khktmd 2015






Đạo học làm việc lớn là ở chỗ làm rạng tỏ cái đức sáng của mình, thương yêu người dân, đạt tới chỗ chí thiện. Đại học chi đạo, tại Minh Minh Đức, tại Tân Dân, tại chỉ ư Chí Thiện. 大學之道,在明明德,在親民,在止於至善。












Thứ Bảy, 24 tháng 8, 2013

GRAPHENE --- Vật liệu mới tìm ra của thế kỷ 21. Sưu tầm của Vũ đăng Khoa



 


Một vật liệu co' sức bền mạnh gấp hơn 200 lần so với thép nhưng mỏng như một nguyên tử, đã đốt nóng lên một cơn sốt chạy đua của các nhà khoa học và nghiên cứu trên tầm vóc toàn cầu Các công ty và trường đại học đã và đang nghiên cứu để đoạt các bằng sáng chế và chế tạo các sản phẩm để đạt được lợi nhuận từ nguyên liệu trên. Đó là GRAPHENE.


Để chứng minh tiềm năng của nó, tiến sĩ Andrea Ferrari gần đây đã chọn một tấm nhựa uốn cong trong suốt làm bàn phím . Va` sau đó gõ trên bàn phím này làm vang ra những  âm thanh cao và trong suốt như tiếng chuông nhỏ.


Bàn phím này đã được thực hiện tại phòng thí nghiệm của tiến sĩ Ferrari tại học Đại học Cambridge. Một mạch điện graphene rất là mềm dẻo đã được thực hiện tại đây . Các nhà khoa học dự đoán là trong tương lai với chất liệu này người ta sẽ thực hiện được ước mơ chế tạo các điện thoại và báo điện tử rất mềm có thể gấp bỏ vào túi. Nó là vật liệu mỏng nhất được biết đến. Đặc biệt là khả năng dẫn điện và nhiệt, hấp thụ và phát ra ánh sáng cực cao.


Các nhà khoa học phân lập Graphene chỉ một thập kỷ trước, nhưng một số công ty đã xây dựng thành công các sản phẩm: NV HEDYY đã  giới thiệu một vợt tennis, Apple Inc, Saab, và Lockheed Martin Corp L gần đây đã tìm kiếm hoặc nhận được bằng sáng chế để sử dụng Graphene. Tiến sĩ Ferrari, người đứng đầu một nhóm khoảng 40 nhà nghiên cứu Graphene ở Cambridge cho biết:. "Graphene là một loại vật liệu như thép hay nhựa hoặc silicon có thể thực sự thay đổi xã hội"


Tuy nhiên, hiện nay Graphene vẫn còn phải đối mặt với nhiều trở ngại. Nó vẫn còn quá đắt đối với thị trường đại chúng và nó không thích hợp để sử dụng trong một số vi mạch cũa máy tính . Do đó các nhà khoa học vẫn đang cố gắng tìm những phương cách tốt hơn để biến chất liệu này có thể sử dụng dễ dàng hơn. Graphene là vẫn đang là một công nghệ phức tạp đầy thách thức. Quentin Tannock, chủ tịch của công ty Cambridge Intellectual Property tại Anh cho biết: "Cuộc chạy đua để tìm thấy giá trị hữu dụng của nó là một cuộc chạy đua hơn là chạy nước rút."


Những quan tâm trong Graphene đã bùng nổ từ năm 2010 khi hai nhà nghiên cứu khoa học đã đoạt giải Nobel khi phát kiến ra lý thuyết về nó. Các nhà khoa học của công ty và các trường đại học đang gấp rút nghiên cứu các áp dụng của chất liệu này trên cấp độ sâu rộng hầu được cấp phát nhiều bằng sáng chế.  James Tour, một nha` nghiên cứu về graphene ở Đại học Rice, thành phố Houston, Mỹ, đã nói: "Ngay sau khi tôi tìm thấy một cái gì về nó, tôi đã tức khắc nộp và xin bằng sáng chế cho nó".  Apple đã nộp bằng sáng chế graphene " tải nhiệt" ứng dụng trong điện thoại di động. Saab đã nộp bằng sáng chế mạch graphene "hâm nóng" làm tan băng đá cho cánh máy bay. Lockheed Martin năm nay đã được cấp bằng sáng chế Hoa Kỳ trên một màng graphene để lọc muối trong nước biển  Những người khác đã nộp đơn xin bằng sáng chế về Graphene, được sử dụng trong các chip máy tính, pin, màn hình cảm ứng linh hoạt, sơn chống rỉ, thiết bị nghiên cứu DNA và lốp xe. Một nhóm các nhà khoa học ở Anh đã sử dụng một màng Graphene để chưng cất rượu vodka.


