khktmd 2015






Đạo học làm việc lớn là ở chỗ làm rạng tỏ cái đức sáng của mình, thương yêu người dân, đạt tới chỗ chí thiện. Đại học chi đạo, tại Minh Minh Đức, tại Tân Dân, tại chỉ ư Chí Thiện. 大學之道,在明明德,在親民,在止於至善。












Thứ Bảy, 20 tháng 2, 2016

Công An phá hoại buổi tưởng niệm chiến tranh biên giới Việt - Trung vào sáng 17/02/2016 tại Sài Gòn







Tệ nạn mua bán bằng cấp ở VN - Tác giả Nguyễn Văn Tuấn



Năm 2010, hai tác giả Pháp Philippe Papin và Laurent Passicousset có viết một cuốn sách (1) có tựa đề là "Vivre avec les Vietnamiens" (có nghĩa là "Sống với người Việt"). Phải công nhận là sau khi đọc qua những trang (dịch), tác giả rất am hiểu về người Việt, có khi còn am hiểu hơn các chính người Việt. Đọc những sách loại này không chỉ có hiệu quả biết người ngoài nghĩ gì về người Việt, mà nó còn giúp chúng chúng ta hiểu về chúng ta hơn. Tác giả dành ra một chương viết về nạn tham nhũng trong học thuật và giáo dục, cụ thể là chuyện mua bán bằng cấp. Đọc rất ... nhức nhối.

Ở Việt Nam, trong những câu chuyện "trà dư tửu hậu" thường thường dẫn về chuyện tham nhũng, kể cả chuyện mua chức và mua bằng cấp. Người ta nói cụ thể giá của mỗi loại bằng cử nhân, cao học hay tiến sĩ là bao nhiêu, thậm chí còn có khác biệt giữa miền Nam và miền Bắc. Mấy người từ miền Nam thường trả giá cao hơn (vì mấy người nhận tiền nghĩ rằng dân miền Nam làm ra tiền nhiều hơn). Dĩ nhiên, chỉ là những chuyện [nói theo tiếng Anh là] anecdote, chứ chẳng có chứng cứ có hệ thống nào cả. Mà, trớ trêu một điều là ở Việt Nam thì anecdote phần lớn lại là chuyện thật.

Trong trích đoạn dưới đây, Philippe Papin và Laurent Passicousset viết khá cụ thể về việc mua bán chức quyền ra sao. Người ta mua luôn cả chức đại biểu Quốc hội, và cũng có trả giá đàng hoàng. Một chức vụ trung bình ở Bộ Ngoại giao là 15000 EUR. Còn trang giáo dục thì hai tác giả này cho biết một chức vụ giáo viên trung học cấp tỉnh tốn khoảng 3000 EUR. Riêng cái giá một bằng tiến sĩ kinh tế là 12000 EUR (4000 cho người viết hay dịch mướn, 8000 cho ông thầy hướng dẫn luận án dỏm). Không thấy hai tác giả này nói trong các lĩnh vực khác như tướng tá trong quân đội có nạn mua bán hay không. Nhưng với "phong trào" này thì chắc việc mua bán chức quyền xảy ra ở khắp các ngành và các cấp (3).

Dĩ nhiên, không phải ai cũng mua bán bằng cấp; trong thực tế, tôi biết vẫn có những người học hành tử tế và họ không tham dự vào các thương vụ giáo dục. Nhưng trong một xã hội mà ngay cả cái đền thiêng giáo dục còn bị đồng tiền chi phối và biến thành một thương trường thì những người sống đàng hoàng cũng bị mang tiếng oan. Đúng như một bạn đọc hôm qua viết cho tôi "Trong thế giới người gù, thì người thẳng lưng bị coi là dị dạng."

====

(1) http://www.amazon.fr/Vivre-avec-vietnamiens-Laurent-Passicousset/dp/2809803358
Một số chương của cuốn sách được dịch sang tiếng Việt và đăng nhiều kì trên trang Ba Sàm:

(2) https://anhbasam.wordpress.com/2011/09/09/340-s%E1%BB%91ng-v%E1%BB%9Bi-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-vi%E1%BB%87t-1/

(3) https://anhbasam.wordpress.com/2015/02/10/3371-bao-nguoi-cao-tuoi-ban-ve-thi-truong-sao-va-vach/

Trích từ https://anhbasam.wordpress.com/2011/09/26/377-song-voi-nguoi-viet-5/

Các yếu tố làm tình hình thêm trầm trọng : phân quyền và mua quan bán chức

Hơn nữa, tham nhũng đã mở rộng ra đến cả việc tuyển chọn công chức : phải chi một khoản lớn mới có được một chân trong bộ máy Nhà nước. Nói cách khác, một số vị trí là hoàn toàn do mua bán. Điều này không phải bí mật Nhà nước : ở Việt Nam ai cũng nói tới hiện tượng này và các báo miền Nam, bao giờ cũng táo bạo hơn, còn đăng những bức biếm hoạ xuất sắc về đề tài này. Một bức trong số đó cho thấy một chánh văn phòng gạt bỏ những hồ sơ xin việc ghi chữ “năng lực và bằng cấp” mà chỉ lấy hồ sơ chứa đầy đô la ; một bức khác vẽ một chiếc ghế ở tít trên cao một cầu thang làm bằng các phong bì chồng lên nhau.

Thông lệ này phổ biến nhanh chóng và từ đầu năm 2009 đến giờ, người ta nói về đề tài này khá thoải mái. Báo chí, lấy cớ ca ngợi các hình phạt do nhà chức trách ban ra, tha hồ kể chi tiết các trường hợp mua quan bán chức. Dần dà, độc giả hiểu ra rằng tính chất mua bán đã hằn sâu trong cả bộ máy Nhà nước, từ trên xuống dưới. Các nhà chức trách không thể không hành động. Hồi mùa thu 2010, một đại biểu quốc hội đã đặt câu hỏi về vấn đề này (nếu không được cho phép thì ông đã không thể liều mạng như vậy). Ngay trước hôm ông phát biểu, nguyên phó trưởng ban Tổ chức Đảng đầy quyền uy đã lên án tính chất mua bán đang gạt bỏ các nhân tài. Hai ngày sau, Bộ trưởng bộ Công Thương công khai chỉ trích căn bệnh mua quan bán chức đang “di căn”. Chính quyền chính thức công nhận hiện tượng này. Dưới sức ép dư luận, người ta bắt đầu nghe thấy nói về việc công khai tài sản mà các Bộ trưởng và Chủ tịch Hội đồng nhân dân phải làm trước khi nhậm chức, nhưng trên thực tế họ không bao giờ làm.

Việc mua quan bán chức này không hẳn là mới. Nó tồn tại từ giữa thập niên 1990. Người ta biết chuyện ông bộ trưởng nọ vừa mới được bổ nhiệm đã phải đợi 6 tháng để có đủ tiền trả cho cái ghế của mình trước khi được ngồi vào đó. Gần đây hơn, năm 2007, một nữ chủ doanh nghiệp một thành phố lớn phía Bắc đã đề xuất chi 80 ngàn EUR để được một chân đại biểu quốc hội : ít quá, nếu so với những đề xuất khác, nên bà này đã bị loại từ vòng sơ tuyển do Mặt trận tổ quốc tổ chức, mà lọt qua vòng này thì coi như được bầu. Trái lại, năm 2009, cũng khoản tiền ấy đã đủ để mua chức phó giám đốc một doanh nghiệp lớn của Nhà nước mà chúng tôi tránh không nói tên. Năm 2010, nghe nói ngay cả Ban chấp hành trung ương Đảng cũng không thoát khỏi hiện tượng này…

Khu vực đại học đặc biệt bại hoại từ năm 2009 khi Nhà nước triển khai đề án đào tạo hơn 2 vạn công chức trở thành tiến sĩ. Năm 2010, giá một luận án kinh tế là 12 000 EUR : 4.000 cho sinh viên viết thuê cho tiến sĩ tương lai (nếu cần thì dịch từ một khóa luận Liên xô từ đời nảo đời nào), 8.000 cho ông thầy hướng dẫn luận án rởm, thế là viên công chức nhà ta có được tấm bằng danh giá (dù sẽ chóng mất giá thôi) hanh thông quan lộ. Chúng ta hãy xem số tiền đó khủng khiếp đến mức nào : 8.000 EUR là ba năm dạy học của một giáo sư Việt Nam đổi lấy một con dấu. Để so sánh, có thể tưởng tượng một giáo sư Pháp nhận một vali 100 000 EUR miễn thuế…

Từ năm 2005, tệ mua quan bán chức lan nhanh đến cả những vị trí bình thường. Một nữ hiệu trưởng, một trưởng phòng bưu điện, một nhân viên địa chính, một công an hay một lái xe đều phải trả những khoản tiền lớn mới được nhận vào làm. Một vị trí trung bình ở bộ Ngoại giao, ít bổng lộc, được thương lượng với giá 15 000 EUR, nếu là vị trí có thể được cử sang các sứ quán Việt Nam ở nước ngoài thì còn cao hơn nhiều. Một chân công nhân doanh nghiệp Nhà nước ở Hà Nội có giá từ 600 đến 800 EUR. Một chân giáo viên tỉnh lỵ giá trung bình 3 000 EUR.

