khktmd 2015






Đạo học làm việc lớn là ở chỗ làm rạng tỏ cái đức sáng của mình, thương yêu người dân, đạt tới chỗ chí thiện. Đại học chi đạo, tại Minh Minh Đức, tại Tân Dân, tại chỉ ư Chí Thiện. 大學之道,在明明德,在親民,在止於至善。












Thứ Bảy, 3 tháng 10, 2020

Mỹ sắp công bố cuộc điều tra Việt Nam thao túng tiền tệ





Học trò nghèo với quy định về điện thoại thông minh





"Cỗ máy chiến tranh" Donald Trump có dừng lại bởi ảnh hưởng Kung Flu?





Mỹ muốn thành lập “NATO Châu Á” để kìm hãm Tàu Cộng





Michael Bublé - Người hát tình ca





Viet USA For Trump 2020

 



The Art of Balancing Economic and National Security: Policy Review of Semiconductor Manufacturing Equipment Export Control- Tác giả Roslyn Layton, PhD





Lỗi Tại Ông Phạm Duy- Tác giả Hoàng Chính





Thứ Sáu, 2 tháng 10, 2020

Who are the Proud Boys? - Source SBS

 

The fringe far-right group has become embroiled in US politics this week with US President Donald Trump failing to condemn them during the first 2020 presidential debate. Dateline explains what you need to know about the Proud Boys and why they are making headlines.

It was one of a string of combative moments in the controversial presidential debate.

When US President Donald Trump was asked to condemn white supremists by the moderator, then prompted by Biden to specifically criticise the Proud Boyd, he said, “Proud Boys, stand back and stand by”.

While Trump said today that he hadn’t heard of them before the debate, the group is one of a number of right wing fringe groups formed in the past five years and who have engaged in politically motivated violence. Who are they and where did they come from?

What do they believe in?

The group was founded in 2016 by Vice Media co-founder Gavin McInnes in the lead-up to Donald Trump’s election as president.  He said that the Proud Boys was founded to speak up for a new class of minority: the disenfranchised young male. (McInnes publicly disassociated himself from the group in 2018, saying that he was taking the advice of his legal team.)

Their name is a reference to a song from the Disney film Aladdin, ‘Proud of your Boy.’

They are a self-described ‘pro-Western Fraternal organisation’ and ‘Western Chauvinists. They believe Western culture, especially white men, are under threat and ‘refuse to apologise for creating the world’. 

The group gained mainstream popularity in the lead up to the 2016 US election and in the years since, with chapters spreading across the US and the world.  They are now known to support far-right neo-facist values, while promoting misogyny, as well as wearing MAGA hats and black and yellow Fred Perry polo shirts. (The clothing company discontinued selling the shirt in the US this week as a result of it being appropriated by the group.)

Initiation into the group includes getting a tattoo and being punched while listing off the names of breakfast cereals. 

In 2018 the FBI classified the organisation as an “extremist group” and it has been designated as a hate group by the Southern Poverty Law Centre.

The group has a list of tenets, including ‘anti-racism,’ ‘pro-second-amendment’ and ‘anti-race guilt’; as well as the tenet of ‘venerating the housewife’ - that means men go out to work, and women stay at home.

What do they do?

The group claim they are not ‘far-right’, however, the Proud Boys have become known for violent political confrontations against Black Lives Matter and Antifa (short for anti-fascist) groups.

Two members were jailed last year for beating up Antifa activists in New York.

On the weekend, the Proud Boys organised a pro-Trump rally in Portland with the Oregon state government Kate Brown declaring a state emergency in anticipation of the event. Far fewer people than anticipated attended the rally.

What happened during the debate?

In one of the many combative moments during the first 2020 presidential debates, Trump was asked to condemn white supremacists groups. 

"I'm willing to do anything. I want to see peace," Mr Trump said.

"What do you want to call them? Give me a name."

"Proud Boys," Joe Biden said.

Proud Boys, stand back and stand by," Mr Trump said.

"But I'll tell you what, I'll tell you what, somebody's got to do something about Antifa and the left because this is not a right-wing problem."

Trump drew widespread criticism for not explicitly criticising the group. 

Enrique Tarrio, the group's current chairman, reacted to the debate on the alternative discussion network Parler: "Standing by sir.... I will stand down sir!!!" Other members called his debate comments "historic" and an endorsement.

The conversation was posted on the chat app Telegram as Facebook, Instagram, Twitter and YouTube have all banned the group from their platforms.

Trump has since told the group to ‘stand down,’ denying that he knew about the Proud Boys group.

Cảo thơm lần giở - Nguyễn Du dùng điển cố và cổ thư





Khánh Ly Giấc Mơ Ngàn, nhạc Phạm Duy và Ngọc Bích





Mai Hương hát Khúc Nhạc Chiều Mơ, nhạc Ngọc Bích





Ed Sheeran - Chàng trai vàng nước Anh





Giới kiến trúc sư phản đối dự án khách sạn trên Đồi Dinh, Đà Lạt





Chống đại dịch Kung Flu: Ngoại lệ Việt Nam





Vac-xin chống Kung Flu : Cuộc đua gay gắt và luật chơi của kẻ mạnh





[

Thẩm Quyến trúng hai "ngư lôi" nhưng không chìm





Đặt lại tên đường: gây nhiều xáo trộn?





Người dân nói gì về thu phí cách ly?





Các trung tâm đồ hiệu thời Kung Flu





Việt Nam trong danh sách bị Bộ An ninh Nội địa (DHS) Mỹ đề xuất hạn chế visa





Người dân Việt Nam phản hồi về gói hỗ trợ Kung Flu lần hai





Tự chủ đại học ở Việt Nam chỉ mang tính hình thức!





Immigrant Farmer Serves Up Organic Vegetables in Minnesota





Dispensing medical marijuana





The Outdoors and Covid





Green Wood, Green Energy





A Creative, Helpful Life





Trump’s Voter Fraud Claims Could Spark Electoral College Controversy





Italian Scientists' Evidence Raises Hopes of Finding Life on Mars





How does a virus make some people sicker than others?





China's robot taxis: Would you ride in one?





US Election 2020: Can you trust the polls?





Thứ Năm, 1 tháng 10, 2020

Một góc nhìn người Việt từ Florida trước thảo luận truyền hình Trump-Biden- Tác giả Ts Phạm Đỗ Chí

 

Vài ngày trước tranh luận truyền hình đầu tiên của các ứng viên tranh cử tổng thống Mỹ vào ngày 29/09 giờ miền Đông Hoa Kỳ, các vấn đề hai đảng Cộng hòa và Dân chủ phải đối mặt đã được nêu ra.

Sau cuộc tranh luận lần đầu giữa ứng viên đảng Cộng hòa, đương kim tổng thống Donald Trump và ứng viên của đảng Dân chủ tối 29/09 ở Cleveland, Ohio, hai ông sẽ còn đối mặt thêm hai lần nữa, vào ngày 15/10 ở Miami, Florida và 22/10 ở Nashville, Tennessee.

Hai ứng viên phó tổng thống, đương kim phó tổng thống Mike Pence và thượng nghị sĩ Kamala Harris cũng sẽ có cuộc tranh luận truyền hình ngày 7/10 ở Salt Lake City, Utah.

