… Đêm Hoang Liêu Trên Mặt Đất
“
Phạm Công Thiện là triết gia.”: Nhiều người nói như vậy, xưng tụng như vậy. Thí dụ như: Trang Nhà Quảng Đức “[…]Cáo bạch Tang Lễ Giáo Sư Triết gia Phạm Công Thiện. HT Thích Trí Chơn[…]” và một Web lấy tên Phạm Công Thiện đã tôn vinh PCT là “philosopher” nghĩa là triết gia.
Những người say mê, hâm mộ, đệ tử, đàn em, bạn bè đều coi Phạm Công Thiện là một “triết gia,” hay như một thiên tài, mà người khác tỉnh trí gọi là thiên tai.
Có cần phải định nghĩa ”triết gia là gì?” Ai là triết gia không?
Nếu học đòi ai đó xà quần “là gì,” là gì, là gì, … để trở thành triết gia thì tới Tết Congo cũng chưa đi hết một vòng cầu tiêu công cộng!
Thôi thì dành cho các vị tung hô PCT là triết gia. Họ đưa ra định nghĩa và xác nhận, thì mình ắt rõ!
Cho đến hôm nay (8/3/2014) vẫn chưa thấy một Giáo sư Triết của đại học nào trên thế giới kể cả Việt Nam nước trong cũng như nước ngoài nói đến “triết học Phạm Công Thiện” là gì.
Tuy nhiên:
Các Giáo sư, học giả trước kia chê bai bài bác Lương Kim Định đã tụ họp tại Văn Miếu, Quốc Tử Giám- Hà Nội Sáng ngày 14- 7- 2012 , Trung tâm Minh Triết Việt tổ chức Tọa đàm “Tưởng niệm cố Triết gia Lương Kim Định (1914- 1997)” trong màu trắng tinh khôi Hoa sen trăm cánh Hồ Tây.
Tuy nhiên:
PCT giỏi tiếng Anh + Pháp + Tây Ban Nha v.v…nhưng đã hơn 50 năm rồi mà nhân loại cũng chưa cầm được cuốn sách tiếng Anh + Pháp + Tây Ban Nha + Ý + Đức…của PCT viết (xuất bản trên trời Tây cũng như trên đất Mỹ) diễn ra được cái cốt tủy tinh túy triết lý đặt dấu ấn ”triết học Phạm Công Thiện” cho nhân loại ngưỡng mộ.
PCT trao đổi thư từ với Henry Miller nhưng lạ lùng một điều là không thấy PCT viết tiếng Anh hay Pháp cho H. Miller mà PCT chỉ cho chúng ta biết H. Miller trả lời PCT thôi – dĩ nhiên bằng tiếng Anh – PCT in trong tập “Tribu” của PCT –
(xem ”Đọc Thêm”- Đã một thời như thế : Hiện tượng Phạm Công Thiện
Phạm Công Thiện đã trân trọng giữ lại những thư của Henry Miller gửi cho ông và đã cho in trong tập “Tribu,” dầy hơn 160 trang (Impression: COREP Toulouse et Imprimerie 34 pour le planches intérieures et la couverture ISSN : 0758-8100 . Numéro publié avec la collaboration du Centre de Promotion Cuturelle L’Université de Toulouse-LeMirail… Dépôt legal: 1er trimester 1984 ). Tuy nhiên đây chỉ là dấu tích trao đổi một phía. Phạm Công Thiện không công bố thư của ông gởi cho Henry Miller trong tập “Tribu”. Đó là một điều thật đáng tiếc – vì sau này – không ai biết thực sự Phạm Công Thiện đã viết gì cho Henry Miller. Cùng lắm chỉ biết được gián tiếp qua những lá thư ngắn của Henry Miller trả lời cho Phạm Công Thiện. (xem “Đọc Thêm”)