Chúng ta cùng lấy một thí dụ cụ thể : cô gái tên Phương chấp nhận nói chuyện với chúng tôi vì chúng tôi quen gia đình cô. Năm nay (2010), Phương 23 tuổi, tốt nghiệp marketing và tài chính tháng 6/2009. Cô mong tìm được việc làm trong cơ quan Nhà nước, ổn định hơn, có nhiều phúc lợi xã hội, được tổ chức cho đi nghỉ mát, giờ làm thoải mái hơn, và, cô nói với một sự ngây thơ đáng ngưỡng mộ : “có nhiều cơ hội kiếm tiền hơn trong tương lai vì ngân hàng quốc doanh kiểm soát tất cả”. Không do dự, tháng 1/2010, cô mua một chân nhân viên thường trong một ngân hàng quốc doanh ở Hà Nội, với khoản tiền còm là 16 000 EUR, cô trả bằng tờ xanh đô la Mỹ. Cô kể chúng tôi nghe điều này với giọng vô cùng tự nhiên, như thể đương nhiên là phải thế.

Khi cô kể chuyện gia đình cô bàn bạc quyết định chuyện mua chỗ làm như thế nào (vì bố mẹ cô mới là người trả tiền chứ cô chẳng có xu nào), chúng tôi hiểu là vấn đề không phải là việc mua chỗ làm ấy, mà là việc đầu tư vào đấy có tốt không, có hiệu quả không, chỗ ấy có đảm bảo không. Nếu bỏ ra 16 000 EUR, thì bao lâu mới thu lại được ? Liệu vài năm sau con bé có bị đuổi vì một lý do trời ơi nào đấy để dành chỗ cho một đứa khác cũng chấp nhận trả tiền không ?

Còn về đường đi của đồng tiền, chúng tôi không biết chính xác số tiền trong phong bì được chia chác như thế nào, dù đương nhiên là nó sẽ được chia nhỏ cho tất cả mọi mắt xích trong “đường dây tuyển dụng”, một đường dây dài và lên rất cao. Trái lại, chúng tôi biết đích xác một phó giám đốc chi nhánh quận của một ngân hàng quốc doanh ở Hà Nội kiếm được 40 ngàn EUR hối lộ mỗi năm, chủ yếu là từ các món quà nhỏ anh ta nhận được để dựng hồ sơ vay vốn ưu đãi. Dù Phương không phải là phó giám đốc, nhưng nhẩm nhanh thì cũng thấy số đầu tư ban đầu của cô sẽ chóng hoàn vốn thôi, cùng lắm cũng chỉ 2 năm. Cô chỉ có mỗi việc là làm sao đừng để bị sa thải trong hai năm ấy, nếu không thì mất hết. Nên thể nào cô cũng ngoan với các sếp, rất ngoan. Chu trình tham nhũng tạo ra kỷ luật…
Dù sao, trong khu vực công (khu vực tư có vẻ ít bị ảnh hưởng hơn), thường là một người mang nợ mới được đi làm. Để hoàn vốn, làm sao mà không rơi vào vòng xoáy tham nhũng cho được ? Một khi đã mua được chỗ làm rồi thì phải làm sao kiếm lại đủ số tiền ấy, trả cho bố mẹ, và trong nhiều trường hợp (không phải của Phương) thì còn phải trả nợ những người mình đã vay. Khách quan mà nói, làm sao tránh khỏi cám dỗ kiếm tiền bù lại số mình đã bỏ ra bằng cách tuyển cấp phó theo đúng cách ngày xưa mình đã được tuyển ? Bán dịch vụ của mình với giá cao ? Phổ biến thông lệ hối lộ để kiếm lại tiền một cách nhanh nhất ? Theo hệ thống, nạn hối lộ lây truyền ra khắp nơi, đến tất cả mọi người : vòng tròn đã khép kín.

Đầu tiên là tìm cách lấy lại tiền ; sau đó thành nếp rồi thì chuyển sang giai đoạn kiếm lời. Về chủ đề này, chúng tôi cảm thấy có một sự mỉa mai chua chát và đau khổ, rất đau khổ, trong những lời lẽ chán chường của một người bạn bác sĩ : “Suy cho cùng thì đây là một hệ thống tốt để tự gây tê sự liêm khiết của bản thân : giai đoạn lo kiếm đủ tiền bù lại số đã bỏ ra làm ta tỉnh táo mà làm quen dần với giai đoạn sau khi ta sẽ thu lời.” Việc hoàn vốn trở thành bước đệm để đến với nạn hối lộ trên diện rộng hơn. Tuy nhiên, không phải ai mua chỗ làm cũng nằm trong hoàn cảnh này. Một tỉ lệ lớn con em cán bộ và công chức cao cấp ở tỉnh lấy tiền của bố mẹ mà mua chỗ làm ở thành phố ; họ chẳng phải lo kiếm tiền trả lại gì cả, chỉ việc ngoan ngoãn mà phát đạt, mà ăn ở tiện nghi tại căn hộ gia đình đã đầu tư cho.

Lạm dụng quyền lực địa phương, bán chức bán quyền và tham ô lặt vặt hàng ngày : thách thức là to lớn và muôn hình muôn trạng. Việt Nam, một trong những nước thụ hưởng nhiều nhất viện trợ phát triển và hợp tác quốc tế, nằm trong một vùng cực kỳ cạnh tranh, ngay bên cạnh người hàng xóm khổng lồ Trung Quốc, hiểu rằng mình cần vượt qua bằng được thách thức này nếu không muốn làm xấu hình ảnh đất nước. Hơn cả những lời tuyên bố đức hạnh chả mấy người thấy lọt tai, lối thoát chính là ở chỗ phải xây dựng một hệ thống thu thuế hiệu quả và phát triển các giao dịch ngân hàng thay cho giao dịch bằng tiền mặt. Những thử nghiệm đầu tiên đã đem lại kết quả tích cực, thu được nhiều thuế hơn và kết thúc xì-căng-đan biển thủ tiền lương đã kéo dài suốt bao lâu. Một chương trình áp dụng rộng rãi thuế thu nhập đang được triển khai, có thể thấy phía sau các xe taxi ở thành phố Hồ Chí Minh đều có dán tờ tuyên truyền động viên các gia đình khai thuế. Trong lĩnh vực thương mại cũng vậy, việc chuẩn hóa và tự động hóa các thủ tục đã giúp mang lại cho nền kinh tế chính thống một phần những hoạt động trước đây không được khai báo.



Phượng Hoàng versus Kên Kên



Trần Thị Lệ Xuân


Nông Thị Xuân

Hy vọng ở trong 1 cõi nhân gian bé tí: Xứ Bắc Kít - Tác giả Nguyễn Quốc Trụ



Khi nghĩ đến thực phẩm, là tôi nghĩ đến sắp hàng. Tôi là đứa trẻ của tem phiếu, khẩu phần, và phần lớn học vấn của tôi về thế giới và về những con người cư ngụ ở trong đó, thì là từ cái việc sắp hàng để lãnh thực phẩm.