Các cuộc tranh luận này đều được tổ chức vào 21:00-22:30 giờ miền Đông Hoa Kỳ (02:00-03:30 BST).

Các vấn đề được nêu ra là 'thành tích' của các ứng viên Donald Trump và Joe Biden, vai trò của Tối cao Pháp viện Liên bang, Covid-19, bạo loạn chủng tộc và kinh tế.

TS Phạm Đỗ Chí, thành viên của Nhóm TAPA (Vietnamese Americans for “Trump As President Again”) ủng hộ TT Donald Trump, trả lời BBC vì sao ông nghĩ ông Trump là ứng viên xứng đáng hơn ông Joe Biden:

Thưa tiến sĩ Phạm Đỗ Chí, trước khi đi vào các vấn đề lớn liên quan đến cuộc tranh luận đầu giữa hai ứng viên tổng thống, xin ông mô tả không khí tại Florida, nơi ông đang sống hiện ra sao?

Chỉ còn gần 5 tuần là đến ngày bầu cử trọng đại của nước Mỹ, tôi nhận thấy không khí nóng hực hẳn lên trong những cuộc tranh luận cá nhân hay trên các phương tiện truyền thông. Nhưng điểm đặc biệt nhất là vắng bóng các “signs” quảng cáo của hai ứng cử viên Tổng thống ở trên các bãi cỏ trước nhà, như trong các mùa tranh cử trước đây. Tôi thấy có thể giải thích là do không khí bạo loạn thiếu an ninh của nhiều thành phố Mỹ hiện nay, dân chúng cảm thấy cần “kín đáo” hơn về quan điểm chính trị, “pro” (ủng hộ) hay “against” (chống lại) các ứng cử viên năm nay.

Cũng xin kể luôn rằng nhân cuộc tranh luận bầu cử Tổng thống đầu tiên này, chúng tôi tóm tắt một số vấn đề quan trọng đang được đặt ra, theo quan điểm của của tôi và các cộng sự từ TAPA, tổ chức đã và đang đứng ra làm các hoạt động ủng hộ cho ông Donald Trump, thì có bốn điểm chính theo thứ hạng ưu tiên:

Một là luật pháp và trật tự phải được thiết lập lại với bốn năm nữa của TT Trump.

Hai là nền kinh tế PHẢI được lãnh đạo bởi TT Trump để thoát khỏi tình trạng suy thoái kinh tế hiện nay và thất nghiệp nặng nề do đại dịch gây ra.

Ba là về chính sách đối ngoại: Hoa Kỳ phải mạnh mẽ và quả quyết trở lại, để đảo ngược sự hung hăng của Trung Quốc (TQ) trong các vấn đề kinh tế (qua vấn đề thương mại không công bằng) và các hoạt động quân sự ở Biển Đông, đặc biệt đáng chú ý với việc chống lại Việt Nam, Đài Loan và Philippines.

Tương tự như vậy, hiện nay chúng tôi đã có nhận thức đầy đủ và mạnh mẽ chống lại sự “xâm lăng” từng bước của chủ nghĩa xã hội trong xã hội Mỹ, đặc biệt là trong giới trẻ.

Chính sách của TT Trump nhằm kiềm chế sự bành trướng của Trung Quốc cộng sản trên khắp châu Á: công khai lên án chủ nghĩa xã hội, bày tỏ sự thân thiện với Đài Loan, ủng hộ mạnh mẽ nền dân chủ ở Hong Kong, và phủ nhận yêu sách chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc ở Biển Đông, làm vươn lên hy vọng có một cuộc sống tốt đẹp hơn cho tất cả người dân Châu Á, những bạn bè và những người thân của chúng tôi.

Và bốn là an ninh biên giới: đây cũng là một vấn đề quan trọng vì chính quyền Biden sẽ dung túng cho người nhập cư bất hợp pháp, và các chi tiêu lớn cho giới này thông qua các chương trình “entitlements” ở các tiểu bang miền Tây, để sau này dễ mua thêm phiếu bầu ở cấp quốc gia và địa phương, như đã thấy trong những năm qua và có thể xảy ra qua các cuộc bầu cử sắp tới.

Cuộc sống và kinh nghiệm của một người Mỹ gốc Á tại Hoa Kỳ có được khả quan hơn không kể từ khi ông Trump trở thành tổng thống?

Cuộc sống của người Mỹ gốc Á châu đã được cải thiện đáng kể dưới thời TT Trump với một nền kinh tế mạnh, cung cấp nhiều cơ hội kinh doanh và việc làm trước khi cơn đại dịch xảy ra. Và chúng tôi đặt hy vọng cùng niềm tin mạnh mẽ rằng chỉ với những chính sách đã tuyên bố của TT Trump mới có thể giúp tất cả chúng ta thoát khỏi cuộc suy thoái hiện tại một cách nhanh chóng.

Ngược lại, một chính quyền Biden với việc cổ xúy tăng thuế má, đặc biệt là đối với khu vực doanh nghiệp, sẽ kéo dài suy thoái này lâu hơn cho đến năm 2021 và xa hơn nữa.

Cá nhân chúng tôi, gồm công việc và đời sống kinh tế, được khả quan hơn dưới thời TT Trump trong ba năm rưỡi vừa qua. Quan trọng nhất, chúng tôi cảm thấy yên tâm với lương hưu của mình nhờ thị trường chứng khoán Mỹ đã lên mạnh mẽ và có dấu hiệu ổn định nếu TT Trump được tiếp tục trong nhiệm kỳ tới.

Xin chỉ đơn giản tóm tắt rằng đối với Người Mỹ gốc Á, nếu không phải là đúng cho cả Người Mỹ bản xứ, phương châm chính ("Motto") cho cuộc bầu cử này là: Việc Làm và Lương Hưu. Bạn nên suy nghĩ lại, nếu bạn đã từng nghĩ đến việc thay đổi quan điểm, để ủng hộ cho ứng cử viên Biden.

Ông nghĩ sao về những chỉ trích rằng ông Trump “bất xứng”, vì sự điều hành quốc gia, các phát biểu bất ổn về dịch Covid-19, về chủng tộc mà phe phê phán ông ấy nói là chỉ đổ dầu vào lửa cho tình hình xung khắc chủng tộc ở Mỹ?

Chúng tôi nghĩ rằng đây là một ngộ nhận to lớn gây ra bởi giới truyền thông thiên tả ở Hoa Kỳ từ ngày đầu của nhiệm kỳ TT Trump. Họ đã phủ nhận hoàn toàn các thành công to lớn của CP Trump cho nền kinh tế tăng trưởng cao (3%-4%), nạn thất nghiệp thấp kỷ lục (3.5% vào tháng 2/2020) trước đại dịch, đã giúp cho xã hội tương đối ổn định với công ăn việc làm cho các nhóm thiểu số v.v…

Khi nạn dịch COVID-19 bắt đầu vào tháng 1/2020, do sự dấu diếm nguồn gốc và các tin tức sai lệch (disinformation) của Trung Quốc, Tổng thống Trump đã ra các quyết định mạnh mẽ ngăn chặn lập tức các chuyến bay từ TQ, và sau đó từ Âu châu, bất chấp những phản đối ban đầu từ chính ông Biden và các lãnh tụ Đảng Dân chủ khác. Các chỉ trích về tuyên bố ban đầu của TT Trump, làm nhẹ bớt tình hình nguy hiểm của nạn dịch, là bất công. Vì ở cương vị một nhà lãnh đạo, ông không thể gây “panic” (hoảng loạn) có thể làm xáo trộn thị trường chứng khoán và nền kinh tế một cách vô ích và quá sớm.

