khktmd 2015






Đạo học làm việc lớn là ở chỗ làm rạng tỏ cái đức sáng của mình, thương yêu người dân, đạt tới chỗ chí thiện. Đại học chi đạo, tại Minh Minh Đức, tại Tân Dân, tại chỉ ư Chí Thiện. 大學之道,在明明德,在親民,在止於至善。












Thứ Bảy, 12 tháng 10, 2019

Dựa theo cách nói phim bộ Hồng Kông: "51 năm = 2019 - 1968, quân tử "trả thù" chưa muộn"?







So Sánh Hai Ông Minh: Giang văn Minh và Phạm Bình Minh- Tác giả Song Trần



Hai ông đều là trưởng phái bộ ngoại giao của nước ta ở hai thời điểm khác nhau.
Giang Văn Minh chánh sứ phái đoàn sứ giả Đại Việt đi tuế cống Trung Quốc năm 1637.
Phạm Bình Minh trưởng phái đoàn ngoại giao Việt Nam tham dự hội nghị Liên Hiệp Quốc năm 2019.
Khi đến Bắc Kinh, Giang Văn Minh hiên ngang đối đáp với hoàng đế Chu Do Kiểm, phản đòn một cách quyết liệt, dù biết làm thế là nguy hiểm đến tính mạng. Kết quả ông bị triều đình nhà Minh giết hại một cách hèn mạt.
Còn Phạm Bình Minh, khi đọc bản báo cáo về tình hình biển Đông bị Tàu xâm chiếm thì không dám nêu đích danh thủ phạm mà chỉ kêu gọi một cách chung chung “các bên liên quan (relevant parties) hãy tự kiềm chế để khỏi làm tình hình phức tạp thêm“.
Thử hỏi các bên liên quan là ai? Ông định kéo Philippines, Brunei, Malaysia, Đài Loan và cả Việt Nam vào chung trong cái gói “các bên liên quan” ấy để chạy tội cho Trung quốc à?
Thử hỏi có nước nào trong cái gọi là “các bên liên quan” trừ Trung Quốc dám vẽ đường lưỡi bò rồi ngang ngược tuyên bố đó là lãnh thổ của chúng, dám đánh chiếm Hoàng Sa, Trường Sa của ta, dám xây đắp đảo bồi thành căn cứ quân sự lớn, dám kéo tàu khoan dò đi nghêng ngang vào sát Phan Thiết, dám gây sự không cho các hãng dầu quốc tế hợp tác với Việt Nam để khoan dầu trên chính vùng biển nước ta, dám đâm chìm vô số tàu cá của ngư dân ta trong lãnh hải nước nhà???
Đó là thằng Tàu chứ không phải bất cứ ai trong cái mà ông gọi né tránh là “các bên liên quan”. Lẽ ra ông phải vạch mặt chỉ tên thằng ăn cướp và kêu gọi quốc tế tẩy chay chúng, đằng này ông chỉ đứng núp sau cái gọi là “các bên liên quan” nói vu vơ cho khỏi mất lòng đàn anh. Thân ra đấu trường quốc tế mà còn rụt rè, hèn nhát như thế thì tranh đấu với ai.
Giang Văn Minh hy sinh mạng sống để bảo vệ uy tín tổ quốc.
Phạm Bình Minh hy sinh danh dự để bảo vệ chút uy quyền mục nát của đảng của ông ta.
Hôm nay tôi thắp hương cho Giang Văn Minh tại đền thờ của ông ở làng Mông Phụ, xã Đường Lâm và tôi nguyền rủa Phạm Bình Minh vì đã hèn hạ không làm tròn trách vụ tổ quốc giao cho ông ta.

 


“Khỏa thân” vì môi trường – “Lệch” từ đời thực tới hành vi






Tướng Hải quân Hoa kỳ gốc Việt Nguyễn Từ Huấn tri ân bố mẹ bị thảm sát trong Biến cố Mậu Thân






"Mất Bãi Tư Chính là mất tất cả các đảo ở Biển Đông"






Việt Nam Tuần Qua, 12/10/2019





Á Châu Tuần Qua, 13/10/2019






Vì sao người cao niên đứng một chỗ vẫn có khả năng bị té ngã?






Chao ôi cái mác Việt kiều Úc, nỗi lo quà cáp khi về Việt Nam!



Dù là thợ làm móng tay ở Cabramatta, công nhân vặt lông gà trong nhà máy Springvale, chân khuân vác ở chợ Bankstown, hay cô chạy bàn nhà hàng Footscray, trở về nước tôi vẫn được gắn mác Việt kiều. Nhiều anh chị cố gồng mình thể hiện cho ra dáng “sang chảnh”, với phương châm ở nước ngoài làm osin nhưng về Việt Nam phải sánh hàng đại gia- cho nở mày nở mặt. Bởi vậy mới có chuyện nhiều người ở Úc sắp về Việt Nam, lên eBay mua vội cái túi Louis Vuitton tận bên Trung Quốc để đeo cho sang…

Kiếm tiền đô cực khổ muôn phần


Xa Việt Nam đã gần 10 năm trời, nhưng số lần về thăm quê của tôi đếm trên đầu ngón tay. Mỗi lần thủ thỉ muốn về ăn Tết với mẹ, bà lại dặn dò “thôi con, tết đừng về, quà cáp, biếu xén, lì xì tốn tiền, đợi thư thư ít bữa qua Tết về cũng được”.

Những lời dặn dò của mẹ và kỳ vọng của người thân ở quê nhà mỗi khi Việt kiều Úc về nước luôn khiến tôi nặng lòng.

Là một người qua Úc cưới chồng định cư, bươn trải làm đủ thứ công việc để kiếm sống và hòa nhập cuộc sống nơi xứ người, tôi nhận ra thực tế phũ phàng rằng “kiếm được đồng đô la ở Úc khổ cực muôn phần”, chứ không “ngồi mát ăn bát vàng” như nhiều người trong nước vẫn tưởng.

Thế nhưng dù là thợ làm móng tay, công nhân vặt lông gà trong nhà máy, chân khuân vác ở chợ, hay cô chạy bàn nhà hàng hoặc dân làm farm, trở về nước tôi vẫn được gắn mác Việt kiều.

Họ hàng xa gần, bạn bè vẫn tin tưởng chắc nịch “đi Úc kiếm được tiền đô, hẳn quà cáp mang về sẽ rủng rỉnh". Thế nhưng mọi người quên rằng kiếm nhiều thì chi nhiều.

Tôi làm nhân viên văn phòng cho một công ty, lương thuộc vào hạng kha khá ở Úc là $4000 một tháng, tương đương hơn 70 chục triệu đồng tiền Việt. Con số có vẻ khá to, với cuộc sống ở nhà quê Việt Nam, nhưng với gia đình hai vợ chồng, một con nhỏ, xem chừng chẳng thấm thía vào đâu…

Trong khi bạn bè tôi trong nước đập thùng túi Louis Vuitton mới cứng, mua xe hơi “brand new” mới coóng, cà thẻ xài hàng hiệu nóng bỏng tay, Việt kiều Úc như tôi cũng chỉ dám tậu cho mình chiếc túi quèn Novo vài chục đô, mua chiếc xe Mazda 3 cũ đời 2007 xấp xỉ $6000.

Nói ra hẳn nhiều người cho rằng kể lể, nhưng chuyện quà cáp Việt kiều xảy ra cũng vì tư duy sĩ diện hão của nhiều Việt kiều về nước.

Nhiều anh chị cố gồng mình thể hiện cho ra dáng sang chảnh, với phương châm ở nước ngoài làm osin nhưng về Việt Nam phải ra dáng đại gia, hàng hiệu giắt quanh người, cho nở mày nở mặt. Bởi vậy mới có chuyện nhiều người sắp về Việt Nam, lên eBay mua vội cái túi Hermes hay LV tận bên Trung Quốc để đeo cho sang.

Chuyện quà cáp nặng lòng đến nỗi một chị bạn của tôi sống tại Úc tuyên bố "nếu về mà khỏi tặng quà, năm nào tao cũng về vài lần".

Mang chi cái tiếng Việt kiều


Mỗi lần từ Úc về Việt Nam, tôi thường canh vé giá rẻ trước cả nửa năm trời, với ước mong tiết kiệm được vài trăm đô tiền vé. Một mẹ một con, nhiều khi phải quá cảnh vài tiếng ở Singapore chỉ để có giá vé thấp hơn vài chục đồng. Tiền vé cả ngàn đô cho một chuyến bay về Việt Nam không khiến tôi khiếp đảm bằng số tiền quà cáp, biếu xén cho bà con dòng họ.

Mua quà cáp không chỉ tính toán đến chuyện tiền nong, mà phải cân đong do đếm xem thứ nào gọn nhẹ để tiện bề vận chuyển.

