khktmd 2015






Đạo học làm việc lớn là ở chỗ làm rạng tỏ cái đức sáng của mình, thương yêu người dân, đạt tới chỗ chí thiện. Đại học chi đạo, tại Minh Minh Đức, tại Tân Dân, tại chỉ ư Chí Thiện. 大學之道,在明明德,在親民,在止於至善。












Thứ Bảy, 9 tháng 7, 2016

"Quen với người chết hay sao mà cúi đầu chào tiễn họ?" (Nguồn: Tuổi Trẻ Thành Hồ)



Buổi trưa, giờ tan học, trước cổng trường tiểu học đang có rất nhiều phụ huynh chờ đón con, người thì dõi mắt tìm kiếm, người gọi tên con mình... 
                                                                                                              
​Lúc ấy, có xe đám tang đi ngang qua. Nhiều người ngước nhìn xe đưa tang, bày tỏ sự phấn khích khi đội nhạc cử kèn trống vang lên inh ỏi. 

Họ bàn tán xôn xao, có người khen ban kèn Tây chơi toàn nhạc Trịnh Công Sơn “nghe hết sảy”, người khác góp ý như thế thì không hợp với khung cảnh, đáng lẽ phải chơi bài Lòng mẹ, Tình cha...

Duy nhất trong số phụ huynh đang ồn ào đó, có người đàn ông trên 50 tuổi lặng lẽ bước xuống xe, lấy chiếc mũ bảo hiểm đang đội trên đầu cầm tay rồi đứng thẳng người, đầu hơi cúi một chút. Ông cứ đứng vậy, yên lặng chờ xe tang đi qua mới ngước mặt gọi cháu lên xe đi về.

Người đứng bên cạnh tỏ vẻ ngạc nhiên hỏi: “Ủa, ông quen với người chết hay sao mà cúi đầu chào tiễn họ vậy?”. Ông trả lời: “Tôi không hề quen biết hay bà con với người đã mất, nhưng sống trên đời “nghĩa tử là nghĩa tận” mà chú em”.

Rồi ông giải thích: “Thời tôi đi học, thầy cô thường nhắc nhở học sinh phải biết kính trọng và lễ phép với người già, người lớn tuổi, biết thương yêu giúp đỡ các em nhỏ tuổi hơn mình, trên đường đi khi gặp người lớn hơn mình phải biết khoanh tay cúi đầu chào, khi gặp đám tang đi ngang phải biết ngả mũ cúi đầu chào người quá cố để tiễn đưa họ... Chính vì vậy mà các việc ấy bây giờ trở thành thói quen với tôi, mà thói quen thì không bao giờ quên được, việc tôi làm chỉ xem là phản xạ tự nhiên từ nhỏ cho đến bây giờ”.

Tôi nghe ông nói, ngẫm nghĩ đó chỉ là chuyện nhỏ, chuyện đạo làm người mà hình như bây giờ trong xã hội không còn tồn tại hình ảnh đẹp hết sức trân trọng đó.

Tôi mong sao những bài học đạo đức như vậy được chú trọng dạy trong trường, thay vì chỉ tập trung dạy kiến thức sách vở, để trẻ có thể hình thành những thói quen tốt trong cuộc sống, như có thể giữ yên lặng và cúi chào tiễn đưa khi gặp đám tang đi qua.

TRẦN VĂN TÁM (Trường TH Trung Lập Hạ, Củ Chi, Thành Hồ)



Biển Đông và Việt Nam trong vụ Philippines kiện Trung Quốc







Kỳ hén?





boác hồ hôn anh trong tay mà đã nhớ anh?



Chinese tourists disturbance in Vietnam, is that due to lack of Chinese-speaking tour guides; Vietnam's public debt up to 1.8 million billion equivalent to 86 billion dollars, how to cope.







"Thổ" dậy







How Police Used a Robot Bomb to Kill the Dallas Gunman (Source: NBC News)







Cuba thức giấc và lời bàn của tác giả Châu Quang



Nếu người Việt lưu vong có Orange County thì người Cuba lưu vong có Miami. Nếu ở Orange County có Little Saigon thì ở Miami có Little Havana. (Chỉ khác một điều là người Cuba lưu vong đoàn kết hơn người Việt, nhờ vậy, họ có nhiều đại diện cấp liên bang, tiểu bang, thành phố và trong các đại công ty, như Coca Cola.)

Bên trong Little Havana có cửa hàng “Nooo! Que Barato!” tạm dịch “Chu choa! Quá rẻ!” Trước đây, cửa hàng này đã tấp nập sẵn, nhưng kể từ sau khi Hoa Kỳ và Cuba tuyên bố chính thức mở lại bang giao vào cuối năm 2014, và sau chuyến đi Cuba của Tổng thống Obama hồi tháng 3 vừa qua, cửa hàng này ngày càng tiền vô như nước.

Lý do: người Mỹ gốc Cuba chen chân vào tiệm này để mua những món hàng có giá hạ để gửi về cho bà con bên nhà.

Thật vậy, một gói 6 cái chuối chiên cho phụ nữ chỉ có $5.99, một áo thun cánh liền ông “mát-ze in Vietnam” cũng chỉ $5.99.

Người dân Cuba lâu nay vẫn trông cậy vào quà của bà con bạn bè bên Mỹ. Mỗi năm, người Mỹ gốc Cuba trung bình gửi về khoảng 2,5 tỉ đô la, người gửi đa số sống tại Miami và vùng phụ cận.

Chính phủ của Tổng thống Obama đã gỡ bỏ giới hạn số tiền gửi về cho thân nhân bên Cuba, và cho phép gửi về một số hàng trước đây bị cấm. Những chuyến phà từ Mỹ đến Cuba và đường bưu điện được mở lại làm cho hàng hóa mang vào dễ hơn.

Người Mỹ gốc Cuba ở Miami nói rằng lâu nay họ vẫn vui vẻ cung cấp cho bà con đau khổ thiếu thốn bên nhà những nhu yếu phẩm để có thể ăn no mặc ấm. Nhưng kể từ khi cánh cửa tự do đã mở ra, bà con bên nhà bỗng dưng quay sang yêu cầu những món theo kiểu ăn ngon mặc đẹp.

Hiện tượng này khiến nhiều người ở Little Havana lười nhấc điện thoại để khỏi phải trả lời những đơn đặt hàng hiệu hoặc mỹ phẩm cao cấp. Kẹt quá thì họ bịa ra lý do để khỏi phải nghe điện thoại.
Bà Eloisa Canova, có mấy em gái vẫn còn ở Cuba cho biết: “Tôi nghe điện thoại nhưng nói, chị đang lái xe trong đường hầm, sóng chập chờn, không nghe rõ, hả, hả, hả… không nghe gì hết. Chán ơi là chán.”

Ngoài đồ lót và quần áo, bà con bên nhà cũng yêu cầu iPhone 6, kính Ray-Ban, giày Nike; nhưng quan trọng nhất vẫn là đô la Mỹ, để họ có tiền mua các phút bỏ vào các thẻ điện thoại di động. Người nào có nhiều phút trên điện thoại sẽ có dịp lướt Internet, tra cứu những món hàng xịn trên không gian cyber để yêu cầu bà con bên Miami mua gửi về cho mình.

Món hàng ưu tiên 1 xin gửi về vẫn là điện thoại di động. Nhưng không phải hiệu nào cũng được, mà phải là iPhone 6, dưới 6 là không ổn. Chẳng những vậy mà họ còn đặt trước những sản phẩm sắp ra của Apple. Laptop và máy tính bảng cũng có ưu tiên cao.

Nhờ được truy cập Internet thoải mái hơn trước, người dân Cuba bây giờ mở ra được một cánh cửa mới, biết được những món hàng cao cấp của các nước phương Tây. Năm ngoái, anh em Castro đã tăng những điểm có wifi lên thành 65 và hứa năm nay sẽ có thêm 58 điểm. Tốc độ truy cập Internet cũng bắt đầu khá hơn.

Năm 2014, trong số 11 triệu dân Cuba có 2,5 triệu người thuê bao điện thoại di động. Qua đến năm 2015 có 3,4 triệu.

Cuba vẫn là nước có ít người sử dụng Internet nhất trong số các nước khu vực Tây Bán Cầu. Ước tính vào khoảng 10% dân Cuba có điều kiện truy cập Internet. Ngay tại trung tâm Havana, nhiều người tụ tập quanh những điểm có wifi công cộng, đến giờ khuya vẫn còn thấy họ bấm bấm quẹt quẹt để gửi tin nhắn hoặc lướt web.

Ngoài điện thoại di động, các món hàng ưu tiên yêu cầu gửi về còn có đồ lót, nội y, cho phụ nữ. Nhưng các cô các bà sành điệu bây giờ không còn muốn loại chuối chiên bán theo lố nữa mà chỉ muốn của Victoria’s Secret thôi.

Còn các ông? Cư dân Miami 66 tuổi, ông Luis Nieves, rời Cuba năm 1999: “Mấy ông bạn tôi chỉ muốn thuốc Vê màu xanh xanh. Tôi trả lời họ ở bên này tôi không xài thứ đó, và đương nhiên nếu tôi không xài thì tôi không gửi.”

Chỉ có thành phần có thân nhân bên Mỹ viện trợ mới có cuộc sống tạm ổn, còn đa số người dân Cuba vẫn còn thiếu những món cần thiết. Nhiều cửa hàng có những kệ trống trơn. Lương tháng trung bình, nếu may mắn kiệm được việc, chưa tới 25 đô la Mỹ.

Bà Sandra Cordero là một giáo viên rời Cuba năm 1980, có chồng làm tài xế xe tải. Bà nói bây giờ thì đơn đặt hàng có cả thuốc sơn móng tay, giầy xịn, máy ép tóc cho thẳng: “Thật tình mà nói, tôi chẳng vui vẻ gì. Cách đây mấy năm họ chẳng hề xin những những món đấy. Vấn đề thực sự ở đây là họ không hiểu, họ bị cô lập với thế giới bên ngoài khá lâu nên cứ tưởng ở bên Mỹ này đồng đô la từ trời rơi xuống.”

Ông Alfonso Martin, giáo sư môn văn học Tây Ban Nha kể lại vào năm 2013, hai người em họ ông ở Havana thuộc độ tuổi dưới 30 xin ông gửi iPhone, ông đã gửi cho họ hai chiếc loại 4s vào dịp Giáng Sinh. Năm ngoái, tức là chưa đầy hai năm, họ lại xin hai máy loại 6s.

Tôi hỏi họ, bộ hai máy kia hư rồi hả? Họ trả lời không, chúng em chỉ muốn bắt kịp thời đại. Tôi từ chối và họ có vẻ giận dỗi. Sau đó ngồi nghĩ lại, tôi thử đặt mình vào vị trí của họ. Họ đang thiếu thốn và chỉ muốn có những gì mà người khác đang sở hữu. Nhưng sự thật là vào lúc nhận được yêu cầu của họ, chính tôi cũng không biết Apple đã ra loại iPhone 6.”

Phong trào thèm thuồng các sản phẩm và dịch vụ của phe tư bản khiến cho anh em nhà Castro rất khó để xóa bỏ giai cấp, tiến lên thế giới đại đồng, không còn người bóc lột người, và cuối cùng, khi mà giai cấp trung lưu lan rộng, sẽ trở thành một thách thức cho chế độ.

