khktmd 2015






Đạo học làm việc lớn là ở chỗ làm rạng tỏ cái đức sáng của mình, thương yêu người dân, đạt tới chỗ chí thiện. Đại học chi đạo, tại Minh Minh Đức, tại Tân Dân, tại chỉ ư Chí Thiện. 大學之道,在明明德,在親民,在止於至善。












Thứ Bảy, 16 tháng 11, 2013

PHẠM DUY, THÔI THẾ CŨNG XONG..! ---- Tác giả: Trần Như Xuyên,


Như vậy là ông đã ra đi, sự ra đi này sẽ vinh quang biết bao nếu cuối đời ông không có những lầm lẫn, nhiều người vẫn lấy làm tiếc cho điều này.

Nói về nhạc của ông thì nó mênh mông quá, ảo diệu quá, rất nhiều người đã viết về ông với sự công nhận ông là cây đại thụ của nền âm nhạc Việt Nam, ta hãy chùng lòng xuống với:" đường về đêm đêm mưa rơi ướt bước chân em..." " ngày đó có em đi nhẹ vào đời..."
 
Phạm Duy đã có biết bao nhiêu người viết về ông, trải dài một đời theo thăng trầm của đất nước, ông đã chứng kiến lịch sử, sự đổi thay cuộc đời bằng trái tim của người nghệ sĩ, như ông viết:" khóc cười theo vận nước nổi trôi" Ông sống nhiều, viết nhiều và nhạc của ông trải rộng trên ba miền đất nước, ngay từ hồi còn nhỏ, tôi đã nghêu ngao: chiều ơi lúc chiều về..., rồi lớn lên theo cùng với những giòng nhạc của ông, 1954 di cư vào Nam thì có Ngày trở Về, ngày trở về của người thương binh gặp lại mẹ già, gặp lại người yêu vừa bi tráng, vừa hào hùng, đau khổ thay, bản nhạc này được ông làm tựa đề cho một chương trình nhạc của ông khi xin về sống Việt Nam. Ngày trở về lê lết của một kẻ ăn mày, ăn xin, như một lời xin lỗi, vâng ,hôm nay người lầm đường lạc lối đã trở về, xin tạ tội với mọi người, đến nỗi gì mà phải quỵ lụy như thế, vậy ra trong những nét nhạc thanh thoát của ông, những rung động tuyệt vời đó là sự bao phủ cho một đầu óc ươn hèn, một cái điều bình thường mà người có chút liêm sỉ không thể làm được.
 
Ngày ông trở về Việt Nam, nhiều người đã lý giải nguyên do một cách khác nhau, người ta cho vì bài thơ Về đi thôi của Lưu trọng Văn, con của nhà Lưu trọng Lư : về thôi, về thôi, làm gì có trăm năm mà đợi làm gì có kiếp sau mà chờ... 
người thì bảo do Chế lan Viên chiêu dụ, người dễ dãi thì bảo về để kiếm tiền, người thì bảo về để kiếm vợ(do cái tính lăng nhăng của ông), nhưng theo tôi, nguyên do thúc đẩy ông trở về VN là bởi sự ẩn ức, khi Cộng sản dần dần cho hát lại nhạc của nhiều người sáng tác ở miền Nam trước 1975, ngay cả người có nhạc ca tụng người lính của Quân lực VNCH như Trần thiện Thanh thì nhạc của Phạm Duy vẫn tuyệt đối cấm, không một bài nào được trình diễn dù là những bản nhạc ca tụng thời ông tham gia kháng chiến, sự mong muốn trở về càng mãnh liệt hơn khi ông nhận được cuốn băng, cuốn băng chỉ là một cuộc phỏng vấn một lão bà có con được gọi là liệt sĩ vì đã hy sinh trong cuộc chiến, khi người phỏng vấn hỏi cụ già này muốn nói gì nữa không thì bất chợt bà cất tiếng hát: ai có nghe tiếng hát hành quân xa, mà không nhớ thương người mẹ già...đây là bài hát Nhớ người ra đi, Phạm Duy làm trong thời còn tham gia kháng chiến. Khi nghe được cuốn băng này, PD đã thốt lên: bao nhiêu năm rồi, họ còn nhớ tôi như vậy sao?!
 
Như trên tôi nói rằng ông bị ấm ức vì một gia tài nhạc đồ sộ như thế, những bài hát hay như thế mà lại chỉ được hát ở hải ngoại có vài triệu người, trong khi khối hơn 80 triệu thì hoàn toàn không được cất lời ca cùng ông, và 30 năm đã qua, những người ở VN thuôc lứa tuổi 30, 40 hầu như không biết, không nghe gì về Phạm Duy và ông đã bị chúng hạ gục. Nhưng một người đã thành danh như vậy, đến cuối đời rồi, cần gì phải bon chen, ông là sao Bắc Đẩu ai cũng biết, Bắc Đẩu thì luôn phải rực sáng chứ không thể biến mình thành lu mờ vì cái danh mà mình đã có.

Bây giờ ta xét tới tại sao VC cho Phạm Duy trờ về, người mà đã bỏ chúng ra đi, nhưng từ khi về thành cho tới 1975, ông không đá động gì tới họ, ông miệt mài sáng tác nhạc, quãng thời gian ông theo kháng chiến coi như một đoạn đời đã xong, một giòng nhạc đã sang trang.

Thế nhưng 1954 ông đã không nói gì về hơn một triệu người di cư lánh nạn CS, không nói gì về cuộc chém giết khốc liệt miền Bắc đem vào miền Nam, trừ bản nhạc độc nhất nói về Phạm phú Quốc thì 1975, sau khi phải bỏ chạy một lần nữa, ông đùng đùng thóa mạ bọn chúng, đây là những bản nhạc ông sáng tác sau khi qua được Mỹ:
 
Một ngày năm bốn cha lìa quê hương
lánh Bắc, vô Nam, cha muốn xa bạo quyền
................................................................
Một ngày bẩy lăm đứng ở cuối đường
loài quỷ dữ xua con ra đại dương
................................................................
Ở bên nhà em không còn đứng đợi chờ anh
Ở bên này anh căm thù lũ Cộng tàn hung 
Ông cũng đã phổ nhạc một bài thơ có lời như sau:
Từ vượn lên người mất mấy triệu năm
Từ người xuống vượn mất bao nhiêu năm?
xin mời thế giới tới thăm
những trại tập trung núi rừng sâu thẳm
tù nhân ở truồng từng bầy đứng tắm
rệp muỗi ăn nằm hôi hám tối tăm
khoai sắn tranh dành, cúm, bắn, chém, băm
đánh đập tha hồ, chết quăng chuột gặm
Loài vượn này không nhanh mà chậm
khác vượn thời tiền sử xa xăm
chúng đói, chúng gầy như những cái tăm
và làm ra của cải quanh năm
xin mời thế giới tới thăm.
 
