khktmd 2015






Đạo học làm việc lớn là ở chỗ làm rạng tỏ cái đức sáng của mình, thương yêu người dân, đạt tới chỗ chí thiện. Đại học chi đạo, tại Minh Minh Đức, tại Tân Dân, tại chỉ ư Chí Thiện. 大學之道,在明明德,在親民,在止於至善。












Thứ Bảy, 29 tháng 5, 2021

Nhà thơ Lê Thị Ý và bài thơ Thương Ca được phổ nhạc bởi nhạc sĩ với tựa đề Tưởng Như Còn Người Yêu





Những Mẩu Giấy Rời - Tác giả Tô Thùy Yên

 

Rồi anh sẽ phải cố quên đi
Tất cả những gì anh bỏ lại ...
Hành lý của anh đơn giản nhẹ nhàng
Nhưng anh biết rõ ràng không phải vậy.
Ôi nội xác thân tàn rạc này thôi
Cũng đã khó lòng mang chuyển xuể
Trên những nẻo đường biết trước sẽ chông chênh ...
Ờ, để phỉnh mình, anh sẽ hát,
Em yên tâm.
Anh sẽ hát
Dẫu có là ngây dại thế nào,
Anh cũng hát
Để mình còn nghe thấy tiếng mình
May đỡ lẻ loi chăng?
Anh sẽ hát
Cho những niềm tấm tức
Xô lớn cửa đi ra.
Và anh tán thưởng anh
Bằng những dòng nước mắt khôn cầm
Khô cứng máu mình như máu đọng.
Anh sẽ hát
Trên đường đi, ở những trạm dừng ...
Hát đến tan hồn,
Đến kiệt máu
Chừng cũng còn tiếng hát nuối môi xanh
Như một nỗi ta thừa không đành siêu tán trọn
Ờ, anh sẽ phải cố quên đi
Bao nhiêu là hận tủi trong đời
Để còn sống sót nốt
Như cỏ buồn cầm cự tiết trời đông.
Anh phải cố quên đi
Tất cả những gì anh bỏ lại...
Xứ sở tang thương nghiệt ngã đói nghèo
Người sống nhẹ dần
Rớt rớt bớt những gì đáng kể nhất.
Ôi đứa bé bơ vơ lạc giữa ngã tư đường
Xe cộ băng băng,
Khóc khiếp sợ,
Không thấy ai dừng lại hỏi han.
Và quá khứ rữa tan sinh sôi dòi bọ,
Lịch sử bần thần mệt mỏi đợi chờ ...
Không còn ai làm gì được nữa cho ai,
Không còn ai làm gì được nữa cho mình,
Và em thảm sầu tóc rũ rượi
Xõa rộng buổi chiều nhanh.
Anh ngồi đó tưởng như mình chẳng có
Nghe mơ hồ mấy tiếng gằn khan
Có lẽ của thời gian đi ngang màn cửa sổ.
Anh đứng lên
Như núi nhấc mình
Chẳng thốt được cả lời nghiêm trọng cổ:
Anh yêu em.
Anh phải cố quên đi
Những gì anh bỏ lại ...
Nào chiến tranh,
Tù rạc,
Lưu vong,
Nào những lần trượt ngã,
Nào những cuộc tình duyên ...
Từng ấy thứ
Chất lên một đời người
Kể cũng là quá đáng.
Một đời người như vệt sao băng
Không kịp thốt lên lời ước nguyện.
Anh phải cố quên đi
Những ám ảnh oan cừu quần quẫy
Như những hỗn mang sông rạch vòng vo
Trong một đầm lầy vô vọng thoát.
Ai cố cựu ngồi bên giếng sụp,
Đỏ mắt chờ trông
Nghe đời cũng cạn.
Ai trầm luân mộng nẻo hương quan,
Lửa tàn gió thốc,
Dở giấc hoang mang.
Trời đất, sao đời đến nỗi vậy?
Ta xót thương người hẳn cũng như ta
Căng kéo dài đêm không ngủ được,
Nằm bẻ đốt tay suông
Nghe gió xé về những mảng rách rạt rào
Tiếng gọi xa xăm
Ngoài khung cửa tối tăm thiên cổ.
Ta xót thương người cũng cố quên đi
Biết mấy nỗi niềm vẫn nhớ dính.
Ô, con tắc kè chợt tỉnh giấc tiền sinh
Kêu mấy tiếng u minh buồn bã.
Cứ gì đến bây giờ, mãi đến bây giờ,
Đời mới muộn màng ư?
Rồi anh sẽ phải cố quên đi
Tất cả những gì anh bỏ lại ...
Ôi những mẩu giấy rời
Rứt ra từ nhiều quyển sách cũ
Khác tên nhau
Như câu chuyện quàng xiên của một người lú lẫn.
Rồi anh sẽ phải cố quên đi,
Quên đi như giấc ngủ nào đen tuyền
Không hề lợn cợn mộng.

Anh Ba cà khịa -Tác giả Đoàn Xuân Thu

 

