khktmd 2015






Đạo học làm việc lớn là ở chỗ làm rạng tỏ cái đức sáng của mình, thương yêu người dân, đạt tới chỗ chí thiện. Đại học chi đạo, tại Minh Minh Đức, tại Tân Dân, tại chỉ ư Chí Thiện. 大學之道,在明明德,在親民,在止於至善。












Thứ Bảy, 27 tháng 5, 2017

Giap's Last Day at the Ironing Board Factory







HÃY NHỚ VÀ HÃY NHỚ: Lý Quang Diệu, qua tập hồi ký, đã nhận định về biến cố 30 tháng 4, thuyền nhân và CSVN







MẤT GỐC - Tác giả Trần Mộng Lâm



Nhiều khi thành thực quá cũng gây cho mình những bực mình.


Trước đây ít lâu, tôi có viết một bài ngắn mang tựa đề :


Tôi không phải dân Bắc.


Tuần vừa qua, tôi lại viết bài :


Hai nỗi cô đơn.

Với 2 bài viết này, tôi nhận được khá nhiều điện thơ góp ý kiến, có người đồng ý, có người không đồng ý, nhưng cũng không có vấn đề gì quan trọng. Khi mình đã đưa ra một ý kiến, thì phải chấp nhận các lời phê bình.


Mới đây, khi đi ăn cưới cô cháu gái, tôi gặp anh Lâm Văn Bé, anh cười nói với tôi : Tôi hiểu ý anh, nhưng tôi nghĩ anh sẽ bị phản đối nhiều đó. Một lúc sau, gặp một ông bạn khác, ông này cũng nhã nhặn, nhưng hỏi móc tôi : Anh không sợ bị kết án là mất gốc ??


Tôi hỏi lại ông :


- Theo anh, gốc của tôi là gì?


- Thì anh người miền Bắc. Tuy anh ở trong Nam lâu, lấy vợ miền Nam, nhưng gốc của anh là người Bắc.


Tôi nản quá, nói với ông ta :


- Anh trật lất rồi. Gốc của tôi là Việt Nam Cộng Hòa.

Tôi là công dân của Việt Nam Cộng Hoà.

Những công dân VNCH có người sanh tại Miền Bắc, có người sanh tại Miền Trung, có người sanh tại Miền Nam, nhưng họ đều có chung một nền văn hóa, tôi gọi văn hóa Miền Nam.


Gọi như vậy là để phân biệt với các công dân của Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, ngày xưa gọi là Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa.

Ngày nay, trong nước, còn sót lại những công dân cũ của VNCH. Tại Hải Ngoại, đa số là người của VNCH.

Tại Việt Nam, những người sống tại Miền Bắc trước 1975 là công dân của CHXHCNVN.

Hiện nay, đại đa số người Việt Nam trong nước là các công dân của CHXHCNVN.

Người Việt Nam, nói chung, có cùng một tiếng nói, nhưng nói cùng một thứ tiếng không có nghĩa là cùng một tổ quốc.


Người Anh, người Úc, người Mỹ, cùng nói Tiếng Anh, nhưng họ không cùng một tổ quốc.

Cũng vây, người Việt Nam Công Hòa và người của CHXHCNVN không cùng một tổ quốc.

Với tôi, người của CHXHCNVN rất xa lạ : Họ nói khác tôi (tiếng Việt Cộng), họ suy nhĩ khác tôi, sống khác tôi, thậm chí lái xe, chưởi thề, ăn mặc, hát, đóng kịch, mọi thứ đều khác.


Họ có một lá cờ khác, một bài quốc ca khác, những anh hùng khác, những thần tượng khác.

Những người đó là gốc của tôi hay sao ???

Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam là tổ quốc của tôi hay sao??

Không, gốc của tôi là VNCH, tổ quốc của tôi là Việt Nam Cộng Hòa.


Công dân của VNCH là công dân VNCH và công dân của CHXHCNVN là công dân của CHXHCNVN.