Với những bài nhạc như thế, chửi chúng như thế, sao VC vẫn cho ông ta về, và ông ta can đảm dám xin về, đáng lý sự căm thù càng phải chồng chất thêm chứ, suy ra, cả Nguyễn cao Kỳ, Phạm Duy đều là công cụ cho chúng lợi dụng tuyên truyền, một mặt chúng được tiếng là xóa bỏ hận thù cho thế giới nhìn thấy, một mặt, chúng đánh phá Cộng Đồng Hải Ngoại, chia rẽ các tổ chức chống Cộng để các đoàn thể nghi kỵ lẫn nhau.
Nào phải chúng ưa gì Nguyễn cao Kỳ hay Phạm Duy, chẳng qua chúng ráng ngậm bồ hòn làm ngọt để đạt được mục đích nói trên. Kỳ hay PD có về thì có làm gì lợi cho bọn chúng đâu, hay chế độ đó đã qua thời kỳ quá độ để đi lên Chủ nghĩa bóc lột, qua thời kỳ chúng cần hồng hơn chuyên, cả cái đảng đó giờ chỉ nghĩ đến là chuyện vơ vét tiền cho chặt túi.
 
Có điều với một người sống nhiều như PD, ông ta phải có những nhận thức bắt buộc, thí dụ những bản nhạc ông làm có phải là do sống trong chế độ Tự Do ông mới có cơ hội để sáng tác, hẳn ông cũng biết những người bạn cùng thời với ông như Văn Cao, Đoàn Chuẩn Từ Linh... họ đã không thể còn làm được gì khi mà các tác phẩm đều bị chỉ đạo, phải có tính Đảng, tính Dân tộc.

Bây giờ, chúng ta nghe những lời trần tình của Phạm Duy nói lý do sự trở về của ông:
.... Sau 30 năm ở miền Bắc nước Việt, khi đất nước bị chia đôi, tôi phải di cư vào Nam; sau 24 năm ở Sài Gòn, khi quê hương đã thống nhất, tình hình còn căng thẳng, tôi phải qua sống tại Mỹ trong 30 năm, khi tôi đã 80 tuổi, tình hình trong nước đã ổn định, tôi muốn được trở về quê hương, sống nốt quãng đời còn lại.
.....với ý nghĩ chim bay về tổ, lá rụng về cội, cái khát khao - hay khắc khoải- cuối cùng của tôi là được trở về sống chết ở quê mình...
 
Tôi trở về vì tôi yêu nước...( không hiểu ông có biết câu: yêu nước là yêu XHCN không nhỉ ?! )
 
Nếu quả thực chỉ thuần túy là ao ước của chiếc lá muốn rụng về cội thì cũng được đi, cũng là những ao ước của nhiều người năm xưa, bỏ nước ra đi ở khoảng tuổi 30, nhưng trở về là khi không còn chế độ CS ở đó.
 
Tuy vậy, sự trở về cũng chẳng suông sẻ gì, một bài báo đăng trên tờ Đầu Tư, người viết tên Nguyễn Lưu đã viết như sau:
Dân tộc VN có tình lý: đánh kẻ chạy đi, không đánh kẻ chạy lại. Tuy nhiên " không đánh kẻ chạy lại" cần được hiểu thêm rằng : kẻ chạy lại là ai, và " không đánh " có nhất thiết đống nghĩa với việc xem người đó là thần tượng, là nhân vật tiêu biểu để đón rước trọng thể? Tôi muốn nói tới trường hợp của nhạc sĩ Phạm Duy, người mới được xưng tụng sau đêm nhạc Ngày Trở Về.
 
Một người nữa là nhà văn Chu Lai đã viết trong Tạp chí Thế Giới:
 
Một người từng bỏ kháng chiến theo Thực dân Pháp, khi Pháp rút lại theo Ngô Đình Diệm và khi Ngụy quyền sụp đổ lại chạy qua Mỹ. Và tại đó đã viết hàng loạt bài kêu gọi chống Cộng, với giọng điệu sặc mùi hiếu chiến, nay thấy VN vươn lên mạnh mẽ(!), lại xin trở về! hà cớ gì phải tung hô, xưng tụng đến thế?

Hai bài viết này không phải là tự phát, bắt nguồn từ sự ganh tức, các bài viết trên các tờ báo của CS phải có sự chỉ thị và được kiểm duyệt. Với sự còn mang đầy căm tức như vậy, liệu những điều họ hô hào " xóa bỏ hận thù " hay " khép lại dĩ vãng " ta có tin được không? Thật ra nhưng lời hô hoán trên cộng với nghị quyết 36 chỉ là những mồi chài để người Việt Hải ngoại đem tiền về đầu tư. " Các anh thấy nhé, Phó Tổng Thống của các anh là Nguyễn cao Kỳ, nhạc sĩ PD còn thong thả trở về thì các anh có gì phải lo ngại ". Phải, đừng có lo ngại gì hết, cứ mang tiền về, gây dựng được cơ ngơi xong, chỉ việc chụp cái mũ trốn thuế, thế là các anh bỏ của chạy lấy người, ta chỉ việc nhẹ nhàng tiếp thu thôi.
 
