khktmd 2015






Đạo học làm việc lớn là ở chỗ làm rạng tỏ cái đức sáng của mình, thương yêu người dân, đạt tới chỗ chí thiện. Đại học chi đạo, tại Minh Minh Đức, tại Tân Dân, tại chỉ ư Chí Thiện. 大學之道,在明明德,在親民,在止於至善。












Thứ Bảy, 8 tháng 8, 2015

Saigon trước ngày 30/4/75




SÀI GÒN TRƯỚC NĂM 1975

SÀI GÒN TRƯỚC NĂM 1975

Posted by Tòng Thanh Phạm on Friday, August 7, 2015



Phó Thủ Tướng CHXHCNVN Vũ Đức Đam trả lời phỏng vấn chương trình Good Morning America của đài truyền hình Mỹ ABC



ÔI, SAO NGHE NHƯ GIỚI "TRÍ THỨC TRẺ" CỦA ĐẤT NƯỚC TA TOÀN LÀ NHỮNG KẺ DỐT NÁT, ĂN LÔNG Ở LỖ VẬY NHỈ?

Trong thời đại hôm nay, biết nói tiếng Anh là điều căn bản và cần thiết cho một ông phó thủ tướng, chứ tại sao lại xem đó là điều đáng ngưỡng mộ? Ấy thế mà báo chí Việt Nam đưa tin rầm rộ rằng "giới trẻ Việt ngưỡng mộ Phó thủ tướng Vũ Đức Đam" vì ông ta biết... nói tiếng Anh.

Báo "Trí Thức Trẻ" viết: "Hình ảnh Phó thủ tướng Vũ Đức Đam với phong cách giản dị trò chuyện bằng tiếng Anh với khán giả nước Mỹ trên sóng truyền hình đã khiến rất nhiều bạn trẻ Việt Nam ngưỡng mộ. Nick Hai Quyen Huynh thốt lên: “Trời tối hôm qua xem trên VTV mà em muốn nhảy lên hét vì quá ngưỡng mộ Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam. Chời ơi, sao mà Bác Đam nói tiếng Anh và phong thái đến thế”. “Phó thủ tướng nói tiếng Việt đã rất hay rồi, giờ nghe nói tiếng Anh nữa, ngưỡng mộ quá”, nick Tran Anh Cuong bình luận."

Báo "Sống Khoẻ" viết: "Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam khiến giới trẻ phát sốt. Sự xuất hiện của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam dù chỉ vài phút nhưng đủ khiến giới trẻ 'dậy sóng' vì ngưỡng mộ. Sự xuất hiện của Phó Thủ tướng đã khiến cư dân mạng Việt Nam 'dậy sóng' bởi sự giản dị, gần gũi và… nói tiếng Anh cực siêu."




"Nói tiếng Anh cực siêu": đài truyền hình ABC phải chạy phụ đề Anh ngữ đễ khán giả hiểu ngài nói gì!


Cựu Tổng Thống Đệ II VNCH Nguyễn văn Thiệu trả lời phỏng vấn trên đài truyền hình Mỹ không cần chạy phụ đề Anh ngữ !





Đọc truyện Cô Giáo Ngụy







Phu nhân Bai-Đân "lẩy Kiều"





"Thần dược” được chế biến từ Tàu Cộng



Những “nhà bào chế” Trung Quốc vừa cao đơn hoàn tán ra một loại thần dược mới bằng cách pha Viagra vào trong hàng ngàn chai rượu mạnh rồi bảo với khách hàng rằng đây là thần dược nhằm “duy trì sức khỏe” tình dục sung mãn bền lâu.

Cơ quan điều tra đã bắt được 5,300 chai rượu “duy trì sức khỏe” sung mãn tại thành phố Liễu Châu, tỉnh Giang Tây. Người ta cũng bắt được một thùng hóa chất Sildenafil dùng để sản xuất Viagra – dược liệu chống chứng liệt dương, hay xuất tinh sớm.

Tuy nhiên giới y khoa khuyến cáo những đàn ông bị chứng trên chỉ được dùng một liều một ngày, còn trên 65 tuổi dùng dưới một liều một ngày.

Tháng Sáu vừa qua, cảnh sát Tàu Cộng đã bắt 100,000 tấn thịt ôi thối, trong đó có những lô thịt đã trên 40 năm.

Tàu Cộng tiếp tục đối mặt với nạn tung hàng giả, thực phẩm không an toàn ra thị trường. Thiết tưởng cũng nên nhắc lại sự cố sữa có pha chất Melanine giành cho trẻ sơ sinh năm 2008. Kết qủa đã gây ra 300,000 trẻ sơ sinh bị nhiễm độc melanine, trong đó có 6 trẻ đã tử vong.

Trốn trại tù cải tạo của CSVN- Tác giả Nguyễn Văn Uyển



Trại tù cải tạo Long Khánh, một ngày tháng Tư năm 1976. Sáng sớm. Cả trại còn đang ngái ngủ, bỗng có lệnh tập họp điểm danh bất thường. Tiếng ồn ào khắp nơi lan nhanh: có người trốn trại. Rồi tôi nghe tiếng xì xầm: thằng Bé, thằng Thái, thằng Lộc phòng bên cạnh mình trốn trại.

Ồ! Hoá ra hai anh chàng không quân, thường vào lúc tối hay vác soong chảo, vừa gõ vừa hát bài “O talamera”, nét mặt lúc nào cũng hớn hở, vui tươi. Cả hai anh đều là phi công A 37. Tôi biết Bé khi còn là sinh viên sĩ quan không quân tại Trung Tâm Huấn Luyện Không Quân ở Nha Trang, chúng tôi cùng học khoá sinh ngữ anh văn. Lúc đó tôi đã là thiếu úy, được tuyển vào không quân từ trường Bộ Binh Thủ Đức; còn Bé được tuyển trực tiếp vào không quân. Lộc thì tôi biết sơ sơ thôi. Riêng anh chàng Thái thì tôi rành rẽ từ lâu, trước 1975.

Thái là trung úy quân cảnh thuộc Sư Đoàn 5 Bộ Binh. Đồn quân cảnh của Thái đóng tại căn cứ Lai-Khê, còn tôi khi ấy là trưởng ban 2 thuộc Thiết Đoàn 5 Kỵ Binh. Tôi biết Thái nhân dịp giao một quân nhân Thiết Giáp phạm pháp, say rượu và quậy phá đơn vị trong lúc hành quân. Trông Thái lúc đó oai phong, đúng là tư cách của một sĩ quan quân cảnh, Thái ít nói nhưng tướng cũng ngầu lắm.
Tất cả đám tù chúng tôi bị lùa hết ra sân tập họp, vài tên quản giáo và mấy tên vệ binh mặt đằng đằng sát khí, súng đã lên nòng hướng về phía các hàng tù cải tạo.

- Anh nào biết mấy tên trốn trại không? Viên quản giáo hỏi.

Mọi người trong hàng đều im lặng. Tên quản giáo nói tiếp: “Mấy anh này có tên trong danh sách được thả về sao lại dại dột thế!” Sau mấy lời ngọt ngào” ấy là đủ mục đe doạ, nào là mấy anh trốn trại này sẽ không thoát khỏi tay nhân dân và cách mạng; đảng và nhà nước đã khoan hồng cho học tập cải tạo vậy mà còn ngoan cố. Sau này các anh sẽ thấy số phận dành cho bọn muốn chống phá cách mạng.
Sau khi điểm danh, chúng tôi vào phòng mà lòng đầy hồi hộp lo âu vì sợ những con người dại dột kia bị bắt hoặc bị giết. Anh em tù đều thầm cầu nguyện, mong cho cả ba nguời đều vượt thoát, vì biết rõ nếu bị bắt lại, các anh sẽ không thể sống nổi.

Khoảng mấy ngày sau, có tin toán trốn trại đã bị bắt lại, rồi xác hai người bạn là Bé và Lộc bị đưa về trại tù Long-Khánh để làm gương và dằn mặt anh em tù nhân chúng tôi. Sau đó, một số tù nhân được lệnh đem xác Bé và Lộc đi chôn ở một gò đất cách trại chỉ vài ba trăm mét.

Những ngày ở trại Long Khánh sau đó, khi có dịp cùng cùng đội tù lao động khổ sai đi ngang gò đất chôn tù này, tôi vẫn thường cầu nguyện cho Bé và Lộc, rồi nhớ đến Thái. Tên cán bộ quản giáo có lần nói là Thái cũng đã bị bắt lại và đã phải “đền tội”. Không biết thật sự số phận Thái ra sao. Nỗi thắc mắc ấy phải hơn hai mươi năm sau mới được giải đáp.

Năm 1994, gia đình tôi sang Mỹ định cư theo diện H.O. dành cho cựu tù cải tạo. Mấy năm sau, khi đã “an cư” tại Little Saigon, một ngày họp bạn tại cà phê Factory, tôi đã tình cờ gặp lại Thái. “Ôi, không thể ngờ là mày vẫn khoẻ mạnh thế này. Chúa giữ gìn mày đó Thái,” tôi nói.

Trong nhóm bạn càphê tại Factory thời đó còn có cả cố nhạc sĩ Nhật Ngân. Anh Ngân gọi Thái là “ông trốn trại.” Rồi cả bàn cà phê từng có dịp hồi hộp nghe Thái diễn lại cuốn phim vượt ngục gay cấn của bộ ba Bé-Lộc-Thái.

*

Tờ giấy trải bàn cà phê được mở rộng. Cây viết cầm sẵn trên tay, Thái nhấp thêm ngụm cà phê rồi bắt đầu nói, nói đến đâu vẽ trên tờ giấy trải bàn đến đó, cứ như một trưởng ban ba đang thuyết trình, vẽ đường tiến quân trên phóng đồ hành quân.

Sau đây là lời kể của Thái:

Tôi cũng như hai thằng Bé và Lộc, cả ba đã lên kế hoạch trốn trại từ lâu, hành lý vượt ngục đã chuẩn bị sẵn. Hành lý gì à? Thì mỗi thằng thủ sẵn hai bao cát, loại bao nhựa xanh, đan thưa dùng để dồn cát làm công sự chiến đấu cho quân đội nên rất bền bỉ. Một bao dùng đựng lương khô, nước uống. Riêng phần bao của Bé còn chứa thêm một trái lựu đạn. Đây là trái lựu đạn bọn tôi tình cờ lượm được khi lao động dọn bãi cỏ tranh. Bao cát thứ hai được dùng để chứa tí rau muống, rau tàu bay hái được bên suối hay bờ ruộng, thường gọi nôm na là “đi cải thiện, nhằm che mắt bọn vệ binh, bộ đội.