 Hai khối người, nhưng cũng là hai nỗi cô đơn. Hai nỗi cô đơn này hiện hữu tại trong nước, nhưng cũng hiện hữu tại Hải Ngoại.

Bây giờ, giả thử có một ông đảng viên CS nào kêu gọi nới rộng tự do một chút, cởi mở hơn một chút, sửa sai chế độ của họ một chút, thì đó là việc của họ.


Riêng tôi, Cộng Sản phải được xóa bỏ toàn bộ.

Sửa nó? đúng là nằm mơ giữa ban ngày.



Phỏng Vấn Nhà Thơ Trần Đức Thạch







Cộng đồng người Việt tại Mỹ chuẩn bị “dàn chào” thủ tướng CSVN







Biểu tình chống đoàn văn công Việt cộng , Hoài Linh và Phi Nhung, tại Sydney, Úc, 26/5/2017







Đốt cơ đỏ sang giàu (sao vàng)







Còn Những Cảnh Nghèo: Theo bước chân bác ái về miền Nam sông Hậu




br/>

ANH CÒN NỢ EM







Những bài nhạc hay của các nhạc sĩ: Hòang Giác, Nguyễn Văn Tý, và Nguyễn Văn Khánh







Bảng khuyến cáo bằng chử Tàu:" Yêu cầu không ngồi trên đá và hái hoa" tại vườn hoa ở Melbourne, Úc








Tân kỳ... nhạc sĩ Cung Tiến







Sầu vật vờ ...Buồn Tàn Thu của Văn Cao







Ray rứt ... Mùa Thu Chết, nhạc Phạm Duy phổ thơ Appolinaire







Thưởng thức ... hai bài nhạc phổ thơ Lệ Đá Xanh của thi sĩ Thanh Tâm Tuyền







Nhớ... nhạc sĩ Dương Thiệu Tước và ca sĩ Quỳnh Giao










Bàn Về Sân Khấu Chèo Cổ







Ngày 30/4/1975 dưới góc nhìn tôn giáo
















Trào lưu ‘tin vịt’







Robot có xúc giác







Phỏng vấn giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng: Đối nội và đối ngoại của Hoa Kỳ trước khi Nguyễn Xuân Phúc viếng thăm Mỹ







Cộng đồng người Việt Tự do Úc Châu đã tham dự cuộc họp với các vị dân biểu tại Quốc Hội Liên Bang và biểu tình tại Toà Đại Sứ Cộng Sản Việt Nam ngày 25/5 nhằm phản đối sự đàn áp tôn giáo của nhà cầm quyền trong nước trong suốt thời gian qua.







                                                




Gloria - Vivaldi







Hungarian Dance No. 5 - Johannes Brahms







Chopin Nocturne C sharp minor from The Pianist Movie







One Man's Dream - Yani







Love Story







A melody of tears - Ludwig van Beethoven







Yiruma plays River Flows in You







Melody of Love - Ludwig van Beethoven







Spring Waltz - Chopin







Pachelbel's Canon in D in Piano and Violin







Cleo Laine and John Williams trong nhạc khúc IMAGINE







Check and Balance - “Tam quyền phân lập” : Việt khác xa Mỹ!







Thứ Sáu, 26 tháng 5, 2017

Mời nghe giọng bà Lan Hinh Trần Thị Lan, 76 tuổi (con gái nhà thơ Á Nam Trần Tuấn Khải) - một người miền Bắc trí thức thành thị (gốc Mỹ Lộc, Nam Định, nhưng sinh ra và lớn lên ở Hà Nội) vào Sài Gòn năm 1954







Miền Nam tràn ngập người ngoài ấy







Trăm Năm Trồng Người - Ngàn Năm Tăm Tối







Chương trinh đặc biệt “30 tháng 4 và Giáo Hội Phật giáo Việt nam Thống nhất”










Nhân chứng Ngày 30-4-1975 : Edith Lenart, Brigitte Friang, và Natalya Gorbanevskaya







Trời Ơi! Ba Phải?







