khktmd 2015






Đạo học làm việc lớn là ở chỗ làm rạng tỏ cái đức sáng của mình, thương yêu người dân, đạt tới chỗ chí thiện. Đại học chi đạo, tại Minh Minh Đức, tại Tân Dân, tại chỉ ư Chí Thiện. 大學之道,在明明德,在親民,在止於至善。












Thứ Bảy, 12 tháng 6, 2021

Vì sao người Hoa Chợ Lớn có giàu, cũng vẫn thích ở nhà cũ kỹ?

 

Người ta nói người Hoa ở khu Chợ Lớn giàu nứt vách là chuyện có thật, nhưng điều kỳ lạ mà bạn có thấy được ở khu người Hoa là nhà cửa của họ lại rất cũ kỹ, không được chăm chút như người Việt mình.

Đây là những lý do khiến cho họ giàu nhưng không bao giờ mua đất cất nhà lầu:

Người Hoa không thích phô trương

Người Trung Quốc bắt đầu di cư vào Việt Nam kể từ rất lâu. Sau đó, người Pháp tạo điều kiện cho người Hoa vào định cư ở Sài Gòn, Chợ Lớn. Thời kỳ này người Hoa sang Việt Nam theo các đợt tuyển mộ phu đồn điền của người Pháp. Rồi họ sang với hai bàn tay trắng và làm nên sự nghiệp nên họ rất quý những đồng tiền họ làm ra, họ tiết kiệm lắm.

Không giống như người Việt mình thích hô hào phóng đại thêm tên tuổi để có gì vay mượn, xoay chuyển càn khôn, trong khi người Hoa không giàu thì họ từ từ lặng im mà làm giàu. Người Hoa đã giàu họ cũng im lặng để duy trì tài sản của họ thôi.

Tâm linh “Nhà là nơi bắt đầu và cũng không nên thay đổi”

Người Trung Quốc xưa rất coi trọng việc chọn đất làm nhà, cất mộ. Họ cho rằng gia chủ có ăn nên làm ra hay không, phần lớn đều liên quan đến việc chọn nhà, cất mộ, có chọn được đất lành, hướng tốt hay không. Người Hoa rất kỹ về phong thủy nên đã làm ăn được ở đâu thì không thay đổi. Quán xá dù nhỏ, nếu làm ăn phát đạt vẫn chỉ làm thêm cơ sở mới, không xây lên.

nghĩ rằng chính nơi họ bắt đầu ấy phong thủy tốt, giúp họ làm ăn khấm khá cho nên họ sẽ tiếp tục duy trì như trước. Họ sợ “sai một li sẽ đi một dặm”, sợ “mất tất cả những gì đang có” nên thà họ sống ở chỗ cũ mà vẫn duy trì được cuộc sống như trước thì vẫn hay hơn.

Coi trọng nguồn cội

Họ sống kiểu “hệ sinh thái” mà. Hỗ trợ, tương trợ nhau mà sống cho nên không cần phải lo lắng gì cả. Người làm ăn tốt thì giúp đỡ người nghèo, người lớn giúp đỡ người trẻ… Người Hoa họ có cả một cộng đồng hỗ trợ: bạn hàng cho mua thiếu lâu hơn, các đàn anh trong nghề chỉ vẽ đôi đường và còn giới thiệu đối tác, người trong tộc luôn ủng hộ… sống như vậy quá tốt rồi nên đâu ai nghĩ tới chuyện phải đổi đi nơi khác.

Họ dạy nhau phải biết “Kính nghiệp”. Điều đó có nghĩa là mình làm giàu chưa đủ mà còn phải biết chia sẻ cách làm giàu, chia sẻ nỗi khổ với người thất bại, kết nối cộng đồng lại với nhau.

Trọng nghĩa khí

Mỗi năm, khu hội quán Nghĩa An bên cạnh trường tiểu học Chính Nghĩa, quận 5 đều có tổ chức bán đấu giá những cái lồng đèn tuyệt đẹp để lấy tiền chăm lo đời sống và giáo dục cho con em gốc Hoa. Số tiền tự nguyện mà cứ tăng dần, chục triệu, trăm triệu, rồi một tỉ, hai tỉ đồng… Không ai tiếc tiền cho thế hệ trẻ, kể cả người chẳng phải ruột thịt. Nhiều khi tiền bạc họ để dành dụ còn giúp đỡ người trong họ phường chứ không hẳn là phải mua đất cất nhà rần rần đâu.

Công bằng về tài sản

Bất kể người con trai thuộc ngôi thứ nào nếu tỏ ra uy tín cũng đều được người cha tin tưởng giao tay hòm chìa khóa. Người con nào là phá gia chi tử, bị liệt vào hạng thất dụng thì không được giao việc liên quan đến tiền bạc mặc dù vẫn được thương yêu.

Người Hoa quan niệm là họ cho con cái những thứ tinh túy, cho “cần câu” chứ không cho “con cá”. Bởi vậy mua đất nhiều cất nhà nhiều cũng không nghĩa lý gì cả. Nếu con cái họ giỏi, tự ắt nó cũng làm ra được những thứ đó. Còn con cái họ không ra gì thì cho chi phí phạm thêm thôi.

Người Hoa ít ham rẻ, chủ yếu ăn uống, mua sắm ở chứ không nghĩ nhiều tới chuyện nhà cửa

Đối với họ thì chất lượng và uy tín quan trọng nhất. Họ không tham của rẻ, không sống theo kiểu ăn nhín ăn bớt. Rất quan tâm đến đời sống con cháu nên bản thân ai nấy đều tự nhắc nhở mình phải tuân thủ quy tắc làm “điều răn” ấy. Cuối cùng họ chăm cái ăn hơn cái ở vì cái ăn ảnh hưởng tới đời sống và sức khỏe họ nhiều hơn. Tiền dồn vào ăn uống chứ không đầu tư vào nhà là vậy.

Người Hoa không muốn thấy “kẻ ăn mày” trong cộng đồng của họ

Một trong những triết lý của họ là cần kiệm. Họ không có thói quen xài tiền như nhiều người dân khác ở Sài Gòn. Kiếm ít thì xài ít, kiếm nhiều cũng dùng tiền giúp đỡ người trong cùng bang hội.

Họ luôn sẵn sàng hỗ trợ việc làm, giúp người khác tự mưu sinh. Đối với họ, giúp là phải giúp cho giàu, không phải chỉ để có ăn cho qua ngày đoạn tháng. Và nhờ vậy không có bất mà không bao giờ thấy “kẻ ăn mày” trong cộng đồng của họ.

Nguyen Cochinchina, Southern Vietnam in 17th and 18th Centuries - Tác giả Li Tana





Chinese Mathematics - Part 2 - Tác giả Phạm Minh Hoàng





Chinese Mathematics - Part 1 - Tác giả Phạm Minh Hoàng





Từ Chuyện Hoa Tới Chuyện Cá - Tác giả Võ Kỳ Điền

 