Văn phòng United States Patent and Trademark Office cho biết có đến tổng cộng 9,218 bằng sáng chế ứng dụng Graphene nộp tính đến tháng năm 2013 trên toàn thế giới, tăng 19% so với năm trước. Trong năm năm qua, hồ sơ xin bằng sáng chế Graphene tăng  gấp năm lần.  Người phát minh có thể kiện đối thủ cạnh tranh của họ sau này và ngăn không cho những người này sao chép phát minh của họ trong vòng 20 năm. Nhiều  bằng sáng chế Graphene xuất hiện hợp pháp, nhưng một số có vẻ mang tính đầu cơ và có thể là mồi nhử để đánh lừa đối thủ.


Một trong những khu vực nghiên cứu cạnh tranh nhất là mực Graphene. Phòng thí nghiệm của tiến sĩ Ferrari năm ngoái đã đệ đơn xin cấp bằng sáng chế một loại mực Graphene có thể được dùng trong máy in phun mực. BASF thử nghiệm graphene mực để in mạch linh hoạt vào ghế có thể sưởi ấm trên xe hơi và có thể mang bán trên thị trường trong một vài năm. Graphene hấp thụ và phát ra ánh sáng trên phạm vi rộng nhất của các độ dài sóng so với cá vật liệu hiện hữu. Nó dẫn điện tốt hơn so với Silicon. Không giòn như silicon, graphene mềm dẻo  và có khả năng căng ra. 


Graphene sẽ rẻ hơn so với các vật liệu dẫn điện như đồng và bạc bởi vì nó có thể được làm từ than chì và cũng có thể được tạo ra bằng cách chế tạo từ các loại khí nhất định và kim loại, hoặc tổng hợp từ các nguồn carbon rắn .


Việc phát minh ra Graphene cũng đã khiến các nhà khoa học đã và đang cố công nghiên cứu hầu tìm ra những vật liệu khác với tính chất phi thường, như tiến sĩ Geim, người đoạt giải Nobel về Vật Lý năm 2002 đã phát biểu.
  
Mời các bạn xem Graphene qua video clip sau đây: 




HOTEL CALIFORNIA - EAGLES

Bài hát cũ xì, ai cũng đã từng nghe qua! Nhưng, Cali một ngày cuối mùa hè đầy nắng ấm, ngồi uống cà phê, nghe nhạc phóng ra từ cái loa đặt trong quán, vang vang lên bài hát này. Nhiều kỷ niệm đánh thức ! 

Mời các bác thưởng thức 


HOTEL CALIFORNIA
Don Henley, Glenn Frey và Don Felder sáng tác

On a dark desert highway, cool wind in my hair
Warm smell of colitas, rising up through the air
Up ahead in the distance, I saw a shimmering light
My head grew heavy and my sight grew dim
I had to stop for the night
There she stood in the doorway;
I heard the mission bell
And I was thinking to myself,
'this could be heaven or this could be hell'
Then she lit up a candle and she showed me the way
There were voices down the corridor,
I thought I heard them say...

Welcome to the hotel california
Such a lovely place
Such a lovely face
Plenty of room at the hotel california
Any time of year, you can find it here

Her mind is tiffany-twisted, she got the mercedes bends
She got a lot of pretty, pretty boys, that she calls friends
How they dance in the courtyard, sweet summer sweat.
Some dance to remember, some dance to forget

So I called up the captain,
'please bring me my wine'
He said, 'we haven't had that spirit here since nineteen sixty nine'
And still those voices are calling from far away,
Wake you up in the middle of the night
Just to hear them say...