Một người nữa là Việt Quang viết có hơi buồn cười: "giá ông ấy ( PD ) đừng bỏ kháng chiến về thành thì giờ này biết đâu ông chẳng là Bộ Trưởng Văn Hóa ". Giả như PD còn ở lại đó thì thật là một mất mát to lớn cho Việt Nam, làm sao có được những bài hát rung động lòng người trong những ngày ông sống ở miền Nam, ở lại, chắc ông sẽ là một Tố Hữu trong âm nhạc, cùng lắm có được vài bản nhạc đại loại như " Cô gái vót chông " hay " Tiếng đàn Ta Lư ", ở lại, với khả năng phổ thơ tuyệt vời, ta sẽ khốn khổ nghe những bài hát như :" yêu biết mấy khi nghe con tập nói, tiếng đầu lòng con gọi Sít ta Lin "... Để mong được sự chiếu cố, mong lấy lòng nhà nước CS, Phạm Duy đã trơ tráo nói:" bọn ở Hải ngoại bảo tôi là người chống Cộng? chống gì, tôi chỉ có chống gậy thì có", hình như ông ta không cho là mình đã làm những bài nhạc tôi dẫn chứng ở trên, hoặc ông ta có thể nói với bọn VC là những bài nhạc đó là của một PD thời kỳ sai đường lạc lối, lúc " chưa đủ chín chắn", để chúng tin ông hơn, ông ta đã thốt lên những lời như thế này:" Ba mươi năm (1975 - 2005), một đêm dài, tỉnh dậy thấy mặt trời, tôi đã quên tất cả," quên gì, lạ thật, quên bao nhiêu năm tháng êm ấm ở miền Nam, nơi nuôi dưỡng ông để viết nhạc? quên cả những lời chửi bới bọn chúng hay sao! với một người dễ quên tất cả như vậy, có đáng tin không? biết đâu, một ngày nào đó, sau vài năm sống ở VN, ta lại nghe ông ta thốt lên: " mấy năm, một đêm dài, tỉnh dậy thấy mặt trời, nhưng mặt trời u ám quá, tôi lại quên tất cả". Ta có mở rộng vòng tay ra nữa không, có thể nhưng ngán ngẫm quá. Như vậy suy ra, Trịnh công Sơn, Văn Cao... hóa ra lại là những người có tư cách hơn Phạm Duy nhiều, họ đã chọn một lý tưởng cho họ, nhưng khi biết là điều họ chọn đã không đúng, họ cam chịu, không trâng tráo lật lọng, không thò lò muôn mặt. Để được VC cho về mạnh mẽ hơn, PD đã lải nhải:" bọn họ bảo là tôi ở phía họ, nay sao lại bỏ đi, tôi ở phía họ bao giờ?", với tư cách con người như vậy, ta cũng chẳng nên buồn, khi ông ta cầm cái hộ khẩu tên ông ta, chụp hình cười toe toét như có ý nói rằng ta đã tìm được chân lý, được nhà nước chính thức chấp nhận cho ta trở về rồi đấy, ôi mừng lắm thay.
 
Không những tráo trở mà còn ươn hèn, ông ta đã cúi đầu nghe những lời khuyên bảo như một người Công giáo thành khẩn lắng nghe sự khuyên bảo của ông Cha khi vừa xưng tội xong, ông vâng dạ với những người mà năm xưa khi ông theo kháng chiến, những người này chưa ra đời, những kẻ trong ban Văn hóa Thành phố chỉ bằng một phần ba tuổi đời của ông, cũng may, những người này không biết nhiều về ông, còn lớp cùng tuổi như ông, lớp người căm thù ông thì nay đã chết cả rồi, nếu không, chưa chắc ông đã được về. Ông ta không có được một chút đởm lược như Hoàng Cầm :" tôi bỏ đảng, họ không cho, bắt tôi phải làm đơn xin, tôi không xin, muốn bỏ là bỏ "
 
Tôi có coi cuốn DVD Ngày Trở Về của ông trình diễn tại Sài Gòn mà ông là người dẫn giải chương trình(MC), tôi thấy tội nghiệp cho ông khi cố kể lể những gì mình từng tham gia thời kháng chiến, nhất là những bản nhạc chẳng dính líu gì tới kháng chiến như bài Thuyền viễn xứ, bài hát được phổ từ thơ của Huyền Chi mà câu" sóng Đà Giang, thuyền qua xứ người", ông bảo rằng thuyền đã lầm lỡ đi ra xứ người( Hải ngoại), giờ quay trở về, tội nghiệp thay, thời của nhà thơ Huyền Chi thuyền có đi xa lắm thì cũng chỉ là đi sang làng bên hay tỉnh bên, thế đã là viễn xứ rồi, làm gì mà thuyền có thể đi qua xứ người như Mỹ. Cũng vậy, bài Quê nghèo của ông, ông rên rỉ rằng lời bài hát đó thực ra nó như thế này:"... bao giờ anh lấy được đồn Tây, hỡi anh" mà từ trước ta chỉ biết lời hát đó như sau:" bao giờ cho lúa được mùa luôn, lúa ơi", cho là lời hát nguyên thủy ông làm lúc theo kháng chiến thì nó là như vậy, nhưng tội nghiệp cho ông, cố gắng kể lể nhưng khi hát câu đó, Quang Linh vẫn hát: bao giờ cho lúa được mùa luôn, lúa ơi". Có xấp mình xuống, đọc hàng ngàn kinh ăn năn tội, ông cũng không thể làm sạch mình được, không sạch với bọn chúng, còn thì dơ bẩn vô cùng với những người trước giờ đã ngưỡng mộ ông. Trước đây, tôi cứ nghĩ rồi ông sẽ đi vào văn học sử, nhưng nay, có điều cần suy nghĩ lại, lịch sử sẽ phán xét, có nhiều người ở đây vẫn còn ngưỡng mộ nhạc của ông, đúng ra ông xứng đáng có tên trong văn học sử, Hữu Loan chỉ có một bải thơ mà còn được người đời nói nhiều như vậy huống chi cả một gia tài nhạc đồ sộ của ông, nhưng nay, người ta có chút ngại ngần khi muốn nêu tên ông.
 
