khktmd 2015






Đạo học làm việc lớn là ở chỗ làm rạng tỏ cái đức sáng của mình, thương yêu người dân, đạt tới chỗ chí thiện. Đại học chi đạo, tại Minh Minh Đức, tại Tân Dân, tại chỉ ư Chí Thiện. 大學之道,在明明德,在親民,在止於至善。












Thứ Bảy, 5 tháng 1, 2019

Phì cười chuyện nói lái Nam Bộ - Tác giả Cao Thoại Châu



Tiếng Việt là một thứ tiếng thuộc Top đầu hiếm hoi về Nói Lái mà ít có ngôn ngữ của dân tộc nào có được. Nói lái có thành phần xuất thân “chợ búa”, nhưng trở nên phổ biến, thông dụng và ngay cả các bậc tu hành cũng nói lái.
 
Nhớ ngày đậu “Tú tài” đến báo tin cho một vị linh mục, vừa gặp nhau ông đã cười hỏi “Con tái tù rồi phải không?”. Lạy Chúa lòng lành, lạy Cha nhân từ, con là học sinh không ngoan nhưng cũng học giỏi và sống lương thiện, tư pháp lý lịch trắng bóc chứ có phải kẻ vào tù ra khám bao giờ!

Những ai từng sống và nhất là từng… suýt (hay đã) làm rể với một cô gái áo bà ba khăn rằn… thì không thể không biết đến nói lái của người Nam bộ. Sự thật thì nói lái không chỉ Nam bộ mới có, nhưng nói lái ở đây có những đặc thù xuất phát từ tính cách trào lộng nhạy bén của con người, của sức ma sát trong giao tiếp.

Nói lái Nam bộ, nhìn chung thường cấu thành bởi hai từ khác dấu nhau ( róc rách, bùi ngùi…cùng dấu không tạo thành nói lái) trong đó hai phụ âm đầu hoán vị cho nhau. Thí dụ: “Bố chồng” là “Chống bồ”; “Thầy giáo” lái thành “tháo giầy”, “giáo chức” thành “dứt cháo”, chắc là tại lương của các vị này ăn cơm không nổi!… Nhiều trường hợp rất biến báo cốt sao truyền đạt được ý tưởng của người nói, chẳng hạn “lấy vợ” lái thành “vấy nợ” nghe càng có vẻ cảm thán thấm cái sự đời cho những ai một lần sa chân vào vòng đó! Hoặc “lấy chồng” lái ra “chống lầy” nghe hơi bi kịch bởi càng chống càng lầy, mắc vào rồi mới biết, khổ thân biết bao nhiêu!

Theo một nhà giáo vốn là con mọt sách thì nói lái Nam bộ phong phú hơn miền Bắc rất nhiều. Hầu như người nào cũng biết nói lái. Đặc biệt là có hai, ba cách lái của cùng một từ trong khi miền Bắc thường chỉ có một cách lái. Thí dụ bà Hồ Xuân Hương hay ông Trạng Quỳnh nói lái, nhưng lái ra sao thì… bậy quá, viết ra không tiện!

Vài chục năm trở lại đây, do điều kiện kinh tế xã hội có những đổi mới sâu sắc kèm theo đó không thể không có những luồng gió độc tràn vào khi mở cửa làm cho nói lái có thêm chỗ để ra tay. “Dự án tiền khả thi” lái thành “Dự án tiền… khỉ tha” nghe rất ấn tượng có khi nói ngắn mà đủ về một dự án tai tiếng vì không có hiệu quả kinh tế nhưng vẫn vẽ ra làm cho ngân sách bị “khỉ” nó tha vào túi! Trong số các dự án khỉ tha này, tại Sài Gòn cách nay hơn chục năm có công trình chợ “Văn Thánh” được lái thành Chợ “thanh vắng” vì người ta phải giải tỏa nhiều nhà dân để xây nên cái chợ trăm tỉ mà tiểu thương chê không vào thuê sạp do chợ nằm ở chân dốc cầu và lại là… đường một chiều của con đường từ cầu Sài Gòn đổ vào, vốn là điểm nóng của kẹt xe, làm sao có khách nào dám ghé mua?
Trùng tên với chợ (vì nằm trong cùng một khu) là cây cầu nổi cộm về tai tiếng có lẽ trong cả nước về kiểu tay mơ được chỉ định làm thầu, cha chung không ai khóc, đẩy xuống đùn lên và giao trứng cho ác là cầu Văn Thánh 2, thiết kế để trên là cầu dưới là hầm chui, cũng được nói lái thành “cầu…Thanh Vắng”, chỉ nghe đã hiểu tai tiếng của nó lớn ngần nào. Là cầu chui dành cho xe tải nhưng độ tĩnh không thiết kế 2,5m nhưng cầu lún mất… 1,1m thành ra “thanh vắng” bởi xe tải cao không chui qua được! Về cây cầu này, sự tai tiếng còn ở chỗ ngành chức năng (Công chánh: “tranh cống”) áp dụng công nghệ “bù lún” để khắc phục việc cầu làm trên nền địa chất yếu mà không xử lý đúng mức. Thế là “Bù lún” lái thành…bùn lú. Càng bù lún càng bùn lú, mà lú bùn thì lại bù lún tiếp tục!
 
Nói lái là cách nói hài hước nhưng rất thông minh biến báo, thời a còng a móc nó có biến đổi cách cấu tạo, không câu nệ miễn sao tạo được một “tấu hài” mà chỉ nghe đã biết ám chỉ ai, ngành nào.“Vũ Như Cẩn” (vẫn như cũ), “Nguyễn Y Vân” (vẫn y nguyên), cái tên của ai đó nghe rất đẹp mà giờ đây thành tiếng xài chùa của nhà báo mỗi khi bí từ đặt tít. Nhiều năm trước, khách nhập cảnh hay doanh nghiệp xin thông quan hàng hóa thường phải làm thủ tục “đầu tiên” mà ai cũng hiểu là phải lấy ra cái phong bì để tìm xem… “tiền đâu”. Không biết bây giờ thủ tục này hết chưa hay… “vũ như cẩn”… điều đó thì chỉ những ai trong cuộc mới trả lời được.

“Sáng mắt trông ghe” (ghé mắt trông sang) lĩnh vực nghệ thuật vốn là nơi làm cho cuộc sống của người ta bớt phần thô ráp dung tục, thì nay thật tội nghiệp cho những cô gái hành nghề người mẫu: Từ “chân dài” thành “chai dần”, ai không biết đôi chân dài là chân… gợi cảm, chân đẹp là người đẹp, nhưng nói lái không phải không bâng khuâng nuối tiếc cho những cặp chân dài đang bị “chai dần”! Chai cái gì và bởi cái gì thì tự hiểu lấy!

Nói lái là cách nói vui làm cho lời thành sinh động và đời sinh động theo, lại hàm chứa mục đích phê phán hay phản ánh được chực chất có tính bi kịch. Muốn nói lái điệu nghệ nhất thiết phải nhiều trải nghiệm cuộc sống, nghe thấy nhiều, tiếp cận nhiều và dường như người thiếu thông minh, ít máu hài hước có khả năng nói lái hạn chế?
 
 

Mặt Trận Gươm Thiêng Ái Quốc & Thiên Đường Đảo- Tác giả Lâm Lễ Trinh







Việt Ngữ và Bà Ngoại Mỹ - Tác giả Phương Hoa







Điệu ba-lê của đàn chim sáo







Anh Quốc muốn thúc đẩy hợp tác chống vấn nạn buôn người với VN - BBC News Tiếng Việt







Khai Bút Đầu Năm Dương Lịch - Tác giả Bs Trần xuân Ninh







Chủ nghĩa Trumpism - Tác giả Bs Trần xuân Ninh







China takes 'significant' step in the race for resources in space. Năm 2009, Obama cắt bớt ngân quỹ NASA, thu hẹp chương trình Orion, thám hiếm Mặt Trăng. NASA "tan tác" và từ đó kỹ thuật thám hiểm không gian cũa Mỹ chựng lại, và Tàu Cộng đang "qua mặt" Mỹ về kỹ thuật không gian.







