khktmd 2015






Đạo học làm việc lớn là ở chỗ làm rạng tỏ cái đức sáng của mình, thương yêu người dân, đạt tới chỗ chí thiện. Đại học chi đạo, tại Minh Minh Đức, tại Tân Dân, tại chỉ ư Chí Thiện. 大學之道,在明明德,在親民,在止於至善。












Thứ Bảy, 27 tháng 3, 2021

Album Tuấn Ngọc





Album Vầng Tóc Rối, nhạc sĩ Mai Anh Việt





Cuban American Voters Still Oppose Any Change in US-Cuba Relations





Child migrants: The challenges facing Biden at the US-Mexico border





Kung Flu Virus một năm nhìn lại: Câu chuyện từ 5 lục địa





Những người già bươn chải phụ con cháu





Mỹ lên kế hoạch chia sẻ vaccine Covid với hai nước láng giềng





Quảng Ngãi: “Bão bụi” vì làm đường!





Vụ MH370 biến mất : Malaysia trong vai "kẻ ngốc" hữu ích ?





Bryan Adams, Ngựa Chiến Hoang Dã





Nguyễn Trung Vinh , Tay Trống Của Ban Nhạc Phượng Hoàng





Nhạc Sĩ Anh Bằng, Một Người Việt Thương Quê Mình - Tác giả Tuấn Khanh





Đức Tiến và Ngọc Nhiều song ca Quê Hương, nhạc Đức Tiến phổ thơ Nguyễn Đức Sơn





Nhân Phẩm Bị Lợi Dụng - Tác giả Tuấn Khanh





Album nhạc sĩ Đức Tiến, Bài Ca Nhỏ Cho Quê Hương





Làm Đĩ - Tác giả Tăng Bùi

 

Rầm một cái, chiếc xe tải nhỏ cán ngang hai đùi thằng bé lang thang, hai đùi dập nát. Chiếc xe vù ga chạy mất hút, để lại làn khói. Thằng nhỏ nằm bất tỉnh, máu chảy đầm đìa. Một số xe gắn máy, chiếc né sang bên rồi chạy thẳng, chiếc chạy xa xa rồi tấp vào lề quay lại nhìn. Bên đường, hai cô gái từ trong quán chạy sang băng tạm rồi vẫy Taxi.
Cô Y sĩ hỏi: ai là người nhà nạn nhân?
Cô gái đưa mắt nhìn qua lại rồi nói: Tôi!
- Chị tên gì, quan hệ với nạn nhân như thế nào?
- Tôi không có quan hệ gì với nạn nhân, chỉ là thấy tai nạn nhân bị nạn ngoài đường thì cứu giúp.
- Vậy, chị có tiền để tạm ứng tiền viện phí cho cháu không?
- Tôi chỉ còn vài trăm nghìn trong túi.
- Vài trăm nghìn thì sao đủ viện phí? Y Sĩ trả lời.
- Thì ứng đỡ, các Bác sĩ cứ điều trị cho cháu đi, tôi chạy về mượn tiền đem qua.
- Chị làm nghề gì?
- Làm gái.
- Tôi biết Chị là Phụ nữ rồi; tôi đang hỏi nghề nghiệp chị đang làm. Chị có gì để bảo đảm không?
- Thì tôi làm gái, là làm Đĩ đó.
Cô Y Sĩ tròn mắt nhìn. Cô phân trần: này khó cho tôi quá. Theo quy định của bệnh viện thì phải tạm ứng tiền trước khi điều trị.
- Nhưng, Cô không cho tôi về để mượn tiền thì tiền đâu tôi đóng?
- Chị về mà không quay lại thì tôi biết xử lý ra sao?
Anh tài xế Taxi thấy vậy liền móc túi ra tờ 200k và nói: tôi cho cháu, tôi không lấy tiền Taxi đâu.
Thằng bé bây giờ đã thấm đau, khóc rên inh ỏi. Mọi người đi khám bệnh xúm lại, thương tình mỗi người cho một ít và cuối cùng cũng đủ tiền ứng đóng viện phí.
Nhìn dáng vẻ như một người phụ nữ hiền lành, vẻ mặt có vẻ lo lắng, đi qua đi lại trước phòng phẫu thuật. Hắn bảo: Chị ngồi xuống cho đỡ mỏi chân.
Chị nhìn người đàn ông rồi cũng lặng lẽ ngồi xuống ghế.
- Tôi đã thấy từ khi Chị đưa cháu nhập viện. Thấy Chị có vẻ như một người hiền lành, tốt bụng. Sao Chị lại làm cái nghề đó?
- Vậy theo anh thì nghề đó xấu lắm hả?
- Tất nhiên không riêng tôi, mà phần đông ai cũng nghĩ vậy. Tôi nghĩ Chị cũng hiểu điều đó.
- Đúng, cái nghề mạt hạng đó nó cùng cực lắm, nhiều tai tiếng. Nhưng tôi thấy còn đỡ nhục hơn một số nghề nhìn bề ngoài thì trí thức, hào nhoáng bóng nhẫy, nhưng thực ra bên trong nhầy nhụa, nhơ nhớp.
Ít nhất thì Tôi cũng chẳng lừa ai. Tiền trao thì múc cháo, no bụng thì đường ai nấy bước. Không phải phục tùng, phụng sự ai. Cũng không gây nguy hại lâu dài cho xã hội.
Trước đây tôi là giáo viên. Học xong Sư phạm, gia đình phải lo mất cả trăm triệu để xin được việc vào làm giáo viên hợp đồng đứng lớp. Được khoảng hai năm thì mọi rắc rối bắt đầu. Muốn được tuyển vào giáo viên biên chế thì phải lo lót khoảng 300 triệu. Ông thử tính xem: Hơn 4 năm học đại học cha mẹ nuôi, học xong mất cả 100 triệu lo lót để được đứng lớp. Đứng lớp mới hơn hai năm, mỗi tháng chưa được 10 triệu đồng (ăn uống sinh hoạt, chi phí đi lại) thì tiền đâu mà tiếp tục đầu tư 300 triệu nữa để chạy vào công chức?! Bắt đầu bị khiển trách, kỷ luật với đủ lý do; tiếng là nhà giáo chứ ngoài chuyên môn ra thì mọi phát ngôn, giao tiếp phải buộc theo đường lối Đảng. Cuối cùng thì tôi bị cô lập, bị quy chụp là người khuyết tật, bị cắt hợp đồng.
Nhờ vả mãi chạy được vào làm thư ký UB; những tưởng phen này đổi đời. Có tí vóc dáng, tôi bị lọt vào tầm ngắm của Bí thư và Chủ tịch. Được các sếp ưu ái gọi đến phòng riêng làm việc liên tục, bị lạm dụng, xâm hại tình dục mà không biết kêu cứu, chia sẻ cùng ai. Được bọn chúng hứa cả trăm lời hứa mĩ miều, nhưng cuối cùng thì ngày tháng vẫn trôi qua vô ích. Tôi buộc phải bỏ kiếp cái điếu UB.
Đi buôn bán một thời gian tôi mới thấy nỗi khổ của dân buôn bán: Không xảo trá, gian dối, không dùng hóa chất bảo quản thì lỗ chổng vó. Mà gian xảo lọc lừa thì không hợp với tôi. Dùng hóa chất ướp thực phẩm thì thấy lương tâm cắn dứt khi mình đầu độc đồng bào mình.
Đi làm công nhân may mặc được hơn một năm thì công ty bể nợ. Chủ chạy mất gần 2 tháng lương. Khi đó mới biết toàn bộ tiền mình đóng mua BHXH bị công ty họ lừa, không đóng. Vậy là trắng tay.
Trôi dạt làm nhân viên gội đầu, massage. Dòng đời đưa đẩy, rồi tôi làm đĩ lúc nào không hay.
- Vâng, tôi hiểu. thực ra hoàn cảnh của tôi cũng chẳng hơn gì Chị. Trước đây tính ở trong Quân đội; nhưng ở trong đó mới thấy môi trường đó bọn sĩ quan với nhau chúng nó sống chẳng có chút tình người nào. Cá lớn đớp cá bé, lợi dụng lẫn nhau để tồn tại, nhầy nhụa nhơ nhớp đủ trò bỉ ổi.
Ra đời, làm công nhân một thời gian cũng bị chủ thầu bỏ chạy. Làm kỹ thuật thì chịu cảnh trên búa đưới đe. Gắt với công nhân thì công nhân thù ghét, không làm lợi cho sếp thì không tồn tại. Làm thầu mà không gian xảo thì cũng có lúc lỗ chổng vó.
Đến bây giờ, có Công ty riêng nhưng vẫn cảnh cào chỗ này lấp chỗ kia. Hợp đồng đúng giá, làm ăn đoàng hoàng thì không đến lượt mình. Làm ăn với bọn lưu manh thì bị lún lầy. Gian xảo thì bản chất không quen.
Ôi, nếu tôi là phụ nữ thì cũng rất có thể làm đĩ lúc nào không hay.
Mình không muốn vậy, nhưng cái xã hội này không cho mình lựa chọn.

Chuyện bây giờ mới kể: bức tượng THƯƠNG TIẾC của điêu khắc gia Nguyễn Thanh Thu.





Thời cắp sách trước 1975: những câu chuyện khắc ghi





Thứ Sáu, 26 tháng 3, 2021

Khi Bài Hát Trở Về - Tác giả Trần Trung Đạo





 