Rồi sau nhiều phen tính toán, “ngày hành động” tới. Đó là một buổi chiều trung tuần tháng Tư, - 19 hoặc 20 tháng 4 năm 1976. Khi đoàn tù cải tạo đi lao động thu xếp ra về, ba thằng Bé, Lộc và tôi đi ngược hướng ra cổng. Vài anh em tù hỏi chúng tôi đi đâu? -Đi cải thiện chứ đi đâu.Chúng tôi trả lời.
Bọn tôi đi trên con đường đất, dọc theo con suối ven trại để đến chỗ có rau muống. Thấy tên vệ binh trên vọng gác mải nhìn về hướng đám bộ đôi đi lãnh cơm chiều và cười đùa với ho, Bé, Lộc và tôi lần lượt nhào xuống suối. Tôi lặn cùng hai thằng dọc theo bờ suối có đầy cỏ phủ trùm trên đầu. Cứ lặn ít thước thì phải chồi lên thở. Đoạn lặn sau cùng, khi cả bọn vừa ngóc đầu lên thì thấy một em bé gái cỡ 9, 10 tuổi, tay cầm xô, xuống suối múc nước. Lộc đưa ngón tay ra hiệu cho em bé gái im lặng. Thật là may mắn, em bé không tỏ phản ứng gì, lặng lẽ xuống suối múc nước và trở lên bờ. Chúng tôi cũng vội vã lên theo, mau chóng lẩn vào những lùm cây cối um tùm. Rồi cứ vậy, len lỏi nhắm hướng núi Chứa Chan (Gia-Rai) tiến tới.

Trời đã nhá nhem tối, thấy có đám lửa từ xa, ba thằng bèn chui vào bụi để ngủ vì sợ bị bại lộ. Sáng dậy, tiếp tục cuộc hành trình thì gặp một người đàn ông đang cuốc ruộng, chúng tôi đánh bạo hỏi phía trước có bộ đội đóng quân không, anh nông phu trả lời không. Có lẽ anh ta là lính chê độ cũ, nên không thắc mắc gì thêm. Chúng tôi tiếp tục đi và lại gặp thêm một chị phụ nữ, chúng tôi hỏi thì chi cũng trả lời tương tự như anh nông dân kia. Đến gần núi thấy trại bộ độI trước mặt, thấy họ sinh hoạt bình thường, không thèm để ý, chúng tôi bèn leo lên núi Gia- Ray. Suốt ba ngày trên núi, uống nước suối và bắt tôm tép, cá trong những hố, khe nước suối cạn nấu nướng ăn. Cuộc hành trình đã kéo sang ngày thứ 5, cả bọn quyết định xuống núi.

Nhắm hướng quốc lộ chúng tôi tiến tới. Đây là quốc lộ 1, hướng tay phải về Sài gòn và hướng ngược lại về Phan Thiết. Tới đường, thấy có cái bảng Ủy Ban Nhân Dân xã ấp gì đó, nên ba thằng quẹo trái về hướng Phan Thiết. Bé và Lộc đi ven lộ bên phải, còn tôi đi bên trái. Thấy một bà ngồi bên vệ đường có vẻ chờ đợi cái gì đó. Thật là sui sẻo, vì chính bà này đã đi báo cho du kích biết. Vì chỉ lát sau là thấy có du kích đạp xe đạp rượt theo Bé và Lộc. Tên du kích hỏi hai anh kia đi đâu? Bé trả lời

“Chúng tôi đi tìm người quen.”

“Hai anh cho coi giấy tờ.”

“Tôi để quên giấy tờ ở nhà, Bé đáp lại. Tên du kích ra lệnh “Mời hai anh vào ủy ban xã.”

Bé nhìn sang phía tôi, bảo “Mày về nói vợ tao đem giấy tờ lên bảo lãnh.”

Tên du kích tức thì ra lệnh “Cả anh kia nữa, cũng đi vào ủy ban.” Ba thằng tôi đành đi theo tên du kích. Chúng tôi bị lọt vào giữa đám du kích và người hiếu kỳ, họ đến mỗi lúc mỗi đông. Tên du kích quát lớn, “Các anh mở hết túi, lấy đồ vật ra.”

Bé làm bộ lấy đồ, lần tới trái lưu đạn, làm bộ mở chốt rồi la lớn, “ĐM., tao giết hết chúng mày.” Mọi người bỏ chạy tán loạn, ba thằng tôi chạy ngược về hướng núi.Tôi chạy trước, Bé và Lộc chạy phía sau. Có lẽ Bé vì bị đau chân từ trước, từng phải chống gậy khi còn ở trong trại, nên chạy không nổi, Lộc phải dìu Bé chạy và tạt vào một bụi cây gần đó. Đã có tiếng súng nổ phía sau. Tôi tiếp tục chạy, nhưng thật khó khăn vì những ụ đất to, lởm chởm cản trở. Bọn du kích vẫn bắn và dượt theo tôi. Tôi chạy theo hình dzích dzắc để tránh đạn. Bỗng tôi nghe thấy hai tiếng súng lớn, có lẽ bọn du kích pháo cối đuổi theo, rồi lại thêm một tiếng nổ lớn nữa. Sau đó là những tràng đạn bắn xả về hướng tôi, tôi cố gắng chạy, nhưng lại té gục xuống gò đất phía trước.

“Thật may mắn, đúng lúc ấy, hướng phải tôi có lũ em nhỏ theo cha mẹ ra đồng đùa chơi, tôi chạy về hướng đó và rồi không nghe làn đạn dượt theo nữa, chắc chúng sợ bắn lầm vô các em. Tôi chạy vòng lại ra hướng quốc lộ 1, vượt qua đường và chạy vô khu cư dân gần đó. Tôi tiếp tục lẩn tránh cho đến khi thấy một căn nhà, nhìn vào thấy có bàn thờ Chúa, Đức Mẹ và trên khung ảnh thấy có hình một quân nhân mặc đồ đại lễ thuộc trường Bộ Binh Thủ Đức. Tôi gõ cửa, một người đàn bà tay bế đứa bé, mở cửa mời tôi vào nhà. Tôi hỏi thăm chị về bức hình ảnh sĩ quan kia, chi cho biết đó là chồng chi hiện đang đi học tập cải tạo. Tôi yên lòng và không hỏi gì thêm, chỉ tự giới thiệu mình và thú thật về chuyện trốn trại của tôi. Chị hoảng hốt, tái mặt, nhưng sau đó lấy lại bình tĩnh. Tiếp tục câu chuyện, tôi nhờ chị đưa về Hố Nai. Chị nói sẽ đưa tôi tới ngã ba Dầu Giây và đón xe dùm tôi về Hố Nai.
Sau đó, chị kêu thằng con trai lớn ra ẵm em và dặn dò cháu coi nhà. Chi đưa cho tôi hai nải chuối, chiếc nón rộng vành. Tôi hỏi xin chị đôi dép cũ vì dép của tôi bị đứt quai khi chạy. Chị bảo thằng con đưa cho tôi đôi dép nhật cũ, đồng thời chị cũng nói cháu đưa cho tôi chiếc áo sơ mi cũ, màu xanh lơ để thay chiếc áo montarguiđã sờn rách. Đáp lại sự giúp đỡ của chị, tôi lột chiếc đồng hồ citizen tặng lại cho cháu.

“Ra tới quốc lộ, chị vời chiếc xe lam, hai người cùng lên xe và chạy về hướng Sài- Gòn. Bất ngờ, một thằng nhỏ bán kem cũng đón xe lam, hắn vừa lên xe là nói lớn: “Sáng nay có ngụy về, hai thằng bị bắn chết, còn một thằng bắn bị thương chạy vào trong núi. Nghe vậy, tôi hoảng hồn, ngồi nhích xa hắn.

Xe chạy tới ngã ba Dầu Giây, tôi theo chị xuống xe. Thay vì đi xe đò, chị lại vời chiếc xe Daihatsu, trong đó có nhiều bà con đi làm ruộng rãy về với nhiều rau trái chồng chất. Chị thu xếp với người lái xe Daihatsu, chờ tôi leo lên, rồi chia tay. Xe đưa tôi về xứ Thánh Tâm, thật may mắn, không gặp bất cứ tram kiểm soát nào.

Sau đó, tôi đi bộ vào khu dân cư thuộc Giáo xứ Thánh Tâm, tìm lại ông Dự, ông từng là bạn thân của cha tôi trước đây. Rất hên, tôi gặp được ông, ông sững sờ nhìn tôi và liền sáng hôm sau, ông xuống Sài Gòn báo tin và mẹ tôi lập tức lên gặp.

Hai mẹ con nhìn nhau ngậm ngùi, mẹ tôi khóc nhiều và bà đưa cho tôi vài vòng vàng, nhẫn để tôi có điều kiện ứng phó với hoàn cảnh sắp tới, nhưng tôi không nhận vì lúc đó tôi dự tính sẽ vô rừng hoạt động. Mẹ tôi trở lại Sài Gòn, báo cho chị tôi và ngay sáng hôm sau, thằng cháu con bà chị đi xe Honda lên nhà ông Dự. Hắn đưa tôi một khẩu sung lục và tự giới thiệu là thành viên của “Mặt Trận Dân Tộc Tự Quyết”. Thằng cháu chở tôi tới ấp Tân Phong đối diện với trại Suối Máu, và đưa tôi tới căn chòi ở tạm. Hôm sau, một người đàn ông đến chòi và giới thiệu ông là trung tá chế độ cũ, lãnh đạo mặt trận rồi ông đưa tôi 5 đồng nói đây là tiền mặt trận gửi tặng. Ông thuộc nhóm điều nghiên, lên kế hoạch đánh chiếm lại thành phố Biên Hoà.

Ba ngày hôm sau, ông quay lại cho biết kế hoạch bị bể, một số đã bị bắt. Ông nói tôi hãy tự lo lấy thân và nên rời chỗ này. Sáng hôm sau, tôi đội nón, vác chiếc cuốc trên vai, đi ngược ra đường và trở lại nhà ông Dự. Ông hoảng hốt, nhưng vẫn ra tay bao bọc, che chở, giúp tôi liên lạc lại với thằng cháu và tôi được đưa về nhà bà chị tại Biên Hoà.

