khktmd 2015






Đạo học làm việc lớn là ở chỗ làm rạng tỏ cái đức sáng của mình, thương yêu người dân, đạt tới chỗ chí thiện. Đại học chi đạo, tại Minh Minh Đức, tại Tân Dân, tại chỉ ư Chí Thiện. 大學之道,在明明德,在親民,在止於至善。












Thứ Bảy, 1 tháng 1, 2022

Tám Phố Saigon, thơ Nguyên Sa

 



Tô Thùy Yên, thi sĩ lớn của Nhóm Sáng Tạo - Tác giả Viên Linh

 

Ngày đầu tuần trong giờ làm việc, nhà văn Ngô Thế Vinh từ một bệnh viện ở Long Beach gọi điện thoại cho người viết bài này, nói chuyện về người thứ tư còn sót lại của nhóm Sáng Tạo, đó là nhà thơ Tô Thùy Yên.

Một cảnh trong Ðêm Thơ Tô Thùy Yên do Trầm Tử Thiêng, Viên Linh và Lâm Tường Dũ tổ chức tại Quận Cam vào Tháng Giêng năm 1994, một thời gian ngắn sau khi thi sĩ tới Hoa Kỳ. 

Mai Thảo đang giới thiệu Tô Thùy Yên trên diễn đàn. (Hình tài liệu của Viên Linh)

Trong câu chuyện, tác giả Mặt Trận ở Sài Gòn và Vòng Ðai Xanh, giải Văn Chương Toàn Quốc VNCH, 1971, tin rằng Nhóm Sáng Tạo còn nhiều người vẫn đang hoạt động, chứ không phải chỉ có “ba người còn sót lại” như một tờ báo vừa mới loan tin sai. Tôi lưu ý anh rằng lớp viết báo, làm báo hiện nay còn trẻ, không có bao người đọc văn chương Việt thời trước 75, còn những người trong văn giới thời đó nay đã nhiều tuổi, trí nhớ đã ngắn đi, nếu họ có đọc Sáng Tạo, bên cạnh nhiều người mặc dù xuất hiện từ trước 75, nhưng chưa bao giờ viết Sáng Tạo, vì khi họ đặt được bước chân đầu tiên lên bến văn chương, thì con tầu Sáng Tạo đã rời ga từ năm bảy năm trước. Nhân thể, tôi cho người bạn biết: số chót của Sáng Tạo ra vào năm 1961, và Tô Thùy Yên có mặt ngay trên Sáng Tạo vào cuối năm 1956, và đăng thơ liên tục trên tờ tạp chí văn học đó. Trong tòa soạn của chúng tôi có khoảng 10 số Sáng Tạo, số nào cũng có thơ Tô Thùy Yên. Tô Thùy Yên là thi sĩ nòng cốt của Phong trào Thơ Tự Do của miền Nam, và là thi sĩ lớn của Nhóm Sáng Tạo. Tôi chỉ có khoảng 15 bài thơ đăng trên Sáng Tạo, song Tô Thùy Yên có nhiều gấp đôi. Hai bài thơ có tính tuyên ngôn của anh là bài Tôi Lên Tiếng và bài Tôi.

Tôi Lên Tiếng
Tôi gật đầu trước mặt ái tình
Như một loài cỏ ngoan vâng lời gió dạy
Kìa máu chảy ngoài đường*
Kìa máu chảy
Tôi ra giữa công trường cất tiếng kêu oan
Nhân loại ngây thơ đời đời chịu tội
Sắt đỏ cày nhăn trán mịn màng
Lúa đầy đồng người thiếu gạo ăn
Chúng nó đòi thủ tiêu thi sĩ
Tôi là thi sĩ tôi yêu
Chúng ta góp tay đẩy đời đi tròn
Hỡi những người chỉ dám khóc trong giấc mơ
Tôi đáp lời bình minh tuổi trẻ
Ðược nhìn mặt trời sung sướng thay...
(Tô Thùy Yên, Sáng Tạo số 8, 5.1957 *Thi sĩ có ghi chú một câu thơ
của Pablo Neruda nhân nhắc đến “máu chảy ngoài đường.”)
Tôi
Tôi là Tô Thùy Yên là thi sĩ
là người chép sử tương lai
Vốn học hành dang dở nên ra đứng bờ cuộc đời
ngó xuống hư vô ...
Có sống ngoài chiến khu nên rồi bỏ Việt Minh
Ðến ngợi ca cuộc đời xứ sở anh em ái tình thịnh trị
Và chỉ cất lời ngợi ca cho kẻ sành điệu muốn nghe.
(TTY, Sáng Tạo số 11 - tháng 8, 1957)
Bộ Biên Tập Sáng Tạo có ghi tên Tô Thùy Yên, bên cạnh bảy người khác, theo thứ tự abc: Doãn Quốc Sỹ, Duy Thanh, Mai Thảo, Nguyễn Sỹ Tế, Thái Tuấn, Thanh Tâm Tuyền, Tô Thùy Yên, Trần Thanh Hiệp. Anh có mặt trong các cuộc Thảo Luận Bàn Tròn quan trọng của Nhóm: Thảo luận về “Nhân vật trong tiểu thuyết,” tháng 7, 1960; “Nói chuyện về Thơ Bây Giờ,” tháng 8, 1960; “Ngôn ngữ mới trong hội họa,” và sau cùng: “Nhìn lại văn nghệ tiền chiến ở Việt Nam.” Trong cuộc thảo luận về Thơ, Tô Thùy Yên xác định: “Thơ biến cái thật thành không thật... Bất cứ nhà thơ nào cũng sử dụng và đồng thời chối nhận ngôn ngữ. Sự mới mẻ độc đáo trong thơ trái với các bộ môn khác trong văn chương là không nằm trong đề tài (đề tài trong thơ thường khi rất thông thường và được coi như hằng cửu).”
Tô Thùy Yên còn là một trường hợp đặc biệt trong Văn học Miền Nam: mặc dù có thơ đăng báo trước tuổi hai mươi nhưng anh chưa có thi phẩm, hay bất cứ một cuốn sách nào, được xuất bản trước 1975, tuy vậy, anh được coi là một tác giả, một nhà thơ quan trọng của Văn chương Miền Nam. (Anh là người Nam duy nhất trong Nhóm Sáng Tạo.) Thi phẩm đầu tay của anh được in ở hải ngoại, và do nhà xuất bản “edition lmn” (không viết hoa - là chữ đầu của ba người họ Lê, họ Mai và họ Nguyễn) in ở Ðức năm 1994. Lmn đặt trụ sở ở Bonn, vì người chủ chốt là anh Mai Vi Phúc, thuộc Nhà Việt Nam ở Frankfurt. Năm đó nhân dịp Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại mang một phái đoàn tới 9 người đi dự Ðại Hội Văn Bút Quốc Tế ở Prague, Tiếp Khắc, tôi đề nghị với Nhà Việt Nam, và được anh em đồng ý, là in 5 thi phẩm mỗi cuốn khoảng 150 trang, cho 5 thành viên chính trong đoàn, để cùng ra mắt ở Bonn, ở Frankfurt, ở Ðông Berlin và nói chuyện Thơ Miền Nam với người Việt ở Ðông Âu. Không những họ trả cho các thi sĩ bản quyền tập thơ, mỗi người còn được một vé máy bay khứ hồi Hoa Kỳ-Prague sau đó qua Ðức, Pháp, khoảng tháng 11 năm đó. Ðó là Nguyễn Sỹ Tế với Tiếng Hát Gia Trung, Cung Tầm Tưởng với Lời Viết Hai Tay, Viên Linh với Hóa Thân, Mai Vi Phúc với Viết Từ Phương Ðông và Tô Thùy Yên với Tuyển Tập Thơ. Nhưng giờ chót, Tô Thùy Yên đã không có mặt trong phái đoàn, tuy rằng tập thơ của anh vẫn được phát hành ở Ðức. Lúc ấy anh mới rời Sài Gòn sau nhiều năm bị cộng sản cầm tù trong các trại tập trung, chưa kịp có thẻ xanh, hoặc mới có thẻ xanh song không thể đi phó hội quốc tế trong tình trạng còn nhiều khó khăn. Cả các anh Nguyễn Sỹ Tế, Cung Trầm Tưởng cũng chỉ mới có thẻ xanh.
Anh Tế còn ở tù lâu nhất, khoảng 13 năm, dù chỉ là một nhà giáo, không từng phục vụ trong quân đội như hai anh Tưởng và Yên. Chúng tôi đã phải nhờ văn phòng Dân Biểu Dornan (Cộng Hòa, Calif.) can thiệp với Sở Di Trú bằng điện thoại, nên hai anh xuất ngoại được, riêng anh Yên trục trặc, mặc dù anh cũng ở Minnesota như anh Tưởng. Tập thơ của anh được anh in ở Hoa Kỳ sau đó có nhan đề hơi khác là Thơ Tuyển, dày tới 224 trang. Trong tập này có những bài tuyệt tác: Chiều Trên Phá Tam Giang, Ta Về, Trường Sa Hành. Trước khi mang cấp bậc thiếu tá ở Sài gòn, Yên đã đóng quân ở đó:
Trường Sa! Trường Sa! Ðảo chuếnh choáng!
Thăm thẳm sầu vây trăng bốn bề.
Lính thú mươi người lạ sóng nước,
Ðêm nằm còn tưởng đảo trôi đi.
Mùa Ðông Bắc, gió miên man thổi
Khiến cả lòng ta cũng rách tưa.
Ta hỏi han, hề, Hiu Quạnh lớn
Mà Hiu Quạnh lớn cũng làm ngơ...
Sóng thiên cổ khóc, biển tang chế.
Hữu hạn nào không tủi nhỏ nhoi?
Tiếc ta chẳng được bao nhiêu lệ
Nên tưởng trùng dương khóc trắng trời.
Tô Thùy Yên sẽ còn sót lại, có thể là sót lại tới giây phút cuối cùng của Nhóm Sáng Tạo. Thơ anh trổi bật, lóng lánh kim cương, sắc cạnh va chạm, chữ nghĩa như lân tinh nhấp nháy trong đêm giông bão khiến thế giới bên kia có thể tưởng là tín hiệu từ trần thế, hay phía sau cả trần thế, gửi cho họ. Có lẽ họ nghĩ đúng, Tô Thùy Yên thi sĩ đã gửi những tín hiệu ấy từ hơn nửa thế kỷ rồi, và rất nhiều người ở hải ngoại không nhận được. Người trần gian có thể ở xa trái đất hơn là những kẻ ở hành tinh khác.