Đó là thời kỳ Bắc Kinh của thập niên 1970, và hầu hết những món ăn bày trên bàn – cơm gạo, bột, dầu ăn, thịt heo, cá, trứng, đường, đậu hũ – là đều qua “tem phiếu”, lãnh theo đầu người.

Cái “không tem phiếu”, thì đều là những điều kỳ diệu mà một đứa trẻ khám phá ra trong thế giới. Mỗi Chủ Nhật, tôi đi mua đồ ăn, cùng với cha tôi. Ui chao đủ thứ rồng rắn, và cha tôi nhét tôi vô hàng dài nhất, trước khi lựa cho ông, cái ngắn nhất. Dãy người sắp hàng chuyển động như 1 con run. Và, không chỉ can đảm, mà còn là niềm tin, đối với 1 đứa bé, bốn hoặc năm tuổi, đứng ở trong 1 hàng người, một mình chống lại “loài người”, hở 1 chút là cắt nó ra khỏi “con trùn”.

Để giữ dịt lấy chỗ của mình, tôi học được 1 mánh, chẳng cần biết kẻ đứng trước tôi bực mình đến cỡ nào, tôi cứ dính chặt vô lưng của người đó, như 1 con đỉa đói [ui chao, hình ảnh này nhớ đời, hà hà!]
Nhưng khủng nhất, là nỗi sợ, một khi tới lượt tôi, đứng đối diện với người bán hàng, cha tôi không xuất hiện kịp?

Giả như tôi, bị bỏ mặc, cho đến hoài hoài, trong con trùng chậm rãi di động đó?

Nhưng ông luôn trở lại kịp, đúng lúc, và tôi bèn học thưởng thức, enjoy, những điều thần kỳ trong tiệm. Trên đầu tôi là 1 hệ thống di chuyển với những đường xe ngoằn ngoèo, Những người phụ tá trong tiệm sẽ đính tiền mua đồ của khách hàng vào những con “chip”, và tiền bèn chạy tới người giữ két, và sau đó, tiền thối, cũng sẽ theo 1 cách như vậy, trở lại với khách mua đồ. Có 1 bộ phận gắn vào cái chum khổng lồ đựng dầu ăn, và khi một khách hang đưa cái chai cho nhân viên, người này bèn đi 1 đường, di chuyển 1 cái nấc, tới con số chỉ lượng dầu, từ trong chum chảy vô chai. Trên quầy hàng, những tảng thịt heo mới mời mọc làm sao, tuy nhiên, chuyên gia cắt sẽ chỉ để vô tay khách hàng 1 miếng, nhiều mỡ hơn là thịt, và khi bạn tính mở miệng phản đối, thì khối thịt đã chuyển động, nói đúng hơn, chuyên gia cắt thịt đã kéo nó về, và những người khách khác đã hỏi mua. Khẩu phần, tem phiếu.. không có nghĩa, bạn luôn luôn có đúng phần chia của mình.

Giữa những điều huyền diệu, luôn có những hạt sạn tàn nhẫn, khốn kiếp - cái hiện thực mà giả tưởng chẳng đáng xách dép nó - Một người đàn ông từ dòng người này, lảo đảo bước tới dòng người khác, có ai nhìn thấy, hay lượm được, cuốn sổ lãnh thực phẩm của gia đình tôi không?

Và chẳng ai dám nhìn vô đôi mắt khẩn cầu, van vỉ của ông ta.

Một lần khác, là 1 đám đông xúm lại nuốt từng lời chửi bới giữa hai bà Bắc Kít, bằng những từ khủng nhất trong kho tự vựng của giống dân này! Cái bà, trông dâm đãng hơn bà kia, đứng chống một tay vào…  háng, tay kia xỉa xói, mi tính dùng tí nhan sắc tàn tạ của mi, để có được miếng thịt lợn ngon hơn của tao ư, con mụ "đĩ thúi" kia!

Thỉnh thoảng, buồn buồn, đám nhân viên XHCN phục vụ nhà hàng Xếp Hàng Cả Ngày, bèn ngưng 1 phát, để lèm bèm về cuốn phim Đến Hẹn Lại Lên, hay Anh Hùng Trỗi, mặc cho mọi người dài cổ đợi. Một lần, dẫy người xếp hàng ăn ra cả bên ngoài cửa hàng, và tôi nhìn thấy 1 cái xe buýt cũng nhập vô. Người lái xe thò cổ ra bên ngoài, nhìn 1 ông già chạy theo xe buýt, cố bám kịp nó. Và đúng lúc ông già tới được cửa xe, thì anh tài xế con người mới XHCN bấm nút, đóng sầm nó lại, với 1 nụ cười đến tận mang tai, bye bye anh già!

Nếu bạn là 1 đứa trẻ của tem phiếu, của khẩu phần XHCN, sớm, muộn gì thì cũng tới 1 ngày, bạn hiểu ra rằng, không chỉ có đồ ăn thức uống, thực phẩm là “tem phiếu”. Bởi là vì cùng với nó, còn là hy vọng, phẩm giá, sự hài lòng, dễ chịu, sự an ủi, và tình yêu. Khi mẹ tôi nghe tôi kể là tôi đã khóc vì ông già chạy theo cái xe buýt, bà lau nước mắt nhục nhã xấu hổ của tôi, và mắng, trái tim của mi sao như của con gái!

Nhưng ngay cả trái tim mềm yếu của 1 đứa trẻ thì cũng kiếm ra một ông Bụt, và ông Bụt có lần mỉm cười với nó. Đứng xếp hàng trong một bữa Chủ Nhật, tôi để ý tới một bịch trứng ở trên quầy. Không phải là lần đầu tiên một chuyện như thế xẩy ra: Như tôi đã từng biết, một người khách hàng may mắn có thể có được bịch trứng, bán ra với giá rẻ, và - sướng ơi là sướng – nó không ghi vào “sổ tem phiếu”!

Chúng tôi đợi cho nhân viên mậu dịch giơ ngón tay thần kỳ của mình lên… nó chỉ đúng vào ông bố của tôi, và phán, nếu chúng tôi muốn, nó sẽ là của chúng tôi. Tôi trở về nhà, luôn ở phía sau cha tôi một bước chân, để tha hồ mà ngắm cái bịch nhựa trắng đựng trứng, chừng hơn chục cái, lòng đỏ lòng trắng, vỏ lẫn lộn. Đó là 1 ngày nắng ấm, và nhà chúng tôi không có tủ lạnh, thế là cha tôi bèn đưa lên bếp liền lập tức, và tôi cảm thấy mình nằm giữa lớp trứng chiên trong cái dĩa nơi bàn ăn.

Nếu bạn là đứa trẻ của tem phiếu, bạn sẽ chẳng bao giờ nhìn thấy một sự xa hoa như thế. Bạn sẽ lớn lên và luôn luôn cảm thấy hy vọng, khi bạn nhìn thấy một cái dĩa đầy trứng chiên. Ba mươi năm sau, cũng vẫn cảm giác như thế, đối với tôi, nhưng một cái bóng mờ kèm theo với nó. Cái ngày mà bạn đủ may mắn để có chậu trứng, bạn cũng nhìn thấy cả 1 dòng người dài, những kẻ xa lạ, nhìn bạn với ghen tuông, và ngay cả, thù hận.

Bạn đâu phải là bạn? Bạn là kẻ được tem phiếu - như một bà mụ - nắn khuôn.



"Tám" về thẩm phán tối cao Hoa Kỳ Antonin Scalia vừa qua đời







Di Tản 1975 versus Trở Về 2016




Những người này bỏ nước ra đi dù có phải chết trên biển cả hơn là phải sống với VC.

Nay xem cá Hồi về quê ăn Tết  !!!


Di Tản 1975
 

 
 
 
 
 
 
 
Trở Về Bính Thân 2016
 


 
 
 
 
 
 



Sài Gòn và Hà Nội



Trọng Lú: "Hà "Lội" biết "ní nuận"; Saigon "đéo" biết"!"