Welcome to the hotel california
Such a lovely place
Such a lovely face
They livin' it up at the hotel california
What a nice surprise, bring your alibis

Mirrors on the ceiling,
The pink champagne on ice
And she said 'we are all just prisoners here, of our own device'
And in the master's chambers,
They gathered for the feast
The stab it with their steely knives,
But they just can't kill the beast

Last thing I remember, I was
Running for the door
I had to find the passage back
To the place I was before
'relax,' said the night man,
We are programmed to receive.
You can checkout any time you like,
But you can never leave!




KHÁCH SẠN CALIFORNIA
Bản dịch tiếng Việt, Lê Cao Phong
 
Trên một xa lộ băng qua sa mạc tối tăm, gió mát lùa vào tóc tôi
Mùi đọt lá cần sa nồng ấm toả lên trong không khí
Xa xa phía trước, tôi thấy một ánh đèn lung linh
Đầu tôi trở nên nặng trĩu và mắt tôi nhoà đi
Tôi phải dừng lại để trú qua đêm
 
Bà chủ đứng đó nơi lối vào
Tôi nghe tiếng chuông nhà thờ
Và tôi tự nhủ
“Đây có thể là thiên đường hay đây có thể là địa ngục”
Rồi bà thắp một ngọn nến và bà dẫn lối cho tôi
Có tiếng người lao xao dưới hành lang
Tôi nghĩ tôi nghe họ nói...
 
Chào mừng bạn đến Khách sạn California
Thật là một nơi đáng yêu...
Có rất nhiều phòng ở Khách sạn California
Bất kỳ lúc nào trong năm, bạn đều có chỗ trú ngụ ở đây
 
Bà chủ mê nữ trang đắt tiền, bà có xe Mercedes-Benz
Bà có cả đống thanh niên đẹp trai, mà bà gọi là những người bạn
Họ khiêu vũ ở sân trong, toát mồ hôi giữa mùa hè nồng nàn
Có người nhảy múa để nhớ, có người nhảy múa để quên
 
Thế nên tôi gọi ông quản lý
“Vui lòng mang rượu vang cho tôi”
Ông nói “Chúng tôi không có thứ rượu đó ở đây từ năm một ngàn chín trăm sáu mươi chín”
Và những tiếng nói ấy vẫn còn văng vẳng
Gọi bạn thức dậy lúc nửa đêm
Chỉ để nghe họ nói...
 
Chào mừng bạn đến Khách sạn California
Thật là một nơi đáng yêu...
Người ta chơi bời lịch lãm ở Khách sạn California
Thật là một điều bất ngờ thú vị, hãy kiếm cớ mà đến đây
 
Những tấm gương trên trần
Rượu sâm-banh ướp lạnh
Và bà chủ nói
“Tất cả chúng ta ở đây đều là những tù nhân của những phương tiện của chính mình”
Và trong những đại sảnh
Họ tụ tập để ăn tiệc
Họ đâm những lưỡi dao thép vào con thú
Nhưng họ không thể nào giết nó chết
 
Điều cuối cùng tôi còn nhớ là
Tôi chạy về phía lối ra
Tôi phải tìm đường trở về
Nơi trước kia tôi đã sống
“Hãy thong thả” người trực đêm nói
“Chúng tôi chỉ có kế hoạch nhận khách vào
Bạn có thể trả phòng bất kỳ lúc nào bạn muốn
Nhưng bạn không bao giờ có thể rời khỏi nơi đây!”
 

IMAGINE - John Lennon soạn nhạc và hát

Mời các Bác thưởng thức bài nhạc IMAGINE, mang ước mơ "phản kháng cho đời đẹp hơn", như hồi nào anh em lớp mình "đứng lên" vào hai năm 1973 va`1974.  Riêng tặng bác Thành, giờ này bác đang ở đâu?


 "Imagine"
Imagine there's no heaven
It's easy if you try
No hell below us
Above us only sky
Imagine all the people
Living for today...