Một thời gian ngắn sau, lúc nạn dịch đã được hiểu rõ hơn, Chính phủ Trump đã nhanh chóng quyết định các biện pháp ngăn chặn, như sản xuất các dụng cụ y tế phòng chống, xét nghiệm và chữa trị, mà khó một chính phủ Dân chủ tại chức có thể bì kịp. Không cần phải nói thêm, triển vọng gần về các loại vắc-xin phòng ngừa bệnh dưới sự thúc đẩy tích cực của Chính phủ Trump sẽ giúp ích cho tiến trình này.

Chỉ trích là TT Trump đã “đổ dầu vào lửa” cho những tuyên bố về xung khắc chủng tộc lại càng bất công hơm nữa bởi nhóm truyền thông thiên tả. Các bạo loạn liên tiếp xảy ra từ cái chết đáng tiếc của một người da màu không phải do lỗi của ông. Thái độ cương quyết lập lại trật tự và những tuyên bố cứng rắn trong vấn đề này của Tổng thống Trump dần được dân chúng ủng hộ mạnh mẽ. Chính ông Biden cũng nhận ra và đã phải thay đổi lập trường, từ khuyến khích biểu tình ban đầu đến kêu gọi chấm dứt bạo động.

Tình hình chung hiện ra sao, ông thấy lo ngại điều gì và định làm gì? Nhất là trước cuộc tranh luận 29/09?

Trong thời gian ngắn còn lại trước bầu cử, tình hình chung là mọi người e ngại sự gian lậu trong bầu cử có thể xảy ra, do việc Đảng Dân chủ đòi hỏi và thúc dục việc bầu bằng thư thay vì ra phòng phiếu bầu trực tiếp—nhất là trong những tiểu bang có lãnh đạo thuộc Đảng này. Diễn biến mới nhất tạo sự e ngại như chính Tổng thống Trump nói là đã tìm thấy một số phiếu bầu trước qua đường bưu điện bỏ cho ông bị vứt trong thùng rác.

Cũng trong tinh thần này, việc TT Trump đề nghị gấp rút ứng cử viên Bà Amy C. Barrett thay thế Bà Ruth B. Ginsburg vừa mất để bổ sung kịp thời cho Tối Cao Pháp Viện Mỹ, có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Trong trường hợp có khúc mắc gian lận hay chậm trễ xảy ra do đếm phiếu bằng thư gửi qua bưu điện, Tòa sẽ đóng vai trò quyết định ai là người thắng cử.

Trong phạm vi hoạt động của nhóm chúng tôi, TAPA đang tổ chức những buổi họp mặt cuối tuần, nhất là trong các tiểu bang “chiến trường” nơi có nhiều người Việt, khuyến khích người Mỹ gốc Việt đi bầu đông và trực tiếp, thay vì gửi phiếu bầu bằng thư.

Các chính sách của TT Trump theo ông đã và đang tác động đến Việt Nam, Trung Quốc ra sao? Nếu tái đắc cử ông Trump sẽ làm gì?

Về phương diện chính sách đối ngoại trong quá khứ cũng như tương lai của Hoa Kỳ, chúng tôi ủng hộ mạnh mẽ nhất thái độ cứng rắn của TT Trump với TQ qua việc siết chặt “Thế Cờ Vây Kinh Tế” như đã làm từ hai năm qua, cũng như các biện pháp quân sự quyết liệt ở Biển Đông từ vài tháng nay để bảo đảm quyền tự do lưu thông hàng hải trong vùng.

Việc này cũng sẽ đóng vai trò tích cực cho việc bảo toàn lãnh thổ của Việt Nam chống lại sự hung hãn bành trướng của TQ, từ lâu đã công khai xây dựng bất hợp pháp các căn cứ quân sự trên lãnh hải VN, hay ngăn chặn quyền khai thác dầu khí và ngư nghiệp của Việt Nam. Sự ủng hộ của chúng tôi là tất yếu với TT Trump, vì sẽ có ảnh hưởng trực tiếp đến an ninh quê hương xưa cũ của chúng tôi.

Chính thái độ rõ ràng này của TT Trump cũng khiến ông Biden phải thay đổi dần thái độ, mới đây cũng đã phải tuyên bố chính thức sẽ “cứng rắn với TQ”, vì ông hiểu dân chúng Mỹ từ nay đã rất cương quyết đề phòng chống lại Trung Quốc dù dưới bất cứ chính phủ mới nào. Từ chính sách thương mại bất công lợi dụng của Trung Quốc, không tôn trọng sở hữu trí tuệ, xâm nhập an ninh mạng và các hoạt động gián điệp, hay mới đây dấu diếm hay loan truyền tin thất thiệt về đại dịch COVID-19 đã gây tổn hại nặng nề về sinh mạng và kinh tế cho Mỹ...

Tuy nhiên chúng tôi vẫn không thể chấp nhận thái độ nửa vời của ông Biden với TQ, những tuyên bố mơ hồ ngây thơ với chính sách TQ (kiểu đại loại như “TQ là bạn tốt của Mỹ”...)...

Một chính quyền Biden sẽ thiên về Trung Quốc và giúp cho Trung Quốc mỗi ngày càng tăng ảnh hưởng trong đời sống của Hoa Kỳ, đó là tôi chưa đề cập đến nguy cơ của việc “mua ảnh hưởng hiện tại” của Trung Quốc trong các chính trị gia và giới truyền thông Mỹ.

Nhìn xa hơn nữa, chúng tôi e ngại sự xâm nhập của Chủ nghĩa Xã hội vào đất nước Hoa Kỳ, ảnh hưởng gia tăng của Trung Quốc qua các khía cạnh khác về xã hội, giáo dục và văn hoá, như bài diễn văn mới đây của Tổng thống Trump trước Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc lần thứ 75 đã nêu rõ.

Theo thiển ý, chỉ có Tổng thống Trump mới ngăn chặn được các xu hướng này cho 4 năm tới đây trong nhiệm kỳ mới có thể của ông.

Tuấn Khanh hát Đồng Dao Tháng Bảy





Phạm Duy hát Cầm Cặc





Duy Thủy hát Hồ Trường, nhạc Tuấn Khanh phổ thơ Nguyễn Bá Trạc





Tuấn Khanh hát Sống cho qua hôm nay, nhạc Nguyễn Trung Cang





Hồng Mơ hát Chỉ Có Mẹ, nhạc Trần Huân





Canada $1M cash and guns seized in police raid on 'illegal casino' at mansion





Families of 12 Hong Kong activists captured at sea by China look for answers





Kung Flu: Vaccine will 'not return life to normal in spring'

 

Even an effective coronavirus vaccine will not return life to normal in spring, a group of leading scientists has warned.