Tập Cận Bình đưa Trung Cộng về đâu (Phần 4)







Tập Cận Bình đưa Trung Cộng về đâu (Phần 3)







Tập Cận Bình đưa Trung Cộng về đâu (Phần 2)







Tập Cận Bình đưa Trung Cộng về đâu (Phần 1)







Ngụy Biện Về Phật Giáo Đấu Tranh







Hà Thanh hát nhạc lính của Nguyễn văn Đông







Giỗ 5 năm ca sĩ Hà Thanh







Hợp Lưu, số đặc biệt nhạc sĩ VĂN CAO







https://e.issuu.com/anonymous-embed.html?u=dreamteam1005&d=h_p_l_u_008__opt_&fbclid=IwAR1to2YIVoyFR2ARnqSxlSznNIOLgu6sYKyBT1Jyyp1kf-paS6Vx4IPfF8s



Thứ Sáu, 4 tháng 1, 2019

Người dân xứ Lộc Hưng, vùng ngã ba Ông Tạ Saigon, vững tin trong lời cầu nguyện với Kinh Hòa Bình tối 04/1/2019







Đầu năm 2019, tường trình chuyện côn an đàn áp đồng bào tại Vườn Rau Lộc Hưng







Những điều cần làm đầu năm cho sức khỏe cá nhân







Sống sót với căn bệnh ung thư







Mối tương quan giữa bệnh béo phì và sức khỏe đường ruột







VN Tuần Qua, 5/1/2019







Edith Piaf hát I Regret Nothing







Phỏng vấn nhạc sĩ Nguyễn văn Đông về ca sĩ Hà Thanh







Thứ Năm, 3 tháng 1, 2019

Phỏng Vấn Cựu Phó Đề Đốc HỒ VĂN KỲ THOẠI: 40 NĂM HẢI CHIẾN HOÀNG SA 19/01/1974







Hợp Ca Trường Sa, lương tri thế giới, nhạc Nguyễn Văn Đông







Áo Tứ Thân, Khăn Mỏ Quạ - Tác giả Võ Quang Yến







VƯỜN RAU LỘC HƯNG, QUẬN TÂN BÌNH, BỊ CƯỠNG CHẾ, 4/ 1/ 2019







Hàng ngàn người Hồng Kông biểu tình chống Tàu Cộng







Câu chuyện xây tường







Hành trình từ Úc về tìm mẹ của Mỹ Hương và '14 năm cuộc đời bị đánh cắp'. "Thảm kịch tuổi xanh",như tựa đề một vở tuồng cải lương, ... , và cái kết có hậu, "Tái Ông Thất Mã"







Nông dân trồng rau củ ở Bàu Tròn khốn khổ vì ngập lụt!







Chợ nổi Cái Bè







Đèn lồng Hội An







Apple rơi rụng vì Trung Cộng







BBC phỏng vấn cựu Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam Trần Quang Cơ hồi 2009. Cơn mộng du mang tên "Đỉnh Cao Trí Tuệ" sinh thiển cận




Ông Trần Quang Cơ: Căn nguyên (của cuộc chiến Việt - Trung) là xung quanh vấn đề quyền lợi nước lớn, liên quan tới vấn đề Đông Dương. Nói sát ra, thì nó dính tới cuộc chiến ở biên giới Tây Nam.

Tháng Giêng 1979, Việt Nam giải phóng Phnom Penh, thì sau đó xảy ra sự kiện tháng Hai 1979. Lúc đó Trung Quốc cũng tuyên bố rõ ràng là 'dạy cho Việt Nam một bài học', và cụ thể là hòng cứu nguy cho Pol Pot.

Khi Pol Pot vào các tỉnh biên giới phía Nam, giết hại nhiều người thì việc đầu tiên Việt Nam phải làm là bảo vệ biên giới, bảo vệ người dân của mình.

Dân Việt Nam vừa mới hoàn hồn, vừa thoát khỏi cuộc chiến tranh với Mỹ xâm lược, năm 1975 giải phóng đất nước, thì Pol Pot đã có chủ trương gây chiến và cắt đứt quan hệ ngoại giao với Việt Nam.

Nhất định hành động như vậy phải có tác động của nước lớn rồi. Thí dụ, vũ khí lấy đâu ra? Bao nhiêu vũ khí ta bắt được, đều là từ Trung Quốc.

BBC: Việt Nam và Trung Quốc là đồng minh trong cuộc chiến chống Mỹ. Vậy thưa ông, bắt đầu từ bao giờ quan hệ đó bắt đầu xấu đi?

Nói chung quan hệ hai bên cứ xấu đi dần dần. Thực tế, từ năm 1972, khi Kissinger và Nixon sang Trung Quốc, đàm phán với Bắc Kinh, thì quan hệ Mỹ - Trung đi vào hòa hoãn.

Thời bấy giờ thế giới tuy chỉ có hai cực, nhưng với ba siêu cường: Mỹ, Trung Quốc, Liên Xô, tình thế bắt đầu hòa hoãn. Liên Xô dưới quyền Gorbachev chủ trương muốn hòa hoãn với Trung Quốc vì lợi ích của Liên Xô, để cải thiện tình hình trong nước.

Các nước lớn họ có tính toán của riêng họ, nhưng tình hình quan hệ chiến lược giữa ba nước lớn bất lợi cho Việt Nam.

Liên Xô là đồng minh duy nhất còn sót lại của ta, với Trung Quốc thì quan hệ xấu đi, còn Mỹ thì chưa hết dư âm của chiến tranh, mà lần đầu Mỹ bị thua như vậy.

Đối với vấn đề Campuchia, thì các nước nhất là năm quốc gia thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc thiên về lý luận là Việt Nam xâm lược Campuchia mà lờ đi cuộc diệt chủng của Pol Pot.

BBC: Lúc đó chắc là một giai đoạn vô cùng khó khăn cho ngành ngoại giao Việt Nam, thưa ông?

Đúng là rất khó khăn. Bởi vì khi đó vừa xong chiến tranh chống Mỹ thì lại xảy ra cuộc chiến Campuchia, mà Việt Nam lại đang rất cần sớm khôi phục hòa bình, để phát triển kinh tế.
Tìm giải pháp rút khỏi Campuchia mà vẫn bảo vệ chính nghĩa của mình là một điều vô cùng khó.

Việt Nam chịu sức ép rất lớn từ các nước Hội đồng Bảo an, mà LHQ lúc ấy không như LHQ bây giờ, lúc ấy phụ thuộc nhiều vào các nước thường trực, nhất là Mỹ.

BBC: Bây giờ nghĩ lại, ông thấy lúc đó có những cơ hội gì bị bỏ lỡ, có những điều gì Việt Nam có thể làm khác không ạ?

Tôi thấy điều mình có thể làm khác, là phải đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ quốc tế sớm. Trước Đại hội Đổi mới (năm 1986), Việt Nam đã quá phụ thuộc vào ý thức hệ mà không đa phương hóa được quan hệ.

Trong cái thế anh nằm ngay cạnh nước lớn, nước khổng lồ, mà không có bạn thì anh sẽ bị ép.
Lời Cụ Hồ nói là thêm bạn bớt thù, thời kỳ đó chúng ta không thực hiện được. Mà chúng ta lại bớt bạn thêm thù.

Một nước nhỏ hay trung bình như Việt Nam thì càng nhiều bạn càng tốt. Trong cái thế anh nằm ngay cạnh nước lớn, nước khổng lồ, mà không có bạn thì anh sẽ bị ép. Tôi mà là nước lớn tôi cũng ép.
Mình thì chỉ loanh quanh mấy nước xã hội chủ nghĩa, anh cả Liên Xô, anh hai Trung Quốc.

Khi đó Mỹ đã chìa tay với mình, đặt vấn đề bình thường hóa vô điều kiện thì Việt Nam lại đòi bình thường hóa có điều kiện. Sau đồng ý bình thường hóa vô điều kiện thì đã lỡ thời cơ. Họ đã bình thường hóa với Trung Quốc và quên Việt Nam rồi.

Một là không bình thường hóa với Mỹ sớm. Hai là không sớm gia nhập ASEAN. Lúc ấy ASEAN rất muốn Việt Nam vào khối vì họ nể sức mạnh mình đánh Mỹ. Nhưng mình lại không chơi...

