn xúc động hơn tôi vì ông nguyên là Lữ Đoàn Trưởng Lữ Đoàn 3 Dù trước khi nhận lãnh chức vụ Tư Lệnh Sư Đoàn 7 Bộ Binh. Ông khẽ bảo tôi: “Nếu đời mình như thế là hết!”
Ngày hôm sau để nhận định thêm tình hình, tôi qua thăm Bộ Chỉ Huy Trung Đoàn 12 thuộc Sư Đoàn 7, đóng tại Tân Lý Tây, quận Bến Tranh. Tôi gặp Đại Tá Đặng Phương Thành, Trung Đoàn Trưởng, cho biết tình hình. Anh nhận định rằng trung đoàn của anh đủ khả năng đối đầu với Sư Đoàn Công Trường 5 Cộng Sản đang dàn quân trước trận tuyến của anh. Anh đưa tôi đi xem chiến địa, nơi vừa xảy ra giao tranh ngày hôm qua. Xác địch vẫn còn  nằm ngổn ngang bên các bờ bụi. Nhìn anh Thành với dáng đi lầm lũi, chắc nịch, tôi cảm thấy anh là sĩ quan chưa và sẽ không hề lùi bước trước địch. Tốt nghiệp khóa 16 Vỏ Bị Đà Lạt, suốt thời gian trong quân ngũ, anh luôn luôn có mặt tại đơn vị chiến đấu và mới được thăng cấp Đại Tá vào hôm trước. Sau này, tôi được biết anh quyết định vượt ngục trong trại cải tạo, bị bắt lại và hành hạ cho đến chết.
Thời gian lặng lẽ trôi, bi thảm dần dần tới. Lúc đó vào khoảng 28 tháng 4, 1975, tiếng nói của Thủ Tướng Vũ Văn Mẫu vang lên từ Đài Phát Thanh Sài Gòn yêu cầu toàn bộ Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ và cơ quan DAO rút ra khỏi Việt Nam trong vòng 24 tiếng đồng hồ. Lời yêu cầu trên được lặp lại nhiều lần như xoáy vào tim óc, như nổ trong lồng ngực. Thế là hết! Họ đã âm mưu bỏ chúng ta thực sự rồi. Thành tích bao nhiêu năm chiến đấu đã tan tành mây khói. Thật ra, việc người Mỹ ra đi và chấm dứt liên hệ với chúng ta, tôi cũng đã có sự tiên đoán, do các việc mà họ đã chuẩn bị như sắp xếp lại nhân sự của tòa Tổng Lãnh Sự và cơ quan DAO vùng 4, việc họ nghiên cứu bãi đáp để bốc người khi cần bằng trực thăng qua các không ảnh có tỷ lệ lớn 1/10,000 vào khoảng 3 tháng trước mà chính tôi cũng được họ cung cấp cho một bộ trên phương diện giao dịch trao đổi tin tức kỹ thuật và tình báo. Tôi chỉ hơi ngạc nhiên là sự ra đi của họ quá sớm, có thể do sự biến chuyển quá nhanh chóng của tình hình quân sự toàn quốc. Đêm đó và sáng hôm sau, quang cảnh thị xã Cần Thơ nhộn nhịp hẳn. Các loại xe ba bánh chở đồ từ các cơ sở Mỹ chạy ngược chạy xuôi. Những trực thăng Air America không ngừng lên xuống, các tàu nhỏ nhưng nhiều mã lực của Tòa Lãnh Sự Hoa Kỳ rời bến trực chỉ hướng Đại Ngãi, đem theo toàn bộ người Hoa Kỳ và nhiều người Việt làm việc với họ.
Cảm nghĩ của tôi lúc đó là tôi không nuối tiếc sự ra đi của người Mỹ, vì dù họ có ở lại cũng không đóng góp được gì cho công cuộc chiến đấu của chúng ta. Nhưng sự ra đi của họ, trong bối cảnh bấy giờ đã trở thành một đòn cân não trí mạng, đánh mạnh vào tâm trạng hoang mang của toàn thể nhân dân Việt Nam và làm suy yếu hẳn sự kháng cự  Cộng Sản của QLVNCH.
