khktmd 2015






Đạo học làm việc lớn là ở chỗ làm rạng tỏ cái đức sáng của mình, thương yêu người dân, đạt tới chỗ chí thiện. Đại học chi đạo, tại Minh Minh Đức, tại Tân Dân, tại chỉ ư Chí Thiện. 大學之道,在明明德,在親民,在止於至善。












Thứ Sáu, 15 tháng 5, 2020

Lệ Lan trong các ca khúc của Phạm Duy





How 'overreaction' made Vietnam a virus success


Despite a long border with China and a population of 97 million people, Vietnam has recorded only just over 300 cases of Covid-19 on its soil and not a single death.
Nearly a month has passed since its last community transmission and the country is already starting to open up.
Experts say that unlike other countries now seeing infections and deaths on a huge scale, Vietnam saw a small window to act early on and used it fully.
But though cost-effective, its intrusive and labour intensive approach has its drawbacks and experts say it may be too late for most other countries to learn from its success.

'Extreme but sensible' measures

"When you're dealing with these kinds of unknown novel potentially dangerous pathogens, it's better to overreact," says Dr Todd Pollack of Harvard's Partnership for Health Advancement in Vietnam in Hanoi.
Recognising that its medical system would soon become overwhelmed by even mild spread of the virus, Vietnam instead chose prevention early, and on a massive scale.
By early January, before it had any confirmed cases, Vietnam's government was initiating "drastic action" to prepare for this mysterious new pneumonia which had at that point killed two people in Wuhan.
When the first virus case was confirmed on 23 January - a man who had travelled from Wuhan to visit his son in Ho Chi Minh City - Vietnam's emergency plan was in action.
"It very, very quickly acted in ways which seemed to be quite extreme at the time but were subsequently shown to be rather sensible," says Prof Guy Thwaites, director of Oxford University Clinical Research Unit (OUCRU) in Ho Chi Minh City, which works with the government on its infectious disease programmes.
Vietnam enacted measures other countries would take months to move on, bringing in travel restrictions, closely monitoring and eventually closing the border with China and increasing health checks at borders and other vulnerable places.
Schools were closed for the Lunar New Year holiday at the end of January and remained closed until mid-May. A vast and labour intensive contact tracing operation got under way.
"This is a country that has dealt with a lot of outbreaks in the past," says Prof Thwaites, from Sars in 2003 to avian influenza in 2010 and large outbreaks of measles and dengue.
"The government and population are very, very used to dealing with infectious diseases and are respectful of them, probably far more so than wealthier countries. They know how to respond to these things."
By mid-March, Vietnam was sending everyone who entered the country - and anyone within the country who'd had contact with a confirmed case - to quarantine centres for 14 days.
Costs were mostly covered by the government, though accommodation was not necessarily luxurious. One woman who flew home from Australia - considering Vietnam a safer place to be - told BBC News Vietnamese that on their first night they had "only one mat, no pillows, no blankets" and one fan for the hot room.

Protection against the asymptomatic

Prof Thwaites says quarantine on such a vast scale is key as evidence mounts that as many as half of all infected people are asymptomatic.
Everyone in quarantine was tested, sick or not, and he says it's clear that 40% of Vietnam's confirmed cases would have had no idea they had the virus had they not been tested.
"If you have that level[of asymptomatic carriers] the only thing you can do to control it is what Vietnam did," he says.
"Unless you were locking those people up they would just be wandering around spreading the infection."
This also helps explain the absence of any deaths.
As most of the returning Vietnamese were students, tourists or business travellers, they tended to be younger and healthier.
They had a better chance of fighting the virus themselves, and were never able to put, for example, elderly relatives at risk, which meant the medical system could focus its resources on the few critical cases.
While Vietnam never had a total national lockdown, it swooped in on emerging clusters.
In February after a handful of cases in Son Loi, north of Hanoi, more than 10,000 people living in the surrounding area were sealed off. The same would happen to 11,000 people in the Ha Loi commune near the capital, and to the staff and patients of a hospital.
No-one would be allowed in or out until two weeks had passed with no confirmed cases.
This localised containment - which is likely to be used again if the virus reappears - meant that Vietnam has not done a huge amount of testing in the wider community.
"Initially it felt as though that was quite a high risk strategy," says Prof Thwaites.
"But it turned out to be absolutely fine, as they were able to isolate and maintain a complete grip on those cases."

A clear public message

Even in a one-party state like Vietnam, you need to ensure the public is on board for such a sweeping strategy to work.
Dr Pollack says the government did "a really good job of communicating to the public" why what it was doing was necessary.
Regular SMS messages sent to all phones from the very early stages told people what they could do to protect themselves. Vietnam made use of its ever-present propaganda machine to run a vigorous awareness campaign, drawing on wartime imagery and rhetoric to unite the public in the fight against a common enemy.
It gave the sense of "society working together to defeat the enemy", says Dr Pollack.
While Vietnam's authoritarian government is well used to demanding compliance, Dr Pollack says the public largely rallied behind the government because they "saw that they were doing everything they could do and having success, and doing whatever it cost to protect the population".

Can we really trust Vietnam's data?

The government's data is so strikingly low that there are inevitably questions about whether it's accurate, but the overwhelming consensus from the medical and diplomatic community is that there is no reason to doubt it.
Prof Thwaites's team is based in the country's main infectious diseases hospital. He says if there had been unreported, undiagnosed or missed cases "we would have seen them on the ward - and we haven't".
His team has also carried out nearly 20,000 tests, and he says their results match the data the government is sharing.
Even if there were some missed cases, he says "what there wasn't was a systematic cover up of cases - I am very confident of that".

Concern over rights violations

Vietnam's top-down approach to leadership reaches right down to the community level, which brings its own problems.
Enforcing social distancing and quarantine relied on its entrenched system of "loyal neighbourhood party cadres spying on area residents and reporting to superiors", says Phil Robertson of Human Rights Watch,
There were undoubtedly "rights-violating excesses" in the process, he told the BBC.
"But not many people will hear about those episodes because of the government's total control of the media," he adds, citing cases of people being fined or prosecuted for criticising the government response.
The huge impact on the economy and the extent to which other social and medical issues were neglected by the single-minded virus mission is also not yet clear.
Prof Thwaites says the kind of policies applied in Vietnam "just wouldn't stand up" in countries now suffering widespread infections, but for the few countries yet to be hit "the lesson is there".
"Prevention is always better than a cure and always cheaper generally," he says.
"Had [Vietnam] had very large numbers of cases undoubtedly that system they put in place would have struggled.
"[But] there is no comparison to the health-economic benefit of doing what they did."

Người cha của 7 đứa con trên tuyến đầu chống china virus





Thứ Năm, 14 tháng 5, 2020

Giải mã những tin đồn và quan niệm sai lầm về coronavirus


Những lầm tưởng về coronavirus đang lan truyền nhanh chóng trên thế giới, gây nguy hiểm cho sức khỏe và sự an toàn của cộng đồng.

