khktmd 2015






Đạo học làm việc lớn là ở chỗ làm rạng tỏ cái đức sáng của mình, thương yêu người dân, đạt tới chỗ chí thiện. Đại học chi đạo, tại Minh Minh Đức, tại Tân Dân, tại chỉ ư Chí Thiện. 大學之道,在明明德,在親民,在止於至善。












Thứ Sáu, 6 tháng 3, 2020

"Ca số 17" soi tỏ nhiều lổ hỏng phòng dịch Việt Nam


Đêm ngày 06/03/2020, chính quyền Hà Nội họp khẩn. Bệnh nhân nhiễm virus corona thứ 17 làm rung chuyển bầu không khí lạc quan tại Hà Nội, vốn được coi là một ốc đảo bình an, miễn nhiễm với virus, nhờ nỗ lực của chính quyền kể từ đầu mùa dịch. Nhưng ca bệnh ''số 17'' cũng làm lộ ra hàng loạt lỗ hổng của hệ thống phòng dịch Việt Nam.
Bệnh nhân N.H.N., 26 tuổi, cư trú tại phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội, làm nghề quản lý khách sạn, sau chuyến đi châu Âu trở về nước ngày 02/03, đã bị ho, sốt…, nhập viện ngày 05/03. Tại châu Âu, bệnh nhân đã từng có mặt tại vùng Lombardi (Ý), Luân Đôn và Paris. Theo báo chí Nhà nước, đầu giờ tối ngày 06/03, Bệnh Viện Nhiệt Đới Trung Ương thông báo với Ban chỉ đạo chống Covid-19 của Hà Nội về kết quả xét nghiệm dương tính với virus của nữ bệnh nhân. Nhà ở của cô N.H.N. tại phố Trúc Bạch và một số nhà xung quanh bị phong tỏa. 22 giờ 30 phút, chính quyền Hà Nội họp phiên bất thường về bệnh nhân nhiễm virus corona thứ 17.
Việt Nam vốn được coi là điểm đến ''an toàn'', trong bối cảnh dịch Covid-19 xuất phát từ Trung Quốc, đã lan rộng khắp thế giới, với khoảng 90 quốc gia, khoảng 100.000 người chính thức được công nhận nhiễm virus, gần 3.500 người thiệt mạng. Riêng tại Việt Nam, từ ba tuần qua, không có thêm ca nhiễm mới nào. Người cuối cùng rời bệnh viện cách nay hơn một tuần. Về mặt chính thức, đã không có ai chết vì Covid-19. Nằm ngay sát tâm dịch Trung Quốc, sự bình an của Việt Nam trở thành một bất ngờ đối với thế giới, nhưng cũng đặt ra nhiều dấu hỏi.
Hàng trăm trang Facebook giả mạo
Đối với một bộ phận dân chúng, bệnh nhân thứ 17 thực sự là một tai họa. Theo mạng zing.vn, ngay sau khi có tin chính quyền Hà Nội ghi nhận trường hợp người Hà Nội đầu tiên mắc Covid-19, ''hàng trăm trang Facebook giả mạo cô gái nhiễm virus corona'' đã được lập ra, để thu hút những phẫn uất của dân mạng. Một số tài khoản còn giả danh cô gái lên tiếng xin tha lỗi, vì đã không tự ý thức phải cách ly, khi từ vùng dịch trở về. Nhiều người cho rằng đây là các tài khoản thật và đưa ra hàng loạt bình luận, chửi rủa, kêu gọi trả thù (theo zing.vn, mục đích chủ yếu của việc tạo ra nhiều trang giả mạo trong số đó thực ra là để câu like và tăng tương tác để bán lại tài khoản). Tuy nhiên, các thông điệp nổi giận không chỉ xuất hiện trên những trang Facebook giả mạo. Trên các trang Facebook thật, người ta cũng có thể dễ dàng tìm thấy những lời lẽ đầy oán giận, lên án ''Kẻ chơi bời giữa mùa dịch bệnh - Kẻ phá hoại công sức phòng chống dịch của cả dân tộc Việt Nam - Kẻ gieo rắc nỗi hoang mang cho dân tộc Việt Nam''…
Tuy nhiên, không khí bình an, trước tai họa, mà nhiều người dân mường tượng khôn
Trên thực tế, từ khoảng một tuần nay, hệ thống chính trị Việt Nam dường như đã cảm thấy rất lo âu trước nguy cơ dịch Covid-19 một lần nữa đến gần. Một phần do tình hình dịch bệnh đang ngày càng nghiêm trọng hơn ở nhiều nơi trên thế giới, một phần khác có thể nhiều người trong bộ máy chính quyền hiểu rằng bản thân dịch bệnh trong nước cũng không hẳn đã bình ổn, như các số liệu chính thức mà chính quyền đưa ra để chứng minh. Ngày 04/03, Ban chỉ đạo chống dịch Covid-19 quốc gia phối hợp với bộ Quốc Phòng tổ chức diễn tập đối phó, với kịch bản cao nhất có đến ''30 000 người nhiễm virus'' (thông tin đã được cải chính sau đó).
Ngay từ cuối tháng 2/2020, chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã nhiều lần cảnh báo đây là thời điểm ''có nguy cơ lây nhiễm cao nhất'' và yêu cầu nâng mức cảnh báo.
''Kịch bản hoàn hảo'' bị vỡ
Đối với khá nhiều người thì bệnh nhân thứ 17 đã phá vỡ một kịch bản hoàn hảo về một hệ thống y tế tuyệt vời, mà chính quyền Việt Nam cố gắng tạo dựng, khi chứng minh là chính quyền đã làm tất cả để phòng ngừa, khống chế dịch, và điều trị tốt nhất cho người không may mắc bệnh.
Nhưng ngược lại, nhiều nhà quan sát cũng cho rằng chính bệnh nhân số 17 đã cho thấy rõ nhiều kẽ hở và khuyết tật của hệ thống phòng dịch Việt Nam, ít nhất xét về mặt chính thức, hay nói một cách hình tượng là về ''phần nổi của tảng băng'', bởi phần chìm cần có những điều tra.
  1. Lỗ hổng thứ nhất: Lọt lưới hàng rào kiểm soát y tế cửa khẩu sân bay. Kể từ ngày 29/02/2020, toàn bộ khách đã từng đi qua Iran và Ý phải khai báo y tế. Bệnh nhân số 17 trở về Việt Nam sáng sớm ngày 02/03, với triệu chứng ho, đau mỏi người từ trước đó.
  2. Lỗ hổng thứ hai: Chính quyền đã không yêu cầu công dân Việt Nam trở về từ châu Âu, nơi có một số vùng dịch, từ nhiều tuần qua, khai báo với cơ quan y tế. Trong cuộc họp chiều ngày 06/03, chủ tịch Hà Nội đã chính thức yêu cầu các ''quận, huyện, phường, xã tuyên truyền tới từng tổ dân phố… tới từng hộ dân, chủ động kê khai thông tin về học sinh, sinh viên, người thân đi các nước châu Âu đang có dịch, về từ ngày 20/2 đến nay'' (báo Tuổi Trẻ).
  3. Lỗ hổng thứ ba: Nhân viên y tế không thực hiện đúng quy trình bảo hộ khi tiếp xúc với bệnh nhân trong mùa dịch. Theo chủ tịch Hà Nội, tổng cộng đã có 18 nhân viên y tế tiếp xúc với bệnh nhân số 17, mà không áp dụng biện pháp bảo hộ nào (việc không thực hiện đúng quy trình bảo hộ rất có thể diễn ra trong bầu không khí lạc quan chung, trong bối cảnh nhiều người coi dịch bệnh Covid-19 đang trên đà được dập tắt hoàn toàn).
Lộ trình ở Hà Nội: Một số nghi vấn
Về mặt chính thức, có ít nhất 25 người tiếp xúc với bệnh nhân số 17, theo báo cáo nhanh của sở Y Tế (bao gồm 18 nhân viên y tế, 2 người thân, 5 người giúp việc và lái xe). Tuy nhiên, hiện tại vẫn còn khá nhiều bí ẩn xung quanh các di chuyển của cô gái nhiễm virus tại Hà Nội.
Theo một báo cáo của sở Y Tế (ngày 06/03), ''từ khi về nước, bệnh nhân đã tự cách ly tại phòng riêng, đeo khẩu trang, hạn chế tiếp xúc với người trong gia đình, và không ra khỏi nhà''. Trong cuộc họp đặc biệt đêm 06/03, bí thư thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ bảo đảm là bệnh nhân N.H.N. ''tự biết có khả năng lây bệnh nên chủ động không tiếp xúc với mọi người, đặc biệt là người nhà của mình, nhưng lại không chủ động khai báo với nhà chức trách''.
Tuy nhiên, trên một số mạng xã hội, có thông tin cho rằng bệnh nhân đã xuất hiện ở khu nhà Time City, tầng thứ 18, và khu vực này hiện đang được tẩy trùng. Cũng có một số thông tin khác chưa được kiểm chứng cho thấy người bệnh còn đến một số nơi khác trong thành phố. Nhiều người lên án cô gái reo rắc thảm họa.
Bệnh nhân Covid-19 đầu tiên theo dự đoán ?
Đối với nhiều người, ca bệnh ''số 17'' là một tai họa hoàn toàn không đáng có, do hành động vô trách nhiệm của một cá nhân. Nhưng với nhiều người khác, thì điều gì đến ắt sẽ phải đến. Dù có là bệnh nhân N.H.N. hay ai khác, Việt Nam chắc chắn sớm muộn cũng sẽ phải đối diện với những ca nhiễm virus mới, do nhiều lỗ hổng trong hệ thống phòng dịch. Vẫn theo cách nhìn này, thì cho đến nay, sở dĩ mọi sự đều có vẻ diễn ra suôn sẻ, có lẽ là do chính quyền đã nắm hoàn toàn bộ máy xét nghiệm, chẩn đoán, truyền thông… Việc công nhận một trường hợp nhiễm Covid-19 hay không do giới chính trị quyết định.
Một số người đặt giả thiết, nếu N.H.N không phải là con nhà gia thế, hay có nhân thân đặc biệt, thì dù có nhiễm virus corona cũng rất có thể sẽ bị coi như là không. Đổi trắng thay đen vốn là chuyện dễ dàng đối với những người nắm trọn quyền lực trong tay.
Tuy nhiên, cũng có thể có một lô-gic hoàn toàn khác. Con số 17 có lẽ là điều không thể tránh khỏi, khi Việt Nam ''đang phải chuyển sang trạng thái phòng chống ở mức độ cao hơn, quyết liệt hơn, toàn diện hơn", theo nhận định của thứ trưởng bộ Y Tế Nguyễn Thanh Long, bên lề lễ ra mắt Trung tâm Quản lý, điều hành hỗ trợ chuyên môn chẩn đoán điều trị Covid-19, sáng ngày 05/03. Tân thứ trưởng Y Tế dự đoán sẽ có ''ca Covid-19 mới''.
Cũng đúng ngày 05/03, bệnh nhân N.H.N. nhập viện. Kết quả dương tính với Covid-19. Theo chính quyền, Việt Nam đã sở hữu bộ xét nghiệm cho phép xác định virus ''chỉ sau hơn một giờ'', với ''kết quả chính xác 100%''. Bệnh nhân số 17 chính là ca Covid-19 đầu tiên, theo dự đoán của ông thứ trưởng

