khktmd 2015






Đạo học làm việc lớn là ở chỗ làm rạng tỏ cái đức sáng của mình, thương yêu người dân, đạt tới chỗ chí thiện. Đại học chi đạo, tại Minh Minh Đức, tại Tân Dân, tại chỉ ư Chí Thiện. 大學之道,在明明德,在親民,在止於至善。












Thứ Bảy, 8 tháng 6, 2019

Từ Vụ Đổ Bộ Tại Normandie Nhìn Vào Tương Lai (Phần 4)







Từ Vụ Đổ Bộ Tại Normandie Nhìn Vào Tương Lai (Phần 3)







Từ Vụ Đổ Bộ Tại Normandie Nhìn Vào Tương Lai (Phần 2)







Từ Vụ Đổ Bộ Tại Normandie Nhìn Vào Tương Lai (Phần 1)







Phỏng vấn Ks Trần thanh Vân





Nhà hoạt động Nguyễn Ngọc Ánh bị 6 năm tù giam, nhưng vợ tự hào về anh






Hôm 6/6, kỹ sư nuôi tôm, nhà hoạt động môi trường Nguyễn Ngọc Ánh, 39 tuổi, bị kết án 6 năm tù giam 5 năm quản chế vì làm, tàng trữ, phát tán, tuyên truyền, thông tin tài liệu chống phá Nhà nước theo Điều 117, BLHS, theo báo Thanh Niên.

Trong khi báo trong nước nói rằng ông Ánh thừa nhận đã bịa đặt, vu khống thông tin chống phá nhà nước và "ăn năn hối cải", gia đình ông Ánh phản bác toàn bộ thông tin này.

 

'Ăn năn hối cải'?


Theo Thanh Niên, ông Ánh đã dùng "mạng xã hội Facebook để tuyên truyền những nội dung sai sự thật, chống phá Nhà nước".


Cũng theo báo này, từ tháng 3 đến tháng 8/2018, ông Ánh đã "sử dụng nhiều email, mạng xã hội phát trực tiếp (livestream), trao đổi thông tin, cung cấp hình ảnh, tư liệu kết nối với 14 tài khoản Facebook khác để phát tán, chia sẻ các nội dung tuyên truyền, lôi kéo, kích động, tổ chức biểu tình, xuyên tạc chính sách pháp luật, vu khống, bịa đặt gây tâm lý hoang mang, chống phá chế độ XHCN…"

Và các thông tin nội dung này "đã phát tán đến hơn 2,4 triệu lượt người xem, hơn 45.000 lượt người thích và 133.000 bình luận".

Tháng 8/2018, ông Ánh bị công an tỉnh Bến Tre khởi tố, bắt giữ.

 

Ngẩng cao đầu tại phiên tòa 'công khai'


Chị Nguyễn Thị Châu, vợ ông Nguyễn Ngọc Ánh cho biết, phiên tòa sáng 6/6 ngạc nhiên là 'khá công khai'. Có mặt tại phiên tòa ngoài chị, còn có anh trai, chị dâu ông Ánh và năm người vợ của một số tù nhân lương tâm.



"Phiên tòa công khai nhưng nó rất nhàm chán, áp đặt. Thẩm phán, Viện Kiểm Sát chỉ có đọc văn bản và đọc rất lủng củng, giống như bị bắt đọc."

Chị Châu cho rằng có sự dàn xếp trong phiên tòa, khi viện kiểm sát mời một người giúp việc trong nhà lên làm chứng.

"Ông xã tôi có làm một cái cây 60 phân và đục lỗ, để làm hàng rào bảo vệ khu nuôi tôm. Anh người làm đó biết rõ vậy mà lại nói theo lời công an dặn là anh Ánh làm cây đó để đi biểu tình. Khi anh Ánh đi biểu tình anh cũng đâu có cầm theo cái cây đó theo."

Tại phiên tòa, ông Ánh thừa nhận có đăng 74 video live stream, nhưng là để nói lên tiếng nói của mình.

Một trong những video livestream mà được làm bằng chứng tại tòa là video, trong đó ông Ánh nói Miền nam Việt nam là của Việt Nam Cộng hòa và kêu gọi người dân trong và ngoài nước liên kết lại nếu muốn lấy lại Việt Nam Cộng Hòa, theo chị Châu.

"Và hình như cứ nói đụng tới Trung Quốc là họ không thích. Họ bảo mình là chia rẽ tình đoàn kết Việt Nam - Trung Quốc. Anh Ánh mới nói [tại tòa] rằng 'Vì sao tàu Việt Nam bị Trung Quốc đâm như vậy mà nói là tàu lạ đâm? Tại sao biển đảo mình bị mất mà nói là chưa lấy chứ không phải là không lấy lại? Có phải hèn với giặc ác với dân không?'," chị Châu kể lại.

"Những gì [tòa] thấy có lợi cho anh Ánh là họ không nhắc tới, nhưng cái gì bất lợi là họ cứ hay nhắc đi nhắc lại," chị Châu nói khi ông Ánh có thừa nhận rằng một số livestream nói về học đường y tế, nhiều cái ông nói "hơi quá, chưa xác thực và xin sửa sai".

Trước thông tin ông Ánh thừa nhận "bịa đặt, vu khống, vi phạm pháp luật và tỏ ra ăn năn hối cải", chị Châu bật cười và nói rằng nếu nhìn vào tấm hình thì sẽ thấy chồng đã rất "kiên cường, bất khuất" như thế nào.

Chị Châu nói, trước khi bị bắt ông Ánh khỏe mạnh nhưng sau khi vào tù, thì chân ông bị đau nhưng chưa tiện nói lý do vì sao.

Tại phiên tòa, khi chủ tọa đề nghị đưa ghế cho ngồi thì ông Ánh nhất quyết đứng và xin vịn vào thành bục khai báo.

"Anh ấy ngẩng cao đầu. Anh ấy ráng đứng từ sáng tới 1 giờ trưa. Người ta cho ghế nhưng ảnh nói 'Tôi Cảm ơn. Tôi không ngồi mà tôi đứng được'".

"Tôi mua một bộ đồ Tây cho anh mặc nhưng anh lại mặc một bộ đồ hết sức bình thường. Chắc anh ấy muốn tỏ ra anh ấy xem thường cái phiên tòa này."

Nói về chồng, chị Châu khẳng định: "Chồng tôi dám đứng thẳng làm người. Tôi tự hào về anh ấy. Tôi chẳng có gì phải sợ."

Ông Ánh ban đầu tính mời thuê luật sư nhưng sau đó, gia đình gặp khó khăn về tài chính. Khi một số tổ chức nhân quyền quyết định giúp đỡ ông thuê luật sư, thì ông từ chối, nói nên giữ lời hứa với chính quyền.

Tuy nhiên, gia đình có thể sẽ cân nhắc mời luật sư cho phiên tòa phúc thẩm.

 

Nguyễn Ngọc Ánh là ai?


Nguyễn Ngọc Ánh, 39 tuổi, là một doanh nhân và kỹ sư nuôi tôm ở Bình Đại, tỉnh Bến Tre.