Chorus of the Hebrew Slaves





Cuối năm đi thăm Little Saigon - Tác giả Bùi Văn Phú

 

Cuối năm vợ chồng tôi từ vùng Vịnh San Francisco bay xuống Quận Cam, thủ đô của người Việt tại Hoa Kỳ, thăm bạn sau ba năm không có dịp gặp và đi lòng vòng Little Saigon xem có gì lạ.

Đến Coffee Factory, điểm hẹn của văn nghệ sĩ và giới truyền thông trong vùng, gặp hai bạn học thời cấp 1 và cấp 2. Nhờ Facebook mà những năm gần đây nối kết được với nhau, một bạn liên lạc được cách đây vài năm và hè năm ngoái đã cùng nhau ăn phở, uống cà phê ở khu Grand Century, San Jose.

Chúng tôi là dân giáo xứ Nghĩa Hoà thuộc khu vực Ngã ba Ông Tạ mà nhà báo Cù Mai Công, hiện công tác tại báo Tuổi Trẻ, trong năm qua có loạt bài về vùng đất này và đã phát hành tập sách đầu tiên "Sài Gòn một thuở - Dân Ông Tạ đó!" [Nxb Trẻ, 2021] về lịch sử địa chí và nhân vật. Tập hai đang chờ kiểm duyệt vì có những chuyện "nhạy cảm".

Không hiểu viết về một vùng đất đã vươn lên từ vườn nhài, vườn cao su, từ bến xe ngựa thồ thành khu buôn bán sầm uất thì có gì "nhạy cảm"? Nơi mà nay theo đà phát triển đô thị cũng sẽ có trạm tàu điện, để thấy Ngã ba Ông Tạ có vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển thành phố từ bao đời nay.

Thời thơ ấu tôi học trường tiểu học Nghĩa Hoà. Lên cấp hai học Thánh Tâm, bây giờ là trung học cơ sở Tân Bình, rồi học cấp ba ở Nguyễn Bá Tòng.

Ngày đó bạn Đinh Văn Nhan là đứa học trò phá phách quá nên bị đuổi học, đổi trường liên tục, hết Thánh Tâm qua Văn Đức lại vào Thánh Giuse, Thánh Tôma trước khi vào lính. Cuối tháng 4/1975 căn cứ ở Long Khánh thất thủ, bạn chạy về được Vũng Tầu và xuống tầu hải quân ra đi.

Chúng tôi nhắc đến hai văn sĩ học trò của trường Thánh Tâm là Phạm Văn Thông, bút hiệu Mai Thông và Bùi Thị Nhiên bút hiệu Thuỳ Dương, không có liên hệ gì với tôi. Cô nữ sinh ngày ngày mặc áo dài trắng, tay xách cặp, khuôn mặt xinh xinh, giáng đi khoan thai, nói năng chậm rãi từng làm lao xao bọn nam sinh. Nhiên hiện định cư tại Úc và vẫn nói thong thả như ngày nào. Cô vẫn "nói một câu từ bình minh đến hoàng hôn cũng chưa xong", một bạn đùa vui kể như thế.

Mai Thông nhập ngũ và chết khi trực thăng rớt trong những ngày quê hương còn chiến tranh.

Nhắc đến các bạn đã hy sinh vì nước chúng tôi nhớ Ngô Đắc Doanh cùng học trường cụ giáo Đồng, Nguyễn Đức Tuyển trưởng lớp ở Thánh Tâm. Tuyển là một sĩ quan Quân lực Việt Nam Cộng hoà tử trận khi bị Việt Cộng phục kích.

Đất Ngã ba Ông Tạ đã có nhiều người con hy sinh vì nước và cũng là quê hương của nhiều văn nghệ sĩ, nhà báo mà Cù Mai Công đã nhắc đến tiểu sử trong các bài viết của ông: nhà văn MC Nguyễn Ngọc Ngạn, Hoàng Hải Thuỷ, Nguyễn Đình Toàn; nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông, Hùng Lân, Văn Giảng, Ngọc Chánh, Vũ Xuân Hùng; ca sĩ Giang Tử, Duy Khánh v.v… là những người của thế hệ trước.

Ngày nay có Tóc Tiên là lớp trẻ, tự tin yêu đời, nổi danh trong và ngoài nước. Về truyền thông báo chí, ngoài Cù Mai Công là Cỏ Cú một thời trên Mực Tím còn có Nguyễn Hồng Lam, Trương Bảo Châu. Ra hải ngoại có Nguyễn Vy Tuý, cựu học sinh Thánh Giuse Nghĩa Hoà, làm chủ bút nhiều tờ báo phát hành bên Úc.

Qua Hoàng Xuân Hùng, người từng học chung lớp ở Thánh Tâm, tôi mới biết khu Ông Tạ trước năm 1975 còn có văn phòng của các luật sư Vũ Minh Trân, Nguyễn Văn Chức, Nguyễn Hữu Thống là những chính trị gia có tiếng. Vùng đất này cũng có nhiều tướng tá của Quân lực Việt Nam Cộng hoà vì thế mà trở thành "nhạy cảm" qua con mắt ban tuyên giáo.

Quán cà-phê Coffee Factory đông khách vào một sáng thứ Sáu. Thấy nhà báo Nguyễn Tú A cùng thân hữu ở một bàn bên cạnh. Nghe cô phục vụ người gốc Mỹ Latinh nói tiếng Việt khi có ai gọi đồ ăn thức uống cho tôi cảm nhận ở đây có sự giao thoa giữa hai nền văn hoá, có hoà đồng giữa hai sắc dân.

Truyền thông Việt ngữ với các tờ Người Việt, Việt Báo, Viễn Đông là lâu đời. Truyền thanh truyền hình có SBTN, Little Saigon TV, Saigon TV. Các sinh hoạt văn nghệ giải trí cũng nhiều, với Saigon Performing Arts Center ở Fountain Valley. Trung tâm Thuý Nga nay dọn về đường Moran đã lên chương trình với nhiều sô diễn cho mùa xuân 2022.

Giới nghệ sĩ cũng tập trung sống quanh Quận Cam. Ca, kịch sĩ từ trong nước qua Mỹ định cư cũng chọn nơi đây để tái lập cuộc sống mới.

Xuống Quận Cam tôi cũng gặp lại một số bạn học từ Đại học Berkeley. Một anh du học trước 1975, làm việc cho các nghị sĩ dân biểu Mỹ trước khi về nước làm việc trong hai mươi năm qua. Anh kể dư luận trong nước, từ lãnh đạo xuống đến chị bán hàng ngoài chợ, hầu như ai cũng ủng hộ Tổng thống Donald Trump là điều khó hiểu.

Ngay trung tâm Little Saigon có một văn phòng bác sĩ, là cựu sinh viên Đại học U.C. Berkeley, hết lòng ủng hộ Tổng thống Joe Biden, ngay ở khu vực có truyền thống chính trị theo Đảng Cộng hoà. Ngược lại trên vùng San Jose là khu vực đa số Dân chủ có một luật sư, cũng là cựu sinh viên Berkeley, lại ủng hộ Đảng Cộng hoà hết mức. Tôi biết cả hai vì thường theo dõi các tranh luận trên diễn đàn của cựu sinh viên Berkeley. Đó là sự tuyệt vời của nước Mỹ.

Cũng như có người Việt ở đây ủng hộ chế độ cộng sản Hà Nội vẫn sống ngay trong lòng thủ đô của người Việt tị nạn. Họ qua định cư, mua nhà, mở cơ sở thương mại buôn bán.

Hôm đi ăn sáng ở Phở Holic, nghe mấy cháu hầu bàn nói giọng như xướng ngôn viên đọc tin trên đài VTV-1. Tiệm đông khách cả trong và ngoài vào sáng thứ Bẩy cuối tuần. Phở ở đây tương đối rẻ, 12 đôla một tô, không ngon lắm vì ăn xong là khô miệng và khát nước. Có tô xí quách là hấp dẫn.

Chuyến đi này tôi gặp hai phụ nữ. Chị Kim Sơn rời bến Bạch Đằng trên con tầu Đông Hải vào sáng ngày 30/4/75. Con tầu mà khi tôi ở ngoài khơi Singapore thì được chuyển từ tầu không máy Saigon II lên đó để đi Subic Bay, Philippines. Chúng tôi chia sẻ với nhau về trải nghiệm những ngày cùng sống với 2000 người trên hải trình di tản khỏi Việt Nam.

Người phụ nữ thứ hai là con gái của Trung tá Chính uỷ Bùi Văn Tùng, người đã nhận sự đầu hàng của Tướng Dương Văn Minh trưa ngày 30/4/75 và chồng chị từng là du học sinh ở Nga và sinh sống lâu năm ở Ukaraine. Sau năm 1975 gia đình chị cũng có một thời sống quanh vùng Ông Tạ mà nhà báo Cù Mai Công đã nhắc đến trong bài viết của anh. Đi ăn tối với anh chị ở quán Brodard, rất đông khách trẻ và khách ngoại quốc.

Chúng tôi cũng gặp lại Luật sư Nguyễn Bính Châu của đoàn luật sư TP Hồ Chí Minh mà gia đình tôi có dịp đón tiếp cách đây 20 năm khi anh qua San Francisco tu nghiệp. Anh là bậc đàn anh của tôi ở trường Nguyễn Bá Tòng và Đại học Luật Sài Gòn. Anh chị và gia đình cũng đã qua Mỹ định cư mấy năm nay.