Chồng tôi, một người Úc gốc Việt sinh ra và lớn lên ở Úc, không thể nào hiểu nổi tại sao mỗi lần tôi về Việt Nam lại thùng to thùng nhỏ, trùng trùng lớp lớp, tay xách nách mang nhiều đến như vậy.

Chắc ảnh sống ở Úc, nên khó mà hiểu được chuyện người nhà, họ hàng, người thân, bạn bè, đồng nghiệp cũ ai cũng mong nhận được quà Việt kiều, người này có- người kia không có sẽ tị nạnh.

Đó là chưa kể anh đồng nghiệp cũ nhờ mua chiếc Iphone 11 mới ra, chị bà con xa nhắc khéo mang về chai nước hoa Chanel, chú hàng xóm nhờ mang giùm ít thịt bò Úc và vài ký cherry ăn lấy thảo…

Ngay  từ Úc trở về Việt Nam, tôi bỗng nhiên nhận ra mình có nhiều bạn bè lâu không liên lạc quay lại hỏi thăm, và số lượng bà con tự nhiên cũng đông lên “ngùn ngụt”.

Sau lần đó, tôi chừa hẳn, trước khi về Việt Nam không bao giờ khoe “vé máy bay”, cứ lẳng lặng âm thầm mà hành sự.

Từ trước khi về Việt Nam vài tháng, tôi đã canh hàng sale trong Chemist warehouse, không có thứ đồ bổ đắt tiền nào mà người Việt mình không biết. Tôi sống ở Úc ngót chục năm, vậy mà còn không biết sữa ong chúa, sụn vi cá mập, nhau thai cừu tốt như thế nào, ấy vậy mà người nhà ở Việt Nam cứ gọi là hiểu biết răm rắp hiệu nào tốt, hàng nào xịn.

Kem cừu, hạt chia, thuốc bổ, đồ dưỡng da, sữa em bé, nước hoa là những thứ tôi ráng gom góp để dành tặng cho người nào thân thân trong gia đình. Ai quen biết sơ sơ thì hộp kẹo chocolate rẻ tiền, cây son dưỡng môi hoặc cái áo thun Cotton on giảm giá 80%.

Chồng tôi nhiều lần trố mắt ngạc nhiên khi tôi mua chai nước hoa đắt tiền tặng cho họ hàng, vì theo ảnh “tôi ở Úc mà con không dám xài chai nước hoa đắt như vậy”. Tôi chỉ cười trừ “họ ở Việt Nam, chứ mà còn sang hơn mình”.

Dù hàng giảm giá có rẻ thế nào, cũng không nên chọn “Made in Vietnam”, người nhận sẽ đánh giá thấp. Còn mua hàng “Made in China” thế nào cũng nhận vài cái bĩu môi.

Cứ mỗi cuối tuần, mẹ bỉm sữa tôi lại tay xách nách mang bế con ra mấy cửa hàng outlet lặn ngụp tìm hàng sale. Ròng rã mấy tháng trời cho đủ sổ hụi quà về Việt Nam.

Mỗi lần đến tiết mục đóng thùng cân ký, tháo ra nhét vào là lại nhức đầu. Hành trình về thăm quê sao mà lắm gian nan. Khéo léo đóng gói, hai mẹ con cũng gom được thành hai thùng lớn, ấy là chưa kể nào vali, balô, túi xách nhỏ nhỏ đeo trên mình.

Về đến phi trường, có lần một anh tài xế grab ở miền Tây lên Sài Gòn hiền khô tỉnh queo hỏi tôi: “Sao em thấy mấy người Việt Nam ở nước ngoài về toàn xách thùng bự bự cột dây chằng chịt không dạ chị? Sao không xài vali cho đẹp như người Tây. Thùng nào thùng nấy bự chà bá lửa!” Tôi nhỏ nhẹ trả lời: “Ờ, tụi chị về Việt Nam, giống mấy em ở Sài Gòn về quê đó, có gì ngon, có gì hay là ráng xách về cho gia đình. Đóng thùng vậy nhẹ hều, xách được quá trời thứ”.

Dẫu mỗi lần về Việt Nam lo toan bội phần, nhưng đó là quê hương, nơi có gia đình, cha mẹ, nên dù cực mấy, vẫn bấm bụng đi về.



Tàu Cộng nhử mồi rồi giựt cần câu, như đã từng làm nhiều lần?



Các quan chức Mỹ hôm thứ Sáu hứa hẹn sắp có một thỏa thuận “Giai đoạn 1” với Trung Quốc về một loạt các mâu thuẫn từ tài sản trí tuệ tới tiền tệ, nhưng Tân Hoa Xã, hãng thông tấn chính thức của nhà nước Trung Quốc, thể hiện giọng điệu thận trọng hơn.

“Chúng tôi đã đạt được một thỏa thuận mà còn phải đợi thảo ra,” Tổng thống Mỹ Donald Trump nói với các phóng viên tại Nhà Trắng sau hai ngày đàm phán thương mại cao cấp ở Washington, với nhà đàm phán hàng đầu của Trung Quốc là Phó Thủ tướng Lưu Hạc ngồi trong phòng.


“Có lẽ sẽ mất ba tuần, bốn tuần hoặc năm tuần,” ông nói, lưu ý rằng cả hai chính phủ sẽ cùng có mặt tại Chile để dự một một hội nghị thượng đỉnh sắp tới.

“Có lẽ sẽ có thỏa thuận vào lúc đó hoặc có thể một lúc nào đó,” ông Trump nói. Ông nói cả hai bên đã đạt được đồng thuận về tài sản trí tuệ và dịch vụ tài chính.

Một bài viết ban đầu trên website tiếng Trung của Tân Hoa Xã, vốn dựa trên chỉ dẫn từ phái đoàn thương mại Trung Quốc, không đề cập đến bất cứ thỏa thuận cụ thể nào hay nói rằng một thỏa thuận có thể sẽ được kí trong vài tuần tới. Đây là phản ứng chính thức đầu tiên từ Trung Quốc sau khi kết thúc cuộc đàm phán.

“Hai bên đã có một cuộc thảo luận trung thực, hiệu quả cao và mang tính xây dựng trong các vấn đề kinh tế và thương mại, dưới sự dẫn dắt quan trọng từ chủ tịch và tổng thống của cả hai nước,” bài báo viết.

“Cả hai bên đã đạt được tiến bộ đáng kể trong nông nghiệp, bảo vệ quyền sở hữu tài sản trí tuệ, tỉ giá hối đoái, dịch vụ tài chính, mở rộng hợp tác thương mại, chuyển giao công nghệ và giải quyết tranh chấp.”

Bài viết kết luận rằng hai bên “đã thu xếp để tổ chức các cuộc tham vấn tiếp sau đó, và nhất trí thực hiện những nỗ lực hướng tới một thỏa thuận cuối cùng.”

Trong một bài bình luận theo sau được đăng lên mạng vào sáng ngày thứ Bảy, Tân Hoa Xã nói rằng vòng đàm phán này đã dẫn đến “tiến bộ hợp lí, thực tiễn” và giúp ngăn xung đột thương mại leo thang và mở rộng. Nhưng bài bình luận cảnh báo rằng vẫn còn những bất định về nhiều vấn đề.

Bài bình luận lưu ý rằng quan hệ Trung Quốc-Mỹ đã trở nên phức tạp hơn và rằng “một số người muốn chính trị hóa các vấn đề kinh tế và thương mại. Tìm kiếm một giải pháp cho các vấn đề thương mại và kinh tế được cả hai nước chấp nhận có thể là một quá trình lâu dài.”



Tụt hậu(!): đang ở xứ thiên đường giành nhau vào định cư xứ giãy chết



Kế hoạch mới của Mỹ thắt chặt visa nhập cư có thể tác động đáng kể đến nhiều người Việt Nam sắp sửa định cư ở Mỹ theo diện bảo lãnh gia đình trong khi chính quyền của Tổng thống Trump đang tìm cách hạn chế nhập cư hợp pháp.

Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 4 tháng 10 kí tuyên bố nói rằng những người nhập cư xin visa Mỹ sẽ bị từ chối nhập cảnh trừ phi họ có thể chứng minh rằng họ có thể đủ khả năng mua bảo hiểm y tế cho mình.

Kế hoạch này áp dụng cho những người xin visa nhập cư từ nước ngoài - không phải những người đã tới Mỹ. Nó không ảnh hưởng đến thường trú nhân hợp pháp, không áp dụng cho người xin tầm trú tị nạn, người tị nạn hoặc trẻ em.

Nhưng nó sẽ áp dụng cho vợ hoặc chồng và cha mẹ của công dân Mỹ, có thể tác động đến các gia đình đang tìm cách đưa cha mẹ của họ đến Mỹ.