Năm 2016, Tổng thống Mỹ Barack Obama, 6 tháng trước khi mãn nhiệm, đã bay Air Force One từ Washington D.C đến Hà Nội cho cá ăn, rồi bay vô Sài Gòn chơi.
Anh Ba cà khịa tuần rồi ngồi nhậu với tui, buồn tình cười khè khè, nhắc chuyện năm xửa, năm xưa, cà khịa rằng: ông Obama không biết cái khỉ mốc gì hết về chùa chiền. Tới Sài Gòn, vô chùa xá Phật mà mười ngón tay của ổng cứ bè, te he ra; chớ không khép khít lại như chúng ta làm.
Tui cãi lại: “Lỗi nầy không phải hoàn toàn của ông Barack Obama đâu! Hổng ai chỉ ổng xá. Hồi nhỏ tới giờ chưa làm thì làm sao ổng biết? Lỗi nầy là của bà Elizabeth Phu, cố vấn về an ninh Ðông Nam Á, Châu Ðại Dương và Ðông Á của Tòa Bạch Ốc”.
Bà Elizabeth Phu là ai vậy cà? Cái họ của bả theo tiếng Mỹ đã rớt mất cái dấu huyền. Chớ đúng ra là Phù (người Việt gốc Hoa Hải Nam). Bà Elizabeth Phù sinh ra ở Việt Nam. Tháng Tư năm 75, Sài Gòn thất thủ, gia đình bà vượt biên lần đầu bị CS bắt nhốt hết 7 tháng. Chạy tiền được công an thả ra, rồi họ lại đi nữa. Bị cướp biển hai lần tưởng chết; nhưng cuối cùng họ cũng đến được Pulau Bidong, Malaysia.
Một tháng trước ngày sinh nhật lần thứ tư, Elizabeth Phu cùng gia đình, chỉ có 20 đô la trong túi, đến Mỹ vào ngày mùng 3, tháng 12, năm 1979. Sau bao năm từng lê gót nơi quê người, cuối cùng Elizabeth Phu tốt nghiệp đại học và làm cố vấn cho Tổng thống Obama tại Tòa Bạch Ốc.
o O o
Chùa Tàu mà bà Elizabeth Phu xúi Tổng thống Barack Obama đi thăm là Phước Hải Tự, số 73 đường Mai Thị Lựu; trước 75, là đường Phạm Ðăng Hưng, ở Ða Kao, Sài Gòn. Phước Hải Tự còn gọi là chùa Ngọc Hoàng, vốn là điện thờ Ngọc Hoàng Thượng đế do ông Lưu Minh (người Quảng Ðông, Trung Quốc) xây dựng vào khoảng đầu thế kỷ 20, dĩ nhiên là theo kiểu kiến trúc Trung Hoa.
Chùa còn thờ Quan Thế Âm Bồ Tát, Ðại Thế Chí Bồ Tát, Thiên Lôi, thần Môn Quan (thần giữ cửa), thần Thổ Ðịa (thần đất đai), thần Táo Quân (thần lò bếp), thần Hà Bá (thần sông nước), Văn Xương và thần Lã Tổ (thần văn chương), Thái Tuế (sao giải hạn), Lỗ Ban (thầy dạy nghề mộc), 13 bà mẹ v.v. Chùa còn thờ cả Thành Hoàng bổn cảnh. Thờ nhiều thần mới thu hút được nhiều loại thiện nam, tín nữ.
Lúc ấy, hòa thượng gốc chú Ba rủng rỉnh có đồng vô, đồng ra, mới sống được phải không nè? Chùa của chú Ba giống như một tiệm tạp hóa, khách đến mua gì cũng có. (Cái loại buôn thần, bán thánh nầy trong nước giờ nghe nói nó có hà rầm, không gọi là chùa nữa mà gọi là trung tâm văn hóa tâm linh đó).
Thiện nam chỉ cần thành tâm thắp hương, khấn tên mình, sau đó đến tên “người trong mộng” và sờ vào tượng ông Tơ, bà Nguyệt để hai trẻ được se duyên tơ tóc đến răng long đầu bạc phếu. (Anh Ba cà khịa có làm rồi, đến chùa cầu tình duyên. Kết quả người trong mộng của ảnh lấy thằng bạn thiết của tui. He he!).
Chùa Ngọc Hoàng còn là một ngôi chùa cầu con nổi tiếng ở Việt Nam. Có vợ lâu rồi mà không tọt ra được một thằng cu nào hết. Sợ tuyệt tự, hổng ai nối dõi tông đường, cúng kiến giỗ chạp ông bà gì hết ráo, chú Ba bèn đến để cầu con (trai). (Anh Ba cà khịa cũng làm rồi. Hậu quả, má bầy trẻ sanh đôi đẻ cho ảnh một trai và một gái mới là quái quái! Sợ quá xá, nên chỉ dám cầu một lần thôi. Kẻo em yêu ngon trớn, tới luôn bác tài, sanh đôi lần nữa thì đời của anh Ba cà khịa: bà nội cũng đội chuối khô).
o O o
Nói nào ngay, vốn là dân miền Tây rặt ri, tui chỉ biết ăn phở Bắc (di cư); chớ còn bún chả thiệt chưa nếm thử lần nào. Nghe tui than mủi lòng quá thể nên Footscray vừa mới mở một tiệm bún chả thì anh Ba cà khịa dắt tui đến để thử coi bún chả nó ra làm sao mà Tổng thống Obama phải cất công bay hàng chục tiếng đồng hồ đến Hà Nội chỉ để ăn
Té ra nó chỉ là thịt heo, nướng trên lửa than, ăn với bún và hầm bà lằng các loại rau sống, trong một cái tô, rồi chan ngập nước mắm chua ngọt vậy thôi.
So với phở danh trấn giang hồ bấy lâu, bún chả nó thua xa. Thằng Mỹ cũng biết vậy nên viết là: “Bun cha is not a national dish” (bún chả không phải là món ăn quốc hồn, quốc túy của người Việt). Nhưng nó nổi lên vì được Tổng thống Mỹ Barack Obama ghé quán Hương Liên, trong khu phố cổ Hà Nội, leo lên lầu hai, cầm đũa đàng hoàng, ngồi trên ghế nhựa, xơi bún chả và uống beer. Ngày hôm sau, nhà hàng bèn đem hai cái tô, hai chai bia đã cạn nhốt vào trong tủ kính, trưng bày, quảng cáo để mà câu khách.
Anthony Bourdain (1956-2018) chủ xị một cái show truyền hình ẩm thực nổi tiếng cho tập đoàn truyền thông CNN, quay hình một show về ẩm thực, ăn nhậu với trùm đế quốc Mỹ, Tổng thống Obama, người quyền lực nhứt thế giới, nên đâu phải là điều đơn giản như… đang giỡn.
Phải chọn nước nào? Giựt gân là chọn một nước từng thề mẻ răng là đánh cho Mỹ cút; cho dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn, để ngày hôm nay: “Xin kính cẩn mời Ngài Tổng thống Mỹ đến quê tớ ăn bún chả ạ!”. (Dà bây giờ, mấy bác cần đô Mỹ nên hạ mình xưng tớ; chớ hết dám xưng chúng ông như thời đánh cho Mỹ cút đâu nha).
Rồi Anthony Bourdain nói thêm: “Tôi cũng biết Obama thời niên thiếu đã từng sống ở Indonesia (Nam Dương) chắc thích ăn một tô mì thịt heo cay nồng rồi uống một chai beer lạnh”. Tui e rằng, Anthony Bourdain đoán sai bét nhè, bói trật lất, trật chìa, trật chừng vài cây số. Obama thời niên thiếu có ở Indonesia thiệt. Nhưng Indonesia là một nước có nhiều người theo Hồi giáo nhứt trên thế giới thì làm gì có mì nấu với thịt heo để mà xơi chớ. (Người Hồi giáo không bao giờ ăn thịt heo đâu cha nội!).
Mặt khác, ăn cao lương mỹ vị, quốc yến hoài cũng chán, nên trùm đế quốc Mỹ Barack Obama đồng ý nghe lời xúi bậy của Anthony Bourdain xơi bún chả thịt heo nướng vỉ than cho có vẻ bình dân.
Khu phố cổ Hà Nội, ngồi trên lầu hai của một cái nhà hàng nho nhỏ, trên con đường không có gì to to, trên một cái ghế thấp bằng nhựa, Tổng thống Obama có vẻ thoải mái, lọng cọng (vì chưa quen) cầm đũa gắp miếng chả, hỏi: “Ăn làm sao đây?”. “Thì đút vô miệng nhai ngồm ngoàm rồi nuốt. Xong chiêu thêm một ngụm beer lạnh”.
o O o
Kết luận: Làm trùm đế quốc Mỹ, ngồi trên đầu, trên cổ thiên hạ, ắt là phải giỏi rồi. Nhưng giỏi không có nghĩa là cái gì tao cũng biết hết ráo. Bởi, chữ có câu rằng: “Những gì mình biết chỉ là một hạt cát. Những gì mình không biết là cả một đống cát”. Không biết là phải nghe theo lời của cố vấn, chuyên gia như Elizabeth Phu và Anthony Bourdain, họ chỉ chọt cái gì thì mình làm cái nấy. Tiếc thay hai chuyên gia nầy chỉ trật lất hè. Làm những người biết chút đỉnh về chùa chiền và về ẩm thực của nước ta như anh Ba cà khịa trông thấy mà đau đớn lòng. Thấy hai cái vụ cố vấn tầm ruồng nầy làm anh Ba cà khịa mắc cười tới té ghế! Hậu quả là bụng đau, đau lòng hết sức!

