khktmd 2015






Đạo học làm việc lớn là ở chỗ làm rạng tỏ cái đức sáng của mình, thương yêu người dân, đạt tới chỗ chí thiện. Đại học chi đạo, tại Minh Minh Đức, tại Tân Dân, tại chỉ ư Chí Thiện. 大學之道,在明明德,在親民,在止於至善。












Thứ Bảy, 15 tháng 5, 2021

Cách nuôi dạy con của cha mẹ những người thành công

 

Cứ để con chơi theo sở thích

Là cha mẹ, các bậc phụ huynh nên để ý năng khiếu bẩm sinh của con và giúp con phát triển dựa trên tài năng bẩm sinh này. Thần đồng cờ vua Magnus Carlsen, người Na Uy có khả năng độc đáo là vô cùng kiên nhẫn giải các câu đố và cấu trúc Lego phức tạp từ khi còn nhỏ. Cha của Carlsen nghĩ những kỹ năng này sẽ rất có ích cho cờ vua, vì thế đã giới thiệu trò này đến con. Đó là bước đệm đưa Carlsen đến các giải đấu cờ vua và thành công sau này. Mỗi đứa trẻ sinh ra đều có kỹ năng nổi trội hơn trong một số lĩnh vực so với trẻ khác. Có trẻ mạnh về không gian, như khả năng suy nghĩ trừu tượng và đa chiều. Hoặc có trẻ có năng khiếu về toán học và có thể phân tích các vấn đề một cách logic, khoa học…

Không có gì từ trên trời rơi xuống, hãy làm việc siêng năng

Trong một bài đăng trên blog năm 2020, Bill Gates viết về cha: “Cha tôi là một trong những luật sư làm việc chăm chỉ và được kính trọng nhất ở Seatle. Ông rất sáng suốt và luôn nghiêm túc học hỏi.” Cha của Gates đã dạy những đứa con rằng phải làm việc sẽ được khen thưởng. Vì vậy, hãy cho con bạn thấy rằng làm việc chăm chỉ sẽ được đền đáp. Không có gì từ trên trời rơi xuống, và chẳng có đường tắt này giúp đạt được mục tiêu mà không đổ bằng mồ hôi, nước mắt.

Kỳ vọng chứ không đơn thuần là mong muốn

Các cầu thủ bóng rổ trong đội tuyển quốc gia ở Anh đều ưu tú – nhưng trong đó Michael Jordan, LeBron James hoặc Kobe Bryant, có thành tích nổi bật hơn hẳn so với những người khác. Các nhà nghiên cứu phát hiện, phần lớn các vận động viên cực kỳ ưu tú lớn lên trong những gia đình mà ở đó theo đuổi sự xuất sắc và vượt qua ranh giới luôn được kỳ vọng chứ không chỉ đơn thuần là mong muốn. Đó là sự khác biệt giữa các vận động viên “ưu tú” và “cực kỳ ưu tú”.

Thành công của Venus và Serena Williams trên sân quần vợt bị ảnh hưởng bởi môi trường vốn được tạo ra để họ vượt trội. Chính ông Richard, cha của họ là người đưa các con lên đỉnh cao thế giới quần vợt. Khi con chưa được 5 tuổi, ông bố này đã đã viết ra kế hoạch chi tiết dài 78 trang cho con gái. Và cuối cùng tạo ra hai trong số những nhà vô địch sung mãn nhất lịch sử quần vợt.

Hãy tự tin!

Giúp con xây dựng sự tự tin sẽ tạo ra sự khác biệt rất lớn sau này trong cuộc sống. Sự tự tin khuyến khích những ước mơ lớn và ngăn không bỏ cuộc sau những thất bại. Ngay cả khi còn là những đứa trẻ, hãy luôn tin những thành tích xuất sắc nằm trong tầm tay và không chỉ dành riêng cho những người mà chúng ta nhìn thấy trên TV hoặc đọc trên tin tức. Sự tự tin này – hay niềm tin vững chắc rằng con có thể là người giỏi nhất – là chìa khóa để đạt được sự vĩ đại.

Coi trọng câu hỏi của con

Cha mẹ của những người thành công nhất luôn ưu tiên học những thứ mới. Họ dạy con cái tò mò và coi trọng câu hỏi của con. Trong những người đạt giải Nobel từng được phỏng vấn, hầu như tất cả đều cho biết cha mẹ luôn cố gắng trả lời câu hỏi họ đặt ra ngày còn nhỏ. Và khi cha mẹ không có câu trả lời, ngay lập tức, họ dạy con cách tìm kiếm câu trả lời và thường sẽ tìm kiếm cùng con. Cha mẹ cũng rất chăm chỉ tìm những giáo viên, gia sư giỏi nhất để hỗ trợ con về tinh thần lẫn kỹ năng.

Chuyên môn hóa sớm

Các bậc cha mẹ nên khuyến khích con cái chuyên môn hóa một hoạt động mà chúng có tiềm năng, hay áp dụng phương pháp “tổng quát hóa” nghĩa là cho chúng tiếp xúc với nhiều thứ khác nhau để trở nên toàn diện. Hầu hết các bậc cha mẹ chọn phương pháp thứ hai, nhưng cha mẹ của những đứa trẻ xuất chúng sau này chọn phương pháp tiếp cận chuyên gia. Chuyên môn hóa sớm không có nghĩa trẻ từ bỏ những việc khác, mà chỉ là chọn lĩnh vực trẻ cam kết nỗ lực nhất để trở nên tốt hơn.

Xuất sắc, không chỉ là điểm số

Trong số những người đặc biệt mà tiến sĩ Kumar Mehta nghiên cứu và phỏng vấn, nhiều người  lớn lên trong một môi trường cạnh tranh liên tục. Việc cạnh tranh từ khi còn nhỏ, ngay cả trong những công việc đơn giản như dọn phòng nhanh nhất, chơi bàn cờ giỏi nhất… khiến trẻ phải chịu những căng thẳng và áp lực, buộc chúng phải chiến thắng sau này trong cuộc sống. Nhưng cha mẹ của họ cũng dạy họ rằng, không nên chỉ coi trọng sự cạnh tranh và kết quả. Việc trở nên xuất sắc không chỉ là điểm số. Nếu bạn chỉ tập trung vào kết quả mà không trau dồi thì bạn sẽ ít có khả năng làm chủ được lĩnh vực của mình.

Tác giả bức Thương Tiếc ở tuổi 90, xế chiều hiu hắt - Tác giả Tuấn Khanh

 

Trên các trang mạng, những người yêu mến điêu khắc gia Nguyễn Thanh Thu, yêu mến một kỷ niệm đẹp của VNCH đều nhắc nhau nên sớm ghé thăm ông. Người đã tạo bức tượng Thương Tiếc vang bóng một thời của nghĩa trang quân đội Biên Hòa, nay đã 90 tuổi, nhớ nhớ, quên quên và như cũng đã quá mệt mỏi với một cõi tạm đầy những nhọc nhằn với ông.

Điêu khắc gia Nguyễn Thanh Thu hiện nay, ở tuổi 90, sống tại Gò Vấp, Sài Gòn. (Ảnh Lê Bảo Liên)

Sinh năm 1934 tại Gò Vấp, Sài Gòn, điêu khắc gia Nguyễn Thanh Thu tốt nghiệp trường Cao Đẳng Mỹ Thuật Gia Định và sau đó qua động viên, tham gia ngành quân nhu, rồi trở thành Đại Úy, phục vụ Tại Cục Chiến Tranh Chính Trị. Trong cuộc đời mình, điêu khắc gia Nguyễn Thanh Thu đã tạo ra vô số tác phẩm, nhưng đắc ý và được nhiều người biết đến nhất, là tượng Thương tiếc, đặt tại nghĩa trang quân đội Biên Hòa, và bức thứ hai là tượng An Dương Vương, đặt ở Ngã Sáu Chợ lớn. Cả hai đều khánh thành vào năm 1966.

Lúc này thì ít ai nhận ra điêu khắc gia lừng danh của miền Nam tự do cũ, do ông ít bạn bè, trí nhớ không còn sắc bén và một phần khác, quá trình đi tù sau 1975, bị đánh đập nên ông bị hư hại thính giác. Gặp ông lúc này ở nhà riêng tại Nguyễn Thượng Hiền, Gò Vấp, nói gần như hét vào tai thì ông mới hiểu hết ý của người đối thoại.

Những người thân, quen biết nói ông vẫn còn bị PTSD với những năm tháng tù đày,  tức Dư chấn tâm thần, dẫn đến trạng thái bất thường, hoảng sợ từ một biến cố hay giai đoạn có sức ám ảnh, nên nếu chạm vào người ông bất ngờ, hoặc nâng dìu mà không báo trước, đều làm ông giật mình, hay hoảng hốt.

Hiện điêu khắc gia Nguyễn Thanh Thu sống cùng sự chăm sóc của các con. Nơi cư ngụ của ông, số 176 Nguyễn Thượng Hiền, phường 1, Gò Vấp, là quán cà phê Tượng Đá, nơi có đặt nhiều tượng mà ông sáng tác lâu nay. Căn phòng nhỏ của ông nằm nép sau quán cà phê, là nơi trú ẩn hết sức cô đơn của ông cùng kỷ niệm. Người quen cũng thấy ông lặng lẽ làm lại mẫu tượng Thương tiếc thu nhỏ, đặt trong phòng, chỉ chia sẻ với ai quen biết. Đây cũng là một trong những điều gây đau đớn tinh thần của ông: Sau 1975, chính quyền mới cho người lập tức đến Nghĩa trang Quân đội Biên Hòa kéo đổ bức Thương Tiếc, sau đó đập nát để thỏa lòng căm thù. Nhưng vẫn chưa đủ, ít lâu sau đó, theo chỉ điểm của giới nằm vùng, một nhóm bộ đội và băng đỏ cầm AK-47 đến tận nhà ông, đem mẫu tượng ban đầu (khuôn gốc) đập và chửi bới, đánh đập cả ông.