Theo chị Châu, ông Ánh bắt đầu quan tâm đến vấn đề môi trường từ năm 2014-2015, khi đó anh chỉ nghiên cứu làm sao để làm sách bãi rác thải quanh khu gia đình ở.

Từ lúc xảy ra sự cố Formosa, ông bắt đầu đi biểu tình, tìm hiểu thêm về môi trường, học đường, y tế và về dân oan về bất tuân dân sự.

Một bài đăng của Nguyễn Ngọc Ánh trên Facebook:

           

Kể từ khi ông Ánh, trụ cột của gia đình bị bắt, chị Châu và con cũng gặp nhiều khó khăn.

"Vợ chồng tôi trước đây là một doanh nhân thành đạt, cuộc sống mơ ước của nhiều người. Có nhà cửa, xe cộ, có người làm trong nhà. Giờ thì chỉ có hai mẹ con, tôi phải làm đủ nghề. Cái gì cũng làm nhưng tôi mệt mỏi vì tôi tự hào về chồng. Dù có khổ mấy tôi cũng không thấy mệt."

"Ông xã tôi dám xả thân ra đứng thẳng làm người. Anh ở trong tù thì tôi sẽ tiếp tục đứng thẳng làm người và con tôi cũng vậy.

"Tiền bạc chỉ là vật ngoài thân thôi. Quan trọng mình sống làm sao để người thân của người mình được hưởng phúc lợi xã hội, đất nước được đa nguyên đa đảng."

 

'Công an bảo con mở điện thoại'


Chị Châu kể, trưa 30/8/2018, ông Ánh đi làm về và hai vợ chồng tính nấu cơm ăn trưa thì nhận được được một cuộc điện thoại nói phải xuống phường làm giấy tờ tạm trú tạm vắng.

Ông Ánh vừa rời khỏi nhà 5 phút thì công an ập vào nhà đọc lệnh bắt và lệnh khám xét. Ông Ánh bị bắt khi đang đi trên đường.

"[Công an] nói lần này [ông Ánh] đi công tác xa nên cho hai bố con gặp nhau. Tôi không thể đưa con đi được vì đang theo sát vụ khám nhà nên nhờ người thân quen đưa con xuống gặp anh Ánh."

"Lúc con về, tôi hỏi con có gặp bố không, có nói bố yên tâm không, thì nó bảo là 'Con có gặp bố đâu. Năm chú công an bắt con mở điện thoại của bố'."

Chị Châu cho biết khi đó bé trai mới có 3 tuổi rưỡi.

Cha của ông Ánh qua đời hồi tháng 3/2019, nhưng công an vẫn từ chối cho phép ông về chịu tang cha.



Trước đó Tổ chức Theo dõi Nhân Quyền (HRW) và Ân xá Quốc tế (AI) đều đã ra thông cáo báo chí một ngày trước khí diễn ra phiên xét xử kêu gọi chính quyền Việt Nam thả tự do cho ông Ánh ngay lập tức.

"Tội duy nhất của Nguyễn Ngọc Ánh là anh đã dám nói lên quan điểm của mình chống lại sự bất công và đàn áp," Phil Robertson, phó giám đốc châu Á của HRW nói.

"Các nhà tài trợ quốc tế và các đối tác thương mại của Việt Nam nên xem xét lại các thỏa thuận với Việt Nam cho đến khi họ ngừng lạm dụng quyền và trừng phạt những người bất đồng chính kiến."

Trật Tự Thế Giới Mới? Tàu Cộng khóa tài khoản WeChat của phóng viên BBC tại Bắc Kinh



 
 
Nền tảng WeChat của Trung Quốc vừa là một trang web mạng xã hội, vừa là một hình thức trao đổi tiền tệ, vừa là một ứng dụng hẹn hò và đồng thời cung cấp tin tức.
 
Nó giống như Twitter, Facebook, Googlemaps, Tinder và Apple Pay tất cả trộn lại làm một.

Nhưng WeChat cũng là một trong những loại vũ khí tối ưu của chính phủ Trung Quốc để kiểm soát xã hội Trung Quốc trên không gian mạng.

Mới đây, tài khoản của phóng viên BBC Stephen McDonell đã bị khóa ra khỏi WeChat (hay còn gọi là Weixin 微信 trong tiếng Trung).

Và để lấy lại tài khoản, anh phải thực hiện một số bước 'xác minh thông tin' rất đáng ngờ.

Lý do McDonell buộc phải lấy lại tài khoản WeChat là vì cuộc sống ở Bắc Kinh sẽ vô cùng khó khăn nếu không có nó. Một lý do khác là nếu không trải qua những bước đó, anh cũng sẽ không thể biết được mức độ kiểm duyệt của chính quyền TQ đến đâu.

Đây là những gì đã xảy ra, theo lời kể của Stephen McDonell.

Tôi đã ở Hồng Kông để đưa tin về buổi thắp nến tưởng niệm 30 năm vụ thảm sát Thiên An Môn vào tháng 6/1989.

Sự kiện này trong lịch sử đã bị xóa sạch các khỏi diễn đàn công khai ở Trung Quốc.

Tất nhiên tôi đã chụp một số hình ảnh khi cả biển người cầm những ngọn nến và hát, và đăng một số tấm hình này lên "khoảnh khắc" WeChat.

Bài đăng không đi kèm một lời bình luận, hay dòng mô tả nào, chỉ có hình ảnh.



Ngay sau đó, những người bạn Trung Quốc bắt đầu hỏi tôi trên WeChat là sự kiện này là gì? Tại sao mọi người lại tụ tập? Nó đang diễn ra ở đâu?

Những câu hỏi như vậy đến từ một số bạn trẻ thuộc giới trí thức cho thấy mức độ hiểu biết về Thiên An Môn 1989 đã gần như biến mất hoàn toàn ở Trung Quốc.

Tôi đã trả lời một vài người trong số họ một cách không rõ ràng và đột nhiên tôi bị khóa khỏi WeChat.

"Thông tin đăng nhập của bạn đã bị từ chối do trường hợp tài khoản ngoại lệ. Hãy thử đăng nhập lại và tiến hành theo hướng dẫn," thông báo trên màn hình.

Khi tôi cố gắng đăng nhập lại, một thông báo mới xuất hiện: "Tài khoản WeChat này bị nghi ngờ lan truyền tin đồn độc hại và tạm thời bị chặn".

Có vẻ như việc đăng ảnh về một sự kiện thực tế đang diễn ra, không đi kèm lời bình luận nào, vẫn có nghĩa là "lan truyền tin đồn độc hại" ở Trung Quốc.

Tôi thử và đăng nhập lại vào ngày hôm sau. Khi đó để đăng nhập, nó yêu cầu tôi phải nhấn "đồng ý và bỏ chặn" với lý do "đã lan truyền tin đồn độc hại".

Tôi bấm vào "đồng ý".

Sau đó nó đến một bước mà tôi chưa hề chuẩn bị tinh thần.
"Yêu cầu quét mặt vì lý do an ninh," thông báo tiếp theo hiện lên.