Hành trang vào triết học - Tác giả Bùi Văn Nam Sơn





Shipper thời Kung Flu





Tại sao xã hội Việt Nam ngày càng “tào lao xịt bụp”? - Tác giả Cao Huy Thọ

 

Có ai thông thái giải đáp giùm được không?…

1- Tại sao một người phụ nữ với cách ăn nói mà bất cứ những ai có học hành tử tế đều không thể nói như thế, nhưng lại thu hút hàng triệu người theo dõi? Trong khi đó, những tờ báo chính thống với bộ máy hàng trăm con người, cày như trâu nhưng có nằm mơ cũng không bằng một góc bà ấy! Có người giải thích rằng vì bà ấy đã bóc mẽ được các ngôi sao showbiz.

Nhưng thế thì hỏi tiếp: Sao một danh hề lại hô một phát có 14 tỷ đồng làm từ thiện, trong khi bộ máy các cơ quan báo chí chính thống, bộ máy Mặt trận Tổ quốc kêu khản cổ không ra?

2- Tại sao một chàng trai trẻ như Khá Bảnh khi đi về Yên Bái đã có cả ngàn học sinh đeo đi đón, lên mạng buông ra vài lời thì có cả triệu view?

3- Tại sao một đội bóng như Hoàng Anh Gia Lai tuy xét về trình độ còn xa lắc xa lơ với đỉnh thế giới, nhưng trang YouTube của đội này thì sánh vai với những Real Madrid, Barcelona, Bayern Munich, M.U. trong top 5 thế giới về lượng người theo dõi? Tại sao những đội bóng Hà Lan, Bỉ bình thường chỉ có 10-20 ngàn người theo dõi trang web của họ bỗng dưng tăng vọt đến con số triệu khi thuê các cầu thủ Việt Nam sang ngồi ghế… dự bị? Nhưng rồi con số triệu ấy chả mang lại lợi ích gì mà chỉ thuần là sự phiền toái, nên họ đều tiễn các cầu thủ Việt Nam về nước cho đỡ nhức đầu với những làn sóng tấn công từ “Fan ViNa”, khi cầu thủ con cưng không được ra sân!

4- Tại sao một cô gái Việt Nam đi dự thi Hoa hậu Hoàn vũ chỉ xếp hạng 21 nhưng xét về bình chọn trên mạng thì dẫn đầu?

Có vô vàn câu hỏi như thế đã được đặt ra về những hiện tượng bất thường trong xã hội Việt Nam. Và cũng đã có vô vàn câu trả lời. Đại loại: rằng dân trí Việt Nam thấp (cái này nhạy cảm lắm, nên ai đưa ra đều nhận gạch đá đủ xây biệt thự); rằng dân ta rảnh rỗi, thất nghiệp nhiều. Thậm chí, nặng nề hơn, rằng người Việt Nam đang khủng hoảng niềm tin. Những người lẽ ra nói đáng phải được tin thì hỡi ôi, chả đáng tin chút nào; vậy nên nhiều người hoang mang, đi tìm những cái gì tuy bỗ bã, nhưng lại có vẻ thật…

Với cá nhân mình, tôi thử lý giải thế này: Ở nước mình không có sự rạch ròi. Ví dụ trong lĩnh vực báo chí, ở các nước tiên tiến, đâu là lá cải, đâu là báo tử tế đều rõ ràng lắm. Con người, dù trí thức hay không trí thức, đều có máu tò mò, ưa chuyện giật gân, và đặc biệt là hậu trường ngôi sao. Mấy thứ ấy, báo lá cải đáp ứng đủ. Có điều, người ta đọc xong là vứt sọt rác, không hề đọng lại điều gì trong đầu. Mấy tờ lá cải, mấy ông danh hề cứ lo chuyện mua vui cho thiên hạ, xong đút tiền vào túi mà đi hưởng thụ. Còn ở ta, lá cải, danh hề gì cũng vỗ ngực nói chuyện đạo đức; còn những nhà đạo đức (đương nhiên nói chuyện đạo đức “hay như sách”) thì trong thực tế thối hoăng! Và rồi, giờ đây thì tới báo tử tế cũng chạy theo lá cải để kiếm view… Tất cả đều đảo lộn. Ông cũng như thằng-Thằng cũng như ông!

Tuy nhiên, tất cả mọi sự giải thích đều chưa thật thuyết phục, vì chỉ là góc nhìn hạn hẹp của một người, hay một nhóm người. Trong khi đó, những nghiên cứu khoa học, nhằm đưa ra các bằng chứng thuyết phục để chứng minh cho một góc nhìn thì hoàn toàn không có.