Tuyên bố của Tổng thống Trump nói rằng người nhập cư sẽ bị cấm nhập cảnh Mỹ trừ phi họ chắc chắn được bảo hiểm y tế trong vòng 30 ngày kể từ khi vào nước Mỹ hoặc có đủ nguồn tài chính để trả cho bất kì chi phí y tế nào. Biện pháp này sẽ có hiệu lực từ ngày 3 tháng 11.

Bảo hiểm y tế bắt buộc có thể được mua riêng lẻ hoặc được cung cấp bởi chủ thuê mướn lao động. Bảo hiểm có thể là ngắn hạn hoặc chi phí thấp, nhưng không được phép nằm dưới chương trình phúc lợi y tế Medicaid của chính phủ liên bang dành cho người có thu nhập thấp. Và visa nhập cảnh sẽ không được cấp cho những người nhập cư sử dụng các khoản trợ cấp của Đạo luật Chăm sóc Y tế Giá Phải chăng (ACA) - thường được gọi là Obamacare - khi mua bảo hiểm.

Người Việt Nam là một trong những nhóm di dân có thể chịu tác động đáng kể vì có tỉ lệ nhập cư theo diện bảo lãnh gia đình cao.

Bà Như Trần ở bang Virginia, người đang bảo lãnh cho anh ruột sang định cư, cho biết bà mới nghe nói về quy định mới này và hoang mang không rõ nó sẽ có ảnh hưởng cụ thể ra sao trong thời gian tới.

Anh Đức Trương, một người có nhiều kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực bảo hiểm dành cho người nhập cư gốc Việt ở Virginia, nói dù ở Mỹ có nhiều lựa chọn bảo hiểm y tế song việc tiếp cận chúng có thể là một trở ngại lớn cho những người xin visa định cư theo diện bảo lãnh trừ phi họ được người bảo lãnh giúp đỡ.

“Đối với diện vợ hoặc chồng bảo lãnh nhau thì người vợ hoặc chồng có thể đứng ra mua được (bảo hiểm) thông qua chương trình mà họ đang có như là qua hãng làm việc,” ông nói. “Nhưng mà đối với chương trình con cái bảo lãnh cha mẹ thì chính sách ông Trump là một rào cản rất lớn mà người Việt mình cần phải lưu ý.”

Ở Mỹ, những người đi làm có thể mua bảo hiểm qua hãng mà họ làm việc cho bản thân và vợ chồng, con cái của họ mà thôi. Người lao động mua bảo hiểm sức khỏe thông qua nơi họ làm việc thường trả chi phí rẻ hơn tự mua bên ngoài vì được chủ lao động tài trợ một phần.

Người được bảo lãnh là cha mẹ hoặc anh chị em ruột thì không thuộc diện được hưởng bảo hiểm y tế cùng với người bảo lãnh, nếu người bảo lãnh có được bảo hiểm y tế từ chủ thuê mướn lao động của họ. Điều này có nghĩa là người bảo lãnh phải mua bảo hiểm y tế riêng bên ngoài cho cha mẹ hay anh chị em của họ, và chi phí bảo hiểm có thể rất cao tùy theo tình trạng sức khỏe và tuổi tác, luật sư di trú Khanh Phạm từ Texas cho biết.

Đây có thể là một trở ngại về tài chính đối với những người bảo lãnh có thu nhập thấp.

Tuy nhiên, cũng như những chính sách di trú trước đây được chính quyền Trump ban hành, luật sư Khanh nói, quy định mới này có thể bị thách thức tại tòa án và có “rất ít có khả năng Quốc hội sẽ chấp nhận.”

Chính quyền Trump đang tìm cách rời xa hệ thống nhập cư dựa trên bảo lãnh gia đình và chuyển sang hệ thống dựa trên thành tích. Tuyên bố của Tổng thống hôm 4/10 về visa định cư là một nỗ lực khác nữa nhằm hạn chế người nhập cư tiếp cận hỗ trợ của chính phủ.

Chính quyền Trump đầu năm nay đã ban hành những thay đổi sâu rộng đối với các quy định mà qua đó sẽ từ chối cấp thẻ xanh cho người nhập cư sử dụng một số hình thức phúc lợi xã hội. Nhà Trắng cũng chỉ đạo các quan chức thu hồi các khoản chi trả phúc lợi dựa trên thu nhập từ người bảo lãnh và đề xuất một quy định yêu cầu xác minh tình trạng di trú đối với bất kỳ ai muốn được chính phủ hỗ trợ nhà ở.

ASEAN Starts to Notice China’s South China Sea expansion - Source Asia Sentinel



The growing influence of the Chinese military across Southeast Asia and beyond is compelling the Association of Southeast Asian Nations member states, which have traditionally shied away from collective regional security, to look at the issue with a new focus. 
 
The People’s Liberation Army’s regional activities have pushed the ASEAN countries to put their effort on the modernization of their armed forces. The tiny city-state of Singapore, which has always maintained a military well in excess of its relative size to counter possible aggression from Malaysia or Indonesia, is further building up strong armed forces, especially a powerful navy and air force. 

Regional defense spending has doubled over the past 15 years, with Thailand and Indonesia’s spending rising at a 10 percent annual clip, according to Felix Heiduk of the German Institute for International and Security Affairs, writing in the East Asia Forum. The region’s militaries, Heiduk writes, “are undergoing a strategic reorientation away from an almost exclusive focus on counter-insurgency and domestic stability towards external defense, power projection and conventional warfare,” a trend linked to growing uncertainty in Southeast Asia over China’s rise as well as the possible impact on regional security of US–China geostrategic competition.

Some member states are separately forming security alliances between/among themselves in order to counter any possible threat from the PLA, by far the region’s largest armed forces.

The bellicosity of Beijing under General Secretary Xi Jinping, who has aggressively pushed the 1947 “nine-dash line,” has in effect turned the South China Sea into a Chinese lake. The PLA has built a flock of islets into military bases and lashed out against both Vietnam and the Philippines. While Vietnam has been more assertive in protecting its claims in the ocean, the Philippines under Rodrigo Duterte has meekly let China do as it pleases within the Philippine exclusive economic zone.
 

In September, in a major departure from past practice, the US Navy and 10 Southeast Asian countries kicked off five days of maritime drills as part of a joint exercise extending into the South China Sea with eight warships, four aircraft, and more than 1,000 personnel. Co-led by the US and Thai navies, the exercises dipped their toes into “international waters” including the Gulf of Thailand and South China Sea” before concluding in Singapore.

ASEAN has long demurred from such action, limited as it was. The pact was formed by five original member states in 1967 with the intention to develop the regional economy as a whole as well as the economy of each member state. During its formation, the Cold War was a dominant factor in the foreign policy of the Southeast Asian countries and, hence, the fear of communism too helped these countries to seek a bulwark against aggression although security has taken a back seat.

Moreover, the threats to the region from the Soviet Union pushed ASEAN and China to take a similar stance against Moscow as well as against the Southeast Asian countries that were allied with it at the time. With the collapse of the Soviet bloc in 1989, the fear of communism and the threat diminished. Even pro-communist regional countries like Laos, Burma (now Myanmar) and Vietnam joined ASEAN. The association from that time forward has functioned largely as a talking-shop dedicated largely to facilitating trade between the member nations. 

Although there has been speculation that the association might gradually evolve into a security alliance, that is a far cry from what it as a bloc intends to achieve. However, security alliances among some of the ASEAN member states and some extra-ASEAN countries like Australia, India and/or Japan cannot be ruled out.

China’s stance on the South China Sea – backed by the PLA’s activities in the sea – has been a major concern. While almost all member states view China’s presence in the sea as a threat to the freedom of movement in the international waters, some of these member states have direct territorial/maritime disputes with China.

 
China is expanding its grip on the resource-rich sea, but has been careful enough to do this gradually, step by step. This is a total contrast from what many occupying powers did in the past and still do – i.e. direct military operation – to take over a territory/maritime-territory from other entities. This slow approach attracts lesser outcry from the international community. Using time as weapon, China is slowly expanding its grip.

The ASEAN member states currently do not possess enough military capability to challenge the PLA, either separately or even collectively. But all the member states are now concentrating on building up strong armed forces. China is aware of this, and is concerned too.  The US, long the guarantor of power in the region, never followed up on the Obama administration’s “pivot to Asia” with substantive action.  The Trump administration,  preoccupied with other theatres, belatedly authorized the latest exercise. 

Although Chinese military leadership knows that the modernization and upgrading plans of each ASEAN member state individually are not significant enough to become a concern, the military leadership understands well that the member states’ armed forces could become lethal collectively.

For instance, the Singaporean navy alone cannot defend the city-state from any threat from a powerful navy like China’s. So the only option is to build a navy that could become lethal when combined with other regional and extra-regional navies, such as those of Australia, India, Indonesia, and the USA. In fact, this is what almost all the ASEAN navies, and other armed forces, are planning to evolve into. 
 

