khktmd 2015
Thứ Bảy, 19 tháng 5, 2018
Cái học ngày nay đã hỏng rồi- Tác giả Ngô Nhân Dụng
Ở bên Tàu người ta đang bàn tán về ông Lâm Kiến Hoa, viện trưởng đại học Bắc Kinh, vì ông dùng sai… chữ Hán!
Ông Hoa nói chuyện cho sinh viên nghe, nhân dịp kỷ niệm ngày viện đại học thành lập được 120 năm. Chắc để bày tỏ lòng trung thành với Chủ Tịch Tập Cận Bình, ông viện trưởng đã nhắc lại một câu mà ông Bình mới nói, nhưng ông không thuộc bài.
Ông Tập Cận Bình khi khuyên bảo các thanh niên nên có chí hướng lớn lao, đã nhắc đến một thành ngữ quen thuộc: Lập hồng hộc chí (li honghu zhi, 立鸿鹄志); hãy nuôi chí lớn như chim hồng, chim hộc.
Ông Lâm Kiến Hoa (林建华) ngồi bên cạnh khi Tập Cận Bình đọc bài diễn văn ở đại học. Hai ngày sau, ông Lâm nói trước mấy trăm sinh viên, giáo sư và quan chức nhà nước, cố ý nhắc lại lời Tập Chủ Tịch. Nhưng ông nói lộn, “hồng hộc” thành “hồng hạo” (鸿浩, honghao), hồng hạo nghĩa là con chim hồng lớn. Khi có người đưa câu chuyện lên Internet khiến cả nước đàm tiếu, ngày hôm sau ông viện trưởng đã ngỏ lời xin lỗi!
Nhiều người Việt học hết bậc trung học chắc cũng biết hai chữ hồng hộc. Đó là những loài chim thuộc giống ngỗng trời, bay cao và bay xa. Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp đã nhắc đến trong một truyện ngắn của ông: “Chim hồng, hồng hộc là con chim lớn, bay cao và xa. Thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm có câu: “Say hết tấc lòng hồng hộc.” Chim hồng hộc cũng như chim bằng. Chim hồng hộc là con vật truyền thuyết dùng để ví với chí nam nhi, tài bay nhảy. Sách Sử Ký có câu: “Yến tước an tri hồng hộc chí” nghĩa là chim én, chim sẻ sao biết chí lớn của chim hồng, chim hộc.
Câu trích trong Sử Ký là lời Trần Thiệp, một người nổi loạn sau đời Tần Thủy Hoàng, khi còn trẻ đã tự ví mình như loài chim bay cao. Sử Ký viết: Trần Thiệp thở dài nói: “‘Ta hồ, Yến tước an tri hồng hộc chỉ chí tai.’ Nghĩa là, Than ôi, loài chim én chim sẻ làm sao biết được chí chim Hồng, chim Hộc.” Thơ Đỗ Phủ, Lý Bạch cũng đều nói đến chim hồng, chim hộc!
Một thành ngữ quen thuộc trong văn chương như vậy mà ông viện trưởng không biết! Quả là một điều bất ngờ! Đại học Bắc Kinh nổi tiếng với tên tắt, “Bắc Đại,” uy tín ngang với đại học Thanh Hoa. Người Trung Hoa nào tự nhận cựu sinh viên Bắc Đại là được nể nang, không khác gì cựu sinh viên Đông Đại (đại học Đông Kinh) bên Nhật, hoặc Oxford ở Anh, Sorbonne ở Pháp, hay MIT, Stanford, vân vân, ở Mỹ. Người ta đang đặt câu hỏi: Kém hiểu biết ngôn ngữ của chính nước mình như vậy, làm sao ông Lâm Kiến Hoa leo lên cầm đầu một trong hai viện đại học lớn nhất nước?
Có thể đoán rằng hoạn lộ của ông Lâm Kiến Hoa cũng theo một con đường quen thuộc trong các nước Cộng Sản: Leo lên trong hàng ngũ đảng viên. Được đưa lên điều khiển các đại học, các cơ quan nghiên cứu, không do hiểu biết mà do “chỉ đạo” của Ban Tổ Chức trong đảng.
Cộng Sản Trung Quốc thế nào, Cộng Sản Việt Nam cũng không khác. Tháng Ba năm 2018, ông Nguyễn Tiến Dũng, một giáo sư có quốc tịch Pháp từ đại học Toulouse, vừa gửi thư tố cáo ông Bộ Trưởng Giáo Dục-Đào Tạo Phùng Xuân Nhạ về tội đạo văn!
Ông Dũng nêu ra các bài “báo khoa học của ông” Nhạ cho thấy ông ta đã “tự đạo văn, trích dẫn khống, thiếu trình độ tiếng Anh, hời hợt thiếu khoa học, (đăng bài trên) tạp chí giả khoa học.” Tự đạo văn (self plagiarism) là sử dụng những bài cũ của mình, xào xáo sơ qua biến thành một công trình nghiên cứu mới. “Có 48% nội dung của một bài ông Nhạ được in năm 2013 đã sao chép lại y nguyên vào một bài khác in năm 2014, có thể nói hai bài giống nhau gần 100%.” Ông Dũng dọa sẽ đưa câu chuyện này lên tới Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng và Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc; không biết để làm gì!
Trước đây, ông Nguyễn Đức Tồn, cựu viện trưởng Viện Ngôn Ngữ Học, bị tố cáo đạo văn của học trò. Ông Tồn, trong cuốn sách “Tìm hiểu đặc trưng văn hóa – dân tộc của ngôn ngữ và tư duy ở người Việt,” đã “sao chép gần như nguyên vẹn từ luận án” của hai sinh viên mà ông đã “hướng dẫn,” từ những năm 1995, 1996. Dù bị tố cáo với bằng chứng rõ ràng như thế, ông Tồn vẫn được phong giáo sư, cho nên câu chuyện mới được đưa ra công chúng!
Ông Trần Ngọc Thêm, giáo sư tiến sĩ khoa học, chủ tịch hội đồng phong chức “giáo sư ngành ngôn ngữ học” cũng thừa nhận ông Tồn đã “đã trích hàng trăm trang trong công trình nghiên cứu của học trò mà không ghi tên đồng tác giả.” Và ông Thêm kết luận: “Điều này chẳng khác là đạo văn.” Nhưng cuối cùng ông Nguyễn Đức Tồn vẫn trở thành giáo sư thực thụ!
Những ông giáo sư, viện trưởng và bộ trưởng ở Việt Nam chắc cũng chỉ nhờ đảng mà leo lên. Trong khi đó, những nhà trí thức có thực tài và hết lòng với công việc nghiên cứu, giảng dậy và phát triển ngành chuyên môn của mình thì bị bạc đãi, chỉ vì không có “đảng tịch.”
Một người tiêu biểu là Giáo Sư Phan Đình Diệu, mới qua đời ở Hà Nội. Nhà báo Huy Đức chứng nhận “Giáo Sư Phan Đình Diệu là một trong những người đầu tiên gầy dựng ngành khoa học tính toán của miền Bắc (1968). Năm 1993, ông Nguyễn Văn Hiệu, viện trưởng Viện Khoa Học Việt Nam, đã loại Giáo Sư Phan Đình Diệu (ra ngoài) khi ngành tin học Việt Nam cần một người lãnh đạo có tâm và có tầm nhất.” Một lý do, ông Phan Đình Diệu không chịu làm đơn xin vào đảng! Ông Phan Đình Diệu tuyên bố từ chức viện phó Viện Khoa Học Việt Nam và ra khỏi biên chế.