Chị đưa tôi lên lầu ở, cơm nước chị cung cấp hằng ngày. Tôi liên lạc được bà xã. Sau 10 ngày, tôi về nhà tại Sài- Gòn và qua sự giơi thiệu của ngườI thân, tôi gặp được ông Phong, chuyên làm giấy tờ giả. Riêng tôi, tôi khắc những con dấu giả, tự đóng dấu và làm giấy tờ cho mình.

Tôi Xuống Rạch Giá, tìm cách vượt biên, nhưng bị bắt. Nhờ đã biết cách khai báo theo lý lịch giả, khoảng 3 tháng thì được thả về. Tôi lại ra làng Chu-Hải, kiếm mối vượt biên lần nữa, nhưng cũng lại bị bắt nhốt tại trại tù Bà Rịa. Đươc khoảng 4 tháng, nhờ bà xã liên lạc lại vơi người làm tờ giấy giả, Ông này có quen biết với cán bộ trưởng trại tù, ông ta gửi kèm lá thư cho tên này, ngay ngày hôm sau, tôi được tên trại trưởng này gọi lên trình diện lên lớp khuyên tôi nên ở lại Việt Nam, lao động tốt, giúp ích cho xã hội.

Sau khi được thả khỏi trại tù Bà Rịa, thấy khó có cơ hội ra đi bằng tàu thuyền, tôi quyết định vượt biên đường bộ.

Sáng mùng 2 tết năm1980, tôi rời Sài Gòn, đi đường bộ tới được trại tỵ nạn NW 9 nằm trong lãnh thổ Campuchia,sát biên giới Thái- Lan, do Hội Hồng Thập Tự Quốc Tế quản lý. Thời gian sau họ chuyển tôi tới trại tỵ nạn Kao Y Đăng nằm trong lãnh thổ Thái Lan, rồi trại chuyển tiếp Chonburi và sau cùng tôi được chuyển tớI trại tỵ nạn Galant thuộc Indonesia. Đến tháng 2 năm 1981 thì được sang định cư tại Hoa Kỳ.

*

Chuyện trốn trại của Thái phôi pha theo ngày tháng. Đã từ lâu không còn là chuyện được nhắc lại, nhưng rồi một buổi sáng, cũng tại quán Factory, một phụ nữ bỗng tìm đến bên bàn cà phê.

Chị tự giới thiệu là vợ của Lộc, anh bạn phi công bị bắn chết khi trốn trại ở Long Khánh, và nói do anh Giàu giới thiệu đến để tìm biết ngôi mộ của Lộc ở trại tù để cải táng, hỏa thiêu hầu đem tro sang Mỹ để làm giỗ và thờ. Anh Giàu là một phi công trực thăng từng cùng bọn tôi uống cà phê, biết chuyện Thái vượt ngục, chuyện tôi kể thêm về việc xác Lộc và Bé được đưa về trại tù Long Khánh chôn cất.

Dù đã mấy chục năm, hình ảnh gò đất chôn tù năm xưa vẫn hiện rõ ràng trong đầu tôi và chúng tôi đã cùng nhau cung cấp cho chị Lộc mọi chi tiết và bản vẽ chính xác nơi Bé và Lộc được bạn tù chôn cất.
Sau một thời gian, chúng tôi được chị Lộc thông báo đã đem được tro cốt của chồng sang Mỹ. Khi Hội Ái Hữu Không Quân Nam Cali giúp chị Lộc tổ chức lễ giỗ cho chồng, chúng tôi được mời tới tham dự.

Lễ giỗ và vinh danh anh Lộc được cử hành tại nhà quàng Peak Funeral rất trang trọng trọng. Nhiều công trạng, thành tích, hy sinh của phi công Lộc đã được ban tổ chức và đồng đội nói lên. Chỉ tiếc là trong buổi lễ này bạn Thái quân cảnh của chúng tôi, nhân chứng sống trong nhóm trốn trại cùng với anh Bé và Lộc, đã không thể tham dự để chia sẻ về những ngày giờ cuối của hai người bạn đã cùng anh vượt ngục.

Trong những năm tù cải tạo, bản thân tôi đã chứng kiến nhiều chuyện bạn tù trốn trại. Nhân dịp kỷ niệm 40 năm ngày mất miền Nam 30 tháng Tư, tôi viết thay cho người bạn trốn trại tên Thái kể lại câu chuyện này để tưởng nhớ hai bạn Lộc, Bé cùng các bạn đã gục ngã trong trại tù cải tạo.
Xin trân trọng tưởng niệm và vinh danh các chiến sĩ quân lực VNCH đã hy sinh khi chống lại chế độ độc tài Cộng Sản.

John Kerry: "Quan hệ Mỹ-Việt sẽ tốt hơn nếu Việt Nam tôn trọng nhân quyền"



Hôm thứ Sáu Ngoại trưởng Mỹ John Kerry tham dự lễ kỷ niệm 20 năm bình thường hóa quan hệ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam nhưng cho biết mối quan hệ sẽ không đạt hết tiềm năng  nếu không có sự cải thiện trong hồ sơ nhân quyền của Việt Nam Cộng sản.

Phát biểu tại Hà Nội, Kerry ca ngợi hiệu quả của sự hòa giải với kẻ cựu thù và ca ngợi sự phát triển thương mại lớn mạnh, trao đổi giáo dục và hợp tác an ninh trong hơn hai mươi năm qua giữa Mỹ và Việt Nam. Tuy nhiên, ông cho biết Hoa Kỳ vẫn còn những quan tâm, đặc biệt là về các quyền tự do báo chí, ngôn luận và hội họp, quyền lao động và các tù nhân chính trị. Ngoại trưởng Kerry nói thêm, dù đã có một số tiến bộ, tôn trọng nhân quyền vẫn cần phải được tôn trọng nhiều hơn nữa. Ông nói thêm rằng Hoa Kỳ sẵn sàng giúp đỡ trong những lĩnh vực vừa kể nhưng nếu không có những thay đổi tích cực đáng kể, Mỹ sẽ giữ lệnh cấm cung cấp vũ khí gây chết người choViệt Nam.

Kerry nói trong một bài phát biểu trước giới lãnh đạo dân sự và kinh doanh tại một khách sạn Hà Nội,

“Những tiến bộ về nhân quyền và chế độ pháp trị sẽ tạo nền tảng cho một chiến lược sâu sắc hơn và bền vững hơn cho quan hệ đối tác chiến lược giữa Hoa Kỳ và Việt Nam. Chỉ có quý ông mới có thể quyết định tốc độ và hướng của tiến trình xây dựng quan hệ đối tác này. Nhưng tôi chắc chắn các ông đã nhận thấy rằng Mỹ quan hệ đối tác gần gụi nhất trên thế giới là với các nước có chung một cam kết với một số giá trị nhất định.”

Càng có nhiều điểm chung ta sẽ dễ dàng thuyết phục được người dân hai nước tôi kết chặt thân tình và hy sinh cho nhau.”

Sau đó, ông đưa ra nhận xét tương tự tại một cuộc họp báo với Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam. Ông Phạm Bình Minh đã nói rằng nước ông đã sẵn sàng để có một cuộc đối thoại về nhân quyền và đã đang cố gắng để cải thiện. Minh nói rằng đổi mới về mặt tư pháp đang được xúc tiến cũng như việc bãi bỏ hoặc sửa đổi các luật đang gây tranh cãi mà nhiều người đã xem là vi hiến. Ông Minh nói,

“Việt Nam đã quá sẵn sàng để thảo luận về sự khác biệt về quyền con người để chúng tôi có thể cải thiện các chính sách của chúng tôi và làm việc tốt hơn.”

Ông nói thêm, Việt Nam muốn Hoa Kỳ trở thành đối tác thương mại số 1 và là nước đầu tư số 1 tại Việt Nam.

Mặc dù có những mối quan tâm về nhân quyền, giới chức Mỹ nhìn thấy mối quan hệ chặt chẽ hơn với Việt Nam là trụ cột trong chính sách châu Á của Tổng thống Barack Obama. Việt Nam là một trong số các quốc gia Đông Nam Á có tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc trên các vùng biển phía Nam Trung Quốc (Biển Đông), và đã tìm sự ủng hộ của Mỹ để giải quyết những tranh chấp bằng đàm phán, kể cả giữa Bắc Kinh và Hà Nội.

Kerry đã đến Việt Nam sau khi tham dự một diễn đàn an ninh khu vực ở Malaysia, nơi ông và bộ trưởng ngoại giao của Trung Quốc đụng độ về vấn đề ai đã làm căng thẳng gia tăng trong khu vực. Mỹ và các nước láng giềng nhỏ hơn như Việt Nam đang kêu gọi Trung Quốc ngưng dự án xây đảo nhân tạo trong vùng biển có tranh chấp mà Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền duy nhất. Bắc Kinh bác bỏ những gì gọi là sự can thiệp từ bên ngoài của Washington.

Để thể hiện tình đoàn kết với Việt Nam, chính quyền Obama năm ngoái dỡ bỏ một phần lệnh cấm bán vũ khí cho Việt Nam, cho phép Mỹ cung cấp tàu tuần duyên và thiết bị liên hệ cho Hà Nội. Giới chức Mỹ nói rằng Washington đang tìm cách khác để hỗ trợ Việt Nam nâng cấp khả năng thực thi luật hàng hải nhưng không bán vũ khí giết người.

Kerry, một cựu chiến binh Việt Nam, ở Hà Nội là đoạn chót của chuyến công tác tại năm quốc gia ở Trung Đông và Đông Nam Á đã bị đeo đuổi vì cuộc tranh luận trong nước về thỏa thuận hạch tâm của Mỹ với Iran. Ông cho biết cuộc chiến tranh Việt Nam là kết quả của một “thất bại sâu sắc nhất về sự sáng suốt ngoại giao và quan điểm chính trị.”