Vùng đất Ông Tạ ngày nay vẫn phát triển, người Ông Tạ vẫn còn đó với con cháu. Nhưng cũng như hàng triệu dân Việt khác từ sau năm 1975 nhiều người đã bỏ nước ra đi, có người mất tích, mất mạng trên biển vì không thể sống với cộng sản. Từ đó hình thành thủ đô của người Việt tại Mỹ như hôm nay.

Bolsa Avenue, với quãng đường chính chạy qua Little Saigon mang tên Đại lộ Trần Hưng Đạo. Trên đường có tượng đài Trần Hưng Đạo và đền thờ Đức Thánh Trần.

Cách vài khu phố có trụ sở của Museum of Republic of Vietnam, nơi lưu giữ những di vật của Việt Nam Cộng hoà. Đây là bảo tàng thứ hai về Việt Nam Cộng hoà ở California, sau San Jose nơi có Bảo tàng Thuyền nhân - Việt Nam Cộng hoà do cựu Đại tá Vũ Văn Lộc sáng lập cách đây cũng 20 năm.

Về các dự án bảo tàng, Quận Cam còn có Vietnamese Heritage Museum (VHM) do anh Châu Thụy khởi xướng và đã thu thập được nhiều di vật, có tiếp chuyện, phỏng vấn nhiều người theo hình thức lịch sử truyền khẩu. Dịp này tôi đã chia sẻ kinh nghiệm định cư, hội nhập và làm việc thiện nguyện với VHM và tặng bảo tàng một tờ nhật báo Tiền Tuyến, một số di vật như báo Tự Do, báo của khối ESL, các thư mời tham dư sinh hoạt trong trại và 300 tấm hình về trại Galang, Indonesia.

Đã gần 50 năm từ ngày có người Việt tị nạn đến Mỹ định cư, đây là lúc cần có một bảo tàng đúng chuẩn mực về người Mỹ gốc Việt, như các cộng đồng người gốc Do Thái, người Nhật đã có.

Sau ba năm mới có dịp trở lại đây, chạy quanh các đường Bolsa, Brookhurst của hai thành phố Westminster và Garden Grove tôi quan sát thấy, sau những giới hạn vì dịch Covid, sinh hoạt của cộng đồng người Việt vẫn sinh động và phát triển. Tuy có những khu thương mại mới xây, cửa hàng đang chuyển sở hữu sang "tụi Việt Cộng", như một bạn cho biết và quan ngại một ngày nào đó cờ đỏ sao vàng lại chiếm Little Saigon.

Tôi không bi quan lắm, vì làm ăn ở đây mà trương cờ đỏ lên là tự sát, phá sản. Ca sĩ không dại gì hát "Như có bác Hồ" hay biểu diễn đàn t'rưng "Vót chông" vì sẽ bị tẩy chay, biểu tình phản đối.

Thật sự bản chất độc tài của Hà Nội không thể che dấu được dư luận Mỹ và thế giới khi nhà nước bắt giam hàng trăm tù nhân lương, xử án nhiều năm tù dành cho Phạm Đoan Trang, Phạm Chí Dũng, Cấn Thị Thêu, Trịnh Bá Phương, Đỗ Nam Trung, Nguyễn Thị Tâm, Nguyễn Tường Thụy… và khi mà Việt Nam chưa có tự do phát biểu, tự do báo chí, tự do hội họp hay lập hội. Khi mà Việt Nam ngày nay vẫn còn là "một quốc gia có một rừng luật mà chuyên sài luật rừng."

Quận Cam là nơi có Vietnam Human Rights Network mà hôm 12/12 vừa qua đã tổ chức lễ trao Giải Nhân quyền 2021 cho năm người trong nước đã có những hoạt động vì quyền làm người mà đang bị giam tù là Cấn Thị Thêu và hai con là Trịnh Bá Phương, Trịnh Bá Tư và Nguyễn Văn Túc, Đinh Thị Thu Thuỷ.

Sau gần nửa thế kỷ cộng sản cai trị toàn cõi Việt Nam, nhiều người dân vẫn tìm mọi cách ra đi và nước Mỹ sẵn sàng chào đón những ai có cơ hội đến đây sinh sống, lập nghiệp.

Như mỗi lần thăm Little Saigon, trước khi rời vợ chồng tôi ghé mua các món ăn ưa thích mang về. Lòng dồi ở Tam Biên, bánh bao ở Yummy ngay bên cạnh, ghé chỗ quen mua chả, cá ướp sẵn, mua áo dài. Lần này tất cả hơn 50 cân Anh, gửi hành lý máy bay. Mang về ăn nhậu đón Giáng Sinh và Năm Mới và làm quà cho người thân.

Fireworks Welcome New Year in Sydney





Large Crowds Gather to Ring in New Year in Tokyo





Fireworks Over Greece's Acropolis Brings in 2022





New Year’s Fireworks at Top of Bangkok Tower





America’s New Problem: Not Enough Truck Drivers





Emotional reunions as families reunite after restrictions lift





Homelessness in England: 'There's no space for my baby'





Tình trạng khan hiếm tài xế xe tải tại Mỹ





Người Việt ‘khai hoang’ vùng đất chết trên đảo Hawaii





ABBA - Happy New Year (2022 edition)





Chương trình ca nhạc chào năm mới 2022





Kiểm Lại Các Dự Đoán Năm Qua, 2021





Thứ Sáu, 31 tháng 12, 2021

Is it safe to gather for New Years Eve? Here's what one doctor recommends





You can thank Mozart for the taste of this wine





Misinformation trends in 2021





Australia welcomes in the New Year





Những video trong năm 2021 có thể khiến bạn mỉm cười





10 câu chuyện nổi bật của thế giới năm 2021





Những phận nghèo giữa đại dịch ở Sài Gòn





Tổng kết năm 2021





Một câu chuyện buồn của giáo dục





Thanh Tuệ Và An Tiêm - Tác giả Phạm Phú Minh

 

