khktmd 2015






Đạo học làm việc lớn là ở chỗ làm rạng tỏ cái đức sáng của mình, thương yêu người dân, đạt tới chỗ chí thiện. Đại học chi đạo, tại Minh Minh Đức, tại Tân Dân, tại chỉ ư Chí Thiện. 大學之道,在明明德,在親民,在止於至善。












Thứ Tư, 3 tháng 5, 2023

TỪ CHIẾN QUỐC ĐẾN “THẦM OÁN” CỦA HÁN VÕ ĐẾ - Tác giả Nguyễn Xuân Nghĩa

 

Ta đang tiến dần vào phần nhức đầu của bộ Diêm Thiết Luận nên sẽ cười cười mà bốc hỏa!
Trong các chúa tể độc tài cổ kim, bậc kỳ tài Hán Võ Đế phát minh ra cái án... phi phàm: “chỉ cần ngấm ngầm bất đồng với Hoàng đế là đủ can tội thầm oán!” Tội “Thầm Oán” là gì vậy?
Chẳng công khai thở than hoặc ngợi ca một quyết định của Thiên tử, chỉ cần các quan giữ vẻ thản nhiên chứ cũng chưa bĩu môi, là đầu đã văng khỏi cổ! Nhờ vậy, khỏi ai dám chống, chẳng ai dám nịnh và dù có giữ im lặng thì cả ba thái độ đều... đáng bò lên bậc cao nhất của đoạn đầu đài. Trong triều, các cận thần mà được Võ Đế cất nhắc là biết chắc mình sắp mất mạng.
Thí dụ thì vô số kể:
Gốc man rợ, Công Tôn Hạ là kẻ không may khi có tin Hán Võ Đế cho lên Tể tướng. Ông gào khóc và xin tha mà không thoát, sau này cả hai cha con đều chết trong tù! Bảy người trong số các quan tướng quốc của Võ Đế, năm người được Thiên tử ban án tử hình! Trên đỉnh vinh quang với đầy huân công, các võ tướng lại chết trận tại pháp trường hơn là được hưởng nhàn khi về già!
Sống cùng thời và bị Võ Đế ra lệnh thiến vì bênh một võ quan dù không có giao tình mà bị hàm oan là Lý Lăng, Tư Mã Thiên của bộ Sử Ký viết về các cuộc tuần du cả ngàn dậm do Võ Đế quyết định mà không cho các quan địa phương biết. Họ bị bó tay khi phái đoàn Thiên tử bất ngờ giáng lâm, vì lo không kịp nên đành theo nhau tự sát! Thà vậy còn hơn là viên tổng trấn và các thuộc cấp đều bị tử hình.
Ngày nay, Hoàng đế Tập Cận Bình đang còn phải học...
Nhức đầu hả? - Thì giải trí vậy!
Hơn chục năm trước, người viết đã giễu các cô có thói nhõng nhẽo là “lườm âm”: nhắm đôi mắt rồi mới lườm. Các nạn nhân đều thấy hết mà muốn chết vì sướng. Họ chưa gặp cao thủ Hán Võ Đế của hơn hai ngàn năm trước!
Sau gần 400 chữ về nhân vật Hán Võ Đế vĩ đại mà hóa dại trong bối cảnh của bộ Diêm Thiết Luận kinh hoàng, ta nên tự nêu một thắc mắc chính đáng: “Từ thời Chiến Quốc, quyền lực tập trung dần dần đưa tới việc thống nhất Trung Hoa. Nếu vậy, vì sao Hán Võ Đế lại nặng tay gây đà gia tốc qua ách độc tài manh nha từ Tần Thủy Hoàng Đế?...”
Đây mới là điều then chốt cho cả bộ sách nhức đầu - ta nên đọc. Vì thế, xin đành tóm lược vài nét về lịch sử Trung Hoa. Dài quá thì quý vị sẽ ngáp.
