khktmd 2015






Đạo học làm việc lớn là ở chỗ làm rạng tỏ cái đức sáng của mình, thương yêu người dân, đạt tới chỗ chí thiện. Đại học chi đạo, tại Minh Minh Đức, tại Tân Dân, tại chỉ ư Chí Thiện. 大學之道,在明明德,在親民,在止於至善。












Thứ Bảy, 25 tháng 4, 2015

Between Two Cultures: Americans, Vietnamese or Both - John Boudreau, (Bloomberg dated April 8, 2015)


Tư Phú Nhuận đang tính về VN mở trường dạy lái xe, thu học phí re rẻ cho con cháu các Bác K1. Nhưng, TPN lại sợ bạn bè và bà con quen biết bên Mỹ phun nước bọt vào mặt, không biết làm sao mà né. Chắc phải đeo bảng tên trước ngực VIỆT KIỀU NÉ?



Thinh Nguyen, co-founder of Zien Solutions, stands in his office in Ho Chi Minh City, Vietnam, on March 26, 2015. Nguyen left a career in Silicon Valley to start a software company in what is now Ho Chi Minh City, one of an increased number of reverse migrants. Photographer: Hau Dinh/Bloomberg



Fleeing Vietnam under bursts of gunfire hours before Saigon fell to communist forces forty years ago, Thinh Nguyen thought he was leaving for good.

“I looked back and I saw colorful smoke,” he said of the day he zigzagged down a beach to a naval craft ferrying families out to sea. “There were so many boats I felt I could walk boat to boat.”

So began a journey that would eventually see hundreds of thousands leave their lives behind and end up in the U.S.

“When you’re 17, your whole world is your school, your friends, your city. I felt like I lost everything.”

Yet 27 years later (year 2002), Nguyen left a career in Silicon Valley to start a software company in what is now Ho Chi Minh City, one of an increased number of reverse migrants. Nguyen, 57, has been welcomed for his business expertise even as he was shadowed by police in a country where the Communist Party has little tolerance for dissent or democratic views. Commerce is acceptable for returnees, politics and labor reforms are not.

Overseas Vietnamese, known as Viet Kieu, have found themselves in the crosshairs of suspicion in both Vietnam and the U.S.: When Nguyen moved to Ho Chi Minh City in 2002, police monitored him, giving him the code name “the bald-headed scientist.”

In the U.S., tensions can erupt between refugees critical of Vietnam’s regime and its curbs on human rights, and those who want to go back. When Nguyen solicited funds for Vietnam charities in the large Vietnamese community in San Jose, California, he said he was “spit on.”

While the U.S. and Vietnam normalized ties 20 years ago, reconciliation between overseas Vietnamese and the communist regime is ongoing, said Henry Liem, a lawyer and faculty member of California’s San Jose City College.

‘It’s Personal’

“The wound is still fresh,” he said. “It’s personal. In the 1980s, Vietnam’s government considered the Vietnamese who escaped Vietnam as ‘traitors.’”

Returnees like Nguyen come back out of a sense of longing for a place they may have known only a little -- having left as children or born in the U.S. They are helping modernize an economy dominated by inefficient and sometimes corrupt state-owned enterprises. Vietnam’s youngsters crave iPhones, drink coffee at Starbucks Corp. and eat at U.S. fast food chains.

Harvard-educated Henry Nguyen, whose father worked for the South Vietnam government and who left the country as an infant, returned 14 years ago. As chairman of Good Day Hospitality, the master franchisee of McDonald’s in Vietnam, he opened the country’s first McDonald’s restaurant last year.
‘American Education’

“I have seen a lot more young Vietnamese from abroad come here to work at everything from state-owned businesses to private businesses to foreign-invested businesses,” said Nguyen, who is the son-in-law of Prime Minister Nguyen Tan Dung.

At the same time, young Vietnamese want to have a U.S. education and American products, he said.

“They want to understand what it is about the American value system that can apply to life here in Vietnam,” Nguyen said. “That really has been one of the forces of dynamic change here.”

What was known as “the American War” in Vietnam claimed the lives of as many as 3 million Vietnamese and more than 58,000 Americans. Afterward, more than a million people were placed in re-education camps, where “many died, while tens of thousands were to languish in detention until the late 1980s,” according to a report by the United Nations High Commissioner for Refugees.

Those who escaped on overcrowded boats risked pirate attacks, storms and starvation in what became the modern world’s first major refugee crisis. Between 1975 and 1995, almost 800,000 Vietnamese boat refugees sought asylum in other countries, according to UNHCR. As many as 300,000 Vietnamese died at sea, according to Alexander Vuving, a security analyst at the Asia-Pacific Center for Security Studies in Hawaii.

Being Called

Between 1975 and the early 2000s about 900,000 Vietnamese resettled in the U.S., according to the U.S. State Department, and by 2010 there were more than 1.5 million Vietnamese living there.

“I wanted to come back to where I was from,” recalled Louis Nguyen, who was 12 when he fled with his family the day Saigon fell, passing bodies on the street before boarding a commercial boat crammed with 400 people. He returned in 2003 to start a venture capital fund, finding Ho Chi Minh City both familiar and strange.

“Something was calling me,” he said. “There were professional opportunities and a chance to rediscover your country, discover who you are.”

The government offers Viet Kieu incentives to return, such as five-year visas and duty-free car imports, said Tran Hoang Phuong, deputy head of State Committee for Overseas Vietnamese Affairs in Ho Chi Minh City.

Residential Permits

Between 2004 and June 2013 about 3,000 overseas Vietnamese returned to permanently live in Ho Chi Minh City, while another 9,000 were granted long-term residential permits for work and investment in the city, according to the Communist Party website.

The “Doi Moi” reforms of 1986 that brought market-oriented change to the economy, a trade pact with the U.S. in 2001 and entry to the World Trade Organization in 2007 pushed Vietnam toward a more open economy, according to Vuving. Vietnam’s exports soared to $150 billion last year from $2.4 billion in 1990, government data show.

Returnees will become more important as Vietnam seeks to stimulate an economy that has expanded less than 7 percent annually for seven straight years. Last year, it grew 5.98 percent.

Than Trong Phuc, who fled Saigon at 17 on a helicopter from the rooftop of the U.S. Embassy just before the city fell and left behind a father he would not see for 19 years, came to Ho Chi Minh City as country director for Intel Inc.

‘World Outside’

During negotiations with government officials ahead of Intel’s $1 billion investment in Vietnam, Phuc said he “was the only one in that room who understood both sides.”

“It was an opportunity to do something meaningful for the land of my birth while also being an ambassador for the land of my adopted country,” Phuc said.

Thinh Nguyen said young people in Vietnam are watching the Viet Kieu for cues on western society beyond business.

“I tell my employees and people here: I’m not trying to convert you,” he said. “If you want to know about the world outside, then look at me.”

“Vietnam needs to change,” Nguyen said. “It’s something that’s holding the country back. I want to see change, but that has to be done by the Vietnamese for themselves.”

"Con trâu" nhanh chân ... bị nhổ nước bọt?







Nẩy mầm trong Tự do - Tác giả Hồ Phú Bông



Chúng tôi cưới lúc HH đang học năm cuối bậc cử nhân tại viện Đại Học Đà Lạt. Cưới xong, sống với đồng lương lính Việt Nam Cộng Hòa mà phải mướn nhà để ở nữa thì dễ dàng hình dung được chúng tôi đã sống như thế nào. Nhưng rất hạnh phúc!

Chấp nhận như thế với hy vọng sau khi HH hoàn tất Đại học sẽ bắt tay vào gầy dựng tương lai. Chúng tôi không có giấc mơ của cô bé đang đội thúng trứng trên đầu mà mơ có một đàn gà, rồi bán đàn gà để mua con bò sữa... mừng đến nỗi nhảy cẫng lên làm thúng trứng rơi xuống đất. Không, không mộng mơ như thế. Nhưng lịch sử miền Nam bị sang trang đột ngột chúng tôi bỗng chốc trở thành cô bé đó. Và còn hơn thế nữa. Không những vỡ mấy cái trứng trên đầu mà còn vỡ nát cả trái tim! Giấc mơ bị gãy đổ. HH trở thành nạn nhân của học lực. Tôi trở thành nạn nhân của “ôm chân đế quốc, bán nước cầu vinh”.

Chế độ mới đẩy HH về vùng Kinh tế mới. Đẩy tôi vào trại Tập trung cải tạo! Đêm đêm phòng họp đốt đèn dầu. HH ôm đứa con mới sinh vào lòng để nghe xỉa xói “tội ác ngụy quân/ngụy quyền”, để biết như thế nào là “công điểm/hợp tác xã”. Như thế nào là cuốc đất, trồng khoai, làm cỏ... Biết “bình bầu tiên tiến”. Biết như thế nào là “lao động là quang vinh”! Tôi phải biết như thế nào là “ăn gan người, uống máu người”! Phải biết như thế nào là “khoan hồng nhân đạo của chế độ ưu việt Xã hội Chủ nghĩa”, là “đỉnh cao trí tuệ của loài người”...! Còn Thông cáo “Tập trung 10 ngày” trở thành thời gian lê lết từ trại giam nầy đến trại giam khác, từ Nam ra Bắc. Thân tàn ma dại từ giữa rừng thiêng đến hai vòng tường cao nghễu nghện có công an canh gác ngày đêm, với hai ba tầng cửa khóa, với tháng năm vô tận! Phải hiểu ra là “ngày XHCN” khác hẳn với ngày thường. Thời gian của XHCN là thứ thời gian khác, không phải tính bằng vòng quay trái đất, ngày/đêm có 24 giờ!

Điều lạ lùng nhất là cùng là người Việt Nam, cùng trên một đất nước mà họ gọi là “Thống Nhất”, nhưng đem lưu đày chúng tôi ra phía Bắc? Tại sao trước khi đưa chúng tôi đến một vùng nào thì đã tuyên truyền cho đồng bào sống quanh đó rằng chúng tôi là “bọn giết người”, “ăn thịt người” như trở bàn tay? Chế độ đã “giáo dục” người miền Bắc ghê tởm người miền Nam, rồi tin tưởng như thế, nên đưa chúng tôi ra đó để lưu đày!

Dày công “giáo dục” kỳ thị Bắc/Nam đến đỉnh điểm như vậy rồi bây giờ lại ra Nghị quyết 36, kêu gọi “Hòa hợp Hòa giải”!