Đại dịch COVID-19 đi kèm với những gì mà Tổ chức Y tế Thế giới mô tả là “infodemic” – những thông tin sai lệch, thuyết âm mưu hay thậm chí là tin đồn.
Nhằm giải quyết vấn đề này, SBS đã phỏng vấn ông Sanjaya Senanayake, Phó Giáo sư Y khoa và Bệnh truyền nhiễm thuộc Đại học Quốc gia Úc, về những tin đồn phổ biến nhất liên quan đến COVID-19 trên mạng.
Tin đồn: Những người trẻ, khỏe sẽ không gặp vấn đề gì nếu nhiễm virus, chỉ những người cao niên và những người có vấn đề về sức khỏe mới dễ bị tổn thương.
Prof Senanayake: “Chúng tôi biết rằng những người có nguy cơ nhiễm COVID-19 cao nhất là người cao niên trên 65 hay 70 tuổi và những người có tiền sử bệnh tật. Tuy nhiên, chúng tôi cũng chứng kiến những người trẻ, khỏe bị bệnh rất nặng vì COVID-19 và cần được chăm sóc đặc biệt hay thậm chí tử vong. Vì thế, mặc dù khả năng một người trẻ, khỏe bị nhiễm trùng nghiêm trọng đe dọa tính mạng là rất thấp, nhưng nó vẫn tồn tại.
“Theo chúng tôi được biết, một số người hoàn toàn khỏe mạnh vẫn tử vong vì COVID-19. Trong số hơn 250,000 người chết trên thế giới, có khoảng 20 trẻ em. Chúng tôi không biết liệu những trẻ em này có hoàn toàn khỏe mạnh hay không.”
Tin đồn: Tia cực tím từ mặt trời có tác dụng tiêu diệt coronavirus, vì vậy tắm nắng sẽ giúp bảo vệ tôi khỏi virus.
Prof Senanayake: “Có một số bằng chứng cho thấy tia tử ngoại (UV) có thể ảnh hưởng đến virus như cúm, nhưng các bằng chứng này không có tính thuyết phục cao. Dường như một loại tia UV tên là UVC có khả năng chống coronavirus tốt nhất, nhưng nó cũng có thể gây nguy hiểm cho con người.
“Một loại tia UV tên là Far-UVC đã được xem xét. Nó không gây nguy hiểm cho con người nhưng có thể tiêu diệt virus và vi khuẩn; tuy nhiên, nó vẫn chưa được nghiên cứu kỹ càng trên người.”
Tin đồn: Ăn tỏi, uống Vitamin D, hoặc sử dụng thảo dược có thể ngăn ngừa việc nhiễm coronavirus.
Prof Senanayake: “Không có bằng chứng khoa học nào cho thấy điều này. Nếu bạn cảm thấy khỏe hơn sau khi ăn tỏi, điều đó tốt thôi, nhưng đừng ăn tỏi vì cho rằng nó sẽ giúp ngăn ngừa COVID-19.”
Tin đồn: Uống nước nóng, rượu hoặc nước chanh giúp tiêu diệt virus trong cổ họng.
Prof Senanayake: ”Uống nước nóng hoặc nước chanh có thể giúp cổ họng của bạn cảm thấy tốt hơn, nhưng sẽ không giúp tiêu diệt virus. Nó không có tác dụng chống virus.”
Tin đồn: Virus tồn tại trong cổ họng một vài ngày trước khi lây nhiễm vào phổi và sẽ bị tiêu diệt bởi nhiệt độ cao, vì thế uống nước nóng sau khi nhiễm virus sẽ giúp bạn không bị bệnh.
Prof Senanayake: “Virus bắt đầu lây nhiễm từ mũi và cổ họng, nhưng như chúng tôi đã nói, không có bằng chứng nào cho thấy nước súc miệng hay nước nóng giúp tiêu diệt virus.”
Tin đồn: Uống nước thường xuyên sẽ đẩy virus xuống dạ dày, và axít trong dạ dày sẽ tiêu diệt nó, thay vì lây nhiễm vào khí quản.
Prof Senanayake: “Không có bằng chứng nào cho thấy điều đó sẽ xảy ra. Uống nhiều nước đem lại nhiều lợi ích về mặt sức khoẻ nhưng không giúp tiêu diệt COVID-19. Những người mắc COVID-19 có thể tìm thấy virus trong phân của họ, vì vậy axit dạ dày không phải lúc nào cũng có thể giết chết virus.”
Tin đồn: Uống rượu mạnh như whisky giúp khử trùng cổ họng và tiêu diệt virus.
Prof Senanayake: “Không, không có bằng chứng nào cho thấy đồ uống với nồng độ cồn cao giúp tiêu diệt virus, mà ngược lại việc này có thể gây hại cho sức khỏe của bạn vì những lý do khác.
“Tôi cho rằng tin đồn này xuất phát từ thực tế là nước rửa tay có cồn giúp tiêu diệt virus trên tay, nhưng đó là trên tay chứ không phải bên trong cơ thể - đây là hai thứ khác nhau.”
Tin đồn: Thuốc dự phòng trước phơi nhiễm HIV PrEP có thể bảo vệ bạn khỏi bị nhiễm coronavirus.
Prof Senanayake: “Có lẽ tin đồn này xuất hiện bởi vì có một loại thuốc tổng hợp gọi là Lopinavir–Ritonavirđược cho là có hoạt tính chống lại COVID-19. Tuy nhiên, một thử nghiệm ngẫu nhiên đã được công bố trên Tạp chí Y học New England cho thấy kết quả đáng thất vọng. Điều đó không có nghĩa là nó không hiệu quả, nhưng một thử nghiệm đã không cho thấy điều đó và chúng tôi sẽ phải xem những nghiên cứu khác cho kết quả gì. Nhưng ngay cả khi một loại thuốc HIV này được chứng minh là có hoạt tính chống lại COVID-19, điều đó không có nghĩa là các loại thuốc HIV khác sẽ có hoạt tính chống lại COVID-19.
Tin đồn: Thuốc điều trị bệnh sốt rét hydroxychloroquine có thể chữa COVID-19.
Prof Senanayake: ”Điều này cần phải được nghiên cứu thêm, vì trong phòng thí nghiệm, nó có tác động lên virus và có một thử nghiệm lâm sàng cho thấy thuốc này dường như có thể tiêu diệt virus, có tác động hiệu quả đối với virus, nhưng các nghiên cứu khác lại nói rằng nó không có tác động gì đối với virus cả.
“Và một vấn đề khác đối với hydroxychloroquine là nó đi kèm với những rủi ro; nó có tác dụng phụ. Đặc biệt nó có thể ảnh hưởng đến tim, nhịp đập của tim.”
Tin đồn: Thường xuyên tắm nước nóng giúp ngăn ngừa nhiễm coronavirus..
Prof Senanayake: “Không có bằng chứng nào cho thấy việc thường xuyên tắm nước nóng giúp ngăn ngừa nhiễm coronavirus.” 
Tin đồn: Rửa xoang bằng dung dịch muối giúp ngăn ngừa nhiễm coronavirus..
Prof Senanayake: “Nếu bạn bị tắc nghẽn xoang thì điều này có thể hữu ích, nhưng nó sẽ không tiêu diệt coronavirus.”
Tin đồn: Mạng di động 5G lan truyền COVID-19.
Prof Senanayake: “Tôi không thể hiểu nổi vì sao công nghệ 5G lại có thể lan truyền virus; điều đó hoàn toàn vô nghĩa. COVID-19 đang xảy ra tại nhiều quốc gia và khu vực không có mạng 5G.”
Tin đồn: Mạng di động 5G làm suy yếu hệ miễn dịch và đó là nguyên nhân dẫn đến đại dịch COVID-19.
Prof Senanayake: “Không có bằng chứng nào cho thấy bức xạ từ 5G đủ mạnh để làm suy yếu hệ miễn dịch.”
Câu hỏi: Tôi có thể nhiễm virus khi đi siêu thị không?
Prof Senanayake: “Về mặt lý thuyết, chúng tôi biết rằng virus có thể lây lan qua các giọt bắn (droplet). Khi ai đó ho hoặc hắt hơi, họ có thể phát tán các giọt nước. Và chúng có thể bám vào các bề mặt và tồn tại trên đó. Vì thế, về mặt lý thuyết, bạn có thể nhiễm virus khi chạm vào thứ gì đó tại siêu thị, như xe đẩy hoặc quầy tính tiền chẳng hạn.
“Đó là lý do vì sao khi chúng ta đi đến nơi công cộng khi dịch COVID-19 vẫn còn, chúng ta cần phải vệ sinh tay với nước rửa tay khô thường xuyên.
“Nhưng ngay cả khi bạn dính virus trên tay, điều đó không có nghĩa là bạn đã bị nhiễm virus. Bạn có cơ hội ngăn chặn virus lây nhiễm, và đó là lý do vì sao bạn cần phải dùng nước rửa tay khô, hoặc rửa tay với xà phòng và nước. Bởi vì điều này sẽ giúp tiêu diệt virus trên tay, và sau đó nếu bạn chạm tay vào miệng, mũi hoặc mắt, thì sẽ không có virus tại đó.”
Câu hỏi: Liệu tôi có bị nhiễm virus nếu đứng gần bệnh nhân COVID-19 đang ho hoặc hắt hơi?
Prof Senanayake: “Một nghiên cứu cho thấy nếu ai đó ho hoặc hắt hơi, virus có thể bay xa tới 8 mét, nhưng đó chỉ là một nghiên cứu mà thôi. Chúng tôi cho rằng những người đứng cách xa ít nhất 1,5 mét so với người ho hoặc hắt hơi, thì không có nguy cơ bị lây nhiễm.”
Câu hỏi: Nếu người bị nhiễm virus không ho hoặc hắt hơi, thì họ có nguy cơ lây bệnh không?
Prof Senanayake: “Từ quan điểm y tế công cộng, một người được xem là tiếp xúc gần với ca nhiễm trong hai trường hợp: nếu bạn tiếp xúc trực tiếp trong hơn 15 phút, hoặc nếu bạn ở chung một phòng hoặc không gian kín trong hơn hai giờ (ngay cả khi cách xa 1,5 mét).
Câu hỏi: Nguy cơ nhiễm virus từ các bề mặt? 
Prof Senanayake: “Rủi ro nhiễm virus từ các bề mặt là rất thấp, nhưng nếu bạn chạm vào một bề mặt mà ai đó đã chạm vào trước đó, có thể có rất nhiều virus, khi đó bạn sẽ gặp rủi ro cao hơn. Nhưng nếu ai đó chạm vào bề mặt khoảng hai ngày trước, thì sẽ có ít virus hơn, và rủi ro cũng ít đi rất nhiều.”
Câu hỏi: Virus tồn tại trên các bề mặt và trên tay trong bao lâu?