Một buổi sáng mới đây trong quán Versailles, một tiệm ăn quen thuộc tại Little Havana mà người Cuba lưu vong hay tụ tập, các khách hàng chia nhau xem và bàn tán tin trên tờ báo nói về buổi trình diễn thời trang của hàng Chanel ngay tại trung tâm Havana.

Ông Andy Castro, rời Cuba năm 1961, phát biểu: “Người dân Cuba chưa bao giờ được xem một buổi trình diễn thời trang như thế cả. Bây giờ thì bất kỳ người phụ nữ nào ở Cuba cũng mong có một bộ đồ và các món phụ tùng của Chanel.”

Lời bàn của Mao Tốn Cơm

Bài phóng sự trên tờ Washington Post cho thấy kể từ khi hai anh em nhà Castro bỏ ngoài tai lời anh Sáu Phong, không còn muốn cùng với đảng Cộng sản Việt Nam thay phiên nhau canh giữ hòa bình thế giới, người dân Cuba bây giờ đang có phong trào thi đua… không phải trong lao động mà trong hưởng thụ những sản phẩm và dịch vụ của bọn tư bản giãy chết.

Những cảnh nửa mếu nửa cười trong bài phóng sự có làm chúng ta nhớ lại cái thời ngay sau 75, người dân các đô thị miền Nam trông chờ các thùng quà của thân nhân ở các nước phương Tây gửi về? Các thùng quà đã giúp nhiều gia đình có được những bữa cơm có tí thịt, nhưng cũng làm chia rẽ, tan nát một số gia đình.

Tất cả chỉ vì… đói sau khi được… giải phóng, bên thắng cuộc đưa bên thua cuộc trở về thời kỳ đồ đá. Ai không tin chuyện này thì cứ hỏi những người chưa hề sống ở miền Nam trước 75 như Dương Thu Hương, Bọ Lập, và gần đây nhất lá Ái Vân. Giới cầm bút, giới nghệ sĩ thường rất nhạy cảm, và nhiều khi hay đi trước thời cuộc.

Khi nói đến sản phẩm và dịch vụ của tư bản, dân miền Nam đã từng biết qua quẹt Zippo, kính Ray Ban, thuốc Salem, rượu Johnny Đi Bộ… trong thời gian quân đội Mỹ có mặt. Vì thế họ không choáng ngợp khi nhìn thấy nhãn “mát-ze in USA” giống như dân miền Bắc.

Thông thường, trong ăn uống, khi ta đã từng kinh qua một món ngon nào đó rồi, thì khi gặp lại món đó, ta sẽ thưởng thức một cách từ tốn, lịch sự, chia sẻ với người cùng bàn. Ngược lại, ta sẽ phùng mang trợn má, ăn ngập mày ngập mặt, tọng đầy miệng, mồ hôi nhễ nhại, hả hê vừa nhai vừa nói vừa nốc… Bằng chứng là chỉ cần một bí thư xã cũng có một ngôi nhà to đùng.

Người dân miền Nam cũng đã từng biết qua thế nào là tự do báo chí, tự do bầu cử; họ biết quý trọng những thứ này cho nên mai đây chúng có trở lại, họ sẽ sử dụng các quyền này một cách khôn khéo, đúng đắn hơn. Đối với họ, ban tuyên giáo, chuyện hiệp thương, đảng cử dân bầu, đắc cử 99%… chỉ là những trò dỏm, nhưng vì đang ở trong thế trên đe dưới búa nên đành chấp nhận thôi.

Người dân miền Nam cũng đã biết 20 năm không theo cộng sản, họ đã chế được xe La Dalat, 40 năm bị cộng sản cai trị, một con ốc có độ bền tương đối cũng không sản xuất được.

Tại sao vẫn còn phân biệt vùng miền? Vì rõ ràng sau hơn 40 năm hai miền vẫn chưa hòa đồng được với nhau, bằng mặt nhưng không bằng lòng. Chính bác Cả Trọng công khai đầu têu chia rẽ bắc nam khi giảng rằng Tổng bí thư phải là người có  ’ný nuận’  và phải là Người  Miền Bắc.

Một khi đảng Cộng sản đổ sụp, các nhà lãnh đạo của chế độ mới cần nhận thức rõ tình hình. Trong Nam thì căm thù cộng sản. Ngoài Bắc vẫn còn nhiều người tin tưởng cộng sản vì cứ nghĩ rằng cuộc sống họ bây giờ khá hơn xưa là nhờ ơn đảng. Thay vì mấy gia đình chia nhau sống trong một diện tích tí teo, bây giờ họ được sống trong một căn hộ riêng biệt, có gạo trắng nước trong không cần tem phiếu, lại có xe máy tung tăng. Thành phần “ngáo Văn Ba” này không nghĩ rằng cộng sản tồn tại là nhờ công an có toàn quyền sinh sát, người dân cúi đầu cam chịu, và quan trọng nhất, nhờ có FDI và ODA, nếu không có đảng cuộc sống của họ sẽ khá hơn hiện tại, nếu có một chính quyền lương thiện, luật pháp minh bạch, Việt kiều các nơi trên thế giới sẽ ào ào đổ tiền về đầu tư, trước là để giúp nước Việt Nam khá lên, sau là có dịp về sống ở quê hương một cách thanh thản.

Trước tình hình như thế, các nhà lãnh đạo của chế độ hậu cộng sản cần khôn khéo, cẩn thận trong khi lập chủ trương chính sách. Ví dụ có nên đập tượng hoặc phá lăng giống như Saddam Hussein bên Iraq? Nếu không cẩn trọng, có thể sẽ xảy ra náo loạn, nội chiến không biết chừng?




New Arrivals Reach International Space Station







Thứ Sáu, 8 tháng 7, 2016

Ngục Ca (Thơ: Nguyễn Chí Thiện; Nhạc: Phạm Duy)







LS. Nguyễn Thị Thúy - Viện trưởng gốc Việt đầu tiên tại đại học Hoa Kỳ




                                              



East Bay attorney named Foothill College president


East Bay attorney named Foothill College president

The board of the Foothill-De Anza Community College District has voted to appoint Thuy Thi Nguyen as president of Foothill College.

The five-member board voted unanimously to accept the recommendation of district Chancellor Judy Miner to name Nguyen to a two-year term, beginning July 1, as president. She will become the state's first Vietnamese-American community college president.

Nguyen, 40, has been general counsel at the Oakland-based Peralta Community College District.

Her annual salary will be $192,262, which includes a stipend for her law degree; plus stipends for expenses.






Thuy Thi Nguyen


EMPLOYMENT EXPERIENCE

CURRENT POSITION

Interim General Counsel, California Community Colleges Chancellor’s OfficeJuly 1, 2015 – current

PREVIOUS POSITIONS

Interim President & CEO
Community College League of California
January 2, 2015 – June 19, 2015
General Counsel
Peralta Community College District
October 20, 2003 – June 30, 2015

EDUCATION

Juris Doctor, Law, UCLA, School of Law
B.A., Philosophy, Yale University

TOP THREE CAREER ACCOMPLISHMENTS

My top three career accomplishments are:
  1. Led the implementation of a district-wide strategic plan that resulted in Peralta CCD being taken off accreditation sanction;
  2. Designed and led the implementation of an unprecedented statewide community college pathway to law school initiative that received national attention; and
  3. Initiated and led the implementation of a new statewide allocation model for the Equal Employment Opportunity Fund.
Accreditation
While serving as General Counsel for Peralta CCD, I had also served as District-wide Strategic Planning Manager and led the full development and implementation of the strategic plan – critical steps needed for Peralta to avert continuing sanctions imposed by ACCJC.  In collaboration with the college presidents, I led the preparation for the accreditation visit in 2008 and was the main presenter.  The accreditation visiting team gave Peralta’s strategic plan glowing remarks, noting that the “culture of collaboration developed at PCCD is exemplary.”  In 2008, Peralta’s four colleges were taken off warning.

Law Pathway

I designed and worked with numerous constituencies to implement in 2014 an unprecedented initiative on behalf of the State Bar: 2+2+3 Community Colleges Pathway to Law School.  With the goal to provide opportunities in the legal profession for traditionally underrepresented populations, the initiative established an agreement among 6 law schools, their 6 undergraduate institutions, and 24 community colleges.  State Chancellor Brice Harris lauded the initiative as “first of its kind” in a press release, and University of California President Napolitano highlighted it in her Transfer Action Report.
Last year, I helped form a non-profit (California L.A.W.) through the Foundation for California Community Colleges and am currently serving as its founding board chair.  California L.A.W. establishes the full statewide diversity pipeline: 16 high school law academies, now 29 community colleges, 6 undergraduates, and 6 law schools.

Faculty Diversity & Student Equity

As Interim General Counsel for the California Community Colleges Chancellor’s Office, I am currently leading several efforts on behalf of the State Chancellor to increase faculty diversity statewide.  Evidence shows that faculty diversity closes the student achievement gap.  In collaboration with the state’s EEO & Diversity Advisory Committee, I led the change in the EEO Fund allocation to promote EEO best practices (versus allocation based on FTES).  In collaboration with the Institutional Effectiveness Partnership Initiative, I organized 2 statewide summits on faculty diversity hiring and 7 regional trainings on implicit bias, the educational benefits of diversity, and EEO laws.

(Source: https://foothill.edu/presidentsearch/nguyen.php)



Người Việt hải ngoại nghĩ gì về việc bồi thường của Formosa?




                                               


Người biểu tình ném đá cảnh sát cơ động trong biểu tình tại Cồn Sẻ







Hát Cho Sài Gòn Quật Khởi







Xin Hãy Làm Ánh Đuốc







Giáo dân giáo sứ Cồn Sẽ, Quảng Bình, biểu tình đòi yêu cầu cải thiện môi trường biển







Cướp ban ngày ban mặt ở Hải Phòng, Viet Nam




Chưa Đủ !




Chúng nó giết người từ thời cải cách
chúng nó giết người xưng nhau anh em
chúng nó cướp nhà phản dân hại nước
chúng nó xưng là cộng sản Việt Nam
là đám chăn trâu vào rừng làm giặc
là đám vô thần rước tặc vào nhà
là hồ chí minh hán gian cướp nước
là thằng trường chinh tố mẹ giết cha
chúng nó giết người giữa đêm trừ tịch
chúng nó giết người giữa tết Mậu Thân
già trẻ gái trai chôn chung một hố
chúng nó chính là cộng sản Việt gian
làm phạm văn đồng dấu đơn bán nước
là lê đức thọ tráo trở gian manh
giữa đêm Mậu Thân tắm máu dân lành
tang tóc quấn vành khăn sô cho Huế
tám mươi năm rồi dân tôi máu lệ
tám mươi năm rồi đất nước tan hoang
chúng rước vô thần về cày mả Tổ
khom lưng cúi đầu bán nước ngoại bang
tội ác chúng bây giống nòi cộng sàn
máu lệ dân Nam đã đổ nhiều rồi
sẽ có một ngày toàn dân quyết tử
giành quyền làm người trả mối thù chung
này trọng, này ngân, này quang này phúc
là những tội đồ bán nước vinh thân
tuổi trẻ Việt Nam đến ngày đứng dậy
giành lầy giang sơn cứu vạn sinh linh
là chúng nó đích thật là chúng nó
một cái xác sình chúng gọi bằng cha
một con cáo già trong hang Pắc pó
tám mươi năm trời lừa gạt dân ta
hãy đứng lên đi giống nòi Bách Việt
thù trong, giặc ngoài, diệt sạch chúng đi
Tồ Quốc Giang Sơn đang cần các bạn
đứng lên một lòng giử lấy non sông.