Những bài học lớn từ một con virus nhỏ





Thời tiết nóng có giúp giảm lây lan corona?





Hàng không mẫu hạm Mỹ thăm Đà Nẵng và quan hệ Mỹ - Việt - BBC News Tiếng Việt





Cuộc đọ sức Nga - Thổ sẽ đi đến đâu ?





Tàu sân bay Mỹ thăm Việt Nam: Thông điệp kép gởi đến Trung Quốc





Việt Nam, Trung Quốc, Hoa Kỳ và Freedom Open Indo Pacific (FOIP) - Tác giả Ts Đinh hoàng Thắng


Chủ công chiến lược “Ấn Thái Dương Tự do và Rộng mở” (FOIP) là Hoa Kỳ, nhưng triển khai chiến lược hẳn nhiên cần tới Bộ tứ (Quad). Đến lượt nó, Quad lại cần sự chống lưng của các đồng minh và đối tác mới nổi. Trên tương quan ấy, một trong những ý nghĩa nổi bật của chuyến thăm Đà Nẵng của mẫu hạm Theodore Roosevelt là sự hội tụ lợi ích về Biển Đông giữa Việt Nam và Hoa Kỳ.
Truyền thông Việt Nam dường như nhận được chủ trương thống nhất là hạ thấp tầm quan trọng của sự kiện tàu sân bay Mỹ Theodore Roosevelt thăm cảng Đà Nẵng từ 5 – 9/3. Cho đến hết đêm 6/3 (giờ Việt Nam), một vài trang mạng chủ chốt có đưa tin nhưng tránh bình luận. Đặc biệt chương trình Truyền hình trung ương về lễ đón nhóm tác chiến tàu sân bay USS Theodore Roosevelt của Hải quân Hoa Kỳ thăm Việt Nam chiều 5/3 khá sơ sài. Phía dưới chương trình có dòng chữ “Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!” nhưng khi cho con trỏ vào đấy, ta nhận được một chương trình khác (?) Điều này không hoàn toàn khó hiểu, vì chẳng ai dại gì đi “chọc tức” Trung Quốc những ngày này…
Cách đây hai năm, lúc mẫu hạm USS Carl Vinson vào Đà Nẵng, thì bốn ngày sau, khi chiếc mẫu hạm ấy rời Đà Nẵng, Ngoại trưởng Vương Nghị mới tố cáo “các thế lực bên ngoài tìm cách khuấy động tình hình yên ổn của khu vực”. Ông Vương tuyên bố: “Việc phái một chiến hạm với đầy đủ vũ khí và phi cơ đến để phô trương sức mạnh đã trở thành nguyên do lớn nhất gây xáo trộn cho hòa bình và ổn định ở Biển Đông”. Còn lần này, USS Theodore Roosevelt mới vào, chưa kịp tổ chức lễ đón, thì ngay ngày đầu tiên, Giám đốc Trung tâm An ninh Hàng hải Trung Quốc – ASEAN tại Đại học Dân tộc Quảng Tây Ge Junliang đã nhận xét trong cuộc phỏng vấn của Sputnik: “Mỹ hy vọng Việt Nam có thể trở thành một thành phần quan trọng của chiến lược Ấn Thái Dương”. Theo trang Sputnik, việc mở rộng sự hiện diện quân sự của Mỹ ở khu vực khiến Trung Quốc lo lắng như một mối nguy cơ đe dọa an ninh quốc gia và Trung Quốc có thể tính đến việc đáp trả.
Khác với chuyến cập cảng Đà Nẵng lần đầu tiên của mẫu hạm Carl Vinson (ngày 5/3/2018), lần này tàu sân bay USS Theodore Roosevelt (CVN-71) cùng với tuần dương hạm USS Bunker Hill (CG 52) tháp tùng, ghé thăm Đà Nẵng có nhiều ý nghĩa thời sự nóng hổi hơn trong quan hệ song phương lẫn đa phương của Việt Nam. “Cuộc hôn nhân vì lợi” Việt – Mỹ diễn ra giữa lúc Hoa Kỳ đang cần Biển Đông để vừa kiềm chế Trung Quốc, vừa khẳng định cam kết của mình đối với an ninh và thịnh vượng ở khu vực, trong khi Việt Nam cần sức mạnh của Mỹ để đối trọng với Trung Quốc. Ý nghĩa song phương, đa phương cùng hội tụ trong sự giao thoa giữa những lợi ích chiến lược này. Ngoài ra, chuyến thăm của hải quân Mỹ phần nào cũng nói lên triển vọng của các mối bang giao “gắn kết” và “ thích ứng”. Quan hệ đối tác toàn diện và hợp tác chặt chẽ giữa Hoa Kỳ với Việt Nam từ nay có thể dẫn đến các ý nghĩa và hệ quả:
Ý nghĩa đầu tiên và quan trọng nhất, bang giao Việt – Mỹ có thể đi vào  khúc quanh mới. Nói như thế này không phải để thổi phồng, mà là để thấy rõ hơn bối cảnh của chuyến thăm giữa những biến động địa chính trị trong khu vực, trên toàn cầu và những biến động đã/đang xẩy ra trong bang giao Việt – Trung, đặc biệt là những tiến triển bất định và bất toàn về mọi mặt từ nay đến cuối năm. Quả thật, chuyến thăm của mẫu hạm USS Theodore Roosevelt có thể mở ra một giai đoạn “đột phá”, nếu hai nước tiếp tục giữ được nhịp độ cải thiện quan hệ như hiện nay. Đặc biệt, hai bên Việt Mỹ bắt đầu coi trọng hơn những lợi ích sát sườn cũng như những ưu tiên chiến lược của nhau. Không chỉ trên ngôn ngữ ngoại giao mà quan hệ sẽ ngày càng đi vào thực chất hơn. Mỹ cần triển khai mạnh mẽ sự hiện diện trên Biển Đông thông qua các chiến dịch tự do hàng hải (FONOP), còn Việt Nam cần giữ cho tình hình Biển Đông đừng xấu hơn những năm qua. Mỹ có chiều hướng giảm nhẹ phê phán Việt Nam, không như tinh thần ban đầu của Tổng thống Trump, còn Việt Nam đã tích cực hơn trong quá trình làm cân bằng cán cân thương mại…