Chiều hôm đó, khi đi qua sân Bộ Tư Lệnh về phòng làm việc, tôi có gặp Chuẩn Tướng Tham Mưu Trưởng Quân Khu 4. Đây là lần cuối cùng tôi gặp ông vì nửa đêm hôm đó, tôi bắt được Nghị Quyết số 15 của Cộng Sản đề cập đến việc chuẩn bị tiếp thu các thành phố, đến kế hoạch thâm độc nhằm tiêu diệt những quân nhân và cán bộ quốc gia khi chúng nắm được quyền hành.
Sáng sớm ngày 30 tháng Tư, không khí Bộ Tư Lệnh Quân Khu 4 có vẻ khẩn trương vì sự ra đi của Chuẩn Tướng TMT và một số sĩ quan trong đêm trước. Tiếp theo đó, qua đài phát thanh Sài Gòn, Tổng Thống Dương Văn Minh ra lệnh toàn bộ QLVNCH buông súng đầu hàng địch và chuẩn bị bàn giao căn cứ cho chúng. Mọi người đều rúng động, không khí căng thẳng đến cực độ, có người còn hy vọng Dương Văn Minh lên làm Tổng Thống để chuẩn bị cho một giải pháp trung lập, hòa giải chứ đâu có ngờ ông ta lên làm Tổng Thống để đầu hàng địch.
Đại Tá Nguyễn Đình Vinh được chỉ định thay thế Chuẩn Tướng TMT để triệu tập tất cả các sĩ quan có mặt tại Bộ Tư Lệnh, các đơn vị trực thuộc và vị Tỉnh Trưởng Cần Thơ tại Trung Tâm Hành Quân để Thiếu Tướng Nam nói chuyện. Mười giờ rưởi sáng, Thiếu Tướng bước vào hội trường, mọi người nghiêm chỉnh đứng lên chào. Ông từ từ tiến lên bục cao, xoay mình đối diện với các sĩ quan trực thuộc, khuôn mặt vẫn đầy cương nghị nhưng ánh mắt thật buồn.
Ông nói:
- Các sĩ quan thân mến, như anh em đều biết, đất nước chúng ta đang rẽ vào khúc quanh quan trọng nhất của lịch sử. Chúng ta là quân nhân thì phải tuyệt đối tuân lệnh của chính phủ. Vậy tôi để các anh lát nữa trở về đơn vị, tùy tiện sắp xếp công việc để bàn giao cho họ. Về phần tôi, mặc dù có sẵn trực thăng, tôi sẽ không đi đâu hết.
Nói xong, ông rời phòng hội để về văn phòng ông. Tôi đẩy cửa bước theo để được nói với ông lần cuối: “Ông Tướng ơi, ông đành chịu vậy sao?” Tôi vẫn xưng hô kiểu đó khi chuyện vãn chỉ có ông và tôi. Ông cười buồn: “Biết làm sao được bây giờ hả anh.” Rồi ông im lặng hút thuốc, thở khói nhè nhẹ, nét mặt đăm chiêu. Trước mặt ông là cái gạt tàn thuốc lá khổng lồ đầy ắp, chắc chắn đêm qua ông đã thức trắng đêm. Trong thâm tâm, tôi muốn đề nghị ông tìm cách thoát hiểm nhưng tôi không mở lời được vì biết ông sẽ từ chối. Một lúc sau, tôi đứng thẳng người, kính cẳn chào cấp chỉ huy lần cuối cùng rồi quay trở về phòng.Tôi âm thầm đếm bước chân trên lối đi dẫn về phòng tôi ở. Tôi liên tưởng ngày mai đây, cũng trên những bước đi này, bàn chân kẻ thù cũng sẽ bước chồng lên dấu chân tôi. Cuộc chiến này đã kéo dài trong bao năm trường, không ngờ lại tàn nhanh như thế. Lòng tôi đầy bi phẫn. Mặc dù tôi không còn cách gì để kháng cự địch nữa, nhưng tôi không cam lòng đầu hàng chúng. Suy nghĩ mãi, tôi thấy mình phải tìm cách thoát hiểm, dù bỏ mạng trên đường thoát thân cũng đành. Ý nghĩ này làm tôi thấy dễ chịu hơn. Tôi nhảy lên xe jeep lái qua Tiểu Khu Cần Thơ gặp Đại Tá Huỳnh Ngọc Diệp, một sĩ quan trừ bị bạn đồng khóa với Thiếu Tướng Nam, để tìm phương tiện thoát hiểm. Tôi trình bày với anh về nghị quyết số 15 của Cộng Sản và những tủi nhục mà chúng sẽ dành cho mình khi chúng chiếm được phần đất này. Tôi đề nghị anh cùng tìm cách thoát hiểm. Ban đầu anh từ chối lời đề nghị, nhất quyết tử thủ. Nhưng sau tôi thành công trong sự thuyết phục anh và chúng tôi tìm phương tiện di chuyển.