Nếu “ngụy quân, ngụy quyền” là “ác ôn, là nợ máu” thì càng nên nhốt tù chúng tôi tại ngay nơi chúng tôi đã sống, đã gây ra “tội ác” để hàng ngày trực tiếp nhận “hậu quả” khinh bỉ của người miền Nam! Hẳng đây là cách cải tạo nhanh nhất và đúng nhất. Thế giới sẽ thấy được chế độ mới là “tốt lành”, “ngụy quân, ngụy quyền” cần phải “ăn năn, hối cải”!

Biến cố Mậu Thân 1968 làm sụp đổ không biết bao nhiêu giấc mơ của thanh niên miền Nam. Đang học, đang có công việc tốt bỗng bị Tổng động viên. Mà không bị Tổng động viên cũng nhập ngũ vì chiến tranh đã đến từng góc phố, từng gia đình. Xã hội miền Nam hỗn loạn. Bọn hoạt đầu chính trị, bọn giựt dây, bọn cán bộ nằm vùng xé nát từng gia đình, từng mảnh đời, từng ước mơ. Tại các thành phố thì đặc công gài bom, trường học bị pháo kích (chính xác là khủng bố nếu theo cách gọi bây giờ). Giao thông thì đường bị đắp mô, mìn nổ, xe lật, cầu sụp. Ở quê thì ngày Quốc gia/đêm Cộng sản. Bóng đêm là tội ác bao trùm.

Những người Quốc gia có uy tín thường là nạn nhân bị giết rồi vùi thây trước khi trời sáng. Kẻ thù bây giờ là chiến tranh nhiều mặt. Là du kích. Máu người miền Nam đổ càng nhiều thì người miền Nam không thể đứng khoanh tay. Sợ chết, sợ lắm nhưng phải cầm súng. Phải lên đường! Lên đường mà không biết đích thật chân tướng kẻ thù, vì họ cùng nhân dáng, cùng ngôn ngữ, nếu không muốn nói “cũng là chỗ quen biết”, chỉ khác nhau khối óc. Khối óc họ bị đầu độc bằng hai loại “thuốc mê” cực kỳ nguy hiểm. “Thuốc mê” Mù quáng và “thuốc mê” Căm thù! Hậu quả là mãi đến 40 năm sau trong số họ vẫn có người còn bị ngấm nặng!

Họ là cộng sản từ miền Bắc xâm nhập. Họ là Mặt trận Giải phóng miền Nam nối dáo!

Vì lệnh Tổng động viên nên các Quân trường Sĩ quan không đủ chỗ, chúng tôi bị đưa vào Trung tâm Huấn luyện Quang Trung, chịu 2 tháng huấn nhục tại đó trước khi chuyển tiếp. Tôi còn nhớ trong Đêm Văn Nghệ ngoài trời, ngồi bệt trên cỏ nghe một nam ca sĩ hát “... người yêu tôi tôi mới quen mà thôi...” để xúc động. Nếu ở miền Bắc thì người viết và người hát bài nầy trong bối cảnh như thế sẽ bị tội nặng! Chỉ một điều nhỏ nầy thôi đã cho thấy sự khác biệt lớn giữa Cộng sản và Tự do.

Thời đó mà cầm được bàn tay người mình yêu là đã tuyệt vời, huống gì để nói chuyện lên đường! Mái tóc phủ gáy của bọn tôi vừa mới bị hớt “cua”, mới lớ ngớ tập cà phê/thuốc lá. Đêm trực ứng chiến ở giao thông hào mới biết cắt cử đứa lén đi mua bia. Vâng, bỏ lại người yêu sau lưng, bỏ lại thành phố, bỏ cả tương lai để đi vào vùng khói lửa nên tập tễnh...“Túy ngọa sa trường quân mạc tiếu. Cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi?”!

Tôi đã ghi lại cảm xúc ngày đó trong một bài thơ mà cho đến bây giờ đọc lại vẫn còn “thấm”.

“... Tôi khôn lớn trong lời ru của mẹ
Nhịp võng ầu ơ trăng sáng lúa vàng
Tiếng hát câu ca điệu hò đôi lứa
Yêu quê hương qua lũy tre làng...”

Vì thế, thật đau khi phải cầm súng “bắn” lại chính trái tim mình:

“... mũi súng vô tình bắn lại trái tim
Trái tim có lũy tre, cây đa bóng mát,
có làng xóm thanh bình mùa rộn tiếng chim...”

Trong khói lửa, tôi cầm súng với tâm trạng lơ ngơ lớ ngớ như thế đó!

Khi bị đày ải trong các trại tù từ Nam ra Bắc tôi mới nhận ra “thua là phải rồi”! Một bên lơ ngơ lớ ngớ tự vệ (như tôi) còn bên kia thì hừng hực căm thù nổ súng. Chiến tranh không có thứ chiến lược tự vệ mà thắng, ngoại trừ chiến thuật tự vệ chờ đối phương kiệt sức! Việt Nam Cộng Hòa đã tự vệ mà hậu phương thì bị bọn nối dáo gây hỗn loạn, rồi mất cả hậu cần khi “Đồng Minh tháo chạy”, trong lúc phía bên kia vừa bất chấp máu xương, vừa được cả khối cộng sản hỗ trợ liên tục khi chữ ký trên Hiệp Định Ba Lê chưa kịp ráo mực. Và cho ghi sổ nợ! Sau nầy thư khố mới phanh phui ra được tài liệu tuyệt mật là văn bản Phạm Văn Đồng ký từ năm 1958 dâng biển đảo cho Trung cộng làm quà để vay súng đạn. Để tiêu diệt anh em nhân danh “cứu đói miền Nam” và “chống đế quốc Mỹ xâm lược”!
Kết cuộc bên thua bị nhốt tù. Bên thắng thì phải gửi thanh niên làm lao nô tại các nước cộng sản để trả nợ chiến tranh!

Đó là thân phận người Việt Nam do chế độ cộng sản mang lại!

Nợ máu xương với nhau là điều không thể chối cãi, đành thế! Nhưng còn nợ chia rẽ, hận thù thì dai dẳng những 40 năm mà vẫn còn như mới! Người miền Nam sau cú ngất 30 tháng Tư đang từ từ hồi tỉnh! Phe thắng thì đang cố che dấu sợ hãi bằng những lễ hội “hoành tráng”. Họ cho tổ chức rầm rộ ngày “Giải Phóng”. Năm nay sẽ có 6.000 quân với vũ khí hiện đại, diễu hành ngay tại trái tim của miền Nam, Sài Gòn! Họ muốn chứng tỏ sức mạnh nhưng chắc không phải với kẻ thù đang xâm lược (!) vì nếu như thế họ phải tổ chức ngay tại Hà Nội hoặc các tỉnh sát nách với kẻ thù! Còn tổ chức tại Sài Gòn thì đã hẳn là có mục đích khác. Là muốn phô trương công cụ đàn áp trước sự hồi sinh lòng yêu nước, chống độc tài đảng trị bóc lột đang trỗi dậy trên cả nước, đặc biệt là người miền Nam, để răn đe biến cố có thể xảy ra. Như 90 ngàn công nhân hãng Pou Yuen, Bình Dương, đình công chống chế độ về luật Bảo hiểm An sinh Xã hội mà quốc hội của họ mới thông qua. Như “gia đình Đoàn Văn Vươn miền Nam” Nguyễn Trung Can & Mai Thị Kim Hương bị cưỡng chiếm đất ở Thạnh Hóa, Long An phản ứng bằng acid, bình ga. Như đồng bào Vĩnh Tân, Ninh Thuận vừa nghèo, vừa ngộp thở vì bụi xỉ than do nhà máy Trung Quốc thải ra, dân kêu gào nhưng cứ bị làm ngơ, cùng đường đành liều mạng chận Quốc lộ-1A, dùng gạch đá, bom xăng để phản đối...!

Chế độ đang dùng súng đạn phô trương sức mạnh với người dân thay vì với kẻ thù! Như chính ông Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng quốc phòng, đã tuyên bố “vấn đề xung đột giữa Việt Nam với Trung Quốc chỉ là chuyện xích mích giữa anh em trong nhà”! Còn hệ thống pháp luật thì phiên xử về cái chết của nghi can Ngô Thanh Kiều ở Tuy Hòa, đã nói lên tất cả. 5 sĩ quan công an đánh chết nạn nhân ngay tại đồn mà nhận án treo nên dư luận phẫn nộ. Vì thế Chủ tịch nước phải trấn an, ra lệnh xử lại. Nhưng bản án xử lại, cho dù được chuẩn bị kỹ, cũng chẳng làm ai hài lòng. Biết rõ như thế nên chính quan tòa phải họp báo ngay sau phiên xử để thanh minh, ông nói nguyên văn là “Không phải án bỏ túi”!

Được tin tôi ra tù, HH bỏ vùng Kinh tế mới về lại Sài Gòn, mang về hơn nửa tạ khoai lang củ, 1 con gà trống thiến và 50 đồng! Có tiền tôi hí hửng cùng đứa bạn, ra tù trước tôi, và đứa em út ghé Phở Quỳnh đường Trương Minh Ký (cũ), thêm 2 cái cà phê “xây chừng”, đến lúc trả tiền mới bật ngửa! Trong đầu tôi vẫn nghĩ 1 đồng VC đổi những 500 VNCH nên có được 50 là lớn lắm. Hóa ra tiền HH cắc củm bao nhiêu năm ở Kinh tế mới chỉ còn dư lại mấy đồng lẻ! Sống với cha mẹ và nhà của chính mình nhưng không có “hộ khẩu” nên “bất hợp pháp”.

Cuối cùng, công an khu vực đến nhà trao tôi lệnh trục xuất. Phải rời khỏi thành phố trong vòng 48 giờ! Đến bây giờ tôi vẫn không thể hiểu được thứ luật rất lạ lùng đó. Chúng tôi sống trong gia đình của chính mình mà “bất hợp pháp”! May mắn, ngay đêm đó bạn tôi đến nhà thông báo việc chiếc ghe vượt biên, chuẩn bị ra ngã Cửa Đại, Mỹ Tho bị “bể”[1] nên phải đi cấp tốc. “Bỏ của chạy lấy người”! Tôi rời gia đình trong đêm, chịu “nhốt gà”[2] ngoài bãi hai ngày đêm để chôn dầu vượt biển, bỏ lại vợ con sau lưng! Cuối năm 1991 chúng tôi được đoàn tụ tại vùng đất Tự do. Tính ra cưới nhau chưa tới 2 năm đã phải chia tay ròng rã 12 năm!

