khktmd 2015






Đạo học làm việc lớn là ở chỗ làm rạng tỏ cái đức sáng của mình, thương yêu người dân, đạt tới chỗ chí thiện. Đại học chi đạo, tại Minh Minh Đức, tại Tân Dân, tại chỉ ư Chí Thiện. 大學之道,在明明德,在親民,在止於至善。












Thứ Bảy, 30 tháng 11, 2019

Quang Tuấn hát Mê Khúc, nhạc Anh Thoa






Anh Ngọc hát Đêm Lạnh, nhạc Phạm trọng Cầu






Trích: "Số phận các di chỉ khảo cổ học: Trách ai vì những vụn vỡ này? - Tác giả Ts Nguyễn thị Hậu"



"NHỮNG MẤT MÁT LỚN
Hàng chục năm trước đây, di chỉ khảo cổ học nổi tiếng Bình Đa (TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai) “biến mất” do nhu cầu đô thị hóa. Từ những năm 1978-1980, di chỉ này được khai quật, mang lại nhiều tư liệu mới về văn hóa khảo cổ Đồng Nai. Các nhà khoa học tìm thấy hàng ngàn công cụ đá, đồ gốm, đặc biệt là việc phát hiện bộ đàn đá Bình Đa ngay trong địa tầng cho thấy đàn đá đã được cư dân cổ chế tác tại chỗ cách đây trên 2.500 năm.
Tất cả cho thấy một đời sống cư dân thời nguyên thủy thuộc văn hóa khảo cổ Đồng Nai khá phong phú về vật chất và tinh thần.
Bất chấp những khám phá quan trọng đặc biệt ấy, di chỉ Bình Đa sau đó tiếp tục bị khai quật nhiều lần nữa nhằm “giải tỏa”, nhường chỗ cho các dự án đô thị hóa. Vùng đất di chỉ quý giá ấy nay đã trở thành một phường đông đúc của thành phố Biên Hòa.
Số phận một số di tích tồn tại sừng sững trên mặt đất cũng không khá hơn gì. Di tích lịch sử văn hóa quốc gia lò gốm cổ Hưng Lợi niên đại khoảng thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, trải qua hơn hai mươi năm từ khi khai quật và làm hồ sơ xếp hạng (1998), nay đã thành phế tích, trong tình trạng sụp đổ nặng nề. Giữa năm 2019, do tranh chấp đất đai kéo dài chưa được giải quyết, người dân đã thuê xe ủi san phẳng, xóa sổ hoàn toàn dấu tích duy nhất còn lại của “xóm Lò Gốm” nổi tiếng của đô thị Sài Gòn.
Gần đây nhất, trong tháng 10 và 11-2019, truyền thông dồn dập lên tiếng về việc di chỉ khảo cổ học Vườn Chuối (thôn Lai Xá, xã Kim Chung, huyện Hoài Đức, TP Hà Nội) bị xâm phạm nghiêm trọng. Mặc dù vừa được khai quật khẩn cấp, nhưng ngay sau đó việc xây dựng đường nội bộ và san nền khu đô thị mới Kim Chung - Di Trạch đã xâm phạm khu vực di tích khảo cổ học này, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến các hố vừa khai quật còn đang được nghiên cứu.
Đây là di chỉ khảo cổ học có niên đại và giá trị về văn hóa - lịch sử vô cùng quý hiếm, có thể nói độc nhất vô nhị của Hà Nội. Những di tích, di vật thu được trong những đợt thăm dò, khai quật từ nhiều năm trước đã minh chứng rõ nét nhất quá trình cư trú, các sinh hoạt thường nhật và tình trạng sản xuất các ngành nghề thủ công như đúc đồng, chế tác đồ đá, đồ gỗ, đồ gốm, đan lát, dệt vải… của cộng đồng cư dân cổ di chỉ Vườn Chuối qua nhiều giai đoạn lịch sử.
Đợt thăm dò, khai quật gần nhất phát hiện thêm di tích mộ táng, vết tích bếp, lò nấu đồng, hố chôn cột, hố đất đen, dải gốm đất nện, cụm gốm, nhiều vết tích thực vật, hiện vật tre, gỗ và nhuyễn thể nằm dưới đáy ao hồ cổ, tàn tích động thực vật... Trong đó đáng chú ý là việc phát hiện 10 mộ táng thời Đông Sơn được chôn cất trong các giai đoạn khác nhau.
Di chỉ Vườn Chuối là một trong số rất ít các di tích có sự phát triển liên tục qua nhiều văn hóa khảo cổ từ Đồng Đậu - Gò Mun - Đông Sơn, góp phần củng cố những bằng chứng của quá trình lịch sử lâu dài và liên tục của đất nước, trong đó vùng đất Hà Nội cổ có một vị trí đặc biệt quan trọng."