"Em còn nhớ hay em đã quên ?": Thiền sư Nhất Hạnh kêu gọi tách biệt tôn giáo và chính trị







Lũ Ngạ Quỷ Quậy Nát Tu Viện Bát Nhã Lâm Đồng, VN, tháng 9 năm 2009
















Phỏng Vấn Nhạc Sĩ Trần Vũ An Bình






Nhân quyền và chuyến thăm Mỹ của thủ tướng Việt Nam







Formosa ở Việt Nam có thể cản trở hiệp định tự do thương mại với EU




br/>

Mỹ trông chờ gì về chuyến viếng thăm Hoa Kỳ của Nguyễn Xuân Phúc?







Giới trẻ trong nước nghĩ gì về chuyến viếng thăm Hoa Kỳ của Nguyễn Xuân Phúc?







Làm sao CSVN trả nợ công ngập lút đầu?







Thời sự Á Châu tuần qua, 28/5/2017







Làm sao đối thoại với tà quyền CSVN







Hoa Kỳ điều trần về "khủng hoảng nhân quyền" tại VN







Thứ Ba, 23 tháng 5, 2017

Chủ VN vi phạm luật lao động







Có khi nào bạn cảm thấy xấu hổ vì mình là người VN?







Giáo sư Ngô Bảo Châu bị chỉ trích vì phát ngôn liên quan đến hồ chí minh






Vào ngày 20/5/2017, trang blog Người Phán Xử, dẫn nguồn Facebook Nguyễn Kim Khanh, đã đăng một bài viết với nhan đề “Ngô Bảo Châu một con chó phản chủ”, trong đó có những lời lẽ hằn học đối với vị giáo sư từng đạt giải thưởng toán học Fields.

Trang blog này buộc tội giáo sư Châu đã “có những từ ngữ ‘bệnh hoạn’, khốn nạn khi xúc phạm nặng nề đến Anh linh Chủ tịch Hồ Chí Minh” vào ngày sinh nhật lần thứ 126 của nhà lãnh đạo cộng sản, mặc dù không ghi rõ nguyên văn câu nói của ông là gì.

Bài viết tiếp tục buộc tội ông Châu “thích đi làm cu li cho kẻ khác để kiếm tiền, để tìm tòi danh vọng” – liên quan tới việc ông đang làm giáo sư tại Khoa Toán, Viện Đại học Chicago. Trước đó, trong một bài phỏng vấn, ông Ngô Bảo Châu từng phát biểu rằng, “Đến một lúc nào đó, bạn làm toán vì bạn thích chứ không phải để chứng tỏ một cái gì nữa.”

Tác giả bài viết đặt câu hỏi “Ngô Bảo Châu đã làm được gì cho đất nước này?” và trả lời rằng đóng góp của ông là “con số ‘0’ tròn trĩnh”. Bên cạnh đó, bài viết còn đề cập đến việc chính quyền Hà Nội “đã lấy tiền thuế của dân ra mua tặng cho Châu và gia đình ngôi biệt thự 12 tỷ và 560 tỷ xây Viện Toán học cho Châu dạy và làm Giám đốc”, và cho rằng sau 4 năm hoạt động, Viện Toán “đã không tạo ra bất cứ sản phẩm trí tuệ nào […] mà lại góp phần làm nghèo thêm đất nước.”

Trong phần kết luận, bài viết cho rằng giáo sư Ngô Bảo Châu “giờ đây y như một con chó phản chủ”, và rằng “xúc phạm đến Chủ tịch Hồ Chí Minh, đồng nghĩa Ngô Bảo Châu đã xúc phạm đến hàng chục triệu con tim người dân Việt yêu nước”.





