khktmd 2015
Thứ Bảy, 2 tháng 8, 2014
"Cái họa lâu đời của nước ta là giặc Tàu" được dõng dạc cất lên giữa Thành Hồ
Con có một tổ quốc:
Việt Nam, quê hương yêu quý ngàn đời.
Con hãnh diện, con vui sướng.
Con yêu non sông gấm vóc, con yêu lịch sử vẻ vang.
Con yêu đồng bào cần mẫn, con yêu chiến sĩ hào hùng.
Sông cuồn cuộn, máu chảy cuộn hơn.
Núi cao cao, xương chất cao hơn.
Đất tuy hẹp, nhưng chí lớn.
Nước tuy nhỏ, nhưng danh vang.
Con phục vụ hết tâm hồn,
Con trung thành hết nhiệt huyết.
Con bảo vệ bằng xương máu,
Con xây dựng bằng tim óc.
Vui niềm vui đồng bào,
Buồn nỗi buồn của dân tộc.
Một nước Việt Nam.
Một dân tộc Việt Nam,
Một tâm hồn Việt Nam.
Một văn hoá Việt Nam.
Một truyền thống Việt Nam.
Cách người Mỹ dạy học sinh tiểu học
Động lực đằng sau một cường quốc kinh tế là gì? Rốt cục họ đã có một nền giáo dục như thế nào? Sau đây là bài viết của một tác giả người Trung Quốc về nền giáo dục tiểu học Mỹ cộng với các câu chuyện để bạn đọc tiện so sánh hai nền giáo dục Mỹ – Trung Quốc. Học sinh Mỹ và học sinh Trung Quốc
Cách người Mỹ dạy học sinh tiểu học
Học sinh Mỹ và học sinh Trung Quốc
Mục tiêu giáo dục tiểu học Mỹ
Cho dù là người Hoa ở Mỹ, bạn cũng khó hiểu rõ được đâu là trình độ tri thức mà học sinh tiểu học ở Mỹ phải đạt đến, sau đây chỉ là một tiêu chuẩn sơ lược để tham khảo.
1. Tốt nghiệp mẫu giáo
Có thể nhận biết và phân biệt con số, có thể biểu đạt khái niệm toán học trừu tượng bằng những vật thể cụ thể như hòn sỏi, mẩu giấy, cái que…; nhận biết 26 chữ cái tiếng Anh, phân biệt nguyên âm và phụ âm; phân biệt được các ngành nghề khác nhau đại ý làm những gì, ví dụ như bác sĩ, giáo viên, người đưa thư, cảnh sát, cảnh sát phòng cháy chữa cháy… hiểu được quá trình diễn biến của cuộc đời sinh vật, bao gồm sinh, lão, bệnh, tử của con người, sâu biến thành bướm,…; học địa lý từ địa cầu, bản đồ; hiểu được rằng trên trái đất có rất nhiều cư dân, rất nhiều quốc gia và những màu da khác nhau, hiểu được rằng người cần ở trong nhà, trẻ em cần đến trường, người trưởng thành cần đi làm…
2. Lớp 1
Có thể đếm từ 1 đến 100, có thể đếm số có hai chữ số hoặc thế nào là bội số của 5, biết số lẻ và số chẵn, biết phép cộng trừ đơn giản; học cách quan sát, chia ngành phân loại đối với những sự vật và vật phẩm khác nhau; có thể lấy dẫn chứng về quá trình diễn biến của sự sống, hiểu được quan hệ sống tương trợ giữa động thực vật trong thiên nhiên; học sử dụng tranh ảnh để biểu đạt ý; hiểu tính tất yếu của việc mặc, ăn, ở và mái ấm gia đình; hiểu rõ quan hệ giữa các thành viên trong gia đình, giữa những người làng xóm.
3. Lớp 2
Biết đọc, viết số có ba chữ số, từ năm số tùy ý chọn, có thể đếm xuôi hoặc đếm ngược; vận dụng thành thạo phép cộng trừ đối với số có hai chữ số, biết dùng những đơn vị đo lường như inch (tấc Anh) hoặc centimet để đo độ dài, biết xem đồng hồ; đọc sách, duy trì đều đặn việc viết (nhận xét, bình luận) sau khi đọc sách, học cách viết tổng kết, hiểu và phân biệt được những hình thức văn học khác nhau như: thơ, tản văn, tiểu thuyết, truyện ký…, biết được sự khác nhau giữa tác phẩm hư cấu và tác phẩm phi hư cấu; bắt đầu học nghiên cứu độc lập về động vật, ví dụ như vấn đề sinh thái của côn trùng…
4. Lớp 3
Học được cách biến tư liệu thành biểu đồ; biết so sánh sự lớn nhỏ và cộng trừ trong phạm vi 100.000, thành thạo phép cộng, trừ, nhân, chia đối với số có ba chữ số; có thể lấy những tài liệu tại chỗ trong môi trường xung quanh, sưu tập, tổ chức tài liệu, hiểu được cách giữ gìn sức khỏe của con người, hiểu rõ quá trình diễn biến cuộc đời của những động vật nhỏ như: ếch, bướm, gà con, chuột bạch…; hiểu cách sử dụng tự điển; có thể hiểu tư tưởng của những tác phẩm và các nhà văn, họa sĩ mình yêu thích biểu đạt, hiểu được các tác phẩm văn học trong các bối cảnh văn hóa khác nhau.
5. Lớp 4
Dùng máy tính để tính toán những con số rất lớn, so sánh lớn nhỏ trong phạm vi 1.000.000, học số thập phân và phân số, vẽ biểu đồ; có thể giải thích sự khác nhau của khí hậu giữa các vùng đất trên thế giới nhờ bản đồ, hình ảnh, biểu đồ; thông qua việc đọc, hiểu thêm một bước về những thể loại văn học khác nhau, ví dụ như tác phẩm khoa học viễn tưởng, truyện ký,…
6. Lớp 5
Biết điền, đọc các loại bảng biểu, thành thạo các phép tính cộng, trừ, nhân, chia phân số; có thể vận dụng hệ thống thư viện và các tư liệu để tiến hành nghiên cứu; tiến hành so sánh và tổng hợp các loại tin tức thông qua việc viết bút ký; bắt đầu tự viết những bài văn dạng tả thật (phi hư cấu) và những đoản văn theo thể thức năm đoạn; học được cách viết chính thức, không chính thức và cách viết thư cho bạn bè; hiểu việc chia ngành phân loại những sách báo khác nhau, có thể nắm được nội dung chủ yếu của một cuốn sách, đồng thời tiến hành bình luận về cấu tứ, bối cảnh, cách xây dựng nhân vật, phương thức biểu đạt, nghệ thuật ngôn ngữ.
Giá trị cơ bản của văn hóa Mỹ
Có lẽ nhiều người trong chúng ta sẽ có cảm giác rằng, một học sinh học lớp 5, chuẩn bị tốt nghiệp tiểu học mà yêu cầu về năng lực toán học chỉ là biết cộng, trừ, nhân, chia, thì trình độ… thấp quá.
Một cô giáo mẫu giáo về hưu thấy học sinh tiểu học Mỹ suốt ngày “chỉ biết chơi” thì không khỏi ngạc nhiên và lo lắng cho cậu cháu Hoa kiều ở Mỹ của mình. Bà nói với mẹ của cậu bé: Nếu là ở Trung Quốc, áp lực của học sinh chuẩn bị tốt nghiệp tiểu học rất lớn, cả ngày phải cắm đầu vào làm bài tập… Nhưng cháu tôi thì sao? Mỗi ngày tan học về là đi đá bóng, chơi bóng bầu dục cùng lũ trẻ… thời gian cho việc làm bài, tập đàn ít như thế, làm mẹ thì phải chú ý!
Người mẹ nói, thành tích của cháu ở trường hầu như là điểm A, trừ đôi khi ngẫu nhiên sai sót, nhiều lần cháu đem về toàn điểm 100. Đối với học sinh tiểu học ở Mỹ thì như vậy là đủ rồi. Giáo dục tiểu học không phải là giáo dục tinh anh, cần tạo điều kiện phát triển toàn diện cho trẻ, chú trọng việc kết bạn, vận động và những hoạt động ngoại khóa.