Thứ Năm, 7 tháng 7, 2016

Keukenhof Garden, Netherlands







Đức Đạt Lai Lạt Ma & Con đường tơ lụa của Trung Cộng







Suy Nghĩ Bên Đèn Đỏ Ở Nara - Tác giả Trần trung Đạo






Hai tuần trước trên đường từ cố đô Nara về lại Kyoto, chiếc xe bus du lịch dừng trước đèn đỏ của một ngã tư. Một toán học sinh Nhật khoảng lớp sáu hay lớp bảy băng qua đường. Nhật Bản đang vào mùa hè và học sinh còn nghỉ học nhưng các em hình như đang trở về từ một sinh hoạt tập thể nên đều mặc đồng phục áo trắng quần xanh.

Đèn bắt đầu chớp. Ba em cuối cùng trong toán cố vượt theo bạn dù tiếng chuông trên trụ đèn đã báo sắp hết giờ dành cho người đi bộ. Dĩ nhiên xe bus tiếp tục dừng để các em đi qua hết. Ba em cuối cùng băng nhanh qua đường nhưng thay vì chạy theo cùng các bạn, các em dừng lại, sắp hàng ngang nghiêm chỉnh hướng về phía xe bus và cúi gập người xuống để xin lỗi và cám ơn anh tài xế.

Nhìn học sinh Nhật, người viết chợt nhớ thế hệ mình ngày xưa. Học trò miền Nam được dạy không chỉ cúi đầu thôi mà còn vòng tay để chào, cám ơn hay xin lỗi các bậc trưởng thượng. Trên đường, khi gặp một đám tang đi qua, chúng tôi được dạy phải đứng nghiêm trang và dở mũ xuống nếu đội mũ, cúi đầu kính tiễn biệt người quá cố cho đến khi xe tang qua hẳn mới tiếp tục đi. Khi thầy hay cô vào lớp, chúng tôi được dạy cả lớp phải đứng dậy chào và chờ cho đến khi thầy hay cô ngồi xuống, chúng tôi mới được ngồi. Khi có người lớn tuổi đến nhà, chúng tôi được dạy phải vòng tay cúi chào thưa theo đúng thứ bậc so với cha hay so với mẹ. Dù đang đi đâu, khi nghe tiếng Quốc Ca cất lên, từ một trại lính hay một công sở nào đó, chúng tôi được dạy phải đứng lại nghiêm chỉnh để chào cho đến khi bài Quốc Ca chấm dứt. Mỗi sáng thứ Hai trên bảng đen trong lớp học bao giờ cũng bắt đầu bằng một câu châm ngôn đầu tuần thắm đậm tình dân tộc như "uống nước nhớ nguồn", "ăn trái nhớ kẻ trồng cây" hay tương tự và chúng tôi được dạy phải dành vài phút đầu tuần để học về ý nghĩa của câu châm ngôn đó. Trong giờ Công Dân Giáo Dục, chúng tôi được dạy trung thành với tổ quốc Việt Nam chứ không phải với riêng một đảng phái nào. Trên tường của trường Trần Quý Cáp ở Hội An nơi người viết học và hầu hết trường trung học, tiểu học ở miền Nam đều có hàng chữ chạy dài "Ngày nay học tập, ngày mai giúp đời". Và rất nhiều lễ nghi, phép tắc đạo lý đáng quý, đáng giữ gìn khác.


Hôm trước, Nguyễn Hồng Quốc, một bạn học lớp đệ Tam (lớp 10) ở Trung Học Trần Quý Cáp kể lại trên Facebook "Qua Trần trung Đạo mình có được thông tin về thầy Phan đình Trừng sau 44 năm không gặp, thầy dạy sử và công dân mình thời trung học đệ nhị cấp,thầy có giọng nói hùng hồn đầy tự tin nghe thầy giảng bài thật thú vị... năm đệ Tam vào giờ công dân thầy kêu mình lên dò bài, thầy đặt trên bàn lá Quốc kỳ thầy bắt mình tay phải đặt lên lá cờ, tay trái đặt lên ngực đọc lời tuyên thệ "Tôi là công dân VNCH nguyện tuyệt đối trung thành với Tổ quốc Xin thề. Xin thề" Mình đọc thật to và dõng dạt được thầy cho 20 điểm trên 20... Thấm thoát đã 44 năm rồi từ một đứa học trò hồn nhiên vô tư ngày nào giờ đây tóc đã hoa râm".

Câu chuyện rất bình thường của 44 năm trước nhưng kể lại cho các thế hệ hôm nay nghe giống như chuyện cổ tích.

Miền Nam phải chịu đựng chiến tranh và tàn phá nhưng vẫn cố gắng hết sức để duy trì và phát huy các giá trị nhân bản trong chừng mực còn phát huy được. Từ những hố hầm bom đạn, bông hoa tự do dân chủ vẫn cố nở ra, vẫn cố vươn lên. Nhựa nguyên nuôi dưỡng thân cây non đó là Hiến pháp VNCH.

Hiến pháp VNCH do chủ tịch Quốc hội Lập hiến Phan Khắc Sửu ký ngày 18 tháng 3 năm 1967 ghi rõ: “Ý thức rằng sau bao năm ngoại thuộc, kế đến lãnh thổ qua phân, độc tài và chiến tranh, dân tộc Việt Nam phải lãnh lấy sứ mạng lịch sử, tiếp nối ý chí tự cường, đồng thời đón nhận những tư tưởng tiến bộ để thiết lập một chánh thể cộng hoà của dân, do dân và vì dân, nhằm mục đích đoàn kết dân tộc, thống nhất lãnh thổ, bảo đảm Độc lập Tự do Dân chủ trong công bằng, bác ái cho các thế hệ hiện tại và mai sau.”

Những yếu tố nào làm cho người Nhật ngày nay đươc nhân loại khắp năm châu kính nể?

Câu trả lời dễ dàng và nhanh chóng mà ai cũng có thể đáp là nhờ nền tảng văn hóa Nhật. Thật ra câu trả lời đó chỉ đúng một phần. Nền văn hóa của một đất nước chỉ xứng đáng được kính trọng khi nền văn hóa đó không chỉ là kết tụ giá trị văn hóa riêng của dân tộc mà còn phải phù hợp với giá trị văn minh chung của thời đại.

Không ai phủ nhận Đức là quốc gia có nền văn hóa cao nhất tại Châu Âu. Trước năm 1945, Đức là một trong ba quốc gia được nhiều giải Nobel nhất. Bao nhiêu triết gia, khoa học gia, văn sĩ, thi sĩ nổi tiếng thế giới đã sinh ra ở Đức. Nhưng chế độ Quốc Xã Hitler do chính nhân dân Đức bầu lên lại là một trong vài kẻ giết người tàn bạo nhất trong lịch sử loài người và chà đạp lên mọi giá trị văn minh của nhân loại.

Nhật Bản trước năm 1945 cũng vậy. Nhật Bản có giá trị văn hóa cao, một dân tộc có kỹ luật nghiêm khắc nhưng không phải là một nước văn minh nhân bản. Bước chân của đạo quân Nhật đi qua cũng để lại những điêu tàn, thảm khốc từ Mãn Châu, sang Triều Tiên, xuống Mã Lai, Singapore, Việt Nam không khác gì vó ngựa của đạo quân Mông Cổ đi qua trong nhiều trăm năm trước. Cơ quan mật vụ Nhật tại Singapore tàn sát khoảng 50 ngàn người dân Singapore một cách không phân biệt. Chính sách đồng hóa thay tên đổi họ đối với Triều Tiên là một bằng chứng tội ác khó quên. Nạn đói tại Việt Nam năm 1945 với hàng triệu đồng bào miền Bắc chết thảm thương một phần là do chính sách ác độc tịch thu thóc để nuôi ngựa của quân đội Nhật.

Do đó, câu trả lời chính xác, chính hiến pháp dân chủ 1946 đã làm cho nước Nhật hoàn toàn thay đổi, giúp cho người Nhật biết kính trọng con người, không chỉ riêng con người Nhật như trước đây, và tôn trọng luật pháp mà chính họ đặt ra.

Phần nhập đề của Hiến Pháp 1946 khẳng định chính phủ do dân và vì dân của Nhật Bản sẽ hợp tác hòa bình với tất cả các quốc gia trên thế giới trong ánh sáng tự do dân chủ, đặt chủ quyền của nhân dân làm căn bản cho hiến pháp và kính trọng sâu sắc của Nhât về quyền của con người được sống trong tự do và không sợ hãi. Tóm lại, cơ chế chính trị thời đại chuyên chở trong Hiến Pháp Nhật 1946 hội nhập hài hòa với văn hóa Nhật và làm cho dân tộc Nhật khác đi trong nhãn quan thế giới.

Việt Nam cần thay đổi gì?

Con thuyền Việt Nam đang phải chở một cơ chế chính trị độc tài, lạc hậu về mọi mặt so với đà tiến của văn minh nhân loại, một nền giáo dục hủy diệt mọi khả năng sáng tạo, một xã hội tham nhũng thối nát trong đó giới lãnh đạo thờ ơ trước đòi hỏi bức thiết của nhân dân và nhân dân không có niềm tin nơi giới lãnh đạo.

Việt Nam cần thay đổi. Ai cũng có thể đồng ý như vậy, nhưng thay đổi gì trước? Đổi mới kinh tế? Cải cách giáo dục? Chống tham nhũng? Nới lỏng chính trị? Không. Một mảnh ván, một lớp sơn không làm chiếc thuyền chạy nhanh hơn.

Như người viết đã viết trong bài trước, những hiện tượng bất nhân, độc ác giữa người và người đang thấy tại Việt Nam chỉ là quả chứ không phải là cây và do đó hái dăm trái thối hay thậm chí hái hết trái trên cây đi nữa sang mùa khác chúng sẽ được sinh ra. Tội ác sẽ không bao giờ xóa được khi các nguyên nhân gây ra tội ác vẫn còn tồn tại.

Và nguyên nhân chính của mọi thảm trạng trên đất nước ngày nay là cơ chế độc tài CS. Do đó, thay đổi mà Việt Nam cần là thay đổi cơ chế CS đang thống trị Việt Nam bằng một chế độ tự do dân chủ làm tiền đề cho công cuộc phục hưng toàn diện Việt Nam.