Tranh thủ thời gian còn có thể, HH và hai con chúng tôi đến trường ngay. Cuối cùng cả ba mẹ con đều thành công. Xin cám ơn nước Mỹ bao dung. Một đất nước bình đẵng cho mọi người, mọi cơ hội!
Nhìn lại, chúng tôi như những hạt giống bị giẫm đạp, “trầy vi trốc vảy” ngay trên chính quê hương nhưng may mắn chưa bị giập nát nửa chừng, nên khi đến được vùng đất tốt lại lặng lẽ nẩy mầm. Một vài cháu tại địa phương khi gặp chúng tôi thường đùa với HH: “Cô mà học được thì tụi cháu không có lý do gì để bào chữa tại sao không học nỗi”!

Chúng tôi là những hạt giống vừa cỗi, vừa bị thương tích trầm trọng nhưng may mắn gặp được đất tốt nên còn cơ hội để nẩy mầm, trong lúc đó, những hạt giống nguyên thủy Việt Nam, ngay trên đất mẹ, lại bị thứ “văn hóa Xã hội Chủ nghĩa” đầu độc tàn nhẫn. Xem những video-clips phát tán trên Net thấy các cháu nữ sinh còn quá bé bỏng, lẽ ra là biểu hiện của ngây thơ trong trắng, của dịu dàng, là nét độc đáo Văn hóa Việt Nam trong thơ văn, đã đánh nhau công khai trong lớp học, ngoài đường phố, lột áo quần nhau... trước nhiều người đứng xem và cổ vũ. Học đường mà như thế thì tương lai Việt Nam sẽ về đâu?

Thời gian đã đằng đẵng 40 năm chứ ít ỏi gì và dân số đang là 80 - 85 triệu liệu vẫn cam tâm cúi đầu? Khi người dân cúi đầu thì gông cùm kiềm kẹp tăng thêm. Nhưng khi ngẩng đầu, như 90.000 công nhân Pou Yuen vừa rồi, thì chế độ sợ hãi. Sợ hãi nên vội vàng chấp nhận yêu sách!

Một chế độ nhìn đâu cũng thấy kẻ thù là dấu hiệu rõ nhất của sợ hãi cao độ! Vấn đề còn lại là người bị trị biết đoàn kết và ngẩng cao đầu!


Tiếng lóng: [1] là bị lộ [2] số người vượt biên được phân tán nhỏ, gửi ở từng nhà.

Ba lần đổi tiền - Tác giả Hà Minh Thảo



Từ ngày 30.04.1975, khi cầm tờ giấy bạc Ngân hàng Quốc gia Việt Nam, người dân Sài gòn, một Thủ đô từng có mỹ danh Hòn ngọc Viễn đông, mang một nỗi buồn mất mát : Đồng tiền Việt Nam Cộng hòa sẽ đi vào dĩ vãng… Việc ‘đổi tiền’ bị đảng Cộng sản đưa vào ngữ vựng ‘cách mạng’ khủng bố người dân Việt như một nỗi kinh hoàng vì đây là một vụ cướp bằng luật do nhà nước ban hành.

Đổi tiền ngày 22.9.1975

Ngày 20.09.1975, bỗng nhiên có tin từ Ban Điều hành ngân hàng Đại Á cho nhân viên biết là không nên về sớm (lúc đó, tại ngân hàng thương mại, chúng tôi không còn bao nhiêu việc để làm) hầu chờ lệnh Ngân hàng Quốc gia… Quá 12 giờ, các nhân viên kế toán được yêu cầu có mặt tại chi nhánh Việt Nam Thương tín Đa kao lúc 12 giờ hôm 21.09.1975 để đi nhận việc mới. Nhận việc ngày Chúa nhật là một điều lạ ? Nhưng chúng tôi tự vấn an nhau ‘Thời cách mạng mà!’.

Đúng giờ định, chúng tôi có mặt đầy đủ nhưng chỉ gặp nhân viên bảo vệ chi nhánh. Ông cho biết chỉ nhận lịnh đón chúng tôi vào chờ mà thôi… Chờ mãi đến gần 15 giờ, đề tài để trò chuyện cũng đã cạn, chúng tôi kéo nhau đi ăn ‘bánh cuốn Tây Hồ’… Từ khoảng 17 giờ, có thể người dân ngửi được mùi ‘biến cố tiền tệ’ sắp bùng nổ : người ta ăn uống tới tấp, nhiều người sẵn sàng trả giá để mua hàng với giá cao khó tưởng tượng. Tiếp theo, đài phát thanh yêu cầu người dân phải về nhà trước 23 giờ để đợi thông báo quan trọng. Lúc 2 giờ ngày 22.09.1975, đài loan tin về quy định đổi tiền và kéo dài thời gian giới nghiêm đến 11 giờ sáng. Thời gian đổi tiền sẽ bắt đầu vào lúc 11 cho đến 23 giờ cùng ngày, tức chỉ có 12 giờ đồng hồ để hoàn thành việc thu và đổi tiền. Thể thức :

- Hối suất : 500 đồng Việt Nam Cộng hòa = 1 đồng Cộng hòa Miền Nam Việt Nam;

- Mỗi gia đình chỉ được đổi 100.000 đồng cũ ra thành 200 đồng mới để tiêu dùng thường nhật. Phần còn lại, Nhà nước giữ lại…

Lúc 6 giờ ngày Đổi tiền, chiến dịch bắt đầu : một xe nhà binh GMC đến đón chúng tôi có ‘đồng chí’ Phường ủy Phường Trần Quang Khải, Quận nhất, đi kèm. Nói chuyện với chúng tôi, ông kể lể công thống nhất đất nước của Đảng và hứa hẹn một tương lai tốt đẹp cho toàn dân. Thấy tôi mỉm cười, ông đưa ‘thẻ vàng’ cảnh cáo : không tin Đảng.

Sau đó, nhóm ‘ngân hàng’ chúng tôi bị chia mỗi người đến một Bàn (đơn vị phụ trách Đổi tiền) để nhận nhiệm vụ Kế toán. Bàn, nơi tôi đến đặt tại một nhà mà chủ đã vượt biên ở đường Nguyễn Văn Thạch. Sau đó, một đồng chí mặc kaki, mang dép râu với nón cối tới và tự giới thiệu là y sĩ bộ đội, Bàn trưởng. Tiếp đến, hai công chức Ngân khố để làm Thủ quỹ : một tiền cũ và một tiền mới. Bàn trưởng, tính tình hiền hậu, mở lời nhờ chúng tôi giúp anh hoàn thành công tác và, vì anh không rõ qui định về Tờ khai gia đình ở Sài gòn thế nào, nên nhờ chúng tôi xem dùm. Anh ‘cử’ tôi làm Thư ký giữ và phát đơn.

Cuối cùng, những ấn phẩm và tiền mới có những trị giá khác nhau cũng được chở tới. Đúng 11 giờ, Bàn Đổi tiền mở cửa tiếp các khách hàng ‘miễn cưỡng’, tôi cảm thấy bị cưỡng bách phải nhận Tờ khai gia đình, xem, trả lại kèm hai mẫu đơn và xin nộp lại khi đã khai xong với số tiền mặt cũ.
Trong số những đồng bào đến đây, tôi tiếp Giáo sư H.T.S, Thầy cũ đã dạy ở Đại học Luật khoa Sàigòn. Ông giải thích nhà ông ở Làng Đại học bị ‘lấy’ và đưa Tờ khai gia đình cho tôi. Không thể để người bị ‘cướp’ bị đến hai lần, tôi nhận văn kiện và nói : ‘Thầy để tôi lo.’ Bao nhiêu đó đủ để nhận biết nhau. Tôi trả hồ sơ cho ông và nói đủ lớn để Bàn trưởng nghe : « Tờ khai gia đình của Thầy có ghi ‘Tạm trú’. Như vậy ‘được rồi và sau khi khai xong, Thầy sớm nộp lại. Chào Thầy ». Cười và bắt tay nhau. Trong số khách đó, có những người đến xin đơn về khai và, sau khi, nghe theo bàn tán thế nào, trở lại xin đơn khác… Thôi thì tiền của người ta (họ không phải là kẻ ‘chấp hữu vô căn’… mà chỉ là nạn nhân chế độ) nên tôi cứ để cho chủ gia đình tự quyết định theo ý.

Khi đồng bào trở lại nộp đơn, tôi đọc xét và ghi sổ kế toán, tiền cũ được Thủ quỹ tiền cũ nhận, đếm đúng với số khai, cắt góc tờ giấy bạc và lưu lại. Sau đó, Thủ quỹ tiền mới giao những tờ giấy bạc mới cho khách và Bàn trưởng ký chung cuộc và trao một bản đơn cho đương sự. Bản kia trao cho tôi để lưu. Xong cho một gia đình. Có vài gia đình thắc mắc, vì nghe các du kích dạy bảo ‘cộng sản sẽ san bằng giàu nghèo’, sao không được lãnh 200 đồng tiền mới như nhà trước. Tôi chỉ trả lời : không có chỉ thị. Thật nghèo mà tin cộng sản !

Các lãnh đạo cao cấp, tại Hà nội, hình như đã không thể thẩm lượng số tiền đang lưu hành tại Việt Nam Cộng hòa cũ, nơi nền kinh tế phồn thịnh hơn Miền Bắc cộng sản nhiều vì, sau ngày 30.04.1975, hàng loạt hàng hóa và vàng bạc từ Sài gòn đã được chở về Hà Nội, kể cả 16 tấn vàng mà ‘người cộng sản’ phao tin ông Nguyễn Văn Thiệu đã chở đi khỏi nước. Cuộc đổi tiền đã kéo dài ba ngày và chỉ mới thanh toán cho mỗi gia đình 200 đồng tiền mới mà thôi.

Xin ghi thêm những điều biết được khi đọc Việt Báo ngày 04.10.2006.

