khktmd 2015






Đạo học làm việc lớn là ở chỗ làm rạng tỏ cái đức sáng của mình, thương yêu người dân, đạt tới chỗ chí thiện. Đại học chi đạo, tại Minh Minh Đức, tại Tân Dân, tại chỉ ư Chí Thiện. 大學之道,在明明德,在親民,在止於至善。












Thứ Bảy, 23 tháng 8, 2014

Kẻ sĩ rời xa, bất tài ăn bám --Lê Chân Nhân



(Dân trí) - Đã có nhiều diễn đàn bàn về tình trạng tiến sĩ được đào tạo ở nước ngoài không muốn trở về Việt Nam làm việc. Phần lớn người trong cuộc đều cho rằng họ rất muốn về nước cống hiến, nhưng do môi trường không phù hợp nên họ không dám về, hoặc có người trở về nhưng lại phải ra đi.
Tại sao tiến sĩ không muốn về nước làm việc?


(Minh họa: Ngọc Diệp)
(Minh họa: Ngọc Diệp)
 
Thực ra, tiến sĩ tốt nghiệp ở nước ngoài cũng có năm bảy loại, không thiếu những tấm bằng chất lượng thấp, thậm chí bằng mua. Ở đây chỉ xin được bàn đến tiến sĩ thiệt, có thực tài và có thực tâm, nhưng họ đã không trở về.

Người có chữ sử dụng cách nói lịch sự là “môi trường không phù hợp”. Nhưng cần phải cụ thể hóa môi trường đó là gì mới thấy rõ được vấn đề. Chung quy chỉ có hai thứ: Thu nhập và đãi ngộ

Trước hết là thu nhập. Có nhiều người nhiệt tâm, hăng hái vào làm ở các cơ quan nhà nước, với mong muốn đem sở học của mình để đóng góp, cống hiến. Nhưng đồng lương nhà nước có khung có bậc, cho dù anh giỏi đằng trời cũng không thể trả lương cao hơn quy định. Với mức thu nhập vài triệu đồng/tháng, thì anh ta không đủ cơm ăn áo mặc, lấy đâu ra “lửa” để tiếp tục đốt cho thành nhiệt trong tâm. Không ai có thể yên tâm làm việc khi sống thiếu thốn, vợ con chạy ăn từng bữa. Cho nên, họ bật ra khỏi cơ quan nhà nước, gõ cửa tư nhân, lương cao hơn và cư xử cũng công bằng hơn.

Kế đến là đãi ngộ. Cũng cần được hiểu đãi ngộ ở đây không chỉ là phần thưởng xứng đáng với công sức bỏ ra, mà còn nhiều thứ khác. Tạo điều kiện tối đa để nhân tài thể hiện là đãi ngộ, ủng hộ sáng kiến hay cải cách là đãi ngộ, sẵn sàng cho nhân tài thăng tiến là đãi ngộ. Cho dù có thể thu nhập chưa cao, nhưng chính những sự đãi ngộ này đã giữ chân người tài.

Nhưng khi vào làm việc ở cơ quan nhà nước, nhiều tiến sĩ, thạc sĩ (tất nhiên là có thực tài) đã thất vọng vì không chỉ lương thấp, mà không có được sự đãi ngộ tương xứng. Nhiều người không được tạo điều kiện để phát huy sở học, sáng kiến không được ai quan tâm, việc làm không phù hợp với kiến thức được học, con đường thăng tiến mù mịt vì có nhiều kẻ bất tài đang ngồi trên đầu trên cổ. Nhân tài mà rơi vào cảnh “sáng vác ô đi tối vác về” thì với lòng tự trọng của kẻ sĩ, họ không thể chấp nhận. Chưa kể, vì đố kỵ, người bất tài thường rất ghét người tài, sợ họ tranh giành vị trí. Cho nên người tài bị cho ra rìa, bị cô lập.

Tiến sĩ, thạc sĩ, kỹ sư, cử nhân có thực tài tốt nghiệp ở nước ngoài không muốn về nước làm việc là một phần. Một phần khác về nước nhưng không làm việc ở các cơ quan, doanh nghiệp nhà nước mà làm cho công ty nước ngoài hoặc công ty tư nhân. Nhiều ý kiến cho rằng đó là chảy máu chát xám. Nhưng xét cho cùng, chất xám không mất đi đâu, mà ở các vị trí, thành phần khác nhau, cũng đang phục vụ cho xã hội, đem lại lợi ích cho cộng đồng.

Chỉ có điều, với cách sử dụng nhân tài trong các cơ quan nhà nước hiện nay, thì sẽ không giữ chân được người có thực tài mà chỉ nuôi dưỡng những kẻ bất tài. Những kỳ thi tuyển công chức đầy tai tiếng vừa xảy ra ở Bộ Công thương cho thấy người ta không cần người có tài, mà cần người có tiền mua ghế hoặc dành chỗ béo bở cho con cháu.

Bộ máy hành chính công mà nhiều kẻ bất tài đục khoét còn kẻ sĩ rời xa thì cải cách đằng trời cũng không (*)

Lê Chân Nhân
Source: (
http://dantri.com.vn/blog/ke-si-roi-xa-bat-tai-an-bam-934248.htm)
 

 
(*)  Chừng nào chế độ hiện tại ở VN bảo đảm qui chế tự trị đại học, tiến sĩ VN ở ngoại quốc sẽ về phục vụ đất nước không cần thù lao !!!!

QUAN THẾ ÂM BỒ TÁT -- Nguyễn Duy Chính. Riêng tặng bài viết này cho bạn ta ở trời Tây





Quan Thế Âm nguyên là một bồ tát (Bodhisattva) nói về một người đang tiến đến trạng thái giác ngộ (on the path to awakening) và vì thế có thể dùng để chỉ chư Phật trong tương lai, hay ngay cả Phật Thích Ca khi ngài chưa thành đạo, trong kiếp sau cùng trước khi liễu đạo hay những tiền kiếp của ngài. Chính vì bồ tát là một hình thái trung gian giữa chúng sinh và chư Phật còn ở lại thế gian chưa nhập niết bàn, người ta thường không tạc tượng, vẽ tranh các bồ tát trong trạng thái nhập định (Samadhi) mà trong những tư thế năng động hơn.
 
Theo kinh điển và truyền thuyết Phật giáo Đại Thừa thì trong vô số các bị bồ tát có 4 vị là quan trọng nhất gồm có Văn Thù (Manjusri), Phổ Hiền (Samantabhadra), Địa Tạng (Ksitigarbaha)[2] và Quan Âm (Avalokitesvara). Bốn vị bồ tát đó có liên hệ rất sâu xa với chúng sinh ở cõi ta bà và khi truyền vào Trung nguyên, bốn vị bồ tát này cư ngụ nơi bốn đại danh sơn của Trung Hoa là Ngũ Đài, Nga Mi, Phổ Đà và Cửu Hoa.
 
Ngũ Đài Sơn ở tỉnh Sơn Tây là đạo trường của Văn Thù bồ tát, núi Nga Mi ở tỉnh Tứ Xuyên là đạo trường của Phổ Hiền bồ tát, Cửu Hoa sơn thuộc tỉnh An Huy là đạo trường của Địa Tạng Vương bồ tát còn Nam Hải Phổ Đà sơn tỉnh Triết Giang là đạo trường của Quan Thế Âm bồ tát.
 