Và ông nói rằng các cuộc thảo luận hiện nay thường tập trung vào việc cho rằng cần thiết phải có xung đột. Kerry nói trong bài phát biểu của mình rằng,

“Đứng ở đây hôm nay, tôi nhớ lại cuộc trò chuyện, thời gian gần đây của tôi với những người nói gần như tình cờ về viễn cảnh của cuộc chiến tranh giữa hai quốc gia. Và tôi suýt buột miệng, “Bạn không biết bạn đang nói cái gì hết.” Ông nói tiếp,

“Đã hẳn, có những lúc người ta có không còn lựa chọn nào khác hơn là chiến tranh, nhưng chiến tranh không bao giờ là một cái gì đó để vội vàng quyết định hoặc chấp nhận mà không khảo sát mọi lựa chọn khác đã có sẵn. Cuộc chiến diễn ra ở đây một nửa thế kỷ trước gây chia rẽ trong cả hai nước của chúng ta, và bắt nguồn từ sự thất bại sâu sắc nhất về sự sáng suốt ngoại giao và quan điểm chính trị.”

Kerry không đề cập đến Iran hoặc các thỏa thuận hạch tâm trong bài phát biểu. Nhưng ông đã nói rõ rằng sự chuyển tiếp quan hệ Mỹ-Việt từ thù thành bạn nên được coi là một mô hình cho những nước khác.

“Việt Nam và Hoa Kỳ  đi chung con đường từ xung đột đến tình bạn là điều tôi thường nghĩ đến mỗi khi phải vật lộn với những thách thức phức tạp, mà chúng ta phải đối phó hôm nay. Chúng ta đang đứng ở đây hôm nay kỷ niệm 20 năm quan hệ bình thường là bằng chứng cho thấy chúng ta không cam chịu chỉ đơn thuần lặp lại những sai lầm đã vấp phải trong quá khứ. Chúng ta có khả năng để vượt qua sự đau khổ và lấy lòng tin thay thế sự nghi ngờ và thay sự thù nghịch bằng sự tôn trọng.”

“Hoa Kỳ và Việt Nam đã một lần nữa chứng minh những kẻ cựu thù thực sự có thể trở thành đối tác, ngay cả trong thế giới phức tạp mà chúng ta đang sống hôm nay. Thành công đó đáng kể với chúng ta và còn cũng là một bài học sâu sắc và đúng lúc cho cả thế giới.”

Chuyến đi Hà Nội của ông Kerry đến Hà Nội theo sau chuyến viếng thăm Washington vào tháng trước của Nguyễn Phú Trọng, người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam . Và Trọng đã nói rằng không thể cho phép sự khác biệt với Hoa Kỳ về nhân quyền cản trở việc thắt chặt mối quan hệ giữ hai nước.

Mỹ không tìm cách ‘thay đổi thể chế chính trị’ của Việt Nam . Chính sách Mỹ đang thay đổi? Ai cũng rõ Mỹ đã giật sập chế độ ĐỆ I VNCH qua đảo chính 1/11/1963







Quan hệ Việt-Mỹ sang kỷ nguyên mới, nhân quyền vẫn là trở ngại!!!







Nhân cái chết của một người quản giáo - Tác giả Đinh Quang Anh Thái



Buổi chiều cuối tháng Bẩy ở California, nhận được tin nhắn của người bạn ở Sài Gòn: Ông Ba Thùy, người “cấm anh không được thất bại” đã chết, tiếc quá!

Ba Thùy, vỏn vẹn tên gọi hai chữ, tên thật là gì tôi không biết, chỉ biết ông mang quân hàm đại úy và là trưởng khu BC trại giam T30 Chí Hòa giai đoạn 1982. Tôi đoán ông trên tôi khoảng trên dưới 10 tuổi.

Ba Thùy nổi tiếng khe khắt với tù nhân và sẵn sàng kỷ luật không nương tay với “những tù nhân phản động không chịu cải tạo” trong trại.

Tết Ta 1983, lần thứ ba, Ba Thùy đưa tôi rà khỏi phòng lớn để cùm trong biệt giam. Sáng 30 Tết, tù nhân phòng 10 khu BC vui sướng vì tin của trại giam cho biết sẽ được thăm nuôi đặc biệt trong ngày do “chính sách khoan hồng của đảng và nhà nước.”

Tôi hồi hộp chờ đợi giả thăm nuôi của gia đình. Gần trưa, đích thân Ba Thùy gọi tên tôi ra khỏi phòng để đi biệt giam. Uất ức và ngỡ ngàng, tôi hỏi, tôi tội gì mà bị đi biệt giam, Ba Thùy nói, phạm kỷ luật trại giam. Thì ra, tội cũ ba năm trước đánh ănngten trong trại. Tôi mặc vội hai quần xả lỏng và hai áo may ô trùm lên nhau và xách ca nhựa ra khỏi phòng. Ba Thùy ra lệnh cởi đồ và tước một đi một quần và một áo.

Nằm trong biệt giam ở lầu ba trại T30, hai chân bị cùm, lưng dựa vách tường, đêm lạnh cóng vì đói ăn thiếu mặc, tôi xé đũng quần xà lỏng kéo lên lên che ngực. Giấc ngủ chập chờn, người đổ vào chậu đựng phân, cứt và nước tiểu vương vãi khắp phòng, dính cả vào ca nhựa đựng cơm.

Sáng Mùng Một, Ba Thùy mở cửa phòng giam, tôi nói, Tết là truyền thống của dân tộc, cán bộ cho tôi thùng nước rửa phòng giam và ca đựng cơm. Ba Thùy nói, không truyền thống gì với anh và ra lệnh cho người tù phát cơm đỗ vào thau nhựa của tôi chén bobo và vài cộng rau muống.

Căm thù. Uất hận. Lòng chỉ muốn cầm dao đâm chết bà Thùy. Thậm chí giết cả nhà Ba Thùy.
Vậy mà, nỗi thù hận tan vào hương khói, chỉ vì, chiều Mùng Một, nghe giọng Ba Thùy vọng lên từ khu nhà dành cho cán bộ quản lý trại giam: “Em để con gà cho anh uống rượu với bạn.” Giọng người đàn bà chắc chắn là vợ Ba Thùy: “Cả nhà có con gà, anh ăn nhậu với bạn thì các con lấy gì ăn.’”
Hóa ra họ khổ hơn cả tù nhân. Vì dù sao, người tù miền Nam, dù gì thì khi được thăm nuôi ngày Tết cũng được bữa cơm no với giỏ thức ăn do gia đình chắt chiu gửi vào.

Ba tuần biệt giam, tôi được thả về phòng giam chung, thân thể tàn tạ. Tri Hai Tam sự với ông Như Phong Lê Văn Tiến, “nhà báo của các nhà báo miền Nam” bị giam cùng phòng, tôi nói, cháu sẽ thử tay Ba Thùy này và chấp nhận hậu quả.

Một tuần sau, tôi xin gặp Ba Thùy để xin “làm việc”, nghĩa là có vấn đề khai báo. Được gọi lên văn phòng, tôi nói với Ba Thùy: “Cán bộ mắng nhiếc tôi là ‘tay sai Mỹ-Ngụy’, với tôi, cán bộ cũng chẳng qua là “tay sai “Liên Xô-Trung Quốc.”’ Ba Thùy rút cái coòng tay và đánh vào trán tôi phọt cả máu. Vết thương ba mươi năm sau đến bây giờ vẫn còn dấu.

Thật ngạc nhiên, giải tôi tôi về phòng giam, Ba Thùy mở cửa và nói với toàn phòng, “anh này nếu cải tạo tốt sẽ trở thành người tốt” và không phạt gì tôi.

Vài tuần sau, Ba Thùy đột nhiên gọi tôi ra “làm việc.” Sau khi rảo một vòng quang khu BC để cam chắc không có ai chung quanh, Ba Thùy quay về bàn làm và bắt đầu câu chuyện với giọng trọ trẹ vùng Quảng Bình: “Tôi nói một lần và chỉ một lần với anh: đất nước này đang bị những tay quan liêu cách mạng cai trị. Tôi và một thằng bạn rời làng quê Quảng Bình đi chống Mỹ cứu nước. Ngày ra đi, bạn tôi khóc vì không nỡ rời lũy tre làng. Vậy mà bây giờ nó đã vượt biên và sống ở nước ngoài. Vì sao hả? Vì chúng tôi đi xuống miền Nam thấy ruộng đồng bát ngát, cá lội dưới sông, vậy mà dân vẫn đói. Chỉ vì chính sách ngăn sông cách chợ. Và chính tại trại giam này đã từng giam những người không sai phạm luật pháp. Cho nên, quan liêu cách mạng còn kinh hơn quan liêu phong kiến”.
Từ buổi nói chuyện hôm đó, Ba Thùy bớt gay gắt với tù nhân, và với riêng tôi, thi thoảng ông còn cho thuốc lá hút.

Một buổi chiều tháng Hai năm 1984, tôi bị gọi ra khỏi phòng. Ngồi bệt dưới đất nghe Ba Thùy hỏi, anh có biết bị gọi làm gì không? Tôi nói, đời tù chuyển bao nhiêu phòng rồi, nên không biết rồi sẽ đi về đâu. Ba Thùy nói, anh được tạm tha.

Lúc ký giấy xuất trại, tôi nói với Ba Thùy, hồ sơ trại có địa chỉ nhà tôi, tôi mời cán bộ hôm nào đến tôi uống chung rượu.

Chừng một tháng sau, Ba Thùy xuất hiện trước cửa, bố mẹ anh chị em tôi hốt hoảng vì thấy công an áo vàng mang quân hàm đại úy đến hỏi.

Tôi mời ông ra đầu ngõ. Một đĩa tiết canh vịt, một đĩa lòng, hai xị đế. Ba Thùy hỏi, anh toan tính gì cho tương lai? Tôi nói, bây giờ không còn là tù nhân nữa, xin phép gọi bằng anh và trải lòng, không công ăn việc làm, đêm nào cũng phải trình diện công an phường, tôi chẳng còn cách nào khác ngoài con đường vượt biên.

Ba Thùy đột nhiên đứng phắt dậy, nói gần như quát: “Cấm anh không được thất bại. Tôi không muốn nhìn thấy anh trở lại trại giam”.

Tôi muốn khóc. Chợt thương Ba Thùy, chợt thương những phận người cả đời dấn thân cho lý tưởng để rồi bẽ bàng khi nhìn ra sự thật.