 
Imagine there's no countries
It isn't hard to do
Nothing to kill or die for
And no religion too
Imagine all the people
Living life in peace...

 

You may say I'm a dreamer
But I'm not the only one
I hope someday you'll join us
And the world will be as one

 

Imagine no possessions
I wonder if you can
No need for greed or hunger
A brotherhood of man
Imagine all the people
Sharing all the world...

You may say I'm a dreamer
But I'm not the only one
I hope someday you'll join us
And the world will live as one

Thứ Tư, 21 tháng 8, 2013

KHÔN VẶT -- Người Viết: Huy Phương


Dân hai nhăm triệu ai người lớn?
Nước bốn nghìn năm vẫn trẻ con”
 

-Tản Ðà: “Mậu Thìn Xuân Cảm”


Thuở còn trẻ đọc các chuyện đi sứ trong đó có chuyện Mạc Ðĩnh Chi, tôi thấy rất phục tài ứng đối của ông Trạng Nguyên này. Một lần Mạc Ðĩnh Chi đến thăm phủ Thừa tướng nhà Nguyên, trong phủ trang hoàng lộng lẫy, giữa phòng có treo một bức trướng thêu hình con chim sẻ đậu trên cành trúc trông rất sinh động, Trạng ngỡ là chim sẻ thật nên đưa tay ra bắt, Thừa tướng và các quan quân nhà Nguyên đều phá lên cười và có ý cho là người phương xa bỉ lậu. Mạc Ðĩnh Chi nhanh trí chữa thẹn, vội lấy bức họa xuống và xé toạc thành nhiều mảnh.
 

Trong khi mọi người đều kinh ngạc, ông nghiêm mặt giải thích: “Tôi nghe người xưa vẽ cành mai và chim sẻ, chứ chưa thấy vẽ chim sẻ đậu cành trúc bao giờ. Trúc là bậc quân tử, chim sẻ là kẻ tiểu nhân, nay tể tướng thêu lại thêu cành trúc với chim sẻ như vậy là để tiểu nhân trên quân tử, sợ rằng đạo của tiểu nhân sẽ mạnh, đạo của quân tử sẽ suy. Tôi vì thánh triều mà trừ giúp bọn tiểu nhân.”

Nay trên đầu đã hai thứ tóc, nghĩ lại chuyện xưa, muốn chửi gia chủ là ngu, treo tranh không biết ý nghĩa, hay mượn cớ chửi quần thần của nước người ta là đám tiểu nhân, mà làm trò “vờ vĩnh” rồi hung hãn xé tranh nhà người thì tài ngoại giao của Ðĩnh Chi quả thực cũng còn nhiều vấn đề cần bàn. Xem lại những chuyện thuộc giai thoại làng nho, đến những chuyện tiếu lâm dân gian thì giật mình thấy dân Việt trong đó có mình, xem chừng rất thích những trò nghịch lỡm, khôn vặt hay miệng lưỡi trí trá, đốp chát với người hơn là làm việc đứng đắn.

Những chuyện như Trạng Quỳnh gạt tiền bà chúa Liễu, làm sớ dâng sao chữa bệnh cho công chúa bị lên sởi, hay ăn cắp mèo của Chúa hay đến chuyện hai anh chàng “thông minh nhưng thất bại trong khoa cử,” Ba Giai tuột quần giữa chợ để đôi co với cô bán hàng là “nâu này của cô hay của tôi,” Tú Xuất giả mù qua cầu để nhìn các cô tắm truồng dưới suối, ra chợ mua chim để tìm cách bóp vú cô bán hàng, hay lừa quán cơm để đòi bồi thường mấy chục lạng bạc. Những chuyện lưu manh trò trí trá như vậy lại được dân chúng truyền tụng, viết thành tuồng, chèo, kịch để công diễn và già trẻ lớn bé xem chừng đọc một cách hả hê thỏa mãn. Không tin bạn cứ google “Trạng Quỳnh” và “Ba Giai Tú Xuất” thử xem tìm được bao nhiều trang web có “chuyên đề” về những nhân vật này.