Prof Senanayake: “Chúng tôi biết rằng virus tồn tại trên kim loại đồng trong 4 tiếng, trên giấy hoặc bìa cứng trong 24 tiếng, và trên thép không gỉ và nhựa trong tối đa 72 tiếng. Chúng tôi không biết virus tồn tại trên tay trong bao lâu.”

csvn lúng túng trong Luật Biểu Tình và lấp liếm trong vụ Hồ Duy Hải





Tướng Kiều Lương: Vì sao Tàu Cộng sẽ thống trị thế giới?





Tàu Cộng tìm cách đánh cắp nghiên cứu vác-xin ngừa Covid-19 từ Hoa Kỳ


Ngày 13/05/2020, Cục Điều Tra Liên bang Mỹ FBI đã đưa ra báo động chính thức, theo đó Trung Quốc đang mưu đồ sử dụng tin tặc đánh cắp các nghiên cứu của Mỹ về vác-xin ngừa Covid-19. Cáo buộc này càng làm trầm trọng thêm căng thẳng giữa Washington và Bắc Kinh xung quanh đại dịch virus corona.

Các mưu đồ của Trung Quốc nhằm vào lĩnh vực y tế và nghiên cứu là mối đe dọa nghiêm trọng cho sự ứng phó của đất nước chúng ta với Covid-19 », Cục Điều Tra Liên bang và cơ quan an ninh mạng của Mỹ khẳng định trong một cảnh báo chính thức. FBI cho biết đang điều tra về các vụ tin tặc có liên hệ với Bắc Kinh đang hoạt động nhằm mục đích ăn cắp các nghiên cứu về vác-xin, thuốc điều trị và xét nghiệm tìm bệnh. Cảnh sát Liên bang Mỹ kêu gọi các phòng thí nghiệm, các viện đại học liên quan cần có những biện pháp bảo vệ hệ thống tin học của mình.
Những cáo buộc mới này được đưa ra vào lúc tổng thống Donald Trump tố cáo Trung Quốc đã không nói thật về trận đại dịch này. Các thượng nghị sĩ đảng Cộng Hòa còn muốn tổng thống trừng phạt thêm Trung Quốc, nếu Bắc Kinh không minh bạch hơn. Các thượng nghị sĩ Mỹ đòi được tới thăm phòng thí nghiệm Vũ Hán mà họ nghi ngờ là nơi xuất phát của đại dịch.