39 “thùng nhân” và 2 triệu mỗi phút, 1 tỷ 1 một ngày- Tác giả Quách Hạo Nhiên



Theo tính toán của các chuyên gia, chi phí trung bình cho mỗi phút họp Quốc hội ở Việt Nam là 2 triệu đồng, tương đương 1 tỷ một ngày [1]. Nếu tính từ ngày khai mạc (21/10/2019) đến nay thì kỳ họp Quốc hội thứ 8, khóa XIV năm nay đã tiêu của dân hơn 30 tỷ đồng. Trong vai trò người nắm quyền lực tuyệt đối ở đất nước này, đại biểu Quốc hội kiêm Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đương nhiên cũng tham dự. Điều đó cũng có nghĩa đại biểu Quốc hội Nguyễn Phú trọng cũng góp phần vào công cuộc tiêu tiền của dân trong hơn tháng qua. Nhưng tiêu tiền của dân trong những dịp họp hội như thế nói cho cùng là chuyện đương nhiên, quốc gia nào cũng vậy. Vấn đề đáng nói ở đây là tiêu tiền của dân như thế nhưng có giúp ích gì cho dân hay không? Hay nói khác đi, người dân đóng thuế để nuôi các đại biểu, các ông bà Nghị nhưng các ông bà Nghị có xứng đáng với niềm tin; với những đồng tiền mồ hôi, nước mắt thậm chí là máu của người dân đã đổ ra hay không?
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Phú Trọng đã từng nhiều lần phát biểu và nhấn mạnh, đất nước và dân tộc Việt Nam “chưa bao giờ có được cơ đồ như hôm nay”. Phải nói thật là, cho đến hôm nay tôi mới thật sự thấm thía về lời phát biểu này. Thấm thía vì lẽ theo tôi, Việt Nam là một dân tộc hào phóng và bao dung nhất nhì thế giới nên mới có chuyện hơn 90 triệu người (trong đó có 39 người vừa bỏ mạng trong thùng container vì vượt biên trái phép sang Anh) sẵn sàng bỏ ra 1 tỷ một ngày cho gần 500 ông bà Nghị “chém gió” ở hội trường Diên Hồng trong ròng rã một tháng hơn. Đặc biệt, phải là một dân tộc rất giỏi chịu đựng nếu không muốn nói là đớn hèn, mê muội mới kiên nhẫn ngồi trước cái ti vi để xem và nghe một số ông bà Nghị trong tư cách lãnh đạo các Bộ, Ban, Ngành đọc và trả lời chất vấn chẳng khác gì các em học sinh phổ thông hay sinh viên đại học thảo luận trên lớp trong thời đại cờ mờ bốn chấm không.
Và riêng tôi lại càng thấm thía và ngạc nhiên hơn nữa khi biết rằng đại biểu Quốc hội kiêm Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đến giờ này vẫn không có một lời nào chia sẻ hay cảm ơn nào dành cho 39 đồng bào tôi (đa phần xuất thân ở vùng “đất học”, “địa linh nhân kiệt” Nghệ - Tĩnh) đã bỏ mạng nơi xứ người. Không những vậy, các thuộc cấp của ông trên mặt trận tuyên truyền sau thời gian đầu “nắm tình hình” đã bắt đầu những cuộc phản công khi không ngần ngại mỉa mai, phê phán những con người xấu số kia vì tham giàu mà vượt biên trái phép làm ảnh hưởng đến quốc gia, quốc thể…
Than ôi, làm người ai mà không tham! Nhưng người dân vì xuất phát điểm đói nghèo nên nếu họ tham âu cũng là lẽ thường trong cuộc sống của những người trần tục. Hơn nữa, họ cũng đã phải trả giá cho lòng tham ấy bằng chính sinh mạng của mình rồi. Nên dù không bênh vực nhưng với tôi những người dân xấu số kia dẫu sao vẫn đẹp hơn rất nhiều so với những kẻ miệng thì rao giảng “tất cả vì hạnh phúc nhân dân” nhưng lại “ăn không chừa một thứ gì của dân”.
Từ bao giờ ở xứ sở này nếu quan mà tham thì bảo rằng đó chỉ là những trường hợp cá biệt còn người dân tham thì bảo “có chết cũng đáng đời”. Nói thế mà không sợ cái lưỡi nó tụt mất hay sao? Đồng ý rằng, xét trong từng sự việc cụ thể cũng nên đổ thừa, quy hết mọi chuyện xấu xa tệ hại là do chế độ. Nhưng vấn đề là anh đã và đang nắm trọn quyền lãnh đạo duy nhất và tuyệt đối ở đất nước này nên nhất định cũng cần phải biện chứng và sòng phẳng với nhau. Nói khác đi, lâu nay anh cho rằng tất cả mọi thành tựu, hay cái cơ đồ của dân tộc được như hôm nay là do sự tài tình và sáng suốt của anh vậy thì nhất định anh cũng không nên ngụy biện hay trốn tránh, thoái thác trách nhiệm trước bất kỳ một sự cố nào xảy ra với thần dân mà anh đang dẫn dắt và cai trị hơn mấy chục năm qua. Không thể có chuyện thành tựu, thành công vượt bậc thì anh nhận hết cho riêng mình còn khi có biến cố, sự cố không hay thì anh phủi tay hay tệ hơn là đổ thừa cho các thế lực thù địch chống phá.
Ở một phương diện khác, khi anh phê phán những con người xấu số kia là “tham lam” và “nhận thức kém” (dù biết rủi ro mà vẫn chấp nhận đánh cược mạng sống của mình) thì liệu anh có vô can không? Vì nói cho cùng cái “nhận thức kém” kia của người dân ngoài nguyên nhân thuộc về “căn tính” của dân tộc này thì còn là cái hệ quả tất yếu từ công cuộc “cải tạo” và “xây dựng con người mới XHCN” do chính anh thực hiện suốt mấy mươi năm qua! Dân nào thì quan nấy và quan nào thì dân nấy! Khi anh lên án người dân như vậy chắc gì anh đã đẹp và nhận thức tốt hơn hơn họ? Mỗi ngày anh đều học tập tấm gương đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh nhưng anh vẫn tham ô, tham nhũng đó thôi. Và cũng vì anh quá tham lam và dối trá nên đất nước này mới sản sinh ra thêm một “người đốt lò vĩ đại” để anh tiếp tục tung hô ca ngợi còn gì!?
13 tỉnh miền Tây, 40 năm thống nhất và 60 kí lô mét đường cao tốc
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) hay còn gọi là miền Tây Nam bộ là vùng đất màu mỡ, trù phú bậc nhất cả nước. Thế nhưng đây cũng là khu vực thiệt thòi nhất, ít được quan tâm đầu tư nhất vì thế đời sống người dân nơi đây cũng thuộc hàng thấp nhất, nghèo nhất (cả về tinh thần lẫn vật chất). Nhắc đến ĐBSCL hiện nay người ta chỉ nhớ đến hai điểm nổi bật làm nên “thương hiệu” của cả nước trong sự mai mỉa đó là: anh “Hai lúa” và “gái miền Tây” (nếu không lấy chồng Đài Loan, Hàn Quốc cũng đi bán bia ôm). Gần đây, ĐBSCL còn được chú ý với nguy cơ sẽ bị nhấn chìm do biến đổi khí hậu (nước biển dâng) trong vài mươi năm tới…
Có một sự thật là cái nghịch lý “đất giàu nhưng dân nghèo” hay nói đúng hơn là sự bất công và vô lý này ở ĐBSCL đã tồn tại hơn 40 năm qua kể từ ngày nước nhà thống nhất 1975. Có thể nói, ngoài tâm lý ỷ lại của cả người dân nơi đây thì nhận thức và thái độ kỳ thị, phân biệt vùng miền đến mức tham lam của những người nắm quyền điều hành lãnh đạo cao nhất của đất nước này từ bấy đến nay đang giết dần giết mòn ĐBSCL. Hay nói khác đi, vùng đất trù phú, giàu tiềm năng này sau 40 năm thống nhất đất nước đang đối mặt với nguy cơ hiện hữu chưa kịp phát triển đã lụn bại, lụi tàn. Hơn 40 năm thống nhất nhưng 13 tỉnh miền Tây Nam bộ chỉ được những người có trách nhiệm cao nhất của đất nước đầu tư đúng 60 km đường cao tốc 9TP HCM – Trung Lương) và 4 cây cầu: Mỹ Thuận, Cần Thơ, Rạch Miễu, Vàm Cống… đã nói lên tất cả. Phải chăng đây cũng là lý do mà trong một buổi họp với lãnh đạo chính quyền TP HCM mới đây để bàn về việc phát triển du lịch của vùng ĐBSCL, ông Lê Tiến Châu - chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang đã cay đắng thốt lên rằng: “Không có 13 tỉnh thành cùng kêu thì chưa chắc có đường cao tốc sắp tới (đường cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận). Phải kêu, thậm chí phải khóc trung ương mới nghe!" [2]