Chắc chắn khả năng ngôn ngữ là một phần của trí thông minh, nhưng khả năng này có khi biểu hiện qua những bài hiệu triệu cảm động lòng người hay phân tích tổng hợp nâng cao dân trí, thì có khi chỉ là những trò “xảo ngôn” lừa lọc hay miệng lưỡi ganh đua vụn vặt, thứ vụn vặt quanh bữa cỗ ngoài đình làng. Thế nhưng ganh đua đốp chát nhỏ mọn ngoài đình lại không phải là trò của đám “tiểu nông” như các nhà trí thức chuyên nghiên cứu văn hóa Việt Nam vẫn thường hay đổ tội, mà là của đám nhà nho “tiểu trí thức,” trong đó quyền lực của quan lại cũng không mà sức lực của nông dân cũng không.

Người có quyền lực hay sức lực muốn can thiệp hay thậm chí áp chế người khác chắc không ai cần “nói cạnh nói khóe.” Ký cho đối phương một cái lệnh tống giam hay “quai” cho một cú vào hàm là giải quyết ngay công việc. Thế nhưng nếu không có sức có quyền, nói thẳng thì sợ bị đáp trả, thì tốt hơn hết có lẽ là “chỉ tang mạ hòe” (chỉ vào cây dâu mà lại mắng cây hòe). Ðối phương có biết mình ám chỉ thì không có bằng chứng cụ thể để đáp trả. Chẳng lẽ lại tự nhận là người ta đang chửi mình, rồi chửi lại.

Trò “chỉ tang mạ hòe” quả là khôn. Nhưng thiết nghĩ nó là loại khôn vặt, xuất phát từ thế của kẻ yếu. Mà đã chuyên khôn vặt thì khó mà có đầu óc khôn lớn. Người Việt chúng ta không nhiều thì ít thường hãnh diện về cái khôn ngoan lanh lẹ này nhưng qua thực tế lịch sử cái khôn vặt này chưa thấy đem đến phát minh sáng kiến, chính sách ích quốc lợi dân nào mà chỉ dẫn đến những trò tham vặt gian vặt.

Lại trong một xã hội mà “thẳng thắn thật thà thường thua thiệt, lọc lừa lươn lẹo lại lên lương” như hiện nay ở Việt Nam, thì số người muốn dùng trí tuệ, tài năng, và công sức của chính mình để thành công lại càng khan hiếm. Ða số chỉ muốn dùng thủ thuật, mánh mung để đạt được kết quả hay tìm kiếm lợi nhuận trước mắt.Cẩm nang khôn vặt của Việt Nam chứa không ít ca dao tục ngữ, “ăn cỗ đi trước, lội nước đi sau;” “lanh mồm miệng, đỡ chân tay,” “đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn,” v.v. . .

Báo chí trong nước tường thuật không ít về những trò của dân Việt “hiện đại.” Trong lãnh vực học thuật có chuyện ông Tiến sỹ- Phó Giáo Sư Nguyễn Chí Bền, Viện Trưởng Viện Văn Hóa- Thông Tin (!)ăn cắp tài liệu nghiên cứu của GS Tô Ngọc Thanh về văn hóa chiêng cồng của đồng bào dân tộc để in sách làm của mình. Chơi trội hơn với tầm mức quốc tế là Thạc sỹ Lê Ðức Thông sinh năm 1981 bị các chuyên san Natural Science, Journal of Modern Physics, Physics Letters B, Europhysics Letters, tuyên bố rút bỏ các bài “nghiên cứu” của ông này và nhóm đồng tác “giả” vì tội đạo văn.

Trong lãnh vực văn nghệ thì nhạc sĩ trẻ Trương Tuấn Huy thú nhận lấy sáng tác “Chút Tình”của Trường Nhân, sửa tên thành “Chút Tình Phai” đem bán. Một nhạc sĩ tương đối có tên tuổi là Bảo Chấn thì cũng bị tố cáo “đạo” bản “Frontier” và “Crescendo” của Keiko Matsui để hô biến thành bài “Tình Thôi Xót Xa” và “Dường Như.” Nói về nạn nhân thì nhạc sĩ Trần Duy Ðức ở hải ngoại cũng bị các nhạc sĩ “tài hoa” ở trong nước “thuổng” bài “Nếu Có Yêu Tôi.” Chuyện ma của Nguyễn Ngọc Ngạn thì được một nhà xuất bản trong nước “cầm nhầm” đổi nhan đề, đổi tên tác giả và đem xuất bản, bán lấy tiền. 