Ý nghĩa thứ hai nằm ở sự khác nhau trong chuyến thăm kỳ này của Hải quân Mỹ so với lần 2018. Lần trước, Mỹ và Bộ tứ chỉ mới ra tuyên bố về chiến lược Ấn Thái Dương (IPS), và chiến lược ấy được khai sinh tại Đà Nẵng (ngày nay được đổi tên thành FOIP). Giờ đây FOIP đã được 28 tháng tuổi, và các đối tác ASEAN đã thống nhất với nhau về nhận thức chung đối với cấu trúc liên khu vực này thông qua AOIP (Quan niệm của ASEAN về FOIP) để hình thành bộ khung về hội nhập. Lần trước, chưa có cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung (chỉ mới manh nha), chưa có tình hình hậu–Tư Chính và đặc biệt là chưa diễn ra Covid 19 ở TQ cũng như trên toàn cầu. Tất cả những nhân tố này làm cho cái vạc dầu ở khu vực đặc biệt trên Biển Đông tăng thêm độ sôi. Vừa qua, do Covid 19 nên báo chí và dư luận hơi bị lơ là về Biển Đông, trong khi tình hình ở đây rất đáng lo ngại. Không rõ là chính quyền Trump đã đưa công hàm phản đối chính phủ Trung Quốc về vụ Trung Quốc chiếu la-de vào máy bay của Mỹ trên vùng biển quốc tế chưa, nhưng đây là dấu hiệu nguy hiểm trong quan hệ Trung – Mỹ.
Sau một thời gian dàn xếp, chuyến thăm lần này của mẫu hạm Roosevelt đến Đà Nẵng gửi đi một thông điệp kép. Như giới nghiên cứu đã thống nhất với nhau, đối với người Mỹ, thông điệp rõ ràng là Hà Nội không chỉ coi trọng quan hệ song phương mà còn nghiêm túc trong việc phát triển quan hệ chiến lược lâu dài với Hoa Kỳ. Không phải ngẫu nhiên mà chuyến thăm trùng vào dịp đánh dấu kỷ niệm 25 năm bình thường hóa quan hệ Hà Nội – Washington. Đối với Trung Quốc, sau hơn ba tháng căng thẳng trong quan hệ Trung – Việt trên khu vực Bãi Tư Chính vào mùa hè năm ngoái, Hà Nội lần này biểu thị một quyết tâm cao trong việc giữ vững lập trường về Biển Đông. Nếu Trung Quốc tiếp tục áp đặt yêu sách của mình một cách hung hăng, coi thường lợi ích của Việt Nam, thì Việt Nam sẵn sàng hành động mạnh mẽ hơn, ngay cả khi điều này phải trả giá bằng mối quan hệ lâu dài với Trung Quốc.
Với hai ý nghĩa sát sườn như vừa phân tích ở trên, việc Việt Nam chấp thuận đón đội tàu Hải quân Mỹ, phát lộ ra ý nghĩa thứ ba, đó là Hà Nội đã có một động thái khá nhuẫn nhuyễn trong việc kết hợp giữa ngoại giao song phương với đa phương. Một mặt, chuyến thăm lần này đã tạo được dấu ấn nổi bật sau một phần tư thế kỷ (25 năm) trong mối quan hệ vừa duyên vừa nợ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam. Mặt khác, trên bình diện khu vực, thậm chí liên khu vực, so với các thành viên ASEAN khác, Việt Nam đã có bước đi khá ngoạn mục. Bước đi chủ động này càng có ý nghĩa trong bối cảnh quan hệ Mỹ – ASEAN, Việt Nam – ASEAN vừa qua không phải lúc nào “cơm cũng lành canh cũng ngọt”. Philippines đang tính chuyện rút khỏi Hiệp định Lực lượng Viếng thăm với Hoa Kỳ (VFA), Việt Nam và Malaysia tranh chấp nhau ở vùng chồng lấn trên Biển Đông. Rồi chuyện chỉ có 3 nước ASEAN gặp đoàn Mỹ ở Thái Lan, việc đình hoãn gặp cấp cao Mỹ – ASEAN tại Las Vegas (Trước đó, chỉ có 5 nước trong khối cam kết qua Mỹ)…
Ý nghĩa thứ tư, nếu như rồi đây Bộ Ngoại giao Việt Nam có kế hoạch thúc đẩy ý tưởng xây dựng đất nước thành một cường quốc bậc trung, thì những động thái song phương và đa phương quyện trong nhau như chuyến thăm Hải quân Mỹ hiện nay sẽ mở ra viễn cảnh ngoại giao sáng sủa cho đất nước. Chữ “nếu” ở đầu mệnh đề này muốn đề cập đến tính thận trọng của dự báo lạc quan này. Bởi vì sự thành công của khung khổ quan hệ, cái pe-rơ-đam này không chỉ tuỳ thuộc vào ngoại giao, mà nó còn được quyết định bởi nhiều chiều kích khác. Trong các nhân tố ấy, tính tự cường, ý chí độc lập trong quyết sách, “độ giãn Trung” của elite lãnh đạo, tư thế “đồng dẫn dắt” các chuyển động tích cực trong khu vực (cùng trên tuyến đầu với các thành viên ASEAN khác như Indonesia, Thái Lan, Mã Lai) có ý nghĩa quyết định. Nhất là trong tình hình khủng hoảng nội bộ ở Mã Lai, Thái Lan, Campuchia gia tăng, Việt Nam hy vọng nổi lên như một đối tác ổn định tương đối.
Và ý nghĩa thứ năm: Mỹ, Bộ tứ và ASEAN thấy rõ hơn chuyển biến bước đầu của Việt Nam trong việc đáp ứng cái đón đợi của Bộ tứ, để rồi đây, khi các điều kiện khác hội đủ, Việt Nam có cơ để trở thành một “thành viên theo sát” (shadow member) của FOIP. Vào thời điểm hiện tại, nhiều người có thể vẫn nghĩ điều này chỉ là ảo tưởng. Nhưng nếu ta nhìn lại 25 qua, thì đúng như các nhà ngoại giao Việt Mỹ từng khẳng định nhiều lần qua các hội thảo khoa học, nếu một khi cục diện địa-chiến lược đòi hỏi, không gì là không thể trong quan hệ Mỹ – Việt. Trước đây, khi chưa có khoa học vũ trụ, loài người đã từng có giấc mơ bay lên mặt trăng... Kết luận lại một câu, chuyến thăm của tàu sân bay Theodore Roosevelt có thể là quả ngọt đầu tiên trong năm nay của nền ngoại giao “gắn kết” và “thích ứng”. Một bước tiến nữa trên con đường dài lâu “nối vòng tay lớn”… Hẳn nhiên, nếu không có những vị chua và vị chát từ các sự kiện ở Việt Nam vừa qua như vụ Đồng Tâm, vụ Thủ Thiêm hay những vấn đề liên quan đến đám tang của Hoà thượng Thích Quảng Độ, thì quả ngọt của nền ngoại giao “gắn kết” và “thích ứng” ấy sẽ còn phát huy mạnh mẽ và hiệu quả hơn nữa, vì lợi ích lâu dài của quốc gia, dân tộc.