« Ngay sau khi Cộng quân tiến chiếm Sài gòn trưa ngày 30.04.1975, Ban Quân quản các ngân hàng đã tiếp thu Ngân hàng Quốc gia Việt Nam và các ngân hàng khác ‘với tiền, vàng còn nguyên vẹn là một chuyện ngoạn mục. Việc xử lý sau đó còn ngoạn mục hơn Ừ. Đó là lời ông Lữ Minh Châu, Trưởng ban Quân quản các ngân hàng Sài gòn – Gia định, người tổ chức tiếp quản toàn bộ tiền, vàng của chế độ cũ. Ngoài ra, ông Châu còn xác nhận : Về … 16 tấn vàng vẫn còn nguyên vẹn trong kho của ngân hàng Ừ. Về tiền, ông cho biết : « Toàn bộ tiền và vàng dự trữ trong ngân hàng chúng ta tiếp quản nguyên vẹn cùng với đầy đủ hồ sơ sổ sách. Theo thống kê thì khối lượng tiền trong lưu thông thời điểm đó là 615 tỉ, gồm tiền mặt trong lưu thông 440 tỉ, còn lại nằm trong tài khoản tiền gửi.
Sau khi tiếp quản, tài sản thuộc Ngân hàng Quốc gia được bàn giao toàn bộ cho Ngân hàng Trung ương Chính phủ Cách mạng lâm thời, mang tên Ngân hàng quốc gia miền Nam, do ông Trần Dương làm Thống đốc ». Theo Wikipedia, khi kiểm kê tiếp thu, trong kho hầm sắt Ngân hàng Quốc gia Việt Nam có 1.234 thoi vàng và một số tiền cổ bằng vàng, tức hơn 16 tấn. Đó là tài sản quý kim và tiền tệ của nước Việt Nam Cộng hoà. Sau đó, đến phiên tiền tệ của người dân được cướp đi bởi các cuộc Đổi tiền.

Tuy nhiên, khi ông cho biết ‘Trong kho dự trữ còn có 125 tỉ tiền in theo kiểu mới chưa phát hành, riêng số giấy bạc này được lệnh phải thiêu hủy, vì đó là số giấy bạc mà chính quyền Sài Gòn chuẩn bị để đổi tiền’. Từ ‘đổi tiền’ mà ông nói ở đây không cùng nghĩa vì đó là những tờ giấy bạc có mệnh giá lớn được in chờ ngày phát hành. Ngày phát hành được cơ quan thẫm quyền loan báo trước và, đến ngày đó, Viện phát hành giao lượng giấy bạc này cho các ngân hàng hay những ngân khố để chi trả cho người thụ hưởng hợp pháp đúng định giá. Đồng thời, Viện này cũng có thể chỉ định thu hồi các loại tiền khác để tiêu hủy.

Ngày 25.09.1975, nhân viên tất cả các Bàn đổi tiền được tập họp về vũ trường Maxime cũ để tổng kết. Nhân dịp này, Bí thư Thành ủy khen chiến dịch ‘Đổi tiền’ đã đạt thành quả tốt đẹp hơn cả chiến dịch Hồ Chí Minh (chiếm Miền Nam) vì khi thảo luận chiến dịch này, Bộ Chính trị nắm vững quân số và phương tiện, nhưng khi ‘Đổi Tiền’ thì họ không có đủ số nhân sự động viên cũng như số lượng tiền cũ và công việc. Sau đó, tôi đã làm công tác thống kê.

Các vị ‘đỉnh cao trí tuệ’ muốn có những số liệu tiền mặt của những gia đình mà gia trưởng là các sĩ quan hay công chức đang ‘đi cải tạo’, nhưng khi lập bảng Thống kê, vì các ông đang vắng mặt, các bà đã đứng đơn xin đổi tiền và chỉ ghi nghề nghiệp mình đang làm hay nội trợ. Nhờ đó, tôi cảm thấy nhẹ nhàng…  Sau đó, theo Wikipedia, từ đầu năm 1976, các gia đình có tiền đổi được phép rút 30 đồng mới mỗi tháng, nhưng đến tháng 12/1976 thì trương mục được khóa lại.

Đổi tiền ngày 03/5/1978

Sau khi thống nhất Việt Nam năm 1976, đảng Lao động Việt quyết định xã hội chủ nghĩa hóa nền kinh tế thị trường, theo nghị quyết khóa III, xóa bỏ tư sản thương mại và dân tộc, xây dựng hợp tác xã,… Kỳ Đổi tiền 1978 được quyết định bởi Thủ tướng bởi sắc lệnh số 88 CP ngày 25.04.1978 và khai triển ngày 03.05.1978. Theo đó tiền tệ hiện lưu hành tại hai miền Nam Bắc hết giá trị giao hoán và những ai đang sở hữu tiền cũ này phải đem đổi lấy tiền mới.

Dân thị thành được đổi tối đa:

- 100 đồng cho mỗi hộ 1 người;
- 200 đồng cho mỗi hộ 2 người;
- Hộ trên 2 người thì người thứ 3 trở đi được đổi 50 đồng/người;
- Tối đa cho mọi hộ thành phố bất kể số người là 500 đồng.

Dân quê được phép đổi theo ngạch sau:

- 100 đồng cho mỗi hộ 2 người ;
- Hộ trên 2 người thì người thứ 3 trở đi được đổi 30 đồng/người;
- Tối đa cho mọi hộ dưới quê bất kể số người là 300 đồng.

Số tiền đang có trên mức tối đa phải khai nộp và ký thác vào ngân hàng. Khi cần dùng có lý do chính đáng thì tiền đó có thể rút ra. Một điều buộc nữa là trương chủ phải chứng minh số tiền này là tiền kiếm được bằng sức lao động chân chính.

Đang làm việc tại Phòng Tiền tệ Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh, tôi tham gia Kiểm tra Tồn quỹ các cơ quan nhà nước tại Thành phố, đặt tại lầu 10 Ngân hàng Thành phố. Tổ (đơn vị kiểm tra) gồm một Tổ trưởng (tại Tổ chúng tôi: một lãnh đạo Ngân hàng Kiến thiết, vui tính và biết điều), một công an cấp tá giáo điều và chúng tôi hai kế toán.

Cơ quan đầu tiên mà Tổ kiểm tra tiếp là Trường đại học Y khoa. Sổ sách kế toán và tồn quỹ phù hợp qui định Ngân hàng Thành phố, nhưng hơi cao. Lý do mà mọi người điều biết : Tiền mặt không được giữ tại cơ quan quá định mức, nhưng khi cần thì Ngân hàng không có đủ để cung ứng. Sau đó, khi làm việc với một đơn vị quân báo và tìm thấy những số tiền mặt được dùng để chi trả cho việc may quân phục đen. Tổ trưởng đặt câu hỏi và được trả lời là để giả lính Khmer đỏ và xâm nhập và Cam bốt. Lúc đó, Khmer đỏ thỉnh thoảng tấn công Việt Nam và giết người Việt và Việt Nam chuẩn bị đánh vào Cam bốt năm 1979.

Cơ quan mà việc kiểm tra kéo dài và khó khăn nhứt là Trường Đảng, đặt tại Trường Bộ binh Thủ đức cũ. Khi tiến hành kiểm tra, vài thành viên Trường Đảng đã đưa cao tay cho thấy họ có súng…

Sau một ngày làm việc không kết quả, hôm sau, trước khi bắt đầu, Trưởng đoàn cho biết : tối hôm qua, Đảng ủy Trường đã họp và quyết định nói thật…

Khi kiểm tra sổ kế toán, tôi thấy ngay có nhiều trang không có số cộng từ trên xuống không có, nhưng có số mang sang trang sau. Tôi hỏi tại sao như vậy ? Trong khi một cô kế toán ‘sếp’ đang cố gắng giải thích thì cô kế toán kia nhỏ nhẹ ‘ba em đi học tập’ khiến tôi nghĩ đến tình chiến hữu (dù là quân nhân, cảnh sát hay công chức cũng phụng sự Tổ Quốc  Việt Nam Cộng hòa). Do đó, tôi khuyên hai cô phải làm thế nào để đúng, nhưng rồi xếp sổ lại. Cơ quan ‘Khám Chí hoà’ cũng có những vi phạm, nên giờ cơm trưa, Tổ trưởng và Trung tá công an được mời về ăn. Buổi chiều, sau khi làm Biên bản kiểm tra tồn quỹ, trong khi tôi đánh máy năm bản, Trưởng đoàn nhà tù mời các thành viên Tổ uống bia. Tôi từ chối. Mang bia đến, nhưng không có ly, nên phải đến nhà bếp mượn để uống khiến thành viên các Tổ khác biết. Rồi vì ghen ghét không được uống bia, nên họ đã họp toàn thể các Tổ để tố quê nhau…

Đổi tiền ngày 14.9.1985

Ngày 12-9-1985, báo Tuổi Trẻ đăng tại trang nhất: ‘Bẻ gãy thủ đoạn tung tin đổi tiền của gian thương’và đã viết: ‘Với sự tăng cường hiệu lực của bộ máy chuyên chính vô sản mọi hậu quả tin đồn phải được thanh toán triệt để’. Thế rồi, sáng 14.09.1985, hệ thống loa phóng thanh đường phố loan tin Đổi Tiền. Đó là sự khác biệt giữa biện pháp do cộng sản chủ trương và những sự Đổi Tiền ở những nước dân chủ mà chúng ta đã xem khi bắt đầu bài này. Trước cướp đó, Phan Văn Khải, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh Phan Văn Khải viết báo biện luận ‘Đổi tiền là vì lợi ích của nhân dân lao động’.

Vì đang hành nghề cho doanh nghiệp tư nhân, nên tôi không bị buộc phải tham gia Đổi tiền lần này.

Đôi Dép Người Tù Cải Tạo - Tác giả Nguyễn Bá Chổi



Sau ngày 30 tháng Tư năm 1975, hắn “được Cách Mạng nhân đạo khoan hồng tập trung để bảo vệ tính mạng cho, vì nếu để ở ngoài sẽ bị nhân dân trả thù”.

Huyện Củng Sơn thuộc tỉnh Tuy Hòa là vùng hoạt động của “Cách Mạng” trước 75. Lúc mới “nhập môn” giữa vùng rừng núi này, mỗi lần đi ra ngoài “học tập lao động để sau này trở về không còn bóc lột như thời Mỹ Ngụy nữa, mà biết tự mình làm ra của cải vật chất hầu nuôi sống bản thân, gia đình và đóng góp cho xã hội”, hắn nơm nớp sợ đồng bào địa phương có tiếng là dân Cách Mạng, sẽ trả thù (thù gì thì hắn không biết), nếu họ bắt gặp và nhận ra hắn là “ngụy quân.”