Thứ Tư, 13 tháng 5, 2020

Hiệp định GENÈVE không quy định tổng tuyển cử - Tác giả Trần gia Phụng


Vừa qua, cuộc tranh luận trên dài BBC ngày Thứ Tư 6-5-2020 thật hào hứng về nhiều đề tài, trong đó có trở lại một chuyện xưa cũ là hiệp định Genève ngày 20-7-1954.
1.- HIỆP ĐỊNH GENÈVE
Danh xưng chính thức đầy đủ của hiệp định Genève về Việt Nam là Hiệp định đình chỉ chiến sự ở Việt Nam. Hiệp định nầy được viết bằng hai thứ tiếng Pháp và Việt, có giá trị như nhau. Hai nhân vật chính ký vào hiệp định Genève ngày 20-7-1954 là Henri Delteil, thiếu tướng, thay mặt Tổng tư lệnh Quân đội Liên Hiệp Pháp ở Đông Dương và Tạ Quang Bửu, thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa.
Đại diện các nước khác cùng ký vào hiệp định Genève còn có Anh, Liên Xô, Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa (Trung Cộng), Lào, Cambodia. Hai chính phủ Quốc Gia Việt Nam và Hoa Kỳ không ký vào bản hiệp định nầy.
Hiệp định đình chỉ chiến sự ở Việt Nam (gọi tắt là hiệp định Genève) gồm có 6 chương, 47 điều, có tính cách thuần tuý quân sự, và không đưa ra một giải pháp chính trị nào cho tương lai Việt Nam.
Chính phủ Quốc Gia Việt Nam dưới quyền quốc trưởng Bảo Đại và thủ tướng Ngô Đình Diệm lo thi hành hiệp định Genève, tập trung và rút toàn bộ lực lượng của mình về miền Nam vĩ tuyền 17 đúng thời hạn và đúng theo quy định của hiệp định Genève. Điều nầy chẳng những báo chí lúc bấy giờ đã trình bày, mà cho đến nay, không có tài liệu sách vở nào cho thấy là chính phủ Quốc Gia Việt Nam đã vi phạm hiệp định Genève, chỉ trừ lời tố cáo của Bắc Việt Nam là Nam Việt Nam không chịu bàn việc tổng tuyển cử theo quy định của hiệp định Genève để lấy lý do tấn công Nam Việt Nam. Tuy nhiên …
2,- HIỆP ĐỊNH GENÈVE KHÔNG QUY ĐỊNH TỔNG TUYỂN CỬ
Đọc thật kỹ văn bản hiệp định Genève bằng hai thứ tiếng chính thức là tiếng Việt và tiếng Pháp, thì hiệp định nầy chỉ là một hiệp định đình chiến, thuần túy quân sự và không đưa ra một giải pháp chính trị, không có điều nào, khoản nào quy định việc tổng tuyển cử để thống nhất đất nước
Trong khi đó, sau khi hiệp định đình chỉ chiến sự ở Việt Nam, ở Lào và ở Cambodia được ký kết ngày 20-7-1954, các phái đoàn tham dự hội nghị Genève họp tiếp vào ngày 21-7-1954, tức họp ngoài lề hội nghị chính thức, nhằm bàn thảo bản “Tuyên bố cuối cùng của Hội nghị Genève 1954 về vấn đề lập lại hòa bình ở Đông Dương”. Bản tuyên bố gồm 13 điều; quan trọng nhứt là điều 7, ghi rằng:
Hội nghị tuyên bố rằng đối với Việt Nam, việc giải quyết các vấn đề chính trị thực hiện trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, sẽ phải làm cho nhân dân Việt Nam được hưởng những sự tự do căn bản, bảo đảm bởi những tổ chức dân chủ thành lập sau tổng tuyển cử tự do và bỏ phiếu kín. Để cho việc lập lại hòa bình tiến triển đến mức cần thiết cho nhân dân Việt Nam có thể tự do bày tỏ ý nguyện, cuộc Tổng tuyển cử sẽ tổ chức vào tháng 7-1956 dưới sự kiểm soát của một Ban Quốc tế gồm đại biểu những nước có chân trong Ban Giám sát và Kiểm soát Quốc tế đã nói trong Hiệp định đình chỉ chiến sự. Kể từ ngày 20-7-1955 những nhà đương cục có thẩm quyền trong hai vùng sẽ có những cuộc gặp gỡ để thương lượng về vấn đề đó.” (Thế Nguyên, Diễm Châu, Đoàn Tường, Đông Dương 1945-1973, Sài Gòn: Trình Bày, 1973, tr. 53. Để xem bản Pháp văn của tuyên ngôn nầy, vào: google.com.fr., chữ khóa: Déclaration finale de la Conférence de Genève en 1954.)
Như vậy, đề nghị chuyện tổng tuyển cử chỉ được đưa ra trong điều 7 của bản “Tuyên bố cuối cùng của Hội nghị Genève 1954 về vấn đề lập lại hòa bình ở Đông Dương” ngày 21-7-1954, chứ ko6ng phải trong hiệp định Genève ngày 20-7-1954.
Chủ tịch phiên họp ngày hôm đó (21-7-1954) là Anthony Eden (ngoại trưởng Anh) hỏi từng phái đoàn, thì bảy phái đoàn là Anh, Pháp, Liên Xô, Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa, Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, Lào và Cambodge đều trả lời miệng rằng “đồng ý”. (Hoàng Cơ Thụy, Việt sử khảo luận, cuốn 5, Paris: Nxb. Nam Á 2002, tr. 2642.) Tất cả bảy phái đoàn đều trả lời miệng, chứ không có phái đoàn nào ký tên vào bản tuyên bố, nghĩa là bản tuyên bố không có chữ ký. (Tìm đọc bản bản chính thứ hai là bản Pháp văn cũng hoàn toàn không có chữ ký. Xin vào Google sẽ thấy rõ.)
Đây chỉ là lời tuyên bố (déclaration) của những phái đoàn, có tính cách đề nghị hay kêu gọi một cuộc tổng tuyển cử trong tương lai ở Việt Nam, không có chữ ký, thì chỉ có tính cách gợi ý, dự kiến, đề nghị chứ không có tính cách cưỡng hành tức bắt buộc thi hành, đồng ý hay không đồng ý là tùy từng đơn vị.
Một văn kiện hành chánh hay thương mại dân sự bình thường mà không có chữ ký cũng không có giá trị phap lý để thi hành, huống gì là một văn kiện ngoại giao quốc tế đa quốc gia mà không có chữ ký thì làm sao có thể bắt buộc phải thi hành?
Phái đoàn Quốc Gia Việt Nam và phái đoàn Hoa Kỳ không ký vào hiệp định Genève ngày 20-7-1954 và cũng không ký bản “Tuyên bố cuối cùng của Hội nghị Genève 1954 về vấn đề lập lại hòa bình ở Đông Dương” ngày 21-7-1954. Hai phái đoàn Quốc Gia Việt Nam và Hoa Kỳ đã đưa ra tuyên bố riêng của mỗi phái đoàn để minh định lập trường của chính phủ mình.
3.- BẮC VIỆT NAM ĐÒI HỎI ĐIỀU KHÔNG CÓ