Vì tượng đài An Dương Vương ở Ngã sáu Chợ Lớn là tượng một danh nhân của lịch sử Việt nên dù có ghét bỏ tác phẩm của Nguyễn Thanh Thu, chính quyền mới cũng khó lòng thẳng tay hủy hoại. Họ chỉ để nguyên vậy, không tu sửa sau nhiều chục năm với ý đồ rất rõ là đợi có hư hại, là lập tức cho phá, mang đi. Đó cũng là trường hợp của tượng đài Trần Nguyên Hãn trước chợ Bến Thành.

Và vì sau phải vậy? Bởi tượng Trần Nguyên Hãn được coi là thánh tổ của truyền tin quân lực VNCH, còn tượng An Dương Vương là biểu tượng của công binh VNCH.

Nhưng điêu khắc gia Nguyễn Thanh Thu không chỉ là người làm tượng. Được tổng thống Nguyễn Văn Thiệu yêu cầu đi Phi Luật Tân để tham khảo một nghĩa trang chiến binh mà người Phi rất tự hào, ông Thu quay về và đưa ra đề án xây Nghĩa trang Quân đội Biên Hòa, để thay thế cho nghĩa trang ở Hạnh Thông Tây, Gò Vấp, vào đầu những năm 60, thế kỷ 20, đã bắt đầu chật chội.

Điều lạ thường của chuyện bức tượng Thương tiếc, là khi đã có đủ 7 bản ký họa mẫu, phác thảo dự trù cho bức tượng tiêu biểu trước nghĩa trang, hình ảnh của anh hạ sĩ lính nhảy dù Võ Văn Hai ngồi nói chuyện hư không với một người bạn tử trận của mình trong một quán nước, vô tình đập vào mắt của ông Thu, khiến ông ngẫu hứng ghi lại, day dứt với nó..

Khi trình các đề án lên tổng thống Thiệu, ông Thu đã xin lỗi khi bày ra tờ giấy lót trong gói thuốc lá, có vẽ chì vội sơ sài, và nói rằng xin lỗi vì mình vừa mới làm. Ông kể lại là lúc đó, tổng thống Thiệu hỏi ông “Bản nào anh đắc ý nhất?”, ông Thu nói mình bị ám ảnh về hình ảnh ông phác họa từ hạ sĩ Võ Văn Hai. Sau đó ông và tổng thống Thiệu đã cùng chọn cái tên Thương tiếc cho bức tượng này.

Để hoàn thành toàn bộ bản vẽ chính xác cho Thương tiếc, hạ sĩ nhảy dù Võ Văn Hai đã ngồi làm mẫu cho ông Nguyễn Thanh Thu chỉnh đi, sửa lại từng nét một suốt ba tháng. Khởi đầu năm 1966, tượng được thực hiện bằng bê-tông, cốt sắt, đến năm 1969, được thay đổi bằng đồng. Tượng cao 4m, nếu tính cả mô đất dưới chân người lính và bệ tượng thì chiều cao của tượng đài là 8m. Tác phẩm này, điêu khắc gia Nguyễn Thanh Thu nhận giải đặc biệt của Tổng tư lệnh tối cao Quân đội VNCH vào tháng 8, năm 1968.

Sau năm 1975, ông Thu trở thành nơi trút hận thù của các cán bộ trại tù cải tạo. Chỉ là người sáng tạo điêu khắc nhưng ông phải trải qua 8 năm tù ở trại Hàm Tân. Ông Thu kể rằng trong đó, ông có 22 tháng nhốt biệt giam và đánh đập tàn nhẫn ngày này qua tháng nọ. Khi ông lên tiếng hỏi vì sao ông bị tra tấn dã man như vậy, thì cán bộ vừa đánh vừa nói “Tội của anh là lưu lại cái tư tưởng, cái hình ảnh, cái tinh thần đó mới là quan trọng. Anh đừng nghĩ đến chuyện trở về nhé”. Những ngày tháng bỏ đói với vô số những trận đòn thù đã làm cho tai ông điếc và cơ thể chỉ là da bọc xương. Cũng có lúc ông đã bị mang ra trường bắn lúc 4 giờ sáng, bịt mắt lại, nhưng không hiểu sao lại có thay đổi vào giờ cuối, cho mang về nhốt lại. Đến ngày ông được thả về, người nhà mô tả là ông phải có người vác đi, vì không tự đi nổi.

Trước đó, khi cán bộ yêu cầu ông viết đơn xin khoan hồng và đổ tội hết cho chế độ cũ chứ ông không tự mình tạo ra những tác phẩm điêu khắc của quân đội. Ông Thu kể rằng lúc đó ông đã đuối sức lắm, chỉ còn thều thào nói được là “Tôi tạo ra, tượng chết thì tôi chết theo”. Một viên cán bộ tức giận nhào tới tát vào hai bên tai của ông. Những cú tát chí mạng khiến máu mũi và máu tai ứa ra, điêu khắc gia Nguyễn Thanh Thu điếc gần như toàn phần từ đó.

Ông Nguyễn Thanh Thu có tham gia chương trình đi H.O của sĩ quan bị cải tạo. Ông ở Mỹ gần 10 năm, nhưng loay hoay vì nhớ nghề điêu khắc mà không thể nào nối lại được, sức khỏe thì suy sụp mà quá cô đơn với tâm hồn nghệ thuật của mình, nên sau đó ông xin về lại Việt Nam, sông với con, lặng lẽ tạo ra những bức tượng riêng của mình, ôm giấc mộng đời đến cuối cùng.

Giấc mơ lớn nhất mà điêu khắc gia Nguyễn Thanh Thu vẫn giữ, là có ngày phục dựng được bức Thương tiếc. Nhưng giờ ở cái tuổi 90, mệt nhoài với những chặng đường đã qua, ngày càng đau yếu, có lẽ rồi ông cũng sẽ ra đi lặng lẽ với những nỗi niềm rất thiêng liêng, đã có trong đời mình.

Còn chút nhớ về, xin hãy thử đến gặp ông, ở những giờ phút này, tại Gò Vấp, Sài Gòn.

After increase in 2020 turnout, Texas Republicans attempt to restrict voting laws





The Colonial Pipeline shutdown: latest news and how the US can prepare for next time





Vaccinations are picking up. Is it time to reopen the US-Canada border?





Israel-Palestine conflict intensifies as violence escalates





Paul Moreira on the power of hacking, drones and cryptocurrencies





Should we rethink the use of cryptocurrencies?





Bangkok’s Main Airport Being Used as Vaccine Center





Sài Gòn nâng cảnh báo dịch ở mức cao nhất





Đối đầu: Thủ tướng CSVN Phạm Minh Chính lùi bước trước Bí thư đảng Thành Hồ Nguyễn Văn Nên - Souce Thời Báo (Đức)

 

Từ nhiều năm nay, thành phố HCM là địa phương bị Hà Nội bóc lột nhiều nhất với 83% ngân sách phải nộp về trung ương, còn lại 17% cho chính quyền thành phố. Đây là hành động bóc lột trắng trợn công sức lao động của 10 triệu dân thành phố lớn nhất nước.

Dù đóng góp lớn như vậy nhưng trung ương luôn không cho dân chính gốc thành phố này đứng đầu chính quyền. Ông Nguyễn Văn Linh quê ở Hải Dương, ông Võ Văn Kiệt quê Bến Tre, ông Võ Trần Chí quê ở Long An, ông Trương Tấn Sang quê ở Long An, ông Nguyễn Minh Triết quê ở Bình Dương, ông Lê Thanh Hải quê ở Tiền Giang, ông Đinh La Thăng quê Nam Định, ông Nguyễn Thiện Nhân quê ở Trà Vinh và giờ ông Nguyễn Văn Nên là bí thư thành ủy nhưng là người Tây Ninh. Lãnh đạo người thành phố không có chỗ đứng trong vị trí lãnh đạo thành phố mặc dù thành phố này phải đóng thuế nhiều nhất cho trung ương.

Đã nhiều năm, trung ương bóc lột thành phố, và thành phố kiến nghị được tăng tỷ lệ ngân sách giữ lại nhưng bất thành. Có lẽ là vì những con người lãnh đạo thành phố chỉ lo phục vụ cho trung ương để mưu cầu chính trị. Rất nhiều lần các bộ ban ngành yêu cầu bí thư thành ủy kiến nghị lên trung ương nhưng do thỏa thuận giữa trung ương và người đứng đầu thành phố nên mọi kiến nghị bất thành.

Hôm ngày 13/5 báo chí cho biết ông thủ tướng Phạm Minh Chính đã chấp nhận để cho thành phố HCM giữ lại 23% tiền thuế thay vì chỉ giữ lại 17% như trước đây.

Với báo chí thì thường nói bằng ngôn từ trau chuốt thì nói rằng “Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ủng hộ kiến nghị tăng tỷ lệ điều tiết ngân sách để lại lên mức 23% (bằng mức giai đoạn 2011 – 2016)”. Thực ra đây là quá trình đấu tranh giữa trung ương với địa phương chứ không phải dễ gì mà ông Phạm Minh Chính chấp nhận. Không một ông thủ tướng nào muốn chính phủ của mình thất thu ngân sách.

Vì sao có sự chấp nhận như vậy?

Hiện nay ông Nguyễn Văn Nên đang bất lực với thế lực Lê Thanh Hải, tuy nhiên trong lần họp đầu tiên trên cương vị mới của ông Phạm Minh Chính với thành phố thì kết quả ông Phạm Minh Chính đã phải nhượng bộ. Đây là điều rất đáng chú ý. Bởi bản thân ông Phạm Minh Chính được đánh giá là có năng lực hơn ông Nguyễn Xuân Phúc nhưng ông Chính đã lùi bước. Vậy thì có thể nói, ông Nên được chống lưng bởi ông Trọng hoàn toàn có thể trở thành một thế lực mà trung ương phải kiêng nể như Lê Thanh Hải trước đây,.

Trong thế yếu, ông Thủ tướng Phạm Minh Chính đành phải ủng hộ nhiều đề xuất của Tp.HCM, trong đó có việc tăng tỷ lệ ngân sách để lại lên 23%.