Hậu quả là, theo Huy Đức nhận xét, “Viện Khoa Học Việt Nam nhanh chóng trở thành một nơi ‘nửa hàn lâm, nửa chợ trời’ (theo Tiến Sĩ Giang Công Thế). Hàng nghìn cán bộ tài năng trôi giạt khắp nơi. Nền tin học Việt Nam chuyển một cách dứt khoát sang nghề… buôn máy tính.”
Không biết các ông Nguyễn Đức Tồn và Phùng Xuân Nhạ có lời giải thích nào về những lỗi lầm nghề nghiệp bị tố cáo hay không. Nhưng ông Lâm Kiến Hoa ở bên Tàu đã công khai xin lỗi và tìm cách giải thích lý do tại sao mình lại không biết đến chim hồng, chim hộc nên đọc thành hồng hạo. Ông đổ tại cách phát âm, ông nghe “không thủng.” Những chữ hộc và hạo người Tàu đọc là “hu” và “hao” nhưng nói nhanh có thể giống nhau. Ông Lâm người Cao Mật, tỉnh Sơn Đông (ai đọc truyện Mặc Ngôn chắc quen thuộc với vùng này). Còn ông Tập người Sơn Tây, Đông và Tây cách xa. Vì hơn 2,000 năm trước, Sơn Đông thuộc nước Tề còn Sơn Tây là nước Triệu, ngôn ngữ bất đồng!
Nhưng ông Lâm Kiến Hoa còn nêu lý do xa hơn: “Khi cuộc Cách Mạng Văn Hóa bắt đầu, tôi học lớp Năm,” ông viết trong lời tự biện bạch. “Trong nhiều năm chúng tôi không có sách học. Thầy cô giáo chỉ bảo học thuộc lòng ‘Trích lời Mao Chủ tịch.’ Những gì tôi biết về lịch sử cận đại Trung Quốc đều do đọc ‘Tác phẩm chọn lọc của Mao Trạch Đông’ và các lời chú thích trong đó.”
Hơn nữa, ông Lâm vốn chuyên về hóa học, không phải khách văn chương. Năm 2015, ông được đưa lên làm viện trưởng, đứng sau Bí Thư Đảng Bộ tên là Hác Bình (Hao Ping, 郝平), cả hai chức đứng ngang hàng thứ trưởng. Việc phong nhậm này hoàn toàn do Ban Tổ Chức của đảng quyết định.
Nhưng chúng ta cũng phải ngạc nhiên là một vị giáo sư, một viện trưởng đại học, mà không có trí tò mò tìm đoc thơ văn và lịch sử của nước mình! Nếu chịu đọc, thì chắc không thể không biết chim hồng, chim hộc, mà một nhà văn Việt Nam, lớn lên trong thời chiến tranh, như Nguyễn Huy Thiệp cũng biết.
Có lẽ vì mối quan tâm lớn của những người có học vấn trong xã hội cộng sản khác chúng ta! Phấn đầu váo đảng! Phấn đấu leo len. Kèn cựa vất vả mới leo lên những chức giáo sư, viện trưởng, và bộ trưởng giáo dục! Họ đâu còn đầu óc nào mà tự học thêm! Nếu các sinh viên ngày nay theo gương những người như các ông Nguyễn Đức Tồn và Phùng Xuân Nhạ thì không biết học vấn và hiểu biết của thế hệ tương lai ra sao!
Thế kỷ trước, nhà thơ Trần Tế Xương viết: “Cái học ngày nay đã hỏng rồi!” Bây giờ cũng vậy, nhưng hỏng theo cách khác, theo định hướng xã hội chủ nghĩa
Người Mẹ Can Cường - Tác giả Chú Chín Ca Li
Trâm cố bơi nhanh chiếc ghe chở nặng đi ngược dòng nước ròng đang chảy xiếc để còn kịp cho ghe vào ụ trước khi trời xụp tối.
Mồ hôi nhễ nhại, Trâm hì hục quăng mấy trăm trái dừa khô lên bờ, chất thành đống trước nhà, thỉnh thoảng lại ngừng tay kéo tay áo lau mồ hôi trán. Con Mi Nô chạy lăng xăng trên bờ, quẩy đuôi mừng chủ sau một ngày không gặp. Nó là người bạn duy nhất của Trâm ở vùng thôn quê hẻo lánh nầy. Ngày xưa những công việc nặng nhọc nầy chồng Trâm đều lo cả, Trâm ở nhà lo cơm nước nuôi con. Từ ngày bị thương nặng vì trúng đạn pháo binh, chồng Trâm được di tản về tỉnh cứu cấp, còn đang trong thời kỳ dưỡng bịnh nên ở lại trên tỉnh với đám con đang đi học. Trâm phải về quê một mình để giữ ruộng vườn không bị tịch biên vì vắng chủ và đồng thời thu hoạch huê lợị nuôi sống gia đình.
Ở đây nhà cửa lưa thưa, cách xa nhau qua mấy bờ mương, con rạch đầy lao (Saccharum spontaneum) sậy (Phragmites australis) và những mảnh ruộng um tùm với ô rô (Acanthus), cóc kèn (Derris Trioliata), mọc hoang cao quá đầu. Trong thời buổi chiến tranh, nhà ai nấy ở, chuyện ai nấy lo, hàng xóm ít khi gặp nhau trừ khi có chuyện khẩn cấp cần sự giúp đỡ. Làng xóm buồn tẻ tiêu điều vì chiến tranh tàn phá.
Trâm ngồi trên ngạch cửa nhìn con gà mẹ “tục tục” gọi đàn con rồi dẫn nhau vào chuồng mà lòng thấy nao nao. Gà mẹ còn có con để chăm sóc còn Trâm phải xa con, nhìn đàn gà mà nhớ con đứt ruột. Đám vịt còi thiếu mẹ trèo lên tuột xuống cái bờ mương trơn trợt rồi sau cùng cũng lên được trên sân, đứng rỉa lông. Đêm đến thật nhanh. Trâm dẫn con Mi Nô vào nhà thắp sáng ngọn đèn hột vịt rồi đóng cửa gài then cần thận. Sống giừa vùng nông thôn hẻo lánh một mình, Trâm rất cẩn thận.
Đằng sau ánh sáng lù mù của ngọn đèn dầu hiu hắt là bóng đêm, là cả một thế giới âm u ma quái đang kéo về dầy đặc. Ngày xưa khi có vợ có chồng, Trâm không biết sợ là gì. Bây giờ lẻ loi một mình Trâm mới thấy thấm thía thế nào là sợ hãi, là cô đơn khi thiếu cánh tay bao bọc của người chồng mà Trâm suốt đời gắn bó, đã cùng nhau chia ngọt sẻ bùi mười mấy năm nay.
Từ sáng đến giờ Trâm chỉ ăn củ khoai luộc buổi trưa nên thấy đói. Trâm cầm ngọn đèn đi xuống bếp thổi lửa nấu cơm, thỉnh thoảng lại quay nhìn lại sau lưng, cảm thấy như có ai đang theo dõi từng bước chân đi của mình. Có con Mi Nô lẩn quẩn bên chân nên Trâm thấy yên tâm phần nào. Gió đêm lành lạnh thổi rì rào bụi tre bên hông nhà, thân cây chạm nhau kêu ken két làm Trâm thấy ớn lạnh sau gáy, chạy dài trên xương sống, cảm giác như có nhiều đôi mắt trong bóng tối đang chầm chập nhìn phía sau lưng mình. Không kềm được cảm giác sợ hải Trâm nhắc vội nồi cơm vừa chín chạy ù vô nhà, đóng sầm cánh cửa, cài then cẩn thận rồi bật quẹt đốt lên ngọn đèn bàn. Ánh sáng ấm áp của ngọn đèn dầu đẩy lui bóng tối ma quái làm Trâm thấy yên tâm phần nào.