Một hôm, trên đường đi “lao động là vinh quang” ngang qua khu chợ, có mấy người dân chạy theo đoàn tù binh. Hắn lo lo; đang lúc chuẩn bị tinh thần chịu trận “nhân dân trả thù” thì có người dí vào túi áo hắn gói thuốc lá Sông Cầu. Đó là một nhân dân hoàn toàn xa lạ. Hắn sững sờ, chưa kịp nói lời cảm ơn thì người đàn bà ân nhân đã lách vội vào đám đông như tìm đường chạy trốn. Từ đó về sau, nhiều người trong đám tù và hắn lâu lâu lại được “nhân dân trả thù” như thế - khi cục đường mía, lúc miếng kẹo lạc.

Lại một hôm, đám tù được thả lỏng phân tán mạnh ai nấy tự đi tìm... cỏ tranh để cắt (về lợp nhà). Hắn được một phụ nữ quần áo vá đùm vá đụp mặt hốc hác, chạy đến trước mặt, mắt dáo dác ngó trước ngó sau một vòng rồi dí vào tay cho cái bánh ú làm bằng bột củ sắn mì với nhân hột mít. Chị ta nói,” Anh ăn cho đỡ đói. Bây giờ chúng tôi mới hiểu ra... và thương các anh quá”.

Không thấy “nhân dân trả thù” mà chỉ gặp nhân dân “thương các anh quá”, nhưng Cách Mạng vẫn nhất quyết tiếp tục “bảo vệ tính mạng cho Ngụy quân ngụy quyền, những kẻ có tội với nhân dân mà lấy hết trúc Trường Sơn làm bút, lấy sạch nước Biển Đồng làm mực cũng tả không xiết”. Tháng lại tháng. Năm qua năm. Đêm đêm nằm nêm cối đến ngộp thở trong những dãy nhà được bao bọc bởi nhiều lớp kẽm gai xen kẽ lớp xương rồng rồi lớp mìn bẫy, lớp hầm chông. Ngày ngày đi ra ngoài làm đủ thứ công việc của người tù khổ sai.

Khi đi lẫn lúc về, đoàn tù binh phải dừng lại nơi cổng ra vào để lính gác đếm. Đi, đếm rất mau; về, vừa đếm vừa khám xét khắp người tù xem có lận theo trong túi áo thắt lưng con cóc con nhái, con rắn con rít, hay cọng rau nạm cỏ (như cỏ sam heo ăn được là tù ăn được)... gọi chung là những thứ “cải thiện linh tinh” bị cấm ngặt, nên trong khi chờ đợi, cứ phải ứa gan với cái bảng đỏ to tổ chảng trước mặt treo vắt ngang giữa hai cái lô cốt chằm chằm hai bên cửa ra vào, có hàng chữ màu vàng khè “KHÔNG CÓ GÌ QUÍ HƠN ĐỘC LẬP TỰ DO” phía trên hàng chữ “TRẠI CẢI TẠO A30” . Mỗi lần như thế, hắn lại hình dung ra cảnh tú bà cho treo trước cửa nhà chứa của mụ, cái băng trắng chữ đỏ “Chữ Trinh đáng giá ngàn vàng”.

“Ngày như lá tháng như mây”, chỉ là với thế giới bên ngoài. Nhất nhật tại tù thiên thu tại ngoại. Hắn thường bày tỏ rằng, nhờ Ơn Trên phù hộ hắn mới qua khỏi hơn 2500 cái "thiên thu tại ngoại”, để có ngày được “Cách mạng khoan hồng” cấp cho tờ “Giấy Ra trại”. Trên đường về với gia đình tận vùng Cao Nguyên, hắn phải ghé lại Nha Trang để chờ mua vé xe cho chặng đường cuối. Hắn đi lang thang để nhìn lại cảnh cũ người xưa nơi thành phố mà hắn đã qua nhiều thời kỳ gắn bó. Thuở nhỏ “du học”; lớn đi thi Tú Tài; mấy tháng học Không Trợ tại Trường Không Quân, và những lần “quá cảnh” trên đường đi đi về. Người thiếu nữ đầu tiên đi qua đời hắn cũng từ bãi thùy dương cát trắng này. Nha Trang đã là một phần đời hắn.

Hắn đi ngang quầy bán thuốc lá lẻ bên lề đường Nguyễn Hoàng. Bỗng dưng hắn nhớ và thèm một điếu thuốc CAPSTAN ngày nào. Sau khi tính nhẩm và chắc chắn số tiền Trại cải tạo cấp cho theo tiêu chuẩn nhà nước làm “của ăn đi đường” còn đủ để mua được hai điếu thuốc lá Song Long (hắn biết giá thuốc vì Trại thỉnh thoảng có mua giùm cho những ai có tiền cần mua), hắn mạnh bạo tiến đến phía quầy bán thuốc. Đã gần bảy năm, nay hắn mới được thấy lại nụ cười chào khách của những người bán thuốc lá bên đường mà trước kia hắn thường gặp. Hắn hân hoan như vừa tìm lại được một điều gì quý hóa đã mất từ lâu lắm. Nhưng bỗng dưng hắn chưng hửng khi thấy mặt cô gái bỗng nhiên tối sầm lại và tỏ vẻ dửng dưng với khách. Hắn ngạc nhiên trước thái độ thay đổi đột ngột của cô gái. Hắn kiểm điểm lại mình, và đinh ninh mình không hề có cử chỉ khiếm nhã nào hay nói năng gì khác ngoài lời hỏi mua thuốc lá. Hắn sực nhớ lúc nãy cô gái có liếc mắt xuống đôi chân hắn. Hắn chợt thoáng “lý đoán” ra nguyên nhân. Nhìn thẳng vào mặt cô bán thuốc, với vẻ nghiêm trang, hắn nói:

“Anh vừa từ trại Cải tạo ra, đang trên đường về, nên đành phải mang đôi dép này”.

Khi hắn vừa mới nói đến “Anh vừa từ trại cải tạo ra”, cặp mắt cô gái sáng lên và đôi má cô ửng hồng, nhếch lên để lộ ra cái lúm đồng tiền. Hình như cô muốn nói điều gì mà không cất lên được. Cô luống cuống lấy trong hộc ra gói thuốc Hoa Mai còn nguyên rồi bằng hai tay đưa lên sát ngực hắn, với ánh mắt thương cảm trìu mến:

“Anh cầm lấy, em biếu anh. Rất tiếc bây giờ không còn thuốc trước 75”.

Hắn đã bỏ hút thuốc từ lâu, nhưng vẫn nhớ mãi gói thuốc của ba mươi năm về trước. Mỗi tháng Tư về, hắn lại càng thấy món nợ hắn mắc mỗi to hơn.

Không phải nợ gói thuốc lá cô gái biếu. Nhưng là nợ chính cuộc đời cô mà hắn đã không bảo vệ được. Để ít ra cô khỏi phải nhìn thấy những Đôi Dép Tháng Tư đưa dân Nam đến cảnh bần cùng khốn nạn.

Ngàn năm sau kỷ nguyên Việt Nam độc lập, thoát ra khỏi Bắc Thuộc, con cháu hỏi: Việt Nam Tôi Đâu?







Nước Đại Cổ Việt và kỷ nguyên tự chủ của Dân Tộc VN!







Những bức ảnh chụp Saigon năm 1955, được thực hiện bởi nhiếp ảnh gia Pháp nổi tiếng Raymond Cauchetier.
























 
 












Thứ Sáu, 24 tháng 4, 2015

Dự luật "Ngày hành trình đến tự do" thành luật tại Canada kể từ ngày 23/4/2015



Từ văn phòng Thượng Viện ở Ottawa, Canada, Thượng Nghị Sĩ Ngô Thanh Hải cho biết:

Dự luật S219 của tôi đã được thông qua tại hạ viện ngày hôm qua, Thứ Tư, vào lúc 7:30 tối. Lúc đó Hạ Viện đã tranh luận sau một tiếng đồng hồ đảng Tự Do và đảng Tân Dân Chủ có một số dân biểu cũng nói lên sự chống đối của họ. Tuy nhiên vì bên đảng Bảo Thủ có đa số thành ra sau đó khi bỏ phiếu thì tất cả mọi đảng phái đều chấp nhận hết.

Thanh Trúc: Thưa Thượng Nghị Sĩ Ngô Thanh Hải, xin cho biết với các dân biểu chống đối thì lý do họ đưa ra để chống là như thế nào?

TNS Ngô Thanh Hải: Đa số nói rằng Đạo Luật ngày 30 tháng Tư này không được chỉnh lắm. Một số dân biểu đề nghị ngày 27 tháng Bảy bởi vì những dân biểu đó đã được đảng cộng sản Việt Nam hoặc tòa đại sứ cộng sản Việt Nam đến lobby họ rồi. Họ mướn người lobby để đánh phá, để dời ngày và làm chậm Đạo Luật của tôi. Khi mà tôi ra điều trần trước ủy ban thì tôi nói ngày 27 tháng Bảy là ngày kêu là tưởng niệm của quân đội cộng sản Việt Nam, một quân đội đã giết chúng tôi, đã tra tấn chúng tôi, đã bỏ tù chúng tôi, đã hành hạ chúng tôi… mà bắt chúng tôi phải tưởng niệm những người đó thì đâu có được, đó là một sự sỉ nhục cho người Canada. Khi nghe tới đó thì họ bắt đầu lui, tuy nhiên sau đó ông Chủ tịch bên Hạ Viện cũng đã bác ý kiến đòi tu chỉnh ngay, thành ra (họ) thua luôn.

Thanh Trúc: Xin ông cho biết tiến trình hay thủ tục trở thành Đạo Luật ngày ngày hôm nay vì nghe nói có vị Toàn quyền Canada xuống ký?

TNS Ngô Thanh Hải: Đạo Luật của tôi đã thông qua Thượng Viện và thông qua Hạ Viện thì bây giờ ông Thống Đốc Toàn quyền Canada đại diện Nữ hòang sẽ ấn ký. Ấn ký có sắc lịnh thông qua đây là Luật chứ không phải Resolution (Nghị Quyết) hoặc là Proclamation( Tuyên cáo). Đây là Luật cho toàn xứ Canada công nhận ngày 30 tháng Tư của chúng ta. Ông Thống Đốc Toàn quyền David Johnston sẽ đến Thượng Viện và sẽ ấn ký vào 4 giờ chiều hôm nay giờ Canada.
Cộng Đồng Người Việt của chúng ta tại Toronto, Montreal, và Ottawa cũng sẽ có mặt tại Thượng Viện để chứng kiến sự kiện lịch sử này đúng 4 giờ chiều nay. Đây là Đạo Luật cho dân Canada biết rằng người Việt tị nạn bỏ xứ ra đi sau 30 tháng Tư 1975 khi cộng sản chiếm miền Nam, đó là ngày chúng ta phải nhớ.