Ông Chính khẳng định Tp.HCM vẫn là đầu tàu của cả nước, thể hiện ở quy mô dân số, đóng góp GDP vào tổng ngân sách trung ương. Mất một phần nguồn thu ông Phạm Minh Chính sẽ điều hành chính phủ khó khăn hơn, tuy nhiên vì không còn cách nào giữ được mức thu cũ nên ông Chính đành phải chấp nhận việc điều chỉnh tỷ lệ điều tiết ngân sách giai đoạn 2022 – 2025 của Thành phố lên bằng mức giai đoạn 2011 – 2016, là 23%.

Ngoài sự ủng hộ đề xuất tăng tỷ lệ điều tiết ngân sách cho Tp.HCM giai đoạn 2022-2025, người đứng đầu Chính phủ yêu cầu Thành phố đẩy mạnh cơ cấu kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng. Thành phố cần định hướng phát triển thành phố Thủ Đức thành một cực tăng trưởng, chú trọng đổi mới kinh tế số để đảm bảo đóng góp 25% GDP.

Ông Phạm Minh Chính không phải là người miền Nam, quê Thanh Hóa của ông là nơi cần ngân sách trung ương hỗ trợ nhiều. Như vậy ông phải rất cần thu đậm ngân sách Thành phố chứ sao ông lại nhượng bộ? Ông Chính nhượng bộ thì đó là dấu hiệu của kẻ thua cuộc.

Ngoài ra chấp nhận tỷ lệ đóng thuế về trung ương như thế, ông Phạm Minh Chính còn đồng ý một loạt những đề xuất của người đứng đầu chính quyền Tp.HCM như phân cấp, phân quyền cho Thành phố; giải quyết vướng mắc trong quá trình thực hiện Nghị quyết 54; đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025; quản lý đô thị… cũng được Chính phủ xem xét.

Theo ông Phạm Minh Chính, sau khi nhận được 15 đề xuất của thành phố, từ ngày 29/4 đến 11/5, Thường trực Chính phủ, các Phó Thủ tướng phụ trách lĩnh vực và Thủ tướng có nhiều cuộc họp xem xét, thảo luận và cơ bản đồng tình với những kiến nghị của Thành phố.

Thành phố HCM là vùng đất dữ?

Trong đó, đối với kiến nghị “phân cấp phân quyền” cho Thành phố quyết định một số vấn đề thuộc quyền của Trung ương, các lãnh đạo thành phố đòi hỏi rằng việc gì Tp.HCM làm tốt hơn thì Chính phủ cần bàn giao cho Thành phố làm. Và ông Phạm Minh Chính đã phải nhượng bộ. Ông Chính nói “Cái gì biết mới quản, cái gì không biết dứt khoát phải giao cho người biết để quản lý“.

Trước đây ông Lê Thanh Hải không có sự ủng hộ của ông tổng bí thư, nhưng nhờ sức mạnh kinh tế của thành phố, ông Hải đã xây dựng một thế lực rất mạnh tại thành phố này. Mạnh đến nỗi bây giờ ông Nguyễn Phú Trọng có muốn đưa ông Hải vào lò cũng không hề dễ dàng gì. Hiện nay ông Nguyễn Văn Nên đang được ông Trọng hậu thuẫn thì ông Phạm Minh Chính khó mà không nhượng bộ. Rất có thể, Phạm Minh Chính gây ảnh hưởng đến thành phố Cần Thơ nơi mà ông làm đại biểu quốc hội, chứ thành phố lớn nhất nước vẫn là vùng đất dữ với ông.

Việc ông Phạm Minh Chính thất thế trước ông Nguyễn Văn Nên thì có thể nói cho đến hiện nay, thế lực ông Nguyễn Phú trọng vẫn là mạnh nhất. Ông Phạm Minh Chính cần nhiều thời gian hơn nữa để củng cố thế lực, để được số một có lẽ ông Phạm Minh Chính cần phải nỗ lực nhiều hơn nữa.

Thành phố HCM hiện nay đang tiến tới mô hình chính quyền đô thị, bộ máy chính quyền này có thể nó sẽ độc lập hơn với chính phủ. Chính vì vậy gần như những dự án tại thành phố sẽ lọt vào tay nhóm lợi ích lãnh đạo thành phố chứ khó mà lọt vào tay chính phủ. Liên quan đề xuất phát triển hạ tầng, để tháo gỡ vướng mắc về vốn cho hàng loạt dự án trọng điểm của Tp.HCM, ông Phạm Minh Chính với người là đứng đầu chính phủ nhưng cho thấy ông không lo được. Ông Chính cho rằng Thành phố nên tích cực hơn nữa trong việc huy động nguồn lực xã hội. “Nhất định phải dùng phương thức đối tác công – tư (PPP). Nhiều địa phương đã làm tốt điều này“. Nói chung phó mặc cho chính quyền thành phố. Hoặc rất có thể ông Chính biết đây là lãnh địa của Nguyễn Văn Nên nên ông không can thiệp sâu vào.

Ông Phạm Minh Chính nói rằng: “Còn Nhà nước, Chính phủ sẽ căn cứ vào điều kiện cụ thể hỗ trợ phần xây lắp như “vốn mồi”. Việc này không phải mới, có nơi làm rồi, kết quả đạt rất tốt. Phải làm thế nào để huy động một đồng của Nhà nước, có thể thêm 8-9 đồng của xã hội”,

Phạm Minh Chính cần thận trọng với Nguyễn Văn Nên

Với mối quan hệ và sứ mệnh được giao, nếu ông Nguyễn Văn Nên thực hiện nhiệm vụ thành công thì ông Nên sẽ có thế và lực rất mạnh. Nếu xét về mối quan hệ và điều kiện thuận lợi thì ông Nguyễn Văn Nên tốt hơn ông Lê Thanh Hải từ thời làm bí thư thành ủy. Ấy vậy mà thời ông Lê Thanh Hải nắm thành phố, ông ta còn không coi ông Nguyễn Tấn Dũng ra gì. Nguyễn Thanh Nghị bị Lê Thanh Hải cho đánh rớt thành ủy viên và ông Hải cũng ép con út ông Nguyễn Tấn Dũng phải khăn gói ra Bình Định tìm kiếm cơ hội.

Trước sau gì thế lực ông Phạm Minh Chính sẽ lớn mạnh. Với vai trò chỉ đạo đoàn đại biểu quốc hội thành phố Cần Thơ, ông Phạm Minh Chính kết nối với thế lực ông Nguyễn Tấn Dũng ở Kiên Giang gây ảnh hưởng lớn đến khu vực miền tây Nam bộ, tuy nhiên đất Sài Gòn vẫn là vùng đất mà ông Phạm Minh Chính khó mà điều khiển được, ít nhất là hết nhiệm kỳ này.

Với sức khỏe như hiện nay, ông Nguyễn Phú Trọng khó mà kéo dài phong độ đến hết nhiệm kỳ. Vì vậy việc tạo sức mạnh cho Nguyễn Văn Nên là cần thiết, chỉ có Nguyễn Văn Nên mới kìm hãm sức mạnh của Phạm Minh Chính đối với khu vực nam bộ. Có Nguyễn Văn Nên, cùng lắm là Phạm Minh Chính ảnh hưởng đến khu vực miền tây, còn miền đông nam bộ thì sẽ nằm ngoài tầm với của ông Phạm Minh Chính. Đặc biệt là khu vực Tây Ninh,đây là vùng đất quê của Nguyễn Văn Nên và Trần Lưu Quang, ông Phạm Minh Chính không thể gây ảnh hưởng lên được.

Tình Khúc Trúc Hồ





Những hình ảnh quý của cố Nhạc sĩ NGUYỄN VĂN ĐÔNG. trao quà từ thiện ở Trại phong Bến Sắn





Trần Tuấn Kiệt hát Việt Nam Quê Hương Lộng Lẫy , nhạc Nguyễn Văn Đông





South Africa Trains Dogs to Detect Kung Flu Virus at Airports





Israel destroys Gaza tower housing foreign media





Hãng Đài Loan liên minh với Mỹ, Tàu Cộng càng khó tự lực về chip





World Bank: Việt Nam tiếp nhận hơn 17 tỷ USD kiều hối trong năm 2020





Sài Gòn tái lập trạm kiểm soát dịch ở cửa ngõ thành phố





Dịch hoành hành tại Ấn Độ, dân Nam Á tại Mỹ huy động hỗ trợ





Myanmar: ‘Họ có súng nhưng chúng tôi có người dân’





Tiểu thương: Sợ “chết vì đói” trước khi “chết vì dịch"





190 thương nhân Tàu sẽ nhập cảnh vào VN để thu mua vải thiều





Người Hà Nội chật vật mưu sinh trong mùa dịch





Chính phủ Úc đối mặt với "Thế hệ bị đánh cắp"





Chicago - Phía sau tấm màn nhung thành công





Ấn Độ sống trong địa ngục Kung Flu, láng giềng bị Tàu Cộng “ve vãn”





Trịnh Công Sơn: Thiên tài âm nhạc hay kẻ phản bội - Tác giả Chu Tất Tiến





Thứ Sáu, 14 tháng 5, 2021

Người và Ta - Tác giả Từ Thức

 