Hiệp định Genève chỉ là một hiệp định đình chiến, thuần túy quân sự và không đưa ra một giải pháp chính trị. Thế mà ngày 19-7-1955, thủ tướng BVN là Phạm Văn Đồng gởi thư cho thủ tướng NVN là Ngô Đình Diệm yêu cầu mở hội nghị hiệp thương bắt đầu từ ngày 20-7-1955, mà phía Bắc Việt Nam cho rằng điều nầy đã quy định trong hiệp định Genève ngày 20-7-1954, để bàn về việc tổng tuyển cử nhằm thống nhất đất nước. (John S. Bowman, The Vietnam War, Day by Day, New York: The Maillard Press, 1989, tr. 17.) Ngày 10-8-1955, thủ tướng Ngô Đình Diệm bác bỏ đề nghị của Phạm Văn Đồng, vì cho rằng chính phủ QGVN tức Nam Việt Nam không ký các văn kiện Genève nên không bị ràng buộc phải thi hành.
Sau đó chính phủ Việt Nam Cộng Hòa thay chính phủ Quốc Gia Biệt Nam từ ngày 26-10-1955, cũng nhiều lần từ chối lời đề nghị của Bác Việt Nam. Phạm Văn Đồng vẫn nhắc lại đề nghị nầy hằng năm vào các ngày 11-5-1956, 18-7-1957, và 7-3-1958, để chứng tỏ rằng Bắc Vệt Nam quan tâm đến chuyện thống nhứt đất nước, và nhằm tuyên truyền với các nước trên thế giới. Lần cuối, Ngô Đình Diệm, lúc đó là tổng thống Việt Nam Cộng Hòa, bác bỏ đề nghị của Phạm Văn Đồng vào ngày 26-4-1958.
Thế là Bắc Việt Nam tố cáo Nam Việt Nam tức Việt Nam Cộng Hòa vi phạm hiệp định Genève vì không chịu thảo luận chuyện tổng tuyển cử để thống nhất đất nước.
4.- AI VI PHẠM HIỆP ĐỊNH GENÈVE?
Sau năm 1975, tự mãn là “bên thắng cuộc”, ‘tài liệu cộng sản đã tiết lộ hai sự kiện đặc biệt cho thấy nhà nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa do cộng sản cầm đầu đã không tuân hành quy định trong hiệp định Genève:
Thứ nhứt, trước khi hiệp định Genève được ký kết ngày 20-7-1954, tại Liễu Châu (Liuzhou) thuộc tỉnh Quảng Tây (Kwangsi), Trung Hoa, diễn ra cuộc họp giữa thủ tướng Trung Cộng là Châu Ân Lai và chủ tịch nhà nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa là Hồ Chí Minh từ ngày 3 đến ngày 5-7-1954. Theo lời khuyên của Châu Ân Lai, Hồ Chí Minh đưa ra kế hoạch là sẽ chỉ rút những người làm công tác chính trị bị lộ diện; phần còn lại thì ở lại để chờ đợi thời cơ nổi dậy. Số ở lại có thể đến 10,000 người. (Tiền Giang, Chu Ân Lai dữ Nhật-Nội-Ngõa hội nghị [Chu Ân Lai và hội nghị Genève] Bắc Kinh: Trung Cộng đảng sử xuất bản xã, 2005, bản dịch của Dương Danh Dy, tựa đề là Vai trò của Chu Ân Lai tại Genève năm 1954, chương 27 “Hội nghị Liễu Châu then chốt”. Nguồn: Internet). Nói là 10,000 ở lại, nhưng thực tế đông hơn rất nhiều.
Việc nầy vi phạm điều 5 chương I hiệp định Genève nguyên văn như sau: “Để tránh những sự xung đột có thể gây lại chiến sự, tất cả các lực lượng, vật liệu và dụng cụ quân sự đều phải đưa ra khỏi khu phi quân sự trong thời hạn hai mười lăm (25) ngày kể tử ngày hiệp định nầy bắt đầu có hiệu lực.” [Khu phi quân sự ở vĩ tuyến 17. Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ở phía bắc. Quốc Gia Việt Nam ở phía nam.]
Thứ hai, cộng sản chẳng những chôn giấu võ khí, lưu 10,000 cán bộ, đảng viên ở lại Nam Việt Nam, mà còn gài cả những cán bộ lãnh đạo cao cấp ở lại Nam Việt Nam như Lê Duẩn, Võ Văn Kiệt, Mai Chí Thọ, Cao Đăng Chiếm… (Huy Đức, Bên thắng cuộc, tập I: Giải phóng, New York: Osinbook, 2012, tt. 271-273.) Những nhân vật nầy ở lại để chỉ huy và tổ chức lại Trung ương cục miền Nam trong tình hình mới. Trung ương cục miền Nam được thành lập ngày 20-1-1951, chỉ huy toàn bộ hệ thống cộng sản ở Nam Việt Nam. (Tháng 10-1954, Trung ương cục miền Nam đổi thành Xứ ủy Nam Bộ. Hội nghị ngày 23-1-1961 lần thứ 3 Ban Chấp hành Trung ương đảng (khóa III) đảng Lao Động ở Hà Nội, Xứ ủy Nam Bộ trở lại thành Trung ương cục miền Nam.)
Hai tài liệu trên đây do phía CS tiết lộ sau năm 1975, chứ không phải tài liệu tuyên truyền của Nam Việt Nam hay của Tây Phương. Như vậy, rõ ràng trong khi chính phủ Quốc Gia Việt Nam tôn trọng hiệp định Genève, nhà nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa đã có kế hoạch vi phạm hiệp định, ngay trước khi hiệp định được ký kết.
KẾT LUẬN
Hiệp định Genève ngày 20-7-1954 chỉ là hiệp định đình chỉ chiến sự. Chính thể Quốc Gia Việt Nam, rồi Việt Nam Cộng Hòa tức Nam Việt Nam đã thi hành đúng hiệp định Genève, trong khi Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa tức Bắc Việt Nam liên tục vi phạm hiệp định nầy.
Do tham vọng quyền lực, do chủ trương bành trướng chủ nghĩa cộng sản và do làm tay sai cho Liên Xô và Trung Cộng, Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa tức Bắc Việt Nam công khai họp đại hội tuyên bố mở cuộc chiến, xân lăng Việt Nam Cộng Hòa tức Nam Việt Nam dưới chiêu bài thống nhứt đất nước và chống Mỹ cứu nước, trong khi Lê Duẩn chủ trương: “Ta đánh Mỹ là đánh cho cả Trung Quốc, cho Liên Xô”. (Nguyễn Mạnh Cầm, ngoại trưởng nhà nước cộng sản Việt Nam từ 1991-2000, trả lời phỏng vấn đài BBC ngày 24-1-2013.) Một nhân vật tầm cỡ ngoại trưởng như ông Nguyễn Mạnh Cầm xác nhận công khai như thế thì không sai vào đâu được.
Cuối cùng, ở đây xin cảm ơn cuộc tranh luận sôi nổi trên đài BBC đã đặt lại vấn đề hiệp định Genève để có cơ hội cùng nhau ôn lại rằng hiệp định Genève hoàn toàn không đưa ra một giải pháp chính trị cho Việt Nam, trái với lời tuyên truyền của cộng sản. Mời các bạn trẻ đọc lại thật kỹ văn bản hiệp định Genève để hiểu rõ sự thật lịch sử đất nước, chứ không phải là thứ lịch sử đã bị cộng sản bóp méo với sự tiếp tay của những kẻ có học xu thời. Lịch sử ngày nay thuộc về sự thật và lẽ phải chứ không thuộc về những kẻ nhất thời thắng trận như thời trung cổ.