Bên cạnh một nước lớn, Việt Nam phải chịu sức ép là vì ở khu vực thì anh lẻ loi, đối đầu, cứ khư khư ba nước Đông Dương bé xíu. Trên thế giới thì anh còn có mỗi Liên Xô thôi, mà Liên Xô lúc ấy cũng đã bắt đầu ngả cờ rồi.

BBC: Thưa ông, vào thời điểm tháng Hai 1979, ông đang ở đâu?

Ông Trần Quang Cơ: Tôi vừa ở New York về, đàm phán với Mỹ hỏng và Đặng Tiểu Bình vừa sang Mỹ.

BBC:Khi nghe tin Trung Quốc tấn công Việt Nam, suy nghĩ của ông là gì ạ?

Ông Trần Quang Cơ:... (im lặng)... Bất lực. Nhưng không ngạc nhiên.

Điều đó là tất nhiên thôi, sống ở môi trường đó mình phải lường trước được. Đáng lẽ chiến lược của mình phải là thêm bạn bớt thù để mạnh lên. Mình mạnh lên thì họ mới nể mình.

Mình càng ít bạn thì họ càng bắt nạt, thế thôi. Cũng giống như trẻ con ngoài phố ấy.

BBC:Thưa bây giờ ông nghĩ Việt Nam đã theo được đường hướng đa phương hóa đó chưa?

Tôi thấy Việt Nam đang theo đường hướng đó khá tốt, quan hệ được với nhiều nước và khá đa dạng. Ví dụ như là 'chơi' với cả Israel và cả Palestine.

BBC: Còn quan hệ với Trung Quốc thì sao? Có đánh giá là quan hệ hai bên đang tốt nhất từ trước tới nay, ông có đồng ý với ý kiến đó không?

Cái đó thì tùy ở vị trí từng người mà đánh giá. Tôi thấy quan hệ hiện giờ... tạm được (cười).


Luật An Ninh Mạng(ANM): cản trở chính với người dân hay doanh nghiệp? Đặt ra luật ANM để bảo vệ an ninh cho người dân sử dung trên mạng Internet hay đặt dân vào tằm ngắm để hốt dân vào tù?




Một luật sư từ Hà Nội cho rằng Luật An ninh mạng (ANM) sẽ gây cản trở lớn nhất cho các công ty khởi nghiệp, trong lúc đại diện nhóm Save NET có quan điểm chính người dân sẽ chịu ảnh hưởng lớn nhất của luật này.

Luật An ninh Mạng, được quốc hội Việt Nam phê duyệt hồi tháng 6/2018, sẽ có hiệu lực từ ngày 1/1/2019.

Hôm 31/12, Luật sư Trần Vũ Hải bình luận Luật ANM "chưa chắc đã điều chỉnh mạnh mẽ mạng xã hội" mà có lẽ là "đánh vào giới khởi nghiệp doanh nghiệp là chính".
Cô Nguyễn Vi Yên, một thành viên sáng lập của nhóm Save NET cho rằng "ảnh hưởng lớn nhất của Luật ANM sẽ là đối với người dân".

Cô cho biết một nhóm các luật sư và chuyên gia luật cùng các thành viên của nhóm Save NET đã hoàn thành biên soạn cuốn cẩm nang "Luật An ninh mạng - Những điều cần biết" và sẽ được công khai vào đúng ngày Luật ANM có hiệu lực.

Vài ngày trước, Hội nhà báo Việt Nam vừa công bố "Quy tắc sử dụng Mạng xã hội của người làm báo Việt Nam", áp dụng cho cả nhà báo có thẻ và "chưa được cấp thẻ", những người hoạt động trong lĩnh vực báo chí nói chung.

Theo bộ quy tắc có hiệu lực từ ngày 1/1/2019, các nhà báo Việt Nam, nhóm nghề nghiệp đóng vai trò tạo dư luận và cầu nối giữa truyền thông và người dân, bị yêu cầu được làm và không được làm một số việc cụ thể trên mạng xã hội.

"Tuy người dân có thể tự điều chỉnh đôi chút, sự điều chỉnh lớn nhất rất đáng tiếc lại là chính từ các nhà báo trên mạng xã hội. Theo tôi đây là một sự sai lầm lớn của chính quyền khi các nhà báo mất vai trò dẫn dắt nhất định. Sẽ có các cây bút khác nổi lên," Luật sư Trần Vũ Hải nhận định.

Ông tiên đoán rằng các cây bút trên mạng xã hội vào năm 2019 sẽ trở nên khôn ngoan hơn.

"Một mặt họ tự điều chỉnh và viết sắc nét hơn, nhưng cũng khó bắt bẻ được. Mặt khác họ cũng sẽ chưa bị Facebook hay Google "bán mình".

"Trong năm 2019, chúng ta sẽ thấy có một sự chuyển đổi bất ngờ và lý thú trên mạng xã hội Việt Nam. Còn đến năm 2020 thì chúng ta phải chờ xem liệu nhà nước Việt Nam có bắt buộc cưỡng chế được Facebook và Google được không".

"Thực ra Luật ANM chưa chắc đã điều chỉnh mạnh mẽ mạng xã hội như người ta tưởng tượng ra mà có lẽ là đánh vào giới khởi nghiệp doanh nghiệp là chính", ông bình luận tiếp.

"Luật ANM đưa ra những căn cứ pháp lý trước đây mơ hồ thì hiện nay những lực lượng khác nhau của an ninh sẽ có căn cứ để cho rằng họ có quyền can thiệp vào những hoạt động kinh doanh của giới công nghệ. Đó là điều đáng tiếc nhất."

Cô Vi Yên từ nhóm SAVENET nhận định rằng ảnh hưởng của Luật ANM đối với những người bất đồng chính kiến là cao nhưng sẽ chưa phải là quan trọng nhất vì "từ trước đến nay chính quyền Việt Nam đã có đủ luật để xử lý bất đồng như Điều 109 hay Điều 117 của Bộ luật Hình sự mới".

"Khi Luật này cho phép Bộ Công an nắm bắt những thông tin về sở thích, sở trường, quan điểm chính trị của người dân, nó không chỉ là vấn đề can thiệp quyền riêng tư mà còn reo rắc nỗi sợ len lỏi vào ý nghĩ của chúng ta.

"Đó là điều nguy hiểm khi nó khiến cho người dân phải tự kiểm duyệt mình," cô Vi Yên nói với BBC hôm 27/12 từ CH Czech.

 

Liệu Google và Facebook có hợp tác với chính quyền Việt Nam?


Theo Luật sư Trần Vũ Hải, hai tập đoàn Facebook và Google "không có cơ sở gì để họ hợp tác với chính quyền Việt Nam để xử lý các cây bút trên mạng", ít nhất là trong năm 2019.
Ông cho rằng các hãng này còn quan tâm liệu Việt Nam có thực hiện đúng các công ước quốc tế mà Việt Nam tham dự hay không.

Ngày 13/12, tờ The Financial Times có bài viết đưa tin Google, Facebook cùng các tập đoàn đăng bài viết khác đã thúc giục Việt Nam gỡ bỏ yêu cầu các tập đoàn này phải lưu trữ dữ liệu trong nước.
"Chỉ ít ngày trước khi Luật An ninh mạng có hiệu lực, Google, Facebook và các tập đoàn công nghệ khác đã thúc giục Việt Nam gỡ bỏ yêu cầu các tập đoàn này phải lưu trữ dữ liệu trong nước, trong lúc Hà Nội cùng tham gia gây sức ép toàn cầu lên quyền lực của những gã khổng lồ internet của Mỹ.
"Thông qua Liên minh Internet châu Á (Asia Internet Coalition), tổ chức vận động hành lang khu vực, các hãng này cho rằng yêu cầu nội địa hóa dữ liệu sẽ kìm hãm đầu tư, gây hại cho tăng trưởng kinh tế và làm tổn hại tới cả các công ty nước ngoài lẫn trong nước có hiện diện trực tuyến".

EU bày tỏ quan ngại về Luật ANM


Mặc dù Bộ Công an nhiều lần khẳng định Luật ANM 'không trái với các điều ước quốc tế như WTO hay CPTPP, đó chỉ là quan điểm của bộ này, theo luật sư Trần Vũ Hải.

"Chưa thấy Bộ Tư pháp hay chuyên gia pháp luật nào của Việt Nam lên tiếng cả."