Bụng đói cồn cào nhưng Trâm nuốt không nỗi những hạt cơm có vị mặn vì nước mắt. Nhìn ánh đèn loà nhoà trong màng lệ Trâm biết rằng mình đang khóc. Đã qua mấy mùa trăng, đêm nào Trâm cũng vừa ăn cơm vừa khóc một mình như vậy. Trâm nhớ chồng, nhớ con, nhớ không khí gia đình mà đau thắt cã tim gan. Giờ nầy chồng con có lẽ đang say sưa trong giấc ngủ bình yên có biết đâu nơi đây một mình Trâm trằn trọc thâu đêm!
Đêm càng về khuya càng thêm tĩnh mịch. Bên ngoài hàng vạn côn trùng đang hòa tấu cùng tiếng rên rỉ của vô số các loài sinh vật của thế giới về đêm. Tiếng chim vạt gọi đàn và tiếng chim cú kêu đêm càng làm cảnh đêm thêm não nuột. Thỉnh thoãng có đám chồn mướp chí chóe cắn nhau giành ăn. Chồn cáo thì thường về lúc nửa đêm bắt gà ăn thịt làm náo loạn trong chuồng gà và mấy con gà mái kinh hoàng la hoảng. Trâm sợ lắm kéo chăn chùm kín cã đầu, tay ôm cái chỉa ba nhưng chân cứ co rút lại, không dám bước xuống giường.
Nửa đêm có tiếng chó sủa văng vẳng từ xa, bắt đầu từ ngã ba Lộ Cái rồi kéo về xóm Cầu Kinh, chỉ cách nhà Trâm cái rạch nhỏ và dải ruộng hoang. Từ xóm Cầu Kinh, con đường mòn tách ra làm hai ngã, một rẻ về phía nhà Trâm, một đi về hướng bến đò để sang sông lớn. Trâm nín thở lắng nghe động tỉnh bên ngoài, nghe rỏ mồn một tiếng đập thình thịch của tim mình càng lúc càng to.
Ngày xưa mỗi lần nghe tiếng chó sủa đêm đến gần nhà như vậy Trâm xích lại bên chồng để tìm sự che chở thì thầm:
- Mấy ổng lại về.
- Ừa, chắc vậy. Mấy ổng về hà rầm hơi đâu mà mình sợ.
Chồng Trâm xem lại cái then cửa rồi thổi tắt ngọn đèn dầu. Hai vợ chồng ngồi yên trong bóng tối, lắng nghe, đợi chờ. Trâm thấy bàn tay chồng run run trong bàn tay lạnh giá của mình.
Đêm nay Trâm chỉ có một mình thì “Mấy ổng lại về”, Trâm sợ lắm nhưng tìm đâu ra bàn tay ấm áp của chồng để Trâm nắm lấy lúc nầy? Tiếng chó sủa nhỏ dần rồi chuyển hướng về phía bờ sông. Họ sang sông lớn để đi qua xóm Vịnh. Trâm nới tay đang bịt mỏ con Mi Nô vì sợ nó sủa. Bàn tay lạnh ngắt ướt đẫm mồ hôi. Trâm nhớ đến cái đêm kinh hoàng khi “mấy ổng” đến gỏ cửa lúc nửa đêm, bịt mắt chồng Trâm rồi dẫn đi biệt tích. Trâm đã khóc hết nước mắt lần nầy và đã đồng ý trả một số tiền thuế rất lớn hằng năm. Một tuần sau chồng Trâm được thả về lúc nửa đêm, , xơ xác, đói khát. Từ đấy Tâm rất sợ tiếng chó sủa về đêm.
Trâm vặn nhỏ ngọn đèn dầu nhưng không dám tắt hẳn vì nàng sợ bóng đêm. Ngọn đèn mỏi mòn rồi cũng tắt khi hết dầu lúc gần sáng cũng như Trâm mòn mỏi thiếp đi trong giấc ngủ chập chờn.
Làng Trâm ở nằm trong vùng xôi đậu, sát cạnh khu “Rừng Xanh” nên lính Quốc Gia thường đến trong những trận hành quân bất ngờ. Máy bay thám thính mà dân gọi là “Đầm Già” và đạn pháo binh không phân biệt bạn và thù. Dân chúng sống giữa hai gọng kềm, giữa hai lằn đạn nên lúc nào tai mắt cũng phải ở trong tình trạng báo động để kịp thời ứng phó.
Những đêm bị pháo kích Trâm thức trắng. Con Mi Nô đang nằm gác mỏ giữa hai chân trước lim dim ngủ bổng bật dậy, hai lỗ tai dựng đứng nghe ngóng, rồi nó cụp đuôi chui vào hầm. Những tiếng pháo bắn “bùm bùm” văng vẳng từ xa, những tiếng rít dài của lằn đạn pháo binh bay trên đầu như cắt vào tim, tiếp theo và những tràng đạn nổ “đùng đùng” vang dội. Khi nghe được tiếng đạn nổ Trâm có thể thở phì nhẹ nhõm vì tai nạn đã qua rồi. Sợ nhất là sau tiếng bắn “bùm bùm” tiếp theo là âm thanh “xà xà” đồn dập báo hiệu đạn pháo đang trên đường đi thẳng đến ta. Không còn đủ thời gian để chui vào hầm trú ẩn nữa. Trường họp nầy người dân chỉ có cách ôm đầu bịt tai, cầu nguyện Phật Trời phò hộ cho tai qua nạn khỏi.
Từ tiếng pháo bắn đầu tiên Trâm đã chui tọt nằm gọn trong hầm trú bom, tay ôm cổ con Mi Nô đang run rẩy. Hầm được xây bằng thân cây dừa cắt khúc, chất ở trên đủ thứ đồ tạp nhạp. Cũng tại căn nhà nầy, một trái đạn pháo 105 ly đã rớt lạc làm nhà Trâm tan nát. Hầm bị sập. Chồng Trâm bị thương nặng nên phải tản thương về tỉnh cứu cấp bằng ghe lúc nửa đêm. Trong lúc kinh hoàng, Mi Nô bị bỏ lại một mình. Hàng xóm kể lại rằng họ thấy nó nằm gục bên căn nhà đổ nát, không ăn uống, nên đã mang nó về nuôi cho đến ngày Trâm trở lại mấy tháng sau. Từ đấy mỗi lần nghe tiếng đạn pháo nó bị kích động chui đầu vào gốc hầm để trốn. Những tràng đạn nổ kéo dài một lúc rồi im bặt, có khi êm luôn cho đến sáng, có khi trở lại nhiều đợt rồi mới im. Ruộng vườn lại bị cày xới thêm nhiều hố đạn. Ai đã là nạn nhân mới đêm nay? Hy vọng sẽ không có những tiếng la ơi ới cấu cứu lúc nửa đêm hoặc ánh đuốc lập lòe, tiếng thuyền chèo vội vã trên sông để di tản người dân bị trúng đạn pháo binh.
Trâm vẫn không dám đi ngủ trở lại, nằm chèo queo trước miệng hầm lắng tai nghe tiếng máy bay “rì rì” khi xa khi gần rồi biến mất. Có những đêm đồn lính bị vây đánh, hỏa châu rực sáng cả một góc trời. Máy bay “bò rống” đến, rống lên từng hồi với mưa đạn bay tua tủa sáng trưng cả một góc trời. Mấy “ổng” đánh đồn. Đồn càng bị vây đánh, dân làng càng bỏ xứ mà đi, trai tráng trong làng càng thưa thớt và các bà mẹ khóc con vợ khóc chồng càng lúc càng nhiều.