 

Ăn trứng có lợi hay có hại cho sức khỏe? - Tác giả Jessica Brown



Nếu có thứ gì đó được coi thực phẩm hoàn hảo thì trứng là một ứng viên. Trứng luôn sẵn có, dễ nấu, rẻ tiền và nhiều protein.
"Trứng là loại thực phẩm có tất cả những thành phần phù hợp để phát triển thành một sinh vật, nên rõ ràng là nó tập trung rất nhiều dưỡng chất," Christopher Blesso, phó giáo sư về khoa học dinh dưỡng tại Đại học Connecticut ở Hoa Kỳ, nói.

Ăn trứng cùng các thực phẩm khác giúp cơ thể ta tiếp thu được nhiều vitamin hơn. Chẳng hạn, một nghiên cứu cho thấy khi thêm một quả trứng vào món salad là giúp tăng thêm lượng vitamin E mà ta có thể tiêu thụ từ món salad đó.
Nhưng trong nhiều thập niên, ăn trứng là chuyện gây tranh cãi vì trứng có lượng cholesterol cao - mà một số nghiên cứu đã liên kết điều này tới nguy cơ tăng khả năng bị bệnh tim.

Một lòng đỏ trứng gà có chứa khoảng 185miligram cholesterol, tức là tương đương quá nửa so với lượng cholesterol hàng ngày mà các hướng dẫn về chế độ dinh dưỡng ở Hoa Kỳ đề xuất gần đây, khoảng 300mg.

Vậy phải chăng trứng không hẳn là loại thực phẩm lý tưởng, mà thực ra gây hại cho ta?

Cholesterol trong trứng đem lại tác dụng gì?

Cholesterol, là chất béo màu vàng sản sinh ra trong gan và ruột con người, có mặt ở tất cả các tế bào trong cơ thể ta.

Ta thường nghĩ về nó là "có hại". Nhưng cholesterol là cấu trúc quan trọng hình thành lên màng tế bào. Nó cũng cần thiết để cơ thể tạo ra vitamin D, và hormon testosterone và oestrogen.

Ta sản xuất ra toàn bộ lượng cholesterol mà ta cần cho cơ thể, nhưng chất này cũng có mặt trong các thực phẩm động vật mà ta tiêu thụ, trong đó có thịt bò, tôm và trứng, cũng như phô mai và bơ.

Cholesterol di chuyển trong cơ thể con người nhờ các phân tử lipoprotein trong máu. Mỗi người có sự kết hợp khác biệt giữa các loại lipoprotein, và sự phối hợp đó tùy theo cơ thể mỗi người mà gây ra nguy cơ dẫn đến bệnh tim.

Loại cholesterol có hàm lượng lipoprotein thấp (LDL), còn gọi là cholesterol "xấu", di chuyển từ gan đến động mạch và các mô trong cơ thể. Các nhà nghiên cứu cho biết điều này có thể dẫn đến tình trạng tích lũy cholesterol ở thành mạch máu và tăng nguy cơ gây bệnh tim mạch.

Nhưng các nhà nghiên cứu cũng chưa hẳn là chắc chắn liên kết việc tiêu thụ cholesterol với nguy cơ bị bệnh tim tăng cao.
Kết quả là các hướng dẫn về dinh dưỡng ở Mỹ đã không còn cấm cholesterol nữa; ở Anh cũng vậy.

Thay vào đó, họ nhấn mạnh vào việc giới hạn lượng chất béo bão hòa mà ta tiêu thụ, vốn có thể tăng nguy cơ phát triển bệnh tim mạch.

Đặc biệt đáng chú ý là các loại thức ăn có chứa chất béo trans fat - tức là một loại chất béo không bão hoà có hại cho cơ thể - làm tăng hàm lượng LDL trong cơ thể ta.

Tuy có một số chất béo trans fat tồn tại tự nhiên trong các sản phẩm từ động vật, nhưng hầu hết là do nhân tạo, và loại chất béo này có mặt nhiều nhất trong bơ thực vật margarines, các loại quà vặt, một số loại thực phẩm nướng và chiên thời gian dài, như bánh pastry, bánh rán doughnut và bánh kem.

Trong khi đó, cùng với tôm, trứng là loại thực phẩm duy nhất có hàm lượng cholesterol cao nhưng chất béo bão hoà lại thấp.

"Dù lượng cholesterol trong trứng cao hơn nhiều so với trong thịt và các sản phẩm khác từ động vật, nhưng chất béo bão hòa mới làm tăng lượng cholesterol trong máu. Điều này đã cho thấy qua rất nhiều nghiên cứu trong nhiều năm qua," Maria Luz Fernandez, giáo sư về khoa học dinh dưỡng tại Đại học Connecticut ở Hoa Kỳ, nói. Nghiên cứu mới nhất của bà cho thấy không có liên hệ gì giữa việc ăn trứng và nguy cơ bệnh tim tăng cao.

Cơ thể tự điều chỉnh


Cuộc tranh luận về tác dụng của trứng với sức khỏe đã thay đổi, một phần vì cơ thể ta có thể cân bằng được lượng cholesterol mà ta tiêu thụ.

"Có những hệ thống có sẵn trong cơ thể giúp hầu hết mọi người không gặp vấn đề gì với cholesterol trong chế độ dinh dưỡng," Elizabeth Johnson, phó giáo sư nghiên cứu về khoa học dinh dưỡng từ Đại học Tufts ở Boston, Hoa Kỳ, nói.

Trong một bài tổng hợp năm 2015 dựa trên 40 nghiên cứu, Johnson và nhóm các nhà nghiên cứu không thể tìm ra bất cứ bằng chứng nào có thể kết luận về mối quan hệ giữa cholesterol trong dinh dưỡng và bệnh tim.

"Con người có sự điều chỉnh tốt khi tiêu thụ cholesterol trong chế độ ăn uống, và tự bản thân họ cũng tạo ra ít cholesterol hơn," bà nói.

Và ở trong trứng, cholesterol thậm chí còn gây ít nguy cơ về sức khỏe hơn. Cholesterol trở nên nguy hiểm khi nó oxy hóa trong động mạch của ta, nhưng quá trình oxy hóa không xảy ra với cholesterol trong trứng, Blessco nói.

"Khi cholesterol bị oxy hóa, nó có khả năng gây sưng tấy, và có rất nhiều các chất chống oxy hóa trong trứng bảo vệ không cho nó bị oxy hóa," ông giải thích.

Đồng thời, một số cholesterol thực ra có thể tốt cho cơ thể ta. Loại cholesterol có hàm lượng lipoprotein cao (HDL) di chuyển đến gan, từ đây nó bị phân hủy và đào thải khỏi cơ thể. HDL được cho là có tác dụng bảo vệ cơ thể chống lại bệnh tim mạch và tránh trường hợp tích lũy cholesterol trong máu.

"Mọi người có thể lo lắng về chất cholesterol lưu chuyển trong máu, là thứ sẽ dẫn đến bệnh tim," Fernandez nói.
Điều quan trọng là tỷ lệ giữa HDL và LDL trong cơ thể ta, vì hàm lượng HDL tăng lên sẽ chống lại tác dụng của LDL.
Tuy nhiên, dẫu cho hầu hết chúng ta đều có thể cân đối lượng cholesterol mình ăn vào với lượng cholesterol ta tổng hợp trong gan, Blesso nói, nhưng khoảng một phần ba trong số chúng ta sẽ bị tăng lượng cholesterol trong máu từ 10 -15% sau khi ăn.

Các thử nghiệm cho thấy những người khỏe mạnh và gọn gàng nhiều khả năng sẽ tăng lượng LDL sau khi ăn trứng.
Với những người quá cân, béo phì hay bị tiểu đường thì lượng LDL tăng ít hơn và các phân tử HDL tăng nhiều hơn, Blesso nói.

Như vậy, nếu bạn là người khỏe mạnh thì trứng sẽ gây tác động tiêu cực nhiều hơn so với trường hợp bạn là người quá cân. Tuy nhiên, nếu bạn là người khỏe mạnh thì bạn cũng nhiều khả năng là đã có sẵn hàm lượng HDL khá tốt, vì vậy LDL có tăng cũng không quá nguy hại.

Có liên hệ đến bệnh tim?


Dù vậy, một nghiên cứu công bố đầu năm nay đã thách thức kết luận gần đây theo đó nói rằng trứng không nguy hại cho sức khỏe con người.

Các nhà nghiên cứu theo dõi dữ liệu của 30.000 người trưởng thành trong khoảng 17 năm và nhận thấy ăn thêm nửa quả trứng mỗi ngày có liên hệ đáng kể đến việc có nguy cơ cao hơn mắc bệnh tim và tử vong.