"Bản thân luật ANM, bên Cộng đồng Châu Âu (EU) đã có sự phản ánh và không đồng tình với nhiều quy định của luật này trong cuộc làm việc cách đây hơn một tuần với đại diện của chính phủ Việt Nam trong đó có Bộ trưởng Mai Tiến Dũng".

"Chúng ta hãy chờ xem khi xem xét thông qua các hiệp định thương mại, chẳng hạn với EU, họ có yêu cầu Việt Nam thay đổi luật này hay không," Luật sư Trần Vũ Hải cho biết.

Phái đoàn EU tại Việt Nam tuyên bố EU đã nêu quan ngại về Luật ANM với chính phủ Việt Nam trong cuộc họp hôm 21/12.

"Đại sứ EU cùng với các vị Đại sứ và Đại biện lâm thời của các nước thành viên EU tại Việt Nam đã có buổi làm việc trong ngày hôm nay với Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng để thảo luận về Luật An ninh mạng mới của Việt Nam và về dự thảo Nghị định thi hành Luật này hiện đang trong quá trình tham vấn công khai.

"Tại buổi làm việc trên tinh thần xây dựng này, chúng tôi đã chia sẻ những quan ngại liên quan tới các vấn đề cụ thể trong quy định của Luật sẽ tác động tới Thương mại và Đầu tư giữa EU và Việt Nam, về tính tương thích của các quy định pháp luật Việt Nam này với Quy định chung của EU về Bảo vệ Dữ liệu (GDPR), về sự tôn trọng của Việt Nam đối với các quyền căn bản và các quyền tự do của công dân, và về chiến lược hội nhập quốc tế của Việt Nam," trang Facebook của EU in Vietnam đăng tin.


Cẩm nang "Luật ANM - Những điều cần biết" nói gì?


"Một khi Luật An ninh mạng đã đi vào hiệu lực, chỉ có một cách duy nhất để bảo vệ quyền riêng tư cũng như tự do ngôn luận của người dân là tự mình nhận thức được quyền của mình và tự tìm kiếm tri thức để bảo vệ điều đó," cô Vi Yên cho biết lý do vì sao nhóm SAVENET quyết định biên soạn cuốn cẩm nang "Luật An ninh mạng - Những điều cần biết".

"Nhóm SAVENET đã nhờ đến sự hỗ trợ của các luật sư và chuyên gia luật để biên soạn cuốn "Luật An ninh mạng - Những điều cần biết" để cung cấp kiến thức cho người dân, giúp họ có hiểu biết rõ hơn và biết luật này sẽ có tác động đến họ như thế nào và phải làm gì để tự bảo vệ mình khi luật đi vào hiệu lực," cô nói.

Cuốn cẩm nang gồm ba chương chính: Khái quát về An ninh mạng và các vấn đề liên quan; Tìm hiểu Luật an ninh mạng của Việt Nam và Các khuyến nghị.

Được biết cuốn cẩm nang sẽ được phát hành chủ yếu là bản mềm trên website của Save NET và được chia sẻ qua một số tổ chức khác.

Với ngôn ngữ được đơn giản hóa để phù hợp với số đông người đọc, nhóm biên tập kỳ vọng cuốn cuốn cẩm nang đưa được cái nhìn đa diện và khách quan về Luật ANM, và tin rằng đây là "công cụ hữu ích cho các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước.


Người Việt muốn di cư ra nước ngoài rất cao - Tác giả David Nguyễn. Bọn phản động bỏ chạy năm 75 vẫn còn để lại tâm lý cho người trong nước thich làm bồi bếp đĩ điếm cho người ngoài




Theo nghiên cứu của Gallup, có một số nguyên nhân chính: chiến tranh, khủng hoảng, tìm điều kiện kinh tế tốt hơn, hoặc chạy trốn nạn đói hay dịch bệnh.

Gallup chỉ ra rằng, có ít nhất 50% người Syria muốn bỏ nước ra đi vì nội chiến chưa biết bao giờ mới kết thúc.

Cũng theo tổ chức này thì đã có khoảng 2 triệu người Venezuela bỏ đất nước ra đi trong năm 2018.
Điều đáng ngạc nhiên là Venezuela vốn giàu có về tài nguyên, đặc biệt là dầu mỏ.

Nhưng chính sách sai lầm của chính phủ hiện hành khiến khủng kinh tế kéo dài, và người dân ở đây sống trong khổ cực nên muốn bỏ chạy khỏi đất nước.

Việt Nam cũng đã từng có những đợt di cư rất lớn

Ngay sau khi Việt Nam Cộng hoà sụp đổ năm 1975 đã có một làn sóng di dân lớn từ Việt Nam đến Hoa Kỳ và các nước Tây phương, với hàng trăm nghìn vượt biên và vượt biển vì sợ chính quyền mới trả thù.

Từ 1977 có thêm phong trào vượt biển tỵ nạn nữa.

Làn sóng di dân này kéo dài cho đến giữa thập niên 1980 vì vấn đề khủng hoảng kinh tế kéo dài và môi trường chính trị ngột ngạt tại Việt Nam lúc đó.

Hiện tại, nhiều năm sau khi cuộc chiến đã kết thúc, chưa có những thống kê chính thức nào về số lượng người Việt Nam đang mong muốn và đã di cư ra nước ngoài sinh sống hàng năm.

Tuy nhiên, theo suy nghĩ của tác giả, số lượng này là không nhỏ.

Không kể thế hệ thuyền nhân và người tỵ nạn, hiện người Việt vẫn ra đi và chọn nhiều cách để di cư sang các nước phát triển hơn.

1. Du học ở lại

Đầu tiên phải kể đến là, thông qua con đường du học xong kiếm việc ở lại.
Hiện có đông đảo sinh viên Việt Nam đang du học các nước trên thế giới, chủ yếu ở các nước phát triển.

Theo công ty nhân sự Theo kết quả nghiên cứu của công ty nhân sự SHD, có tới 64% số sinh viên Việt Nam mong muốn ở lại nước sở lại làm việc và sinh sống.

Do đó, ta có thể nói hàng năm có một lượng không nhỏ người Việt Nam định cư ở nước ngoài thông qua con đường du học rồi ở lại.

2. Đầu tư ra nước ngoài

Một trào lưu giới mới của giới giàu và rất giàu gồm không ít quan chức cao cấp -đã di cư bằng đầu tư hoặc sở hữu tài sản ở nước ngoài để có thẻ định cư và quốc tịch nước khác.

Theo thống kê của Hiệp hội Bất động sản Hoa Kỳ (NAR), người Việt đổ 3 tỷ USD mua nhà ở Mỹ trong năm 2017 nhưng con số thực tế có thể cao hơn nhiều.

3. Xuất khẩu lao động

Một con đường khác để di cư của người Việt Nam đó là xuất khẩu lao động.

Theo báo Nhân Dân, năm 2017 ghi nhận số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài cao kỷ lục, với 134 nghìn người.

Rất nhiều trường hợp người đi lao động xuất khẩu cố tình tìm cách ở lại nước sở lại, bằng con đường hợp pháp hoặc không.

Tại Hàn Quốc, tính đến tháng 4/2018, 35% lao động Việt Nam phá vỡ hợp đồng và cư trú bất hợp pháp theo Cục quản lý lao động nước ngoài, theo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Việt Nam.

4. Di cư chui

Một đường di cư khác đó là di cư chui thông qua con đường du lịch. Nghĩa là người muốn di cư thông qua hình thức đi du lịch xong tìm cách trốn ở lại.

Điển hình của hình thức này chính là vụ 152 khách du lịch Việt Nam đến Đài Loan du lịch xong mất tích.

Điều này khiến cho nhà chức trách Đài Loan phải lập đội đặc nhiệm tìm kiếm những người này và dừng cấp visa du lịch cho du khách đến từ Việt Nam trong chương trình Quan Hồng.

Hay như các vụ nhập cư bất hợp pháp vào Anh của người Việt qua đường xe tải, tàu biển vẫn được báo chí nước này thường xuyên nhắc tới.

Cảnh sát Anh đã bắt rất nhiều trường hợp người Việt Nam thông qua đường du lịch, hay tìm cách đến một nước trong châu Âu, rồi sang Pháp, sau đó trốn trên những xe tải do của những nhóm buôn người để vào Anh.