Chắc chắn cái chết của ông, nhà nước CSVN không nói gì nhiều, ai lại vinh danh kẻ phản bội mình, cho về nước đã là cố gắng lắm rồi, còn ca tụng ư, không bao giờ, có lẽ ông cũng sẽ chẳng được ai xưng tụng mình, cả phía bên này lẫn phía bên kia vì sự tráo trở của ông. Từ ngày ông về, không biết có sáng tác được bản nào hay ho không, tôi chỉ được nghe hai bài ông viết toàn là nói về tình dục, bài thứ nhất tên " Thiên duyên tình mộng ", bài thứ nhì: Đêm hôm đó, cũng là nói về dục tính, thôi cũng được, còn hơn là ca tụng bác và đảng, có lẽ bọn chúng có căn dặn ông ta rồi, muốn làm nhạc gì thì làm nhưng có không được làm những bài nào ca tụng đảng, điều này nếu không dặn có thể PD sẽ làm, với bản chất con người như vậy thì bảo gì mà không được, nhưng chúng không cho ca ngợi vì thấy trơ trẽn quá, trước đây đã phản và chửi lại bọn chúng, giờ mà bốc thơm chẳng khác gì Judas ca ngợi Chúa.
 
Dù cay đắng cùng tận với Phạm Duy. tôi phải nhìn nhận ông là một thiên tài, cho nhiều năm sau này, chưa chắc đã có được một PD thứ hai, thôi thế cũng xong, nhưng tiếc quá, ông là cây cổ thụ mà tôi hằng ngưỡng phục, có thể về sau người ta vẫn hát nhạc của ông nhưng lời hát làm người ta bớt rung động đi nhiều, cũng tiếc quá, không biết ông có đọc cuốn:" Hồi ký của một thằng hèn" của Nhạc Sĩ Tô Hải không? nay ông chết rồi, giá ông sống thêm được ít nữa, biết đâu chúng ta lại chẳng có dịp đọc một cuốn Hồi ký nữa, đó là cuốn Hồi ký: Sự trở về của một thằng hèn. Duy Quang, con ông vừa mới chết, chết vì nghe theo ông về VN để lây bệnh viêm gan, một thứ bệnh rất phổ biến ở VN, nay tới ông, người ta bảo nghĩa tử là nghĩa tận, nhưng có những cái tận cần phải nói. Nghìn trùng xa cách, người đã đi rồi.

TRẦN NHƯ XUYÊN


Lời bàn của bạn Tùng sau khi đọc bài viết ở trên.

Bài viết quá hay !

Đời người sau cùng phải chết. Nhưng chết trề quá cũng có hại cho thanh danh mình...

Nếu chết trước khi lẩm cẩm mơ về Viết Nam thì tốt biết mấy... 

Một bài viết rất dài của tác giả Trần Như Xuyên, nhưng rất hay và rất đáng đọc về Phạm Duy ....!! 

Ngò Gai tán đồng với bạn Tùng ở chổ nhạc sĩ PD vì GIÀ SANH TẬT nên làm ba cái chuyện lạng quạng vào cuối cuộc đời của ông!  Nhưng dù sao nhạc tình và nhạc quê hương của PD không thể chê được vào đâu được bởi vì PD nói hộ tâm tình cho nhiều thế hệ đã và đang qua  bằng ngôn ngữ Việt tuyệt vời. Nên, NG cố quên con người PD khi thưởng thức nhạc của ông! Dù lòng vẫn đau !

Mai tôi đi --- Bài thơ "để lại cho đời" của nhạc sĩ Hoàng Guitar.





Mai tôi đi...chẳng có gì quan trọng, 
Lẽ thường tình, như lá rụng công viên, 
Như hoa rơi trước gió ở bên thềm, 
Chuyện bé nhỏ giữa dòng đời động loạn...

Trên giường bệnh, Tử Thần về thấp thoáng, 
Xin miễn bàn, thăm hỏi hoặc cầu an, 
Khi xác thân thoi thóp trút hơi tàn, 
Nằm hấp hối đợi chờ giờ vĩnh biệt.

Khoảnh khắc cuối... Đâu còn gì tha thiết... 
Những tháng ngày hàn nhiệt ở trần gian. 
Dù giàu sang hay danh vọng đầy tràn, 
Cũng buông bỏ trở về cùng cát bụi...

Sẽ dứt điểm đời phù du ngắn ngủi, 
Để đi vào ranh giới của âm dương, 
Không bàng hoàng trước ngưỡng cửa biên cương, 
Bên trần tục, bên vô hình cõi lạ...

Chỉ ước nguyện tâm hồn luôn thư thả, 
Với hành trang thanh nhẹ bước qua nhanh, 
Quên đàng sau những níu kéo giựt dành, 
Kết thúc cuộc lữ hành trên dương thế...

Mắt nhắm rồi... Xin đừng thương rơi lệ,
Đừng vòng hoa, phúng điếu hoặc phân ưu, 
Đừng quay phim, chụp ảnh để dành lưu. 
Gây phiền toái, nợ thêm người còn sống...

Ngoảnh nhìn lại, đời người như giấc mộng, 
Đến trần truồng và đi vẫn tay không. 
Bao trầm thăng, vui khổ đã chất chồng, 
Nay rũ sạch...lên bờ, thuyền đến bến...

Nếu tưởng nhớ..Xin âm thầm cầu nguyện, 
Nên xem như giải thoát một kiếp người, 
Cứ bình tâm, thoải mái với vui tươi,
Kẻ đi trước, người sau rồi sẽ gặp...

NQH 07/31/2013.


Tomorrow I'm going *** Tomorrow I'm going...
It's no big a deal, It happens all the time, like fallen leaves in the park 
Like flowers driven by winds onto the sidewalk, 
These are minor matters in the turbulent waters of life...

Death is hovering over my deathbed,
Please spare me of comments, visitations, or prayers of peace 
While my breathing is going to cease 
And I'm lying, waiting to bid farewell.

These last dying moments...I wouldn't care less.. 
The hot and cold months on this planet. 
No matter I'm rich or full of glory, 
At the end I still return to dust and ashes ...

My finite existence decisively comes to an end 
And enters the yin and yang borderlands
I won't be bewildered at the frontier's gate 
Earthly realm is on this side, the other an unimaginable and unknown fate

I only wish my soul is always at peace, Traveling lightly, I quicken my pace Leaving behind those who push and pull, While I finish my journey on earth's face...

My eyes are already closed....please don't shed tears of sympathy 
Please, no flower wreaths, no offerings, nor condolences, 
No videotaping, no picture taking for memories. 
That would only bring stresses and strains to the surviving...

