khktmd 2015
Thứ Bảy, 3 tháng 3, 2018
ĐỪNG XÓA ĐI CĂN CƯỚC SÀI GÒN- Tác giả Phúc Tiến
Đường Cường Để với hai hàng cây xanh |
Đường Cường Để với hai hàng cây xanh bị đốn |
Cây Sài Gòn là ánh sáng, là hơi thở, là nhạc và thơ của không chỉ người Sài Gòn, không chỉ một thế hệ. Phá bỏ cây, x...óa sổ công viên, thu hẹp thảm xanh của thành phố này là tắt đi không những ánh sáng của văn minh mà còn xóa đi căn cước, bản sắc của Sài Gòn.
Ba năm trước, người ta đốn ngã hàng cây cao viền xanh công viên Lam Sơn. Thoáng chốc, cái công viên xinh xắn cùng hàng cây trăm năm bất ngờ “bay lên trời”. Và rồi, hàng cây liễu và hồ phun nước duyên dáng trên vòng xoay Lê Lợi – Nguyễn Huệ đột ngột bị phá bỏ.
Người ta “xóa sổ” luôn vòng xoay này để thay vào đó khu vực nhạc nước cho phố đi bộ. Cũng với lý do làm phố đi bộ, hai hàng cây dọc đại lộ Nguyễn Huệ lại bị chặt nốt. Càng thêm kinh ngạc, tòa nhà thương xá Tax đang nhộn nhịp và yên lành bỗng dưng phải đóng cửa để “hóa kiếp”.
Khung cảnh chung quanh ngổn ngang như một bãi chiến trường. Đến nay, phố đi bộ đã xong, ga Metro đang vào giai đoạn cuối nhưng mỗi lần đi qua đây, ai là người yêu Sài Gòn lại không thấy trong mình đau đáu niềm thương nhớ!
Thương lắm, nhớ lắm không chỉ khung cảnh kỷ niệm đầy nét thơ mà còn đau đớn lắm vì mất đi dáng vẻ thiên nhiên được xếp đặt hài hòa giữa phố phường, từ hơn một thế kỷ trước!
Hỡi ôi, đô thị đâu chỉ là phố, là nhà cao cửa rộng, là cao ốc chọc trời. Huống chi, khởi thủy Sài Gòn đã là rừng cây, là sông nước được con người khai phá và tôn tạo từ lúc mở đất cho đến lúc tạo dựng làng mạc, thành quách, phố xá, bến cảng…
TÂM HỒN XANH TỪ CÁI TÊN MỘC MẠC
Tên Sài Gòn đã ẩn chứa thiên nhiên. Hai chữ Sài Gòn mộc mạc hoàn toàn không phải là từ Hán Việt. Sách Đại Nam Quốc Âm tự vị của Huỳnh Tịnh Của cuối thế kỷ 19, giải thích Sài là cây, là cũi, còn Gòn là cây Bông Gòn.
Một số nhà ngôn ngữ cho rằng chữ Sài là biến âm của từ Prei trong tiếng Khmer, cũng có nghĩa là Cây, là Rừng. Chữ Prei còn chuyển qua tiếng Việt là Rẫy để chỉ rừng được vỡ hoang, thành đất vườn trồng rau và cây ăn trái. Cả hai chữ Sài và Rẫy đều là một phần của kho chữ mới phong phú do người Việt phương Nam tạo ra trên đường từ miền Bắc, miền Trung vào.
Giữa nhiều cách giải thích khác nhau về nguồn gốc và ý nghĩa của tên gọi Sài Gòn, tôi cho rằng kiến giải của Huỳnh Tịnh Của như trên rất hợp lý và đáng tin cậy nhất.
Gần như một phản xạ tự nhiên, con người từ thuở hồng hoang, thường lấy ấn tượng lớn nhất đến từ khung cảnh thiên nhiên để đặt tên cho vùng đất lần đầu tiếp xúc. Có lẽ ấn tượng Sài Gòn là đất của cây Gòn, đất của rừng Gòn đã hình thành ngay khi những người Việt đầu tiên dong thuyền từ cửa biển đi vào vùng đất mới.
Phải chăng tổ tiên người Sài Gòn, vào khoảng thế kỷ 16, đã ngỡ ngàng trông thấy và bị cuốn hút trước vẻ đẹp nhìn từ xa của những hàng cây Gòn chi chít trên hòn Núi Lớn và hòn Núi Nhỏ thuộc mũi đất Vũng Tàu? Ngày nay, vào mùa Hè, những hàng Gòn này, vẫn trổ bông trắng xóa, rạo rực cả một bầu trời, tiếp tục thu hút nhiều thế hệ đương đại.
Thuyền qua Vũng Tàu, qua Cần Giờ, người Việt nhanh chóng đổ bộ lên đất Bến Nghé.
Thuở đó, có lẽ phía sau cái vàm đất lớn ven sông nơi trâu bò tụ lại uống nước, là bạt ngàn rừng cây, trong đó cây Gòn điểm xuyết khắp nơi? Chính những hàng Gòn khỏe khoắn trên đồi cao đã trở thành một trong những cột mốc cần thiết để người Việt mới nhập cư dựng xóm, dựng làng.
Cây Gòn và nhiều loại cây bản địa giúp người Việt có ngay vật liệu làm nhà, làm đồn lính. Cây Gòn còn cho củi đốt, cho trái làm thuốc, cho bông dệt vải, trở thành hàng hóa của làng xóm mới.
Lạ thay, những cây Gòn đó không mất hẳn đi khi Sài Gòn trở thành phố phường tấp nập. Tuổi thơ tôi vào những năm 1960 vẫn còn thấy một số cây Gòn, mọc vững chải trong hẻm, trong xóm Bàn Cờ.
Đáng chú ý, sử sách triều đình bằng chữ Hán ghi âm tên Sài Gòn bằng tiếng Hán Việt là Sài Côn nhưng sau đấy lại đặt tên hành chánh cho vùng đất này là Tân Bình, rồi Phiên An và Gia Định. Những “tên chữ” chính thức như vậy đều “văn vẻ” hay đẹp song người dân tại đây từ xa xưa vẫn thích dùng và lưu truyền “tên nôm” Sài Gòn.
Ngẫm xem, hai chữ Sài Gòn mộc mạc không chỉ dễ phát âm, dễ nhớ mà chắc hẳn còn tượng hình kỷ niệm của một thời khai phá đất mới.
Hơn thế nữa, từ trong sâu thẳm, hai chữ Sài Gòn còn thể hiện tâm thế và tâm tình của những con người luôn hòa quyện và quyến luyến thiên nhiên!
CỎ CÂY HOA LÁ TRỞ THÀNH TÊN ĐẤT, TÊN SÔNG
Không chỉ hai chữ Sài Gòn, tấm lòng yêu chuộng thiên nhiên của tổ tiên vùng thị tứ tương lai còn lưu dấu trong một loạt địa danh mang tên đơn sơ - cỏ cây hoa lá. Nào là Cây Mai, Cây Điệp, Cây Gõ, Cây Vông đến Đầm Sen, Vườn Chuối, Đám Xoài, Gò Vấp… Nào là Tranh, Bàng, Đệm, Sác đến Trầu, Thơm, Dưa, Bần, Ổi…
Ngày nay, đọc những cái tên hồn hậu, chất phác đó - may mắn còn sót lại ở nhiều phố phường, quận huyện, ta không những rưng rưng nghĩ đến công sức khai phá mà còn cảm phục cách sống giao hòa với đất trời của tiền nhân.
Cách sống ấy xem ra khác biệt lắm với thời hiện đại khi mà giới hậu sanh đã quen đặt tên con cháu, cửa hàng, công ty hay cao ốc theo những chữ văn hoa, sang trọng, thậm chí ngoại lai.
THÀNH PHỐ VƯỜN HIỆN ĐẠI
Trước khi người Pháp đến, cư dân Sài Gòn đã khai phá khá nhiều rừng hoang, ao hồ, sông rạch, lập nên 40 làng mạc trù phú.
Ngoài tòa thành Gia Định đồ sộ được xây năm 1790, Sài Gòn còn có một khu phố chợ đông đúc của người Hoa, dân Việt gọi là Chợ Lớn. Tuy nhiên, Sài Gòn lúc ấy vẫn còn ở mức độ nửa thành, nửa thôn, chưa phải là một thành phố hoàn chỉnh của công nghiệp và thị dân. Khi người Pháp quản trị Sài Gòn, họ đã biến đổi nơi đây thành một đô thị lớn, kết hợp văn minh Âu – Á.
Trong đó, một trong những điểm son mới mẻ là các đường phố không những được xây dựng thẳng tắp mà còn viền xanh bởi những hàng cây được trồng chọn lọc.
Thêm vào đấy, thành phố còn có nhiều vườn hoa, công viên và ngay cả một vườn Bách Thảo 12ha chuyên ươm cây để trồng ở các con đường (ra đời từ 1864, dân Việt quen gọi là Sở Bông, Sở Thú).
Trên bức tranh phác họa quy hoạch Sài Gòn 1880 còn lưu giữ ở Thư viện quốc gia Pháp, ta có thể nhận ra hai điểm nhấn độc đáo là công trường Rigault de Genouilly (nay là công trường Mê Linh) và bồn phun nước ở giao lộ Bonard-Charner (Lê Lợi - Nguyễn Huệ).
Trong khi ấy, bờ sông Sài Gòn từ nhà máy Ba Son đến Cột Cờ Thủ Ngữ trở thành mặt tiền chính của thành phố được điểm trang bởi những tòa nhà đẹp, hàng cây cao, kè đá, cầu tàu, công viên nhỏ.
Thực sự, các kiến trúc sư Pháp đã thiết kế Sài Gòn là một Thành phố Vườn, một Paris nhiệt đới chưa từng có.
Năm 1925, nhà văn Anh Horace Bleackley, trong du ký Viễn Đông đã gọi Sài Gòn là “Paris trong rừng” (Paris in the jungle), vừa mang ý nghĩa khám phá bất ngờ, vừa nhấn mạnh vẻ đẹp gần gũi thiên nhiên hiếm thấy. Theo ông, người Anh và người Hà Lan phải đến Sài Gòn để học kinh nghiệm người Pháp trồng cây trong thành phố.
Chính những “hàng cây thắp nến”, như cách Trịnh Công Sơn gọi sau này, đã được vun trồng, lớn lên và đứng vững qua nhiều năm tháng, kể cả trong hai cuộc chiến tranh khốc liệt. Cây Sài Gòn là ánh sáng, là hơi thở, là nhạc và thơ của không chỉ người Sài Gòn, không chỉ một thế hệ. Phá bỏ cây, xóa sổ công viên, thu hẹp thảm xanh của thành phố này là tắt đi không những ánh sáng của văn minh mà còn xóa đi căn cước, bản sắc của Sài Gòn.
Hãy dừng tay, hãy bỏ đi những kế hoạch xây dựng rừng nhà, rừng cao ốc lô xô, ô trọc. Hãy thôi chiếm dụng những không gian công cộng ít ỏi của đô thị. Hãy cư xử ngược lại, hãy thêm vào những mảng xanh, thêm vào những bình ô xy thiên nhiên và nhân văn trên cả đất Sài Gòn xưa và Sài Gòn mới.
Vẫn còn cơ hội để cùng nhau trả lại Sài Gòn vẻ đẹp của một thành phố vườn mà đất lành này từng có!
Người ta “xóa sổ” luôn vòng xoay này để thay vào đó khu vực nhạc nước cho phố đi bộ. Cũng với lý do làm phố đi bộ, hai hàng cây dọc đại lộ Nguyễn Huệ lại bị chặt nốt. Càng thêm kinh ngạc, tòa nhà thương xá Tax đang nhộn nhịp và yên lành bỗng dưng phải đóng cửa để “hóa kiếp”.
Khung cảnh chung quanh ngổn ngang như một bãi chiến trường. Đến nay, phố đi bộ đã xong, ga Metro đang vào giai đoạn cuối nhưng mỗi lần đi qua đây, ai là người yêu Sài Gòn lại không thấy trong mình đau đáu niềm thương nhớ!
Thương lắm, nhớ lắm không chỉ khung cảnh kỷ niệm đầy nét thơ mà còn đau đớn lắm vì mất đi dáng vẻ thiên nhiên được xếp đặt hài hòa giữa phố phường, từ hơn một thế kỷ trước!
Hỡi ôi, đô thị đâu chỉ là phố, là nhà cao cửa rộng, là cao ốc chọc trời. Huống chi, khởi thủy Sài Gòn đã là rừng cây, là sông nước được con người khai phá và tôn tạo từ lúc mở đất cho đến lúc tạo dựng làng mạc, thành quách, phố xá, bến cảng…
TÂM HỒN XANH TỪ CÁI TÊN MỘC MẠC
Tên Sài Gòn đã ẩn chứa thiên nhiên. Hai chữ Sài Gòn mộc mạc hoàn toàn không phải là từ Hán Việt. Sách Đại Nam Quốc Âm tự vị của Huỳnh Tịnh Của cuối thế kỷ 19, giải thích Sài là cây, là cũi, còn Gòn là cây Bông Gòn.