Đương nhiên, người bà của cậu bé vẫn không bằng lòng, bà nói bài giảng của Mỹ quá nhẹ nhàng, bài tập quá đơn giản, thì chắc thi cử cũng rất dễ dàng. Bà nhấn mạnh, người Trung Quốc chúng tôi coi trọng các nền tảng cơ sở vững chắc. Kỳ thực, người Mỹ cũng coi trọng việc xây dựng nền tảng.
Chỉ có điều cái gọi là “cơ sở” của người Trung Quốc và người Mỹ khác nhau. Người Mỹ coi trọng nền tảng làm người, quan niệm này đã được bồi đắp từ nhỏ. Cơ sở mà học sinh ở Mỹ cần tạo dựng là ý thức tự tin, thành thực, lương thiện, công bằng, bao dung và độc lập tự chủ để làm người, cũng có nghĩa là, ngay từ nhỏ, họ đã học được giá trị cơ bản của văn hóa Mỹ, chứ không phải là tri thức để phục vụ giá trị cơ bản này.
Tuy nhiên, cũng phải nói thêm là có rất nhiều người Trung Quốc suy nghĩ như người bà kể trên, coi giáo dục trung tiểu học ở Mỹ là “hỏng bét”, mà nhiều nhất trong số đó không ai khác chính là những giáo viên trung tiểu học ở Trung Quốc. Cái mà họ đắc ý là những học sinh đứng đầu trong danh sách đoạt giải thưởng toán quốc tế hàng năm luôn là những học sinh Trung Quốc, giáo dục trung tiểu học ở Mỹ không thể so sánh được với Trung Quốc. Có lần, trên một tờ báo Trung văn ở Mỹ còn có một bài viết mang tên: “So về toán học, Mỹ chỉ có thể được coi là nước đang phát triển”.
Trong một cuộc họp của người Hoa, các bậc cha mẹ nhớ lại những câu chuyện thời trẻ của mình, một nữ sĩ đã thẳng thắn nói, tiêu chuẩn chọn chồng khi đó dường như đều phải là “học giỏi”, cũng có nghĩa là “thành tích tốt”, ngoại hình, tính tình, tu dưỡng đều là thứ yếu. Trong mắt của các nữ sinh chỉ có những người đứng đầu lớp mới là tốt, người đứng đầu toàn năm lại càng tốt.
Nhưng giờ đây, thế hệ sau của chúng ta thì sao? Nếu như bạn hỏi ai là bạn nam có thành tích học tập tốt nhất trong lớp thì con gái bạn ắt trở nên lúng túng, nhưng nếu hỏi, bạn nam nào giỏi thể thao nhất trường, thì con bạn sẽ rõ như lòng bàn tay vậy. Nếu bạn tâng bốc một cô gái xinh đẹp nào đó, bảo rằng cô sẽ lấy được một trạng nguyên, thì cô gái sẽ cho rằng không xứng đáng, thậm chí còn cảm thấy thua thiệt, “Cái gì, ai thèm cái đồ mọt sách đó?”.
Những người học giỏi nhất (nếu chỉ biết học tập, không có sở thích, sở trường nào khác) thường bị bạn bè cô lập. Để tránh mất đi tình bạn, để được biết đến nhiều hơn, được hoan nghênh nhiều hơn, không ít học sinh xuất sắc đã từ chối học các lớp chất lượng cao (lớp vinh dự), sợ mất đi những người bạn cũ từ lớp phổ thông, thậm chí có một số học sinh còn cố tình làm bài sai trong kỳ thi để hòa đồng với bạn bè. Trong mắt của bọn trẻ, bạn bè, tình bạn, niềm vui quan trọng hơn thành tích rất nhiều.
“Độ khó” trong bài tập của học sinh tiểu học Mỹ
Một người cha Trung Quốc đưa cậu con trai chín tuổi tới Mỹ, cho con vào học một ngôi trường ở Mỹ thì trong lòng lo lắng vô cùng, không hiểu đó là trường học kiểu gì! Trong lớp học sinh tự do tùy ý thảo luận, có thể cười ầm ĩ; giáo viên và học sinh thường xuyên cùng ngồi bệt trên mặt đất không phân biệt lớn bé; vào giờ học mà cứ như đang chơi trò chơi; Ba giờ chiều đã là tan học; lại không có sách giáo khoa thống nhất.
Ông đem cho giáo viên xem bài học tiểu học lớp 4 mà con ông đã học ở Trung Quốc, giáo viên nói với ông, cho tới lớp 6, con trai ông không phải học thêm môn toán nữa. Lúc đó, ông bắt đầu hối hận vì đem con đến Mỹ mà làm lỡ việc học của con. Ở Trung Quốc, cặp sách của học sinh nặng trịch những tri thức, còn nhìn con mình bây giờ, mỗi ngày mang cái cặp nhẹ tênh đến trường, đi học như đi chơi. Một học kỳ nháy mắt đã hết, ông không khỏi nghĩ ngợi, hỏi con, ấn tượng sâu sắc nhất khi đến Mỹ học là gì? Cậu bé đáp: “Tự do”.
Lại một bận, cứ tan học, đứa trẻ lại chạy tới thư viện rồi mang một lô sách về nhà, thế mà chưa tới hai ngày đã trả. Ông lại hỏi, mượn sách nhiều như thế để làm gì? Con trai đáp: “Làm bài tập”. Sau đó, ông nhìn thấy tên bài tập mà cậu bé đang làm trên máy vi tính “Hôm qua và hôm nay của Trung Quốc”, ông kinh ngạc suýt ngã, đây là chủ đề môn học gì vậy? Thử hỏi vị nào đang làm tiến sĩ dám “ôm” đề tài lớn như thế?
Ông chất vấn con trai, đây là chủ ý của ai, cậu bé hồn nhiên đáp: “Thầy giáo nói, Mỹ là một nước di dân, mỗi học sinh đều cần viết một bài về đất nước mà tổ tiên mình đã sinh sống, còn phải phân tích sự khác biệt so với nước Mỹ dựa trên địa lý, lịch sử, nhân văn, đồng thời phải đưa ra quan điểm và cách nhìn của mình”. Người cha im lặng.
Mấy ngày sau, ông thấy bài tập của con trai đã xong, một tập gồm hơn 20 trang giấy, từ Hoàng Hà chín khúc đến văn tự tượng hình; từ con đường tơ lụa tới lá cờ ngũ tinh… Cả bài văn được viết với một khí thế hào hùng, có lý lẽ, có căn cứ, phân chương phân tiết, đặc biệt là một danh sách thư mục tham khảo ở phần cuối khiến người cha không khỏi bàng hoàng, cái cách thức của một luận văn tiến sĩ này, ngoài ba mươi tuổi ông mới học được.
Đến khi sắp kết thúc học kỳ lớp 6 của con, ông lại được một phen cứng lưỡi, giáo viên đưa ra một loạt câu hỏi liên quan đến “Chiến tranh thế giới thứ hai”, nghe như một kỳ huấn luyện trước khi ứng cử của một thượng nghị sĩ tương lai:
“Bạn cho rằng ai nên chịu trách nhiệm đối với cuộc chiến tranh này?”
“Theo bạn, nguyên nhân thất bại của đảng Nazi (Đức) là gì?”
“Nếu bạn là cố vấn cao cấp của tổng thống Truman1, bạn sẽ tỏ thái độ gì đối với việc Mỹ ném bom nguyên tử?”
“Bạn có cho rằng, biện pháp tốt nhất để kết thúc chiến tranh khi đó chỉ là ném bom nguyên tử?”
“Theo bạn, cách tốt nhất đế tránh chiến tranh ngày nay là gì?”
Lịch sử nước Mỹ mới chỉ có vỏn vẹn 200 năm, nhưng đã đủ sức mở cánh cửa trí tuệ của các em học sinh.
Sự khác biệt giữa công nhân và ông chủ
Người cha này vẫn nhớ rằng khi con trai ông tốt nghiệp tiểu học, cậu bé đã có thể sử dụng thành thạo hệ thống máy vi tính và vi phim của thư viện để tra cứu tư liệu và hình ảnh. Có lần, hai bố con tranh luận về tập tính săn mồi của sư tử và báo, ngày hôm sau, cậu con trai mượn từ thư viện tập phim về động vật của Hội Địa lý quốc gia Hoa Kỳ, hai cha con vừa xem vừa thảo luận. Học sinh tiểu học của Mỹ lúc này đã học được phương pháp tìm đáp án ở đâu mỗi khi có nghi vấn. Ngoài thư viện, học sinh trung tiểu học ở Mỹ cũng tìm tài liệu trên các trang web liên quan khi làm bài tập và một số báo cáo nghiên cứu.