Quan Thế Âm hay Quan Thế Âm bồ tát được đề cập đến trong kinh Diệu Pháp Liên Hoa, gọi tắt là kinh Pháp Hoa hay Liên Hoa (Saddharma Pundarika Sutra hay Lotus Sutra), phẩm thứ 25. Trong kinh này, một vị bồ tát tên là Avalokitesvara, cũng còn gọi là Quang Thế Âm, Quán Tự Tại, Quan Thế Tự Tại, hay dịch âm Là A Bà Lô Cát Để Xá Bà La là vị bồ tát đứng ở phía bên trái của Phật A Di Đà. Kinh Liên Hoa được Tam Tạng pháp sư Cưu Ma La Thập[3] (Cumarajiva) dịch ra Hán văn vào năm 406 A.D. và nhiều học giả cho rằng chính từ bản dịch này mà Quan Thế Âm bồ tát đã trở thành một nữ thần vì bảy trong số ba mươi ba pháp tướng của Quan Âm là hình dáng một người đàn bà. Thích Trí Tịnh dịch ra tiếng Việt nguyên văn như sau:
 
1. Lúc bấy giờ ngài Vô-Tận-Ý bồ tát liền từ chỗ ngồi đứng dậy trịch áo bày vai hữu, chắp tay hướng Phật mà bạch rằng: “Thế Tôn! Ngài Quán Thế Âm bồ tát do nhân duyên gì mà tên Quan Thế Âm?”
Phật bảo ngài Vô Tận Ý bồ tát: “Thiện nam tử! Nếu có vô lượng trăm nghìn muôn ức chúng sinh chịu các khổ não, nghe Quan Thế Âm bồ tát này một lòng xưng danh. Quan Thế Âm bồ tát tức thời xem xét tiếng tăm kia, đều được giải thoát.
 
Nếu có người trì danh hiệu Quan Thế Âm bồ tát này dầu vào trong lửa lớn, lửa chẳng cháy được, vì do sức uy thần của bồ tát này được như vậy. Nếu bị nước lớn làm trôi, xưng danh hiệu bồ tát này liền được chỗ cạn. Nếu có trăm nghìn muôn ức chúng sinh vì tìm vàng, bạc, lưu ly, xà cừ, mã não, san hô, hổ phách, trân châu, các thứ báu, vào trong biển lớn, giả sử gió lớn thổi ghe thuyền của kia trôi tắp nơi nước quỉ La sát, trong khi ấy nếu có nhẫn đến một người xưng danh hiệu Quan Thế Âm bồ tát, thời các người đó đều được thoát khỏi nạn quỉ La Sát. Do nhân duyên đó mà tên gọi Quan Thế Âm.
 
2. Nếu lại có người sắp sẽ bị hại, xưng danh hiệu Quan Thế Âm bồ tát, thời dao gậy của người cầm liền gãy từng khúc, người ấy được thoát khỏi. Nếu quỉ dạ xoa cùng La Sát đầy trong cõi tam thiêu đại thiên muốn đến hại người, nghe xưng hiệu Quan Thế Âm bồ tát, thời các quỉ dữ đó còn không có thế dùng mắt dữ mà nhìn người, huống chi làm hại được. Dầu lại có người hoặc có tội, hoặc không tội, gông cùm xiềng xích trói buộc nơi thân, xưng danh hiệu Quan Thế Âm bồ tát thảy đều đứt rã, liền được thoát khỏi. Nếu kẻ oán tặc đầy trong cõi tam thiên đại thiên, có một vị thương chủ dắt các người buôn đem theo nhiều của báu trải qua nơi đường hiểm trở, trong đó có một người xướng rằng: “Các thiện nam tử! Chớ nên sợ sệt, các ông nên phải một lòng xưng danh hiệu Quan Thế Âm bồ tát, vị bồ tát đó hay đem pháp vô úy thí cho chúng sinh, các ông nếu xưng danh hiệu thời sẽ được thoát khỏi oán tặc này”. Các người buôn nghe rồi, đều lên tiếng xưng rằng: “Nam mô Quan Thế Âm bồ tát !” vì xưng danh hiệu bồ tát nên liền được thoát khỏi.
Vô Tận Ý ! Quan Thế Âm bồ tát sức uy thần cao lớn như thế.
 
3. Nếu có chúng sinh nào nhiều lòng dâm dục, thường cung kính niệm Quan Thế Âm bồ tát, liền được ly dục. Nếu người nhiều giận hờn, thường cung kính niệm Quan Thế Âm bồ tát, liền được lìa lòng giận. Nếu người nhiều ngu si, thường cung kính niệm Quan Thế Âm bồ tát liền được lìa ngu si.
Vô Tận Ý !Quan Thế Âm bồ tát có những sức uy thần lớn, nhiều lợi ích như thế, cho nên chúng sinh thường phải một lòng tưởng nhớ. Nếu có người nữ, giả sử muốn cầu con trai, lễ lạy cúng dàng Quan Thế Âm bồ tát, liền sinh con trai phúc đức trí tuệ; giả sử muốn cần con gái, bèn sinh con gái có tướng xinh đẹp, trước đã trồng phúc đức, mọi người đều kính mến.
Vô Tận Ý ! Quan Thế Âm bồ tát có sức thần như thế.
 
4. Nếu có chúng sinh cung kính lễ lạy Quan Thế Âm bồ tát, thời phúc đức chẳng luôn mất. Cho nên chúng sinh đều phải thụ trì danh hiệu Quan Thế Âm bồ tát.
 
Vô Tận Ý ! nếu có người thụ trì danh tự của sáu mươi hai ức hằng hà sa bồ tát lại trọn đời cúng dàng đồ ăn thức uống y phục, giường nằm thuốc thang.
 
Ý ông nghĩ sao ? Công đức của người thiện nam tử, thiện nữ nhân đó có nhiều chăng ?
 
Vô Tận Ý thưa: “Bạch Thế Tôn! Rất nhiều”. Phật nói: “Nếu lại có người thụ trì danh hiệu Quan Thế Âm bồ tát, nhẫn đến một thời lễ lạy cúng dàng, thời phúc của hai người đó bằng nhau không khác, trong trăm nghìn muôn ức kiếp không thể cùng tận.
 
Vô Tận Ý! Thụ trì danh hiệu Quan Thế Âm bồ tát được vô lượng vô biên phúc đức lợi ích như thế.
 
5. Ngài Vô Tận Ý bạch Phật rằng: “Thế Tôn, Quan Thế Âm bồ tát dạo đi trong cõi ta bà như thế nào? Sức phương tiện việc đó thế nào?”.
 
Phật bảo Vô Tận Ý bồ tát: Thiện nam tử! Nếu có chúng sinh trong quốc độ nào đáng dùng thân Phật được độ thoát thời Quan Thế Âm bồ tát liền hiện thân Phật mà vì đó nói pháp.
 
Người đáng dùng thân duyên giác được độ thoát, liền hiện thân duyên giác mà vì đó nói pháp.
 
Người đáng dùng thân thanh văn được độ thoát, liền hiện thân thanh văn mà vì đó nói pháp.
 
Người đáng dùng thân phạm vương được độ thoát, liền hiện thân phạm vương mà vì đó nói pháp.
 
Người đáng dùng thân đế thích được độ thoát, liền hiện thân đế thích mà vì đó nói pháp.
 
Người đáng dùng thân tự tại thiên được độ thoát, liền hiện thân tự tại thiên mà vì đó nói pháp.
 
Người đáng dùng thân đại tự tại thiên được độ thoát, liền hiện thân đại tự tại thiên mà vì đó nói pháp.
 
Người đáng dùng thân thiên đại tướng quân được độ thoát, liền hiện thân thiên đại tướng quân mà vì đó nói pháp.
 
Người đáng dùng thân tỳ sa môn được độ thoát, liền hiện thân tỳ sa môn mà vì đó nói pháp.
 
Người đáng dùng thân tiểu vương được độ thoát, liền hiện thân tiểu vương mà vì đó nói pháp.
 
Người đáng dùng thân trưởng giả được độ thoát, liền hiện thân trưởng giả
mà vì đó nói pháp.
 
