khktmd 2015






Đạo học làm việc lớn là ở chỗ làm rạng tỏ cái đức sáng của mình, thương yêu người dân, đạt tới chỗ chí thiện. Đại học chi đạo, tại Minh Minh Đức, tại Tân Dân, tại chỉ ư Chí Thiện. 大學之道,在明明德,在親民,在止於至善。












Thứ Bảy, 22 tháng 5, 2021

Bỉ hướng đến lên án ‘‘tội ác diệt chủng’’ người Duy Ngô Nhĩ ở Trung Cộng





Shania Twain - Âm nhạc, đỉnh cao và vực sâu





No, your King Flu jab isn't magnetic





US-South Korea Vaccine Partnership Was Announced





Pharmaceutical Firms Accused of Making 'Obscene Profits' Amid Global Vaccine Shortage





Cảnh báo về nạn ‘diệt chủng văn hoá’ ở Tây Tạng





Sài Gòn: Một số nơi bị phong toả vì Kung Flu





Bầu cử ở VN trong mùa bùng dịch Kung Flu





Nghịch lý vấn đề nhà ở tại Hà Nội





Những kỷ niệm với nhà văn Võ Hồng - Tác giả Huỳnh Như Phương


Người báo hiếu cho quê hương 

           

Hè năm nay tôi có dịp đi cùng với gia đình đến thăm nhà văn Võ Hồng ở Nha Trang. Ông vẫn ở ngôi nhà trên đường Hồng Bàng như từ mấy chục năm nay, chỉ có khác là số nhà 53 đã đổi thành 51 và hàng chữ “Kéo chuông gọi Võ Hồng” đã sửa thành “Nhấn chuông gọi Võ Hồng”. Nhà văn vừa trở về sau một tháng nằm bệnh viện, người gầy xanh và như cao hơn. Nhưng trong câu chuyện trên sân thượng buổi chiều nắng xế, ông chẳng hề đả động gì đến sức khỏe của mình. Một chút rượu nho do ông tự pha chế như hòa thêm niềm say sưa của chúng tôi vào những kỷ niệm của nghề dạy học sống dậy trong ông. Ông cho chúng tôi xem những trang giấy úa vàng được lưu giữ cẩn thận, trong đó ghi lại những nhận xét mà học sinh một lớp học viết cho nhau theo sự gợi ý của ông, hay lời tâm sự của một người học trò cũ lưu lạc phương xa, khi gặp bi kịch, đã viết thư “xin Thầy hãy cầu nguyện cho con”.

Võ Hồng về hưu đã lâu, nhưng cuộc sống hàng ngày của ông gắn liền không chỉ với cây bút mà còn cả với viên phấn. Ông viết trên tấm bảng, trên nền xi-măng để dạy cho mấy đứa cháu nhỏ học chữ Hán, học cách làm thơ. Trong những cuốn sách của ông xuất bản gần đây, sinh hoạt học đường vẫn là đề tài vô cùng thú vị và sống động. Thương mái trường xưa có thể xem là một cuốn cẩm nang đúc kết những kinh nghiệm giáo dục bằng ngôn ngữ hình tượng. Một bông hồng cho cha, ấn phẩm đẹp ra mắt vào dịp Vu Lan, cũng là cuốn sách đọc suốt năm dành cho tất cả mọi người. Ở đây toàn là những câu chuyện dễ khiến người viết lên giọng giáo huấn, thế nhưng Võ Hồng đã truyền đến ta thông điệp của tình yêu thương bằng một giọng văn bình dị và trong trẻo như nước suối tuôn ra từ kẽ đá.

Ngồi bên Võ Hồng với đôi mắt lấp lánh và nụ cười hóm hỉnh mà tôi nghĩ đến tấm ảnh Võ Hồng với gương mặt sầu não đứng cạnh ba người con thơ dại bên ngôi mộ người vợ vừa khuất. Ba mươi bảy năm nay Võ Hồng gà trống nuôi con, và khi các con trưởng thành, du học rồi định cư ở nước ngoài, ông lại một mình với niềm vui lặng lẽ trên trang giấy. Võ Hồng đúng là một cây rừng trầm mặc như nhan đề một tập truyện ngắn đặc sắc của ông.

Trên căn gác bừa bộn sách vở, Võ Hồng sống với các nhân vật của mình. Đặc biệt, những nhân vật nông dân miền Trung của Võ Hồng chắc chắn chiếm một vị trí quan trọng trong phòng triển lãm hình tượng những người nhà quê của văn học Việt Nam. Đó là những bà Xự, bà Kinh, lão Túc, ông Trùm Đạt…, những người trông bề ngoài thật thà, đơn giản nhưng trong tận cùng tâm hồn luôn luôn ấp ủ một tình yêu sâu nặng đối với đất đai quê kiểng và chứa đựng một cái gì rất vững chãi của phong hóa Việt Nam.

Năm qua, nhà xuất bản Hội Nhà văn đã ấn hành tuyển tập truyện ngắn Võ Hồng, đây là tác phẩm phản ánh sinh động những đóng góp của nhà văn cho văn xuôi hiện đại. Rất tiếc là sách in quá nhiều lỗi. Viết thư cho tôi, Võ Hồng than phiền: “Mắt tôi kém, sức khỏe kém, mấy hôm rồi dò lại một mình, vậy mà đã phát hiện hơn 130 lỗi… Nghe nói sách sẽ phân phối về các thư viện, tôi vui vì bà con miền Bắc đọc và biết sinh hoạt của bà con miền Nam. Nhưng in sai kiểu này thì nội dung trúc trắc khó hiểu, bạn đọc nổi xung bỏ sách xuống chứ đâu còn nhẫn nại đọc tiếp”.