Buổi chiều sống xa quê nhà, chợt nhớ câu nói một người thuộc thế hệ cha ông: “Trong cuộc chiến Quốc-Cộng, người Quốc Gia làm nhiều điều không chuẩn nhưng may mắn là làm trên Con-Đườn- Đúng là mưu tìm No Ấm-Tự Do-Dân Chủ cho người dân. Còn người Cộng Sản làm nhiều điều thành công nhưng bất hạnh cho dân tộc vì họ chọn Con-Đường-Sai.”

Nghe tin ông Ba Thùy qua đời, thương ông, nhớ ông, một người Cộng Sản đã lỡ lầm hy hiến cho Con- Đường-Sai.

Dù không tin tôn giáo nào, tôi vẫn lắng lòng cầu nguyện cho ông tìm được an bình nơi cõi khác.

Sự thật phũ phàng về Hiệp định Paris 1973- Tác giả Nguyễn Quốc Khải



Thay vì đưa đến “hòa bình trong danh dự”, hiệp định này mở đường cho CSVN xâm chiếm trọn vẹn miền Nam Việt Nam trong vòng hơn hai năm sau. Những tài liệu về chiến tranh Việt Nam được bạch hóa trong thời gian gần đây cho thấy những sự thật phũ phàng đã đưa đến Hiệp Định Paris 1973.
Tóm tắt diễn tiến Hiệp Định Paris 1973

Cuộc hòa đàm tại Paris bắt đầu từ 1968 vào cuối thời Tổng thống Lyndon Johnson và tiếp tục dưới thời Tổng Thống Richard Nixon nhưng không đạt được tiến bộ nào cả cho đến cuối nhiệm kỳ I của Ông Nixon khi Ông Henry Kissinger, Cố Vấn An Ninh Quốc Gia của Tổng Thống Nixon đạt được một số đồng thuận trong những phiên họp bí mật với Ông Lê Đức Thọ, Trưởng Phái Đoàn Thương Thuyết của Cộng Sản Bắc Việt (CSBV) và trong cuộc tiếp súc bí mật với các Ông Mao Trạch Đông và Chu Ân Lai tại Bắc Kinh.  Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu không đồng ý những điều kiện do CSBV đưa ra và đòi hỏi nhiều thay đổi. Hà Nội phản ứng bằng cách công bố chi tiết về những điều hai Ông Kissinger và Lê Đức Thọ đã đồng ý. Cuộc hòa đàm trở nên bế tắc. Một mặt Ông Nixon ra lệnh ném bom Hà Nội và Hải Phòng liên tục trong 12 ngày vào cuối năm 1972. Mặt khác, Chính quyền Hoa Kỳ áp lực VNCH chấp nhận điều kiện ngưng chiến.

Ngày 23-1-1973, hai Ông Lê Đức Thọ và Kissinger đồng ý về một thỏa hiệp sơ bộ. Bốn ngày sau đó, Hiệp Định Paris được chính thức ký kết vào 27-1-1973. Hiệp Định này đòi hỏi ngưng bắn toàn diện tại miền Nam Việt Nam, Hoa Kỳ rút hết số quân còn lại tại Việt Nam trong vòng 60 ngày, quân CSBV (khoảng 150,000 binh sĩ) được phép ở lại miền Nam Việt Nam tại những vùng CSBV đã chiếm đoạt, và tất cả tù binh Hoa Kỳ được hồi hương. Hiệp Định Paris cũng kêu gọi Chính Phủ VNCH và Chính Phủ Cách Mạng Lâm Thời Miền Nam Việt Nam thực hiện một cuộc bầu cử dân chủ và tự do tại miền Nam Việt Nam để chấm dứt cuộc xung đột. Tổng Thống Nixon hứa sẽ sử dụng Không Lực Hoa Kỳ để bảo đảm sự thi hành hiệp định này.

Trong khi đàm phán, Hoa Kỳ tiếp tục rút quân và thi hành chương trình Việt Nam hóa để quân lực VNCH dần dần thay thế quân lực Hoa Kỳ.

Khoảng cách chạy tội

Việc mất miền Nam Việt Nam ít người Việt thời đó có thể dự đoán, nhưng không phải là điều ngạc nhiên đối với Hoa Kỳ mặc dù đã có Hiệp Định Paris. Thật vậy, chánh quyền Nixon không muốn thấy miền Nam Việt Nam sụp đổ trước cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ vào tháng 11, 1972, vì như thế có nghĩa là hi vọng thắng cử nhiệm kỳ II của Ông Nixon cũng sẽ sụp đổ theo.

Vì muốn bảo vệ thanh danh cho Hoa Kỳ và sự nghiệp chính trị của mình, Ông Nixon đã làm đủ mọi thứ để giữ miền Nam Việt Nam khỏi phải rơi vào tay CSVN trong nhiệm kỳ I (1969-1972). Trong cuộc họp bí mật đầu tiên với Thủ Tướng Chu Ân Lai vào tháng 7, 1971 tại Bắc Kinh, Ông Kissinger bán đứng miền Nam Việt Nam cho Cộng Sản.

Trên một tài liệu thuyết trình cho chuyến đi Bắc Kinh bí mật đầu tiên, Ông Kissinger ghi chú rằng Hoa Kỳ cần một thời gian chạy tội. Trung Quốc có sự cam kết của Hoa Kỳ. Ông Kissinger viết nguyên văn như sau:

“We need a decent interval. You have our assurance.”

Theo những tài liệu do các phụ tá của Ông Kissinger ghi chép lại những lời đối thoại của ông với Thủ Tướng Chu Ân Lai, Ông Kissinger nói rằng Hoa Kỳ sẽ ấn định thời hạn chót cho việc rút quân và trong thời gian rút quân sẽ có ngưng bắn trong khoảng 18 tháng và đàm phán. Nếu thỏa hiệp thất bại, dân Việt Nam sẽ tự giải quyết. Nếu chính phủ miền Nam Việt Nam không được quần chúng ưa chuộng, lực lượng của Hoa Kỳ càng rút nhanh, chính phủ này càng sớm bị lật đổ và Hoa Kỳ sẽ không can thiệp.

Nguyên văn bằng tiếng Anh như sau:

“We will set a deadline for withdrawals, and during withdrawals there should be a cease-fire, and some attempt at negotiations. If the agreement breaks down then it is quite possible that the people in Vietnam will fight it out. If the [South Vietnamese] government is as unpopular as you seem to think, then the quicker our forces are withdrawn the quicker it will be overthrown. And if it is overthrown after we withdraw, we will not intervene. We can put on a time limit, say 18 months or some period [for a cease-fire].  National Security Advisor Henry Kissinger, Beijing, July 9, 1971.

Hoa Kỳ cũng không muốn miền Nam Việt Nam mất nhanh chóng trong vòng sáu tháng sau khi Hiệp Định Paris ký kết để Hoa Kỳ không bị mang tiếng thua trận. Nhưng nếu là hai năm, sẽ không có vấn đề gì cả.  VNCH cần phải tự lực chiến đấu trong một thời gian đủ dài để chịu trách nhiệm về cuộc bại trận cuối cùng. Sau đây là phần phát biểu thâu băng của Ông Nixon về vấn đề này:

“The country would care if South Vietnam became Communist in a matter of six months. They will not give a damn if it’s two years.” President Richard M. Nixon, March 17, 1973.

Ông Kissinger trước đó cũng có quan điểm tương tự về việc mua thời gian để tháo chạy mà không bị bẽ mặt:

“We’ve got to find some formula that holds the thing together a year or two, after which – after a year, Mr. President, Vietnam will be a backwater. If we settle it, say, this October, by January ’74 no one will give a damn.” National Security Adviser Henry A. Kissinger, August 1972.

Cả hai ông Nixon và Kissinger đều đồng ý rằng VNCH có thể sẽ mất sau cuộc bầu cử tại Hoa Kỳ vào tháng 11, 1974. Nếu xẩy ra vào mùa xuân 1975, thời điểm này tốt hơn là mùa xuân 1976.

Nhà Sử Học Ken Hughes thuộc University of Virginia nhận xét rằng:

“Nhiều người có tư tưởng phóng khoáng nghĩ rằng Ông Nixon thật sự cương quyết muốn ngăn chặn Cộng Sản thắng ở Việt Nam. Nhưng Ông ta chỉ cương quyết ngăn chặn Đảng Dân Chủ thắng tại Hoa Kỳ mà thôi.” Sử Gia Ken Hughes, June 2010.

Vào tháng 2, 1972, Ông Nixon viếng thăm Bắc Kinh lần đầu tiên, làm thân với Trung Quốc, khởi sự thảo luận với Chủ Tịch Mao Trạch Đông và Thủ Tướng Chu Ân Lai về chính sách một nước Trung Hoa, và đạt được sự bảo đảm của Bắc Kinh về giải pháp hòa bình trong danh dự đối với Việt Nam với một khoảng cách chạy tội (decent interval).

Kéo dài chương trình Rút Quân và Việt Nam Hóa chiến tranh

Những tài liệu mới giải mật cũng cho thấy Ông Nixon và Ông Kissinger tin rằng:

1.    Chương trình Việt Nam hóa chiến tranh sẽ không làm cho miền Nam Việt Nam có đủ khả năng để tự bảo vệ.
2.    Những điều kiện “hòa bình” mà Ông Kissinger đã thương thuyết sẽ làm miền Nam Việt Nam sụp đổ sau một thời gian một hoặc hai năm (khoảng cách chạy tội).

Để che đậy sự thất bại của chiến lược Việt Nam Hóa và thương thuyết, Ông Nixon với sự khuyến cáo của Ông Kissinger, kéo dài cuộc chiến tranh đến năm thứ tư (1972) của nhiệm kỳ tổng thống đầu tiên – dài đủ để tránh sự sụp đổ của VNCH trước ngày bầu cử nhiệm kỳ II.  Chính vì vậy mà Ông Nixon kéo dài chương trình rút quân qua nhiều năm.

Trong cuốn băng thâu bí mật tại phòng bầu dục trong Tòa Nhà Trắng, Ông Nixon nói:

“We’ve got dates in mind. We’ve got dates everywhere [from] July to August to September [to] October [to] November to December [to] January of 1973.” President Richard Nixon, September 4, 1971.

Quân số Hoa Kỳ ở Việt Nam bắt đầu giảm từ cao điểm 543,000 người vào năm 1968 và đến đầu năm 1973 mới chấm dứt, tức là sau cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ vào tháng 11, 1972.