Nếu phải xếp hạng những bài hát được sinh ra và lớn lên cùng với thăng trầm của đất nước, với thao thức của thanh niên, sinh viên, học sinh, với tâm trạng của những người lính trẻ trong cuộc chiến tranh tự vệ đầy gian khổ ở miền Nam trước đây, tôi tin, Việt Nam quê hương ngạo nghễ của nhạc sĩ du ca Nguyễn Đức Quang sẽ là một trong những bài ca được xếp hàng đầu.
Không giống như một số hành khúc quen thuộc trong giới trẻ trước 1975 như Dậy mà đi của Nguyễn Xuân Tân (Tôn Thất Lập), Tổ quốc ơi ta đã nghe của La Hữu Vang thiết tha, mạnh mẽ nhưng chỉ giới hạn trong các phong trào sinh viên tranh đấu và ngay khi ra đời đã bị đảng sử dụng cho mục đích tuyên truyền trong các trường đại học, các đô thị miền Nam, hay Việt Nam Việt Nam của Phạm Duy chan chứa tình dân tộc, kêu gọi người người thương mến nhau nhưng thiếu đi cái hùng khí, sôi nổi của tuổi trẻ, Việt Nam quê hương ngạo nghễ của Nguyễn Đức Quang không dừng lại ở nỗi đau của đất nước mà còn nói lên cả những bi thương, công phẫn, thách đố của tuổi trẻ Việt Nam trước những tàn phá của chiến tranh và tham vọng của con người.
Trong vườn hoa âm nhạc Việt Nam, Việt Nam quê hương ngạo nghễ nổi bật lên như một biểu tượng cho khát vọng của một dân tộc đã vượt qua bao nhiêu gian nan khốn khó để tồn tại và vươn lên cùng các dân tộc khác trên mặt đất nầy.
Ta như nước dâng dâng tràn có bao giờ tàn
Đường dài ngút ngàn chỉ một trận cười vang vang
Lê sau bàn chân gông xiềng một thời xa xăm
Đôi mắt ta rực sáng theo nhịp xích kêu loang xoang.
Lời nhạc của Việt Nam quê hương ngạo nghễ tương đối khó nhớ nhưng nhờ cách sử dụng ngôn ngữ trẻ trung, mạnh mẽ, tượng thanh, tượng hình như “tiếng cười ngạo nghễ”, “xích kêu loang xoang”, “trên bàn chông hát cười đùa vang vang” hay “Da chân mồ hôi nhễ nhại cuộn vòng gân tươi” đã làm cho Việt Nam quê hương ngạo nghễ trở thành độc đáo, không giống như những bài ca yêu nước khác với những ý tưởng quen thuộc và lời ca phần lớn là lập lại nhau.
Việt Nam quê hương ngạo nghễ đẹp tự nhiên như một đoá lan rừng, không mang màu sắc chính trị, không nhằm cổ võ hay biện minh cho một chủ nghĩa nào, không cơ quan nhà nước nào chỉ đạo thanh niên sinh viên học sinh phải hát và bài hát cũng chẳng nhằm phục vụ lợi ích riêng của chính quyền, tôn giáo hay đảng phái chính trị nào.
Trước 1975, từ thành phố đến thôn quê, từ các trường trung học tỉnh lẻ đến đại học lớn như Huế, Sài Gòn, từ các phong trào Hướng đạo, Du ca đến các tổ chức trẻ của các tôn giáo như Thanh niên Công giáo, Gia đình Phật tử, từ các quân trường Đà Lạt, Thủ Đức, Quang Trung, Nha Trang đến các tổ chức, đoàn thể xã hội từ thiện đều hát Việt Nam quê hương ngạo nghễ.
Sau 1975, bài hát theo chân hàng trăm ngàn sĩ quan và viên chức miền Nam đi vào tù. Nhiều hồi ký, bút ký kể lại Việt Nam quê hương ngạo nghễ đã được hát lên, kín đáo hoặc cả công khai, ở nhiều trại tù khắp ba miền đất nước. Trong tận cùng của đói khát, khổ nhục, đớn đau, Việt Nam quê hương ngạo nghễ đã hoá thành những hạt cơm trắng, hạt nếp thơm nuôi sống tinh thần những người lính miền Nam sa cơ thất thế.
Những năm sau đó, bài hát, như tác giả của nó và hàng triệu người Việt khác lên đường ra biển tìm tự do. Việt Nam quê hương ngạo nghễ lại được hát lên giữa Thái bình dương giông bão, hát lên ở các trại tỵ nạn Palawan, Paula Bidong, Panat Nikhom trong nỗi nhớ nhà, hát lên ở Sungai Besi, White Head trong những ngày chống cưỡng bách hồi hương, hát lên ở San Jose, Santa Ana, Boston, Paris, Oslo, Sydney trong những cuộc biểu tình cho tự do dân chủ Việt Nam, hát lên ở các trại hè, trại họp bạn Hướng đạo, các tổng hội sinh viên Việt Nam tại hải ngoại.
Nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang, trong buổi phỏng vấn dành cho chương trình Tiếng Nói Trẻ đã kể lại câu chuyện ra đời của Việt Nam quê hương ngạo nghễ trong âm nhạc Việt Nam: “…Thế bài Việt Nam quê hương ngạo nghễ cũng vậy, nó không phải là một bài ca tôi nghĩ là quá lớn, nhưng lúc bấy giờ khi tôi kết thúc tập Trường Ca vào năm 1965, cuối 1965 hay đầu 1966 gì đó, khoảng thời gian đó, 10 bài trường ca, những bài như Nỗi buồn nhược tiểu, Tiếng rống đàn bò, Lìa nhau, Thảm kịch khó nói v.v. những bài nói về đất nước của mình rất là khổ sở, tôi nghĩ nên kết nó bằng một bài hát có tiếng gọi hùng tráng và tha thiết hơn. Thành ra tôi viết bài Việt Nam quê hương ngạo nghễ một cách rất là dễ dàng. Tất cả những ý đó tôi đem vào hết trong bài hát đó để nó vượt qua cái khốn khó, vượt qua cái quê hương nhỏ bé, nhược tiểu mà trở thành một nước to lớn, và lòng người cực kỳ dũng mãnh. Viết xong bài đó tôi nghĩ chỉ kết thúc tập Trường Ca mà thôi, không ngờ về sau càng ngày đi các nơi càng thấy nhiều người ưa thích bài đó, có lẽ đáp được ước vọng của nhiều người, tôi nghĩ tiếng gọi đáp ứng đúng được tiếng của nhiều người, không riêng gì giới trẻ đâu, cả người lớn tuổi ở các hội đoàn về sau này, rồi đi vào trong quân đội, đi rất nhiều nơi. Thành ra, tôi cho đó là một bài hát tự nó trưởng thành nhưng khi viết tôi chỉ đúc kết cho tập Trường Ca lúc đó mà thôi.”
Thật đơn giản và tự nhiên như thế. Không một ông Bộ trưởng Bộ Chiêu hồi nào đặt hàng hay một ông Tổng ủy trưởng Dân vận nào chỉ thị anh phải viết. Anh viết không phải để thi đua sáng tác hay mong mang về giải thưởng, huân chương. Trong tâm hồn của một nghệ sĩ chân chính, tình yêu nước bao giờ cũng là sự thôi thúc tự nguyện. Anh viết Việt Nam quê hương ngạo nghễ để kết thúc tập trường ca của riêng anh nhưng cũng nối tiếp tập trường ca lớn hơn của đất nước. Sau ba mươi năm, nhiều nhạc sĩ, ca sĩ đã trở về qua nhiều ngả, trong nhiều tư cách khác nhau, một số tình ca sáng tác trước 1975 đã được nghe lại trong nước, nhưng đây là lần đầu tiên một bài hát đã về lại quê hương qua ngả của trái tim, trở về trong vòng tay nồng ấm của tuổi trẻ Việt Nam.
Bất ngờ và cảm động, một buổi sáng tuần trước, khi đi dạo một vòng qua các blog Việt ngữ, tôi bắt gặp không chỉ những mẩu tin nóng viết vội vàng trên đường phố, những đoạn phim biểu tình vừa mới đưa lên YouTube, những tấm hình ghi lại cảnh xô xát giữa đồng bào, sinh viên với công an, nhưng còn được nghe lại bài hát quen thuộc Việt Nam quê hương ngạo nghễ. Tôi cảm nhận qua lần gặp gỡ đó một niềm vui chung khi có một bản nhạc mà các em sinh viên Việt Nam ở California, Washington DC, Oslo, Paris, Hà Nội, Sài Gòn cùng hăng say hát trong những cuộc biểu tình chống Trung Quốc bành trướng bá quyền mà không cảm thấy ngần ngại, nghi ngờ, xa cách.
Ta khua xích kêu vang dậy trước mặt mọi người
Nụ cười muôn đời là một nụ cười không tươi
Nụ cười xa vời nụ cười của lòng hờn sôi
Bước tiến ta tràn tới tung xiềng vào mặt nhân gian.
Trong số một trăm em đang hát trong nước hôm nay có thể hơn chín mươi em chưa hề nghe đến tên Nguyễn Đức Quang lần nào, và nếu có nghe, có đọc qua bộ máy tuyên truyền của đảng, cũng chỉ là một “nhạc sĩ ngụy đã theo chân đế quốc”. Biết hay không biết, nghe hay không nghe không phải là điều quan trọng. Điều quan trọng là bài hát đã đáp ứng được ước vọng về tương lai và tình yêu tổ quốc của tuổi trẻ. Tổ quốc, vâng, không có gì lớn hơn tổ quốc. Văn hoá không phải chỉ là đời sống của một dân tộc mà còn là những gì giữ lại được sau những tàn phá, lãng quên.
Việt Nam quê hương ngạo nghễ sau 30 tháng Tư 1975 hẳn đã nằm trong danh sách các tác phẩm “văn hoá đồi trụy” mà đảng tìm mọi cách để xóa bỏ, tận diệt.
Thế nhưng, như giọt nước rỉ ra từ kẽ đá và như bông hoa mọc giữa rừng gai, bài hát đã sống sót, đã ra đi và đã trở về. Để tồn tại, một bài thơ, một bản nhạc cũng phải trải qua những gạn lọc, những cuộc bỏ phiếu công bằng không chỉ của người nghe, người đọc dưới một chế độ chính trị nào đó mà còn của cả lịch sử lâu dài. Bài hát phát xuất từ tình yêu nước trong sáng như Việt Nam quê hương ngạo nghễ sẽ ở lại rất lâu trong lòng tuổi trẻ Việt Nam hôm nay và nhiều thế hệ mai sau.
Là một người thích tham gia các sinh hoạt văn nghệ cộng đồng, bài hát mang tôi về thời trẻ tuổi của mình.
Tôi còn nhớ, mùa hè 1973, khi còn là sinh viên năm thứ nhất, Việt Nam quê hương ngạo nghễ cũng là nhạc sinh hoạt chính của trại hè sinh viên toàn quốc quy tụ đại diện sinh viên các trường đại học và cả sinh viên du học về nghỉ hè, do Bộ Giáo dục và Thanh niên tổ chức lần đầu và có lẽ cũng là lần cuối tại trường Thiếu Sinh Quân, Vũng Tàu. Đêm trước ngày chia tay, chúng tôi không ai ngủ được. Ngày mai sẽ mỗi người mỗi ngả, chị về Huế, anh về Đà Lạt, em về Cần Thơ và đa số chúng tôi sẽ trở lại Sài Gòn. Cùng một thế hệ chiến tranh như nhau, khi chia tay biết bao giờ còn gặp lại. Những ngày tháng đó, cuộc chiến vẫn còn trong cao điểm. Mỹ đã rút quân nên máu chảy trên ruộng đồng Việt Nam chỉ còn là máu Việt Nam. Thảm cảnh của “mùa hè đỏ lửa” chưa qua hết. Trên khắp miền Nam, đâu đâu cũng có đánh nhau, đâu đâu cũng có người chạy giặc. Mơ ước của tuổi trẻ chúng tôi là được thấy một ngày đất nước hoà bình, một ngày quê hương không còn nghe tiếng súng. Đêm cuối trại hè, chúng tôi ngồi quây quần thành một vòng tròn rộng quanh cột cờ trường Thiếu Sinh Quân và hát nhạc cộng đồng như để vơi đi những vương vấn, lo âu đang trĩu nặng trong lòng. Bài hát được hát nhiều nhất trong đêm đó là Việt Nam quê hương ngạo nghễ, và khi điệp khúc cất lên cũng là khi chúng tôi hát trong nước mắt:
Máu ta từ thành Văn Lang dồn lại
Xương da thịt này cha ông miệt mài
Từng ngày qua
Cười ngạo nghễ đi trong đau nhức không nguôi.
Chúng ta thành một đoàn người hiên ngang
Trên bàn chông hát cười đùa vang vang
Còn Việt Nam
Triệu con tim này còn triệu khối kiêu hùng.
Những giọt nước mắt của tuổi sinh viên nhỏ xuống xót thương cho dân tộc mình. Tại sao có chiến tranh và tại sao chiến tranh đã xảy ra trên đất nước chúng tôi mà không phải tại một quốc gia nào khác? Mấy tháng sau, tháng Giêng năm 1974, bài hát Việt Nam quê hương ngạo nghễ đã được hát vang trên đường phố Huế, Đà Nẵng, Sài Gòn, Cần Thơ sau khi Hoàng Sa rơi vào tay Trung Quốc. Những bản tin đánh đi từ Đà Nẵng, danh sách những người hy sinh được đọc trên các đài phát thanh làm rơi nước mắt.
Và hôm nay, ba mươi ba năm sau, trong cái lạnh mùa đông trên xứ người, những lời nhạc Việt Nam quê hương ngạo nghễ từ YouTube phát ra như xoáy vào tim. Tôi lại nghĩ đến các anh, những người đã hy sinh ở Hoàng Sa tháng Giêng năm 1974, ở Trường Sa tháng Ba năm 1988. Các anh khác nhau ở chiếc áo nhưng cùng một mái tóc đen, một màu máu đỏ, một giống da vàng, cùng ăn hạt gạo thơm, hạt muối mặn, cùng lớn lên bằng giòng sữa mẹ Việt Nam, và cùng chết dưới bàn tay hải quân Trung Quốc xâm lăng. Việt Nam, sau ba mươi ba năm “độc lập, tự do” vẫn chưa thoát ra khỏi số phận nhược tiểu bị xâm lược, vẫn chưa tháo được cái vòng kim cô Trung Quốc trên đầu. Việt Nam có một lãnh hải dài trên ba ngàn cây số nhưng thực tế không còn có biển. Cả hành lang Đông hải rộng bao la từ Hải Nam đến Hoàng Sa và xuống tận Trường Sa đã bị Trung Quốc chiếm. Nếu vẽ một đường cung dọc theo lãnh hải đó, ngư dân Việt Nam chỉ còn có thể đi câu cá ven bờ chứ không thể đánh cá như ngư dân Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan hay các quốc gia khác trong vùng biển Đông. Phía sau tấm bảng in đậm “mười sáu chữ vàng” hữu nghị thắm thiết giữa hai đảng Cộng sản Việt Nam và Trung Quốc là thân xác của ngư dân Việt Nam trôi bềnh bồng dọc các hải đảo của tổ tiên mình để lại.
Trong suốt dòng lịch sử, hoạ xâm lăng từ phương Bắc vẫn là mối đe doạ thường xuyên. Khác với các thời đại trước đây, cái bất hạnh của Việt Nam ngày nay không phải chỉ là mất đất nhưng mất đất mà không đòi lại được ngay. Cuộc kháng Nguyên lần thứ nhất trong hàng vương tước nhà Trần chỉ có mỗi Trần Nhật Hiệu chủ trương “Nhập Tống” và lần thứ hai chỉ có Trần Ích Tắc và đám hầu tước Trần Kiện, Trần Văn Lộng, Trần Tú Viên chủ trương “Hàng Nguyên” nhưng ngày nay, về mặt lập trường quan điểm, Việt Nam có đến 14 Trần Ích Tắc và 160 Trần Kiện. Trận đụng độ giữa Việt Nam và Trung Quốc diễn ra tại Trường Sa năm 1988 theo tác giả Daniel J. Dzurek trong biên khảo Xung Đột Trường Sa: Ai có mặt trước? (The Spratly Islands Dispute: Who’s on First?) chỉ kéo dài vỏn vẹn 28 phút và Việt Nam chịu đựng hầu hết thương vong. Với một giới lãnh đạo tham quyền cố vị và sự chênh lệch quá xa về kỹ thuật chiến tranh như thế, cuộc đấu tranh giành lại hai quần đảo sẽ vô cùng khó khăn.
Dù sao, tuổi trẻ Việt Nam, khác với các thế hệ Tân Trào, Pác Bó trước đây, thế hệ Hoàng Sa, Trường Sa ngày nay có nhiều cơ hội tiếp xúc, học hỏi và so sánh giữa chế độ các em đang sống với các tư tưởng tự do dân chủ, khoa học kỹ thuật tiên tiến, nhờ đó, hy vọng các em sẽ có những chọn lựa đúng cho mình và cho đất nước phù hợp với dòng chảy của văn minh nhân loại.
Trong cuộc chiến Việt Nam dài mấy mươi năm đảng đã sản xuất ra không biết bao nhiêu bài hát, bài thơ kích động lòng yêu nước nhưng tại sao các em không đọc, không hát nữa? Như một độc giả trong nước đã trả lời, đơn giản chỉ vì chúng nhạt nhẽo. Ý thức sâu sắc đó đã được thể hiện không chỉ trong khẩu hiệu các em hô mà ngay cả trong những bài hát các em hát. Sau những Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng, Dậy mà đi, Nối vòng tay lớn của những ngày đầu phong trào, các bạn trẻ trong nước đã đi tìm những nhạc phẩm nói lên lòng yêu nước trong sáng, tích cực, không bị ô nhiễm, chưa từng bị lợi dụng và họ đã tìm được Việt Nam quê hương ngạo nghễ.
Ta như giống dân đi tràn trên lò lửa hồng
Mặt lạnh như đồng cùng nhìn về một xa xăm
Da chan mồ hôi nhễ nhại cuộn vòng gân tươi
Ôm vết thương rỉ máu ta cười dưới ánh mặt trời.
Mỗi khi nhắc đến những khó khăn đất nước, chúng ta thường nghe đến những “bất hạnh”, “nỗi đau”, “tính tự ti mặc cảm”, vâng đó là một thực tế hôm nay, thế nhưng dân tộc Việt Nam “vốn xưng nền văn hiến đã lâu, nước non bờ cõi đã chia, phong tục Bắc Nam cũng khác” như Nguyễn Trãi khẳng định, không phải chỉ biết đau, biết tự ti mặc cảm mà thôi nhưng từ những nỗi đau đã biết lớn lên bằng tự hào và kiêu hãnh làm người Việt Nam.
Chỗ dựa tinh thần của tuổi trẻ Việt Nam hôm nay không có gì khác hơn là lịch sử. Không thể làm nên lịch sử mà không cần học lịch sử. Lịch sử sẽ là vũ khí, là hành trang trong hành trình tranh đấu cho một nước Việt Nam mới, cũng như để xây dựng một Việt Nam tươi đẹp sau nầy.
Ta khuyên cháu con ta còn tiếp tục làm người
Làm người huy hoàng phải chọn làm người dân Nam
Làm người ngang tàng điểm mặt mày của trần gian
Hỡi những ai gục xuống ngoi dậy hùng cường đi lên.
Việt Nam quê hương ngạo nghễ như giọt nước mắt bi tráng của tuổi trẻ Việt Nam ngày nào nhỏ xuống trên quê hương chiến tranh khốn khổ, đã bốc thành hơi, tụ thành mây và sau bao năm vần vũ khắp góc bể chân trời đã trở về quê hương qua ánh mắt của em, qua nụ cười của chị, qua tiếng hát của anh, hồn nhiên và trong sáng.
Từ “vết thương rỉ máu” của một dân tộc đã từng bị nhiều đế quốc thay phiên bóc lột, lợi dụng và hôm nay còn đang chịu đựng trong áp bức của độc tài đảng trị, Việt Nam quê hương ngạo nghễ cất lên như một lời khuyên, hãy sống và hãy vững tin vào lịch sử. Sẽ có một ngày, sẽ có một ngày.