Nói Võ Hồng là người viết truyện tình của giới trung lưu như Cao Huy Khanh cũng đúng. Nhưng những trang văn xúc động nhất của ông vẫn là những trang viết về quê hương, ông có biệt tài thổi cái hồn vào sinh hoạt của làng quê miền Trung. Đọc ông, nhiều khi ta ứa nước mắt khi nghe một tiếng chim chèo bẻo trên cành cây, tiếng giun dế râm ran trong vườn hay tiếng người gọi nhau í ới trên con đường đầy phân trâu. Võ Hồng vẫn thường chế giễu cách nói trịnh trọng không phải lối của người bây giờ, khác với cái giọng nhà quê chân chất mà ông yêu mến và ông sợ rằng vài ba chục năm sau, cái giọng đó sẽ không còn thuần khiết nữa.

Lưu giữ được những vẻ đẹp thầm lặng ấy, Võ Hồng viết văn rõ ràng là để báo hiếu cho quê hương. Ông đã thay chúng ta đền đáp những gì mà chúng ta hưởng được từ thiên nhiên đất nước này.

                                                  . 

Hoa bươm bướm một mùa hè

Mùa hè năm 1995 là một mùa hè khó khăn đối với tôi. Từ Nha Trang, thầy Võ Hồng gửi vào một lá thư dài, sẻ chia và an ủi. Cầm lá thư của thầy, nhìn vào góc trái ở đầu trang, bao giờ cũng gặp một bông hoa với vài chiếc lá cách điệu do chính tay thầy vẽ bằng bút chì màu. Khi thì một đóa hồng. Khi một chùm hoa cúc. Khi lại một nhành lan. Để đem thêm một niềm vui cho người nhận thư – như thầy thường bảo.

Bên trong lá thư lần ấy còn kèm theo một phong bì nhỏ xíu dán kín. Phía ngoài thầy ghi: “Đây là hạt hoa bươm bướm, em tìm chỗ đất trống, lấy que xoi từng lỗ nhỏ gieo hạt vào, hằng ngày trông chừng tưới nước, tháng sau sẽ có hoa”.

Tôi biết đây là thuốc thầy gửi cho tôi. Và tôi làm theo lời thầy dặn. Trên sân thượng trước phòng làm việc có một bồn hoa, những ngày căng thẳng và mệt mỏi tôi bỏ bê chẳng thiết gì chăm sóc. Bây giờ tôi xới đất, gieo hạt và chiều chiều ngồi một mình chờ hạt nẩy mầm. Quả như thầy nói, chỉ mấy ngày sau những mầm xanh bé tí đã nhú ra và lớn dần lên. Chờ hơn tháng nữa là hoa nở kín bồn, một màu vàng dịu làm mát lòng giữa mùa hè nóng bỏng. Cái màu hoa mà tôi chỉ gặp bâng quơ trong tiểu thuyết của thầy hay lơ đãng bên những bậc thang dẫn lên phòng văn trong ngôi nhà 51 đường Hồng Bàng, giờ đây đã thành bè bạn. Màu hoa đã che chở tôi vượt qua những phiền trược suốt năm tai ương và nhọc nhằn đó.

Biết ơn thầy, tôi chăm chút giữ gìn cái bồn hoa đã gầy nên từ những hạt giống vào mùa hè năm ấy. Hoa bươm bướm như con nhà nghèo dễ tính, không dám đòi hỏi chi nhiều, thân lá mỏng manh mà chịu đựng được cả những cơn mưa xối xả lẫn những ngày nắng gắt. Hạt hoa rơi vãi xuống đất rồi thi nhau mọc lên. Cứ lứa hoa này tàn thì lứa hoa khác xuất hiện. Trong khi mấy chậu bông đắt tiền phải tốn công bón phân, tỉa lá, nhặt sâu thường xuyên mà vẫn đến lúc cằn cỗi thì hoa bươm bướm cứ điềm nhiên tồn tại. Sự điềm nhiên đó, không ngờ, cũng lan đến chính tôi, và ngẫm nghĩ lại điều quý giá nhất mà tôi có được từ bài thuốc này không hẳn là những nụ hoa rất chóng mãn khai mà là những khoảnh khắc đợi chờ hạt giống nảy mầm và xanh lên, với một cõi lòng bình thản.

Năm ngoái gia đình tôi chuyển về một căn nhà nhỏ hơn. Những cây hoa đang nở ở nhà cũ chúng tôi tặng hết lại cho người chủ mới. Nhưng tôi đã kịp mang theo một nhúm hạt hoa bươm bướm để trong cái phong bì như ngày trước thầy Võ Hồng gửi vào. Về nhà mới không có bồn hoa lớn, chúng tôi gieo hạt hoa trong những chậu đất nung đặt trước sân nhà. Và mỗi buổi sáng, tôi lại có dịp ngồi dõi xem các mầm xanh mọc lên mà ngỡ như một điều gì đó đã phục sinh giữa cuộc đời và năm tháng đang trôi đi không ngưng nghỉ này

 

Võ Hồng trong trí nhớ

  Mặc dù có dịp liên lạc qua thư từ với Thầy Võ Hồng nhiều năm trước, mãi đến mùa hè năm 1994 tôi mới có cơ duyên gặp ông lần đầu tiên. Lần đó gia đình tôi hẹn đến thăm ông cùng với các anh chị học viên trong lớp cao học do Trường Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh tổ chức ở Nha Trang. Lần đầu gặp ông mà tôi cảm thấy như mình đã quen từ lâu cái dáng người cao ráo mảnh mai, đôi mắt tinh anh giấu sau cặp kiếng lão, nụ cười hóm hỉnh và giọng nói Phú Yên thuần chất đó. Đúng như trong hình dung của tôi khi đọc văn ông và xem tấm ảnh ông đăng trên bìa tạp chí Văn, ông là một nhà giáo thuần thành và một nhà văn đôn hậu.