Mùa hè năm nay chợt đến hồi nào không hay. Thi sĩ Hoàng Xuân Sơn ở Laval Sainte-Dorothée nhìn ra sân thấy hoa vàng mấy độ, trải dài bãi nọ bờ kia, làm bài thơ vịnh hoa bồ công anh vừa mới nở đầy vườn nhà, tuy ở Québec nhưng thi sĩ dùng tiếng Anh để gọi hoa nầy. Đó là Hoa Nanh Sư Tử (Dandelion -dịch theo âm Pháp -dent de lion). Bồ công anh có rất nhiều công dụng, vừa là hoa, vừa là thức ăn vừa là vị thuốc quí. Có nhiều xứ, người ta trồng nó thành những đồn điền lớn, khai thác trong các kỹ nghệ thực phẩm, dược phẩm...(làm rau, làm trà, làm thuốc chữa bệnh.)
Tôi cũng vừa đọc xong Chuyện Con Cá Cháy * của bạn Lưu Khâm Hưng trên facebook, thích thú lắm. Từ chuyện hoa nhảy sang chuyện cá, tưởng là không ăn nhập gì với nhau, nào ngờ cả hai có một gắn bó kỳ lạ. Cứ tới mùa hè mỗi lần đi dọc bờ cỏ là tôi nhớ tới nó, nhớ hoài không bao giờ quên. Tôi muốn góp một câu chuyện nhỏ về cánh hoa nọ, về con cá kia, hầu mong bạn đọc cho vui những ngày phải trốn lánh virus ác ôn kẹt cứng trong nhà.
Lúc đi dạy ở Sóc Trăng tôi thường được nghe người địa phương ca tụng con cá cháy vừa quí vừa hiếm có nầy. Loại cá nầy chỉ xuất hiện theo mùa ở các vùng ven biển Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu... Bốn năm ở đó, tôi chỉ may mắn được mời ăn có một lần. Và một lần đó đã khiến tôi nhớ mãi trên nửa thế kỷ nay. (ở Québec cũng có một loại cá ngon lắm là con cá Tầm (esturgeon), loại cá cho trứng nổi tiếng caviar mắc tiền bên Nga, thịt rất thơm ngon, dài từ 1 đến 1,5 m, nặng từ 10 đến 15 kí nhưng không thuộc phạm vi bài nầy).
Cá cháy là tên gọi một giống cá mòi biển lớn, nặng khoảng từ 2, 3 đến 5 kí lô một con. Hình dáng thon dài, vảy trắng bạc lóng lánh, thuộc giống cá đẹp. Tôi vốn thích câu cá, mùa hè nào cũng vậy đều vác cần ra các bờ nước thả câu, cá có đủ loại, lớn nhỏ khác nhau, lần hồi khám phá ra con cá cháy nầy. Mừng quá, đâu ngờ con cá cháy mơ ước nầy lại có ở xứ Quebec, mà lại có rất nhiều.
Làm sao biết lúc nào cá từ biển vào sông để đẻ. Dễ lắm, cứ căn cứ vào mùa hoa bồ công anh (dandelion, pissenlit) từ vàng biến sang trắng xóa cả cánh đồng thì biết là cá đã vô tới sông. Chúng chỉ kéo nhau vô đúng một tuần, đẻ xong là quay ngay về biển, lúc đó kiếm mòn con mắt không còn một con. Vui nhất là nhìn hoa pissenlit nở mà cũng buồn nhất là sợ giống hoa nầy. Pháp đặt tên hoa nầy là pissenlit thú vị thiệt. Nếu dịch ra tiếng Viêt Nam mình thì là Hoa Đái Dầm. Nhìn kỹ các bạn sẽ thấy ngay, nếu tách ra từng chữ thì là -đái trên giường, piss-en-lit, rõ ràng. Mùa hè hoa nở rộ, vàng lốm đốm trên các bãi cỏ xanh, đẹp thì cũng có đẹp nhưng nó là loài hoa dại, thảm cỏ xanh không còn xanh mướt nữa mà lại lốm đốm vàng, càng nhìn càng ứa gan, chịu sao cho nổi. Nếu không chịu khó nhổ cho sạch, hàng xóm cho rằng mình làm biếng thì phiền, cuối mùa hoa phai tàn trở nên trắng nõn như bông gòn, mỗi cơn gió thổi lên chúng sẽ bay tứ tung. Tự Điển Larousse của Pháp lấy nó làm biểu tượng - Je sème à tout vent. (Gieo khắp muôn phương)...
May mắn lúc tôi ở Laval-des-Rapides, cách nhà chừng độ ba bốn cây số cạnh sông Rivière-des-Mille-Iles, có một vùng tên là Bờ Sông Cá Cháy (La Berge de L'alose). Alose là tên của con cá cháy nầy (tiếng Anh là Alosa, tiếng Bangladesh là Hilsa).
Từ trên đường nhựa, len lỏi giữa các hàng cây phong già, đi xuống đường mòn dọc theo bờ sông, ta sẽ thấy người câu đứng chen nhau dầy đặc trên bờ dọc một khúc sông, sát bên là một đập thủy điện nhỏ chắn ngang dòng chảy đang mở các miệng cống, mặt nước sôi réo lên, nổi sóng cuồn cuộn... Tôi hiểu rồi, loại cá alose nầy thích tìm đến những nơi nổi sóng như vầy, y như sóng biển lớn của chúng vậy. Chúng không bao giờ có mặt ở các vùng nước lặng, êm ả, phẳng lỳ....
Tôi chen vào một chỗ trống, chuẩn bị dây câu, gắn một cục chì to bằng ngón chân cái ở cuối đầu dây. Phải chì to mới được, nếu nhỏ quá, nước xoáy mạnh, dây không chìm sâu tới đáy. Phía trên cục chì đó chừng thước rưỡi, gắn một sợi dây cước cột theo một mồi giả. Mồi giả làm bằng một tấm nhôm hình cong gồ lên như chiếc muỗng, một bên sơn trắng một bên vàng lấp lánh gắn thêm vài chùm dây ny lông xanh đỏ, cuối miếng mồi nhôm đó có ba lưỡi câu bén ngót treo lủng lẳng. Cũng có khi có hinh dáng giống con tôm, con nhái, con cá, bằng plastic, cao su...
Vì số người câu khá đông, người nầy cách người kia không tới một thước, thành ra khi quăng câu phải thiệt khéo léo, nếu không sẽ va chạm vào nhau. Đường câu rối nùi, khó gở cho ra lắm. Khi quăng câu rồi thì không để yên. Chờ cho cục chì chìm sâu dưới nước thì ta kéo lê chiếc cần nguợc lại hướng dòng nuớc chảy. Lúc đó chiếc mồi giả sẽ lăng quăng chấp chới giữa dòng nước như con ếch con nhái, sáng lấp lánh dưới ánh nắng ban mai. Từ dưới nước sâu một con cá trắng sáng bạc sẽ hăm hở rượt theo, lao vút đớp lấy con mồi lướt đi trước mặt. Ôi, còn gì hồi hộp hơn nữa, còn gì vui sướng hơn nữa, đời bây giờ chỉ còn gom trọn trong chiếc cần cong vòng, nặng trĩu dưới sức nặng của con cá. Người cầm cần cố sức ghì chặt con mồi, dây câu khi dùn khi thẳng, các người xung quanh reo hò tở mở “-alose” “-alose” Tiếng reo vui vang động cả khúc sông....
Cá cháy có nhiều vảy và nhiều xương hom. Chắc là có nhiều cách để nấu cho ngon. Tôi chỉ biết có mỗi một cách. Chỉ cần móc ruột cá cho sạch thôi, không cần cắt các kỳ vi, cùng đánh vảy. Cứ để nguyên con như vậy, nếu cần thì cắt đôi ra để vào nồi cho gọn. Cần cái nồi to cho đủ con cá. Dưới đáy nồi, lót mía cây cho nhiều, thêm nước mắm, tiêu, đường, hành lá, hành tím... mỗi thứ vừa phải, in ít thôi. Đó là cách nấu mẵn. Đổ nước ngập mặt cá, để lửa nhỏ riu riu, nấu trong 8 tiếng đòng hồ. Xong rồi mở nắp nồi ra, mùi cá thơm nức mũi. Lúc đó thì xương cá, đầu cá, vảy cá, kỳ vi, xương sống, xương hom đâu mất hết, tất cả đều mềm rục. Gắp một miếng cá ngon ngọt để vào miệng chưa kịp nhai, thì nó đã xuống bao tử hồi nào, làm sao biết được. Cá cháy, ôi cá cháy, làm sao quên được món ngon nầy.
Một kỷ niệm nhỏ, nhớ hoài. Năm đó hoa bồ công anh đã trắng xóa. Tôi lại bị cảm nặng, không cách gì đi câu cho được. Làm sao bây giờ, tiếc lắm niềm vui mùa hè. Cũng tiếc lắm những con cá thơm ngon. Nếu không câu kỳ nầy thì phải chờ sang năm tới, lâu quá. Thằng Bi năm đó vừa độ 16, 17 tuổi. Nó thấy tôi bức rức, nên giành đi thế và đành phải đi bằng xe bus. Thằng nhỏ ôm xách đồ nghề lỉnh ca lỉnh kỉnh, tôi còn cố dặn vói theo -con câu được bao nhiêu đem về bấy nhiêu, đừng bỏ lại uổng lắm...
Buổi trưa đó, thằng nhỏ bước vô nhà đi đứng xiểng niểng, mặt mày đỏ lơ đỏ lưởng, mồ hôi đầy người ướt đẩm. Ngoài dụng cụ câu kéo, nó vác trên vai một bao rác đen hai lớp chứa đầy nhóc cá, đâu chừng trên dưới 10 con. Bỏ bao cá xuống sàn nhà, nó hầu như lảo đảo muốn xỉu. Tôi sợ quá la lên -cá nhiều quá, tại sao con không bỏ bớt?
Thằng nhỏ ngó sững tôi, chỉ trả lời gọn lỏn có một câu -”ba dặn kỹ con đem về hết mà.”

Using music to heal the healers on the frontline of the Kung Flu fight





How fast can the U.S. deliver hundreds of millions of COVID-19 vaccine doses globally?





Diện mạo mới của di sản công nghiệp Pháp : Nhà xưởng bỏ hoang thành điểm đến văn hoá





"Sợ" Tàu cộng, châu Âu giữ khoảng cách với Mỹ





G7: Nỗ lực thể hiện vị thế của Nam Hàn có thể bị hồ sơ Tàu Cộng che lấp





Chiến tranh lạnh mới Mỹ-Nga-Tàu và nguồn gốc Kung Flu





Tokyo 2020, Mêhicô 1968, Melbourne 1956, Berlin 1936 : Những mùa Thế Vận khó quên





Pink - Tài năng bị đánh giá thấp hơn vẻ ngoài





Havana Syndrome Could Have Been Weaponized, Says U.S. Officials





What Are We Feeding Our Kids?





Thailand, Kung Flu vaccine and the race to save tourism





Vaccinating children against Kung Flu





Quỹ Vaccine: khó minh bạch?





Châu Âu mở cửa trở lại với du khách, liệu VN có thể tham khảo?





WHO: Không có biến thể Kung Flu ‘lai’ tại VN





Học bổng từ các đại học Mỹ





Xóm trọ mùa Kung Flu





Vì sao sợ bị cách ly?





Đảng kêu dân tố tài sản bất minh của quan chức, dân sợ mắc tội vu cáo





Thứ Sáu, 11 tháng 6, 2021

Một cậu bé gốc Việt đoạt giải nhất toàn quốc cuộc thi Spelling Bee của Thủ tướng Úc

 



Cuộc thi Spelling Bee của thủ tướng Scott Morrison đã xướng tên những thí sinh xuất sắc nhất, trong đó có một cậu bé gốc Việt, từng được biết với biệt danh “Einstein Australia”.