Trí Thức Miền Nam Sau 1975 - Tác giả Nguyễn Lương Thịnh

 

Sau ngày 30-4-1975, Chu Phạm Ngọc Sơn là một nhà chuyên môn hợp tác toàn diện với chế độ. Ông và một số nhà khoa học khác, thường không câu nệ khi nhận các đơn đặt hàng thực hiện những công trình “khoa học” phục vụ nhu cầu chính trị. Theo Tổng thư ký Hội Trí thức Yêu nước Thành phố Hồ Chí Minh Huỳnh Kim Báu: “Những năm ấy, các trí thức Sài Gòn vẫn nhận được điện thoại từ Văn phòng Thành ủy hỏi xem: ‘Có công trình khoa học chào mừng 3-2 hay 19-5 không?’. Những Giáo sư như Phạm Biểu Tâm, Lê Văn Thới thì mắng ngay: ‘Không có thứ khoa học nào gọi là khoa học chào mừng cả’. Nhưng một số người khác thì có, người thì làm ra chất tẩy rửa ‘pentonic’, người chứng minh ‘ăn mấy ký khoai mì bổ bằng một ký thịt bò’, người thì ‘ăn bo bo nhiều dinh dưỡng hơn cả gạo’. Nhưng ngay cả những ‘nỗ lực’ đó cũng không giúp kiến tạo được lòng tin”.
Giáo sư Chu Phạm Ngọc Sơn kể: “Nhìn vào lý lịch, thấy trước đây năm nào tôi cũng đi Mỹ nghiên cứu hoặc đi dạy, người ta cứ thắc mắc sao đi Mỹ quá trời. Tôi nộp đơn xin vô Hội Trí thức Yêu nước, mấy lần bị từ chối”. Năm 1980, trong thời gian Giáo sư Chu Phạm Ngọc Sơn đi Liên Xô, một người con của ông vượt biên không thành. Người con gái của ông cũng cảm thấy bế tắc khi thi không đậu vào dự bị y khoa. Biết chuyện, ông Võ Văn Kiệt thỉnh thoảng qua lại, trò chuyện, khi hiểu thêm nội tình, ông nói với Giáo sư Sơn: “Thôi, anh cứ để cho cô ấy và mấy cháu đi, đi chính thức. Bên đó có điều kiện cho các cháu học hành. Sau này nếu các cháu trở về thì tốt, nếu không, tôi với anh cũng được làm tròn bổn phận”.
Ông Huỳnh Kim Báu kể: Sau giải phóng, Bí thư Thứ nhất Lê Duẩn vào Sài Gòn, sau khi nghe Mai Chí Thọ, Trần Trọng Tân báo cáo tình hình, ông nói: “Nãy giờ có một chiến lợi phẩm rất lớn mà các đồng chí không đề cập, đó là lực lượng trí thức được đào tạo từ nhiều nguồn. Lenin nói, không có trí thức là không có xã hội chủ nghĩa”. Tuy nhiên, theo ông Huỳnh Kim Báu, cách mà chính quyền sử dụng trí thức chủ yếu là “làm kiểng”.
Giáo sư Phạm Hoàng Hộ tuy ở thời điểm đó vẫn còn là Hiệu phó Đại học Khoa học, nhưng theo ông Báu: “Đấy chỉ là một chức vụ bù nhìn, không có vai trò gì trong giáo dục”. Giáo sư Hộ là Hiệu phó nhưng không phải đảng viên, nên khi có vấn đề gì thì những người trong Đảng họp riêng, quyết định xong, có việc nói với ông, có việc ông không bao giờ được biết. Từ rất sớm, Giáo sư Phạm Hoàng Hộ đã phản đối cách đào tạo đưa thời gian học chính trị quá nhiều vào chương trình. Ông cảnh báo: “Nếu chính trị can dự quá mạnh, các nhà khoa học sẽ mất căn bản”.
Giáo sư Phạm Hoàng Hộ nói lên điều này sau khi chính ông đã được trải nghiệm trong những ngày học chính trị. Năm 1977, một lớp học kéo dài mười tám tháng về “Chủ nghĩa xã hội khoa học” dành riêng cho các trí thức miền Nam đã được tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh. Ông Võ Ba, người tham gia tổ chức lớp học này, kể: “Chính quyền tưởng rằng sau lớp học sẽ có được một tầng lớp trí thức của chế độ cũ yêu mến và phụng sự chủ nghĩa xã hội. Tuy nhiên, nếu như Marxism đã từng được các trí thức miền Nam quan tâm như là một môn khoa học, thì giờ đây họ lại nghe những giảng sư miền Bắc nói về Marx hết sức giáo điều. Chưa kể, những người đứng lớp còn rao giảng với tư thế của người chiến thắng, tự tôn, tự đắc”. Những đảng viên tham gia lớp học như ông Võ Ba cũng thừa nhận: “Trước giới trí thức Sài Gòn, chính quyền đã thất bại ngay trong lần trình diễn đầu tiên”.
Chưa kết thúc lớp học, Tiến sỹ Nguyễn Văn Trung, một giáo sư triết học nổi tiếng của Sài Gòn, một người được coi là “hằn học với Giáo hội”, đã coi cộng sản cũng là “một giáo hội”. Tiến sỹ Nguyễn Văn Trung cho rằng hình thức “kiểm điểm” mà cộng sản áp dụng trong sinh hoạt chính là một thứ “xưng tội man rợ”. Về đường lối, ông cho rằng: “Có thể có những điều Lenin nói đã đúng vào năm 1916, nhưng sau bảy mươi năm mà ta áp dụng là không lý trí”. Thậm chí, tại thời điểm kinh tế tan hoang, Thành ủy đã họp khẩn vấn kế các trí thức, Ông Kiệt đã thực bụng trải lòng: "Các Anh Chị suy nghĩ đề xuất giải pháp, nếu một năm nữa tình hình không chuyển biến, các Anh Chị tùy ý ra đi hay ở lại". Gs Trung đã khẳng khái đáp: "Khi đó, nếu còn lòng tự trọng, các Anh nên tự xử cho hợp lẽ, tại sao lại đặt vấn đề chúng tôi ra đi!?". Ông Mai Chí Thọ tím mặt. Đêm đó đòi bắt Gs Trung, nhưng Ông Kiệt "năn nỉ" bỏ qua.
Còn Giáo sư Châu Tâm Luân thì khi nghe các giảng sư miền Bắc say sưa nói về con đường “tiến lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua giai đoạn phát triển chủ nghĩa tư bản” đã mỉa mai: “Sao không tìm hiểu xem sau chủ nghĩa cộng sản là gì để nhân tiện bỏ qua, mình bỏ qua luôn hai, ba bước”. Giáo sư Châu Tâm Luân lấy bằng tiến sỹ về kinh tế nông nghiệp ở Đại học Illinois, Mỹ, năm hai mươi lăm tuổi, trở về dạy cùng lúc ở hai trường đại học Minh Đức và Vạn Hạnh. Ông là một trong những trí thức phản chiến hàng đầu, bị chế độ Sài Gòn bắt giam đầu năm 1975 cho tới những ngày cuối tháng 4-1975 mới được Chính quyền Dương Văn Minh thả ra. Giáo sư Châu Tâm Luân là một thành viên của nhóm “sứ giả” được ông Dương Văn Minh phái vào trại Davis và được giữ lại ở đây cho đến trưa ngày 30-4-1975. Sau giải phóng, chính quyền xếp ông vào diện “người của ta”. Ông là đại biểu khóa I Hội đồng Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, đồng thời là ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Về phía mình, Giáo sư Châu Tâm Luân cũng là một trong những trí thức kỳ vọng nhiều vào chế độ mới. Mấy tháng “sau giải phóng”, giá cả sinh hoạt tăng vọt lên, trong khi dân tình lo âu thì ông lại cho là giá tăng vì “tâm lý”, giống như cách giải thích thời ấy của chính quyền. Sau khi cho rằng nhà nước không thể dùng ngoại tệ để nhập hàng như trước đây, Giáo sư Châu Tâm Luân viết: “Giờ đây không còn bọn tay sai đem máu của con em nhân dân đổi lấy đô la nữa thì cần phải tiết kiệm tối đa số ngoại tệ mà dân phải lao động đổ mồ hôi mới đem về được cho quốc gia… Vì vậy ngoài sự tiếp tay chánh quyền kiểm soát gian thương, chúng ta cũng cần kềm hãm bớt kẻ địch ở ngay trong lòng mình…”
Khi trao cho Giáo sư Châu Tâm Luân nhiều trọng trách, Chính quyền nghĩ đơn giản ông là người “dùng” được. Nhưng, cũng như nhiều trí thức Sài Gòn, ông đã không hành xử như là một công cụ. Từ năm 1976, Giáo sư Châu Tâm Luân không được đứng lớp vì kiến thức kinh tế của ông là “kinh tế tư bản”, tuy nhiên, ông vẫn còn được để ngồi trong Hội đồng Khoa học của trường. Chỉ ít lâu sau, Đảng ủy trường nhận xét ông muốn “tranh giành lãnh đạo với Đảng”.
Giáo sư Châu Tâm Luân kể: “Tôi ngạc nhiên, chế độ cũ hai lần giao chức cho tôi mà tôi có màng tới đâu”. Nhưng té ra vấn đề không phải là “ghế”, mà là những ý kiến của ông ở Hội đồng Khoa học luôn luôn khác với ý kiến của chi bộ. Trong một cuộc họp, khi nghe ông Đỗ Mười thao thao nói về “hợp tác hóa”, về chủ trương phải đưa những người bần cố nông lên làm lãnh đạo hợp tác và “phải đào tạo họ”, Giáo sư Luân hỏi: “Nhà nước định đào tạo trong bao lâu?”. Ông Đỗ Mười nói: “Tình hình gấp rút, đào tạo ba ngày”. Giáo sư Châu Tâm Luân nhớ lại: “Tôi bắt đầu ngao ngán vì muốn thay đổi thì phải bắt đầu từ cái đầu, mà những ‘cái đầu’ thì như thế!”. Sau lần gặp ông Đỗ Mười, nhà kinh tế nông nghiệp Châu Tâm Luân được đưa về Viện Khoa học Xã hội. Không chỉ có những đụng độ tại cơ quan. Ở Hội đồng Nhân dân, Giáo sư Châu Tâm Luân là trưởng Ban Nông nghiệp. Trong một phiên họp toàn thể thảo luận về các chương trình khoa học của Thành phố, sau khi nghe ông Luân tranh luận, một đại biểu trong Hội đồng mặc quân phục đứng dậy xin ngưng cuộc cãi vã, và lớn tiếng: “Các chuyên viên đã để ra rất nhiều thời giờ soạn thảo, đại biểu đó tư cách gì mà đòi sửa qua sửa lại”. Ông Luân cố dằn lòng: “Tôi xin ngưng cuộc thảo luận, bởi như vị đại biểu vừa nói, đã có các chuyên viên nghiên cứu cho chúng ta rồi thì chúng ta chỉ còn là chuyên viên giơ tay thôi”. Chủ trì phiên họp, ông Mai Chí Thọ không nói gì, chỉ yêu cầu biểu quyết. Nhìn thấy ông Luân không giơ tay, ông Mai Chí Thọ hỏi: “Ai không chấp thuận?”. Ông Luân cũng không giơ tay, ông nói: “Toàn thể chấp thuận, một phiếu trắng”.