A vaccine is often seen as the holy grail that will end the pandemic.

But a report, from researchers brought together by the Royal Society, said we needed to be "realistic" about what a vaccine could achieve and when.

They said restrictions may need to be "gradually relaxed" as it could take up to a year to roll the vaccine out.

More than 200 vaccines to protect against the virus are being developed by scientists around the world in a process that is taking place at unprecedented speed.

"A vaccine offers great hope for potentially ending the pandemic, but we do know that the history of vaccine development is littered with lots of failures," said Dr Fiona Culley, from the National Heart and Lung Institute at Imperial College London.

There is optimism, including from the UK government's scientific advisers, that some people may get a vaccine this year and mass vaccination may start early next year.

However, the Royal Society report warns it will be a long process.

"Even when the vaccine is available it doesn't mean within a month everybody is going to be vaccinated, we're talking about six months, nine months... a year," said Prof Nilay Shah, head of chemical engineering at Imperial College London.

"There's not a question of life suddenly returning to normal in March."

The report said there were still "enormous" challenges ahead.

Some of the experimental approaches being taken - such as RNA vaccines - have never been mass produced before.

There are questions around raw materials - both for the vaccine and glass vials - and refrigerator capacity, with some vaccines needing storage at minus 80C.

Prof Shah estimates vaccinating people would have to take place at a pace, 10 times faster than the annual flu campaign and would be a full-time job for up to 30,000 trained staff.

"I do worry, is enough thinking going into the whole system?" he says.

Early trial data has suggested that vaccines are triggering an immune response, but studies have not yet shown if this is enough to either offer complete protection or lessen the symptoms of Covid.

Unanswered questions

Prof Charles Bangham, chair of immunology of Imperial College London, said: "We simply don't know when an effective vaccine will be available, how effective it will be and of course, crucially, how quickly it can be distributed.

"Even if it is effective, it is unlikely that we will be able to get back completely to normal, so there's going to be a sliding scale, even after the introduction of a vaccine that we know to be effective.

"We will have to gradually relax some of the other interventions."

And many questions that will dictate the vaccination strategy remain unanswered, such as:

  • will one shot be enough or will boosters be required?
  • will the vaccine work well enough in older people with aged immune systems?

The researchers warn the issue of long-term immunity will still take some time to answer, and we still do not know if people need vaccinating every couple of years or if one shot will do.

Commenting on the study, Dr Andrew Preston from the University of Bath, said: "Clearly the vaccine has been portrayed as a silver bullet and ultimately it will be our salvation, but it may not be an immediate process."

He said there would need to be discussion of whether "vaccine passports" are needed to ensure people coming into the country are immunised.

And Dr Preston warned that vaccine hesitancy seemed to be a growing problem that had become embroiled in anti-mask, anti-lockdown ideologies.

"If cohorts of people refuse to have the vaccine, do we leave them to fend for themselves or have mandatory vaccination for children to go to schools, or for staff in care homes? There are lots of difficult questions."

"Shut up, man" and other insults and interruptions





Du Ca Phù Sa 50 Năm Nhìn Lại





Thứ Tư, 30 tháng 9, 2020

Làng Trung Phước, Quãng Ngãi - Tác giả Trần Huỳnh Châu

 