Những năm đầu ở Pháp, có thời tôi cư ngụ Rue Marcadet, Paris. Bên cạnh là một cặp vợ chồng già, hiền lành, bình dị như một cặp thư ký hay công nhân về hưu. Mỗi lần gặp ở thang máy, bà vồn vã chào, hỏi thăm đủ chuyện. Thỉnh thoảng ông mời vào nhà, uống trà, hỏi chuyện về Phật giáo mà ông nói đọc nhiều, nhưng có điều không hiểu. Thí dụ ông muốn so sánh khái niệm về Niết bàn của Phật giáo với thiên đàng của Thiên Chúa giáo.
Ông là một người công giáo thuần thành, nhưng muốn tìm hiểu về những tôn giáo khác.
Tuyệt nhiên không bao giờ ông bà nói về mình. Nếu không coi TV , chắc không bao giờ tôi biết bà là Yvonne Loriot, danh cầm hàng đầu của Pháp, chiếm giải nhất 7 lần khi học ở Conservatoire de Paris, trước khi trở thành một giáo sư âm nhạc có uy tín.
Ông là Olivier Messaien, một trong những tác giả nhạc cổ điển lớn nhất của hậu bán thế kỷ 20. Rất nhiều các nhạc sư, nhạc trưởng nổi tiếng ở Âu Châu , như Pierre Boulez, Iannis Xenakis hãnh diện là đệ tử của ông. Tác phẩm opéra ‘’ Saint-Francois d’Assise‘’ của ông được trình diễn trên khắp thê giới, được đón nhận như những tác phẩm của Mozart, Beethoven
Ông bà sống trong một căn nhà bình dân, ăn uống đơn giản như một cặp vợ chồng nghèo.. Tiền bản quyền nhạc đem tặng- một cách kín đáo- các hội từ thiện, hay giúp trùng tu nhà thờ Notre Dame de Lorette gần nhà. Những lúc rảnh rỗi, bà theo ông vào rừng, thu thanh để nghiên cứu tiếng chim hót.
Ai biết hai ông bà già , lễ độ , gần như vụng về, đang xếp hàng mua ổ bánh mì, là những nhân vật chiếm chỗ lớn trong bất cứ một tài liệu nào về âm nhạc cổ điển cận đại , tuần trước còn là thượng khách của hoàng gia Thụy Điển.
Khi nào ta có những người như Modiano, Le Clézio, Messaien- chưa nói tới tài năng, chỉ nói tới thái độ khiêm tốn – VN sẽ là một dân tộc trưởng thành. Trong khi chờ đợi, chúng ta tiếp tục leo lên nóc nhà , gào : tại sao tôi tài giỏi quá như vậy. Khi gào mỏi , leo xuống, đóng áo thụng vái nhau.
Cái tôi lớn là bệnh của những người ngồi đáy giếng. Nếu tiếp xúc với thiên hạ ( với điều kiện biết mở mắt nhìn ), nếu chịu khó đọc, tìm hiểu, sẽ thấy cái hiếu biết của chúng ta nó quả thực nhỏ bé, tội nghiệp.
Đó cũng là một trò vui, nếu hậu quả không nghiêm trọng.
Chúng ta đều đồng ý với nhau là đất nước đang trên bờ vực thẳm, không thể nhẫn tâm khoanh tay nhìn. Nhưng chúng ta không ngồi nổi với nhau. Những cái tôi đụng nhau chan chát, chúng ta ghét nhau hơn ghét kẻ thù. Người Việt nào cũng có lần uất ức vì không được đãi ngộ, đối xử xứng đáng địa vị, với tài năng lớn lao của mình.Tổ chức nào cũng không sống nổi ba bẩy 21 ngày, cũng phải chia thành hai, thành bốn, tách ra như những tế bào. Bởi vì trong thâm tâm, mỗi người chúng ta nghĩ chỉ có mình mới xứng đáng lãnh đạo.
Không được thỏa mãn, chúng ta phá nhau hơn phá kẻ thù.
Cái TÔI của chúng ta nó lớn quá. Lớn hơn cả việc chung, hơn cả vận mệnh dân tộc

Đoàn Thanh Tuyền hát Sợi Tóc, nhạc Ngô Thụy Miên phổ thơ Dương Văn Thiệt





Ho Chi Minh City demands more autonomy to accelerate vaccinations - Source Asian Nikkei Review





Israel-Gaza conflict: How can both parties get back to the negotiating table?





Israel-Gaza: Planes diverted amid rocket threat





Israel intensifies attacks in Gaza as conflict enters fifth day





Europe Emerges from Dark Coronavirus Months





Hungarian Plans for First Chinese University in Europe Prompts Security





More Justice After Floyd Case?





Cơn khát xăng ở vùng thủ đô Hoa Kỳ





Mỹ: Đánh nhau, nhổ nước miếng vì tranh mua xăng





Dịch Kung Flu lan nhanh ở Việt Nam





Phim hài hước "Bữa tối của những kẻ ngốc"





Mất ảo tưởng về Trung Quốc, Liên Âu hướng tới Ấn Độ





Tại Miến Điện, chính quyền quân sự dùng đạo Phật để lấy lại lòng dân





“Hà Nội phải để công dân có quyền tự do phát biểu”





Nguồn gốc bản quốc ca Việt Nam Cộng Hòa - Tác giả Trần Gia Phụng





Đường Hai Bà Trưng, Tân Định, Saigon - Tác giả Trần Đình Phước

 

Nói đến Tân Định là người ta nghĩ ngay đến một vùng đất hiền hoà và bình yên của Sài Gòn, Gia Định, Chợ lớn. Giờ đây tôi đang sống xa hơn nửa vòng trái đất. Nhưng Tân Định trong tôi của thời thơ ấu vẫn là một nỗi nhớ khôn nguôi. Làm sao tôi có thể quên đi một đoan đường đã cho tôi rất nhiều kỷ niệm của những tháng ngày xa xưa. Đó là đoạn đường Hai Bà Trưng (Paul Blancy), từ dưới chân Cầu Kiệu ra đến ngả tư đuờng Hiền Vương (Mayer), nay là Võ Thị Sáu. Tôi xin viết lại về đoạn đường này mà những gì còn đọng lại trong ký ức của tôi. Mong được thông cảm, nếu như có những sai sót…
Xin được kính tặng đến bà con Tân Định và những ai đã từng có kỷ niệm với nơi đây.
Dù cho năm tháng phai nhoà,
Trong tôi, Tân Định vẫn là nhớ thương !