Khỏi nhắc lại các truyền thuyết, ta cùng khởi đi từ nhà CHU, vốn lại có hai thời kỳ. Trước là thời Tây Chu khi đóng đô ở đất Phong, đất Cảo (tỉnh Thiểm Tây bây giờ), kéo dài từ năm 1134 tới 770 BCE (trước Công nguyên). Sau là thời Đông Chu khi bị các loại rợ uy hiếp, Chu Bình Vương phải thiên đô về Lạc Dương (tỉnh Hà Nam) từ 770 tới 221 BCE.
Nhà Chu kéo dài 913 năm, mà thời Đông Chu còn bị chia làm hai, là 1) thời Xuân Thu từ khoảng 770 tới 481 BCE, và 2) thời Chiến Quốc từ khoảng 403 tới 221 BCE. Ta khỏi bàn về các tên gọi hay thời điểm chính xác mà chỉ cố nhớ một khái niệm là CHIA CẮT và nhà Đông Chu tiêu vong dần trong thời Chiến Quốc. Với kết quả là cường Tần diệt sáu nước chư hầu rồi thống nhất Trung Hoa.
Xin tóm lược phần lược sử này: họ có Tây Chu rồi Đông Chu mà Đông Chu lại chia hai, ra Xuân Thu và Chiến Quốc. Nhà Chu lãnh đạo khá lâu (hơn 900 năm) nhưng ngày càng suy sụp trước các nước gọi là CHƯ HẦU. Từ hơn ngàn nước, sau chỉ còn 15, và cuối cùng còn năm chư hầu mạnh nhất, gọi là Ngũ Bá. Sau cùng thì nước Tần lớn mạnh dần rồi tiêu diệt các nước kia để Tần Thủy Hoàng Đế lên lãnh đạo.... Mà không bền.
Nếu đọc kỹ lại Sử Ký của Tư Mã Thiên, ta thấy Hán Võ Đế bị ảnh hưởng lớn từ... Tần Thủy Hoàng Đế!
Chúng ta hiểu dần tiến trình tập trung rồi phân hóa, bị chia rẽ hay chia cắt vì chiến tranh khi xã hội rộng lớn dần có những đổi thay về dân số, kinh tế, chính trị, văn hóa và nhận thức. Đầu thời Chu chỉ có hạng quý tộc mới được đi học và cầm quyền bên “Thiên Tử” – là ‘Con Trời”, một khái niệm tâm linh ra vẻ tôn giáo!
Mà giới quý tộc đó sa sút dần và giới bình dân dần dần lên thay đám quý tộc quanh Thiên Tử với các tư tưởng mới, như Quản Trọng, Khổng Khâu, Mặc Địch... Rồi nhiều khuôn mặt khác, như Tô Tần, Trương Nghi, Phạm Chuy, hay Hàn Phi...
Sự thay đổi – và tiến bộ - có khá nhiều nguyên nhân. Trước hết là dân số gia tăng đã mở mang kinh tế và cải tiến các phương pháp canh tác, sản xuất và chế tạo khí cụ lẫn chiến cụ. Quan trọng hơn cả là khu vực thương mại và các trung tâm giao dịch, trao đổi, như Hàm Dương của Tần, Lâm Tri của Tề, Hàm Đan của Triệu hay Đại Lương của nước Ngụy.
Yếu tố then chốt là dân đen không muốn là thần dân của một “nước nhỏ” mà mong là công dân của một nước lớn để khỏi bị bắt nạt. Tiến trình thống nhất có nhiều động lực phức tạp như vậy.
Nhưng giới lãnh đạo (trong nghĩa rộng) lại tự nêu câu khỏi khác: “Làm sao xây dựng được trật tự mới giữa những đổi thay đó?”
Giải pháp cũ là củng cố chế độ phong kiến cho Thiên Tử khiến các chư hầu phải phục tòng. Đó là Khổng Tử, Mặc Tử, Mạnh Tử. Giải pháp mới thì do dự giữa tinh thần “vô vi” của Đạo gia (theo Lão Tử) và lý luận có nét vô vi của Pháp gia: triều đình cứ khoanh tay áp dụng luật lệ sòng phẳng thì mọi người đều phải tuân thủ như nhau!