Một số nhà ngôn ngữ cho rằng chữ Sài là biến âm của từ Prei trong tiếng Khmer, cũng có nghĩa là Cây, là Rừng. Chữ Prei còn chuyển qua tiếng Việt là Rẫy để chỉ rừng được vỡ hoang, thành đất vườn trồng rau và cây ăn trái. Cả hai chữ Sài và Rẫy đều là một phần của kho chữ mới phong phú do người Việt phương Nam tạo ra trên đường từ miền Bắc, miền Trung vào.
Giữa nhiều cách giải thích khác nhau về nguồn gốc và ý nghĩa của tên gọi Sài Gòn, tôi cho rằng kiến giải của Huỳnh Tịnh Của như trên rất hợp lý và đáng tin cậy nhất.
Gần như một phản xạ tự nhiên, con người từ thuở hồng hoang, thường lấy ấn tượng lớn nhất đến từ khung cảnh thiên nhiên để đặt tên cho vùng đất lần đầu tiếp xúc. Có lẽ ấn tượng Sài Gòn là đất của cây Gòn, đất của rừng Gòn đã hình thành ngay khi những người Việt đầu tiên dong thuyền từ cửa biển đi vào vùng đất mới.
Phải chăng tổ tiên người Sài Gòn, vào khoảng thế kỷ 16, đã ngỡ ngàng trông thấy và bị cuốn hút trước vẻ đẹp nhìn từ xa của những hàng cây Gòn chi chít trên hòn Núi Lớn và hòn Núi Nhỏ thuộc mũi đất Vũng Tàu? Ngày nay, vào mùa Hè, những hàng Gòn này, vẫn trổ bông trắng xóa, rạo rực cả một bầu trời, tiếp tục thu hút nhiều thế hệ đương đại.
Thuyền qua Vũng Tàu, qua Cần Giờ, người Việt nhanh chóng đổ bộ lên đất Bến Nghé.
Thuở đó, có lẽ phía sau cái vàm đất lớn ven sông nơi trâu bò tụ lại uống nước, là bạt ngàn rừng cây, trong đó cây Gòn điểm xuyết khắp nơi? Chính những hàng Gòn khỏe khoắn trên đồi cao đã trở thành một trong những cột mốc cần thiết để người Việt mới nhập cư dựng xóm, dựng làng.
Cây Gòn và nhiều loại cây bản địa giúp người Việt có ngay vật liệu làm nhà, làm đồn lính. Cây Gòn còn cho củi đốt, cho trái làm thuốc, cho bông dệt vải, trở thành hàng hóa của làng xóm mới.
Lạ thay, những cây Gòn đó không mất hẳn đi khi Sài Gòn trở thành phố phường tấp nập. Tuổi thơ tôi vào những năm 1960 vẫn còn thấy một số cây Gòn, mọc vững chải trong hẻm, trong xóm Bàn Cờ.
Đáng chú ý, sử sách triều đình bằng chữ Hán ghi âm tên Sài Gòn bằng tiếng Hán Việt là Sài Côn nhưng sau đấy lại đặt tên hành chánh cho vùng đất này là Tân Bình, rồi Phiên An và Gia Định. Những “tên chữ” chính thức như vậy đều “văn vẻ” hay đẹp song người dân tại đây từ xa xưa vẫn thích dùng và lưu truyền “tên nôm” Sài Gòn.
Ngẫm xem, hai chữ Sài Gòn mộc mạc không chỉ dễ phát âm, dễ nhớ mà chắc hẳn còn tượng hình kỷ niệm của một thời khai phá đất mới.
Hơn thế nữa, từ trong sâu thẳm, hai chữ Sài Gòn còn thể hiện tâm thế và tâm tình của những con người luôn hòa quyện và quyến luyến thiên nhiên!
CỎ CÂY HOA LÁ TRỞ THÀNH TÊN ĐẤT, TÊN SÔNG
Không chỉ hai chữ Sài Gòn, tấm lòng yêu chuộng thiên nhiên của tổ tiên vùng thị tứ tương lai còn lưu dấu trong một loạt địa danh mang tên đơn sơ - cỏ cây hoa lá. Nào là Cây Mai, Cây Điệp, Cây Gõ, Cây Vông đến Đầm Sen, Vườn Chuối, Đám Xoài, Gò Vấp… Nào là Tranh, Bàng, Đệm, Sác đến Trầu, Thơm, Dưa, Bần, Ổi…
Ngày nay, đọc những cái tên hồn hậu, chất phác đó - may mắn còn sót lại ở nhiều phố phường, quận huyện, ta không những rưng rưng nghĩ đến công sức khai phá mà còn cảm phục cách sống giao hòa với đất trời của tiền nhân.
Cách sống ấy xem ra khác biệt lắm với thời hiện đại khi mà giới hậu sanh đã quen đặt tên con cháu, cửa hàng, công ty hay cao ốc theo những chữ văn hoa, sang trọng, thậm chí ngoại lai.
THÀNH PHỐ VƯỜN HIỆN ĐẠI
Trước khi người Pháp đến, cư dân Sài Gòn đã khai phá khá nhiều rừng hoang, ao hồ, sông rạch, lập nên 40 làng mạc trù phú.
Ngoài tòa thành Gia Định đồ sộ được xây năm 1790, Sài Gòn còn có một khu phố chợ đông đúc của người Hoa, dân Việt gọi là Chợ Lớn. Tuy nhiên, Sài Gòn lúc ấy vẫn còn ở mức độ nửa thành, nửa thôn, chưa phải là một thành phố hoàn chỉnh của công nghiệp và thị dân. Khi người Pháp quản trị Sài Gòn, họ đã biến đổi nơi đây thành một đô thị lớn, kết hợp văn minh Âu – Á.
Trong đó, một trong những điểm son mới mẻ là các đường phố không những được xây dựng thẳng tắp mà còn viền xanh bởi những hàng cây được trồng chọn lọc.
Thêm vào đấy, thành phố còn có nhiều vườn hoa, công viên và ngay cả một vườn Bách Thảo 12ha chuyên ươm cây để trồng ở các con đường (ra đời từ 1864, dân Việt quen gọi là Sở Bông, Sở Thú).
Trên bức tranh phác họa quy hoạch Sài Gòn 1880 còn lưu giữ ở Thư viện quốc gia Pháp, ta có thể nhận ra hai điểm nhấn độc đáo là công trường Rigault de Genouilly (nay là công trường Mê Linh) và bồn phun nước ở giao lộ Bonard-Charner (Lê Lợi - Nguyễn Huệ).
Trong khi ấy, bờ sông Sài Gòn từ nhà máy Ba Son đến Cột Cờ Thủ Ngữ trở thành mặt tiền chính của thành phố được điểm trang bởi những tòa nhà đẹp, hàng cây cao, kè đá, cầu tàu, công viên nhỏ.
Thực sự, các kiến trúc sư Pháp đã thiết kế Sài Gòn là một Thành phố Vườn, một Paris nhiệt đới chưa từng có.
Năm 1925, nhà văn Anh Horace Bleackley, trong du ký Viễn Đông đã gọi Sài Gòn là “Paris trong rừng” (Paris in the jungle), vừa mang ý nghĩa khám phá bất ngờ, vừa nhấn mạnh vẻ đẹp gần gũi thiên nhiên hiếm thấy. Theo ông, người Anh và người Hà Lan phải đến Sài Gòn để học kinh nghiệm người Pháp trồng cây trong thành phố.
Chính những “hàng cây thắp nến”, như cách Trịnh Công Sơn gọi sau này, đã được vun trồng, lớn lên và đứng vững qua nhiều năm tháng, kể cả trong hai cuộc chiến tranh khốc liệt. Cây Sài Gòn là ánh sáng, là hơi thở, là nhạc và thơ của không chỉ người Sài Gòn, không chỉ một thế hệ. Phá bỏ cây, xóa sổ công viên, thu hẹp thảm xanh của thành phố này là tắt đi không những ánh sáng của văn minh mà còn xóa đi căn cước, bản sắc của Sài Gòn.
Hãy dừng tay, hãy bỏ đi những kế hoạch xây dựng rừng nhà, rừng cao ốc lô xô, ô trọc. Hãy thôi chiếm dụng những không gian công cộng ít ỏi của đô thị. Hãy cư xử ngược lại, hãy thêm vào những mảng xanh, thêm vào những bình ô xy thiên nhiên và nhân văn trên cả đất Sài Gòn xưa và Sài Gòn mới.
Vẫn còn cơ hội để cùng nhau trả lại Sài Gòn vẻ đẹp của một thành phố vườn mà đất lành này từng có!
Thứ Sáu, 2 tháng 3, 2018
Thứ Năm, 1 tháng 3, 2018
"Mẹ mong gã thiếp về Hàn. Thiếp gửi tiền giúp gia đình ấm thân"
Huế, tác giả Nguyễn Nhân Trí
Cách đây không lâu tôi có dịp đi Việt Nam và ghé ngang Huế vài hôm dưới tư cách một du khách.
Đã mấy mươi năm rồi tôi mới trở lại Huế. Huế vẫn còn cái vẻ đẹp êm đềm của sông Hương núi Ngự như tôi đã từng biết. Dân cư, đường phố, chợ búa, nhà cửa tuy có đông đúc, nhộn nhịp hơn nhiều nhưng tôi vẫn còn nhận ra cái Huế cũ trong đầu của tôi.
Và dĩ nhiên khi đến Huế thì tôi phải đi thăm viếng những cung điện và lăng tẩm. Vì không quen thuộc đường đi nước bước nên tôi quyết định mướn một chiếc xe riêng và một nhân viên hướng dẫn tại Trung Tâm Du Lịch Thành Phố để cùng đi với tôi đến các địa điểm trên.
Người hướng dẫn cho tôi là một cô gái lanh lợi hoạt bát khoảng 25, 26 tuổi. Cô làm việc rất tận tình và vui vẻ. Tôi nhận thấy cô có một kiến thức khá vững chắc về lịch sử triều Nguyễn cũng như nhiều thắng cảnh ở Huế.
Qua vài câu chuyện trao đổi, tôi cũng được biết thêm là tất cả các nhân viên hướng dẫn du lịch của thành phố như cô đều phải tốt nghiệp một khóa học về lịch sử và chính trị rất kỹ lưỡng. Cô giải thích đó là vì nhà nước biết rằng phần đông các du khách sử dụng hướng dẫn viên là ngoại quốc và “Việt kiều”. Họ cần “bảo đảm chất lượng” của các hướng dẫn viên để có thể “phục vụ tốt” cho du khách.
Đến khoảng giữa ngày thứ hai thì tôi đã xem qua hết những cung điện và lăng tẩm mà tôi muốn thăm viếng. Vì tôi mướn anh tài xế theo “ngày”, chớ không phải theo “giờ”, và vì còn khá sớm nên tôi có ý nghĩ muốn tận dụng chiếc xe và cô hướng dẫn viên sẵn có để đi xem vài chỗ khác trong phạm vi Huế mà tôi chưa hề đến bao giờ.
Một điều mà tôi thường liên tưởng đến mỗi khi nghĩ về Huế là Tết Mậu Thân.
Năm 1968, tôi còn nhỏ và đang sống ở Sài Gòn. Tuy nhiên cho đến bây giờ tôi vẫn còn nhớ rất rõ những sự việc đã xảy ra lúc đó chung quanh tôi. Tôi nhớ mồn một những cụm khói đen bao phủ bầu trời Chợ Lớn từ các đám cháy nhà khủng khiếp trong thành phố. Tôi nhớ những người tản cư nằm ngủ nheo nhóc trong hành lang của các nhà thương, nhà thờ và chùa. Tôi nhớ những xác người chết nằm rải rác trên đường phố sình thối cả tuần lễ không ai đụng đến.
Và vài tuần sau đó lúc tình hình đã tạm yên ổn trở lại, điều tôi nhớ nhiều nhất là những tin tức xảy ra trên toàn quốc được chiếu trên đài Truyền Hình Việt Nam băng tần số 9. Phần thời sự nổi bật, và có lẽ ám ảnh tôi nhất là những tường thuật về các mồ chôn tập thể ở Huế. Trên khung máy truyền hình 16 inch trắng đen, hình ảnh hàng trăm xác người thối rữa được moi lên từ những bãi chôn tập thể trong các vùng quê lân cận thành phố Huế gây ấn tượng mạnh mẽ lên trí óc non nớt của tôi.