Trung Phước không phải là quê tôi. Quê tôi là An Bàn, một làng quê gần cửa Đại, Hội An; tôi lại sinh ra ở Nha Trang, chớ không phải Quảng Nam. Trong suốt cuộc đời, đến nay đã 70 năm, tôi chỉ ở Trung Phước có 5 năm, từ đầu năm 1947 đến tháng 8 năm 1952. Thế mà bây giờ, lưu lạc xứ người, mỗi khi nhớ quê, hình ảnh làng Trung Phước với dòng sông Thu Bồn, núi Đại Bình, núi Cà Tang lại hiện ra rõ nét trong tâm trí tôi.
Có lẽ vì Trung Phước là nơi tôi sống từ tuổi nhi đồng bước qua tuổi thiếu niên, thời kỳ mơ mộng nhất của cuộc đời. Có lẽ vì hình ảnh thôn quê, lũy tre, cánh đồng, dòng sông, dòng suối, núi cao, đồi thấp, mới đích thực là phong cảnh quê hương. Sau này tôi cũng yêu thành phố Nha Trang khi học Trung Học, yêu thành phố Sài Gòn khi học Đại học, nhưng đó là những thành phố với nhà cửa, đường xá, xe cộ che khuất thiên nhiên rất nhiều.
Cho nên, làng Trung Phước không phải là quê tôi mà đích thực là quê tôi… Mỗi khi nghe bài hát của Chung Quân: “Làng tôi có cây đa cao ngất từng xanh, có sông sâu lơ lửng vờn quanh…” thì hình ảnh hiện ra trong lòng tôi chính là làng Trung Phước, với dòng sông Thu Bồn, với cây đa đầu truông Cà Tang.
Trước chiến tranh, thời Pháp thuộc, tôi là cậu bé con học sinh Tiểu học, mỗi năm nghỉ hè, được về Trung Phước thăm ông bà ngoại. Thuở ấy chưa có đưởng xe hơi lên tới Trung Phước; từ Hội An lên Trung Phước phải đi ghe ngược sông Thu Bồn. Trong những tháng nắng, từ trưa đến chiều, gió nồm từ biển thổi mạnh, người ta căng buồm cho thuyền chạy ngược dòng sông để lên miền núi. Tôi còn nhớ mỗi lần đi Trung Phước là phải ăn cơm trưa sớm, chừng 11 giờ đã phải xuống ghe, sẵn sàng đâu đó chờ gió lên mạnh là chèo ra giữa sông, trương buồm lên. Thuyền ngược nước, rẽ sóng, chạy rất nhanh, chui qua cầu Cao Lâu, cầu Kỳ Lam đến khi ngớt gió, thường là đến Quảng Huế, ghé vào mua nhộng, xuống ghe xào nhộng với mít non, ăn với bánh tráng nướng, sau đó là cơm tối. Từ Quảng Huế đến Trung Phước phải chèo ghe mất một đêm. Mấy anh chị em tôi ngủ một giấc trên ghe, sáng sớm thức dậy là thấy thuyền đã từ từ cập bến gần nhà ông bà ngoại. Thời đó chỉ có mùa hè là chúng tôi lên Trung Phước ở chơi một hai tháng rồi trở về Hội An.
Cuối năm 1946, khi chiến tranh bùng nổ, gia đình tôi tản cư qua Hà Nhuận (thuộc Duy Xuyên) ở tạm vài tháng. Khi quân Pháp từ Đà Nẵng bung ra chiếm Hội An, đánh lên tới Ái Nghĩa, Thu Bồn, thì gia đình tôi tản cư lên Trung Phước. Thời niên thiếu của tôi bắt đầu từ đó.
Ông bà ngoại tôi có nhà cửa ruộng vườn ở Trung Phước nhưng quê quán không phải là Trung Phước. Hồi đó người ta còn phân biệt chánh quán, sinh quán và trú quán. Người làng khác đến ở gọi là dân ngụ cư. Ông ngoại tôi quê ở làng Kim Bồng, gần Hội An, dân làng nổi tiếng về nghề mộc, đóng ghe bầu, loại ghe lớn đi biển. Thời quân đội Nhật chiếm đóng Đông dương, máy bay Mỹ ném bom làm đường giao thông gián đoạn, người Quảng Nam đã dùng loại ghe này đi biển, vào Nam chuyên chở gạo Nam Kỳ, tiếp tế cho miền Trung, miền Bắc, và buôn bán sản phẩm tơ lụa Quảng Nam, trong đó có loại vải tussor nổi tiếng.
Trước đó, khoảng đầu thế kỷ hai mươi, ông bà tôi cũng dùng ghe đi buôn, nhưng chỉ xuôi ngược sông Thu Bồn, mang sản phẩm miền biển như tôm, cá khô, mắm muối và các hàng nhập cảng của Pháp, lên miền núi, rồi lại mua các sản phẩm miền núi như mít, chuối, thịt rừng, cây gỗ, heo, gà…về miền xuôi. Chuyến đi chuyến về đều có lời. Khi đã có vốn khá, ông bà ngoại tôi mua đất đai, xây nhà cửa, ở hẳn lại Trung Phước, trở thành dân ngụ cư tại đây.
Làng Trung Phước nằm trong một thung lũng núi đồi bao bọc, phía thượng lưu sông Thu Bồn thì có núi Cà Tang, vòng qua mỏ than Nông Sơn, núi Đại Bình; phía hạ lưu sông Thu Bồn thì có Hòn Ngang, núi Phường Rạnh, vòng qua núi Chúa, núi Đèo Le, Sông Thu Bồn chảy qua thung lũng này bị Hòn Ngang chặn lối, dòng sông phải đổi hướng thật ngặt giữa hai dãy núi hẹp cho nên hàng năm đến mùa mưa, nước lũ bị dồn ở đây, tạo thành lụt lớn. Trong trận lụt năm Thìn 1964, mực nước dâng lên cao hơn mực nước sông lúc bình thường tới 27 mét, theo tài liệu của mỏ than Nông Sơn. Tuy nhiên nhờ lụt lội hàng năm, đất đai vùng này thường xuyên được phù sa bồi bổ nên ruộng vườn được phì nhiêu tươi tốt.
Địa danh Trung Phước thay đổi nhiều lần. Năm 1945 Việt Minh cướp chính quyền, đổi tên Trung Phước thành xã Nam Linh. Mấy năm sau, họ gom các xã từ Cà Tang, Đại Bình, Trung Phước đến Trung Yên, Phước Bình, Trung Lộc, tận chân núi Đèo Le, thành một xã lớn gọi là Quế Lộc. Sau năm 1954, chính quyền quốc gia tiếp thu, chia lại thành các xã nhỏ, và Trung Phước có tên là Sơn Khương. Xã này từ trước vẫn thuộc huyện Quế Sơn, nhưng khi quận Đức dục được thành lập dưới thời Đệ nhất Cộng hòa thì Sơn Khương thuộc về Đức Dục, nằm trên đường đi nối liền khu kỹ nghệ An Hòa(quận lỵ Đức Dục) với mỏ than Nông Sơn. Kinh tế Trung Phước đáng lẽ đã mau chóng phồn thịnh, đường xe lửa đã được nối liền đến An Hòa, và dự trù sẽ lên đến Trung Phước, Nông Sơn, nhưng chương trình bị ngưng vì Cộng Sản đánh phá. Không biết bây giờ Trung Phước có tên gọi thế nào nhưng trong lòng nhiều người Quảng Nam Trung Phước vẫn mãi mãi là Trung Phước.