Một số cán bộ cách mạng tốt bụng bắt đầu lo lắng cho vị giáo sư trẻ tuổi này, một Trưởng Ban Đảng khuyên: “Tôi sáu mươi tuổi, người ta vẫn xem tôi như con nít, phải ăn nói thận trọng lắm. Anh nhớ, anh chỉ mới hơn ba mươi tuổi”. Giáo sư Châu Tâm Luân kể: “Tại diễn đàn của Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tôi đề nghị phải áp dụng ‘kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước". Ông Xuân Thủy nghe, nói với tôi: ‘Anh phải có người đỡ đầu, anh về nói với Sáu Dân đi". Tôi trả lời ông Xuân Thủy: ‘Nếu tôi nói đúng thì các anh phải nghe chứ sao lại cần người đỡ đầu?’.
Sau đó, ông Mai Chí Thọ nhắc: ‘Cậu đúng, nhưng áp dụng như vậy thì phức tạp quá, làm sao chúng tôi quản lý được. Muốn làm phải có những người như cậu. Mà nói thật chúng tôi chưa thể tin hoàn toàn những người như cậu’”.Theo ông Luân: “Những năm ấy, tôi chê ông Võ Văn Kiệt nhát, ‘xé rào’ là vá víu; phải "phá vỡ " để áp dụng kinh tế thị trường, chứ không thể phá những đoạn rào. Ông Mai Chí Thọ nghe, nhắc: ‘Phải giữ chính quyền trước hết, chính sách sai thì còn sửa được chứ mất chính quyền là mất hết". Về sau tôi mới thấy ông Mai Chí Thọ đã nói rất thật lòng, họ đã ngủ rừng hàng chục năm để có chính quyền, làm sao họ để mất cái mà họ vừa giành được đó”.
Hai vợ chồng Giáo sư Châu Tâm Luân đều học ở Mỹ. Trước năm 1975, gia đình ông đã định cư ở một nước Bắc Âu, nhưng cả hai đều chọn con đường về nước. Sau năm năm cố gắng chòi đạp trong chế độ mới, ông không tìm thấy một cơ may thay đổi nào. Đầu năm 1979, ông vẫn còn được trả lời phỏng vấn các phóng viên nước ngoài, nhưng càng về sau thì không thấy nhà báo nào gặp ông nữa. Giáo sư Châu Tâm Luân nói: “Tôi bắt đầu có dự cảm bất ổn. Khi tình cờ gặp một vài phóng viên, nghe họ nói mấy lần đến Việt Nam xin gặp tôi, đều được chính quyền trả lời là Giáo sư Châu Tâm Luân đang đi công tác xa. Tôi biết tôi đang dần dần bị cô lập”.
Dù từng hoạt động trong các phong trào chống đối dưới chế độ Sài Gòn, ông Huỳnh Kim Báu vẫn phải thừa nhận: “Trước 1975, mặc dù chính quyền bị coi là bù nhìn, nhưng trí thức vẫn được trọng dụng, họ có quyền thực sự trong chuyên môn. Sau giải phóng, chính quyền được nói là của mình, nhưng trí thức gần như chỉ được dùng như bù nhìn, trong khi đa phần họ là những người khẳng khái”.
Năm 1977, có lần hệ thống nước máy của Thành phố bị đục, ông Võ Văn Kiệt mời các nhà trí thức tới hiến kế. Nhiều người phát biểu, riêng ông Phạm Biểu Tâm ngồi im. Ông Kiệt hỏi: “Sao vậy anh Tâm?”. Ông Phạm Biểu Tâm nguyên là chủ tịch Hội Sinh viên Hà Nội trước 1945. Năm 1963, con gái Ngô Đình Nhu là Ngô Đình Lệ Thủy thi Y khoa đã bị ông đánh rớt, dù bị nhà Ngô gây áp lực. Ông là một nhà giáo được sinh viên kính nể. Ông Tâm được nói là rất quý ông Kiệt, nhưng có lẽ do quá bị dồn nén, ông đứng dậy nói: “Từ ngày mấy anh về, cái đầu trí thức khỏe, vì cái gì cũng đã có mấy anh nghĩ hết. Nước dùng hàng ngày là chuyện mấy anh đâu phải chuyện tụi tui”.
Một thời gian sau, Giáo sư Phạm Hoàng Hộ trả lại chức Hiệu phó. Trường sợ mang tiếng không nhận, ông khóa phòng, giao chìa khóa, tự chấm dứt vai trò “chim kiểng” của mình. Theo ông Võ Văn Kiệt, Thành ủy vẫn để Giáo sư Phạm Hoàng Hộ hàng năm sang Pháp dạy học. Trong một lần đi Pháp, ông ở lại luôn bên đó rồi viết thư về cho ông Kiệt nói rằng, công việc nghiên cứu nhiều, ông cần phải ở nơi có phương tiện cho ông làm việc, khi nào đất nước thực sự cần, ông sẽ về.
Còn Giáo sư Châu Tâm Luân, nhân một buổi tối rủ ông Võ Ba tới nhà chơi, đã đưa cho Võ Ba coi một tập đánh máy hai mươi trang về “tình hình kinh tế nông nghiệp miền Nam”, rồi nói: “Võ Ba ơi, mình rất mừng vì bản báo cáo này của mình đã được Mặt trận Tổ quốc đánh máy gởi đi. Hai lần trước thì họ không chịu đánh máy. Nhưng, Võ Ba ạ, họ đánh sai hết, những thuật ngữ như ma trận họ đánh thành mặt trận ông ạ”. Mấy hôm sau, Võ Ba chạy qua nhà Giáo sư Luân thì thấy cửa đóng, bên trong thấp thoáng bóng mấy công an đến “chốt nhà”. Cho dù, sang tới Thái Lan ông bị các thuyền nhân khác đánh rất đau, khi viết thư về, trả lời câu hỏi của ông Huỳnh Kim Báu, “liệu vượt biên có phải là một quyết định sai lầm”, Giáo sư Châu Tâm Luân vẫn cả quyết: “Không, Báu! Dù phải trả giá đắt, mình vẫn thấy đi là đúng”.
Trong số các trí thức miền Nam, ông Võ Văn Kiệt “xếp” Giáo sư Châu Tâm Luân vào hàng “khó tính”. Tuy nhiên, ông kể: “Đến nhà Châu Tâm Luân mình rất thích vì ảnh thẳng thắn, nghĩ sao nói vậy, có khi như búa bổ. Ảnh hy vọng khi đất nước hòa bình, với sự phì nhiêu của đất đai miền Nam, sẽ có dịp thi thố giúp phát triển nền nông nghiệp. Nhưng một thời gian sau, thấy cơ chế như thế thì không thể nào đóng góp được”.
Một người khác từng quen biết Bí thư Thành ủy Võ Văn Kiệt nhưng cũng phải vượt biên là Kỹ sư Phạm Văn Hai, giám đốc nhà máy dệt Phong Phú. Ông Phạm Văn Hai là người đưa kỹ nghệ nhuộm vào miền Nam. Ông có hai người con, một người được đặt tên là Phạm Chí Minh, một người là Phạm Ái Quốc. Sau ngày 30-4, ông Phạm Văn Hai vẫn nhiệt tình tư vấn để phục hồi ngành dệt và nghiên cứu chất kích thích cây cỏ. Nhưng năm 1977 ông quyết định “đi”. Vượt biên hai lần, cả hai lần đều bị bắt. Lần đầu bị bắt ở Kiên Giang, Thành ủy lãnh. Lần hai, bị bắt ở thành phố, ông Võ Văn Kiệt vào thăm, ông Hai nói: “Cho dù anh quan tâm nhưng như thế này thì không làm được”. Ông Võ Văn Kiệt thừa nhận: “Những người như Kỹ sư Phạm Văn Hai, như Giáo sư Châu Tâm Luân…, nếu chỉ khó khăn về cuộc sống họ sẽ vượt qua, nhưng nếu bị đặt vào hoàn cảnh không thể đóng góp thì họ không chịu được. Tôi cũng không biết làm gì hơn, chỉ đề nghị mấy ảnh đừng vượt biên nguy hiểm”.
Ông Võ Văn Kiệt nhớ lại: “Tôi tiếc đứt ruột khi để những anh em trí thức ấy ra đi, nhưng biết là nếu họ ở lại, thì cơ chế hiện thời cũng chưa cho phép mình sử dụng họ”. Trước khi vượt biên, ông Dương Kích Nhưỡng, một công trình sư cầu cống, thủy điện, nói với ông Võ Văn Kiệt: “Ước mơ của các anh rất đẹp, nhưng các anh làm như thế này là không được. Đi đâu cũng nghe nói tới nghị quyết, làm cái gì cũng chỉ theo tinh thần nghị quyết này, chủ trương kia thay vì theo pháp luật. Trị nước mà bằng nghị quyết và chỉ thị chung chung thì không được”.
Tổng Thư ký Hội Trí thức Yêu nước Huỳnh Kim Báu nhớ lại: ông Kiệt biết là các trí thức bắt đầu vượt biên, ông gọi tôi lên và dặn “Nghe ngóng, nếu có anh em trí thức bị bắt ở đâu, anh phải lãnh về”. Khi nhận được tin công an Bình Thuận bắt giam Kỹ sư Dương Tấn Tước, ông Kiệt cấp giấy cho ông Báu ra Bình Thuận xin “di án về Thành phố”. Ông Báu kể: “Công an Bình Thuận thấy giấy của Thành ủy thì cho nhận ‘can phạm’. Nhưng khi anh Tước thấy tôi mừng quá định kêu lên, tôi đã phải giả vờ làm mặt lạnh, bước tới, còng tay anh Tước. Dọc đường, tôi cứ phải làm thinh mặc cho Kỹ sư Dương Tấn Tước ngơ ngác. Qua khỏi Bình Thuận, tôi mới mở còng và giải thích: Công an Bình Thuận mà biết, người ta chụp đầu cả tôi”.
Đích thân ông Kiệt cũng nhiều lần đến các trại giam để bảo lãnh các trí thức.
Theo ông Phạm Văn Hùng và Nguyễn Văn Huấn, hai người giúp việc thời đó của ông Kiệt, hình thức “xử lý” đối với những trí thức vượt biên của “Anh Sáu Dân” là kêu tụi tôi đích thân đi làm lại hộ khẩu và sổ gạo cho họ. Nhưng phần lớn các trí thức đã ra đi lặng lẽ. Giáo sư Châu Tâm Luân kể: “Tôi đi tất cả sáu lần. Lần bị giữ lâu nhất là ở Rạch Giá, cả tháng trời. Nhưng tôi không khai mình là ai. Như bốn lần trước, ở nhà cứ lo một cây vàng thì được thả”.
Có những người không chịu nhờ Thành ủy, hoặc “lo” bằng vàng. Theo ông Huỳnh Kim Báu, khi vượt biên bị bắt, Giáo sư Lê Thước đã tự sát...