"Chúng tôi nhận thấy rằng cứ mỗi 300mg cholesterol mà một người ăn vào, bất kể là từ loại thực phẩm nào, thì họ bị tăng 17% nguy cơ mắc bệnh tim mạch, và tăng 18% nguy cơ tử vong vì mọi nguyên nhân," Norrina Allen, một tác giả trong nhóm nghiên cứu và là phó giáo sư về y tế dự phòng tại Đại học Northwestern ở Illinois, Hoa Kỳ, nói.

"Chúng tôi cũng nhận thấy rằng mỗi nửa quả trứng một ngày dẫn đến việc tăng 6% nguy cơ bị bệnh tim và 8% nguy cơ tử vong."

Dù nghiên cứu này là một trong những nghiên cứu lớn nhất tìm cách giải thích quan hệ đặc thù giữa trứng và bệnh tim, nhưng nó chỉ có tính chất tham khảo và không hề đưa ra chỉ dấu nào về nguyên nhân - hệ quả.

Nó cũng lệ thuộc vào một nhóm dữ liệu tự báo cáo - trong đó người tham gia được hỏi họ đã ăn gì trong tháng trước hay năm trước, sau đó theo dõi kết quả sức khỏe của họ trong khoảng 31 năm.

Điều này có nghĩa là các nhà nghiên cứu chỉ có một lát cắt duy nhất về những thực phẩm mà người tham gia khảo sát ăn, mặc dù chế độ dinh dưỡng của ta thay đổi theo thời gian.

Và nghiên cứu này cũng mâu thuẫn với những kết quả từng thu được trong quá khứ.

Một số nghiên cứu cho thấy trứng tốt cho sức khỏe tim mạch. Một nghiên cứu trước đây đã phân tích nửa triệu người ở Trung Quốc, và công bố vào năm 2018, thậm chí phát hiện kết quả hoàn toàn đối lập: ăn trứng có liên hệ với việc giảm nguy cơ bị bệnh tim. Những người ăn trứng mỗi ngày giảm 18% nguy cơ chết vì bệnh tim mạch và giảm 28% nguy cơ chết vì đột quỵ so với những người không ăn trứng.
Cũng giống nghiên cứu trước, đây cũng chỉ là nội dung có tính tham khảo - nghĩa là nó không thể đưa ra kết luận nguyên nhân - hệ quả. (Liệu đơn thuần là những người lớn khỏe mạnh hơn ở Trung Quốc ăn nhiều trứng hơn, hay là trứng khiến họ khỏe hơn?). Tất nhiên, điều đó có thể là phần lớn gây hiểu nhầm.

Trứng tốt


Trong khi những nghiên cứu trên lại làm những tranh cãi về tác dụng của cholesterol trong trứng ảnh hưởng tới sức khỏe ra sao, thì ta biết rằng có một số yếu tố khiến trứng ảnh hưởng đến nguy cơ mắc bệnh của ta.

Một trong số đó là thông qua một hợp chất có trong trứng tên là choline, có thể giúp bảo vệ ta chống lại bệnh Alzheimer. Hợp chất này cũng bảo vệ gan.

Nhưng nó cũng có thể có tác dụng tiêu cực. Choline được chuyển hóa nhờ hệ vi sinh trong ruột thành phân tử gọi là TMO, vốn sau đó sẽ được gan tiếp thụ và chuyển hóa thành TMAO, một phân tử có liên hệ với nguy cơ tăng khả năng bị bệnh tim mạch.

Blesso cũng nghi vấn về việc liệu ăn rất nhiều choline có trong trứng thì có thể gây ra đến tình trạng tăng TMAO hay không: ông tìm thấy các nghiên cứu trong đó nêu kết quả là những người được theo dõi đã có lượng TMAO trong cơ thể tăng lên 12 giờ sau khi ăn trứng.

Các nghiên cứu về lượng trứng tiêu thụ và hàm lượng TMAO đến nay chỉ mới phát hiện tình trạng tăng TMAO tạm thời.

Tuy nhiên, TMAO đo được ở mức tối thiểu gây bệnh tim, là mức mà có thể phát hiện được khi ta đang trong quá trình nhịn ăn.

Blesso liên hệ điều này với cách thức lượng đường trong máu cơ thể ta tăng lên tạm thời sau khi ăn carbohydrates, nhưng lượng đường trong máu tăng cao chỉ có liên hệ với bệnh tiểu đường khi nồng độ cao này diễn ra liên tục.

Điều này có thể là vì khi ăn trứng, ta chỉ tiếp nhận tác động tích cực của choline, ông nói.

"Vấn đề là khi, thay vì hòa tan vào máu, choline tiếp tục đi đến chỗ ruột già, nơi nó chuyển hóa thành TMA và TMAO," Fernandez nói.

"Nhưng ở trứng, choline được hấp thụ và không di chuyển đến ruột già, vì vậy nó không tăng nguy cơ gây bệnh tim."
Trong khi đó, các nhà khoa học bắt đầu hiểu các lợi ích khác của trứng với sức khỏe. Chẳng hạn, lòng đỏ trứng gà là một trong những nguồn lutein tốt nhất, là chấu tạo màu có liên hệ giúp mắt sáng hơn và làm giảm nguy cơ bị bệnh về mắt.

"Có hai loại lutein được tìm thấy trong võng mạc mắt, nơi nó bảo vệ võng mạc khỏi bị nguy hại vì ánh sáng bằng cách vận hành như một màng lọc ánh sáng xanh, vì việc tiếp xúc với ánh sáng có thể khiến mắt yếu dần," Johnson nói.

Trong khi các nhà nghiên cứu vẫn còn một chặng đường dài trên hành trình tìm hiểu trứng ảnh hưởng đến chúng ta ra sao, thì đại đa số các nghiên cứu gần đây cho thấy chúng không có nguy cơ với sức khỏe chúng ta, và có nhiều khả năng là đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Nhưng ngay cả khi như vậy thì việc ngày nào cũng ăn trứng trong bữa sáng có lẽ cũng không hẳn là lựa chọn lành mạnh nhất. Chúng ta được khuyên rằng nên có chế độ ăn uống đa dạng.


Ngoại Tình - Tác giả William Park



Chúng ta có thể có xu hướng nghĩ tốt về người bạn đời của mình, nhưng có lẽ không nên quá tin tưởng như vậy.
Ngoài vợ mình, Mike Pence không ăn tối với người phụ nữ nào khác. Đối với vị phó tổng thống Mỹ này, đó là một dấu hiệu tôn trọng vợ mình (Karen) và quy tắc niềm tin tôn giáo mạnh mẽ ở ông. Một số bình luận ca ngợi đó là giải pháp cho những người đàn ông không thể tự kiểm soát mình, những người khác gọi đó là trịnh thượng, phân biệt giới tính và lăng mạ. (Tuy nhiên, thái độ này không phải hoàn toàn hiếm gặp: một nghiên cứu cho hay khoảng 5,7% số người nghĩ rằng mua suất ăn cho một người khác giới có thể coi là hành vi không chung thủy.)

Bất kể bạn nghĩ gì về những lời biện minh của Pence, ít nhất ông và Karen đều có ranh giới rõ ràng về những gì là thích hợp trong cư xử với người khác giới - là điều còn nhiều hơn những điều ta có thể nói ở nhiều cặp vợ chồng dị tính.
Hiếm người có được định nghĩa chính xác thế nào là không chung thủy, và thường đánh giá thấp việc một số dạng thức phản bội thường hay xảy ra như thế nào (mặc dù bản thân họ không chung thủy). Họ cũng ít hiểu biết về cách đối phó với sự không chung thủy nếu nó xảy ra (với phản ứng của nhiều người làm họ ngạc nhiên).

Với mức độ phổ biến của nó, việc thiếu trao đổi và hiểu biết đang gây ra nhiều chuyện đau lòng - và nhiều nhà tâm lý học cho rằng chúng ta nên có những cuộc trò chuyện cởi mở hơn về việc gian dối.

Việc xác định bao nhiêu người đã từng không chung thủy là một thách thức, không chỉ vì các nhà nghiên cứu phụ thuộc vào những lời thú nhận trung thực của những kẻ gian dối. Do vậy, các ước tính về sự không chung thủy có thể rất khác nhau và thường bị ảnh hưởng bởi cách thu thập dữ liệu. Ở mức cao của việc ước tính, 75% nam giới và 68% phụ nữ thừa nhận gian dối theo một cách nào đó, ở thời điểm nào đó, trong một mối quan hệ vợ chồng (mặc dù, nghiên cứu cập nhật hơn từ năm 2017 cho thấy rằng nam và nữ hiện đang ngoại tình ở mức bằng nhau). Một trong những tỷ lệ ngoại tình được công bố thấp nhất là 14% - nhưng vẫn là khá lớn.