Trong ”Phê Bình Luận Án Tiến Sĩ Triết Học của Nguyễn Văn Trung,” PCT chê Nguyễn Văn Trung kém tiếng Pháp; nhưng “Henry Miller cũng là người gõ cửa nhiều bạn bè trong giới nhà xuất bản để giúp ông Phạm Công Thiện, nhưng kết quả chẳng ai giúp được gì. Một phần những người bạn ấy cho Henry Miller biết có cảm tưởng là họ thấy trình độ tiếng Pháp của Phạm Công Thiện chưa đủ ( j’ai aussi l’impression qu’ils trouvent votre francais insuffisant ) (xem “Đọc Thêm”)
Phạm Công Thiện cấm J.Paul Sartre, Simon de Beauvoir,…cấm tất cả các triết gia gặp ông ta, theo như PCT kể thì chỉ có Henry Miller là được phép gặp ông ta vì gửi tiền giúp đỡ. Nhờ đó, chúng ta được biết ý kiến của H. Miller về sự hiểu biết triết học của PCT như sau: “Một lá thư của Henry Miller đề ngày 28 tháng 9 – 1972 (thời gian Phạm Công Thiện đã có gia đình và ở bên Pháp chưa có công ăn việc làm); Henry Miller đã viết phản bác lại ý kiến của Phạm Công Thiện phê bình Durell, bạn thân của Miller, như sau :
“[…]Tôi muốn nói đến việc ông phê bình Durell, nhưng buộc lòng tôi phải nói với ông rằng không thể nào cho bất cứ ai nếu không được nuôi dạy trong dòng tiếng Anh lại có thể thưởng thức và đánh giá trọn vẹn đầy đủ về ông ta. Ông ta là thứ đại sư của tiếng Anh (master of English). Còn về những công trình sáng tác của ông ta, nó đã đem lại cho chúng ta điều gì và có ý nghĩa gì thì lại là một câu hỏi khác. Đối với tôi, ông đã hoàn toàn nhầm lẫn khi ông nói rằng ông ta thiếu “Lửa” (Fire). Tôi nghĩ rằng trong “Quartet” thì tràn đầy lửa, và phải chăng đó lại là chính cái điểm yếu của “Quartet,” nếu ông muốn tìm một điểm yếu của nó.[…]”
Thư của Henry Miller gởi Phạm Công Thiện
Nguồn: Tribu , p 114
Nguồn: Tribu , p 114
“Cũng trong lá thư trên, ông Phạm Công Thiện cho biết đã viết được hơn 20 tác phẩm. Henry Miller đã viết trả lời :
Bốc phét với người kém cỏi thì thành công rạng ngời, đời đời được người hâm hâm ngưỡng mộ và thần phục nhưng thứ vải tám đó không che được mắt người có học vấn đàng hoàng như H. Miller. Rồi thì H. Miller cũng đâm nản và phải thành thật với “người Việt Nam lanh lợi gọi là triết gia này”:
Con bài tẩy treo đầu dê bán thịt chó này đã được lật ngửa thì sự gian dối còn giấu đâu được nữa. Thế là Tình Vỡ!
“Vì thế, sang đến năm 1974 thì mối liên hệ giữa hai người kể như chấm dứt. Phạm Công Thiện lại xin tiền. Nhưng Henry Miller từ chối một cách lịch sự viện cớ phải trả một số tiền lớn cho thuế vụ và tiền trợ cấp cho hai đứa con của ông ta.”