Đối với dân Canada, không biết ngày 30 tháng Tư là gì, nhưng sau đó chỉ trong vòng hai năm 1979 đến 1980 họ nhận 60.000 thuyền nhân Việt Nam. Từ 75 cho tới hiện nay thì người Canada gốc Việt ở Canada dân số khoảng 300.000. Đây là một chứng từ lịch sử cho thế hệ thứ hai, thế hệ thứ ba hoặc các thế hệ kế tiếp phải hiểu biết điều đó, biết rằng 30 tháng Tư là ngày chúng ta bỏ nước ra đi.

Thanh Trúc: Câu hỏi cuối củng xin được hỏi ông, đối với những người lâu này vẫn muốn ngày 30 tháng Tư là ngày quốc hận chứ không thể là ngày gì khác thì ông có lời nào bày tỏ?

TNS Ngô Thanh Hải: Thưa nó như thế này: quốc hận là quốc hận của ngừơi Việt Nam chúng ta, chúng ta hận là đúng, nhưng mà đối với dân Canada họ có gì đâu mà phải hận? Tuy nhiên, nếu coi kỹ trong Đạo Luật ,ngày quốc hận là ngày 30 tháng Tư khi chúng ta bỏ nước ra đi là lý do gì? Chúng ta bỏ nước đi tìm tự do chứ đâu phải là hận cộng sản đâu. Chúng ta chạy là chúng ta bỏ nước ra đi vì vấn đề tự do. Đạo Luật này không xóa bỏ ngày 30 tháng Tư mà chính thức là National Day của Canada đặc biệt công nhận ngày 30 tháng Tư.

Trong cái Preambule (Lời dẫn nhập) cũng có nói rằng cộng đồng người Việt Canada vẫn thường dùng ngày 30 tháng Tư là ngày Black April Day. Công việc đó đối với những người đó tôi không muốn trả lời bởi vì họ không đọc kỹ cái đạo luật của tôi, họ cho rằng đạo luật này không có nghĩ tới vấn đề quốc hận. Ai mà không biết ngày quốc hận, tôi cũng cho đó là ngày quốc hận vậy, nhưng ngày 30 tháng Tư chúng ta ra đi là để tìm tự do, bỏ nước bỏ gia đình bỏ nhà cửa để đi tìm tự do, thì ngày 30 tháng Tư là ngày chính. Xong rồi ra ngoài này chúng ta hận cộng sản là chuyện đương nhiên, thành ra ngày hành trình tìm tự do hay ngày quốc hận cũng vẫn được như thường bởi vì trong preambule của tôi vẫn đề ngày 30 tháng Tư là Black April Day mà công đồng ngừơi Việt thường dùng cũng như Ngày Hành Trình Tìm Tự Do.

Nói xóa bỏ ngày quốc hận 30 tháng Tư là điều mà Cộng sản Việt Nam vẫn dùng, vẫn đưa ra, để đánh lạc hướng. Họ vận dụng lý do đó để họ lobby các dân biểu các nghị sĩ chống đối Đạo Luật này, tìm cách làm mờ ngày 30 tháng Tư đi mà công nhận ngày khác như ngày 27 tháng Bảy là ngày liệt sĩ của quân đội cộng sản Việt Nam, đó là lý do họ làm. Chúng ta không nên mắc mưu vấn đề đó mà nên nghĩ rằng 30 tháng Tư chúng ta vẫn có là 30 tháng Tư, Đạo Luật này công nhận chính thức của Canada là ngày 30 tháng Tư. Do đó tôi thấy không nên hấp tấp cho rằng Đạo Luật này là xóa bỏ ngày quốc hận.

Thanh Trúc: Xin cảm ơn ông Thượng Nghị Sĩ Ngô Thanh Hải về thời giờ của ông.

============================================

SUMMARY OF BILL S-219

Bill S-219 is an Act recognizing April 30 of every year as a national day of commemoration of the exodus of Vietnamese refugees and their acceptance in Canada after the fall of Saigon on April 30, 1975. This legislation introduced by Senator Ngo will focus the attention of all Canadians on the perilous journey to freedom made by millions of refugees after the fall of Saigon on April 30, 1975. Journey to Freedom Day commemorates this mass exodus and provides a vibrant Vietnamese-Canadian community with the opportunity to recognize the fundamental role that Canadians played in rescuing and welcoming thousands of refugees after the Vietnam War.

Quite simply, Bill S-219 will designate April 30 of each year as Journey to Freedom Day in order to:

1.Mark the tragic events surrounding the exodus of Vietnamese refugees in search of freedom;

2.Pay tribute to all Canadians who rose to the challenge and welcomed thousands of refugees with open arms; and

3.Celebrate the incredible contributions that Vietnamese refugees have now made to building our great country

=============================================================================

Mời xem phim Bolinao 52





==========================================================================================
Việt Nam đã triệu Đại sứ Canada tại Hà Nội tới để phản đối việc nước nàythông qua đạo luật S-219, lấy 30/4 là ngày bắt đầu “Hành trình đến tự do”.

Phát biểu hôm qua, một ngày sau khi dự luật có hiệu lực, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình nói rằng, “S-219 là một đạo luật hoàn toàn sai trái, chứa đựng nhiều nội dung xuyên tạc lịch sử cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước của nhân dân Việt Nam đã được cộng đồng quốc tế, trong đó có Canada ủng hộ”.

Ông Bình nói thêm rằng “đây là bước lùi trong quan hệ giữa hai nước, gây ảnh hưởng tiêu cực tới quan hệ đang phát triển tốt đẹp giữa Việt Nam và Canada, xúc phạm tình cảm của nhân dân Việt Nam cũng như một bộ phận lớn cộng đồng người Việt tại Canada”.

Hồi tháng 12 năm ngoái, tin cho hay, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đã viết thư trực tiếp cho Thủ tướng Canada Stephen Harper để bày tỏ quan ngại về dự luật này.

Phía Canada chưa chính thức lên tiếng sau khi Bộ Ngoại giao Việt Nam phản đối đạo luật được nhiều người rời bỏ quê hương sau Chiến tranh Việt Nam ủng hộ.

Thứ Năm, 23 tháng 4, 2015

Lịch sử thuyền nhân tỵ nạn CSVN sau ngày 30/4/1975







Mỹ đối đầu với âm mưu của Tàu Cộng trên biển Đông như thế nào?







Hợp ca Lưu Vong Khúc của nhạc sĩ Trúc Hồ




                                                


Thuyền nhân tỵ nạn CSVN sau ngày 30/4/1975




                                               


Ngược đãi sau 30/4 là bi kịch lịch sử




                                                   


Phỏng vấn tuổi trẻ VN về hòa giái dân tộc




                                                       


Phỏng vấn ký giả Dan Southerland về điệp viên hai mang, Phan xuân Ẩn




Ký giả Dan Southerland và con ngựa thành Troy, Phan xuân Ẩn



                                                


Thứ Ba, 21 tháng 4, 2015

Em Hát Tan Vàng, Ca Nát Đá - Nhà văn Hoàng Hải Thủy viết về ca sĩ Thái Thanh nhân dịp 40 năm SG bị đổi tên





Khi được tin Thái Thanh bị bệnh Quên, Thái Thanh vào sống ở Nursing Home, tôi đăng bài viết này về Nàng. Phần đầu của bài này được tôi viết ở Sài Gòn khoảng năm 1970.

Hôm nay – ngày 15 Tháng Tư 2015, sống những ngày cuối đời ở Kỳ Hoa Đất Trích, tôi sửa lại bài này, tôi viết thêm một số đoạn vào bài này, để tưởng nhớ Thái Thanh, để thương tiếc Thái Thanh.

Tôi tưởng nhớ Thái Thanh, tôi thương tiếc Thái Thanh ngay khi Nàng sống trong cõi đời này như tôi.
Nay Thái Thanh đang sống những ngày cuối đời nàng.

Nay tôi đang sống những ngày cuối đời tôi.

Thái Thanh trên Trang Wikipedia:

Thái Thanh – Phạm Thị Băng Thanh – sinh ngày 5 tháng 8 năm 1934 tại Hà Nội – được mệnh danh “Tiếng hát vượt thời gian” – là một nữ ca sĩ nổi tiếng, được xem như một trong những giọng ca tiêu biểu nhất của tân nhạc Việt Nam. Bà thành danh từ thập niên 1950. Bà thường được coi là “Đệ Nhất Danh Ca” của dòng nhạc tiền chiến cũng như nhạc tình miền Nam giai đoạn 1954-1975. Bà không theo học một lớp nhạc chuyên nghiệp nào, chỉ tự luyện giọng từ nhỏ theo các lối dân ca của đồng bằng Bắc Bộ và các sách nhạc tiếng Pháp. Sau biến cố 30 tháng 4 năm 1975 bà ở lại Việt Nam cho đến năm 1985 thì chuyển sang định cư ở Hoa Kỳ. Tại đây bà tiếp tục trình diễn và thâu âm cho đến khi bà nói lời giải nghệ vào năm 2002.

Năm 1946, Băng Thanh tản cư cùng gia đình vào Chợ Đại, Thanh Hóa vùng kháng chiến, nơi bà bắt đầu hát lúc 14 tuổi với nghệ danh Thái Thanh. Cũng năm này bà chị của bà là bà Thái Hằng kết hôn với nhạc sĩ Phạm Duy. Năm 1950 gia đình Phạm Duy dinh tê về Hà Nội rồi chuyển vào Sài Gòn, Thái Thanh  theo vào Sài Gòn.

Năm 1956, Thái Thanh kết hôn với diễn viên điện ảnh Lê Quỳnh tại Sài Gòn. Năm 1965 bà ly dị Lê Quỳnh sau khi đã có chung với nhau 3 con gái và 2 con trai. Sau biến cố 1975, bà ở lại Việt Nam cho đến năm 1985 thì sang Hoa Kỳ.