Người đáng dùng thân cư sĩ được độ thoát, liền hiện thân cư sĩ mà vì đó nói
pháp.
 
Người đáng dùng thân tể quan được độ thoát, liền hiện thân tể quan mà vì đó nói pháp.
 
Người đáng dùng thân bà la môn được độ thoát, liền hiện thân bà la môn mà vì đó nói pháp.
 
Người đáng dùng thân tỷ khiêu, tỷ khiêu ni, ưu bà tắc, ưu bà di được độ thoát, liền hiện thân tỷ khiêu, tỷ khiêu ni, ưu bà tắc, ưu bà di mà vì đó nói pháp.
 
Người đáng dùng thân phụ nữ của trưởng giả, cư sĩ, tể quan, bà la môn được độ thoát, liền hiện thân phụ nữ mà vì đó nói pháp.
 
Người đáng dùng thân đồng nam, đồng nữ được độ thoát, liền hiện thân đồng nam, đồng nữ mà vì đó nói pháp.
 
Người đáng dùng thân Trời, Rồng, Dạ xoa, Càn thát bà, A tu la, Ca lâu la, Khẩn na la, Ma hầu la dà, nhân cùng phi nhân được độ thoát, liều đều hiện ra mà vì đó nói pháp.
 
Người đáng dùng thân Chấp Kim Cang thần được độ thoát, liền hiện Chấp Kim Cang thần mà vì đó nói pháp.
 
Vô Tận Ý! Quan Thế Âm bồ tát do thành tựu công đức như thế, dùng các thân hình, dạo đi trong các cõi nước để độ thoát chúng sinh, cho nên các ông phải một lòng cúng dàng Quan Thế Âm bồ tát.
Quan Thế Âm Đại bồ tát đó ở trong chỗ nạn gấp sợ sệt hay ban sự vô úy, cho nên cõi ta bà này đều gọi Ngài là vị Thí Vô Úy”.[4]
 
Theo sách vở Quan Thế Âm là một vị bồ tát, được định nghĩa là người “trên cầu giác ngộ, dưới hóa chúng sinh”. Thích Nhất Hạnh[5] định nghĩa Quan Âm là “người có thể lắng nghe và thông cảm được âm thanh của thế gian, tiếng kêu của khổ não”[6]. Ông cũng giải thích thêm là lắng nghe không phải là phán xét, phê bình, kết án hay đánh giá mà chỉ với một mục tiêu duy nhất là giúp con người bớt đau khổ. Thông cảm là sự quan tâm sâu xa về nỗi đau khổ của người khác để cho họ được thư thái hơn mặc dầu không có nghĩa là phải chịu sự đau khổ thay thế cho họ cũng như một y sĩ làm cho bệnh nhân bớt đau đớn nhưng không cần phải thí nghiệm cái đau đớn đó cho chính mình.
Phép tu bằng cách lắng nghe và thông cảm đó gọi là “nhĩ căn viên thông”, nghĩa là nghe bất cứ điều gì đều thu vào tâm, nhưng không nghe bằng cái tâm phân biệt, cái thức phân biệt mà bằng như lai tạng, bằng cái thanh tĩnh tính.
 
Cứ theo kinh điển, Quan Thế Âm nguyên là người con trưởng của một vị vua tại Ấn Độ, tên là Bất Tuân, cùng với cha và em theo Phật Thích Ca tu hành, sau được cải danh, vua cha thành Phật A Di Đà (Amitabha), còn hai người con là hai vị bồ tát, một người là Quan Thế Âm (Avalokitesvara), một người là Đại Thế Chí (Mahasthamaprapta), ba cha con gọi là Tây Phương Tam Thánh. Theo kinh Pháp Hoa, phẩm Phổ Môn, Bất Tuân được Phật Thích Ca đặt tên đó mà vì “chúng sinh nếu khổ não gọi tên ngài, bồ tát tức thời thấy được tiếng nói, đều được giải thoát, nên gọi là Quan Thế Âm”[7].
Cũng có khi Phật Quan Âm được miêu tả như là vị Phật đưa thuyền cứu độ để đưa các linh hồn về nơi Tây Phương cực lạc (Tịnh Độ) là nơi chúng sinh được đi đầu thai kiếp khác cho đến bao giờ giác ngộ thành Phật thì thôi.
 
Khi nói đến Quan Thế Âm bồ tát, người ta nghĩ ngay đến một vị thần pháp lực vô biên, biến hóa vô cùng. Theo lịch sử, Phật giáo truyền vào Trung Hoa đến đời Đường vì tên của Đường Thái Tông có chữ “thế” (Lý Thế Dân) nên dân chúng kiêng, giản hóa thành Quan Âm.
 
Phật Quan Âm được kể lại dưới nhiều câu chuyện khác nhau, nhưng tất cả đều nói lên đức tinh hi sinh và nhẫn nhịn. Cũng có khi Phật Quan Âm xuất hiện như một bồ tát quyền phép, có khả năng hàng phục được yêu ma như trong Tây Du Ký. Ở Việt Nam, Quan Âm gắn liền với Thị Kính, một người con gái bị nhiều oan khiên trong đời sống còn tại thế cũng như khi đã xuất gia tu hành. Câu chuyện đó được diễn lại dưới hình thức thi ca cũng như trong những vở chèo cổ. Ở Trung Hoa, hiện thân của Phật Quan Âm là công chúa Diệu Thiện tuy bị vua cha đày đọa nhưng không oán hờn, vẫn chấp nhận mọi hi sinh để đi đến giải thoát.
 
Tiểu sử của Phật Quan Âm có rất nhiều, mỗi nơi một khác, được tạo dựng theo từng khung cảnh và tập quán, trong chính sử cũng có mà dã sử cũng có. Mỗi quốc gia lại có những truyền thuyết riêng nhưng đều nhấn mạnh đến đức hi sinh và nhẫn nhục của bồ tát trước khi thành đạo. Sách Nam Chiếu Dã Sử của Hồ Úy Giao chép:
 
“Tại núi Điểm Thương, ngọn Ngũ Đài Phong có một cái hang gọi là Dương Khê là nơi Quan Âm đại sĩ nhốt quỉ La Sát. Về sau người ta xây chùa nơi đó gọi là La Sát Các.”
 
Khi nghiên cứu về những bức bích họa và Phật tượng tìm thấy tại Đôn Hoàng, có rất nhiều hình tượng Phật Quan Âm nhưng tất cả đều là đàn ông, trên mép có một bộ ria. Các sách Pháp Uyển Chu Lâm và Thái Bình Quảng Ký cũng viết là Phật Quan Âm là đàn ông. Trong kinh Phật chép Quan Âm là Phật của quá khứ đã thành chính quả muôn lượng kiếp trước có hiệu là Chính Pháp Quang Minh Như Lai. Kinh Hoa Nghiêm nói rõ hơn là “khi đến núi Phổ Đà, thấy trong rừng nham thạch kim cương có một người đàn ông dũng mãnh ở giữa, chung quanh là chư đại bồ tát nghe giảng pháp”. Tuy nhiên Phật kinh cũng chép là để phổ độ chúng sinh, Phật Quan Âm đã biến hóa ra nhiều loại hình tướng khác nhau nên dù dưới hình thức nào cũng không phải là mâu thuẫn với kinh điển. Chính vì thế, trong các chùa chiền, miếu mạo hiện nay, người ta thấy có rất nhiều pháp tướng khác nhau như Lục Diện Quan Âm, Thất Diện Quan Âm, và cả đến Tam Thập Tam Diện Quan Âm như trong kinh Pháp Hoa mô tả. Riêng ở nước ta, pho tượng Quan Âm nổi tiếng nhất có lẽ là Phật Bà Nghìn Mắt Nghìn Tay tạc vào thế kỷ thứ 17 hiện để tại chùa Bút Tháp, Bắc Ninh. Như thế hình tướng một người đàn bà đứng trên tòa sen, tay cầm nhành dương liễu hay bình nước cam lồ cũng là một trong những biến tướng của Quan Âm mà thôi.
 