Cốm Hai Lu - Tác giả Nguyễn văn Uông



Ở vùng quê An Thuận, hạ lưu sông Bồ, Thừa Thiên, Huế, người dân nơi đây, ngòai nghề chính nông nghiệp, còn nghề phụ làm bún và làm cốm. Cốm An Thuận khác hẳn cốm Hà Nội. Cốm Hà Nội chế biến từ hạt nếp non còn thơm mùi sữa, có màu xanh lá mạ non. Tui đã thưởng thức cốm bắc từng hạt rời hay đã ép thành bánh, gói trong lá sen. Thơm-dẻo-ngọt ngọt-bùi bùi mùi nếp non! Một lần thưởng thức để nhớ đời về món ngon Hà Nội.

Cốm An Thụân ở Huế thì khác.  Có hai lọai: Cốm bắp và cốm nếp. Cả hai đều được chế biến từ những hạt bắp nếp và lúa nếp già mẩy hạt. Bắp và nếp được rang vừa đủ lửa để nở bung. Sau khi sàng sẩy mày trấu sạch sẽ, nguyên liệu được ngào nước đường xên với gừng. Cốm nếp màu trắng, đuợc ép lên khuôn, cắt thành từng miếng hình khối chữ nhật ăn vừa miệng. Cốm bắp màu vàng, được vắt thành từng vắt tròn hình cầu cỡ bằng quả cam lớn. Mỗi buổi sáng, từ An Thuận các o gánh cốm tủa ra các làng xung quanh hay vào Dinh rao bán. Một đặc trưng không lẫn vào đâu được của các o bán cốm là hai đầu quang gióng gánh hai lu cốm tròn bóng nhẫy màu men cánh gián đậm đen.

Cần dài dòng một chút về cái lu để các bạn ngọai đạo mắm ruốc cảm nhận đầy đủ hơn.

Lu là vật gia dụng bằng đất nung phổ biến trong sinh họat gia đình ngày xưa, bên cạnh các đồ dùng bằng tre và gỗ. Họ hàng nhà lu có nhiều lọai. Cái lu mấy o dùng đựng cốm có đáy và miệng nhỏ bằng nhau, giữa phình ra tròn trịa trông rất dễ nhìn. Miệng lu vừa đủ để một cánh tay thọc sâu vào lòng lu, được giém bằng một nùi rơm bện chặt cứng. Từ công dụng trong việc bán cốm, lọai lu này mặc nhiên được gọi là lu cốm. Nhà nông ưa dùng lu cốm để bảo quản giống bắp, đậu, kê, mè… “Chị” lu cốm là lu mành. Lu mành có đáy và miệng rộng hơn, tuy giữa phình to ra phía trên nhiều hơn phía dưới, nhưng dáng vóc nghiêng về hình trụ hơn là hình cầu như của lu cốm. “Chị” của lu mành không còn gọi là lu mà là mái. Mái thường dùng để chứa nước. Lu mành trung gian giữa “chị mái” và “em lu cốm” được dùng tùy theo từng nhà chủ. Chủ nhà đất ruộng nhiều, lu mành được sử dụng để cất giống má như lu cốm. Nhà chủ ít người, lu mành dùng chứa nước như mái. Cao to hơn mái thì gọi là vại, là chạn. Tui không biết vại, chạn các nhà khác sử dụng như thế nào. Riêng nhà tui, mạ tui góa bụa, mỗi năm làm một hai sào lúa, không đủ thóc để quây thành bồ. Thôi để trong vại, trong chạn cũng được! Đàn em lu cốm thì vô số, nào là chum, ghè, vò, thẩu, hụ, tỉn,… nào là vịm, tìm, âu, chậu, … Họ hàng đất nung trong nhà còn có nồi, niêu, trách, mẻ, om, ấm..., nhiều nữa tui không nhớ hết. Chị em tui có lần tranh nhau cạo cơm nguội tráng trách cá kho cháy. Tráng mãi…tráng mãi, tranh nhau làm bể cái trách đất cũ kỹ, đen xỉn khói tro. Chiều mạ về phải đổ hô cho con mèo là thủ phạm.

Trở lại việc mấy o bán cốm, khi còn nhỏ, trông thấy mấy o bán cốm qua làng, bằng cách nào tui cũng vòi cho được một cục cốm. Làm chi mà được ăn cốm nếp! Thứ đó chỉ dành cho người lớn và trẻ con nhà giàu. Một vắt cốm bắp bẻ chia cho ba chị em cũng đã quá lắm rồi! Ăn hết cốm còn thòm thèm liếm tay cho sạch những vết đường bám sót lại. Lớn lên một chút, tui thuộc các bài hò của các mạ ru con hát về o bán cốm. Khi là học trò ở Huế, hàng tuần về quê đi ngang qua quê cốm, chuyện nhảm với các bạn vùng quê cốm, tui mới nghiệm ra cái tinh nghịch dễ thương của những câu hò:


“Ơi o bán cốm hai lu.
Cho tui xin gởi con cu về cùng.
Cu tui cu ấp, cu bồng.
Chớ bỏ vô lồng mà ốm cu tui

Đừng thấy o bán cốm, tuy đi chân đất nhưng dáng người dong dỏng cao, chắc nịch, tròn trịa, căng đầy sức sống tuổi thanh xuân mà cứ nghĩ đến hai lu của o bán cốm phổng phao dưới lớp vải áo dài đen chân quê mộc mạc ấy. Cái tinh nghịch của gã trai làng là không gởi cái gì xa vời, nặng nhọc mà chỉ xin gởi con cu. Ở Huế thì ai cũng biết giống chim cu. Có hai lọai chim cu gần gũi với vùng quê ruộng lúa. Đó là cu cườm và cu ngói. Mùa lúa chín, cu từ rừng về ruộng kiếm ăn, sinh sản. Người dân quê nuôi cu cườm vì thích nghe tiếng gáy của chúng. Gã thanh niên mê o bán cốm, lêu lổng suốt ngày với chiếc lồng chim chờ o về để chọc ghẹo. Không biết thái độ của o thế nào, gã còn sàm sỡ dặn dò o bán cốm chăm sóc chim không để nó ốm (gầy). Chim mà không được bỏ vô lồng, chỉ nhờ o ấp, o bồng thôi. Quả là khó quá!

Ở nông thôn miền Trung, con trai được gọi tên mụ là thằng Cu. Cái của quí của đứa con trai trong Nam gọi là con chim thì ở miền Trung gọi là con cu. Nếu hiểu được như thế thì không tài nào o bán cốm còn mặt mũi để nhìn gã thanh nhiên sàm sỡ, có cách chọc ghẹo trắng trợn, lố bịch ấy. Thế mà bạn tôi, người làng An Thuận còn chua thêm là, mấy lần chọc ghẹo không thành, gã mua giấy mực viết bài thơ gởi o bán cốm. Ngặt nỗi trình độ văn hóa mới qua lớp bình dân học vụ xóa mù, gã viết sai chính tả chữ độc địa nhất của câu cuối. Rứa mới chết chứ!

Mấy lần tỏ tình bằng nhiều cách không thành, gã kiên trì đeo bám. Đường của o bán cốm từ Dinh về An Thuận qua làng Hương Cần. Dọc đường có một bãi tha ma trên trảng rừng đồi. Gã xách lồng chim cu ra ngồi trên lăng đợi mãi, nhưng đâu biết o đã về đường khác. Gã chờ đến khuya sương lạnh, ngủ thiếp đi một lúc, tỉnh dậy ngộ ra câu hò:

“Con cu làm tổ trên rừng
Ba bữa lúa chín nhớ chừng về ăn
Con cu làm tổ trên lăng
Ơi o bán cốm khuya trăng chưa về”.

Câu hò phảng phất tâm trạng đợi chờ vô vọng, mòn mỏi được dân làng đưa vào các bài hò ru con. Bài hò đến tai o bán cốm gợi nhiều trắc ẩn. Một lần, trên đường về, o bán cốm gánh hai lu cốm hết hàng qua nơi gã si tình chờ đợi. Chần chừ một lúc, o đặt quang gióng bên bờ ruộng, xăm xăm vào lăng, đánh thức gã dậy nói vui hòa giải.

Rứa là hai người đến được với nhau.

Gần hai năm sau, trong làng An Thuận, có một gã đàn ông chiều chiều nựng con trai cưng mấy tháng tuổi trước hiên nhà, gã chờ vợ đi chợ xa bán cốm chưa về. Là con nhà thúi hái khó nuôi, thằng con trai phải tập gọi cha là cậu, gọi mẹ là dì như để gian dối với ma quỷ rằng đây chỉ là cháu chắt họ ngọai, không phải là con cái nhà. Gã nghêu ngao hát ru:

“Cu ky, cu kỹ, cu kỳ
Bắt về nấu cháo cho dì mi ăn”

Cháo chim cu ngon tuyệt, nhưng tàn nhẫn quá chim cu hí! Tội cũng tại chim cu ngon thịt nên phải mang nghiệp chết thơm trong nồi. Thật đúng là tội nghiệp!

Những chiều nông nhàn, vắng chợ, đôi vợ chồng trẻ ẵm con, đưa võng trước hiên nhà. Hai người cùng nghe tiếng chim cu gáy, nhìn đôi chim cu bay lượn ngòai thinh không. Anh chồng cầm đưa tao võng nhìn chị vợ hôn yêu vào của quí của con, à ơ ru thằng Cu vào giấc mơ tương lai sáng ngời, chập chờn giấc nồng trong tay mẹ:


“À ơ….
Con cu bay thấp, liệng cao
Bay qua cửa khuyết, à ơ…bay vào cửa khâu”.



Nắng nghiêng hắt bóng hàng cau sau vườn chồm qua mái tranh, vẽ những đốm dài trên sân như những chiếc lọng đen. Cánh đồng làng ngoài bãi trơ gốc rạ vụ mùa đã gặt xong. Gió nồm nam mát rượi từ sông cái thổi vào xao xác hàng tre, ru hai mẹ con dập dình theo nhịp võng kĩu kịt. Anh chồng tay đưa võng, mắt không rời o bán cốm ngày nào giờ ngủ yên theo nhịp võng dùng dằng dưới tay anh…

Nhưng… Đó là chuyện của mấy chục năm trước.