Còn nhớ hồi nhân vật Khá Bảnh đình đám trên mạng, tôi đề xuất báo nhà (*) làm một chuyên đề ra tấm ra món. Cụ thể, phải gặp Khá Bảnh để giải mã con người này; phải gặp các em học sinh ở Yên Bái để hỏi, tìm hiểu xem các em tìm thấy điều gì hấp dẫn ở anh chàng này; phải phối hợp với các nhóm điều tra xã hội học… vân vân và vân vân… Bởi đừng nghĩ đơn giản rằng đó là một tên giang hồ vặt, có gì mà lớn chuyện. Ồ, không lớn chuyện sao được, khi thủ lĩnh thanh niên đi đâu chả có bạn trẻ nào tự động đi đón, còn Khá Bảnh cứ như người hùng. Tôi từng hỏi một cậu học sinh lớp 9 ở Sài Gòn nghĩ gì về Khá Bảnh? Cậu nhỏ đáp: Anh ấy hay mà. Anh ấy đâu phải là người hư hỏng. Mọi người xem clip anh ấy dạy đàn em chưa? Đi xe máy vào làng không được nẹt pô nhé, gặp người lớn phải thưa gởi nhé… Và kèm theo mỗi lời dạy là một roi phết vào mông.

Ồ, vậy Khá Bảnh dạy đàn em giang hồ vặt rất chuẩn mà. Vì vậy, túm Khá Bảnh cho vào tù vì một cái tội chứa hàng cấm không thuyết phục được đám trẻ là fan của cậu ta. Và chưa kể, không có Khá Bảnh này thì có Khá Bảnh khác mọc lên mấy hồi.

***

Thế thì phải làm sao để trả lời hàng loạt các câu hỏi nêu ra? Đó là việc của các nhà khoa học chuyên nghiên cứu về xã hội vậy. Tôi vẫn nhớ như in các nhà nghiên cứu xã hội ở Hàn Quốc một thời tranh luận với nhau dữ dội trước tình trạng giới trẻ nước này nhuộm đầu vàng như Tây phương. Người ta sợ giới trẻ “Ù-pa” mất gốc. Thế rồi World Cup 2002, các nhà xã hội học Hàn Quốc lao vào thống kê, nghiên cứu, phỏng vấn… cái biển người xuống đường ủng hộ đội tuyển quốc gia họ. Và cuối cùng kết luận được đưa ra: “Đầu vàng” cũng chả sao, đó chỉ là hình thức; còn máu vẫn là Triều Tiên mà thôi. Và thế là, dựa trên những nghiên cứu nghiêm túc để có kết luận đó, sự kiện dân Hàn với World Cup đã được đưa vào sách giáo khoa để dạy cho trẻ con về lòng yêu nước.

Vì vậy, cần lắm những nghiên cứu xã hội học về các hiện tượng-sự kiện bất thường ở Việt Nam hiện nay, để có câu trả lời thật khoa học: đáng lo hay không đáng lo? Nếu đáng lo thì phải làm gì?… Nhưng nghiệt một điều, ai là nhà nghiên cứu xã hội học đủ tâm và tầm để làm? Hay lại ngốn một mớ tiền rồi “đẻ” ra một công trình đầu voi đuôi chuột, xong đem đút vào ngăn kéo làm bạn với bụi thời gian? Tôi nhớ ngày xưa đi học, có một ông thầy là giáo sư tiến sĩ khoác chiếc áo “nhà nghiên cứu văn hóa Việt Nam” rất đáng kính; nhưng hỡi ôi, sau này bị phanh phui mới biết ông ta là trùm đạo văn…

Nghĩ đến đó tụt hết cả hứng!

VN: Chính phủ cần làm gì để đạt mục tiêu kép 'chống dịch và phát triển'?

 

Kung Flu đang diễn biến phức tạp ở Việt Nam, lan tới các khu công nghiệp đông lao động ở trong nước, mặc dù những nỗ lực đối phó tích cực, đã tới lúc tân Chính phủ của Việt Nam cần có thêm đối sách mang tính chiến lược đi kèm những hành động chính sách cụ thể hơn, theo Kinh tế gia Bùi Kiến Thành.

Mở đầu cuộc trao đổi với BBC News Tiếng Việt hôm 28/5/2021 từ Hội An, chuyên gia về kinh tế, tài chính và hội nhập này đưa ra cái nhìn khái lược về kinh tế Việt Nam trong hơn một năm qua.

"Suốt trong năm vừa qua, theo tôi Việt Nam quản lý ngăn ngừa dịch bệnh Kung Flu tương đối tốt. Tính đến ngày 27/5/2021, tổng số người mắc nhiễm là 6.336 và tổng số tử vong là 45 người . Sở dĩ kết quả này đạt được, tôi nghĩ là nhờ nhiều yếu tố tổng hợp:

"Một hệ thống sức khỏe cộng đồng tốt, lãnh đạo nhà nước quyết liệt, hợp tác chặc chẽ của toàn hệ thống chính trị, quân sự, xã hội dân sự, nhân dân, một chính sách cách ly chặc chẽ, một chương trình xét nghiệm, truy quét các người có tiếp xúc cấp F1, F2 với bệnh nhân, và một hệ thống bệnh viện chữa trị tận tình, hiệu quả.

"Tuy rằng hệ lụy đối với nền kinh tế là đáng kể, nhưng nhìn chung GDP của Việt Nam vẫn phát triển tương đối tốt, đạt mức 2,91% trong năm 2020, và được xếp hạng là mức cao nhất trong khu vực (the highest in Asia-Pacific Region,) và dự kiến sẽ đạt mức 6,9% trong năm 2021.

"Các dự kiến trên đây theo tôi có thể bị ảnh hưởng bởi bùng phát trở lại tại một số địa phương có các khu công nghiệp, trong đó có tỉnh Bắc Giang và một số địa phương khác, và đang lan rộng ra nhiều tỉnh, thành phố trong toàn quốc, từ Quảng Ninh, Hải Phòng đến Đà Nẵng, An Giang, Đồng Tháp, Long An...

"Có nhiều nguồn nhiễm dịch: từ việc nhập cư với các chuyên gia nước ngoài bị nhiễm dịch đến làm việc tại các khu công nghiệp, việc quản lý lơ là tại các trung tâm cách ly, các khu công nghiệp, đến nhâp cư bất hợp pháp dọc theo biên giới phía Bắc cũng như biên giới Tây Nam. Lần này việc quản lý nhà nước theo tôi cần phải chặt chẽ hơn, và chiến dịch kêu gọi sự hợp tác của mọi thành phần xã hội cần được pháy huy mạnh mẽ hơn.

"Bởi vì nếu việc chống dịch trong giai đoạn mới không được hiệu quả thì ảnh hưởng đến nền kinh tế sẽ khó lường, dù chưa có cơ sở để phỏng đoán hết hậu quả."

Làm gì để đạt mục tiêu kép 'chống dịch - phát triển KTXH'?