Nếu nghĩ Trí thức là tầng lớp có đủ năng lực và trách nhiệm giải quyết chuyện đời, thì trong giai đoạn đó, quan sát Đảng quản lý xã hội, có thể nhận định rằng: Trí thức đã tuyệt chủng.

CD Hẹn Hò, tiếng hát Lê Anh Dũng





Mai Thanh Sơn hát Sài Gòn Vẫn Mãi Trong Tôi, nhạc Trúc Hồ





Exploring how and why so many migrants are crossing the southern border





Tiếng Hát Duy Trác





Một Thế Hệ Bị Vỡ Mộng - Tác giả Vinh Râu

 

Doxtoevxki( Dos) là nhà văn Nga mà tôi hâm mộ, tác giả của câu nói bất hủ:" Cái đẹp cứu chuộc thế giới". Ông có viết tiểu thuyết “ Lũ người quỷ ám”, mô tả cực hay một thế hệ trí thức trẻ tuổi của Nga loay hoay định hướng con đường ý thức của họ.

Từ lâu, tôi âm mưu bắt chước ông, hăm he viết câu chuyện văn chương về một thế hệ trí thức trẻ tuổi ở các đô thị miền Nam Việt Nam trước 1975, bỏ học đường để tràn xuống đường đấu tranh chống Mỹ rồi đi theo những người cộng sản. Thế hệ đó lớn hơn tôi từ 5 tuổi đến một con giáp. Tiếc rằng, phần vì lười biếng, phần vì tôi là nhà báo, chưa có thói quen làm nhà văn nên đến giờ này, âm mưu vẫn chỉ là âm mưu mà thôi, hihi. 

Qua những mối quan hệ làm báo, tôi tiếp xúc rất nhiều người thuộc thế hệ đó. Từ ý thức chống ngoại bang( Mỹ), họ vô rừng theo Việt cộng hoặc nằm vùng cho Việt cộng ở nhiều vai trò. Sau 30-4-1975, họ được hưởng khá nhiều đặc ân, những đặc ân mà chế độ mới dành cho người cùng phe, có công trong công cuộc chống Mỹ và đánh sập chế độ Sài gòn. 

Thế nhưng có một thực tế là, dù chu cấp đặc ân nhưng các lãnh đạo cộng sản chưa bao giờ hoàn toàn tin tưởng vào thế hệ này, có lẽ vì họ là trí thức do chế độ Sài gòn đào tạo( mà người nổi danh nhất và nhiều công trạng nhất trong giới trí thức ấy là Phạm Xuân Ẩn, sau 1975 được phong đến chức tướng nhưng cũng chẳng được chế độ mới tin tưởng bao nhiêu).

Một người trong số đó mà tôi gặp đầu tiên là thủ lĩnh sinh viên- chủ tịch Tổng hội sinh viên Sài gòn Huỳnh Tấn Mẫm- một kẻ chống chế độ VNCH và trở thành cục cưng của chế độ mới CHXHCN sau 1975. Tôi quen anh  lúc anh đang làm tổng biên tập báo Thanh Niên còn tôi đang là sinh viên năm thứ 4, được anh mời tới tòa soạn ở đường Cống Quỳnh, rủ rê về làm báo cùng anh sau khi ra trường. Tiếc rằng tôi chưa bao giờ có vinh hạnh cùng anh trở thành đồng nghiệp. Khi anh bị bắn bay khỏi chức TBT báo TN để về hội Chữ thập đỏ, anh đề nghị tôi cùng vài người bạn của tôi, cùng anh sáng lập tờ báo Nhân Đạo của Hội. Rất tiếc, dự án này cũng ko thành, rồi anh em tạm thời chia tay.

Ấn tượng của tôi về anh Mẫm, là con người này hiền quá, chân thật quá. Tôi tự hỏi, với tính cách như thế, ko hiểu sao anh có thể trở thành một người làm chính trị và tham gia những cuộc đấu đá trong thế giới đó? Anh giống như một chàng trí thức trẻ đẹp trai bị chính trị lợi dụng trong một số tác phẩm tiểu thuyết. Anh dường như ko hòa hợp được với guồng máy của những người cộng sản vì công danh của anh sau 1975 khá lận đận. Sau này, anh là một trong số những" thủ lĩnh" xuống đường, nhưng ko phải để chống Mỹ mà chống Tàu cộng. Những cuộc xuống đường này bị nhà cầm quyền cấm đoán và ngăn cản. Rồi lại thấy anh có tên trong những bản kiến nghị tập thể nhạy cảm gởi cho chế độ, vân vân. 

Ngôn ngữ chính trị ở Việt Nam gọi hiện tượng này là đổi màu.