Tôi được hướng dẫn giơ điện thoại lên, "quay mặt thẳng với camera trước" và nhìn thẳng vào hình ảnh đầu người.
Và sau đó là "Đếm số thật to bằng tiếng Trung Quốc".



Giọng nói của tôi đã bị ứng dụng này thu lại cùng lúc nó quét khuôn mặt tôi.

Sau đó, một dấu lớn màu xanh lá cây xuất hiện: "Đã phê duyệt"

Tôi sẽ để bạn tưởng tượng xem họ có thể làm gì với những dữ liệu sinh trắc học đó của tôi.

Chắc chắn giờ tôi đã ở trong một danh sách các cá nhân đáng ngờ nào đó của chính phủ Trung Quốc.

Ở Trung Quốc hầu như tất cả mọi người đều dùng WeChat. Tôi không biết một người nào không dùng nó. Được phát triển bởi gã khổng lồ công nghệ Tencent, đây là một ứng dụng đáng kinh ngạc.

Nó tiện lợi. Nó hiệu quả. Nó thú vị. Nó đã đi trước tất cả những đối thủ khác và nó đã len vào mọi góc cạnh của cuộc sống.

Và nó có thể giúp cho Đảng Cộng sản hiểu rõ về cuộc sống của gần như tất cả mọi người ở đất nước này, cả công dân Trung Quốc lẫn người nước ngoài.

Việc thu thập hình ảnh khuôn mặt và giọng nói của tất cả những người dám đề cập đến lễ kỷ niệm đàn áp Thiên An Môn trong những ngày gần đây sẽ vô cùng hữu ích cho những ai muốn theo dõi những người họ cho là có thể gây rắc rối.

Khi tôi kể lại toàn bộ sự việc này trên Twitter, những người khác đã hỏi: Tại sao anh phải chấp nhận bị 'Big Brother' can thiệp quá sâu vào sự riêng tư của anh như vậy?

Họ có lẽ chưa bao giờ phải sống ở Trung Quốc.

Thật khó để tưởng tượng một cuộc sống ở đây mà không có WeChat.

Khi bạn gặp ai đó trong bối cảnh công việc, họ sẽ không đưa cho bạn danh thiếp nữa, họ chia sẻ tài khoản WeChat của họ.

Những thông tin như đội bóng đá bạn theo dõi, WeChat; thông báo của trường con bạn, WeChat; hẹn hò, WeChat; vé xem phim, WeChat; theo dõi tin tức, WeChat; địa điểm nhà hàng, WeChat; trả tiền cho tất cả mọi thứ, từ một tô mì, quần áo đến ăn nhà hàng.... tất cả đều WeChat.

Mọi người sẽ không thể nói chuyện với bạn bè hoặc gia đình của họ mà không có nó.

Vì vậy, những người kiểm duyệt có thể khóa bạn khỏi Wechat nắm quyền lực thực sự đối với bạn.

Ứng dụng mạng xã hội này được các cơ quan tình báo phương Tây cho là kém an toàn nhất trên thế giới.

Nếu bạn muốn có một cuộc sống bình thường ở Trung Quốc, tốt nhất bạn không nên nói bất cứ điều gì gây tranh cãi về Đảng Cộng sản và đặc biệt là về người lãnh đạo của nó, Tập Cận Bình.

Đây là Tàu Cộng năm 2019.




Hòa giải xong chưa?




thứ trưởng ngoại giao csvn Lê Hoài Trung: "Việt Nam đã trải qua hàng thập kỷ chiến tranh, chúng tôi hy vọng sẽ mang đến Hội đồng Bảo an kinh nghiệm của mình, một đất nước đã tái thiết thành công sau chiến tranh và vẫn đang phải xử lý các vấn đề hậu chiến như bom mìn sót lại"


Gia đình tỵ nạn VN hội ngộ và tri ân thuyền trưởng tàu Sibonga vớt họ trên Biển Đông vào nằm 1979







Nghị Quyết Liên Hiệp quốc về Ngày Quốc tế dành cho Nạn Nhân bị Đàn áp vì Tôn Giáo







Vẫn Nhớ Ngày Về: Cộng đồng người Việt tỵ nạn tại Victoria chào đón Tuần lễ Tị nạn Quốc tế







Thứ Sáu, 7 tháng 6, 2019

D-Day: Quân đồng minh đổ bộ vào Normandy, vào ngày 6 tháng 6 năm 1944







Việt Nam tuần qua, 8/6/2019







Á Châu Ngày Nay, 9/6/2019







Chuyện của người sống sót dưới xích xe tăng Thiên An Môn







Tìm hiểu quỹ tín thác Trust Fund







Ca khúc Blood Is On The Square







51 năm sau, đứa trẻ mồ côi thành tướng, Nguyễn từ Huấn




Đại tá Hải quân Nguyễn Từ Huấn được gắn huy hiệu trong một sự kiện ở thủ đô Washington, ngày 8 tháng 1, 2018.


Một số người Việt đang chia sẻ tin Đại tá Nguyễn Từ Huấn của Hải quân Mỹ vừa trở thành Phó Đề đốc (Rear Admiral lower half – RDML) trên mạng xã hội. Một số người khác thì bán tín, bán nghi vì chưa thấy thông tin này trên hệ thống truyền thông Mỹ.

Ngày 6 tháng 6, trang facebook dành cho thân hữu và gia đình của Hội Quân nhân Mỹ gốc Việt (Vietnamese American Uniformed Services Association - VAUSA) đã gửi lời chúc mừng Đại tá Huấn (1).

Tìm kiếm kỹ hơn, có thể thấy đề nghị chỉ định Đại tá Huấn làm Phó Đề đốc trên trang web của Quốc hội Hoa Kỳ. Đề nghị đã được Tổng thống chuyển cho Thượng viện Hoa Kỳ ngày 5 tháng 6 và đang được Ủy ban Quân vụ Thượng viện xem xét (2).

Nói cách khác, nếu không có gì thay đổi, cộng đồng người Mỹ gốc Việt sẽ có thêm một vị tướng sau những: Lương Xuân Việt (Thiếu tướng Lục quân), William H. Seely III (Chuẩn tướng Thủy quân lục chiến), Châu Lập Thể Flora (Chuẩn tướng Lục quân).

***
Trên Internet không có nhiều thông tin về Đại tá Huấn song ít nhất qua Internet cũng có thể biết, Đại tá Huấn làm việc tại Bộ Tư lệnh Hệ thống Kỹ thuật Hải quân Mỹ - Naval Sea Systems Command – NAVSEA).

Năm ngoái, Đại tá Huấn được NAVSEA và Bộ Tư lệnh Hệ thống Hải chiến - Chiến tranh Không gian (Space and Naval Warfare Systems Command - SPAWAR) chọn trao phù hiệu Engineering Duty Officer Qualification (phù hiệu EDO) (3).

Tạm dịch EDO là Sĩ quan Thường vụ Kỹ thuật vận hành. Trong Hải quân Mỹ, phù hiệu EDO là bằng chứng, chứng tỏ khả năng đặc biệt của một sĩ quan Hải quân. Theo Wikipedia thì Hải quân Mỹ chỉ có chừng 800 sĩ quan mang phù hiệu này (4).