Khi được hỏi có gì cần lưu ý hay chia sẻ như một lời khuyên đối với nội các chính phủ Việt Nam dưới sự dẫn dắt của tân Thủ tướng Phạm Minh Chính hiện nay để xử lý tốt hơn vấn đề Kung Flu, cùng lúc tái ổn định và tạo đà phát triển đi lên, hiệu quả hơn về kinh tế - xã hội như một mục tiêu kép, ông Bùi Kiến Thành đáp:

"Theo tôi, nhiệm vụ của nhà nước là phải làm tất cả để bảo vệ sức khỏe cho toàn dân, chứ không phải lựa chọn ngành nào hay ai được bảo vệ.

"Tuy nhiên nếu nói về chính sách thì cần đặc biệt quan tâm đến các lĩnh vực có ảnh hưởng sâu rộng nhất đồi với sức khỏe cộng đồng và đối với hoat động kinh tế."

"Nếu nói về chiến lược ổn định kinh tế, thì tôi cho rằng phải tập trung nguồn lực vào các khu công nghiệp, các địa phương, lĩnh vực có nhiều lao động tập trung, để ngăn chặn dịch lây lan từ các trung tâm lao động này ra công đồng.

"Từ nay tới cuối năm còn chừng trên dưới 6 tháng, về những giải pháp và hành động chính sách cần ưu tiên đối với tân Chính phủ Việt Nam, tôi cho rằng chủ trương "chống dịch như chống giặc" cần phải được duy trì và triệt để thực hiện.

"Ngoài ra cần phải thực hiện chính sách "mục tiêu kép" vừa chống dịch vừa phát triển.

"Chính phủ cần phải nghiên cứu lấy ý kiến của mọi thành phần trí thức, nông dân, doanh nghiệp để xây dựng các chương trình hành động ưu tiên, không chỉ nghe theo ý kiến của một số "chuyên gia" nào đó, rồi họp bàn ở "chi bộ", lẩn quẩn trong các phòng lạnh… rồi ra quyết định chính sách," kinh tế gia nói với BBC từ Hội An.

Vietnam coronavirus outbreak threatens to disrupt tech supply chain - Tác giả Phuong Nguyen and James Pearson

 

A rapidly spreading COVID-19 outbreak has left factories operating below capacity in Vietnam's industrial northern provinces, where suppliers for Apple (AAPL.O), Samsung (005930.KS) and other global tech firms are located, industry sources said.

After successfully containing the new coronavirus for most of last year, Vietnam is now battling an outbreak that is spreading more quickly. More than 3,000 people have been infected in 30 of its 63 cities and provinces since late April.

The capital Hanoi, and the southern business hub of Ho Chi Minh City, have shut restaurants and banned public gatherings.

Four business sources said their operations had been affected as some areas have entered lockdown, raising concerns about supply chain disruption.

A source at one Apple supplier said the company had split its workforce over two shifts, describing it as a "temporary solution, for maybe two weeks."

"Otherwise, the supply chain will be more or less disrupted," said the source, who requested anonymity because they were not authorised to speak to the media.

Vietnam's health ministry said on Friday it had begun vaccinating workers in Bac Ninh and Bac Giang, the two provinces most affected by the new outbreak.

At least 1.04 million people in Vietnam have had one dose of COVID-19 vaccine, but just 28,529 have been fully vaccinated, according to official data.

Bac Ninh, where Samsung Electronics (005930.KS) has significant operations, imposed a curfew and other travel restrictions on Tuesday, state media said. Vietnam accounts for half of Samsung's global phone and tablet production, according to the government.

Last week, Vietnam's government urged Bac Ninh and Bac Giang provinces to boost efforts to prevent a COVID-19 outbreak disrupting industrial production. LG, Foxconn and Luxshare have operations or supply chain companies in the area. read more

A human resources manager at an electronic parts manufacturer in Bac Ninh said workers were living and working within the industrial zones, with office space temporarily converted into worker accommodation.

"We're working on a longer-term plan too since we have no choice but to live with the virus," said the manager, who also requested anonymity.

The company counted Chinese smartphone makers Xiaomi, Huawei, Vivo and Oppo among its clients.

OPERATING CHALLENGES

Vietnam has said it will stick to its dual goals of virus containment and economic development. On Wednesday, the government said it would gradually reopen four industrial parks that were closed a week earlier because of the latest outbreak.

The resumption of production at the industrial parks is part of state efforts to "ensure worker income, attract more investment in industrial parks, and contribute to socio-economic development."

Hong Sun, Vice Chairman of the Korean Chamber of Business in Vietnam (KORCHAM), said some of the lower-tier vendors which supply South Korea's major tech firms were struggling.

"Small to medium-sized enterprises in Bac Ninh and Bac Giang provinces are finding it challenging to operate. It seems many Korean businesses, including big shots like Samsung, could face difficulties very soon if more stringent measures are applied,” Hong told Reuters. "First-tier suppliers are not yet heavily impacted, but certain factories are slowing-down and suffering from the fourth wave of COVID-19 in Vietnam."

A separate person with direct knowledge of disruptions to the tech supply chain also said the restrictions placed on workers and local travel were taking a toll on some of the smaller suppliers in Vietnam.

In a statement, Samsung said it was fully abiding by the prevention measures put in place by local authorities.

"We are making every effort to protect the health and safety of all our employees, partners and customers, and minimise impact on our operations," it said.

An LG Electronics Inc (066570.KS) spokesman had no immediate comment. Apple and Foxconn did not immediately respond to a request for comment.

Taiwan and Vietnam race to shield tech industry from Kung Flu - Source Nikki Asia Review





US Investigates Instances of Havana Syndrome. But What Exactly Is It?





South Asian Countries Turn to China for Kung Flu vaccines after India Suspends Exports





Around the World, Vaccine Hesitancy Threatens to Prolong Pandemic





India’s poorest suffer Kung Flu with almost no health care





Finding love on YouTube





Presidents Biden and Xi - friends or foes?





California: Tiêm chủng Kung Flu virus được xổ số trúng thưởng triệu đô





Hàng Không Mẫu Hạm mới của Anh sắp tới Biển Đông





Nhật gia hạn tình trạng khẩn cấp Kung Flu trước Thế vận hội





Kung Flu tăng mạnh, Malaysia áp đặt lệnh phong tỏa hoàn toàn





Ổ dịch từ ‘Hội thánh truyền giáo Phục Hưng’





Dịch tiếp diễn, nông dân trồng ớt sẽ “chết đứng”…





Người đưa công nghệ ARNm vào vaccine Kung Flu vướng vào tai tiếng "đặc vụ Cộng sản"





Elton John & Bernie Taupin - Sức mạnh vô song của nhạc và thơ





Tập San Minh Đức, Viện Đại học Minh Đức - tháng 6 & 7, 1972

 






Phạm Việt Cường: "Tập San Minh Đức, Viện Đại học Minh Đức - tháng 6 & 7, 1972.