Phỏng vấn các linh mục thuộc giáo phận Vinh tại trụ sở Liên Hiệp Quốc







LO CHUYỆN BAO ĐỒNG: CỨU DÂN VIỆT SAO BẰNG CỨU VOI CHÂU PHI?







Chuyến công du ngoại quốc đầu tiên của Tổng Thống Trump







First Lady Melania Trump Refuses To Hold Hands With President Trump In Israel




Trump's wife versus Macron's one










Ba gia đình người Việt vượt biên được LHQ cấp qui chế tị nạn





Theo tin tức mới nhất mà Đài Á Châu Tự Do RFA có được, ba gia đình người Việt Nam vượt biên bằng thuyền, bị dạt vô Indonesia đã được Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc UNHCR cấp qui chế tị nạn.

Nói với Ban Việt Ngữ RFA, bà Trần Thị Loan - một đại diện cho nhóm người này, vui mừng cho biết họ vừa nhận được giấy tờ cấp qui chế tị nạn từ đại diện Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc vào chiều nay thứ Ba 23/05/2017.

Bà Loan nói thêm: "Cao Ủy Tị Nạn cho biết là họ sẽ sớm làm việc với cơ quan di trú quốc tế IOM và Bộ di trú Indonesia để đưa chúng tôi ra khỏi nơi đây."

Như vậy là sau hơn 3 tháng kể từ ngày rời Việt Nam lần thứ 2 bằng thuyền, nhóm người Việt vượt biên này đã có thể yên tâm để chờ được đi định cư tại một nước thứ ba, mà không lo sợ bị gửi trả về Việt Nam như lần trước.


Vượt biển liều chết


Nhắc lại, đây là ba gia đình ở Bình Thuận gồm tổng cộng 18 người, từng vượt biên đến Úc nhưng sau đó bị giao trả về Việt Nam.

Đến mồng 2 Tết âm lịch Đinh Dậu 2017 họ lại rời Việt Nam tìm đường vượt biên sang Úc thêm một lần nữa.

Tuy nhiên đến ngày 9/2/2017 tàu của họ bị va phải đá ngầm và trôi dạt vào bờ biển Indonesia. Họ được đưa về một trung tâm giam giữ ở Jakarta để chờ cứu xét qui chế tị nạn.

Trong thời gian bị tạm giữ ở Indonesia, nhóm người này thường xuyên lo sợ bị trả về Việt Nam một lần nữa, vì trước kia khi được Úc giao trả cho Việt Nam, họ được hứa là sẽ không bị trả thù, nhưng khi về đến Việt Nam lại bị đưa ra tòa xét xử, tuyên án tù.

Theo lời kể của ký giả Shira Sebban với báo chí Úc, bà Bà Trần Thị Lụa nói rằng họ phải quyết định liều mình ra đi vì nỗi ám ảnh ở tù mà bà đã thụ án 2 tháng 18 ngày trước khi được tạm ngưng tại ngoại để nuôi con.

Trong thời gian nhóm người này tạm cư ở Jakarta, cùng với ký giả Shira Sebban, cô Grace Bùi – một thiện nguyện viên người Mỹ gốc Việt, đã tận tình trợ giúp cho 3 gia đình này trong việc thông dịch cũng như cuộc sống sinh hoạt hàng ngày.





Trần Vũ Anh Bình hát một đoạn nhạc sau khi đã ra khỏi nhà tù CSVN, 21/5/2017







Các đợt đánh tư sản tại miền Nam VN của CSVN sau ngày 30/4/1975







Chủ Nhật, 21 tháng 5, 2017

Phỏng vấn Gm Nguyễn Thái Hợp tại trụ sở Liên Hiệp Quốc, Geneva, Thụy Sĩ










Hãy làm người Việt có tư cách







Bạch Hồng Quyền: "Việc bắt bớ không làm tôi sợ hãi"







Những ngày ấy, mỗi người - Tác giả Tuấn Khanh(SG)




30/4/1975 là biến cố của một đất nước, nhưng ngày đó cũng là biến cố riêng của nhiều con người.
Trong dòng chảy tán loạn từ Huế, Đà Nẵng, Nha Trang vào Sài Gòn... có vô vàn những câu chuyện chưa kể.