Trong khi đó, mặc dù đã có rất nhiều tuyến đường sắt và cao tốc nhưng ngươi ta vẫn lập dự án, “nhờ cậy” Bắc Kinh tư vấn và tài trợ với tổng số vốn 100.000 tỷ cho tuyến đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng. Chưa bàn đến những rủi ro và bẫy nợ, bẫy an ninh chính trị do liên quan đến người “bạn vàng” của Đảng (vì đã có quá nhiều bài học cay đắng trước đó tiêu biểu là dự án Cát Linh – Hà Đông vẫn chưa giải quyết xong) việc Chính phủ của ông Phúc đang xúc tiến để trình Quốc hội xem xét thông qua chủ trương này cho thấy nhận thức của ông trong vấn đề lựa chọn thứ tự ưu tiên để đầu tư và phát triển kinh tế các vùng miền hiện nay như thế nào. Hai năm trước ông Phúc đã ký Nghị quyết 120 về phát triển bền vững ĐBSCL và chính ông cũng vừa phát biểu và nhấn mạnh rằng phải "tiếp tục đổi mới mạnh mẽ nhằm khai thông, giải phóng tối đa, huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực, tạo động lực mới đưa đất nước phát triển nhanh, bền vững”. [3] thế nhưng với những gì đang xảy ra thì đã tự chứng minh tất cả: ĐBSCL tiếp tục bị gạt ra rìa!
Trong tinh thần hòa hợp và đại đoàn kết dân tộc thì đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng để phát triển ĐBSCL cũng là đầu tư và phát triển cho đất nước. Khi ông Phúc nói “khai thông mọi nguồn lực…” chẳng lẽ lại không bao hàm việc “khai thông” về cơ sở hạ tầng cho khu vực ĐBSCL hay sao? Trong tư cách người đứng đầu Chính phủ cũng là đại biểu Quốc hội, lãnh đạo cấp cao của Trung ương lẽ nào ông Phúc không nghe thấy “tiếng khóc” của lãnh đạo và người dân 13 tỉnh khu vực ĐBSCL? Lẽ nào cái nghị quyết 120 về phát triển bền vững ĐBSCL mà ông đặt bút ký sau hai năm đã chính thức trở thành tấm giấy lộn không hơn không kém?
Người dân ĐBSCL hiện đang đối diện với rất nhiều vấn nạn. Những cánh đồng “cò bay thẳng cánh” với bạt ngàn cá tôm hay bốn mùa cây trái đang ngày một mất dần và xấu đi. ĐBSCL hôm nay mỗi ngày đều chứng kiến từng đoàn người dìu dắt nhau để “đi Bình Dương bán nước tương” vì đất đai nơi quê nhà đã ngày một trở nên khó sống, khó ở. Đại biểu Quốc hội kiêm Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc vốn nổi tiếng với thông điệp “Chính phủ kiến tạo và phục vụ” nhưng trong bối cảnh hiện nay lại chọn tuyến đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng là thứ tự ưu tiên để đầu tư thay vì cho ĐBSCL (sau hơn 40 năm không có 1 mét đường sắt nào) thì có phải là nói một đằng làm một nẻo trước những cử tri vùng ĐBSCL hay không? Nói và làm như vậy thì làm sao dân tin và ủng hộ? Người dân miền Tây tuy so với người dân các vùng miền khác tuy có chút quê mùa, thô kệch nhưng họ cũng biết thế nào là “kiến ngãi bất vi vô dõng dã, lâm nguy bất cứu mạc anh hùng”. Mấy mươi năm qua mặc dù bị phân biệt đối xử và nhất là bị coi là ngu dốt nhất cả nước nhưng chính những con người bị xem là ngu dốt ấy chứ không phải ai khác đã nai lưng ra cày cấy để nuôi sống cả cái nước này; và khi cần thì tất cả lại xúm vào mang họ ra làm niềm tự hào như một tiếng thơm để khoe với bè bạn thế giới trong sự ảo tưởng và giả trá: VN là quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu!
Chỉ bấy nhiêu đó thôi thiết nghĩ nếu đàng hoàng và tử tế thì cả nước này phải biết cảm ơn và cúi đâu xin lỗi những người dân quê mùa, ít học nơi đây vì sự hiền hòa và bao dung, độ lượng của họ! Nếu không thì như cách nói quê mùa, chơn chất và bộc trực họ sẽ nói: “làm người ai làm vậy” hoặc không thì “chơi vậy giang hồ coi ra cái ôn dịch gì?”
Thay lời kết
Sau hơn 1 tháng họp Quốc hội và cũng với ngần ấy thời gian 39 người Việt từ khi được phát hiện đã chết trong thùng container ở Anh vẫn chưa chuyển hết về Việt Nam. Cái chết nào của con người cũng đau đớn. Những người dân Nghệ-Tĩnh chết trong thùng container hay các cô gái miền Tầy bị những người chồng Đài Loan, Hàn Quốc sát hạ hoặc tự tử đều như nhau cả.
Cho nên dù có biện minh thế nào thì chắc chắn gần 500 ông bà Nghị đang ngồi họp ở Hội trường Diên Hồng cũng phải đối diện với sự thật (nếu không bây giờ thì lịch sử và cháu con đời sau cũng sẽ phán xét) rằng: nếu bảo rằng Việt Nam hôm nay là quốc gia hạnh phúc, quốc gia đáng sống nhưng người dân dù nghèo hay giàu, xuất thân từ vùng “đất học” (Nghệ - Tĩnh) hay thất học (ĐBSCL) cũng có xu hướng từ bỏ cái “thiên đường XHCN” này để tìm đến xứ sở của “bọn dân chủ giả hiệu”– cái bọn tư bản chỉ biết bóc lột và giãy hoài mà không chịu chết ở bên kia bờ đại dương? Hay các ông bà luôn miệng bảo xã hội, chế độ mình ưu việt hơn các nước khác trăm ngàn lần thì tại sao thần dân, đồng bào mình lại chấp nhận đánh cược cả sinh mạng để ra đi như thế? Và ngay chính trong số các ông bà cũng đã và đang tìm mọi cách để con cái mình sang tị nạn giáo dục ở các nước tư bản giãy chết kia; hay tìm mọi cách để có những tấm thẻ xanh chờ ngày “hạ cánh an toàn” để dứt áo ra đi khỏi dãy đất hình chữ S này.
Những điều trên không chỉ là những sự thật vì nó đã và đang diễn ra ngay trước mắt chúng ta và bạn bè thế giới mà nó còn là sự thật, là câu hỏi của lương tâm và lương tri - đặc biệt là đối với các ông bà Nghị, các vị lãnh đạo cao nhất ở đất nước này nếu các vị cho rằng mỗi lời nói và việc làm của mình thật sự “vì hạnh phúc của nhân dân”. Nên nhớ rằng, không khí mát mẻ trong lành ở hội trường Diên Hồng có được là nhờ tiền thuế của 90 triệu con dân nước Việt khắp nơi trên thế giới trong đó có 39 “thùng nhân” đã bỏ mạng ở Anh quốc và tất cả người dân nghèo khó tay lấm chân bùn ở “vùng trũng” ĐBSCL góp vào.
Vậy nên, xin các ông bà Nghị hãy một lần nghiêm túc quay lại để nhìn lại chính mình, nhìn lại để “đừng lớn lối khi dân lành ốm đói, vẫn còng làm cho thắng lưng ăn” [4].
CT, 27/11/2019
Q.H.N
------
Chú thích nguồn tham khảo:
[4]: “Nhìn Từ xa Tổ quốc” – Thơ Nguyễn Duy