Xin được bắt đầu từ dưới chân cầu Kiệu,
Phía tay phải, khi vừa xuống dốc chân cầu Kiệu vài thước, quẹo mặt là gặp ngay xóm Vựa Gạo. Ngày xưa tấp nập các ghe thuyền từ dưới tỉnh xuống gạo nơi đây. Sau đó gạo sẽ được phân phối đến các chợ đầu mối trong thành phố. Đi thêm vài bước là phòng mạch của bác sĩ Kính, chuyên khám và giải phẩu mắt. Rồi đến tiệm thuốc Bắc của ông Lang Sách. Cách đó vài căn là tiệm bán bông cườm cho đám tang và tiệm bán đồ điện Ngọc Sơn.9 Tan Dinh 6 Bên cạnh là một ngỏ nhỏ thường gọi là hẻm cô hai Kim. Cô chuyên trị cắt, lể, giác hơi, cạo gió, bán thuốc tễ và có nhà của dịch giả chuyên dịch các truyện Tàu tên Từ Khánh Phụng.
Ngoài ngỏ là tiệm sửa xe Mô Tô Chín Kết, thuốc Cam Hàng Bạc hay Nhân Phong Đường bán các loại thuốc gia truyền làm bằng bột, trị được bá bệnh. Ông chủ nhà thuốc may mắn làm chủ một lúc cả hai chị em ruột, nhưng gia đạo của ông luôn luôn trên thuận, dưới hoà và êm ấm. Con cái thì đề huề, nhưng không bao giờ có chuyện lục đục, gấu ó lẫn nhau. Nhà ông trưng bày nhiều đồ cổ. Trong số đó, giá trị nhất là một con sáo bằng ngọc quý.
Tiếp theo là cà phê Hải Nàm của người Hoa. Bà con bình dân gồm nhiều thành phần như : xích lô, ba bánh, thổ mộ, lao động chân tay… tụ họp từ sáng đến chiều. Họ thường ngồi chồm hỗm hai chân trên ghế, nhâm nhi ly cà phê được pha bằng vợt để bàn mọi chuyện trên trời, dưới đất, giá cả sinh hoạt hàng ngày, chính chị, chính em, xe cán chó, chó cán xe, chuyện xảy ra trong xóm, trong nhà, chuyện bốn mươi con số đề sổ vào buổi chiều trong ngày và các con ngựa đua đưọc mang tên các nghệ sĩ cải lương nổi tiếng của Sài gòn như : Út Bạch Lan, Mỹ Châu, Lệ Thủy, Thanh Kim Huệ thường chạy thắng giải ở trường đua Phú Thọ vào hai ngày cuối tuần.
Bước qua đường Yên Đổ (nay là Lý Chính Thắng) gặp một Villa cổ với những hòn non bộ trước sân và cây cảnh um tùm. Có lúc được dùng làm trường Tư Thục Vạn Hạnh do Thầy Thich Đức Nghiệp làm Hiệu Trưởng. Về sau trường biến thành cư xá cho quân đội Mỹ thuê. Kề bên có một bảo sanh viện của người Hoa, được mang tên chủ nhân là Lương Kim Vi, Ngoài ra còn được gọi là nhà thương cô Mụ Lé. Có lẽ vì mắt cô bị bị lé ? Hầu hết bà bầu vùng Đa Kao, 9 Tan Dinh 7Tân Định và nhiều nơi khác thường đến đây để khai hoa, nở nhụy. Người ta nói cô mụ Lé rất mát tay. Bà đỡ đẻ chưa bao giờ xảy ra chuyện đáng tiếc hay nguy hiểm cho sản phụ và thai nhi. Bao giờ cũng mẹ tròn, con vuông và dễ nuôi. Sau khi về nhà, các sản phụ thường mang quà đến biếu cô để đền ơn. Kế bên là tiệm uốn tóc Tân Hồng Kông. Thợ của tiệm đa số là đàn ông, nhưng tướng đi thì õng a, õng ẹo, nhún nha, nhún nhảy như đang múa. Hai bàn tay với móng để thật dài. Mỗi khi gội đầu, bới tóc cho mấy bà, mấy cô thì các bà, các cô cảm thấy lâng lâng, khoái hết biết trời trăng, mây nước !
Rồi đến hiệu thuốc hiệu con Gà, chuyên bán thuốc cúm, ho, trị tứ thời cảm mạo như : dầu gió, dầu Nhị Thiên Đường, dầu Khuynh Diệp của Bác Sĩ Bùi Kiến Tín, dầu nóng Ấn Độ, dầu cù là Mát Su, thuốc dán hiệu con Rắn, Ký ninh,…, Tiếp đến là tiệm chụp hình Chí Mỹ, chuyên chụp hình học sinh, tài tử. giai nhân. Trước nhà cạnh bên luôn luôn có vài chiếc xe ba bánh đậu. Đó là tiệm bán than Tân Hồng Yến. Bà chủ có cô con gái học Régina Pacis rất xinh xinh. Lâu lâu em ra phụ má tính tiền. làm ai cũng muốn đến mua than mỗi ngày. Nằm kế bên tiệm than là tiệm Thuốc Tây Trần Ngọc Tiếng do Dược Sư Trần Ngọc Tiếng làm chủ. Các sinh viên Đại Học Dược Khoa năm cuối thường đến đây thực tập, trước khi chuẩn bị thi tốt nghiệp ra trường. Phu nhân của ông thuộc giòng họ Dương nổi tiếng.
Bước qua đường Nguyễn Văn Mai là Pháp Hoa Ngân Hàng, rồi tới tiệm may Thái Lai, chuyên may âu phục, veston cho nam giới. Bên cạnh là tiệm thuốc Bắc của ông Thần Bút mà hai bàn tay của ông để các móng dài cả tấc, nhìn giống như rễ tre. Trẻ con trong vùng thường đi lượm vỏ quit đem phơi khô gọi là Trần Bì, bán cho ông để mua quà bánh. Bên cạnh là phòng mạch của Giáo Sư Bác Sĩ Y khoa nổi tiếng Trần Ngọc Ninh chuyên về xương. Đi thêm vài thước là tiệm bán đồ điện. Cạnh bên có một hẻm nhỏ có nhà của vỏ sư nhu đạo Nguyễn Hữu Khánh, nguyên huấn luyện viên võ thuật cho Tổng Nha Cảnh Sát Quốc Gia. Nghe đâu vỏ sư Khánh mất năm 1977 tại Móng Cái. Cách nhà ông vài căn là nhà thầy Tổng Giám Thị trường Trung Học Công Lập Trần Lục.
Phía trước hẻm, ban ngày bán cà phê bình dân, ban đêm có xe hủ tíu mì, hoành thánh, bánh tôm chiên của người Hoa rất đông khách đi chơi khuya về ghé thưởng thức. Bên cạnh là tiệm bán nước sinh tố trái cây và rạp hát Tân Đô. Về sau đổi tên là Kinh Thành thường chiếu các phim tình cảm Ấn Độ và cũng là chỗ cho các đoàn cải lương đến trình diễn sau khi đã đi lưu diễn ở các tỉnh xa về. Một vở tuồng cải lương mà tôi xem lúc nhỏ “Khi Hoa Anh Đào Nở” do nghệ sĩ Thành Được đóng vai chánh mà cho đến bây giờ tôi vẫn không quên.
Cách rạp hát khoảng mười mét là tiệm bán cơm gà Hồng Phát, tiệm bán quân phuc và huy hiệu quân đội Nam Nhi. Sau đó là một con hẻm có khoảng mười căn. Hẻm này cũng là cổng sau trường Đồ Chiểu buổi sáng, trường Trần Lục buổi trưa và cũng là cổng sau của trường tiểu học con trai Tân Định. Trong trường Đồ Chiểu có một sân quần vợt. Cuối tuần các công chức, thầy giáo thường đến đây tập dượt. Đôi khi cáp độ cà phê, cà pháo cho vui. Sân trường có nhiều cây Phượng Vỹ cho bóng mát. Vào mùa hè Hoa Phượng nở đỏ rực với tiếng ve sầu kêu inh ỏi, khoảng mười căn nhà bằng gạch dành cho giáo viên và lao công của trường.
Bước ra khỏi hẻm có tiệm thuốc Đông Y Vạn Thọ Đường của người Hoa. Các con gái ông chủ đều tốt tướng, phì nhiêu. Rồi đến tiệm bán dụng cụ học sinh Tiến Hưng. Bên cạnh là đại lý bia, nước ngọt Hồ Văn. Ông chủ có nước da ngâm den, dáng dong dỏng cao và là một đấu thủ quân vợt có hạng ở sân trường Đồ Chiểu. Khi thua độ hay bị chọc quê thì ông thường quăng vợt xuống sân xi măng. Tuần sau thấy ông cầm cây vợt mới
Bây giờ băng qua đường Nguyễn Đình Chiểu (nay là Trần Quốc Toản) ở hai bên đầu đường là hai quán cà phê bình dân của người Hoa. Cách khoảng hai chục thước phía tay trái, nằm đối diện cổng trước của trường Đồ Chiểu là tiệm thuốc Bắc tên Đại Cồ Việt. Ông có nhiều con, nhưng một cô tên Mẫn đang là sinh viên Đại Học Văn Khoa Sài Gòn được bà con khen rất nhiều về tài xem bói bài Tây. Ngoài ra cô có vóc dáng cao, cặp mát đẹp, nét hơi lai và nói chuyện rất có duyên. Muốn được cô xem phải lấy số thứ tự trước.
Tôi nhớ lại lúc vừa thuyên chuyển từ Sơn Trà về Saigon mới mấy ngày. Một đàn anh dự định làm bi si néc về xuất nhập cảng vải vóc, tơ lụa đã rủ tôi cùng đi xem với anh. Tôi không tin lắm, nhưng vẫn cứ đi theo. Một phần tò mò, một phần muốn thử xem thiên hạ đồn có đúng hay không ?
Đàn anh tôi được mời xem trước. Theo các lá bài mà đàn anh tôi bắt đưa cho cô đoán. Cô khuyên anh hãy an phận chờ thời, đừng nên phiêu lưu trong lúc này. không được cơm cháo gì mà còn bị tiền mất, tật mạng. Chưa kể là có thể dính dáng vào vòng lao lý. Nghe cô nói xong, mặt anh đượm vẻ buồn buồn và suy tư và không dám mạo hiểm “vì anh rất tin tưởng cô Mẫn.”
Bây giờ đến phiên tôi. Cô nhìn tôi và nói : ”Nếu anh tin thì hãy nhờ tôi coi. Còn như không tin thì đừng đụng các lá bài, tốn thời giờ vô ích.”
Tôi vội vàng trả lời “vì tin, nên mới đến đây nhờ cô xem giúp.” Thế là cô trao cho tôi một xấp bài gồm ba mươi hai lá và biểu tôi vừa xào bài, vừa khấn nguyện những gì mà tôi ước muốn. Sau khi xào bài xong, tôi trao lại cho cô. Ngay tức thì, cô xoè xấp bài thành hình cây quạt rất nhanh.
Cô nói như ra lệnh : “Anh hãy bốc mỗi tay một lá. Tay trái trước, tay mặt sau – Nam tả, Nữ hữu.” Cô đặt hai lá bài mà tôi vừa bốc vào trong xấp bài. Sau đó cô xào đi, xào lại nhiều lần. Kế tiếp cô trải các lá bài theo ba hàng dọc. Sau vài phút trầm ngâm với các lá bài trước mặt. Cô nhìn tôi, rồi cho biết : ”Quẻ bài sao tui thấy rất ngồ ngộ ?” Theo quẻ bài này thì anh sắp phải đi xa khỏi Sài Gòn một thời gian.”
Nghe xong, Tôi hơi ngạc nhiên. Tôi nói với cô : “Làm gì có chuyện đó xảy ra !” Tôi mới thuyên chuyển về Sài Sòn chưa tới một tuần thì làm sao có thể bị đổi đi đâu dễ dàng vậy ? Cô trả lời : “Quẻ bài lên sao, thì tôi nói vậy, chứ không phải do tôi tự động chế ra. Còn tin hay không là tùy anh.”
Sau đó tôi hỏi thêm : ”Nếu chẳng may vì lý do nào đó mà tôi bị đi xa như cô cho biết thì tôi có gặp chuyện xấu hay bất lợi gì không ?” Cô trao xấp bài lại cho tôi và bảo tôi xào bảy lần và kinh ra làm đôi. Lần này cô xếp bài theo hai hàng dọc. Sau đó cô nhìn tôi như thôi miên. rồi cô nói tiếp: “Theo quẻ bài lần này thì anh may mắn thoát một tình huống có thể nguy hiểm đến tính mạng.” Tuy nhiên nhờ phúc đức và ông bà khuất mặt, khuất mày phù trợ sẽ giúp anh không bị hề hấn gì hết !
Cô dùng ngón trỏ chỉ vào ba lá bài nằm liên tiếp nhau : Già chuồn, Già cơ và Già rô. Cô nói : ”Anh rất may mắn.” Một lúc mà anh được ba ông Thần hộ mạng phù hộ và giúp đỡ. Chắc là sẽ không xảy ra gì nguy khốn đến tính mạng đâu !” Tiếp theo, cô nhìn và hỏi tôi có còn thắc mắc gì nữa không ? Tôi trả lời “Không” và móc bóp lấy tiền ra đặt quẻ cho cô.
Bước chân ra về mà trong lòng cứ lo ngay ngáy. Phải chi đừng đi coi bói, để khỏi phiền phức, để khỏi nhức đầu. Tôi nói thầm trong miệng : “Bói ra ma. Quét nhà ra rác. Chuyện tào lao thiên hạ !” Cầu mong không phải là sự thật.