A quick look behind and life is just like a dream
I arrived naked and I'm leaving with empty hands 
Many ups and downs, happy and sad moments piled high, 
Now they're all cleared up...I'm stepping on board, the boat has arrived...

If you miss me...Please silently pray, 
And consider a life has been liberated, 
Be calm, relaxed, and gay,
I go first, you follow behind, we'll meet again...

Wissai


Thứ Sáu, 15 tháng 11, 2013

ThanhNgoc từ Vùng Trời Xa Xôi, tác giả bài thơ 1975, kính gửi tặng thầy Vũ Thượng Quát và các thầy khác ở đại học Khoa Học Saigon hồi trước 75

Ngò Gai đi "láo ngáo" trên mạng và tìm được bài này trên blog Bùi Tín. NG đưa bài này lên blog này vì người viết ThanhNgoc đã bày tỏ tấm lòng kính trọng và biết ơn đến thầy Quát bằng một bài thơ đầy cảm tính.  Các Bác K1 thơ văn để đâu cho hết? Sao không mang ra thi thố với đời và thầy Quát? 

ThanhNgoc sáng tác bài thơ này để tưởng nhớ những người bạn cùng trường, và gia đình cũa một người yêu là BMN đã can đảm đi tỵ nạn CSVN và phải bỏ mình trong giòng nước biển lạnh lẻo, ở bờ biển của một nước xa lạ hay trên gần bờ biển của quê hương VN vì bị chết đuối hay vì thuyền chìm đung phải đá ngầm, hay bị chết khi bơi vào bờ khi đến Malaysia, Thailand, etc...

TN cũng xin được kinh tặng bài thơ này đến các vị giáo sư quý trọng cũa mình la Dr. Cao Xuân Chuân, Dr. Nguyễn Chung Tú, Dr. Vũ Thựơng Quát, Dr. Nguyen Tư Bân, những người thầy đã hết lòng dậy bảo TN, một sinh viên ban Vật Lý ở DHKH Saigon từ lúc mới bước vào trường cho đến khi còn học dang dở ở bậc MSc vì phải đi tỵ nạn CSVN. Khi qua đến Hoa Kỳ, TN xin tỏ lòng biết ơn các thầy của mình vô hạn, và yêu quý các thầy mãi mãi trong suốt cả cuộc đời.

Xin Đa Tạ

TN



“Bẩy Lăm” (1975) 

Bẩy Lăm chìm đắm đau thương
Bẩy Lăm chết chóc, đau buồn, ly tan
Bẩy Lăm máu ngập nước Nam
Bẩy Lăm giặc cướp tràn về Miền Nam
Dân tôi bồng bế, lang thang
Rủ nhau xuống biển tìm đường ra khơi 
Than ôi!, chìm, đắm khắp nơi
Thuyền chìm trên biển, xác người chết oan
Bồng bềnh trên biển nổi, trôi
Về nơi vô định, chìm rồi cá ăn
Xác người không có người trông
Quan tài là nước biển xanh che người
Bạn bè tôi chết khắp nơi
Chết gần hải đảo, chết vì thiếu ăn
Quê hương ôi hỡi Việtnam
Dân tôi chém giết không hề nương tay
Giết người thành chuyện hăng say
Thi nhau sát hại giết người Việtnam
“Dân tôi lại giết dân tôi”
Dân tôi cướp của từ người di cư
Đất trời thảm họa gấp đôi
Sống rồi bị giết, chết rồi chưa yên
Quê hương, đất Mẹ triền miên
Bao nhiêu tội ác do người Việtnam
Người này tìm giết người kia
Tạo thành luẩn quân, oán hờn dâng cao
Bao nhiêu thảm họa gươm đao
Đều đem xử dụng giết người Việtnam
Đó là ô nhục quê hương
Đó là tội ác do người Việtnam
Dùng hoài để hại muôn dân
Muôn dân nước Việt bao giờ yên thân?
Bẩy Lăm nỗi nhục quê hương
Tạo thành vết bẩn luu hoài ngàn năm
Trong trang lịch sử Việtnam
Cho bao thế hệ sau này khinh chê
Chê khinh những kẻ sinh ra
Những điều quốc nhục: “dân mình giết nhau!”
Cho nên nên nhớ cùng nhau
Bẩy Lăm Quốc Nhục muôn đời mà thôi!

ThanhNgọc, 01/05/2013


                                                                

Tình Buồn -- Ca sĩ Cẩm Ly -- Nhạc Sĩ Chương Đức . Bài nhạc mang hơi hướm Saigon xưa, do bạn Tùng K1 ưu ái thân tặng anh em K1

                                        

Tình Buồn

Còn nhớ khi vừa mới quen, 
cuộc tình đôi ta nhẹ nhàng êm ái. 
Từng ánh mắt nói thay bao lời 
em cho nhớ thương đêm cho rã rời.

Ngày tháng yêu nhau nồng say, 
ta đam mê trong cuộc tình ngay ngất. 
Dù đã biết cách xa nhau rồi, 
ta vẫn mơ ước người mãi bên ta. 
mình đã mất nhau thật rồi.

Ngày anh ra đi mưa rơi thay lời biệt ly, 
bên sân hoa rơi ngập lối. 
Thôi đã hết nhớ mong thêm chi người hỡi, 
đã cách xa nhau từ đây

Ngày tháng trôi trong buồn tênh
cuộc tình ngày xưa vẫn còn day dứt. 
Dù đã biết cách xa nhau rồi 
tôi cứ mong chờ người đã xa xôi.