Áo Dài Cũng Đủ Bận Lòng Nhà Thơ - Tác giả Lê Văn Nghĩa



Nhà thơ Nguyên Sa có những câu thơ đã đi vào tim những chàng trai ở lứa tuổi yêu em mặt khờ và đầy mụn: “Nắng Sài Gòn em đi mà chợt mát/bởi vì em mặc áo lụa Hà Đông” hay “ Áo nàng vàng anh về yêu hoa cúc/ Áo nàng yêu anh mến lá sân trường” khi nhìn những cô nữ sinh Gia Long, Trưng Vương áo trắng tung bay như những con chim câu nhỏ giờ tan lớp.
Thuở ấy-dù đã có các nhà lý luận phê bình sinh sôi nẩy nở-tất nhiên có nhà văn, nhà thơ thì phải có nhà phê bình cho nó đủ tụ- nhưng chưa nhà phê bình nào đặt ra câu hỏi mang tính triết học “ Áo lụa hà Đông , áo màu vàng là áo gì? Áo pull hay áo lá? Áo bà ba hay áo vải ny long? Áo Gi-lê hay áo pành tà lồng? Áo cánh hay áo soutien? (Nhà thơ Nguyên Sa đã từng có câu thơ ngón tay nào mở áo soutien chớ bộ chơi sao!) .
Tất nhiên các nhà phê bình thời ấy đủ chất xám trong não để không phải đặt câu hỏi thuộc loại 5W nầy. Bởi các nhà phê bình có được sự chứng nhận của công chúng yêu văn học hay không đều phải tự biết sự mặc định về chiếc áo mà con gái hay mặc và xuất hiện trong thơ lúc đó: chiếc áo dài. Dù cho “Áo em trắng quá nhìn không ra” (Hàn Mặc Tử) hay áo màu tím mà ngày xưa anh vẫn yêu, hoặc áo xanh mộng mị bay vào thơ của Bùi Giáng- các “nhà” ấy không cần thêm vào chữ “dài” chi cho mệt và tốn giấy mực vì lúc ấy phụ nữ chỉnh chu thuần chất “con nhà lành” đều mặc áo dài khi đi ra đường. Những người nữ công chức phải mặc áo dài để đi làm. Hồi nhỏ, tôi được chiêm ngưỡng chiếc áo dài từ mẹ rồi sau đó là chị hàng xóm hàng ngày đi ngang trước cửa nhà tôi để lên quận làm việc. Tôi chẳng biết đó là áo dài cổ cao hay áo dài “bà Nhu” hở cổ nhưng nhìn chiếc áo dài nào cũng đẹp đến nỗi tôi tự hỏi một câu ngu ngốc đến dễ thương là “tại sao con trai không được mặc áo dài?” Đứa bé gái 11 tuổi thi đậu vào trường công hay học trường tư đều phải mặc áo dài để đi học. Cũng như con trai phải quần xanh áo trắng. Chứ không phải như bây giờ mỗi trường đều có quyền quy định đồng phục của trường kiểu nào, nhà cung cấp nào tùy theo lợi ích của vị hiệu trưởng được thu về trong thời đại gặt hái đủ mọi kiểu nầy.
Nữ sinh học bảy năm trung học, hàng ngày phải mặc áo dài đến trường nên áo dài trở nên chiếc áo quá đỗi thân thuộc. Các em tuổi ngọc trong bài nhạc của Phạm Duy “cho em xin một chếc áo dài” để ra dáng tiểu thơ, đi nhẹ, nói khẻ trong buổi chiều nhiều chàng theo.Khi lớn lên cô gái vào đại học vẫn mặc áo dài dù lúc đó trường đại học không bắt buộc nhưng cô gái đã quen rồi. Khi đi vào công sở đa số các cô vẫn mặc áo dài vì không thể mặc gì khác để trông đứng đắn hơn mặc dầu thời sau nầy Sài Gòn đã có đủ các loại thời trang như Mini jupe, Rop, Maxi, quần Pat áo pull…Những loại thời trang vừa kể sau thường được diện trong những lúc đi chơi nhưng khi làm việc hay đến những nơi công cộng thì áo dài là “binh chủng” chủ lực trong cuộc tấn công vào mắt đàn ông với đầy vẻ lịch sự, kín đáo rất nhu mì của con gái nhà gia giáo nhưng hở hang không đủ mạnh liệt trong mắt đàn ông.
Nếu có dịp nhìn lại các nữ minh tinh ngày ấy như Thẩm Thúy Hằng, Kiều Chinh, Kim Cương, Thanh Nga và một số nữ ca sĩ như Khánh Ly, Giao Linh. Phương Dung, Thanh Tuyền…thì thấy họ đều kín mít trong chiếc áo dài khi xuất hiện trước công chúng. Nhưng trông lại họ rất duyên dáng, thanh lịch và nền nã mà cũng không kém phần hấp dẫn chết người. Cái bí mật của chiếc áo dài là ở chỗ “hở hang một cách kín đáo”. Được xem người phụ nữ mặc áo dài năm 1860 do một nhiếp ảnh gia người Pháp chụp do nhà nhiếp ảnh Tam Thái sưu tập thì thấy chiếc áo dài ngày trước không khác chiếc áo dài ngày hôm nay bao nhiêu. Và qua bao nhiêu năm biến cải từ gốc đến Le Mur, áo dài bà Nhu, áo dài tay Raglan, áo dài mini…và bây giờ là phong trào mặc chiếc áo dài cô ba của những năm 60 thì chiếc áo dài vẫn xinh đẹp, nền nã và thanh lịch.
Sau khi đọc bài “Người Thiết Kế Áo Dài Lemur của bà Phạm Nguyên Thảo” tôi thấy phải nên công nhận sự ra đời của chiếc áo dài Lemur Cát Tường là nhờ công của tờ báo Phong Hóa-dưới sự lãnh đạo và chỉ đạo sáng suốt của chủ bút Nhất Linh-Nguyễn Tường Tam. Có lẽ vì yêu vẻ đẹp phụ nữ, cũng như muốn có một tiết mục hấp dẫn được bạn đọc phụ nữ mua báo nên vào số Phong Hóa Xuân số 85 (11/2/34) chủ bút đã nghĩ ra chuyên mục “Vẻ Đẹp Riêng Tặng Các Bà Các Cô” và giao cho họa sĩ trẻ tuổi nhất của báo phụ trách. Đó là “mông xừ” Nguyễn Cát Tường, 22 cái xuân xanh, trẻ măng vừa mới ra khỏi trường Mỹ thuật Đông Dương khóa 4 của thầy Tardieur. Với đầu óc mới mẻ khi được tiếp cận với nền mỹ thuật không tôn vinh vẻ đẹp Phong, Lan, Cúc, Trúc, bãng lãng những ông đạo sĩ trong sương mù núi cao thủy mặc mà chỉ quan tâm đến hình thể con người-nhất là phụ nữ đẹp nên họa sĩ Cái Tường cho rằng “Phái đẹp được cái ân riêng của tạo hóa cho vẻ đẹp, và tính dịu dàng nên có tính ưa trang điểm. Trang điểm để mình đẹp thêm, cho đẹp lòng trời, lòng người, là biết tự quý mình, trọng người. Giá trị và hạnh phúc của phụ nữ là ở sự trang điểm và làm đẹp.” “Quần áo tuy dùng để che thân thể, nhưng nó có thể như tấm gương phản chiếu trình độ trí thức của một nước. Trước hết nó phải hợp với khí hậu nước ta,với thời tiết các mùa, với công việc, với khuôn khổ, với mực thước của thân hình mỗi bạn; sau nữa, nó phải gọn gàng, giản dị, mạnh mẽ và có vẻ mỹ thuật lịch sự. Nhưng dù thế nào, nó cũng phải có tính cách riêng của nước nhà mới được. Các bạn là phụ nữ Việt Nam, vậy áo của các bạn phải có một vẻ riêng để người khác khỏi nhầm các bạn với phụ nữ nước ngoài, như nước Tàu, nước Pháp, nước Nhật Bản chẳng hạn
Thấy rõ ràng là, trước tiên họa sĩ Cát Tường muốn dùng quần áo để phân định vẻ riêng của người phụ nữ VN trong thời kỳ Pháp bảo hộ với sự có mặt của nhiều thế giới phụ nữ từ đâu đến không phải người mình. Ấy, áo dài là áo của phụ nữ Việt Nam ta. Nhìn vô là biết vợ nhà chẳng phải vợ tây nha nha. Trong thời kỳ Pháp bảo hộ, nhiều người gia nhập dân tây dù hàng ngày vẫn ăn “nòng nợn”, mắm tôm thì ý tưởng cải cách chiếc áo dài của người phụ nữ An nam không đơn thuần chỉ là cái đẹp mà còn ẩn ý lòng tự tôn dân tộc. Không dám cao đàm khoát luận như cụ Phạm Quỳnh “ Truyện Kiều còn, nước ta còn” nhưng có lẽ trong đầu chàng trai 22 sục sôi ý tưởng nhìn áo dài là biết người Việt. Phụ nữ Việt còn, áo dài còn. Ở không làm gì, nói chuyện ngoài lề chút chơi khi qua Paris giới thiệu sách, một buổi chiều lạnh, tuyết rơi rơi nhìn thấy một tà áo dài phất phới tôi biết ngay là phụ nữ Việt mặc dù nhìn gương mặt thì thấy rất là tây. Dù sao cũng có chút ấm lòng xứ lạ. Ôi, áo dài nó đã giúp người Việt xa xứ phân định mình là ai. Đây là thành công lớn nhất của họa sĩ Cát Tường. Lemur ơi, ngàn lần cám ông! Bla…bla…bla…
Vẫn theo bà Phạm Nguyên Thảo (bđd) thì họa sĩ cải tiến áo dài từ cái tay áo phải rộng rãi phía trên, rồi táo bạo hơn HS Cát Tường đòi cải tiến… cái quần với quan niệm được thể hiện trên báo Phong Hóa số 89 “ Nói ra sợ không ai tin, điều quan trọng nhất của y phục phụ nữ là chiếc quần”. Chính ông đã cải biến khiến cho cái quần trở nên thon gọn và khoe được phần bụng phụ nữ hấp dẫn hơn, gợi mở hơn so với loại quần ngày trước. Theo nhà văn Võ Phiến kể từ khi đàn bà con gái xứ ta vâng lời vua tụt váy ra để mặc quần áo thì họ vẫn để nguyên vẹn chiếc quần ấy qua nhiều thế kỷ. “Khi dài, khi ngắn khi rộng, khi hẹp. Những dằn vặt băn khoăn táo bạo nhất có lẽ đều dồn vào chỗ thắt lưng: khi lưng vặn, khi thì lưng buộc với giải rút, có thời dùng dây cao su, có thời khác lại cài nút” (Lại Chiếc Áo Dài. Tùy bút Quê Hương, trang 21). Ông Cát Tường đã giải quyết cái dằn vặt, băn khoăn thuộc loại lưng quần nầy khi đề nghị thay đổi cạp quần buộc xéo một bên hoặc cạp quần mở ở giữa, cài khuy như đàn ông. Rồi đến số báo 90, ông Lemur đưa ra mẫu áo dài đầu tiên. Thế là Cát Tường đã tạo ra chiếc áo dài cho phụ nữ Việt Nam vào tháng 3 năm 34 và luôn được biến tấu cho đến ngày hôm nay. Nhưng dù biến tấu như thế nào thì áo dài vẫn có hai thân, khoe được ngực, eo của người mặc một cách kín đáo, tăng được vẻ đẹp của thân hình thiếu nữ xuân hồng.
Tại sao áo dài đẹp? Quá nhiều nhận định, giải thích theo đủ trường phái tả chân, ấn tượng trừu tượng, thuyết giảng của đủ thứ nhà về cái đẹp của chiếc áo dài. Chỉ có người nheo mắt, nhìn tới nhìn lui rồi nói vài chữ hết sức là kiệm lời. “Theo nhà văn Võ Phiến cho biết nhiếp ảnh gia Nguyễn Cao Đàm, người đã chụp nhiều thiếu nữ với áo dài trong nước và có dịp so sánh với trang phục của phụ nữ nhiều nước trên thế giới đã đút kết ngắn gọn: “Do nó (áo dài) cho thấy gió”. Trong quyển tùy bút “Quê Hương” (NXB Lửa thiêng) nhà văn Võ Phiến đã dành hẳn hai bài dài 20 trang để nói ta bà thế giới, dưới mọi khía cạnh –trừ chuyện đo ni, cắt may-về chiếc áo dài. Ông cho rằng nếu người phụ nữ mặc áo dài khi đứng yên chưa chắc đã ăn đứt nỗi những thiếu nữ Âu Á khác, nhưng khi “ múa hát thì sẽ linh động hẳn lên vì những tà áo nhẹ ve vẩy phất phơ trong gió làm cho một thân hình nặng nề nhất, cục mịch nhất cũng hóa ra thanh thoát”. Nhà văn Võ Phiến đi sâu phân tích y phục của người phụ nữ dưới cặp mắt của một nhà văn hóa học “Trang phục là văn hóa, văn hóa là một cố gắng cải biến thiên nhiên”. Ông cho rằng chiếc áo dài Việt Nam là một sự dung hòa giữa tự nhiên và văn hóa. Phần từ bụng đi ngược trở lên “dầy dầy sẵn đúc một tòa thiên nhiên”là đề cao phần tự nhiên của thân người còn ở phần dưới rất thanh, thoát hẳn thân người, đó là văn hóa. “Nhìn vào một người phụ nữ mặc áo dài, sau khi bị khích động vì cái phần trên, mắt lần dò nhìn xuống, thì ở phần dưới lại chỉ thấy…gió! Vâng, ở đây mắt chỉ thấy có gió (như người nhiếp ảnh gia tinh mắt đã thấy), có cái thướt tha, cái bay bướm mà thôi.” (Chiếc Áo Dài, sđd, trang 18)
Áo dài-một loại trang phục của phụ nữ đã được thi vị hóa trong thơ nhạc và văn chương của các bậc văn nhân thi sĩ lừng danh. Nhớ Phạm Duy, nhớ Nguyên Sa…và những nhà văn nhà thơ đôi lúc chỉ vì một điệu nhạc nhí nhảnh, lời thơ trữ tình có liên quan đến chiếc áo dài. Chiếc áo dài rất riêng, rất thầm kín của riêng họ lại là chiếc áo dài trongtrái tim của từng người nghe, người đọc. Đem phân tích sâu xa như nhà văn Võ Phiến lại thuộc vào một “cảnh giới” khác. Nhưng dù ở tâm trạng hay cảnh giới nào “ khi chiếc áo dài đã tự liên hệ được như thế với thi ca ngôn ngữ, với tiểu thuyết, nếp sống v.v…thì chắc chắn nó cũng phản ảnh được phần nào một nét tâm hồn dân tộc.” (Võ Phiến-đd). Tuy nhiên cũng không nên lạm dụng áo dài biến tấu hai ba tầng với quần lửng ống loe bán đại trà ngoài chợ, áo dài mặc với quần jean hay áo dài mặc với quần short, kết ren tua tủa, hoa văn lổn nhổn thì tội nghiệp cho chiếc áo dài lắm lắm.