Công ty an ninh mạng McAfee muốn giúp FBI giải mã iPhone



SILICON VALLEY, California Ông John McAfee, nhà phát minh một trong những nhu liệu chống virus được các computer sử dụng nhiều nhất, vừa đề nghị giúp FBI giải mã iPhone của hung thủ vụ khủng bố ở San Bernardino, California, hồi Tháng Mười Hai.

 
 Ông John McAfee, chủ một công ty nhu liệu chống virus ăn khách nhất. (Hình: AP/Alan Diaz)

Theo Huffingtonpost, hôm Thứ Tư, ông Tim Cook, tổng giám đốc công ty Apple, bác bỏ đòi hỏi của FBI, phát triển một “cửa hậu” cho iPhone, cho phép nhà chức trách qua được hệ thống an ninh để lấy được dữ kiện chứa trong điện thoại của một trong hai hung thủ vụ tàn sát khiến 14 người thiệt mạng.

Đề nghị của ông McAfee nhằm giúp giảm sự đối đầu căng thẳng giữa hãng Apple với FBI.

Trong thư gửi cho FBI, có đoạn ông McAfee viết: “Đây là đề nghị của tôi đối với FBI. Tôi cùng toán chuyên viên của tôi tình nguyện giải mã miễn thù lao để lấy các thông tin chứa trong điện thoại của hung thủ vụ San Bernardino.”

Ông thêm rằng công việc sẽ mất chừng ba tuần lễ và “nếu các ông chấp nhận đề nghị của tôi, thì các ông không còn cần phải đòi hỏi Apple đặt thêm một 'cửa hậu' nơi sản phẩm của họ."


Ông McAfee nói, giải pháp này của ông sẽ giải quyết lập tức được vấn đề của cái điện thoại đi động, đồng thời loại bỏ được mối quan tâm về những chỉ trích liên hệ đến sự riêng tư, e ngại rằng cánh "cửa hậu" có thể đưa đến sự lạm dụng.

Ông McAfee, người đang tranh cử tổng thống cho đảng Libertarian, nói rằng FBI gặp phải ngõ cụt vì họ chỉ mướn những chuyên gia tầm thường không đủ giỏi như người của ông.

“Tại sao những tay tin tặc giỏi nhất hành tinh không làm việc cho FBI?” ông McAfee viết, vì FBI không dám mướn người để tóc đinh, mang bông tai, xâm đầy người, những kẻ đòi phải được hút cần sa trong khi làm việc và không chịu làm với lương dưới nửa triệu mỗi năm.

Ông thêm rằng: "Nga và Trung Quốc chịu chi cho những người như vậy với những đòi hỏi tương tự và chuyện đó xảy ra từ nhiều năm nay. Đó là lý do tại sao chúng ta cứ mãi lẽo đẽo đi sau trong cuộc đua kỹ thuật mạng trong nhiều thập niên."


Làm “ruồi đực tìm rượu gìải sầu”



Ở Việt nam, người dân uống rượu như vì “không biết làm gì, nghĩ gì” khác hơn. Uống để mà uống. Như một sanh hoạt hằng ngày phải có để nhắc nhở “ta còn đây”. Khi ta uống là ta thật sự “hiện hữu”!

Bạn bè lâu ngày gặp nhau tay bắt mặt mừng: nhậu; ma chay, cưới hỏi, giỗ chạp: nhậu; có chuyện vui: nhậu; gặp chuyện buồn: nhậu; hết giờ làm việc, đồng nghiệp cùng nhau thư giãn: nhậu; đi công tác phải biết “giao lưu”, “kết nghĩa": nhậu; có khách đến nhà: nhậu…bình thường không làm gì, cũng…nhậu. Có tiền, nhậu theo có tiền. Hết tiền, nhậu nhiều hơn …

Câu chuyện “Ruồi đực tìm rượu giải sầu” là câu chuyện khoa học do University of California ở San Francisco, thực hiện với hằng trăm con ruồi và công bố kết quả nghiên cứu trên tờ báo chuyên đề The American Journal of Science (trên internet).

“Họ bắt một con ruồi cái vừa mới làm tình xong, nhốt vào một cái lọ. Sau đó họ bắt một con ruồi đực bỏ chung vào với con ruồi cái, rồi theo dõi hành động của hai con ruồi. Con ruồi đực muốn ân ái nhưng con ruồi cái, vì vừa mới làm tình xong, mệt mỏi nên không hứng thú tí nào nữa, nó bay chỗ khác. Nếu nó bị con ruồi đực bay đuổi theo và bắt được, thì nó quyêt liệt chống cự, hoặc chìa bộ phận đẻ trứng của nó cho con ruồi đực kinh hoàng, không đến gần nữa.

Họ làm thí nghiệm này với những con ruồi đực trong bốn ngày liên tiếp, mỗi ngày ba tiếng đồng hồ, và con ruồi đực luôn bị con ruồi cái không cho sơ múi gì cả.

Sau ngày thứ tư, họ cho con ruồi đực vào một cái lọ riêng, cho nó được lựa chọn hai thứ thức ăn, một là thức ăn thường và thức ăn có tẩm rượu, thì con ruồi đực, bị con ruồi cái không cho âu yếm, lúc nào cũng chọn thức ăn có rượu. Nhiều con “nhậu” cho đến xỉn luôn.

Họ tiếp tục cuộc thử nghiệm, lần này cho những con ruồi không được làm tình trong bốn ngày trước vào chai có ruồi cái ưng làm tình. Sau khi được ân ái, những con ruồi đực này chọn thức ăn không có rượu.

Nghiên cứu thêm nữa, các nhà nghiên cứu khám phá trong óc của con ruồi có một chất gọi là NPF. Họ suy luận là, khi được làm tình, óc con ruồi đực bị kích động và tăng trưởng chất NPF, nên làm nó cảm thấy sung sướng, thoải mái. Ngược lại, nếu nó không được làm tình, bị thiếu chất NPF, nên nó phải tìm những thức ăn có rượu, để kích động chất NPF trong não bộ.

Ông Ulrike Heberlein, người hướng dẫn cuộc nghiên cứu, tuyên bố là, phản ứng của đàn ông cũng không khác gì những con ruồi đực: Nếu bị vợ hay bồ không cho làm tình thì đàn ông sẽ tìm giải sầu trong ly rượu”.

Vậy phải chăng dân Việt nam chọn ăn nhậu sáng, trưa, chiều, tối vì sách báo không thể đọc nổi, mà hú hí với vợ hay bồ cũng không được đải ngộ, thì còn cách nào thú vị hơn là “ làm ruồi đực” mà tìm rượu giải sầu trong ly bia rượu?


Gởi Mỹ - Tác giả Cam Li Nguyễn thị Mỹ Thanh



1.

Vườn xưa xóm cũ, tôi trở về sau hơn bốn mươi năm.

Tôi không nghĩ rằng mình sẽ trở về. Tôi chẳng đã được gọi là "ông cứng đầu" hay sao? Mà tôi cứng đầu thiệt! Tôi đã ra đi và hứa không trở lại trừ khi "có thay đổi". Tôi sẵn sàng "nổi đóa" khi có ông bạn nào bảo "về đi, bây giờ Việt Nam phát triển lắm, đẹp lắm, giàu lắm v.v... và v.v..."

Vậy mà tôi đã về! Sau ngày mẹ tôi mất, tôi bỗng dưng có một ý muốn mãnh liệt là phải về thăm lại nơi mẹ tôi đã từng sống với các em của mẹ. Bố tôi là "Bắc kỳ di cư" nhưng mẹ là người miền Nam. Ông bà ngoại tôi đều mất sớm, mẹ tôi chăn dắt các em. Khi các em đủ lớn, mẹ lập gia đình và lên Sài Gòn sống. Cuộc chiến chấm dứt, mẹ dắt hai anh em tôi lên một chiếc tàu và trôi dạt đến xứ Mỹ này. Chuyện kể nghe đơn giản như chuyện của nhiều gia đình khác. Nhưng là đứa con của mẹ, ngồi suy ngẫm lại là thấy cả một cuộc đời đầy nỗi gian truân. Không ai ép buộc, nhưng tự đáy lòng tôi, một cái gì thôi thúc tôi hãy trở về thăm lại chốn quê nghèo của mẹ một lần.