5. Kết hôn với người nước ngoài

Kết hôn với người ngoại quốc cũng là một cách để ra nước ngoài sinh sống, thoát cảnh đói nghèo. Theo Thanh Niên, chỉ từ 2008 đến 2014, Việt Nam có 115.675 công dân kết hôn với người nước ngoài, trong đó đa phần là phụ nữ, chiếm hơn 72%.

Phụ nữ Việt Nam kết hôn chủ yếu là công dân Đài Loan, Trung Quốc, Hàn Quốc, Mỹ…

Trung bình mỗi năm có khoảng 18.000 người kết hôn với người nước ngoài.

Tăng trưởng kinh tế Việt Nam đang được đánh giá là tốt nhất khu vực châu Á nhưng vì sao có một lượng không nhỏ người Việt Nam vẫn tìm mọi cách để di cư?

Theo tác giả có nhiều nguyên nhân đằng sau hiện tượng này.

Thứ nhất, dù là nước có mức tăng trưởng cao 7,08% năm 2018 theo Tổng cục thống kê, nhưng thu nhập trên đầu người của Việt Nam rất thấp so với các nước trong khu vực, kém xa cá nước phát triển.
Như bảng thống kế phía dưới cho thấy, thu nhập bình quân trên đầu người của Việt Nam kém xa so hàng chục lần với những nước được cho là nhiều người Việt Nam di cư muốn tới.

Đi làm ở nước có thu nhập theo giờ làm công cao hơn là cách tiết kiệm và tích lũy ngắn nhất cho người nhập cư.


Nước
GDP/Đầu người
Việt Nam2.343,12 USD
Mỹ59.531,66
Anh39.720,44
Nhật38.428,1
Hàn Quốc29.742,84
Đài Loan25.534,00
Nguồn: Ngân hàng Thế giới, theo ước tính năm 2017

Thứ hai, Việt Nam được coi là nước có giới siêu giàu tăng nhanh nhất trên thế giới theo nghiên cứu của Wealth-X, công ty chuyên thu thập thông tin về giới siêu giàu.

Điều này cho thấy lợi ích của sự tăng trưởng kinh tế nhanh không chia đều cho tất cả mọi thành phần trong xã hội.

Khoảng cách giàu nghèo tại Việt Nam thậm chí còn ngày một tăng.

Hay nói cách khác, rất nhiều người bị bỏ rơi bên ngoài quá trình phát triển, đặc biệt ở những vùng nông thôn, miền núi, vùng sâu vùng xa.

Do đó, rất nhiều người tìm cách di cư ra nước ngoài để có cơ hội phát triển kinh tế tốt hơn.

Thứ ba, một nguyên nhân nữa kiến cho người Việt di cư nhiều là mong con cái mình có tương lai tươi sáng hơn.

Nạn quan liêu, tham nhũng, cửa quyền vẫn phổ biến gây nản lòng người dân.

Chương trình giáo dục và y tế tại Việt Nam bị đánh giá lạc hậu và kém hiệu quả.

Chi phí người ta phải bỏ ra không xứng đáng với dịch vụ nhận được.

Ô nhiễm môi trường đang tới mức báo động từ thành thị đến các vùng nông thôn và thêm vào đó, môi trường văn hoá xã hội cũng xuống cấp.

Nhiều người tin rằng con cái mình sống trong một đất nước như vậy khó có tương lai do đó họ tìm cách di cư, dù biết rằng di cư là phải đối mặt với rất nhiều khó khăn.

Giải pháp cho tình trạng người dân di cư bằng mọi giá

Theo tôi, người Việt Nam phần đông muốn gắn bó với cuộc sống trên chính quê hương mình.

Nhưng để giảm đi số người dân tìm mọi cách di cư để đến nơi có sống tốt đẹp hơn thì cần nỗ lực rất lớn từ phía chính quyền.

Việt Nam phải có chiến lược đúng đắn cho phát triển kinh tế, phúc lợi và an sinh xã hội, đẩy lùi các vấn nạn của xã hội.

Để một ngày không xa, người Việt Nam có những điều kiện sống không thua kém những người dân ở các nước trong khu vực thì việc người dân vẫn phải bỏ nước ra đi sẽ giảm đi hoặc không còn như hiện nay.


Thêm lo ngại và trấn an về Luật An Ninh Mạng. Cứ thực thi Tự Do Ngôn Luận như hiến pháp đã đề ra, thì không cần gì phải trấn an







Đề nghị chuẩn thạc sĩ cho giáo viên cấp 3. Sao không là tiến sĩ khi chỉ cần vài ba tháng là có thể lấy ngay?







Ra Khỏi Bóng Rợp Tàu Cộng







Thứ Ba, 1 tháng 1, 2019

VIẾT VỀ EM, LÊ NGUYỄN MINH QUANG- Tác giả Phạm Minh Hoàng







Bên thắng cuộc và thua cuộc nghĩ gì? - Tác giả Ts Phạm Đỗ Chi




'Bên Thắng Cuộc' gồm hơn bốn triệu đảng viên kể cả guồng máy quân sự và an ninh lớn mạnh và toàn trị, lại thêm đông đảo nhóm hậu thuẫn nắm đặc quyền và đặc lợi kinh tế, từ sức mạnh chung ý thức hệ ngày trước chuyển sang quyền lợi chính trị và nhất là quyền lợi kinh tế chung bây giờ phải bảo vệ, không dễ gì muốn đối thoại (và có lẽ không có lý do gì để đối thoại) với nhóm 'bên kia' - Phe Thua Cuộc.

Trong đất nước có gần 90 triệu người do Bên Thắng Cuộc kiểm soát chặt chẽ, cũng khó biết có bao nhiêu người chia sẻ thật sự chủ nghĩa và chế độ cai trị của giới cầm quyền.

Qua các sách báo và tiếp xúc hàng ngày, nhất là những lúc tâm sự thật lòng, nhiều quan sát viên có thể nhận ra nhiều tầng lớp dân chúng trong miền Nam vẫn mơ về những ngày cũ với "Bên Thua Cuộc" hay ít nhất là lý tưởng của họ.

Ngay ra ngoài Bắc, nơi cốt lõi của Bên Thắng Cuộc, không ít thanh niên bây giờ hay ngay cả bô lão còn khen tụng thăm hỏi về những cái hay cũ của VNCH, nhất là thời vàng son của miền Nam 1956-62 dưới nền Đệ nhất Cộng hòa.

Ẩn số lớn nhất là thành phần 15-40 tuổi bây giờ chiếm 40% trong dân số, không ai hiểu nhóm người trẻ đó đang thật sự nghĩ gì và vào tuổi lãnh đạo đất nước Việt Nam trong 10-20 năm tới, họ sẽ hành động chọn lựa ra sao?

Ngoài ra, thành phần trung lưu đang lớn mạnh theo cấp số nhân với những quyền lợi và tài năng kinh tế đáng kể, thêm vào kiến thức toàn cầu rộng rãi qua mạng Internet mê say đời sống tân tiến và dân chủ của các xã hội Tây phương, liệu có chấp nhận mãi sự kềm kẹp tư tưởng và hành động của họ?

Tương lai đất nước

Đây là hai thành phần không giáo điều sẽ quyết định tương lai của đất nước và xã hội Việt Nam trong ba, bốn thập niên tới?

Nếu có cơ hội, nhóm này kết hợp với nhóm tinh hoa cùng tuổi ở hải ngoại sẽ tạo dựng cột trụ phát triển cho một Việt Nam phú cường trong tương lai.

"Bên Thua Cuộc" cũng gồm gần ba triệu người gốc Việt ở hải ngoại, đang có mặt trên 120 quốc gia, là một khối đông nhiều tài năng và tinh hoa, nhưng tương đối "thầm lặng" vì hoàn cảnh phải ở tản mác và đa số bận rộn với cuộc mưu sinh hàng ngày, không có thì giờ để theo dõi ngay cả tin tức những biến cố trong nước, đừng nói gì đến việc kết nối tổ chức thành một lực lượng có tiếng nói để mong đối thoại với trong nước.