Kiểu xe hai bánh mới cho tương lai . Sự cân bằng của xe được điều chỉnh bằng hệ thống "gyroscope"



Gieo hạt mỗi ngày




Đời là một chuyến đi không biết điểm đến. Rất ít AI đến được điểm mình dự định. Thông thường ta bắt đầu cuộc hành trình với một ý niệm đích điểm trong đầu, chỉ để nhận RA rất sớm là cuộc đời có rất nhiều chỗ rẽ bất ngờ, và sau một lúc thì ta chẳng chắc là đời ta rồi sẽ về đâu. Nhưng như vậy thì đời mới vui.
Nếu quan sát trẻ em và người già thì ta thấy rất giống nhau – cả hai cùng rất yếu về thể xác và cùng nhiều tình cảm hơn lý luận. Và ta bắt đầu từ bụi đất, sẽ trở về cùng bụi đất. Điểm cuối cũng là điểm khởi hành.
 Khái niệm đường vòng này rất ích lợi trong kế hoạch sống của chúng ta. Nếu ta biết đời không phải là đường thẳng và ta có thể vòng lại điểm đã qua, thì tốt hơn là trên mỗi bước đi, ta nên ném RA vài hạt trái cây ngũ cốc bên đường, hy vọng là dọc đường sẽ mọc nhiều cây trái, để lúc nào đó ta vòng lại thì có thể đã có sẵn trái ngon chờ đợi! Đi đến đâu gieo hạt giống đến đó, tức là sống hôm nay mà trồng cho ngày mai đó, các bạn ạ.
Dĩ nhiên là không phải hạt nào cũng lên cây tốt. Nhiều hạt sẽ bị chim ăn, nhiều hạt sẽ chết đi, nhưng sẽ có một ít hạt nẩy mầm sinh cây. Và những cây này, biết đâu lại sinh hoa trái và chim chóc sẽ mang hạt của chúng gieo rắc hàng bao nhiêu dặm xa khắp nơi. Cuộc đời biến hoá vô lường, làm sao ta có thể đoán hết hậu quả của chỉ một hạt nẩy mầm, huống chi là khi ta gieo nhiều hạt mỗi ngày.
Chọn hạt tốt để gieo
Nếu sống khôn ngoan, thì ta gieo hạt trên mỗi bước đi.
Nhưng các hạt đó là những gì?
Thưa, chúng ta có thể chia các hạt ta có sẵn trong túi RA thành vài nhóm.
1. Những nụ cười, những lời cảm ơn, và những lời nói hiền dịu.
2. Tiền tài: nếu có thể cho AI một ít tiền, thì cho. Nếu có thể cho AI mượn ít tiền, thì cho mượn. Nếu có thể giúp AI đỡ đói một ngày, thì giúp.
3. Công việc: nếu có thể mách bảo AI một cơ hội làm ăn thì mách bảo. Nếu có thể chỉ AI có được một công việc thì chỉ. Nếu có thể dạy AI một cách kiếm tiền thì dạy.
4. Kiến thức: nếu có thể dạy AI đó biết đọc, biết làm toán, thì dạy. Nếu có tài năng gì đó có thể chia sẻ lại với mọi người thì chia sẻ. Nếu có kỹ năng sống nào đó có thể dạy lại cho mọi người thì dạy.
5. Đạo đức và triết lý sống: nếu ta đã có kinh nghiệm sống biết thế nào là đạo đức, thế nào là thiếu đạo đức, thế nào là tốt cho cuộc sống, thế nào là có hại, con đường nào sẽ đưa đến khổ đau, con đường nào sẽ đưa đến an lạc, thì hãy chia sẻ lại với anh chị em, nhất là những người ít kinh nghiệm sống hơn.
6. Cách tự sống vững trên hai chân: có lẽ điều tốt nhất ta có thể trao tặng một người là kiến thức và kinh nghiệm giúp cho người đó có thể tự sống, tự xoay xở, dù là họ có lọt vào bất kỳ tình huống khó khăn nào. Đây là cách giúp cho họ kỹ năng sống cũng như tự tin để sống mọi nơi, trong mọi hoàn cảnh. Phần cốt cán của nó là tư duy tích cực.
Tất cả những điều này mỗi chúng ta đều đã có sẵn trong túi không ít thì nhiều. Chẳng tốn kém tiền bạc hay công lao chỉ để lấy RA vài hạt trong túi ném RA bên lề đường mình đang đi.
Và tất cả các hạt này đều chỉ nằm trong một gia đình thực vật lớn, gọi là “tình yêu”.
Nếu mỗi người chúng ta đều gieo hạt dọc đường thì sẽ có hai chuyện xảy Ra. Thứ nhất, riêng cá nhân ta, một lúc nào đó ta sẽ hưởng được trái ngọt của hạt giống ta gieo hôm nay. Bắt buộc là như vậy. Càng gieo nhiều và càng sống lâu, xác suất được hưởng của ta càng tăng rất cao. Thứ hai, khi nhiều người gieo dọc đường, thì AI đi đâu, dọc đường nào, cũng đều có trái ngon chờ mình trên cây.


                                                            

Thứ Tư, 13 tháng 11, 2013

Giấc Mơ Cánh Cò --- Nhạc Sĩ: Vũ Quốc Việt --- Ca Sĩ: Như Quỳnh


Lời cảm khái của bạn Tùng K1, xúc động khi nghe bài hát này: "Chúng ta sống xa quê hương cũng như những con cò xa xa bay …có lúc cũng nhớ về cánh đồng và lũy tre, ngày xưa, tuổi thơ, mẹ già ! nước mắt đọng trên mi !"

                                        


Gió chiều cứ hắt hiu nghe buồn thiu,

cánh cò trắng ấu thơ bay về đâu,

mà chẳng thấy ghé qua

ghé qua ruộng đồng,

để lúa mỏi vẫy tay trong chờ mong.


Nhớ ngày bé thích vẽ tranh về cánh đồng,

có dòng sông có lũy tre có mẹ tôi.

Còn em thích vẽ tranh về cánh cò, 
cò trắng sải cánh bay bên cánh đồng xanh.

Cò bay cò bay núi cao biển sâu biết đâu cò về.

Cò bay cò bay có nghe lời ru í ơi à ơi.

Cò bay cò bay biết sao gặp nhau nước chảy đá mòn.

Cò bay cò bay tiếng tơ đàn tôi tính tang tình tang


Nhớ ngày ấy đắm say thương cánh cò,

tiếng đàn tôi tính tang tang tình tang.

bài hát ru em ru em đến trường,

bái hát ru em 1 thời mộng mơ.

Thế là nắng rất tươi khi mùa xuân.

Cánh đồng lúa ngát xanh bến dòng sông.

Trấu cuốn lấy thân cau đá vôi chờ nhau.