Lưu học sinh Trung Quốc tới Mỹ làm tiến sĩ, từ lúc vào học tới lúc tốt nghiệp, giành được học vị tiến sĩ cần năm năm. Trong viện nghiên cứu sinh, rất nhiều người có cảm giác rằng người Mỹ thường không phải là đối thủ của lưu học sinh Trung Quốc trong chuyện thi lấy học bổng, nhưng cứ đụng tới lĩnh vực thực tiễn, làm một vài vấn đề có tính nghiên cứu, thì người Trung Quốc không thể linh hoạt được bằng người Mỹ, không có tính sáng tạo dồi dào như họ.
Tới khi cầm được bằng tiến sĩ để đi tìm việc, viết sơ yếu lý lịch, họ lại lạc hậu một bước lớn, không biết tự quảng bá cho bản thân mình. Không thể “viết về bản thân mình” không phải vì họ không biết, mà là vì không có đủ bản lĩnh để thể hiện cái “tôi” của mình.
Đương nhiên, điều này có liên quan tới sự bất đồng giữa giáo dục và toàn bộ hệ thống giáo dục cơ sở. Người Trung Quốc chỉ quen phát huy bản lĩnh trong một khung quy định nào đó, một khi không còn quy định, mất đi sự chỉ đạo, không nhìn thấy hệ thống quy chiếu vốn có nữa, thì với người Mỹ là giành được tự do, còn với người Trung Quốc, có lẽ chỉ còn lại cảm giác mất phương hướng, khủng hoảng, trống rỗng, không biết dựa vào đâu.
Khi đã công tác được năm năm, mười năm, thực tế ấy lại càng rõ ràng hơn. Người Trung Quốc thường chỉ có thể làm kỹ thuật, cùng lắm là lên quản lý một bộ phận kỹ thuật nào đó, dường như không mấy ai làm được giám đốc công ty lớn. Người Trung Quốc không phục những ông chủ không giỏi về kỹ thuật và thường băn khoăn: bản lĩnh của họ rốt cục nằm ở đâu?
Bản lĩnh đó là: hiểu được sở trường của từng thành viên trong công ty, giúp họ phát huy tận lực sở trường của mình, nhân viên và công ty cùng hợp tác, nâng cao giá trị của công ty mình trong mắt nhà đầu tư và khách hàng, không ngừng thu hút thêm vốn đầu tư và tăng thêm đầu ra cho sản phẩm… Hiển nhiên, đây là tác phẩm của một ông chủ, chứ không phải của một công nhân.
Đại Học Tự Trị -- Huy Đức
Qui Chế "Tự Trị Đại Học" có từ trước khi các "đỉnh cao" vào giải phóng miền Nam Việt Nam ngày 30/4/75 . Trường tui, đại học kỹ thuật tư lập đầu tiên tại Saigon, được điều hành dưới qui chế tự trị đại học của "chế độ Saigon" đó mấy cha nội! "Mấy BỐ" đã khai tử nó ba mươi chín năm trước. Bây giờ "mấy CHA" loay hoay bàn chuyện đời xưa !
Một liên danh ứng cử Thượng Viện dưới "chế độ Saigon" dám táo tợn đòi hỏi như thế đấy! Bây giờ lở cho phép tự trị đại học thì biết đâu ngày nào.....Ai biết được? |
Cựu Phó chủ nhiệm ủy ban Văn hóa Giáo dục Quốc hội, GS Nguyễn Minh Thuyết, nói: "Khái niệm Autonomy university dịch đúng là đại học tự trị nhưng 'ta' sợ 'tự trị' nên dịch trại ra là tự chủ. Ông Thuyết cũng như các diễn giả khác, kể cả cựu Vụ trưởng vụ Đại học Lâm Quang Thiệp, cũng cho rằng "không tự trị thì không thành đại học".
Tiến sỹ Bùi Trân Phượng, đại học Hoa Sen, cũng cùng quan điểm này tuy cách nói của bà là: "Dân chủ làm nên đại học". Theo bà, đây là con đường để sinh viên Việt Nam được học trong một môi trường bình đẳng với sinh viên thế giới.
Buổi sáng, khi phát biểu trong phiên khai mạc, Thứ trưởng Giáo dục Bùi Văn Ga cho rằng, để đại học có thể tự chủ các hiệu trưởng cũng phải giành lấy quyền tự chủ đã được ghi trong Luật. Tuy nhiên, cả GS Nguyễn Minh Thuyết và TS Vũ Thị Phương Anh đều viện dẫn chính Luật Giáo dục đại học Việt Nam để cho thấy các hiệu trưởng vô phương tự chủ vì chính sách vừa mở ra một, đã ngay lập tức, trói lại hai ba.
Sau phát biểu của GS Bùi Văn Ga, Bộ trưởng Khoa học Công nghệ Nguyễn Quân đã chân thành đến bất ngờ khi nói rằng: "Đại học không thể tự chủ được đâu khi vẫn còn bộ chủ quản (với trường công), khi Bộ Giáo dục vẫn buộc các trường phải thi tuyển chung, phải chung mẫu vẫn bằng, chung mô hình, vẫn giành quyền phong hàm giáo sư... và khi, việc phân loại các trường đại học vẫn do Thủ tướng.
Có vài ý kiến muốn, chỉ cho những trường có đủ năng lực tự chủ trước trong khi những ý kiến khác - trong đó có GS Nguyễn Minh Thuyết - cho rằng, mọi trường đều có quyền ngang nhau và hãy để thị trường thử thách và phân loại.
Trước đó, GS Trần Ngọc Anh đã bảo vệ quan điểm kinh tế thị trường tự do của mình bằng cách dẫn lời Adam Smith: Anh hàng thịt bán miếng thịt rẻ cho mình không phải vì lòng tốt mà vì lòng ích kỷ mà hạ giá để cạnh tranh với các hàng thịt khác. Theo GS Trần Ngọc Anh (trong một tham luận chung với GS Đỗ Quốc Anh Quoc-Anh Do) thì chỉ có môi trường cạnh tranh mới tạo ra các sản phẩm giáo dục đại học chất lượng tốt.
Cũng đừng sợ các trường đại học mọc ra như nấm. Theo TS Giáp Văn Dương, hàng năm mới có khoảng 26% sinh viên tốt nghiệp phổ thông được tuyển vào đại học.
Nhiều ý kiến đề cao tính cao cả của việc đào tạo con người nên không tán thành lắm với GS Lâm Quang Thiệp khi ông cho rằng đại học có thể hoạt động theo mô hình doanh nghiệp.
Nhưng không thể phủ nhận, đại học cũng phải được vận hành như một "business". Không hiệu quả thì không thể cống hiến cho ai. Có những đại học được mở ra vì lợi nhuận nhưng cũng có đại học hoàn toàn phi lợi nhuận (được miễn thuế nhưng các cổ đông không chia lãi). Về mức độ phục vụ công chúng chưa chắc đại học có lợi nhuận đã đóng góp ít hơn đại học phi lợi nhuận.
Hội thảo diễn ra trong hai ngày, 31-7 và 1-8, - do nhóm Đối thoại Giáo dục và Tổng lãnh sự quán Mỹ tại Sài Gòn tổ chức - tập hợp hàng trăm trí thức tinh hoa người Việt ở trong nước và đang công tác tại nhiều trường đại học hàng đầu trên thế giới.
Cho dù tự bỏ tiền túi bay từ Úc, Mỹ, Pháp... về, mỗi "giáo sư, tiến sỹ" cũng chỉ có 15 phút để tham luận. Trước các "cây đa, cây đề" như Ngô Bảo Châu (Chau Ngo), Giáp Văn Dương (Giap Van Duong), Vũ Thị Phương Anh (Vu Thi Phuong Anh)... cả người của nhóm Đối thoại Giáo dục, Nguyễn Phương Văn (Anh Xu Beo) và người của Tổng lãnh sự quán Hoa Kỳ, Quách Thị Mỹ Ngọc, đều rất quân phiệt về mặt thời gian.