Tôi nhớ tiếng than khóc, nét mặt đau đớn, ánh mắt tuyệt vọng của những người lum khum đi vạch từng bao đựng xác người xếp hàng dài trên đất để mong nhận diện được người thân của họ đã bị mất tích. Hàng trăm xác người được tìm thấy dưới nhiều bãi chôn tập thể, hai tay bị trói thúc ké bằng dây kẽm, xương sọ mang dấu đạn hay bị đập vỡ bằng báng súng. Hàng chục bãi chôn tập thể dần dần tuần tự được phác giác trong vài tháng sau khi quân đội đồng minh và Việt Nam Cộng Hòa giành lại được Huế.
Khi đài truyền hình phỏng vấn gia đình của các nạn nhân, hầu như mọi người đều kể một câu chuyện rất tương tự nhau: Trong 4 tuần lễ mà những người tự xưng là Quân Đội Nhân Dân và Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam chiếm đóng Huế thì thân nhân của họ bị những người cầm quyền mới nầy kết án là “ác ôn” hay “có tội với nhân dân” và đã “được xử lý thích đáng”. Những người bị kết án đều là những giới chức trong chính quyền Việt Nam Cộng Hòa và gia quyến của họ, những sĩ quan quân đội cũng như những người lính đang về nghỉ phép ở nhà, những nhân vật Công giáo được nhiều người biết đến và những người “làm tay sai cho Mỹ”.
“Xử lý thích đáng” có nghĩa là bị xử tử tại chỗ hay bị bắt dẫn đi và không bao giờ trở lại.
Sau nầy khi lớn hơn một chút, tôi có dịp quen biết và nói chuyện tận mặt với một vài người chính họ đã có thân nhân bị mất tích ở Huế hồi tết Mậu Thân. Những câu chuyện họ kể lại rất tương đồng với những gì mà tôi nhớ đã thấy trong các bài tường thuật trên truyền hình và báo chí lúc ấy. Một người bạn của tôi sau nầy kể lại chuyện ba của anh (một viên chức làm việc cho tòa hành chính Huế) đã lanh trí, và may mắn, nằm trốn luôn trên trần nhà suốt thời gian đó ngay từ giây phút biết rằng “Việt Cộng vào”. Và mẹ anh đã phải liên tục đóng tuồng nói dối với những người đến nhà nhiều lần tìm ông rằng “ông ấy đã bỏ mẹ con tôi đi theo vợ bé ở Sài Gòn từ trước Tết rồi”. Anh ấy cũng kể lại rằng tất cả những đồng nghiệp với ba anh ấy ở trong cùng khu nhà gia đình công chức hành chính Huế đều bị bắt dẫn đi và giết chết.
Nói chung là trong vòng 4 tuần lễ Huế nằm trong quyền kiểm soát của quân đội Bắc Việt và Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam, những người dân thuộc các diện kể trên bị truy lùng rốt ráo và giết chết. Thật ra thì có một số không nhỏ cũng bị giết không phải vì “ác ôn” hay “có tội với nhân dân” mà chỉ vì tư thù cá nhân. Hoàn cảnh tranh tối tranh sáng, ai cầm một khẩu AK là cầm quyền sinh sát trong tay. Đây là dịp để trang trải ân oán cũ với nhau.
Một số những người bị bắt bị dẫn ra đấu tố rồi xử bắn công khai tại chỗ. Đa số khác bị dẫn đi thủ tiêu mất tích. Người ta tìm thấy thi thể của những người bị dẫn đi mất tích nầy trong hơn 20 bãi chôn tập thể lớn nhỏ ở các vùng ngoại ô của Huế. Mỗi bãi là một hay nhiều hố cạn chứa từ 5, 7 cho đến hơn 400 xác người. Tổng cộng có đâu khoảng gần 7000 người đã bỏ mạng trong 4 tuần lễ đó.
Một trong những nơi tôi chưa bao giờ đến xem ở Huế, tuy đã có nhiều lần suy nghĩ về, là các bãi chôn tập thể nầy. Tôi cũng không rõ tại sao tôi có ý nghĩ muốn đến những nơi đó. Có lẽ tại vì đây là một trong những diễn biến thê thảm nhất trong cuộc chiến tranh Việt Nam. Có lẽ tôi chỉ muốn đến đứng trước cái không gian đó để cố cảm nhận những khoảnh khắc mà sự sống của bao nhiêu con người đã bị tước đoạt một cách vô nghĩa lý bởi đồng loại của họ. Có lẽ tôi chỉ muốn đối diện với những cảm giác rùng rợn từ các hình ảnh kinh hãi trên khung kính TV đã ám ảnh tôi mấy mươi năm trước.
Tôi biết rằng cuộc thảm sát Tết Mậu Thân đã xảy ra gần nửa thế kỷ rồi. Đây là một khoảng thời gian dài đủ để thay đổi rất nhiều thứ. Cảnh vật chắc đã khác hẳn đi rồi. Có thể không còn mấy ai nhớ đến việc nầy nữa chớ nói chi có ai còn biết địa điểm của các mồ chôn tập thể đó. Và nhất là các thế hệ trẻ sau ngày miền nam thất thủ, chẳng hạn như cô hướng dẫn viên nầy của tôi.
Tuy vậy tôi vẫn còn một chút hy vọng. Tôi biết rằng người Việt Nam, nhất là dân quê, thường có tục thờ cúng cô hồn, nhất là những cô hồn chết oan ức. Thế thì một cuộc thảm sát như hồi Tết Mậu Thân chắc sẽ còn đôi chút dấu tích như một vài miếu thờ sót lại đâu đó. Và từ ấy chắc sẽ có người vẫn chưa quên lịch sử của các miếu thờ nầy. Có thể cô hướng dẫn viên của tôi đã có lần nào đó nghe người lớn tuổi trong gia đình kể lại về chuyện nầy chăng? Có thể cô biết chỗ để dẫn tôi đến đó chăng?
Tôi hỏi: “Cô có biết chỗ những mồ chôn tập thể hồi Tết Mậu Thân năm 1968 không? Tôi muốn đi đến đó xem.”
Cô trả lời: “Dạ cháu có nghe nói. Nhưng ở cách đây xa lắm.” Rồi cô nói đến một địa danh hoàn toàn xa lạ đối với tôi.
Tôi muốn biết chắc là cô hiểu tôi đang nói về điều gì nên hỏi thêm: “Cô biết gì về những mồ chôn tập thể nầy?”
Cô giải thích: “Cháu biết chứ. Đó là nơi mà hồi Tết năm 1968 nhiều người đã bị Mỹ Ngụy giết chết và chôn ở đấy.”
Tôi sựng lại, quay qua nhìn cô ấy. Câu trả lời trên của cô hoàn toàn nằm ngoài dự đoán của tôi. Tôi hỏi lại: “Ai bị ai giết?”
Cô ấy nhướng mắt trả lời một cách thông thạo: “Thì chú biết mà, hồi Tết năm ấy lính Mỹ và lính Ngụy vào đây giết chết rất nhiều thường dân và cán bộ rồi đem chôn họ ở mấy chỗ đó.” Nét mặt cô thản nhiên, không có dấu hiệu gì cho thấy cô đang không trả lời tôi một cách thành thật nhất.
Tôi hỏi lại một cách dè dặt: “Làm sao cô biết rõ là lính Mỹ Ngụy đã giết thường dân và cán bộ rồi chôn họ ở đó?”
Cô mĩm cười, có lẽ vì sự ngớ ngẩn trong câu hỏi của tôi: “Thì cháu đã học rõ ràng như thế mà. Không những ở trường học hồi nhỏ mà khóa đào tạo hướng dẫn du lịch của cháu cũng có dạy rất đầy đủ. Lúc đó lính Mỹ Ngụy vào bắn giết rất nhiều dân và cán bộ rồi đem chôn họ tập thể. Ai cũng biết điều đó cả.”
Tôi lặng người đi vài giây. Tôi không quên rằng một sở trường nổi tiếng của các chế độ cộng sản là tẩy não toàn bộ từ già đến trẻ. Tôi cũng không quên mình chỉ là một du khách (và tệ hơn nữa, chỉ là một “Việt kiều”) đang ở trong một lãnh thổ nằm dưới một chính quyền cộng sản. Tôi quyết định không tra gạn thêm về vấn đề nầy nữa vì chỉ vô ích mà thôi. Cô gái ấy đã giải thích rất rõ ràng: trường học đã dạy như vậy, khóa đào tạo cũng đã dạy như vậy, ai cũng biết điều đó. Từ ngày sinh ra (mấy chục năm sau khi diễn biến đó xảy ra) cô đã được dạy bảo như vậy. Không có lý do gì cô nghi ngờ điều đó. Không có lý do gì tôi có thể làm thay đổi sự hiểu biết đó của cô.
Hôm ấy tôi không nhờ cô hướng dẫn viên dẫn đến những chỗ chôn tập thể ấy. Một phần vì khi hỏi thêm vào chi tiết, tôi nhận thấy cô thật ra không biết rõ chính xác các địa điểm đó ở đâu. Một phần vì tự nhiên tôi cảm thấy “cụt hứng”. Hay nói đúng ra là tôi cảm thấy thất vọng một cách bất ngờ và gần như là vô lý do.
Tôi vẫn biết lịch sử là sản phẩm của kẻ chiến thắng. Tuy vậy khi nghe cô hướng dẫn viên giải thích về lịch sử của các mồ chôn tập thể thì tôi không khỏi bực bội trong lòng. Dĩ nhiên là tôi không để lộ điều nầy ra cho cô ấy biết. Việc đó không cần thiết và không có lợi cho tôi. Tôi chỉ quyết định không đi tiếp nữa và trở về khách sạn sớm hơn dự định.
Một câu chuyện dù là phản sự thật và vô lý đến đâu nhưng nếu những người nắm quyền lập đi lập lại đủ nhiều lần, và nếu không ai được phép phản đối, thì câu chuyện đó dần dần sẽ được công nhận là “đúng” và “thật”. Tuy đã không liên quan đến vấn đề nầy trực tiếp, chính tôi đã mắt thấy tai nghe những dữ kiện rõ rệt đủ để kết luận ai đã gây ra các vụ thảm sát đó ở Huế. Chỉ cần nhìn vào 2 điều sau đây: 1/ Việt Cộng chiếm giữ Huế 4 tuần, ngay sau khi quân đội VNCH giành lại Huế thì người ta tìm ra các mồ chôn tập thể đầy xác chết đã thối rữa nhiều ngày; 2/ Những người bị giết đều là nhân viên quan chức đương thời của VNCH, thân nhân của họ đã nhận diện ra xác chồng, cha, anh, em của họ. Chỉ hai điều trên cũng đã đủ cho thấy quân đội Mỹ và VNCH không thể nào là thủ phạm của các vụ tàn sát trên.
Câu chuyện “hồi Tết Mậu Thân quân đội Mỹ Ngụy vào Huế tàn sát nhiều người dân và cán bộ rồi chôn họ trong những hố tập thể” đã được tạo dựng lên và giảng dạy một cách có hệ thống cho những người Huế trẻ, nhất là những người cần thiết. Tôi nhớ lời cô gái hướng dẫn viên du lịch của tôi đã nói: họ phải “học lịch sử và chính trị kỹ lưỡng” vì họ giao dịch với “du khách ngoại quốc và Việt kiều”.
Câu chuyện trên đã trở thành một kiến thức của thế hệ trẻ và sẽ được truyền bá cho mọi người khác mãi mãi về sau. Những nhân chứng của cuộc thảm sát đó đã mấy mươi năm nay không thể và không dám lên tiếng cải chính. Chỉ cần vài mươi năm nữa thì những nhân chứng nầy sẽ dần dần chết mất cả. Câu chuyện thật sự xảy ra như thế nào cũng sẽ chết theo với họ và không còn ai bao giờ biết đến nữa cả.
Chuyến đi thăm Huế của tôi nói chung là mang đến nhiều kỷ niệm đẹp. Trừ việc kể trên.