Từ miền xuôi đi lên bằng đường bộ, khỏi truông Phường Rạnh, làng Trung Phước bắt đầu khe Le, lội qua khe Le thì tới nhà bà Cửu Liêu, nhà ông bà Thủ Đán(song thân của thi sĩ Tạ Ký), nhà ông bà Cửu Thứ (song thân BS Bùi Kiến Tín), rồi đến gò Lu, nơi thi sĩ Bùi Giáng chăn dê. Đường xương sống của làng cứ thế đi tiếp đến ngã ba đường vào đèo Le nếu ta quẹo trái, còn cứ đi thẳng thì lên đến chợ, phía dưới thấp là bến đò ngang đi qua Đại Bình, trên cao là gò Đồn, dốc Nguyệt, rồi con đường tiếp tục quanh co đi đến Cà Tang. Qua khỏi cây đa, vào truông Cà Tang, kế tiếp là Khánh Bình với ngôi nhà thờ Tin Lành, bên kia sông là làng Xuân Hòa, rồi đến Phú Gia, Dùi Chiêng, Tý, Sé, Thạch Bích…và trên nữa là Hòn Kẽm Đá Dừng với câu ca dao:
-Ngó lên Hòn Kẽm Đá Dừng
Thương cha nhớ mẹ quá chừng bạn ơi
-Thương cha nhớ mẹ thì về
Nhược bằng thương kiếng nhớ quê thì đừng
Trở lại Trung Phước, nếu ta đi về hướng Đèo Le thì sẽ gặp cầu Cao, rồi qua khe Bến Lội (có lẽ Bùi Giáng làm bài thơ Gái Lội Qua Khe vì nhớ đến mấy cô gánh củi lội qua dòng suối này), vào đến Trung Yên, Phước Bình, đi nữa, lội qua khe Giao là đến làng Trung Lộc, nơi có cụ thượng Nguyễn Đinh Hiến về hưu trí tại đó. Tiếp tục đi nữa, ta phải vượt qua bảy cây số đèo Le để qua Quế Sơn, đến chợ Đông Phú, chợ Đàn, nơi có tiến sĩ Phan Quang, thân phụ của sử gia Phan Khoang và nhà văn Phan Du. Sử gia Phan Khoang lại là rể của cụ thượng Trung Lộc Nguyễn Đình Hiến.
Trở lại chợ Trung Phước, xuống đò sang ngang là qua Đại Bình. Đất Đại Bình rất hạp với cây bưởi nên một loại bưởi mà người ta gọi là bòng được trồng khắp làng, hầu như vườn nhà nào cũng có. Đại Bình đất pha nhiều cát, trong khi Trung Phước đất thịt pha đất sét, rất lầy lội trong mùa mưa. Dường như con gái Đại Bình đẹp và lãng mạn nên có câu ca dao:
Đất Đại Bình chưa mưa đã rã
Con gái Đại Bình chưa gả đã theo
Ca dao nói thế, chứ hồi năm 1952, trước khi trốn về vùng quốc gia, tôi có yêu một cô bé tên Hoàng bên Đại Bình, mà cô ấy đâu có theo tôi bao giờ. Sau năm 1954, nhờ Hiệp Định Geneve, Trung Phước thuộc về vùng Quốc Gia, mỗi khi về thăm làng cũ, hát bản Nắng Chiều của Lê Trọng Nguyễn: “Nay anh về, nương dâu úa…Hình bóng yêu kiều kề hoa tím, biết đâu mà tìm…” thì tôi lại mơ mộng nhớ đến cô bé Hoàng.
Trong số những người từ vùng xuôi lên lập nghiệp tại Trung Phước, có lẽ ông Cửu Thứ là người giàu nhất. Tên thật của ông là Bùi Biên, thuộc dòng họ Bùi ở Duy Xuyên. Một trong những người con ông là bác sĩ Bùi Kiến Tín mà cả nước đều biết đến qua sản phẩm dầu khuynh diệp Bác Sĩ Tín, rất phổ thông. Ông Cửu Thứ có người con rể, chỉ là rể trong thời gian ngắn vì lấy nhau không lâu thì vợ chồng ly dị, người rể đó là Tạ Ký, sau này là thi sĩ, giáo sư trường Petrus Ký Sài Gòn. Ông Cửu Thứ có người em là ông Cửu Tý. Một trong những người con của ông Cửu Tý là Bùi Giáng, sau này là một thi sĩ rất nổi tiếng của Việt Nam.
Làng Trung Phước nhỏ bé hiền lành trong một góc núi Quảng Nam thế mà cũng có rất nhiều nhân vật đó chứ. Còn nữa, Nhà báo Du Miên rất nổi đình đám ở hải ngoại, đã học tiểu học ở Trung Phước.
Phạm Phú Minh đã từng ở nhà Tạ Ký để đi học trường tiểu học Trung Phước, nay là nhà văn Phạm Xuân Đài, chủ nhiệm, chủ bút nhiều tạp chí. Nhạc sĩ Lan Đài, lúc tản cư cũng chạy lên Trung Phước, hồi đó anh tên là Kim Đài, có lẽ sau này yêu một người tên Lan nên mới đổi tên là Lan Đài. Khi tôi theo gia đình tản cư lên Trung Phước năm 1947 thì Tạ Ký đã ly dị với người con gái của ông Cửu Thứ và đã có người vợ thứ hai. Lúc đó, tôi mười hai tuổi, Tạ Ký có lẽ chỉ độ mười tám tuổi mà đã có hai đời vợ. Lúc đó anh đã làm khá nhiều thơ với bút hiệu là Tạ Tập Tò. Anh có gởi thơ thi văn nghệ kháng chiến, hình như có được giải văn nghệ chi đó của liên khu 5. Tôi còn nhớ vài câu thơ cảu thi sĩ Tập Tò:
Thây giặc chất thành đống
Xương giặc phơi đầy đồng
Anh đi đánh giặc Pháp
Xuân về say chiến công
Bên đèo gió réo vi vu
Mưa rơi, đông giá, biên khu lạnh lùng
Buồn vương vấn càng rung nỗi nhớ…
Mặc dầu đang có vợ, Tạ Ký yêu người chị ruột của tôi là Lệ Khánh. Anh làm thơ và gởi thư tình cho chị tôi. Chị tôi đưa nguyên bức thư cho anh là Trần Ngọc Quế, lúc ấy làm hiệu trưởng trường Tiểu học Trung Phước. Anh Quế mời Tạ Ký đến trả lại bức thư, giảng luân lý một hồi, nhưng kết luận bằng mấy lời thông cảm “ta cũng nòi tình, thương người đồng điệu…”. Kể từ đó, Tạ Ký rất thân với gia đình chúng tôi. Sau này chị Khánh lại kết hôn với em ruột Tạ Ký. Sau khi dự đám cưới em, Tạ Ký đốt hết các bài thơ tình liên quan đến Lệ Khánh, nay đã trở thành em dâu. Trận lụt năm 1964 đã cuốn trôi chị Lệ Khánh và các con, cùng với bà mẹ chồng, tức là mẹ của Tạ Ký và một đứa con gái của Tạ Ký. Tạ Ký còn làm thơ với một bút hiệu khác, Trăm Lẻ Một. Anh giải thích với tôi: Tạ là một trăm ký, thêm Ký nữa thành Trăm Lẻ Một. Đây chỉ là bút hiệu ký dưới mấy bài thơ trào phúng.