Dở như hạch (!!!) : Danh sách xếp hạng trong top 500 cũa các đại học Châu Á năm 2019






Không có chữ quốc ngữ thì không có +svn



Nền chính trị hậu phong kiến và tiền Cộng sản hay Cộng sản sơ khai Việt Nam, nếu nhìn trên khía cạnh lãnh tụ thì đương nhiên, Hồ Chí Minh là người khởi xướng, là cha già của Đảng. Nhưng nếu nhìn trên dòng chảy văn hóa và những run rủi lịch sử, huông đúc chính trị thì lại khác, và có vẻ như nó hoàn toàn nhờ vào chữ quốc ngữ. Hay nói cách khác, nói các Cha Francisco de Pina và Alexandre de Rhodes là ông tổ của chế độ Cộng sản Việt Nam cũng không ngoa!
Bởi Tư Bản Luận viết ra bằng tiếng Đức, hệ ngôn ngữ La Tinh, các văn kiện đại hội đảng Cộng sản và các cuộc họp sơ khai của chủ nghĩa Cộng sản đều dùng các thứ tiếng thuộc hệ La Tinh. Nếu cậu thanh niên Nguyễn Sinh Cung không biết chữ quốc ngữ thì không thể học trường Tây và càng không thể học được tiếng Pháp, chắc chắn lựa chọn tìm đường cứu nước phải là Trung Quốc hoặc một quốc gia phương Đông nào đó để hoạt động. Và trên khía cạnh này, ngay cả Trung Hoa, nếu không có các giáo sĩ phương Tây dạy chữ Tây thì Tôn Trung Sơn, Tưởng Giới Thạch hay Mao Trạch Đông cũng chẳng có hi vọng biết Cộng sản là gì. Bởi chủ nghĩa Cộng sản sinh ra ở phương Tây, trong lòng các quốc gia thuộc hệ ngôn ngữ La Tinh. Và không ai ngoài các giáo sĩ phương Tây, dù muốn hay không muốn thì họ vẫn một phần lớn gián tiếp tạo ra chế độ Cộng sản ở phương Đông.
Việt Nam càng không ngoại lệ, nếu không muốn nói là chữ quốc ngữ đã khai sinh ra đảng Cộng sản Việt Nam. Bởi nếu không có chữ quốc ngữ thì Nguyễn Tất Thành có biết viết chữ Việt? Có nghĩ đến chuyện sang Pháp để tìm đường cứu nước? Và khi gặp các nhà hoạt động tại Pháp, các vị trong nhóm Ái Quốc đã dùng chữ gì, hệ ngôn ngữ nào để viết luận cương, để đánh động quốc tế Cộng sản? Hơn nữa, nếu chỉ biết chữ Tàu thì liệu các vị ái quốc trên có cơ hội nào để tiếp cận các tư tưởng phương Tây để nói đến chuyện Canh Tân, Tân Dân, Ái Quốc… và khi viết Đường Kách Mệnh, Hồ Chí Minh đã viết bằng chữ gì? Tiếng gì nếu không phải là chữ quốc ngữ?!
Đó là chưa muốn nói đến hàng triệu các văn bản sau này của người Cộng sản, cũng như hàng trăm văn kiện liên quan đến các hiệp ước, hiệp định, tạm ước, công hàm… Nếu các vị chỉ rành chữ Hán mà không biết gì đến tiếng Pháp và chữ quốc ngữ thì câu chuyện sẽ đi đến đâu? Hay chỉ quanh quẩn trong ao nhà, rồi cuối cùng cũng lụi tàn như những cuộc nổi dậy của nông dân chân lấm tay bùn? Chính khoa học và tầm nhìn lớn rộng đã mở ra chân trời tương lai của Việt Nam nói chung và của người Cộng sản nói riêng. Mà để tiếp cân được khoa học, chữ quốc ngữ đóng vai trò tiên quyết và hết sức lớn lao, mang tính quyết định sống còn.
Đương nhiên, câu chuyện không thể dừng ở chỗ chữ quốc ngữ đã sản sinh ra chế độ Cộng sản Việt Nam hoặc chữ quốc ngữ là cái nôi/đôi cánh của các nhà cách mạng Việt Nam buổi sơ khai. Mà vấn đề nằm ở chỗ dòng chảy văn hóa Việt đang chảy về đâu và những lựa chọn cực đoan bấy lâu nay đến bao giờ mới được đoạn tuyệt?
Hiện tại, câu chuyện đặt tên hai con đường nho nhỏ ở thành phố Đà Nẵng là đường Alexandre de Rhodes và đường Francisco de Pina làm dậy sóng trong giới học thuật và giới nghiên cứu sử tại Việt Nam. Một câu chuyện hoàn toàn không đáng có và hết sức vô bổ đối với một nền văn hóa. Bởi nói một cách nghiêm túc, đây là chuyện đương nhiên, không có gì để bàn cãi thêm, nó là một bổ sung văn hóa và là bổ khuyết nhân tâm cho bất kì chế độ chính trị nào nắm được cơ hội từ nó. Bên cạnh đó, vấn đề công nhận các giá trị văn hóa chạm ngưỡng phổ quát là hết sức quan trọng đối với một nền chính trị. Trong khi đó, hai vị Cha khai sinh chữ quốc ngữ là những người có công tạo ra công cụ, phương tiện để dân tộc Việt có cơ hội tiếp cận văn hóa thế giới theo cách thế phổ quát. Hay nói cách khác, họ là cha đẻ của ông cụ văn hóa phổ quát.
Nền chính trị Cộng sản từ chỗ sơ khai chuyển sang lộn xộn sau khi thống nhất đất nước và hiện nay là ổn định một cách phì đại trên toàn cõi Việt Nam, sự phì đại trên nhiều phương diện nhưng lại dựa trên nền tảng vô thần và độc đảng, độc tôn nên chắc chắn nó phải méo mó trong định dạng của nhân loai. Đặc biệt, về văn hóa, nền chính trị Cộng sản bị mất gốc, đánh mất nguồn cội, đây là một khiếm khuyết khiến cho nó trở nên vong thân trong tiến trình phát triển nhân loại. Và chỉ có một cuộc bổ khuyết văn hóa có tầm vóc mới có thể cứu vớt điều này.
Nhưng để bổ khuyết, vấn đề con người, đội ngũ đóng vai trò tiên quyết. Điều này phát sinh mâu thuẫn bởi một nhóm cán bộ văn hóa Cộng sản thủ cựu, vốn quen với sắc lệnh, chụp mũ, đòn thù, gắt máu và lộng quyền, tuy họ số ít hơn so với nhóm cởi mở hoặc được chăng hay chớ nhưng họ lại là những người đấu tranh gay gắt, cực đoan và không chấp nhận khoan nhượng cho dù điều mình đưa ra là sai, lá bùa trí thức công thần thời tranh đấu sinh viên cộng với sự trà trộn tôn giáo của một số thầy chùa từng là nhà hoạt động cộng sản, từng là điệp vụ, gián điệp những năm trước 1975 càng khiến cho nhóm này mang hơi hướm của các bóng đen chính trị, bàn tay vô hình…. Và đương nhiên là họ bất chấp mọi thứ để đạt mục đích của nhóm. Sở dĩ có tình trạng này bởi thói quen đấu tố, giết tróc, trừng phạt, thậm chí sát phạt và thủ tiêu ngay cả đồng đội khi lý tưởng Cộng sản của người anh em, đồng đội khác cái nhìn của họ, Mậu Thân đẫm máu 1968 là một bằng chứng.
Đây cũng là nhóm chính đã đấu tranh và chống đối bằng mọi giá việc đặt tên đường hai vị Thánh Cha. Và luận điệu cũ được lặp đi lặp lại nhằm qui chụp tội đô hộ, thực dân hóa Việt Nam lên các giá trị văn hóa hiếm hoi và quí giá của phương Tây trên dải đất Việt Nam. Phủ nhận việc đặt tên đường cũng là một cách nhằm thể hiện sự tuân phục đối với thiên triều Trung Cộng và bên cạnh đó, họ sợ tiến bộ. Bởi họ lo sợ trước khuynh hướng coi trọng giá trị văn hóa phương Tây còn lưu giữ trên đất Việt ngày càng trở nên cấp thiết rất có thể lật tẩy họ trở thành tội đồ lịch sử. Và ngăn chặn, chống đối không đóng vai trò phản biện văn hóa, phản biện khoa học mà là một sự lấp liếm, dấm dúi và cố gắng níu kéo mối quan hệ văn hóa Trung Hoa. Nhưng ngay trong sự phản đối của họ cũng có sự mâu thuẫn, chuyện này ai cũng thấy, họ dùng chữ quốc ngữ để viết bài chống đối việc tôn vinh cha đẻ chữ quốc ngữ. Đó là một sự khôi hài!
Và, nói cho cùng, Đà Nẵng, Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh hay Nha Trang hay bất cứ thành phố nào trên đất nước này, tầm văn hóa, sự thông minh của giới lãnh đạo thành phố, đầu tiên sẽ được đánh giá qua các con đường mang tên và cả những con đường chưa mang tên. Bởi đó là lộ trình để dẫn vào một chiều kích sâu xa hơn khi cố gắng khám phá văn hóa, bề dày lịch sử, khoa học và cả đầu tư kinh tế hay đi du ngoạn! Hi vọng giới lãnh đạo Đà Nẵng đủ thông minh để không bị suy suyễn trước lời xàm tấu!


Máu đã đổ nhưng đặc khu vẫn ra đời



<



Đức Giáo Hoàng thăm viếng Thái Lan và Nhật Bản





Hong Kong Chiến Đấu Trong Đức Tin







Thứ Năm, 28 tháng 11, 2019

Cho Đồng Bào Tôi






Gia đình Diễn Châu 'nhẹ lòng' khi nhận thi thể nạn nhân






Thanksgiving 2019: Dân Biểu Tình Hong Kong Tỏ Lòng Biết Ơn Mỹ




TT Trump ký thông qua hai dự luật ủng hộ người biểu tình Hong Kong. Trong đó Đạo luật Nhân quyền và Dân chủ Hong Kong có thể trừng phạt những người có các hành vi được cho là làm suy yếu sự tự chủ của Hong Kong; đồng thời yêu cầu giới chức không được từ chối cấp visa cho những người là đối tượng của các vụ bắt giữ hoặc giam cầm "có động cơ chính trị".



Tàu la khản cổ, Mỹ coi như "ne pas"






Lm Đào trung Hiệu thuyết trình: THÁNH PHILIPPHÊ PHAN VĂN MINH - CÁNH ÉN BÁO MÙA XUÂN VĂN HỌC CHỮ QUỐC NGỮ THẾ KỶ XIX






Nguyễn đình Đầu thuyết trình đề tài: Sáng Tạo Chữ Quốc Ngữ Của Các Giáo Sĩ Dòng Tên Tại Việt Nam






GLORY TO HONG KONG






VĂN HỌC CÔNG GIÁO TỪ NĂM 1620 ĐẾN NAY






Phạm thị Kiều Ly thuyết trình đề tài LỊCH SỬ CHỮ QUỐC NGỮ từ 1615 đến 2019






Những tiết mục đặc sắc mừng 400 năm hình thành & phát triển Chữ Quốc Ngữ






Một lũ ấm ớ hội Tề: Quan hệ quốc phòng Việt Mỹ có gì mới? -






"Báo chí VN: xung đột lợi ích là vấn đề nổi cộm"






Thứ Tư, 27 tháng 11, 2019

Sứ quán +csvn tại Úc có ba địa điểm bị khiếu nại nhũng nhiễu trong Báo Cáo Minh Bạch Sứ Quán



Trong số 32 địa điểm đại diện ngoại giao của Việt Nam liệt kê trong danh sách khiếu nại nhũng nhiễu trên trang Tôi Và Sứ Quán, thì Úc có ba địa điểm là Đại Sứ Quán Việt Nam tại Canberra có 11 vụ, Lãnh sự Quán Việt Nam tại Sydney có 4 vụ và tại Lãnh Sự Quán Việt Nam tại Perth có 3 vụ.