Thằng Cu nay đã thành đạt ở một nơi văn minh rất xa, bên kia biển lớn, ở đó không có cửa khuyết, cửa khâu. Cốm An Thuận không cạnh tranh được với mùi vị hiện đại của vô số loại bánh kẹo nhan nhản trên thị trường, không còn thấy rao bán trên các nẻo đường quê. Gánh cốm hai lu của o bán cốm An Thuận đã chết hẳn trong không gian vật lý và không gian tâm linh nguời xứ Huế. Cu cườm chỉ còn lại vài tiếng gáy dật dờ trong chiếc lồng sơn son của mấy ông già chơi chim cảnh thành phố. Trong quán đặc sản đồng quê, giá trị của chim cu chỉ còn là miếng thịt thơm mắc tiền. Về vùng quê miền Trung, tui vẫn còn nghe các mạ gọi con là Cu Lợi, Cu Tuấn, Cu Phan, Cu Trần, … Những đứa sinh vào thời khó khăn, bao cấp còn tên Cu Bột, Cu Mì, Cu Bắp… Nhà nhiều con thì Cu Anh, Cu Em, Cu Lớn, Cu Nhỏ… Nhưng mỗi sáng, mỗi chiều cố lắng nghe tiếng cu cừơm gáy trên đọt cây cao. Ít lắm… Không còn!…Tui vào nhà người thân là một lão nông tri điền, xin xem vài chiếc lu mành, lu cốm... Chủ nhà trừng mắt nhìn lại. Tui sượng sùng, nổi gai góc từ đầu xuống chân trứơc ánh mắt rê ngược của chủ nhà:

- Ủa! Mi có chạm không đấy! Chi cũng không hỏi mà chỉ hỏi mấy cái đồ đất nung tầm bậy, tầm bạ nớ!… Quăng hết rồi!... Buổi ni thiếu chi đồ nhôm, đồ nhựa, ai còn dùng chi đồ làng Độộc Độộc lu, mái, hụ, ghè…

Thôi rồi! Tui nhỡ…Thì ra có một làng Độộc Độộc* nào đó. Ờ!…Ngày trước tôi cũng có lần nghe mạ tui nói làng Độộc Độộc. Tui ngớ ra như trời trồng…Ký ức tôi lại xoay về hai từ “làng Độộc Độộc”

* Độộc Độộc: tên bình dân, gọi một làng có nghề truyền thống đất nung. Tên thật của làng này là Phước Tích, huyện Phong Điền, tỉnh Thùa Thiên Huế, một làng cổ nổi tiếng, nay trở thành làng du lịch




Hồ Quý Ly và Mạc Đăng Dung- Tác giả Lê văn Hòe






Tâm hồn cao thượng - Hector Malot






Conveyor Belt Sushi, Japan






U.S. Navy destroyers stalk China's claims in South China Sea (Source: Navy Times)






U.S. Navy destroyers have been quietly stalking some of China's man-made islands and claims in recent weeks ahead of a ruling on contested claims in the South China Sea.

Over the past two weeks, the destroyers Stethem, Spruance and Momsen have all patrolled near Chinese-claimed features at Scarborough Shoal and in the Spratly Islands, according to two defense officials.

“We have been regularly patrolling within the 14 to 20 nautical mile range of these features,” one official said, who asked for anonymity to discuss diplomatically-sensitive operations.

The distance is important because if the ships patrolled within 12 miles, the Navy would handle it as a freedom of navigation operation that asserts U.S. rights to freely operate in waters claimed by other countries.

Those FONOPS patrols must be approved at very high levels, but these close patrols outside of 12 miles are in international waters. Experts say the tactic serves as a message of resolve to the Chinese and U.S. allies in the region and is a deliberate show of force ahead of a major international ruling on the legality of some of China’s claims; Beijing claims nearly all of the South China Sea, setting up conflicts with its neighbors and the U.S.

A spokesman for U.S. Pacific Fleet said the patrols were part of the Navy’s “routine presence” in the region.

“Patrols by U.S. Navy destroyers like Spruance, Momsen and Stethem — as well as the USS Ronald Reagan Carrier Strike Group — are part of our regular and routine presence throughout the western Pacific. U.S. Navy forces have flown, sailed and operated in this region for decades and will continue to do so,” said Lt. Clint Ramsden

Pacific Fleet declined to discuss the patrols and what message they were trying to send with them, citing security concerns.

“We won't discuss tactics, specific locations in the South China Sea or future operations anywhere in the region due to operational security,” Ramsden said. “All of these patrols are conducted in accordance with international law and all are consistent with routine Pacific Fleet presence throughout the western Pacific.”

The carrier Ronald Reagan has also moved into the South China Sea along with her escorts, the second carrier group to be dispatched to the region this year. The carrier John C. Stennis spent the bulk of its planned seven-month deployment patrolling the South China Sea, spending nearly three months there before leaving June 5.

On Wednesday, the Navy had seven ships in the region including Reagan, two cruisers and four destroyers, a Navy official said. The Virginia-class submarine Mississippi is also patrolling in the western Pacific, according to a recent press release announcing a port visit to Busan, South Korea, but the Navy does not comment on the location or movements of its submarines.

'No sail zone'

The heavy show of Navy hardware in the South China Sea, which includes a carrier air wing and hundreds of missile tubes on the destroyers and cruisers, is likely part of both the Navy’s continuing presence operations in the area and an anticipation of the international Permanent Court of Arbitration’s ruling on the legality of China’s claims in the South China Sea, said Jerry Hendrix, an analyst with the Center for a New American Security.

The Philippines brought China to court after its 2012 seizure of Scarborough Shoal, which is located within the 200-mile exclusive economic zone of the Philippines. Chinese vessels have been spotted surveying the area, activity that was a precursor to previous island-building projects; no construction is believed to have been started to date.

The case will likely rule on the legality of China’s claims surrounding artificial islands in the Spratly Islands, built atop of rocky outcroppings and reefs, and will also take up what exactly China is owed under the international laws of the sea.

China claims almost all of the South China Sea as its territorial waters and has embarked on the island building project to bolster its claims.

The ruling from the tribunal in The Hague, Netherlands, is expected to be released July 12.
“The Navy is trying to very strongly assert freedom of navigation and freedom of the seas,” said Hendrix, who is a retired Navy captain. “There is also, I think, some anticipation of The Hague’s ruling on China’s claims.

“I anticipate that China will take additional actions after the Hague tribunal, and I think there is a desire to show that after that happens there is not going to be a ramp-up of U.S. forces in the region: that they are already there.”

The U.S. has not taken a formal position on the Chinese claims but has said it will abide by the Hague’s ruling. China has dismissed the case as irrelevant and has said the court does not have the jurisdiction to rule on the matter.
The Chinese have taken proactive steps ahead of the ruling, including declaring a 38,000-square-mile “no-sail zone” near its Hainan Island while it conducts military exercises between July 5 and 11, the day before the ruling.
Significantly the Chinese no-sail zone includes the Paracel Islands chain, where in January the destroyer Curtis Wilbur conducted a freedom-of-navigation patrol. DefenseOne first reported the no-sail zone, which was posted on a Chinese government website.
Boosted presence
The stepped-up patrols of Chinese islands, as well as the persistent presence of a U.S. carrier strike group in the region, is part of an enhanced U.S. presence in the South China Sea, said Bonnie Glaser, a China expert at the Center for Strategic and International Studies in Washington.

Glaser said U.S. ships spent more than 700 days in the South China Sea in 2015 and are on track to spend more than 1,000 days there in 2016.

“On any given day you are seeing two or more ships operating in the South China Sea,” said Glaser, who directs the China Power Project at CSIS.

Glaser said the increased presence in the South China Sea is an indication that fleet leaders, including U.S. Pacific Command head Adm. Harry Harris, have been successful in pushing a more comprehensive strategy for presence in the area.

In April, Navy Times reported that Harris was pushing for a more assertive approach in the South China Sea that aimed to stop China's island-building and bullying of its neighbors. Leaders in the White House were cautious about that approach, seeking to get Beijing’s cooperation on a host of other policy priorities, including the recently signed Iran nuclear deal and a major trade agenda the Obama administration has been pressing.

A congressional staffer familiar with the regional issues said the Navy’s increased presence operations were welcome on Capitol Hill.

"The enhanced level of maritime and aviation presence in the South China Sea over the last three months is a welcomed development on the Hill where there has been a sustained skepticism that the administration was willing to create any type of real friction in the relationship that might actually deter Beijing,” the staffer said in an email.

Hendrix, the CNAS analyst, said the Navy has been leading the discussion on how to approach China’s claims in the South China Sea.

“This has been a situation of the Navy leading the policy discussion because of the level of persistence they’ve shown in the area,” Hendrix said. “I still believe there is hesitance on the part of the political leadership but the operational leadership is taking the opportunity to show its interest in the region.”



Behind the Scenes of "Hummingbirds"







Thứ Hai, 4 tháng 7, 2016

Cha đẻ của ‘Đại Lộ Kinh Hoàng’ - Tác giả Ngy Thanh



Cầu sắt Bến Đá, nơi NgyThanh bò qua sáng 1 tháng 7, 1972 và phát hiện gần 2 ngàn xác người

Khoảng thời gian sau khi Hiệp Định Paris có hiệu lực (ngày 27 tháng 1, 1973) đến ngày thành phố Huế thất thủ (26 tháng 3, 1975), hành khách từ Huế đi ra Bắc, khi vừa qua khỏi cầu Bến Đá ở vị trí cách Hà Nội 784 km, bên tay trái quốc lộ 1 có dựng tấm bảng lớn độ 2 mét x 5 mét, sơn màu vàng, kẽ bốn chữ “Đại Lộ Kinh Hoàng” (ĐLKH) đỏ tươi màu máu. Bên dưới góc phải có thêm 5 chữ nhỏ hơn, màu đen: “Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu.” Chắc chắn lúc bấy giờ, ngồi tại Dinh Độc Lập trên cao ngất trời xanh – trong tình hình vi phạm ngưng bắn xảy ra khắp nơi, với việc Mỹ cuốn cờ, với các mặt trận ở Thường Đức (Quảng Nam), ở Phước Long, quân viện bị cắt, xăng không đủ cho máy bay yểm trợ phi pháo, đạn không có cho binh sĩ hành quân có hiệu quả – Tổng Thống Thiệu chẳng còn lòng dạ nào để đặt tên cho một đoạn quốc lộ 1, không quá 10 cây số, nằm lọt giữa con sông Bến Đá và sông Nhung bé tí trên bản đồ như thế, mà chỉ là tác phẩm của công chức phục vụ ở Ty Thông tin… Chiêu hồi tỉnh Quảng Trị, cố lấy chữ nhét vào miệng tổng thống. Dứt khoát, Nguyễn Văn Thiệu không là kẻ nặn từ đầu ra cái tên không mấy an lành và thanh tao ấy.


Đài tưởng niệm 1,841 nạn nhân chết trên ĐLKH do báo Sóng Thần xây dựng năm 1972

Sau khi đánh được thành, phá được địch và chiếm được đất, mặc dù chưa thắng được lòng dân, nhưng vào năm 1999, Bộ Quốc Phòng Cộng Sản Việt Nam (CSVN) đã xuất bản cuốn “55 năm Quân Đội Nhân Dân Việt Nam” trong đó, ở phần đề cập đến chiến dịch tiến công Trị Thiên vào thời điểm Mùa Hè Đỏ Lửa ở Quảng Trị từ 30 tháng 3 đến 27 tháng 6, 1972, Viện Lịch Sử Quân Sự chỉ viết ngắn gọn ở trang 324, với 219 chữ:

“Tư lệnh: Thiếu Tướng Lê Trọng Tấn. Chính ủy: Thiếu Tướng Lê Quang Đạo. Lực lượng tham gia chiến dịch: ba sư đoàn bộ binh (304, 308, 324) và hai trung đoàn độc lập, hai sư đoàn phòng không hỗn hợp (366, 377) gồm tám trung đoàn pháo cao xạ, hai trung đoàn tên lửa, chín trung đoàn pháo mặt đất, hai trung đoàn xe tăng thiết giáp, hai trung đoàn công binh và 16 tiểu đoàn đặc công, thông tin, vận tải.