Có trắng sải cánh bay bên cánh đồng tôi.


Đến ngày ấy mới hay em qua cầu.

Tiếng đàn tôi đứt dây lơi lả lơi.

Bài hát tiễn em qua cánh đồng,

bài hát đã bao năm không thể quên,

bài hát đến hôm nay không thể quên. 

 Cánh cò với giấc mơ nay còn đâu …

Tiếng Hát Chim Đa Đa -- Nhạc Sĩ: Võ Đông Điền -- Ca Sĩ : Nhu Quỳnh

Chút cảm nghĩ của bạn Tùng K1 khi nghe nhạc :

Bài hát nghe đi nghe lại nhiều lần vẫn thấy hay ở cách chơi nhạc theo lối cổ nhạc rất trầm bổng theo thể điệu dân ca cải tiến. Tiếng bass đệm rất sống động và đập mạnh vào tim người nghe. Chưa nói đến tiếng reo rắt của cây đàn nhị, đàn tranh và guitare. Nhạc cụ song lan gõ và tiếng trống đi kèm theo tiếng bass làm cho những lúc đưa tình cảm, những cảm xúc rất Viêt Nam. Những lúc Như Quỳnh đưa tiếng hát nhẹ nhàng lên cao, không cô gắng, không cường điệu.


Tiếng hát nầy tuyệt vời đến nỗi làm người nghe cảm thấy như tâm hồn mình đang đi lạc ở một vùng nào của quê hương Việt, từ mùi nước, mùi cỏ, tiếng mái chèo khua động trên dòng sông nào đó của quê hương. Ôi ! thật là tuyệt vời !

Tác giả đã sử dụng chữ “NGHE” đến 6 lần. Phải nói là ca sĩ Như Quỳnh hát chữ “NGHE” theo đúng phát âm của người miền trung, hết sức dễ thương.

Bài hát gợi cho chúng ta nghe từng tiếng trách nhẹ nhàng của chàng trai tuy hết sức đau lòng vì người yêu đi lấy chồng xa. Đến khi nghe tiếng ru con “Ẩu ơi! Ẩu ơi!”  mới thức tỉnh thì ra nàng đã có con, thường tiếc một mối tình tan vỡ, nói lên một mối tình chân chất mà vẫn đẹp vô cùng.
 

                                                        


Ngày nào em tuổi mười lăm
Em hay nghe tôi ngồi đánh đàn
Tiếng đàn làm nỗi nhớ mênh mang
Rồi thời gian dần trôi mau
Em không nghe tôi dạo phím đàn
Mà chỉ nhìn lén lén bên sông

Sao em không như ngày nào sang đây nghe tôi ngồi đàn
Để điệu đàn buồn mênh mang
Em như mây trôi dịu dàng trôi lang thang trên bầu trời
Và mây đã xa tôi
Ầu ơ, ầu ơ ...

Có con chim đa đa nó đậu cành đa
Sao không lấy chồng gần mà đi lấy chồng xa
Có con chim đa đa hót lời nỉ non
Sao em nỡ lấy chồng từ khi tuổi còn son
Để con chim đa đa ngậm ngùi đành bay xa

Tình cờ tôi gặp lại em
Ta đi chung trên một chuyến đò
Con đò chiều đưa khách sang sông
Tình cờ ta nhận ra nhau
Nghe mênh mông nhớ chuyện hôm nào
Để đò chiều sóng vỗ lao xao 


Hôm cô dâu sang nhà chồng qua sông trên con đò hồng
Mà giọt buồn nhỏ bên sông
Hôm cô dâu sang nhà chồng ai ru con nghe buồn lòng
Lời ru nghe nhớ mong
Ầu ơ, ầu ơ ...

Có con chim đa đa nó đậu cành đa
Sao không lấy chồng gần mà đi lấy chồng xa
Có con chim đa đa hót lời nỉ non
Sao em nỡ lấy chồng từ khi tuổi còn son
Để con chim đa đa ngậm ngùi đành bay xa...

Ru Mưa do Hoàng Guitar K1 sáng tác và trình diển với sự phụ họa của thầy Tốt K1, giáo sư Cơ Kỹ Thuật, vào một ngày của năm 2013, tại nhà của Trần Thanh Nguyên ở Chợ Gạo, Tiền Giang (?). Mời các bạn K1 thưởng thức hai đồng môn K1 "thi triển văn nghệ"



Chủ Nhật, 10 tháng 11, 2013

Hoàng Long Phu Nhân --- Nhà văn Hoàng hải Thủy


Phần I:    http://hoanghaithuy.wordpress.com/2013/11/04/hoang-long-phu-nhan/

Phần II:  http://hoanghaithuy.wordpress.com/2013/11/08/hoang-long-phu-nhan-ii/

Người có Phật duyên --- Người có duyên Phật này tên thật là Phạm Dân Chủ (tự Thụy Lam), sinh năm 1945, quê ở xã Long Sơn (thị xã Tân Châu - An Giang).