Mấy hôm sau, đơn vị tôi mới vừa đổi về. Theo nhu cầu huấn luyện, nên phải cử một sĩ quan tăng phái đề hướng dẫn thực tập bằng máy T2 và T4 về ”Nghênh Cản Giả Tạo” cho các Sĩ Quan Điều Không (Air Weapons Controller) thuộc Đài Kiểm Báo 921 tức Peacock (Pleiku.)
Một Sĩ Quan thâm niên hơn tôi được chọn trong chuyến công tác này. Nhưng hôm sau, Th/tá Trưởng Phòng Hành Quân đơn vị mời tôi lên phòng làm việc của ông và trao cho tôi Sự Vụ Lệnh lên đường đi thăm “Em Pleiku má đỏ, môi hồng” thay thế đàn anh, vì giờ chót niên trưởng của tôi phải nhập bệnh viện bất ngờ ! Tôi vui vẻ, không thắc mắc và nhận sự vụ lệnh bước ra khỏi phòng. Tôi nghĩ mình mới đổi về, vừa mới chân ưót, chân ráo, chưa có dây mơ, rễ má. Dĩ nhiên bị chỉ định đi thay, thì đâu có gì là đáng ngạc nhiên !!!
Cầm Sự Vụ Lệnh trên tay vừa đi, vừa hát khe khẻ bài “Tàu Đêm Năm Cũ” của nhạc sĩ Trúc Phương “Lòng buồn dạt dào, nhớ hôm nào..” Bây giờ tôi bắt đầu khâm phục tài bói bài của cô Mẫn “sao cô nói đúng và linh ứng quá.!”
Và thêm một chuyện khác làm tôi lại càng thán phục tài bói bài của cô hơn. Khi lên đến Pleiku công tác khoảng hơn nửa tháng. Vào ngày cuối tuần của đầu tháng 4/1973. Tôi gặp khó khăn về tài chánh. Số tiền mang theo xài sắp cạn, nhưng không muốn hỏi mượn bạn bè. Vì thế tôi theo trực thăng của Phi Đoàn 229 (Lạc Long) do Tr/úy PHB và LVS lái đưa nhân viên của phi đoàn đi phép về Saigon. Trong lúc phi hành đoàn làm các thủ tục tiền phi. Tình cờ ! Tôi gặp một anh bạn cùng khoá là Tr/úy Lý. Ch…, thuộc Phi Đoàn 235 (Sơn Dương) đang đi lại một chiếc trực thăng đậu gần bên. Anh Ch.. nói sẽ đi Nha Trang. Anh rủ tôi đi theo để cho biết nhà anh ở Thành, cách Thành Phố Nha Trang khoảng hơn mười cây số.
Tôi thú thiệt với anh là tôi “Mậu Lúi”, phải về Sàigòn xin gia đình tiếp viện, thì làm sao mà đi theo được ! Anh Ch… nói : “Bạn đừng lo, có gì tui cân hết.” Nghĩ tình đồng khoá và tình cảm quý mến anh dành cho tôi, nên tôi bèn xuống phi cơ của Tr/uy B và chạy sang phi cơ của anh. Cùng lúc đó, một anh bạn cùng khoá khác của tôi là Tr/úy VĐQ, gốc Thiếu Sinh Quân, Sĩ Quan Vũ Khí SĐ6/KQ, vội nhảy lên chiếc trực thăng của Tr/uy B thế tôi, để về thi Luật ở Saigon cho kịp ngày hôm sau.
Khi trực thăng do Tr/úy Ch…lái, đang bay trên không phận Tỉnh Phú Bổn, thì nghe trên tần số báo nguy 243.0 cho biết có một phi cơ trực thăng vừa bị rớt ở Ban Mê Thuộc. Anh Ch… quay cổ lại nói với tôi :“ Đó là chiếc trực thăng do Tr/úy PHB và LVS lái, mà lúc ở phi trường Cù Hanh tôi đã bước xuống để sang phi cơ của anh”.
Chiếc phi cơ bị lâm nạn cháy, phát nổ tan tành. Tất cả phi hành đoàn, cùng hành khách trên phi cơ không một ai sống sót. Tôi đang ở trên độ cao mấy ngàn bộ, thời tiết rất lạnh, thế mà mồ hôi cứ tuôn ra như tắm. Tôi bàng hoàng lâm râm khấn Trời Phật, vì mình vừa thoát chết trong đường tơ, kẻ tóc. Quả là cô Mẫn đã phán không sai chút nào ! “Dù gặp hiểm nguy, nhưng vẫn hoàn toàn bình yên vô sự và tai qua nạn khòi”
Bây giờ đi thêm vài chục thước là tiệm phở Hoà Bình, nhà in Sài Gòn Ấn Quán, một con hẻm ra được đường Pasteur. Kế bên có ban kích động nhạc gia đình do người cha làm ông Bầu. Các con ông có thể chơi nhiều loại nhạc khí và được hướng dẫn bởi người con lớn tên Long. Ban nhạc thường đi trinh diễn cho các câu lạc bộ của quân đội Hoa Kỳ. Sau đó là cái mả bằng đá ong nằm bên trái góc đường Pasteur và Nguyễn Đình Chiểu.
Nằm đối diện là Trường Anh Văn Khải Minh. Đây là một trong những trường dạy tiếng Anh đầu tiên của Sàigòn. Lúc đó phong trào làm sở Mỹ đang nổi lên rầm rộ, nên bà con ghi tên học trường này rất đông. Cũng cần kể thêm nhà ông chủ hảng Sơn Mài Thành Lễ nằm trên khoảng đường này, mà một trong các con trai của ông tên NTT.. là Phi Công lái Phản Lực Cơ F5-E và hảng xe đò của ông Phạm Hoè mang tên Cosara, với những chiếc xe buýt sơn màu xanh da trời có một không hai ở Sàigòn. Vượt qua khỏi đường Công Lý khoảng 200 thước là cô nhi viện An Lạc phía bên tay phải. Đường Nguyễn Đinh Chiểu chấm dứt, khi gặp đường Trương Minh Giảng.
Trở lại Hai Bà Trưng. Nằm đối diện chợ Tân Định là các tiệm tạp hoá của người Hoa, bán đủ thứ từ mỹ phẩm đến mọi đồ dùng trong nhà. Ngoài ra có cả phòng trám, trồng răng vàng, răng bạc, nhổ răng không đau. Sau đó là nhà thuốc Kim Tân, bán thuốc cãi lão hoàn đồng, có bày một tủ kính một chàng lực sĩ vai u, thịt bắp đang cung tay gồng mình. Đầu ngỏ hẻm Kim Tân có một chiếc xe nhỏ với tủ kính bán dây nịt da, viết Bic, viết máy Parker, Calot, hộp quẹt Zippo và nhiều thứ linh tinh khác. Đi thêm vài bước là trường Thiên Phước với các nữ sinh đồng phục áo đầm màu hồng. Đến giờ vào lớp và tan học, xe Jeep của quân đôi, xe du lịch đưa đón học sinh gây trở ngại lưu thông, làm tắt nghẻn cả khúc đường Hai Bà Trưng.
Sau đó tới Nhà Thờ Tân Định, nguy nga, tráng lệ đã tô điểm cho Tân Định thêm nét hoành tráng. Bên trong nhà thờ Tân Định có một cửa sắt lớn. Cửa chỉ mở khi nào có lễ lớn, đi ra được đường Hiền Vương, Pasteur, Nguyễn Đình Chiễu và Huỳnh Tịnh Của. Trong hẻm này có trường La San Đức Minh. Trở ra nhà thờ Tân Định, đi thêm khoảng mười thưóc nửa là cà phê Thu Hương, mà mỗi khi có ai viết về cà phê Saìgon đều luôn luôn nhắc đến tên, kèm theo vài hàng nói về ông chủ rất khó tính. Gương mặt ông lúc nào cũng khó đăm đăm. Khách uống cà phê phin, không được tự tiện châm nước sôi vào tách mà phải do chính tự tay ông châm vào thì ông mới chịu. Tuy nhiên, ông rất hiền và dễ mến. Riêng tôi mỗi khi đến quán Thu Hương, tôi chỉ kêu nước chanh rum hay dùng chè đậu xanh với đá bào nhuyễn. Gần cuối đường là tiệm may khá nổi tiêng Paris Mode có hai ngưòi con trai tên Bảo và Toàn.
Bây giờ sang phía tay trái đoạn đuờng dễ thương. Đoạn đường này cũng buôn bán ì xèo, sầm uất. Vừa xuống dốc cầu Kiệu, quẹo trái là một hẻm nhỏ. Nơi đây chuyên bán thịt chó, đi kèm theo là một đơn vị săn trộm chó chuyên nghiệp, để cung cấp cho các cửa hàng bán cờ tây. Đội quân này chỉ xuất hiện về đêm, hoặc đi xa về phía ngoại ô. Em chó nào sút dây cột, chạy tung tăng, hớn hở mừng được “Hát bài ca tự do” là các chàng săn bắt chó canh me, dùng một ống nước với thòng lọng làm bằng dây thắng xe giựt lẹ làng trong tích tắc, bỏ “chiến lợi phẩm” ngay vào trong bao bố cầm sẵn trên tay, không cho các em kịp ú ớ, kêu la cầu cứu.
Nếu em chó nào may mắn xinh đẹp, có giá trị thì họ giữ lại, để các chủ mất chó có thể đến đây nhận diện và xin được chuộc cục cưng lại theo luật giang hồ. Nếu chậm vài ngày mà chưa đến chuộc thì các em cũng sẽ biến thành rựa mận và cẩu bảy món. Đi thêm vài bưóc là tiệm bán gạo Ngọc Anh, tiệm làm nón nỉ, cây xăng Hai Bà Trưng, hiệu trà Phật Tổ bán các loại trà đặc biệt cho những ai ghiền uống trà, tiệm điện Thành Mỹ. Khoảng mười thước là tiệm sơn Mậu Ký, hiệu buôn xe đạp có tên là Đoàn Văn Thẩm chuyên bán phụ tùng và lắp ráp xe đạp nhập cảng của Pháp hay Ý. Các cua rơ xe đạp nhà nghề là khách hàng thường xuyên của tiệm này. Ngay góc Hai Bà Trưng và Trần Quang Khải là phòng mạch của Bác Sĩ Nhi Khoa tên Hạnh
Vừa qua khỏi đường Trần Quang Khải là quán cơm bình dân cây Điệp. Kế bên là hảng gạch bông Vân Sơn, chuyên sản xuất và bán gạch bông. Chủ tiệm cũng có các cô con gái rất dễ thương. Sau này ông khuếch trương thêm về Billards, cũng mang tên Vân Sơn. Nơi tụ tập của học sinh cúp cua đến đây để thụt giò gà và mắt kiếng. Hôm nào kẹt tiền, các em đem sách học đi cầm hoặc bán để chơi tiếp. Tôi cũng là một thân chủ của Billards Vân Sơn. Tuy nhiên, khi không có tiền, tôi cố nhịn, không dám đem sách vở đi cầm vì sợ bị đòn. Nằm sát bên gạch bông Vân Sơn, cũng có tiệm bán xe đạp mang tên chủ nhân là Trần Xuân Cường. Thêm vài bước nữa là thuốc lào Vĩnh Bảo, rồi tiệm nhuộm Tô Châu.
Bây giờ cũng phải kể thêm tiệm chụp hình Văn Hoa có mặt đầu tiên ở vùng Tân Định. Trong hẻm tiệm hình Văn Hoa có nhà của cua rơ Nguyễn Văn Châu. Anh đã làm rạng danh nền đua xe đạp nước nhà, mà cho đến nay chưa có bất cứ một cua rơ xe đạp Việt Nam nào lâp được thành tích “Vô tiền, khoáng hậu” như anh. Trong cùng năm 1961. Anh đã đoạt một lúc hai giải thưởng lớn “Vô địch nước rút xe đạp Á Châu tại Tokyo và Đông Nam Á tại Miến Điện.” Hiện anh đã ngoài 70 tuổi, đang phụ con trai có tiệm ăn trên đường Hai Bà Trưng, dưới chân dốc cầu Kiệu. Tiệm chuyên bán hủ tíu Mỹ Tho, Nam Vang, bún nước lèo, bánh bèo bì, bánh canh giò heo. Khách đến ủng hộ rất đông. Trong hẻm tiệm hình cũng có nhà Vũ Sư Nguyễn Thống và Nhạc Sĩ Nguyễn Ánh Chín.
Cạnh hẻm tiệm hình Văn Hoa là Bi Da và Phở cùng mang tên Vạn Lợi nằm chung với nhau. Kế bên là một con hẻm cụt, có trồng một cây Đa. Đầu hẻm có ông thợ chuyên môn sửa giầy dép và cạc táp giá rất bình dân. Thỉnh thoảng, ông biểu diễn một màn giựt gân. Ông ghim cây kim vào lưng bàn tay hay cắm phía trên lông mày, trong khi lúc kéo chỉ. Sau đó là hiệu kem Hoàn Kiếm với hai loại kem đậu xanh và sầu riêng độc đáo không nơi nào sánh bằng. Tiếp theo là tiệm chụp hình Mỹ Quang do hai anh em ruột cùng làm chủ. Tiệm có để hình cô bạn gái cùng lớp trong tủ kính đặt trước tiệm, mà chúng tôi, đứa nào cũng ngắm nghé nhào vô. Mỗi ngày đi học ngang qua, tụi tôi đều dừng lại vài phút để chiêm ngưỡng người tình có chân dung này. Cuối cùng tất cả chúng tôi đều thất vọng ê chề vì một anh phi công trực thăng hào hoa, phong nhã, đeo P.38 với cái báng inox xề xệ đã lọt vào “trái tim không ngủ yên của nàng