Các EDO là những sĩ quan giữ vai trò trụ cột cả về thiết kế, mua sắm, đóng, bảo trì, sửa chữa, chuyển đổi, thanh lý tất cả các loại tàu của Hải quân Mỹ (chiến hạm, tàu ngầm, hải vận hạm, hàng không mẫu hạm), lẫn trang bị các hệ thống (vũ khí, liên lạc, mạng máy tính, mạng kiểm soát và vận hành) trên những tàu này.

Nhìn một cách tổng quát, các EDO của Hải quân Mỹ là những cá nhân thật sự xuất sắc về tri thức, kỹ năng, giàu kinh nghiệm, sau khi trải qua một tiến trình thẩm định kỹ lưỡng, được xác nhận là đủ tư cách nắm giữ vai trò chỉ huy hoặc là cố vấn về tất cả các khía cạnh liên quan đến kỹ thuật của các phương tiện thuộc Hải quân Mỹ (5).

Theo hệ thống truyền thông quân đội Mỹ, dịp 30 tháng 4 vừa qua, Captain (cách mà lực lượng hải quân và tuần duyên Mỹ gọi những sĩ quan mang cấp bậc đại tá) Huan Nguyen đến Guam, tham dự lễ khánh thành Đài tưởng niệm “Lone Sailor” (6).

Đài tưởng niệm “Lone Sailor” vừa là biểu tượng liên kết giữa Hải quân và Hàng hải, vừa ghi lại sự kiện Guam đã từng là nơi trú thân của hàng chục ngàn người Việt phải bỏ xứ tha hương khi quân đội miền Bắc Việt Nam tràn vào Sài Gòn.
Hồi 30 tháng 4 vừa qua, Captain Huan Nguyen đến Guam không chỉ nhằm đại diện Hải quân Mỹ mà còn vì là một trong hàng chục ngàn người Việt từng được Hải quân Mỹ vớt trên biển cách nay 44 năm, rồi đưa đến Guam…

Hôm ấy, ông đại tá hải quân này kể rằng, 44 năm trước, khi đến Guam, ông là một thiếu niên 14 tuổi, đơn độc vì cha, mẹ, anh, chị, em đều đã bị giết,… nước Mỹ đã tiếp nhận những kẻ xa lạ như ông, cho ông hy vọng, cơ hội…

Trên Internet có một trang web do Daniel Pham lập ra và điều hành với tham vọng chia sẻ những điều tốt để hình thành tính cách tốt, giúp cuộc sống tốt hơn. Daniel Pham còn là tác giả Great Quotes và theo những gì Daniel chia sẻ thì Captain Huan Nguyen từng viết vài dòng, trong đó trích dẫn nguyên văn tâm tình của Nguyễn Bá Học: “Đường đi khó không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông” để khuyến khích Daniel tiếp tục theo đuổi ước vọng của chàng trai này (6).

***
Cũng tuần này, khi bàn về hòa giải dân tộc, một số người Việt chia sẻ với nhau tấm ảnh Saigon Execution (Hành quyết tại Sài Gòn) do Eddie Adams chụp tại Sài Gòn vào Tết Mậu Thân năm 1968 đã được chỉnh sửa lại.

Saigon Execution từng được hệ thống truyền thông phương Tây và hệ thống tuyên truyền của khối Cộng sản sử dụng như một bằng chứng tố cáo “tội ác Mỹ Ngụy”, sự “phi nghĩa” của cuộc chiến chống cộng sản miền Bắc xâm chiếm miền Nam.

Trong Saigon Execution, người ta có thể thấy ông Nguyễn Ngọc Loan, lúc đó là Chuẩn tướng Tư lệnh Cảnh sát Việt Nam Cộng hòa, dùng súng ngắn bắn vào đầu một tù binh Việt Cộng mặc thường phục và hai tay đang bị trói!

Trung tá Tuấn, thân phụ tướng Huấn


Năm 1969, Saigon Execution đã giúp Eddie Adams nhận giải Pulitzer về ảnh báo chí chụp tại hiện trường… Saigon Execution từng làm tướng Loan và chính thể Việt Nam Cộng hòa bị chỉ trích kịch liệt vì... vô nhân đạo – bắn một tù binh đã bị vô hiệu hóa.

Tuy nhiên theo thời gian, sự thật tưởng vậy mà không phải vậy…

Bảy Lốp bị tướng Nguyễn ngọc Loan xử vì giết sĩ quan Tuấn và gia đình trừ một người con là tướng Huấn bị thương nặng và sống sót

Một số cựu chiến binh cộng sản bảo “nạn nhân” là Nguyễn Văn Lém, còn được gọi là Bảy Lốp (7), số khác bảo “nạn nhân” là Lê Công Nà (8). Còn chính quyền CSVN chỉ dùng Saigon Execution để tố cáo “tội ác Mỹ Ngụy”, nêu cao “chính nghĩa” của cuộc chiến “giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước” chứ chưa bao giờ chính thức xác định danh tính, thân thế - sự nghiệp của “nạn nhân”.

Vì sao? Có thể vì làm như thế sẽ khó giải thích tại sao “nạn nhân” lại tham gia vào việc biến thủ đô của một quốc gia có chủ quyền thành mặt trận, giết nhiều thường dân, trong đó có gia đình một trung tá tên là Nguyễn Tuấn – Chỉ huy trưởng Trường Thiết giáp, tọa lạc tại Gò Vấp, nên mới bị tướng Loan hành quyết ngay tại mặt trận.





Lễ tang gia đình tướng Tuấn



Năm ngoái – nhân dịp 50 năm xảy ra sự kiện Tết Mậu Thân, ông Hoàng Tất Thắng đã sưu tầm nhiều tài liệu, nhân chứng, thực hiện bài viết “Một thời điểm: Hai tấm hình - hai số phận và tội ác của truyền thông thiên tả” (9).

Chính quyền CSVN chỉ dựa vào “Saigon Execution” của AP mà lờ đi nhiều hình ảnh khác cũng trên AP về Tết Mậu Thân ngay tại Sài Gòn. Chẳng hạn tấm ảnh minh họa cho sự kiện Trung tá Nguyễn Tuấn bị chặt đầu, vợ (Từ Thị Như Tùng) và sáu đứa con bị bắn bằng tiểu liên, chỉ có một bé trai may mắn trốn thoát.

Nguyễn Văn Lém – Bảy Lốp hay Lê Công Nà chính là chỉ huy vụ thảm sát đó và nhiều vụ thảm sát khác ở Sài Gòn dịp Tết Mậu Thân… Năm 1998, sau khi tướng Loan qua đời, Eddie Adams viết trên Time số ra ngày 27 tháng 7 về “Saigon Execution”: Tấm ảnh đó có hai người bị giết, tên Việt Cộng bị ông tướng bắn và ông tướng bị tôi giết bằng máy ảnh của tôi. Dù không có ý đồ ngụy tạo nhưng đôi khi một tấm ảnh có thể nói dối. Tôi xin lỗi…

Chẳng phải Sài Gòn, những cuộc thảm sát đã xảy ra tại nhiều nơi ở miền Nam trong Tết Mậu Thân 1968. Bé trai con của Trung tá Nguyễn Tuấn, không chỉ đội tang cha, mẹ, anh, chị, em. Đứa bé trai ấy còn đội thêm tang cậu ruột: Thiếu tá Từ Tôn Khán (Tỉnh đoàn trưởng Xây dựng nông thôn tỉnh Quảng Nam, về Huế ăn Tết với đại gia đình, bị các đồng chí của những Nguyễn Văn Lém – Bảy Lốp, Lê Công Nà dùng cha mẹ già uy hiếp buộc ra hàng rồi bị đập đầu bằng búa bửa củi...) và những người thân khác.