Có một thời xa xăm nào, bọn sinh viên chúng tôi thường truyền tay nhau những tạp chí, tập san như thế này - những ấn phẩm riêng, nhỏ, khá lặng khuất trên vũ đài sách báo quốc gia bấy giờ! 

Anh Tổng Thơ Ký Nguyễn Đăng Trúc uyên bác (hiện sống ở Pháp) và gần như hầu hết Ban Biên Tập tập san Minh Đức này đều là những người quen biết, thân gần! 

Chớp mắt mà 50 năm tang hải ngậm ngùi!"

Memorial....





Các diện tham nhũng tại Việt Nam





Thứ Sáu, 28 tháng 5, 2021

Thành hồ nhỏ?





Dark Matter findings suggest Einstein’s Theory of Relativity “may be wrong”





The chef cooking up insect 'flavour bombs'





India’s poorest suffer Kung Flu with almost no health care





Why the China Kung Flu lab-leak theory is being taken seriously





Kung Flu tăng, người già được khuyến cáo hạn chế ra đường





Một bức màn sắt mới mọc lên ở Đông Âu





Vì sao Mỹ thờ ơ với hồ sơ Israel vs Palestine ?





Càng bị phương Tây cô lập, Belarus càng lệ thuộc vào người "anh cả" Nga





Kung Flu: Dân Nga "ngại" tiêm vac-xin, tổng thống Putin lên truyền hình vận động chủng ngừa





Chính quyền Hồng Kông gia tăng trấn áp những tiếng nói dân chủ





Dùng di dân gây áp lực, Maroc trả đũa chính trị Tây Ban Nha





Đường sắt Pháp, câu chuyện về tầm nhìn và sự sáng tạo





Tái thiết dải Gaza mà không để Hamas hưởng lợi : Bài toán khó của Mỹ





Cả vú nhưng không lấp được miệng em đâu, bà Hoa Xuân Oánh! - Tác giả Đông Phương

 

Trung Quốc là quốc gia “yêu chuộng hoà bình”?

Trên tài khoản Twitter ngày 25/5/2021, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh viết: Dù có đường biên giới dài hơn, nhiều láng giềng hơn và có lịch sử phức tạp hơn bất kỳ quốc gia nào trên thế giới, song Trung Quốc đã thiết lập ranh giới với 12 trong số 14 quốc gia láng giềng trên đất liền thông qua đàm phán hòa bình… Trong hơn 70 năm kể từ khi thành lập nước, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa chưa bao giờ gây chiến hay xâm phạm một tấc đất nào của nước ngoài”.

Chủ nghĩa bành trướng Đại Hán

Có thực người Trung Quốc “hiền hậu” đến thế?

Bất kỳ người Việt Nam nào cũng đều thấm nhuần lịch sử Việt Nam trước sự xâm lăng từ Trung Quốc. Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn viết lời trong bài hát “Gia tài của mẹ” nhắc tới “một ngàn năm đô hộ giặc Tàu”. Giáo sư sử học Trần Văn Giàu tóm tắt lịch sử Việt Nam là “dựng nước luôn đi đôi với giữ nước”, giữ nước thì chủ yếu là trước “giặc ngoại xâm phương Bắc”.

Từ năm 221 trước Công nguyên, khi Tần Thuỷ Hoàng thống nhất Trung Quốc, đã cho người sang xâm lược Âu Lạc (Việt Nam thời bấy giờ), cho đến xuyên suốt chiều dài lịch sử của đất nước Việt Nam, không có triều đại nào mà Trung Quốc không đưa quân sang quấy nhiễu hoặc tìm cách xâm chiếm Việt Nam.

Người Trung Quốc từ xưa đã có tư tưởng gọi là “Chủ nghĩa bành trướng Đại Hán”. Năm 1979, GS. Trần Đình Hượu đã tóm tắt những đặc điểm cơ bản của chủ nghĩa bành trướng Đại Hán bao gồm: (i) Hiếu chiến, hống hách, ảo tưởng; (ii) Ngụy thiện; (iii) Trọng danh hơn trọng thực.

huachunyingtwitt2021.jpeg
Twitter của bà Hoa Xuân Oánh hôm 25/5/2021

Giáo sư Trần Quốc Vượng thì mượn lời Lỗ Tấn để miêu tả người Trung Quốc là: Tàn bạo như con sư tử; ranh mãnh như một con cáo và nhút nhát như một con thỏ đế.

Có lẽ ở khu vực Đông Nam Á, ít có dân tộc nào hiểu rõ bản chất của người Trung Quốc hơn người Việt Nam. Bởi vì Việt Nam nằm sát cạnh Trung Quốc, Việt Nam cũng đã từng bị Trung Quốc đô hộ hơn một ngàn năm.

Phật hoàng Trần Nhân Tông (1258 – 1308) trước khi mất đã có di huấn: Các người chớ quên, chính nước lớn mới làm những điều bậy bạ, trái đạo. Vì rằng họ cho mình cái quyền nói một đường làm một nẻo. Cho nên cái hoạ lâu đời của ta là hoạ nước Tàu. Chớ coi thường chuyện vụn vặt xảy ra trên biên ải. Các việc đó, khiến ta nghĩ tới chuyện khác lớn hơn. Tức là họ không tôn trọng biên giới qui ước. Cứ luôn luôn đặt ra những cái cớ để tranh chấp. Không thôn tính được ta, thì gậm nhấm ta. Họ gậm nhấm đất đai của ta, lâu dần họ sẽ biến giang san của ta từ cái tổ đại bàng thành cái tổ chim chích. Vậy nên các người phải nhớ lời ta dặn: Một tấc đất của Tiền nhân để lại, cũng không được để lọt vào tay kẻ khác”. Ta cũng để lời nhắn nhủ đó như một lời di chúc cho muôn đời con cháu”.

Gần 100 năm qua kể từ khi thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc (1921) và hơn 70 năm thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (1949), mục tiêu chiến lược của Trung Quốc đến nay không hề thay đổi, đó là biến Trung Quốc trở thành cường quốc số 1 lãnh đạo thế giới. Có thể nói, cho đến nay, Chủ nghĩa bành trước Đại Hán” không mất đi mà đặc biệt lại được khôi phục một cách mạnh mẽ dưới thời của Tập Cận Bình với cái gọi là “Giấc mộng Trung Hoa”.