  Hai năm sau, lớp học ấy hoàn thành luận văn và bảo vệ tốt nghiệp ngay tại Nha Trang. Các thầy giáo từ Sài Gòn ra chấm thi đến thăm và mời ông dự lễ. Đó cũng là dịp Đài Truyền hình Việt Nam làm cuốn phim về nhà văn, nhà giáo Võ Hồng. Ông cười vui: “Lâu lắm rồi qua mới ăn mặc trịnh trọng đi dự lễ như thế này. Sáng nay anh đạo diễn còn bắt qua đi dạo ngoài bờ biển để quay phim. Ui chao, từ năm 75 đến giờ qua mới lại ra biển!”.

 Trước đó khá lâu, khoảng năm 1985 tôi chọn giúp cho nhà xuất bản Cửu Long một tập sách gồm 15 truyện ngắn của các nhà văn miền Nam. Sau nhiều lần đắn đo, giữa hàng chục truyện ngắn của Võ Hồng, tôi quyết định chọn Bên đập Đồng Cháy. Nhưng văn bản mà tôi có từ một tờ báo cũ bị kiểm duyệt cắt mất mấy câu, thế là tôi mạo muội viết thư xin ông bản thảo gốc truyện ấy để đăng nguyên vẹn tác phẩm. Chỉ mươi ngày sau tôi nhận được thư trả lời: ông bảo Nhẹ hơn cơn gió thoảng mới là truyện ngắn ông thích hơn cả. Nhưng ông vẫn gửi kèm theo bản đánh máy rõ ràng toàn văn truyện Bên đập Đồng Cháy với nhan đề ghi bằng bút chì màu.

 Những lần gặp gỡ ngắn ngủi, tôi luôn học được ở ông tính cẩn trọng và chu đáo của nghề viết. Có lần ông hỏi tôi: “Em hay viết báo, có bao giờ em giở ra đọc lại những bài báo của mình đăng mười năm trước không, có bao giờ đọc rồi thấy đỏ mặt không?”. Tôi thú thật với ông là có. Thi thoảng ông nhờ tôi chuyển bản thảo cho một tờ báo hay một nhà xuất bản nào đó. Ngoài những truyện ngắn về tuổi thơ, ông còn viết một loạt bài về chuyện học văn trong nhà trường mà ông bảo tôi đề nghị báo Yêu Trẻ đăng liên tục nhiều kỳ. Theo ý ông, tôi đưa bản thảo tập truyện đồng thoại Chúng tôi có mặt cho một nhà sách chuyên in sách Phật học mà ông tin cậy. Có một lần tôi ân hận mãi vì sơ suất của mình: tôi mang từ Nha Trang vào bản thảo truyện vừa viết về tấm gương một nữ sinh sợ môn văn đã tìm cách khắc phục nỗi sợ ấy như thế nào. Lúc đầu Võ Hồng đặt tên truyện là Gập ghềnh sỏi đá. Sau không ưng ý, ông gọi điện thoại vào bảo đổi lại là Vượt bao gập ghềnh. Tôi chủ quan, chỉ gọi điện thoại báo lại cho người biên tập mà không đến tận nhà xuất bản xem kỹ bản thảo, nên khi sách ra, tên sách trở thành Bước qua gập ghềnh! Tuổi già, không sử dụng máy vi tính, ở xa trung tâm xuất bản, lại không có một người học trò thân tín bên cạnh chăm sóc bản thảo, nhiều lần ông khổ tâm vì sách in nhiều lỗi, phải làm đính chính trước khi tặng người quen. Đó là chưa kể bệnh mất trí nhớ không tha bất cứ người cao tuổi nào. Lần gần đây nhất, cùng đến thăm ông với các anh Giang Nam, Thanh Hồ, Chinh Văn, Phạm Chu Sa, Trần Vạn Giã, tôi đã thấy ông để sẵn cuốn sổ và cây bút cạnh đầu giường, để có ai đến thăm thì hỏi tên và ghi vào đó như một thứ “nhật ký tiếp khách”.      

  Ở miền Nam trước đây, ít có nhà văn nào viết về cuộc kháng chiến chống Pháp vừa chân thực, vừa khẳng khái như Võ Hồng. Những kỷ niệm kháng chiến được lưu giữ và thăng hoa trong Hoa bươm bướmNhư cánh chim bay… Với Võ Hồng, cuộc kháng chiến đó là một vận hội của sự đoàn kết dân tộc lẽ ra không nên bỏ lỡ. Những nhà văn, nhà phê bình ở miền Nam thuộc nhiều khuynh hướng khác nhau khi nói về tác phẩm của Võ Hồng đều tỏ ra trân trọng suy nghĩ đó của ông.

  Có lẽ ít ai biết rằng nhà văn có những đóng góp quan trọng cho văn học hiện đại như Võ Hồng, nổi tiếng từ những năm 1960, mà sau ngày hòa bình đã được “kết nạp” lại vào Hội Nhà văn Việt Nam. Trong một phụ san của báo Văn Nghệ in danh sách các nhà văn hội viên, Võ Hồng cùng với Sơn Nam nằm trong số những “hội viên dự bị”. Được xếp vào khuynh hướng văn học “yêu nước và tiến bộ” mà sau ngày thống nhất hơn mười năm, ông mới chính thức “tái xuất giang hồ” với tiểu thuyết Thiên đường ở trên cao.

  Võ Phiến có lần trách móc một cách tế nhị: “Võ Hồng quả được an thân. Chế độ này qua chế độ kia, thế cuộc bao phen đổi thay, ông vẫn an, vẫn nhàn, vẫn khỏe. Vẫn viết lách để răn đời. Răn toàn điều lành…”. Thật ra thì Võ Hồng đâu có bao giờ phủ nhận rằng ông làm văn học cũng là làm giáo dục và ông đâu có đối lập nghệ thuật với đạo đức. Đến lúc xã hội suy đồi đầy ung nhọt, người ta mới thấy văn chương của ông có ý nghĩa như thế nào. Từ năm 1973, trong truyện ngắn Mong manh một thoáng ông đã tả một người phụ nữ đoan chính quyết từ bỏ mối tình sâu đậm với một viên chức chỉ vì chứng kiến anh ta lạnh lùng nhận lấy những đồng tiền xương máu của một bà cụ nghèo khó lo lót xin tha cho người con bị bắt oan. Câu chuyện có vẻ lý tưởng hóa, nhưng ngày nay đọc lại bỗng giật mình: xã hội bây giờ hình như đã quen sống với những viên chức như vậy và liệu còn bao nhiêu những người phụ nữ nhạy cảm như cô Bạch Huệ?