“Bây giờ tôi phải xa ông. Như thể nói “thôi để mặc ông với số phận.” Điều đó có thể là điều tốt. Tôi không muốn cho ông ý kiến gì cũng như bày tỏ lòng thương cảm.” (Well, I will leave you now. It’s like saying “I leave you to your fate ”. I won’t try to give you advice or sympathy. Cheers. Henry). (trong “Tribu”)
“Trong một lá thư đề ngày 08/01/1976 , lá thư chót và cuối cùng Henry Miller liên lạc với Phạm Công Thiện – nghĩa là sau năm năm thời gian Phạm Công Thiện ở Pháp – Miller đã nặng lời đến miệt thị với Phạm Công Thiện khi Henry Miller viết :
“You are no charlatan, simply one of the most infortunate of God’s creatures. No fault of yours.” (Ông không phải là người bất tài bịp bợm, ông chỉ là một sản phẩm bất hạnh nhất của đấng tạo hoá. Nhưng đó không phải là lỗi của ông ) – (trong “Tribu”)
“Giả dụ cứ cho rằng tôi thông thạo tiếng Anh, tiếng Pháp, giả dụ tôi có đủ điều kiện để có đủ các sách trong kệ sách và giả dụ tôi thật thông minh thì ìt nhất tôi cũng phải để ra 10 năm, không ăn, không ngủ, không làm tình, không cờ bạc may ra mới đọc được một phần ba các tác giả kể trên.”
“Vậy mà với tuổi đời trên 20 – Phạm Công Thiện – thông làu kiến thức thiên hạ và đã thẳng tay vứt tất cả các tác giả trên vào thùng rác sau khi đọc xong.” – (xem “Đọc Thêm”)
“Còn Ivo Andrich và Erich Fromm, bây giờ tao thấy hai tên này còn non nớt, còn về Somerset Maugham, André Gide, Fédérico Schmidt, Aldous Huxley, Hemingway, Jean-René Huguenin, tao thấy chỉ thấy nên liệng vào cầu tiêu công cộng (…) .
( Trích trong Tribu, Phạm Công Thiện, trang 53 )
Xem cửa hàng triết học treo đầu heo bán thịt chó của triết gia:
“Shakespeare hay Goethe, Dante hay Heidegger, tao coi như những thằng hề ngu xuẩn (…) Ngay đến Héraclite, Parménide và Empedocle, bây giờ tao cũng xem thường, xem nhẹ. Tao coi ba tên ấy như ba tên thủ phạm của nền văn minh hiện nay! ”
( Pham Cong Thien, Lettre à un poète vietnamien avant son suicide…, Tribu)
Ba triết gia nêu trên xuất hiện thời tiền Socrate, Platon … 500 trước Tây lịch. Chẳng hiểu Héraclite, Parménide và Empédocle tại sao lại là thủ phạm của nền Văn Minh hiện nay…là vì cớ gì ?
“Tôi vô cùng chấn động khi đọc tác phẩm Hố Thẳm Tư Tưởng (hình như xuất bản năm 1966) của Phạm Công Thiện, trong đó tác giả mạt sát giáo sư triết học Nguyễn Văn Trung không tiếc lời và phê phán luận án tiến sĩ của vị giáo sư này một cách hết sức gay gắt, tàn nhẫn, có thể gom lại trong hai mệnh đề chính: “Hoàn toàn dốt nát về tư tưởng triết học phương Tây” và “hoàn toàn dốt nát về tư tưởng Phật giáo”. Dĩ nhiên những nhận xét này của họ Phạm giờ đây đọc lại tôi cũng chỉ thấy toàn là những khẳng định suông, chẳng có chứng minh gì cụ thể là giáo sư Nguyễn Văn Trung “dốt” ở những điểm nào.”
”Khái niệm triết học tại Sài Gòn trước 1975”
Dương Ngọc Dũng
Đường vào Triết học – NXB Tổng hợp TP HCM
Bạn hữu, môn sinh, người say mê, kẻ quan tâm đến triết gia Phạm Công Thiện sau cùng cũng chỉ phát biểu “không hiểu”.
Chưa ai tóm tắt cái triết học của Phạm Công Thiện trong một từ hay một cụm từ hoặc một câu hay một khái lược nữa trang, một trang hay vài trang giấy.