Trong thời buổi nhiễu nhương nầy, người dân đã quen rồi với chuyện sống chết, xem nó như tai trời ách nước nên mọi người phải cam chịu không than van trách móc. Những đổ nát, tan thương, chết chóc, không phải là điều làm họ sợ. Điều mà họ sợ là sự căng thẳng đợi chờ, là câu trả lời cho câu hỏi “ bao giờ sẽ đến lượt mình?”! Họ sống từng ngày, từng đêm trong hồi hợp nhưng không lối thoát. Miếng cơm của họ gắn liền với mái nhà tranh, với thửa ruộng, mảnh vườn, với con sông, chiếc thuyền, nên họ không thể nào bỏ xứ mà đi. Mà đi đâu rồi làm sao để sống? Thôi họ phải đành cam chịu, nhắm mắt đưa chân. Trời kêu ai nấy dạ!
Ai có thức trắng đêm thì mới biết đêm dài. Có trằn trọc, trăn trở thâu đêm một mình mới thắm thía được sự tàn nhẫn của sự cô đơn. Nó như một loại ung thư, gậm nhấm từng tế bào trong cơ thể vốn đã quá mỏi mòn. Nó làm trái tim như ngừng đập, hơi thở tắt nghẹn, thần kinh căng thẳng muốn vở tung. Mỗi lần Trâm cảm thấy mình đang rơi vào tình trạng trầm cảm đến tột cùng như vậy chỉ muốn chết cho xong, Trâm chấp tay khấn vái Phật Trời cầu xin ơn trên ban bố cho nàng thêm can đảm và nghị lực để vượt qua. Bất cứ giá nào, Trâm cũng phải sống, không phải cho mình mà cho cả gia đình chồng con đang bám víu vào Trâm, vào thửa ruộng mảnh vườn.
Đêm dài vô tận rồi cũng qua khi có tiếng gà gáy sáng, con gọi, con trả lời, chuyền nhau từ nhà nầy sang nhà khác, từ xóm dưới sang xóm trên cho đến lúc khắp nơi gà cùng gáy rộ báo tin vui bình minh sắp đến. Đàn chim Trao Trảo gọi nhau trên cây vui mừng bình minh. Con Mi Nô lăn xăn đòi mở cửa để chạy ra ngoài sân với bầy gà vịt đang lao xao đợi Trâm vất cho nắm lúa. Mặt trời thập thò sau rặng dừa bên kia sông với những tia nắng ấm. Một ngày mới bắt đầu.
Trâm biết chắc rằng mình đã sống thêm được một đêm.
Và còn bao nhiêu đêm nữa Trâm phải trải qua? Trâm chỉ đếm được khi thấy mặt trời lên buổi sáng, biết rằng mình con sống.
Trâm đã chiến thắng được chính mình, khắc phục mọi trở lực để sinh tồn. Đó là bản chất của Trâm, người mẹ can cường, suốt đời chiến đấu. Ngày mới cưới nhau, thay vì an phận làm dâu con, nương tựa vào cha mẹ, cặp vợ chồng son quyết tâm ra riêng tự lập và đã tạo nên sự nhiệp từ bàn tay trắng, bằng mồ hôi và ý chí kiên cường. Trong thời buổi nhiễu nhương, trong khi trẻ con ở quê đều thất học, các con của Trâm đều được đi đến nơi đến chốn. Trong khi nhiều điền chủ phải bỏ đất mà đi để bảo toàn sinh mạng, Trâm quyết ở lại bảo vệ tài sản cho đến cùng, vì đó là mồ hôi nước mắt của vợ chồng, là tương lai sự nghiệp cho con cái.
Thử hỏi có bà mẹ nào can cường hơn Trâm? Có sự hy sinh nào cao quí hơn sự dấn thân của Trâm? Có lời ca tụng nào nói hết được tấm lòng của người mẹ như Trâm?
Khi con khôn lớn thấu hiểu được tình mẩu tử và sự hy sinh của mẹ thì mẹ đã già nua, da mồi tóc bạc, tai điếc mắt mờ lụm cụm sống trong căn nhà xưa cũ. Mẹ nuôi con không đòi được trả ơn, không đợi con báo hiếu. Tuy con sống kiếp tha hương nghìn trùng xa cách nhưng tâm con lúc nào cũng hướng về quê hương, nơi có người mẹ già khắc khoải trông con. Mẹ trông con chỉ để thương để nhớ nhưng không đòi hỏi một điều gì, không muốn làm vướng bận bước con đi.
Trâm là mẹ tôi, người mẹ can cường.
Những mẩu truyện ngắn đầy tính nhân bản
Nồi cá bống kho tiêu
Ba mươi tuổi đầu, lận đận chiến chinh, chưa kịp lấy vợ thì trời sập. Đi tù . Mẹ thăm nuôi 6 tháng một lần .Quà chỉ có nồi cá bống kho tiêu và nước mắt thương con. Được 3 năm thấy mẹ già đi, tóc bạc phơ. Thương mẹ, hắn bảo mẹ đừng lên thăm nữa. Nhưng đến kỳ thăm lại đi ra đi vào ,trông ngóng mẹ. Suốt hai năm không thấy mẹ lên thăm.
Được tha, về nhà mới hay khi mẹ về gặp mưa bị cảm nặng trong lần thăm nuôi sau cùng và đã qua đời hai năm rồi. Giỗ mẹ, hắn đi chợ mua cá bống về kho tiêu. Giỗ xong bưng chén cơm và đĩa cá bống kho tiêu cúng mẹ xuống ăn, hình như có vị mặn của nước mắt.
Tình đầu
Mười tám tuổi, yêu tha thiết, tỏ tình. Nàng chu mỏ : học trò ,nhỏ xíu, bày đặt. Hai mươi hai ,Thiếu úy Sư Đoàn 18 ,về phép đến thăm ,nàng lạnh lùng.
Sợ làm góa phụ lắm. Hai mươi sáu , Đại úy Trưởng khối CTCT Trung Đoàn. Khó chết rồi ,xin bỏ trầu cau.Nàng ậm ừ để suy nghĩ lại đã . Tháng 4/75 chạy giặc, lạc mất nhau.
Ở tù ra, gặp lại. Nàng đã có chồng, hai con. Buồn và mặc cảm, thôi cứ ở vậy không lấy ai. Ba mươi năm sau , lận đận quê người, gặp lại. Nàng chồng chết, các con trưởng thành ra ở riêng. Mừng rơn, mời nàng đi ăn cơm tối nhà hàng. Tỏ tình. Nàng thẳng thừng: già rồi bận bịu nhau làm gì, ở một mình cho khỏe.
Hai chị em
Chị quen anh Hân, trung úy phi công. Anh đến nhà chơi, thấy em gái quấn quít Hân, chị nhường. Hai người tổ chức đám cưới, chị gom hết tiền để dành tặng đôi vợ chồng mới .
Em có thai đứa con đầu lòng được 6 tháng thì Hân đi tù cải tạo. Chi thương em đang có con dại, thay em đi ra Bắc thăm nuôi Hân. Con được hai tuổi, em đi buôn hàng chuyến, lỡ có thai với người tài xế. Chị tiếp tục đi thăm, dối Hân em dẫn con đi vượt biên rồi. Thấy Hân mừng cho tương lai vợ con mình, chị xấu hỗ, tủi thân ,âm thầm khóc lặng lẽ trên chuyến tàu lửa từ Hà Nội về lại Sài Gòn.