   Trước Tết Quý Tỵ, tôi đến chơi với một người bạn thân ở Trạm Hành, Cầu Đất, cách Đà Lạt 25 cây số trên quốc lộ 20 dẫn về Phan Rang. Đứng trên triền dốc nhìn xuống bạt ngàn đồi chè và cà-phê xanh mượt, tôi nhớ đến tiểu thuyết Hoa bươm bướm của Võ Hồng. Câu chuyện về một người thanh niên đi tản cư đến Trạm Hành, mong có cơ hội làm việc gì có ích cho kháng chiến và khi cơ hội ấy đến thì lại quyến luyến trước khi xa lìa cảnh vật và con người nơi đây. Không biết trong ấy có bao nhiêu yếu tố tự truyện, nhưng chắc chắn Võ Hồng đã thông thuộc miền đất này mới miêu tả được như vậy. Từ ấy đến nay, người không thiết gì ra đến biển dù chỉ cách mấy con phố, chắc cũng không có dịp nào trở về núi đồi chốn cũ.

  Nghe tin Võ Hồng tạ thế, Đặng Tiến bảo rằng cần phải có thời gian để giải mã văn chương Võ Hồng. Có lẽ cũng cần phải có thời gian để hiểu con người Võ Hồng, xem đằng sau cuộc đời lặng lẽ, trầm mặc đó có thật là sự an thân, an nhàn hay không; hiểu được tại sao ông chấp nhận dừng chân một chỗ, trụ lại trong tín ngưỡng nghệ thuật của mình, giam mình trong thế giới đó để “hoài cố nhân”. Ông đã dành cho những người con của mình đi xa thay cho cha. Và dành cho những đứa con tinh thần của ông đi xa thay cho người khai sinh ra nó.

GS Phan Văn Trường, thành công do tự học cả đời người

 

Chính vì vậy, dù đã ở tuổi 75, nhưng ông vẫn giữ thói quen dậy từ 4 giờ sáng để tự học. Kỹ năng này đã đem đến cho ông một sự nghiệp thành danh khi trở thành lãnh đạo quản trị cấp cao của nhiều tập đoàn lớn trên thế giới dù tốt nghiệp ngành kỹ sư cầu đường.

Ông cũng từng thẳng thắn: “Tất cả những gì tôi học được đều là học từ sau khi tôi tốt nghiệp”.

Tự học ngoại ngữ từ những… áp lực

Chia sẻ về cuộc đời mình, GS Phan Văn Trường kể lại, ông từng sang Pháp, học trường nội trú từ năm 17 tuổi. 4 năm sau, ông thi đỗ Trường Quốc gia Cầu đường của Pháp. Mặc dù vậy, vốn liếng tiếng Pháp của ông cũng chỉ ứng dụng được ở phần viết, còn giao tiếp rất kém, gần như không nói được.

“Tôi nhớ mãi cảm giác lạc lõng khi trong những giờ ra chơi, các bạn thường xúm lại kể chuyện tiếu lâm cho nhau nghe rất vui vẻ. Trong nhóm ấy có cả hai anh em ruột là người Việt sinh ra tại Pháp, nhưng cứ thấy mình “chui” vào trong nhóm đó để được cùng nói chuyện thì tụi bạn lại tan hết. Với chúng, tiếng Pháp tôi nói là thứ tiếng ở đâu đấy”.

Cũng chính điều đó đã thôi thúc ông phải tự học tiếng Pháp. GS Phan Văn Trường đã đi tìm mua một cuốn truyện tiếu lâm của Pháp. Cứ vào ngày cuối tuần, ông lại ở nhà tự học thuộc lòng những câu chuyện tiếu lâm đó trước gương. Thậm chí, ông còn tập uốn lưỡi như người Pháp để làm sao mình có thể nói được tiếng Pháp như người Pháp.

Đến khi ông bắt đầu kể những câu chuyện tiếu lâm, thấy tụi bạn xúm xung quanh “cười vỡ bụng”, lúc đó, ông biết mình đã thành công.

“Tôi đã tự học tiếng Pháp như thế”.

“Tôi thấy rõ ràng cùng là người Việt, nhưng chính những đồng hương của mình tại Pháp cũng cảm thấy không có sự thú vị khi nói chuyện với mình. Do đó, tôi học tiếng Pháp từ cái động lực, đó là bị chạm vào lòng tự ái”, GS Phan Văn Trường nhớ lại.

GS Việt từng đàm phán 60 tỷ USD: 'Tự học ngoại ngữ từ những áp lực'

"Tôi tự học tiếng Pháp vì bị chạm vào lòng tự ái" (Ảnh: Kiều Thanh)

Là người Việt học tại Pháp, nhưng khi đi làm, ngôn ngữ được GS Phan Văn Trường sử dụng nhiều nhất lại là tiếng Anh.

Ông nói, giờ đây, mình có thể sử dụng hai thứ tiếng khác trôi chảy như tiếng mẹ đẻ là tiếng Anh và tiếng Pháp. Nhưng việc học được tiếng Anh cũng là do xuất phát từ những áp lực.

“Khi đi thương thuyết bằng tiếng Anh với người Anh, mình thấy họ đứng “tay trên” mình, không phải vì họ giỏi hơn, mà vì họ đang thương thuyết bằng ngôn ngữ mẹ đẻ”.