Từ 30 tháng 3 đến 5 tháng 4, ta phá vỡ tuyến phòng thủ vòng ngoài, giải phóng hai huyện Gio Linh, Cam Lộ, buộc địch phải rút khỏi tuyến phòng thủ đường số 9. Từ 10 tháng 4 đến 2 tháng 5, bộ đội ta tiếp tục thọc sâu, chia cắt, diệt từng tập đoàn quân địch phòng ngự ở Đông Hà, Ái Tử, La Vang, giải phóng toàn tỉnh Quảng Trị.Từ 3 tháng 5 đến 27 tháng 6, các đơn vị củng cố vùng mới giải phóng, đánh địch phản kích.
Sau gần ba tháng chiến đấu liên tục, ta loại khỏi vòng chiến đấu hơn 27,000 tên dịch, phá hủy 636 xe tăng thiết giáp, 1,870 xe quân sự, 419 khẩu pháo, bắn rơi và phá hủy 340 máy bay…, giải phóng hoàn toàn tỉnh Quảng Trị và ba xã thuộc huyện Hương Điền (Thừa Thiên).”

Quay lại khúc phim hãi hung

Tác phẩm mới nhất có đề cập tới 4 từ “Đại Lộ Kinh Hoàng,” là cuốn “Phóng Viên Chiến Trường” của 2 tác giả Dương Phục & Vũ Thanh Thủy, do nhà xuất bản Tiếng Quê Hương vừa trình làng lần đầu hôm 15 tháng 5, 2016 tại Houston. Là phóng viên chiến trường vào sinh ra tử, kinh nghiệm trận mạc, Dương Phục là một trong ba sĩ quan quân lực Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) (cùng với Thiếu Tá Đinh Công Chất và Thiếu Tá Phạm Huấn), được vinh dự đại diện chính phủ và nhân dân miền Nam bay trên chiếc C-130 ra Hà Nội vào đầu năm 1973, trong tư cách Ủy Ban Liên Hợp Quân Sự 4 bên [Four-Party Joint Military Commission; ghi chú của NgyThanh], để giám sát thủ tục trao trả tù binh Hoa Kỳ từ phía Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Trong hồi ký của mình, ở phần nhắc lại “Đại lộ Kinh hoàng,” ký giả Dương Phục viết:

“Cuộc di tản hàng chục ngàn người tạo nên một đoàn rồng rắn suốt đoạn đường dài trên quốc lộ 1, và không ngờ đã biến họ thành mục tiêu dễ nhắm của bom đạn Việt Cộng.

Không điều gì gây phản tác dụng cho một chiến thắng hơn là cảnh dân chúng lũ lượt quang gánh, bồng bế nhau liều chết chạy trốn đoàn quân chiến thắng. Cộng Sản điên cuồng trước chuyện dân chúng bỏ đi nên không ngần ngại làm bất cứ gì để ngăn cản. Với thói quen chỉ biết dùng bạo lực như phương cách duy nhất để áp chế người dân, họ đã dùng đạn pháo như mưa sa để đe dọa, hy vọng níu kéo người dân Quảng Trị ở lại…

… Hành động bỏ phiếu bằng chân đó đã như cái tát vào mặt đoàn quân Cộng Sản ở bất cứ cửa ngõ thành phố nào họ đặt chân tới. Cộng quân do đó đã không ngần ngại xả đạn pháo kích thẳng vào đoàn người di tản, từ đoạn Cầu Dài, Diên Sanh, kéo dài đến tận gần cầu Mỹ Chánh. Quân nhân chỉ là thiếu số hướng dẫn đoàn di tản, còn lại đa số là người dân thường, ông già, bà cả, phụ nữ, trẻ em và thương bệnh binh đang nằm điều trị tại các quân y viện.

… Khi Thủy và tôi đến được khu vực này, xác người đã nằm phơi sương dãi nắng gần hai tháng trời. Mùi tử khí vẫn nồng nặc trong cơn gió nóng hổi của vùng đất khô cằn như sa mạc. Chúng tôi ngỡ ngàng không hiểu tại sao quá đông người có thể chết gục cùng một lúc khắp nơi như thế. Quan sát kỹ, tôi nhận ra đa số thi thể nạn nhân đều bị hàng ngàn mảnh vụn li ti như đinh vụn từ đầu đạn pháo của Cộng quân. Một viên đạn pháo kích bắn ra, những mẩu đinh vụn sắt lẻm nầy tung bay mọi phía với tốc độ tàn khốc và xuyên thủng cả những thành xe bằng sắt của đoàn quân xa miền Nam. Loại vũ khí nầy đã hạ gục ngay lập tức mọi người, chết sững trong cùng động tác mà họ đang hành xử đúng lúc đạn pháo bay tới.

Đại Lộ Kinh Hoàng do Thiếu Tá cố vấn Robert Sheridan chụp tháng 7, 1972.

Chưa bao giờ trong đời chúng tôi thấy nhiều người cùng chết một nơi như vậy… Trái tim tôi quặn thắt trong lòng và Thủy vội làm dấu thánh giá rồi quay mặt sang một bên nôn ọe. Gần chỗ tôi đứng là thi thể một người mẹ tay ôm chặt đứa con trong lòng, đứa nhỏ vẫn đang ngậm bầu vú mẹ. Cả hai mẹ con nằm bất động bên bờ đường quốc lộ như hai hình nộm xám đen của một sân khấu quái đản.

Nếu không tận mắt chứng kiến, khó ai có thể tưởng tượng được quang cảnh kinh khủng như thế nào. Xác người nằm vất vưởng khắp nơi. Đồ đạc và quần áo tung tóe phủ kín mặt đường. Xe hơi, gắn máy, xe đạp, kể cả xe đò, nằm ngổn ngang, lăn lóc. Gồng gánh, bao túi, tan nát tung tóe phơi bày hết mọi thứ bên trong. Tất cả mọi xe cộ, từ quân xa, xe jeep, xe hồng thập tự, đến xe đò, xe tư nhân, đều lởm chởm vết đạn xuyên lủng khắp trên các thành xe.

Có những đoạn không còn một chỗ nào trống cho nhóm báo chí chúng tôi đặt chân bước qua. Thủy, vừa gạt nước mắt ứa ra trên má, vừa thận trọng lò mò dò từng bước chân trên mỗi khúc đường. Chúng tôi phải tìm những cành cây làm gậy chống và nhẹ gạt các mảnh quần áo còng queo sang một bên, để biết chắc là mình đã không giẫm lên các xác người khô khốc sau cả tháng phơi bày sương gió.

Đa số xác người đã rữa nát thịt vì nắng mưa, chỉ còn da bọc lấy xương khô lép kẹp đen sậm như những hình nộm ma quái trong các loại phim kinh dị. Sâu bọ và côn trùng bay túa ra khi gậy của chúng tôi lia trúng những xác người ngổn ngang trên đường đi. Có cả một chiếc xe buýt bị pháo bắn nát đầy lỗ đạn li ti khắp thành xe.


Mọi hành khách dường như đều tử thương tức khắc vì mọi người vẫn ngồi gục trong từng vị trí trên băng ghế.

Trách nhiệm về cuộc thảm sát

Trước khi miền Nam Việt Nam thất thủ năm 1975, do sự tan rã của Sư Đoàn 3 Bộ Binh, dẫn đến biến cố mất toàn bộ tỉnh Quảng Trị vào ngày đầu tháng 5, 1972, dư luận và báo chí Sài Gòn có khuynh hướng về hùa nhau, chê trách tài lãnh đạo của tướng Vũ Văn Giai, tư lệnh sư đoàn xấu số này, và trút hết trách nhiệm, kể cả về nhiều ngàn thường dân bị giết trên đường tản cư, cho ông ấy.

Những ngày sau khi mất Quảng Trị, toàn dân rúng động, dân chúng Huế cũng nhanh chân ùa vào Đà Nẵng, Sài Gòn, kéo theo tâm lý sa sút, và tinh thần chiến đấu khủng hoảng nơi thân nhân họ. Vào thời điểm ấy, việc cứu vãn các tỉnh miền Trung không thể tựa vào các sư đoàn trừ bị thiện chiến như Nhảy Dù, TQLC hay các liên đoàn Biệt Động Quân – vì thực sự các quân số này đang vướng tay ở các chiến trường khác trên khắp nước. Tổng tư lệnh quân đội VNCH chỉ còn một thế cờ chót trước khi đầu hàng: một tên tuổi đủ tài thao lược và sạch sẽ để dùng làm liều thuốc cuối cùng. Thật may, ông đã tìm ra, và đã quyết định kịp thời. Ngày 4 tháng 5, 1972, Trung Tướng Ngô Quang Trưởng, đang là tư lệnh Quân Đoàn 4 ở miền đồng bằng sông Cửu Long, nhận lệnh bay ra Đà Nẵng nhận chức tư  lệnh Quân Đoàn 1, thay tướng Hoàng Xuân Lãm.



Ảnh bìa “Mùa Hè Cháy” của đại tá CSVN Quý Hải, người chỉ huy các họng pháo bắn vào đoạn Quốc Lộ 1 phía bắc cầu Bến Đá, Quảng Trị

Tướng Trưởng là người thanh liêm, ít nói, dám làm. Bằng chứng là ông đã cứu nguy được tình hình, và còn chỉ huy tái chiếm được cổ thành Đinh Công Tráng, và tất cả lãnh thổ tỉnh Quảng Trị nằm ở phía Nam sông Thạch Hãn, rồi lầm lì im lặng. Mãi đến sau khi di tản sang Mỹ, vào thời gian được ban quân sử Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ mời, năm 1980 ông mới viết quyển “The Easter Offensive of 1972,” sau đó được Kiều Công Cự chuyển ngữ thành “Trận Chiến Trong Mùa Phục Sinh Năm 1972” ấn hành vào năm 2007, sau khi ông Trưởng đã qua đời.