Một người đổi màu khác là anh Lê Hiếu Đằng. Tôi gặp anh thường xuyên và hay lấy tin từ anh khi anh còn làm phó chủ tịch thường trực MTTQ, kiêm trưởng ban văn hóa xã hội của Hội đồng nhân dân thành phố. Anh Đằng người Quảng, cũng thật thà như anh Mẫm nhưng tính cách bộc trực và dữ dội hơn anh Mẫm với những góp ý khá mạnh bạo cho lãnh đạo địa phương khi giữ những chức vụ trên. Anh thuộc loại phó chủ tịch suốt đời vì ko ai cho anh làm chủ tịch. Sau 1975, anh từng là giảng viên về Chủ nghĩa xã hội khoa học tại trường đảng Nguyễn Văn Cừ. Thế nhưng, từ một cán bộ gộc trong bộ máy chính quyền thành phố, anh dần chuyển hướng thành một người” đấu tranh cho dân chủ”. Năm 2013, người đảng viên cộng sản có 45 tuổi đảng này tuyên bố bỏ đảng. Sau khi anh mất đi, một số” người dân chủ” đã lấy tên anh đặt cho CLB của họ. 

Tôi còn quen biết nhiều người khác nữa trong thế hệ đó. Có người vẫn trung thành làm việc cho đảng và nhà nước với chức vụ khá cao cho đến tuổi về hưu, có người chán nản bỏ việc bỏ đảng nữa chừng để ra ngoài mưu sinh. Có người là con gia đình Việt cộng nòi, bản thân làm Việt cộng con khi còn nhỏ tuổi; có người trước 1975 sống chết cho sự nghiệp chống Mỹ của những người cộng sản. Thời đó, họ đấu tranh đến cùng, ko sợ tù đày và sẵn sàng hy sinh cho” sự nghiệp cách mạng”. Ngay trong giới làm báo đồng nghiệp tôi, cũng đầy người của thế hệ ấy.

Thế mà bây giờ, nhiều người trong số họ nằm trong hàng ngũ của” những người dân chủ”. Nhiều người khác thì ko. Nhưng đa số họ đều gặm nhấm nỗi đau vỡ mộng trong lúc nhớ về tuổi thanh xuân khi đã về già. Mỗi khi có dịp gặp họ, bàn về thời sự nước nhà, tôi thường gặp ở họ thái độ chung là buồn phiền, nản lòng  và không ngại ngần phê phán hiện tình đất nước. Ko ít người trong số họ bày tỏ trên mạng xã hội sự bất bình của mình với nhà cầm quyền trong một số vấn đề cụ thể.

Tôi muốn biết vì sao như thế thì những người anh em ấy bảo rằng họ là một thế hệ bị vỡ mộng. Vỡ mộng bởi những gì diễn ra trên đất nước sau khi những người cộng sản chiến thắng cuộc chiến tranh ko như ý muốn của họ. Chế độ Sài Gòn đã sụp đổ theo ý họ nhưng họ không bao giờ tưởng tượng được rằng, sau khi hòa bình thống nhất là một miền Nam xác xơ vì các chính sách tàn nhẫn lùa binh lính chế độ cũ vào trại cải tạo, xua dân đô thị miền Nam bỏ phố lên rừng làm kinh tế mới, đánh đập tư sản, ngăn sông cấm chợ, vân vân… Hậu quả là cả triệu người miền Nam phải xuống thuyền vượt biên lưu lạc khắp thế giới. Sau đó là 2 cuộc chiến đẩm máu với Miên và Tàu, đất nước trì trệ hàng thập niên...

Những người khắt khe cho rằng, thế hệ đó cũng chịu một phần lỗi lầm vì tiếp tay đưa đến thực trạng xã hội của ngày hôm nay. Đôi khi, đó cũng là bộc bạch chân thật của những người biết phản tỉnh.

Tôi hỏi, nếu như cho các anh làm lại từ thời sinh viên thì như thế nào?

Trả lời:” Quốc gia hưng vong thất phu hữu trách. Nếu được làm lại, bọn tôi cũng sẽ y vậy”, haha.

-Tại sao?

-Tại hành động ngày đó của bọn tôi xuất phát từ lòng yêu nước cùng với lý tưởng độc lập tự do và thống nhất đất nước. Lý tưởng này trùng với ngọn cờ của những người cộng sản.

-Thế giờ thì sao?

-Thì gặm nhắm sự lừa dối chứ sao!

Đặc tính của tuổi trẻ là nông nổi. Có tinh thần yêu nước, có lý tưởng nhưng tránh sao khỏi nông nổi. Đã nông nổi thì tránh sao khỏi bị lầm lẫn, lừa dối. Cả dân tộc còn đi theo những lời nói dối thì huống gì một thế hệ!

Mà khi còn trẻ có ai biết mình nông nổi đâu. Họ chỉ thấy được sai lầm, nếu có, sau một quá trình dài trải nghiệm cùng diễn tiến của thực tại đất nước. Mà có khi đó cũng chẳng phải là sai lầm, khi sự tiếp diễn của lịch sử Việt Nam được đặt để như một thứ định mệnh quái quỷ đã ám vào dân tộc của chúng ta.

Experts: Get Vaccinated, Don't Be Picky





Specialized Care Required: Migrants Youths in US Custody





Biden Faces Tough Questions on Immigration, Foreign Policy





Nike and H&M face China backlash after warning of Uighur forced labour in cotton industry





Guatemalan teenagers die on journey to US-Mexico border





Mỹ cứng rắn với Trung Quốc, Việt Nam vừa mừng vừa lo





Thế giới quay lại mô hình lưỡng cực : Trung Quốc và Nga liên kết đối phó với phương Tây





Chợ Long Hoa giữa mùa dịch China Virus





Pfizer thử nghiệm thuốc viên chống Kung Flu virus





Du Ca Sài Gòn hát Ôi Em Yêu - Dân ca Hoa Kỳ, lời Việt Nguyễn Đức Quang





Klimt 1918 - Take My Breath Away





Thái Hiền hát Dạ Hương Thiên Lý (Memory from Cats ) - Nhạc Andrew Lloyd Webber, Ý Thơ Vương Thực Phủ





Full Performace Of Aurora





Ban Nhạc Hòa Tấu Chiều Về Trên Sông - nhạc sĩ Phạm Duy





The House Of The Rising Sun





Mai Hương và Thái Hiền song ca Xuôi Giòng Nước Chảy (Barcarolle from The Tales of Hoffmann)





Lê Uyên hát Bản Tango Lâm-Truy (Je ne t'aime pas) - Tác giả Đoàn Thế Ngữ





Sombre Dimanche





Âm thanh & Ngôn từ: Phố Buồn - Phạm Duy - Tác giả Đoàn Thế Ngữ





Người Mỹ gốc Á là nạn nhân của ‘khủng bố da trắng’ — hay giới truyền thông? - Source Law Officer in Editorial

 

Ngay cả trước khi xảy ra vụ xả súng tại tiệm mát-xa bi thảm bên ngoài Atlanta, giới truyền thông đã cho rằng những người theo chủ nghĩa thượng tôn da trắng là kẻ thù số một của người Mỹ gốc Á và mặc dù nghi phạm giải thích rằng động cơ của anh ta là loại bỏ sự cám dỗ tình dục — và chủng tộc không phải là một yếu tố — Các câu chuyện của các phương tiện truyền thông tin tức dường như đang tiếp diễn với sự cuồng nhiệt thậm chí còn thiếu hiểu biết. Trên thực tế, có vẻ như thông báo từ các nhà điều tra về động cơ thực sự chỉ khiến giới truyền thông tức giận. Và sau khi tấn công người phát ngôn của Sở cảnh sát trưởng hạt Cherokee, họ tiếp tục đưa ra các tiêu đề và diễn giải sai một cách không thể giải thích được để đảm bảo ý tưởng về “những người theo chủ nghĩa thượng tôn da trắng” đã được ghi vào tâm trí của công chúng đọc tin tức ở Mỹ. Ví dụ: tiêu đề của bài báo “quan điểm” này nói về sự cố chấp và đạo đức giả nếu không có gì khác: Black Lives Matter thậm chí còn nhảy vào băng đảng tối cao của người da trắng khi họ kêu gọi xóa bỏ quyền tối cao của người da trắng vì các cuộc tấn công vào người châu Á. Chỉ có một vấn đề nhỏ với tất cả những lời hùng biện này… Đó là một lời nói dối. Rắc rối hơn nữa, không khó để tìm ra ai đang là nạn nhân của người châu Á ở Hoa Kỳ. Trong khi Bộ Tư pháp giấu kín một cách kỳ lạ về nhân khẩu học chủng tộc của các nghi phạm trong các tội ác thù hận, thì dữ liệu Tội phạm Quốc gia và Nạn nhân lại tiết lộ một câu chuyện khác nhiều. Và sự thật khác xa với những điều vô lý vô lý được quay trên bản tin hàng đêm và được chia sẻ trên phương tiện truyền thông xã hội.

Dữ liệu tội phạm bạo lực từ năm 2018, dữ liệu mới nhất có sẵn trực tiếp, cho thấy 182.230 báo cáo về việc người châu Á trở thành nạn nhân của tội phạm bạo lực. Dữ liệu cho thấy một quan điểm khá khác biệt về mối quan hệ giữa nạn nhân và người phạm tội dựa trên chủng tộc / dân tộc: 28% - Nạn nhân châu Á, người da đen phạm tội 24% - Nạn nhân châu Á, người da trắng phạm tội 24% - Nạn nhân châu Á, tội phạm châu Á Thật vậy, năm 2018, 28% người phạm tội liên quan đến tội phạm bạo lực chống lại người châu Á là người da đen. Và xem xét rằng người da đen chỉ chiếm 13% dân số, họ không chỉ là nạn nhân của người châu Á với tỷ lệ cao hơn - mà còn là tỷ lệ cao hơn bình thường khi xét đến tình trạng thiểu số của họ ở Mỹ (nếu chúng ta theo lý luận vô lý của The Washington Post và các phương tiện truyền thông). Trong khi đó, các phương tiện truyền thông đang tung ra những lời dối trá về “quyền tối cao của người da trắng” —có lẽ tất cả những gì “tính liên đới” hơi quá đà và quá phức tạp để họ giải thích. Ngoài việc nói sự thật, chẳng hạn như "hầu hết người châu Á là nạn nhân của người da đen" hầu như không phù hợp với bất kỳ câu chuyện phổ biến nào hiện nay. Trừ khi bạn bị tẩy não bởi các phương tiện truyền thông chính thống và các nhà hoạt động “tỉnh táo”, các chuyên gia thực thi pháp luật có thể ít quan tâm hơn đến việc tranh luận về chủng tộc / sắc tộc; chúng tôi muốn đưa mọi người là nạn nhân của bất kỳ ai ra trước công lý. Tuy nhiên, các phương tiện truyền thông dường như bị ám ảnh bởi tội phạm lừa đảo chủng tộc - và phân chia nước Mỹ theo chủng tộc - đến nỗi họ rõ ràng là bỏ qua các sự kiện và số liệu chỉ để giữ cho vẻ quan trọng nào đó. Hơn nữa, các phương tiện truyền thông cũng không biết gì về việc “thiểu số” thực hiện tội ác căm thù chống lại các nhóm thiểu số khác, trong nỗi ám ảnh của họ với những lời dối trá về “quyền tối cao của người da trắng”. Tuy nhiên, nhiều bài đăng trên mạng xã hội mới nhất từ ​​Lực lượng Đặc nhiệm Tội phạm Ghét Châu Á của NYPD chỉ ra những kẻ tình nghi hầu như không giống những người theo chủ nghĩa tối cao da trắng điển hình. Bên cạnh điều hiển nhiên, các phương tiện truyền thông cũng đang nhìn ra một số khía cạnh đáng kể hơn của tội ác chống lại người châu Á. Ví dụ, trong một bài báo được xuất bản hơn một thập kỷ trước, có tiêu đề “Sự phẫn nộ ở trung tâm của nhịp đập chủng tộc,” Thomas Sowell có thể đã nói điều đó hay nhất: “Sự phẫn nộ và thù địch đối với những người có thành tích cao hơn là một trong những thất bại phổ biến nhất của con người. Sự phẫn uất về thành tích còn nguy hiểm hơn sự ghen tị với sự giàu có ”. Theo Sowell, sự căm thù của người da đen đối với người châu Á không có vẻ gì là đáng ngạc nhiên:

“Tại sao đáng ngạc nhiên là sự thù địch tương tự lại chống lại người Mỹ gốc Á, những người thường đạt thành tích học tập hơn người da trắng?” Và lý do, chỉ ra Sowell, trở lại ngay với các phương tiện truyền thông. “Nhiều nhà giáo dục của chúng tôi, giới trí thức và phương tiện truyền thông của chúng tôi - chưa kể đến các chính trị gia của chúng tôi - thúc đẩy thái độ rằng thành tích của người khác là sự bất bình, thay vì ví dụ.” Tội ác là tội ác. Và tất cả mọi người, không phân biệt chủng tộc, sắc tộc hay tôn giáo, xứng đáng được sống trong một xã hội tự do mà không có nguy cơ trở thành nạn nhân của bọn tội phạm. Đó là một câu chuyện mà mọi người Mỹ nên có thể vượt qua. Tuy nhiên, chúng ta chỉ có thể tự hỏi tại sao phương tiện truyền thông không kể câu chuyện này. Và vì mọi người đều đòi hỏi trách nhiệm giải trình, chúng ta cũng phải yêu cầu trách nhiệm giải trình từ các chính trị gia và giới truyền thông — đặc biệt là khi họ phớt lờ sự thật, quay cuồng dối trá và do đó gây nguy hiểm cho mọi người, bất kể họ thuộc chủng tộc, tôn giáo hay bất cứ điều gì. Các nhân viên thực thi pháp luật — chính những người liều mạng để bảo vệ người khác — và những người ủng hộ họ phải yêu cầu trách nhiệm giải trình từ những người yêu cầu trách nhiệm giải trình, nhưng không làm gì khác ngoài việc tạo ra sự chia rẽ, gây sợ hãi và gây nguy hiểm cho người khác bằng sự dối trá và thiếu hiểu biết của họ.

Thứ Năm, 25 tháng 3, 2021

Đinh Hùng, Vũ Hoàng Chương: Những Thi Sĩ Không..Nha`- Tác giả Tô Kiều Ngân

 

Lịch sử văn học Việt Nam đã ghi nhận tên tuổi họ, nhưng trong biến thiên của lịch sử dân tộc không ít văn thi sĩ tên tuổi phải chìm nổi cùng vận mệnh đất nước....Đinh Hùng và Vũ Hoàng Chương là những nhà thơ nổi tiếng từ hồi “phong trào thơ mới”.Họ đều là những “đại gia” trong làng thơ nhưng cả hai, không ai tự tạo được cho mình một mái nhà mà suốt đời toàn đi ở nhà thuê.
Năm 1954, khi vào Sài Gòn, hai người thuê một căn nhà lợp tôn, vách ván tại xóm Hòa Hưng. Vũ Hoàng Chương cùng vợ ở trên gác, dưới nhà là tổ ấm của gia đình Đinh Hùng. Nhị vị này là anh em: Vũ Hoàng Chương lấy chị ruột Đinh Hùng là bà Đinh Thị Thục Oanh nên hai nhà sống chung với nhau trong bước đầu nơi xứ lạ, quê người là điều dễ hiểu.Tuy nhiên thực tế lại rất… khó sống. Quen với cảnh “miếu nguyệt, vườn sương”, “cách tường hoa ảnh động” nay phải giam mình trong căn gác gỗ nóng hầm hập, hơi nóng từ mái tôn phả xuống như muốn luộc chín người,Vũ Hoàng Chương cảm thấy nguồn thơ đang bị nắng Sài Gòn làm cho khô cạn.
Dưới nhà, Đinh Hùng cũng chẳng hơn gì, anh cũng đánh trần ra, vừa quạt, vừa nắm viết “Kỳ Nữ gò Ôn Khâu”, “Đao phủ thành Đại La” cho các nhật báo Sài Gòn thời đó. Ngoài viết tiểu thuyết dài từng kỳ, anh còn vẽ tranh vui và giữ luôn mục “Đàn ngang cung” là mục thơ trào phúng ký tên Thần Đăng.Vũ Hoàng Chương dạy học tại trường Văn Lang. Đinh Hùng viết báo và bình thơ tại Đài phát thanh.Cả hai kiếm tiền không đến nỗi chật vật nhưng cả hai đều không tậu được cho mình một mái ấm là vì họ trót dính đến nàng tiên nâu nên kiếm tiền bao nhiêu đều tan thành mây khói.
Để kiếm một chỗ ở thoải mái hơn họ Đinh và họ Vũ tạm chia tay nhau, mỗi gia đình đi thuê một nơi ở khác.Tác giả “Thơ Say” dọn về chợ Vườn Chuối (đường Nguyễn Đình Chiểu bây giờ).Họ Đinh thì mướn một căn gác hẹp ở xóm lao động gần đường Frères Louis (trước 1975 là đường Võ Tánh, nay là Nguyễn Trãi). Xóm lao động này có ngõ dẫn ra đường Lê Lai.Con đường nằm bên cạnh ga xe lửa Sài Gòn, hồi đó chưa lập thành công viên như bây giờ, quang cảnh còn rất vắng. Chỗ ở mới cũng không hơn gì căn nhà ở xóm Hòa Hưng, chật hẹp, tối tăm, nóng bức.
Mỗi lần xong việc ở đài phát thanh, Đinh Hùng thường rủ chúng tôi về nơi anh ở, không phải ở nhà anh mà là họp nhau tại một quán rượu ở gần nhà, đường Lê Lai.Đường này thường đêm vắng ngắt, có lần uống say, Đinh Hùng cao hứng mở cuộc thi… bò ra đường xem ai bò nhanh. Thế là Thanh Nam, Tô Kiều Ngân, Đinh Hùng, Thái Thủy, Hoàng Thư, Quách Đàm… hăng hái tham gia môn vận động chưa từng diễn ra ở bất cứ vận động trường nào! Bò xong rồi nằm lăn ra đường, vừa đọc thơ, vừa cười
Ít lâu sau, Đinh Hùng lại đổi nhà. Lần này anh thuê được một căn gác, nhà tường hẳn hoi, tại đường Trần Văn Thạch, gần chợ Tân Định, nay đổi tên là Nguyễn Hữu Cầu.Nhà lợp ngói lại ở mặt tiền nhưng vào nhà chẳng thấy bàn ghế gì, chỉ thấy một chiếc giường nằm chình ình ngay giữa nhà. Trên giường chất chồng đủ thứ: mền gối, sách vở, ấm chén và có một thứ không thể thiếu đó là chiếc bàn đèn thuốc phiện. Đinh Hùng nằm lọt thỏm vào giữa “giang sơn” của anh, vừa “dìu hồn theo cánh khói” vừa tìm ý thơ.Tác giả “Đường vào tình sử” có thói quen nằm mà viết. Anh nằm vắt chân chữ ngũ, đặt tập giấy lên đùi.Có lẽ lâu ngày nên quen, trong tư thế đó, chữ viết anh vẫn bay bướm, rõ ràng, không dập xóa, trang bản thảo nào cũng sạch sẽ, xinh đẹp.
Khi cần đi đâu , họ Đinh lại vớ lấy chiếc sơ mi đã mặc bốn, năm hôm trước, quàng bên ngoài chiếc áo vét cũ, cà vạt đàng hoàng.Tắm ư, chỉ cần vào “toa-let” mở nước ở “la-va-bô”, nhúng đầu vào bồn nước rồi hất lên, chảy xơ qua là xong. Trông Đinh Hùng lúc nào cũng ăn mặc chỉnh tề nhưng đừng ai ngồi quá gần anh, vì anh ít khi… tắm.
Vũ Hoàng Chương lại đổi nhà một lần nữa. Lần này anh mướn nhà ở đường Nguyễn Khắc Nhu, ở gần nhà Bình Nguyên Lộc.Tuy được đi dự Hội nghị Thi Ca quốc tế ở nước ngoài, có thơ dịch ra tiếng Anh, tiếng Pháp, tiền kiếm được có thể mua một căn nhà bực trung nhưng họ Vũ vẫn đi ở nhà thuê.
Vào các năm 1973 - 1975, vợ chồng anh được nữ sĩ Mộng Tuyết Thất Tiểu Muội mời về cho ở một căn gác tại toà biệt thự đồ sộ của bà ở đường Nguyễn Trọng Tuyển.Nói là cho ở nhưng họ Vũ phải trả tiền điện, tiền nước và tiền điện thoại. Anh đặt tên chỗ ở mới này là “Gác Mây”.
Nơi đây, tôi và bạn bè đã có lần uống rượu với Vũ Hoàng Chương, nghe anh đọc thơ Tuy Lý Vương và phát hiện ra cái thôn Vỹ Dạ ở Huế đã đi vào thơ Hàn Mạc Tử không phải là Vỹ Dạ mà là Vỹ Dã (cánh đồng lau).
Nhưng rồi Vũ Hoàng Chương cũng không an trú lại “Gác Mây” được bao lâu.
Sài Gòn 75, bạn bè của chủ nhân Mộng Tuyết vào ra thăm bà tấp nập. Có lẽ thấy sự hiện diện của Vũ Hoàng Chương ở tại nhà mình có sự không tiện nên bà đánh tiếng để họ Vũ dọn đi. Phải đi thôi nhưng phải đi đâu? Thời buổi khó khăn, tiền đâu để đặt cọc, thuê nhà? Anh đành dắt díu vợ con về tá túc tại căn nhà bé bằng bàn tay của bà quả phụ Đinh Hùng bên khu Khánh Hội.
Đinh Hùng ra đi trước Vũ Hoàng Chương. Anh mất vì bệnh ung thư tại bệnh viện Bình Dân, an táng tại nghĩa trang Mạc Đỉnh Chi. Đám tang trọng thể.Thuở sinh thời, Đinh Hùng từng viết trong thơ:
Khi tôi chết các em về đấy nhé
Cảm tấm lòng tri ngộ với nhau xưa
Tay cầm hoa, xoả tóc đến bên mồ…
Điều mong ước đó, kỳ diệu thay lại biến thành hiện thực: trong đám tang của anh người ta thấy có hai chục cô thiếu nữ mặc áo trắng, xỏa tóc, tay cầm hoa lặng lẽ sắp hàng đi theo linh cửu. Họ đến bên mồ và lặng lẽ thả những bó hoa xuồng lòng huyệt, ngậm ngùi tiễn đưa người thi sĩ. Hiện tượng này không do một sự sắp đặt mà do một cảm ứng tự nhiên.
Đinh Hùng mất rồi, vợ anh phải trả căn nhà ở gần chợ Tân Định lại cho chủ. Đang chưa biết ở đâu thì may thay, một vị tướng quân hồi đó, rất yêu thơ mà lại có chức quyền nên đã vận động cấp cho bà quả phụ Đinh Hùng một căn nhà ở khu Khánh Hội.
Bà Đinh Hùng với con trai là Đinh Hoài Ngọc không thể ôm một căn nhà lớn để mà nhịn đói nên đã bán căn nhà đó đi rồi rút lui vào vùng sâu, vùng xa của bến Phạm Thế Hiển lúc đó còn đìu hiu lau lách, dựng một mái chòi để sống qua ngày.
Chính nơi đây, Vũ Hoàng Chương đã cùng vợ con sống chui rúc những ngày cuối đời của anh trước khi “được” đưa đến ở một toà nhà to lớn, kiên cố, có lính gác ngày đêm, đó là… khám Chí Hoà!
Vũ Hoàng Chương bệnh hoạn, suy sụp rất nhanh nên ít lâu sau khi được thả ra, anh lặng lẽ ra đi. Đám tang anh cũng cử hành trong lặng lẽ, nghèo nàn, hiu hắt.
Năm 76, Sài Gòn xong, mọi người còn bận rộn với những vấn đề to lớn, đa số bạn bè và người hâm mộ anh kẻ đi tập trung cải tạo, kẻ đi nước ngòai, người còn lại thì do không biết tin anh chết nên đám tang anh chỉ thưa thớt dăm người đi đưa, trong đó có nhà thơ Bàng Bá Lân và Tôn Nữ Hỷ Khương
Mười năm sau, 1986 mộ Vũ Hoàng Chương được cải táng về chôn tại nghĩa địa của chùa Giác Minh tại Gò Vấp. Suốt một đời lận đận vì nỗi không nhà, giờ đây hai con người tài hoa kia đã có một chỗ ở trang trọng, miên viễn đó là chỗ ngồi lâu bền trong văn học sử và điều an ủi lớn nhất là họ còn sống mãi trong tâm hồn những khách yêu thơ.