Do vậy, ông quyết định không thể để họ đứng thế “tay trên” bằng cách tự tạo ra áp lực học tiếng Anh.

Điều đó đã góp phần giúp ông thương thuyết thành công các hợp đồng có tổng giá trị lên tới hơn 60 tỷ USD trong 40 năm sự nghiệp.

Hay ngay cả trong những ngày đầu trở về quê hương, ông cũng từng rất chật vật để học lại… tiếng Việt.

“Khi ấy, tôi đi thỉnh giảng tại một trường đại học ở Saigon, nhiều sinh viên than phiền rằng họ chỉ hiểu được 70% những điều tôi nói dù rất hứng thú với kiến thức được học. Tôi đã phải xin lỗi họ và quyết tâm khắc phục điểm yếu bằng cách nỗ lực học lại tiếng Việt mọi lúc mọi nơi. Tôi cố gắng vừa viết, vừa đọc, vừa tra từ điển và học từ chính sinh viên của mình”.

Do đó, GS Phan Văn Trường cho rằng, có hai cách để tự học ngôn ngữ, là tạo nên động lực bằng áp lực hoặc tình yêu.

“Động lực bằng tình yêu cũng rất dễ. Giờ đây, có rất nhiều bài hát chứa phụ đề với ý nghĩa đơn giản. Chúng ta có thể học thông qua các bài hát. Ngoài việc học chữ, mình còn học cả văn hóa của họ. Khi học như thế, mình nhập tâm nhanh lắm! Và khi đã nhập tâm, mình dùng được ngôn ngữ của người ta vì mình hiểu được luôn cả văn hóa nước họ”.

GS Việt từng đàm phán 60 tỷ USD: 'Tự học ngoại ngữ từ những áp lực'

Người Pháp cũng không giỏi hơn người Việt Nam khi học tiếng Anh, bởi họ cũng học y hệt như cách của người Việt Nam, là lối học hàn lâm, tưởng rằng học ngoại ngữ là phải học bằng trí óc. (Ảnh: Kiều Thanh)

Mặt khác, GS Phan Văn Trường cũng cho rằng, học ngôn ngữ không thể học bằng khối óc, trí tuệ mà phải học bằng sự cảm nhận.

Ông lấy ví dụ, nước Pháp từng đầu tư rất nhiều cho việc dạy và học tiếng Anh, nhưng hiệu quả chưa được như mong muốn.

“Người Pháp cũng không giỏi hơn người Việt Nam khi học tiếng Anh, bởi họ cũng học y hệt như cách của người Việt Nam, là lối học hàn lâm, tưởng rằng học ngoại ngữ là phải học bằng trí óc”.

Ông nhớ lại, năm 1988, công ty Pháp mà ông làm việc được sáp nhập với một công ty của Anh. Ban giám đốc quyết định giữ tên công ty là tên Pháp, nhưng trong công ty, ngôn ngữ duy nhất và chính thức được sử dụng lại là tiếng Anh.

“Việc người Pháp phải dùng tiếng Anh, lúc đầu đã dẫn đến những câu chuyện kinh khủng”, ông nói.

Trong vòng 1 năm, gần 90% nhân sự người Pháp phải dùng tiếng Anh. Thậm chí, khi những mâu thuẫn, bất đồng xảy ra, họ vẫn phải… cãi nhau bằng tiếng Anh. Những lần căng thẳng, bao giờ người Pháp cũng thua. Theo ông, đôi khi họ thua không phải vì kém chuyên môn kỹ thuật mà vì không sử dụng và làm chủ được tiếng Anh.

Nhưng cuối cùng, cả công ty đã học được rất nhiều thứ từ người Anh, không chỉ về mặt ngôn ngữ mà còn học được cả văn hóa, sự đối đãi với nhau trong xã hội,…

Tự học chiếm 90% sự học

Từng đảm nhiệm các chức vụ cấp cao tại nhiều tập đoàn lớn trên thế giới như Chủ tịch Alstom Power châu Á, Chủ tịch Suez Đông Nam Á,…; được nước Pháp tặng Huân chương cao quý Hiệp sĩ Bắc Đẩu Bội Tinh, nhưng GS Phan Văn Trường thường nhìn nhận mình là “một kẻ may mắn”.

“Tôi được đào tạo là kỹ sư cầu đường của Pháp, nhưng cả cuộc đời tôi chưa bao giờ xây cầu, xây đường, thậm chí còn chưa bao giờ vẽ cầu hay vẽ đường. Khi tôi tốt nghiệp, việc đầu tiên tôi làm là đi dạy về kinh tế dù chưa bao giờ học về kinh tế hay lấy bằng về kinh tế”.

Thế nhưng, ông lại trở thành là một trong số những giáo sư giỏi nhất dạy về kinh tế trong trường đại học kinh tế.

Phần lớn thời gian tiếp theo trong sự nghiệp, ông tham gia kinh doanh, là lãnh đạo quản trị cấp cao của tập đoàn công nghiệp điện với 25.000 nhân viên; sau đó là đường sắt cao tốc, cấp nước đô thị, dầu khí tại Pháp.

Những lĩnh vực này, ông chưa bao giờ được học, được đào tạo nhưng đều thành công.

Do đó, ông cho rằng, cuộc đời không nằm ở bằng cấp, không nằm ở trình độ học mà nằm ở việc mình luôn luôn tự học.

“Tự học chiếm 90% sự học của mình. Tất cả những gì tôi học được đều là học từ sau khi mình tốt nghiệp. Đó là sự không ngừng tự bồi đắp những kỹ năng như học quan sát, học lý luận, học truyền thông - tức nói và lắng nghe, học suy diễn, phân tích, đánh giá, học tâm lý con người,… Những thứ đó mới làm mình thành công”, ông nói.