Và thế là, lặng lẽ, tôi xách gói về. Tới Sài Gòn, trú lại một đêm, tôi xách gói tiếp đi về quê, cái nơi mà tôi chỉ thỉnh thoảng về thăm trong thời đi học, rồi sau bận bịu quá tôi như quên luôn.

Quê nghèo vẫn nghèo.

Các dì, cậu của tôi đã mất, tôi chỉ còn người mợ, vợ của cậu út. Mợ chỉ có một người con trai. Ngày tôi rời Việt Nam, người em cô cậu của tôi chưa ra đời. Vậy mà bây giờ, người em này đã hơn bốn mươi tuổi, cái tuổi khá dài của một quãng đời đất nước. Cái "quãng đời" đó, tôi chưa hề tham dự vào. Ngày tôi rời Việt Nam, tôi thấy mẹ tôi khóc nghẹn ngào khi bỏ lại các cậu các dì ở quê nghèo. Mẹ nói thương nhất là mợ, vì mợ trở nên góa bụa khi đang mang đứa con trong bụng. Cậu út ngã xuống trong những ngày cuối của cuộc chiến.

Vườn xưa, xóm cũ, tôi đã trở về.

Và kia rồi, người phụ nữ góa bụa ngay trong tuổi thanh xuân, hiện ra trước mắt tôi. Mợ ôm chầm lấy tôi, khóc nức nở:

"Trời ơi! Mợ trông thấy con, lại nhớ đến chị."

Và mợ rối rít gọi con của mợ. Anh em tôi gặp nhau lần đầu, nhưng hồ như không hề thấy xa lạ, bởi mỗi người đều mang nét thân thuộc của mẹ tôi và của cậu. Trái với dáng vẻ "thư sinh trắng trẻo" của tôi, em tôi trông rắn rỏi, già dặn hơn nhiều. Màu da rám nắng, kết quả của sự dãi dầu trên vườn ruộng. Lại còn điếu thuốc trên tay, điểm này thì không hề giống tôi chút nào rồi!

"Làm không đủ ăn anh à!" Em nói vậy bằng một vẻ e dè khi tôi hỏi về cuộc sống.

Mà thật, sao đủ ăn cho được, khi gia tài là mảnh vườn còm cõi, là chút ruộng nhuộm phèn! Vất vả quanh năm cũng không chắp vá được cái mái dột, cái vách nhà xiêu vẹo.

Em tôi đưa tôi ra thăm mảnh vườn, phải đi một con đường mòn, băng qua một cái mương nhỏ mới đến. Vài gốc cam, dăm gốc ổi, một giàn bầu, một vạt rau muống. Tôi sững sờ. Cái này thì chỉ đủ cho bữa cơm nhà nghèo chứ bán buôn gì? Còn mảnh ruộng ông bà để lại cho mợ và em thì nhìn thấy là lắc đầu thôi. Ruộng nhiễm phèn thì cấy cày được bao nhiêu! Khó tưởng tượng bên sông mẹ Cửu Long mà có thể khô mặn đến thế.

Tôi biết với tâm lý thông thường của con người thì ai nhìn thấy cảnh nghèo cũng sẽ hỏi hoặc tự hỏi "có thể dọn đi nơi khác không?" Nhưng đừng! Vì tôi biết, còn giữ được một mảnh đất dù khô cằn cho gia đình mình cũng đã là một điều phi thường. Nó đúng trong trường hợp ở xứ này.

2

Khi hai anh em về đến nhà thì trong nhà đã có thêm hai người nữa. Em tôi giới thiệu ngay:

"Đây là vợ và con của em."

Em dâu chào tôi. Cô có vẻ mộc mạc, đằm thắm. Còn đứa con gái tuổi khoảng lên sáu, khoanh tay cúi đầu như đã được dạy dỗ từ lâu như thế. Em tôi nói:

"Con à, bác Hai của con ở Mỹ mới về đó!"

Con bé xinh xắn, tóc xõa ngang vai, đôi mắt to tròn chợt nhướng lên to tròn hơn nữa. Như có một điều gì rất bất ngờ đến với nó, nó thốt lên:

"Hả? Ở Mỹ???"

Vù một cái, con bé vụt bỏ chạy vào trong. Cả nhà hết hồn theo. Tôi nhìn em tôi, nhìn em dâu, nhìn mợ. Không ai hiểu gì. Mẹ bé lắc đầu, trấn an mọi người:

"Con nhỏ thường như vậy đó, chắc nó nghe lạ."

Mợ tôi nói:

"Nhưng sao nó hoảng hồn như vậy? Hay là trong lớp cô giáo nói gì về nước Mỹ?"

Câu nói này thì đáng giật mình lắm đây! Phải chăng cô giáo giảng rằng nước Mỹ xấu xa, nước Mỹ ác độc, người Mỹ đáng bị xa lánh? Tôi chưng hửng. Con bé trốn luôn ở buồng trong. Mợ tôi bảo em dâu tôi vào coi. Em dâu nói không sao, cứ để tự nhiên, chốc nữa nó sẽ ra thôi.

Và con bé ra thật, chỉ sau năm mười phút. Bây giờ nét mặt nó hết căng thẳng, nhưng hướng tia mắt lấm lét nhìn cha mẹ, rồi nó đến trước mặt tôi, chìa ra một tờ giấy. Nó nói bằng giọng thánh thót:

"Bác Hai ở Mỹ? Bác Hai... gởi cái này cho Mỹ giùm con."

Tôi lấy lại sự tự nhiên, cười:

"Con gởi Mỹ hả? Hay là gởi bác?"

"Con gởi Mỹ, bác Hai đưa Mỹ giùm con."

Mọi người cứ trố mắt lên nhìn con bé. Nhưng liếc nhìn thấy trang giấy có ghi chữ, tôi hỏi:

"Bác đọc được không?"

"Dạ được. Ai đọc cũng được, nhưng mà... phải gởi Mỹ."

"Bác hứa, bác sẽ gởi Mỹ."

Tôi thấy vui với hai chữ "gởi Mỹ" này. Dòng chữ viết nắn nót:

"Gởi Mỹ,

Bé muốn xin Mỹ một bộ tách có in hình Minnie Mouse. Bé là con gái, chỉ thích Minnie Mouse thôi. Bé cám ơn Mỹ rất nhiều."




Tôi nhẩm đọc xong, chuyền cho mợ tôi và hai em. Mẹ bé "à" lên, nói:

"Em hiểu rồi! Tại nó qua nhà hàng xóm coi "vô tuyến", thấy con chuột Minnie, nó thích, muốn em mua đồ chơi có in hình con chuột này. Em nói cái này không có ở đây, mà... chỉ có ở Mỹ. Vậy là nó in trong đầu luôn."

Cả nhà thở ra. Đơn giản chỉ vậy. Tôi nói:

"Bác sẽ... nói Mỹ tặng cho con đồ chơi có in hình Minnie Mouse."

Con bé cười rạng rỡ:

"Dạ con cám ơn bác."

3

Con bé nghĩ đến Mỹ không như một nước, một nơi, mà là một người bạn, hay một người thân. Tôi thấy lạ lùng nhưng thú vị.

Cả đêm ở lại quê nghèo tôi khó ngủ, không vì lạ chỗ mà vì suy nghĩ lan man. Thế nhưng khi nghe tiếng gà gáy lác đác xa xa, tôi cũng choàng dậy. Tôi chỉ còn buổi sáng nay thôi, rồi phải trở lại thành phố lo tiếp một số việc.

Mợ tôi đã dậy rất sớm. Mợ mang cho tôi một tô trà còn bốc khói, nói chè lá này từ cây chè ông ngoại tôi trồng ngày xưa. Vậy mà cả nhà vẫn chăm sóc cây chè này, cho nó luôn xanh tốt đến nay ở mảnh đất vùng nhiệt đới.