Nguyễn Thị Xuân Phương, cựu phóng viên truyền hình Bắc Việt kể lại rằng bà kinh hoàng nhìn thấy xác thường dân nằm ngập và kéo dài suốt từ đèo Hải Vân xuống Đà Nẵng cũng với dòng người đi bộ, chạy... để tránh Việt Cộng.

Còn phóng viên Trần Mai Hạnh của Thông Tấn Xã Việt Nam, người có mặt tại buổi trưa 30/4 với chiếc xe tăng tiến vào dinh Độc Lập, vừa ra một cuốn sách về 4 tháng cuối cùng của cuộc chiến tranh, đã nói rằng cuối cũng thì điều ông tâm nguyện để lại, là sự thật.

Thỉnh thoảng, tôi vẫn tự hỏi vậy thì vào những thời khắc ấy - kể cả sau đó, những người tôi biết - hay không quen - đang như thế nào, làm gì?

Gia đình của nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ kể rằng khi ngày 30/4 ập đến, chương trình biểu diễn tại Nhật của đoàn Hoàng Thi Thơ vẫn chưa chấm dứt, vì vậy ông bị kẹt ở lại, sau đó định cư ở Mỹ.
Nhưng con và cháu ông thì lại có cơ hội chứng kiến nhiều điều mà đến mấy năm sau vẫn chưa thể kể cho nhau nghe, vì không thể có thư từ liên lạc, rồi đến khi có, cũng không dám kể gì cho nhau, vì thư luôn bị kiểm duyệt.

Hai đứa con của nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ là Hoàng Mỵ Thi Thoa và Hoàng Thi Thanh bất ngờ nhìn thấy một đám đông lính Bắc Việt và những thành phần "băng đỏ" đứng trước ngôi nhà của mình tại quận 1 Sài Gòn, đập cửa, quát tháo.

Hai em nhỏ vị thành niên này cùng người cậu của mình bị buộc phải ra khỏi nhà ngay lập tức vì đang ở trong "nhà của tên có tội với nhân dân Hoàng Thi Thơ, nên đã bị chính quyền cách mạng trưng thu".

Tất cả mọi người được sự khoan hồng nên có được 5 phút để trở vào ngôi nhà của mình, lấy 2 bộ quần áo cho mỗi người và ra đi, không kịp đốt nén hương từ giã ông bà.


Dĩ nhiên, ngay cả việc đi lấy quần áo cũng có người cầm súng theo kiểm soát vì sợ hai em nhỏ này cất giấu hay tẩu tán tài sản.

Hai đứa con của nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ gạt nước mắt ra khỏi nhà của mình, đi cùng một người cậu về Gò Vấp, tới một căn nhà khác của ông Hoàng Thi Thơ. Nơi đó, một người em họ của ông Thơ xuất thần trở thành người của cách mạng, chiếm nhà và chỉ mặt Hoàng Vinh, người cháu của ông Thơ nói là đi cho mau, tha không bắt lại vì "khoan hồng", dù là người nhà của Hoàng Thi Thơ, là thành phần "truỵ lạc".

Với Phương, người nhạc sĩ của đôi song ca Lê Uyên Phương lừng danh, thì ông hoàn toàn rơi vào một cú sốc khác thường. Việc chứng kiến một Sài Gòn hỗn loạn và đổ nát, những con đường vất vưởng xác người cùng với loa phóng thanh ra rả về khái niệm "giải phóng" khiến ông bước sang một giai đoạn khác.