Ngoài ra phải nhận thực, sự chia rẽ sâu xa của cộng đồng hải ngoại! Nhiều thành phố lớn đông người Việt có 2-3 hội đại diện, ngay cả các tôn giáo dễ đoàn kết cũng chia làm nhiều nhóm lãnh đạo, ngay cả vài hội cựu học sinh của vài trường lớn cũ ở miền Nam cũng chứng kiến sự hiện diện của vài nhóm 'ly khai' muốn tranh quyền là tiếng nói đại diện.

Tình trạng này cho thấy một nhóm nhỏ đại diện cho khu Bolsa bên California, Eden Center ở Virginia, hay Bellaire ở Houston Texas, khó có tư cách hay khả năng đối thoại nếu có một ngày "bên trong nước mời về".

Những lãnh đạo ở ngoài có tinh thần "quốc gia" dạo các năm 1975-80 ở tuổi 30-55 còn tràn đầy tài năng và lý tưởng mong ngay trở về, giờ đây sau 43 năm đã phần đông nằm xuống hay vào sống trong nhà dưỡng lão.

Nhiều thanh niên 18-30 thuở đó tràn đầy nhiệt huyết và hiểu biết về quê hương nay đã về hưu và muốn sống cuộc đời trầm lặng bên cạnh con cháu và vui hưởng an nhàn.

Thế hệ trẻ 1-15 tuổi dạo đó thì bây giờ trưởng thành và nhiều người thành công trong các xã hội mới nhưng lại không hiểu tiếng Việt và với họ, Việt Nam cũ chỉ như tờ giấy trắng vì phần lớn đã không biết gì về quê hương cũ của cha ông.

Việt Nam tôi ơi, tất cả tùy vào vận nước vận nhà do hồng phúc tiên tổ để lại.

Những chuyến ngắn về thăm quê hương của gia đình hay với bạn bè cho họ cảm giác của một xã hội Việt Nam tân tiến hơn với nhiều cảnh du lịch đẹp hay các món ăn ngon.

Bên Thua Cuộc cũng có thể mong mỏi nơi cảm tình xưa cũ của nhiều tầng lớp dân chúng miền Nam và tầng lớp trẻ miền Bắc bây giờ, như nói ở trên, nhưng làm sao để các giới đó có tổ chức và tiếng nói mạnh mẽ hơn trong bối cảnh chính trị như hiện nay, ngoài mong mỏi theo thời gian, giới có tuổi bảo thủ sẽ chui vào sau sân khấu chính trị, nhường chỗ cho các thế hệ trẻ hiện tại.

Và lại còn sự xung đột khốc liệt với thế hệ các 'Thái tử Đảng' bây giờ sẽ tiếp nối ôm chặt quyền bính và đặc quyền đặc lợi kinh tế, nhất là các tài sản nhà đất đã lấy được thừa hưởng từ cha ông trong 40-50 năm qua?

Câu trả lời, nếu có, đúng là Việt Nam tôi ơi, tất cả tùy vào vận nước vận nhà do hồng phúc tiên tổ để lại, sau mấy chục năm chinh chiến hận thù làm rách nát đất nước, và đang để lại một gia tài tụt hậu bây giờ và trong vài chục năm nữa?

Niềm hy vọng còn lại chỉ mong ở sự kết hợp của hai thế hệ trẻ rường cột trong và ngoài nước, như đã nói ở trên.

Sinh viên học sinh và phong trào phản chiến ở nam VN trước 1975





Năm 1967 là một năm bước ngoặt trong phong trào chống chiến tranh ở Hoa Kỳ, từ những phát biểu mạnh mẽ như bài diễn văn của Mục sư Tiến sĩ Martin Luther King Jr. tại nhà thờ Riverside vào Tháng Tư, đến cuộc tuần hành đến Lầu Năm Góc vào tháng Mười. Cũng đáng chú ý như vậy, nhưng ít được biết đến hơn, là phong trào đấu tranh của học sinh sinh viên miền Nam Việt Nam.


Thanh niên Việt Nam, cho dù theo xu hướng chính trị nào, cũng đã đóng vai trò tích cực và quan trọng trong nền chính trị của Nam Việt Nam, nhiều khi như một lực lượng đối lập chính thức, có khả năng định hình các sự kiện trên sân khấu quốc gia. Và cũng như ở Hoa Kỳ, 1967 là một năm trọng đại của phong trào này.


Ngày 30 tháng 4 năm 1967, vài tuần sau bài diễn văn của Mục sư King, cuộc bầu cử của Tổng Hội Sinh viên Sài Gòn đã bầu ra một dàn lãnh đạo thiên tả chống chiến tranh. Dưới sự lãnh đạo của Hồ Hữu Nhựt, chủ tịch tổng hội mới, và ba chủ tịch tiếp sau đó (Nguyễn Đăng Trừng, Nguyễn Văn Quỳ và Huỳnh Tấn Mẫm), tổng hội sinh viên và trụ sở chính của hội đã trở thành nơi nuôi dưỡng các hoạt động phản chiến. Tổng hội Sinh viên Sài Gòn chỉ là một trong nhiều tổ chức ngày càng cấp tiến hóa tại các trường đại học, bao gồm Hội Sinh viên Huế, Hiệp hội Sinh Viên Đại học Phật Giáo Vạn Hạnh và Liên đoàn Học sinh Trung học Sài Gòn. Dưới ảnh hưởng của các nhà lãnh đạo phản chiến, học sinh sinh viên đã tổ chức các cuộc mít tinh, tuần hành, bãi khóa và tuyệt thực chống chiến tranh, chống sự can thiệp của Mỹ và các chính sách khác nhau của chính quyền Nam Việt Nam. Hàng trăm, và đôi khi hàng ngàn học sinh sinh viên đã tham gia vào các sự kiện này.


Nếu xét đến các tác động tàn bạo của chiến tranh, không có gì ngạc nhiên khi thanh niên, đặc biệt là những người ở độ tuổi đi lính, muốn thấy chiến tranh chấm dứt. Đồng thời, trong khi có thể phản đối chiến tranh, phần lớn thanh niên cũng không muốn thấy Nam Việt Nam bị tàn phá. Giống như hầu hết sinh viên ở Hoa Kỳ, phần lớn sinh viên học sinh miền Nam Việt Nam chỉ muốn bạo lực và chiến tranh chấm dứt.


Nhưng có một số nhỏ sinh viên Nam Việt Nam không chia sẻ quan điểm này. Một số lãnh tụ sinh viên thực ra đang bí mật hoạt động cho Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam (còn gọi là Việt Cộng) và Đảng Lao động, tên chính thức của Đảng Cộng sản Việt Nam thời kỳ chiến tranh. Vì đảng này bị đặt ngoài vòng pháp luật ở Nam Việt Nam, các lãnh tụ sinh viên này phải hoạt động bí mật. Một số đã giữ bí mật được xu hướng thân cộng của mình cho đến khi chiến tranh kết thúc.


Huỳnh Tấn Mẫm, Chủ tịch Tổng hội Sinh viên Sài Gòn, bắt đầu tham gia nhóm thanh niên cộng sản bí mật, thường được gọi là Thành Đoàn, khi ông 15 tuổi. Năm 1966, ở tuổi 23, ông được kết nạp Đảng tại một buổi lễ đơn giản ở Sài Gòn. Ngược lại, Lê Văn Nuôi, chủ tịch của Liên đoàn Học sinh Trung học, thì có một buổi lễ kết nạp long trọng hơn. Cũng như ông Mẫm, ông Nuôi đã trở thành thành viên của Thành Đoàn khi còn là thiếu niên. Lễ kết nạp Đảng của ông năm 18 tuổi đã diễn ra tại một căn cứ bí mật của cộng sản nằm sâu trong rừng. (Chắc chắn số sinh viên có liên hệ với Cộng sản như ông Mẫm và ông Nuôi là rất ít so với phần còn lại của tổng hội sinh viên – một điểm mà ông Mẫm nhấn mạnh trong một lần trả lời phỏng vấn của tôi năm 2010.)