Chúng tôi rời bến Cần Thơ vào chiều ngày 30 tháng 4, 1975 trên một con đò máy chật hẹp, hướng ra cửa biển. Cuộc hành trình đầy cam go, thất tán đã chấm dứt binh nghiệp của chúng tôi trong sự tủi nhục, ê chề. Trên đường vượt thoát, được tin Thiếu Tướng Nam, Chuẩn Tướng Hưng và một số bạn hữu đã tự sát hoặc bị cằm tù, tôi nhắm nghiền cặp mắt để nén lệ trào ra, lòng ngậm ngùi nhớ đến những khuôn mặt thân yêu đó mà trọn đời tôi sẽ không bao giờ quên.
Hai mươi lăm năm nhìn lại hay một phần tư thế kỷ, thời gian kể như thật dài, nhưng tôi vẫn tưởng như ngày hôm qua, hình dáng Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam, người Tướng chết theo Thành, cứ giống như chuyện đời xưa đang đứng trên bục cao tại Trung Tâm Hành Quân Quân Đoàn IV-Quân Khu 4 vào ngày hôm đó:
“... Chúng ta là quân  nhân là phải tuân lệnh chính phủ ...
Về phần tôi, mặc dù có sẵn trực thăng. Tôi sẽ không đi đâu hết ...”
Hình ảnh đó mờ dần nhưng chắc không bao giờ tan biến trong tâm tư mọi người.

Ông nguyên là cựu Đại Tá, sĩ quan  trong
Bộ Tham Mưu của Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam.
 
 

Cải Táng Mộ Tướng Nam
Trần Thị Kim Đính
 
Đầu năm 1984 ... vừa ra Tết Nguyên Đán năm Giáp Tý, có người ở Cần Thơ lên báo cho tôi biết Nghĩa Trang Quân Đội Cần Thơ sắp bị giải tỏa, các mộ phần trong nghĩa trang cần được bốc đi trước tháng 5-1984. Tôi biết mình phải làm gì.
Sau tháng 5-1975, từ lúc chồng tôi đi cải tạo dài hạn, năm đầu ở trong Nam, năm sau chuyển ra Bắc, tôi quen phải đối phó với nhiều tình huống xẩy ra trong gia đình chồng, một phần lớn gia đình tôi phải quán xuyến, nhiều lúc tôi cần sự giúp đỡ của chị Nguyễn Khoa Diệu Khâm, chị chồng tôi, các cháu Diệu Thu, Diệu Thúy và các Bác các Chú trong gia đình chồng
 
Tôi lên nhà chị chồng tôi bàn chuyện đi Cần Thơ cải táng mộ Tướng Nguyễn Khoa Nam. Lúc bấy giờ chị tôi đã lớn tuổi nên nhờ cô con gái lớn là Diệu Thu cùng đi với tôi. Ngày 15-2-1984, tôi và Diệu Thu ra bến xe đò miền Tây thật sớm để lấy chuyến xe 5 giờ sáng, khoảng 1 giờ trưa 2 mợ cháu đến Cần Thơ. Chúng tôi dò hỏi tìm ra chú Hai, người quân nhân của chế độ cũ trông coi nghĩa trang này, nhà ở ngay trước mặt nghĩa trang, bên kia đường. Chú thím Hai, khoảng ngoài 50 tuổi, tính tình thật thà đôn hậu, nhất là khi biết chúng tôi là người nhà của Tướng Nam thì chú thím tỏ ra chân tình và hết lòng giúp đỡ. Tôi ngỏ ý muốn cải táng mộ phần Tướng Nam, chú thím Hai đồng ý giúp đỡ ngay và hẹn vài tuần sau đó chúng tôi trở lại gặp chú để chú chuẩn bị các phương tiện cần thiết cho việc bốc mộ. Ngay 3 giờ chiều cùng ngày, tôi và Diệu Thu ra bến xe trở về Sài Gòn để khỏi ngủ lại đêm.