Chính Tướng Trưởng lên tiếng bạch hóa vai trò của Tướng Giai trong các diễn tiến mất Quảng Trị, dẫn đến dân chết thảm trên ĐLKH. Trong cuốn sách kể trên, tác giả viết:

“… Tướng Lãm đã không quan tâm đến những khó khăn mà tướng Giai gặp phải  Thái độ của ông hoàn toàn lạc quan… Thái độ lạc quan của tướng Lãm lại được thể hiện rõ nét qua biến cố ngày 9 tháng 4… Ở thời điểm nầy, trách nhiệm và quyền hạn của Tướng Giai đã vượt xa hơn vị trí của một vị tư lệnh sư đoàn. Ông đã chỉ huy 2 trung đoàn BB Cơ hữu (TrĐ 2 và 57), điều động hành quân 2 LĐ/TQLC, 3 LĐ/BĐQ, 1 LĐ/Kỵ binh và những lực lượng diện địa của tỉnh Q. Trị. Như vậy ông ta có đủ quyền hạn trên 9 LĐ bao gồm khoảng 23 tiểu đoàn và những lực lượng diện địa… Nhưng có một điều cần lưu ý ở đây là tướng Lãm không tự cảm thấy vội vàng đến thăm viếng những vị chỉ huy dưới quyền của ông ở tại mặt trận hay những đơn vị tuyến đầu của Quân Đoàn 1. Ông chỉ nghe thuyết trình về những diễn biến của trận đánh qua các bản báo cáo và ban hành những chỉ thị, những huấn lịnh cho ban tham mưu của ông. Tự bản thân ông không bao giờ đi thị sát tuyến phòng thủ của SĐ3 để hiểu rõ những trở ngại mà các đơn vị trưởng phải đối mặt…

… Căn cứ Ái Tử, phía bắc sông Thạch Hãn, là một chọn lựa không thích hợp về mặt chiến thuật. Trong suốt tháng 4, đây là điểm mà pháo địch gửi đến hàng ngày đêm với một mức độ dữ dội. Cho nên Tư Lệnh Sư Đoàn 3 đã quyết định dời bộ tham mưu về phía Nam của con sông Thạch Hãn, trong cỗ thành Quảng Trị. Ông ta chỉ hỏi ý kiến của vị cố vấn sư đoàn. Tướng Giai sợ rằng những cấp chỉ huy dưới quyền của ông biết được kế hoạch nầy, họ sẽ tìm cách phá hỏng bằng những hành động vội vàng nào đó. Ông ta cũng không thông báo kế hoạch nầy cho vị tư lệnh Quân Đoàn 1. Đơn giản là ông ta muốn cẩn thận, muốn đặt mọi việc trước một sự đã rồi. Nhưng đó là một hành động gây tức giận cho Tướng Lãm và sự bất tin cậy bắt đầu lớn dần giữa họ, khoảng cách càng lúc càng lớn cho đến những biến cố dồn dập xảy ra dẫn đến sự thất thủ của thành phố Quảng Trị…

… Trong vòng 4 giờ sau đó [ngày 1 tháng 5, 1972, ghi chú của NgyThanh] những phòng tuyến của quân đội miền Nam đã đổ vỡ hoàn toàn… Sau cùng khi biết được những gì đã xảy ra, Tướng Giai đã cùng ban tham mưu lên 3 chiếc M113 trong cố gắng bắt kịp đoàn người phía trước. Lúc đó những chiếc trực thăng Mỹ đã đến để di tản những toán cố vấn và những nhân viên người Việt Nam của họ. Tư lệnh SĐ3 muốn nhập vào đoàn người phía trước nhưng thất bại. Quốc lộ 1 đầy cứng những người dân chạy loạn và những toán quân ô hợp và mọi loại xe cộ, quân đội và dân sự. Tất cả hốt hoảng tìm đường về Huế dưới những bức tường lửa dã man hung bạo của các loại pháo địch. Tướng Giai bị bắt buộc phải quay lại cỗ thành và sau đó ông ta và ban tham mưu được trực thăng Mỹ bốc đi…

Trên quốc lộ 1, cả một dòng thác người chạy loạn, dân sự và binh lính tiếp tục xuôi nam. Con đường đã diễn ra một cảnh tượng tàn sát không thể nào tưởng tượng nổi. Những chiếc xe đủ các loại bốc cháy dữ dội. Những chiếc thiết giáp, GMC, xe nhỏ của quân đội và dân sự đầy cứng cả con đường không tài nào lưu thông được. Trong khi đó pháo binh địch mở ra một cuộc tàn sát đẫm máu không nương tay. Cho đến xế trưa hôm sau, cuộc thảm sát mới chấm dứt. Hàng nhiều ngàn người vô tội đã được tìm thấy trên đoạn đường dài của quốc lộ 1 và sau đó báo chí đã đặt cho cái tên là “Đại Lộ Kinh Hoàng.” Sự khích động và sự thảm thương của cảnh nầy, cũng giống như cuộc tàn sát tập thể tại Huế hồi Tết Mậu Thân 1968 đã ám ảnh người dân phía bắc của Vùng 1 Chiến thuật một khoảng thời gian lâu dài.”

Người Mỹ biết gì về cuộc thảm sát?

Đào bới núi sách báo viết về chiến tranh Việt Nam để tìm hiểu thêm về số người từ Quảng Trị chạy về Huế vào ngày 1 tháng 5, 1972, chúng tôi may mắn bắt gặp được tấm ảnh duy nhất do Thiếu Tá Robert Sheridan, TQLC Mỹ chứng kiến và thu vào ống kính. Trong ảnh đăng kèm bài này, độc giả thấy máy ảnh được đặt ở góc tây bắc của cầu Bến Đá, ống kính hướng ra phía quận lỵ Hải Lăng, nơi đặt bản doanh Lữ đoàn 369TQLC trong cuộc hành quân tái chiếm QT vào tháng 7 và tháng 8, 1972.
Ảnh lấy từ trang 195 trong cuốn “The Easter Offensive” (Trận Công kích Mùa Phục Sinh) của tác giả Gerald Turley được nhà xuất bản Presidio in vào năm 1985. Ở chương 18, ông đại tá nhân chứng trong tư cách cố vấn trưởng của SĐ3BB tường thuật:

“Lúc 12 giờ trưa [ngày 1 tháng 5, ghi chú của NgyThanh] Tướng Giai tuyên bố tình hình kể như tuyệt vọng; thành phố không thể cầm cự dù bất cứ tình huống nào. Ngay sau đó, hai chiếc thiết vận xa chạy vào thành cỗ. Tức khắc, Giai cùng khoảng 25 sĩ quan cao cấp của ông trèo vào, hoặc ngồi bên trên các xe ấy để mở màn nỗ lực tẩu thoát về phía sông Mỹ Chánh. Hành động nầy bỗng dưng làm khoảng 18 quân nhân Mỹ bị bỏ rơi, phải trông chờ trực thăng đến di tản một cách vô vọng. Dave Brookbank và Glen Golden đã phải dùng kỹ năng của mình để lên kế hoạch chia nhau tử thủ cỗ thành. Đến 2 giờ, hai chiếc thiết vận xa chở Giai và đoàn tùy tùng quay lại cỗ thành. Hóa ra khi vừa ra khỏi thành phố mới chỉ được lối 1.5 km, xe của họ bị đối phương phác giác và tấn công. Đường thoát bị khóa, họ chỉ còn nước quay ngược về thành. Về tới, Giai tức thì gọi xin trực thăng để di tản ban tham mưu của mình… Bên trong cỗ thành, việc  chuẩn bị di tản tiếp tục với tốc độ chớp nhoáng trong khi các cố vấn Mỹ đốt bỏ tài liệu mật càng nhiều càng tốt song song với phá hủy tối đa các đồ quân cụ. Lúc 3 giờ 20, máy phát điện nổ. Vẫn chưa biết liệu có được di tản kịp không, nhưng các cố vấn đã bắt đầu nghe thấy tiếng súng nhỏ ngay phía ngoài tường thành, mỗi lúc mỗi nhiều, và khu vực cũ ngoài phố bắt đầu bốc cháy. Đến 4 giờ 30, chuyến trực thăng đầu tiên sà xuống. Ông Giai và các sĩ quan thân cận nhảy vội lên. 4 giờ 32, máy bay rướn lên, chở theo 37 hành khách. Chiếc thứ nhì nhào xuống, trong vòng hai hoặc ba phút, đã mang đi 47 người. Chiếc thứ ba xuống, bốc 45 người còn lại, với Đại Tá Murdock và Thiếu Tá Golden, là 2 người sau cùng. Đến lượt chiếc thứ tư xuống, nhưng chỉ sau 30 giây, đã cất tàu trống lên khi các phi công biết là tất cả mọi người đã được cứu thoát. Cuộc di tản 129 quân nhân về Đà Nẵng đã kết thúc thành công. Thành phố bị cô lập và bỏ ngõ…


Báo Sóng Thần đề ngày 3 tháng 7, 1972, với tường thuật của 2 phái viên NgyThanh và Đoàn Kế Tường về Đại Lộ Kinh Hoàng

Trước đó, giữa sáng 29 tháng 4, hai đại úy George Philips và Bob Redlin lái xe Jeep tới bộ chỉ huy Lữ đoàn 369TQLC để bốc thiếu tá Sheridan. Philips nói, “Chúa Mẹ ơi, ông có thấy gì ngoài quốc lộ không? Cả mấy ngàn người dân đang chạy, bỏ Quảng Trị lại sau lưng. Ngoài đó, nhìn vào phía Nam hay ngược ra Bắc đều thấy dầy kín dân tỵ nạn.”

Đoàn người cứ thế tiếp tục trong nhiều tiếng đồng hồ. Khoảng giữa trưa 29 tháng 4, pháo binh Bắc quân lại bắt đầu ào ào nhả đạn vào đoàn người ấy. Khi đêm xuống, người tỵ nạn băng qua các vị trí bố phòng của TQLC. Đột nhiên, lúc 9 giờ đúng, trừ những người chậm chân bị tụt hậu lại đàng sau, đoàn ngươi bỗng dưng đứt đoạn. Đại Tá mũ xanh Phạm Văn Chung không lâu sau đó đã nhận được tin nguyên nhân sự đứt đoạn là bởi Bắc quân đã thành công trong việc cắt đứt quốc lộ 1 ở phía Nam thành phố. Vậy rõ ràng là họ đã chiếm được cây cầu qua sông Nhung [cầu Dài, hoặc cầu Trường Phước, ghi chú của NgyThanh] do một cánh quân Biệt Động trấn giữ. Và như thế, nhiều bộ phận của Sư Đoàn 3BB đã bị nhốt cứng cách phòng tuyến Mỹ chánh độ 8 km về phía Bắc.”

Phóng viên Arnold Issacs của tờ Baltimore Sun có dịp đi qua đại lộ kinh hoàng, trông thấy tấn thảm kịch và ghi lại trong cuốn “Without Honor: Defeat in Vietnam and Cambodia” (Chẳng danh giá gì: Chiến bại ở Việt Nam và Cambodia):

“Ở phần mở màn của trận phản công, binh sĩ nhảy dù VNCH đã chứng kiến một trong những cảnh tượng khủng khiếp nhất trong toàn bộ cuộc chiến tranh: những tàn dư của một đoàn công voa gồm vừa lính tráng vừa thường dân bị đốt cháy và bị xé banh xác do bị kẹt lại ở phía bên kia của cây cầu đã bị giật sập [cầu Bến Đá, ghi chú của NgyThanh] để rồi bị tiêu diệt trên hành trình trốn chạy khỏi tỉnh. Trên chiều dài của nhiều dặm đường, xe cộ bị xé toạc thành từng miếng nằm nối đuôi nhau thành một hàng dài hầu như không đứt lìa dọc cả hai bên lề đường. Trên chuyến xe Jeep nhồi nhét đầy ắp nhà báo chạy về hương bắc một vài ngày sau khi lính nhảy dù qua sông, tôi đếm được hơn 400 xác xe trong 3 cây số đầu tiên, và tôi thôi không đếm nữa trước khi tới hết cái đuôi của sự tàn phá. Quân xa thì bạt che mui bị đốt cháy hay đã bay mất, chỉ còn trơ các thanh đỡ mui trông giống các que xương sườn của một bầy khủng long. Xen kẽ giữa chúng là các xác xe tư nhân nằm lộn xuôi lộn ngược: xe đò thì bên hông lăm dăm các lỗ thủng do mảnh lựu đạn hay đạn súng trường, xe đạp xe gắn máy bị vặn cong hoặc gãy gọng từng khúc, xe lam thì chiếc cháy chiếc bị xé từng mảnh, xe hơi cháy đen, đèn pha bị hất tung ra ngoài chỉ còn các lỗ trống như các hố mắt trên đầu lâu con người.”
Phần riêng Thiếu Tá Sheridan, ông ghi nhận những gì mà ông quan sát cảnh tượng vô bờ bến của tấn thảm kịch và sự tàn phá: “Đoàn người chạy giặc kéo dài hàng giờ và tôi nghĩ không đời nào còn có thể chứng kiến một hình ảnh tệ hại hơn khi mà vào sau giờ Ngọ, các pháo thủ của miền Bắc, vì lý do gì thì tôi sẽ không bao giờ hiểu thấu, đã khai hỏa các họng đại pháo trút đạn xuống đầu đoàn người. Hàng trăm người bị giết và bị thương, nhưng cái khối lúc nhúc người ấy tiếp tục ùn về phía Nam. Chúng tôi không thể bắn trả vì tầm bắn của pháo binh địch xa hơn pháo của chúng tôi. Tất cả sự kính trọng tôi vẫn dành cho bộ đội Bắc Việt đã đánh mất từ hôm ấy. Các tiền sát viên của họ, những người chấm tọa độ và chỉnh bắn trận mưa pháo đã đến đủ gần để khẳng định rằng đa phần là dân thường và không thể là một lực lượng quân sự.”