Người bạn thân đã từng sống và chia xẻ với Phạm Công Thiện từ thuở ở Dalat – nhà văn Đặng Tiến – kết luận về PCT: ”trước những tác phẩm dồi dào, người đọc khó nói đến một « sự nghiệp » Phạm Công Thiện hay một Phạm Công Thiện « triết gia » vì tư tưởng không thành hệ thống. Cuộc đời bồng bềnh của Thiện cũng góp phần soi sáng điều này, như «đi cho hết đêm hoang liêu trên mặt đất.».
Đặng Tiến
Bệnh viện La Reine Blanche
12.3.2011
12.3.2011
Con đường triết học gian nan và dài thăm thẳm mà Phạm Công Thiện thì chỉ mới bắt đầu đặt bước chân đầu tiên vào cái vùng hoang sơ mịt mờ nguyên sinh chưa làm cho nền triết học thế giới hoảng sợ…chỉ rung cây cho khỉ hoảng loạn mà thôi!
Giờ thì PCT mãn nguyện nơi 9 suối vì có được một đám fans hâm mộ thần phục cái nhân cách và phong cách ”triết gia” sử dụng Kinh Kim Cang: “gọi là thuyết pháp là thật không có pháp gì để thuyết, như thế mới được gọi là thuyết pháp” (Vô pháp khả thuyết thị danh thuyết pháp).
Có cùng một cung cách ấy không khi PCT chửi cả Chúa, cả Phật, chửi hết tất cả các triết gia và liệng họ vào thùng rác cầu tiêu, duy chỉ có H. Miller là PCT còn để yên chút đỉnh, nhưng rồi Miller cũng bị PCT vứt vào sọt rác!
“PCT nói với Nh. Tay Ngàn: “Tao là một thằng mâu thuẫn cùng cực; muốn nói chuyện với tao thì đừng lý luận, vì tao có thể lý luận xuôi hay ngược gì cũng được. Chẳng hạn như mới hôm qua tao chửi André Gide, tao mắng Jean Paul Sartre nhưng ngày mai mày sẽ thấy tao ca tụng Gide đến tận mây xanh hay tỏ vẻ nồng nàn với Sartre. Tại sao tao không có quyền mâu thuẫn với tao”.
(Pham Cong Thien, Lettre à un poète vietnamien avant son suicide…, Tribu)
Về các nhà CM và về Cách Mạng: “Đó là chưa nói đến những nhà thơ cách mạng, tôi muốn để họ yên, vì họ cũng bị nhốt trong xà lim, họ khác tôi là họ bị nhốt, mà không phản đối hay đã phản đối, họ khác tôi là họ bị nhốt mà không biết bị nhốt, họ là Tố Hữu, Nguyễn Đình Thi, Pablo Neruda, Paul Eluard, Aragon, v.v…
Hỡi các anh làm cách mạng, anh phá một xã hội định thể để rồi bị nhốt vào một xã hội định thể khác. Tôi đã bị nhốt trong xà lim, tôi không phá, tôi không hy vọng, tôi không chịu rửa tội vì tôi hoàn toàn vô tội; tôi đã bị nhốt trong xà lim, nhưng tôi có thể nhốt xà lim lại, xà lim sẽ bị tôi nhốt tù.”
“Tôi hận thù Việt Nam, tôi kinh tởm Việt Nam, tôi muốn bôi xoá hai chữ Việt Nam trong tim tôi và óc tôi”. (Hố Thẳm Tư Tưởng)
- (có cùng cung cách và công án như Kinh Kim Cang : “gọi là thuyết pháp là thật không có pháp gì để thuyết,”?)
Và đây là độc thoại của tôi, của một người không biết nói và khi nói thì chỉ nói một mình để chỉ cho mình nghe… Các ngài còn muốn hỏi nữa không? (Hố Thẳm Tư Tưởng)
Ha..ha..ha.. Nietzche đã đạp đổ tất cả các thần tượng vào chiều hôm qua…!!!