Báo Cáo Minh Bạch Sứ Quán Việt Nam 2019 do nhóm admin quản lý trang mạng Tôi và Sứ quán thực hiện bao gồm dữ liệu trong năm 2019 và được cập nhật đến ngày 1/11/2019.
Những người thực hiện báo cáo cũng ghi rõ kết quả trong báo cáo chỉ là phần nổi của tảng băng, vì rất ít nạn nhân biết họ đang bị lạm thu và rất ít trong số đó muốn khiếu nại.
Những người thành lập Báo Cáo Minh Bạch Sứ Quán Việt Nam gọi những người từng bị sứ quán Việt Nam nhũng nhiễu là các nạn nhân, với ý nghĩa họ đã bị nhân viên sứ quán lạm thu khi đến làm hồ sơ, giấy tờ liên quan.
Họ cũng từng bị nhân viên sứ quán ‘ngâm’ hồ sơ rất lâu và muốn lấy lại hồ sơ phải đóng thêm tiền.
Có những nạn nhân đến hỏi thăm về việc làm giấy Lý lịch Tư pháp số 2 cũng bị sứ quán thu tiền để làm, trong khi lý lịch tư pháp chỉ có thể do Sở Tư pháp tại Việt Nam cung cấp.
Báo cáo minh bạch sứ quán Việt Nam 2019
Báo cáo minh bạch sứ quán Việt Nam 2019
Credit to: Tôi và Sứ quán (toivasuquan.org)
Dữ liệu để làm báo cáo được trích ra từ diễn đàn Tôi và Sứ Quán, phân loại theo địa điểm sứ quán và loại nhũng nhiễu mà người dân gặp phải.
Kết quả của báo cáo cho biết từ đầu năm 2019 đến tháng 11/2019, có 170 lượt nạn nhân báo tin lên diễn đàn Tôi và Sứ quán, với số tiền họ tố cáo bị lạm thu lên đến 10.000 USD. Trung bình mỗi nạn nhân có thể bị thu tiền cao hơn quy định 60 USD.
Báo cáo chỉ ra các trường hợp nạn nhân tại Úc đã bị nhân viên sứ quán thu thêm tiền để làm giấy tờ, cao hơn quy định, cũng như bị kéo dài thời gian giải quyết hồ sơ.
Vài trường hợp xảy ra tại Canberra như thành viên Mai Hellen báo tin cho diễn đàn Tôi và Sứ quán rằng mình bị đòi thêm 55USD phí dịch thuật khi làm 1 giấy miễn thị thực, thành viên Lien Dinh cho biết bị ‘ngâm’ hồ sơ từ 9.1 đến 21.1 mới cấp hộ chiếu, sau khi phải gọi điện rất nhiều lần.
Thành viên Michelle Vo cũng viết lên diễn đàn là mình bị trễ hồ sơ miễn thị thực đến 3 tuần. Khi anh gọi điện hỏi nhân viên sứ quán thì được khuyên là anh phải trả thêm tiền để làm nhanh hơn.
Một trong những trường hợp được các thành viên khuyên bảo tận tình là cô Kimmy Leung, hôm 11/10 gởi lên diễn đàn Tôi và Sứ quán rằng sau khi biết được số tiền theo quy định chỉ có 10 USD để miễn thị thực năm năm, cô đã làm hồ sơ và đóng đủ số tiền theo quy định như vẫn bị nhân viên sứ quán gọi điện thoại thông báo là số tiền không đủ, và cô phải đóng 55 USD nếu muốn miễn thị thực 5 năm.
Trích bài của Kimmy Leung trên diễn đàn Tôi và Sứ quán
Trích bài của Kimmy Leung trên diễn đàn Tôi và Sứ quán
Credit to: Tôi và Sứ quán Facebook page
Một thành viên là Mai Huynh Hanh ở Ý trả lời Kimmy như sau: “Kinh nghiệm của mình là phải nắm vững quy định, chuẩn bị tinh thần đấu tranh với bọn họ, Đsq họ chỉ ăn chặn và bắt nạt người " dễ bắt nạt". Trên diễn đàn đã có rất nhiều bạn chia sẻ cách làm Mtt đúng giá, bạn có thể tham khảo”.
Các thành viên trích dẫn Thông tư 264 của Bộ tài chính Việt Nam về quy định mức thu phí và lệ phí trong lĩnh vực ngoại giao, áp dụng tại các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, trong phụ lục chỉ rõ những khoản thu liên quan đến việc làm hộ chiếu và visa, cũng như các giấy tờ khác có liên quan.
Phụ lục Thông tư 264 Bộ Tài chính Việt Nam
Phụ lục Thông tư 264 Bộ Tài chính Việt Nam
Credit to: Cơ sở dữ liệu quốc gia http://vbpl.vn/TW/Pages/vbpq-van-ban-goc.aspx?ItemID=119137
Câu chuyện người Việt Nam ở nước ngoài bị làm khó và nhũng nhiễu khi tiếp xúc với sứ quán là câu chuyện dài tập, thường được cộng đồng truyền tai nhau nhiều kinh nghiệm nhằm tránh tai ương.
Tuy nhiên câu chuyện này trở nên cấp bách hơn khi xuất hiện lá thư của kỹ sư Dương Ngọc Thái, thành viên quản trị diễn đàn Tôi và sứ quán, cũng là một kỹ sư nổi tiếng trong giới hacker tại Việt Nam, giờ đang làm việc tại  Silicon Valley.
Ông Dương Ngọc Thái đã gởi một lá thư ngỏ đến chính phủ Việt Nam, trong đó ông xác nhận những nỗi hoang mang của người Việt Nam tại hải ngoại, mỗi khi có việc liên quan phải đến sứ quán Việt Nam giải quyết.
Trong lá thư, ông tố cáo: “Họ làm đủ mọi cách để lạm thu phí lãnh sự, từ lập lờ đánh lận con đen, lợi dụng người dân không hiểu luật để tăng giá cho đến ngang nhiên tự ra giá cao hơn quy định nhiều lần.
Ai mà không đóng cho đủ số tiền họ muốn thì họ gây khó dễ, hên thì họ ngâm hồ sơ cho vài tháng, xui thì họ trả hồ sơ mà không giải thích tại sao”.
Trong lá thư, ông Thái khuyến nghị chính quyền Việt Nam thay đổi cách thức các sứ quán làm việc xưa nay, cụ thể:
“1. Bắt buộc tất cả các sứ quán phải cấp biên lai theo Phụ lục 3 của Thông tư 264/2016/TT-BTC. Biên lai phải ghi rõ phí và lệ phí của từng loại giấy tờ, có đóng dấu, chữ ký ghi rõ họ tên người nhận tiền.
2.  Bắt buộc tất cả sứ quán phải niêm yết công khai, rõ ràng, chi tiết tất cả các thủ tục, biểu mẫu, thời gian trả kết quả, biểu mức thu phí và lệ phí lãnh sự trên website chính thức của các cơ quan này và tại địa điểm thu phí bằng tiếng Việt và tiếng Anh hoặc ngôn ngữ chính thức của nước sở tại.
3. Bắt buộc tất cả nhân viên lãnh sự ở sứ quán phải đeo bảng tên và chức vụ, và khi tiếp xúc với người dân, trực tiếp hay qua điện thoại, phải xưng tên và chức vụ.”
Theo ông, việc phải có biên lai khi giao nhận hồ sơ, phải niêm yết giá làm hồ sơ công khai và phải đeo bảng tên khi làm việc là những yêu cầu tối thiểu và căn bản của một cơ quan chính phủ khi tiếp xúc với người dân. Hiện tại, các sứ quán Việt Nam ở nước ngoài chưa thống nhất làm việc theo ba đề nghị nói trên.
Ngoài đóng góp của ông Thái và nhóm Tôi và Sứ quán trong việc thành lập bảng Báo Cáo Minh Bạch Sứ Quán Việt Nam, trang mạng Tôi và Sứ quán cũng có những chỉ dẫn chi tiết cho người Việt ở hải ngoại khi muốn làm giấy tờ với sứ quán Việt Nam tại https://www.toivasuquan.org/huong-dan.


Viet Song Contest 2019: Nhạc phẩm về 39 người Việt chết trên xe đông lạnh ở Anh Quốc gây ấn tượng mạnh






Đại biểu đại diện cho Việt kiều trong Quốc hội: nên hay không nên?






Việc đặt tên đường Alexandre de Rhodes ở Đà Nẵng: Phản bác hay thận trọng?






Hai cái tang và hai ý nghĩa- Tác giả Đan Tâm





Pháp lừng nhất Âu Châu !






"Giấc Mơ" Tàu Cộng hãi hùng

Lợi nhuận tại các công ty công nghiệp Trung Quốc tiếp tục trượt giảm trong tháng 10, thể hiện sự suy giảm mạnh nhất từ 2011, trong lúc căng thẳng thương mại với Mỹ đang đe dọa nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
Lợi nhuận ngành công nghiệp giảm 9,9% trong tháng 10, còn hơn 427 tỉ nhân dân tệ, tương ứng khoảng 60 tỉ đôla.
Đây là tháng thứ ba liên tiếp sụt giảm của ngành công nghiệp Trung Quốc.
Kinh tế Trung Quốc đang tăng trưởng ở mức chậm nhất trong vòng 30 năm qua.
Lợi nhuận trong khu vực sản xuất giảm 4,9% từ tháng Giêng tới tháng 10, và khu vực dầu khí giảm 2,1%.
Chỉ số giá sản xuất (PPI) của Trung Quốc, phản ánh giá bán buôn của các nhà máy, đã giảm mạnh nhất từ ba năm qua trong tháng 10, trong lúc giá nguyên liệu thô giảm đi.
Không rõ liệu Bắc Kinh và Washington có thể đạt thỏa thuận để ngăn một đợt đánh thuế mới của Mỹ dự kiến có hiệu lực từ 15/12.
Ngân hàng trung ương Trung Quốc hôm thứ Hai cảnh báo rủi ro nền kinh tế tiếp tục giảm sút mặc dù đã có các biện pháp kích hoạt tiền tệ và tài chính trong năm nay.
Một thăm dò chuyên gia của Reuters dự đoán tăng trưởng của Trung Quốc năm nay chỉ là 6,2%, thấp nhất từ gần 30 năm, và có thể còn 5,9% năm 2020.