Tuy nhiên, chỉ có 5% số người tin rằng đối tác của họ (vơ/chồng) đã lừa dối hoặc sẽ lừa dối tại một thời điểm nào đó, có nghĩa là ngay cả những ước tính bảo thủ nhất cũng cho rằng điều này xảy ra thường xuyên hơn dự kiến. Có lẽ chúng ta quá tin tưởng đối tác của mình.

"Nói chung những người không bị trầm cảm thường có cảm giác thực sự phóng đại về khả năng những điều tốt đẹp sẽ xảy ra và cảm giác yếu đuối rằng những điều tồi tệ sẽ xảy ra." Susan Boon ở đại học Calgary nói. "Một khả năng là giả định xấu vợ/chồng mình sẽ lừa dối mình là một biểu hiện của điều đó. Một cách lựa chọn là khi bạn đang trong mối quan hệ vợ chồng thì tin vào người bạn đời có thể là điều tốt vì việc luôn theo dõi hành vi của người đó là việc không lành mạnh."

Ở đây có một trong những rắc rối là sự gian dối được những người khác nhau hiểu một cách khác nhau. Các nhà nghiên cứu có thể đưa ra định nghĩa trước về gian dối với họ, nhưng mỗi người có một cách giải thích khác nhau, vì vậy những người được phỏng vấn có thể không đồng ý với định nghĩa đó.

"Người ta suy đoán vượt quá mức độ thực tế mà người khác đồng ý và tham gia vào việc lừa dối," Boon nói. "Tôi không biết chắc vì sao người ta không nói về việc đó khi mà ta thường xuyên thấy nó trên phim hoặc ở các bài hát. Một phần là vì chúng ta không nhận thức được sự thay đổi của các tiêu chuẩn. Chúng ta hiểu sai rằng cái mình cho là ngoại tình thì người khác cũng quan niệm như vậy. Cũng thừa nhận rằng có lẽ điều này có thể xảy ra. Người ta muốn tin rằng người khác sẽ không làm điều đó."

Khoảng 70% số người không trao đổi với bạn đời của mình thế nào là gian dối. Thí dụ việc tải xuống một ứng dụng hẹn hò có gian dối không? 18% đến 25% người dùng ứng dụng Tinder là người đã kết hôn trong khi vẫn sử dụng ứng dụng hẹn hò. Việc gặp gỡ những người bạn gặp trên Tinder được cho là gian dối. Chẳng ngạc nhiên gì những người đã thành hôn dùng Tinder thường dễ có quan hệ tình dục ngẫu nhiên.
Những người (trả lời câu hỏi về việc họ có nghĩ rằng người bạn đời của họ đã từng không chung thủy hay không) được tự do giải thích sự không chung thủy tùy theo họ nghĩ. Có lẽ điều đó làm cho tỷ lệ 5% thống kê nói trên thậm chí còn đáng ngạc nhiên hơn. Đối với một số người, gian dối chỉ có thể là có quan hệ tình dục, nhưng đối với những người khác, tán tỉnh là gian dối rồi. Nếu được quyền tự do định nghĩa ngoại tình theo ý chúng ta thì chúng ta có thể vẫn rất lạc quan rằng điều đó sẽ không bao giờ xảy ra với ta.

Định nghĩa ngoại tình tình cảm là đặc biệt khó khăn. Một nơi mà sự vi phạm tình cảm có thể xảy ra là nơi làm việc, nơi mà sự chồng chéo lợi ích nghề nghiệp và cá nhân sẽ dẫn đến mối quan hệ gần gũi. Cũng là dễ hiểu vì điều này cho phép các cơ hội tình bạn bình thường vượt quá sang một cái gì đó thân mật hơn.

Trong một nghiên cứu, các nhà nghiên cứu đã phỏng vấn phụ nữ về thái độ của họ đối với các mối quan hệ tại nơi làm việc. Những người phụ nữ này, tất cả ở độ tuổi 30 và 40 và đã có mối quan hệ cam kết, được hỏi về những lần họ cảm thấy ranh giới giữa các mối quan hệ làm việc đúng mực và không đúng mực bị mờ nhạt.

"Tôi không thể nói dối, tôi mong được gặp anh ấy tại nơi làm việc," một chị được phỏng vấn nói, "mình cảm thấy như một nữ sinh ngốc nghếch, như khi phải lòng ai và trông thấy người đó, như muốn thốt lên 'Trời ơi' và thấy rất phấn khích.
Các người được phỏng vấn kết luận rằng sự thân mật thể xác là không cần thiết để khơi gợi cảm giác ngoại tình về tình cảm. Việc kìm nén thông tin, tin tưởng vào người khác, thậm chí nghĩ về người khác nếu điều đó ngăn cản bạn nghĩ về đối tác của mình là đủ rồi. Đây là tất cả những điều có thể xảy ra khi xét tới lượng thời gian chúng ta dành cho công việc và bản chất của việc hình thành mối quan hệ thân thiết với đồng nghiệp.

Những người được phỏng vấn đã nói về bảo vệ an toàn mối quan hệ; xác định trước các quy tắc cơ bản về những gì là đúng và không đúng. Họ cũng nói rằng việc lựa chọn tin tưởng đối tác của mình là rất quan trọng để duy trì mối quan hệ lành mạnh. "Và là người vạm vỡ, điều đó có thể thành bạo lực bời vì tôi muốn cho mọi người thấy tập luyện đúng cách là thế nào," một người được phỏng vấn khác nói. "Do vậy, đó là việc trò chuyện mà chúng ta phải có ngay từ đầu, chỉ để nói rằng 'Tôi sẽ tin tưởng bạn làm công việc của bạn và việc đó sẽ không được đi xa hơn'."

Hành vi của các bạn bè của bạn có thể làm sảng tỏ thái độ của chính họ về ngoại tình. Tỷ lệ số bạn bè mà bạn tin tưởng đã lừa dối trong các mối quan hệ của họ mà càng lớn, thì bạn càng có nhiều khả năng đã lừa dối trong quá khứ, và bạn càng có khả năng sẽ nói rằng bạn sẵn sàng lại lừa dối trong tương lai. Chúng ta có xu hướng bao quanh mình bởi những người ngoại tình tương tự như mình, hoặc không ngoại tình tương tự như mình.

Rõ ràng là hầu hết mọi người trong các mối quan hệ một vợ một chồng nghĩ rằng gian dối là sai về mặt đạo đức. Nhưng, nếu ai đó đã lừa dối, liệu thừa nhận tội lỗi có phải là hành động tốt nhất? Khi được các nhà nghiên cứu hỏi câu hỏi này, người ta thường nói có. Thực tế, hơn 90% số người được hỏi nói rằng họ muốn biết liệu đối tác của họ có lừa dối họ hay không.

Một nghiên cứu cho thấy tầm quan trọng của việc thể hiện sự trung thành và thuần khiết là lý do chính vì sao người ta đưa ra những đánh giá đạo đức này. Thực tế, việc duy trì sự chung thủy là quan trọng hơn việc bảo vệ cảm xúc của ai đó. Nếu điều quan trọng nhất này mà không gây hại, thì người ta sẽ nói rằng việc giữ bí mật chuyện yêu đương mang tính đạo đức hơn là việc thú nhận. Cho dù trong thực tế điều này có là tốt hay không lại là vấn đề khác. Ngoại tình là nguyên nhân số một của việc ly hôn ở Mỹ.

Thừa nhận gian dối rõ ràng sẽ làm tổn thương tình cảm của đối tác mình - nhưng có rất nhiều biến thể trong cách phản ứng. Greg Tortoriello, một nhà tâm lý học tại đại học Alabama đã nghiên cứu những ảnh hưởng của sự thất bại nhận thức đối với con người; đặc biệt, những người có tính cách phản ứng kém với thất bại. Một ví dụ là những người có tính tự ái mà họ thích được người khác chấp thuận và rất có ý thức về hình ảnh bản thân.

"Chúng tôi cho rằng có hai loại người tự ái: 'người tự ái vĩ tính' và 'người tự ái dễ tổn thương'," Tortoriello nói. "Một người tự ái vĩ tính có ý thức thổi phồng giá trị bản thân liên quan đến lòng tự trọng cao hơn, trong khi một người tự ái dễ tổn thương thì nhạy cảm với những đánh giá của người khác và thường có lòng tự trọng thấp hơn. Trong cả hai trường hợp trên, các mối đe dọa nhỏ đều có thể kích hoạt hành vi giận dữ.

Trong một nghiên cứu của Tortoriello, những người tham gia tưởng tượng đối tác của mình đang tham gia vào nhiều loại ngoại tình khác nhau. Một số việc không chung thủy tưởng tượng là dựa trên trải nghiệm tình cảm; đối tác của bạn nói chuyện điện thoại về đêm khuya với một người khác và trả lời tin nhắn của người đó chứ không trả lời bạn. Những việc không chung thủy khác là tình dục.