Trước Hội thảo, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tiếp GS Ngô Bảo Châu và các cộng sự của ông. Bộ trưởng Nguyễn Quân dự nghe buổi sáng, thứ trưởng Bùi Văn Ga ngồi nghe tới hết ngày. Thông tin ngồn ngộn, có nhiều ý tưởng vô cùng hữu ích. Phát biểu của các vị cho thấy, từ lâu Chính phủ và Hội đồng Quốc gia Giáo dục đã biết những điều đang được thảo luận trong Hội thảo này.
Nhưng làm sao Chính phủ có thể "cải cách thể chế" khi vẫn để quyền cấp giấy phép trong tay những người vẽ ra giấy phép (chưa tách hành pháp chính trị với hành chính công vụ). (Không kể các lý do chính trị) Làm sao Bộ Giáo dục có thể trao quyền tự trị cho đại học một khi họ đang hưởng lợi nhờ có quyền thò tay vào công việc thường vụ của các nhà trường đại học
Quýt-Ken tám linh tinh
CÁI CÔNG CỤ PHẦN CỨNG CỦA ANH YẾU LẮM RỒI !!!
-Cô ơi ! Mua hàng về, sau khi lắp đặt, tôi thấy hình như phần mềm của cô không tương thích với cấu hình phần cứng của tôi. Khi vừa đặt phần mềm của cô vào ổ cứng của tôi thì có sự cố xảy ra, đó là bộ xử lý trung ưong của tôi đột nhiên yếu hẳn đi rồi tắt lịm luôn ! tôi đoán nghĩ là trong phần mềm của cô đã có sẵn mầm bệnh nội trú âm thầm rồi ?
- Ấy chết, anh đừng nói thế. Phần mềm của em tốt lắm anh ơi ! Em đã kiểm tra kỹ, bảo đảm sạch sẽ. Ai dùng qua cũng sẽ hài lòng.
- Không đâu cô à ! Thật sự là có vấn đề
- Thế thì khi cài đặt, anh đã kích hoạt đúng mức chưa ? Anh có điều chỉnh cổng vào cho cân đối không ?
- Có chứ ! Tôi đã làm theo trình tự bài bản như mọi người vẫn làm đó mà !
Thôi thì tôi đưa cho cô xem cái ổ cứng của tôi cho cô xem nhá ?
-Ông khách liền đưa cái phần cứng của ông ta cho cô bán hàng, để nhờ cô đặt lại vào phần mềm của cô ta vô thử. Cô hàng loay hoay thử một lúc, cầm cái ổ cứng của ông khách lên và nói ;
- Em thấy cái công cụ phần cứng của anh nó cũ và yếu lắm rồi ! Thế hệ phần cứng của anh cũ như thế này thì làm sao xử lý nổi thế hệ phần mềm đời mới của chúng em.? Anh có muốn xử dụng công cụ tăng kích để tăng lực không ? Hàng đặc biệt Trung Quốc mới về không anh ?
- Thế có tăng kích tốt không ? Nó có thể phục hồi và tăng cường chức năng cho công cụ của tôi à ?
- Có chứ anh ! Nó gíup tái hồi bộ vi xử lý, tăng kích thước bộ mạch chính, còn làm tăng tốc xung nhịp của anh nữa.
- Được rồi , cô cho tôi cái ấy ngay đi !
- Vâng, xin anh đặt phần cứng của anh lên đây ngay, để em truyền vào nhá ! Tiếc rằng băng thông của em quá hẹp nên anh chịu khó dẩn truyền chậm từng tí một. Đừng tham mà tiếp thu nhanh, kẻo chúng em nghẽn cả mạch.
Anh xem còn bao nhiêu khách còn chờ chúng em đây này !
Thứ Sáu, 1 tháng 8, 2014
Bill Clinton nhận xét về những hành động hiếp đáp của Tàu cộng đối với chính quyền đương đại tại Việt Nam
Clinton spoke Friday in the southern Chinese city of Guangzhou at a conference hosted by Pacific Construction Group, a private Chinese infrastructure builder that ranked this year as No. 166 on Fortune’s Global 500 list. (Fortune wrote about Pacific in its last issue.)
“If China and Japan are arguing over a couple of islands, the rest of the world can watch because we feel you’re arguing on more or less even terms,” Clinton said as a part of a Q&A with Pacific’s founder Yan Jiehe, after a question about the disputed Diaoyu/Senkaku Islands in the South China Sea.
“But it’s not necessarily the same for who has access to resources in the south and east China sea and where territorial boundaries should be marked.”
In response to a question about China’s rising world influence, Clinton focused on the South China Sea, where the country recently removed an oil rig from waters claimed by Vietnam only after anti-China riots in Ho Chi Minh city killed 2 Chinese nationals.
The problem, Clinton said, is China’s insistence on negotiating alone with smaller countries because it can use its size to intimidate smaller countries like Vietnam and the Philippines if other international voices aren’t at the table.
“The Chinese position is that it should resolve this bilaterally with other countries it disagrees with—and every one of them is much smaller,” he said. “Our position in the U.S. has been, `We don’t care what resolution is, but there should be a resolution … so that Vietnam, the Philippines, and other smaller countries aren’t overwhelmed by the size differential between themselves and China.’”
Source: Bill Clinton on China’s Xi Jinping, Disputes in South China Sea http://fortune.com/2014/07/25/bill-clinton-on-chinas-xi-jinping-disputes-in-south-china-sea/
Thứ Năm, 31 tháng 7, 2014
Đặc sản khó quên đất Cần Thơ
Sài Gòn là đô thị sầm uất nhất Việt Nam thì Cần Thơ là hòn ngọc sáng miền Tây . Cần Thơ gạo trắng nước trong, miền sông nước mênh mang có biết bao đặc sản ngon đang chờ bạn khám phá.
1. Nem nướng Cái Răng
Mỗi vùng đất tạo cho món ăn của mình một sắc màu hương vị riêng. Nem nướng vùng nào cũng có nhưng nem nướng vùng Cái Răng vẫn luôn là đặc sản đáng tự hào của người Cần Thơ mà bất kỳ thực khách nào cũng muốn tìm ăn cho hả hê. Nem nướng Cái Răng làm từ thịt heo tươi quết dẻo, vo tròn, nướng trên than hồng. Viên nem vàng óng, mướt mát cuốn kèm bánh tráng, rau thơm, chuối chát, khế chua, dưa leo lại càng thấm vị thơm ngon. Nem chấm với tương xay thơm ngọt, thêm chút đậu phộng bùi béo tạo hương vị mê mẩn, khó quên.
2. Bánh tét lá cẩm
Bánh tét lá cẩm có màu tím nõn nà đẹp mắt, là thứ bánh tét sáng tạo của riêng đất Cần thơ. Lá cẩm nấu lấy nước xào nếp với cốt dừa tạo lớp vỏ ngậy thơm cho bánh tét, phần nhân bên trong làm từ thịt, trứng vịt muối thay thịt heo như thông thường. Bánh tét có vị ngọt thơm của gạo nếp, cốt dừa, vị mằn mặn của trứng muối, béo bùi của đậu xanh, thêm màu tím ngon mắt của lá cẩm mang tới hương vị quyến rũ chẳng nơi nào sánh được.
3. Hủ tiếu khô Sa Đéc
Trái với hủ tiếu nước thông thường, hủ tiếu Sa Đéc ở Cần Thơ được bày trong đĩa, ăn khô. Những cọng hủ tiếu tươi to, trắng ngà bày lên đĩa, bên trên là tim, gan, thịt heo thái. Thêm chút hẹ, xà lách tươi xắt nhuyễn và hành phi càng tăng sự hấp dẫn cho món ăn. Điểm nhấn đáng chú ý nhất là nước sốt màu vàng đậm rưới trên cùng đĩa hủ tiếu. Đó là bí quyết làm nên vị khác lạ, ngon lành khi ăn. Để người ăn không cảm thấy khô, đĩa hủ tiếu được phục vụ kèm chén nước dùng nếu khách thích.
4. Chuối nếp nướng
Nếu ở Sài Gòn, trái chuối nếp thon dài, Mỹ Tho thì trái to bự ăn một quả là căng bụng, còn ở Cần Thơ, trái chuối nướng be bé, xinh xinh, không thon dài mà cũng không mập. Chuối nếp nướng ngon là những trái có màu nâu giòn của lớp nếp ngoài, màu trắng mềm của lớp nếp trong, màu vàng vừa chín tới của trái chuối không hề nhũn. Không sơn hào hải vị, chỉ là thú ăn chơi, nhưng ăn một lần là ghiền luôn món chuối nướng thơm thảo mùi ruộng đồng dân dã.