DIÊM THIẾT LUẬN 鹽鐵論 - Tác giả Nguyễn Xuân Nghĩa

 

Tài liệu có tính lịch sử trong cả hai nghĩa (có thật và chi phối hậu thế) là bộ DIÊM THIẾT LUẬN (YÁN TIĚ LÙN) đã xuất hiện tại kinh đô Trường An của nhà Hán vào năm 81 trước Tây lịch hay Công nguyên, tức là hơn 2.100 năm trước.
(Từ nay, các thời điểm trước Tây lịch sẽ được viết với chữ tắt là BCE, hoặc như - 81 nếu ta nhớ ra và gõ đúng!)
Tài liệu này bị đời sau viết sai là tác phẩm của Hán Vũ Đế, ông Hoàng đế thứ bảy của nhà Hán trong lịch sử Trung Quốc (người sáng lập là Hán Cao Tổ Lưu Bang). Còn sai nhiều lắm…
Đời nay, ta nên gọi lại nhân vật này là Hán Võ Đế, với chữ VÕ đích thực là quân đội, binh bị hay võ sĩ, chứ không với chữ VŨ (có thể là do kỵ húy gì đó) vốn có nghĩa là chim anh vũ, nhảy múa, khiêu vũ… hay làm loạn! Nay, người ngoại quốc mà gọi tên ông ta theo Anh ngữ thì cũng ghi rõ “The Martial Emperor”.
Hán Võ Đế sinh năm 156 BCE và mất năm 87, trị vì từ 141 tới 87, làm vua trong 54 năm, chỉ thua Hoàng đế Khang Hy của nhà Mãn Thanh sau hơn 1.800 năm. Ông sinh ra với tên Lưu Triệt, mà sau này các sách sử Trung Hoa phải tránh chữ Triệt nên dùng biểu tự là Thông. Ông kế vị Hán Cảnh Đế khi mới 16 tuổi cho tới ngày tạ thế sau hơn nửa thế kỷ tung hoành và làm loạn!
Quý vị sẽ còn nhức đầu với một dẫn nhập mà toàn những sửa sai!
Chưa hết đâu vì ta còn phải đi vào bối cảnh rắc rối hơn vậy. Thí dụ như từ tâm linh qua tới kinh tế! Mà bối cảnh đó là gì thế? Và một Đại đế cỡ Hán Võ Đế lại có thể được coi là hoàng đế vĩ đại… về sức tàn phá. Hán Võ Đế là tiêu biểu ở cả hai mặt đó, chưa kể công trình xâm lược nước Nam của chúng ta! Đường Lữ Gia của nước ta là một nhắc nhở.
Cứ nói riêng về Hán Võ Đế thì con người này có hai mặt ÂM và DƯƠNG. Mà Âm mới là khía cạnh khuynh loát. Nhưng hãy nói về Dương đã… Cho vui!
Võ Đế là người tích cực đóng góp cho Hán tộc và được nhiều người Việt mê sử Tầu coi như có công ngang Đường Thái Tông Lý Thế Dân hay Khang Hy. Ông mở mang bờ cõi Trung Hoa nhờ có nhiều tướng tài, đã chống quân Hung Nô, bành trướng xuống miền , từ Quảng Tây đến nước ta, hoặc chấn bọn Đông Di tới tận xứ Cao Ly. Từ Tây Vực ông tiến đến Trung Á, xứ Đại Uyển (Fergana) nổi tiếng với giống ngựa có mồ hôi màu… máu. Ông cho mở mang đường xá, khai kênh, đào sông, xẻ núi, tiếp xúc với các vùng đất ở hướng Tây và còn cải cách cả văn hóa lẫn… màu sắc cho hội họa. Ông cho lập ra các trường học để khảo hạch, tìm người phục vụ triều đình và chế độ theo tinh thần đề cao Khổng Nho.
Phần Dương lẫy lừng thế đó, nhưng thua phần Âm… xa lắc!
Hán Võ Đế có tâm lý mê tín dị đoan, mắc chứng vĩ cuồng, mê gái và gieo họa mà khỏi cần đếm! Năm - 136, Trung Quốc bị khủng hoảng môi sinh (thời đó đã có rồi), sông Hoàng Hà vỡ đập, chảy xuống miền Nam làm các vùng đất phì nhiêu nhất tại hướng Đông bị lũ lụt trong hai thập niên: mãi 27 năm sau mới tìm ra cách chữa! Trong khi đó, giới quyền quý và các bậc thân vương (của hoàng gia) được chia cho thái ấp vẫn cứ vi vút du dương ở mạn Bắc.
Trong khi ấy, dân đen khốn khổ vì triều đình tràn ngập các dự án lớn (kẻ đường xá, kênh đào, dinh thự và trường thành chặn Hung Nô), dù họ không thấy lợi ích kinh tế, chỉ có phí phạm tốn kém.
Mà tuyệt chiêu của Hán Võ Đế nằm ở chỗ khác: tăng nhịp độ kiểm soát và khuyến khích việc tố giác, nâng đủ loại thuế để tài trợ các chiến dịch quân sự, thẳng tay tịch thu các tài sản bị che giấu và nhân dịp diệt trừ ảnh hưởng của các đại gia quý tộc. Chẳng lẽ nay Tập Cận Bình đang cho áp dụng các chiêu pháp đó?
Kỳ sau, ta còn nhắc tới một phát minh rất lạ của chế độ độc tài: lập ra việc truy tố tội THẤM OÁN! Chẳng làm gì mà chỉ cúi mặt chịu đựng là có tội. Được lên chức thường khi là lên đoạn đầu đài. Một thí dụ sẽ thấy sau này là Tang Hoằng Dương, người đã có sáng kiến lập ra loại thuế đánh trên muối và sắt cho Hán Võ Đế!