Thuở ấy chúng tôi rất mê say thơ Vũ Hoàng Chương, bây giờ nghĩ lại, lúc đó Tạ Ký mới trên hai mươi, tôi thì dưới hai mươi mà ngâm nga câu:
Ngoài ba mươi tuổi duyên còn hết?
Một ván cờ thua, ngả bóng chiều
thì thật là vô lý. Bây giờ tuổi đã trên bảy mươi, vẫn còn ham thể thao, văn nghệ, vẫn có thể còn duyên, dù là duyên già, cũng chẳng thắc mắc mấy ván cờ đã thua, mấy ván cờ đã thắng trong cuộc đời trải qua nhiều cuộc bể dâu.
Tạ Ký lúc học ở Huế có gởi vào Nha Trang cho tôi bài thơ trong đó có câu:
Tóc rụng xuân về hăm mấy bận
Giang hồ ta vẫn trắng đôi tay
Từ trắng đôi tay ở Huế, anh vào Sài Gòn học Đại Học Văn Khoa, đỗ cử nhân, dạy văn chương trường Petrus Ký, lập gia đình với giai nhân rạp Rex. Sau 1975, anh trở lại trắng tay và qua đời tại Long Xuyên trong một hoàn cảnh bi thảm.
Khác với Tạ Ký là người sinh trưởng ở Trung Phước, Bùi Giáng chỉ ở Trung Phước có mấy năm. Thân phụ anh là ông Cửu Tí, thuộc tộc Bùi Duy Xuyên, thân mẫu anh họ Hoàng, thuộc tộc Hoàng ở làng Bảo An, là hậu duệ của Hoàng Diệu. Tính tình ông Cửu Tí cũng có hơi bất thường. Mùa xuân hay thu, đông, trời mát, thì ông rất ít nói nhưng đến mùa hè nóng nực, ông thường đi ngoài đường hay vào lối xóm nói năng, đọc thơ khá ồn ào. Có lần nửa đêm ông đến nhà chúng tôi gọi cửa, cha mẹ tôi im lặng, giả vờ không nghe, ông kêu ầm lên, dọa đốt nhà nếu không chịu mở cửa. Đến khi mẹ tôi ra nói chuyện thì ông chỉ cười rồi bỏ đi. Sau năm 1954, ông hồi cư về vùng La Tháp, Duy Xuyên. Có lần ông đi ngoài đường nói năng huyên thuyên, ông bị trưởng ấp tên là Cần, người ta thường gọi là Trưởng Cần, chận lại, ra câu đối, dọa nếu không đối được, sẽ cho dân vệ bắt nhốt. Câu đối là:
Huyên thiên xấp xí,
Cửu Tí nói điên
Ông chỉ mặt ông Trưởng ấp, ứng khẩu đối ngay:
Loạn đả thằng dân
Trưởng Cần bú c…
Ông trưởng ấp vội vàng bỏ đi một mạch.
Vào khoảng 1950, trong khi Tạ Ký lãng mạn làm thơ thì Bùi Giáng say mê đàn dê của anh. Anh nâng niu từng chiếc vòng đeo cổ làm cho mỗi con dê. Có lần anh nói với tôi: Chú biết không, khi anh đeo chiếc vòng cổ con dê hoa cà, anh xúc động còn hơn là đêm tân hôn đeo chiếc kiềng vàng vào cổ cho người vợ mới cưới.” Đó chính là tâm sự bài thơ Nỗi Lòng Tô Vũ trong tập Mưa nguồn:
Ngẩng đầu lên, dê ơi, anh thong thả
Đeo vòng vào, em nghểnh cô cong xinh
Ngẩng đều lên, đây lòng anh vàng đá
Gửi gấm vào vòng mây, nhuộm tơ duyên
Ngẩng đầu lên nhìn anh mờ mắt lệ
Từ lần đầu vòng ngọc tuổi hai mươi
Trao người em trăm năm lời ước thệ
Đây lần đầu cảm động nhất mà thôi
Chị Ninh, vợ anh, vốn là một hoa khôi ở Hội An, chẳng may lâm bệnh qua đời lúc anh còn rất trẻ. Anh bỏ đàn dê, khi thì vào Bồng Sơn, khi thì ra liên khu tư, tìm đường học thêm, nhưng đều không vừa ý nên anh tìm về vùng quốc gia, vào Sai Gon dạy học, làm thơ, viết sách và nổi tiếng.
Từ năm 1951, khi chính quyền kháng chiến lộ rõ bộ mặt Cộng Sản và áp dụng chính sách khắc nghiệt, phong trào “nhảy đồn” bùng lên. Hai anh tôi là Trần Ngọc Quế và Trần Huỳnh Hội trốn về vùng Quốc gia; Lê Trọng Nguyễn về Trung Phước cùng với Tạ Ký nhảy đồn do Nguyễn Sum hướng dẫn.
Tháng 8 năm 1952, tôi đến cơ quan hành chánh xã Quế Lộc, đóng ở địa phận làng Trung Lộc cũ để xin giấy phép đi đường. Trên đường đi, tôi gặp anh Bùi Luận, anh ruột của Bùi Giáng. Anh Luận vừa là người thầy, vừa là người anh của tôi. Hai thầy trò, cũng là anh em, ngẫu nhiên cùng xin giấy phép đi đường, anh xin đi về vùng Duy Xuyên, tôi thì xin về vùng Thăng Bình, cả hai đều có ý định trốn về vùng quốc gia nhưng đều không nói với nhau, mặc dù rất tin nhau. Mấy tháng sau, tôi gặp lại anh ở Nha Trang, vui cười hỉ hả sau cuộc vượt thoát đầy nguy hiểm. Anh dắt tôi đi ăn tại một tiệm mì Tàu đường Graffeuil (sau đổi tên là đường Độc Lập) và đó là lần đầu tiên trong đời tôi được thưởng thức món mì này.
Mùa hè năm 1964, nhân một chuyến công tác tại tỉnh Quảng Nam, tôi về thăm Trung Phước. Khi đó Trung Phước hãy còn yên ổn, không ngờ chỉ mấy tháng sau, trận lụt năm thìn đã cuốn trôi một phần làng Trung Phước. Cha mẹ tôi sau khi thoát chết, nhà bị cuốn trôi, đã về Hội An sinh sống. Trung Phước trở thành mất an ninh, tôi không còn dịp nào về thăm được nữa.
Năm năm tôi sống tại Trung Phước cách đây đã hơn nửa thế kỷ. Chàng thiếu niên ngày xưa thỉnh thoảng ngồi trên bờ xe nước ông Cửu Thứ, nhìn xuống Thác Cá, Gành Ngô trong lúc “ngày chưa tắt hẳn, trăng đã lên rồi”, mơ mộng tình yêu, sự nghiệp. Bây giờ “trai trẻ bao lâu mà đầu bạc, trăm năm thân thế bóng tà dương”, sống ở xứ Hoa Kỳ, nhớ về Trung Phước, bâng khuâng ngậm ngùi với câu thơ Bùi Giáng:
Hỏi tên, rằng biển xanh dâu
Hỏi quê, rằng mộng ban đầu đã xa.