Hàng không mẫu hạm Mỹ Theodore Roosevelt thăm Đà Nẵng: Tín hiệu gì cho VN và TQ?- Tác giả Mỹ Hằng


Ý kiến rằng hàng không mẫu hạm Mỹ thăm VN vào 5/3 cho thấy Mỹ xác quyết sự hiện diện trên Biển Đông, bất chấp động thái mới của Philppines, đồng thời đề cao vai trò của Việt Nam.


Chuyến thăm thứ hai của hàng không mẫu hạm Mỹ tới Việt Nam diễn ra ngay sau khi Tổng thống Philippines cho hay đã chính thức thông báo với Mỹ về khả năng chấm dứt Thỏa thuận Thăm viếng Quân sự (VFA), được ký từ năm 1988.
Quyết định này của Philippines làm dấy lên lo ngại của các nước trong khu vực Đông Nam Á về sự thiếu vắng hiện diện quân sự của Mỹ trên Biển Đông trong khi Trung Quốc ngày càng lấn lướt.
Trong tình huống này, chuyến thăm của tàu Mỹ tới Việt Nam đang gửi đi những thông điệp gì?

Đề cao vai trò của Việt Nam


Trả lời BBC qua email ngày 3/3, Giáo sư Carl Thayer từ Australia cho hay:
"Washington sẽ đàm phán riêng với Philippines để ngăn chặn việc chấm dứt VFA. Thỏa thuận này cung cấp cơ sở pháp lý cho việc triển khai tạm thời các lực lượng quân sự của Hoa Kỳ tại Philippines. Tàu sân bay Mỹ và các tàu chiến lớn khác thường xuyên đến Philippines.''
"Nhiều khả năng Việt Nam chấp thuận chuyến thăm của hàng không mẫu hạm Mỹ trước khi có động thái nói trên của Philippines. Nhưng nếu quan hệ với Philippines xấu đi đến mức VFA bị chấm dứt, thì điều này sẽ nâng cao tầm quan trọng của việc Hoa Kỳ tiếp cận các cảng tại Việt Nam một cách thường xuyên nhằm củng cố sự hiện diện của họ trên Biển Đông."
"Điều này đòi hỏi Việt Nam phải thay đổi chính sách cho phép tàu nước ngoài cập cảng mỗi năm. Hoa Kỳ sẽ tăng cường nỗ lực vận động hành lang với Việt Nam để bảo đảm mục tiêu này." Giáo sư Carl Thayer nhận định.
"Thật không may, việc Thượng đỉnh ASEAN-Mỹ dự kiến diễn ra giữa tháng Ba đã bị hoãn. Như vậy là mất đi cơ hội để Tổng thống Donald Trump nêu ra vấn đề này một cách riêng tư với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, người dự kiến sẽ tham dự cuộc họp này."
"Các tài liệu về chính sách của Hoa Kỳ cũng xác định Việt Nam là đối tác chiến lược ưu tiên. Chuyến thăm của USS Theodore Roosevelt là một minh chứng cho cam kết của Hoa Kỳ đối với khu vực và sự hiện diện của nó ở Biển Đông được Việt Nam hoan nghênh."
Nhắc lại chuyến thăm Việt Nam đầu tiên của hàng không mẫu hạm USS Carl Vinson năm 2018, ông Carl Thayer cho rằng chuyến thăm thứ hai này của USS Theodore Roosevelt diễn ra sau cuộc đối đầu giữa Việt Nam và Trung Quốc tại Bãi Tư Chính đã "nhấn mạnh một tuyên bố quan trọng trong Sách trắng Quốc phòng Việt Nam 2019 rằng Việt Nam sẽ xem xét phát triển quan hệ quân sự và quốc phòng phù hợp và cần thiết với các quốc gia khác".

Tín hiệu tới Trung Quốc

Cũng theo Giáo sư Carl Thayer, trong hàng loạt tài liệu chính sách chiến lược, Hoa Kỳ đã xác định Trung Quốc là đối thủ cạnh tranh chính. Năm 2019, Hoa Kỳ gay gắt hơn, cáo buộc Trung Quốc bắt nạt và đe dọa ở Biển Đông.
Chuyến thăm Đà Nẵng của tàu sân bay USS Theodore Roosevelt cho thấy Hoa Kỳ đang thực hiện một trong ba mũi nhọn trong chiến lược quân sự của Hoa Kỳ, bao gồm: hiện diện thường xuyên của tầu tuần tra hải quân Mỹ, hiện diện thường xuyên của máy bay ném bom, và tự do hoạt động hàng hải, vẫn theo GS Carl Thayer.
"Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương Hoa Kỳ có chính sách lâu dài là tiến hành các cuộc tuần tra thường xuyên và liên tục ở Biển Đông. Chuyến thăm của USS Theodore Roosevelt là một ví dụ rằng chính sách này đang được thực hiện."
"Hoa Kỳ đang chứng minh rằng họ sẽ bay và đưa tàu tới khu vực Biển Đông nơi luật pháp quốc tế cho phép. Đây là một thách thức trực tiếp đối với Trung Quốc nhằm tìm cách đẩy các quốc gia nước ngoài ra khỏi vùng biển nằm trong đường yêu sách đường chín đoạn do họ tự vạch ra," GS Carl Thayer phân tích.