Tư tưởng Đại Hán của Trung Quốc thời hiện đại được thể hiện điển hình là phát biểu của ông Dương Khiết Trì trên cương vị Ngoại trưởng Trung Quốc tại Singapore năm 2010: "Trung Quốc là một nước lớn, các nước khác là nước nhỏ, đó là một thực tế”.

001_1K709Z_JPEG (1).jpg
Bản đồ Biển Đông có đường đứt khúc 9 đoạn mà Trung Quốc tự vẽ ra trên biển. AFP

Chủ nghĩa bành trướng Đại Hán” hiện nay thể hiện rõ nhất là dã tâm của Trung Quốc trên biển Đông. Để thoả mãn dã tâm độc chiếm biển Đông của mình, Trung Quốc đã mập mờ đưa ra các yêu sách chủ quyền phi lý. Tất cả các tuyên bố chủ quyền biển đảo của Trung Quốc hiện gói gọn quanh đường 9 đoạn, mở rộng ra hơn 1.000 hải lý, bắt đầu từ các bờ biển của Quảng Đông và đảo Hải Nam, kéo dài tới gần Borneo, quần đảo chung của Malaysia, Indonesia và Brunei; bao gồm gần như toàn bộ vùng biển nằm giữa Việt Nam và Philippines. Tuyên bố chủ quyền này chiếm hơn 90% diện tích biển, dù Trung Quốc (gồm cả hòn đảo Đài Loan) chỉ chiếm có hơn 20% đường bờ biển. Tất cả tuyên bố chủ quyền này dựa trên một cơ sở lịch sử về cơ bản là không tính đến sự tồn tại của các dân tộc khác, cũng như lịch sử đi lại, giao thương trên biển của họ trong vòng 2.000 năm qua, trước cả khi Trung Quốc bắt đầu đặt chân tới các vùng biển nằm ở phía Nam đất nước và xa hơn.

Có thật Trung Quốc không gây chiến?

Bà Hoa Xuân Oánh nói rằng Trung Quốc chưa bao giờ gây chiến hay xâm phạm một tấc đất nào của nước khác”. Một là bà Hoa không biết một chút gì về lịch sử; hai là bà nói láo.

Trong lịch sử, tâm tính của người Trung Quốc được thể hiện qua nhân vật Tào Tháo, ông ta đã có câu nói nổi tiếng “thà ta phụ người, còn hơn để người phụ ta”. Thực tế từ sau khi Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa ra đời năm 1949, trong 3 cuộc chiến tranh biên giới dù là với đối thủ lớn như Ấn Độ năm 1962, Liên Xô 1969 hay đối với đối thủ nhỏ yếu hơn như Việt Nam năm 1979, Trung Quốc đều ra tay trước nhằm “tiên thủ hạ vi cường”.

Một nhà nghiên cứu về Trung Quốc ở Hoa Kỳ là Taylor Fravel đã thống kê các hành động chiến tranh của Trung Quốc và nhận thấy từ khi thành lập Cộng hòa nhân dân Trung Hoa tới nay, Trung Quốc đã có 23 tranh chấp lãnh thổ với các quốc gia khác (1), trong đó Trung Quốc đã sử dụng sức mạnh quân sự đối với 6 tranh chấp. Trong 6 tranh chấp này, Trung Quốc đã 16 lần sử dụng sức mạnh quân sự

Một trong số “nạn nhân” của Trung Quốc chính là Việt Nam. Ngày 17/2/1979, hàng trăm nghìn quân Trung Quốc đã vượt biên giới vào Việt Nam. Sau này, các học giả Trung Quốc, trong đó có PGS Hoàng Tranh biện minh lý do dẫn đến việc Trung Quốc tấn công 6 tỉnh biên giới trên bộ của Việt Nam là do VN chuẩn bị tấn công chiếm quần đảo Tây Sa (Hoàng Sa), Nam Sa (Trường Sa) của Trung Quốc nên Trung Quốc phải tự vệ trước”. Đây là một sự biện minh ngớ ngẩn cho một hành vi côn đồ, vi phạm luật quốc tế. Cuộc chiến này gây thiệt mạng cho 42.000 quân Trung Quốc và khoảng 50.000 quân Việt Nam. Các cuộc giao tranh tiếp tục diễn ra lẻ tẻ cho đến năm 1991, gây thiệt mạng thêm hàng nghìn người. Năm 1974, quân đội Trung Quốc đánh chiếm Hoàng Sa, giết chết 74 chiến sĩ của Việt Nam Cộng hoà. Năm 1988, Trung Quốc đánh chiếm bãi đá ngầm Gạc Ma của Việt Nam ở Trường Sa, giết chết 64 chiến sĩ công binh Việt Nam. Trung Quốc tuyên bố "chủ quyền không thể chối cãi" đối với hầu hết Biển Đông. Bắc Kinh tiếp tục sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực để duy trì quyền kiểm soát các đảo và bãi đá ngầm ở đó, trái với luật pháp quốc tế.

Ngoài Việt Nam, Trung Quốc cũng gây chiến với Ấn Độ: Trung Quốc củng cố quyền kiểm soát đối với Aksai Chin - phần phía Đông của khu vực Kashmir mà Ấn Độ tranh chấp cho đến ngày nay và các cuộc đụng độ biên giới bùng lên giữa hai nước vào năm ngoái.

Kết luận

Không phải ngẫu nhiên mà phong trào “bài Hoa” xuất hiện tại nhiều nước trên thế giới gần đây, đó chính là vì để thực hiện “giấc mộng Trung Hoa” chính quyền Trung Quốc đã bất chấp mọi thủ đoạn, kể cả đe doạ dùng vũ lực trong quan hệ quốc tế. Chưa kể các hoạt động kinh tế của Trung Quốc cũng mang tính cưỡng đoạt, đe doạ an ninh, môi trường và ổn định xã hội của các quốc gia có quan hệ với Trung Quốc.

Đối với biển Đông, Trung Quốc luôn đe doạ dùng vũ lực hoặc dùng vũ lực dưới chiêu bài “chiến thuật vùng xám” để đe doạ các nước khu vực biển Đông, nhằm dùng sức mạnh để độc chiếm vùng biển này.

Mặc dù dùng các biện pháp “ngoại giao pháo hạm” như vậy, nhưng Trung Quốc muốn dùng các nhà ngoại giao kiểu như bà Hoa Xuân Oánh để thực hiện chiêu “cả vú lấp miệng em”. Thế nhưng “một hành động hơn ngàn lời nói”, thế giới không lạ bản chất xảo quyệt của Trung Quốc đâu. Và dù có “cả vú” nhưng khó “lấp được miệng em” đâu, bà Hoa Xuân Oánh ạ.