Chủ Nhật, 27 tháng 9, 2020

Đường Trần Quốc Toản, Saigon trước 30/4/1975 - Tác giả Trang Nguyên

 

Đường Trần Quốc Toản (3 Tháng 2 ngày nay) hình thành từ khi nào? Hồi thời Pháp thuộc nó có tên Pavie. Đó vẫn còn là điều thắc mắc của nhiều người quan tâm đến việc phát triển thành phố Sài Gòn.
Ta cần quay lại thuở người Pháp mới chiếm thành Gia Ðịnh được vài năm để tìm hiểu rõ hơn. Với mục đích xây dựng một nơi giải trí cho binh lính và sĩ quan, người Pháp cho lập trường đua ngựa ở Ðồng Tập Trận (nay thuộc quận 3 và 10). Cánh đồng này rộng đến vài ngàn mẫu. Trước đó, đây là nơi luyện tập diễn binh của binh sĩ thành Gia Ðịnh vào giữa thế kỷ 19. Ngày nay vị trí chính xác từ mé đường Ðiện Biên Phủ – Cách Mạng Tháng 8 cho đến Ngã Sáu Công Trường Dân Chủ. Cạnh bên Ngã Sáu là Mả Ngụy hay Mả Biền Tru (vì có ngôi mộ chung chôn 1,831 xác người lớn nhỏ sau khi cuộc nổi dậy của Lê Văn Khôi bị dẹp tan) và còn rất nhiều mồ mả của cư dân sống quanh vùng được chôn cất ở đây. Người Pháp gọi là Ðồng Mả Mồ (Plaine des Tombeaux).
Trường đua rộng lớn, kéo dài đến đường Hoà Hưng vào Khám Chí Hoà ngày nay, thông qua đến đường Tô Hiến Thành – Nguyễn Tri Phương nối dài vòng sang đường 3 Tháng 2, trở về Ngã Sáu Công Trường Dân Chủ. Và đó là lý do tại sao vùng đất này còn nhiều đất trống, xây cất trại lính, khu gia binh vào thời cuối thập niên 1950.
Trường đua nằm ở khoảng giữa vùng đất đường Ðiện Biên Phủ ngày nay lấn sang làng Chí Hoà, được xây dựng rất lớn, đường đua hình chữ nhật có khán đài nhìn sang một con đường nội bộ hơi gãy khúc cắt dài trên sân cỏ, gần song song với đường Ðiện Biên Phủ. Con đường này không có tên, một đầu gần đường Petrus Ký (nối dài), đầu kia đụng đường Lê Văn Duyệt.
Trường đua này hoạt động cho đến năm 1931 mới chuyển vị trí về làng Phú Thọ lúc đó gọi là quận 4 (trưng dụng một phần đất của quận 5 và huyện Tân Bình, đến năm 1969 mới đổi thành quận 11. Trong khi đó quận 4 hiện nay, hồi xưa lại là quận 6). Trường đua cũ được phá bỏ. Mảnh đất đó sau này thuộc về đất quân sự thời đệ nhất VNCH cho xây trại Lê Lợi hướng mặt ra đường Lê Văn Duyệt, mặt hông đường Trần Quốc Toản cho cất lục quân công xưởng hay còn gọi xưởng quân cụ căn cứ 40.
Nói tóm lại, đường Trần Quốc Toản hình thành vào thời gian sau 1954, từ đoạn đường không tên trong trường đua và được kết nối với đoạn đường có sẵn trước đó (khoảng năm 1920 khi mở rộng ranh giới Sài Gòn thành lập quận 4, quận 3) mang tên là Pavie. Hai đoạn đường cũ và mới (gặp nhau tại ngã tư Nguyễn Tri Phương). Từ sau 1954 đặt tên Trần Quốc Toản. Không chỉ có đường Trần Quốc Toản mà nhiều con đường trong thành phố cũng được nâng cấp chỉnh trang cùng một lúc tại nhiều quận trong thành phố kể từ mốc thời gian này.
Báo Sáng Dội Miền Nam số 48 (tháng 6/1963) có một bài viết đặc biệt về tình hình phát triển đường phố và các khu dân cư sau 9 năm định dạng đô thị Sài Gòn: Ðây là một xa lộ mới mở của vòng đai đô thành để cho các xe đò và xe lô qua lại, khi muốn vào bên trong thành phố hay từ bến toả đi các tỉnh. Ðây cũng là con đường để cho xe đi từ các tỉnh miền Ðông thẳng sang các tỉnh miền Tây, không cần ghé qua thành phố, giảm áp lực cho giao thông nội đô thành phố lúc đó đã bắt đầu tăng, giờ vào sở và tan sở, xe cộ vẫn bị kẹt đến 15 phút nửa giờ mới nhích xe đi được. Vì vậy đường Trần Quốc Toản hết sức cần thiết để xe cộ thoát được ra ngoài đô thành.
Ðường dài khoảng năm cây số từ đầu nối ngã năm (sau năm 1963 mới mở thêm đường Nguyễn Thượng Hiền từ Phan Thanh Giản thông vào, từ đó thành ngã sáu Công Trường Dân Chủ) Yên Ðỗ, Hiền Vương, Lê Văn Duyệt, thẳng tới Phú Lâm (ngã sáu Cây Gõ) gặp đường Lục Tỉnh để đi về các tỉnh miền Tây. Ðường rộng có ba dòng xe đi và ba dòng xe về lúc nào cũng tấp nập xe chạy.
Không những thế, dẫn tới đường ấy, từ trong giữa thành phố còn có các đường nhỏ nối dài ra khiến Trần Quốc Toản trở thành một trục giao thông chính, một cái xương sống cho tất cả các đường khác như: Cao Thắng, Nguyễn Thiện Thuật, Lý Thái Tổ, Petrus Ký (Lê Hồng Phong), Sư Vạn Hạnh, Nguyễn Duy Dương, Nguyễn Tri Phương, Triệu Ðà (Ngô Quyền), Nguyễn Kim, Nguyễn Văn Thoại (Lý Thường Kiệt), Lê Ðại Hành, Phó Cơ Ðiều, Lý Thành Nguyên (Ðỗ Ngọc Thạnh), Tôn Thọ Tường (Tạ Uyên), Hà Tôn Quyền, Dương Công Trừng (Nguyễn Thị Nhỏ) v.v.
Ở các đường nhỏ này, đường phóng tới đâu là nhà dân mọc theo tới đó. Nhà lá, nhà tôn, nhà ngói… xen lẫn nhà bê tông đúc làm theo lối mới kiên cố đủ điện nước, đường chưa tráng nhựa. Trên đường này đối diện với khu Học viện Quốc gia Hành chánh đương xây cất, nhà dân đã mọc kín, toàn là nhà đẹp và đắt tiền…
Ðấy là vài hình ảnh của sự phát triển dân cư trên đường Trần Quốc Toản của năm 1963. Vào thời gian này, các công sở, trường học, bệnh viện, trại lính, chung cư đã được xây trước đó. Cụ thể từ hướng Công Trường Dân Chủ về Cây Gõ, bắt đầu từ bên trái, ta thấy xưởng quân cụ (sau năm 1975 là Z751) và nối tiếp là Cục Quân Cụ, đối diện bên kia đường là kho dự trữ gạo và lương thực của quân đội VNCH (Quân tiếp vụ). Nhích xuống gần ngã ba Cao Thắng ta thấy một thuỷ đài bê tông, cạnh bên là khu dân cư, rồi đến Học viện Quốc gia Hành chánh. Nhìn sang bên đường là trường tư thục Hồng Lạc, gần đó là trường đại học tư Minh Ðức.
Học viện Quốc gia Hành chánh được xây dựng nhanh chóng trong năm 1954 để chuyển Trường Quốc gia Hành chánh ở Ðà Lạt về Sài Gòn vào năm 1955, gấp rút đào tạo viên chức hành chánh cao cấp cho chính phủ. Từ đây, đi tiếp ta thấy Cơ quan Viện trợ Quân sự Thế giới Tự Do (Free World Military Assistance Organization), đến năm 1973 toà nhà này trở thành Trụ sở của Uỷ ban Hỗn hợp Quân sự bốn bên (International Commission of Control and Supervision) gọi tắt là ICCS. Cơ quan này có nhiệm vụ giám sát việc thực thi Hiệp định Paris, ngưng chiến và trao đổi tù binh. Sát bên là Viện Hoá Ðạo do Thượng tọa Thích Tâm Châu là Viện trưởng.
Xuống tí nữa là ngã tư Petrus Ký, xe đò đi miền Tây lẫn miền Ðông đậu ken cứng hai bên từ đầu đường Trần Quốc Toản đến tận Nhà máy thuốc lá MIC. Xe đò từ sáng sớm đến chiều tối ra vô tấp nập khiến xe trên đường Trần Quốc Toản quá tải. Ðến năm 1965, Bộ Giao thông mới bắt đầu xây cất Xa cảng miền Tây để giải toả bến xe đò này.
Bước thêm nữa gặp đường Nguyễn Tri Phương, góc ngã tư bên tay phải là chợ cá đầu mối Trần Quốc Toản. Lúc trời nắng nóng, mùi tanh cá mắm bay cả khu vực, cộng thêm mùi của bãi rác khổng lồ bên hông chợ, ai đi ngang qua cũng bịt mũi.
Xuống dưới, khỏi chợ cá Trần Quốc Toản là cư xá Công Binh bên tay phải, cư xá Nguyễn Tri Phương bên tay trái, rồi tới cư xá Vườn Lài I, Vườn Lài II, cư xá Phú Thọ, cư xá Nhảy Dù, cư xá Lữ Gia… Ði tiếp qua vách tường mặt sau của Trường đua Phú Thọ, hai bên nhà cửa san sát, tiếp đến là cuối đường giáp vào Dương Công Trừng. Ðến năm 1969 đường Trần Quốc Toản được nối dài đi qua chùa Linh Quang, bước tới là chùa Phụng Sơn hay còn gọi Chùa Gò. Tại đây đường Trần Quốc Toản nhập vào đường Hậu Giang (Hồng Bàng) ngay Công trường Bình Ðịnh Vương Lê Lợi (sau 1975 Vòng xoay Cây Gõ).
Như vậy, đường Trần Quốc Toản hình thành qua ba giai đoạn: Ban đầu vào khoảng 1920 mang tên Pavie từ Dương Công Trừng đến Nguyễn Tri Phương. Kế đến là năm 1954 từ Nguyễn Tri Phương đến Công Trường Dân Chủ. Cuối cùng là năm 1969 từ Dương Công Trừng nối dài đến đường Hậu Giang.