Thứ Tư, 28 tháng 2, 2018
Đi nhận xác Thầy- Tác giả Tôn Thất Sang
Kính dâng hương hồn các vị Giáo Sư Đức Quốc:
Giáo Sư Gunther Krainick và Phu Nhân:
- Thạc sĩ Y Khoa Đại Học Greifswald 1943
- Thạc sĩ Y Khoa Đại Học Freiburg 1951
- Giáo Sư Nhi Khoa Đại Học Freiburg 1954
- Giáo Sư Nhi Khoa Đại Học Y Khoa Huế
- Thạc sĩ Y Khoa Đại Học Greifswald 1943
- Thạc sĩ Y Khoa Đại Học Freiburg 1951
- Giáo Sư Nhi Khoa Đại Học Freiburg 1954
- Giáo Sư Nhi Khoa Đại Học Y Khoa Huế
Giáo Sư Raymund Discher:
- Giáo Sư Bệnh Lý Nội Thương Đại Học Y Khoa Huế
- Trưởng Khu Bệnh Lý Nội Thương Đại Học Y Khoa Huế
- Giáo Sư Bệnh Lý Nội Thương Đại Học Y Khoa Huế
- Trưởng Khu Bệnh Lý Nội Thương Đại Học Y Khoa Huế
Bác Sĩ Alterkoster:
- Phụ Tá Giáo Sư Bệnh Lý Nội Thương
- Bác Sĩ thường trú khu Truyền Nhiễm
- Phụ Tá Giáo Sư Bệnh Lý Nội Thương
- Bác Sĩ thường trú khu Truyền Nhiễm
Là những vị đã đóng góp công lao và tâm trí rất nhiều vào việc khai sáng Đại Học Y Khoa Huế...
Những vị, với lương tâm chức nghiệp cao quí và lòng vị tha vô bờ đối với bệnh nhân, đã mãi là gương sáng của chúng tôi.
Những vị đã bỏ mình nơi quê người vì tâm hồn bác ái và tình nhân loại (Tết Mậu Thân 1968)
Những vị, với lương tâm chức nghiệp cao quí và lòng vị tha vô bờ đối với bệnh nhân, đã mãi là gương sáng của chúng tôi.
Những vị đã bỏ mình nơi quê người vì tâm hồn bác ái và tình nhân loại (Tết Mậu Thân 1968)
Lần giở những trang trân trọng đầu tiên của cuốn luận án Y Khoa; nhìn tên, tước vị của các Giáo Sư người Đức, bỗng nhiên tôi thấy lòng bồi hồi dâng lên niềm đau xót vô vàn với những tiếc nuối khôn nguôi. Những thương yêu, kính mến, với biết bao kỷ niệm và lòng tri ân với các vị; đã vì thiện tâm, chấp nhận hy sinh, xa gia đình, xa bạn bè, xa tổ quốc thân yêu, để đem sở học và nguyện ước của mình, đi truyền rao để khai hóa tận một xứ sở kém mở mang, xa xôi hẻo lánh, đầy dẫy hiểm nguy, ở tận bên kia bờ Đại Dương. Ước nguyện của quí vị thật dễ thương và hiền hòa là làm sao tạo dựng những bác sĩ Y Khoa tài năng, để đem sở học phục vụ bệnh nhân, phục vụ con người, phục vụ Y đạo ở ngay xứ sở họ.
Thế nhưng, những hy sinh cao quí, từ những con người nhân ái đó, đã bị trả một giá quá đắt - bằng chính mạng sống của họ - bởi một chính quyền gọi là phát xuất từ nhân dân, vì hạnh phúc của nhân dân “chính quyền Cộng Sản”; đã lạnh lùng ra lệnh thủ tiêu họ, không chút tiết thương, trong biến động do chúng gây ra, cái gọi là “Mặt trận Toàn dân nổi dậy tổng công kích”vào cố đô Huế; trong dịp hưu chiến Tết Mậu Thân!?
Thế nhưng, những hy sinh cao quí, từ những con người nhân ái đó, đã bị trả một giá quá đắt - bằng chính mạng sống của họ - bởi một chính quyền gọi là phát xuất từ nhân dân, vì hạnh phúc của nhân dân “chính quyền Cộng Sản”; đã lạnh lùng ra lệnh thủ tiêu họ, không chút tiết thương, trong biến động do chúng gây ra, cái gọi là “Mặt trận Toàn dân nổi dậy tổng công kích”vào cố đô Huế; trong dịp hưu chiến Tết Mậu Thân!?
Hạ tuần tháng 4 năm 1968.
Khoảng gần hai tháng, sau Tết Mậu Thân, cố đô Huế đã được quân lực VNCH tái chiếm (25 tháng 2 – 1968 dựng lại cờ tại kỳ đài chính của cố đô Huế; VC khai hỏa trong đêm Giao Thừa 29- 1- 68)
Huế, sau những ngày bị bọn quỉ đỏ tràn ngập, đã nhuộm máu đào và nước mắt!
Không có phường nào, xã nào, không có xóm nào, không có gia đình nào, là không có người thân ngã gục, cha xa con, vợ mất chồng hoặc bằng viên đạn, hoặc bằng con dao, hoặc bằng cán cuốc...Có hàng loạt ngưòi bị chôn sống, sau khi bị cột thành từng “xâu người”, nối kết lại bằng dây dừa, dây điện thoại...
- Nào Phú Thứ oán khí ngất trời, với tiếng khóc và màu tang phủ trắng cánh đồng!
- Nào chùa Áo Vàng (Tăng Quang Tự), nào lăng Tự Đức.
- Nào Trung Học Gia Hội, với hầm chôn tập thể, nơi mà trường học biến thành lò sát sinh, nơi mà bọn “phản sư diệt tổ Hoàng Phủ Ngọc Tường, Nguyễn Đắc Xuân...và Lê Văn Hảo (Chủ Tịch Lực Lượng Dân Tộc, Dân Chủ và Hoà Bình tại Huế), đã triệt để vâng lời bác Hồ dạy: “Trăm năm trồng người” để chôn sống hàng loạt con người bằng xương bằng thịt với nỗi đau kinh khiếp, rợn người mà oán khí chất ngất của họ chắc sẽ đời đời theo níu chân bác và gia đình mà đòi nợ xưong máu!..
- Nào Khe Đá Mài, Bãi Dâu, Tây Lộc... mà mỗi địa danh là một âm vang của loài quỉ đỏ!
Huế tang thương lầy lội
Huế rách như xơ mướp!
Huế tiêu điều với tường xiêu, mái đổ
Huế với thép gai giăng mắc
Huế như mặt kẻ bị đậu mùa!
Huế với B40, với AK47, với CKC báng đỏ,
Huế đầy nước mắt với khăn tang,
Máu đỏ tanh hôi chảy ngập đàng,
Hoa cúc, mai vàng sao chẳng thấy?
Chỉ còn hoang lạnh với ly tan!
Trong cái cảnh hổn mang ấy, tôi đi giữa kinh thành Huế tang thương, đổ vỡ, lạc lỏng, bơ vơ, không định hướng như bị mộng du. Tôi đi mà lòng ngậm ngùi thương tiếc như lạc mất người yêu xưa! Tôi đi, nhìn, nghe, phân vân, bồng bềnh như trong cơn ác mộng!
Bỗng tôi hoảng hồn vì tiếng Vespa rít lên bên cạnh, đồng thời với cái vỗ vai làm tôi giật bắn người:
- Đã biết tin gì chưa?
Tôi định thần nhìn lại, thì ra Đặng Ngọc Hồ, tôi hỏi.
- Tin gì mà có vẻ gấp rút thế?
- Tìm thấy xác của các thầy Krainick, Discher, Alterkoster và cả xác bà Krainick nữa!
- Trời ơi, có chắc không, ở đâu?
- Nghe đâu gần chuà Tường Vân, phía trên dốc Nam Giao. Rồi Hồ nói luôn:
- Ban đầu dân họ tưởng Mỹ, họ báo với tiểu khu. Tiểu khu liên lạc với Lãnh sự Mỹ, thì biết Mỹ tuy có thiệt hại khá nhiều, nhưng không có mất tích. Sau liên lạc với viện Đại Học mình và với Lãnh Sự quán Tây Đức thì biết Đức bị mất tích 4 công dân: 3 nam và 1 nữ. Bây giờ thì trùng khớp.
Tôi chưa kịp đình thần, thì trong tiếng còi inh ỏi, đã trông thấy Bùi Hửu Út xuất hiện như một cơn lốc trên chiếc xe gắn máy, lạng và thắng nhanh như chớp! Tôi và Hồ vừa vội vàng nhảy tránh cú lạng vừa nói cho Út biết...Đằng xa lại thấy Lê Đình Thiềng, chở Nguyễn Quang trờ tới...
Bọn tôi, vội vàng làm cuộc họp “bỏ túi” trên lề đường Trần Hưng Đạo, gần chi Thông Tin ở chân múi cầu Trường Tiền, bay giờ đã gãy một nhịp – vết ô nhục do đoàn cán binh Bắc Việt để lại, khắc một vết nhơ sâu đậm trong lòng người dân xứ Huế.
Khi đó vào khoảng mười giờ sáng, cái lạnh của những ngày đầu Xuân len lén như dao cắt vào da thịt, lại thêm cái nắng quái của ngày Xuân, sao hôm nay lại khác thường, nó nhợt nhạt, vàng vàng, tai tái như da của một xác chết. Nó như bàn bạc mùi tử khí của một thành phố đang ung mủ, đã có lắm người chết oan khiên uất hận; chúng tôi chợt nghĩ đến các thầy và thương quá là thương.
Tôi đề nghị anh Hồ qua tiểu khu hỏi lại tình hình an ninh vùng đó đã ổn chưa; Còn chúng tôi, lên xe, chở nhau, nhắm vùng Nam Giao trực chỉ.
Một hồi sau, Tiểu Khu cho một tiểu đội, trên chiếc xe Dodge, với vũ khí đầy đủ đi mở đường, nhắm hướng vùng chùa Tường Vân. Anh Thiếu úy bảo bọn tôi ngồi chờ ở ngã ba đường Nam Giao, ngả rẻ vào chùa Tưòng Vân để chờ họ báo tin. Khoảng nửa giờ sau, viên sĩ quan trở lại bảo tình hình an ninh an toàn, ụ không có mìn bẩy và hiện tiểu đội ông vẫn bám sát địa hình.
Đột nhiên ông buồn bã, ngậm ngùi nói:
- Quân tôi, cùng một số dân trong xóm, đang đào đất, thấy nhô lên bốn đầu tóc, trong đó có một đầu tóc màu bạch kim, thật tội nghiệp quá!
Bọn tôi nhìn nhau thở dài:
- Chắc là thầy Discher rồi!
Mái tóc màu bạch kim, hơi dợn sóng của người thầy tài ba thưong mến học trò, xem học trò như con, không ngừng ám ảnh tâm hồn chúng tôi đến xót xa.
Bọn tôi cám ơn viên Sĩ Quan và tất cả lên xe, nhắm hướng chùa Tường Vân trực chỉ.
Chùa Tưòng Vân nằm về hưóng tây nam núi Ngự Bình (hưóng Nam Giao, từ phố đi lên), đi quá chùa Sư Nữ một quảng xa thì rẽ phải, con đừờng mòn đất đỏ, thoai thoải dốc với nhiều ổ gà và nhiều bụi rậm.
Ngôi chùa với mái rêu phong, cỗ kính, chung quanh sân rộng là những ngọn trúc la đà. Ở giữa là ngọn giả sơn Ngư Tiều Canh Độc. Xa xa, về phía dưói ruộng là hàng tre bao phủ, xanh ngắt một màu, xen kẻ mấy cây lồ ô, thân vàng có sọc xanh, dịu dàng lay động trứoc gió. Cảnh chùa tuy đẹp, nhưng bọn tôi không còn lòng dạ nào thưởng ngoạn khung cảnh nên thơ! Vừa xuống xe tại sân chùa, đã nghe tiếng cuốc xẻn và thấy vài người dân địa phưong tụm năm tụm ba, cùng một vài anh em quân nhân đang xúm xít đào bới tận bờ hào tre, cách sân chùa khoảng 200 mét. Bọn tôi vội vàng chạy lại.
- Tội quá các anh ôi, 3 ông, 1 bà. Tất cả đều bị bắn giống nhau. Tụi VC thật quá dã man, côn đồ! tiếng một quân nhân phát biểu.
- Đã biết tin gì chưa?
Tôi định thần nhìn lại, thì ra Đặng Ngọc Hồ, tôi hỏi.
- Tin gì mà có vẻ gấp rút thế?
- Tìm thấy xác của các thầy Krainick, Discher, Alterkoster và cả xác bà Krainick nữa!
- Trời ơi, có chắc không, ở đâu?
- Nghe đâu gần chuà Tường Vân, phía trên dốc Nam Giao. Rồi Hồ nói luôn:
- Ban đầu dân họ tưởng Mỹ, họ báo với tiểu khu. Tiểu khu liên lạc với Lãnh sự Mỹ, thì biết Mỹ tuy có thiệt hại khá nhiều, nhưng không có mất tích. Sau liên lạc với viện Đại Học mình và với Lãnh Sự quán Tây Đức thì biết Đức bị mất tích 4 công dân: 3 nam và 1 nữ. Bây giờ thì trùng khớp.