Vòng tròn khép kín

44 năm trước, trong tuần lễ này, quốc lộ tử thần giữa cầu Bến Đá và cầu Trường Phước bốc mùi tử khí. Thật là một trùng hợp lịch sử: Tháng 7 năm nay, cuốn nhật ký chiến tranh Mùa Hè Cháy của tác giả Quý Hải, nguyên là một đại tá của Quân Đội Nhân Dân, được tái bản.

Sáng 1 tháng 7, 1972, khi tôi từ Huế theo chân phóng viên chiến trường Đoàn Kế Tường đến cầu Bến Đá nằm ở phía Bắc phòng tuyến Mỹ Chánh, thì cầu xe đã bị giật sập như các nhân chứng khác đã tường thuật. Thấy khu vực hai đầu cầu vắng lặng, không có lính nhảy dù phòng ngự trong các hố cá nhân và giao thông hào, chúng tôi phán đoán là phía VNCH đã đẩy được đối phương lùi lại một khoảng, nên rủ nhau bò qua chiếc cầu sắt xe lửa cũng đã gãy gục thành hình chữ V xuống nước, nhưng vẫn có thể bò qua được, nếu may mắn trên thành cầu không bị cài mìn hay lựu đạn.

Với một chút liều lĩnh và hiếu thắng của tuổi trẻ, chúng tôi đã bò qua dễ dàng. Ngay đầu cầu phía bên kia của quốc lộ, là một bãi mìn dày đặc, do công binh VNCH cài một cách công khai, ngụ ý đe dọa để ngăn chặn đối phương hơn là nhằm sát thương. Bắt đầu từ bãi mìn hướng ra phía bắc, là dãy xe nhà binh, xe dân sự, xe đạp, xe gắn máy và la liệt xác người như trong tấm hình duy nhất mà tôi còn giữ lại được cho những sử gia nghiên cứu về sau.

Sau nhiều năm tìm tòi, tôi thấy cần bảo lưu tấm hình không đạt yêu cầu  nghệ thuật của mình, vì ngoài một tấm thứ nhì do Thiếu Tá Cố Vấn Robert Sheridan thuộc TQLC Mỹ chụp, tất cả các hình ảnh “đại lộ kinh hoàng” còn lại đều được chụp sau khi công binh chiến đấu của Trung Tá Trần Đức Vạn đã bắt xong cầu dã chiến qua sông Bến Đá, để mang xe ủi qua sông, cào một dải khá rộng giữa lòng đường làm tuyến tiếp viện binh sĩ, súng đạn và thực phẩm cho tiền quân. Nhờ có cầu dã chiến, các phóng viên khác đến sau chúng tôi không phải bò qua cầu sắt, nhưng họ lỡ dịp may ghi vào ống kính tình trạng nguyên vẹn của cảnh tượng mà tôi đặt tên là “đại lộ kinh hoàng” trong cú điện thoại gọi về tòa soạn Sóng Thần từ bưu điện Huế trong đêm 1 tháng 7, 1972.

Nhưng Tường và tôi vẫn là những kẻ đến muộn những 2 tháng sau khi xảy ra cảnh tượng kinh hoàng. Người biết về cảnh tượng rùng rợn này trước chúng tôi chính là vị sĩ quan chỉ huy Tiểu Đoàn 2 thuộc Trung Đoàn 38 Pháo Binh Bông Lau của miền Bắc, người ra lệnh từ đài quan sát ở cao điểm 132, và chịu trách nhiệm trên từng viên đạn pháo tầm xa, trong cuộc chiến nhằm “giải phóng nhân dân khỏi sự kềm kẹp của Mỹ Ngụy.”

***

Trong cuốn Mùa Hè Cháy, tác giả Quý Hải, bây giờ mang quân hàm đại tá, đã chỉ viết đúng một câu ngắn: “Dọc đường số 1 hàng trăm xe ngổn ngang, địch bỏ chạy. Máy bay địch thâm độc thả bom vào những đoàn xe để phi tang, bất kể lính của chúng bị thương còn ngổn ngang. Xe cháy nghi ngút.”
Là một trong hai nhà báo đầu tiên đặt chân đến và đặt cho địa ngục trần gian ấy cái tên “đại lộ kinh hoàng,” tôi thấy cái vòng tròn bao quanh cánh đồng chết giữa 2 cây cầu Bến Đá và Trường Phước nay đã có thể khép kín, nếu người đặt tên là tôi, và cha đẻ của tác phẩm vấy máu chấp nhận ngồi đối diện nhau, cũng như đối diện với các oan hồn đã bị thảm sát.

Khi ngồi trước mặt nhau, tôi, một quân nhân mang cấp bậc Binh Nhất của miền Nam, chỉ xin phép thưa với Thiếu Tá Pháo Binh Nguyễn Quý Hải vài điều thật giản dị.

Thứ nhất, hố bom do máy bay thả xuống và hố đạn pháo binh sau khi bị kích hỏa, tôi nghĩ là không thể trộn lẫn với nhau. Nhưng kiến thức của một Binh Nhất miền Nam có thể rất hạn hẹp, hay lầm lẫn; đề nghị thiếu tá hỏi lại thủ trưởng của mình, trung đoàn trưởng Cao Sơn. Là người đi suốt chiều dài tử lộ từ sông Bến Đá đến sông Nhung, tôi khẳng định với người anh hùng Bông Lau [dám tấn phong liệt sĩ cho khẩu đội trưởng Nhúng, Trọng và đồng đội đã hy sinh tại trận địa ngày 22 tháng 4, 1972 mà không cần chờ chính phủ ban hành nghị định số 31/2013/NĐ-CP, ngày 1 tháng 6, 2013 quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp Lệnh Ưu Đãi người có công với cách mạng] – rằng, trên mặt đường nhựa ấy, chỉ có xác chết và xác xe, không có một hố bom, dù là loại bom nhỏ nhất.

Thứ nhì, cây kim trong đống rơm còn có lúc phải thò ra ánh sáng, nữa là đoạn từ lộ dài trên 5km, xác xe đan vào nhau từ vệ đường bên nầy sang bên kia, bề ngang còn lớn hơn cả đoạn Bát Đạt Lĩnh của Vạn Lý Trường Thành, hà tất từ quỹ đạo địa cầu cũng có thể thấy đại lộ kinh hoàng. Hay là ông đại tá Bắc Việt chưa có đủ thông tin, hoặc giả thông tin chưa chuẩn xác về những nạn nhân của Bông Lau, chủ yếu là dân thường?

Tôi xin kể một mẩu tin ngắn để mua vui cho người hùng Bông Lau: mới đây thôi ngày 31 tháng 5, 2016, tại giao lộ Briardale và Brook Canyon trong thành phố Charlotte, bang Bắc Carolina, một chị tài xế, để tránh khỏi cán một con mèo trên đường, đã làm chiếc xe buýt chở học sinh của chị lạc tay lái, húc văng một xe hơi đang đổ bên đường, rồi lao vào một căn nhà, gây thương tích cho 14 học sinh và bản thân chị. Chuyện này nhỏ như chuyện xe cán chó chó cán xe bên mình, chẳng ai buồn nhớ lại sau khi đọc cái tin, vì tránh không sát hại thú vật đã trở thành nếp sống văn minh của con người.



Đại Lộ Kinh Hoàng – do NgyThanh đặt tên – trên màn ảnh định vị của điện thoại thông minh ngày nay

Thành thử, đoạn văn mà nhà văn đại tá dùng để kết án “Mỹ ngụy thâm độc” dùng máy bay thả bom vào những đoàn xe để phi tang, tôi không nghĩ là có cơ sở, sẽ có ai tin, mà tự nó vạch trần cho người đọc thấy được một nỗ lực lấp liếm, tráo trở kém trình độ. Muốn có người tin, e rằng trước tiến cần thu hồi toàn bộ sách Mùa Hè Cháy đã in, để hiệu đính vô số lỗi văn phạm, lỗi cú pháp và cách hành văn tối nghĩa như mõm chó, cũng như phải sửa lại đoạn vừa trích dẫn, vì chỉ vỏn vẹn có 40 từ, mà nhà văn lớn đã vấp phải lỗi điệp ngữ vĩ đại.

Thưa Đại Tá Quý Hải:

Chiến tranh lùi lại sau lưng chúng ta đã 41 năm. Chuyện chết chóc và đau thương đã trở thành quá khứ. Nay người dân đang cần những tác phẩm mang tính chính sử, chứ không là ngụy sử. Nếu những trách nhiệm mà Tướng Thân Trọng Một gây cho người dân Huế có thân nhân bị chôn sống hồi Mậu Thân đến nay vẫn trong diện ưu tiên cần né tránh, thì chắc chắn việc đại tá ra lệnh và xử bắn, làm chết ít ra 1,841 người mà chính tay chúng tôi lượm được xác ba tháng sau đó – cũng chưa cần phải đưa đại tá ra trước vành móng ngựa của Tòa An Hình Sự Quốc Tế ở Hà Lan, để trả lời về tội ác chiến tranh, hay tội ác chống lại loài người. Mặc dù Thiếu Tá Robert Sheridan viết: “Tất cả sự kính trọng tôi vẫn dành cho bộ đội Bắc Việt đã đánh mất từ hôm ấy,” nhưng là người Việt Nam với nhau, tôi sẽ sẵn sàng bày tỏ lòng kính trọng của mình dành cho tập thể Quân Đội Nhân Dân, trong đó có đại tá – với điều kiện đại tá nhận lời mời gọi kính cẩn của tôi, để mang vòng hoa trắng, đến thăm đài tưởng niệm các nạn nhân đã bị giết oan, và cầu cho oan hồn họ tiêu diêu cõi vĩnh hằng. Nếu dám đến, với sự hối tiếc chân thành, và với tư cách là người gây ra biến cố “Đại Lộ Kinh Hoàng,” tôi cho rằng Đại Tá Nguyễn Quý Hải xứng đáng được tha bổng.