Những cảm hứng về nhạc tình, hiện sinh và mộng mơ bị chôn vùi theo mất mát của Sài Gòn. Lê Uyên Phương yêu đương dịu dàng ngày nào giờ đây hình thành hai tập ca khúc Con người, một sinh vật nhân tạo (1973-1975). Mỗi ngày ông ngồi ở cafe vỉa hè, đi bộ dọc theo những con đường phơ phất lá me xanh quen thuộc nhưng giờ đầy các họng súng AK, và tự mình chiêm nghiệm về một thời đại của những kẻ cùng tiếng nói nhưng khác mạch sống.

Cũng như nhiều nhạc sĩ khác bị cú sốc thời cuộc và chuyển khuynh hướng sáng tác tình ca sang hiện thực ca như Phạm Duy (Tỵ nạn ca), Ngô Thuỵ Miên (Em còn nhớ mùa xuân, Biết bao giờ trở lại), Anh Bằng (Nổi lửa đấu tranh, Saigon Kỷ Niệm), Lam Phương (Chiều Tây Đô), Trầm Tử Thiêng (Có tin vui giữa giờ tuyệt vọng, Một ngày Việt Nam)... Phương là một nhạc sĩ khá đặc biệt khi ông dành rất nhiều thời gian viết về những chuyển động quanh mình, về một thế giới mở và tang thương của hàng triệu người Việt, qua tập ca khúc Trại tỵ nạn và các thành phố lớn.

Những ngày ấy, mỗi người, mang vội theo những điều thương mến nhất, bỏ lại tài sản, bỏ lại quê hương... gạt nước mắt chạy đi về vô vọng. Ca sĩ Khánh Ly chạy đến chiếc tàu đi di tản, hành lý quan trọng nhất mà bà mang theo là hai vali đầy những lá thư tình trong đời bà - những lá thư không chỉ là tình yêu mà chứa cả khung trời thơ mộng và bình yên của miền Nam Việt Nam đã mất.

Nhiều văn nghệ sĩ táo tác như bầy kiến bị phá tổ, chạy đến nhà nhau để hỏi thăm tin tức từng ngày về số phận của mình, số phận của thành phố mình đang sống. Họ thì thào với nhau về những biến động khó hiểu từng ngày như Doãn Quốc Sỹ, Duyên Anh, Nhã Ca vừa bị bắt... Rồi ai đó bị thẩm vấn, và ai đó đã lặng lẽ xuống tàu giờ không còn nghe tin tức.

Thương gia đình, không nỡ bỏ xuống tàu vượt biên, nhạc sĩ Y Vân tiễn một người bạn thân lên đường. Nhưng đó lại là một chuyến tàu vĩnh biệt. Và đó là điều khiến ông trầm uất suốt nhiều năm liền, một ký ức sâu thẳm sau 1975.

Trong một lần nói chuyện với các anh chị đã qua thời khắc 1975, tôi nói đùa rằng một ngày nào đó nên lập một giải thưởng vô địch về người vượt biển nhiều nhất, vì tôi đã từng biết một chị người Công giáo ở khu Hoà Hưng đã tìm cách đi vượt biên 25 lần nhưng đều thất bại. Im lặng nhìn tôi trong tíc tắc, nhạc sĩ Hoàng Ngọc Tuấn chỉ nhà văn Võ Quốc Linh, nói "đây, người vượt biển 26 lần". Rồi chỉ vào mình, anh Tuấn nói "còn mình, là 27 lần".

Vài năm sau 1975, khi nhạc sĩ Hoàng Ngọc Tuấn tốt nghiệp thủ khoa ngành sư phạm ở Nha Trang, khi bạn bè rủ nhau vui mừng lên bục nhận bằng, thì hiệu trưởng đến bên, ghé tai buồn rầu nói với anh Tuấn "con đừng lên nhận bằng. Công an đã đến tịch thu bằng vì nói gia đình con có vấn đề về lý lịch và có người đi vượt biên".