Đối với công chúng, Ông Nixon phải rút một số quân về nước đủ để thỏa mãn hai mục tiêu:

1.    Chứng tỏ chương trình Việt Nam hóa thành công.
2.    Giữ lời hứa khi tranh cử.

Đối với sự nghiệp chính trị, Ông Nixon hoàn toàn bám vào lịch trình tranh cử để hoạch định chương trình rút quân, dù có đạt được thỏa thuận với Hà Nội hay không (Theo Ông Nixon sắc xuất chỉ có 40% - 55 %) và bất kể VNCH có đứng vững sau khi quân Hoa Kỳ rút về nước hay không.
Hãy nghe cuộc đối thoại giữa Tổng Thống Nixon và Cố Vấn An Ninh Quốc Gia Kissinger vào ngày 11-3-1971:

Nixon: “We’ve got to get the hell out of there.”
Kissinger: “No Question.”

Tuy nhiên trước công chúng Hoa Kỳ, Ông Nixon vẫn hứa một giải pháp hòa bình trong danh dự. Theo đó, Hoa Kỳ sẽ rút quân ra khỏi Việt Nam chỉ khi nào chương trình Việt Nam hóa hoặc cuộc thương thuyết thành công – khi miền Nam Việt Nam có thể tự bảo vệ và tự quản trị.

Hoa Kỳ thất hứa không can thiệp trong trường hợp Hiệp Định Paris bị vi phạm

Tổng Thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu tin rằng những điều kiện Hoa Kỳ cho phép 150,000 quân CSBV ở lại miền Nam sẽ khiến VNCH sụp đổ. Theo tài liệu mới được bạch hóa, trong buổi họp với Tướng Alexander Haig, phụ tá Cố Vấn An Ninh Quốc Gia, tại Saigon vào ngày 4-10-1972, Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu tuyên bố rằng theo đề nghị của Hoa Kỳ, chính phủ VNCH tiếp tục tồn tại. Nhưng đây chỉ là giải pháp đau lòng và sớm muộn chính phủ này sẽ sụp đổ và theo đó Ông Thiệu sẽ phải tự sát.

Nguyên văn bằng tiếng Anh như sau:

“In the proposal you have suggested, our Government will continue to exist. But it is only an agonizing solution, and sooner or later the Government will crumble and Nguyen Van Thieu will have to commit suicide somewhere along the line.” President Nguyen Van Thieu, Saigon, October 4, 1972."

Ông Thiệu cực lực phản đối đề nghị hòa bình giả tạo của Hoa Kỳ làm cho cuộc hòa đàm ở Paris ngưng lại. Ông Nixon phải hứa sẽ tăng viện trợ quân sự và Hoa Kỳ sẽ trở lại Việt Nam nếu CSBV tấn công. Đồng thời Ông Nixon đe dọa sẽ cắt viện trợ để buộc Ông Thiệu phải chấp nhận đề nghị của Hoa Kỳ. Một tài liệu mới được bạch hóa cho thấy rằng Ông Nixon đe dọa đến cả tính mạng của Ông Thiệu:

“I don’t know whether the threat goes too far or not, but I’d do any damn thing, that is, or to cut off his head if necessary.” President Richard Nixon, January 20, 1973.

Hiệp Định Paris chỉ giúp Hoa Kỳ rút được quân ra khỏi Việt Nam an toàn, chấm dứt việc can thiệp trực tiếp của Hoa Kỳ vào cuộc chiến tại Việt Nam, nhưng đã không mang lại hòa bình cho Việt Nam. Thật vậy, khoảng một năm sau, vào tháng 1, 1974, Tổng Thống Thiệu tuyên bố Hiệp Định Paris không còn giá trị sau khi Cộng quân lợi dụng cuộc ngưng chiến trong năm 1973, tiến hành những trận đánh nhỏ để chiếm những vùng xa xôi hẻo lãnh.

Trong khi đó Quốc Hội Hoa Kỳ tiếp tục giảm viện trợ cho Việt Nam từ 2.2 tỉ Mỹ kim cho tài khóa 1973, 1.1 tỉ Mỹ kim cho tài khóa 1974, và 700 triệu Mỹ kim cho tài khóa 1975. Tình trạng miền Nam Việt Nam trở nên nghiêm trọng hơn vào cuối năm 1974 khi Quốc Hội Hoa Kỳ thông qua đạo luật 1974 Foreign Assistance Act, chấm dứt tất cả những viện trợ quân sự. Điều này có nghĩa là Hoa Kỳ không thể thể dùng không lực để trợ giúp miền Nam Việt Nam khi CSBV vi phạm Hiệp Định Paris.
Sau khi Đạo Luật Viện Trợ Ngoại Quốc 1974 ban hành ít lâu, CSBV tiến đánh và chiếm tỉnh Phước Long vào ngày 6-1-1975 và tỉnh Bình Long vào ngày 7-1-1975. Khi không thấy Hoa Kỳ có phản ứng nào cả, ngày 8-1-1975 Hà Nội ra lệnh tổng tấn công để giải phóng miền Nam bằng cách ngang nhiên xua quân vượt qua biên giới Bắc Nam, tấn công toàn diện Vùng I và II Chiến Thuật vào tháng 3, 1975 và cuối cùng chiếm Saigon vào 30-4-1975 đúng với thời hạn mà hai Ông Nixon và Kissinger dự đoán.

Bộ Trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ James Schlesinger điều trần trước Quốc Hội vào ngày 14-1-1975 rằng Hoa Kỳ không giữ lời hứa với Tổng Thống Thiệu. Bẩy ngày sau, Tổng Thống Gerald Ford, người thay thế ông Nixon từ chức vì vụ Watergate, tuyên bố rằng Hoa Kỳ không sẵn sàng tái tham chiến tại Việt Nam. Tại New Orleans vào ngày 23-4-1975, Ông Ford tuyên bố chiến tranh Việt Nam chấm dứt.

Vào buổi trưa ngày 29-4-1973, Đài Phát Thanh Saigon truyền đi bản nhạc “I’m Dreaming of a White Christmas” qua dọng ca của Bing Crosby, báo hiệu cuộc di tản cuối cùng của Hoa Kỳ bắt đầu.
Phục hồi Hiệp Định Paris 1973?

Gần đây, có vài nhóm người Việt tại hải ngoại chủ trương vận động quốc tế để phục hồi lại Hiệp Định Paris 1973, đặc biệt mới đây nhất là Ủy Ban Lãnh Đạo Lâm Thời VNCH (UBLĐLTVNCH), một hình thức chính phủ lưu vong nhưng không dùng danh xưng tổng thống hay thủ tướng, của Ông Nguyễn Ngọc Bích (75 tuổi). Các tổ chức này tin rằng nếu vận động quốc quốc tế làm sống lại Hiệp Định Paris 1973 (nhưng không nói gì đến Hiệp Định Geneva 1954 mà chính VNCH đã xé bỏ), Hà Nội sẽ phải trả lại miền Nam Việt Nam cho VNCH.

Giả sử rằng UBLĐLTVNCH có khả năng làm chuyện này, mặc dù tôi nghĩ là không có một cơ may nào cả, UBLĐLTVNCH sẽ không thâu tóm toàn bộ phần đất dưới vĩ tuyến thứ 17 ngay được. Hiệp Định Paris đòi hỏi tổng tuyển cử ở miền Nam Việt Nam, UBLĐLTVNCH sẽ phải ra tranh cử với Chính Phủ Cách Mạng Lâm Thời Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam (chính thức bị giải tán vào ngày 25-4-1976) . Nhưng trước hết, UBLĐLTVNCH sẽ phải đưa hàng triệu người Bắc 75 về nguyên quán ngoại trừ 150,000 quân CSBV được Ông Kissinger và Ông Chu Ân Lai cho phép ở lại miền Nam từ 1973 đến nay. Tóm tắt lại để đỡ tốn giấy mực, ý tưởng phục hồi Hiệp Định Paris là hoang tưởng nếu không muốn nói là bệnh hoạn. Ngay cả nước Mỹ cũng muốn quên Hiệp Định Paris 1973 đau lòng này do chính họ dựng lên.

Kết luận

Hoa Kỳ dưới thời Nixon đã bỏ rơi đông minh của mình là một điều đáng hổ thẹn đối với một quốc gia biết tôn trọng những giá trị cao quý. Nhưng may thay, những sử gia và những nhà phân tách Hoa Kỳ ngày nay đã phanh phui ra sự thật và lên án nặng nề những lỗi lầm đó. Đặc biệt GS Larry Berman đã viết hai cuốn sách được nồng nhiệt đón nhận:

1.    Planning Tragedy: The Americanization of the War in Vietnam (1982).
2.    No Peace No Honor: Nixon, Kissinger and Betrayal in Vietnam (2001).

Về phía người Việt, hơn ai hết, chúng ta có trách nhiệm lớn về sự sụp đổ của miền Nam Việt Nam và đưa phần đất này vào tay Cộng Sản. Nếu Ông Hồ Chí Minh khôn ngoan đã không du nhập chế độ Cộng Sản vào Việt Nam và nếu người dân Việt Nam, kể cả một thành phần không nhỏ trí thức, khôn ngoan đã không đi theo Cộng Sản để reo rắc đau thương triền miên cho đất nước trong một nửa thế kỷ và làm đất nước chậm tiến như ngày nay. Một bài học lớn là đừng bao giờ chui vào vòng nô lệ của bất cứ ngoại bang nào dù là đồng minh.



Tài liệu tham khảo:

1. Larry Berman, “No Peace No Honor, Nixon, Kissinger and Betrayal in Vietnam,” The Free Press, 2001.
2. Finding Dulcinea, “On this Day: Paris Peace Accords Signed, Ending American Involvement in Vietnam War,” January 27, 2012.
3. Trọng Đạt, “Nixon và Hòa Bình Trong Danh Dự,” 27-01-2012.
4. Kennedy Hickman, “Vietnam War end of conflict, 1973-1975,” Military History.
5. Ken Hughes, “Fatal Politics: Nixon’s Political Timetable For Withdrawing From Vietnam,” Diplomatic History, Vol. 34, No. 3, June 2010.
6. Stanley Karnow, “Vietnam A History,” Penguin Books, 1997.
7. Jeffrey Kimball, “Decent Interval or Not? The Paris Agreement and the End of the Vietnam War,”December 2003.
8. Henry Kissinger, “Years of Renewal,” Simon & Schuster, 1999.
9. Richard Nixon, “No More Vietnam,” Arbor House, New York 1985.
10. Frank Snepp, “Decent Interval,” Random House, 1977.
11. Global Security, “A Decent Interval – Who Lost Vietnam?” May 7, 2011.
12. Bách Khoa Toàn Thư Wikipedia, “Hiệp Định Paris 1973.”