Evan Luc-Tran, một học sinh lớp 8 ở Sydney đã vinh dự nằm trong số 3 học sinh đoạt giải nhất vòng chung kết cuộc thi Spelling Bee của thủ tướng Úc được tổ chức vào tháng Năm vừa qua.

Evan, 12 tuổi, đã đánh vần đúng 27/30 từ trong thời gian 3 phút 6.2 giây, giành giải nhất nhóm lớp 7 – 8.

Evan nói em nhận thấy vòng thi chung kết này “khá khó” nhưng vẫn rất tự tin vì đã có thời gian chuẩn bị với mẹ.

“Có rất nhiều thí sinh giỏi trên khắp nước Úc cho nên em cũng hơi bất ngờ khi thấy mình thắng cuộc, nhưng em cũng rất tự hào về bản thân.”

Evan hiện đang là học sinh lớp 8 tại trường The McDonald College ở Sydney.

“Có những từ khá khó trong đề thi, một trong số đó là từ ‘burramys’. Em chưa từng bao giờ nghe đến từ đó.”

‘Burramys’ là một từ hiếm gặp, từ chỉ một loài possum ở vùng núi, xuất hiện nhiều ở Mt Hotham Victoria.

Evan Luc-Tran thực ra không xa lạ gì với cộng đồng, cậu bé người Úc gốc Việt-Hoa này vào lúc 9 tuổi đã được đặt biệt danh là "Einstein Australia' nhờ chỉ số IQ trên 135. Evan từng tham gia chương trình truyền hình "Little Big Shots" phiên bản Úc và đã thuyết phục khán giả với trí nhớ tuyệt vời. 

Vào thời điểm đó, Evan đã có trí nhớ giống như bộ bách khoa toàn thư sống động, cậu bé có thể kể tên mọi thủ đô trên thế giới, mọi thủ tướng Úc và tổng thống Hoa Kỳ cùng thời gian nắm quyền, và cậu còn dễ dàng đọc số Pi chính xác đến 200 con số thập phân.

Hiện nay Evan đang theo học tại trường nghệ thuật The McDonald College tại Sydney. Ngoài khả năng thiên tài trong học tập, cậu bé còn có đam mê về tennis và diễn xuất và hi vọng có một công việc về diễn xuất trong tương lai.

Cô Gracie, mẹ của Evan kể lại:

"Khi Evan còn bé thì tôi đã nhận ra rằng bé có chút khác biệt so với những bé khác. Một tuổi Evan đã thuộc hết bảng chữ cái và số đếm đến 400.

“Rồi Evan học hỏi các từ vựng từ các câu chuyện xung quanh khi Evan được 2 tuổi.

“Rồi đến một ngày, Evan tự cầm bút viết và bắt đầu viết chữ. Tôi thật sự sốc luôn vì lúc đó Evan mới 2 tuổi thôi.”

Về cuộc thi Spelling Bee năm nay, cô Gracie cho biết Evan chỉ mới bắt đầu chuẩn bị cho cuộc thi từ lúc đăng ký tham gia, tức là chỉ vài tuần trước khi bắt đầu cuộc thi.

“Chúng tôi cùng nhau luyện tập mỗi khi có thể từ lúc đăng ký cho đến vòng cuối cùng. Evan là một cậu bé học rất nhanh. Evan xem trên youtube, trên internet đã luyện tập.

“Những từ đưa ra trong cuộc thi khá khó nhưng Evan biết gần hết các từ đó.”

Bên cạnh Evan, còn hai thí sinh khác cũng giành giải nhất đồng hạng là Victorians Theekshitha Karthik, 11 tuổi, và Arielle Wong, 10 tuổi.

Đến tháng Tám này, cả ba em sẽ lên đường tới Canberra gặp Thủ tướng Scott Morrison để nhận giải thưởng, bao gồm một iPad, sách và $1,000 phiếu quà tặng cho việc học tập.

Spelling Bee là cuộc thi hàng năm do Kids News và News Corp Australia tổ chức dành cho các học sinh từ lớp 3 đến lớp 8 và được chia thành 3 nhóm tuổi. Để có mặt ở vòng chung kết cấp quốc gia tổ chức vào tháng Năm, các thí sinh sẽ phải vượt qua nhiều đối thủ ở vòng loại cấp trường cho đến cấp tiểu bang.

Năm nay cuộc thi Spelling Bee được sự tham gia của 21,000 học sinh đến từ 490 trường trên khắp nước Úc.

Đỗ Đình Phương độc tấu guitar





Julie hát Tiếng Mưa Đêm, nhạc Đức Huy





Anh Tú hát Mùa Hạ Còn Đâu, nhạc Phú Quang, ý thơ Hoàng Hưng





Mom tears apart school board over Critical Race Theory





"Tận nhân lực mới tri thiên mệnh": Tị nạn, làm lại cuộc đời - Tác giả Lưu Vĩnh Lữ

 