Kế hoạch của USS Theodore Roosevelt tại Việt Nam


"Hướng dẫn báo chí do Bộ Ngoại giao Việt Nam ban hành vào cuối tháng Hai cho thấy Việt Nam muốn chuyến thăm sắp tới giữ ở mức ít chú ý." Giáo sư Carl Thayer cho BBC hay.
Ông đơn cử việc hướng dẫn báo chí gửi đến các phóng viên tại Việt Nam chỉ đề cập đến chuyến thăm của tàu hải quân Hoa Kỳ chứ không nói là tàu sân bay."
Hướng dẫn này cũng viết rằng các phóng viên ''được mời đến nghe các tuyên bố ngắn và đặt câu hỏi tại một cuộc họp báo nhanh" vào ngày 5/3, và "Thông tin về chuyến thăm này không được công bố cho đến khi có thông báo mới."
Theo trang Kienthuc.vn, USS Theodore Roosevelt của Hải quân Mỹ cùng đội hộ tống bao gồm một tuần dương hạm và năm khu trục hạm đang thực hiện hành trình vượt Thái Bình Dương, sẽ cập cảng Đà Nẵng từ 5-9/3/2020.
Trong chuyến thăm lần này, ngoài biên đội tàu sân bay USS Theodore Roosevelt còn có liên đội máy bay số 11 của Không quân Hải quân Mỹ.
Đội tàu hộ tống trong biên đội của tàu sân bay USS Theodore Roosevelt bao gồm một tuần dương hạm lớp Ticonderoga - lớp tuần dương hạm duy nhất Mỹ đang sử dụng.
Trang này, trong bài viết hôm 3/3 cho hay thêm rằng: "Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội đang làm việc với Bộ ngoại giao Việt Nam để chuẩn bị cho chuyến thăm, quyết định cuối cùng nằm ở chúng ta và vẫn chưa được đưa ra chính thức."
Đây là chuyến viếng thăm thứ hai của một tuần dương mẫu hạm thuộc Hải quân Hoa Kỳ tới Đà Năng, Việt Nam.
Năm 2018, hàng không mẫu hạm USS Carl Vinson cập cảng Đà Nẵng, trở thành mẫu hạm đầu tiên của Hải quân Hoa Kỳ ghé Việt Nam kể từ khi chiến tranh Việt Nam chấm dứt năm 1975.


Lịch sử sẽ '"xem lại" bản án tù với Hòa thượng Quảng Độ?





"Tôi vừa hài lòng vừa không về tang lễ HT Quảng Độ"





Covid-19: xét nghiệm virus của VN có thực sự chính xác?- Tác giả Ngô Trường Anh Vũ


Trước tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến khó lường, các khu cách ly của Việt Nam đang có dấu hiệu quá tải.

Bên cạnh đó, tính chính xác của việc xét nghiệm SARS-CoV-2 tại Việt Nam vẫn là mối lo ngại của nhiều người dân.
Đã có trường hợp xét nghiệm 4 lần mới ra kết quả dương tính tại Thiên Tân, Trung Quốc. Mới đây ngày 27/2, một nữ bệnh nhân 27 tuổi đã tử vong tại bệnh viện 115 khi có đầy đủ các triệu chứng của viêm phổi virus corona chủng mới như: sốc nhiễm khuẩn, viêm phổi nặng, ARDS (suy hô hấp cấp tính), viêm cơ tim, suy đa cơ quan, chưa loại trừ cúm (xem giấy báo tử 1). Sau đó ngày 28/2, một nam thanh niên tử vong ở Hà Nội. Cả 2 trường hợp này đều đã được lấy mẫu dịch từ đường hô hấp (mũi, họng, thanh quản) để xét nghiệm và cho về kết quả âm tính.
Tuy nhiên, theo một nghiên cứu của nhóm nhà khoa học Trung Quốc được đứng đầu bởi Thạch Chính Lệ - trưởng phòng nghiên cứu Virus học Vũ Hán, thì chỉ xét nghiệm bằng dịch đường hô hấp là chưa đủ mà còn phải xét nghiệm cả mẫu phân (phết hậu môn).
Nghiên cứu này có thể dùng để giải thích các trường hợp dương tính lần 2 với loại virus chủng mới, đồng thời là một tài liệu quý để các nước học hỏi trong công tác phòng dịch.
Nhóm nhà khoa học Trung Quốc đã tiến hành theo dõi 2 nhóm bệnh nhân, thuộc tất cả các nhóm tuổi và giới tính. Họ kết luận như sau (lược dịch):
- Trong một nhóm 16 người được theo dõi, ngày đầu tiên (Day zero) chúng tôi nhận được kết quả 8 ca dương tính từ dịch đường hô hấp và 4 kết quả dương tính từ dịch hậu môn. Tuy nhiên, vào ngày thứ 5, chúng tôi chỉ xét nghiệm thấy 4 mẫu dương tính từ dịch hô hấp và đến 6 mẫu dương tính từ dịch hậu môn.
- Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy rằng cách phát hiện virus trong mẫu dịch đường hô hấp đối với nCoV-2019 là không hoàn hảo. Virus có thể có trong phết hậu môn hoặc máu của bệnh nhân ngay cả khi xét nghiệm dịch đường hô hấp cho kết quả âm tính.
- Bệnh nhân bị nhiễm nCoV-2019 có thể chứa virus trong ống tiêu hoá ở giai đoạn sớm hoặc muộn của bệnh.
- Đáng lưu ý rằng không có bệnh nhân nào có máu nhiễm virus cho ra kết quả dương tính. Những bệnh nhân này (xét nghiệm bằng dịch đường hô hấp và máu) có thể sẽ được coi là âm tính với nCoV-2019 bằng các quy trình xét nghiệm thông thường, từ đó gây ra mối đe dọa về truyền nhiễm cho những người khác.
- Chúng tôi quan sát thấy sự thay đổi từ dương tính với virus trong đường hô hấp ở những ca mới nhiễm bệnh sẽ dần chuyển thành dương tính qua xét nghiệm phết hậu môn trong thời kì sau.
- Quan sát này cho thấy rằng chúng ta không thể để xuất viện một bệnh nhân mà chỉ dựa trên bệnh phẩm âm tính của đường hô hấp, người này vẫn có thể dùng tiếp tục lây lan virus bằng đường phân hoặc đường hô hấp. Trên hết, chúng tôi đặc biệt khuyến cáo nên sử dụng xét nghiệm virus trong huyết thanh IgM và IgG để xác nhận, xét đến việc các kết quả từ bệnh phẩm đường hô hấp là không đáng tin cậy.

Nghiên cứu của các nhà khoa học Trung Quốc cho thấy gì?