Tôi chưa kịp đình thần, thì trong tiếng còi inh ỏi, đã trông thấy Bùi Hửu Út xuất hiện như một cơn lốc trên chiếc xe gắn máy, lạng và thắng nhanh như chớp! Tôi và Hồ vừa vội vàng nhảy tránh cú lạng vừa nói cho Út biết...Đằng xa lại thấy Lê Đình Thiềng, chở Nguyễn Quang trờ tới...
Bọn tôi, vội vàng làm cuộc họp “bỏ túi” trên lề đường Trần Hưng Đạo, gần chi Thông Tin ở chân múi cầu Trường Tiền, bay giờ đã gãy một nhịp – vết ô nhục do đoàn cán binh Bắc Việt để lại, khắc một vết nhơ sâu đậm trong lòng người dân xứ Huế.
Khi đó vào khoảng mười giờ sáng, cái lạnh của những ngày đầu Xuân len lén như dao cắt vào da thịt, lại thêm cái nắng quái của ngày Xuân, sao hôm nay lại khác thường, nó nhợt nhạt, vàng vàng, tai tái như da của một xác chết. Nó như bàn bạc mùi tử khí của một thành phố đang ung mủ, đã có lắm người chết oan khiên uất hận; chúng tôi chợt nghĩ đến các thầy và thương quá là thương.
Tôi đề nghị anh Hồ qua tiểu khu hỏi lại tình hình an ninh vùng đó đã ổn chưa; Còn chúng tôi, lên xe, chở nhau, nhắm vùng Nam Giao trực chỉ.
Một hồi sau, Tiểu Khu cho một tiểu đội, trên chiếc xe Dodge, với vũ khí đầy đủ đi mở đường, nhắm hướng vùng chùa Tường Vân. Anh Thiếu úy bảo bọn tôi ngồi chờ ở ngã ba đường Nam Giao, ngả rẻ vào chùa Tưòng Vân để chờ họ báo tin. Khoảng nửa giờ sau, viên sĩ quan trở lại bảo tình hình an ninh an toàn, ụ không có mìn bẩy và hiện tiểu đội ông vẫn bám sát địa hình.
Đột nhiên ông buồn bã, ngậm ngùi nói:
- Quân tôi, cùng một số dân trong xóm, đang đào đất, thấy nhô lên bốn đầu tóc, trong đó có một đầu tóc màu bạch kim, thật tội nghiệp quá!
Bọn tôi nhìn nhau thở dài:
- Chắc là thầy Discher rồi!
Mái tóc màu bạch kim, hơi dợn sóng của người thầy tài ba thưong mến học trò, xem học trò như con, không ngừng ám ảnh tâm hồn chúng tôi đến xót xa.
Bọn tôi cám ơn viên Sĩ Quan và tất cả lên xe, nhắm hướng chùa Tường Vân trực chỉ.
Chùa Tưòng Vân nằm về hưóng tây nam núi Ngự Bình (hưóng Nam Giao, từ phố đi lên), đi quá chùa Sư Nữ một quảng xa thì rẽ phải, con đừờng mòn đất đỏ, thoai thoải dốc với nhiều ổ gà và nhiều bụi rậm.
Ngôi chùa với mái rêu phong, cỗ kính, chung quanh sân rộng là những ngọn trúc la đà. Ở giữa là ngọn giả sơn Ngư Tiều Canh Độc. Xa xa, về phía dưói ruộng là hàng tre bao phủ, xanh ngắt một màu, xen kẻ mấy cây lồ ô, thân vàng có sọc xanh, dịu dàng lay động trứoc gió. Cảnh chùa tuy đẹp, nhưng bọn tôi không còn lòng dạ nào thưởng ngoạn khung cảnh nên thơ! Vừa xuống xe tại sân chùa, đã nghe tiếng cuốc xẻn và thấy vài người dân địa phưong tụm năm tụm ba, cùng một vài anh em quân nhân đang xúm xít đào bới tận bờ hào tre, cách sân chùa khoảng 200 mét. Bọn tôi vội vàng chạy lại.
- Tội quá các anh ôi, 3 ông, 1 bà. Tất cả đều bị bắn giống nhau. Tụi VC thật quá dã man, côn đồ! tiếng một quân nhân phát biểu.
Tôi vội vàng nhìn theo tay anh chỉ, thấy ba quân nhân đang cùng một vài ngưòi dân, tay cuốc, tay xẻng, nhẹ nhàng xúc đất và cát lên từ một chiếc hầm đào vội; bề dài khoảng 3.0m, bề ngang khoảng 1.0m và bề cao khoảng 1.0m, vừa đủ cho thế quì thẳng đứng của một ngưòi ngoại quốc! Trong chiếc hầm chật hẹp đó, 4 ngưòi ngoại quốc đều bị trói thúc ké, hai tay bị bẻ quặt ra sau lưng, bị siết chặt bằng giây điện thoại truyền tin. Nhìn mặt họ đều bị biến đổi. Thái dưong trái là lổ đạn vào, thái dưong phải là lổ đạn ra, nên bị phá ra toang hoát; mắt lồi hẳn ra ngoài! Đưòng đi ngọt xớt của viên dạn do chính kẻ luôn luôn rêu rao lấy lưọng khoan hồng và nhân đạo làm nền tảng để xử thế, đã làm méo mó, biến dạng những khuôn mặt hiền hoà của các vị thầy chúng ta. Các Thầy đã “được giải phóng” bởi cái gọi là Mặt trận Giải phóng miền Nam của Bắc Bộ phủ!!! Chúng đã đang tâm đi “giải phóng” những con ngưòi chỉ biết đem tình thương và lòng nhân ái ra cứu chữa cho mọi ngưòi bệnh tật, nghèo đói.
Sau đó, chúng tôi cùng nhau, ngươi một tay phụ giúp anh em chuyển xác quí thầy lên xe của tiểu khu và đưa vào nhà xác của Bệnh Viện Trung Ương Huế.
Sau đó, chúng tôi cùng nhau, ngươi một tay phụ giúp anh em chuyển xác quí thầy lên xe của tiểu khu và đưa vào nhà xác của Bệnh Viện Trung Ương Huế.
“... Các Thầy đã “được giải phóng” bởi cái gọi là Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam của Bắc Bộ Phủ!!!...”
Cả thành phố Huế xôn xao, cả bệnh viện xôn xao! Nhiều ngưòi đã khóc nức nở. Có nhiều tiếng khóc thầm lặng ở khu nội thưong, phòng cấp cứu, khu truyền nhiễm, khu nhi đồng…
- Ôi, còn đâu nữa vị Bác Sĩ trưỏng đoàn, luống tuổi, hồn nhiên, thưong yêu sinh viên, đã luôn luôn tận tụy trong bài giảng, trong lâm sàn, suốt đêm ngày khám bệnh ở khu Nhi Đồng. Thân mật với sinh viên, vui đùa, xem như con; chúng tôi thưòng gọi ông là Bon Papa.
Có lần, trong khi chuông reo, chờ giáo sư đổi giờ vào giảng, chúng tôi thuờng nghịch ngợm “câu giờ”; mặc dầu chuông reo, nhưng chưa chịu vào lớp. Tôi cùng Lê văn Mộ, Trần Xuân Thắng, Hoàng Thế Định…đứng cheo leo trên mép thành cửa sổ lầu hai, nói chuyện phiếm. Ông đi lại nhắc nhở:
- C’est l’heure!
Chúng tôi giả bộ không nghe, ông vội trờ tới, nheo mắt, lo lắng mỉm cưòi nói:
- N’avez vous pas peur de tomber du ciel?
Tôi làm bộ sắp rơi từ cửa sổ đáp:
- Si, mais je veux voler dans le ciel plein de beaux nuages, mon bon papa.
Ông vội vàng chạy lại, hai tay nhẹ nhàng nhấc bỗng tôi lên, đặt xuống sàn nhà, hào hển nói:
- Oh, Il faut faire attention, mon pauvre enfant!
Bọn chúng tôi cười sảng khoái vì câu đựoc giờ, ù chạy vào phòng học. Bon Papa mệt nhọc theo sau!
Còn đâu những kỷ niệm êm đềm bên ngưòi Thầy yêu quí, ngưòi đã đem hết cuộc đời tận tuỵ để phụng sự khoa học. Lẽ ra Thầy phải về nước dưõng bệnh một thời gian, sau khi bị cơn bệnh “Japanese Encephalitis” vật vã một thời, tưỏng như gần “đi đứt”. Tuy nhiên ông đã ở lại vào dịp Tết Mậu Thân nghiệt ngã và bọn quỉ đỏ đã bắt Thầy cùng vị phu nhân can đảm, yêu thưong chồng, xin được đi theo để chăm sóc chồng, cho đến ngày cuối cuộc đời thì Bà cũng bị xử bắn luôn!
Xin vĩnh biệt thầy cùng phu nhân.
Nguyện cầu Thầy cùng phu nhân thanh bình trong cõi vĩnh hằng, ở nơi không còn hận thù, ở nơi mà bọn quỉ đỏ phải lánh xa.
- Ôi, còn đâu nữa, Bác Sĩ Raymund Discher - ngưòi BS trẻ tuổi, điềm đạm và trầm tĩnh, vui tính và nhân hậu nhưng nghiêm khắc, ngày đêm ở khu truyền nhiễm, với tương lai đang rực sáng, Nhớ lại những “Family Party” thầy và cô thỉnh thoảng mở ra, mời sinh viên một vài lớp đến dự trong căn apartment nhỏ ấm cúng, bên bờ sông Bến Ngự. Thầy và cô hạnh phúc bên nhau như đôi vợ chồng mới cưói, thức ăn nhẹ, ruợu chát đỏ, vừa chuyện trò với đám sinh viên và nghe những tấu khúc bất hủ của Mozart trong không gian của buổi chiều đang tắt nắng, chỉ còn lại ánh đèn vàng của gian phòng ấm cúng.. Hạnh phúc của thầy cô bình yên và miên viễn đến chừng nào.
Tuy nhiên định mệnh năm Mậu Thân đã khắc nghiệt cướp đi mạng sống của người chồng tài hoa. Thầy vừa mới đưa vợ về nước, và đáng lẽ thầy còn được nghỉ, mọi ngưòi đều khuyên nên ở lại, nói tình hình ngoài Huế không an ninh, nhưng thầy lại tìm đủ mọi cách ra Huế để giảng dạy sinh viên cho kịp thời khoá biểu riêng mà thầy đã lập sẳn!
Bọn quỷ đỏ đã nhẫn tâm hành quyết thầy bằng viên đạn xuyên thái dương đầy thù hận!
Nguyện cầu linh hồn Bác Sĩ Raymund Discher sẽ mãi mãi bình yên ở chốn vĩnh hằng.
- Ôi, còn đâu nữa Bác Sĩ Alterkoster, ngưòi Bác Sĩ trẻ tuổi, đẹp trai, tận tâm ở khu truyền nhiễm. Alterkoster với bộ râu quai nón đầy vẻ giang hồ của một tay hải tặc khí phách “Le Viking”, đôi mắt xanh biếc ánh lên nét thông minh và nhân từ; nhìn chung rất lôi cuốn và nhất định phải là một “good guy”. Alterkoster rất thân mật và hoà đồng với sinh viên, ông thưòng rũ sinh viên lên Kim Long, Thiên Mụ ăn chè, ăn bánh bèo...Tướng ông rất tốt, xem qua không thể chết yểu được, ngờ đâu lại bại dưới tay “sát thủ” của đảng và bác!
Nguyện cầu BS. Alterkoster sẽ mãi mãi ở nơi chốn Thiên Đàng.
Tối hôm đó, chúng tôi, hầu như tất cả các sinh viên Y khoa còn tại Huế, đều tề tựu đến bệnh viện trung ưong. Từ Đại Học Xá Nam Giao, trung tâm Xavier, trường Nữ Hộ Sinh Quốc Gia, Cán Sự Y Tế... các bạn ở mọi nơi trong thành phố, lần lượt biết tin, tập trung tại phòng trực bệnh viện để phân chia công việc và trực xác quí thầy, đang tạm quàng tại nhà xác bệnh viện.
Mờ sáng hôm sau, quan tài quí thầy được đưa lên quàn tại Toà Viện Trưỏng Viện Đại Học Huế.
Sinh viên Y khoa chúng tôi, quần sẩm, áo chemise trắng dài tay, cravat đen; nghiêm trang vòng tay đứng thành hai hàng, trực bên quan tài quí thầy. Những tràng hoa phúng điếu rải rác của các Toà Lãnh Sự, các Trưòng, các Hội Đoàn, Đoàn Thể, các Phân Khoa bạn...
Đức Tổng Giám Mục Địa Phận Huế Nguyễn Kim Điền chủ tế.