Ngoài ra, ông rất chú trọng việc học cách dùng bàn tay, bàn chân, đi vào các lab thay vì học chữ và kiến thức trong sách vở.

Nhưng ông cũng cho rằng, việc tự học là điều khó nhất vì nó kéo dài suốt cả cuộc đời. Vì thế, ở tuổi 75, GS Phan Văn Trường vẫn giữ thói quen dậy từ 4 giờ sáng để tự học. Đến 6 giờ sáng, ông đã có thể nắm bắt hết tất cả các sự kiện đã xảy ra trên thế giới trong đêm vừa qua.

“Nếu mình chỉ vịn vào bằng cấp mình có được mà không tự học, chỉ 5 năm sau khi tốt nghiệp, mình sẽ thụt lùi so với cuộc sống hiện tại và bị đào thải”.

China and the US: Who Has More Influence in Vietnam? - Tác giả Mengzhen Xia and Dingding Chen





Vừa đa đảng, vừa độc tài: 7 thủ thuật dàn xếp bầu cử của Trung Quốc- Tác giả Y Chan


Rằng khác thì cũng thật là khác, mà quen thì cũng thật là quen.

Thể chế chính trị của Trung Quốc và Việt Nam lâu nay vẫn được xem như anh em song sinh: Trung Quốc thế nào thì Việt Nam thế ấy. Hệ thống bầu cử của hai nước cũng được đánh giá tương tự.

Tìm hiểu về bầu cử tại Trung Quốc vì thế có thể giúp người đọc hiểu thêm phần nào đó về tình hình tại Việt Nam.

Các vấn đề thường được nêu ra trong bầu cử tại Việt Nam đều xuất hiện ở Trung Quốc, như các thủ thuật “hiệp thương” để loại bỏ ứng viên độc lập, việc một người trong gia đình đại diện cho cả nhà bỏ phiếu, hay sự xuất hiện của các ứng viên có chức năng “bình hoa di động” làm màu cho cuộc bầu cử.

Tuy vậy, hình thức bầu cử tại hai quốc gia này vẫn có nhiều điểm khác biệt quan trọng.

Ở Trung Quốc, cơ quan tương ứng với Quốc hội là “Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc” (National People’s Congress – NPC), thường được gọi tắt là “Toàn quốc Nhân đại” hay “Nhân đại” (人大). Với khoảng 3.000 thành viên, đây được xem là cơ quan nghị viện lớn nhất thế giới. Tất cả các chức danh lãnh đạo chủ chốt nhất của nhà nước, từ chủ tịch, phó chủ tịch nước đến thủ tướng, chánh án Tòa án Tối cao, viện trưởng Viện Kiểm sát Tối cao… đều được cơ quan này chọn ra.

Hệ thống “nhân đại” của Trung Quốc có năm cấp từ trên xuống: trung ương -> tỉnh -> thành -> huyện -> hương.

Các đại biểu cấp trung ương, tức Quốc hội, không phải do dân trực tiếp bầu ra mà được lựa chọn gián tiếp. Họ được “nhân đại” ở cấp dưới bầu, và đại biểu cấp đó lại do cấp thấp hơn bầu ra. Chỉ có đại biểu hai cấp thấp nhất, huyện và hương, là được cử tri trực tiếp bỏ phiếu chọn.

Trong khi đó, tại Việt Nam, đại biểu Quốc hội và đại biểu hội đồng nhân dân được chọn ra bằng hình thức bầu trực tiếp.

Bầu cử – quá trình để tất cả người dân đưa ra lựa chọn – vốn thường có yếu tố bất định. Bầu cử càng dân chủ, càng tự do, càng nhiều lựa chọn, kết quả lại càng khó đoán trước. Mặt khác, mọi thể chế toàn trị đều cần đảm bảo quyền lực tập trung về tay mình.

Chính quyền Trung Quốc làm thế nào để vừa tổ chức bầu cử dân chủ – theo định nghĩa của họ, vừa đảm bảo kết quả cuối cùng theo đúng ý muốn?

Trong nghiên cứu “Playing by the rules: How local authorities engineer victory in direct congressional elections in China” được đăng trên Journal of Contemporary China năm 2017, tác giả Zhongyuan Wang, giảng viên ngành khoa học chính trị thuộc Đại học Phúc Đán, Trung Quốc, thông qua khảo sát thực địa đã chỉ ra những chiến lược và cách thức kiểm soát bầu cử của chính quyền trung ương đối với các cuộc bầu cử tại địa phương.

Người viết liệt kê một số điểm đáng chú ý trong nghiên cứu trên.

1. Ứng viên gà nhà luôn áp đảo

Theo Luật Bầu cử của Trung Quốc, gần như ai cũng có thể ra ứng cử trong các cuộc bầu cử tại địa phương.

Luật quy định các ứng viên có thể do những chính đảng giới thiệu, gọi là “tổ chức đề cử”, hoặc do nhóm nhiều hơn 10 cử tri hay đại biểu khác giới thiệu, được gọi là “liên danh đề cử”.

Các ứng viên của “tổ chức đề cử” tuyệt đại đa số đều do Đảng Cộng sản kiểm soát. Có một điểm cần đề cập là trên danh nghĩa, Trung Quốc hiện có tất cả chín đảng phái chính trị. Trên thực tế, ngoài Đảng Cộng sản nắm quyền tuyệt đối, tám đảng còn lại đóng vai trò như các tổ chức mặt trận, phối hợp với chính quyền thực thi các chính sách được ban ra. Vì vậy, các ứng viên do tổ chức đề cử, bất kể là đảng viên nơi đâu, về bản chất đều là người của chính quyền.

“Liên danh đề cử” là con đường duy nhất khả dĩ để các ứng viên độc lập tham gia. Tuy nhiên, chính quyền cũng kiểm soát phần lớn cuộc chơi, biến con đường này thành một cái ngõ hẹp.