Thứ Ba, 26 tháng 11, 2019

Trí Ngu, "Bỏ Bóng Đá Người":



Mười hai (12) người đồng kiến nghị không đặt tên hai (2) vị linh mục khai sinh ra chữ quốc ngữ cho các đường tại Đà Nẵng với lý do là họ tạo ra chữ quốc ngữ nhằm phục vụ cho thực dân Pháp đô hộ VN. Nguồn:

https://tuoitre.vn/vi-sao-phan-doi-dat-ten-duong-2-giao-si-co-cong-voi-chu-quoc-ngu-20191126151416452.htm?fbclid=IwAR3HGXYRPDAqJzaKBqG2LrUsrTST1HMc84ZTct1K0AETTQHDQ_cGwBdViLQ


Danh sách gồm mười hai "Trí Ngu": 



Image may contain: text


Sáng Mắt, Sáng Lòng: Không Còn Là Bạn Của Tàu Cộng - Tác giả Jeremy Nuttall



Tại sao một người bạn lâu năm lại trở thành một trong những người phê bình Bắc Kinh khốc liệt?
Đó là năm 1979 và Beijing đang ở giữa cao trào dân chủ đầu tiên, bùng nở sau nhiều chục năm bị cô lập với thế giới bên ngoài. Margaret McCuaig-Johnston, khi đó là một công chức trong chính phủ Ontario, đã để ý.
Bức tường dân chủ Xidan (Tây Đan), đang thịnh hành, là một phần của sự bùng nổ công khai ôn hòa chống lại Đảng Cộng sản Trung Hoa, và McCuaig-Johnston đã theo dõi về phong trào dân chủ qua truyền thông Canada. Bà nói,
“Tôi thậm chí chưa bao giờ nghĩ đến Trung Hoa. Nó hoàn toàn không có trên ra đa của tôi, nhưng việc này nghe có vẻ rất thú vị. Vì vậy, chồng tôi và tôi đã sang Trung Hoa.”
Vào thời điểm đó, Trung Hoa chỉ cho phép các chuyến du lịch theo nhóm, vì vậy bà đã đi du lịch với Hiệp hội cựu sinh viên Đại học Toronto và đã thực hiện một chuyến đi xem bức tường dân chủ ở Beijing. Ở đó lưu trữ những thông điệp về hy vọng và đổi mới của người dân Hoa lục. Từ đó, McCuaig-Johnston đi thăm khắp Trung Hoa và quyết định học thạc sĩ về quan hệ quốc tế, chú trọng vào Trung Hoa.Margaret McCuaig-Johnston nói rằng bà ấy đã lo ngại về khuynh hướng của Beijing về mặt tôn trọng nhân quyền, đặc biệt là về các trại giam  người Hồi giáo ở tỉnh Tân Cương, cũng như sự xâm lược, gây hấn của Trung Hoa ở Biển Đông. Nhưng điều hội tụ nhưng lo ngại đó là việc giam giữ không buộc tội hai công dân Canada, Michael Kovrig và Michael Spavor.
Trong 40 năm, kể cả những năm làm công chức, bà đã hợp tác để cổn động cho mối quan hệ giữa Canada và Trung Hoa. Một phần công việc của bà là giúp Trung Hoa phát triển các chương trình khoa học và kỹ thuật trong thời kỳ đổi mới.
Cuối cùng, McCuaig-Johnston trở thành Phó Chủ tịch Hội Hữu nghị Canada-Trung Hoa và tự coi mình là một ‘người bạn của Trung Hoa’, một biểu hiện chung cho những người ủng hộ quan hệ đối tác và cam kết với Beijing.
Nhưng tất cả đã thay đổi vào tháng 12 năm ngoái.
Đó là khi mà Meng Wanzhou (Mạnh Vãn Chu), giám đốc tài chính của công ty kyc thuật khổng lồ Trung Hoa Huawei, bị bắt. Wanzhou bị giam giữ theo yêu cầu của Hoa Kỳ khi ghé qua sân bay Vancouver. Vụ bắt giữ gây bão tố đã làm tổn thương mối quan hệ giữa Trung Hoa và Canada.
Nhưng điều hội tụ những lo ngại đó là việc giam giữ không buộc tội hai công dân Canada, Michael Kovrig và Michael Spavor nhiều tháng sau đó. Hai người Canada khác đã bị kết án tử hình chưa thi hành vì họ bị buộc buôn bán ma túy. Ngay sau đó, Beijing đã ngưng nhập cảng thịt heo và thịt bò Canada.
Sau nhiều chục năm tạo điều kiện cho Trung Hoa tăng cường quan hệ với Canada, McCuaig-Johnston trở về phòng khách sạn ở Thượng Hải cùng tuần lễ khi Kovrig và Spavor bị bắt, và thấy hành lý có khóa của bà bị mở tung và lục lọi.
Bà tin rằng đó là hành động của chính quyền Trung Hoa vì bà không mất bất cứ hiện vật nào. Sau đó, một người quen địa phương nói với bà rằng ông ta nghe nói nhà chức trách Trung Hoa có một danh sách 100 người Canada mà họ có thể giam giữ và thẩm vấn bất cứ lúc nào. McCuaig-Johnston đã đụng đến điểm giới hạn của mình. Bà nói,
Khi trở về, tôi quyết định lên tiếng.”
Kể từ đó, McCuaig-Johnston đã viết năm bài xã luận trên các tờ báo quốc gia chỉ trích Trung Hoa, có 30 cuộc phỏng vấn và gần đây phát hành tập tài liệu “Dragon at the Door” qua Viện Macdonald-Laurier. Luận văn đó kêu gọi Canada tái xét lại quan hệ với Beijing, khẳng định Ottawa cần có một đường lối cứng rắn hơn. Bà nói,
“Cho đến tháng giêng, tôi chưa bao giờ có một cuộc phỏng vấn nào trong đời. Nhưng tôi cảm thấy rất quan trọng việc những người bạn của Trung Hoa — những người bạn cũ của Trung Hoa — lên tiếng về điều này.”
Bài viết của bà McCuaig-Johnston đề nghị Canada rút khỏi Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng Châu Á của Trung Hoa, dùng luật Magnitsky để trừng phạt giới chức Hong Kong đàn áp nhân quyền hoặc gửi những con gấu trúc hiện đang sống tại Sở thú Calgary về Trung Hoa sớm hơn. Bà lập luận, Canada cũng phải xoay chiến lược kinh tế về hướng Ấn Độ-Thái Bình Dương. O’Toole nói,
“Chúng ta đang trằn trọc chúng ta đang mặc nhận, vào lúc sự gây hấn của Trung Hoa đang gia tăng. Chúng ta nên làm việc với các đồng minh có cùng chí hướng để gửi một tín hiệu thật không bỏ qua những hành vi đó.”
O’Toole nói, nếu giữ im lặng và thân thiện có hiệu lực với Trung Hoa thì Spavor và Kovrig “đã được thả ra cách đây vài tháng rồi.”
Hôm thứ Sáu, Đại sứ mới của Trung Hoa tại Canada, Cong Peiwu, kêu gọi Canada không nên phê chuẩn những đạo luật tương tự như Hoa Kỳ nhằm trừng phạt Trung Hoa và giới chức Hong Kong lạm dụng nhân quyền. Dự luật này hỗ trợ các sinh viên trong khu hành chính đặc biệt, những người đã biểu tình từ nhiều tháng nay ở Hong Kong. Có khoảng 300.000 người Canada sống ở Hồng Kông.
Cong nói rằng nó có thể gây ra thiệt hại rất lớn nếu mà Canada dùng luật tương tự như Mỹ.
Đến thứ Sáu, chính phủ Tự do đã không đưa ra ý kiến nào về những lời những bình luận đó.
Giới quan sát đã lưu ý rằng nhiều cố vấn xung quanh chính phủ Tự do có mối quan hệ và lợi ích ở Trung Hoa, gồm cả đại sứ mới tại Beijing, Dominic Barton, và McCuaig-Johnston đã từng là một người trong hàng ngũ những doanh nhân, học giả và công chức như vậy.
Nhưng mặc dù “những người bạn của Trung Hoa” có thể bày tỏ sự phẫn nộ với Trung Hoa đằng sau cửa kín, nhiều người đã nói với bà rằng họ sẽ không công khai làm như vậy vì sợ mất đặc quyền của họ ở nước này.
Vào tháng 1, hơn 140 học giả và nhà ngoại giao trên khắp thế giới đã ký một bức thư yêu cầu Trung Hoa trả tự do cho Kovrig và Spavor. Nhưng chỉ có sáu học giả Canada và  sáu cựu đại sứ Canada tại Trung Hoa đã ký.
Một cựu đại sứ Canada tại Beijing, Guy Saint-Jacques nói, nhiều, học giả, chính khách, giới lãnh đạo doanh nghiệp đã tự đưa họ vào những vị trí khó có thể chỉ trích Trung Hoa. Saint-Jacques cho biết, rất “hiếm khi” thấy ai đó công khai quay180 độ đối với Trung Hoa như cách mà McCuaig-Johnston đã làm. Ông nói tiếp,
“Beijing rất giỏi biến cựu công chức chính phủ và chính khách thành đồng phạm bằng cách mời họ ngồi vào ghế trong các hội đồng quản trị và bằng hợp đồng. Rõ ràng, sau đó rất khó để người ta có thể chỉ trích Trung Hoa.”
Nhưng McCuaig-Johnston nói rằng bà tin rằng quan điểm của mình đang lọt tai những thành viên của chính phủ Canada mà bà đã nói chuyện.
McCuaig-Johnston không muốn quay về Trung Hoa, ngay cả khi mối quan hệ được cải thiện; việc tin tưởng vào một quốc gia đã giam giữ bất hợp pháp hai đồng bào Canada của bà không có sức lôi cuốn.
Và, mặc dù chỉ vài năm trước đây, bà là phó chủ tịch của tổ chức, bây giờ bà không còn tham dự các sinh hoạt do Hội Hữu nghị Canada-Trung Hoa tổ chức nữa. Bà nói,
“Bạn có thể nói  là tôi không cảm thấy thân thiện với Trung Hoa.”