Tháng Tám vừa qua, ông Thanh Tuệ, giám đốc nhà xuất bản An Tiêm tại Paris, Pháp Quốc, đã đột ngột qua đời tại Quận Cam, Nam California, khi ông từ Pháp sang đây để lo việc ấn hành sách cho nhà xuất bản của ông. Ông là một người của sách vở, tuy không phải là một người sáng tác hay biên khảo nhưng những tác phẩm ông để lại cho đời thật là nhiều. Từ bốn mươi năm qua, ông chính là người phát hiện ra những giá trị của sáng tác và biên khảo của biết bao nhà văn, nhà thơ, nhà nghiên cứu Việt Nam, đưa chúng đến với người đọc với một tấm lòng trân trọng và trìu mến. Chính công việc và cung cách xuất bản sách của ông đã cho thấy ông là một người nghệ sĩ thứ thiệt, một nhà văn hóa nhiệt tình với đất nước. Có thể nói Thanh Tuệ là sách, sách là Thanh Tuệ, và chữ sách ở đây phải được hiểu theo nghĩa tốt đẹp nhất, thanh tao nhất mà từ xưa đến nay nhân loại đã dành cho thứ sản phẩm văn hóa này.
Một người thích sách vở sống vào giữa thập niên 1960 tại Sài Gòn thì không thể không để ý đến một nhà xuất bản mới ra đời cũng trong khoảng thời gian này, là nhà xuất bản An Tiêm. Thời đó, sau khi có sự thay đổi chính quyền ở miền Nam thì tình hình báo chí sách vở trở nên tự do thoải mái hẳn lên, khiến người ta háo hức đi tìm những giá trị mới. An Tiêm góp phần của mình với những sách chọn lọc, in ấn mỹ thuật, khiến độc giả cảm thấy giá trị của mình như được nâng lên cao hơn khi cầm trên tay cuốn sách của An Tiêm.
* Thanh Tuệ là cha đẻ của An Tiêm.
Ông vốn gốc người Bình Định, sinh năm 1936 tại Đơn Dương, Đà Lạt. Ông họ Trương, tên Phú, khi thành tu sĩ có pháp danh là Thanh Tuệ, nhưng về sau, tên Thanh Tuệ thành một cái tên thông tục, ngay cả khi ông không còn là tu sĩ nữa. Mồ côi mẹ sớm, lúc nhỏ ông được đưa lên ở một chùa tại Đà Lạt, rồi vào Sài Gòn tu ở chùa Vạn Hạnh. Ông khởi sự vào nghề xuất bản khi làm việc với nhà xuất bản Lá Bối năm 1964.
Năm sau, 1965, ông đứng ra thành lập nhà xuất bản An Tiêm với số vốn lúc đầu là 5000 đồng tiền miền Nam thời ấy, một số tiền khiêm tốn hình như trị giá khoảng chưa tới một lượng vàng. Và cuốn sách đầu tiên do An Tiêm xuất bản là Khung Cửa Hẹp do Bùi Giáng dịch từ cuốn La porte etroite của André Gide. Như vậy Bùi Giáng là người “mở hàng” cho nhà An Tiêm, và duyên nợ giữa Thanh Tuệ và Bùi Giáng còn gắn bó mãi mấy chục năm sau. Và cũng trong thời gian từ một tu sĩ dấn bước vào một nghề kinh doanh thế tục này, ông Thanh Tuệ cũng rời bỏ đời tu sĩ bước luôn vào đời thường.
Về buổi đầu của nhà xuất bản An Tiêm, nhà văn Mai Thảo có ghi lại như sau:
“Nhiều buổi chiều Sài Gòn, tôi chẳng còn có thể nhớ đích xác vào những năm nào, đâu như 1962, đâu như 1965 (nếu sai, nhờ hai anh Cung Tiến, Phạm Công Thiện nhớ lại dùm cho), tôi thường được mời tới những họp mặt có ăn nhậu trên căn lầu ngăn nắp, thoáng mát của thầy Thanh Tuệ ở đường Lý Thái Tổ. Mỗi họp mặt với Thanh Tuệ, hồi đó là giám đốc của nhà xuất bản An Tiêm và còn là nhà sư trẻ tươi tắn chưa cởi áo hồi tục, thường vì một cuốn sách. Một cuốn sách mới, vừa in xong chưa ráo mực. Và trước khi gởi sách vào nắng mưa đời, họp mặt An Tiêm với thân hữu là một tiệc rượu lạc thành cho sách.” (Một vài kỷ niệm với Bùi Giáng, tạp chí Văn số 26 tháng 8-1984).
Quan hệ giữa nhà xuất bản An Tiêm, hay đúng hơn của Thanh Tuệ với giới cầm bút hồi đó, sao mà văn nghệ, sao mà trong sáng đáng yêu. Cả người viết, cả người phổ biến cái viết ấy ra đều chung một ham thích, ấy là cái hay cái đẹp của văn chương tư tưởng, chẳng qua phải phân công người làm việc này người làm việc khác thế thôi. Mai Thảo còn nói rõ hơn cái biệt nhãn của Thanh Tuệ đối với Bùi Giáng, ngay lúc khởi đầu:
“... Tôi chỉ kể tới Bùi Giáng, bởi suốt thời kỳ đó, có thể nói, thầy Thanh Tuệ vì một tấm lòng liên tài đặc biệt, chỉ mê thích thơ văn Bùi Giáng, chỉ in Bùi Giáng, dành trọn phương tiện cho ưu tiên xuất bản Bùi Giáng trước mọi tác giả khác. Và giai đoạn có thể gọi là Bùi Giáng này, An Tiêm đã in đêm in ngày, in mệt nghỉ, vì những năm tháng đó chính là những năm tháng đánh dấu cho thời kỳ sáng tác kỳ diệu sung mãn nhất của Bùi Giáng...”
Nói như Mai Thảo, sự ra đời của nhà An Tiêm hình như cốt để “đón bắt” lấy Bùi Giáng vào đúng thời kỳ sung sức nhất của ông, như là một “nhiệm vụ lịch sử” nếu muốn nói một cách đao to búa lớn. Nhưng trong cái duyên đặc biệt này, chắc hẳn Thanh Tuệ cảm thấy có một cái gì tương tự như là một sứ mạng của mình đối với nhà thơ kỳ lạ họ Bùi, không thể bỏ mặc cho ông trôi nổi trong cuộc sống vô định của mình.
Thanh Tuệ quả là có ưu tiên cho Bùi Giáng, như Mai Thảo nói, nhưng thật ra thời ấy An Tiêm cũng đã in nhiều sách của những tác giả khác, như: Hố Thẳm Tư Tưởng của Phạm Công Thiện, Thiền Luận của Tuệ Sĩ và Trúc Thiên, Thiền của Suzuki, Anh em nhà Karamazov dịch của Dostoievski, Cửa Vào Động Thiếu Thất, Câu Chuyện Của Dòng Sông do Phùng Khánh và Phùng Thăng dịch... Cuốn cuối cùng, đang in, năm 1975, là Số Không và Vô Tận (dịch từ cuốn Le Zéro et l’Infinie), và dĩ nhiên không bao giờ được ra mắt độc giả. Thật là một cái tên sách định mệnh!
Miền Nam bị chiếm, dĩ nhiên An Tiêm phải đóng cửa, nhưng chủ nhân may mắn không bị bắt bớ giam cầm. Chắc là tại nhà xuất bản quá nghèo, quá “văn nghệ,” chẳng có gì để mà khảo cả. Chủ nhân của An Tiêm vội đi tìm một nghề khác để sinh sống. Đối với Thanh Tuệ, “nghề khác” vẫn liên quan đến sách: ông đi học nghề đóng sách. Sài Gòn thật lạ, đổi đời rồi, nhiều người lại muốn gìn vàng giữ ngọc bằng cách tu sửa lại những cuốn sách xưa có khi đã rách nát, như để giữ lại một số giá trị mà người ta biết chẳng bao giờ còn nữa trong chế độ mới. Đóng bìa dày, gáy da, có khi còn in cả chữ mạ vàng nữa... Thanh Tuệ làm được tất. Nhưng mà cũng chỉ đủ sống qua ngày với một gia đình một vợ hai con. Cho đến một hôm vào năm 1981, một người bạn đề nghị tặng cho một chỗ trên thuyền đi vượt biên... và ông ra đi, một mình. Từ biển Nha Trang thuyền đi thẳng qua Manila, rồi từ đó được nhận qua Pháp, khá nhanh chóng.
Một người như Thanh Tuệ, quý chữ nghĩa, quý bạn bè, thì ngược lại những người bạn chữ nghĩa cũng rất quý ông. Tại Pháp ông được những người bạn văn hóa tận tình giúp đỡ lo cho các thủ tục giấy tờ để bảo lãnh gia đình, thậm chí viết thư cho Tổng thống Pháp Mittérand trình bày trường hợp “con người văn hóa” Thanh Tuệ, có lẽ nhờ thế việc đoàn tụ gia đình đã diễn ra nhanh chóng: 1982 gửi giấy tờ bảo lãnh, năm 1984 đã đón vợ con trên đất Pháp.
Cuộc sống tị nạn ở Pháp khó khăn. Vì gia đình được người đi trước bảo lãnh qua nên không được trợ cấp của chính phủ, Thanh Tuệ phải tự xoay xở, từ một người phụ bếp tiến một bước mở một hiệu ăn, với vốn ban đầu có được nhờ cách “chơi hụi” với những bạn bè quen biết.
Nhưng trong khi lo thức ăn vật chất cho thiên hạ thì con người mê sách vở ấy vẫn bị thôi thúc về thức ăn tinh thần. Nhìn những sách cũ của An Tiêm được người ta tự ý tái bản một cách lôi thôi lếnh thếch, Thanh Tuệ rất buồn. Tiếng gọi của sách vở cứ như một thôi thúc không nguôi nơi ông chủ tiệm ăn.
Nhưng biết làm sao, giữ vững cơ sở làm ăn vật chất này để làm nguồn nuôi sống gia đình đã khó khăn, chật vật, chiếm hết thì giờ rồi. Mà Paris là xứ sở của sách, bao nhiêu cái đẹp cái hay phô bày, làm cho lòng ông càng thêm nung nấu muốn bắt tay lại với cái nghiệp dĩ in ấn, xuất bản. Dần dần cũng ló dạng một giải pháp, thầy Minh Tâm của chùa Khánh Anh ở Paris có một số sách cần in, và bước đầu Thanh Tuệ “thầu” những cuốn ấy, phụ trách đánh máy, trình bày, in và phát hành. Rồi cuốn nọ kêu gọi cuốn kia, Thanh Tuệ lại hoạt động xuất bản, và như một duyên nợ khó dứt, cuốn đầu tiên của An Tiêm hải ngoại lại là một cuốn của Bùi Giáng, đó là tác phẩm Đi Vào Cõi Thơ.
Hôm nay, nhìn vào thư mục của An Tiêm hải ngoại cũng đã thấy khá đông đảo, có sách tái bản, có cuốn mới ra lần đầu, chúng ta thấy được cái sức đam mê sách vở của ông giám đốc An Tiêm. Nhất là từ ngày ông đóng cửa tiệm ăn vào năm 1996, An Tiêm rộn rịp hẳn lên. Nào là Tô Đông Pha của Tuệ Sĩ, Cái chết của... của Dương Nghiễm Mậu, Phật Giáo Việt Nam của Nguyễn Đăng Thục, Niềm Im Lặng Của Mây của Trần Diệu Hằng, nào là Thơ Thẩn của Võ Phiến, Hành Trình Nhật Ký của Phạm Quỳnh... và còn nhiều nhiều nữa. Thỉnh thoảng, có khi một năm đến vài lần, anh em văn nghệ ở Cali lại gặp ông Thanh Tuệ từ Pháp sang, bận bịu in cuốn này, phát hành cuốn kia, đi thăm người này người nọ, bàn bạc các dự án, các sáng kiến hình như không bao giờ cạn nơi ông. Mong ước nhiều lắm, toàn là những chuyện không đem lại lợi lộc gì cho mình, mà chỉ có ích cho tương lai sách vở của Việt Nam.
Con người lúc nào cũng vui vẻ với bạn bè ấy không ai ngờ là một người rất khó tính đối với sách. Ông không dễ dãi khi chọn sách để in, điều ấy rõ ràng quá rồi, ai cũng biết. Nhưng ông cũng vô cùng khó tánh đối với cách trình bày, từ bìa sách đến các trang trong, tối kỵ việc sai chính tả, kiểu chữ phải thích hợp cho từng nơi, từng loại nội dung. Ông chẳng bao giờ qua một trường lớp nào về nghề làm sách, nhưng có một năng khiếu rất nhạy bén về thế nào là một cuốn sách trang nhã, mỹ thuật. Và ông cũng mầy mò tự học rất nhiều. Ông hay lục lọi trong những hiệu sách lớn của Paris, để mua về những cuốn sách độc đáo ông sẽ chẳng bao giờ đọc, mà chỉ để học người ta về phương cách trình bày. Loại giấy, kiểu chữ, màu sắc, khoảng cách, tinh thần gợi lên do cách trình bày v.v... là những điều ông luôn luôn quan tâm. Thời gian sau này ông ít khi nhờ họa sĩ trình bày bìa, mà phần nhiều tự làm lấy, một cách rất thủ công, vì khi ông tái xuất giang hồ trong việc xuất bản sách ở hải ngoại thì ông đã lớn tuổi rồi, không đủ thì giờ để đi học những cái tân tiến của kỹ thuật computer. Nhưng rõ ràng là cái ý, cái nhìn của con người mới là quan trọng: trong rừng sách Việt Nam hải ngoại (và cả trong nước nữa) các bìa sách của An Tiêm vẫn thuộc loại đẹp và trang nhã nhất.
Ông Thanh Tuệ một đời lận đận về chuyện sách vở. Đó là nổi đam mê của ông, cũng là nỗi khổ của ông. Đó là nguồn suối trong lành ông đem lại cho người đọc, nhưng cũng là nhân tố gây biết bao khó khăn suy nghĩ về tài chánh cho ông. Sách của ông xuất bản phải đem lại điều tích cực cho con người, cầm quyển sách lên trong lòng phải nảy sinh một cảm giác thanh tao dễ chịu, đọc nội dung phải cảm thấy tâm hồn được nâng cao lên, và được đưa đến những chân trời bát ngát. Không biết bước đường đời sáu mươi chín năm của ông như thế là đã hoàn tất hay hãy còn dở dang – thật ra thì hiểu theo kiểu nào cũng được – nhưng sách ông đã xuất bản thì đã đóng vai trò nhất định của nó. Dĩ nhiên ông chưa lúc nào hoàn toàn thỏa mãn về những việc mình đã và đang làm, vì ước vọng của ông còn nhiều lắm, nhưng chắc chắn ông cũng là người rất “tri túc,” trong hoàn cảnh rất khó khăn của một người di dân ở Pháp ông vẫn làm xuất bản được, thì đó chính là một thành tựu lớn của ông rồi. Dự tính mới nhất của ông là sang năm 2005 sẽ làm một cái gì đó để kỷ niệm 40 năm nhà xuất bản An Tiêm – 1965-2005 – nhưng ông đã vội ra đi trước một năm. Nhưng người ta thường nói, đừng mong những gì trọn vẹn, cần gì phải là con số tròn 40, cứ hãy là 39 đi, để mọi việc cứ dở dang một chút thì có khi để lại nhiều hoài mong, thương tiếc cho bạn hữu và người đời. Biết đâu như thế lại hay...
Ông giám đốc nhà xuất bản An Tiêm đã ra đi nhưng sách của ông vẫn còn ở lại với đời. Đó là một kho trí tuệ và cảm hứng lớn lao cho đời sống tinh thần của biết bao người. Cuộc đời vẫn hàng ngày tiếp tục trôi đi, nhưng tâm hồn và trí tuệ của mỗi người thuộc các thế hệ nối tiếp vẫn được bồi đắp không ngừng bởi sách vở. Trong dòng chảy miên viễn ấy, Thanh Tuệ và An Tiêm đã thành những cột mốc đáng yêu trong đời sống văn hóa Việt Nam.