Điều có thể thấy qua nghiên cứu này là: Các xét nghiệm bằng bệnh phẩm đường hô hấp được đánh giá có độ tin cậy thấp, nhóm khoa học Trung Quốc khuyến cáo dùng thêm xét nghiệm huyết thanh để xác nhận người bệnh có thực sự âm tính với virus hay không.
Theo như thông tin từ một số bác sĩ cũng như trên các phương tiện truyền thông, thì đối với COVID-19 Việt Nam đang sử dụng xét nghiệm dịch đường hô hấp (thấy rõ qua hai bài báo về hai thanh niên tử vong) mà không xét nghiệm bằng phết hậu môn hay huyết thanh.
Như vậy kết quả xét nghiệm của Việt Nam có thể không chính xác theo quy trình hiện tại. Đây là một vấn đề Bộ Y Tế cần thảo luận và nghiên cứu kĩ.
Đồng thời, để nhân dân an tâm trong mùa dịch, đặc biệt trong thời điểm học sinh sắp đi học lại vào tháng 3, Bộ Y Tế nên công khai, minh bạch về các số liệu xét nghiệm. Ví dụ như: một ngày xét nghiệm bao nhiêu mẫu, bao nhiêu ca là dương tính và âm tính, số người nghi nhiễm và chưa được xét nghiệm, vv… Việc này CDC Hàn Quốc đang làm rất tốt, cập nhật định kỳ mỗi ngày 3 lần cho dân chúng được biết.
WHO đã nâng cảnh báo toàn cầu đối với COVID-19 lên mức cao nhất, Việt Nam là nơi sát vùng tâm dịch Trung Quốc, công tác xét nghiệm rất cần chính xác, minh bạch để đảm bảo an toàn sức khoẻ cho người dân.
Rất mong kiến nghị này được giới chuyên môn và các chuyên gia dịch tễ đầu ngành thảo luận và giải đáp.

Virus corona: Làm thế nào để tránh lây nhiễm



Các chuyên gia y tế công cộng đã đưa ra lời khuyên về cách tránh bị lây và làm lây lan virus corona.

Tôi cần làm gì để bảo vệ bản thân?


Presentational white space
Virus corona
Presentational white space


Virus corona
Virus corona
Virus corona
Virus corona
Presentational white space

Các triệu chứng?


Presentational white space
Virus corona
Presentational white spaceTôi cần làm gì nếu thấy không khỏe?
Virus corona
Presentational white space
Virus corona
Presentational white space
Virus corona

Mỹ khẳng định chiến lược ở Biển Đông





Thứ Tư, 4 tháng 3, 2020

Moai, vì một mục đích chung - Tác giả Mai thanh Truyết




Khái niệm thứ tư trong bốn quan niệm về cách sống của người Nhựt là Moai.
Moai /ˈmoʊ.aɪ/ (nghe), hoặc mo.ai (tiếng Tây Ban Nha: moái), nguyên thủy là những hình người nguyên khối được người Rapa Nui khắc trên đảo Phục Sinh – Easter Island ở phía đông Polynesia giữa những năm 1250 và 1500. Hiện nay, gần một nửa hình tượng vẫn còn ở Rano Raraku, vùng đá moai chính, nhưng hàng trăm tượng người đã được vận chuyển khỏi nơi đó và đặt trên các bục đá gọi là Ahu (tập hợp nhiều tượng Moai) chung quanh chu vi của hòn đảo.
Hầu như tất cả các tượng moai đều có cái đầu quá lớn bằng ba phần tám kích thước của toàn bộ bức tượng. Moai chủ yếu là khuôn mặt sống - aringa ora của tổ tiên thần thánh - aringa ora ata tepuna. Các bức tượng vẫn nhìn đăm đăm vào đất liền trên khắp vùng đất gia tộc của họ khi người châu Âu lần đầu tiên đến thăm hòn đảo này vào năm 1722.
Tượng moai cao nhất được gọi là Paro, cao gần 10 mét (33 ft) và nặng 82 tấn ở Ahu Tongariki.
Moai là tượng đài mang tính biểu tượng nhất của Đảo Phục Sinh, với hơn 900 bức tượng trải rộng trên khắp vùng đất của đảo.

Các tượng Moai biểu tượng cho sự kiện gì?
Và chúng đến từ đâu?
Chúng được tạo ra như thế nào?
Và bằng phương tiện nào, chúng được vận chuyển từ nơi này đến nơi khác như thế nào?
Xin được chia xẻ những giả thuyết và lý giải dưới đây nằm trong chính những công trình huyền thoại này.

1. Giả thuyết và Lý giải các tượng Moai

· Ý nghĩa: Trong ngôn ngữ Rapa Nui, các bức tượng trên đảo Phục Sinh được gọi là Moai Aringa Ora, có nghĩa là khuôn mặt sống của tổ tiên chúng ta. Lý giải phổ biến nhất là những bức tượng này được tạo ra để bảo tồn năng lượng của người bản địa sau khi chết. Hơn nữa, họ còn tin tưởng rằng năng lượng này kiểm soát mùa màng và động vật.

· Xây dựng: Theo nhiều nghiên cứu khác nhau, truyền thống điêu khắc tượng Moai  xuất phát từ 
phong tục Polynesia cổ đại. Chúng được điêu khắc trong một loạt các đá núi lửa khác nhau, bao gồm đá bazan và đá trachyte. Đá từ núi lửa Rano Raraku, cũng được khai thác. Các moai, hay tượng đảo Phục Sinh, được chạm khắc trực tiếp từ đá.
. Vận chuyển: Đây là một lĩnh vực gây ra nhiều cuộc tranh luận. Một trong những lý thuyết phổ biến nhất là các bức tượng trên đảo Phục Sinh được buộc bằng dây thừng và sau đó được di chuyển do một nhóm người làm việc cùng với nhau. Một giả thuyết khác cho rằng chúng đã được di chuyển bằng cách đặt chúng xuống trên một bục gỗ, sau đó dùng sức để di chuyển các tượng.

· Vị trí: Một lượng lớn nhất của các cấu trúc này được đặt gần Núi lửa Rano Raraku. Có giả thuyết cho rằng các tượng Moai, hay tượng Đảo Phục Sinh, không đầy đủ hoặc nằm ở những nơi xa xôi nhất trên đảo, đã bị bỏ rơi khi được vận chuyển. Tổng cộng có 280 chiếu đầu trên Đảo Phục Sinh đã được gắn trên một ahu - nền tảng đá mà trên đó Moai có thể được đặt theo chiều dọc. Một nghiên cứu gần đây do Đại học California công bố, cho thấy rằng một mô hình tồn tại liên quan đến cách thức tổ chức các bức tượng trên Đảo Phục Sinh. Cuộc điều tra khám phá ý tưởng rằng những bức tượng này được cố tình định vị như một cách đánh dấu các vị trí có nước, một nguồn tài nguyên tự nhiên hiếm trên đảo nầy.

2. Moai và phong tục Nhật Bản

Moais ((模合, Mo-ai)) dưới nhản quan Nhật bản mang một ý nghĩa khác là sự hình thành các nhóm hỗ trợ xã hội  nhằm cung cấp sự trợ giúp khác nhau từ các lợi ích xã hội, tài chính, sức khỏe hoặc tinh thần. Moai có nghĩa là "cuộc họp vì một mục đích chung" trong tiếng Nhật và bắt nguồn từ các nhóm hỗ trợ xã hội ở Okinawa, Nhật Bản.

Người dân Okinawa có tự xem mình là người Nhật không?

Ryukyuans được xem như là dân tộc bản địa đến từ đảo Phục sinh. Họ không phải là một nhóm thiểu số được công nhận ở Nhật Bản, vì chính quyền Nhật Bản coi họ chỉ là một nhóm nhỏ của người dân Nhật Bản, gần giống với người Yamato. Mặc dù không được công nhận, Ryukyuans là nhóm dân tộc thiểu số lớn nhất ở Nhật Bản, với 1,3 triệu người sống ở tỉnh Okinawa.