Hồi đầu tuần, ai đó đã chỉnh sửa “Saigon Execution” – thay khẩu súng trên tay tướng Loan bằng một bông hoa tím. Một số người đã chuyển “Saigon Execution” được chỉnh sửa như một đề nghị xóa bỏ hận thù. Có khá nhiều người không tán thành, không phải vì cố chấp mà vì chính quyền CSVN vừa kêu gọi hòa giải, vừa xem những Nguyễn Văn Lém – Bảy Lốp, Lê Công Nà là anh hùng, hữu công, qua đó phải tri ân đảng (10)…

Đứa trẻ may mắn trốn thoát khỏi cuộc thảm sát cách nay 51 năm, may mắn trốn thoát thêm một lần nữa cách nay 44 năm sắp trở thành một vị tướng của Hải quân Mỹ. Ngẫu nhiên cả hai sự kiện chỉnh sửa “Saigon Execution” và Tổng thống Mỹ đề cử Nguyễn Từ Huấn làm Phó Đề đốc Hải quân Mỹ diễn ra trong cùng một tuần. Cuộc đời đúng là đầy bất ngờ!

Chú thích

(1) https://www.facebook.com/VAUSAFAMILY/posts/2344136569190363

(2) https://www.congress.gov/nomination/116th-congress/841/

(3) https://www.navy.mil/submit/display.asp?story_id=104396

(4) https://en.wikipedia.org/wiki/Engineering_duty_officer

(5) https://www.dvidshub.net/news/320205/guam-lone-sailor-statue-plaques-dedicated

(6) http://www.tinhcachtot.com/vn/news/nhan-xet/a-great-note-from-huan-nguyen-captain-of-us-navy/

(7) https://vi.wikipedia.org/wiki/Nguyễn_Văn_Lém

(8) https://vi.wikipedia.org/wiki/Lê_Công_Nà

(9) http://danlambaovn.blogspot.com/2018/08/mot-thoi-iem-hai-tam-hinh-hai-so-phan.html

(10) https://www.facebook.com/photo.php?fbid=2124729627638066&set=a.572770479500663&type=3&theater

(11) https://nsvietnam.blogspot.com/2018/08/cau-be-song-sot-trong-vu-bay-lop-tan.html


Thứ Năm, 6 tháng 6, 2019

Ban Giám Hiệu (BGH) trường trung học Chester Hill ở Sydney khẳng định sẽ treo cờ máu tại trường trong buổi lễ đa Văn Hóa vào ngày 28/6/2019 tới đây. Lý do vì trường có học sinh từ nước Việt Nam. BGH đang gặp sự phản đối quyết liệt của Cộng Đồng Người Việt Tự Do New South Wales







Ý nghĩa của việc hiến tạng đối với y khoa







Phiên tòa phúc thẩm của Hồng y George Pell đã bước sang ngày thứ nhì. Hồi tháng Ba ông bị tuyên án 6 năm tù vì tội xâm hại tình dục 2 ca sinh khi ông còn là Tổng Giám mục Melbourne hồi năm 1996 và đầu năm 1997. Hồng y Pell vẫn khăng khăng ông vô tội và đang kháng cáo.







Sáu năm tù cho Kỹ sư Nguyễn Ngọc Ánh







csvn có xâm lược Kampuchea không?





"Gái Đĩ Già Mồm" ???







Thời Mao Trạch Đông, giết người là 1 đòi hỏi của cách mạng







Nguyên Khang hát Mùa Thu Chết, nhạc Phạm Duy







Cách chống cộng riêng tư - Tác giả Bs Trần văn Tích



Được Quốc gia Việt Nam Cộng Hoà đào tạo để chẩn bệnh chữa bệnh, tôi dần dà bước sang hành nghề mới, không hề được giảng dạy tại Trường Đại học Y khoa. Đó là nghề chống cộng.
 
Hành nghề chống cộng rất khác biệt với hành nghề thầy thuốc. Trước hết, hành nghề chống cộng không cần có lai-xăng. Ai thích thì cứ việc chống, muốn chống thế nào cũng được. Thứ nữa, kẻ hành nghề này không hề có textbooks để tham khảo, chẳng làm gì có Guyton, Harrison cho y làm sách gối đầu giường. Chớ hòng tìm ra một bộ từ điển chống cộng giá trị đạt được tầm cỡ từ điển Dortland. Kẻ hành nghề chống cộng là người tự học. Thực ra cá nhân tôi từng góp nhặt kiến thức, hái lượm hiểu biết cho hành trang chống cộng qua nhiều nguồn.
 
Chẳng hạn vì xuất thân là sinh viên sĩ quan quân y hiện dịch, tôi từng được Quân đội giáo huấn về lập trường chống cộng qua một câu kết trong tờ Tập san Đại học Quân y Việt Nam, phát hành năm 1961, bài “Vấn đề xác định lập trường“. Đoạn văn như sau : “Vị thầy thuốc, vì là một người nguyện theo đuổi một nghề nghiệp nhân đạo với đối tượng là chính con người, nên chống lại bất cứ hành động nào vô nhân đạo. Nghĩ như thế, anh em đã tự xác định một lập trường : Chống Cộng Sản.“
 
Tuy nhiên Trường Đại học Y khoa Sàigòn và sau này thêm Trường Đại học Y khoa Huế đào tạo được cả mấy ngàn bác sĩ nhưng con số bác sĩ vừa hành nghề y sĩ vừa hành nghề chống cộng thì chỉ có độ đôi ba chục, giỏi lắm thì suýt soát một trăm. Hành nghề y sĩ hưởng lương hàng tháng, đến tuổi thì về hưu. Hành nghề chống cộng thường phải chi tiền túi cho chuyện chống cộng và chẳng bao giờ đáo hạn hưu trí. Chống cộng cho đến chết thì mới thôi. Làm thầy thuốc, anh chỉ việc mang kiến thức y khoa áp dụng vào chuyện hành nghề; làm nghề chống cộng, anh phải thường xuyên suy nghĩ riêng tư tìm ra cách chống cộng thích hợp và thoả đáng.
 