Thế nhưng do đâu, vì đâu và thời kỳ nào từ một người đàn ông biến thành một người đàn bà vẫn là một đề tài mà nhiều nhà nghiên cứu còn đang tìm hiểu. Từ thế kỷ thứ 5 trở về trước, Quan Thế Âm bồ tát luôn luôn được miêu tả như một người đàn ông với hình dáng rất thanh tú. Trong các hang động ở Long Môn, Lạc Dương (Hồ Nam) nơi có nhiều thánh tích Phật giáo có 22 tượng Quan Âm được tạc trong khoảng 500 đến 540 nhưng từ khoảng 650 đến 690 thì có đến 44 tượng Quan Âm chứng tỏ càng ngày người ta càng nghiêng về việc thờ cúng ảnh tượng của Phật A Di Đà và Quan Âm để xin được cứu độ và ban phát ân phúc. Viện Bảo Tàng Anh Quốc hiện nay còn tàng trữ một pho tượng Quan Thế Âm bồ tát tạc từ thời Lục Triều (550-577) dưới hình dáng một người đàn ông. Thế nhưng từ thế kỷ thứ 8 trở đi thì Quan Thế Âm bồ tát được miêu tả như một người đàn bà[8]. Theo nhà sử học Trung Hoa Lý Bách Dược chuyên nghiên cứu về thời kỳ nhà Đường bên Tàu, viết trong Bắc Tề Thư, vào thời Nam Bắc Triều, vua Tề Võ Thành bị bệnh, nằm mơ thấy Quan Thế Âm trong hình dáng một người đàn bà đẹp. Việc nhà vua nằm mơ đó không biết thực hư thế nào nhưng trước đời Đường, trong những bức họa của dân gian thì Quan Âm bồ tát đã được vẽ thành hình một người đàn bà rồi. Từ giữa đến cuối thế kỷ thứ 9 trở về sau, tại Trung Hoa Quan Thế Âm bồ tát hoàn toàn được miêu tả dưới hình dáng một người đàn bà cho tới ngày nay.
 
Giải thích thông thường nhất là đạo Phật truyền vào Trung Hoa đã bị biến dạng, không còn như nguyên thủy, và ít nhiều pha trộn với những hình tượng tôn giáo bản xứ, trong đó lý thuyết âm dương được thêm vào, và bên cạnh chư Phật trong nam thân, có một vị Phật trong nữ thân đứng song song. Có lẽ vì người ta thấy Phật A Di Đà quá cao siêu, nên việc tiếp xúc trở nên úy kị và khó đối thoại nên tín đồ đã xây dựng nên một vị bồ tát có thể làm trung gian để truyền đạt, với những hình thức gần gũi hơn, kể cả xuất xứ, ngôn ngữ thể hiện cái thân cận mà con người thường đến với người mẹ của mình mỗi khi cần tâm sự hay nương tựa.
 
Âu Dương Phi trong Chư Thần Truyền Kỳ, mục Quan Thế Âm, giai đoạn phát triển của Phật giáo dưới thời Nam Bắc Triều đã phát sinh ra một tầng lớp nữ giới tu hành (tì khưu ni và ưu bà di) kể cả quần chúng và giới quí tộc đã phát sinh ra một vị Phật trong nữ thân mang danh hiệu Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quan Thế Âm Bồ Tát và từ đó, vị Phật vốn dĩ là con trưởng của một vị vua Ấn Độ kia không còn mấy ai biết đến. Quan Thế Âm bồ tát đã thay thế hình ảnh bà Tây Vương Mẫu trong thần thoại để trở thành một vị thần độ trì dưới nhiều hình thức, kể cả độ cho người muốn cầu con hay cầu tài.
 
Một thuyết khác cũng đáng quan tâm là Phật Quan Âm được hình thành trong giai đoạn mà nhiều tôn giáo được truyền vào Trung Nguyên trong đó có cả những tôn giáo của Trung Đông thời kỳ Hán Đường, một giai đoạn mà nhiều nền văn minh và văn hóa được chấp nhận sinh hoạt song song. Trong thời kỳ đó, quan niệm tôn giáo chưa có ý phân biệt một cách chặt chẽ, mà hầu như bất cứ quan điểm nào thích hợp với nhu cầu của đại chúng đều được chấp nhận và áp dụng. Trong thời kỳ đầu, Phật giáo du nhập vào Trung Hoa và Việt Nam như một tư tưởng triết học và được dung hóa với những quan điểm văn hóa đã có sẵn thường chỉ lưu hành trong giới quí tộc và trí thức. Tuy nhiên khi Phật giáo truyền xuống những tầng lớp quần chúng khác, Phật giáo cũng như các tôn giáo khác từ Trung Đông và Âu Châu đã biến thể theo nhu cầu và quan điểm của người dân cho gần gũi hơn với sinh hoạt hàng ngày. Có lẽ vì thế mà đến nay Quan Âm thường được ghi chép trong những sách vở thuộc loại huyền thoại (mythology) về những vị thần được thờ cúng trong dân gian.[9]
 
Những sinh hoạt đó đã pha trộn giữa hình thái đa thần của người thời sơ khai với các cơ sở triết học của tôn giáo từ bên ngoài, và vì thế, một hình tượng Quan Âm được hình thành vừa như một bồ tát cứu độ, vừa là một vị thần phù trợ, lại là một đối tượng để người đời cầu xin mỗi khi có sự không toại ý. Biểu tượng đó rất có thể đã vay mượn ít nhiều từ Đức Bà Maria của Thiên Chúa giáo[10], cũng được du nhập cùng thời kỳ này. Sandy Boucher trong tác phẩm Discovering Kwan Yin, Buddhist Goddess of Compassion đã nhận định là “nét tương tự của bà (Quan Âm) với Đức Mẹ, nhất là tà áo dài trắng, đến từ ảnh hưởng của những tín đồ Thiên Chúa giáo đầu tiên đến Trung Hoa mang theo pho tượng của mẹ đồng trinh”[11].
 
Lẽ dĩ nhiên, nhiều người giải thích rằng Quan Thế Âm bồ tát có quyền năng biến thành nhiều hình tướng khác nhau và việc hóa thân thành một người đàn bà cũng không có gì lạ nhưng việc quần chúng chọn một hình tượng một người đàn bà thánh thiện và từ bi có những nguyên ủy văn hóa hơn chỉ là tôn giáo. Người Trung Hoa vốn chủ trương mọi vật đều có hai mặt âm dương, và chính những tôn giáo cố hữu của họ trong truyền thuyết cũng có sự đối đãi đó và rất có thể một hình ảnh Tây Vương Mẫu của Đạo giáo cũng ảnh hưởng nhiều đến việc xây dựng một hình ảnh Quan Âm. Chính vì thế Quan Thế Âm bồ tát đã trở thành một vị nữ thần (goddess) có quyền ban ân phát phúc và chính cái quyền năng đó được người ta biết đến nhiều hơn, phù hợp với nhu cầu bình thường là có một đấng thiêng liêng để đòi hỏi một đặc ân, dễ thân cận hơn chủ trương của nhà Phật “tự độ, tự đốt đuốc lên mà đi” chính yếu dựa vào công phu tu tập của chính mình chứ không ai có thể giúp mình giải thoát, hay quan niệm của Nho gia “quỉ thần kính nhi viễn chi”, lấy việc tu thân làm gốc. Và chính từ đó, hình ảnh Quan Thế Âm bồ tát được biến chuyển theo thời gian và không gian. Đến thế kỷ thứ 12, truyền thuyết về công chúa Diệu Thiện (Miao Shan) sống vào khoảng 700 trước T.L. được truyền tụng để làm nền tảng cho Phật Bà Quan Âm càng củng cố quan điểm Quan Thế Âm bồ tát là một nữ thần. Người ta cũng tin rằng nơi núi Phổ Đà – nằm trong quần đảo Chu San tại vùng biển Triết Giang trở thành một thánh địa vì người ta bảo rằng công chúa Diệu Thiện đã tu ở đây chín năm và khi liễu đạo rồi trở thành một vị thần cứu giúp những người lâm nạn ngoài biển khơi. Chính vì thế, Quan Thế Âm bồ tát dưới danh hiệu Mã Tổ đã trở thành vị thần hộ mạng của những người làm nghề chài lưới. Núi Phổ Đà trở thành một địa điểm hành hương của một số đông tín đồ từ những nơi xa xôi như Mãn Châu, Mông Cổ, Tây Tạng và trên một hòn đảo nhỏ đã có lúc có tới hơn một trăm ngôi chùa, với hàng ngàn sư sãi. Người ta cũng truyền tụng sự hiện thân của Quan Thế Âm bồ tát tại những vùng biển chung quanh và nhiều phép lạ được thực hiện.
 