Có Cần Cái Thìa? - Tác giả Lê Thiệp


Cái thìa, cái cùi dìa thoát thai từ chữ Tây cuillère. Tiếng miền Nam là cái muỗng. Muỗng có thể phát sinh từ môi, tiếng Bắc, chỉ đồ múc canh lớn. Đi tầm nguyên chữ nghĩa là công việc của các nhà ngữ học. Câu hỏi đặt ra ở đây rất giản dị: “Trước khi người Pháp đến Việt Nam chúng ta ăn uống có dùng muỗng không? Ăn phở có cần muỗng không?” Cháo húp quanh, công nợ trả dần. Nâng tô cháo hành nóng lên húp, mỗi lần húp một hớp, xoay cái bát húp hớp khác, cháo nóng làm tỉnh cả người. Nếu lại đang ngúng nguẩy, mồ hôi toát ra, thoắt một cái bệnh tật biến đi đâu mất.

Ông Nguyễn Tuân khi viết về phở, không bao giờ nhắc đến chuyện ăn phở phải dùng muỗng. Nếu ăn phở Tráng như ông Vũ Bằng, vừa đứng vừa ăn, thì e rằng không thể dùng muỗng mà phải bưng cả bát phở lên mà húp. Húp cháo, húp nước phở thì có gì là xấu. Nếu cứ lấy cái tiêu chuẩn Tây phương để mà xét mọi sự e rằng quá đáng chăng? Ăn gà chiên xong, đưa ngón tay lên mút mát, thì có đúng phép ăn uống chăng? Có gì chướng chăng? Finger licking good. Đó là một trong những chữ nghĩa của Kentucky Fried Chicken.

Nhiều dân tộc Á Châu khác rất ít khi dùng muỗng. Ngay giữa Tokyo, trong cái ga xe lửa nổi tiếng Shinjuku, có nhiều quán bán mì ăn đứng. Dân Nhật com-lê cà vạt đứng tụm năm tụm ba húp mì như điên, chẳng ai coi đó là dị hợm. Đi ăn đồ ăn Nhật ở Mỹ hay Âu Châu, nhà hàng dọn món canh Miso bao giờ cũng có muỗng đi kèm nhưng nếu lại hỏi muỗng để ăn Miso ở Kyoto thì người hầu bàn sẽ nhìn ta bằng đôi mắt ngạc nhiên. Dân Nhật bưng bát canh Miso lên húp xùm xụp một cách rất sảng khoái.

Khác biệt giữa một gánh phở ngày xa xưa và một tiệm phở khang trang bây giờ thật nhiều nhưng ít ai để ý đến cái muỗng. Bởi cung cách ăn phở nay đã khác. Ăn phở như thế nào là đúng cách? Cách đúng nhất là cách của ông.

Mỗi người ăn phở một kiểu và chẳng ai có thể đồng ý với ai. Ông anh thích ăn phở gì? Cứ như Nguyễn Tuân thì ăn phở phải ăn chín. Chỉ có thịt chín được luộc trong nước lèo mới làm nổi bật cái hương vị của phở. Ai lại ăn cái miếng thịt tái, khi bị sức nóng của nước lèo làm nhợt nhạt đi trông cứ như người đàn bà quá lứa nhỡ thì, sáng dậy chưa trang điểm. Nhưng thiên hạ thì thấy thịt tái ngọt lịm, càng tái càng ngọt, nhai cứ biến đi thấm đến tận đâu đâu. Rồi còn gân, còn sách. Hai loại này có phải là thịt đâu, và thực ra không có một vị gì sao vẫn nhiều người thích?

Gân luộc đến thì trong suốt dẻo quẹo, nhai một miếng như dính vào hết kẽ răng, thú ra phết. Sách dòn tan ăn sần sật. Sụn, tủy, ngầu pín … tùy thích, nhưng đến miếng gầu thì quả là đặc biệt. Gầu mỡ chỉ dành cho những vị thật thích béo và cái mùi gây của bò. Gầu giòn là loại mỡ đặc quánh, luộc kỹ mỡ tiết ra gần hết, khi ăn dòn tan nhưng cái vị béo thơm thì còn nguyên.

Mỡ tật khá hiếm, và ít người biết đến, vốn là phần thịt ở cục u trên lưng con bò. Mỡ tật ngon hơn gầu dòn nhiều.

Có người cầu kỳ lại thích phở sữa. Đó là thịt của vú bò, khá béo, thịt mềm nhưng hơi hoi. Cái miếng thịt sữa này cắt mỏng thành từng khoanh mầu trắng đục có những vân tím nhạt chạy vằn vèo trông đẹp ra phết.

Ông muốn dùng phở gì tùy khẩu vị nhưng ông ăn phở như thế nào? Lại cũng tùy. Bách nhân bách tính, không ai thuyết phục nổi ai. Có vị trước khi ăn phở, nghiêm trang nhìn như người thưởng ngoạn nghệ thuật ngắm một bức tranh sơn dầu. Bên trong cái vành tô sứ lấp ló một tí trắng nõn của bánh, xanh đậm của hành ta, trắng ngần của hành hoa, trắng trong suốt của hành tây, vài cọng ngò vênh lên như những tảng màu quệt hơi quá và một tí đỏ của ớt xắt mỏng điểm xuyết.

Sau đó là khứu giác. Ông khách hơi cúi người xuống hít nhẹ. Cái hơi khói lởn vởn nhẹ nhàng chui vào khứu giác. Khó mà mô tả nổi cái mùi thơm lạ lùng đó. Nó hòa hài, không có một cái gì nổi bật hơn mà là một trộn lẫn giữa gừng, hồi, xương, thịt, hành... Tất cả là một tổng hợp của cân bằng. Nhưng chưa hoàn tất.

Ông khách là người điểm nhãn. Rắc thêm chút ớt tươi. Giọt vài giọt tương ớt. Tùy khẩu vị. Từ từ trang trọng, ông dùng đũa lắc nhẹ để những cọng bánh phở lơi ra hòa lẫn vào trong nước lèo cùng với những thứ khác. Rồi nâng chiếc muỗng lên, ông gạn một muỗng nước lèo trong veo. Ôi sao mà tuyệt thế.

Mỗi người đối đãi với tô phở một khác. Vị thì ăn rất nhanh rồi khi còn nửa tô thì mới chậm rãi. Không phải không có lý đâu. Cái phần ăn nhanh đó là của bao tử. Hơn nữa nó giúp phần còn lại vẫn rất nóng. Khi đó húp từng muỗng nước có lẫn tí thịt vụn, vài lát hành, tí gân còn sót lại, chậm rãi nhai thì không còn sướng nào hơn. Có vị lại trút nguyên dĩa giá sống vào tô, xịt đủ thứ tương đen tương đỏ rồi trộn loạn lên, trông tô phở như một bát hổ lốn ngày mồng bốn tết. Ông giải thích ăn như vậy mới đã. Cái mục giá sống hay giá chín cũng gây tranh cãi. Một số nói ăn giá sống tanh. Một số nói giá luộc chín bỏ vào làm lạt mất vị nước lèo của phở. Vừa lai rai, vừa thỉnh thoảng bỏ vài cọng giá trắng ngần vào cho giá hơi tái tái, khi nhai cọng giá ròn tan ngọt lịm.

Cải tiến lớn nhất đó khi phở vào đến miền Nam quả là một đóng góp đáng kể. Trong cái nỗ lực cá nhân để thưởng thức trọn vẹn hương vị tô phở đôi khi có những cái quá đáng. Nhiều vị đòi phải có một dĩa tái sống để bên cạnh tô phở, sau đó xịt tương xịt ớt vắt chanh vào, trông dĩa thịt như một đống bùi nhùi và cứ như đang ăn thịt bò Mông Cổ – Mongolian steak. Thấy mà sợ. Cũng giống như một bà ngoại quốc ăn phở lần đầu, xịt bất cứ thứ gì có trên bàn vào dĩa rau giá vì tưởng đó là dressing ăn salad. Bà từ tốn ăn hết dĩa rau sau đó mới ăn đến món chính là tô phở. Điều đáng mừng là sau đó bà ta trở lại ăn, không ăn kiểu Mỹ nữa mà bắt chước quân ta ăn phở kiểu Việt Nam.

Tô phở dọn lên đi kèm với rau thơm, giá, chanh ớt. Những thứ phụ tùng khác có sẵn trên bàn như tương ớt, tương đen, tiêu, nước mắm. Cái vui nằm ở đó. Chúng tôi mời ông dùng nhưng ông dùng kiểu nào, nhiều ớt hay ít, giá hay không, tương đen có nặng mùi quá chăng? Vắt hay không vắt chanh … Bách nhân bách tính. Không thể nào có cách ăn phở tiêu chuẩn. Chung cuộc, chính vẫn là cái thái độ của người thưởng ngoạn phở. Xin hãy đối đãi với phở với cả tấm lòng, một cách tinh khiết, một cách trang trọng. Hãy dọn mình để đến với phở và khi đó, ăn phở kiểu nào cũng được. Cũng đúng.

Cũng ngon.