Với yêu cầu chỉ cần 10 người đề cử, đảng cầm quyền dễ dàng tạo ra những ứng viên độc lập trên danh nghĩa. Trong nhiều trường hợp, các ứng viên ban đầu được tổ chức đề cử sẽ được chuyển thành liên danh đề cử nhằm đảm bảo tỷ lệ ứng viên phù hợp, giúp tạo ra hình ảnh cuộc bầu cử công khai, công bằng và có cạnh tranh thực sự.

2. Cử theo cơ cấu, bầu bằng hiệp thương

Các ứng viên thật sự không có liên hệ gì với chính quyền phần lớn bị đánh rớt ngay từ vòng đăng ký: họ không đáp ứng tỷ lệ cơ cấu (proportion structure).

Tỷ lệ cơ cấu là tiêu chuẩn được đưa ra nhằm đảm bảo các nhóm dân cư khác nhau đều có đại diện được bầu. Những sắc tộc khác nhau, các nhóm tôn giáo, những người thuộc các “chính đảng” khác, phụ nữ, hay đại diện các ngành nghề như công nhân, nông dân, trí thức… đều được giao tỷ lệ nhất định tham gia ứng cử.

Cơ cấu này là rào cản đầu tiên được áp dụng linh hoạt để loại bỏ các ứng viên tự do. Nghiên cứu dẫn trường hợp một luật sư nam tại Thâm Quyến đã phải rút lui khi chính quyền địa phương thông báo khu vực đó chỉ có suất dành cho ứng viên nữ.

Rào cản thứ hai là một quy trình tương tự như ở Việt Nam, được gọi là “uẩn nhưỡng” (cất rượu) và “hiệp thương”. Nó được thực hiện theo phương pháp “ba lên, ba xuống” (three ups, three downs).

Danh sách các ứng viên sẽ được ủy ban bầu cử rà soát một lần (lên), gửi cho các nhóm cử tri đại diện họp thảo luận cho ý kiến (xuống). Kết quả thảo luận được tập hợp lại gửi cho cơ quan phụ trách bầu cử (lên) và thông báo cho tất cả cử tri để nhận phản hồi (xuống). Phản hồi được tập hợp lần nữa trình cho ủy ban bầu cử để chốt danh sách chính thức (lên), và cuối cùng công khai kết quả (xuống).

Các cuộc họp lên lên xuống xuống này vừa là công cụ để loại những ứng viên độc lập “không phù hợp”, vừa là diễn đàn để những ứng viên của chính quyền tiếp cận và tranh thủ sự ủng hộ của cử tri.

3. Phù phép bản đồ đơn vị bầu cử

Việc kiểm soát cử tri được thực hiện từ trước khi tổ chức bầu cử. Thông qua các cuộc khảo sát, chính quyền nắm được số lượng cử tri, ý định bỏ phiếu của họ, từ đó đưa ra kế hoạch tổ chức bầu cử sao cho có lợi nhất cho ứng viên của mình.

Một trong những biện pháp hữu hiệu nhất là phân chia khu vực bầu cử, hay “gerrymandering” (vẽ lại bản đồ khu vực bầu cử).

Lợi dụng các quy định phức tạp và lắt léo của luật, các quan chức phụ trách bầu cử thường tùy tiện tách hay nhập các khu vực. Như trường hợp một huyện ở tỉnh Quý Châu, khi nhận thấy ứng viên của đảng có thể không đạt đủ đa số phiếu như yêu cầu, các quan chức nơi đây đã gom thêm các khu dân cư khác vào tạo thành đơn vị bầu cử mới.

Một trường hợp khác là khi một giáo sư đại học ở Bắc Kinh tự ra ứng cử. Không muốn ứng viên độc lập này trúng cử, chính quyền đã tách đơn vị bầu cử là trường đại học ra làm hai, một dành cho cán bộ nhân viên của trường, một dành cho sinh viên. Bằng cách đó, các sinh viên không thể bầu cho giáo sư của mình.

Những khu vực cách xa nhau về địa lý cũng có thể bị gom lại thành một đơn vị bầu cử, như các cơ quan công sở thuộc cùng hệ thống được gom lại để đảm bảo ứng viên, thường là quan chức đứng đầu cơ quan, đạt đủ số phiếu.

Vẽ lại bản đồ khu vực bầu cử không chỉ xuất hiện ở Trung Quốc mà còn là công cụ ưa thích và gây rất nhiều tranh cãi tại Mỹ (đọc thêm về “gerrymandering” tại Mỹ tại đây).

Ngoài ra, các cử tri được khuyến khích đăng ký bầu cử theo đơn vị công tác. Bằng cách đó, họ dễ bị kiểm soát và thuyết phục bầu theo chủ trương của cơ quan mình làm việc. Chính quyền chỉ cần làm việc với những người đứng đầu các cơ quan – lúc này đóng vai trò như “cò phiếu” – đảm bảo kết quả cuối cùng như ý muốn.

4. Không cần đi bầu vẫn được tính phiếu

Luật Bầu cử của Trung Quốc cho phép việc bầu hộ (proxy voting). Một người có thể ủy quyền cho người khác bỏ phiếu giúp mình. Mỗi người được thay mặt tối đa ba người bỏ phiếu. Nghĩa là, một người có thể bầu tối đa bốn phiếu (một cho mình và ba cho người khác).

Quy định bầu cử trực tiếp đại biểu là “hai lần quá bán” – hơn một nửa số lượng cử tri đã đăng ký tham gia bỏ phiếu, và người trúng cử đạt được hơn một nửa trong tổng số phiếu đó.

Với quy định bỏ phiếu hộ, trên lý thuyết, chính quyền chỉ cần 1/8 số cử tri đã đăng ký xuất hiện, hay 12,5% cử tri là đủ để thực hiện cuộc bầu cử đúng luật. Đây là con số cử tri đã đăng ký (registered voters). Nếu tính tất cả những cử tri đủ điều kiện (eligible voters) nhưng không đăng ký, tỷ lệ này còn thấp hơn nữa.