Không phải tất cả các hoạt động đều là chống chiến tranh; một số sinh viên tránh các cuộc biểu tình và chính trị. Thay vào đó, họ tập trung vào các công việc xã hội và trách nhiệm công dân. Lựa chọn của họ có lẽ bắt nguồn từ sở thích cá nhân hoặc xu hướng triết học. Với một số người, nỗi sợ hãi đối với sự tàn bạo của cảnh sát có lẽ cũng đóng một vai trò nào đó. Mặc dù không phải tất cả các cuộc biểu tình đều bị nhà nước đàn áp, đã có khá nhiều  trường hợp cảnh sát mạnh tay dùng bạo lực, như sử dụng dùi cui, xịt tiêu cay và vòi rồng, nhằm răn đe sinh viên không tham gia các hoạt động này. Các vụ bắt giữ hàng loạt người biểu tình cũng làm nhiều người nản lòng. Và đối với những người bị nghi là Cộng sản, cho dù còn ở tuổi thiếu niên, giới chức thường làm ngơ các quy định pháp luật trong việc xử lý họ. Tra tấn, tiếc thay, là một kỹ thuật thường được sử dụng trong các nhà tù ở Sài Gòn để khai thác thông tin.


Dù thế nào đi nữa, chiến tranh đã tạo ra nhu cầu lớn đối với công tác cứu trợ. Thanh niên thường được tuyển chọn thông qua các trường học, các nhóm tôn giáo và các câu lạc bộ xã hội như các hội nam nữ Hướng đạo sinh để làm thiện nguyện viên trong cứu trợ thiên tai, phát triển cộng đồng và giúp người tị nạn tái định cư.


Một chiến dịch cứu trợ đáng chú ý đã diễn ra vào tháng 11 năm 1964, sau khi cơn bão Iris ập vào miền Trung Việt Nam. Chính phủ Nam Việt Nam, cùng với các các tổ chức phi chính phủ trong và ngoài nước, đã hợp tác trong một nỗ lực cứu trợ lớn dựa vào sự nhiệt tình năng động của học sinh, sinh viên. Ủy ban Trung ương Sinh viên Cứu trợ Nạn nhân Lũ lụt đã điều phối người tham gia từ nhiều tổ chức sinh viên, hiệp hội sinh viên Công giáo, sinh viên Phật giáo, và nhiều nhóm thanh niên dân sự. Sinh viên đã giúp vận động đóng góp và tổ chức các sự kiện gây quỹ. Gần 500 sinh viên đã được gửi đến khu vực bị ảnh hưởng để phân phối viện trợ, xây dựng lại đường xá, sửa chữa nhà cửa và trợ giúp y tế cơ bản.


Kéo dài vài tháng, chiến dịch này đã để lại một ấn tượng sâu sắc và kích thích các hoạt động dân sự khác. Trong mùa hè sau đó, sinh viên đã tổ chức một trại hè toàn quốc đưa 8.000 thanh thiếu niên về phát triển nông thôn. Những người khác thì tham gia các dự án phát triển đô thị dài hạn trong các quận huyện nghèo của Sài Gòn hoặc trong các dự án nông thôn được tài trợ bởi Hội Thanh niên Tự nguyện hoặc Hội Tình nguyện Quốc gia.


Sinh viên còn giúp người tị nạn tái định cư. Chiến tranh Việt Nam đã tạo ra hàng triệu người tị nạn bên trong biên giới của mình. Trong cuộc tổng tiến công Tết Mậu Thân, 560.000 người dân cần được  tái định cư, và chỉ riêng cuộc tấn công Xuân Hè năm 1972 đã làm cho hơn 800.000 người phải di tản. Sinh viên đã xây dựng các nhà ở tạm, phân phối viện trợ, tổ chức các lớp dạy chữ và chăm sóc y tế cơ bản.


Chính phủ Hoa Kỳ và các cơ quan trực thuộc, như Quỹ Châu Á và Dịch vụ Tình nguyện Quốc tế, đã tài trợ khá nhiều cho các dự án nêu trên, nhằm giành được “trái tim và khối óc” của học sinh sinh viên. Tuy nhiên, sẽ là sai lầm nếu cho rằng thanh niên Việt Nam là những người thụ động nhận viện trợ và hệ tư tưởng của Mỹ. Ngược lại, các nhóm thiện nguyện của Việt Nam đã chủ động tìm kiếm nguồn tài trợ và thiết lập chương trình nghị sự của riêng mình. Giống như phần còn lại của xã hội Nam Việt Nam, các tình nguyện viên trẻ tuổi chấp nhận viện trợ của Mỹ, nhưng vẫn có thái độ nước đôi và ngờ vực đối với người tài trợ cho mình.


Về viện trợ, các nhà hoạt động thanh niên có lý do thực tế cho sự do dự của họ. Tại một miền Nam Việt Nam đang cực kỳ phân hóa, gắn bó quá chặt chẽ với Mỹ là nguy hiểm. Điều này có thể làm tổn hại uy tín của một tổ chức. Tệ hơn nữa, nó có thể mời gọi sự trả thù từ phía lực lượng cộng sản ở các mức độ từ đe dọa đến tấn công bạo lực và ám sát.


Đối với thanh thiếu niên Việt Nam cũng như Hoa Kỳ trong những năm 1960, cuộc chiến tranh Việt Nam là một gánh nặng khổng lồ giáng lên họ. Nó ảnh hưởng đến những năm tháng lẽ ra phải là vô tư của họ, và phá hoại tương lai của nhiều người. Chính vì vậy mà cả ở Hoa Kỳ và Nam Việt Nam, thanh niên trở nên tích cực tham gia vào các hoạt động xã hội và chính trị.


Và cũng giống như ở Hoa Kỳ, sự đa dạng trong phản ứng của học sinh sinh viên phản ánh sự đa dạng của xã hội miền Nam Việt Nam, một sự đa dạng thường xuyên bị đánh giá thấp từ bên ngoài. Mặc dù có những người kiên định ủng hộ chế độ Sài Gòn và chính sách chiến tranh của nó, những người khác bác bỏ sự thống trị của cả Cộng sản và Mỹ. Một số sẵn sàng đàm phán với miền Bắc; những người khác khao khát sự thống nhất đất nước dưới sự lãnh đạo của Cộng sản. Sự đa dạng này cho thấy rõ mức độ phức tạp của xã hội Nam Việt Nam. Và chính sự phức tạp này cần phải được khảo sát để có thể hiểu đầy đủ về Chiến tranh Việt Nam và di sản của nó – cả ở Mỹ và ở Việt Nam.


Julio Iglesias hát Mañana de Carnaval







New Year's 2019 Celebrations Around The World







Ts Phạm Đỗ Chí: 'VN hãy tỉnh ngủ' để cải cách chính trị và kinh tế




Tiến sỹ Phạm Đỗ Chí, người từng làm tư vấn cho Tổng bí thư Kaysone Phomvihane của Lào và Tổng thống Togo, nhắc lại kêu gọi "Việt Nam hãy tỉnh ngủ" để cải cách chính trị và kinh tế.

Hiện sống tại Florida, Hoa Kỳ, TS Phạm Đỗ Chí cũng vừa ký vào kiến nghị Bản Yêu sách Tám điểm 2019 của những người Việt Nam yêu tự do dân chủ và công lý, sinh sống trong và ngoài lãnh thổ nước Việt Nam.

Trả lời BBC nhân dịp cuối năm 2018 trong một chuyến đến thăm châu Âu cuối tháng 11/2018 ông nói để giải quyết tận gốc các vụ việc tham nhũng ghê gớm những năm qua, Việt Nam cần cải cách thể chế chính trị.

Đầu tiên, ông nói về cuộc đời và sự nghiệp làm chuyên gia kinh tế đã đưa ông đi khắp thế giới sau năm 1975, trước khi về lại Việt Nam.

Tiến sỹ Phạm Đỗ Chí: Sau khi tốt nghiệp trung học, tôi nhận được học bổng Colombo và đi du học Cử nhân Kinh tế ở trường Đại học Laval ở Quebec, Canada. Sau đó, tôi nhận được một học bổng khác đi học Cao học và Tiến sĩ Kinh tế tại trường Đại học Pennsylvania, Hoa Kỳ. Sau khi nhận bằng tốt nghiệp Tiến sĩ, tôi gia nhập vào chương trình những nhà kinh tế trẻ của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và công tác ở đây suốt 27 năm.

Trong thời gian đi học, tôi có về Việt Nam hai lần vào những năm 1971 và 1973. Vào năm 1973, với tấm bằng cao học, tôi nhận được nhiều lời mời làm việc tại Việt Nam từ các nhà lãnh đạo kinh tế trong nước. Tuy nhiên, thời điểm đó nhận thấy mình chưa đủ kinh nghiệm nên tôi quyết định đi học thêm hai năm nữa để lấy bằng tiến sĩ.