Tôi cũng kể thêm garage Chín Lê, nơi sửa chữa xe hơi nổi tiếng, có con hẻm nhỏ ra đươc đường Trần Quang Khải và tiệm thịt bò Thành Thể với cậu ấm tên N.., biệt danh là N..Thịt Bò. N.. thuộc loại con cưng, được cha mẹ thương tậu cho một xế nổ hai bánh để đến trường, trong khi đó bạn bè chỉ dùng lô ca chân hay xe đạp là cao cấp nhất rồi!. Anh chàng này võ nghệ đầy mình, được các người làm công của tiệm, chân tay vạm vỡ, bắp thịt cuồn cuộn và mạnh khoẻ. Họ sẵn sàng bảo vệ cậu ấm mỗi khi lâm chiến với các đấng giang hồ trong vùng đến hỏi thăm sức khoẻ . Sau này nghe nói, N.. làm cận vệ cho một xếp lớn trong Không Quân..
Cũng nói thêm cạnh thịt bò Thành Thể có mấy tiệm bán vàng. Tuy nhiên tiệm vàng Mỹ Thịnh là có vẻ đặc biệt, vì ông bà chủ đã cùng nhau hợp tác tăng gia sản xuất gần một tiểu đội toàn là công chúa. Sau này, có lẽ nhờ khấn nguyện hay đi các đền chùa, nhà thờ cầu xin. Nên ông bà kiếm được thêm một hoàng nam.? Các con gái của ông bà đều cao nghều nghệu, hầu hết đều học trường Đầm.
Qua khỏi đường Bà Lê Chân là y viện miễn phí Tân Định, chuyên chữa bệnh cho người nghèo. Cạnh bên là chợ Tân Định, một ngôi chợ cũng thuộc loại tầm cỡ ở Sài gòn. Chợ đúng là của nhà giàu vì hàng ngày xe hơi láng coóng đưa các bà, các cô đến đây mua thịt cá, hoa quả, vải vóc toàn là các thứ tuyển chọn.9 Tan Dinh A Trước chợ có những sạp trái cây trưng bày rất đẹp mắt với những trái vú sữa màu tím chín mộng, sầu riêng thơm ngát, chôm chôm, soài, bòn bon, lê, táo, dâu, bưởi, ổi xá lị. mận sọc… Mùa nào, quả nấy. Chính giữa mặt tiền của chợ, phía trên cao là chiếc đồng hồ tròn, đường kính rât to, càng tô điểm cho chợ Tân Định thêm một hình ảnh uy nghi, bề thế.
Buổi chiều bên hông chợ, nằm trên đường Trần Văn Thạch. Đầu ngả ba góc Hai Bà Trưng là Bar Bình Viện bán la de, rượu đế, củ kiệu, tôm khô, các món nhậu. Thỉnh thoảng xảy ra những trận thư hùng, bàn ghế bay tứ tung, chai lọ nằm ngổn ngang trên đất vì các đệ tử lưu linh quá chén, lời qua tiếng lại, hay không còn kiểm soát được mình. Ngoài ra có các xe hủ tíu, mì hoành thánh, sâm bổ lượng, khô mực, hột vịt lộn, ốc gạo, ốc hương, ốc len xào dừa, cháo hột vịt muối, nem nướng tạo nên hoạt cảnh ồn áo, náo nhiệt cho đến nửa đêm về sáng. Nhìn sang bên đường là tiệm trà Mậu Ký lấy hình con chuột làm biểu tượng.
Bước sang đường Trần Văn (nay là Nguyễn Hữu Cầu) là một tiệm sản xuất bánh mì, ngỏ hẻm kế bên là lò luyện ca sĩ mầm non của ba nhạc sĩ Lê Minh Bằng gồm: Lê Dinh, Minh Kỳ và Anh Bằng. Ngày ngày, các em ôm mộng làm ca sĩ đến đây học nhạc lý, luyện giọng để hy vọng trở thành ca sĩ được trình diễn ở phòng trà, đại nhạc hội, đài phát thanh, đài truyền hình…Không nghe nói có ca sĩ nào thành danh xuất thân từ lò luyện này. Kể tới là nhà thuốc Kim Khuê có con cọp nhồi bông rất uy nghi bày trong tủ kính trước tiệm.
Tiếp đến một tiệm chụp hình nữa cũng khá nổi tiếng là Luyến Photo, trường dạy đánh máy chữ Lectason. Cách đó vài căn là hiệu bán kính đeo mắt Kính Tiên, có bán cà phê phía trước. Tiệm nằm ngay góc Đinh Công Tráng và Hai Bà Trưng. Kế bên là tiệm chụp hình Duy Hy. Đi bộ qua đường Đinh Công Tráng là tiệm hòm Vạn Thọ, tiệm giày Trinh Shoes. Có lẻ con gái chủ tiệm tên Trinh ? Các tay chơi thường thích đến đây để đóng những đôi giầy theo ý thích của mình hay sắm các đôi giầy nhập về từ Ý Đại Lợi và tiệm mang tên Đô Hội. Kế tiêp là Bưu Điện Tân Định, có con hẻm nhỏ đi ra được đường Hiền Vương. Hồi đó, nơi đây có một khoảng đất rộng như lòng chảo với mấy cây me già rất sai trái. Con nít các nơi thường kéo đến hái me, đá banh, chơi năm mười, u bắt mọi, tạt lon, đánh đáo hay bắn đạn.
Đặc biệt đầu hẻm phải kể thêm tiệm hòm tên Tobia nối tiếng hơn một chút vì có quý tử tên H…, biệt danh H…Tobia, cựu SVSQ/KQ giải ngũ vì bị tai nạn ở trường bay. Công tử H… Tobia nổi tiếng là tay chơi có hạng ở Saigon lúc bấy giờ. Nay thì chàng đã già và gác kiếm quy hàng, không còn là dân chơi cầu ba cẳng nữa ! Anh chuyển sang vui thú điền viên với chim, hoa, cá, cảnh và chăn nuôi bốn mươi con thú. Chiều chiều đón nghe radio chờ kết quả.
Cuối cùng là tiệm làm cửa sắt, máng xối và hàn gió đá của nhà hai anh em cua rơ xe đạp Thông Vận Binh nổi tiếng một thời : Trần Gia Thu và Trần Gia Châu. Vài ngày trước mỗi lần tranh đua, cả hai anh em thường đem xe đạp của mình ra kiểm soát lại tất cả: dây xên, đạn, thắng, vỏ, ruột… và vô dầu mỡ rất kỹ lưỡng. Nhích thêm vài mét là một ngỏ hẻm đi ra được đường Hiền Vương. Nếu queo phải gặp trường dạy lái xe hơi Mayer của ông Giáp Văn Thập, tức ông Nghị Còi Ô Tô. Cạnh bên là nhà của nghệ sĩ hài Mỹ Trinh số 110, tiệm cơm tấm Hiền vương, số 114 với món bì, sườn nướng, chả trứng và xíu mại độc đáo ! Nếu như quẹo trái, đi thêm hơn hai mươi mét là trường Mẫu Giáo Michelet.