Thứ Năm, 30 tháng 12, 2021

Ondrej Slowik - chàng rể Czech dịch tiểu thuyết Số Đỏ





Nga và Belarus có kế họach tập trận chung vào đầu năm 2022





Putin nói đường ống Nord Stream 2 sẽ giúp ổn định giá khí đốt





Hàng ngàn người Đức biểu tình chống những hạn chế vì Kung Flu





Pháp đạt mức kỷ lục hàng ngày với hơn 200.000 ca lây nhiễm Kung Flu mới





Bão tuyết và lạnh giá ở Bắc California, Tây Nevada, Sierra





Việt Nam ghi nhận ca mắc mới Kung Flu trong ngày cao kỷ lục





Việt Nam mua vaccine Kung Flu đường uống của Israel để thử nghiệm trong nước





Indonesia mời Việt Nam và các nước ĐNÁ họp bàn về an ninh Biển Đông





Omicron ‘đến’ Việt Nam





Hồng Kông : Thêm một tòa soạn báo đóng cửa vì "xúi giục nổi loạn"





Những sự kiện nổi bật trong năm 2021





Hàng nông sản không xuất được sang Trung Quốc quay lại tràn ngập thị trường nội địa dịp Tết





An Giang: Dân tố công an đánh chết người trong trụ sở, chính quyền nói do đột quỵ





Thủ tướng Phạm Minh Chính khen công an xứng danh là "thanh bảo kiếm" và "lá chắn"





Thứ Tư, 29 tháng 12, 2021

Nỗi Lòng Người Mẹ - Tác giả Nguyễn Ngọc Ngạn





Final Preps for Times Square New Year’s Eve Celebrations





Fist fight in Jordan's parliament caught on live stream





How has Brexit changed trading between the EU and the UK?





Ước mơ bước lên sân khấu ba lê của cô bé 4 tuổi, sống sót 12 ngày trong rừng Siberia





Tuyết dày kỷ lục bao phủ khu lân cận Hồ Tahoe





Cảnh sát Hong Kong bố ráp hãng tin ủng hộ dân chủ, bắt 6 người





Dân chúng Paris vẫn tiến hành kế hoạch Năm Mới vào lúc Pháp thắt chặt qui định Kung Flu





Kinh tế Việt Nam 2021 chạm đáy ở mức 2,58%





Tàu cộng ngưng nhập, cả ngàn xe thanh long Việt Nam phải ‘quay đầu’





Trái cây lại đầy chợ





Đàm phán hạt nhân Iran tiếp tục, Tehran đòi bỏ chế tài





Phụ nữ Afghanistan biểu tình ở Kabul đòi quyền bình đẳng





Số phận các cây thông sau mùa Giáng Sinh





Bắc Ninh tạm dừng dịch vụ ăn, uống tại chỗ vì số ca COVID tăng mạnh





Việt Nam phát hiện ca nhiễm Omicron đầu tiên





Người thân ông Lê Trọng Hùng chưa nhận được giấy mời dự tòa





Nam Hàn cần Tàu cộng ủng hộ để hy vọng ký hiệp định hòa bình với Bắc Hàn





Malaysia : Mánh khoé mới của ngành tái chế rác thải bất hợp pháp





Việc giải thể Memorial đánh dấu bước lùi lớn về dân chủ tại Nga thời Putin





Giải thể Memorial : Phát súng ân huệ của Putin cho đối lập Nga





Thứ Ba, 28 tháng 12, 2021

Câu Chuyện Của 19 Thuyền Nhân Việt Nam Nổi Dậy Chống Lại Cướp Biển Thái Lan





Báo CAND: Việt Nam là nước dân chủ mà không cần đa nguyên, đa đảng!





Đọc sách Sử Trung Quốc, tác giả Nguyễn hiến Lê





"Sang Đức giữa dịch Kung Flu, tôi rơi vào bước đường cùng"





Sanh Lão Bệnh Tử - Tác giả Bs Nguyễn Văn Hoàng

 

Không biết đã bao nhiêu lần đệ nghe bệnh nhân nói câu này:
- Sao hồi đó giờ tôi hỏng có bị như vầy?
Đúng vậy. Không ai ra đời là có đủ thứ bệnh. Phải nói là trong vài chục năm đầu rất ít bị bệnh. Thế rồi một hôm đau lưng xuất hiện, rồi đau đầu gối, rồi chóng mặt, rồi tiêu ra máu, rồi tiểu không ra, rồi đau ngực, rồi mắt không thấy đường, rồi liệt giường, liệt chiếu.
Cái câu hỏi “Sao hồi đó giờ tôi hỏng có bị như vầy?” tự nó đã hàm chứa câu trả lời: Bạn đã già. Hồi đó giờ bạn trẻ, khoẻ mạnh, bây giờ bạn bắt đầu già yếu rồi, nên bệnh đến với bạn.
Và bệnh nhân nói tiếp:
- Tui hỏng sợ gì hết, chỉ sợ bệnh thôi.
(Vậy mà hô hỏng sợ gì hết)
Bạn có biết đó là cái sợ vô cùng hữu lý, ai mà không sợ bệnh, nhưng cũng là cái sợ vô cùng vô ích bởi vì ai cũng sẽ bị bệnh. Không sợ bệnh cũng sẽ bệnh mà sợ bệnh cũng sẽ bệnh.
Cái sợ không thể nào làm bạn không bị bệnh và cái sợ đó làm bạn sống trong lo âu, phập phồng, mất hạnh phúc trước khi bạn bị bệnh.
Bạn hãy làm mọi cách để khoẻ mạnh lâu nhưng, nhưng cấm bạn sợ, cấm bạn lo, vì cái sợ đó hại bạn trước khi bạn bệnh. Những bệnh nhân này không có bệnh gì nặng hết nhưng cứ nhức đầu, nhức vai, nhức lưng, khó thở, chóng mặt, đau bao tử và đặc biệt là mệt, lúc nào cũng than mệt.
Trong program đệ dùng ở phòng mạch, có danh mục các chứng, bệnh, và trong đó có cái chứng gọi lại “fear of diseases”, chứng sợ bệnh, hay bệnh sợ bệnh.
Tiểu đệ khuyên bệnh nhân:
“Phòng bệnh là điều cần thiết, nhưng chuẩn bị tinh thần, chấp nhận dễ dàng khi nó đến là điều cần thiết hơn, vì trước sau bạn cũng sẽ đi ngang cái ải bệnh này, trừ phi bạn may mắn chết bất đắc kỳ tử.
Khi bệnh tới, thí dụ như nhẹ nhẹ là bị đau lưng, khá khá hơn một chút là nhồi máu cơ tim hay ung thư, khá chút nữa là bán thân bất toại vĩnh viễn, thì bạn hãy bình thản nói “rồi, tới phiên mình”
Chúng ta như những người sắp hàng đến quầy trả tiền. Chóng hay chầy, chắc chắn sẽ đến phiên mình móc bóp.
Người ta thường nói cái quý nhất là sức khoẻ.
Có lẽ không nên quan niệm như vậy.
Cái gì mình quý nhất thì khi mất nó đi mình sẽ đau khổ nhất. Mà chắc chắn sức khoẻ thì ai cũng sẽ bị mất. Tiền có thể giữ cho đến chết chớ sức khoẻ thì không.
Quan niệm quý sức khoẻ nhất là quan niệm chuẩn bị cho bạn đau khổ khi sức khoẻ bị mất đi, khiến bạn lo lắng khi chưa bị bệnh.
Sức khoẻ quý thật, nhưng quý nhất, trên cả sức khoẻ, là cái nhìn thấu suốt cuộc đời, sinh lão bệnh tử, để chấp nhận dễ dàng một khi sức khoẻ mất đi. Lúc đau bệnh, bạn sẽ đau, yếu, nhưng bạn không khổ vì mất đi cái “quý nhất”.
Xem nhẹ đồng tiền, khi mất nó bạn sẽ ít khổ. Nguyên lý đó cũng áp dụng cho tất cả, kể cả sức khoẻ.
Từ thời có con người đến nay, cả tỉ người đã bệnh. Bây giờ tới phiên mình. Có cái gì mà ầm ỉ.