Hân về, biết sự thật. Buồn, dẫn con gái đi vượt biên. Nghe tin hai cha con chết trên biển, chị lập bàn thờ. Lấy tấm hình Hân đứng bên cạnh chiếc máy bay phản lực F5 Hân tặng chị hồi mới quen rọi lớn ra, bỏ vào khung đặt lên bàn thờ, chị khóc gọi Hân ơi…
Trả hiếu
Thằng Út đói bụng, tìm Lan. Chị ơi nấu cho em gói mì .Từ sáng đến giờ hai chị em chưa ăn gì cả. Nhà hết mì gói ăn liền lại hết cả gạo.
Lan dỗ dành, ba đi thồ về thế nào cũng mua bánh mì cho em. Trời tối dần vẫn không thấy ba về, Lan dẫn em ra đầu hẽm nơi anh Tư sửa xe gắn máy, ngồi đợi. Tư và Lan thương nhau đã hơn hai năm. Tư đang cố dành dụm ít tiền để sang năm làm đám cưới. Trời tối hơn, chú Bảy xe thồ chạy về báo tin ba bị xe đụng gãy chân rồi. Bệnh viện đòi 5 triệu mới chịu bó bột.
Lan về nhà thay áo, chạy vội ra nhà dì Năm đầu phố. Dì ơi con bằng lòng. Đêm bán trinh cho ông Đài Loan ,Lan khóc lặng lẽ. Anh Tư ơi, cho em xin lỗi…
Khói thuốc
Năm thứ hai ở Đại học CTCT Đà Lạt, Duy quen Trinh ,học năm thứ nhất ở Đại học Chính Trị Kinh Doanh. Hai đứa yêu nhau tha thiết, thề hẹn sống chết với nhau. Tốt nghiệp, Duy về Sư Đoàn 5 bộ binh, hành quân liên miên Bình Dương, Bình Long, Phước Long. Đêm hành quân giăng võng nằm trong rừng cao su Đồng Xoài, Duy mơ có dịp về phép Đà Lạt, cùng Trinh tay trong tay dạo khắp Thành Phố Sương Mù, rồi vào Cà phê Tùng gọi một gói thuốc Capstan, một tách cà phê sữa, một ly sữa đậu nành nóng, cho ấm.
Trinh ra trường về nhà ba mẹ ở Sài Gòn. Duy xin phép thường niên được 7 ngày, ghé thăm. Trinh báo tin ba mẹ gả em cho anh giám đốc Trung Á ngân hàng. Cưới xong chắc em cũng vào làm ở đó luôn cho tiện. Mẹ bảo em hãy quên ông Trung úy đó đi.
Hai tháng sau Duy bị thương về nằm Tổng Y Viện Cộng Hòa. Anh lính đơn vị cử đi theo chăm sóc chạy về báo tin hôm nay đám cưới cô Trinh, thấy nhà trai tới với nhiều xe hơi sang trọng lắm.
Duy chống nạng ra ngồi trước hiên ,châm điếu thuốc. Thẩm quyền ! bộ ông đang khóc đó hay sao? Không phải đâu, chỉ là khói thuốc lá cay cay làm chảy ra nước mắt…
Chồng xa
Tin vào chủ trương của lãnh đạo ủy ban nhân dân huyện, cha Hạnh bỏ lúa đổi sang nuôi tôm xuất khẩu .Vay của ngân hàng nhà nước 3 tỷ bạc. Tôm chết trắng ruộng, lỗ nặng. Đến hạn trả nợ, không trả được bị ngân hàng hăm tịch thu nhà. Vịnh, em trai đang học lớp 10 muốn bỏ học đi làm thuê.
Hạnh khuyên em cứ tiếp tục học lên đại học, mong sau nầy đổi đời. Nợ nần của gia đình để chị lo.
Nuốt nước mắt vào lòng, Hạnh lên Sài Gòn tìm mối lấy chồng Đại Hàn. Được ba tháng chị gọi phôn về thăm Vịnh, dặn dò em cố gắng học và chăm sóc cho cha.
Tiếng chị nghèn nghẹn như đang khóc. Thương chị, Vịnh nghẹn ngào hứa vâng theo lời chị dặn dò . Hai tuần sau, tòa lãnh sự Đại Hàn mời gia đình đến nhận bình đựng tro cốt của Hạnh. Họ giải thích tại chị nhảy lầu tự tử…
Trên chuyến xe đò từ Sài Gòn về Long Xuyên, xe chạy qua những cánh đồng lúa bạt ngàn tận chân trời, Vịnh thút thít khóc gọi chị Hai ơi …
"Uri", nghĩa là chúng tôi, không chỉ là một điểm ngữ pháp lại là một nguyên lý văn hóa Hàn Quốc - Tác giả Ann Babe
“Chồng của chúng tôi cũng là giáo viên,” đồng nghiệp vừa kể tôi nghe vừa húp tô súp sì sụp. Cô ngồi cạnh một đồng nghiệp khác cũng đang sì sụp với tô súp.
“Cô ấy kể về chồng cô ấy thôi,” đồng nghiệp thứ hai nói lại cho rõ, có lẽ vì thấy ánh nhìn chằm chằm của tôi. “Ở Hàn Quốc, chúng tôi thường nói ‘chúng tôi’ thay vì ‘tôi’.”
Ba chúng tôi ngồi chen chúc trong phòng ăn trưa dành cho giáo viên và nhân viên ở nơi làm việc mới của tôi, Trường Trung học Nữ Mae-hyang.
Tôi vụng về gắp miếng kim chi lên bằng đôi đũa kim loại trơn trượt, và có vẻ cũng còn vụng về như vậy với tiếng Hàn.
Đó là tuần đầu tiên tôi ở Suwon, Hàn Quốc, làm giáo viên dạy tiếng Anh. Tôi là sinh viên mới tốt nghiệp từ tiểu bang Wisconsin ở Hoa Kỳ, bắt đầu hợp đồng công việc quốc tế đầu tiên với sự hào hứng khó tả. Lúc đó, tôi không ngờ Hàn Quốc sẽ là nhà mình suốt bốn năm tiếp theo.
Suốt những năm đó, sự tò mò với từ 'uri', tức là 'chúng tôi' trong tiếng Hàn, xuất hiện lặp đi lặp lại. Sau tất cả những gì tôi được giải thích, đó là điều để lại ấn tượng lớn nhất và dấu ấn sâu đậm nhất. Bởi vì hóa ra ‘uri’ không chỉ là một điểm ngữ pháp, đó là một nguyên lý văn hóa. Nó chi phối mọi yếu tố tại quốc gia này.
“Người Hàn Quốc sử dụng từ ‘uri’ khi có gì đó được cả nhóm hay cộng đồng chia sẻ cho nhau, hoặc khi rất nhiều thành viên trong nhóm hay cộng đồng sở hữu một thứ giống nhau hoặc tương tự nhau,” Beom Lee, giáo sư tiếng Hàn tại Đại học Columbia giải thích cho tôi trong một cuộc phỏng vấn. “[Điều đó] dựa trên văn hóa tập thể của chúng tôi.”
Giá trị cộng đồng của Hàn Quốc ràng buộc trong nhóm dân cư có sắc tộc đồng nhất quy mô nhỏ và có chủ nghĩa dân tộc nồng nhiệt.