5. Bánh tằm bì
Ai đã lớn lên ở vùng sông nước Cửu Long mà chưa từng thưởng thức qua món Bánh Tầm thật quả thiếu sót lớn. Hương vị bánh tầm bì ở Cần Thơ rất đặc biệt: bánh được hấp trong cái xững trên bếp than, nên luôn nóng hổi. Những sợi bì óng ánh tươm mỡ, thơm ngon. Còn nước mắm thì vàng sóng sánh, trong vắt. Cái vị béo của nước cốt dừa luôn hoà quyện vào những sợi bánh tầm trắng phau đi cùng rau, giá, dưa chua. Cho dù đi nơi đâu, hay là người Cần Thơ xa quê hương sẽ luôn nhớ về hương vị ấy.
6. Lẩu mắm
Sẽ là một thiếu sót nếu đến miệt vườn sông nước Cần Thơ mà quên thưởng thức món ăn đặc trưng nơi đây - món lẩu mắm. Mắm là hương vị chính của nồi lẩu, nhưng nguyên liệu nấu lẩu mắm không thể thiếu thịt cá tươi hay vị cay của sả, ớt, tỏi băm nhỏ cùng các loại rau miệt vườn như bông súng, kèo nèo, bắp chuối, cải xanh…. Vị ngọt đậm đà từ thịt của các loại cá tươi, vị cay cay dậy lên mùi thơm của sả, của ớt, của tỏi quyện cùng mùi thơm đặc trưng của mắm, thực khách sẽ chẳng thể nào quên món ăn dân dã của vùng đất phương nam này.
7. Ốc nướng tiêu
Ốc được luộc sơ cho rồi bỏ lên lửa than nướng, vừa nướng vừa bỏ nước mắm đã làm sẵn gia vị như tiêu, tỏi, bột ngọt… khi thấy nước bên trong con ốc sôi lên, hơi cạn xuống thì cho vào đĩa lót rau răm thơm phức. Ốc nướng như vậy rất vừa ăn, hơi cay, vừa ngọt mặn, vừa giòn, ăn thịt rồi mà húp nước ốc cũng rất tuyệt. Hoặc ốc được nướng tươi sống trong lúc nướng cho nước mắm, lại có vị chua cay gia vị vào, nướng cho đến khi hơi khét vỏ thì mùi thơm của nó càng hấp dẫn hơn, khi ăn rất giòn.
8. Bánh cống
Bánh cống là thứ bánh dân dã, đã rẻ lại ngon, ai đã ăn một lần không dễ quên. Người Cần Thơ xem bánh cống là thứ quà vặt nên chỉ để ăn vào buổi chiều hay tối, từ khoảng bốn năm giờ trở đi.Bánh cống (bánh cóng) có hình ống thấp, hoặc tròn hơi phồng. Bánh chiên giòn bên ngoài, bên trong mềm xốp; được ăn cùng các loại rau sống và nước mắm chua cay. Bánh cống ăn với nước mắm chua ngọt và các loại rau diếp cá, đọt xoài, cải đắng, xà lách, húng quế…
Thứ Tư, 30 tháng 7, 2014
GIÀ ĐẦU VẪN CÒN CHƠI DẠI !!!
North Texas Man Suspected of Mailing Hoax Letters: Feds
Hundreds of envelopes contained white powder, officials said
NBC Fort Worth NEWS
A North Texas man who once told police the federal government was "beaming radar" into him was arrested Monday after federal prosecutors say he sent hundreds of envelopes containing white powder to schools, U.S. embassies and businesses over the years.
Hong Minh Truong, 66, of Rowlett, was arrested Monday by special agents with the Federal Bureau of Investigation and investigators for the U.S. Postal Inspection Service.
Truong is charged in a federal criminal complaint with false information and hoaxes, and a U.S. magistrate ordered Monday afternoon that he remain in federal custody.
He is suspected of mailing more than 500 hoax letters from North Texas to cities across the U.S., including to preschools and elementary schools, and to U.S. embassies around the world, beginning in December 2008, the United States Attorney's office said.
The letters were also mailed to numerous hotels and prominent business offices in the New York area in the days leading up to Super Bowl XLVIII in northern New Jersey, NBC News has learned.
Investigators said the language used in the letters as well as the method of sending the letters led them to believe one person was responsible for sending them all.
One such letter, allegedly sent from North Texas in May 2012, included the following statement:
"Al Qaeda back! Special thing for you What the hell where are you Scooby Doo, Counter Intelligence, CIA, you do not know how to catch the triple dealer spy in your law enforcement. What the hell where are you Scooby Doo, Internal Affairs, FBI, you don't know how to arrest the bad cop in your law enforcement. You all flaming idiot, ignorant and arrogant, know nothing! How to protect this country! U.S.A We are Al Qaeda, U.B.L FBI, Al Qaeda, SS Nazi FBI, working in your agency. We claim everything."
In 2002, Truong told Dallas police he heard "voices" that the federal government was "beaming radar into his body," according to the complaint against him.
Federal prosecutors have 30 days to present the case to a grand jury for possible indictment.
Neighbors Shocked to Learn of Alleged Acts
Peggy Bratton, who lives nearby, said Truong was quiet and mostly kept to himself.
"He's just a real quiet man," Bratton said. "He always waves. He works out in his yard."
Bratton was shocked to learn investigators believe Truong was writing hoax letters from his Rowlett home.
"That's scary!" Bratton said. "You know, I know that it wasn't real, but still, to do something like that to people and scare people like that, you know, that's crazy."
Người Hà Nội ăn thịt mèo !!!!
Vietnam's taste for cat leaves pets in peril -- Cat Barton
Hanoi (AFP) - The enduring popularity of "little tiger" as a snack to accompany a beer in Vietnam means that cat owners live in constant fear of animal snatchers, despite an official ban.
At an unassuming restaurant next to a carwash in central Hanoi, a cat is prepared for hungry clients: drowned, shaved and burned to remove all fur before being cut up and fried with garlic.
"A lot of people eat cat meat. It's a novelty. They want to try it," said the establishment's manager To Van Dung, 35.
Vietnam has forbidden the consumption of cats in an effort to encourage their ownership and keep the capital's rat population under control.
But there are still dozens of restaurants serving cat in Hanoi and it is rare to see felines roaming the streets -- most pet-owners keep them indoors or tied up out of fear of cat thieves.
Such is the demand from restaurants that cats are sometimes smuggled across the border from Thailand and Laos.
Dung said that he had never had problems with the law. He buys his cats from local breeders but also so-called cat traders, with few checks on their sourcing.
"Little tiger" is typically enjoyed at the start of each lunar month, unlike dog meat which is eaten at the end.
On a busy day, the restaurant can serve around 100 clients.
"I know in the United States and Britain they don't eat cat. But here we do," Nguyen Dinh Tue, 44, said as he chewed on a piece of fried cat meat.
"I don't kill the cat! But this place sells it so I like to eat it," he added.
Vietnam's penchant for eating animals that are considered pets in many other countries came about largely as a result of circumstance, said Hoang Ngoc Bau, one of Hanoi's few trained vets.
"The country was once very poor, and we had a long war. We ate everything we could to stay alive," he told AFP. "Insects, dogs, cats, even rats... It became a habit."
Bau decided to become a vet after his pet dog saved him from a poisonous snake when he was a child. "From that time, I had a debt to dogs," the 63-year-old said.
Dramatic changes to society and cultural attitudes in the once tightly-controlled communist country in recent decades mean that a growing number of Vietnamese now share his love of animals.
But old eating habits die hard and pet owners have a battle on their hands to protect their furry companions from the dinner pot.
"No one is breeding dogs and cats for slaughter. So nearly all the animals in restaurants are trapped and stolen," Bau said.
"For me and other pet lovers in Vietnam, they're our best friend," added the vet.
Yet some people manage to reconcile society's dual affection for cats.
Le Ngoc Thien, the chef at one Hanoi cat meat restaurant, keeps a cat as a pet -- but when it is big enough he will cook it and get a new kitten to repeat the cycle.
"When my cats become old we kill them because according to our tradition when a cat gets old we need to change it and get a younger one," he said.
"When I first started working here, I was surprised so many people ate cat. But now, fine, they like it," he said, adding that demand appeared to be increasing each year.