Thứ Ba, 2 tháng 5, 2023

Việt Nam 48 năm sau 30/4/1975: Được và mất?





Ma tuý “tấn công” học đường VN





Việt Nam : Khởi đầu của chủ nghĩa tư bản và phong trào công nhân thời Pháp thuộc





Bắc Kinh muốn nhồi chủ nghĩa xã hội vào trí tuệ nhân tạo





‘Khu rừng tím’ tuyệt sắc ở Bỉ





Học giả trẻ gốc Việt và nỗ lực thay đổi cái nhìn ‘thiên lệch’ về Việt Nam





Thực tế ảo hữu ích trong y khoa





California ấn định 11/5 là ‘Ngày Nhân Quyền Việt Nam’

<0br/>


Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam từ đầu năm tới nay





Sinh hoạt 30/4 ở Little Saigon





Nghỉ lễ ở Sài Gòn





Phỏng Vấn Bác Sĩ Đinh Xuân Anh Tuấn Tham Gia Cứu Vớt Thuyền Nhân





CA ĐOÀN AN PHONG ĐỆ TỬ VIỆN DÒNG CHÚA CỨU THẾ VIỆT NAM PHẦN 2





CA ĐOÀN AN PHONG ĐỆ TỬ VIỆN DÒNG CHÚA CỨU THẾ VIỆT NAM 1954-1975





LS. Lưu Tường Quang nhận định tình hình VN, quá khứ và hiện tại





Cựu tổng thư ký bộ ngoại giao VNCH chứng kiến sự kiện 30.4 như thế nào?






Lễ Thượng Kỳ tại ba thành phố GTA