Muốn lương cao, nên học toán hoặc kinh tế tại một trường đại học hàng đầu - Source The Economist



Sinh viên văn khoa sẽ có lương thấp hơn, ngay cả khi họ tốt nghiệp Harvard.

Đối với sinh viên đại học Mỹ, để tối đa hóa tiềm năng được trả lương cao, họ có hai chiến lược đáng để ý. Trước nhất là xin vào học một trường tuyển chọn gắt gao, vì đó là dấu hiệu những đại học đó có giá trị đối với những công ty tuyển dụng nhân viên. Thứ hai là theo đuổi một ngành học sinh lợi như Điện toán hoặc Kinh tế, thay vì Anh ngữ hay Lịch sử. sinh viên có thể thành công trong cả hai chiến lược có khuynh hướng có lương nhiều nhất; những người không đi theo hai chiến lược đó sẽ có lương thấp nhất.




Lương (000 USD) sau khi tốt nghiệp một năm theo ngành học và đại học


Nhưng yếu tố nào quan trọng hơn? Dữ liệu mới từ Bộ Giáo dục Hoa Kỳ, công bố ngày 20 tháng 11, giúp trả lời câu hỏi này. Bảng đánh giá đại học của Bộ Giáo dục Mỹ, tổng hợp dữ liệu về lương của sinh viên tốt nghiệp theo đại học và môn học, cho thấy vài kết quả đáng chú ý.
  1. Đầu tiên, những sinh viên tốt nghiệp từ các trường đại học ưu tú, những đại học nhận ít hơn 25% sinh viên xin học, có lương cao một năm sau khi tốt nghiệp so với những sinh viên tốt nghiệp đại học hạng trung hay hạng thường.
  2. Thứ đến, những người tốt nghiệp từ các trường hạng trung thường không có lương cao hơn nhiều so với những sinh viên tốt nghiệp từ các đại học ít chọn lọc.
  3. Sau cùng, sinh viên tốt nghiệp ngành Kiến trúc và Kỹ sư có lương trung bình cao nhất (60000 USD, gấp đôi sinh viên tốt nghiệp văn khoa, khoa sinh học, khoa lịch sử, khoa học xã hội, 30000 USD) nhưng không có lương cao nhất hay cao hơn nhiều dù tốt nghiệp đại học chọn lọc nhất.


Trần diệu Hằng ngâm thơ Ta Về của thi sĩ Tô Thùy Yên






Thứ Hai, 25 tháng 11, 2019

Rồi ai cũng già!- Tác giả Bs Hồ ngọc Minh






Hôm trước, trở trời, bị cúm nặng, ê mình. Thế là mình tự than thở: ôi, già tới nơi rồi! Nói nhỏ, nhõng nhẽo với bà xã một tí.
Chúng ta, ai cũng già. Tôi cố tình bỏ đi chữ “sẽ”, vì đó là sự thật hiển nhiên không thể tránh khỏi. Một sự thật khác, hầu hết mọi người đều không thừa nhận…sự thật về tuổi già, và thiếu chuẩn bị cho đến khi quá trễ.
Có thể là bạn đã để dành đủ tiền để về hưu, hay đang sống vui, sống khoẻ, thế nhưng, có bao giờ bạn nghĩ sâu xa về những khía cạnh khác của tuổi già về sau? Hoặc giả: tới đâu hay tới đó?
Quan niệm về tuổi già đã không ngừng thay đổi trong suốt thập niên vừa qua vì tuổi thọ ngày càng tăng nhờ vào các phát minh về y khoa, thuốc men, tiện nghi vật chất đã giúp kéo dài tuổi thọ. Cho dù gần đây đà tăng của tuổi thọ con người đã bắt đầu chậm lại, nhưng ngay chính con người vẫn chưa bắt kịp và chuẩn với tuổi thọ tăng cao, với những năm tháng sau tuổi hưu trí ngày càng dài hơn.
Theo một nghiên cứu đăng trên tờ báo y khoa “The Lancet”, một em bé sanh vào năm 2007 trở về sau, sẽ sống trên 103 tuổi. Sự thật, không ít người đang ở độ tuổi 50, cái tuổi gọi là “tri thiên mệnh” của người xưa, trên thực tế,ngày nay, chỉ đáng gọi là “nửa chừng xuân” mà thôi.
Dựa trên thống kê của Bộ Y Tế Hoa Kỳ, một người ở độ tuổi 45 sẽ hy vọng sống thêm 43 năm nữa, tuổi 55 sẽ còn 33 năm, 65 sẽ còn 23 năm, và 75 sẽ còn 13 năm. Tức là tuổi thọ trung bình độ 88 tuổi!
Trước hết, sức mạnh và khả năng giữ thăng bằng sẽ giảm đi sau 40 tuổi. Trung bình cứ mỗi một năm sau tuổi 40, khối lượng cơ bắp sẽ giảm đi 8%. Vào tuổi 70 ngoài, 70% sẽ bị bệnh thấp khớp.
Có khoảng 2/3 người trên 40 tuổi tăng cân, nhiều mỡ hơn, ít bắp thịt đi. Nếu thấy mình cần mua sắm quần áo ngày càng rộng hơn, là một dấu hiệu cần phải giải quyết về sức nặng của cơ thể. Nói chung là để ý chuyện ăn uống và vận động nhiều hơn… một tí.
Chuẩn bị luyện tập ngay từ độ tuổi 40, hoặc càng sớm càng tốt, sẽ giúp cho tuổi 70 đỡ bớt những khó khăn do sự yếu đuối của cơ thể gây ra. Hầu hết những sự rèn luyện nầy không đòi hỏi những chuyện to lớn như đi phòng tập để cử tạ nặng chẳng hạn. Nói chung chung, nên đi bộ  nhiều hơn, khoảng 30 phút mỗi ngày, làm công việc nhà, và tránh ngồi nhiều. Còn trẻ thì chơi tennis, lớn tuổi hơn thì tập khiêu vũ, làm vườn. Và ở mọi lứa tuổi, nên tránh dùng thang máy khi lên xuống lầu.
Có nghiên cứu cho rằng, người già chơi video game sẽ giúp giảm trí nhớ, nhưng không hoàn toàn đúng hẳn. Ngược lại, chơi nhiều video games cũng đem lại những cái hại của việc ngồi nhiều. Trong khi đó, chơi cờ tướng, hay học một ngoại ngữ mới, cho dù vài chữ, vài câu một ngày cũng giúp cho trí tuệ, tư duy kém hao mòn.
Có bạn bè, giao thiệp nhiều cũng là điều tốt. Một chút bạn gần trên mạng ảo Facebook cũng không hại gì, nhưng nên dành thì giờ cho người thật, việc thật bên ngoài đời thật, nhất là những người thân yêu trong gia đình, bà con thân thuộc. Nên tạo những dịp thăm viếng, gặp mặt, đi chơi chung, ăn tối với nhau chẳng hạn.
Một điều không kém quan trọng là chuyện tài chánh. Người Á Châu với người Việt là tiêu biểu, có khuynh hướng dành dụm tiền bạc suốt cuộc đời, để lại cho con cháu sau khi mình ra đi. Để dành tiền là một chuyện, nhưng chỉ nên để dành vừa đủ cho nhưng năm còn lại. Ngược lại, cũng nên tiên liệu, và để dành cho đủ, không những để tiêu, nhưng còn có thể cung cấp cho người phục vụ săn sóc mình khi cần.
Cuối cùng, nên sống có tự tin, tránh tiêu cực. Đã đành, ai cũng già, nhưng già không phải là một tai hoạ, mà là một giai đoạn đương nhiên của cuộc sống.
Theo một nghiên cứu từ trường Đại Học Yale Uiversity, bi quan về tuổi già lại làm giảm thọ đi bảy năm! Sống lạc quan, sẽ kép dài tuổi thọ và ít sanh bệnh tật hơn. Ví dụ, khi bị đau lưng ở tuổi 70, đừng tự an ủi và chấp nhận là tại mình… già, và không chịu đi khám bác sĩ, để cho bệnh càng ngày càng nặng thêm. Sống lạc quan và tự tin còn biểu hiện qua những khía cạnh khác của cuộc sống. Thí dụ như, khi bị một trắc trở gì đó, không nên tự cho là mình già và chịu thua. Tự trách, tự an phận lấy mình là kẻ thù của mọi lứa tuổi, nhưng tệ nhất là ở tuổi… già.
Ai cũng già. Một nghiên cứu khác cho thấy, người cao tuổi thuộc vào hai nhóm chính: một bên là sống lạc quan, mạnh khoẻ cho đến ngày cuối, bên kia là sống để đếm ngày đếm tháng của thời gian còn lại. Bạn chọn theo bên nào?