Ở đây, một ngôi nhà, dù bạn đã trả tiền mua - vẫn không phải là của bạn; mà gọi là ‘của chúng tôi’.
Tương tự, công ty tôi là công ty của chúng tôi, trường tôi là trường của chúng tôi, và gia đình tôi là gia đình của chúng tôi.
Dù tôi có sở hữu hoặc thuộc về điều gì đó cá nhân, điều đó vẫn không có nghĩa là người khác không có sở hữu hoặc trải nghiệm tương tự. Nói “của tôi” có nghĩa là quá đề cao cái tôi của bản thân.
Không có gì của riêng?
“Người Hàn luôn sử dụng từ uri nara (tổ quốc chúng tôi), thay vì nói nae nara (tổ quốc của tôi). Nae nara nghe rất kỳ. Nó có vẻ như người đó sở hữu cả quốc gia,” Lee nói. “Từ nae anae (vợ tôi) thì nghe cứ như thể anh chàng ấy là người duy nhất có vợ ở Hàn Quốc vậy.”
Trên tất cả, văn hóa tập thể của quốc gia này là di sản của thời kỳ lịch sử dài gắn liền với Khổng giáo.
Tuy Hàn Quốc đã phát triển, đi qua thời phong kiến với việc xã hội phân chia đẳng cấp rồi, nhưng quốc gia này vẫn gắn liền với đạo đức Khổng giáo, nơi ràng buộc con người cá nhân phải tiếp cận từ góc độ xã hội.
Từ việc gọi thức ăn đồ uống với bạn bè cho đến việc di chuyển trên phương tiện công cộng với người lạ, tất cả đều gắn liền với tinh thần tập thể.
Trong nhóm bạn, từ “chúng tôi” là cái tôi tập thể kiểu Hàn Quốc, theo giáo sư về văn hóa Hee-an Choi từ Đại học Boston, và nó cực kỳ cần thiết với “cái tôi”.
“Không có ranh giới rõ ràng giữa từ ‘tôi’ và từ ‘chúng tôi’,” Choi viết trong quyển sách “Cái tôi hậu thuộc địa” của bà.
“Vì cách dùng từ ‘chúng tôi’ và ‘tôi’ thường thay thế nhau được, nên danh tính ‘chúng tôi’ cũng có thể được dùng thay cho danh tính ‘tôi’. Ý nghĩa chỉ ‘chúng tôi’ và ‘tôi’ cũng dễ dàng hiểu thay nhau không chỉ trong cách dùng tiếng Hàn thông dụng mà còn ẩn chứa trong tâm thức và vô thức của người Hàn.”
Không lâu sau khi tôi đến dạy ở trường Mae-hang và là giáo viên bản ngữ tiếng Anh duy nhất, tôi cũng đồng thời trở thành học trò tiếng Hàn không phải dân bản xứ duy nhất ở trường.
Người dạy tôi là một nhóm nữ sinh hay cười khúc khích và mặc đồng phục sọc ca rô đỏ.
Các em hay gặp tôi sau giờ học ở trường, với sổ, thẻ học từ vựng và từ điển trong tay, cùng nụ cười nở rộng trên môi. “Cô cũng là học sinh, như chúng em vậy!” các em nói. Và tôi cười đáp lại: “Đúng rồi, cô cũng là học sinh!”
Đó không chỉ là những học trò duy nhất sẵn sàng làm giáo viên cho tôi.
Còn cả đồng nghiệp, sếp, hàng xóm, chủ nhà và thậm chí người tài xế taxi hoặc người bán hàng, người pha chế tại quầy bar, tất cả đều hào hứng.
Họ luôn chớp lấy cơ hội để chỉ dẫn cho tôi một hai điều về thứ ngôn ngữ từng là tiếng mẹ đẻ của tôi, nhưng sau đó thì không vì tôi được nhận làm con nuôi ở Hoa Kỳ từ lúc còn bé.
“Bạn là người Hàn,” họ nói với tôi, “vì thế quan trọng là bạn biết nói ngôn ngữ mà người Hàn nói.”
Là người Hàn có nghĩa là biết tiếng Hàn. Để hiểu bản thân tôi phải hiểu về đất nước này.
Quan niệm như vậy từng khá mờ nhạt với tôi khi đó, nhưng cuối cùng tất cả lại tập trung về một mối duy nhất, ít nhất dựa trên tâm thế truyền thống gắn kết của người Hàn.
Sáng tạo vĩ đại
Thập kỷ 1400 ở Triều Tiên là kỷ nguyên vàng của Vương triều Joseon trị vì trong năm thế kỷ, và bảng ký tự tiếng Triều là một trong nhiều di sản khoa học và văn hóa từ triều đại này để lại.
Trước đó, vương quốc này không có chữ viết riêng, vay mượn bảng ký tự Trung Hoa để ký âm tiếng Triều.
Nhưng hệ thống mẫu tự Trung Hoa cổ quá khó cho nền dân chủ, với tính thư họa không phù hợp với ngữ pháp phức tạp của tiếng Hàn.
Nhận thấy phần lớn xã hội không thể diễn đạt đầy đủ điều họ muốn thể hiện, Vua Sejong đã ra lệnh phải tạo ra Hàn ngữ vào năm 1443.
Là một trong số ít loại mẫu tự trên thế giới được thiết kế riêng, không trải qua tiến hóa tự nhiên, Hàn ngữ được tạo ra với mục đích dễ học cho tất cả mọi người, từ dòng dõi hoàng tộc giàu có nhất đến người nông dân bần hàn nhất đều có thể học đọc và viết.
Ngày nay ở Hàn Quốc, Hàn ngữ được tôn vinh là ngày quốc lễ vào ngày 9/10 hàng năm. (Ở Bắc Hàn, ngày lễ này là 15/1).
Tổng thống Hàn Quốc Jae-in Moon kỷ niệm Ngày Hàn ngữ năm 2017 trong một nội dung trên Facebook: “Điều tuyệt nhất ở chữ Hàn đó là nó vì người dân và nó nghĩ về người dân,” ông viết. “Mục đích của Vua Sejong gắn liền với nền dân chủ ngày nay.”
Ông Moon nói, với Hàn ngữ, người Hàn từ bất kỳ xuất thân nào cũng có thể đoàn kết làm một, với văn hóa và danh tính của riêng họ. “Hangeul là tài sản cộng đồng vĩ đại đã kết nối dân tộc chúng ta.”
Đối lập văn hóa
Với Eun-kyoung Choi, một thủ thư sống ở Seoul, tiếng Anh luôn khiến bà cảm thấy lạ lẫm. Bà nhớ lại việc phải suy nghĩ bằng ngoại ngữ thật là khó chịu, thậm chí ích kỷ, khi bà học tiếng Anh lúc còn nhỏ.
Nếu như tiếng Hàn, từ chữ viết đến từ vựng, đều xây dựng trên tính cộng đồng, thì tiếng Anh lại có vẻ cực kỳ cá nhân. Mọi thứ đều là “của tôi, của tôi, của tôi” và “tôi, tôi, tôi”, bà nhận xét.
Trong văn hóa Mỹ, “của tôi”, và “tôi” tồn tại như một thực thể độc lập, giáo sư ngôn ngữ tiếng Hàn Ho-min Sohn từ Đại học Hawaii nhận xét. Nhưng trong văn hòa Hàn Quốc, mọi thứ không như vậy.
“Khi người Mỹ nói chung có tâm lý cá nhân và bình đẳng, coi trọng sự tự chủ cá nhân, thì quan hệ giữa người với người ở Hàn Quốc về cơ bản là vẫn gắn bó chặt chẽ với đẳng cấp xã hội và tinh thần tập thể, coi trọng sự lệ thuộc lẫn nhau giữa người với người,” Sohn viết trong cuốn “Tiếng Hàn trong Văn hóa và Xã hội”.