Pew Research Survey: Thăm dò dân Đài Loan về Hoa lục


Kết quả cuộc thăm dò đầu tiên của Pew Research với dân Đài Loan cho thấy hầu hết họ có cái nhìn tiêu cực đối với Trung Hoa lục địa. Bắc Kinh từ lâu đã hy vọng Đài Loan cuối cùng sẽ chọn thống nhất với đại lục. Thái độ của Đài Loan đối với Hoa lục cho thấy điều này khó thành sự thật.

Kết quả thăm dò vào trung tuần tháng 11 năm 2019 của Pew Research cho thấy quan điểm của người Đài Loan đối với Hoa lục phần chính là tiêu cực


Người Đài Loan có thái độ tích cực hơn đối với Hoa Kỳ so với Hoa lục, đặc biệt là về quan hệ chính trị. Nguồn: Pew Research
Với tỷ lệ gần hai trên một, dân Đài Loan đánh giá Hoa Kỳ thuận lợi hơn so với Hoa lục. Người Đài Loan hậu thuẫn mạnh cho việc gia tăng  quan hệ kinh tế và chính trị  với Washington; dân Đài Loan không nhiệt tình như thế đối với Trung Hoa lục địa. Tuy nhiên, ngay khi dân Đài Loan đều hoài nghi về mối quan hệ chính trị chặt chẽ hơn với Bắc Kinh, một nửa dân ở Đài Loan vẫn muốn có quan hệ kinh tế chặt chẽ hơn với Hoa lục. Giới trẻ ở Đài Loan có khuynh hướng ủng hộ những mối quan hệ gần gũi hơn với Hoa Kỳ hơn là ủng hộ mối quan hệ gần gũi hơn với Bắc Kinh.



Dân Đài Loan ủng hộ DPP có cái nhìn tích cực với Hoa Kỳ hơn so với Hoa lục. Nguồn: Pew Research

Một phần của kết quả này liên quan đến căn cước chính trị và bản sắc quốc gia. Những người ủng hộ khuynh hướng của Đảng  Dân chủ Tiến bộ  (DPP) đương cầm quyền tại Đài Loan — khẳng định rằng có một bản sắc quốc gia Đài Loan tách biệt với bản sắc Trung Hoa —  ủng hộ mạnh việc gia tăng quan hệ với Hoa Kỳ hơn là với Bắc Kinh. Những người ủng hộ Kuomintang (KMT, Quốc Dân Đảng) —  đảng đối lập hiện nay tại Đài Loan đã cầm quyền tại đây hàng chục năm trước năm 2000 — có khuynh hướng ủng hộ quan hệ gần gũi hơn với Hoa lục, và nghiêng về Trung Hoa đại lục. Tuy nhiên, cũng có nhiều người ở Đài Loan không đồng cảm với bất kỳ đảng chính trị lớn nào (kể cả DPP và KMT), tuy vậy trong nhóm này, họ vẫn có cảm tình với Hoa Kỳ nhiều hơn  so với Hoa lục.
Trong số những người chỉ coi họ là người Đài Loan, họ không có cảm tình với Hoa lục. Quan điểm thuận lợi của nhóm dân này đối với Hoa Kỳ cao gấp ba lần so với Hoa lục (75% so với 23%). Nhưng, đối với những người xem mình vừa là người Trung Hoa và cũng là người  Đài Loan, đa số họ có quan điểm thuận lợi với cả Hoa Kỳ và Hoa lục.



Giới trẻ Đài Loan quan tâm đến mối quan hệ kinh tế với Hoa Kỳ hơn là với Hoa lục. Nguồn: Pew Research

Dù có nhiều người ở Đài Loan ủng hộ quan hệ kinh tế nhiều hơn với Bắc Kinh, nhưng ít người ủng hộ cho việt thắt chặt quan hệ chính trị  hơn với Hoa lục.



Ở Đài Loan ít người muốn có quan hệ chính trị gần hơn với Bắc Kinh. Nguồn: Pew Research

Ở Đài Loan,  nói chung người dân có quan điểm tiêu cực khi nói đến Hoa lục. Chỉ 35% người lớn có những đánh giá tích cực đối với Hoa lục, trong khi khoảng 60% có cái nhìn bất lợi đối với Bắc Kinh. Tuy nhiên, khi nói đến mối quan hệ tài chính/kinh tế, khoảng một nửa nói  họ ủng hộ quan hệ kinh tế chặt chẽ hơn với Hoa lục; 44% phản đối ý kiến này.
Quan hệ chính trị gần với Bắc Kinh không phải là một quan điểm phổ biến tại Đài Loan. Khoảng hơn một phần ba (36%) ủng hộ sự hợp tác chặt chẽ hơn với Bắc Kinh, trong khi khoảng 60% phản đối.
Những ý kiến này một phần liên quan đến căn cước chính đảng, tuổi tác và liệu họ có xác định chỉ là người Đài Loan thôi hay không. Những người theo khuynh hướng của đảng đảng Dân chủ Tiến bộ (DPP) — đảng đang cầm quyền tại Đài Loan có lập trường ủng hộ độc lập mạnh hơn — có cái nhìn kém tích cực hơn nhiều (về Hoa lục)  so với những người thuộc đảng Kuomintang (Quốc dân đảng); KMT là đảng đối lập tại Đài Loan, bảo thủ hơn, ủng hộ quan hệ thân thiện với Trung Hoa đại lục. Trên thực tế, những người theo khuynh hướng Quốc Dân Đảng có ý kiến thuận lợi đối với Trung Hoa đại lục với tỷ lệ cao hơn bốn lần so với những người cảm thấy gần hơn với DPP.  Trong số những người cho biết họ  không liên hệ với bất kỳ chính đảng nào, chỉ có 36% có quan điểm thuận lợi về Hoa lục.
Trong những người nghĩ họ là người Đài Loan chỉ có 23% có quan điểm thuận lợi về Trung Hoa, một phần lớn (57%) những người tự coi mình là vừa là người Hoa lục vừa là người Đài Loan có thiện cảm với Hoa lục hơn. Những người trẻ hơn 50 tuổi có cái nhìn về Hoa lục ít thuận lợi hơn, cũng như phái nam (so với nữ) và những người có trình độ học vấn cao hơn cũng vậy.



Những người ủng hộ Quốc Dân Đảng sẵn sàng có quan hệ nhiều hơn với Hoa lục. Nguồn: Pew Research

Ý kiến dân Đài Loan khác nhau tùy theo lớp tuổi, bản sắc quốc gia và căn cước chính đảng khi bàn đến mối quan hệ chặt chẽ hơn với Hoa lục.
Những người trẻ (từ 18 đến 29 tuổi) có khuynh hướng ít ủng hộ cho những quan hệ kinh tế hoặc chính trị chặt chẽ hơn với Hoa lục so với lớp người lớn tuổi hơn.
(81%) những người tự coi mình vừa là người Đài Loan vừa là người Hoa lục ủng hộ  quan hệ kinh tế chặt chẽ hơn so với (37%) những người chỉ nghĩ họ là người Đài Loan; khoảng cách nhỏ hơn một chút về ý tưởng quan hệ chính trị gần hơn giữa Đài Bắc và  Bắc Kinh (62% so với 22%).
Ý kiến dân Đài Loan khác nhau tùy theo lớp tuổi, bản sắc quốc gia và căn cước chính đảng khi bàn đến mối quan hệ chặt chẽ hơn với Hoa lục.
Những người trẻ (từ 18 đến 29 tuổi) có khuynh hướng ít ủng hộ cho những quan hệ kinh tế hoặc chính trị chặt chẽ hơn với Hoa lục so với lớp người lớn tuổi hơn.
(81%) những người tự coi mình vừa là người Đài Loan vừa là người Hoa lục ủng hộ  quan hệ kinh tế chặt chẽ hơn so với (37%) những người chỉ nghĩ họ là người Đài Loan; khoảng cách nhỏ hơn một chút về ý tưởng quan hệ chính trị gần hơn giữa Đài Bắc và  Bắc Kinh (62% so với 22%).
Người Đài Loan cũng có quan điểm khác nhau do quan hệ chính trị. Hơn 80% người ủng hộ Quốc Dân Đảng nghĩ tích cực hơn về mối quan hệ kinh tế qua eo biển, nhưng chỉ khoảng một phần tư (25%) những người ủng hộ DPP cùng nghĩ như vậy. Phần lớn những người không theo một chính đảng nào hoan nghênh  quan hệ kinh tế lớn hơn giữa Đài Loan và đại lục. 70% những người có quan hệ với Quốc Dân Đảng (một chính đảng có truyền thống khuyến khích quan hệ gần gũi với Trung Hoa đại lục hơn) muốn thấy quan hệ chính trị gần hơn với Bắc Kinh, so với 34% những người không ủng hộ bất kỳ chính đảng nào ở Đài Loan; chỉ có 12% những người theo DPP muốn thấy sự liên hệ chính trị nhiều hơn với Hoa lục.