Nhiều năm sau, nhạc sĩ Hoàng Ngọc Tuấn lang thang khắp các bờ biển miền Nam để tìm đường ra khỏi nước. Niềm tuyệt vọng và khát vọng tự do là sức mạnh lớn nhất giữ anh sống sót qua các trại tù khắc nghiệt nhất.

Ở trại tù nhốt người vượt biển tại Phú Yên, nhạc sĩ Hoàng Ngọc Tuấn bị một cai tù tàn ác luôn tìm cách đẩy anh vào lao khổ, thậm chí dù biết anh là giáo viên, vẫn bắt anh làm công việc mỗi ngày phải hốt phân, gánh đi đổ cho cả trại.

Đó là thời gian như địa ngục. Thân thể của ông có tắm bao nhiêu lần cũng không hết mùi hôi, những vết thương nhỏ nhất cứ lở loét chứ không thể lành.

Chuyến đi thứ 27, cuối cùng, nhạc sĩ Hoàng Ngọc Tuấn đến được Úc. Anh xin nhận thêm công việc tiếp nhận và giúp đỡ và người tỵ nạn mới đến, như trả ơn cho những ngày tháng tự do của mình.

Một đêm nọ, nghe tin có một chuyến tàu vượt biên vừa đến. Nhạc sĩ Hoàng Ngọc Tuấn ra nơi tiếp nhận. Khi đang đi lướt qua những người vừa cập bến, anh bất chợt nhìn thấy một gương mặt quen thuộc mà anh khó có thể quên trong đời: đó chính là viên công an cai tù đã hành hạ anh. Sững người nhìn viên cai tù ấy, ngược lại, nhân vật đó cũng bối rối quay mặt đi, né cái nhìn của anh Tuấn.

Nhạc sĩ Hoàng Ngọc Tuấn ôm đầu suy nghĩ suốt nhiều giờ, rồi chọn cách gặp riêng nhân vật cán bộ cai tù đó để hỏi thẳng rằng hắn muốn gì khi đến đây. Chỉ cần một lời tố cáo, cán bộ đó có thể bị trục xuất về Việt Nam, hoặc sẽ bị chính quyền sở tại bắt giữ và đưa ra toà vì tội từng tra tấn và hành hạ tù nhân.

Sợ hãi và tuyệt vọng, viên cán bộ thú thật là hắn đã lỡ yêu một người phụ nữ đã có gia đình là "Mỹ Nguỵ" nên không còn cách nào khác là từ bỏ tất cả, cùng người yêu vượt biển, mà không ngờ có kết cục như hôm nay.

Khi kể cho tôi nghe chuyện này, nhạc sĩ Hoàng Ngọc Tuấn ngừng giây lát, rồi nói rằng "không biết bây giờ tay đó sống ở đâu đó, trên nước Úc này".

Anh đã im lặng và điền hồ sơ cho viên cán bộ cộng sản đó cùng người yêu của hắn tỵ nạn ở Úc. Vết thương chưa bao giờ của anh, một người bị hành hạ trong trại giam cũng như bị xô đẩy ra khỏi đất nước mình, cũng đã thanh thản chữa lành với lòng tha thứ.

Thật nhiều điều để ghi lại, từ hàng triệu người sống sót sau biến cố tháng 4/1975. Cứ vào thời điểm này, nhà nước Việt Nam gọi là đại lễ và tổ chức ăn mừng. Còn hàng triệu người Việt khác thì vào tưởng niệm, như buộc phải coi lại cuốn phim bi kịch chung cũng như những đoạn phim cay nghiệt của riêng mình.

Những ngày ấy, mỗi người. Những cuốn phim một chủ đề nhưng có muôn vạn phiên bản ray rứt đến nhiều đời sau.

Và trong một ngày ăn mừng "đại lễ" của nhà nước Việt Nam, tôi chợt nhớ đến viên cán bộ cai tù vô danh ấy. Tôi tự hỏi, ông ta sẽ đứng đâu giữa lằn ranh ngày 30/4 mỗi năm ấy?