Những hình tướng của Quan Thế Âm bồ tát
 
Quan Thế Âm bồ tát vốn được coi như một hình ảnh của Phật A Di Đà nên nhiều hình tượng Quan Âm có một hình tượng Phật A Di Đà ngay trên mũ. Thông thường nhất, hình ảnh Quan Âm là một người đàn bà áo trắng tha thướt, đứng trên tòa sen, tay cầm một bông sen hay bình nước cam lồ. Cũng có khi Quan Âm được miêu tả với hai đứa trẻ ở bên cạnh (Thiện Tài đồng tử và Long Vương nữ) và từ hình ảnh đó, Quan Âm được coi như một nữ thần để cầu xin con cái. Bốn chữ “Quan Âm tống tử ” thường được viết hay khắc trên những tặng phẩm để chúc tụng những gia đình hiếm hoi. Tuy nhiên, Quan Thế Âm bồ tát còn được gọi dưới nhiều danh xưng khác như Cứu Khổ Cứu Nạn, Đại Từ Đại Bi, Thiên Thủ Thiên Nhãn, Nam Hải Bồ Tát, Bạch Y Đại Sĩ ... Quan Thế Âm bồ tát được thờ phụng tại nhiều quốc gia dưới nhiều tên khác nhau như Kannon, Kanzeon (Nhật Bản), Guanyin, Guanshiyin (Trung Hoa), Spyan-ras-gzigs (Tây Tạng), Nidubarusheckchi (Mông Cổ) và Quan Âm (Việt Nam). Mỗi quốc gia lại tạc hình tượng Quan Âm theo văn hóa và y phục riêng của họ[12]. Những hình ảnh đó đã được lưu lại dưới hình thức bích họa, phù điêu, mạn đà la, tượng, tháp ... Hình ảnh đầu tiên ở Ấn Độ có thể đã mô phỏng theo hình ảnh Brahma, đấng sáng tạo trong đạo Bà La Môn hoặc thần Siva. Tại Tây Tạng, người ta tin rằng Đạt Lai Lạt Ma là hóa thân của Phật Quan Âm.
Ở Trung Hoa, Nhật Bản hay Việt Nam, Quan Thế Âm bồ tát có 33 hình tướng (đúng ra có rất nhiều hình tướng nhưng chỉ có 33 hình tướng được đặt tên) tượng trưng cho sự biến hóa thần thông và tùy theo cảnh ngộ mà thay đổi. Louis Frédéric trong Buddhism: Flammarion Iconographic Guides có chụp lại 33 hình tướng đó với những tên sau đây:
 
1/ Dương Liễu Quan Âm
2/ Long Đầu Quan Âm
3/ Trì Kinh Quan Âm
4/ Viên Quang Quan Âm
5/ Du Hí Quan Âm
6/ Bạch Y Quan Âm
7/ Liên Ngọa Quan Âm
8/ Lung Kiến Quan Âm
9/ Thí Lạc Quan Âm
10/ Ngư Lạm Quan Âm
11/ Đức Vương Quan Âm
12/ Thủy Nguyệt Quan Âm
13/ Nhất Diệp Quan Âm
14/ Thanh Đầu Quan Âm
15/ Uy Đức Quan Âm
16/ Diên Mệnh Quan Âm
17/ Chúng Thực Quan Âm
18/ Nham Hộ Quan Âm
19/ Năng Tĩnh Quan Âm
20/ A Nậu Quan Âm
21/ A Ma Quan Âm
22/ Diệp Y Quan Âm
23/ Lưu Ly Quan Âm
24/ Đa Chúng Tôn Quan Âm
25/ Cáp Lị Quan Âm
26/ Lục Thời Quan Âm
27/ Phổ Bi Quan Âm
28/ Mã Lang Phụ Quan Âm
29/ Hợp Chưởng Quan Âm
30/ Nhất Như Quan Âm
31/ Bất Nhị Quan Âm
32/ Trì Liên Quan Âm
33/ Sái Thủy Quan Âm
 
Thực tế, ba mươi ba hình tướng đó cũng không nhất định và mỗi nơi có những thay đổi ít nhiều cũng như ý nghĩa của mỗi hình tướng cũng không đồng nhất. Một quan điểm chung là vì Quan Thế Âm bồ tát thay đổi tùy theo thời gian, không gian và thích ứng với hoàn cảnh, những thay đổi có thể nói là vô tận và ở nước ta thường nói đến Phật Bà Nghìn Mắt Nghìn Tay cũng để chỉ sự biến hóa thần thông của Quan Âm. Phật Quan Âm khi được tạc theo hình tượng nghìn mắt nghìn tay thì thường là có 42 cánh tay, mỗi tay cầm một món pháp bảo như thiền trượng, cung tên, mặt trăng, bông sen, đám mây, kinh Phật, bình bát, chuông... và hai tay chắp lại, hai tay bắt ấn.
 
Người ta cũng hay nhắc đến Quan Âm với 11 đầu (thường tạc trên mũ của Quan Âm) để nhắc đến những đức tính của ngài khi phải chiến thắng tham dục ngõ hầu đạt tới được cảnh giới Niết Bàn và năng lực giúp đỡ chúng sinh giải thoát.
 
Nói tóm lại, Quan Thế Âm bồ tát thể hiện lòng Bi (karuna) cho nên người ta còn gọi Phật Quan Âm là bậc Đại Bi (mahakarunika), cùng với Bát Nhã (prajna) là hai dạng của Phật tính. Quan Thế Âm bồ tát cũng thể hiện nguyện lực của Phật A Di Đà và với lòng từ bi vô lượng thể hiện sức mạnh huyền diệu cứu giúp mọi chúng sinh quán tưởng đến ngài khi gặp hiểm nguy[13]. Hình ảnh Quan Âm tuy có ít nhiều khác với quan điểm nguyên thủy của Phật giáo và gần gũi với những thần linh hơn nhưng qua những chau chuốt của con người, từ những sự tích về đức kiên trinh, nhẫn nhục, bao dung, hỉ xả Phật Quan Âm cũng như nhiều nữ thần khác của nhân loại đã thể hiện một triết lý sống rất cao đẹp mà Phật giáo luôn luôn hoằng dương.
 