"Eating cat meat is better than eating dog as the meat is more sweet, more tender than a dog," Thien said.
A cat sells for between $50 and $70 depending on how large it is and how it is prepared.
Many pet owners get fed up of the risks of letting their cats go outside.
Phuong Thanh Thuy owns a Hanoi restaurant and has cats to keep rats in check, but she has had to replace them regularly.
"My family is sad because we spend a lot of time and energy raising our cats. When we lose a cat we feel pain," she said as a newly purchased batch of kittens played at her feet.
Liệt dương -- Bs Hồ Ngọc Minh
Liệt dương (Erectile Dysfunction) ảnh hưởng đến hơn 30 triệu người đàn ông ở Mỹ và con số ngày càng tăng cao theo tuổi tác. Tuy nhiên hiện nay, trẻ tuổi cũng bị các triệu chứng liệt dương do nghiện rượu, ma túy, stress áp lực của đời sống. Mới đây, tháng 7/2014, một nghiên cứu từ trường đại học University of Southern California cho biết các quân nhân Mỹ hiện dịch, trong độ tuổi từ 21 đến 40 có khả năng bị liệt dương tăng gấp 3 lần so với đàn ông dân sự cùng độ tuổi.
Liệt dương không phải là chuyện riêng của quý ông, mà là chuyện cần biết của quý vị phụ nữ vì đó là “chuyện của chúng ta”.
Để đạt được tình trạng cương cứng đủ về chất lượng và thời lượng, khởi đầu là sự hứng thú kiểm soát bởi não bộ, hệ thần kinh trung ương. Những hứng thú nầy chịu ảnh hưởng bởi hormone nam testosterone và một số tín hiệu thần kinh khác kích hoạt trong não bộ, phản ứng theo năm giác quan chính của con người. Những tín hiệu từ “trung ương” sẽ được tuyền đến “địa phương” làm tăng lượng máu dồn vào bên trong những khoang trống đại khái như những ngăn chứa máu nho nhỏ bao quanh bao quanh “vật thể”, đồng thời đóng cửa ngăn chặn lượng máu tĩnh mạch không thoát ra ngoài, vì thế thể tích của “vật thể” sẽ căng phồng lên. Để có sự cương cứng toàn vẹn, các yếu tố như: hệ thần kinh và hệ thống mạch máu “trong vùng” phải hoạt động bình thường, không bị tắt nghẽn.
Các lý do đưa đến liệt dương bao gồm hai diện chính:
Thứ nhất là các lý do về thể lý như bệnh tim mạch, hội chứng “mỡ, đường, máu” với hệ thống mạch máu bị nghẽn, không đưa máu đến tận “điểm hẹn”. Bệnh tiểu đường và một số bệnh liên hệ đến hệ thần kinh như Parkinson’s disease, multiple sclerosis, chấn thương cột sống, sau khi mổ xẻ ung thư nhiếp hộ tuyến (prostate cancer) khiến cho hệ thần kinh “địa phương” không hoạt động được. Cuối cùng là thiếu lượng hormone nam testosterone.
Nhóm lý do thứ nhì bao gồm các lý do về tâm lý như stress, sầu muộn và các bệnh thần kinh đi đôi với các phản ứng phụ của thuốc như fluoxetine (Prozac), sertraline (Zoloft), paroxetine (Paxil), citalopram (Celexa), và escitalopram (Lexapro). Ngoài ra không kém phần quan trọng, phải kể đến là, thiếu sự cảm thông trong đời sống vợ chồng.
Để định bệnh, bác sĩ sẽ duyệt qua những dấu hiệu lâm sàng, tiền sử bệnh lý. Bệnh nhân sẽ được khám sức khỏe với chú trọng ở cơ quan sinh dục của phái nam. Một số thử máu để đo lượng hormone nam cũng như để loại trừ khả năng các bệnh tiểu đường và tim mạch. Siêu âm ultrasound có thể dùng để xem có sự nghẽn máu đến vùng cơ quan sinh dục hay không. Một số bệnh nhân vẫn có khả năng cương cứng trong khi ngủ nhưng khi thức dậy thì không nhớ, cho nên, bác sĩ có thể dán một vòng giấy chung quanh dương vật, nếu khi thức dậy vòng giấy bị rách, có nghĩa là bệnh nhân bị liệt dương vì lý do stress nhiều hơn. Bệnh nhân có thể cho tham khảo với các bác sĩ tâm thần để biết có bị bệnh phiền muộn và được cứu chữa.
Sau khi định bệnh bằng cách duyệt qua các triệu chứng và thử nghiệm nêu trên, bác sĩ sẽ bắt đầu chữa trị tùy theo tình trạng. Trước hết nếu do phản ứng phụ của thuốc men thì các loại thuốc khác sẽ được thay thế. Các lý do tâm lý cần phải giả quyết trước khi hoặc song song với việc chữa trị bằng thuốc men. Nếu lý do vì thiếu hormone nam testosterone, hormone nầy có thể được bổ sung bằng thuốc chích, thuốc thoa, hay thuốc dán. Kế đến, bác sĩ có thể kê toa một trong các loại thuốc như sildenafil (Viagra), vardenafil (Levitra), tadalafil (Cialis), and avanafil (Stendra) làm giản nở hệ thống máu và tăng lượng máu đi vào “cơ phận”.
Trong trường hợp nặng hơn, bệnh nhân có thể cho chích những loại thuốc có chất prostaglangins vào bên dưới gốc của dương vật trước khi gần gũi. Các loại thuốc nầy cũng làm cho cương cứng được kéo dài. Một số bệnh nhân có thể được trang bị một ống bơm vacuum để dùng khi cần. Ống bơm tạo ra một khoảng chân không chung quanh dương vật, có tác dụng làm dãn nở “cơ phận” kéo theo máu lùa vào bên trong. Cuối cùng là các giải phẫu gắn implants, khúc nhựa mềm vào bên trong để hổ trợ thêm cho việc cương cứng.
Một số thuốc dược thảo và một số vitamin hay thực phẫm phụ như Flaxseed, arginine, zinc, vitamin C, vitamin E, bioflavonoids, DHEA được khuyên nên dùng cho người bị liệt dương tuy không có sự giám định về chất lượng hay công nhận về hiệu quả của cơ quan FDA. Ngoài ra châm cứu, theo một số nghiên cứu, cũng có thể giúp đỡ phần nào.
Vì chữa trị hiếm muộn bao gồm chữa trị những vấn đề của phái nam, BS. Minh cũng sử dụng hay kết hợp những phương pháp hay phương án đề cập trên đây để giúp đỡ bệnh nhân. Phần lớn những chữa trị cho bệnh liệt dương cuối cùng cũng đạt được hiệu qủa để giúp cho đôi bạn có được những hoạt động tình dục được trở lại bình thường.
Tuy nhiên vấn đề mấu chốt của bệnh liệt dương, ngày càng tăng cao, có liên hệ mật thiết với bệnh tim mạch, hội chứng “mỡ, đường máu”, vì thế, các phương án làm giảm nguy cơ của bệnh tim mạch cần phải được chú trọng từ cơ bản. Do nguy cơ chết vì bệnh tim mạch cao hơn và quan trọng hơn cả bệnh liệt dương, quý ông nên bỏ thuốc lá, giới hạn rượu mạnh, ăn uống cẩn thận, và tăng vận động, thể dục thể thao để giảm nguy cơ bị tử vong vì đột quỵ tim, tai biến não thì hệ quả liên đới của bệnh liệt dương cũng sẽ tốt hơn.
Thứ Ba, 29 tháng 7, 2014
Tàu Cộng lạnh cẳng khi đang bị thiên hạ bao vây !
China's Big Course Correction in the South China Sea? Ted Galen Carpenter
Ted Galen Carpenter, a senior fellow at the Cato Institute and a contributing editor at The National Interest, is the author of nine books and more than 550 articles and policy studies on international affairs
After many months of taking increasingly bold actions at the expense of its neighbors in East Asia, there are recent indications that Beijing may be adopting more conciliatory policies. China has unexpectedly removed a controversial oil-drilling rig that it had deployed in waters near Vietnam. In late June, Chinese president Xi Jinping conducted a high-profile summit meeting with South Korean president Park Geun-hye, seeking to improve relations with that country following last year’s tensions over Beijing’s proclamation of a new air-defense identification zone (ADIZ) in the East China Sea. Even the tone of China’s boilerplate warnings to the United States to stay out of the territorial disputes in the South China Sea has become somewhat more muted. Instead of shrill accusations of U.S. meddling, Chinese officials now urge Washington to be “fair” in its assessment of the issues at stake.