Hai tuần sau, tôi viết thư cho chú thím Hai định ngày 12 tháng 2 năm Giáp Tý, tức là ngày 14-3-1984 chúng tôi sẽ có mặt ở Cần Thơ để nhờ chú thím mọi việc. Đúng ngày 14-3-1984, tôi và Diệu Thúy (em của Thu) đi về Cần Thơ cũng thật sớm. Lần này Diệu Thu không đi vì bận việc trường nên Diệu Thúy đi thế. Hai mợ cháu chúng tôi đến Cần Thơ khoảng 3 giờ chiều cùng ngày và thấy chú thím đã chuẩn bị tất cả các dụng cụ cần thiết cho việc bốc mộ.
Hai vợ chồng chú thím Hai và chúng tôi đi vào Nghĩa Trang Quân Đội Cần Thơ, rồi rẽ vào phía góc trái. Chú Hai nói với tôi, đồng thời chỉ tay vào một ngôi mộ nằm trong góc:
- Đây là ngôi mộ của Tướng Nguyễn Khoa Nam, 9 năm qua tôi vẫn thường đến chăm sóc và cầu nguyện cho ông, tôi cũng thắp hương và cầu xin ông giúp đỡ gia đình tôi được nhiều an bình ... Hồi xưa, mỗi lần ông Nam đến đây thăm mộ chiến sĩ, tôi vẫn đứng xa nhìn ông với tất cả niềm tin yêu và kính trọng.
Chú nói thêm:
- Cách đây 2 tháng, bà mẹ của bác sĩ Tựu cũng đã về đây nhờ tôi bốc mộ cho ổng rồi. Ông bác sĩ Tựu tự bắn chết ngày 30-4-1975 tại gần Quân Y Viện Cần Thơ.
Hai vợ chồng chú thím Hai đào mộ thật nhanh vì đã quen công việc này. Khi mở nắp quan tài phần lớn đã mục hết. Bộ quân phục tác chiến cũng đã mục hết rồi. Chú Hai dần dần tìm ra được và đưa cho tôi thẻ bài quân nhân có sợi dây chuyền đã rỉ sét một phần, thẻ bài còn rỏ tên Nguyễn Khoa Nam, số quân 47A ...... , 1 bọc plastic nhỏ bằng bao thuốc lá trong là cuốn Chú Lăng Nghiêm còn nguyên một phần nhờ được bao kín và một khẩu browning ở túi áo phía dưới. Tôi để tất cả kỷ vật này trong túi nylon và giao cho cô cháu tôi giữ.
Cái sọ của Tướng Nam còn nguyên với hai hàm răng thật tốt, có lẽ tôi chưa hề thấy răng người nào tốt như vậy, tôi nói đùa với Diệu Thúy: “dòng Nguyễn Khoa răng ai cũng tốt ... răng cậu Phước cũng vậy Đông à ...” Tất cả xương cốt được chú Hai sắp lên một tấm tôn và chú rưới xăng đốt cháy, tôi niệm Phật và trở về nhà chú Hai ngồi nghỉ, chờ cho việc hỏa táng hoàn tất. Khoảng 6 giờ chiều, trời bắt đầu tối, đoạn đường đi ngang nghĩa trang đã vắng người, ánh nắng chiều đã tắt hẳn sau hàng tre của nghĩa trang, bỗng dưng tôi cảm thấy lạnh người. Tôi và Diệu Thúy đi theo chú thím Hai vào lại nghĩa trang, chỗ hỏa táng bên mộ Tướng Nam, tôi thấy trên tấm tôn chỉ còn lại một đống tro và cốt; chú Hai xúc tất cả tro cốt vào trong hai túi ny lông, bọc kỷ nhiều lớp và giao cho tôi. Chúng tôi lặng lẽ đi ra cổng nghĩa trang, trả tiền thù lao, cám ơn và từ biệt chú thím Hai.