Tản Mạn Chuyện Đông Tây Kim Cổ: Do Một Người Hay Do Cả Hệ Thống Chính Trị? - Tác giả Trần Văn Chánh

 

Sáng nay tôi được/ bị tiêm mũi thuốc thứ 3 ngừa Covid-19, đến giữa khuya do phản ứng phụ thông thường của thuốc, toàn thân đau nhức không chịu nổi, phải lọ mọ tìm viên thuốc giảm đau, nhưng uống xong một hồi chỉ thấy hơi bớt bớt, chứ vẫn không ngủ được.

Không ngủ được thì nhớ nghĩ ngợi miên man, ai cũng vậy thôi. Một tình huống bắt buộc tôi phải ngồi dậy lết vô bàn viết, như một cách để tự ru ngủ trong cơn đau tột cùng của thế xác. Chợt liên tưởng, nhớ đến bài viết “Người chế thuốc giảm đau” của nhà văn quá cố Trang Thế Hy (1924-2015, gốc Bến Tre), đăng trên báo Văn Nghệ 4.4.1992, cùng lượt với bài “Linh nghiệm” rất nổi tiếng của Trần Huy Quang (sinh năm 1943, quê Nghệ An).

Sau khi số báo phát hành, Trần Huy Quang lập tức bị kỷ luật cấm viết 3 năm vì dám bạo gan chạm đến một cái bàn thờ quá vĩ đại mà đa số người dân Việt cả ngoài Bắc lẫn trong Nam đều thờ. Nếu nhà văn Trần Huy Quang chán nản muốn chuyển nghề thì bài viết của ông là cách tốt nhất để thực hiện ý định; nhưng nếu ông Quang lúc đó còn có nghĩ đến sự thăng tiến chức vụ trong Hội Nhà văn Việt Nam thì đúng là quá dại dột!

Chuyện ông Quang không có gì lạ cả vì nó xảy ra giống nhau trên bất cứ quốc gia nào vẫn còn theo chế độ độc tài toàn trị. Lẽ ra ông Quang còn phải bị cầm tù, vì đã nói bóng gió để tuyên bố những lời tiên tri lịch sử, như một loại sấm truyền, chỉ ra đúng gốc nguồn và dự báo trúng phóc những gì sẽ diễn ra trong tương lại xã hội Việt Nam, mà giờ đây đối chiếu với thực tế đã thấy rõ quả đúng là linh nghiệm thật!    

Trang Thế Hy nghe nói không sao, nhưng ông tổng biên tập thì chối bai bải, lấy cớ rằng khi đăng bài thì ông không có mặt tại tòa soạn, nên ngoại phạm…

Bài viết của Trang Thế Hy vì đã đọc cách nay đến 30 năm nên tôi không còn nhớ rõ nội dung chi tiết. Đại ý ông nói chế thuốc giảm đau thì chỉ giúp chữa được tạm thời cơn đau như một cách ru ngủ thôi chứ không chữa được tận căn, ám chỉ những căn bệnh nhức nhối của xã hội hôm nay.

Hết chuyện văn chương thì đến chuyện thời sự, nên lại nghĩ đến câu chuyện một vụ án tày đình mới xảy ra mấy hôm nay vẫn còn nóng hổi, dư luận lên tiếng quá chừng. Đó là vụ một chủ tịch hội đồng quản trị kiêm tổng giám đốc Công ty cổ phần công nghệ Việt Á cùng với đồng bọn thuộc ngành y dược đã lạm dụng tình hình nhân dân điêu đứng chết chóc hàng loạt vì đại dịch Covid-19 chế ra rất nhiều test kit xét nghiệm không đủ tiêu chuẩn nhưng quảng cáo láo thổi giá rất cao để bán ra kiếm lời đến con số vài ngàn tỉ! Việc này giải thích tại sao trong mùa đại dịch, có chủ trương "thần tốc xét nghiệm diện rộng" do người đứng đầu Chính phủ chỉ đạo: hầu hết người dân đều bị đè ra “chọc ngoáy mũi” để kiểm tra, có người bị đến 5-7-10-15 lần xét nghiệm nhanh đến tiêu tốn hết cả số thu nhập còm cõi, khổ nhất là nông dân, công nhân, các shipper và dân nghèo thành thị…, mặc dù Bộ Y tế là cơ quan phụ trách dưới sự điều khiển  của trưởng ban chỉ đạo quốc gia về phòng chống dịch bệnh Covid-19 đã được các chuyên viên y tế trong ngoài nước khuyến cáo là không nên làm cách dại dột như vậy, chỉ tốn tiền nhiều mà vẫn không ngăn được dịch bệnh… , và thực tế đã chứng tỏ bi thảm ra sao, người người đều biết.

Cách chống dịch Covid- 19 đầy lúng túng theo kiểu tương kế tựu kế thay đổi xoành xoạch phi khoa học vừa qua của các vị chức sắc xem ra còn có thể thua kém hơn một anh cán bộ y tế cấp phường xã, bởi vì các ông vừa thiếu hiểu biết (thông cảm được) vừa quen thói quan liêu đã thâm căn cố đế, chủ yếu chỉ lăng xăng biểu lộ thành tích cá nhân, hơn là thực tâm “chống dịch như chống giặc”, rốt cuộc hậu quả xấu không có ai là người chịu trách nhiệm cụ thể!     

Trở lại câu chuyện Việt Á kể trên, vấn đề đáng nói là không chỉ có ông tổng giám đốc công ty lừa đảo đã bị bắt và kê biên ngay tài sản, mà sau lưng ông còn có cả một hệ thống hợp tác làm ăn chung, bao gồm Viện nghiên cứu Quân y (thuộc Bộ Quốc phòng), Bộ Y tế, Bộ Khoa học và Công nghệ, cùng với hầu hết các sở y tế và trung tâm kiểm soát dịch bệnh (CDC) tại 62 địa phương trên cả nước, dưới sự yểm trợ truyền thông đắc lực của Ban Tuyên giáo Trung ương. Vấn đề đổ bể ra đã được bật đèn xanh cho công khai, nên hàng chục báo đài thuộc truyền thông nhà nước (xin không kể ra vì danh sách rất dài) trước đây viết bài ca tụng test kit của công ty Việt Á lên đến mây xanh, không khác gì quảng cáo thuốc cường dương bổ thận hoặc mỹ phẩm, thì giờ đây lại đồng loạt tung bài ra tố cáo kịch liệt tội phạm…

Vụ việc xảy ra có tình tiết gia trọng ở chỗ các kẻ gian dám hè nhau đạp lên sức khỏe, xương máu của đồng bào mình để kiếm tiền. Nhân viên trong công ty Việt Á và vài ông rất lớn khác nữa cũng đã được cơ quan chức năng triệu tập để phục vụ điều tra mở rộng.

Việc phạm tội ác tày đình của ông chủ trẻ cả gan kia đã làm cho mọi người trong giới chức trách cấp cao giống như đạp phải đinh. “Ngọc Hoàng Thượng Đế” đứng vai cao nhất nước tất nhiên không thể ngăn được cơn đùng đùng nổi giận trước tội khi quân, nên đã ra lệnh phải “hốt hết”, kê biên ngay một số tài sản do làm ăn lươn lẹo mà có.

Với trách nhiệm tối cao của người đứng đầu tổ chức lãnh đạo đất nước đang chăm lo công việc “đốt lò” trong khi ngọn lửa vẫn còn cháy mạnh, ông không đùng đùng nổi giận mới lạ. Tuy nhiên do việc cách nay chừng 9 tháng, chính ông cũng đã ký thưởng cho cái công ty lưu manh kể trên huân chương lao động hạng ba, nên một số người đã nghĩ xấu, tỏ nỗi nghi ngờ, cho ông là có sự thông đồng toa rập gì đó. Nhưng riêng tôi thì lại không, trái lại luôn nghĩ tốt về ông, cho ông là một người có tấm lòng trực đạt của một vị chính nhân quân tử, hành động hết lòng vì nghĩa, bởi việc nhân nghĩa cốt ở an dân, mà muốn an dân thì phải diệt trừ tiệt nọc bọn quan lại tham nhũng đang thi nhau hút máu mủ của dân suốt gần nửa thế kỷ nay, nên ông cũng chính là người mạnh dạn chủ trương việc “đốt lò”, một bản sao y chính sách “đả hổ diệt ruồi” của người đồng cấp với ông bên Trung Quốc.

Nếu ông đã lỡ cấp giấy chứng nhận huân chương lạo động cho kẻ gian thì khả năng có đến 80-90 phần trăm là do bị các cấp dưới lừa, bởi ở trên ngôi quá cao, lại bận trăm công nghìn việc lớn, ông không thể nắm chắc hết tình hình thực tế bên dưới, mà chỉ nghe theo lời tâu báo của bọn bầy tôi tiểu nhân đã nhờ ông mà có được nhiều tiền của, chức vụ béo bở theo đúng quy trình cơ cấu bổ nhiệm cũng chủ yếu do chính ông đặt ra.

Ông đâu có dè chữ ký của ông là đáng giá nghìn vàng, tương đương tấm giấy thông hành loại đặc biệt, có thể dùng làm lá bùa để ông chủ Việt Á trưng ra cho các bộ, sở, ban ngành mạnh dạn nhảy vào hợp tác kiếm ăn.  