Những người tự ái vĩ tính muốn khẳng định quyền lực và kiểm soát với bạn đời của họ khi có mối đe dọa về ngoại tình trong tình cảm, Tortoriello nói. "Nó sẽ ở hình thức đe dọa bằng lời, bằng thể chất, bằng giám sát - hãy nhớ rằng đây là những phản ứng giả định đối với các tình huống tưởng tượng. Chúng tôi thấy rằng những mối đe dọa ngoại tình đó không khơi dậy những cảm xúc tiêu cực hơn nữa."

Những người tự ái dễ tổn thương sau khi chứng kiến ngoại tình về tình cảm đã dành nhiều thời gian lo lắng và có nhiều cảm xúc tiêu cực hơn. Họ hứng chịu sự ngoại tình cho cá nhân mình.

Về mặt lâm sàng, chẩn đoán sự tự ái là một rối loạn bệnh lý có tính đen và trắng -bạn hoặc là người tự ái, hoặc không. Hầu hết các nhà tâm lý học hành vi như Tortoriello coi lòng tự ái là một thang đo trượt - nghĩa là mọi người đều bị tự ái, ở mức độ ít nhiều khác nhau. Trong nghiên cứu này, ông đặc biệt xem xét những người có đặc trưng này ở trên mức trung bình nhưng không nhất thiết là tự ái bệnh lý.

"Nếu bạn có người bạn đời là một trong những người này và lừa dối có tính tình dục, thì gần như chắc chắn người đó sẽ cố gắng khẳng định sự không chế và sẽ thể hiện bằng những hành vi khá tàn phá, nhưng nó sẽ trở nên phức tạp hơn nhiều với sự không chung thủy về tình cảm," Tort nói. "Những người tự ái dễ tổn thương có thể không nói với bạn rằng mối lo ngại trong quan hệ gia đình và có sự xáo trộn trong mối quan hệ. Nếu tôi đề xuất một sự can thiệp, tôi sẽ nói rằng điều quan trọng là tìm các cách để tăng cường trao đổi bàn bạc trong mối quan hệ mà những cảm xúc tiêu cực đi vào nội tâm.

Sự tha thứ nên được áp dụng nhất khi sự gian dối là một sự cố đơn độc và khi đã có lời xin lỗi. Tuy nhiên, Tortoriello và Boon nhắc lại rằng con người ta phản ứng rất khác nhau trong các tình huống giả định và trong thực tế. "Người ta đều nhất trí nói rằng họ sẽ chia tay với ai đó vì gian dối nhưng trong thực tế đó không phải là cách mà mọi người phản ứng," Boon nói. "Đôi khi đó là sự kết thúc của hôn nhân, nhưng không luôn như vậy."

Tortoriello đã bắt đầu nghĩ về việc thu thập dữ liệu cuộc sống
thực tế và muốn khám phá phiên bản của các sự kiện từ cả hai phía của một cặp vợ chồng. Các đối tác của chúng ta có nghĩ rằng chúng ta ngoại tình hơn chúng ta nghĩ không? Họ có coi là gian dối khi người khác coi là việc tán tỉnh vô hại?
Một điều cần xem xét là mặc dù sự thịnh hành suốt đời của việc ngoại tình là cao - chắc hẳn sẽ xảy ra với nhiều người ở thời điểm nhất định - khả năng xảy ra ngoại tình là khá thấp trong một năm đặc biệt nào đó. Có vẻ như không thật đặc biệt gấp gáp để nói về điều đó ngay lúc này.


Ts Hoàng ngọc Giao: "Mất bãi Tư Chính có thể dẫn đến mất Trường Sa, mất nước!". Họ điếc từ lâu rồi mấy ông ạ !






Dân VN không sợ Tàu Cộng, nhưng +svn thì rất sợ !!!





Nhớ con cá đồng xứ mình! - Tác giả Tuyết Anh



Mùa Hè nóng bức dần qua, mãi gần cuối Tháng Chín mới vào Thu mà hôm nay tiết trời đã dịu hẳn…

Buổi sáng đi bộ, khoác thêm áo mỏng, thấy dễ chịu hơn những ngày Hè, lòng miên man trôi về miền ký ức…

Nơi đây thật bình yên, các món ăn Việt Nam đầy đủ lắm, họ nhập khẩu nhiều loại thức ăn của Việt Nam. Nhưng có một loại không thấy nhập khẩu là những con cá đồng còn bơi lội.
Các loại cá đồng có chung đặc điểm chỉ ăn ngon khi con cá còn sống, nên cá lóc cá trê cá sặc cá bống kèo cũng thấy đông đá nhập khẩu qua đây, mà nhìn thấy con cá chết thì hết mê rồi, nên dù thèm tui cũng chẳng bao giờ mua.

Nhớ con cá lóc chế biến được nhiều món ăn ngon. Ít xương heo mua về hầm lấy nước ngọt rồi thả con cá lóc vô nồi súp xương, cá chín vớt ra rỉa sạch xương cá, vo gạo để ráo rang sơ với chút dầu ăn rồi đổ vô nồi nước súp. Bắc cái chảo phi hành tím cho vàng rồi đổ cá đã rỉa xương vô xào, nêm nếm cho thấm cá.

Cháo nhừ đổ cá vô nồi cháo, tắt bếp. Thế là mình có món cháo cá lóc ngọt ngon thơm phức. Khi ăn múc ra tô, rắc tiêu, hành ngò, thêm muỗng tương hột xay, người miền Nam thích ăn cháo cá với rau đắng, thêm chút bún hoặc giá, tùy thích.

Cá lóc nướng trui thoa mỡ hành, rắc đậu phộng, cuốn bánh tráng rau sống, không thể thiếu dưa leo, khế, chuối chát, chấm mắm nêm. Ở Saigon không có rơm nướng cá, tui thường làm cá sạch sẽ rồi nướng lửa than cũng thơm lừng.
Mua con cá lóc bự về khứa đầu đuôi nấu canh chua, khúc giữa khứa mỏng kho tiêu, được bữa cơm ngon. Hoặc chưng tương hột với kim châm, nấm mèo, bún tàu, rau cần, cà chua… ăn cơm hết ý luôn.

Nhớ con cá trê vàng má dạy lấy nhúm tro bếp vuột mau sạch nhớt, nhớ lấy hai cục máu tanh hai bên ngạnh. Chiên vàng dầm nước mắm gừng, kho tiêu, nấu canh bầu…

Thích con cá sặc rằn mùa trứng con nào cũng ôm cặp trứng lặc lè, nấu canh chua thơm, trứng cá nổi lên mặt canh những chấm vàng nhỏ li ti ngon làm sao, chiên vàng dầm nước mắm tỏi ớt chấm rau muống luộc cũng sạch nồi cơm… Con cá bống kèo kho tiêu, kho mắm, nấu canh chua, cắn vô cái bụng… ngon gì đâu!

Hồi đó người bán cá không làm cá giúp người mua như bây giờ. Đi chợ mua cá lóc người bán xỏ dây vô mang cá cho mình xách tòn teng về nhà, con cá giãy cong đuôi theo nhịp chân… Hồi đó tui mười hai tuổi cầm con dao phay chưa vững má đã dạy tui làm đủ loại cá đồng, chỉ có con lươn là hổng dám làm thôi.

Bây giờ nguồn cá đồng cạn kiệt, nhà ai bắt được đủ để ăn, nên cá gì họ cũng nuôi để bán đáp ứng nhu cầu thị trường. Cá nuôi thịt bở ăn dở hơn và rẻ hơn cá tự nhiên.

Ở đây cũng không thấy con tôm đất, con tép mòng còn nhảy soi sói. Nấu canh chua, canh cải bằng con tép tươi như vậy mới thấy con tôm đông đá ăn dở làm sao.

Xứ mình sau này có con tôm sú còn nhảy, mua về ghim nướng muối ớt hoặc hấp nước dừa, lột ra con tôm đỏ au dai dai dòn dòn thiệt là ngon.

Có mấy đứa cháu quen cũng gốc quê miền Tây, bạn về Việt Nam hay nhắn má mua cá lóc làm sạch đông đá gởi qua, nó nói:

-Sao cá lóc làm khi còn sống, đông đá gởi qua đây nấu canh chua, nấu cháo, hổng ngon vậy cô?

-Cá đồng là loại cá mình ăn khi vừa làm mới ngon, đông đá qua đây thành cá chết rồi nên con ăn không ngon là phải. Mai mốt có dịp nói má con kho chín cá lóc, cá bống, cá kèo… rồi chia thành nhiều gói nhỏ, cho đông đá gởi bạn mang qua đây, chừng ăn thì lấy từng gói hâm nóng lại, ăn ngon như mới nấu.