Không khí lắng đọng, cảm xúc và trang nghiêm. Mắt mọi ngưòi đều rưng rưng, tiếng máy quay phim đều đều, âm thanh trầm buồn như lời nguyện cầu. Đột nhiên, có tiếng thổn thức ở phía cửa chính, mọi ngưòi xôn xao nhìn ra; nhiều ống kính hưóng theo, ánh sáng máy ảnh lập loè: Một thiếu nữ, trong bộ đồ đen tuyền, khăn tang trắng bịt ngang đầu, nức nở lảo đảo tiến vào; hai tay ôm chặt vòng hoa tím – Couronne Mortuaire – kết cườm đen có đính dãi băng màu tím với giòng chữ trắng “To You With All My Sacred And Humble Love”. Đức Tổng Giám Mục lặng lẽ nhìn, nét mặt ngài dịu đi. Mọi ngưòi xúc động bàng hoàng cùng với nhiều tiếng nức nở. Ai đây? Ngưòi thiếu nữ nhẹ đặt vòng hoa trước linh cửu của BS. Alterkoster rồi phủ phục xuống, ôm quan tài khóc nức nở!
Mắt tôi mờ đi, cảm xúc đến lặng ngưòi; nhìn người thiếu nữ, không còn trẻ lắm, với nét thuỳ mị, đoan trang và kín đáo, kín đáo như trong tình yêu thiêng liêng của chị, thắm thiết và buồn như màu tím của vành Couronne mortuaire. Những giọt nước mắt xót thương chị đang gởi cho ngưòi mình yêu vừa ngã gục trên mảnh đất của quê hương nầy. Máu đào của anh, vô tình đã tô thắm lên quê hưong Việt Nam mến yêu của chị!
Tình yêu của hai người kín đáo và thầm lặng như giòng sông xứ Huế, rất ít người được biết.
Ở đây, tôi xin phép chị Thảo – vâng, người ấy chính là chị – cho tôi viết ra điều nầy, phải chăng đó là những kỷ niệm cao quí nhất và thiêng liêng nhất của cả cuộc đời chị mà tôi tin rằng, nếu mọi người biết đến, cũng sẽ làm tâm hồn họ thăng hoa, bâng khuâng và xúc động, như khi họ khám phá ra một khu vườn hoa đầy hương sắc, kỳ bí, mong manh, dễ vỡ. Họ sẽ ngạc nhiên thích thú và trân trọng giữ gìn...
(Chị là chuyên viên phòng thí nghiệm trường Y, nhưng chị thường lên thư viện để tìm sách đọc nghiên cứu, và trò chuyện cùng chị Hưòng nên nhiều người cứ tưởng chị là quản thủ thư viện - là chị Hường).
Sáng hôm sau, hai chiếc máy bay màu trắng bạc “Air America”đưa bốn quan tài vào phi trường Tân Sơn Nhất. Ở đó, ngoài phái đoàn Đại Học Y Khoa Huế, còn có phái đoàn của sinh viên Đại Học Y Khoa Saigon chờ đón với vòng hoa phân ưu và biểu ngữ lên án bọn quỉ đỏ đã ra tay thảm sát những người làm công việc y tế, chỉ biết phụng sự khoa học, phụng sự nhân loại.
(**) Linh cửu của bốn vị được đưa ra phi cơ về cố quốc trên chiếc xe có bốn ngựa kéo, theo sau là 250 sinh viên Y Khoa Huế và Saigon, đội đưa tang và đội quân danh dự của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Sinh viên cầm biểu ngữ nói lên lòng biết ơn công lao của quí vị...
Không khí lắng đọng, cảm xúc và trang nghiêm. Mắt mọi ngưòi đều rưng rưng, tiếng máy quay phim đều đều, âm thanh trầm buồn như lời nguyện cầu. Đột nhiên, có tiếng thổn thức ở phía cửa chính, mọi ngưòi xôn xao nhìn ra; nhiều ống kính hưóng theo, ánh sáng máy ảnh lập loè: Một thiếu nữ, trong bộ đồ đen tuyền, khăn tang trắng bịt ngang đầu, nức nở lảo đảo tiến vào; hai tay ôm chặt vòng hoa tím – Couronne Mortuaire – kết cườm đen có đính dãi băng màu tím với giòng chữ trắng “To You With All My Sacred And Humble Love”. Đức Tổng Giám Mục lặng lẽ nhìn, nét mặt ngài dịu đi. Mọi ngưòi xúc động bàng hoàng cùng với nhiều tiếng nức nở. Ai đây? Ngưòi thiếu nữ nhẹ đặt vòng hoa trước linh cửu của BS. Alterkoster rồi phủ phục xuống, ôm quan tài khóc nức nở!
Mắt tôi mờ đi, cảm xúc đến lặng ngưòi; nhìn người thiếu nữ, không còn trẻ lắm, với nét thuỳ mị, đoan trang và kín đáo, kín đáo như trong tình yêu thiêng liêng của chị, thắm thiết và buồn như màu tím của vành Couronne mortuaire. Những giọt nước mắt xót thương chị đang gởi cho ngưòi mình yêu vừa ngã gục trên mảnh đất của quê hương nầy. Máu đào của anh, vô tình đã tô thắm lên quê hưong Việt Nam mến yêu của chị!
Tình yêu của hai người kín đáo và thầm lặng như giòng sông xứ Huế, rất ít người được biết.
Ở đây, tôi xin phép chị Thảo – vâng, người ấy chính là chị – cho tôi viết ra điều nầy, phải chăng đó là những kỷ niệm cao quí nhất và thiêng liêng nhất của cả cuộc đời chị mà tôi tin rằng, nếu mọi người biết đến, cũng sẽ làm tâm hồn họ thăng hoa, bâng khuâng và xúc động, như khi họ khám phá ra một khu vườn hoa đầy hương sắc, kỳ bí, mong manh, dễ vỡ. Họ sẽ ngạc nhiên thích thú và trân trọng giữ gìn...
(Chị là chuyên viên phòng thí nghiệm trường Y, nhưng chị thường lên thư viện để tìm sách đọc nghiên cứu, và trò chuyện cùng chị Hưòng nên nhiều người cứ tưởng chị là quản thủ thư viện - là chị Hường).
Sáng hôm sau, hai chiếc máy bay màu trắng bạc “Air America”đưa bốn quan tài vào phi trường Tân Sơn Nhất. Ở đó, ngoài phái đoàn Đại Học Y Khoa Huế, còn có phái đoàn của sinh viên Đại Học Y Khoa Saigon chờ đón với vòng hoa phân ưu và biểu ngữ lên án bọn quỉ đỏ đã ra tay thảm sát những người làm công việc y tế, chỉ biết phụng sự khoa học, phụng sự nhân loại.
(**) Linh cửu của bốn vị được đưa ra phi cơ về cố quốc trên chiếc xe có bốn ngựa kéo, theo sau là 250 sinh viên Y Khoa Huế và Saigon, đội đưa tang và đội quân danh dự của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Sinh viên cầm biểu ngữ nói lên lòng biết ơn công lao của quí vị...
Thứ Ba, 27 tháng 2, 2018
Thứ Hai, 26 tháng 2, 2018
Cố Nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông (1932 - 2018)
Nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông - Một tên tuổi lớn của nền văn nghệ ở miền Nam Việt Nam và là tác giả của Chiều Mưa Biên Giới, Khúc Tình Ca Hàng Hàng Lớp Lớp, Mấy Dặm Sơn Khê, Nhớ Một Chiều Xuân… và còn rất nhiều tác phẩm bất hủ khác được biết bao thế hệ khán thính giả yêu mến từ trước 1975 đến tận bây giờ. ,Ông đã trút hơi thở cuối cùng lúc 19 giờ 30 ngày 26/2/18 (nhẳm 11 tháng Giêng) năm Mậu Tuất tại bệnh viện Chợ Rẫy - Sài Gòn
Chủ Nhật, 25 tháng 2, 2018
Đạo diễn Hoàng Vĩnh Lộc và đạo diễn Lê Hoàng Hoa- Tác giả Hoàng Hải Thủy
Trong bày này – Viết ở Rừng Phong, Xứ Tình Nhân, Kỳ Hoa ĐấtTrích, Tháng 10, 2015, – hai nhà Đạo Diễn Điện Ảnh Quốc Gia Việt Nam Cộng Hòa được nói đến là:
- Đạo diễn Hoàng Vĩnh Lộc.
- Đạo diễn Lê Hoàng Hoa.
Tôi – CTHĐ – viết: Đạo diễn Lê Hoàng Hoa là người đẻ bọc điều. Đạo diễn Hoàng Vĩnh Lộc là người đẻ bọc than.
Đẻ bọc điều là tiếng dân gian gọi những người được sung sướng suốt đời, đẻ bọc than là những người sống vất vả suốt đời.
Lê Hoàng Hoa sống suốt đời yên ổn, no đủ, sang Hoa Kỳ học trước nhất, sau năm 1975 làm phim với bọn Bắc Cộng, sang Hoa Kỳ sống vài năm rồi lại về Sài Gòn, từng sống ở Ba Lan.
Hoàng Vĩnh Lộc suốt đời theo việc làm phim, bị tù giam năm 1976, chết trong nghèo nàn.
Đây là những lời viết về cuộc đời và sự nghiệp của hai nhà Đạo diễn Hoàng Vĩnh Lộc, Lê Hoàng Hoa trên Internet.
Dạ Chung – Hoàng Vĩnh Lộc
Bích Huyền. VOA
Trong sinh hoạt âm nhạc Việt Nam, về tác phẩm, chưa kể đến thơ phổ nhạc, có rất nhiều bài hát gồm hai tác giả, người viết nhạc và người viết lời. Trong chương trình Thơ Nhạc của đài VOA hôm nay, Bích Huyền nói về Dạ Chung, người viết ca từ đẹp như Thơ trong nhạc Lâm Tuyền.
Một ca khúc hay cần hai yếu tố: nhạc và lời. Chuyển tới thính giả ca khúc ấy là giọng hát và nghệ thuật hòa âm, chưa kể đến kỹ thuật âm thanh. Thế nhưng, thường khi giới thiệu một bài hát, hoặc có nhiều CD phát hành hình như người ta chỉ chú ý đến ca sĩ, nhạc sĩ mà quên đi người viết ca từ. Như vậy có thiếu sự công bằng không?
Chẳng hạn như Vĩnh Phúc, một cựu nữ sinh trường Trung học Trưng Vương Sài Gòn, những năm đầu thập niên 60, Vĩnh Phúc đã viết rất nhiều lời ca cho những bản nhạc nổi tiếng của Hoàng Trọng, như: Ngàn thu áo tím, Hai phương trời cách biệt, Một thuở yêu đàn… Trong câu chuyện hôm nay, Bích Huyền giới thiệu một vài nét về Dạ Chung, người viết lời trong hầu hết những bản nhạc của Lâm Tuyền.
Lâm Tuyền-Dạ Chung, tên tuổi hai người gắn liền với nhau như Đoàn Chuẩn-Từ Linh vậy.
Một trong những ca khúc được yêu mến nhất của hai người là “Hình ảnh một buổi chiều.”
“Hình ảnh một buổi chiều thơ mộng,” in đậm trong trí nhớ nhiều người, lại càng đẹp hơn, thơ mộng hơn, đáng nhớ hơn nhờ câu văn đẹp như thơ của Dạ Chung:
“Anh không giữ trong tay một kho tàng hay một danh vọng nào cả. Anh chỉ giữ có hình ảnh một buổi chiều, khi nắng vàng nhuộm mái tóc em.”
Có một thời nhiều người trẻ đã chép trong tập sổ tay câu nói đẹp như thơ ấy.
Dạ Chung tức Hoàng Vĩnh Lộc, vừa là tài tử màn bạc vừa là đạo diễn phim nổi tiếng của miền Nam trước 1975. ( .. .. .. )
Thời ấy ngành Điện ảnh Việt Nam chưa thực sự gọi là trưởng thành, dù về diễn viên, chúng ta có những ngôi sao như Kiều Chinh, Đoàn Châu Mậu, Hoàng Vĩnh Lộc, Lê Quỳnh… Các nhà sản xuất phim xi nê thời ấy thiếu tiền mua phim trắng, máy thu hình, thu âm, dàn đèn. Tuy vậy, chúng ta vẫn có những nghệ sĩ hy sinh cho điện ảnh như Lê Dân, Hoàng Anh Tuấn, Hoàng Vĩnh Lộc… để Điện Ảnh Miền Nam có mặt tại các Festivals lớn ở Đông Nam Á.
Những bộ phim tiêu biểu nhất của đạo diễn Hoàng Vĩnh Lộc như Xin nhận nơi này làm quê hương, Người tình không chân dung, Người về từ đỉnh núi… gây nhiều tiếng vang trên trường quốc tế. Phim “Con búp bê nhồi bông” đoạt Giải Điện ảnh Đông Nam Á.