Rồi hai mợ cháu ra thăm mộ. Khu đất nhỏ sau nhà là nơi chôn cất những người thân trong gia đình. Tục lệ ở thôn quê miền Nam là vậy. Ông bà cha mẹ quá vãng vẫn gần gụi con cháu. Tuy không phù hợp với "văn minh thành phố", nhưng xem ra lại có không khí ấm cúng, đỡ buồn tủi cho người ở lại. Mợ đưa tôi đến mộ ông ngoại. Tôi thay mẹ đốt hết nén nhang mang theo, thầm khấn thay mặt tất cả các con cháu của mẹ, trang trọng cắm từng cây nhang trên mộ cúng ông ngoại rồi lần lượt thăm các ngôi mộ. Không thấy mộ của cậu út. Mợ xúc động nói:

"Cậu út không có mộ ở đây. Ngày cậu tử trận hồi Tháng Tư năm 75, mợ không biết nhờ cậy ai. Khắp nơi xao xác, hỗn loạn. Mợ thì sắp sinh thằng em con. Sau này mợ dò hỏi mãi mới tìm ra nơi người dân chôn giùm cậu con. Mợ đã cải táng và đem tro của cậu con về gởi trong chùa."

Tôi theo mợ đến thăm ngôi chùa ở cuối xóm, một ngôi chùa nghèo. Chỉ có một vị sư cô già nua coi chùa và lo kinh kệ. Mợ nói hàng xóm ai có lòng thì thỉnh thoảng đến giúp sư cô dọn dẹp, nấu nướng.

Giọng tụng kinh của sư cô nghe ấm lòng. Tôi đến thắp nhang trước hũ tro cốt của cậu út. Trên hũ không có gắn hình. Nhưng tôi đã nhìn thấy hình cậu út trên bàn thờ trong nhà mợ; và hơn thế nữa, một cậu út bằng xương bằng thịt khi còn sống. Người lính chiến một thời từng là hình ảnh mà tôi rất ngưỡng mộ.

Tôi về thu xếp hành lý để lên đường. Tôi phải đi.

Gió sớm thổi nhẹ, mấy sợi tóc hoa râm của mợ tôi bay lòa xòa trước trán. Mái tóc của mợ được bới gọn sau gáy. Mái tóc của một thời xuân sắc. Mái tóc của người giáo viên hoa khôi của quận nghèo. Cô giáo trẻ bơi xuồng đi về hai bận mỗi ngày đến trường và từ trường về nhà. Tôi, thằng trai nhỏ hồi đó tính tình khô khan, cũng biết công nhận mợ tôi đẹp thật. Cậu đi trận thỉnh thoảng mới về nhà. Mợ gồng gánh mọi việc, phụ giúp các cậu dì của tôi. Quê nghèo vẫn nghèo, nhưng tình thương ấm áp.

Con bé cháu đến trước mặt mợ tôi, khoanh tay chào:

"Thưa bà nội con đi học."

Rồi quay sang tôi:

"Thưa bác con đi học."

Tôi vuốt tóc con bé:

"Bác "bye" con (tôi quen miệng). Con học cho giỏi, bác sẽ..."

"Bác sẽ gởi Mỹ cái thơ của con há bác!"

"Ừ. Bác không quên đâu."

"Dạ con cám ơn bác."

Con bé móc hai quai cái cặp nhỏ vào hai vai, rồi xắn quần lên cao. Vợ chồng em tôi đưa con đến trường bằng chiếc xuồng nhỏ, đưa tôi ra bến xe, sau đó sẽ ra ruộng như mọi ngày. Mọi người cùng lên chiếc xuồng con. Nắng lên đầy xóm thôn. Nơi đây tĩnh mịch, không có tiếng "máy đuôi tôm" trên ghe ồn ào như ở vùng ngoài. Không có xe gắn máy. Không có tiếng người gọi nhau ơi ới. Chỉ có những chú chim trên cây cao thỉnh thoảng cất tiếng hót thật lành.

Mợ tôi đứng lại trên bờ, nhìn theo chiếc xuồng đưa con cháu rời bến. Mái tóc hoa râm, đôi mắt buồn, vóc dáng thon gọn như thời là hoa khôi trường quận. Người vợ lính. Người góa phụ xuân xanh. Cái bóng mợ tôi nhỏ dần... Cảnh nhà lùi lại rồi biến mất sau khúc quanh con rạch.

4

Hơn bốn mươi năm, hệt như một khoảnh khắc thấp thoáng trong mơ.

Mà sao nhiều ngày sau khi đã mang cái thư "Gởi Mỹ" của đứa cháu về Mỹ, khu xóm nghèo quê mẹ vẫn như hiển hiện trước mắt tôi. Mái nhà đơn sơ. Mảnh vườn còm cõi. Những nấm mộ. Ngôi chùa hiu quạnh. Nắm tro cốt cậu út... Tất cả có lúc bỗng nhòa nhạt, rưng rung.

Trở lại thực tế, đã nói tôi là "ông cứng đầu", sẵn sàng "nổi đóa" khi có ông bạn nào bảo về Việt Nam đi... Lẽ ra tôi đã chẳng về, nếu không là vì mẹ. Những ngày cuối đời trên giường bệnh, mẹ hai ba lần nói điều mẹ bận tâm nhất là không thể về quê thắp nén nhang trên mộ ông ngoại. Nghe mẹ than, tôi chỉ biết dỗ dành bà cho qua, nhưng khi đưa đám mẹ, tôi đã thầm hứa là tôi sẽ thay bà về đốt nhang cúng ông ngoại. Nơi đến chỉ là một xóm quê. Thế thôi. Tôi không thắc mắc về thành phố. Chốn thủ đô xưa của tôi giờ đâu còn là thủ đô! Nhưng rồi trước ngày ra phi trường về Mỹ, tôi cũng đi một vòng. "Phải đi cho biết chứ!" Người bạn ở Sài Gòn bảo tôi. Linh hồn thành đô cũ vẫn sống động đâu đó nhưng đường phố thì xô bồ, ngộp thở. Tôi đã thấy đủ cái xa hoa. Ông bạn cùng đi nói, "Ở đây, có tiền là có tất cả ông ạ!" Vào một siêu thị, đúng là "cái gì cũng có". Và kia, chuột Mickey, chuột Minnie, Siêu Nhân, Người Nhện, Vua Sư Tử... tất tất mọi thứ. Tôi nhớ đứa cháu viết cái thư "gởi Mỹ", nhưng không mua gì ở Việt Nam. Thứ mà cháu muốn, dù có ở đó, cũng không phải dành cho đám trẻ của quê nghèo như cháu. Tôi muốn trân quý chuyển bức thư "Gởi Mỹ" của cháu cho "Mỹ".

Khi đã về lại Mỹ, chính tôi tự tay vẽ Minnie Mouse và đặt làm bộ tách riêng cho cháu. Tôi gói hộp quà bằng giấy hoa, cột một cái nơ to đẹp như cái nơ trên tóc của Minnie. Chà! Con bé sẽ mừng lắm. Chắc bé sẽ nhón ngón tay nhẹ nhàng tháo chiếc nơ, cẩn thận mở giấy gói, vâng, rất cẩn thận để không làm rách giấy vì bé còn muốn cất giữ cho việc khác, chứ không xé toẹt giấy gói và vất vào thùng rác. Rồi thì Bé sẽ thấy món quà của bé: bộ tách có in hình Minnie Mouse. Đôi mắt to tròn sẽ càng tròn to hơn. Đó là người bạn thân mà bé từng mơ ước, không phải thứ để mua bán, mà là cái gì đó, qua sự tưởng tượng của bé, có thể thấu cảm được bé.

Tôi có mơ mộng không với gói quà và bức thư gởi Mỹ của đứa cháu? Đúng là có mơ. Tôi nhớ "giấc mơ Mỹ" của chính mình. Như biết bao người, tôi từng tin vào giấc mơ Mỹ và giấc mơ thành thật, đâu khác gì cháu bé. Vì vậy tôi lập một trang web mang tên "GoiMy.com", phải viết hoa chữ G và chữ M để khỏi bị hiểu lầm. Đây là nơi mà mọi người ở Mỹ, và cả trên thế giới, qua internet, đều có thể đến tâm tình và hiến tặng chút quà cho các em bé nghèo Việt Nam.