{Tự Ý Đục Bỏ , muốn xem hãy vào:  http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=171432&zoneid=97#.UhVipz9NhK4 }



Ngẫm nghĩ lui tới thì quả thật khôn vặt sẽ dẫn đến tham vặt mà tham vặt lại dẫn đến khôn vặt. Cái trí khôn nhỏ bé thì chỉ thấy lợi trước mắt, không nghĩ đến hậu quả lâu dài hay sâu rộng. Cái lòng tham nhỏ bé thì chỉ vận dụng trí khôn vừa phải để học hành đối phó, để lừa lọc vài người.

Ðất nước bây giờ tụt hậu cả vài trăm năm so chỉ với những quốc gia trong vùng. Với cái “đỉnh cao” khôn vặt tham vặt đó thì có đến ngàn năm sau cũng khó thấy dân tộc này “rồng bay” hay “hổ nhảy.” Biết đến khi nào dân mình mới bớt cái khôn vặt và trưởng thành để hết là “trẻ con” như nhà thơ Tản Ðà đã phán?
 

LÊNH ĐÊNH THÂN PHẬN TIẾNG NƯỚC TÔI!

Người viết: thi-sĩ-nhà-giáo Cao Thoại Châu


Dù không phải nhà nghiên cứu về ngôn ngữ mà chỉ là người thường hay đọc báo giấy cũng như báo mạng nhưng không ai là không nhận thấy đang có một sự lãng phí lớn trong cách chế tác và sử dụng từ ngữ. Người ta lãng phí một cách rất vô tư, vô tội vạ ngôn ngữ, một tài sản chung mà bây giờ thì “cha chung không ai khóc” đã là khá phổ biến. Lãng phí ở đây không chỉ là xài thừa mứa mà còn là keo kiệt nữa.




Về sự thừa mứa tức là sử dụng từ ngữ quá mức cần thiết, quá yêu cầu của nói và viết. Trung tâm giáo dục thường xuyên thì tỉnh nào cũng có, nó chỉ là nơi dạy bổ túc văn hóa kiểu…1 năm 3 lớp cho cán bộ để họ có cơ đi tiếp lên đại học loại tại chức theo nghĩa đen của danh từ là có bằng để...tại chức, thì sao cần đến một cái tên nhiều chữ như thế? Nhiều chữ, bảng tên phải lớn, tốn tiền làm bảng và tiền sơn vô ích! Đã tốn kém lại nghịch lý bởi theo nghĩa “thường xuyên” này thì các trường phổ thông là không thường xuyên, chỉ mở ra theo thời vụ, giai đoạn? Nên chăng là...Trường Bổ túc văn hóa? Trong sự thừa này còn có Cửa hàng may đo mà lẽ ra chỉ là Tiệm may bởi muốn may quần áo lẽ tất nhiên không thể không đo, đo chỉ là một khâu trong quy trình làm ra áo quần! 
  
Cũng có khi chế ra từ để xài mà không ai hiểu nghĩa của nó là gì, Nhà Đại thể ở BV tỉnh tôi cứ làm cho tôi ngẩn ngơ mỗi khi vào đó (để khám bệnh chứ không phải đã chết) cho đến một ngày có người dẫn giải cho biết chớ vào vì đó là... nhà xác! Có một mâu thuẫn, trong khi hô hào Việt hóa thì lại chế ra những từ rất dài dòng. Việt hóa thành Người Việt sống ở nước ngoài (6 chữ) trong lúc Việt kiều chỉ mất có hai chữ và còn có thể dùng song song với Pháp kiều, Úc kiều, Hoa kiều...
 