Từ đó, tôi – CTHĐ – thấy Thái Thanh không một lần trở lại Sài Gòn.

thanglong

Phạm Thị Băng Thanh bắt đầu sự nghiệp ca hát từ năm 13-14 tuổi..

Thời kỳ đầu, bà đi hát theo chị là ca sĩ Thái Hằng ở các chiến khu Việt Minh với các bài tân nhạc thời kỳ đầu, hay các bài dân ca mới của Phạm Duy. Đến năm 1951, bà chính thức lấy nghệ danh Thái Thanh cho giống người chị Thái Hằng.

Năm 1951, bà theo gia đình Phạm Duy vào Sài Gòn. Bà nổi tiếng trong thập niên 1950, được rất nhiều giới yêu thích từ giới trí thức cho tới bình dân. Bà được coi như một diva tầm cỡ nhất của Việt Nam thời đó. Tiếng hát của bà ngự trị trên khắp các chương trình ca nhạc truyền thanh, truyền hình của Việt Nam Cộng Hòa. Trong giai đoạn đầu thập niên 1970, bà cùng với ban hợp ca Thăng Long thường xuyên biểu diễn tại vũ trường ăn khách Đêm Màu Hồng.

Sau biến cố 30 tháng 4 năm 1975, Thái Thanh ở lại Việt Nam. Bà bị cấm hát suốt 10 năm, cho đến khi rời khỏi Việt Nam.

Năm 1985, Thái Thanh sang Hoa Kỳ định cư.  Năm 2000 bà bị tai biến mạch máu não phải vào bệnh viện. Sau đó tuy hồi phục nhưng năm 2002, bà chính thức tuyên bố giải nghệ.

Nhà văn Nguyễn Đình Toàn là tác giả của nhiều bài viết về Thái Thanh, phần lớn là những bài phát biểu cảm tưởng. Theo ông, trường hợp của Thái Thanh là một “trường hợp hãn hữu”, và “Máu lửa, chiến tranh, bom đạn, chia cắt, người sống, người chết, nước mắt, mồ hôi, thấm nhập vào âm nhạc của chúng ta như thế nào, đều được phản ánh qua tiếng hát Thái Thanh.” Giọng ca Thái Thanh  là đề tài ca ngợi của giới văn nghệ sĩ tại miền Nam trước 1975 và tại hải ngoại sau 1975. Nhạc sĩ Phạm Duy, người song hành với Thái Thanh trong phần lớn các ca khúc của mình, từng cho rằng không ai có thể thay thế được Thái Thanh trong sự diễn tả những sáng tác của ông.

Bên cạnh đó, nhiều nhà phê bình, văn nghệ sĩ cũng có những bài nhận định về Thái Thanh, những bài này thường mang tính ca ngợi, như Thái Thanh – tiếng hát trên trời của Thụy Khuê, Thái Thanh – tiếng mẹ sinh từ lúc nằm nôi của Đỗ Việt Anh, Nụ tầm thanh của Hoàng Hải Thủy…Giọng hát Thái Thanh được nhà văn Mai Thảo tặng một biệt danh mà sau này thường được người ta nhắc đến, một cách trân trọng, bên nghệ danh của bà: Tiếng hát vượt thời gian.

o O o
 
Trích “Lời Tác Giả” Phóng Sự Tiểu Thuyết YÊU NHAU BẰNG MỒM:

CTHĐ: Năm 1970 tôi xuất bản quyển “Yêu Nhau Bằng Mồm.” Tôi tặng Thái Thanh quyển này.
Tôi viết “Yêu Nhau Bằng Mồm” để đăng báo tuần năm 1960. Ðến Tháng Bẩy năm 1970, mười năm sau ngày Kiều Ly – nhân vật chính trong Yêu Nhau Bằng Mồm – xuất hiện trên báo, tôi sửa lại bản thảo Yêu Nhau Bằng Mồm để đưa cho Nhà Chiêu Dương xuất bản.

Buổi sáng mùa thu,  một mình tôi trong căn phòng nhỏ, bên bàn viêt của tôi  là chiếc Akai xoay đều một băng nhạc do Phạm Mạnh Cương thực hiện. Tôi viết, tôi sửa bài, tôi lơ đãng nghe nhạc.

Ðến một phút nào đó tôi ngừng tay trên bản thảo vì tiếng hát của Thái Thanh. Nàng hát bài “Mùa Thu Trong Mắt Em” của Phạm Mạnh Cương. Tôi xúc động vì tiếng hát và tôi chợt nhớ từ lâu rồi, từ nhiều năm nay, tiếng hát Thái Thanh đã làm tôi nhiều lần xúc động; tôi yêu đời, yêu người nhiều hơn, đời tôi sung sướng hơn, đẹp hơn, một phần là nhờ sự  ca tụng Tình Yêu của Tiếng Hát Thái Thanh.

TÌNH YÊU viết Hoa Bẩy Chữ, Hoa luôn Dấu Huyền, Dấu Mũ.

Tôi nhớ một buổi sáng cách buổi sáng hôm nay, khi tôi viết những dòng chữ này, đã gần hai mươi năm. Ðó là một buổi sáng năm 1952. Buổi sáng đó tôi là một thanh niên vừa hai mươi tuổi, những bước chân tôi đang bỡ ngỡ bước vào đường đời; tôi vừa từ Hà Nội vào Sài Gòn, tôi đang đi tìm việc làm trong những toà báo ở Sài Gòn. Viết rõ hơn: năm 1952 tôi đã bỏ học, tôi chưa có việc làm để sống, tôi chưa biết tôi sẽ làm nghề gì, tôi chỉ biết tôi muốn làm báo, viết truyện. Với tôi năm ấy một chân phóng viên báo chí với số lương tháng hai ngàn đồng bạc là một cái gì thật là lý tưởng và quí báu nhất đời.

Buổi sáng ấy – một sáng Sài Gòn đầu mùa thu – tôi đứng trên con tầu điện từ Chợ Lớn chạy về Sài Gòn, tôi thấy Thái Thanh cùng đi trên con tầu điện ấy. Năm 1952, gần hai mươi năm trước đây, Thái Thanh và tôi cùng rất trẻ – Thái Thanh sinh năm 1934, kém tôi một năm – chúng tôi đang cùng bước vào con đường văn nghệ, nàng ca hát, tôi viết truyện, làm thơ. Năm ấy tôi chưa có chút danh tiếng nào, tôi còn chưa kiếm được tiền, dù chỉ là tiền đi xem xi nê, tiền mua mấy tở báo Cine Revue, Cinemonde được gửi đến Sài Gòn bằng tầu thủy – par bateau – Thái Thanh và Ban Thăng Long đã bắt đầu nổi tiếng. Và năm đó Sài Gòn còn có đường xe điện chạy từ Sài Gòn vào Chợ Lớn trên đường Galliéni, nay là đường Trần Hưng Ðạo.

Xe điện Sài Gòn – Chợ Lớn năm xưa ấy chạy giữa đường. Khi xe ngừng ở trạm, khách xuống giữa đường nên đề đề phòng tai nạn, khoảng năm 1960 chính quyền Sài Gòn triệt bỏ đường xe điện này.
Và như thế là từ buổi sáng ấy cho đến sáng hôm nay, khi tôi ngồi sửa truyện và nghe Thái Thanh hát qua băng nhựa, thời gian đã hai mươi năm trôi qua đời tôi. Và đời Thái Thanh. Tôi thấy Nữ ca sĩ Thái Thanh, với tiếng hát không có dĩ vãng của nàng, đã làm cho đời tôi đẹp hơn, phong phú hơn là tôi với những truyện ngắn, truyện dài của tôi làm cho đời nàng thêm đẹp. Vậy để trả ơn nàng, tôi trang trọng đề tặng nàng tập truyện này. Bạn đọc thông minh chắc thừa hiểu nữ nhân vật Kiều Ly của phóng sự tiểu thuyết này không phải là hình ảnh của Thái Thanh; tôi chỉ cần nói thêm rằng những đoạn nào “tả chân” về Kiều Ly là tả Kiều Ly, còn những đoạn nào tả thơm, tả sạch về Kiều Ly thì Kiều Ly đó có phảng phất hình ảnh Thái Thanh.

o O o
 
Bài viết ở Sài Gòn ngày Một Tháng Chín 1970..

Thời gian vỗ cánh bay như quạ.. Thơ Ông Tchya Ðái Ðức Tuấn. Ðây là nguyên thơ bốn câu của ông tôi tìm được trong Hồi Ký “Nhớ Nơi Kỳ Ngộ” của ông Lãng Nhân:

Thì giờ vỗ cánh bay như quạBay hết đường xuân kiếm chỗ ngồiRượu đến, gà kêu, cô cuốn chiếuQuay về, còn lại mảnh tình tôi…

Tôi chỉ đổi tiếng “thì giờ” thành “thời gian..” Ðúng là thời gian vỗ cánh bay như quạ. Năm 1970 tôi trong căn gác nhỏ ở Ngã Ba Ông Tạ, Sài Gòn, nghe tiếng hát Thái Thanh, viết những giòng trên đây làm lời nói đầu tập phóng sự tiểu thuyết “Yêu Nhau Bằng Mồm” của tôi. Tôi đăng Yêu Nhau Bằng Mồm từng kỳ trên tuần báo Kịch Ảnh của Quốc Phong. Truyện viết xong được Nhà Xuất Bản Chiêu Dương ấn hành thành sách. Năm 1970 tôi nhớ hình ảnh của Thái Thanh trên chuyến xe điện Chợ Lớn-Sài Gòn hai mươi năm trước – năm 1952, năm ấy hai chúng tôi rất trẻ…

Năm ấy – năm 1952 – Thái Thanh hai mươi tuổi, tôi hai mươi tuổi.

Tôi tặng Thái Thanh tác phẩm Yêu Nhau Bằng Mồm.

o O o

Thế rồi… thời gian vỗ cánh bay như quạ.. năm nay, năm 2000, buổi sáng Tháng Mười, mùa thu về trên đồng đất Virginia của người Mỹ, tôi ở Rừng Phong, viết lại bài tôi đã viết năm 1970 – ba mươi năm trước – bài tôi viết về Thái Thanh, người nữ ca sĩ của vợ chồng tôi, tôi lại tưởng như tôi nhìn thấy tôi ba mươi năm trước ngồi viết về Tiếng Hát Thái Thanh trong căn gác nhỏ của vợ chồng tôi ở Ngã Ba Ông Tạ, Sài Gòn; năm 1970 ấy tôi mới bốn mươi tuổi.