Đồng cảm với công an Hà Nội?







Ý kiến nhân dân VN : "Khốn Nạn, Thần Kinh, Lố Bịch, Ngu Xuẩn, Độc Ác " về công trình xây dựng tượng đài Bác Hồ tại tỉnh Sơn La









                                     


Phỏng vấn Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ về cuộc gặp phụ tá ngoại trưởng Hoa Kỳ, Tom Malinowski



                                         

Thứ Sáu, 7 tháng 8, 2015

Ai đã nhìn trộm sư muội tắm !







Theo sự đánh giá của Đại sứ Mỹ ở VN: bà Nguyễn thị Kim Ngân, vị trí thứ tư trong Bộ Chính Tri của đảng CSVN, là người thông minh và không tham nhũng . Trời hỡi, ông ơi, ông tản bộ, đi vòng vòng trên hè phố và hỏi dân Saigon, họ sẽ cho nhận xét sâu sắc hơn bà NTKN về pháp luật của CSVN nếu cho họ hưởng quyền tự do ngôn luận.







Tâm Bất Biến Giữa Dòng Đời Vạn Biến.







Từ ngàn xưa Việt Nam đã có chủ quyền trên biển Đông



Mời xem :
 
 
 
 
 
 


Thông báo điểm ‘núp’ của cảnh sát giao thông: vi phạm luật pháp?




                                           


Người Saigon trọng nghĩa khinh tài: làm phước, thi ân bất cầu báo







Phỏng vấn dân biểu liên bang Mỹ Alan Lowenthal về việc trùng tu Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa




                                               



"Nhớ nghĩa trang xưa quê hương bạn bè
Nhớ pho tượng lính buồn se bụi đường"
 
 
Mời nghe Thái Thanh hát Đêm Nhớ Trăng Saigon, Phạm Đình Chương phổ thơ Du Tử Lê

 




Armenian Fomidable Orchestra







Kerry says U.S. ties can grow if more freedom in Vietnam (Source: REUTERS). John Kerry: "Chúng ta tôn trọng quyền tự do ngôn luận của người dân nếu họ phát biểu ôn hòa"




U.S. Secretary of State John Kerry lauded on Friday the warming of ties with Vietnam but said the scope of relations, and military deals, would depend on its communist rulers' willingness to protect rights and freedoms.

Kerry is Vietnam's latest high-profile visitor from Washington as the former enemies mark two decades of calibrated engagement since the normalization of ties that have expanded rapidly in the past year.

In a speech to mark the anniversary, Kerry said barriers of "mistrust and misunderstanding" were falling and urged Vietnam to show greater commitment to pursuing legal reforms and allowing freedom of expression and assembly.

"Progress on human rights and the rule of law will provide the foundation for a deeper and more sustainable strategic partnership," Kerry said.

"Only you can decide the pace and direction of the process."

Despite pursuing Western engagement and economic reforms, Vietnam has been chided for crushing dissent, with bloggers, activists and journalists among those facing harassment, arrest and jail.

The United States has been courting Vietnam to boost its influence in Asia and offset China's, but human rights and political prisoners have been a sticking point.

Washington cited some progress last year and started easing its lethal arms embargo on Vietnam, allowing for defence engagement and joint military drills.

Kerry said the message was that a further easing of the embargo hinged on rights.

"Is there room for further improvement? Yes," Kerry told a news conference with Vietnam's deputy prime minister and foreign minister, Pham Binh Minh.

"We will continue to urge Vietnam to reform certain laws that may have been used to arrest ... somebody for expressing a peaceful point of view.

"With respect to the lethal weapons, any further steps obviously will be tied to political progress."

Minh said promoting rights was a priority and legal reforms were being implemented. He said rights in Vietnam had "special character" in the local context, but his country was open to discuss differences to improve.

Kerry urged Vietnam to recognise free speech and assembly, which millions of its people were exercising on Facebook and through workers defending their rights.

"There are basic principles we will defend: No one should be punished for speaking their mind so long as they are peaceful," he said in his earlier speech.

He also met President Truong Tan Sang, who recognised the importance of guaranteeing human rights, he said.

"He couldn't have been more clear about how important it is (to Vietnam's leaders) to respect the rights of their people," Kerry

Tôi, Hồ Ngọc Nhuận- cựu dân biểu đệ II VNCH, có mấy chữ gửi ông Trọng, về chuyến đi Mỹ của ông.




Nhiều người nói ông Trọng không đảm nhiệm chức vụ chánh thức nào trong chính quyền Việt Nam, ông đang lãnh đạo “một đảng duy nhất” độc quyền chính trị trong một chánh thể độc tài, với thành tích nhân quyền tệ hại nhất, với tình trạng về tự do báo chí và tự do ngôn luận ảm đạm nhất, nhưng ông lại được nhà lãnh đạo đứng đầu thế giới tự do đón tiếp. Đó là một khích lệ không nhỏ đối với ông, nhưng lại là điều đáng tiếc đối với nhiều người.

Người ta cũng nói ông đứng đầu một chế độ liên tục đàn áp, bắt bớ giam giữ có hệ thống các nhà hoạt động chính trị và xã hội, liên tục vi phạm các “nghĩa vụ quốc tế về nhân quyền”, và không bao giờ giữ lời cam kết cải thiện chế độ cho phù hợp với những nguyên tắc nhân quyền phổ quát, nhưng ông vẫn được Tổng thống Hoa Kỳ chấp nhận đón tiếp một phần là nhờ ông đang lãnh đạo trên thực tế một đất nước có ít nhiều giá trị đối tác.

Một phần nữa là vì Trung Quốc ngày càng có những hành động bạo ngược quá đáng trên biển Đông, nơi mà Hoa Kỳ đang có một số lợi ích chiến lược. Tổng thống Mỹ tiếp ông cũng là nhân cơ hội mà tiếp thêm sức cho ông thoát khỏi phần nào cái ách lệ thuộc Trung Quốc, mở đường giúp ông tránh xa bóng tối mà đến gần hơn với ánh sáng. Nhưng phần lớn là vì quyền lợi Mỹ là trên hết. Mà quyền lợi Mỹ, suy cho cùng, cũng là quyền lợi của Thế Giới Tự Do, Thế Giới Văn Minh, Dân chủ, Dân quyền và Nhân quyền.

Có thể nói thêm : Quyền lợi Mỹ, về nhiều mặt, cũng là quyền lợi của mấy triệu đồng bào Việt Nam ở Mỹ, tức mấy triệu người Mỹ gốc Việt, và về mặt nào đó, là của cả người Việt Nam đang đấu tranh vì tự do ở trong nước. Ông đi thăm Mỹ cũng là bước đầu đi đến đồng bào Việt Nam ở Mỹ, dù là gián tiếp, dù có thể không ai gặp ai. Sau lần nầy có thể còn lần khác, sau người nầy có thể còn người khác. Để có một lần sau khác, khác hơn.

Tôi có mấy chữ gửi ông là vì có mấy thứ thực tế có phần nào đáng khích lệ đó. Chớ không phải vì “người Việt Nam chưa bao giờ được sống trong bầu không khí dân chủ như hiện nay”, theo như ông đã giở giọng tuyên truyền vừa rồi với báo chí Mỹ.

Bởi khi ông đem khoe bầu không khí dân chủ độc đảng của ông, thì Tổng thống Mỹ cũng đã nói cho báo chí Hoa Kỳ và thế giới biết là “đã thảo luận thẳng thắn một số những khác biệt xung quanh vấn đề nhân quyền” với ông. Mà “thẳng thắn nói về những khác biệt” là thế nào ? Không lẽ là gật gù khen cái “chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa triệu lần hơn chế độ dân chủ Mỹ” ? Hay là nhắc ông đừng có trắng trợn gọi là “thể hiện vai trò lãnh đạo trực tiếp và toàn diện của đảng, bằng cách quy hoạch,bổ nhiệm, bố trí đảng viên giữ các chức vụ chủ chốt, lãnh đạo trong Chính phủ, trong Quốc hội, trong lực lượng an ninh, trong quân đội, trong Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể quần chúng, trong Tòa án và trong Viện kiểm sát, trong các ngành các cấp chánh quyền từ trung ương đến cơ sở”, tóm lại là trong toàn bộ guồng máy nhà nước, gồm cả ba quyền Lập pháp, Hành pháp,Tư pháp, tức là để đảng cộng sản, thực chất là một nhúm lãnh đạo đảng, làm cha mẹ đẻ của tất cả các thứ đó, để rồi tất cả những thứ đó theo lệnh lãnh đạo đảng mà bắt nhốt những ai không nói theo họ, bắt nhốt những người làm báo, làm văn, công khai ôn hòa nói lên nguyện vọng tự do dân chủ của nhân dân ? Là nhắc ông đừng có bắt Tổng thống Mỹ và nhân dân Mỹ phải liên tục tiếp đón người dân Việt Nam đấu tranh cho tự do bị các ông trục xuất đi làm công dân tự do ở nước Mỹ, sau khi cầm tù họ trong nhiều năm. Là đừng có xua bộ hạ chận đường hành hung những người Việt Nam có nguyện vọng sống dân chủ.

Khi ông nhớ lại ông Hồ Chí Minh từng nhiều lần viết thư cho các Tổng Thống Mỹ đặt vấn đề về mối quan hệ Việt Mỹ trong quá khứ và về nhiều cơ hội hợp tác Việt Mỹ đã bị bỏ lỡ, thì Tổng Thống B. Obama cũng có thể nhớ lại rằng ông Hồ Chí Minh, khi viết tuyên ngôn độc lập Việt Nam, đã chỉ cóp có khúc đầu tuyên ngôn độc lập Hoa Kỳ, là “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc". Lời bất hủ ấy ở trong bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 của nước Mỹ. Suy rộng ra, câu ấy có ý nghĩa là: tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do”.