Người xưa nói: “Quân tử khả khi dĩ lý chi sở hữu…”, có nghĩa người quân tử rất dễ bị lừa nếu kẻ đặt bẫy lừa nói năng nghe sao cho có lý; trường hợp nói nghe không ra lý lẽ chính đáng thì vô phương lừa, bởi “bất khả khi dĩ lý chi sở vô”. Mà đám tiểu nhân dưới quyền ông thì khôn lỏi đầy ma mưu chước quỷ, nhiều như bầy sâu, lại chuyên nịnh bợ bề trên, nếu ông có lỡ lầm nghe theo lời bọn này thì cũng còn có chỗ để châm chế bỏ qua. Bởi vậy riêng tôi không kết tội ông mà chỉ để mình ông tự biết. Có thể ông rất thanh liêm. Tài sản ông hiện có bao nhiêu người dân cũng không hề được biết, vì nó thuộc diện bí mật, nhạy cảm không tiện kê khai. Ông bây giờ cũng giống như một phù thủy không còn kiểm soát được đám âm binh lúc nhúc do chính mình tạo ta nữa, bởi thể chế chính trị lâu nay ông đã hết sức bảo vệ không có những lực kiềm chế ước thúc lẫn nhau giữa các thành viên trong tổ chức và các nhánh quyền lực.

Tình hình tham nhũng tiêu cực và thoái hóa biến chất phổ biến của giới quan lại như hiện nay đã thâm căn cố đế, cho dù các ông cụ tiền bối có tái sinh đến chục lần làm tư vấn giúp ông đi nữa cũng vô phương cứu chữa.

Tuy nhiên, dù thông cảm và nói tốt cho ông đến đâu, trách nhiệm chính vẫn phải quy về cho người đứng đầu, như các quy định của tổ chức cầm quyền đã nêu rõ trên rất nhiều văn bán có tính trói buộc. Xưa cũng vậy mà nay cũng vậy, chỉ khác nhau về hình thái biểu hiện tùy theo thời đại mà thôi.

Kinh Thư  là một cuốn sách kinh điển chuyên bàn về đạo trị nước trong hệ thống Ngũ kinh mà các vua quan thời xưa đều phải thuộc nằm lòng, có câu: “Muôn phương các ngươi có tội là tại một mình ta! Một mình ta có tội, không việc gì đến muôn phương các ngươi! Than ôi hãy theo được thế, họa (may) giữ được trọn vẹn! (Thượng thư, “Thang cáo”, bản tiếng Việt của Nhượng Tống, NXB Tân Việt, tr. 67).    

Một lý do để thông cảm nữa là tuổi tác của người đứng đầu đất nước hiện nay: nếu tuổi đã cao thì rất khó giữ được óc sáng suốt, dễ bị các cấp dưới qua mặt, vì họ hiểu tâm lý của người già là lú lẫn dễ sinh tật, nhất là tính tham. Tham đây có thể là tham của cải hoặc tham quyền lực, hoặc cả hai, vì trong thể chế chính trị hiện có, tiền bạc và quyền lực thường phải đi đôi với nhau. Khổng Tử đã từng cảnh giác:  “Khi còn trẻ, khí huyết chưa định (cơ thể chưa phát triển đủ), nên răn chừng về sắc dục; ở tuổi tráng niên, khí huyết cương kiện, nên răn chừng về tranh đấu (hơn thua); lúc về già, khí huyết đã suy (sức lực tàn tạ), nên răn chừng về tính tham” (Luận ngữ, «Quý thị »).

Người không biết răn chừng về tính tham khi về già rất dễ mắc chứng tham quyền cố vị, già rồi vẫn cứ khư khư bám giữ chức vụ, không biết học phép người xưa từ chức đúng lúc để nhường công việc lãnh đạo lại cho lớp đàn em. Kinh Thư cũng đã từng dạy: «Nhà vua nói: ‘Ta ở ngôi vua ba mươi ba lẻ năm! Ngót trăm tuổi, già mỏi không được siêng. Ngươi thì không trễ nải, (hãy) coi dân cho ta’» ( sđd, tr. 31).

Từ rất lâu, đất nước đã trở nên «vô đạo», chính trị thối nát toàn tập, nên người đứng đầu đất nước dù thông minh, thiện chí đến đâu cũng không thể trừ khử sạch đám tiểu nhân lúc nhúc tràn đầy bên dưới, vì họ «như một bầy sâu», «ăn không chừa một thứ gì», lại có sự câu kết lẫn nhau rất chặt. Họ nắm cả luật pháp và những quy định trong tay, hành động không thể nào kiểm soát, mà vụ công ty Việt Á nổi đình nổi đám lên mấy hôm nay là thêm một trường hợp thí dụ rất điển hình!

Trong vụ án công ty Việt Á, rõ ràng đã có sự toa rập cu kết liên thông nhau của cả một hệ thống chính trị, chứ không do lỗi chỉ riêng một mình anh tổng giám đốc. Hệ thống chính trị này được áp dụng lâu nay tại nước ta thông thường được hiểu, ngoài «tứ trụ» do nội bộ tự bầu lên (không có sự tham gia thật sự của dân) còn có đủ thứ các tổ chức vệ tinh, nhưng tất cả chỉ để phụ họa, mà người đứng đầu các bộ phận trong hệ thống chính trị luôn là những kẻ cùng phe nhóm được cất nhắc bổ nhiệm theo con đường «quy hoạch cơ cấu», từ Đoàn Thanh niên CS hoặc từ cái gọi là «cấp ủy».

Một hệ thống chính trị với cách thức vận hành như thế chỉ có tác dụng bảo vệ chế độ độc tài toàn trị chứ không thể phát huy được khả năng đóng góp của những người tài năng trung thực, nên nếu là người tốt thì thậm chí muốn giữ được một chức nhỏ cỡ chủ tịch phường, xã quèn cũng còn không được!

Từ chỗ này suy lên, hầu hết các quan to hiện nay đều là những kẻ tệ hại, hay nói cách khác, tổng quát hơn, mức độ tệ hại của quan chức tỉ lệ thuận với các chức quyền mà họ được nắm giữ: người giữ chức vụ cao nhất nước vì vậy, theo logic này, loại suy ra cũng có nghĩa là kẻ tệ hại nhất nước, vua của tội ác (?); số ít người có chức quyền còn lại tương đối trong sạch thì có thể xếp chung họ vào hạng cầu an, ngậm miệng ăn tiền, hoặc mang tội đồng lõa với tội ác. Ai thông hiểu được điều này sẽ không còn ngạc nhiên khi thấy vụ đại ác/ đại án Việt Á vừa xảy ra, vì đây chỉ là hậu quả tất yếu của điều đang xét, một sự kiện động trời minh họa rõ thêm cho tình trạng quốc nạn tham nhũng vô phương cứu chữa, trong đó đám quan chức cấp cao ở một số bộ, ngành đã thông đồng toa rập nhau dựng nên kịch bản tiêu cực tinh vi hoàn hảo và quá dã man để hút máu mủ dân trong cơn đại nạn Covid-19.

Vấn đề cốt lõi và cấp bách đặt ra vì vậy là phải cải cách hệ thống chính trị, nếu cứ theo vết mòn cũ mà đi thì cho dù có «đốt lò» bao nhiêu cũng không thể khắc phục được nạn tham nhũng tiêu cực và suy thoái đạo đức lối sống trong tất cả các tầng lớp cán bộ lãnh đạo các cấp, từ trung ương tới địa phương, trái lại, chỉ tạo điều kiện hình thành nên các nhóm đặc quyền đặc lợi, đôi khi còn có tên gọi khác là giai cấp mới hoặc giới tư sản đỏ, đối lập quyền lợi với đại đa số quần chúng.       

Tình huống nêu trên đẩy nhà lãnh đạo đứng đầu đất nước vào một tình thế cực kỳ nguy hiểm, rất cheo leo bấp bênh, mất kiểm soát, nên cần phải có sự chuyển hướng cơ bản, tạo nên những bước đột phá mới, nếu không sẽ rất dễ bị té ngã, như chính ông thầy CS Lênin đã có lần phải làm vậy, khi ông quyết định chuyển một nước đang Nga suy sụp về kinh tế từ chế độ CS thời chiến sang chính sách kinh tế mới (NEP). Trong bài «Bút ký của một nhà chính luận», ông viết rất có hình tượng: «Chúng ta hãy tưởng tượng một người đang trèo lên một ngọn núi rất cao, thẳng đứng và chưa có ai đặt chân đến. Hãy giả định rằng sau khi đã vượt được những khó khăn và nguy hiểm chưa từng thấy, anh ta đã trèo được cao hơn những người trước rất nhiều, nhưng anh ta vẫn chưa lên được tới đỉnh núi. Giờ đây anh ta đang ở vào một tình thế chẳng những khó khăn và nguy hiểm, mà thậm chí còn thật sự không thể nào tiến lên được nữa».

 Rồi ông viết tiếp: «… Anh ta phải lộn lại, xuống núi, để tìm ra con đường khác trèo lên tới đỉnh» (dẫn theo Lêonit Curin, Chính sách kinh tế mới, thực chất, kinh nghiệm, bài học, NXB APN, Matxcơva, 1990).

Vấn đề là cần phải kịp leo xuống núi đúng lúc, nếu không có thể sẽ bị đá đè chết không kịp ngáp!

Hai sự việc khác nhau, thời thế cũng khác nhau. Tuy nhiên cái chung vẫn cần tham khảo ở bậc tiền bối Lênin là phải quyết tâm nhanh chóng chuyển hướng sang con đường mới khác, chưa nói để đạt mục đích gì cao xa tốt đẹp của CNXH, mà chỉ nhắm trước mắt mục tiêu trừ khử cho sạch bớt bọn sâu bọ trước nay luôn lăm le cu kết gây nên tội ác tập thể đã gặm nhấm dần dà và làm suy yếu chính nó, tức chính cái bản thân của hệ thống chính trị đã tự suy đồi cực độ khiến cho quốc lực ngày một thêm hao mòn, nhân dân ngày càng điêu đứng, đẩy đất nước vào tình trạng nguy cơ không lối thoát. Điều này có nghĩa, phải dứt khoát lo cải cách thể chế chính trị và luật pháp, đi đôi với cải cách kinh tế, thông qua những quy định cơ bản mới sẽ phải được điều chỉnh trong hiến pháp và hệ thống pháp luật kèm theo, như về quyền sở hữu tư nhân về đất đai, về các quyền tự do dân chủ như tự do ngôn luận, lập hội, biểu tình v.v…, chẳng hạn. Mấu chốt của toàn bộ vấn đề là các nhánh quyền lực phải được kiểm soát, vừa có tính độc lập vừa có khả năng chế ước lẫn nhau.