Từ nguyên ủy, những người lớn tuổi ở Okinawa, Nhật Bản, là một trong những điểm nóng (hotspot) vì họ có tuổi thọ lớn nhứt so với hầu hết mọi người trên thế giới. Moai, một trong những truyền thống lâu đời của họ, mang ý nghĩa là các nhóm hỗ trợ xã hội bắt đầu từ thời thơ ấu và kéo dài đến những năm ngoài 100 tuổi.
Thuật ngữ này bắt nguồn từ hàng trăm năm trước như là một phương tiện của hệ thống hỗ trợ tài chính trong làng. Ban đầu, Moai được thành lập để tập hợp các nguồn tài nguyên củả một ngôi làng nhằm mục đích xây dựng các dự án hoặc công trình phục vụ công cộng. Nếu một cá nhân cần vốn để mua đất hoặc chăm sóc khẩn cấp, cách duy nhất là gom tiền tại địa phương. Ngày nay, ý tưởng đã được mở rộng để trở thành một mạng lưới hỗ trợ xã hội, một truyền thống văn hóa cho sự hợp tác hỗ tương 
theo truyền thống, các nhóm khoảng năm trẻ nhỏ đã được ghép đôi với nhau và sau đó họ đã cam kết với nhau trọn đời (Traditionally, groups of about five young children were paired together and it’s then that they made a commitment to each other for life). Ý nghĩa của hệ thống gia đình như trên và nhóm hỗ trợ xã hội Moai khiến cho mỗi người dân nơi đây tin tưởng vàochính “Moai của mình” cũng như nghĩa vụ xã hội của người Okinawa - yuimaru - để hỗ trợ lẫn nhau mỗi khi gặp khó khăn trong đời sống.

Từ những niềm tin Moai trên, các kết quả nghiên cứu cho thấy sự kết nối xã hội của bạn có thể mang tác động lâu dài đến sức khỏe và hạnh phúc của bạn. Bạn nắm bắt thói quen của ba người bạn thân nhất của bạn. Nếu có sự chia sẻ hỗ tương giữa các giá trị tương tự, thói quen lành mạnh và mục tiêu cuộc sống, thì bạn có nhiều khả năng như:

. Có nhiều trải nghiệm ít căng thẳng hơn: Sự cô đơn có thể làm giảm tuổi thọ của bạn xuống tám năm. Ở Okinawa, các thành viên của Moai trải nghiệm sự an toàn căng thẳng khi biết rằng luôn có 
một người ở bên cạnh bạn;

· Cảm thấy hạnh phúc hơn: Nếu bạn mang hạnh phúc của các bạn thân vào “mình”, bạn sẽ làm tăng hạnh phúc của mình thêm được 15%, vì hạnh phúc là lan truyền;

· Cảm nhận và hưởng một cuộc sống thọ: Người già không có bạn thân có nhiều khả năng mắc các bệnh mãn tính như bệnh tim, tiểu đường và trầm cảm so với các đối tác của họ. Họ cũng có nguy cơ cao bị đột quỵ. Trung bình, phụ nữ Okinawa sống lâu hơn phụ nữ Mỹ 8 năm vì Moai của họ có thể là một thành phần quan trọng trong cuộc sống thọ của họ.

3. Bạn chiêm nghiệm được gì nơi Moai?

Từ giả thuyết có một xã hội Rapanui được phân cấp theo truyền thống, được lãnh đạo bởi một lớp người tin rằng họ là những người con ưu tú do Chúa chỉ định. Những nhà lãnh đạo này đã ra lệnh cho các tầng lớp thấp hơn có thể ở và sống. 

Họ sẽ phải làm việc như thế nào để cung cấp thực phẩm cho giới thượng lưu và dân số nói chung. Giai cấp thống trị cũng xác định cách thức và thời điểm Moai đã được xây dựng theo thời gian.

Họ đã rất thành công trong ý nghĩa là dân số trên đảo Phục Sinh tăng lên cùng với sự phát triển nông nghiệp và ngư nghiệp trên đảo. Nhưng qua thời gian, sự gia tăng dân số và sự bất bình đẳng tràn lan trong một môi trường thiên nhiên quá thô sơ, cuối cùng đã dẫn đến những thay đổi xã hội tồi tệ. Sự sụp đổ nội bộ như được nêu ra trong sách Collapse - Sự sụp đổ, GS Jared Diamond, cùng với việc thực dân hóa và buôn bán nô lệ trong những năm 1800 đã khiến dân số của Rapa Nui giảm xuống chỉ còn 111 vào những năm 1870. Và sau đó, một dân tộc hoàn toàn biến mất.    

Vài suy nghĩ của người viết xin được chia xẻ khi nhìn vào một dân tộc bị xóa tên như dưới đây:

· Một dân tộc thể hiện một nền văn minh sơ khai, và không có cơ hội hội nhập vào cộng đồng thế giới trong một thời gian dài, trước sau gì cũng bị thoái hóa, lần lần bị đào thải, và sau cùng biến mất;

· Một số nhỏ dân ở đảo Phục Sinh vì/nhờ một lý do gì đó đã trôi dạt đến đảo Okinawa;

· Chính vì là thiểu số, họ sống đùm bọc nhau, nương tựa nhau, đoàn kết trong tình thần thôn xả, cùng chia xẻ “hạnh phúc” cho nhau, sống trong tinh thần “Già Làng” của người Champa, tinh thần “thôn ấp” ở miền Nam…mang lại một cuộc sống an bình và trường thọ.

Bài học rút ra cho người Việt ở quốc nội và hải ngoại là bài học Thương yêu và ĐOÀN KẾT mới mong giữ được nước và thoát khỏi cảnh dân tộc bị diệt vong.

Bác sĩ Trần Xuân Ninh, vài suy nghĩ nhân đại lão hòa thượng Thích Quảng Độ viên tịch





Châu văn Khảm: "Tôi yêu quê hương, đất nước và không có lý do gì sát hại đồng bào mình"





Dùng sự phán đoán thông thường đễ ngăn ngừa coronavirus





Đã có vaccine ngừa corona sẵn sàng thử nghiệm trên người






Người Việt ‘hỗn loạn’ giữa tâm dịch Covid-19 ở Daegu






Thầy Quảng Độ và Phật giáo Việt Nam: ‘Hoa sen trong biển lửa’