Nhưng lại bỏ sót phần còn lại là : “Các chánh quyền được thiết lập giữa mọi người dân là để bảo đảm cho những quyền đó, và quyền hành chính đáng của các chánh quyền là xuất phát từ sự đồng thuận của những ngưới dân tự đặt dưới quyền họ. Bất cứ lúc nào có một hình thức chánh quyền trở thành phá hoại mục đích đó thì nhân dân có quyền thay đổi hình thức chánh quyền đó, hoặc phá bỏ nó và thiết lập một chánh quyền mới, đặt nền tảng trên các nguyên tắc và tổ chức theo hình thức đối với họ là thích hợp để đem đến cho họ an ninh và hạnh phúc. Khi có một chuỗi dài lạm dụng và tiếm quyền, luôn hướng đến một mục tiêu bất di bất dịch, và khẳng định ý đồ đặt họ dưới nền độc tài chuyên chính tuyệt đối, thì họ có quyền, thì ho có nghĩa vụ loại bỏ một chánh quyền như vậy, và tự mình tạo ra cho mình những bảo đảm mới cho an ninh tương lai của mình” (Tuyên ngôn Độc lập Hoa Kỳ, tạm dịch bản dịch tiếng Pháp từ tiếng Anh, của Thomas Jefferson, năm 1776).

Chính vì ông Hồ Chí Minh đã đút túi cái đoạn vô cùng quan trọng trên đây, là cái nền cho các quyền tự do dân chủ ở Hoa Kỳ, mà đảng ông và những kẻ kế nghiệp ông đã tha hồ gồm thâu thao túng mọi quyền làm dân và làm người, độc quyền cai trị đất nước, lại có người còn hơn một lần ký giấy, trước là giao đảo giao đất, sau là giao cả linh hồn cho Trung Quốc, để mãi mãi trường tồn trong cương vị độc tôn trên đầu dân tộc.

Tôi cũng nói để ông biết : với tư cách là một trưởng nhóm dân biểu đối lập, và là một người làm báo đối lập dưới chế độ Sài Gòn cũ, tôi đã từng vô ra hầu hết các khám đường của chế độ cũ ở miền Nam, kể cả Côn Đảo, mà không hề bị ai ngăn cản, để thăm hỏi, điểu tra về các nhà tu hành, các tù nhân lương tâm, về các tù nhân chánh trị, về những tù nhân thanh niên sinh viên tranh đấu, trong đó có không ít là đảng viên cán bộ đảng Nhân dân, thực chất là đảng cộng sản, mà có người hiện đang còn sống và sẵn sàng làm chứng. Còn ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam mà đảng của ông đang độc quyền cai trị, không cần mon men đến các nơi các ông đang giam giữ hàng loạt công dân vô tội, chỉ thỉnh thoảng muốn đến tham gia sinh hoạt báo chí với bạn bè, cả với các đảng viên cộng sản chán đảng, tôi cũng từng nhiều lần bị tay chân các ông hét từ ngoài ngõ bắt trở vô nhà, để tiếp tục được “sống trong bầu không khí dân chủ chưa bao giờ có như ngày nay” của các ông. Hay có lúc chỉ muốn ra đường cùng đồng bào lên tiếng chống lại bọn giặc bành trướng cướp nước, tôi cũng từng bị người của các ông, thay cho giặc, cấm cửa không cho ra khỏi nhà, để lại tiếp tục được…“sống trong bầu không khí dân chủ chưa từng thấy như hiện nay” của các ông.

Tôi thấy ông Nguyễn Phú Trọng, và những người như ông, của ông hiện nay, rõ ràng là cả đời chỉ biết có hưởng thụ, và cha truyển con nối những quyền lợi được hưởng thụ. Trên lưng của cả một dân tộc. Và nếu có gọi là “đấu tranh” thì thật sự chỉ là “đấu đá” vì quyền lợi riêng tư của mình hay phe phái mình. Nên không biết thế nào là đấu tranh cho quyền con người, đấu tranh để thay đổi vận mạng của mình và vận mạng của dân tộc. Ông Trọng và những người của ông, như ông, vì cả đời thâu tóm tất cả các quyền tự do căn bản của người dân, để tự do muốn làm gì thì làm trên đầu trên cổ người dân, nên cho rằng tuyệt đại đa số người Việt Nam bị đạp xuống làm người dân hạng hai, hạng ba như chúng tôi, khi chưa bị vô cớ chận đường, băt nhốt, thì đã được “sống trong bầu không khí dân chủ” của các ông rồi. Mấy chục triệu người Việt Nam hạng hai hạng ba chúng tôi, từ nhiều chục năm nay, chưa hề có một lá phiếu bầu nào cho ông, cũng chưa hề bầu bất cứ một người nào trong các ông, vào bất cứ một chức vụ nào từ chủ tịch nước, chủ tịch quốc hội, đến các chủ tịch nhỏ to đến các đại biều to nhỏ, trên cả nước, từ khi các ông bê từ đâu đó về cái gọi là “cộng hòa xã hội chủ nghĩa” để gắn lên đầu hai chữ Việt Nam, một chế độ mà hằng chục nước từng bị áp đặt đã thẳng thừng vứt bỏ từ một phần tư thế kỷ qua để nhân dân nước họ được đứng thẳng làm người, nhưng các ông cứ luôn miệng huênh hoang cho đó là “bầu không khí dân chủ mà người Việt Nam chúng tôi chưa bao giờ được sống”, thì đúng là các ông đang làm cái trò “dân chủ hề” như ở Bắc Triều Tiên, mà ấn bản Việt Nam, không có màn dân chúng nhảy múa đầy đường với áo quần lòe loẹt, mà thay vào đó là trò múa mép của các ông bà lãnh đạo đảng.

Nhưng dù sao thì ông cũng đã đến Mỹ, để chí ít cũng hít thở được cái không khí thật sự tự do của một đất nước tự do thật sự. Nên đã tới lúc ông nên vất bỏ cái tròng cộng sản chủ nghĩa quái ác trên cổ mình, và cởi bỏ những xích xiềng trói buộc nhân dân trong chính đât nước mình, buông tha cho người dân Việt Nam chúng tôi khỏi phải tiếp tục bị nhốt trong cái nhà tù lộ thiên cộng sản chủ nghĩa của các ông nữa. Chớ không lẽ ông nghĩ Tổng thống Mỹ tiếp ông là đã bầu cho các ông và chế độ của các ông rồi, nên nhân dân Việt Nam không cần phải có tự do bầu cử, ứng cử, không cần một chế độ dân chủ ? Hay ông nghĩ ông được Tổng Tống Mỹ đón tiếp là ông đã được tấn phong làm một thứ lãnh đạo chính danh của một đất nước phải làm nô lệ cộng sản suốt đời ? Cũng như Trung Quốc khi ban cho các ông mười mấy chữ vàng và mấy cái tốt là đã tấn phong các ông cha truyền con nối muôn năm làm thái thú trên đất nước Việt Nam? Trung Quốc thì có thể như vậy, vì là đàn anh và quan thầy của các ông. Nhưng Tổng thống một nước tự do như nước Mỹ thì ắt phải biết tôn trọng quyền tự do và quyền tự quyết của dân tộc Việt Nam, thì không thể không biết chính các đảng viên cộng sản Việt Nam ngày càng có nhiều người lên án đảng cộng sản đã phản bội họ, và phản bội quyền lợi dân tộc.

Những đảng viên cộng sản bình thường, yêu nước hơn là yêu chủ nghĩa cộng sản và đảng đó, cũng không hề muốn ông dựa hơi Mỹ để kèn cựa trả giá với đàn anh Trung Quốc của ông trên đầu dân tộc, mà là muốn ông hợp lực cùng đồng bào trong ngoài nước, cùng tạo cơ hội cho đảng cộng sản của ông thoát khỏi sự lệ thuộc tội lỗi đối với kẻ thù truyền kiếp phương Bắc. Một kẻ thù mà suốt mấy mấy ngàn năm lịch sử là xuyên suốt mấy ngàn năm gây chiến xâm lược Việt Nam. Và giờ đây cũng lại dở thói cậy số đông, ỷ mình có thể công kênh nhau lên chiếm lĩnh cả bầu trời thiên hạ, đang dở trò thổi cát lấp biển Đông, âm mưu thôn tính nước ta và các nước láng giềng khác cho bằng được. Một đất nước muôn đời âm mưu bằng mọi cách thôn tính nước khác để lấy đất sống cho dân mình, thì có chỗ dung thân cho vài tên Ích Tắc lẻ tẻ đã là khó, chớ chỗ đâu cho cả một tập đoàn đông đảo ?

Từ lâu tôi đã từng nghe ông Trọng và người của ông luôn miệng lớn tiếng cảnh giác về “âm mưu diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch. Cái diễn biến hòa bình mà các ông sợ, “nó” rõ ràng cụ thể là gì và như thế nào, tôi không được rõ. Nhưng trong nghĩa nào đó thì chinh ông Trọng, với chuyến đi Mỹ của ông vừa qua, lại muốn đi làm “diễn biến hòa bình ngược” ở Mỹ, tìm cách vận động không chỉ với Tổng thống Mỹ, mà còn với cả bà con người Mỹ gốc Việt. Nếu vậy thì tại sao ông không để cho nhân dân chúng tôi, trong và ngoài nước, cùng thi đua làm diễn biến hòa bình với ông? Ông thì thi đua đánh bóng cho cái chế độ cộng sản đang đi vào bảo tàng lịch sử, còn chúng tôi thì thi đua cùng sống hòa bình hòa hợp, tự do dân chủ và độc lập trên mảnh đất quê cha đất tổ của mình? Mà không sợ đe dọa bị bắt, bị nhốt, hay bị trục xuất? Trừ phi một lần nữa ông lại tiếp tục nói một đàng làm một nẻo. Trừ phi ông chỉ nói tự do dân chủ khi ở Mỹ, còn khi về Việt Nam thì ông lại tiếp tục cho công an chận đường về nước của người nầy, rút hộ chiếu ra nước ngoài của người khác, lôi ra tòa, tống vô tù bất cứ ai không chấp nhận chế độ độc đảng chủ xã hội chủ nghĩa. Trừ phi ông chết sống cố giữ cho bằng được cái bia miệng “Đừng nghe những gì cộng sản nói, hãy ngó những gì cộng sản làm”. Để muôn đời mắc tội với lịch sử, với hàng hàng lớp lớp các thế hệ tưởng lai của dân tộc.

Sài Gòn, 23-7-2015