Ý kiến giải quyết vấn đề như vừa nêu trên đã tỏ ra quá cũ kỹ, rất nhiều người đã phê phán góp ý còn hay hơn, nên xin trở lại câu chuyện của «người đốt lò vĩ đại».

Trong tuổi tác chồng chất lại thêm sức khỏe ngày một suy kém, ông không thể không cảm thấy mệt mỏi trước tình trạng quan lại phần lớn gian tà, đụng vào đâu cũng có tham nhũng, trong khi các mục tiêu cần đạt thì dường như vẫn còn nằm xa ở đâu đâu. Tháng ngày trôi qua nhanh mà không chờ đợi ai; năm cũ 2021 cũng sắp qua rồi!  Ông mỏi miệng rao giảng đạo lý, kiên trì chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, nhưng đám đệ tử của ông phần lớn cũng không ai còn tin vào những giá trị này nữa, họ chỉ ham tiền, và khi nghe ông rao giảng, họ cười thầm trong bụng, chỉ giả vờ vâng vâng dạ dạ cho qua. Nếu ông thực tâm chống tham nhũng chỉ vì dân vì nước chứ không vì bất kỳ một động cơ tư riêng gì khác (như xây dựng uy tín cá nhân, mượn cớ chống tham nhũng để thanh trừng phe phái…), chắc chắn ông đã và đang bị rơi vào một tình huống đầy tính chất bi hài.      

Ông tự hào vì đã mở được rất nhiều vụ án để xét xử bọn bầy tôi hủ nát lắm ư? Ông cũng lấy làm mãn nguyện vì đã cầm tù được hàng loạt và ngày càng nhiều những nhà phản biện bất đồng chính kiến lắm phải không?

Cách làm của ông như vậy là hoàn toàn trái với sách vở của các thầy Mác, thầy Lênin mà ông đã tiếp thu một cách rất giáo điều! Lại càng trái hơn với những bài học thâm thúy của người xưa.

Càng về sau, chính quyền của ông càng xuất lộ khuynh hướng không nghe theo ý kiến dân, chà đạp lên hiến pháp và dư luận cả trong lẫn ngoài nước, kiên trì thực hiện chế độ độc tài toàn trị chặt chẽ bằng cách trấn áp dân chúng qua hệ thống công an trị và bỏ tù những người bất đồng chính kiến (như Phạm Đoan Trang, Trịnh Bá Phương, Đỗ Nam Trung, Trịnh Bá Tư, Cấn Thị Thêu … vừa bị xử tù nặng mới đây), trong khi đó nạn tham nhũng nói chung và tham nhũng đất đai nói riêng thực tế đã trở thành quốc nạn, biến tướng thiên hình vạn trạng, hiện đang làm kinh động toàn quốc qua vụ án tập thể tày trời Công ty Việt Á,  dẫn đến lòng tin của nhân dân nhân dân đã sa sút ngày càng sa sút thêm vào hệ thống chính trị, một hệ thống chính trị vốn là nguyên nhân của mọi nguyên nhân làm phát sinh và nuôi dưỡng tất cả những gì tệ hại nhất mà bề ngoài chính nó cũng đang giả vờ như tìm cách chống lại.

Về «đốt lò» và xử án, có lẽ ngoài học thuyết Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, ông (và cả thuộc hạ của ông là chánh án tòa án nhân dân tối cao, bộ trưởng bộ công an nữa) nên lắng lòng suy ngẫm sâu lời này của Khổng Tử hơn hai ngàn năm về trước, đã nói: “Xử kiện thì ta cũng làm được như người khác thôi. Nhưng điều quan trọng là phải làm sao để không còn kiện tụng nữa” (Thính tụng, ngô do nhân dã. Tất dã, sử vô tụng hồ? - Luận ngữ, “Nhan Uyên”).   

Còn về thân phận của ông, tôi cho là đang rất nguy vì xung quanh còn nhiều kẻ xấu muốn hại để tranh giành quyền lực, thì trong Luận ngữ, có kể chuyện một tên lính giữ thành khi nhắc đến Khổng Tử đã nói với hàm ý chê mỉa: «Có phải cái ông biết mình không thể làm được mà vẫn cứ làm đó không?».

Lại cũng có những lời khuyên minh triết của cổ nhân: «Thức thời vụ giả vi hào kiệt» (Kẻ thức thời mới là hào kiệt). Hoặc «Quân tử kiến cơ nhi tác» (Người quân tử nhìn xem cơ màu tức căn cứ vào xu hướng phát triển chính của sự vật mà hành động) (Chu Dịch, «Hệ từ hạ»).

Lúc này đã là lúc chín muồi nhân dân không còn tin vào hệ thống chính trị đã mục nát đến cùng tận, và một chân lý bất di bất dịch rất đáng được tham khảo trong tình thế luẩn quẩn tiến thối lưỡng nan, đó là: «Nếu dân không tin chính quyền nữa thì chính quyền không đứng được, có nghĩa phải sụp đổ’” (Dân vô tín bất lập - Luận ngữ, “Nhan Uyên”).

Chân lý rõ ràng như vậy rồi. Tuy nhiên nếu ông vẫn chưa chịu rút lui thì nên tìm cách ở lại chức vụ để chuyển hướng chính trị bằng cách thực thi rộng rãi nền dân chủ trong nước, thả hết những người có chính kiến khác đang bị cầm tù, mở ra một bầu không khí tươi mới tích cực, đẩy lùi đám nịnh thần thối nát đang bu xung quanh, hầu có thể gây lại mối đoàn kết nhất trí cao để vừa xây dựng đất nước, vừa đủ sức đối phó với một thế lực thù địch rất nguy hiểm đã và đang lăm le gây hại cho đất nước chúng ta. Nếu làm được như vậy, nhân dân Việt Nam sẽ muôn đời nhớ ơn ông, coi ông là một vị thánh sống cứu tinh cho toàn thể dân tộc đang lao đao lận đận vì đám đông quan lại gian tà.  

Bằng như ngược lại, nếu cứ tiếp tục trấn áp dân chủ, thì câu chuyện cổ bịt miệng dân sâu sắc sắp kể đây rất đáng xem là một bài học tham khảo vô cùng quý báu: «Thiệu Công can vua không nên cấm phê bình chỉ trích» (trích trong Quốc ngữ, “Chu ngữ”), xin dịch ra để cống hiến:  

           Lệ Vương (878-842 TCN) bạo ngược, bị người trong nước bêu riếu nói xấu. Thiệu Công thấy vậy bảo vua: “Dân không chịu nổi mệnh lệnh hà khắc bạo ngược của vua”. Vua giận, tìm được một người đồng cốt nước Vệ rồi sai đi rình dò những kẻ nói xấu, hễ báo cáo lên bắt được người nào thì cho giết ngay.

Người trong nước không ai dám nói gì nữa, ngoài đường chỉ lấy mắt nhìn nhau thay cho lời nói. Vua khấp khởi mừng nói với Thiệu Công: “Ta đã dẹp được hết những lời bêu riếu rồi, nên chẳng ai dám nói gì nữa”. Thiệu Công bảo: “Đó chẳng qua chỉ là che lấp miệng dân vậy thôi. Ngừa miệng dân còn khó hơn ngừa nước sông tràn. Nước úng vỡ đê thì hại người tất sẽ không ít. Mà dân cũng giống như sông vậy. Cho nên người trông coi việc sông nước thì phải khơi dòng cho sông chảy thông suốt, người cai trị dân thì phải mở hơi cho dân được nói năng tự do. Vì thế bậc thiên tử ngồi cai trị, phải khiến cho từ hàng quan lại đến kẻ sĩ dâng thơ, quan Thái sư lo về âm nhạc dâng lên những bài hát, quan sử dâng sử cũ, quan Thiếu sư dâng lời châm, người mù làm thơ, người lòa đọc sách, quan Bách công can gián, dân thường truyền lời lên người trên, các bầy tôi thân cận hết lòng khuyên bảo, hàng thân thích với vua xem xét bổ cứu, quan Thái sư và Thái sử chăm lo việc dạy dỗ, những bậc kỳ lão uy tín lớn lại răn bảo chỉnh đốn, sau đó nhà vua mới châm chước quyết định. Nhờ vậy việc chính trị thi hành ra suôn sẻ không có điều trái lý. Dân có miệng cũng giống như đất có núi sông, nguồn lợi sinh ra từ đó; và cũng giống như đất có đất phẳng, đất trũng, ruộng tốt cao thấp, cơm áo nhờ đó mà có được. Dân chúng nói ra thành lời bằng miệng, những việc hay việc dở mới bộc lộ ra cho thấy. Phát huy điều hay, phòng bị điều dở, đó là cách để làm tăng thêm cơm áo và các thức đồ dùng. Trăm họ có điều lo nghĩ trong lòng mà nói ra ở cửa miệng, điều gì mình cho là phải thì làm theo, như vậy làm sao có thể ách tắc vào đâu? Còn như muốn bịt miệng dân, thì có thể bịt được bao lâu?”.

Vua vẫn không nghe, từ đó dân chúng không còn ai dám công khai nói lời chỉ trích. Chỉ ba năm sau, họ đuổi vua sang sống lưu vong ở đất Trệ.

Viết đến đây, trời đã vừa hửng sáng, cơn đau tạm dịu trong người tôi lại trỗi lên dữ dội, nên phải tạm dừng bút, lo tìm thêm viên thuốc uống giảm đau, rồi lại nhớ đến câu chuyện «Người chế thuốc giảm đau» của nhà văn Trang Thế Hy như ở đoạn đầu bài viết này đã kể.