Đương nhiên có nhiều chuyên viên chống cộng rành nghề mà công lực đã đã đạt đến mức thượng thừa. Đó là các chuyên viên biểu tình, mít-tinh, tuần hành, hội thảo, ra tuyên cáo. Những chuyên viên chống cộng này rất đáng hoan nghênh và đáng được ngưỡng mộ vì chính họ là những thành phần giữ lửa bảo trì chính nghĩa quốc gia. Nhưng chuyện đáng nói là có những hạng người không hiểu ngang dạ đến thế nào mà lại hô hào ký kiến nghị gửi cho mụ chủ tịch quốc hội ViXi hay viết thư ngỏ dâng lên các tên chóp bu Việt cộng. Làm như vậy, viết thư ngỏ dâng cái gọi là Bộ Chính trị hay ký kiến nghị trên change.org kính gửi bà chủ tịch cái gọi là Quốc hội ViXi, thì thực là hơn cả vô ý thức.
 
Cá tính riêng tư bày vẽ cho tôi cách chống cộng hơi khác đa số đồng hương.
 
Tôi tố cáo ông Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Tường đã phạm trọng tội đối với dân tộc và tổ quốc khi hô hào cổ vũ chuyện Miền Bắc tiến hành chiến tranh xâm lược Miền Nam trong bài viết “Ông Việt cộng Nguyễn Mạnh Tường“. Bài viết khiến hai đồng nghiệp chỉ hành nghề bác sĩ mà không hành nghề chống cộng, một ở Mỹ và một ở Pháp, lên tiếng phản đối để rồi được tôi hầu chuyện đáp lễ thẳng thừng còn cộng sản thì vội vàng xóa bỏ phần Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Tường tham dự Hội nghịLuật gia Dân chủ Bảo vệ Hoà bình ở Bruxelles Bỉ vào tháng 5 năm 1956 trên wikipedia.
 
Đại tá Giáo sư Bác sĩ Tiến sĩ Nguyễn Thiện Thành là chuyên viên về hoạt động thần kinh cao cấp. Năm 1960 Ông ở Liên Xô “nghiên cứu về lâm sàng hoạt động thần kinh cao cấp, một lãnh vực còn rất mới mẻ đối với y học Việt Nam lúc này“ (nguyên văn theo wikipedia, đề mục Nguyễn Thiện Thành). Trong số không biết bao nhiêu chức vụ quan trọng trong bộ máy cộng sản, Nguyễn Thiện Thành từng phụ trách tiếp thu và điều hành Bệnh viện Vì Dân của Miền Nam sau 1975. Cái gọi là “hoạt động thần kinh cao cấp“ là một sản phẩm đặc thù của nền khoa học cách mạng xã hội chủ nghĩa. Nó giải thích cơ chế của giấc ngủ (chẳng hạn) qua học thuyết “hoạt động thần kinh cao cấp“ nhưng ứng dụng vào thực tế thì bác sĩ ViXi nào có chút trình độ chỉ biết cho uống Valium để giúp bệnh nhân an thần ngủ được! Kẹt lại Việt Nam sau 75 và phải "phục vụ nhân dân" trong các bệnh viện, một số anh em “ngụy“ chúng tôi yêu cầu cấp lãnh đạo Việt cộng tổ chức mời Đại tá Giáo sư Bác sĩ Tiến sĩ Nguyễn Thiện Thành đến nói chuyện cho chúng tôi nghe về hoạt động thần kinh cao cấp nhưng chẳng bao giờ thấy ông Đại tá Giáo sư Bác sĩ Tiến sĩ dám chường mặt ra! Lý do : cái gọi là “hoạt động thần kinh cao cấp“ chỉ là bố láo, bịp bợm và tôi đã có nhiều bài viết chỉ rõ điều này đồng thời tôi cũng có phương tiện để biết chắc chắn là giới y khoa Miền Bắc đã tiếp thu các luận cứ phủ nhận học thuyết hoạt động thần kinh cao cấp của tôi.
 
Cùng với ngày bỏ nước ra đi, tôi thay đổi đường lối ký thác tâm sự vào văn chương. Các suy tư cá nhân dưới vỏ bọc ngoài văn học hầu như luôn luôn mang tính chống cộng. Liệt kê những sai sót trong ba tập Thơ văn Lý Trần đồ sộ, tôi muốn nhắn cùng nhóm các nhà nghiên cứu quốc nội Nguyễn Huệ Chi-Đỗ Văn Hỷ-Trần thị Băng Thanh-Phạm Tú Châu rằng thư tịch Hán văn còn có nhiều lĩnh vực quí vị ấy chưa biết đến nên đã lầm lẫn thiếu sót khi chú thích. Cũng chọn đối tượng là Giáo sư Nguyễn Huệ Chi, tôi bàn bạc với Ông về những trường hợp phiên thiết từ ngữ không đúng khi Ông biên khảo cuốn Hý trường Tùy bút của Đào Tấn và Ông thừa nhận là tôi có lý đồng thời Ông cũng hứa sẽ điều chỉnh khi tái bản sách với lời chú thích về công trình đóng góp của bản thân tôi. Bộ Tây du ký với người dịch là Thụy Đình và người hiệu đính là Chu Thiên xuyên tạc cả một đoạn văn chữ khối vuông chỉ vì kỵ huý họ của già Hồ, tôi vạch trần ra như vậy.
 
Trong thơ chữ Hán Nguyễn Du, bài Hoàng hà trở lạo (Mắc lụt bên Hoàng hà) thi bá đề cập đến một món ăn tên gọi thổ cẩu. Nhóm Lê Thước-Trương Chính, Chi Điền Hoàng Duy Từ, Bùi Hạnh Cẩn, nhóm Mai Quốc Liên-Nguyễn Quảng Tuân, Ngô Linh Ngọc, Lê Thu Yên vì chẳng biết thổ cẩu là con gì thứ gì nên tránh né không dịch hoặc dịch thổ cẩu là con dê (không dấu), con dế đất (dế có dấu sắc), con chó đất! Tôi khẳng định thổ cẩu là con dế dũi, dế nhủi, dế trũi. Nhà văn Tô Hoài trong Dế mèn phiêu lưu ký cũng giới thiệu dế trũi bên cạnh “nhân vật“ chính dế mèn.
 
Nguyễn Trãi làm thơ chữ Hán – bài Ký hữu (Gửi bạn) – đề cập đến một loài thảo mộc tên gọi là mục túc. Chư vị nghiên cứu văn học ở trong nước vì không biết đích xác mục túc là cây gì nên chú thích huê dạng, đọc rất vui. Chỉ xin đan cử vị tiền bối Đào Duy Anh mà thôi. Học giả họ Đào giảng “Mục túc là một thứ rau đậu tầm thường, người ta dùng để ăn chay hay là dùng cho gia súc ăn, cũng dùng làm phân xanh (...)“. Đối chiếu với thư tịch về thực vật chí Trung Hoa, tôi chỉ rõ mục túc là cây Medicago denticulata Willd., vốn có gốc nguồn từ Đại Uyển, vốn có tên gọi là buksuk và do Trương Khiên đi sứ mang về trồng trên đất Tàu. Nơi vùng Detmold, chỗ tôi làm việc cả chục năm trời, có nhiều khu ruộng cạn trồng mục túc mà người Đức gọi là ewiger Klee và người Pháp thì gọi là luzerne.
 