Bài viết về điêu khắc gia Thụy Lam Phạm Dân Chủ

Người có Phật duyên, điêu khắc gia Thụy Lam

Hơn 10 năm trước, nhà điêu khắc Thụy Lam chuyên lo tạo hình và vẽ các phù điêu, hoa văn, làm tượng Phật, xây tháp thờ bồ tát Thích Quảng Đức cho chùa Quan Thế Âm (quận Phú Nhuận, Saigon). Đây là ngôi chùa mà Bồ tát Thích Quảng Đức ở, trước khi Ngài quyết định tự thiêu. Bạn của Thụy Lam là nhà thơ, tu sĩ Phạm Thiên Thư (tác giả nhiều bài thơ đã được nhạc sĩ Phạm Duy phổ nhạc như Ngày Xưa Hoàng Thị, Động Hoa Vàng…) có lần hỏi ông câu nói trên và Thụy Lam đã giải mã từ Phật duyên như thế.
Người có duyên Phật này tên thật là Phạm Dân Chủ (tự Thụy Lam), sinh năm 1945, quê ở xã Long Sơn (thị xãTân Châu - An Giang). Thuở nhỏ, Thụy Lam theo cha mẹ qua Campuchia sinh sống, học ở Trường MICHE của Pháp. Đến năm 1970, ông về Sài Gòn giúp việc cho thầy giáo ở Trường Cao đẳng Mỹ thuật Gia Định. “Trong một lần tu sửa bức tượng mỹ nhân ngư tại một khách sạn ở Sài Gòn, mấy ông thầy bận công việc không làm được nên giao lại cho tôi. Bằng kinh nghiệm “học lỏm”, tôi đã hoàn thành bức tượng rất đẹp…”- Thụy Lam bồi hồi nhớ lại. Theo lời ông kể, thuở nhỏ gia đình bắt ông học hành để theo nghề giáo hoặc bác sĩ nhưng ông lông bông suốt ngày với giá vẽ, nặn tượng.  Cũng có thời gian ông cầm phấn gõ đầu trẻ, nhưng lại bỏ nghề vì đam mê cháy bỏng trong ông là làm nên những bức phù điêu, những tượng đài vĩnh hằng với thời gian.
Bức tượng đầu tiên ông làm bằng đồng là tượng Chúa Giêsu ở nhà thờ Phú Lâm. Ông tự nhận mình là “phật viên” không thuộc hội nào cả, nhưng với cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn và cố thi sĩ Bùi Giáng thì ông là một người bạn chí cốt. Từng có thời gian Thụy Lam làm họa sĩ cho sân khấu Đài Truyền hình Saigon. Rồi cùng với ngườibạn là kiến trúc sư Lữ Trúc Phương (đang thực hiện dang dở tác phẩm kiến trúc nổi tiếng: "Đường lên trăng ở Đà Lạt", xây dựng tượng "Gà Chín Cựa" tại Đức Trọng (Lâm Đồng), mà có lẽ đây cũng là tượng Gà Chín cựa lớn nhất thế giới, nặng gần 9 tấn.
Năm 2004, bước vào tuổi 60, Thụy Lam nhận thi công mỹ thuật cho công trình xây dựng tượng Phật Di Lặc trên núi Cấm, cao 34,6m tọa lạc trên một ngọn đồi cao, quay mặt ra hồ Thủy Liêm và chùa Phật Lớn có diện tích 1.000m2, kết cấu khung sườn bê tông, cốt thép tương đương chiều cao một ngôi nhà 7 tầng. Không thể nào kể hết những gian khổ trên núi Cấm, những ngày đầu tiên vận chuyển vật liệu xây dựng lên núi khi chưa có đường ô tô.  Những tên gọi ở vùng núi Cấm đến nay vẫn còn chứa bao điều bí ẩn như: Vồ Bồ Hong, Vồ Đầu, Vồ Bác Vật, Vồ Chư Thần…

Cậu công nhân tên Đen, lính của Sáu Lam (tức Thụy Lam) tham gia thi công xây dựng công trình này, lếu tếu nói về công trình mà thầy trò đã thi công thành hiện thực: “Suốt ba năm ròng rã, sư phụ ngồi trên cái chòi chỉ huy ở “tuyệt tình cốc” nhìn ngắm, giám sát, chỉ huy công trình… bái phục sư phụ luôn. Cái răng cửa ông Phật bề ngang 4 tấc tay, mà cái mình sư phụ chỉ 2 tấc… bó tay luôn”. Sau khi hoàn tất công trình, mấy anh em công nhân muốn lưu giữ lại “cái am” là nơi ở, làm việc của thầy trò Sáu Lam suốt ba năm làm nên tượng Phật Di Lặc lớn nhất khu vực như một kỷ niệm trong đời. Nhiều người dân trong vùng, kể cả anh tài xế xe ôm tên Cường chuyên chở thầy Lam lên xuống núi nhiều năm qua ai cũng rất mến, rất quý trọng tấm lòng, tính cách hiền lành, mộc mạc và chất phác của Sáu Lam. Nhiều lần chưa có tiền trả xe ôm và lương công nhân, ông phải chạy đi mượn khắp nơi để “chữa cháy”.

Cái răng cửa của ông Phật bề ngang đã là 4 tấc tay

Sau 3 năm lao động cật lực để thi công, tháng 9/2007, kiệt tác Phật Di Lặc đã hoàn thành và trở thành điểm nhấn chính cho cả khu du lịch tâm linh trên vùng núi Thất Sơn ở tỉnh AnGiang.  Những ngày cuối tuần, có khoảng từ mười đến hai mươi ngàn lượt khách đến tham quan, hành hương, chiêm bái. Người dân ở núi Cấm vui sướng tự hào khi nói, đạo sĩ Ba Lưới là người dệt nên huyền thoại xa xưa trên núi Cấm thì ngày nay điêu khắc gia Thụy Lam là người viết tiếp một huyền thoại về vùng núi tâm linh này với dấu ấn là tượng Phật Di Lặc đạt kỷ lục không chỉ ở trong nước mà còn cả khu vực Đông Nam Á.
Tượng Phật Di Lặc trở thành kiệt tác của Việt Nam và cả khu vực

Cũng từ Phật duyên ấy mà danh tiếng củaThụy Lam được bay xa.  Rất nhiều hợp đồng, mời gọi Thụy Lam xây dựng tượng Phật của gần 10 tỉnh thành trong nước và ở Mỹ, Ấn Độ, Nepal…Nhưng Thụy Lam quyết định hồi lại visa đi Mỹ để khăn gói cùng các đồ đệ lên đường ra Đà Nẵng để xây dựng tượng Phật Bà Quan Âm cao 70 mét tại Bãi Bụt, núi Sơn Trà. Nơi bức tượng chưa hoàn thành đã có 12 lần phát hào quang...


                                                            

Nhạc sĩ Lê Văn Khoa



Trích đoạn Symphonie "Memories"



Gợi Nhớ, nhạc LVK, ca sĩ Kim Tước



On High Sea, nhạc LVK



On Full Moon, nhạc LVK



Noctune,, nhạc LVK



Nhớ Tiếng Xưa, nhạc LVK



Tìm một ánh sao, nhạc Vũ Thành, hòa âm LVK



Tình Hoài Hương, nhạc Phạm Duy, hòa âm LVK



Vietnam Vietnam, nhạc Phạm Duy, hòa âm LVK