It is possible that the emergence of a more conciliatory stance may only be a temporary, purely tactical shift. But there is also a more encouraging alternative explanation. Beijing may finally have realized that it overreached in pressing its claims in the region, and that its behavior was provoking its neighbors to become more receptive to a U.S.-orchestrated containment policy directed against China. Given its own multitude of geostrategic headaches elsewhere in the world, Washington should at least explore whether a serious rapprochement with China can be pursued.
There is certainly enough evidence of rising anger among East Asian countries regarding China’s conduct over the past three or four years, and only the most obtuse Chinese officials could be unaware of the warning signs. The most obvious, and from Beijing’s standpoint, the most worrisome, development has been Japan’s growing assertiveness on security issues. Tokyo’s “reinterpretation” of Article 9 of the Japanese constitution to allow the country’s participation in collective-defense measures is a watershed event, but there have been other, more subtle changes. In June, Prime Minister Shinzo Abe stated that his government would support Vietnam and other nations that have territorial disputes with China. A few months earlier, Japan had joined with the Association of Southeast Asian Nations (ASEAN) to explore efforts to better secure navigation rights—a clear slap at China’s expansive territorial claims in the South China Sea.
Japan’s new approach clearly envisions a growing array of security partnerships. Tokyo and Canberra negotiated a deal to sell Japanese submarine technology to Australia. Likewise, Japan let it be known that it would consider providing naval patrol vessels to Vietnam, although because of Tokyo’s own tensions with China, the transfer might require some time. Security relations between Japan and India are at a point where respected scholars are now speaking of the possible emergence of a Japanese-Indian alliance.
But Beijing’s worries are not confined to Tokyo’s expanding initiatives in the security arena. China’s smaller neighbors are reacting to what they see as China’s increasingly aggressive behavior. Vietnam and the Philippines have noticeably increased their diplomatic and military cooperation. South Korea agreed to transfer a naval vessel to the Philippines navy in late June. Indonesia is shifting more of its military focus to deal with contingencies in Southeast Asia, implicitly because of growing concerns about China’s ambitions. Despite the extensive and mutually beneficial bilateral economic ties, Australia issued a pointed warning to China that its actions in the South China Sea were unhelpful and provocative. Shortly thereafter, Canberra agreed to a $11.6 billion purchase of 58 F-35 fighters from the United States—a major upgrade of the country’s air force.
It would not be surprising if more astute Chinese officials became alarmed at the surge of anti-China measures among its neighbors. Beijing’s abrasive behavior had reached the point of creating a self-fulfilling prophecy: widespread support for a policy led by the United States and Japan to contain China’s power in the region. Prudence would dictate a course correction and the adoption of a more conciliatory, circumspect approach on Beijing’s part.
That move also creates an opportunity for the United States to dampen the growing animosity in Sino-American relations and to help reduce overall tensions in East Asia. Such a prospect should be sufficient incentive by itself to prod U.S. officials to explore whether China’s recent, more accommodating behavior is genuine. But there are additional incentives. Washington’s geopolitical plate is overflowing with problems and crises, including the chaotic violence in Syria, Iraq, Libya and Ukraine, as well as the drug war-induced turmoil in Mexico and Central America. Especially alarming is that the relationship with Vladimir Putin’s Russia has deteriorated to the point that it is approaching Cold War-era levels.
Washington needs better relations with China so that U.S. officials have more latitude to address the multitude of other problems. It is especially important that the United States not end up in crisis mode with Moscow and Beijing simultaneously. Circumstances now dictate that a rapprochement with an apparently chastened China be explored in the most serious manner.
Chủ Nhật, 27 tháng 7, 2014
TẠI SAO NGƯỜI ĐAN MẠCH HẠNH PHÚC NHẤT THẾ GIỚI ?
Các nhà khoa học tuyên bố đã khám phá được lý do tại sao người dân Đan Mạch lại là những người hạnh phúc nhất trên Trái đất.
Các chuyên gia kinh tế đến từ Trung tâm lợi thế cạnh tranh trong nền kinh tế toàn cầu (Cage) thuộc Đại học Warwick (Anh) đã tìm hiểu căn nguyên khiến một số quốc gia nhất định đang đứng đầu bảng xếp hạng hạnh phúc nhất trên thế giới. Họ phát hiện, các đặc điểm di truyền có thể là yếu tố then chốt, giúp lí giải việc người Đan Mạch thường xuyên được công nhận là hạnh phúc nhất Trái đất.
Theo báo cáo được Viện nghiên cứu kinh tế Đức IZA đăng tải trên các số chuyên luận tham khảo của họ, nhóm nghiên cứu Anh đã sử dụng dữ liệu về 131 nước từ nhiều cuộc khảo sát quốc tế, kể cả cuộc thăm dò ý kiến thế giới Gallup, cuộc khảo sát giá trị thế giới và các cuộc khảo sát chất lượng cuộc sống châu Âu. Họ đã gắn các dữ liệu liên quốc gia về khác biệt di truyền và tình trạng hạnh phúc.
Nhiều nghiên cứu xác nhận, người dân Đan Mạch hạnh phúc nhất trên Trái đất. (Ảnh: Corbis)
Họ nhận thấy, người dân Đan Mạch gắn liền với các phiên bản nhất định của một gene có ảnh hưởng tới việc tái hấp thu serotonin, chất hóa học truyền dẫn thần kinh, được cho là quyết định tâm trạng chủ thể, trong bộ não. Khi so sánh với người dân ở các nước khác, người Đan Mạch ít khả năng sở hữu biến thể ngắn của gen này, vốn liên quan đến mức độ hài lòng về cuộc sống thấp.
Tiến sĩ Eugenio Proto, chuyên gia kinh tế của Cage, giải thích, các biến thể ngắn và dài của gene nói trên tương ứng với những khả năng khác nhau về tình trạng suy nhược lâm sàng, mặc dù mối liên hệ này vẫn còn gây tranh cãi. Phiên bản ngắn hơn của gene thường gắn với chỉ số loạn thần cao hơn và việc kém hài lòng với cuộc sống hơn.
Trong số các quốc gia được khảo sát, Đan Mạch và Hà Lan dường như có tỉ lệ người dân sở hữu phiên bản gene ngắn này thấp nhất.
"Kết quả rất đáng kinh ngạc. Chúng tôi phát hiện, khác biệt về di truyền của một quốc gia với Đan Mạch càng lớn, mức độ hạnh phúc ghi nhận ở quốc gia đó càng thấp. Nghiên cứu của chúng tôi đã tính đến nhiều ảnh hưởng khác, kể cả GDP, văn hóa, tôn giáo, tình trạng địa lý và mức độ lớn mạnh của phúc lợi nhà nước", tiến sĩ Proto nhấn mạnh.
Nhóm nghiên cứu tuyên bố, công trình của họ có thể cung cấp bằng chứng giúp chúng ta hiểu hơn về mối liên hệ giữa những đặc điểm di truyền với mức độ hạnh phúc của con người. Các chuyên gia kinh tế và nhà xã hội học do đó có thể phải chú ý nhiều hơn tới những biến thể về gen ở các dân tộc trên khắp thế giới.
CUỘC SỐNG TẠI AUSTRALIA -- Đinh Tấn Khương
Nếu bạn chọn Mỹ để định cư thì có nghĩa là bạn đang đi tìm một “cơ hội”. Bởi vì nước Mỹ được gọi là vùng đất của cơ hội .
Sống và làm việc tại Mỹ , bạn có thể đạt được những địa vị cao trong xã hội . Nhưng để đạt được giấc mơ đó thì bạn cần phải luôn học hỏi , tư duy và phấn đấu liên tục.
Nếu bạn đứng yên thì có nghĩa là bạn đang bị thụt lùi. Chính vì vậy mà bạn phải “đấu tranh” cho đến khi mà bạn không còn sức lực nữa .
Nếu bạn chọn Úc để định cư thì có nghĩa là bạn đang đi tìm một sự “an nhàn”.
Sống và làm việc tại Úc không phải bon chen nhiều . Vì cho dù bạn có muốn bon chen đi nữa thì cũng không có cơ hội để đạt được những chức vị cao .