Ông Châu Kim Nhân, Cựu Tổng trưởng Tài chính VNCH hồi đó nói với tôi rằng, nếu hai năm nữa tôi mới về thì chưa chắc tôi còn có thể làm việc đóng góp cho đất nước vì chưa biết hoàn cảnh của Miền Nam Việt Nam lúc ấy như thế nào. Đúng như lời tiên tri của ông Nhân, sau tháng 4/1975 tôi không còn cơ hội làm việc ở Việt Nam nữa.

BBC:Ông có thể chia sẻ về khoảng thời gian ông sống và làm việc ở nước ngoài sau năm 1975?

Thời gian đầu làm việc cho IMF, tôi chủ yếu công tác ở các nước Châu Phi. Đây là cách giúp tôi giải toả tâm tình được đóng góp cho quê hương và các nước chậm phát triển thời điểm đó. Sau đó, tôi được cử làm Đại diện IMF ở Togo, một nước nhỏ ở Tây Phi trong vòng ba năm.

Thời gian làm việc ở Togo, tôi có cơ hội gặp gỡ và làm cố vấn kinh tế riêng cho Tổng thống Gnassingbé Eyadéma. Vì ông Eyadéma từng có thời gian làm đi lính cho Pháp ở Việt Nam và biết rõ đất nước nên chúng tôi trở nên rất thân thiết. Trước khi tôi quay trở về Washington, ông Eyadéma đã đặc cách trao tấm huy chương danh dự của Togo cho tôi với tư cách là Đại diện IMF.

Năm 1991, tôi chuyển sang công tác ở Lào với hy vọng đây là thời gian tiền đề giúp tôi có cơ hội về Việt Nam làm việc. Lào là nước đầu tiên trong khối XHCN mời Đại diện IMF sang làm việc.

Tại đây, tôi cũng có cơ hội làm cố vấn riêng cho Cựu Tổng bí thư Kaysone Phomvihane. Ông Phomvihane có bố là người Việt, mẹ là người Lào nên ông nói tiếng Việt rất giỏi.

Với tư cách là chuyên viên IMF giúp cải tổ kinh tế Lào, tôi đã cố vấn cho Lào tăng thuế xăng dầu để tăng ngân sách. Lời đề nghị này ban đầu gặp phải sự phản đối gay gắt của Bộ trưởng Bộ Tài chính Lào thời đó nhưng lại nhận được sự đồng thuận của ông Phomvihane. Đây là khoảng thời gian tôi làm việc hiệu quả nhất, hơn cả lúc ở Togo.

Thời gian này, cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt có chuyến thăm Lào và tôi đã có cơ hội gặp ông tại Đại sứ quán Việt Nam tại Lào. Sau đó, ông Võ Văn Kiệt có mời tôi về nước mấy lần để tham khảo ý kiến cho các chính sách Đổi Mới của Việt Nam thời bấy giờ.

Đây là nguồn cảm hứng cho tôi viết cuốn sách "Đánh thức Con Rồng ngủ quên" xuất bản tại Việt Nam năm 2001.

BBC: Kỷ niệm lớn nhất của ông trong thời gian làm việc ở Lào là gì?

Đó là kỷ niệm với Cố Tổng bí thư Kaysone Phomvihane khi ông sắp lâm chung vì bệnh ung thư. Ông Phomvihane đã mời tôi vào thăm bên giường bệnh và nói rằng ông muốn tôi ở lại nhập quốc tịch Lào để giúp đất nước Lào. Tôi đã xúc động chợt bật khóc khi nghe lời đề nghị này. Đây là trao đổi khó tin bất ngờ giữa lãnh tụ một đảng Cộng sản và Đại diện của một định chế tài chính tư bản lớn như IMF, một kỷ niệm đầy tính nhân văn mà tôi chưa bao giờ chia sẻ trong một cuốn sách hay một bài báo nào cả.

BBC: Thời gian ông làm việc tại Việt Nam như thế nào?

Trong thời gian đi du học hay làm việc ở các nước khác, tôi luôn mong mỏi được trở về làm việc tại Việt Nam. Tôi gọi đó là hội chứng "Việt Nam trong tôi".

Sau khi nghỉ hưu sớm khỏi IMF năm 2001, tôi quay lại Việt Nam. Ban đầu, tôi làm việc với tư cách Phó Giám đốc điều hành và Chuyên gia Kinh tế trưởng cho Quỹ đầu tư VinaCapital. Sau đó, tôi làm cố vấn kinh tế về chương trình Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) cho Chính phủ Việt Nam. Đây là thời gian hoạt động tích cực nhất của tôi tại Việt Nam.

Tuy nhiên, những đóng góp cải cách của tôi dưới thời Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đa số bị bỏ ngoài tai. Với hơn 30 năm kinh nghiệm làm việc trong ngành kinh tế và là thành viên Ban tham vấn riêng của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, tôi coi đây là thất bại lớn đối với cá nhân mình.

Theo tôi, các chính sách kinh tế dưới thời ông Nguyễn Tấn Dũng hoàn toàn đi ngược lại với chính sách đổi mới và chỉ phục vụ một nhóm tham vọng riêng. Những chính sách này đã gây hậu quả nghiêm trọng cho nền kinh tế đến tận bây giờ. Thời kỳ đổi mới hiệu quả nhất của Việt Nam theo tôi là dưới thời Cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt và Cố Thủ tướng Phan Văn Khải.

BBC:Theo ông, hiện tại Việt Nam đã giải quyết được những hậu quả kinh tế dưới thời ông Nguyễn Tấn Dũng hay chưa?

Những năm vừa qua, Chính phủ Việt Nam đã đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế và giải quyết được một số vấn đề như nợ xấu ngân hàng hay nợ công quốc gia. Tuy nhiên, tham nhũng vẫn là vấn nạn lớn nhất của nền kinh tế Việt Nam. Nếu không có các thể chế chính trị cụ thể đối với nạn tham nhũng, thì rất khó cho Chính phủ Việt Nam cải cách kinh tế.

Trung Quốc cũng đang đi vào bế tắc do vấn nạn tham nhũng. Trung Quốc sẽ không thể cải cách kinh tế thành công nếu không cải cách dân chủ.

BBC:Theo ông, các tập đoàn nào có liên quan đến sự suy yếu của nền kinh tế Việt Nam?

Tất nhiên là chưa vì những di sản chính sách khá tệ hại. Hai năm vừa qua, Chính phủ Việt Nam đã cố đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế và chỉ giải quyết được phần nào một số vấn đề rất lớn như nợ xấu ngân hàng hay nợ công quốc gia.

Tuy nhiên, tham nhũng vẫn là vấn nạn lớn nhất của nền kinh tế Việt Nam để giải quyết các vấn đề này. Nếu không có các thể chế chính trị cụ thể đối với nạn tham nhũng thì rất khó cho Chính phủ Việt Nam đi tiếp chuyện cải cách kinh tế một cách hiệu quả.

Trung Quốc cũng đang đi vào bế tắc do vấn nạn tham nhũng. Trung Quốc sẽ không thể cải cách kinh tế thành công nếu không cải cách dân chủ.

BBC: Theo ông, các tập đoàn nào có liên quan đếnsự suy yếu của nền kinh tế Việt Nam?

Phần lớn là các doanh nghiệp nhà nước vốn được gọi là "những quả đấm thép", điển hình như Vinashin, Vinalines, PVC và Mobifone. Đây là những vụ việc gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế Việt Nam trong cả thập niên qua.

Để giải quyết tận gốc các vụ việc này Việt Nam cần cải cách thể chế chính trị. Quyết định này thuộc về các nhà lãnh đạo hiện tại của Việt Nam. Đây là lúc Việt Nam cần hồi tâm nghĩ lại và nhìn sang các nước bạn như Myanmar để thực hiện cải cách.

Tôi đã từng có bài phát biểu tại Việt Nam với tiêu đề "Xin hãy tỉnh ngủ". Nay xin nói lại, nếu chúng ta không tỉnh ngủ thì sẽ không thể giải quyết được các vấn đề về thể chế chính trị lẫn cải cách kinh tế.