Người dân Đài Loan có cái nhìn tích cực đối với Hoa Kỳ, và ủng hộ quan hệ song phương chặt chẽ hơn

So với Hoa lục, dân Đài Loan cho điểm Hoa Kỳ tốt hơn, ủng hộ quan hệ song phương chặt chẽ hơn
Biểu đồ cho thấy mối quan hệ gần gũi hơn với Hoa Kỳ, một triển vọng được dân Đài Loan hoan nghênh.
Ngược lại với Hoa lục, Hoa Kỳ được dân Đài Loan có nhiều cảm tình hơn. Gần 70% người Đài Loan nói rằng họ có quan điểm thuận lợi đối với Hoa Kỳ, trong khi chỉ khoảng 30% có ý kiến tiêu cực, tích cực hơn nhiều so với quan điểm của họ đối với Trung Hoa đại lục.
Nhiều người Đài Loan ủng hộ việc có quan hệ kinh tế chặt chẽ hơn với Hoa Kỳ hơn là với Trung Quốc. 85% ủng hộ việc có nhiều quan hệ kinh tế hơn giữa Hoa Kỳ và Đài Loan, trong khi chỉ 11% thì không ủng hộ. Khi nói đến quan hệ chính trị gần gũi hơn, người dân Đài Loan phần lớn hoan nghênh triển vọng giao dịch với Washington nhiều hơn, với khoảng 80% người Đài Loan tán thành ý tưởng này.
Ủng hộ quan hệ kinh tế và chính trị chặt chẽ hơn với Hoa Kỳ chiếm ưu thế trên hầu hết các nhóm dân chúng ở Đài Loan. Khoảng 75% hay hơn trong mỗi nhóm được phân tích đều muốn thấy mối quan hệ kinh tế với Hoa Kỳ gia tăng. Sự khác biệt lớn nhất là giữa những người khác chính đảng: Những người thân với Quốc dân đảng ít hơn những người theo DPP trong quan điểm muốn có nhiều thỏa thuận kinh tế giữa Hoa Kỳ với Đài Loan. Những trẻ hơn 50 tuổi và những người có trình độ học vấn cao hơn sẽ chấp thuận nhiều hơn về việc củng cố mối quan hệ kinh tế với Hoa Kỳ so với những người từ 50 tuổi trở lên và những người có trình độ học vấn thấp hơn. Tuy nhiên, khoảng 80% hay nhiều hơn bất kể lớp tuổi và trình độ học vấn đều ủng hộ các mối quan hệ kinh tế lớn hơn với Hoa Kỳ . Những người tự coi mình là người Đài Loan cũng ủng hộ quan hệ kinh tế mạnh hơn với Hoa Kỳ so với những người cảm thấy họ vừa là người Trung Hoa vừa là người Đài Loan.



Quan hệ với Hoa Kỳ thân thiết hơn được mọi khuynh hướng ở Đài Loan hoan nghênh. Nguồn: Pew Research

Quan hệ với Hoa Kỳ thân thiết hơn được mọi khuynh hướng ở Đài Loan hoan nghênh. Nguồn: Pew Research
Tương tự như vậy, hầu hết dân ở Đài Loan hoan nghênh quan hệ chính trị thân thiết hơn với Hoa Kỳ. Nói chung, gần 80% ủng hộ việc có nhiều tương tác chính trị giữa Đài Bắc với Washington hơn, và ít nhất 70% hoặc nhiều hơn trong mỗi nhóm được phân tích nói rằng họ ủng hộ việc có nhiều quan hệ chính trị song phương nhiều hơn. Nhóm nhiều nhiệt tình với vấn đề này là  những người ủng hộ DPP (91%), những người chỉ xem mình là người Đài Loan (84%) và những người trẻ, từ 18 đến 29 tuổi (82%).

Quan điểm của Đài Loan về Hoa Kỳ và Hoa Lục so với các nước khác ở Châu Á-Thái Bình Dương

Biểu đồ sau đây cho thấy quan điểm ở châu Á-Thái Bình Dương đối với Hoa Kỳ



Quan điểm ở châu Á-Thái Bình Dương đối với Hoa Kỳ. Nguồn: Pew Research

Quan điểm về Hoa Kỳ tại Đài Loan đã lặp lại ở sáu quốc gia trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương được thực hiện trong một cuộc thăm dò khác của Trung tâm Nghiên cứu Pew, cũng trong năm 2019. Khoảng 70% hoặc nhiều hơn có thái độ thuận lợi đối với Hoa Kỳ ở Philippines, Nam Hàn, Đài Loan và Nhật Bản. Người Úc đưa ra những quan điểm mềm mỏng hơn, mặc dù khoảng 50% dân Úc vẫn nhìn Hoa Kỳ một các tích cực. Nhiều dân ở Ấn Độ và Indonesia có cái nhìn có lợi hơn đối với Hoa Kỳ so với các đánh giá không thuận lợi, mặc dù một phần khá lớn dan chúng không bay tỏ ý kiến.
Như ở Đài Loan, những người trẻ tuổi hơn ở Nhật Bản, Nam Hàn, Ấn Độ và Indonesia cthường có quan điểm thuận lợi đối với Hoa Kỳ.
Biểu đồ sau đây cho thấy quan điểm ở châu Á-Thái Bình Dương đối với Trung Hoa



Quan điểm ở châu Á-Thái Bình Dương đối với Trung Hoa. Nguồn: Pew Research

Trong khi quan điểm toàn cầu về Hoa lục có phần hỗn tạp, thái độ đối với TRung Hoa trên khắp châu Á-Thái Bình Dương, kể cả Đài Loan, có khuynh hướng tiêu cực hơn. Giống như ở Đài Loan, chỉ có khoảng 33% người dân Philippines, Indonesia, Úc và Nam Hàn có ý kiến tích cực về Trung Hoa.2 Mặc dù 23% người Ấn Độ có cùng quan điểm này, nhưng có một tỷ lệ khá lớn không trả lời câu hỏi này.
Biểu đồ sau đây cho thấy người từ 18 đến 29 tuổi ở châu Á-Thái Bình Dương có cái nhìn thuận lợi hơn đối với Hoa Kỳ so với Trung Hoa, kể cả Đài Loan



Người trẻ từ 18 đến 29 tuổi ở châu Á-Thái Bình Dương có cái nhìn thuận lợi hơn đối với Hoa Kỳ so với Trung Hoa, kể cả Đài Loan. Nguồn: Pew Research

Các lớp tuổi khác nhau ở Đài Loan có quan điểm khác nhau đối với Hoa lục, trái ngược với một vài nước khác ở châu Á. Trong khi những người Đài Loan ở độ tuổi 50 trở lên có quan điểm thuận lợi đối với Trung Hoa, thì ở Úc, Indonesia và Nhật Bản lại ngược lại. Trong những môi trường khác này ở châu Á-Thái Bình Dương, người lớn tuổi ít có cảm tình với Trung Hoa hơn.3
Những người trẻ tuổi đặc biệt theo khuynh hướng có quan điểm thuận lợi hơn đối với Hoa Kỳ so với Trung Quốc. Ví dụ, hầu hết người Nhật từ 18 đến 29 tuổi (82%) có cái nhìn tích cực về Hoa Kỳ, trong khi chỉ có 22% nghĩ như vậy đối với Hoa lục – chênh lệch 60 điểm. Ở Đài Loan, sự khác biệt giữa những người trẻ tuổi này là 43 phần trăm.