Có một hình ảnh để lại ấn tượng đậm nét trong thời chiến: muôn ngàn tinh tú lấp lánh trên vòm trời cao phản chiếu vào vũng nước mưa trong chiếc nón sắt của người chiến binh tử trận nằm bên bờ lau sậy:
Trong cái nón sắt của anh, Mặt trời vẫn còn đó ban ngày và ban đêm, mặt trăng hoặc muôn muôn triệu triệu vì sao vẫn còn đó… Con ễnh ương vẫn gọi tên anh trong mưa dầm. Tên anh nghe như tiếng thở dài của lòng đất mẹ…
Với ca từ ấy của Dạ Chung Hoàng Vĩnh Lộc, với nhạc của Hoàng Trọng, “ Người tình không chân dung,” ca khúc chính trong cuốn phim cùng tên, đã làm khán giả rơi lệ.
Lâm Tuyền-Dạ Chung sáng tác không nhiều nhưng chỉ với Tơ Sầu, Trở về dĩ vãng, Hình ảnh một buổi chiều, Tiếng thời gian, Khúc nhạc ly hương… nghe một lần rồi nhớ mãi. Ca từ Dạ Chung đẹp như thơ, kết hợp với nhạc Lâm Tuyền, đã làm nên những bài thơ bằng âm nhạc.
Thiên nhiên có mặt rất nhiều trong ca từ Lâm Tuyền-Dạ Chung. Tình yêu trong lời nhạc của Dạ Chung có một vẻ kín đáo, nhẹ nhàng. Thiên nhiên thơ mộng huyền ảo “mưa rơi hiu hắt, ai sầu mùa đông…” như tô son điểm phấn cho Tình Yêu. Như một lời tỏ tình làm mềm lòng thiếu nữ. Trong bản Tơ sầu: Tơ dáng như mây chiều, tơ úa như lá vàng, tơ giống như trăng ngàn, nhiều khi tơ giống tóc người yêu… Hay trong bài Trở Về Dĩ Vãng: Anh thường khóc khi chiều xuống, Lòng nhớ nhung triền miên, Trăng xưa về khuya bẽ bàng, Dường như nhắn người yêu, Tình mây nước còn đâu…
Với những lời ca ấy của Dạ Chung, ai đang yêu cũng muốn được yêu như thế. Ai đang mong ước được yêu, đang mơ mộng thì cứ chép vào tập sổ tay của mình. Gửi cho nhau là đủ, không cần nói gì thêm nữa vì khó lòng có những lời tỏ tình đẹp hơn.Trong lời ca Dạ Chung, chỉ thấy một không gian thơ mộng, không gian của cái tuổi đẹp nhất đời người, cái tuổi thanh xuân vô cùng lãng mạn với bao ước mơ mộng tưởng tuyệt vời.
o O o
Trong biến cố 1975, nhiều văn nghệ sĩ miền Nam bị lùa vào trại tù Cộng sản. Đạo diễn điện ảnh bị bắt trong chiến dịch này là Hoàng Vĩnh Lộc, Hoàng Anh Tuấn, Thân Trọng Kỳ, Minh Đăng Khánh. Bà vợ của đạo diễn Hoàng Vĩnh Lộc là bà Hoài Hương, một cựu nữ sinh Trưng Vương, một mình nuôi đàn con bé thơ, nuôi chồng trong tù.
Hoàng Vĩnh Lộc, người nồng nhiệt đóng góp những tinh hoa cho văn học nghệ thuật, nồng nàn yêu thương cuộc sống, khát khao với ánh sáng hạnh phúc mà lại bị tù đày. Tinh thần, sức khỏe của Hoàng Vĩnh Lộc bị suy nhược. Khi trở về nhà chẳng được bao lâu ông qua đời. Bà Hoài Hương đưa sáu đứa con thơ ra khỏi nước giữa thập niên 1980 và gây dựng cuộc sống mới tốt đẹp ngày nay với mười đứa cháu nội ngoại. Mỗi năm, đến ngày giỗ chồng, bà Hoài Hương âm thầm nhỏ lệ, như câu hát trong bài Tiếng Thời Gian:
“Mưa đêm nay khóc thầm, cuộc đời đầm ấm đã theo thời gian…”
Biệt ly, tình đôi ta vời vợi
Thuở ấy hồn anh đắm chơi vơi ngoài khơi
Người em sầu mộng của muôn đời
Thề ước guồng tơ thắm không bao giờ phai
Tình em như tuyết giăng đầu núi
Tình anh như ánh trăng trầm suối
Tình ta như áng mây chiều trôi
Về tràn trên gối chăn mờ phai
Tình anh như ánh trăng trầm suối
Tình ta như áng mây chiều trôi
Về tràn trên gối chăn mờ phai
Biệt ly, ôi biệt ly…
Ngậm ngùi đêm thâu, âm thầm đôi câu
Biệt ly, anh theo cánh gió chơi vơi
Phiêu du khắp bốn phương trời
Xa xôi tiếc nhớ khôn nguôi
Men say lấp kín môi cười
Biệt ly, sầu bi….
Ngậm ngùi đêm thâu, âm thầm đôi câu
Biệt ly, anh theo cánh gió chơi vơi
Phiêu du khắp bốn phương trời
Xa xôi tiếc nhớ khôn nguôi
Men say lấp kín môi cười
Biệt ly, sầu bi….
Chúng ta quý trọng Dạ Chung như một tài năng của đất nước, trong lúc ông lặng lẽ lìa đời ở một nơi chốn và hoàn cảnh mà chỉ được người ta xem như là kẻ vô danh. Đáng buồn thay!
Ngưng trích.
CTHĐ: Khoảng 4 giờ một buổi chiều Sài Gòn nắng vàng năm 1952, tôi nhìn thấy anh Hoàng Vĩnh Lộc lần thứ nhất. Lần ấy tôi nhìn thấy anh mà không được nói chuyện với anh. Tôi mới là phóng viên Nhật báo Ánh Sáng, tòa báo ở trên đường Bonard. Tôi đứng bên sạp báo bên cửa Hàng Ăn Kim Hoa, cạnh rạp xi-nê Casino. Tôi thấy anh Hoàng Vĩnh Lộc đến trên chiếc xe Peugeot decapotable trắng sám. Anh đi vào Restaurant Kim Hoa. Anh bận y phục mầu trắng, đi giầy trắng. Khi ấy bộ phim Bến Cũ – Hãng Phim An Pha Thái Thúc Nha sản xuất, diễn viên Hoàng Vĩnh Lộc, nữ diễn viên Bích Ngà, đã được chiếu. Với tôi, anh Hoàng Vĩnh Lộc là một jeune premier của Xi-Nê Việt Nam. Tôi được gặp cô Bích Ngà vài lần nhưng không quen cô, không được nói chuyện với cô. Dường như cô kết hôn với một ông Pháp. Sau khi đóng vai nữ chính trong phim Bến Cũ, cô sang sống bên Pháp.
Khoảng 11 giờ một buổi trưa năm 1960, tôi chạy xe qua trước cửa rạp xi-nê Asam, nhìn thấy anh Hoàng Vĩnh Lộc, anh Lê Quỳnh đứng bên đường, tôi tốp xe vào đứng nói chuyện với hai anh. Hai anh đang xem nhóm chuyên viên Pháp thu một ngoại cảnh cho phim Mort en Fraude. Người Việt có mặt trong đoạn phim này là anh Canh Thân. Lúc ấy anh Canh Thân đang đứng trước máy quay phim trên vỉa hè bên kia đường. Anh Hoàng Vĩnh Lộc biết tôi sẽ giữ một vai phụ trong bộ phim Hai Chuyến Xe Hoa sắp được thu hình, anh nói với tôi:
“Anh nên giữ cái đại danh văn sĩ của anh, anh đừng dại mà dính vào việc đóng phim. Người làm điện ảnh Việt Nam phải hy sinh nhiều lắm.”
Anh dùng tiếng “đại danh văn sĩ.” Tôi không hỏi anh tôi có nên đóng phim không, anh tự ý nói lời khuyên tôi. Anh thật lòng với tôi biết là chừng nào, dù tôi không được thân với anh.
Những ngày như lá, tháng như mây…Một chiều Sài Gòn mưa tôi đến nhà anh đưa tiễn anh lần cuối. Đây là lần đầu tôi đến nhà anh, lần đầu mà cũng là lần cuối. Nhà anh trong một con hẻm đường Chi Lăng. Tôi ngồi dưới tấm bạt căng trước cửa nhà anh, nghe tiếng mưa rơi lộp bộp trên tấm bạt, nhìn quan tài anh kê trong nhà, vài ngọn nến leo lét. Chiều mưa lạnh, gió lạnh chiều gần tối.
o O o
Tài liệu trên Internet.
Lê Hoàng Hoa (1933-2012) là một trong những đạo diễn nổi tiếng của điện ảnh miền Nam trước năm 1975.
Ông tên thật Đoàn Lê Hoa, sinh năm 1933 tại Nha Trang.Trong quá trình hoạt động nghệ thuật, ông còn có nghệ danh là Khôi Nguyên.
Một số phim nổi tiếng của ông trước 1975 : Gác chuông nhà thờ, Điệu ru nước mắt, Vết thù trên lưng ngựa hoang, Con ma nhà họ Hứa… Và sau 1975 là: Ván bài lật ngửa, Đằng sau một số phận, Vĩnh biệt mùa hè, Tình nhỏ làm sao quên, Vĩnh biệt Cali, Lệnh truy nã, Tây Sơn hiệp khách…
Trong đó, Ván bài lật ngửa được xem là một trong những tác phẩm điện ảnh kinh điển của Việt Nam. Tên tuổi Lê Hoàng Hoa và diễn viên Nguyễn Chánh Tín gắn liền với bộ phim đã chinh phục nhiều thế hệ khán giả.
Kịch bản phim được đạo diễn Lê Hoàng Hoa chuyển thể từ bản thảo tiểu thuyết Giữa biển giáo rừng gươm của nhà văn Trần Bạch Đằng. Bộ phim thành công tới mức sau đó nhà văn Trần Bạch Đằng đã lấy nhan đề này đặt cho tiểu thuyết khi đăng báo và xuất bản thành sách. Ván bài lật ngửa từng đoạt giải đặc biệt LHP Việt Nam lần thứ sáu năm 1983, giải Bông sen bạc LHP Việt Nam lần thứ bảy năm 1985.
Ông qua đời rạng sáng 31 tháng 7 năm 2012 tại TP HCM, thọ 79 tuổi.
CTHĐ: Tôi quen biết Lê Hoàng Hoa năm 1956 khi anh vừa từ Hoa Kỳ trở về. Dường như ông thân của Lê Hoàng hoa là một nhân sĩ có thế lực ở miền Trung. Lê Hoàng Hoa sang Hoa Kỳ du học rất sớm. Lê Hoàng Hoa sang Hoa Kỳ không phải để học về kỹ thuật Đạo diễn Xi-nê mà học về radio. Trong một số báo Thế Giới Tự Do thời ấy có bài và ảnh của anh khi anh học về radio ở Hoa Kỳ. Tôi thấy trang báo đó.
Có thể khi ấy Lê Hoàng Hoa có được học về kỹ thuật nhiếp ảnh. Anh đem về Sài Gòn cái máy ảnh Lindholf to tổ bố. Thời ấy máy ảnh Lindholf là hiện đại nhất. Máy ảnh Lindholf không nhập vào Sài Gòn, chỉ những người đi Mỹ về mới có thể có nó.
Tháng Ba 1976, các đạo diễn Hoàng Vĩnh Lộc, Thân Trọng Kỳ, Minh Đăng khánh, Hoàng Anh Tuấn bị bọn VC bắt tù, đạo diễn Lê Hoàng Hoa, đạo diễn Bùi Sơn Duân làm phim với bọn VC. Tôi chắc không một lần các anh Hoàng Vĩnh Lộc, Thân Trọng Kỳ, Hoàng Anh Tuấn, Minh Đăng Khánh đến Trụ Sở Hội Điện Ảnh Thánh Phố Hồ chí Minh.
Đạo diễn Thân Trọng Kỳ trên Internet.
Ông Thân Trọng Kỳ, có thể được coi là một trong những đạo diễn đầu tiên của điện ảnh Việt Nam, tốt nghiệp khoa điện ảnh của University of Southern California.
Theo cáo phó gia đình cho biết, đạo diễn Thân Trọng Kỳ từng là hội viên Hội Kỹ Sư Ðiện Ảnh và Truyền Hình Mỹ (SMPTE), từng được giải thưởng đạo diễn xuất sắc phim “Chờ Sáng,” giải Ðại Hội Ðiện Ảnh Quốc Tế Berlin.
Ông cùng từng là giảng sư Viện Ðại Học Minh Ðức và trường Quốc Gia Âm Nhạc và Kịch Nghệ Sài Gòn.