Covid-19: Thầy thuốc y học cổ truyền VN nói về ứng phó






Thứ Ba, 3 tháng 3, 2020

INFODEMIC - Tác giả Mạnh Kim


Trong khi COVID-19 tiếp tục lan rộng thế giới, một cơn dịch khác cũng bùng nổ: tin giả! Tràn lan tin giả, từ thuyết âm mưu rùng rợn đến những “bình luận” chính trị hóa sự kiện, từ những cái chết giả đến cả các “phương pháp” phòng chống bệnh phản khoa học… Tin giả COVID-19 đang gieo rắc hoảng loạn xã hội và càng làm tình hình thêm rối.
Mới đây, có tin Đức Giáo hoàng Phanxicô và hai phụ tá được xét nghiệm dương tính với coronavirus! Ngoài những tin đồn nhảm nhí như vậy, loại tin giả được “nhiệt tình” chia sẻ nhiều nhất là thuyết âm mưu. Một trong những “ổ dịch” tin giả lớn nhất lâu nay là Epoch Times (bản tiếng Việt là “Đại Kỷ Nguyên”). Một bản tin của tờ này nói rằng coronavirus được tạo ra từ Phòng nghiên cứu virus Vũ Hán, nơi con trai của Giang Trạch Dân – Giang Miên Hằng – chịu trách nhiệm giám sát. Mục đích của việc tung ra virus từ phòng nghiên cứu trên là nhằm đánh phá Tập Cận Bình! Bản tin không đưa ra bất kỳ bằng chứng nào này lại được lan truyền khắp mạng xã hội.
Đến nay, không ít người vẫn tin vụ một phòng thí nghiệm Vũ Hán nghiên cứu vũ khí sinh học và vô tình làm “sổng chuồng” virus gây ra đại họa cho thế giới là có thật. Thậm chí có người còn nói Trung Quốc đã bí mật tung ra coronavirus để “đánh” Mỹ vì đang thua Mỹ trong cuộc chiến mậu dịch! Ngày 19-2-2020, chuyên san y học lừng danh The Lancet đã đăng tuyên bố của 27 nhà khoa học y tế cộng đồng, nhấn mạnh, họ “lên án mạnh mẽ những thuyết âm mưu cho rằng COVID-19 không có nguồn gốc tự nhiên”. Trước đó, ngày 1-2, bác sĩ Robert H. Shmerling, biên tập viên Harvard Health Publishing, cũng phản ứng gay gắt trước sự bùng nổ của đại dịch tin giả.
Ổ dịch tin giả không thể không nói nữa là Nga. Ngày 23-2, giới chức Bộ Ngoại giao Mỹ nói rằng hàng ngàn tài khoản mạng xã hội tại Nga đang tung ra vô số tin giả liên quan COVID-19. Khác với thuyết âm mưu rằng Trung Quốc tạo ra coronavirus nhằm đánh Mỹ, tin giả từ Nga lại khẳng định chắc như bắp rằng Mỹ tạo ra coronavirus để đánh Trung Quốc, rằng coronavirus là vũ khí sinh học được CIA chế tạo… Thập niên 1980, cũng từ Nga, chính xác là từ KGB, thuyết âm mưu rằng giới khoa học Mỹ chế tạo HIV (human immunodeficiency virus) gây ra AIDS cũng từng lan rộng và cũng khiến khối người tin.
Tâm lý hoảng loạn trước sự bùng nổ dịch bệnh đã trở thành “môi trường” thích hợp để “virus tin giả” nhanh chóng phát tán và “lây lan”. Sự bưng bít thông tin của Trung Quốc càng khiến tin giả được dịp bùng nổ. Tâm lý ngày càng phổ biến của đa số người dùng mạng xã hội, đến mức trở thành thói quen, là không kiểm chứng nguồn tin, đã giúp tin giả dễ truyền nhanh. Tin giả nhiều đến mức chúng “biến thể” thành nhiều dạng khác nhau mà không có “vaccine” nào khả dĩ ngăn chặn. Nhiều vị trở thành “bác sĩ” với những phương pháp chữa bệnh kỳ lạ. Nhiều vị trở thành “nhà bình luận chính trị” phân tích “những bí ẩn chính trường” đằng sau bức màn đen che đậy thông tin của Trung Quốc. Nhiều vị trở thành “nhà báo” nổi lên trên tuyến đầu chuyên cập nhật tin tức coronavirus mà nguồn tin của anh ta lại đến từ những nguồn tin giả.
Tin giả thật ra là vấn nạn kinh khủng của thời bùng nổ mạng xã hội. Sự phát triển của Facebook, Twitter, Google… cùng lúc với sự tuột dốc của báo chí truyền thống, đã giúp tin giả nhanh chóng biến thành một con quái vật phát triển không ngừng. Tin giả là sản phẩm chủ yếu của tâm lý. Tin giả xuất phát từ tâm lý thù ghét hoặc yêu thích chiếm một tỉ lệ rất lớn trong các “thể loại” tin giả. Cụ thể ở vụ COVID-19, tin giả rõ ràng xuất phát từ tâm lý thù ghét Trung Quốc. Nó mang lại sự khoái trá nhất định như một liệu pháp tâm lý giúp giải tỏa được sự ghét bỏ Trung Quốc lâu nay. Trung Quốc dĩ nhiên gần như luôn đáng bị khinh ghét, với những gì họ làm. Tuy nhiên, nếu ghét Trung Quốc, nếu lên án và chỉ trích cách thức vừa bưng bít thông tin vừa ngụy tạo thông tin của nhà cầm quyền Trung Quốc, thì việc dùng hình thức dối trá để nhân cơ hội này “đánh cho nó chết” thì chỉ đẩy tình huống vào một trớ trêu đầy mỉa mai, với hình ảnh rằng cả hai bên đều xứng đáng là một bọn bịp như nhau. Muốn “đánh” Trung Quốc thì cần tìm kiếm sự thật để lật tẩy sự dối trá của họ. Không thể dùng dối trá để “lên án” dối trá.
Sự bùng nổ của dịch tin giả luôn mang lại những câu chuyện đầy mỉa mai. Trong khi nhiều hãng tin và tờ báo lớn đang bị qui kết là nơi “sản xuất tin giả” thì cùng lúc những người qui kết như vậy lại háo hức lan truyền tin giả. Mỉa mai hơn, có không ít người dường như rất dễ tin vào tin giả lại được mặc định là những người đang đóng góp cho việc làm tin thật. Đó là giới báo chí. Cách đây không lâu, một số nhà báo đã chia sẻ bản tin rằng New York Times dựng nguyên một panô khổng lồ hình Mao Trạch Đông ngay trước mặt tiền trụ sở nhằm tôn vinh lãnh tụ họ Mao. Đó là tấm hình ngụy tạo bằng photoshop. Tôi đã được xác nhận điều này bằng thư trả lời của ban biên tập New York Times, cũng như bằng tin nhắn hồi âm của phóng viên (New York Times) Edward Wong. Như đã nói, tin giả là sản phẩm chủ yếu của tâm lý. Ở đây là sự thù ghét New York Times.
Cũng xuất phát từ tâm lý thù ghét chế độ cộng sản Việt Nam, vô số tin giả cũng liên tục được tạo ra. Như trường hợp Trung Quốc, sự tình ngày càng trớ trêu khi người ta dùng tin giả để đánh lại một chế độ vốn nổi tiếng là “trùm” tin giả, từ việc “chế” ra những “anh hùng” thời Điện Biên Phủ, thời kháng chiến chống Pháp, thời đánh Mỹ, cho đến thời đánh “bọn phản động nhận 300.000 đồng” để đi biểu tình. Làm thế nào mà chế độ cộng sản Việt Nam có thể “chết” nếu chỉ tạo ra những tin giả nhảm nhí chẳng hạn “Mạnh Mượt” (Nông Đức Mạnh) “vừa mới chết”? Hơn nữa, làm thế nào có thể địch lại bộ máy chuyên nghiệp trong nghề sản xuất tin giả với “kỹ thuật” lẫn tài chính dồi dào của chính quyền?
Như Trung Quốc, chế độ cai trị vừa bưng bít vừa dối trá này chỉ sợ sự thật. Hai quái vật dối trá như nhau đánh nhau trong bóng đêm chỉ kéo dài thêm sự tăm tối. Đất nước này cần được mang ra ánh sáng vì nó đã sống quá lâu trong bóng tối. Lập luận rằng vì cộng sản chuyên dối trá nên phải dùng công cụ dối trá để đánh lại là một lập luận không mang lại chút ánh sáng khả dĩ nào. Cộng sản chỉ sợ sự thật. Đó là một sự thật.
Trở lại với cái gọi là “infodemic”. Với tình hình nghiêm trọng hiện nay, hãy bình tĩnh và chọn lọc tin. Việc lan truyền những tin tức không thể kiểm chứng cũng như việc chia sẻ những thuyết âm mưu sẽ không bao giờ làm cho cá nhân mình hoặc gia đình mình an toàn hơn. Trong khi chờ giới khoa học tìm ra được vaccine trị coronavirus, có lẽ tự thân xã hội phải tự sản xuất vaccine trị “infodemic”.