Đào tạo thợ làm bánh mì và bánh ngọt Pháp tại Huế







Phỏng vấn Phan Đăng Di về phim Vietnam tham dự giải điện ảnh Cannes 2017







Dư luận về võ khí âm thanh chống người biểu tình ở Nghệ An






LRAD - Long Range Acoustic Hailing Devices




Wake me up - Rhapsody Philharmonic







Birthday wish for a friend






Tchaikovsky's 1812 OVERTURE, amazing FLASHMOB played by young musicians







Flashmob symphonique Beatles de l'association Alumni Poulenc (Tours, France)







Ngày 21.05.2017, Tù Nhân Lương Tâm Trần Vũ Anh Bình được trả tự do sau 6 năm bị cầm tù theo điều 88 BLHS, "Tuyên truyền chống Nhà nước".





Hôm thứ Ba ngày 30/10/12 tại thành phố Sài Gòn, ông Bình cùng nhạc sĩ Việt Khang bị tòa kết tội và tuyên án lần lượt là 06 và 04 năm, mỗi người thêm 2 năm án quản chế. ...

Thời điểm đó, Sứ quán Mỹ tại Việt Nam phát đi thông cáo: "Việc kết án tù này là động thái của chính phủ Việt Nam nhằm hạn chế tự do ngôn luận."

Nhạc sĩ Việt Khang - Võ Minh Trí cư trú tại Mỹ Tho, Tiền Giang đã được trả tự do từ tháng 12/2015.

Hai nhạc sĩ này có nhiều tác phẩm cổ võ lòng yêu nước đi vào lòng người nhất là thành phần giới trẻ tại Việt Nam. Hai người đều theo đạo Công Giáo.

Hôm 08.03,2017, trong một lần thăm viếng các mẹ, vợ của những tù nhân lương tâm. Thân mẫu của Tù nhân lương tâm Trần Vũ Anh Bình nói với chúng tôi rằng: " Tôi rất tự hào về con trai của mình. Gia đình tôi cũng được vinh hạnh, cả đất nước cũng được tin tưởng vào anh ấy".






Thiếu Nhi xứ Phú Yên đồng ca TRẢ LẠI CHO DÂN







Intel International Science and Engineering Fair 2017: Award Winners








The top awards are:

1. Ivo Zell, Internatsschule Schloss Hansenberg, Hessen, Germany, Gordon E. Moore Award $75,000

2. Amber Yang, Trinity Preparatory School, FL, United States of America, and Valerio Pagliarino, I.I.S. Nicola Pellati, Asti, Italy, Young Scientist Award of $50,000.

Đoàn VN chỉ chiếm giải Best of Category như sau:

CHEMISTRY

Fourth Award of $500 for each winner

Nam Anh Vu, High School for Gifted Students, Hanoi University of Science, Viet Nam.

Mai Do, Tran Phu Gifted High School, Viet Nam

Quan Bui, Tran Phu Gifted High School, Viet Nam

Khue Tran, High School for Gifted Students, National University-Hanoi, Viet Nam

EMBEDDED SYSTEMS

Fourth Award of $500 for each winner

Tan Pham, Le Hong Phong High School for the Gifted, Viet Nam

Minh Duc Chu, Le Hong Phong High School for the Gifted, Viet Nam

ROBOTICS AND INTELLIGENT MACHINES

Third Award of $1,000 for each winner

Huy Pham, Quang Tri Town High School, Viet Nam


Hy vọng năm sau các nhà nghiên cứu trẻ tuổi VN sẽ đoạt nhiều giải hơn, để làm một cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật hầu đáp ứng lời mong mỏi của  Bí thư TP HCM Nguyễn Thiện Nhân: 'Xây dựng TP.HCM như thung lũng Silicon'

Cầu chúc ước vọng trên sẽ hiện thực.