Nguyễn Khuyến chỉ sống có bảy mươi bốn năm thiếu mười ngày nhưng lại mở đầu bài thơ chữ Hán Di chúc bằng câu Ngã niên trị bát bát (Tuổi ta vừa tám mươi tám). Từ Trần Trung Viên thời tiền chiến qua Huỳnh Lý, Bùi Văn Bảo, Nguyễn Văn Huyền, người thì thản nhiên chấp nhận Nguyễn Khuyến thọ tám mươi tám tuổi, người thì bí quá nên đành giả lơ rằng “có lẽ xưa, các cụ thường tăng tuổi thọ.“ Vận dụng chủ yếu các kiến thức về y học, sinh lý học trong đông y, tôi giải thích rằng bát bát không phải là tám mươi tám mà là sáu mươi tư (8 x 8 = 64).
 
Bản thân tôi học chữ Hán không phải để đọc Kim Dung từ nguyên tác mà tôi học chữ Hán để chống cộng theo một đường lối và phương thức hầu như cách biệt với đám đông.
 
Tuy chống cộng mạnh mẽ nhưng “đạo chống cộng“ mà cá nhân tôi theo tuyệt đối không chấp nhận tín lý. Tôi nghi ngờ sự hiện hữu của cái gọi là mật ước Thành Đô. Tôi không tin là Tàu cộng xua rắn độc qua biên giới phía Bắc. Tôi xem chuyện Tộc kinh Kinh tộc gì đó ở Bussy Saint Georges là chuyện ruồi bu hay chuyện rửa tiền và tôi dự đoán thất bại ở Bussy Saint-Georges, cái bầy gà mắc dây thun đó sẽ tìm cách diễn lại tấn hài kịch rẻ tiền ở một Bussy khác, Bussy-la-Pesle, Bussy-le-Repos, Bussy-lès-Daours, Bussy-lès-Poix, thậm chí cả Bussy-sur-Moudon, vùng Bussy này nằm bên Thụy sĩ! Tôi không chấp nhận tín điều – tức là điều được tin theo một cách tuyệt đối, xem như bất khả tư nghì – cho rằng bọn người xuất hiện ở Bussy Saint-Georges là một bọn tay sai của Tàu cộng đang âm mưu rất thâm hiểm nhằm đồng hoá ba triệu người Việt hải ngoại và tiêu diệt căn cuớc, hủy diệt gốc nguồn của gần một trăm triệu đồng bào trong nước.
 
Và khi Việt cộng làm đúng thì tôi nói là chúng làm đúng. Không chấp nhận luận điểm của Liên Hiệp Quốc theo đó công dân của một nước có quyền tự do rời nước mình rồi trở lại nước mình theo quyết định cá nhân, tôi đánh giá chuyện công an Việt cộng cấm cửa không cho Cô Lê Thu Hà, phụ tá của Luật sư Nguyễn Văn Đài trong nhóm Anh Em Dân chủ, trở lại Việt Nam sau khi “bị tống xuất“ sang Đức; tôi cho rằng chuyện ViXi chận Cô Lê Thu Hà ở sân bay Nội Bài và bắt buộc Cô phải trở lại ngay Thái Lan như đã xảy ra, là đúng. Tôi chia sẻ lập trường với Tổng Thống Donald Trump xem Liên Hiệp Quốc là một tỗ chức vô tổ quốc. Nó không có biên giới để bảo vệ, nó không có lãnh thổ để cai trị nên nó chỉ biết nói cho sướng miệng. Trong khi đó nói gì thì cứ nói, chửi gì thì cứ chửi, Việt cộng đang nắm độc quyền trên đất Việt Nam. Nếu cái chế độ quốc xã Nazi của Hitler từng xem Einstein là một persona non grata thì bọn cộng sản Việt Nam cũng có quyền xem Cô Lê Thu Hà là một người không được chúng hoan nghênh.
 
Tôi tận lực cố giữ cho cái đầu chống cộng luôn luôn lạnh nhung tôi cũng hết mình làm sao cho trái tim chống cộng thì mãi mãi nóng.
 
 

Sự phục thù ngọt ngào - Tác giả Đỗ Trung Quân



Lâu hay chậm không quan trọng. Quan trọng là sự phục thù mà tất cả tầng lớp, thể hệ nhân loại đều phải Tâm phục Khẩu phục …

Mấy năm trước, một nhóm nhạc sĩ Hà nội dự định làm một cuộc cách mệnh lật đổ một thể loại âm nhạc đại chúng của Sàigòn: bolero. Khởi đầu bằng những phát biểu có tính mỉa mai và không xem đó là âm nhạc, hầu hết những nhạc sĩ ấy đều là người tôi có quen biết, từng cụng ly uống rượu và thậm chí tôi từng tham gia xuyên việt với tư cách MC. Tôi biết rõ “đại ca lãnh đạo“ là ai. Thế nên, trong bài viết này sẽ trên tinh thần đối thoại thẳng thắn nhưng không khiêu kích, bôi bác cá nhân ai, nó sẽ hiếu hòa nhưng không nhượng bộ điều gì không thể nhượng bộ.
 
Chôn không chết
 
Sau 1975 ,toàn bộ nền âm nhạc miền nam nói chung Sàigòn nói riêng được liệt kê vào loại phản động cấm phổ biến, trong đó bolero cách gọi chung một thể loại nhạc đại chúng uỷ mị không có giá trị, nấm mồ được đào và bolero cũng được chôn xuống chờ xanh cỏ…
Nhưng người miền nam trong thời chiến, trước 1975 không có thông tin để biết rằng tại Hànội miền bắc thập niên 1970 có một vụ án bi thương: vụ án“Toán xồm – Lộc vàng“ (xin tra google), hai chàng trai trẻ tuổi mê nhạc tiền chiến, nước ngoài, ”nhạc vàng“ của Sàigòn dù đi hát chui cũng bị dong ra vành móng ngựa tội tuyên truyền phổ biến nhạc đồi truỵ - phản động. Toán xồm 15 năm tù. Lộc vàng 10 năm tù. Nhờ án tù cao nên hai người tù không phải đi lính, bộ đội, không phải đi qua chiến tranh. Năm 1982, mãn án tù trở về khi tới ga Hàng Cỏ, từ những chiếc cassette chiến lợi phẩm mang từ miền nam về ầm ĩ toàn những thứ “nhạc vàng uỷ mị“ thứ âm nhạc lấy đi mỗi người trên dưới 10 năm trong lao tù. Toán xồm vài năm sau đó chết trước cửa ngôi nhà cũ bị chiếm dụng của mình đúng ngày 30 tháng tư, Lộc vàng còn sống đến hôm nay, mở một quán cà phê ven Hồ Tây đêm đêm vẫn hát… nhạc vàng.
 
Thứ âm nhạc đã bị chôn mà không chết, mãi mồ không xanh cỏ.
 
Thêm 40 năm nữa , một ngày kia bỗng thấy trên truyền hình quốc gia VTV tràn ngập loại âm nhạc “uỷ mị bolero“.những cuộc thi đủ màu sắc tưng bừng diễn ra.những gương mặt ca sĩ trước đây chỉ thấy ở những chương trình hải ngoại nay nghiễm nhiên xuất hiện trên hàng ghế quyền lực lệch trời với thí sinh: ban giám khảo! Thứ âm nhạc “uỷ mị - bình dân –sến súa !“ ấy chiếm lĩnh sóng truyền hình hơn mọi game chơi nào khác.
 