Biểu tình phản đối Ba Dũng và đồng bọn lảnh đạo độc tài tại các nước Đông Nam Á, nhân thượng đỉnh Mỹ-ASEAN tại Sunnylands, CA, US







Mời xem: Chân Như, nhân viên đài RFA Vietnamese bị trục xuất khỏi Việt Nam, tại phi trường Tân Sơn Nhất.




Xin nhại thơ Bùi Giáng:
 
Hỏi tên? Rằng chính Chân Như
Hỏi quê? Rằng Việt không là quê hương
Gọi tên là một hai ba,
Ðếm là xách gói, đi ra quê người







Thứ Năm, 18 tháng 2, 2016

Bước Chân Hai Thế Hệ Đặc Biệt - Hạnh Phúc Đầu Xuân







Lại khẳng định. Xoay trục bằng com-pa trên bản đồ, dể thôi ! Biết rồi, khổ lắm, nói mải !







Mike Brant hát Rien qu'une larme dans tes yeux







Julie Quang hát Chỉ Cần Một Giọt Lệ - Nhạc ngoại quốc, lời Viêt Phạm Duy







Ngày đền tội của Gaddafi






Tổng Bí Thư đảng CS Đông Đức Erich Honecker: lên voi xuống chó







Ngày đền tội của vợ chồng Ceausescu Nicolae and Elena







The Fall of the Berlin Wall: East Germany opens the gates










Cello Concerto of Elgar, Cello:Yo-Yo Ma







Joshua Bell - Tchaikovsky - Violin Concerto in D major, Op 35







Pratt & Whitney, VietJet sign $3 billion engine deal (Source: Reuters)



HANOI - Engine manufacturer Pratt & Whitney has signed a $3.04 billion contract to sell engines to budget airline VietJet Air for Airbus (AIR.PA) aircraft, the airline said in a statement.

The engines will be installed on 63 A320 and A321 planes ordered by VietJet under the contract signed at the Singapore Airshow, Vietnam's first privately owned carrier said in the statement issued late on Wednesday.

Unlisted VietJet, with a fleet of 34 A320 and A321 planes, has plans to buy or lease a total of 107 aircraft over the next decade, receiving 10 to 12 new jets a year. The airline said it wants to expand routes to cover all of Asia-Pacific.

It has signed two contracts valued at a combined $1 billion in 2014-2015 with CFM International to buy 30 engines and for engine maintenance.

The airline has arranged credit for previous deals from French lender BNP Paribas SA (BNPP.PA) and also from other sources, including Japan's Mitsubishi UFJ Lease & Finance Company (8593.T).

Honda "Hands"







Hợp Ca Trả Lại Tôi Tuổi Trẻ, nhạc của Phạm Duy




                                               



Phan Văn Hưng : Cái chế độ chuyên chế đã làm khổ dân mình trong bao năm vẫn giữ nguyên cái cốt lõi chuyên chế của nó đấy chứ. Nếu có thay đổi thì chẳng qua thay vì dùng cộng sản để xây dựng giai cấp thống trị bạo lực thì ngày nay họ dùng đồng tiền để củng cố cũng chính cái giai cấp đó. Tuổi trẻ hôm nay muốn thay đổi đất nước thì phải chấm dứt thời buổi của chúng, mà muốn chấm dứt thì cần nghe và cần hát về những chứng nhân của thời buổi đó. Và các em cũng cần ý thức rằng chính các em cũng là chứng nhân chứ không ai khác.

 



Trump không sợ xuống địa ngục khi dám phê phán Đức Giáo Hòang Francis ?



Pope Francis made the comments at the end of a six-day trip to Mexico.

"A person who thinks only about building walls, wherever they may be, and not of building bridges, is not Christian. This is not the gospel," he said.

"I say only that this man is not Christian if he has said things like that. We must see if he said things in that way and I will give him the benefit of the doubt," the Pope said

Mr Trump responded to the Pope's comments.

"For a religious leader to question a person's faith is disgraceful (xấu hổ). I am proud to be a Christian," Mr Trump said. "No leader, especially a religious leader, should have the right to question another man's religion or faith."

"[The pope] said negative things about me. Because the Mexican government convinced him that Trump is not a good guy," he said.

Thứ Hai, 15 tháng 2, 2016

Bè lủ rước giặc vào nhà !




"Đến giờ này, liệu còn điều gì khiến anh cảm thấy day dứt’? Mẫm trả lời như sau: ‘Giai đoạn tham gia phong trào HSSV, tôi được bà con tin yêu, đùm bọc. Chỗ nào HSSV đấu tranh là chỗ đó có ngay một kho lương thực và thuốc men. Vậy mà đến giờ tôi chưa làm được gì cho bà con. Thời kỳ phát động phong trào đi kinh tế mới, cũng vì tin yêu mà bà con hăng hái lên đường, nhưng cách làm của chúng ta lúc ấy như bỏ rơi họ. Tôi nghĩ những nhà hoạch định chính sách cần hết sức thận trọng khi ban hành các chính sách liên quan đến người nghèo. Tôi có cảm giác nhiều khi chúng ta hơi chủ quan ở khâu này. Chẳng hạn như ban hành quyết định trước rồi mới chuyển cho Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đề nghị góp ý là cách làm ngược. Cần tôn trọng vai trò phản biện của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Phát triển mà khoảng cách giàu nghèo ngày càng dãn rộng thì thật là đáng lo ngại. Vấn đề tái định cư tại Thủ Thiêm và nhiều nơi khác gây phẫn nộ trong quần chúng nghèo. Trước khi quyết định giải tỏa phải chuẩn bị nơi tái định cư trước, đền bù thỏa đáng cho người ta. Cùng một khu đất nhưng giá trước và sau đền bù có khi chênh lệch hàng chục lần. Làm vậy chẳng khác gì giành miếng đất của người nghèo chia cho người giàu"



"Mình làm vậy không được đâu"- Tác giả Lâm Mạnh Di



Sứ quán của VNCH tọa lạc trong một Building trong khu phố sầm uất Myeongdong, ở tầng thứ 11. Hán Thành những năm 60 nghèo xơ xác, người dân thất nghiệp rất đông.

Mỗi lần đến thăm sứ quán, tôi lại thấy hàng người xếp hàng từ tầng thứ 11 xuống đến từng 1, để làm thủ tục xin qua VN . Người nào được cấp giấy qua VN làm việc thì mừng như được trúng số.

Những năm tháng tôi ở đó thường xuyên chứng kiến những cuộc biểu tình đẫm máu. Ngay trong khung viên Đại Học Yonsei nơi tôi học, gần như tuần nào cũng có biểu tình. Nguyện vọng của những người biểu tình, đa số là sinh viên, là họ đòi hỏi Nam Hàn phải thống nhất với Bắc Hàn theo kiểu ... Bắc Hàn (!). Hình của "bác" Kim Nhật Thành, bác Mao và những khẩu hiệu ca ngợi thiên đường XHCN được họ mang đi khắp đường phố.

Nhưng giới lãnh đạo Nam Hàn, đa số là tướng lãnh, lúc bấy giờ rất quyết liệt, họ dẹp biểu tình thẳng tay. Họ bắn đạn cao su, khi thấy không ngăn chặn được thì họ bắn bằng đạn thật. Ngày nào cũng đổ máu, ngày nào cũng có người biểu tình bị bắn chết. Mini Thiên An Môn xảy ra khắp nơi ở Hán Thành

Cỡ như Huỳnh Tấn Mẫm, Ngô Bá Thành, Lê Hiếu Đằng, etc... bảo đảm nếu sống ở Đại Hàn, thì đã phải nằm trong nhà xác từ lâu rồi..