Thế nhưng có những từ tiếng nước ngoài như type hoàn toàn có thể dịch ra là “loại” thì lại nửa để nguyên nửa phiên âm sai thành tuýp (tube = ống). Nói cách khác, tự tạo ra mâu thuẫn và giải quyết kiểu mạnh ai nấy làm! Từ Hán Việt rất nhiều, đó là niềm tự hào về sức đồng hóa của người Việt, nó lại có sức cô đọng cao và trang nhã, chẳng hạn phu nhân giám đốc hơn là vợ giám đốc, sản phụ dễ nghe hơn bà đẻ và nhất là kinh nguyệt nếu dùng từ khác thì rất khó nghe. Trong các BV có những tấm bảng Khoa Nhi, Khoa Sản, Khoa Nội...tự nhiên thấy một sự dùng chữ "cẩu thả" bởi những từ đó là từ Hán mà đã là từ Hán thì tính từ phải đứng trước như Nhi khoa, Sản khoa, Nội khoa mới thực sự là ...Hán! Tương tự, nói đại lộ chứ ai lại nỡ nói lộ đại bao giờ!    Và không hiểu nghĩ thế nào mà lại nói trang trí nội thất của xe hơi khi mà thất nghĩa là cái nhà! Các vị Nguyễn Du, Nhất Linh, Phạm Duy, Trịnh Công Sơn...là những tác giả nghiệp dư theo cách gọi phân cấp bây giờ, các vị ấy chưa phải nhà văn, nhạc sĩ chuyên nghiệp lý do không phải hội viên Hội Nhà văn hay Hội Âm nhạc VN! 

Phụ nữ VN lấy chồng người nước ngoài bèn được gọi là hôn nhân có yếu tố nước ngoài, nói và viết đều dài dòng một cách không cần thiết. Tương tự, thời xưa ai có đất đều có Bằng khoán thì nay là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và sở hữu tài sản trên đất nghe dài dòng và dễ thiếu dễ sai mà người dân gọi đại là sổ đỏ (quyền SD đất) và sổ hồng (sở hữu nhà)! Lãng phí quá có khi lại thành thiếu, lấy nhau thì làm Hôn thú nhưng lại chỉ là làm Giấy đăng ký kết hôn, đăng ký chưa thực sự là đã lấy nhau bởi về nguyên tắc đăng ký mới chỉ là... ghi tên!! Gà, vịt và các loại chim nuôi gọi là gia cầm nhưng con vịt có lúc xếp loại thủy cầm tuy trứng của nó lại vẫn là trứng gia cầm! Tùy tiện làm cho lộn xộn tung cả lên.
  
Tôi không biết có nước nào mà khen, chê  (ca tụng, chửi bới) quá tay quá mạng như ở Việt Nam này không? Mới tham dự một lớp bồi dưỡng chính trị có vài ngày mà khi báo cáo tổng kết đã thấy nói “nhận thức được nâng cao một bước” thì thánh thật! Và cũng...giả dối thật! Một kỳ thi vừa kết thúc đã vội vã khen hết sức hoa mỹ nhiều tính mèo khen mèo dài đuôi “thành công tốt đẹp” để rồi đâu đó phát hiện ra những tiêu cực có khi động trời! Chê ai mà mình cho là “người tốt” về trình độ còn kém thế nào cũng là “trình độ còn...hạn chế” mà không nói thực nói thẳng ra khiến chi ngôn ngữ trở thành công cụ che đậy dù biết không thể lấy thúng úp voi thậm chí nói láo!
 
Không thể quên trường hợp hai từ cùng một nghĩa hoặc gần nghĩa với nhau nhưng vẫn đi đôi với nhau. Vu cáo ai thì úp chụp người đó trong khi cả úp và chụp cùng có nghĩa tương đồng. Có một lần tới nói chuyện với hội đồng giáo viên, quan chức dùng từ chòi đạp để khen quý thầy cô đã phấn đấu làm thêm để...khỏi đói. Chòi và đạp cùng là động tác của chân và cùng gợi cảm giác hơi thô thô đem gán cho các cô giáo mảnh mai xinh xắn thì nỡ lòng nào! Bác sĩ kêu bệnh nhân vào khám chữa bệnh cho họ. Khám mà không chữa bệnh chẳng lẽ lột áo người ta nhìn một cái rồi cho về? Chữa bệnh mà không khám thì làm sao biết bệnh gì để chữa? Nói về nông nghiệp, người ta hay dùng mùa vụ lúa e rằng đã lãng phí một trong hai chữ! Mỗi khi có bão, sẽ có việc trong đất liền gọi điện thoại báo cho các thuyền bè còn trên biển biết những nơi cần tới để tránh trú bão, có thừa một chữ không? 
 