“... Này La Hầu La, con hãy học cách hành xử của đất. Dù người ta có đổ và rải lên đất những thứ tinh sạch và thơm tho như hoa hương, nước ngọt và sữa thơm, hoặc người ta có đổ lên đết những thức hôi hám và dơ dáy như máu mủ, nước tiểu, đàm giải (rãi ?) và phân rác thì đất cũng tiếp nhận những thứ ấy một cách rất thản nhiên, không vướng mắc tự hào và cũng không oán hờn hay tủi nhục. Tại sao? Tại vì đất là địa đại, có dung tích rộng lớn, có khả năng tiếp nhận và chuyển hóa. Nếu tâm con rộng lớn vô lượng như đất thì con cũng có thể tiếp nhận và chuyển hóa tất cả mọi bất công và oan ức, và những thứ ấy sẽ không thể làm cho con buồn tủi và khổ đau.
 
Này La Hầu La, con hãy học cách hành xử của nước. Dù người ta có đổ xuống nước những chất thơm tho đẹp đẽ hoặc giặt rửa trong nước những thứ dơ bẩn và hôi hám, thì cũng không phải vì thế mà nước bị vướng mắc, tự hào hoặc cảm thấy oán hờn và tủi nhục. Tại sao? Tại vì nước là thủy đại, có dung tích rộng lớn, có khả năng lưu chuyển, có thể tiếp nhận và chuyển hóa tất cả những gì đã tiếp nhận. Nếu tâm con rộng lớn, bao la, vô lượng như nước, thì con cũng có thể tiếp nhận và chuyển hóa tất cả mọi bất công và oan ức, và những thứ ấy sẽ không thể làm cho con buồn tủi và khổ đau.
Này La Hầu La, con hãy học cách hành xử của lửa. Lửa có thể tiếp nhận và đốt cháy mọi thứ, dù là những cái xấu xa dơ bẩn, mà lửa vẫn không vì thế mà cảm thấy tủi nhục, buồn khổ và chán chường. Tại sao? Tại vì lửa là hỏa đại, có dung tích rộng lớn, có khả năng thiêu đốt và chuyển hóa tất cả những gì người ta đem tới. Nếu tâm con không kỳ thị, không vướng mắc, con cũng có thể tiếp nhận và chuyển hóa tất cả mọi bất công và oan ức, và những thứ ấy sẽ không thể nào làm xáo trộn được hạnh phúc và bình an trong con.
 
Này La Hầu La, con hãy học cách hành xử của gió. Gió có thể tiếp nhận, thổi đi và chuyển hóa mọi mùi hương, dù thơm, dù thối, mà không bị vướng mắc, tự hào, hoặc buồn khổ hay tủi nhục. Vì sao? Vì gió là phong đại, có dung tích rộng lớn, có khả năng di động phi thường. Nếu tâm con rộng lớn, nếu tâm con có khả năng chuyển hóa và di động thì con cũng có thể tiếp nhận và chuyển hóa tất cả mọi bất công và oan ức mà những kẻ khác trút lên con, và những thứ ấy sẽ không thể nào làm xáo trộn được sự bình an và hạnh phúc trong con được”.[14]
 
Nguyễn Duy Chính
Viết ngày lễ Giáng Sinh 2000
 
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1/ Việt Ngữ
- Chân Nguyên & Nguyễn Tường Bách: Từ Điển Phật Học, nxb Thuận Hóa 1999
- Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam: Từ Điển Phật Học Hán Việt, nxb Khoa Học Xã Hội 1998
- Kinh Diệu Pháp Liên Hoa: chùa Khánh Anh Paris
- Nhất Hạnh thiền sư: Sự Tích Quan Âm Hương Tích (The Bodhisattva On The Fragrant Mountain), Lá Bối 1997
- Nhất Hạnh thiền sư: Sự Tích Quan Âm Thị Kính, Lá Bối 1997
- Quan Âm diễn ca (Nam Hải Quan Âm hay truyện Phật Bà Chùa Hương) Kim Ấn Quán 1998
- Quán Thế Âm Bồ Tát, Kim Ấn Quán 1994 (ấn tống)
- Thiều Chửu chú giải: Truyện Quán Âm Thị Kính, An Tiêm Paris 1995 (in theo bản Saigon 1965)
2/ Anh Ngữ
- Arts and Handicrafts of Viet Nam, nxb The Gioi 1992
- Blofeld, John: Bodhisattva of Compassion, The Mystical Tradition of Kuan Yin, Shambhala Boston 1988
- Boucher, Sandy: Discovering Kwan Yin, Buddhist Goddess of Compassion, Beacon Press 1999
- Fairbank, John K. and Reischauer: East Asia, The Great Tradition, Houghton Mifflin Co. 2nd Ed. 1960
- Frédéric, Louis: Buddhism: Flammarion Iconographic Guides, Flammarion, Paris-New York 1995
- Grimal Pierre: Larousse World Mythology, Prometheus Press 1965
- Huntington, Madge: A Traveler’s Guide to Chinese History, Henry Holt and Co. 1986
- Palmer, Martin (Jay Ramsay, Man-Ho Kwok): Kuan Yin, Myths and Prophecies of the Chinese Goddess of Compassion, Thorsons 1995
- Thích Nhất Hạnh: The heart of the Buddha’s teaching, Parallex Press, Berkeley, California 1998
- Williams, C.A.S.: Outlines of Chinese Symbolism & Art Motives, Dover Publications, Inc. New York 1976
3/ Hoa Ngữ
- Âu Dương Phi: Chư Thần Truyền Kỳ , Tân Triều Xã, Đài Bắc 1991
- Chử Vân pháp sư: Nam Hải Phổ Đà Sơn truyền kỳ dị văn lục, Hưng Á, Đài Loan 1993
- Hiểu Vân Đạo Sư: Quan Âm Viên Hành, Nguyên Tuyền Xuất Bản Xã, Đài Bắc (bản ấn tống, không đề năm)
- Phạm Kiều: Thế Giới Tứ Đại Tông Giáo Tam Bách Đề, Trung Quốc Quảng Bá Điện Thị Xuất Bản Xã,Bắc Kinh 1991
- Trung Quốc Văn Hóa Sử Đại Từ Điển, Viễn Lưu, Đài Bắc 1987
--------------------------------------------------------------------
[1] Một số cơ quan Xã hội bị tố cáo là đã đánh tráo dùng hạt ni lông trộn vào gạo cứu trợ. Thực tế đây chỉ là một sự vu cáo vì gạo giả làm bằng ni lông sẽ bị phát giác ngay và giá ni lông đắt hơn so với gạo cùng trọng lượng.
[2] Có chỗ chép là Phật Di Lặc (Maitreya) thay vì Địa Tạng bồ tát
[3] Tên Hán là Đồng Thọ, người gốc Ấn Độ, từ một tiểu quốc ở vùng bắc Pakistan tên là Taxila là một dịch giả trứ danh từ chữ Phạn sang chữ Hán. Ông đã cố chuyển ngữ nội dung sâu xa của kinh điển thay vì chỉ dịch đúng nghĩa từng câu từng chữ như những dịch giả khác.
[4] Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, in lần thứ 6, chùa Khánh Anh Paris, tr. 507-14
[5] Chúng tôi chỉ để pháp danh mà không gọi bằng phẩm trật để tôn trọng sự bình đẳng của tất cả các vị tu hành
[6] The one who can listen and understand the sound of the world, the cries of suffering (The heart of the Buddha’s teaching, Parallex Press, Berkeley, California 1998 tr. 81)
[7] Khổ não chúng sinh, nhất tâm xưng danh. Bồ tát tức thời quán kỳ âm thanh, giai đắc giải thoát, dĩ thị danh Quan Thế Âm.
[8] Palmer, M. 6-8
[9] Nếu đứng trên góc cạnh đó, những nữ thần khác ở nước ta như bà chúa Liễu Hạnh, Bà Đen, Bà Chúa Xứ núi Sam, Thiên Hậu nương nương... hay những hiện tượng gọi là “phép lạ” của những tôn giáo khác được hiện thân dưới hình dạng một người đàn bà ở Lourdres, Fatima, La Vang ... cũng cùng có chung một mẫu số.
[10] Nestorian Christianity
[11] Sandy Boucher, Beacon Press 1999, tr. 61
[12] Cũng như hình ảnh bà Maria và Chúa Hài Đồng đã được Việt Hóa mặc y phục và hình dáng của người Việt Nam. Báo Thời Luận trong số đặc biệt về ngày Giáng Sinh năm 2000 có đăng một bức tranh của Phạm Hoàng vẽ bà Maria mặc áo tứ thân rất đẹp và nếu bảo rằng đây là tranh vẽ Phật Quan Âm thì cũng không sai.
[13] Chân Nguyên và Nguyễn Tường Bách: Từ Điển Phật Học, nxb Thuận Hóa 1999 tr. 346
[14] Nhất Hạnh: Sự tích Quan Âm Thị Kính, Lá Bối 1997 tr.87-89