Khi thủ thư Choi gặp ông chồng người Mỹ của mình là ông Julio Moreno ở Hàn Quốc, sự đối lập trong giao tiếp văn hóa của họ trở nên rất rõ ràng.
Cũng tương tự, ông Moreno để ý đến những khi hiểu nhầm. Là giáo viên tiếng Anh và blogger, ông nhớ lại khi nghe sinh viên nói chuyện về “mẹ của họ” và tự hỏi liệu có bao nhiêu trong số các sinh viên đó là anh em của nhau. “Điều đó thật rắc rối,” Moreno cười.
Nắm bắt các đại từ sở hữu số ít và số nhiều, như phiên dịch viên chuyên nghiệp Kyung-hwa Martin thừa nhận, là một trong những thử thách khó nhất khi người Hàn học tiếng Anh và ngược lại.
Trên hết, học một ngôn ngữ bắt buộc phải đi kèm với học góc nhìn khác. “Ngôn ngữ và văn hóa thường hòa trộn vào nhau."
Ngôn ngữ thể hiện văn hóa và văn hóa thể hiện qua ngôn ngữ,” Martin nói, ông là người từ Seoul đến sống ở Virginia. “Khi bạn học một ngôn ngữ mới, bạn phải suy nghĩ khác đi.”
Với tôi, suy nghĩ khác đi không dễ chút nào.
Nếu có một nửa danh tính của tôi là sự độc lập và khác biệt kiểu Mỹ, thì một nửa kia lại là chủ nghĩa tập thể kiểu Hàn. Đó là sự phân tách mà tôi không biết cách nào để dàn xếp.
Và hệ quả để lại cực kỳ nặng nề.
Nhưng sự thất vọng mà tôi thường cảm thấy từ người xung quanh, mà sau đó tôi nhận ra, không phải là vì họ lên án tôi không có điều đó, mà là một khao khát bẩm sinh được hòa hợp.
Đó là bài học đôi khi tôi vẫn quên, nhưng tôi biết mình có thể dựa vào ‘uri’ nhắc nhở mình.
Lê Duẩn "thắng Mỹ" với cái giá quá cao
Ông Diệm không thoát nổi ảnh hưởng của Mỹ
Đạo văn và bằng giả cũng là bệnh thể chế của chế độ CHXHCNVN - Tác giả Phạm Quý Thọ
Cán bộ lãnh đạo ở Việt Nam ngày càng chuộng bằng cấp, học vị, học hàm. Trình độ học vấn, chuyên môn là một điều kiện để thăng tiến.
Trong chiến tranh và thời kỳ đầu tồn tại cơ chế kinh tế kế hoạch hoá tập trung quan liêu người ta ít nhấn mạnh về bằng cấp, song trong quá trình chuyển đổi sang kinh tế thị trường, ngoài trình độ chính trị, tiêu chí trình độ học vấn, chuyên môn càng ngày càng được coi trọng, dần trở thành điều kiện cần để đánh giá, bổ nhiệm cán bộ.
Sự kiện nổi bật có liên quan, tạo nên sự chú ý là tháng 1năm 2016 tại Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam khoá 12 Bộ chính trị Ban chấp hành trung ương, cơ quan lãnh đạo cao nhất, được bầu, bao gồm 19 uỷ viên với học hàm, học vị cao, cụ thể có 5 người có chức danh giáo sư, 1 phó giáo sư, 2 tiến sĩ, 7 thạc sĩ…
Thông tin này được đăng tải rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng, cho thấy Đảng Cộng sản rất chú trọng đến tiêu chí trình độ học vấn, chuyên môn đối với cán bộ lãnh đạo.
Song nếu gắn với bối cảnh kinh tế - chính trị của giai đoạn này, thì sự kiện trên gửi đi 'thông điệp' rằng 'Hãy tin chúng tôi!', rằng 'Đây là tập thể lãnh đạo đảng có năng lực, thông minh có trình độ cao, họ có thể chèo lái đất nước vượt qua sự giảm sút kinh tế và bất ổn thể chế trong hai nhiệm kỳ trước đó, khắc phục được tình trạng các chính trị gia 'quyết đoán'.
Thế nhưng thông điệp này lại tạo ra những quyết định tai hại liên quan đến việc Đảng Cộng sản thể hiện tính chính danh của mình trước nhân dân.
Vinh danh người đỗ đạt
Các đợt 'thi hương, thi hội, thi đình' được tổ chức thường kỳ và được giám sát nghiêm minh để tuyển chọn quan lại.
Thời kỳ đầu xây dựng chế độ, sau Cách mạng tháng 8/1945, Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã kêu gọi các trí thức việt kiều yêu nước về xây dựng đất nước. Người đã vận dụng tài tình truyền thống 'tôn sư trọng đạo'. Trí thức được sử dụng, các nhà trí thức được coi trọng. Họ thực sự đã tạo nên những tấm gương vì nước, vì dân.
Ngày nay, thực tế đã thay đổi, đặc biệt khi nền kinh tế nước nhà càng ngày càng chuyển mạnh hơn sang thị trường. Quan điểm rằng sự khác biệt về mục đích việc dạy và học: để 'làm việc' ở phương Tây và để 'làm quan' ở phương Đông ngày càng rõ ràng.
Thế nhưng thể chế nói chung và giáo dục, đào tạo nói riêng đã không theo kịp tình hình.
Gần đây, việc xét và công nhận chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2017 phản ánh sự quan tâm của xã hội. Có không ít đơn tố cáo, khiếu nại 'đạo văn' gửi đến các cơ quan chức năng. Nhiều ý kiến bàn luận về chất lượng xét duyệt và đặt vấn đề liệu các quan chức các bộ, ban, ngành có nên làm hồ sơ xét chức danh hay không.
Như đã biết, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo rà soát, và kết quả là trong hơn một nghìn hồ sơ đủ điều kiện được công nhận chức danh GS, PGS, có trên một trăm hồ sơ phải xem xét lại, trong đó một số quan chức bị loại hoặc 'tự rút' khỏi danh sách.
Hiện tượng 'đạo văn', sử dụng 'bằng giả', trong đó có quan chức, đã trở nên khá phổ biến và được báo chí nhà nước phản ánh. Trước dư luận mạnh mẽ một số phải thanh minh, hội đồng xét duyệt phải lên tiếng. Thậm chí 'lề trái' lan truyền về lá đơn của một nhà khoa học hiện đang làm việc ở Pháp, nêu đích danh một lãnh đạo cấp cao 'đạo văn' với những 'minh chứng' cụ thể tới Hội đồng chức danh giáo sư Nhà nước và yêu cầu được phản hồi.
Phản ứng có thể khác nhau về lời giải thích của một thành viên Tiểu ban ngôn ngữ học rằng đặc tính 'trọng tình', 'nhân văn' của người Việt được tính đến khi xét duyệt chức danh GS, nhưng sẽ khó cảm thông, nghi ngờ về 'sự im lặng' của cả cá nhân và truyền thông nhà nước khi đơn tố cáo đưa ra bằng chứng và có địa chỉ rõ ràng.
Sự tha hóa chung trong cả một thể chế
Các trường hợp điển hình nêu trên của hiện tượng khá phổ biến phản ánh nguyên nhân sâu xa là sự thoái hóa của cán bộ trong một chế độ toàn trị.