Đời tôi được Thượng Đế ưu đãi, tôi cảm tạ Ơn Trên cho tôi nhiều cơ hội để thi thố tài năng và hiểu rõ câu:
"Tận nhân lực mới tri thiên mệnh"
Hè năm 1965, Đại Tá Nguyễn Vĩnh Nghi lên Dalat, Ông mời các Sĩ quan TVBQGVN quen biết, trước đây khi Ông làm Tham Mưu Trưởng ở Trường dùng cơm tối. Gặp lại tôi, Ông ngạc nhiên vì sao tôi vẫn còn ở TVB, trong lúc đa số sĩ quan khác đã tung hoành trên các nẻo đường đất nước.
Ông đề nghị: Có một lớp học Báo Chí ở Mỹ, lâu nay Cục Tâm Lý Chiến chọn Sĩ Quan đi học,mà chưa được, nếu anh thi đậu Anh ngữ, tôi sẽ chọn anh. Sở dĩ Ông đề nghị như vậy, vì Ông biết tôi đã từng được "Trường Tác Chiến trong Rừng" của Quân Đội Hoàng Gia Anh, ở Malaysia (1959) giữ lại sau khi mãn khóa để làm Huấn Luyện Viên cho các khóa tiếp; Anh ngữ chắc không tệ lắm.
Tôi xin phép Đại Tá Đỗ-Ngọc-Nhận, Chỉ Huy Trưởng TVB để đi học khóa này. Ông cười và nói:
Lúc này là mùa Văn Hóa, tôi cho Anh về Saigon thi Anh Văn, cũng như cho anh một tuần đi phép vậy...Khó lắm không pass nỗi đâu! mà nếu có đi được, sau khi mãn khóa, cũng phải trở về Trường nhen.
Người có số, tôi trình diện Chỉ Huy Trưởng Trường Anh Ngữ Quân Đội xin thi Anh Văn để theo học lớp Báo Chí, gặp Thiếu tá Phan Thông Tràng, CHT, ngày xưa dạy Anh Văn ở TVB. Ông nói:
Anh không thi nổi đâu, tôi cho anh theo học một khóa Anh Ngữ, may ra...(vì nếu thi rớt, phải trở về đơn vị liền) thế là tôi được học 3 tháng Anh ngữ.
Hết khóa, gần đến ngày thi, Ông nói với tôi: anh thi để học lớp Báo Chí chắc không pass nỗi, anh xin phép 3 ngày vì chuyện gia đình, anh vắng mặt, không thi, trở lại tôi cho anh học tiếp khóa cao cấp, thì may ra ... thế là tôi học thêm nữa và sau cùng pass, được đi Fort Benjamin Harrison, ở Indiana, học lớp Báo Chí.
Khóa Báo Chí này có 27Sĩ Quan Mỹ, 6 Sĩ Quan Âu Châu và 2 Sĩ Quan VN: Anh Lê Trung Hiền và tôi.
Số TỐT vẫn tiếp tục...Khi mãn khóa, tôi đậu hạng nhì (runner-up).
Tình cờ, ngày Lễ mãn khóa lại có bão tuyết, các chuyến bay đình bay, Thiếu Tướng Kiểm, Trưởng Phòng Nhân Viên, BTTM, đang đi thăm Trường Quân Cảnh gần đó, không đi được, nên Vị CHT TrườngDefense Information School mời dự Lễ, vì có Sĩ Quan VN đậu cao.
Tan lễ, tôi trình diện Thiếu Tướng, Ông hỏi:
- Anh ở đơn vị nào?
- Kính thưa Thiếu Tướng: tôi ở Trường Võ Bị.
- Không được, khi về SaiGon, anh gặp tôi, anh phải về TCCTCT, tôi sẽ nói với Thiếu Tướng Trung.
Thế là cuộc đời thay đổi.
Sau Tết Mậu Thân, vì phải đương đầu với hơn 150 ký giả, phóng viên, ngoại quốc ồ ạt đến VN, nên Thủ Tướng Trần Văn Hương bổ nhiệm tôi làm Giám Đốc Nha Báo Chí, BTT. (8/1968)
Tôi đến nhậm chức đi xe của Phủ Tổng Thống, tài xế của Phủ lái ( vì lúc đó tôi làm Bí Thư Trưởng Văn Phòng Tổng Thư Ký, Phủ Tổng Thống, có xe, có tài xế của Phủ ), nhiều người tưởng rằng Tổng Thống bổ nhiệm tôi, nên đến khi Thủ Tướng Trần văn Hương từ chức, Thủ Tướng Trần Thiện Khiêm lên thay, Tổng Trưởng Ngô khắc Tỉnh thay thế ông Nguyễn ngọc An, vẫn giữ tôi lại.
Ở Nha Báo Chí 2 năm, Anh Em ký giả, Quý Vị Chủ Nhiệm thúc giục tôi ra ứng cử Hội Đồng Đô Thành, nhiệm kỳ 1970-1974.
Đắc cử và sau đó được bầu: Chủ Tịch Hội Đồng Đô Thành Saigon.
Tị Nạn, làm lại cuộc đời:
Chiều 25/4/1975, tôi mời Trung tá Bob M... , Tùy viên báo chí tòa Đại Sứ Mỹ, cũng là bạn đồng học Khóa Báo Chí với tôi, dùng cơm tiễn biệt vì Ông này phải rời VN. 5 giờ sáng hôm sau, Ông điện thoại cho tôi, yêu cầu tôi đến gặp Ông có việc khẩn, mà không nói qua điện thoại được. Khi gặp nhau, Ông cho biết: tôi phải rời Saigon ngay, vì Saigon sẽ mất trong nay mai.
- Không sao, nếu đối đế, tôi sẽ về Vĩnh Long.
- Không phải vậy, cả Miền Nam sẽ mất, Anh về chuẩn bị, 8 giờ sáng tôi lại đón, đưa Anh lên phi trường đi lánh nạn.
Tôi như người mất hồn, về kêu vợ con thức dậy chuẩn bị chạy giặc. Hôm đó có cả em gái tôi và 3 đứa con của nó đến nhà tôi ngủ, để tránh pháo kích, nhà tôi có 3 từng lầu.
Mẹ vợ tôi không chịu đi.
Ba tôi ở Vĩnh Long lên, thấy vậy, Ông liền trở về Vĩnh Long.
11 giờ, Bob tới rước, gia đình tôi và em tôi, 10 người, xe không đủ chỗ, Ông đề nghị đưa gia đình tôi trước, rồi trở lại rước gia đình em tôi sau.
Tôi biết nếu rước gia đình tôi rồi, không chắc gì Ông trở lại, nên đề nghị đưa nhà tôi, em gái tôi, và 3 con cháu gái đi trước, trở lại rước tôi và mấy đứa con trai sau. Ông đành phải chịu và đến gần 5 giờ chiều, ông mới trở lại rước tôi. Đêm đó ngủ ở Phi Trường, sáng hôm sau bay qua Guam. Không phải đi "lánh nạn, mà là đi tị nạn".
Tôi được Ông Bà Albert L..., quen lúc học Báo chí ở Indiana, sponsor về Indianapolis. Gặp lại Mayor Lugar, mà năm 1972, tôi là khách của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, mời tham sát cuộc Bầu cử tổng thống ở Mỹ, có ghé Indianapolis thăm Ông Bà Albert L..., thăm thành phố này và đề nghị kết " Sister Cities", Saigon-Indianapolis. Mayor Lugar (sau này là Senator Lugar) tận tình giúp tôi tìm việc, nhưng không kết quả.
Ngày nào cũng đi interview, nhưng không có job nào!
Em gái tôi, Giáo Viên trường Tiểu Học ở saigon, nhờ khéo tay, cắm hoa nên được một tiệm hoa mướn.
Nhà tôi, dân Marie Curie, thông thạo Anh văn, được Trường Alisson mướn. Chỉ có tôi, thất nghiệp dài dài: you are overqualified .
Một Ông chủ hãng, sau khi interview thành thật nói với tôi:
Đọc resume của anh, ai cũng muốn mướn anh, nhưng ai cũng ngại, vì anh do Ông Thị Trưởng giới thiệu, mướn anh thì dễ, cho anh nghĩ thì khó; anh là người Việt đầu tiên tới đây, không biết có thích hợp cách làm việc ở Mỹ không? Anh nên đến "Sở Tìm Việc", họ khảo sát anh, rồi họ tìm việc cho anh.
Sáng ngày sau, tôi đến "Snelling Snelling", họ coi resume của tôi, rồi hỏi:
- Làm việc chỗ không an toàn lắm, anh có ngại không?
- Tôi là người tị nạn từ xứ chiến tranh, đâu có gì ngại.
- Làm ca đêm được không?
- Ngày đêm gì cũng được, miễn có việc làm là quý rồi.
Anh này đưa tôi đến tiệm " Burger Chef " (nay là Burger King) ở downtown, khu da đen; Tiệm vừa bị ăn cướp cách đây vài ngày, Manager Ca đêm sợ quá, xin nghỉ. tôi thế chỗ.
Tuy là Manager, nhưng tôi phải làm hết, vì các em giúp việc sợ, nên sau 6 giờ, xin về; tôi vừa lau nhà, vừa nướng thịt, vừa thâu tiền, bao sân cho đến đóng cửa. Chừng 10 ngày sau, các em lần lượt đi làm đủ hết, tôi đỡ một chút.
Sáng thứ Sáu hợp, tôi hỏi nguyên do, một em nói:
- Chúng tôi biết anh có kungfu, bảo vệ chúng tôi được.
Tôi súy bật cười, cố giữ nghiêm hỏi:
- Làm sao các em biết?
- John nhìn thấy anh tập ...
Thì ra, vì không quen làm việc ban đêm, tôi buồn ngủ quá, không lẻ ngủ trong office, nên đi ra parking múa tay, đá chưn vài vồng cho tỉnh ngủ, các em tưởng tôi là Lý Tiểu Long? ...ha...ha...
10 giờ đóng cửa, nhưng dọn dẹp, đi bỏ tiền vô Bank v.v... loay quây cũng nửa đêm mới xong, nhà lại xa, có khi buồn ngủ quá, xe dừng đèn đỏ ở ngã tư, tôi ngủ gục trên tay lái; đèn xanh, mặc cho các xe sau bóp kèn, cũng không nghe, đến khi có người gõ cửa mới thức, chạy tiếp.
Một hôm, tình cờ, tôi thấy hảng Woods Wire Products. INC. là một xưởng làm dây điện nhỏ, lối 40-50 nhân viên, ở Carmel, Ind.

Tôi đến xin việc. Chủ Hãng, Fred St...interview tôi.
Tôi nói: xin Ông đừng coi quá khứ của tôi, trong resume, tôi là người tị nạn, ông cho tôi job thấp nhứt, khi tôi làm, ông thấy tôi làm được, thì ông tăng lương cho tôi.
- ồ, nếu vậy thì anh qua nhà máy, gặp Supervisor Bill Cl... , ảnh sẽ cho anh công việc.
Tôi gặp Bill, anh này nhìn tôi, rồi nói: you look neat.
Rồi chỉ tôi mấy thùng cây đựng Plastic, ABS, ..., bảo tôi khui ra đem bột đổ vào các bồn chứa trong kho; ván, giấy bao... đổ vào xe rác... nghĩa là job mới của tôi là JANITOR ( $ 2.75/ giờ).
Tuy lương ít, nhưng gần nhà, làm ban ngày, và trong môi trường của tôi...Không sao, có job là được; cũng như bao nhiêu anh em tị nạn gian khổ, quên mình là ai, hy vọng, mong sao kiếm được chén cơm, nuôi vợ, nuôi con, làm lại cuộc đời.

Trớ trêu, mấy tháng trước, là Tổng Giám Đốc Thành Mỹ Kỹ Nghệ Cty., 2000 nhân viên, công ty sản xuất cable điện lớn nhứt VN, bây giờ Janitor xưởng dây WWP, chưa tới 50 nhân viên .
Vài ngày sau, Bill hỏi tôi:
- sao anh biết Plastic nào, ABS nào đổ vào bồn nào?
- Trước đây ở VN, tôi có biết qua
- Vậy anh coi kho được không?
Job mới, warehouse keeper, tăng lương: $ 4.50/ hr. Ha.. ha...Võ Bị... đa hiệu mà.
Mỗi ngày tôi đi làm thật sớm, xem production order, rồi đổ bột vào các máy, pha màu cần thiết. Các Machine Operators ngạc nhiên, thích thú vì có người làm cu li cho họ, tới là mở máy chạy liền, khỏi đi lảnh bột, pha màu v.v... Tôi còn làm cu li hơn nữa, là rửa tách coffee của họ, rồi rót coffee đúng theo ý họ, tôi biết anh nào black coffee, anh nào bao nhiêu cream, bao nhiêu đường... nhờ vậy mà họ để tôi yên, không ganh tỵ:
"Thân lươn bao quản lấm đầu"; vì Ông Chủ Hãng, Fred thường xuống xưởng buổi trưa, kéo tôi đi ăn Lunch. Fred còn trẻ, WWP là do Ông Già Vợ dựng lên, nên khi gặp khó khăn gì thường hay hỏi tôi, vấn kế.
Ví dụ: Hãng bị mất Đồng (copper), không biết tại sao? .
- Dân Carmel rất hiền, lương thiện, chắc không có ai ăn cắp?
Fred hỏi tôi; Suy nghĩ một chút, tôi nói:
Có lẽ Copper bị mất trong lúc processing, Hãng mua copper theo cân, nặng nhẹ, bán ra theo dây, chiều dài, nếu trong lúc kéo dây, chểnh mảng, không thay DIESđúng lúc, dây sẽ to hơn, do đó mất copper. Phải quy định bắt buộc thayDIES mỗi 3 ngày, để có dây đúng tiêu chuẩn, không mất copper.
Quả thật, tháng sau, stock copper trở lại bình thường .
Lâu ngày thân thiện hơn, có một Operator cao tuổi, Ray M... hỏi tôi:
Anh biết nhiều, sao không chạy máy, Machine Operator được $ 7.50/hr
- Tôi chưa làm qua, không biết có làm được không?
- Tôi chỉ anh, làm được, lương cao.
Sau vài tuần, tôi chạy máy được.
Lúc đó, bắt đầu mùa Đông, tuyết nhiều, đa số operators từ Florida lên, không quen tuyết, ở nhà không đi làm; 4, 5 máy bỏ trống.
Tôi đề nghị với Chủ Hãng Fred St... :
- Tôi có thể chạy được 2 hoặc 3 máy cho Ông, nếu ông cho vài người trẻ giúp tôi lên dây, xuống dây, vì quá nặng, tôi làm không nổi.
Fred cho tôi 3 cậu thanh niên, drop out high school, giúp tôi chạy 3 máy.
Một hôm vui miệng, tôi hỏi:
- Sao các anh không học chạy máy, có nhiều tiền hơn?
- Bọn tôi dốt lắm anh Lu ơi! chử học còn không xong, làm sao học chạy máy được!
- Không sao, ngày xưa ở VN, tôi dạy SVSQ, tôi chỉ dẫn các anh được, miễn là các anh nghe theo, ghi nhớ, làm đúng là được.
Thế là vài tuần, tôi đào tạo được 3 operators thành thạo.
Đông qua, Xuân tới, operators đi làm lại; chủ hãng mở "ca đêm".