RƯỚC GIẶC VÀO NHÀ

----------------------------------------------------------

Tư dinh của Trung Tướng Phạm Xuân Chiểu, đại sứ VNCH, ở Hán Thành nằm trên một ngọn đồi, trong khu ngoại giao được canh phòng nghiêm nhặt. Hôm đó là ngày nhân viên sứ quán và gia đình tụ họp, ăn bữa tiệc tiễn Tổng Thống Thiệu về nước.

Ông Thiệu ngồi hàn huyên với ông Chiểu, bác Nguyễn Trọng Phu, anh Nguyễn Quang Mông, những tùy viên cao cấp của Sứ Quán. Các người khác thì to nhỏ hàn huyên trao đổi về cuộc sống lạnh lẽo ở Hán Thành. Tôi thì ngồi bệt xuống đất chơi với mấy em, con cháu của nhân viên sứ quán.

Cả phòng khách tự nhiên yên lặng khi TV chiếu về biểu tình chiều nay, quân đội kéo lê những xác chết của sinh viên bị bắn quẳng lên xe. Chúng tôi vừa theo dõi, vừa lắc đầu...

Tướng Chiểu quay lại ông Thiệu, giọng sang sảng ..

- Các anh có thấy họ làm không, các anh ở SG sao mà dễ dàng cho chúng phá hoại như vậy, các anh không đọc những báo cáo chúng tôi gửi về sao ...?

Không khí trong phòng khách như trùng hẳn xuống, tất cả im lặng hướng mắt về ông Thiệu chờ nghe câu trả lời ... Ông Thiệu cúi đầu xuống trầm ngâm rồi thở dài ... "Mình làm vậy không được đâu..."

----------------------------------------------------------

Miền Nam sụp đổ, CS biến cả nước thành tài sản cho chúng vơ vét. Năm mươi năm sau, ngồi viết những dòng chữ này mà tôi vẫn không hiểu rõ lý do gì mà "mình làm vậy không được đâu ..."..

Vì biểu tình phản chiến đang xảy ra khắp nơi, vì sợ Mỹ cúp viện trợ, vì nhân đạo hay vì nhu nhược .

Tôi vẫn lẩn quẩn đi tìm câu trả lời


Vị Chuẩn Tướng gốc Việt thứ hai trong quân lực Hoa Kỳ





Trong năm 2014, dư luận trong nước và cộng đồng Việt Nam ở hải ngoại đều hân hoan và thán phục trước tin anh Lương Xuân Việt, một Đại Tá Lục Quân Hoa Kỳ được thăng hàm Chuẩn Tướng, trở thành một quân nhân Mỹ gốc Việt mang quân hàm cao nhất.

Một năm sau, một tin vui tương tự đến với cộng đồng người Việt khi Đại Tá Vệ Binh Quốc Gia của Tiểu Bang Virginia, ông Lapthe C. Flora, có tên Việt là Châu Lập Thể, được thăng hàm Chuẩn Tướng. Lễ thăng chức sẽ diễn ra vào mùa xuân năm 2016.

Giới Thiệu Về Vệ Binh Quốc Gia Hoa Kỳ

Vệ Binh Quốc Gia là lực lượng dự bị của Lục Quân Hoa Kỳ. Trong khi các binh chủng khác chỉ có một lực lương trù bị thì Lục Quân Hoa Kỳ có đến hai lực lượng gọi là Reserve (Dự Bị) và National Guard (Vệ Binh). Sự khác biệt chính giữa hai lực lượng dự bị này nằm ở chổ cấp chính quyền họ nhận lệnh. Trong khi Army Reserve phục vụ chính quyền liên bang thì National Guard nhận lệnh của chính quyền Liên Bang lẫn Tiểu Bang, và nhận kinh phí hoạt động từ chính quyền Tiểu Bang là chính. Vì vậy Vệ Binh quốc gia có quy mô lớn hơn, có căn cứ và cơ sở đào tạo riêng, trong khi phần lớn Army Reserve dùng chung căn cứ của Lục Quân trên khắp lãnh thổ của Hoa Kỳ.

Cũng xin giới thiệu sơ qua về Quân Lực Hoa Kỳ. Quân lực Hoa Kỳ bao gồm năm ngành tác chiến là Lục Quân, Thủy Quân Lục Chiến, Hải Quân, Không Quân, và Tuần Duyên. Về mặt hành chánh thì Thủy Quân Lục Chiến là lực lượng tác chiến thuộc Bộ Hải Quân, dù lực lượng này có chương trình huấn luyện và nhiệm vụ chiến lược riêng.

Từng là một trong năm lực lượng tác chiến của Hoa Kỳ, Tuần Duyên ngày nay đã trở thành một phần của Bộ Nội An. Bộ Nội An là bộ mới thành lập sau sự kiện khủng bố 9-11. Tuy nhiên, trong thời chiến, Tuần Duyên sẽ phối hợp với Hải Quân Hoa Kỳ trong việc bảo vệ nước Mỹ. Hai lực lượng này đã có lịch sử hơn 200 năm hỗ trợ lẫn nhau trong chiến tranh trên biển.

Ngoài ra, có hai ngành cán chính liên quan trực tiếp tới quân đội Hoa Kỳ là Đoàn Uỷ Nhiệm Y Tế Công Cộng (Public Health Service Commission Corps) và Đoàn Uỷ Nhiệm Khí Tượng và Không Gian (National Oceanic Atmospheric Administration Corps). Hai ngành này chỉ có Sĩ Quan mà không có lính. Sĩ quan của hai ngành này có trình độ giáo dục và huấn luyện khá cao.
 Sự kiện sắp có một Chuẩn Tướng Vệ Binh quốc gia gốc Việt là một sự hi hữu vì con số người Việt tham gia Vệ Binh quốc gia không nhiều bằng ở các binh chủng khác như Lục Quân hay Hải Quân. Chuẩn Tướng tương lai Châu Lập Thể sanh năm 1962 tại Việt Nam. Thân phụ anh là một thủy thủ của Hải Vận Đội (Merchant Marines) của Việt Nam Cộng Hòa. Ông hy sinh lúc anh mới lên hai tuổi. Năm 1980 anh vượt biên và được đưa vào trại tị nạn ở Nam Dương. Một năm sau đó anh được ông bà Flora bảo trợ và nhận làm con nuôi. Cũng từ đó anh mang họ Flora bên cạnh cái tên Lập Thể được nhập chung là Lapthe C Flora.

Lý Lịch Vị Chuẩn Tướng Tương Lai

Anh Châu Lập Thể được phong hàm sĩ quan bộ binh năm 1987 từ Học Viện Quân Sự Virginia. Tại đây anh hoàn thành văn bằng cử nhân khoa học chuyên ngành sinh học. Năm 2011 anh tốt nghiệp bằng Cao Học về nghiên cứu chiến lược tại Đại Học Chiến Tranh Lục Quân ở tiểu bang Pennsylvania. Về binh nghiệp, với bề dày 28 năm phục vụ, Đại Tá Châu Lập Thể đã đảm nhận nhiều cương vị khác nhau, và ở cương vị nào anh cũng hoàn thành xuất sắc. Với một sĩ quan dự bị, quá trình thăng chức của anh thật ấn tượng, thể hiện sự bền bỉ phấn đấu và khả năng lãnh đạo xuất sắc. Những điểm son trong binh nghiệp của ông thể hiện qua nhiệm vụ huấn luyện và điều phối hoạt động ở Bosnia năm 2001, ở Kosovo năm 2006 trong lực lượng gìn giữ hòa bình và chiến trường Afghanistan năm 2011 trong cương vị giám đốc Liên Quân Bộ Binh với Lục Quân Quốc Gia Afghanistan. Với bảng thành tích xuất sắc cùng với khả năng lãnh đạo đã được thử thách qua nhiều cương vị khác nhau, Đại Tá Châu Lập Thể đã được đề cử và được quốc hội lưỡng viện Hoa Kỳ chuẩn thuận thành Chuẩn Tướng Vệ Binh Quốc Gia vào năm tới.
 




Chợ Đồng Xuân, Hà Nội, năm 1959 và Chợ Bến Thành, Saigon, 1959





Chợ Bến Thành, Saigon, 1959
 
 

Chợ Đồng Xuân, Hà Nội, 1959