________________________

(1)  M. Taylor Fravel, Power Shifps and Escalation (Explaining Chinas Use of Force in Territorial Dispute), International Security, Vol. 32, No. 3 (Winter 2007/08), tr. 44 - 83

Giải pháp cho Palestine? - Vô vọng!





Cảnh sát cơ động bắt 3 em nhỏ thụt dầu 20 cái





Việt Nam cần sách lược kinh tế khác!





Vietnam faces 'risk to fall behind' without vaccination: EuroCham - Tác giả Tomoya Onishi





India’s Cascading COVID-19 Failures - Tác giả Ramanan Laxminarayan





Thứ Năm, 27 tháng 5, 2021

Chuyện gì đang xảy ra ở Belarus?





Người Học Thức - Tác giả Nguyễn Duy Cần

 

Lễ Ký có nói: “Ngọc bất trác, bất thành khí; nhân bất học, bất tri lý”. Có người dịch như vầy: “Ngọc chẳng mài, chẳng ra chi. Người mà chẳng học, trí tri đâu tường…”.
Nhưng thế nào là “người có học”?
Có kẻ học đậu năm ba cấp bằng, có người đậu cử nhân, tiến sĩ… thế mà cũng còn bị người ta mắng cho là đồ “vô học”. Như thế thì “người có học” là người như thế nào? Chắc chắn, nó phải có một định nghĩa rõ ràng, nhưng thường được hiểu ngầm hơn là nói trắng ra.
Tôi có quen nhiều bạn đậu kỹ sư điện, thế mà trong nhà có máy điện nào hư, phải đi tìm những anh thợ máy điện đến sửa… Nếu ta bảo họ giảng nghĩa về điện học, thì phải biết, họ sẽ làm cho ta điếc óc… Tôi có biết nhiều ông giáo sư ở trường sư phạm ra , thế mà trong khi dạy học, họ không biết áp dụng một nguyên tắc sư phạm nào cả; học trò vẫn than phiền là giờ dạy của họ buồn ngủ muốn chết, không hiểu được gì cả… Rồi họ còn bảo: “Học trò mà học dở, không phải lỗi tại thầy”… Tôi cũng có thấy vài ông đậu bằng tiến sĩ hay thạc sĩ triết học, thế mà cách ăn ở với đời vụng dại như một người ngu, không hiểu chút gì về tâm lý của con người cả.
Ai ai, nếu để ý quan sát, cũng sẽ nhận thấy như tôi… Sự tình ấy không phải lỗi gì nơi những người ấy, họ là nạn nhân của chế độ nhà trường ngày nay, mà tôi sẽ bàn đến ở một nơi khác. Tôi chỉ muốn nói, những người có những bằng cấp nói trên đây, họ có hơn gì kẻ vô học không? Nếu có hơn là họ hơn về lý thuyết, nhưng về phần thực tế… họ đâu có hơn gì một con “Vẹt”. Nói cho đúng hơn, họ chỉ có “học” mà không có “hành”. Học là để biết. Biết, mà không thực hành được, cũng chưa gọi là “biết”. Tri và Hành cần phải hiệp nhứt mới được gọi là người “có học thức”.
Người xưa có ví: “Con chiên ăn cỏ, đâu phải để mà nhả cỏ mà là để biến thành những bộ lông mướt đẹp. Con tằm ăn dâu, đâu phải để mà nhả dâu, mà là để nhả tơ…”. Học mà không tiêu hoá, có khác nào con chiên nhả cỏ, con tằm nhả dâu… Người ta rồi cũng chẳng khác nào cái máy thu thanh, chỉ lặp lại những gì kẻ khác đã nói… Học như thế, không có lợi ích gì cho mình mà còn hạ phẩm cách của con người ngang hàng với máy móc. Georges Duhamel có nói: “Đừng sợ máy móc của bên ngoài… hãy sợ máy móc của cõi lòng…” (42). Một xã hội mà con người chỉ còn là một bộ máy thì sứ mạng của văn hoá đã đến ngày cùng tận rồi… mà tinh thần loài người rồi cũng đến lúc diệt vong: có xác mà không hồn… Học mà đưa con người đến tình trạng ấy, tôi tưởng thà đừng học có hơn không? Cái hiểm trạng của xã hội ngày nay phần lớn phải chăng một phần nào đều do những bộ óc “học thức nửa mùa” ấy gây nên?
Thế thì, học và học thức không thể lầm lẫn với nhau được. Ta cần phải để ý phân biệt hai lẽ ấy.
Thật vậy, có những sự hiểu biết chỉ bám ngoài da mà không thể ăn sâu vào tâm khảm của ta. Nó chỉ là một nước sơn bóng nhoáng và chỉ là một lớp sơn thôi… Cái học của ta không có ảnh hưởng gì đến tâm hồn ta cả. Trái lại, cũng có nhiều thứ hiểu biết liên lạc với ký ức ta, với tư tưởng ta, với tình cảm dục vọng ta, nó hoà hợp với cái người tinh thần của ta không khác nào khí huyết t inh tuỷ đối với thân thể của ta vậy. Giữa những sự hiểu biết ấy và ta, có một thức tác động và phản động, xung đột nhau, hoà hợp nhau để thay đổi nhau và thay đổi luôn cả cái người của ta nữa…
Tôi muốn nói: giữa ta và những điều ta học hỏi phải có một sự tiêu hoá, hay muốn nói theo Kinh Dịch, phải có một việc thần hoá (thần nhi hoá chi) mới được.

Vậy, ta phải dành chữ “học thức” cho những bộ óc thông minh biết đồng hoá với những điều mình đã học. Như thế thì, học nhiều và học thức không giống nhau.

Phần đông chúng ta thường nhận lầm việc ấy. Chúng ta thường đánh gi á con người theo cấp bằng của họ, những cấp bằng ấy phần nhiều là những cấp bằng trí nhớ: kẻ nào nhớ giỏi thì thi đậu. Sự nhận xét sai lầm này gây không biết bao tai hoạ cho loài người hiện thời.
Tóm lại, người học thức không phải cần biết thật nhiều, mà cần phải thật biết những gì mình đã biết.
“Tri chi vi tri chi, bất tri vi bất tri, thị tri dã” - Biết, thì biết là mình biết, không biết thì biết là mình không biết, ấy mới là thật biết. Học thức là một vấn đề thuộc “phẩm”, chứ không phải thuộc “lượng”.

Cái học mà đã được đồng hoá rồi thì không còn nói là cái học bên ngoài nữa. Cỏ mà bị chiên ăn rồi, không còn là cỏ nữa. Dâu mà bị tằm ăn, không còn gọi là dâu nữa.

Học, cũng như ăn.