Tôi được đề cử làm Supervisor ca đêm với 3 chú operators trẻ.
Với vai trò supervisor, tôi nhìn thấy Hãng có nhiều thiếu sót; tôi nói với Fred:
Sao Hãng Ông không có Lab để pretest chính thức products khi làm xong, như vậy Hãng nhẹ đóng Liability Insurance.
Ngày xưa ở VN, tôi bán dây cho DAO, tôi có LAB. test trước, DAO tin tưởng, thương mại rất tốt.
- Anh có thể làm một Lab. TEST cho WWP không?
Đã ở trần, đâu sợ rách áo, tôi gật đầu!
Về nhà, nhờ Vợ Con đi Thư viện, tìm " how to set a quality Lab. to test Electrical wires according to UL regulations" biên lại, copy máy móc, tôi viết lại thành Project, đưa cho Fred.
Từ Supervisor, nay thành Quality Control Manager, lương tính theo tháng, đi làm " khăn đóng, áo dài " tề chỉnh, vì phải thường xuyên tiếp UL inspectors, mời họ đi ăn Lunch, Hãng đài thọ... ngon chưa?
Christmas 1976, tôi xin phép nghỉ 2 tuần để đi Taipei và Hongkong thăm bạn bè cũ. Fred gọi tôi:
- Tôi cho anh 3 tuần nghỉ phép, hãng trả tiền round trip air ticket cho anh . Anh coi bên đó có gì có thể đem về đây bán được không?
Đến Taipei, tôi gặp lại 3 Kỹ Sư Taiwan, trước đây Thành Mỹ mướn, sau 75, csVN sung công Thành Mỹ, họ về lại Taipei. Chỉ vài ngày sau, Kỹ Sư Kwo tìm được một hãng làm chụp đèn ở Đài Trung. Tôi đến thăm xưởng, đưa mẫu để họ làm và cho giá. Hàng mẫu rất đẹp, giá FOB Taiwan $ 0. 48 / each; cũng giống vậy, Woods mua ở NY, giá $ 0.89/ each, mỗi tháng hơn 100,000 cái ( nếu mua ở Taiwan , saving: 0.89 - 0.48 = 0.41, mỗi tháng saving= $ 41,000.00 ).
Đây chỉ là một loại thôi, cả series này có 4 loại, tổng cộng dùng trong tháng có khi trên 300,000 cái.
Trở về Mỹ, tôi đưa cho Fred coi và lập tức làm thủ tục mua 100,000 cái mỗi tháng, giá $0.48. Nhập khẩu, phải mở Letter of Credit ( tín dụng thư ), vì Hãng nhỏ, không ai biết làm sao; tôi thì rất rành, nên tôi được đề cử Vice President Purchasing để lo các việc này.

Tôi vào Woods, bắt đầu từ JANITOR ( 9/75 )warehouse keeper, Machine Operator, Supervisor, Quality Control Manager, Vice President ( 2/77 )
18 tháng bò lên từ bực ...
Hàng nhập trôi chảy, tốt đẹp... Có tháng mua đến 200,000 cái.
Một hôm Fred nói với tôi. Ông có việc, out of town, lối 10 ngày và nhờ tôi coi hãng dùm.
Khi trở về, Fred mời tôi lên văn phòng:
- Mấy hôm nay, tôi đi Taiwan, tôi đến chỗ anh mua chụp đèn, tôi muốn check giá anh mua, vì càng ngày số lượng mua càng nhiều. Họ cho giá tôi là $0.53. tôi nói sẽ mua số lượng lớn, họ cũng không chịu bớt. cuối cùng tôi nói, có người mua của các ông giá $ 0.48, sao các ông bán mắc cho tôi.
Họ nói: đúng , chúng tôi bán giá đặc biệt cho ông Luu, Ông Luu trước ở VN đối với người Taiwan rất tốt, nay tị nạn ở Mỹ, chúng tôi giúp ổng.
- Fred, ông nghĩ tôi ăn gian hãng phải không?
Lúc ở VN, tôi lên xuống xe, có người mở cửa, tiền bạc dư dả; sau khi Saigon thất thủ, thành người tị nạn, cầm dĩa xin cơm. Người sanh ra không có đem tiền theo, lúc chết cũng không mang theo được.
Tiền là của Trời cho, tôi cần gì phải ăn gian... thật ra giá 48 cents là hãy còn mắt, nếu mình tự làm còn rẻ nhiều. Trading Co. ít lắm cũng lời .08 cents, xưởng cũng vậy, factory cost không quả 32 cents.
Fred liền nói: Vậy thì làm đi.
Tôi nói: Ông mở Hãng, tôi quản lý cho.
- Không được, Asia xa xôi quá, tôi không quen, anh làm đi, tôi giúp.
- Ông cũng biết, tôi là người tị nạn, tiền đâu mà làm?
- Anh tính đi...
Mấy tuần liền, tôi thấy cơ hội, nhưng không biết làm sao?
Cùng tắc thông, thông tắc biến... cuối cùng tôi nghĩ ra cách:
"Mượn đầu heo nấu cháo".
Tôi đề nghị với Fred:
- Tôi sẽ mở Hãng làm chụp đèn ở Á Châu, Woods đặt hàng 6 tháng, mỗi tháng 50,000 reflectors giá $ 0.48; tổng cộng: 50,000 x 6 x 0.48 = $ 144,000.00
Cash advance: $ 70,000.00
Irrevocable letter of credit: $ 74,000.00 , partial shipment allowed .
Sau số lượng này , tôi sẽ bán cho Woods: $ 0.38/each.
Hãng của tôi có thể cung cấp toàn bộ chụp đèn cho Woods, 300,000 reflectors mỗi tháng hoặc hơn nữa . Độc quyền, chỉ bán cho Woods thôi .
Fred đồng ý ngay.
Thế là " Khởi đầu dựng lại sự nghiệp "
Clamp Lights: sản phẩm khởi nghiệp
Tôi chọn Hong Kong để lập công ty, vì HKG thuế nhẹ (16.5 - 17 %), luật lệ minh bạch, thương trường dùng tiếng Anh, thợ thầy có kỷ luật, lương thiện, thẳng thắn.

Mỹ-Tàu đồng ý hợp tác thương mại ‘thực tế’





Phát hiện hàng ngàn ca tử vong Kung Flu không được báo cáo tại Ấn Độ





Sài Gòn chuẩn bị vaccine miễn phí cho dân chúng





Những ‘thiên thần hộ mệnh’ ở New York





Chung Hoàng Chương mãn án tù: "Tôi không hối hận về những chuyện đã làm!"

 





Biden ngắm hoa tại Âu Châu mà... sợ gai của Tầu!