Tính ra thời gian đã qua năm mươi năm kể từ buổi sáng tôi nhìn thấy Thái Thanh – Nàng hai mươi tuổi bận toàn y phục trắng, trên chuyến xe điện Chợ Lớn-Sài Gòn.

Nếu còn sống ở Sài Gòn tôi sẽ chẳng bao giờ được thấy lại, được đọc lại Yêu Nhau Bằng Mồm. Sau cuộc biến thiên 30 Tháng Tư 75 ở Sài Gòn tất cả những sách tiểu thuyết của chúng tôi đều bị tịch thu, cấm tàng trữ, tiêu hủy, chúng tôi mất hết tác phẩm. Ở Hoa Kỳ người Việt ta in lại nhiều sách truyện của những văn sĩ Sài Gòn, trong số sách được in lại ở Hoa Kỳ có quyển Yêu Nhau Bằng Mồm của tôi.

Bánh xe tị nạn khấp khểnh sang Hoa Kỳ tôi lại có quyển Yêu Nhau Bằng Mồm; nhờ vậy hôm nay tôi mới có điều kiện và cảm hứng để viết bài này. Alice và tôi có hai ca sĩ Thái Thanh và Anh Ngọc, với vợ chồng tôi Thái Thanh và Anh Ngọc là nhất. Có lần, cũng những năm 1970, tôi đã viết:

“Tôi quen mở máy nhạc khi ngồi viết, vừa viết vừa nghe nhạc. Nhưng khi tiếng hát Thái Thanh cất lên, tôi phải ngừng viết để nghe.”

Tôi vẫn nghĩ khi Thái Thanh hát mà tôi làm bất cứ việc gì là tôi có lỗi. 30 Tháng Tư 75 đến, số văn nghệ sĩ may mắn bỏ của chạy lấy người được lơ thơ như lá mùa thu, số văn nghệ sĩ kẹt giỏ ở lại đông vô số kể, những ngày tháng đen tối, u sầu, lo âu kéo dài như vô tận.

Một đêm cuối năm 1976 tôi gặp lại Thái Thanh. Ðêm ấy có Hoài Bắc, Lê Trọng Nguyễn. Vi-la số 203 đường Hiền Vương, gia chủ mời chúng tôi ăn bữa tối. Khoảng 11 giờ đêm Thái Thanh ngồi vào piano, nàng vừa đàn, vừa hát. Thấy tôi đến bên đàn, nàng mỉm cười nhìn tôi. Tôi hiểu nàng hỏi tôi:

“Muốn nghe bài gì?”

Tôi nói:

“Thôi thì thôi nhé…”

Nàng nhắc lại:

“Thôi thì thôi nhé..”

Và nàng hát cho tôi bài Ðộng Hoa Vàng, Thơ Phạm Thiên Thư, Nhạc Phạm Duy. Đứng bên nàng, tôi lặng người nghe nàng hát cho riêng tôi nghe.

Sau đó tôi làm bài thơ:

TIẾNG HÁT THANH
 
Tiếng mẹ ru từ thưở nằm nôi,Mẹ thôi Mẹ không hát nữa,Khi Anh chân bước vào đời.Tiếng hát Mẹ nằm trong ký ứcTung cánh bay khi Em hát cho người!
Ngày xưa xa lắm ở bên trờiCó người xưa hát lúc đi rồiMười hôm tiếng hát còn vương vấnTrên mái nhà xưa âm chửa rơi.Tiếng hát Em tim Anh nức nởHai chục năm rồi Thanh chửa thôi!
Em hát khi Anh vừa bỏ học,Em hát khi Anh sắp bỏ đời.Em hát khi Anh hồng tuổi ngọc, Em hát khi Anh giấc ngủ vùi,Em hát khi Anh chưa biết khóc,Em hát khi Anh biết mỉm cười.Em hát tan vàng, ca nát đá.Em hát cho Anh biết ngậm ngùi.
Nắng chia nửa bãi, chiều rồi.Ðêm tàn Em hát, buồn ơi lá sầu.Ðộng Hoa Vàng có tên nhau,Thương thì thương nhé, qua cầu gió bay.Tiếng Em buồn cuối sông này,Mây đầu sông thẫm bóng ngày khóc nhau.
 
 o O o
 
Khoảng Tháng Hai, Tháng Ba năm 1984 người Sài Gòn báo cho nhau biết có người nghe được tiếng nói của đài phát thanh kháng chiến. Nghe nói những người ở Nha Trang đầu tiên vô tình mở radio bắt được đài này. Tháng Tư năm ấy tôi nghe được tiếng nói của Ðài Phát Thanh Hoàng Cơ Minh, đài phát thanh năm lần một ngày, mỗi lần lâu một giờ. Nhạc hiệu của đài là bài Việt Nam Minh Châu Trời Ðông, tiếp đó là Thái Thanh hát bài Quê Em:

“Quê Em miền trung du.Ðồng quê lúa xanh rờn.Giặc tràn lên cướp phá.Anh về quê cũ.Ði diệt thù giữ quê.Giặc tan đón Em về..”
 
Ðêm khuya, khoảng 11 giờ, tiếng Thái Thanh hát Quê Em từ đâu xa lắm vọng về làm Alice và tôi ngây ngất. Nghe tiếng Thái Thanh từ radio phát ra tôi nghĩ:

“Thật lạ kỳ. Giả chân, chân giả. Ðây là tiếng hát Thái Thanh – không ai có thể nói đây không phải là tiếng Thái Thanh – nhưng cũng có thể nói không phải tiếng Thái Thanh vì lúc ấy Thái Thanh đâu có hát. Thái Thanh đang ở Sài Gòn. Nghe tiếng hát của mình từ góc trời nào vọng lại, không biết Thái Thanh có cảm nghĩ gì.”

Thế rồi sau khi  đã phải sống đến năm năm trong ba bức tường, một hàng song sắt của nhà tù lớn Chí Hòa, tôi cô đơn, tôi sầu buồn nên tôi làm thơ. Thơ vẩn, thơ vơ thôi.

Năm 2000, thế hệ lão liệt chúng tôi đã và đang dắt nhau đi vào quên lãng. Thời gian tới biết có ai còn xúc động vì tiếng hát Thái Thanh, vì nhạc Phạm Duy, Hoài Bắc, Ðoàn Chuẩn?

Tôi viết bài này để hoài niệm nhau lúc chúng tôi sống; tôi viết nhớ người mà cũng là nhớ những ngày hoa niên, những ngày trung niên của đời tôi:

NỤ TẦM THANH
 
Tóc mai sợi vắn, sợi dàiLấy nhau chẳng đặng, thương hoài tình nhân.Tiếng Em trời đất vang ngânÂm vàng, thanh ngọc bội phần xót sa.Trèo lên cây bưởi hái hoa,Bước xuống vườn cà, hái nụ tầm thanh.Nụ tầm thanh nở ra cánh biếc,Em vượt biên rồi, Anh tiếc lắm thay.Nhớ nhau gọi một chút nàyMất nhau ta tiếc những ngày có nhau.Nửa hồn thương, nửa hồn đau,Nửa hồn ta tím ngắt mầu thời gian.Nghìn trùng xa cách quan sanBiết Em chớp biển, mưa ngàn ở đâu.Hạc vàng bay mất từ lâuMà sao hoàng hạc trên lầu còn Thanh.Lan huệ sầu ai.. Lan huệ sầu thành…Quê Em tiếng hát em xanh đất trời.Từ ly người đã xa ngườiCòn đây tiếng hát một đời xôn xao.
Ta đốt lên một cành hương dạ thảoEm biết cho… Tình Ta vẫn nhớ Người.Thăng Long từ độ Thanh hồng hảo.Tình khúc, thương ca động đất trời.Tà áo xanh ngời hương mộng ảo,Hồ điệp, Trang Châu hát giữa đời.Người đi mùa ấy thu giông bão,Tà áo Văn Quân mấy khóc cười.Mái nhà xưa nhớ trăng huyền thảo,Viễn xứ thuyền đi, biển nhớ ngườiNgười đi vắng một trời châu bảo,Vượn hú, chim kêu, nước ngậm ngùi.Lâu đài tình ái sương dăng ảoÐồi tím hoa sim gió ạ…ời…À… ơi.. ơi.. à …ơi…Ngày ấy có Thanh, Thanh nhẹ vào đờiVà Thanh ca đến với lời thơ nuối.Ngày ấy có Tôi mê mải tìm lời..Và Thanh… Thanh..suốt một đời… Tình ơi..!
Nhớ người mười tám, đôi mươi,Cỏ hồng, chiều tím, xanh trời, Người đi.Chúng mình ngày đó xuân thì,Tiếc không khăn gấm, quạt quỳ trao tay.Gìn vàng, giữ ngọc cho hay,Lửa hương ta hẹn kiếp này, kiếp sau.Áo bay thương lúc qua cầuTrăng vàng, mây bạc mái đầu thướt tha.
Trèo lên cây bưởi hái hoaBước xuống vườn cà, hái nụ tầm thanh.Nụ tầm thanh nở ra cánh biếc,Em vượt biên rồi, Anh tiếc lắm thay.Của tin gọi một chút này:Tóc mai sợi trắng, sợi phaiLấy nhau đặng cũng thương hoài ngàn năm!

Thơ làm tai Phòng Giam 20 FG Nhà Tù Chí Hòa Tháng 10, 1988, khi nghe tin Thái Thanh đã sang Mỹ.

o O o

Rừng Phong. Ngày 16 Tháng Tư, 2015.

Tôi viết bài này để ghi dấu : Thái Thanh bị Bệnh Già – Quên – đã bốn năm. Đã hơn 1000 ngày đêm Nàng sống trong một Nursing Home ở Cali. Nghe nói nay Nàng không nhớ, không biết – Nàng đã quên – những người thân quen của Nàng.

Tôi mong trong vài sát-na, Thái Thanh đọc và hiểu những giòng chữ này tôi  viết về Nàng.
Trên Wepekeida, trong bài viết về Thái Thanh, người viết kể câu thơ của tôi là:
 
“Em hát cho tan vàng, nát đáEm hát cho Anh biết ngậm ngùi..”

Câu Thơ Thái Thanh của tôi là:
 
“Em hát tan vàng, ca nát đáEm hát cho Anh biết ngậm ngùi…”