Phục vụ trong một nhà nước chuyên chế, quyền lực tập trung, mang tính thứ bậc, cấp dưới phải phục tùng cấp trên, nơi thứ duy nhất quan trọng là địa vị của quan chức, bằng cấp là thứ tô điểm, khiến các cán bộ đánh mất phẩm giá cá nhân, sa vào rủi ro đạo đức.
Trong các hội nghị, hội thảo, hội diễn… hoặc trên danh thiếp, các lãnh đạo thường hay được giới thiệu chi tiết về chức vụ và địa vị, kể cả học hàm, học vị. Thực tế này tạo vỏ bọc cho các quan chức tầm thường giả dạng các nhà kỹ trị và chi phối hệ thống từ trên xuống dưới.
Về mặt đạo đức, người xưa đã từng khuyên răn những kẻ 'chuộng bằng cấp'.
Trong một tấm bia đá ở Văn miếu Quốc tử giám còn khắc ghi: "Danh là khách của thực, thực là chủ của danh. Có danh, mà lại có thực, thì danh vì thế được coi trọng. Có danh, mà không có thực, thì danh vì thế bị coi khinh"
Thời nay, suy thoái đạo đức của cán bộ rất nặng nề, các hiện tượng 'sính bằng cấp', 'mua bằng' và 'sử dụng bằng giả' không là đơn lẻ.
Công khai, minh bạch bằng cấp của các cán bộ lãnh đạo, đặc biệt là cán bộ cấp chiến lược là cần thiết, là việc phải làm theo yêu cầu của tổ chức đảng.
Tuy nhiên, bản chất 'căn bệnh chuộng bằng cấp' mang tính thể chế, trong đó quyền lực tuyệt đối đang bị tha hoá nghiêm trọng và không thể tự giám sát hữu hiệu.
Hội nghị trung ương 7 khoá 12 (7-12/05/2018) vừa thông qua 'Nghị quyết về tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ'.
Liệu các nhà hoạch định chính sách cán bộ của Đảng Cộng sản Việt Nam có đề ra được giải pháp đột phá cho 'căn bệnh thể chế' này?
Đảng CSVN chống tham nhũng bằng Luật Hồi tỵ thời Phong kiến
Luật Hồi tỵ (chữ Hán: 迴避 hoặc 回避, nghĩa gốc là tránh đi hoặc né tránh) quy định, những người thân như anh em, cha con, thầy trò, bạn bè cùng học, những người cùng quê… thì không được làm quan cùng một chỗ.
Du khách Úc kể về chuyến du thuyền “ác mộng” tại vịnh Hạ Long
Chuyến du thuyền “sang trọng” của một nhóm du khách Úc tại Việt Nam biến thành một cơn ác mộng với gián, chuột và toilet bị nghẹt.
Cô Lynne Ryan vô cùng hào hứng trước chuyến du lịch trong mơ, sau khi được cho xem một tờ quảng cáo với một chiếc du thuyền sang trọng.
Du khách người Úc này đăng ký một tour du lịch nhóm dành cho 6 người tại vịnh Hạ Long, Việt Nam, thông qua một công ty lữ hành địa phương hồi tuần trước. Mỗi người phải đóng $100 cho một chuyến du thuyền 2 ngày với Gala Cruises, thế nhưng họ không hề hay biết về những bất ngờ đang chờ đợi họ.
Cô Lynne đã rất sửng sốt trước những gì cô trải qua trên chuyến du thuyền Hoang Phuong, và quyết định chia sẻ trải nghiệm của mình trên Facebook để cảnh báo những du khách khác.
Trong bài viết với nhan đề “Chuyến đi kinh hoàng tại vịnh Hạ Long” (“Horror trip, Halong Bay”), cô chia sẻ rằng: “Tôi được cho xem một tờ quảng cáo du lịch có in hình một chiếc thuyền tuyệt đẹp, với những căn phòng ngủ và phòng ăn đáng yêu.
“Đến ngày khởi hành, một chiếc xe bus 20 chỗ đến đón chúng tôi. Chúng tôi chia nhau ra ngồi và nghĩ rằng nó cũng khá ổn.”
Chiếc xe bus dừng lại ở một khách sạn khác và đón 14 vị khách Úc “rất ồn ào”, sau đó tiếp tục chuyến hành trình dài 3 tiếng của mình. Đó là khi mọi thứ bắt đầu trở nên thú vị, theo lời kể của cô Lynne.
Chúng tôi chia tay các bạn đồng hành vì họ chỉ đăng ký tour trong ngày mà thôi,” cô Lynne nói. “Hướng dẫn viên đưa chúng tôi đến một chiếc tàu cũ kỹ. Tôi cứ nghĩ rằng đây chỉ là tàu trung chuyển mà thôi, thế nhưng đây lại là chiếc du thuyền của chúng tôi.
“Tôi nên bắt đầu từ đâu đây? Căn phòng đầu tiên của chúng tôi có 2 chiếc giường cách nhau khoảng 20cm. Cứng như đá vậy. Hướng dẫn viên giải thích rằng máy điều hòa nhiệt độ lẽ ra sẽ được bật lên vào 8 giờ tối, nhưng gượm đã, nó đã hư hồi tối qua rồi.
“Phòng bên cạnh thì có máy điều hòa nhiệt độ, nhưng bị mất tấm che, và khoảng cách giữa 2 chiếc giường cũng y vậy.
“Đến phòng tắm, khi bạn rửa tay thì nước sẽ chảy xuống chân của bạn, bởi vì ống nước bị rò rỉ.
“Chúng tôi vẫn còn may mắn hơn những người bạn của mình. Một phòng bị hư toilet và cửa. Toilet còn bị nghẹt nữa. Những phòng khác thì chỉ có 1,5 chiếc giường mà thôi.
“Chúng tôi thưởng thức các món ăn và chèo thuyền quanh các hang động.
“Sân phơi nắng trên nóc tàu bị sâu mọt và xuống cấp trầm trọng.
“Khi đến giờ ngủ thì không có máy điều hòa nhiệt độ nào hoạt động cả. Sau khi vật lộn cả buổi thì cuối cùng chúng cũng chạy. Chúng tôi khá may mắn vì nhiệt độ phòng của mình không quá thấp. Nhưng những người bạn khác thì rét run cả đêm, và chúng tôi phải nấu ăn từ 4 giờ sáng vì đó là lúc chủ tàu tắt máy điều hòa.
“Phòng bạn tôi có một con chuột. Nó bò qua cái lỗ trên cửa sổ và lang thang trong phòng của họ. Tôi nghe thấy rất nhiều tiếng la hét.
“Một người bạn khác thì thấy phân chuột trên đồ đạc của mình khi thức dậy.
“Sau một đêm kinh hoàng, chúng tôi dậy ăn sáng. Bánh mì bị mốc, nên chúng tôi đành ăn mì gói.
“Tôi nhận ra rằng mình đã không trả nhiều tiền cho chuyến đi này, nhưng lẽ ra chúng tôi đã trả nhiều hơn nếu họ không lừa dối chúng tôi như vậy.
Cô Lynne cho biết sau khi liên lạc với công ty lữ hành Spring Travel Agency để phàn nàn về chuyến đi của họ trên tàu Hoang Phuong, công ty này đã đưa ra “đủ thứ lý do trên đời”, thế nhưng cuối cùng thì nhóm bạn cũng được hoàn tiền $30.
“Sau một tuần nhớ lại thì tôi thấy buồn cười, nhưng lúc đó tôi có cảm giác như là ác mộng vậy,” cô nói.
Thứ Sáu, 18 tháng 5, 2018
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)