Tôi và Diệu Thúy đi bộ một khoảng xa nghĩa trang rồi gọi xích lô về khách sạn ở ngay trung tâm thành phố Cần Thơ. Hai mợ cháu lặng lẽ mở cửa phòng khách sạn, cất hết hài cốt và kỷ vật của Tướng Nam vào trong xách tay đựng áo quần và hành lý rồi cùng nhau ra phố ăn cơm tối, định sáng mai sẽ về Sài Gòn. Tôi hơi lo và khấn vái: “Em đem hài cốt anh về Sài Gòn để thờ ở chùa, xin anh phù hộ cho em và cháu đi về bình an.”
Sáng hôm sau, hai mợ cháu ra xe đò thật sớm để về Sài Gòn. Như tôi đã nói, hài cốt đựng trong hai bao ny lông ở trong xách hành lý. Trên phà Cần Thơ và gần đến giữa dòng sông Hậu, tự nhiên tôi có ý nghĩ có lẽ mình nên rải một ít tro của Tướng Nam ở đây vì thuở sinh tiền người đã chiến đấu và chết cho vùng đồng bằng sông Cửu Long này. Tôi nghĩ là làm ngay, tôi đi lần ra mũi phà, trong lúc không có ai để ý, tôi mở bao ny lông đựng tro cốt và thả xuống một nửa, còn một nửa tôi sẽ làm như vậy khi qua sông Tiền Giang ở bắc Mỹ Thuận. Khi qua bắc Mỹ Thuận, tôi cũng làm như ở sông Cần Thơ và tôi chỉ còn một bao cốt khi về đến Sài Gòn.
Đến Sài Gòn, tôi đem cốt lên chùa Già Lam ở Bình Hòa, Gia Định là chùa do Thượng Tọa Thích Trí Thủ trụ trì. Hòa thượng Thích Trí Thủ là một vị sư nổi tiếng và có những gắn bó thâm tình với dòng họ Nguyễn Khoa từ lúc ngài còn ở Huế và đã trụ trì chùa Ba La Mật một thời gian khá lâu. Tro cốt của Tướng Nguyễn Khoa Nam được đựng trong một bình sứ có in tấm hình màu và có ghi họ tên ở dưới tấm hình. Tôi trình lên hòa thượng Thích Trí Thủ để xin làm cầu siêu và ký cốt.
Hòa thượng ngày xưa là bạn của ông nhạc và cha chúng tôi nên ngài đã chấp thuận đứng ra chủ lễ mặc dù trong khoảng thời gian này chùa gặp khá nhiều chuyện rắc rối. Buổi lễ được tổ chức rất trọng thể và trang nghiêm. Gia đình tôi cố tình giữ kín nhưng bà con và thân hữu, đặc biệt là nhiều anh em sĩ quan chế độ cũ đã tham dự đông đảo ngoài sự tưởng tượng của chúng tôi và nhà chùa.
Tôi cũng không ngờ sau đó khoảng một tuần, Ngài bị đưa vào bệnh viện Thống Nhất ( Vì Dân cũ) và Ngài đã viên tịch sau đó mấy ngày. Lễ cầu siêu cho Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam được tổ chức vào ngày 18-3-1984 tính đến ngày ngài Trí Thủ viên tịch chỉ khoảng 12 ngày, đây cũng là buổi lễ cuối cùng Ngài đứng ra chủ lễ.

Bà Nguyễn Khoa Phước, nhũ danh Trần Thị Kim Đính, là em dâu của cố Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam.

 
Tro cốt thiếu tướng Nguyễn Khoa Nam
Đường Nguyễn Khoa Nam bên cạnh khu thương xá Eden của người Viet Nam, tại Fall Churchs, Arlington, Virginia, Hoa Kỳ