Nó nghe lời tui và quả nhiên lần sau ăn thiệt ngon.

Tui vốn hảo cá nên con cá nào vô tay tui dù loại cá dở cũng thành món ngon.

Nói thiệt đó nha.


Di cốt 81 ‘Thiên Thần Mũ Đỏ’ sẽ được diễn hành trên đại lộ Trần Hưng Đạo, Little Saigon



Di cốt của 81 anh hùng Nhảy Dù VNCH sẽ được diễn hành trên đại lộ Trần Hưng Đạo (Bolsa Avenue), Westminster, xuyên qua trung tâm Little Saigon, vào ngày Thứ Bảy, 26 Tháng Mười, sau khi được vinh danh tại Tượng Đài Chiến Sĩ Việt-Mỹ và trước khi được chôn cất tại nghĩa trang Westminster Memorial Park.

Chi tiết này được cựu Thiếu Tá Nhảy Dù Nguyễn Huỳnh Đông, người liên lạc chính giữa tổ chức Lost Soldiers Foundation (LSF) và Gia Đình Mũ Đỏ Trung Ương (GĐMĐ), xác nhận với nhật báo Người Việt.

LSF và GĐMĐ sẽ phối hợp tổ chức lễ vinh danh, diễn hành, và an táng 81 tử sĩ VNCH vào Thứ Bảy, 26 Tháng Mười.

Trả lời phỏng vấn nhật báo Người Việt, Luật Sư Jeffrey McFadden, đại diện LSF, cho biết: “Chương trình vinh danh 81 chiến sĩ sẽ bắt đầu đúng 9 giờ sáng Thứ Bảy, 26 Tháng Mười, do LSF và GĐMĐ tổ chức. Sẽ có năm người phát biểu bao gồm cựu Thượng Nghị Sĩ Jim Webb, Bộ Trưởng Hải Quân Richard Spencer, Chủ Tịch Sáng Lập FexEx Fred Smith, Bác Sĩ Nguyễn Quốc Hiệp (chủ tịch GĐMĐ), và có thể một người của cộng đồng người Mỹ gốc Việt.”

Ông McFadden cũng cho biết thêm, 81 di cốt này sẽ được chôn cất tại hai lô đất do LSF mua ở gần Tượng Đài Thuyền Nhân, trong Westminster Memorial Park.

Ông Đông cho biết: “Tại nghĩa trang, chúng tôi sẽ có một nghi lễ vinh danh theo đúng quân cách, do GĐMĐ thực hiện. Chúng tôi sẽ mời một vị linh mục Công Giáo và một tu sĩ Phật Giáo lo phần tâm linh. Ông Jim Webb sẽ chứng kiến tất cả thủ tục này. Sau đó, ông Webb sẽ nhận lá cờ và giao cho Bác Sĩ Hiệp, rồi tùy ông Hiệp giao cho ai thì giao.”

“Ông Webb sẽ không rời nơi chôn cất cho tới khi hoàn tất mọi chuyện,” ông Đông nói thêm. “LSF và GĐMĐ muốn vinh danh những chiến sĩ Nhảy Dù hy sinh, vinh danh những chiến sĩ VNCH và chiến sĩ Mỹ từng chiến đấu bên nhau, và vinh danh những hậu duệ VNCH thành công ở xứ người và đang đóng góp cho đất nước này.”

“Đó là ý nghĩa lớn nhất và duy nhất của ngày hôm đó,” ông Đông nói tiếp. “Chúng tôi mong rằng, hôm đó, tất cả đồng hương chúng ta hãy ra đứng hai bên đại lộ Trần Hưng Đạo để bày tỏ sự ngưỡng mộ với các anh linh này.”

Về việc tổ chức, hôm 8 Tháng Mười, Bác Sĩ Hiệp cũng gởi ra một thông cáo báo chí xác nhận những chi tiết buổi lễ vinh danh, do LSF và GĐMĐ phối hợp tổ chức.

Nhân dịp này, ông Hiệp cũng bày tỏ: “Chúng tôi chân thành cảm ơn cựu Thượng Nghị Sĩ Jim Webb và LSF vì sự tận tụy, lo lắng việc mai táng trang trọng 81 tử sĩ đồng đội của chúng tôi vì họ rất xứng đáng được vinh danh. GĐMĐ chúng tôi rất hân hạnh được đóng góp một phần trong ngày quan trọng và đầy ý nghĩa này, ‘Một buổi lễ vinh danh 81 chiến sĩ Nhảy Dù’ của chúng tôi và bốn phi công Mỹ. Chúng tôi sẵn sàng làm bất cứ công việc cần nào thiết để ngày này trở thành một ngày lịch sử.”

Theo Bác Sĩ Nguyễn Quốc Hiệp, vào ngày 11 Tháng Mười Hai, 1965, một chiếc máy bay C-123 bị rơi trên một vùng hẻo lánh ở Việt Nam, làm phi hành đoàn gồm bốn phi công Mỹ và 81 chiến sĩ Nhảy Dù VNCH thiệt mạng.

Lúc đó, Tiểu Đoàn 3 và Tiểu Đoàn 7 Nhảy Dù vừa xong nhiệm vụ, chuẩn bị chuyển về Sài Gòn, thì được lệnh của Quân Đoàn 2 ở lại để đánh giải vây cho Sư Đoàn Mãnh Hổ của Nam Hàn đang bị kẹt ở Tuy Hòa. Chẳng may, Đại Đội 72 thuộc Tiểu Đoàn 7 lại đi trên chiếc máy bay C-123 định mệnh đó.

“Tôi nhớ, viên phi công trưởng là Thiếu Tá Robert M. Horsky, từng lái B-52, nhưng vì hôm đó sương mù nên bay thấp, và thế là máy bay đâm vào núi, làm tất cả tử nạn. Vùng máy bay rơi là khu rừng hiểm trở, cách Tuy Hòa 32 cây số về phía Tây, gần như không thể vào được. Mãi đến năm 1974, khi người dân đi sâu vào rừng kiếm củi, họ mới phát hiện xác máy bay và các hài cốt,” ông Hiệp kể tiếp.

Được biết, chiếc C-123 hôm đó bay từ phi trường Pleiku đến phi trường Tuy Hòa thì bị nạn.

Tuy nhiên, tất cả hài cốt bị trộn lẫn vào nhau, nên người ta đưa vào một quan tài, và chuyển về Bangkok, Thái Lan.

Qua thử nghiệm DNA, Bộ Quốc Phòng Mỹ xác nhận được danh tính của bốn binh sĩ Mỹ, đem về chôn cất ở Nghĩa Trang Quốc Gia Arlington.

Trong khi đó, không có thông tin gì để xác nhận 81 người Việt Nam còn lại.

Năm 1986, 81 bộ hài cốt này được chuyển về Cơ Quan Tìm Kiếm Tù Binh/Người Mất Tích (DPAA) ở Hawaii, nơi phụ trách xác định danh tính những người tử trận hoặc mất tích trong chiến tranh.

Cách đây khoảng hai năm, cựu Thượng Nghị Sĩ Jim Webb (Dân Chủ-Virginia) được Bộ Quốc Phòng Mỹ giao trách nhiệm giải quyết số phận của 81 bộ hài cốt này.

Sau đó, ông mời Luật Sư Jeffrey McFadden và Đại Tá Gino Castagnetti, cựu giám đốc National Memorial Cemetery of the Pacific ở Honolulu, Hawaii, và hiện là cố vấn Nghĩa Trang Quốc Gia Arlington, Virginia, và cùng họ thành lập Lost Soldiers Foundation, một tổ chức bất vụ lợi lo việc chôn cất 81 chiến sĩ Nhảy Dù VNCH.

Điều lý thú là cả hai ông Webb và ông Castagnetti đều là cựu Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ, từng tham chiến tại Việt Nam, và có vợ người Việt.

Hai người là bạn thân từ lúc còn ở Việt Nam. Ông Webb lúc đó là thiếu úy, còn ông Castagnetti là đại úy.

Sau này, ông Webb còn giữ chức bộ trưởng Bộ Hải Quân dưới thời Tổng Thống Ronald Reagan.

Theo ông Webb, “Chính quyền Hà Nội từng hai lần từ chối cho những hài cốt này được chôn cất một cách đàng hoàng ở Việt Nam. Và bởi vì họ không phải là công dân hoặc binh sĩ Hoa Kỳ, không thể tìm được chỗ nào để chôn và vinh danh họ tại Mỹ.”

Ông McFadden kể: “Phải nói chính Thượng Nghị Sĩ Jim Webb là người tình nguyện làm việc không mệt mỏi trong hai năm qua, thảo luận với Bộ Quốc Phòng, Bộ Ngoại Giao Mỹ, và Bộ Ngoại Giao Việt Nam để đem hài cốt của 81 anh hùng này về California.”