Gửi riêng NT Dũng video clip bên dưới, bạn fast forward đến phút 2:33 và xem cho đến phút 7:05





A picture is worth a thousand words





Gạo Giả Của Tàu Cộng Đă Tới Paris Bán Tại TANG FRERE



Bạn hiền phương xa : muốn được bà xã thương, đi chợ mua gạo coi chừng GẠO GIÃ của Tàu Cộng mang qua bên Tây bán ! 

Màn 1: Phát Hiện
 

Xin chuyển tiếp để moi nhà biết và coi chừng gạo giả.

Nhà Chi Thái cũng vừa mua một bao như vậy. Hai ngày nay ăn gạo này cũng thấy lạ: bữa trước ăn thấy cơm rất khô và không có hương vị của gạo mới như trước. Bữa sau thêm nước, cơm vẫn khô, cứ tưởng là họ bán gạo cũ cho mình, chứ không dám nghĩ là Tang Frères lại bán gao giả.
Hôm nay khi nhận được mail của chị Châu, kiểm tra lại gạo nhà mình vừa mua ở Tang Frères thì đúng là có vấn dề thật, như một số thông tin vừa nhận được.

Xin cảm ơn chị Châu và Mong bà con cảnh giác với chuyện này.

Thông báo khẩn cấp, TANG FRERE có gạo giả, Gạo thơm Phượng Hoàng nouvelles recoltes 2014 mua tuần rồi. Khi vo gạo nước không đục, có nghĩ không có cám, nấu không có mùi thơm, không chín hẳn cứ sực sực, không dẻo không dính, dai dai, không có chất ngọt của gạo. Giống như trên mạng nói về gạo giả ở TC. Chị bạn làm nhà hàng trong xóm cũng mua trước vài ngày bị tới 2 bao.
Cẩn thận đợt gạo này của TANG FRERE. Ai muốn ăn thử liên lạc, tôi chia 1 lon nấu thử cho biết. Ghê thật  !!!  Hai vợ chồng nuốt hết 2-3 chén vô bụng mới nhớ ra là có đọc bài gạo giả.



Nấu xong nhìn hơi lạ, bóc ăn là biết ngay cơm có vấn đề
Báo ngay cho bà con bạn bè, gạo giả TC đến Paris!!!!
 

Màn 2: Tự Kiểm và Sửa Sai

Sau khi khám phá siêu thị Tang Frère nhập gạo giả của TC qua nhãn hiệu : “Gạo thơm Phượng Hoàng gạo mới 2014” gây xôn xao dư luận. Ban điều hành Tang Frères tại Paris đã phản ứng rất nhanh và ra thông cáo thu hồi và đổi gạo ngay.
 
Xin chuyển đến quý đồng hương, bảng treo ở Tang Frères về việc thu hồi gạo. Dĩ nhiên là không nói gì tới gạo TC mà chỉ nói là do “lỗi của con người” và sẵn sàng đổi lại thành bao khác cho ai mang bao đúng số đó, để lấy bao gạo mới và không cần phải có hóa đơn.

Sau khi liên lạc với Tang Frères, chúng tôi cho thêm chi tiết:  qúy vị nào đã mua bao gạo “Oiseau Céjestes“ năm 2014, xin kiểm tra đằng sau bao, dưới chữ đậm AAA, sau đó là REF : xxxxxx, và ở dưới có một hàng chữ rất nhỏ :

Asia Lot Code : 140 408 122 000 76 38/ 1-1
Asia Lot Code : 140 408 122 000 76 38/ 1-2


Nếu bao gạo của quý vị nằm 1 trong 2 hàng chữ trên, thì đem gạo trở lại Tang Frères nơi mình mua sẽ được đền bù.

Ban Điều hành Tang Frères không muốn làm lớn chuyện mà chỉ mong sao để ít gây thiệt hại và tai tiếng.

Các bác K1 muốn bà xã "cưng"? Nên biết làm sao cắt trái dưa hấu một cách dễ dàng và nhanh chóng !





Cẩm Nang Đàn Bà của Kỹ Sư: "The 'Hot - Crazy Matrix' - a funny guide to dating women"





A beautiful interpretation of 'My Heart Will Go On', Titanic Main Theme, playing by Andre Rieu and five-time world figure skating champions Aliona Savchenko and Robin Szolkowy.





Look over the watchmakers shoulders !!!


Nhìn "lén" qua vai người thợ làm đồng hồ đeo tay: 

https://www.youtube.com/watch?v=5r7yB4U6iwg#t=25

Thứ Sáu, 22 tháng 8, 2014

Thành Hồ ngày 18-8-2014: Phố bổng là dòng sông uốn quanh !



Đường phố Sài Gòn thành sông, giao thông tê liệt

Trận mưa lớn chiều 18/8 khiến nhiều tuyến đường tại TP.HCM chìm trong biển nước, hàng nghìn xe bị chết máy, giao thông ùn tắc nghiêm trọng.

Giao thông Sài Gòn ùn ứ sau cơn mưa lớn

Chiều 18/8, sau cơn mưa lớn, một số tuyến đường như Kinh Dương Vương, Tân Hóa (quận 6) ngập sâu trong nước. Các phương tiện di chuyển khó khăn kéo dài nhiều giờ.
 
Đường phố Sài Gòn thành sông, giao thông tê liệt
Cơn mưa trắng trời bắt đầu lúc 14h30, kéo dài hàng giờ trên nhiều quận, huyện ở TP.HCM. Các tuyến đường như Tân Hóa, Hậu Giang, Hồng Bàng, Phú Thọ (quận 6), Lũy Bán Bích (quận Tân Phú), An Dương Vương (quận 8), Kinh Dương Vương, Phan Anh (quận Bình Tân)... mênh mông nước. 
 
Đường phố Sài Gòn thành sông, giao thông tê liệt
Nhiều người phải đẩy xe chết máy vượt qua gần 1 km ngập trên đường Kinh Dương Vương.
 
Đường phố Sài Gòn thành sông, giao thông tê liệt
Không những vất vả đẩy xe, người điều khiển phải cẩn thận để khỏi bị sóng nước ôtô đánh ngã.
 
Đường phố Sài Gòn thành sông, giao thông tê liệt
Một người đàn ông mang theo cần câu cá lội giữa "sông nước" Sài Gòn.
 
Đường phố Sài Gòn thành sông, giao thông tê liệt
Sọt rác bên đường Kinh Dương Vương được buộc vào cột điện để tránh bị cuốn đi.
 
Đường phố Sài Gòn thành sông, giao thông tê liệt
Buôn bán ế ẩm, nhân viên một cửa hàng bánh đứng, ngồi nhìn biển nước.
 