Một cách tự nhiên cuộc “phục thù ngọt ngào“ không đổ máu, không có tiếng súng đạn – chỉ thí sinh – ban giám khảo và bolero: sứ mệnh hoàn tất.
 
 
Những ca khúc đỏ một thời bỗng lui vào viện bảo tàng, chỉ đưa ra trong vài ngày “ giỗ chạp“.
 
Đấy! chết mà chưa chôn, chưa kể âm nhạc “ hường hường “ của các anh.
 
 
Trịnh Công Sơn
 
Hôm nay, dù yêu hay ghét Trịnh thì một sự thật không thể phủ nhận đây là nhạc sĩ có khối lượng người hâm mộ trong và ngoài nước khổng lồ. Người được công chúng quan tâm hàng đầu trong nền âm nhạc đương đại việt nam.
 
Con người có vẻ ngoài gầy gò , gương mặt phảng phất vẻ trầm mặc của một“thiền sư“, có một cuộc đời tưởng như êm ả với quá nhiều thành công lại không phải vậy, trong niềm tin ngây thơ của một người thiên tả ông phạm một vết hằn khó phai trong lời kêu gọi trên đài phát thanh trưa ngày 30 tháng 4 – 1975. Nhưng buồn thay cũng chính ông sau đó chịu nhiều đối xử, phân biệt hệt như những văn nghệ sĩ khác của Sàigòn thời đó cho đến khi được một“nhà bảo trợ lớn“ Võ Văn Kiệt đỡ đầu. Trịnh Công Sơn qua một trang sử khác bắt đầu dễ thở hơn dù nhiều ca khúc danh tiếng của ông trước 1975 vẫn bị cấm phổ biết. Loạt “ca khúc da vàng” là một ví dụ, thập niên 80 - 90 mỗi khi viết một ca khúc mới Trịnh Công Sơn vẫn phải đến hát trước cho một vài anh chị em báo Tuổi Trẻ nghe, trong ấy có tôi để tìm sự khen ngợi, ủng hộ cho ca khúc mới của mình. Báo Tuổi Trẻ luôn đăng những ca khúc ấy của ông “Chiều trên quê hương tôi – Bốn mùa thay lá …” trừ “Em còn nhớ hay em đã quên“vẫn bị kiểm duyệt buộc gỡ xuống trong đêm chuẩn bị in báo từ một nhận định kiểu tuyên giáo “em ra đi nơi này phải đổi mới, phải khác chớ sao vẫn thế? cách mạng đã về rồi Sàigòn phải khác…”
 
Cuối đời, khi mọi khó khăn đã qua, nhìn lại mình trong nỗi cô đơn Trịnh Công Sơn viết ca khúc u uẩn như dành riêng cho mình “Tiến thoái lưỡng nan - tiến thoái lưỡng nan đi về lận đận…ngày xưa lận đận không biết về đâu… về đâu cuối phố về đâu góc trời…xa xăm tôi ngồi tôi tìm lại tôi …”
 
Trịnh Công Sơn mất, một đám tang vô tiền khoáng hậu số lượng người Sàigòn đưa tiễn, hơn 10 năm sau, ông được đặt tên đường.
 
Trịnh Công Sơn, kẻ bị nghi kỵ, phân biệt đối xử bỗng một hôm có không chỉ một mà đến hai con đường mang tên mình.một ở Hànội, một ở Huế. Cái mà bao nhiêu nhạc sĩ cách mạng cả đời thèm muốn, đến chết vẫn thèm thì Trịnh thong dong từ cõi vĩnh hằng hoàn tất cuộc “phục thù ngọt ngào“: Trịnh Công Sơn có tên đường như Văn Cao, Đỗ Nhuận, Nguyễn Đình Thi…
 
 
Cũng thập niên 90, một nhạc sĩ xuất thân phong trào sinh viên đô thị kênh kiệu tuyên bố “Nhóm những người bạn [Trịnh Công Sơn, Tôn Thất Lập, Trần Long Ẩn, Thanh Tùng , Nguyễn Ngọc Thiện, Vũ Hoàng, Nguyễn Văn Hiên, Từ Huy] đã đẩy lùi “âm nhạc hải ngoại“.
 
Tuyên giáo nghe sướng nhưng người nghe nhạc thì cười mỉm . “ thật không? “
 
....
 
Khoảng sân nhỏ nhà tôi một buổi tối cúp điện những năm ấy, điện cúp một tuần 2 ngày 3 đêm. Tôi tiếp anh trong khoảng sân nửa sáng nửa tối của ngọn đèn dầu hắt ra, anh đến chào tạm biệt về lại Bắc Ninh. Giọng anh buồn rầu “tôi phải về chốn cũ thôi, ở đây họ không chấp nhận nhạc của tôi …” tôi nói “anh cứ về đi tôi tin rằng chỉ 5 năm sau khi anh quay lại Sàigòn, sẽ là câu chuyện khác, họ sẽ phải nghe ca khúc của anh …”
 
Anh là người có kiến thức rộng nhiều lãnh vực, có tài năng tôi tin như thế. 
 
Tôi không rõ khi anh quay lại Sàigòn có đúng 5 năm không, nhưng ca khúc của anh đang rất nổi tiếng “cho em một ngày, hoạ mi hót trong mưa, nghe mưa..vv..” tên anh đã được nhắc tới.
 
 
Giờ thì anh đã có tên tuổi dù âm nhạc của anh ít dần trong công chúng. Anh bắt đầu có những nhận định khác. Khi anh và nhóm của mình coi thường một thể loại âm nhạc được các anh xem là “sến“ của công chúng Sàigòn nghĩa là cùng lúc các anh giới thiệu một lỗ hổng lớn, một cái nhìn cục bộ hẹp hòi mà âm nhạc, nghệ thuật không nên có. Các anh có người sang tận Hoa Kỳ học hành trở về với nhiều tự hào vẫn quên một điều căn bản, nền giáo dục nghệ thuật nước Mỹ cho mọi người ngay từ lớp học phổ thông hiểu biết về mọi thể loại, hình thái âm nhạc : rock , funk , jazz, country vv… và ai chọn lựa hình thái âm nhạc nhạc nào là quyền yêu thích riêng của họ, không có chuyện Mozart , Beethoven …sang hơn anh mù Ray Charles hay John Denver của country music là sến. 
 
Các anh phạm vào điều cao ngạo, trịch thượng trong nghệ thuật .
 
 
Những cuộc “ phục thù ngọt ngào “ đang và đã diễn ra. Khán giả chọn lựa nó, thứ âm nhạc chôn mà không chết.
 
Muốn nó chết, dễ thôi! Các anh hãy làm nhạc hay hơn nó, có tài năng hơn nó để vĩnh cửu như nó …
 
Dèm pha, mai mỉa, xúc phạm nó vô nghĩa ! Nó càng bất tử !
 
Chỉ vậy thôi !