Nước Úc bảo thủ hơn nước Mỹ nhiều . Nước Mỹ không cần biết bạn đến từ đâu và thuộc thành phần giai cấp nào cũng như không quan tâm đến màu da của bạn .. miễn là bạn phục vụ cho nước Mỹ . Chính vì thế mà nước Mỹ biết quí trọng và sẵn sàng cất nhắc những người có thực tài .
Nói như thế không có nghĩa là ở Úc bạn sẽ không đạt được học vị cao !
Người Việt tại Úc có tỷ lệ tốt nghiệp đại học khá cao . Trong số đó có rất nhiều bác sĩ , nha sĩ , dược sĩ , luật sư , kinh tế , kế toán , kỷ sư … Nhiều gia đình Việt Nam tại Úc có một vài bác sĩ , nha sĩ , dược sĩ .. thì không phải là hiếm .
Tại Úc bạn vẩn có nhiều cơ hội thành công . Nhưng so với nước Mỹ thì người Việt tại Úc ít có điều kiện tiến xa và nổi danh hơn . Người dân Úc bản xứ chuộng cuộc sống an nhàn (đồng nghĩa với lè phè) .
Nước Úc đất rộng người thưa (nguyên một châu lớn mà chỉ có chừng 22 triệu dân) . Nước Úc được đãi ngộ với nhiều tài nguyên thiên nhiên và khí hậu không mấy khắc nghiệt .
Úc được đánh giá là một trong những quốc gia có cuộc sống “hạnh phúc” nhất so với những quốc gia khác trên toàn thế giới .
Giáo dục , y tế và an sinh xã hội là những điểm nổi bật của nước Úc .
GIÁO DỤC:
Giáo dục tại Úc , từ mẫu giáo đến hết bậc trung học đều được miễn phí (ngoại trừ trường tư , nhưng chính phủ cũng phải phụ cấp cho các trường tư thục ) .
Riêng đại học thì phải vay một phần tiền học phí (chừng vài ngàn dollars mỗi năm, nhiều ít là tùy theo nghành học) . Số tiền vay mượn nầy sẽ bị đòi lại một khi đã đi làm có mức lương quy định .
Sau khi ra trường mà không tìm được việc làm hay là làm việc với một mức lương thấp thì sẽ không bị đòi lại một xu nào cả.
Y TẾ:
1- Thẻ Medicare:
Tất cả mọi người dân Úc đều được cấp một tấm thẻ, gọi là Medicare. Thẻ này được cấp cho mỗi gia đình hay là cho từng cá nhân riêng lẻ.
Khi bị bệnh thì chỉ cần đưa thẻ Medicare là được bác sĩ gia đình khám bệnh miễn phí .
Có một vài nơi và một số bác sĩ gia đình tính tiền khám bệnh cao hơn số tiền qui định được trả bằng thẻ Medicare . Trong trường hợp nầy thì người bệnh phải trả số tiền sai biệt . Vùng có nhiều người Việt sinh sống thì bác sĩ thường chỉ thu khám phí qua thẻ Medicare mà thôi .
Nếu cần gặp bác sĩ chuyên khoa thì phần lớn người bệnh phải trả một lệ phí sai biệt .
Thường thì những người nghỉ hưu sẽ không phải trả số tiền sai biệt đó hoặc là được trả ít hơn so với những bệnh nhân thuộc các diện khác .
Tuy nhiên chính phủ có chương trình giúp đỡ qua “mạng lưới an toàn” : Nếu tất cả mọi thành viên trong gia đình đã trả đủ 500 dollars cho số tiền sai biệt , thì kể từ đó Medicare sẽ bồi hoàn toàn bộ số tiền mà mình sẽ trả cho bác sĩ chuyên khoa trong những lần gặp sau đó .
Sự bồi hoàn nầy chỉ kéo dài cho đến ngày cuối của năm đó mà thôi . Qua năm sau thì được lập lại như cũ .
2. Thẻ mua thuốc giảm giá (Health Care Card, Pension Card) :
Những người thất nghiệp hay nghỉ hưu hoặc là những người có nguồn thu nhập thấp thì sẽ được cấp một thẻ mua thuốc giảm giá .
Người có thẻ mua thuốc giảm giá nầy, sau khi gặp bác sĩ và được ghi toa thuốc . Người nầy sẽ đến tiệm thuốc tây (tùy mình chọn) để mua thuốc .
Những món thuốc được trợ giá thì người có thẻ giảm giá chỉ phải trả có $5.90 cho mỗi món thuốc , cho dù giá thực của nó có thể lên đến từ vài chục hay vài trăm dollars (cũng có những món thuốc với giá bán vài ngàn dollars , chẳng hạn như những món thuốc trị bệnh ung thư) . Số tiền chênh lệch sẽ được chính phủ bồi hoàn cho tiệm thuốc sau .
Những người không có thẻ giảm giá thì chỉ phải trả tối đa cho mỗi món thuốc là $30.00 (có nghĩa là những người nầy vẫn được trợ giá nhưng phải trả nhiều hơn so với những người có thẻ giảm giá ) .
Chính vì vậy mà có một số than phiền là tại Úc , những người có thu nhập thấp thì được ưu đãi hơn là những người có thu nhập cao !?
3. Mạng lưới an toàn (Safty Net):
Khi mua thuốc người bệnh yêu cầu pharmacy lập thẻ “mạng lưới an toàn” cho gia đình mình. Mỗi món thuốc trợ giá có toa bác sĩ thì được lưu giữ trong thẻ “Safty Net”.
Một khi tổng số tiền mua thuốc có trợ giá của tất cả mọi thành viên trong gia đình đã vượt quá 52 món cho những gia đình có thẻ giảm giá (Health Care Card , Pension Card) .
Hoặc là vượt quá $500.00 đối với những gia đình có lợi tức cao , thì kể từ đó những người trong cùng gia đình này sẽ không phải trả một xu nào nữa cho những món thuốc có trợ giá mà được bác sĩ ghi toa .
Chương trình miễn giá nầy (khi đạt đỉnh mạng lưới an toàn) sẽ chấm dứt vào ngày cuối của năm đó . Năm sau thì lại bắt đầu như cũ .
Nếu phải nhập bệnh viên (công lập) thì tất cả mọi chi phí khám bệnh , xét nghiệm, điều trị…đều được miễn cho tất cả mọi người dân Úc .
AN SINH XÃ HỘI :
Những người không kiếm được việc làm hay là đang có việc làm mà bị cho nghỉ việc thì sẽ được lãnh tiền phụ cấp an sinh (chừng 300.00 dollars mỗi tuần cho mỗi người lớn cùng gia đình , con nít thì ít hơn ) .
Tiền phụ cấp nầy sẽ bị cắt một khi đã tìm được việc làm . Nếu chưa có việc làm thì vẫn được lãnh tiếp cho đến tuổi về hưu (chừng đó sẽ chuyển qua lĩnh tiền hưu, tiền hưu sẽ cao hơn tiền thất nghiệp) .
Những người bị bệnh kinh niên mà không làm việc được hay là đang đi làm mà bị bệnh phải nghỉ việc thì sẽ được phụ cấp tiền bệnh . Tiền phụ cấp nầy cao hơn là tiền thất nghiệp và được lãnh suốt đời .
Nếu đến tuổi già mà không có quỹ hưu trí cao theo quy định thì được lãnh tiền hưu trí của bộ An Sinh Xã Hội
( khoảng 350 dollars mỗi tuần cho một người ) và nhiều thứ tiền phụ cấp về điện , nước , phụ phí di chuyển ... khác nữa .
Những người thất nghiệp còn được trợ giúp thêm tiền để thuê nhà ở . Cũng còn được xét cấp nhà chính phủ với giá thuê rất thấp .
Có nhiều thứ phụ cấp khác dành cho người khuyết tật , bệnh kinh niên , người già …
Phụ cấp chăm sóc người bệnh , người khuyết tật .. khá cao .
Bạn sẽ nhận được 5 ngàn dollars cho mỗi đứa con mà bạn mới sanh ra . Nếu bạn thất nghiệp thì sẽ được lãnh tiền phụ cấp an sinh xã hội cho đứa con ngay sau khi sanh , cùng với nhiều phụ cấp khác dành cho cha mẹ nuôi con .
Người ta thường nói, " ở Úc khó có cơ hội làm giàu nhưng cũng khó ....bị đói khổ ".
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)