Hầu hết dân ở Đài Loan coi mình là người Đài Loan




Hầu hết dân ở Đài Loan coi mình là người Đài Loan, nhưng có sự khác biệt lớn tùy theo họ là người theo chính đảng nào. Nguồn: Pew Research

Bảy mươi năm sau khi cuộc Nội chiến Trung Hoa kết thúc, khoảng hai phần ba người lớn ở Đài Loan xác định họ chỉ là người Đài Loan. Mặt khác, khoảng ba phần mười (28%) xem mình là vừa là người Đài Loan vừa là người Trung Hoa. Câu hỏi hỏi đặt ra là liệu họ coi mình chỉ là người Đài Loan, chỉ là người Trung Hoa hay là cả hai. Chỉ có 4% xem mình là người Trung Hoa. Những Kết quả này tương tự với kết quả của các cuộc thăm dò khác cho thấy người dân Đài Loan ngày càng chỉ xem họ là người Đài Loan thay vì vừa là người Đài Loan và cũng là người Trung Hoa hoặc chỉ người Trung Hoa.

Vài nhận xét

Trong cuộc khảo sát nghiên cứu đầu tiên thực hiện tại Đài Loan, Trung tâm Nghiên cứu Pew đã cho thấy phần lớn người Đài Loan có quan điểm thuận lợi đối với Hoa Kỳ, trong khi hầu hết dân Đài Loan có cái nhìn bất lợi đối với Trung Hoa đại lục.

Tại sao kết qua này đáng để ý

Bắc Kinh từ lâu đã hy vọng Đài Loan cuối cùng sẽ chọn thống nhất với đại lục. Thái độ của Đài Loan đối với Hoa lục cho thấy điều này khó thành sự thật.

Chi tiết: Quan điểm đối với Hoa lục tùy theo khuynh hướng chính trị của dân Đài Loan.

Phần lớn người Đài Loan có khuynh hướng theo Đảng Tiến bộ Dân chủ (DPP), không tin tưởng Bắc Kinh; họ ủng hộ mối quan hệ chính trị thân thiết và quan hệ kinh tế chặt chẽ hơn với Hoa Kỳ. Rất ít người ủng hộ đảng DPP muốn có mối quan hệ gần gũi hơn với Hoa lục.
Tuy nhiên, phần lớn người Đài Loan theo Quốc dân đảng (Kuomintang), vốn thân Bắc Kinh hơn, cho biết họ ủng hộ quan hệ chính trị và kinh tế chặt chẽ hơn với cả Trung Quốc và Hoa Kỳ, và có cái nhìn về cả hai nước một cách tích cực. Hầu hết người Đài Loan, bất kể thuộc chính đảng nào, đều có cái nhìn tích cực đôi với Hoa Kỳ  và họ ủng hộ quan hệ chính trị và kinh tế chặt chẽ hơn với Hoa Kỳ.
Pew Research cho biết,
“Nhiệt tình nhất đối với [mối quan hệ chính trị gần gũi hơn giữa Hoa Kỳ và Đài Loan] là của những người ủng hộ  đảng Dân chủ Tiến bộ, DPP, (91%), họ chỉ coi mình là người Đài Loan (84%) và những người trẻ từ 18 đến 29 tuổi (82%).”
Pew Research
Trung tâm nghiên cứu Pew cũng xét đến khác biệt về “căn cước” mà dan Đài Loan tự chọ cho mình. Khi được hỏi họ là người “Trung Hoa đại lục”, người “Đài Loan” hay cả hai. Chỉ có 4% coi họ là người Trung Hoa đại lục. Đa số những người ủng hộ DPP (92%) và những người trong độ tuổi 18-29 (83%) cho biết họ chỉ coi họ là người Đài Loan. Chỉ 23% những người xem mình là người Đài Loan có một cái nhìn thuận lợi về Hoa lục.
Điểm mấu chốt: Ở Đài Loan, mối quan hệ chặt chẽ với Hoa Kỳ có sức hấp đối với cả hai đảng Dân chủ Tiến bộ và Quốc Dân đảng, nhưng cái nhì của họ về Hoa lục lại rất khác nhau.
Kết quả thật rõ không phải vì Pew Research  cho chúng ta biết thêm bất cứ điều gì mới; người ta thực sự đã biết hầu hết về những kết quả của cuộc thăm dò (khuynh hướng về bản sắc, cảm tình đối với Hoa lục, v.v.), nhưng kết quả của Pew Research đã tái khẳng định thực tế ở Đài Loan. Đóng góp lớn nhất của cuộc thăm dò này là sự ủng hộ của Dân Đài Loan đối với Hoa Kỳ so với Hoa lục tùy theo những khối dân Đài Loan khác nhau. Đây là một kết quả hữu ích cho chúng ta kiến thức cụ thể hơn về người Đài Loan ủng hộ DPP hay KMT nghĩ như thế nào về Hoa Kỳ và Hoa lục.
Nếu cuộc thăm dò này sau đại dịch COVID-19 hiện nay, kết quả có thể sẽ cho thấy khuynh hướng thân DPP và thân Hoa Kỳ hơn nữa. Một điểm khác, Pew Research chỉ ra 3 lựa chọn DPP, KMT và không theo khuynh hướng chính trị nào là đang lưu ý là điều đáng lưu ý vì số ủng hộ các chính đảng thứ ba l đã được đến 30% số phiếu trong cuộc bầu cử vừa qua (2020).
Các chính đảng thứ ba có quan trọng về lâu dài hay không là vấn đề chưa xác định được, nhưng hiện tại họ đã tạo ra một bản sắc chính trị – xã hội mới tiếp tục tác động đến chính trị trong nước và khu vực. Các cuộc khảo sát và nghiên cứu về Đài Loan nên có thêm những chọn lựa khác ngoài hai đảng DPP và KMT.
Kết quả nghiên cứu này của Pew Research chắc chắn là hữu ích, đáng được biết đến. Các cuộc thăm dò địa phương vì thiên vị một đảng này hay một đảng khác, nhưng kết quả cuộc thăm dò của Pew đã phản ảnh thật rõ bản sắc thực sự của xã hội dân sự. tại Đài Loan.