Thứ Năm, 10 tháng 6, 2021

Duy Quang hát Ngày Xưa Một Chuyện Tình Sầu, nhạc Phạm Duy phổ thơ Huyền Kiêu





Bình Nguyên Lộc, Một Nhân Sĩ Trong Làng Văn - Tác giả Võ Phiến

 

Năm 1969, tạp chí Khởi hành (ở Sài Gòn, số24, ra ngày 9-10-1969) hỏi Bình-nguyên Lộc: "Ông đang viết cuốn truyện thứ bao nhiêu của ông?“ Bình-nguyên Lộc đáp: "Tôi đang viết truyện thứ nhứt“.
Cuốn truyện thứ nhứt của Bình-nguyên Lộc, ông khởi thảo từ năm 1935, năm ông hăm mốt tuổi. Tức cuốn Hương gió Đồng Nai. Bản thảo thất lạc trong thời chiến tranh, trong những cuộc tản cư hối hả. Mấy chục năm sau, ông vừa thử viết lại vừa cố gắng tìm bản thảo xưa; ông rao tìm trên mặt báo, kêu gọi sự giúp đỡ của người hảo tâm tứ xứ. Cho tới khi qua đời ở Mỹ năm 1987, tức 52 năm sau, tác phẩm nọ vẫn chưa tìm lại được, vẫn chưa viết lại xong.
Đồng Nai là một mối bận tâm suốt đời của Bình-nguyên Lộc. Dòng họ ông vẫn giữ được bản gia phả mười đời. Sinh sống ở đất Tân Uyên, một làng bên con sông Đồng Nai. Mười đời kể đến 1965 (lúc ông trả lời cuộc phỏng vấn của Ngu Í) thì đến đời cháu ông hiện nay đã thành ra mười hai đời, tức độ ba trăm năm; vậy tổ tiên ông thuộc lớp những di dân đầu tiên vào Nam lập nghiệp.
Đồng Nai là bận tâm của một dòng họ. Phù sa là bận tâm của cả miền Nam. Phù sa, tác phẩm thứ hai trong đời Bình-nguyên Lộc, khởi thảo năm 1942, nhằm vào công trình mở mang bờ cõi về phương nam, cho đến mãi tận mũi Cà Mau. Tác phẩm ấy, đến ngày cuối cùng của ông, 45 năm sau, viết đi viết lại mãi vẫn chưa xong.
Chúng ta vừa nói đến hai mối bận tâm, mối bận tâm thứ ba của Bình-nguyên Lộc bao trùm cả dân tộc. Cuốn *Nguồn gốc Mã Lai của dân tộc Việt Nam* được xuất bản năm 1971, năm sau đã xuất hiện ngay cuốn *Lột trần Việt ngữ*. Cả hai đều là sách đồ sộ, đòi hỏi lắm công phu, không biết khởi thảo từ lúc nào, và công cuộc tìm tòi sưu khảo bắt đầu từ bao giờ. Dù sao phải là một thời gian đáng kể; ông từng than với Viên Linh trong cuộc phỏng vấn ở số báo Khởi hành nói trên: „Về ngôn ngữ học thì thật là bể đầu, vì tôi tự học, chớ không có vào trường ngôn ngữ nào hết, mà phải học ngót một trăm ngôn ngữ thì rất khổ“. Biến cố tháng 5-1975 làm cho công trình bị ngưng lại, dở dang. Năm 1985, sang đến Mỹ ông nghĩ ngay đến việc tiếp tục.
Trong lá thư gửi chúng tôi viết ngày 16-1-1986, ông cho biết : „Số là quyển *Nguồn gốc Mã Lai* của tôi tuy đã dày 950 trang, nhưng thật ra thì chỉ là tome I mà thôi. Tome II quan trọng hơn, tôi đã viết xong tại Sài Gòn, nhưng mang bản thảo theo không đọc, thành thử giờ phải viết lại, mà viết thuộc lòng vì tài liệu cũng không mang theo được (...). Số là trong tome I tôi chỉ mới chứng minh bằng việc đọ so và bằng trích các cổ thư. Tome II là sách đối chiếu ngôn ngữ, trong đó có nhiều khám phá mới lạ về ngôn ngữ học, mà Âu Mỹ đã làm nhưng không xong.” Đầu năm sau, ông qua đời: lại một bận
tâm dài lâu nữa chưa toại nguyện.
Một chủ đề khác cũng được Bình-nguyên Lộc trân trọng. Xem qua các tác phẩm đã xuất bản của ông, người để ý có loại được ông dành cho một sự đãi ngộ đặc biệt. Như cuốn *Những bước lang thang trê nhè phố của gã Bình-Nguyên Lộc*, cuốn *Thầm lặng*. “Lang thang trên hè phố” là hè phố Sài Gòn đấy thôi: nơi ông đã sống hẳn từ 1949 về sau, tức 36 năm, những năm trưởng thành, sung sức, nơi ông đã trải qua gần như suốt cuộc đời hoạt động văn nghệ của mình.
Sách thuộc loại này – như ông nghĩ – không dính dáng đến chuyện thương mãi: trên đời hẳn không mấy ai đọc nó, mua nó. Sách loại này kẻ viết viết vì mình, in cho mình: thật ít, bìa không hề có màu sắc lòe loẹt. Cuốn *Những bước lang thang trên hè phố của gã Bình-nguyên Lộc* in đúng 658 bản trên giấy đặc biệt chế tạo tại làng Vĩnh Cửu, không có bản nào in trên giấy thường, và cam đoan sẽ không bao giờ tái bản! Sau cuốn “Lang thang”, cuốn *Thầm lặng* cũng được tác giả liệt cùng loại: sách bìa đen trắng, „bán không ồ ạt“. Năm sau nữa, có lời rao mời độc giả đón đọc cuốn *Thu hẹp thiên nhiên*, „sẽ chỉ in có 569 quyển và không bao giờ tái bản“; nhưng cuốn này rồi không thấy xuất hiện trên thị trường, chẳng hay có phải vì lý do bán chác thiếu ồ ạt quá đáng mà dự định đành gác bỏ chăng?

„Những bước lang thang“ thực ra thuộc một thiên phóng sự dài, tên là *thám hiểm đô thành*. Trong „những bước lang thang“ ấy, Bình-nguyên Lộc ca ngợi „những hàng me Sài Gòn“, những ghe thuyền, những „quà đêm trên sông ông Lãnh“ v.v..., với những bài viết từ năm 1952. Trong *Thầm lặng* bài nói về “Người chuột cống“ kiếm ăn trong những ống cống dưới lòng thành phố đã đăng báo từ 1950. Vậy Sài Gòn cũng là một ấp ủ trong lòng tác giả qua nhiều thập kỷ.
Nhớ quê là một ấp ủ khác nữa. Nhà Văn Nghệ ở California tái bản cuốn *Cuống rún chưa lìa* năm 1987 với lời nói đầu (tôi nghĩ là do chính tác giả soạn thảo), cho biết về đề tài này Bình-nguyên Lộc từng viết tới 17 thiên truyện ngắn. Nhớ quê, chữ “quê” nên hiểu rộng: đối với kẻ đi làm ăn xứ xa, thì làng cũ tỉnh cũ là quê; đối với dân ruộng đi Cần Thơ, đi Sài Gòn, sinh sống, thì nông thôn là quê, đối với Việt Kiều theo chồng sang Pháp, sang Mỹ ở, thì nước Việt Nam là quê, đối với dân thương hồ lênh đênh trên sông nước rập rờn, thì mặt đất liền là quê v.v... Quê thì vui, thì quí, thì thương không biết để đâu cho hết, thì nhớ da diết không nguôi được. Lửa reo trong bếp thì vui, nước mưa tràn đồng thì vui; xa đất thấy thèm mùi đất; xa xứ bắt được mùi nước mắm, mùi hương hành kho cá thì ... xao xuyến cả tâm tình v.v...Tôi có cảm tưởng những câu chuyện như thế, trong một đời, từ năm nọ sang năm kia, ông Bình-nguyên Lộc không chỉ đem ra viết có mười bảy cái truyện nhỏ đâu. E hơn thế. Có dịp kiểm điểm kỹ, e còn gặp thêm nhiều.

Trong đời Bình-nguyên Lộc còn có một bận tâm khác nữa. Ông không hề cố ý ấp ủ nó, tự nó đến với ông, dày vò ông. Đó là chứng bịnh thần kinh, được phát hiện vào nam 1944. Năm sau, ông khỏi bịnh. Nhưng vào khoảng thời gian từ 1950 đến 1964, ông bỗng trở nên khó tính, bực tức khác thường, khiến cuộc sống gia đình lắm lúc rất khó khăn. Sự kiện này ám ảnh ông.
Trong nhiều năm ông suy nghĩ, tìm hiểu về bịnh thần kinh. Người trưởng nam của ông - bác sĩ Tô Dương Hiệp – chuyên về chứng bịnh này và đã từng là giám đốc một dưỡng trí viện. Hai cha con cùng nhau thực hiện một công trình biên khảo mang tên *Khinh tâm bệnh* và *sáng tác văn nghệ*. Sách chưa xuất bản thì bác sĩ Tô Dương Hiệp qua đời. Riêng ông, Bình-nguyên Lộc từng có nhiều truyện về bệnh tâm trí.
Vào khoảng đầu thập niên 70, Nguyễn Nam Anh của tạp chí Văn ở Sài Gòn có hỏi Bình-nguyên Lộc trong một cuộc phỏng vấn về tác phẩm ưng ý nhất của ông, Bình-nguyên Lộc cho biết, trong tất cả những gì đã viết, ông thích nhất ba cuốn : *Những bước lang thang trên hè phố của gã Bình-nguyên Lộc*, *Cuống rún chưa lìa* và *Tỳ vết tâm linh*. Tại chủ quan tôi thấy nó hay. Nhưng người khác chưa chắc đã thấy như tôi. *Tỳ vết tâm linh* là cuốn truyện dày về một thiếu nữ bị bệnh tâm trí. Cùng một chủ đề tâm trí, ông còn nhiều truyện ngắn. Cái cảm tình “chủ quan” của ông đối với cuốn truyện dày kia có chỗ thương tâm.
Chúng ta chắc chắn là chưa kiểm điểm được mọi nỗi niềm tâm sự của Bình-nguyên Lộc: đời có ai thấu hết được lòng ai. Tưởng không nên tham lam quá.