Còn bệnh ưa khoa trương dẫn đến dùng từ dao đo búa lớn khiến cho ngôn ngữ thành công cụ quá hớp và nó mất dần đi tính chân thật và sắc bén vốn có của nó. Hội nghị đầu bờ nghe kêu rổn rảng chẳng qua chỉ là cuộc gặp giữa nhân viên kỹ thuật với nông dân ngay tại ruộng của anh ta để chỉ cho người đó về một loại giống, loại phân hay cách trồng lúa... 

Giá mà cứ dùng thừa, dùng lãng phí một chữ sẽ mất 10 calorie ( hay thiết thực hơn, mất 1.000 VND) thì e rằng người Việt Nam (nhất là cán bộ) sẽ ốm nhom như que củi! Nói cho công bằng thì trong chế tác từ ngữ cũng có nhiều khi rất hay. “Vòng 1, 2, 3” quả là nghe vui vui và...ấn tượng so với nói ngực eo và mông! (*)

************************************************************************  

(*) Nhất trí với thi sĩ Cao Thoại Châu ! E hèm, mấy từ này được "chế tác" từ hồi năm 1966 khi đài Truyền hình VN băng tần số 9 tổ chức thi Hoa Hậu ở Saigon, VN vào lúc bấy giờ
 
  

Chủ Nhật, 18 tháng 8, 2013

Lich Sử Viện Đại Học Minh Đức










 Viện đại học Minh Đức, một cơ sở giáo dục tư cao cấp được thành lập bởi hội Minh Trí vào đầu năm 1970. Viện có 5 phân khoa – Y, Triết học, Khoa học Thực dụng, Kinh tế Thương mại và Kỹ thuật Canh nông – Niên khoá đầu tiên khai giảng chính thức ngày 8 tháng 9 năm 1970 tại cơ sở số 6 đường Hoàng Hoa Thám Gia Định, ngoại ô Sàigòn.



Sau hai niên học thành công về mặt học vụ. Viện đã phát triển sâu rộng hơn để được chính phủ Việt Nam Cộng Hoà công nhận và hợp thức hoá cả năm phân khoa, qua nghị định số 3590/GD/KHPC/HV ngày 22 tháng 12 năm 1972. Sau khi được hợp thức hoá, kể từ niên học thứ tư 1973–1974 Viện đã cải danh các phân khoa:



Triết học thành đại học Nhân Văn Nghệ Thuật Minh Đức

Khoa học Thực dụng thành đại học Khoa Học Kỹ Thuật Minh Đức

Kỹ thuật Canh nông thành đại học Kỹ Thuật Canh Nông Minh Đức

Y thành đại học Y Khoa Minh Đức

Kinh tế Thương mại thành đại học Kinh Thương Minh Đức.



Viện đại học dân lập thứ ba ở miền Nam, ngày đó đã nêu cao mục đích nhằm đào tạo một lớp chuyên viên giỏi về kỹ thuật, thực tiễn hơn, và có tinh thần xây dựng một miền Nam phú cường. Với tôn chỉ — Dân tộc, Hiện đại hoá và Thực dụng, Viện đã đề ra đường lối giáo dục — Hội nhập, Thực tế và Khai Phóng. Viện đại học Minh Đức hy vọng sẽ đóng góp một phần vào việc phát triển toàn diện con người và xứ sở, hầu đưa quốc gia Việt Nam tiến đến "chỗ đứng xứng đáng của mình trong cộ̣ng đoàn các dân tộc."

Xin mời thưởng thức :


Vĩnh Biệt Đại Học Tiếng hát:Lệ Thanh by VongNgayXanh