Tóm lại, chỉ một đoạn đường ngắn mà biết bao nhiêu điều để viết, để tả và để hoài niệm. Ôi ! Tân Định của tôi và những ai có cảm tình với Tân Đinh. Dù bất cứ không gian và thời gian nào vẫn mãi mãi không bao giờ quên.

Nhượng Tống (1906-1949) - Tác giả Lê Hoàng Châu

 



Nhượng Tống, ông là một học giả, tên thật là Hoàng Phạm Trân, bút danh Nhượng Tống nên còn được gọi là Hoàng Nhượng Tống. Ông là nhà văn, nhà báo, dịch giả và là nhà cách mạng Việt Nam đầu thế kỷ 20, là thành viên nồng cốt của nhà xuất bản Nam Đồng Thư Xã, là người bạn và đồng chí đảng trướng Nguyễn Thái Học và đồng thành lập VNQDĐ.

Thân thế:
Ông là người làng Đô Hoàng, xã Yên Thành, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định. Thân sinh ông là Hoàng Hồ, thi đỗ tú tài đời nhà Nguyễn, nổi tiếng chống Pháp. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động chính trị của ông sau này. Ngoài người cha ruột, ông còn làm con nuôi ông Phạm Bùi Cẩm ở phủ Lý Nhân, tỉnh Hà Nam.
Sinh ra trong một gia đình Nho học, nên Nhượng Tống được học chữ Hán ngay từ nhỏ, sau mới tự học thêm chữ Quốc ngữ và tiếng Pháp. Mặc dù học lực rất uyên bác, nhưng ông không có một văn bằng nào cả.
Quá trình hoạt động:
Năm 1921, báo Khai hóa ra đời, đã thấy ông có bài đăng trên báo ấy. Kể từ đó, ông lần lượt viết cho các báo: Nam thành, Thực nghiệp dân báo, Hồn cách mạng, Hà Nội tân văn...
Năm 1924, ông làm trợ bút cho tờ Thực nghiệp dân báo ở Hà Nội. Năm 1926 Ông cùng cụ Đồ Lê (thân sinh đại tướng Lê Trọng Tấn) tổ chức lễ truy điệu nhà chí sĩ Phan Chu Trinh tại đền thờ Hai Bà Trưng, có hàng vạn người tham dự.
Cuối năm 1926 hai anh em nhà giáo là Phạm Tuấn Lâm, Phạm Tuấn Tài thành lập Nam Đồng thư xã trên đường Ngũ Xã, nay là số 129 phố Trúc bạch (Hà Nội), chuyên dịch thuật và xuất bản các sách tuyên truyền chủ nghĩa ân tộc và yêu nước. Sau đó, Nhượng Tống đến tham gia, và trở thành một thành viên nòng cốt.
Thời gian ông viết và dịch hăng say nhất là khoảng thập niên 1940 với những truyện dịch cũng như tác phẩm khác.
Tháng 10 năm 1927, Nguyễn Thái Học tham gia Nam Đồng thư xã và thành lập chi bộ để tiến tới thành một đảng cách mạng. Song khác với Phạm Tuấn Tài, Phạm Tuấn Lâm, Nguyễn Thái Học... Nhượng Tống chủ trương "hòa bình cách mạng", tức không ủng hộ tư tưởng "bạo lực cách mạng", dùng "sắt và máu để giành lại độc lập dân tộc.
Ngày 25 tháng 12 năm 1927, Nhượng Tống cùng với các đồng chí thành lập Việt Nam Quốc dân Đảng tại làng Thể Giao, Hà Nội. Ông là ủy viên trong Trung ương Đảng bộ với vai trò trọng yếu trong việc biên soạn văn thư tuyên truyền và huấn luyện đảng viên, Chủ biên tờ Hồn Cách Mạng.
Năm 1929, theo kế hoạch của Nguyễn Thái Học, Nhượng Tống vào Huế gặp Phan Bội Châu, nhưng khi trở ra khi thì bị Pháp đón bắt. Hội đồng đề hình tuyên án ông 10 năm tù rồi đày ra Côn Đảo, biệt lập tại Hòn Cau, mãi đến năm 1936 mới được tha, (khi Mặt Trận Bình Dân Pháp lên nắm quyền) nhưng vẫn chịu sự quản thúc tại quê nhà.
Khi ông đang ở nhà lao Côn Đảo, thì các đồng chí của ông tổ chức cuộc Khởi Nghĩa Yên Bái (10/2/1930), nhưng bị thực dân Pháp đàn áp và khủng bố.
Năm 1947, hết thời gian bị quản thúc, Nhượng Tống trở lại Hà Nội (1947), rồi cùng với một số đồng chí tái tổ chức lại hoạt động của Việt Nam Quốc dân Đảng tại một số vùng do quân Pháp kiểm soát.
Ngày 17 tháng 2 năm 1947, Việt Nam Quốc dân đảng tham gia Mặt trận Quốc gia Thống nhất Toàn quốc, chống lại chính quyền Việt Minh và ủng hộ giải pháp Bảo Đại, thành lập chính quyền Quốc gia Việt Nam. Ông làm cố vấn cho Tổng trấn Bắc phần Nghiêm Xuân Thiện. Nhưng rồi vì những mâu thuẫn trong giới chính khách Hà Nội, trong nội bộ Việt Nam Quốc dân Đảng ( Vũ Hồng Khánh cùng với HCM ký hiệp ước sơ bộ, công nhận ự hiện iện của Pháp trở lại Đông Dương- Việt Nam) , nên đầu năm 1949, ông lặng lẽ trở về hành nghề thầy thuốc Bắc tại 128 phố Chợ Hôm, Hà Nội.
Ngày 8 tháng 11 năm 1949, Nhượng Tống bị công an mật Việt Minh tên là Nguyễn Văn Kịch, người làng Mai Động, Quỳnh Lôi, ngoại thành Hà Nội ám sát tại Hà Nội.
Tác phẩm sáng tác
Hai Bà Trưng, đệ nhất anh thư (1926) (?)
Trưng Vương, Hà Nội: Nam Đồng thư xã, 1927
Đời trong ngục, Nhà xuất bản Văn hóa mới, 1935
Lan Hữu, Hà Nội: Nhà in Lê Cường, 1940, tiểu thuyết tình cảm lãng mạn, có tính tự truyện
Nguyễn Thái Học, Hà Nội, Tân Việt, 1945 (in lần 2: 1949, lần 3, 1956, lần 4: 1973 đêu do Tân Việt tại Sài Gòn; tái bản sau 1975: Nhà xuất bản Hội nhà văn và Công ty Nhã Nam, 2014) (hồi ký)
Tân Việt cách mệnh đảng, Việt Nam thư xã, 1945
Hỗ trợ thảo luận, tác giả xuất bản, Tân Việt tổng phát hành, 1945
Treo cổ Hoàng Diệu
Phất cờ nương tử
Hoa cành Nam, Sài Gòn: Khai Trí, 1964, tập hợp những bài viết của Nhượng Tống từ 1945 và bạn bè viết về ông sau khi ông mất
Tác phẩm dịch thuật
Trang tử, Nam Hoa kinh, Hà Nội: Tân Việt, 1945 (in lần 2: Sài Gòn: Tân Việt, 1962; tái bản sau 1975: Nhà xuất bản Văn học và Trung tâm Văn hóa Ngôn ngữ Đông Tây, 2001)
Khuất Nguyên, Ly tao, 1944 (in lại trong: Khuất Nguyên, Sở từ, Đào Duy Anh và Nguyễn Sĩ Lâm dịch, Hà Nội, Nhà xuất bản Văn học, 1974)
Thơ Đỗ Phủ, Hà Nội: Tân Việt, 1944 (tái bản sau 1975: Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin, 1996)
Sử ký Tư Mã Thiên, Hà Nội: Tân Việt, 1944 (in lần 2: Sài Gòn: Tân Việt, 1964)
Vương Thực Phủ, Mái Tây (Tây sương ký), Hà Nội: Tân Việt, 1944 (in lần 2: Sài Gòn: Tân Việt; in lần 3: Sài Gòn: Tân Việt, 1963; tái bản sau 1975: Nhà xuất bản Văn học, 1992; Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin, 1999)
Tào Tuyết Cần, Hồng lâu mộng, 1945
Lão tử, Đạo đức kinh, 1945
Khổng tử, Kinh Thư, Sài Gòn: Tân Việt, 1963 (tái bản sau 1975: Nhà xuất bản Văn học, 2002)
Văn dịch ký bút danh Mạc Bảo Thần:
Ngô Sĩ Liên, Đại Việt sử ký toàn thư, Hà Nội: Tân Việt, 1945 (tái bản: Sài Gòn: Tân Việt, 1964)
Nguyễn Trãi, Lam Sơn thực lục, Tân Việt, 1945 (in lần 2: Sài Gòn: Tân Việt, 1949; lần 3: Sài Gòn: Tân Việt, 1956).
Thơ Nhượng Tống:
Khóc Nguyễn Thái Học
Nhục mấy trùng cao, ách mấy trùng.
Thương đời không lẽ đứng mà trông.
Quyết quăng nghiên bút xoay gươm súng,
Ðâu chịu râu mày thẹn núi sông.
Người dẫu chết đi, lòng vẫn sống,
Việc dù hỏng nữa, tội là công.
Nhớ anh nhớ lúc khi lâm biệt;
Cười khóc canh khuya chén rượu nồng.
Cảnh nhà tù
Hàng vạn con người áo một màu
Khác nhau con số chẳng đều nhau
Xưa nay vẫn có câu bình đẳng...
Bình đẳng là đây lọ phải cầu!
Tắm!..
Vùng vẫy mình trong bể nước đầy,
Kỳ kỳ, cọ cọ, chẳng rời tay.
Ông Tây cứ bảo mình yêu nước!
Ứ! chẳng yêu sao lại cảnh thế này.
Nhận xét sơ lược:
Nhượng Tống đặc biệt yêu quý Đỗ Phủ, như ông tự nhận:
Tôi biết đọc thơ từ thuở nhỏ,
Trong thơ riêng thích thơ Đỗ Phủ.
Lại do ưu tư vì vận nước và hoạt động cách mạng gian truân, mang mối đồng cảm với Khuất Nguyên, Đỗ Phủ... nên ông dịch Ly tao, những vần thơ hiện thực của Đỗ... hết sức thành công, tái tạo được hồn thơ của nguyên tác.
Bàn về sự nghiệp văn chương của ông, nhà văn Vũ Ngọc Phan đã khen rằng: "Nhượng Tống có tâm hồn thi sĩ, nên quyển "Lan Hữu" gần như là một tiểu thuyết tả một thứ ái tình lý tưởng. Còn thơ ông có cái đặc sắc là bao giờ cũng già giặn và thiên về tình cảm rất nhiều...Ông quả là một nhà văn tài hoa, lãng mạn và rất sở trường về dịch thuật".