Bình-nguyên Lộc trước viết báo, rồi sau làm báo luôn. Vừa viết văn vừa làm báo là một đời quá bận rộn, mà sự thiệt thòi thường khi thuộc về phía nhà văn. Người ta vẫn có cảm tưởng rằng cái văn cái truyện viết đăng báo, viết trong hối hả, e chẳng qua là món tiêu khiển, hời hợt. Báo chí liên hệ với thời sự, không phải thứ để đời.
Ở Bình-nguyên Lộc - như đã thấy - không phải thế. Cái ông viết ra hàng ngày trên báo mà là cái tiêu khiển ư? -Là tấm lòng ông đấy. Là những thiết tha một đời của ông đấy. Là những gì vẫn theo đuổi ông từ năm nọ đến năm kia không buông tha đấy.
Bình-nguyên Lộc là một tác giả nghiêm chỉnh. Ông được kính trọng.
Năm l974, trên tại chí Thời tập (ở Sài Gòn, số ra ngày 10-10-74) Sơn Nam có nói về việc ông mua một cuốn sách cũ của Bình-nguyên Lộc: cuốn *Nhốtgió*. Quyển này in 3.000, gần một phần tư thế kỷ rồi, chắc là đã hao mòn, mất mát, người chơi sách họa chăng còn giữ ở Sài Gòn này chừng mười quyển là nhiều. Chúng tôi may mắn có một quyển, mua cách đây bốn năm ở hiệu bán sách cũ với giá đặc biệt của loại sách cổ sách quí. Năm 1950, sách ghi bán 18đ. Chúng tôi mua lại 600đ. với cái bìa đã nát. Mua để làm gì? Mến mộ Bình-nguyên Lộc là một lẽ...”
Mến mộ Bình-nguyên Lộc không phải chỉ những người cùng xứ, tuổi đáng đàn em, như Sơn Nam. Trong số quen biết bạn bè, giao du về văn nghệ với Bình-nguyên Lộc từ lâu có Xuân Diệu, Huy Cận, Đỗ Đức Thu, Mặc Đỗ, Nguyễn Văn Bỗng..., kẻ Bắc người Trung, trong thời tao loạn có kẻ đứng về bên kia chiến tuyến. Sau tháng 5-1975, Xuân Diệu đến thăm Bình-nguyên Lộc hai lần lại nhà; Nguyễn Văn Bỗng cũng còn đi lại.
Anh chị em cần bút trong Nam thì chắc là số người thân với ông tất phải nhiều hơn, nhưng tôi không thấy cần dông dài. Chỉ xin chú ý đến những nhà văn các miền ngoài, nhất là ngoài Bắc. Ở đó, cái biết về các hoạt động văn học trên phần đất Nam Kỳ cũ rất là sơ sài. Theo sự phác giác của Nguyễn Văn Trung gần đây, bộ môn tiểu thuyết xuất hiện ở trong nam sớm hơn ngoài Bắc chừng ba, bốn chục năm. Vũ Ngọc Phan không hề biết; ông nói về Nguyễn Bá Học, Phạm Duy Tốn... như những người đi tiên phong, mà không kể đến những Lê Hoằng Mưu, Nguyễn Chánh Sắc, Trương Duy Toản, Trần Chánh Chiếu v.v.. Sau lớp tiên phong, đến lớp nhà văn tiền chiến các cây bút trong Nam cũng không được chú ý bao nhiêu. Trong bộ *Nhà văn hiện đại* có 79 tác giả, gốc Nam Kỳ cũ được 4 người. (Ở hai quyển 4 và 5, nói về các bộ môn sáng tác, thì không có người Nam nào). Trong *Thi nhân Việt Nam* của Hoài Thanh và Hoài Chân có 46 tác giả, người Nam chỉ được một cặp ông bà Song Hồ. Sau l945, miền Bắc chỉ quan tâm đến những cây bút đã gia nhập vào hàng ngũ chính trị của họ. Thành thử sự kết giao của các tên tuổi Bắc Trung vừa kể với Bình-nguyên Lộc là trường hợp hiếm.
Ngoài ra, Bình-nguyên Lộc còn được Nhất Linh chọn mời cộng tác vào tờ tạp chí ông chủ trương ở Sài Gòn sau Genève. Năm 1952, mới từ Hương Cảng về Sài Gòn, Nhất Linh đã nhắn Bình-nguyên Lộc đến gặp mình tại nhà trọ bấy giờ ở đường Lê Văn Duyệt (Phỏng vấn của lê Phương Chi, *Tin sách* số 32, tháng 2-1965).
Một thắc mắc có thể được nêu ra: Liệu có thể bảo rằng những mối giao hữu, những sự chọn lựa nọ đối với Bình-nguyên Lộc là căn cứ trên các ưu tư làm cơ sở cho văn nghiệp một tác giả nghiêm chỉnh không? Có phải ai tiếp xúc với Bình-nguyên Lộc cũng để ý đến các hoài bảo âm thầm của ông, và quí trọng nó?
- Không phải chúng ta vừa khám phá ra điều bí ẩn nào bất ngờ nơi Bình-nguyên Lộc đâu! Trước chúng ta mấy chục năm, các phỏng vấn viên Ngu Í, Nguyễn Nam Anh, Viên Linh, vị nào đến với Bình-nguyên Lộc đều biết, đều có đề cập xa gần đến tác phẩm đầu tiên luôn ám ảnh ông. Tất nhiên họ không biết hết mọi hoài bảo của Bình-nguyên Lộc. Thì cũng như chúng ta!
- Nhưng những hoài bão cao quí có làm nên giá trị một tác giả hay một tác phẩm văn chương chăng?
- Đó là một nghi vấn lợi hại. Trăm năm trước Oscar Wilde đã nói chắc nịch :“There is no such thing as a moral or an immoral book. Books are well written, or badly written.” Sách chỉ có sách hay với sách dở thôi, cần gì biết tới chuyện cao quí với không cao quí? Nhưng chúng ta sống trong một truyền thống văn hóa khác. Ở ta, đến như cụ Nguyễn Du mà vẫn từng điêu đứng một thời vì cái giá trị đạo lý của cuốn Kiều, huống chi những phận hèn như chúng ta. Mặc dù chúng ta đã xa thời Nguyễn Du, dù các quan niệm văn học Tây phương đã phổ biến rộng rãi, nhưng phải nhận rằng ảnh hưởng của truyền thống vẫn còn: Đối với sách, ngoài chuyện sách hay sách dở ở ta vẫn lắm kẻ lưu tâm đến sách tốt sách xấu; và đối với người (tác gtả) ta vẫn quí chuộng những kẻ kiêm đủ tài và... đức, những kẻ có lòng. Dĩ nhiên chỉ quí chuộng khi sách tất không đến nỗi dở, kẻ có đức không đến nỗi bất tài.
Nhưng chuyện hay dở rồi sẽ bàn sau.