Ngoài phim “Chờ Sáng” (1967), ông là đạo diễn phim “Cúi Mặt” (1970), phim được đưa đi dự Ðại Hội Ðiện Ảnh Quốc Tế Berlin.
Năm 1994, ông định cư tại Hoa Kỳ, và bắt đầu tham gia nghiên cứu các công trình văn hóa nghệ thuật Việt Nam như hát bội, hệ thống mặt nạ của kịch cổ truyền Việt Nam và nhã nhạc cung đình Huế, và xuất bản qua hình thức CD và video.
Trong những ngày cuối đời, ông bị ung thư tụy tạng.
Tang lễ cố đạo diễn Thân Trọng Kỳ được cử hành tại Nhà Quàn National Funeral Home, 7482 Lee Highway, Falls Church, VA 22042. (Ð.D.)
Hoàng Anh Tuấn (7 tháng 5, 1932 – 1 tháng 9, 2006) là một nhà đạo diễn và nhà văn người Việt.
Hoàng Anh Tuấn sinh ra tại Hà Nội. Năm 17 tuổi ông sang Pháp học, đến năm 1958 ông trở về Việt Nam sau khi tốt nghiệp Trường Điện ảnh IDHEC (viết tắt tiếng Pháp: L’Institut des Hautes Études Cinématographiques) ở Paris.
Ông đóng góp nhiều bài vở cho các báo chí ở Sài Gòn. Năm 1965 ông được bổ nhiệm làm Quản đốc Đài Phát Thanh Đà Lạt. Tên tuổi của của ông gắn liền với ngành điện ảnh Việt Nam trong vai trò đạo diễn. Bốn cuốn phim do ông làm đạo diễn là
Ngàn năm mây bay(1963), theo tiểu thuyết của Văn Quang, hãng phim Thái Lai sản xuất với các diễn viên Lê Quỳnh, Bích Sơn, Bích Thủy, Phạm Huấn
Hai chuyến xe hoa(1961) theo tiểu thuyết Hai chuyến xe hoa của Nguyễn Bính Thinh và tuồng cải lương của Thái Thụy Phong; hai diễn viên chính trong phim là Thanh Nga và Thành Được
Nước mắt đêm xuânvới các diễn viên Mai Trường, Nguyễn Long, Lệ Quyên và Khánh Ly.
Xa lộ không đèn(1972) với các diễn viên Thanh Nga, Hoài Trung, Trang Thanh Lan, Năm Châu
Sau năm 1975 ông bị bắt đi tù cải tạo, đến năm 1979 ông xuất cảnh sang Pháp. Năm 1981 ông sang định cư ở Hoa Kỳ rồi mất ở San Jose, California.
Đạo diễn Bùi Sơn Duân
Đạo diễn Điện ảnh Bùi Sơn Duân vừa là tên nghề nghiệp vừa là tên thật. Ông sinh năm 1932 tại Phú Yên và mất vào tháng 2 năm 2001 tại Hoa Kỳ. Trước 30/4/1975, Đạo diễn Bùi Sơn Duân cộng tác với Trung Tâm Quốc Gia Điện Ảnh; Trung Tâm chuyên thực hiện phim tài liệu, sau ông làm đạo diễn phim truyện, và năm 1969 ông lập hãng phim riêng lấy tên Việt Ảnh, đặt văn phòng ở góc Pasteur – Hiền Vương Q3.
Trong quá trình nghề nghiệp, từ năm 1969 khi còn làm đạo diễn cho Trung tâm Quốc Gia Điện Ảnh, đạo diễn Bùi Sơn Duân đã làm một cuộc “cách mạng” bằng cách sắp đặt tất cả tài tử diễn viên là người của điện ảnh mới và cũ cùng diễn trong phim, đặc biệt vai chính ông thường chọn một nam hay nữ nghệ sĩ cải lương nổi tiếng thời đó như Thanh Tú hoặc Bạch Tuyết. Trong phim Ba Cô Gái Suối Châu do Thanh Tú thủ vai chính; trong phim Như Hạt Mưa Sa, Như Giọt Sương Khuya ông chọn nữ nghệ sĩ cải lương Bạch Tuyết, cùng những khuôn mặt mới gồm Như Loan, Tony Hiếu, Trần Hoàng Ngữ…. Thấy đường lối trên được khán giả hoan nghênh, đạt kết quả tốt đẹp về tài chánh, nhiều hãng phim khác đã đi theo, và nhờ đó mà một số nghệ sĩ cải lương được dịp chuyển sang lãnh vực điện ảnh và trở nên nổi tiếng hơn, như Hùng Cường, Thành Được, Thanh Nga, Bạch Tuyết v.v…
Khi đạo diễn Bùi Sơn Duân thành lập hãng Việt Ảnh, nhiều diễn viên trở thành “khuôn mặt tủ ” của hãng như Trần Quang, Tâm Phan, Đoàn Châu Mậu, Lý Huỳnh, Bạch Tuyết, Như Loan, Trần Hoàng Ngữ, Tony Hiếu, chuyên viên quay phim Trần Đình Mưu cùng nhiều diễn viên trẻ khác kết hợp thành nhóm, làm phim thể loại xã hội đen, buôn lậu, như ba phim Như Hạt Mưa Sa, Như Giọt Sương Khuya, Hải Vụ 709.
Như Hạt Mưa Sa là bộ phim đen trắng của hãng Việt Ảnh, chuyển thể từ tác phẩm văn học cùng tên của nhà văn Ngọc Linh, do Bùi Sơn Duân dàn dựng năm 1971, diễn xuất cùng Thẩm Thúy Hằng trong Như Hạt Mưa Sa là Trần Quang, Bạch Tuyết, Đoàn Châu Mậu, Diễm Kiều…
“Người đẹp Bình Dương” Thẩm Thúy Hằng đảm nhận hai vai diễn là hai chị em sinh đôi với hai tính cách hoàn toàn trái ngược, cô chị dịu hiền, nhiều nữ tính, cô em trẻ trung, hiện đại. Bộ phim khi công chiếu có doanh thu rất cao, riêng tiền lãi đã giúp cho nhà sản xuất đủ tiền làm tiếp Như Giọt Sương Khuya phần 2 bằng phim màu, in tráng phim tại Hồng Kông. Nhưng ở bộ phim Như Giọt Sương Khuya quay vào năm 1972, nữ nghệ sĩ Bạch Tuyết vào vai chính với nam diễn viên Trần Quang. Như Giọt Sương Khuya được chuyển thể từ tác phẩm Đừng Gọi Anh Bằng Chú của Nhà văn Nguyễn Đình Thiều.
Đạo diễn Bùi Sơn Duân thực hiện bộ phim Hải Vụ 709 năm 1974, do hãng phim Việt Ảnh hợp tác với hãng phim Dan Thai của Thái Lan. Truyện phim và đạo diễn do Bùi Sơn Duân đảm trách. Các diễn viên trong phim phía Thái Lan có Apinya và Duang Jai. Về diễn viên Việt Nam có Đoàn Châu Mậu, Trần Quang, Tony Hiếu, Tâm Phan, Trần Hoàng Ngữ… Quay phim Trần Đình Mưu. Phim thu hình nhiều cảnh đẹp ở Thái Lan cũng như những phong tục cổ truyền của nước này. Các cảnh quay trong nước được thực hiện tại Sài Gòn, Vũng Tàu, Phú Quốc. Một bộ phim màu hoành tráng và công phu, thuộc thể loại xã hội đen, buôn lậu. Phim Hải Vụ 709 hoàn thành trước ngày 30/4/1975 nhưng chưa kịp chiếu ra mắt công chúng Sài Gòn.
Năm 1973, Liên Hoan Điện Ảnh Châu Á được tổ chức tại Sài Gòn. Nam tài tử Trần Quang ở trong ban đón tiếp phái đoàn điện ảnh các nước. Nhờ vậy, Trần Quang gặp Juisue Horikoshi, nữ diễn viên của Nhật Bản. Năm ấy cô 23 tuổi. Một tuần trôi qua thật nhanh, Liên Hoan kết thúc cũng là khi mối tình nảy nở nhưng chưa ai nói với ai lời nào. Khi tiễn đoàn Nhật Bản ra phi trường, diễn viên sân khấu điện ảnh Mộng Tuyền (lúc còn hát cải lương có tên Kim Loan) đưa cho Trần Quang một chiếc bông tai :
“Có người gửi cho anh cái này, mong có ngày đôi bông tai sẽ được tái ngộ.”
Trần Quang chạy như tên bắn lên máy bay, ôm hôn cô Horiiskoshi như một lời hẹn ước. Mối tình kéo dài đến năm 1974.
Năm đó đạo diễn Bùi Sơn Duân tính chuyện hợp tác với một hãng phim của Nhật làm phim Đôi Bông Tai dựa theo chuyện tình của Trần Quang – Korishkoshi, dự định hai diễn viên cũng chính là người thật: Trần Quang và Horikoshi. Trần Quang và cô Horikoshi dự tính đến tháng 7 năm 1975 sẽ làm đám cưới và thực hiện bộ phim nhưng sau đó – Ngày 30 Tháng Tư đến – mọi chuyện đổi khác. Mối tình lãng mạn – điện ảnh Việt Nhật kéo dài trong ba năm kết thúc với những lời hẹn ước dang dở.
Trần Quang tâm sự:
“Sau này, nhiều lần tôi muốn qua Nhật tìm cô ấy, nhưng có cái gì níu bước chân tôi. Tôi muốn giữ lại trong nhau những hình ảnh đẹp nhất. Có thể cô ấy đã có chồng, đã có một cuộc sống hạnh phúc, tôi cũng đã có một cuộc sống khác.”
Bùi Sơn Duân vốn là một đạo diễn tâm huyết và rất yêu nghề. Sau năm 1975, với tên mới là đạo diễn Lam Sơn (như Lê Hoàng Hoa lấy tên Khôi Nguyên), ông đã thực hiện các bộ phim như: Giữa Hai Làn Nước, Bản Nhạc Người Tù, Đám Cưới Chạy Tang, Đường Dây Côn Đảo, Tiếng Đàn, Chiếc Vòng Bạc, Ông Hai Cũ, Con Gái Ông Thứ Trưởng, Biển Bờ, Chiều Sâu Tội Ác, Ba Biên Giới.
Năm 1977, trong vòng mấy tháng, đạo diễn Bùi Sơn Duân và nhà quay phim Nguyễn Đông Hồng cùng với đoàn làm phim của Xưởng phim Tổng hợp Thành phố đã làm xong phim Giữa Hai Làn Nước và cho ra mắt khán giả, bộ phim được đánh giá cao.
Năm 1989, đạo diễn Bùi Sơn Duân làm cố vấn chỉ đạo nghệ thuật cho bộ phim vidéo Ba Biên Giới do Trần Quang ( khi ấy đang còn ở lại VN) muốn thử sức với vai trò đạo diễn.
Năm 1990, đạo diễn Bùi Sơn Duân xuất cảnh đi Mỹ. Năm 1993, ông nhận lời làm đạo diễn phim Gia Đình Cô Tư, một bộ phim hài với nghệ sĩ sân khấu điện ảnh Túy Hồng, và đây cũng là cuốn phim cuối cùng của ông.
Sống tại Hoa Kỳ, Bùi Sơn Duân thành lập Hội Ðiện Ảnh Việt Nam Hải Ngoại, tổ chức hằng năm các Ngày Điện Ảnh Việt Nam, ông từng tổ chức cuộc thi viết truyện phim với hy vọng khôi phục nền điện ảnh Việt Nam tại hải ngoại, nhưng chưa làm được gì đáng kể thì ông đã vĩnh viễn ra đi vào năm 2001 tại Pomona.
Đạo diễn Bùi Sơn Duân và cố nhạc sĩ Y Vân rất tâm đầu ý hợp nên bất cứ phim nào do đạo diễn Bùi Sơn Duân thực hiện đều do nhạc sĩ Y Vân làm nhạc đệm cho phim trước 1975 và sau 1975.
Đạo diễn Bùi Sơn Duân còn là bác ruột của diễn viên điện ảnh Thương Tín, hầu như các phim do ông làm đạo diễn sau 1975 đều mời cháu ruột mình tham gia vai chính hoặc vai thứ ở các phim
như Tiếng Đàn, Chiếc Vòng Bạc, Ông Hai Cũ, Biển Bờ, Chiều Sâu Tội Ác.
như Tiếng Đàn, Chiếc Vòng Bạc, Ông Hai Cũ, Biển Bờ, Chiều Sâu Tội Ác.
CTHĐ: Nhiều Ông Đạo Diễn Điện Ảnh Sài Gòn “cộng tác” với bọn “cướp nước.”
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)