Đường phố Sài Gòn thành sông, giao thông tê liệt
Dường như quá quen với đường ngập, thanh niên chạy xe máy vẫn có thể làm dáng khi được chụp hình.
 
Đường phố Sài Gòn thành sông, giao thông tê liệt
Một số người ngồi giữa dải phân cách đường Kinh Dương Vương để chờ chủ xe ôtô bị chết máy thuê đẩy qua đường ngập.
 
Đường phố Sài Gòn thành sông, giao thông tê liệt
Ôtô chết máy, tài xế đứng ra ngoài chờ cứu hộ.
 
Đường phố Sài Gòn thành sông, giao thông tê liệt
Không thể chờ xe cứu hộ đến kéo, một người trong ôtô quyết định lội qua đường ngập.
 
Đường phố Sài Gòn thành sông, giao thông tê liệt
Ông Tư, ngụ quận 6 vừa buộc chiếc xe cải tiến bị chết máy vào dải phân cách để tránh sóng nước đẩy trôi.
 
Đường phố Sài Gòn thành sông, giao thông tê liệt
Công nhân thoát nước giải cứu ôtô bị chết máy trên đường Kinh Dương Vương.
 
Nước tràn vào cả nhà, ảnh hưởng đến cuộc sống cũng như sinh hoạt của người dân.
Người dân dựng rào chắn và cật lực tát nước từ trong nhà ra ngoài đường sau khi mưa ngớt.  Ảnh: Võ Minh Thanh.
 
Một căn nhà trên đường Luỹ Bán Bích bị nước bẩn tràn vào, nhiều người dân kêu ca: Càng làm cống sao mưa tới càng ngày càng ngập sâu.
Một căn nhà trên đường Luỹ Bán Bích, Tân Phú bị nước bẩn tràn vào. Người dân kêu ca: "Càng làm cống sao mưa tới càng ngập sâu".  Ảnh: Võ Minh Thanh.
 
Học sinh một trường mầm non ở Q.6 phải cho học sinh tránh ngập bằng cách ngồi trên cầu trượt để
Học sinh mầm non ở quận Tân Phú phải trèo lên các đồ chơi kê cao trong phòng học. Ảnh: Võ Minh Thanh.
 
Hai ông cháu vượt qua một đoạn ngập trên đường Luỹ Bán Bích, Q.
 Tân Phú. Đoạn đường này ngập nặng còn do đang thi công hệ thống cống nên
Hai ông cháu vượt qua một đoạn ngập trên đường Luỹ Bán Bích, quận Tân Phú. Đoạn đường này ngập nặng do còn đang thi công hệ thống cống thoát nước đô thị.  Ảnh: Võ Minh Thanh.
 
Các tuyến đường bị ngập năng khiến không ít các tuyến đường khác bị kẹt xe nghiêm trọng nhiều giờ liền như đường Hông Bàng, đường Lạc Long Quân, Âu Cơ, Bình Thới, Minh Phụng, Ông Ích Khiêm...thuộc các quận 11, 6, 10.
Các tuyến đường bị ngập nặng khiến nhiều đường khác bị kẹt xe nghiêm trọng nhiều giờ như đường Hồng Bàng, đường Lạc Long Quân, Âu Cơ, Bình Thới, Minh Phụng, Ông Ích Khiêm... thuộc các quận 11, 6, 10.
 
Rất nhiều người đi làm phải vất vả hàng giờ vượt qua kẹt xe để về nhà.
Vất vả hàng giờ để về nhà.
 
Lê Quân

Thứ Năm, 21 tháng 8, 2014

Em tan trường về



Hai cô nữ sinh xứ Huế tan học, lái xe Hông-Đa-Da-Me năm mươi phân khối trên đường về nhà




Nhạc sĩ Trịnh công Sơn đi may quần !


Nhạc sĩ TCS đem theo một xấp vải quần đi vô tiệm may nọ....

Cô chủ tiệm bước ra chào đón bằng giọng Huế :

- Chào anh , anh may ạo hay may quần ?
 

Nhạc sĩ  trả lời :

- May quần .
 

Sau khi đo quần cho anh ta, cô chủ tiệm lấy thước đo xấp vải và hỏi:

- Anh cặt ngắn hay cặt dài ?
 

Cũng bằng giọng Huế nhạc sĩ  nói :

- Nếu cặt ngắn thì răng mà cặt dài thì răng ?
 

Cô chủ tiệm nghiêm giọng :

- Cặt ngắn thì đụ hai cại, cặt dài thì chỉ đụ một cại thôi !!!

- Tôi cặt dài (*), cô làm sao cho tôi đụ hai cại đi.

- Dạ không ạ, nệu anh cặt dài thì rạng lặm , anh chỉ đụ một cại thôi , may ra còn dư một tị.

(*) Dưới là kết quả nghiên cứu của BS Nguyễn Thành Như, Khoa Nam, Bịnh viện Bình Dân , Thành Hồ. Mời xem

Tui bỏ nhậu rồi mà !!!!

 

Quên đời đi nhé, cháu cưng!

 
Nếu biết rằng tôi bỏ nhậu rồi
Bờ kè, quán cốc vắng bóng tôi
Vui buồn chiến hữu, ai chia sẻ?
Có dỗi, có hờn cũng thế thôi.

Nếu biết rằng tôi bỏ nhậu rồi
Euro, Word Cup bạn đơn côi
Một mình quán vắng, ai bàn luận?
Hò hét một mình, chẳng nổi sôi.

Nếu biết rằng tôi bỏ nhậu rồi
Tiệc tùng, cưới hỏi lỡ gặp tôi
Xin đừng mời mọc thêm vô ích
Vợ nguýt làm sao uống cho trôi?

Nếu biết rằng tôi bỏ nhậu rồi
Bao năm bằng hữu cũng bỏ thôi
Bạn bè gặp mặt không bia rượu
Câu-chuyện tâm tình khó nói trôi.

Nếu biết rằng tôi bỏ nhậu rồi
Chiều chiều tan sở khó kiếm tôi
Vội về với vợ cho yên ổn
Bạn bè dè bĩu cũng mặc thôi.

Nếu biết rằng tôi bỏ nhậu rồi
Anh em chiến hữu sẽ khóc tôi
Đời trai mà thế xem như bỏ
Cái thằng tình nghĩa bạc như vôi.

Nếu biết rằng tôi bỏ nhậu rồi
Người đời nói xấu mặc kệ tôi
Vợ mình mình sợ nên chi tội
Nhất vợ, nhì trời, có thế thôi!!


Đi hỏi già, về hỏi TRẺ



Cậu bé Johnny hớn hở đón mẹ vừa đi vắng một tuần trở về:

-Mẹ biết không? Hôm qua khi con đang chơi trong tủ quần áo ở phòng ngủ của bố mẹ, con thấy bố đi vào phòng cùng với người phụ nữ ở nhà bên".

- Họ cởi quần áo, leo lên giường, bố trèo lên người bà ta...

Người mẹ vội vàng giơ tay lên ngăn cậu bé lại và nói:

- Không cần kể thêm từ nào nữa. Hãy chờ đến khi bố về nhà và mẹ muốn con kể chính xác những gì con vừa nói với mẹ.

Ông bố về nhà, bà vợ liền tuyên bố sẽ bỏ ông ta.

- Nhưng tại sao? - Ông chồng ngạc nhiên hỏi.

- Kể đi Johnny. Hãy cho bố biết những gì con đã nói với mẹ.
Được rồi, Johnny nói.

- Con đang chơi trong tủ quần áo thì bố lên gác cùng người phụ nữ ở nhà bên. Hai người cởi quần áo, leo lên giường, bố trèo lên người bà ta và họ làm đúng những gì mẹ làm với chú Bob khi bố đi vắng hè vừa rồi.