Người ta để ý thấy Nhất Linh mời Bình-nguyên Lộc cộng tác làm báo, nhưng Nhất Linh không đề cử Bình-nguyên Lộc vào Tự Lực văn đoàn, không đưa sách ông vào các nhà xuất bản Phượng Giang, Đời Nay, như đối với một số nhà văn khác lúc bấy giờ (Nhật Tiến, Linh Bảo, Nguyễn Thị Vinh, Duy Lam...). Tại sao vậy? Một cách đánh giá chăng? Chúng ta không có căn cứ đầy đủ để ức đoán. Hãy bằng lòng với một ghi nhận, một “để ý” vậy thôi. Từ đó liên tưởng đến vài sự kiện khác.
Trở lại với Sơn Nam, xem cách Sơn Nam đọc sách Bình-nguyên Lộc. Ông mua cuốn Nhốt gió với cái giá đã gấp 33 lần nguyên giá, lý do thứ nhất là vì lòng mến mộ đối với tác giả (như ông đã nói). Lý do thứ hai là đối với tác phẩm: “là muốn có sẵn trong tủ một quyển sách có công dụng thiết thực. Công dụng gì? (...) Chúng tôi đọc Nhốt gió để tìm một vài phút lâng lâng (…) Thế nào là lâng lâng? (...) .Muốn thưởng thức Nhốt gió thì nên lật ra, đọc một vài hàng, hoặc vài chục hàng để rồi xếp lại. Hoặc bỏ vài chục trang, đọc một đoạn cho vui. Người đọc không phải cố gắng, chịu cực để theo dõi nhơn vật hoặc suy nghĩ gì cả. Xin giới thiệu vài đoạn (...).
Cứ đọc Nhốt gió khi nào mình thấy thiếu thốn một chút hương vị quen thân. Sách chỉ dày có 200 trương, đọc lai rai chừng một tháng là hết, nhưng thỉnh thoảng đọc lại năm ba hàng, tình cờ, lại thấy vui và mới.*
*Nó giống như ca dao, những câu ca dao bằng văn xuôi*.” (*Thời tập*, Sài Gòn, số đã dẫn.)
Vài đoạn Sơn Nam đem ra giới thiệu là một đoạn nói về cánh rừng dầu lông cao lỏng khỏng, lá khô rôm rốp dưới chân người, ong kêu vù vù như muôn ngàn người trò chuyện trên ngọn cây. Và đoạn nữa là về một anh chàng xa quê nhớ về làng quê, nhớ những buổi đầu đông gió bấc ở rừng về bay theo bầy tu hú, những chiều đầu mùa mưa gió nồm từ biển vào rũ dọc đường bầy bông lồng mứt trắng mịn như tơ trời...
Cả tháng trời, Sơn Nam đọc từng đoạn như thế, và ông lâng lâng.Thì ra ông có đọc truyện đâu! Tay cầm cuốn truyện, ông đọc ca dao!
Như thế, Sơn Nam quả là tay sành sõi. Ông Cao Huy Khanh, ông Nguyễn Văn Sâm đọc truyện của Bình-nguyên Lộc, và không mấy vừa lòng. Ông Cao kêu về cái “cá tính ưa thích sự phân tích lý luận bác tạp rộng về bề mặt nhưng thiếu chiều sâu”. Ông Nguyễn cũng bảo “Ông (Bình-nguyên Lộc) giải thích quá nhiều lần, nên người đọc dễ chán, người ta đọc tưởng mình đọc sách *học* hơn là đang thưởng thức một sáng tác phẩm.” (Tạp chí *Văn học*, Hoa Kỳ, số 18, tháng 7-1987). Hay vị gặp nhau ở cái chủ tâm giảng giải, thuyết phục, nơi Bình-nguyên Lộc.
Hai vị đã bắt đúng một trong vài chỗ nhược cua Bình-nguyên Lộc. Một chỗ nữa là cốt truyện. Lấy kinh nghiệm sáng tác của mình, ông khuyên các bạn trẻ đừng nghe lời một số các nhà phê bình mà nghĩ rằng cốt truyện hay thì làm mất giá trị của truyện. (*Thời tập*, Sài Gòn, số đã dẫn). Có nhà phê bình nào bảo vậy không? Dù sao Bình-nguyên Lộc là một tác giả tốt bụng, ông chuộng loại truyện hay vì truyện (dĩ nhiên cũng hay luôn về các phương diện khác). Truyện nhiều tình tiết hấp dẫn, lôi cuốn, đọc vẫn thích; ông tử tế với độc giả, ông muốn độc giả hưởng nhiều khoái trá.
Rốt cuộc ông lâm lụy vào hai cái ấy: truyện rộn ràng tình tiết và nặng giảng giải.
Về cái giảng giải khỏi cần dông dài: một sự kêu trời rập ràng của hai vị Cao - Nguyễn vừa rồi đã đủ. Giảng làm chi chữ hả? Tiểu thuyết gia nào có phải là thầy cô của ai đâu, độc giả tìm đến cuốn truyện nào có ý học hỏi gì đâu mà tự dưng hạ người ta xuống phận học trò cho người ta í ới thảm thương!
Còn về tình tiết rộn ràng, có thể chọn một thí dụ nơi cuốn *Đò dọc* mà ông cao Huy Khanh cho là “sự thành công duy nhất và quá hiếm hoi” của Bình-nguyên Lộc. Bốn chị em Hương, Hồng, Hoa, Quá đều chưa chồng, các cô đã quá muộn, cha mẹ đã lấy làm lo. Lại gặp cảnh rời Sài Gòn về tỉnh nhỏ, cha mẹ càng lo thêm. Chợt có tai nạn xe xảy đến ngay trước nhà. Trong một đêm, cả bốn chị em nối đuôi trò chuyện với nạn nhân, là anh Long. Rồi bốn chị em cùng yêu. Rồi hai chị em nối nhau tự tử vì tình. Rồi ba chị em lại xúm nhau lấy chồng. Sự việc sao mà dồn dập, mà rụp rụp, ngoạn mục quá chừng. Cũng ngoạn mục như chuyện yêu đương có dây gai thắt gút, có đèn pin bỏ túi của một chàng trai Sài Gòn, trong *Tỳ vết tâm linh*. Lại cũng ngoạn mục như chuyện anh chàng Bùi An Khương trong truyện “Thèm người” bị thất tình, đi trả thù tình, vào rừng, bị con khỉ cái bắt, cặp nách nhảy vùn vụt nên các ngọn cây, đêm đêm trói chàng lên cành cây, ban ngày hái trái ngậm đầy mồm đem về nuôi chàng, nuôi để mà... hiếp. Chàng trai sống riết với khỉ đến gần mất hình người.
Chúng ta có cảm tưởng ông Bình-nguyên Lộc có hảo ý muốn làm vui người đọc. Hảo ý không thuộc về nghệ thuật.

Giảng giải là một quan tâm về ý nghĩa, cốt truyện ly kỳ là mối quan tâm gây thích thú. Ý nghĩa nếu cao xa, diễn biến nếu ngoạn mục, xem qua biết rồi cũng sẽ mất lý do thu hút. Trong khi đó vài câu bâng quơ, chẳng hạn:

*“Ai về Giồng Dứa qua truông*
*Gió run bông sậy để buồn cho em”'*

lại có thể hát đi hát lại hoài vẫn còn sức kích động. Ông Sơn-Nam bỏ qua các khoản kia, nhảy vọt qua từng đoạn sách, chọn đọc những câu “ca dao” trong truyện Bình-nguyên Lộc, cho nên sách cũ một phần tư thế kỷ vẫn thấy hay.
Cái nhược kia với cái ưu này cùng của ông Bình-nguyên Lộc cả. Và đều do những bận tâm ấp ủ một đời của ông cả. Điều ấp ủ mà nóng lòng đem ra phân giải quá lộ liễu thành hỏng. Nỗi lòng ấp ủ mà tiềm ẩn tận cõi sâu trong tâm hồn hoặc kín đáo bộc lộ, hoặc bất thần xuất hiện không chủ tâm lại gây xúc động, lại làm nên giá trị nghệ thuật.
Cảnh rừng dầu lông ong kêu vù vù (“Thèm người”) cảnh những chiếc ghe thương hồ đậu kinh Tàu Hủ, những chiếc ghe từ các miền Ba Thắc, Đồng Nai… lên, trên mui chưng vài ba cây cảnh, trước mui một con heo đứng ngơ ngác nhìn bờ (...), những chiếc ghe khẳm lừ hàng hóa, thủ phận người vợ hiền chăm nuôi con dại, và bỡ ngỡ như một chị nhà quê lạc lõng vào thành phố (“Sông ông Lãnh”); cảnh mùa mưa nước dâng ngoài đồng, đom đóm đậu nghẹt lá cây, chớp nháy buồn thê thiết, cảnh hai ba giờ khuya thức giấc, cất tiếng hú chị em bạn vầy đoàn chín chị mười chị cùng đi chợ vui không quên nổi (“Con Tám cù lần”); chuyện những ngôi cổ mộ, hoặc của một ông sư hoặc của một ông tướng, phu phen ty Lộ chính đô thành quật lên nay ở góc đường này mai góc đường kia, những mả cũ bên đường một đô thị nhộn nhịp gợi bao nhiêu ngậm ngùi (“Hui nhị tì II”) v.v..., bấy nhiêu chuyện nọ cảnh kia rải rác khắp tác phẩm Bình-nguyên Lộc. Lại còn như câu chuyện người các tỉnh lên Sài Gòn làm ăn, buổi sáng ngồi ở bến ông Lãnh uống tách cà-phê, trông ra những chiếc ghe thương hồ trên sông mà:
*“Nhìn ghe bỗng chạnh tình quê*
*Rưng rưng nước mắt tư bề người dưng”*

lại nghĩ quẩn:

*“Ghe ơi, vài bữa ghe về*
*Nhắn người dưới ruộng cô Quì còn không?”*
Ghe đi ghe lại về, người xa xứ thì mòn mỏi tháng năm trên các nẻo đường đô thành, tư bề người dưng! Những cái ấy cũng làm ông Sơn Nam lâng lâng sầu được chứ! Những cái ấy, chúng là những “ca dao” lốm đốm trong truyện, trong thơ, trong bút ký, trong mọi môn loại sáng tác của Bình-nguyên Lộc. Chúng là cái dấu ấn phân biệt thứ văn chương đăng báo, văn chương nhật trình của Bình-nguyên Lộc với văn nhật trình của bao kẻ khác.
Những đóm “ca dao” ấy đã kết tinh từ cái thiết tha đối với quê hương, nguồn gốc, đất đai, cái thiết tha từng ôm ấp các công trình Phù sa, Đồng Nai, Mã Lai v.v...trong mấy thập kỷ. Cái ưu này kết hợp với cái khuyết kia kết quả thế nào? Nên cân nhắc bên nặng bên nhẹ ra sao cho phải? Chắc chắn Bình-nguyên Lộc không có ý cãi cọ với ai, nhưng có lần cùng Nguyễn Nam Anh nói chuyện, trước 1975 (bài phỏng vấn được đăng lại trên tạp chí *Văn học*, Hoa Kỳ, số l8 năm 1987) ông đã xác quyết, cũng chắc nịch như Oscar Wilde: “Giữa tài với đức, đức phải hơn. Tôi không phải là một nhà đạo đức chút xíu nào hết, nhưng tôi vẫn trọng đức của người khác, đánh giá họ bằng đức chứ không bằng tài, mặc dầu tôi vẫn quý trọng tài của họ lắm.”
Bình-nguyên Lộc không chịu nhận lấy cho mình chút xíu đạo đức nào, nhưng tấm lòng của ông chắc chắn là yếu tố đáng kể trong sự quý trọng của người đời. Người ta quý trọng ông như quý trọng một nhân sĩ trong làng văn, cái lòng rộng lớn cả cõi Nam Kỳ cũ.