Trên thực tế, chính quyền địa phương thường tập trung nguồn lực vận động những người đứng đầu các đơn vị công tác và các chủ hộ gia đình. Nhờ vậy, họ có thể huy động lượng phiếu bầu hợp lệ với chi phí thấp nhất.

5. Tam ca và tam cấm

Các phương tiện truyền thông ở Trung Quốc luôn nằm dưới sự kiểm soát toàn diện và chặt chẽ của chính quyền. Trong các cuộc bầu cử, toàn bộ hệ thống báo chí truyền hình lẫn công cụ mạng xã hội đều được vận động để thực hiện công tác tuyên truyền.

Các thông điệp tuyên truyền thường có ba phần, có thể gọi tắt là “tam ca”. Một là ca ngợi hệ thống bầu cử dưới sự lãnh đạo của đảng, khẳng định chỉ có đảng mới có thể giúp người dân thực sự làm chủ. Hai là phổ biến các kiến thức về luật và quy trình bầu cử để cử tri thực hiện đúng cách. Cuối cùng là ca ngợi tính ưu việt của chế độ “dân chủ xã hội chủ nghĩa” (socialist democracy).

Ngoài “tam ca”, truyền thông còn có “tam cấm”. Một là cấm đưa tin về hoạt động của các ứng viên độc lập hay các chiến dịch tranh cử cá nhân. Hai là cấm bàn đến các chủ đề nhạy cảm. Và ba là cấm đưa tin tiêu cực về bầu cử.

6. Suất diễn cho các “bình hoa di động”

Một chiến thuật tinh tế được sử dụng rộng rãi trong các kỳ bầu cử ở Trung Quốc là việc cho xuất hiện các “bình hoa di động”: những ứng viên đóng vai trò làm nền cho các ứng viên thực sự.

Những người này được mời, hay thậm chí bị gây áp lực buộc phải ra ứng cử. Họ thường là cán bộ ở cấp thấp trong tổ chức, hoặc người có rất ít kinh nghiệm, không có thành tích gì nổi bật, hay chỉ đơn giản là tên có nhiều nét hơn và sẽ bị xếp dưới cùng trong danh sách (tương tự như tên nằm cuối bảng chữ cái của tiếng Việt).

Những trường hợp thực tế như việc một cán bộ tầm tầm ở huyện ghi danh “cạnh tranh” với lãnh đạo huyện đó, hay một công nhân trẻ tuổi ứng cử cùng đơn vị với cảnh sát trưởng của khu vực.

Bộ máy tuyên truyền của Trung Quốc thường dùng các trường hợp này để nhấn mạnh tính ưu việt của thể chế. Họ cho rằng đó là bằng chứng cho thấy bất kỳ ai, kể cả “người thường”, cũng có thể cạnh tranh với quan chức lãnh đạo, trái ngược với bầu cử của phương Tây, được họ mô tả chỉ là cuộc chơi độc quyền của giới nhà giàu.

7. Vẫn có chỗ cho những bất ngờ

Không phải mọi kết quả của cuộc bầu cử đều diễn ra theo ý muốn của chính quyền.

Luật Bầu cử năm 2010 quy định cử tri có thể bầu hay loại bỏ ứng viên trong danh sách, hoặc bầu cho một ứng viên bất kỳ nào khác.

Vào kỳ bầu cử đại biểu năm 2001 – 2002, theo báo cáo, trên cả nước có hơn 8.000 ứng viên được cử tri tự ghi thêm vào (write-in candidates) và đạt đủ số phiếu để trúng cử.

Các cuộc bầu cử địa phương còn thể trở nên vô hiệu khi không có đủ số lượng cử tri tham gia. Một báo cáo được dẫn ra trong nghiên cứu cho biết trong kỳ bầu cử năm 2006 – 2007, có 1,7% các cuộc bầu cử ở cấp hương và 1,3% bầu cử cấp huyện vô hiệu vì không có đủ cử tri bỏ phiếu.

Nghiên cứu chỉ ra vấn đề của chính quyền khi phải cân bằng giữa chuyện kiểm soát kết quả bầu cử và làm sao để bầu cử còn có ý nghĩa. Càng tăng cường các biện pháp cấm đoán, kiểm soát, người dân càng không thấy có lý do tham gia bầu cử. Chính quyền vì vậy sẽ mất đi tính chính danh có được từ các cuộc bầu cử giả hiệu đó.

Bầu cử đại biểu cấp địa phương tại Trung Quốc không phải là cuộc bầu cử duy nhất mà người dân được trực tiếp bỏ phiếu quyết định. Tại các thôn làng, trong hơn 30 năm qua, người dân đã được trực tiếp bầu chọn ra trưởng thôn và ủy ban quản lý thôn. Nhiều người đánh giá đây mới là hình thức bầu cử dân chủ nhất đang tồn tại ở Trung Quốc, với các ứng viên độc lập thật sự và kết quả thường không nằm trong sự kiểm soát của chính quyền.

 

Tài Liệu Tham Khảo

 

Ahead of Vietnam’s One-Party Elections, the State Punishes Online Calls for Democracy - Tác giả Tessa Wea

 

To secure its monopoly on power, the Communist Party bends the rules, bans the competition, and dominates the digital landscape.

Unlike its counterpart in China, the ruling Vietnamese Communist Party (VCP) has not felt the need to banish popular U.S.-based social media platforms from its domestic internet. In fact, Vietnam is home to the seventh-largest population of Facebook users in the world. Yet the party has been able to maintain control over the digital sphere with alarming efficacy. Online dissent is strictly punished, thousands of pro-government commentators shape prevailing narratives, and users’ activities are intensely monitored. 

These tactics have been on full display ahead of the May 23 legislative elections, resulting in flagrant abuses against users and growing pressure on international platforms. 

In many ways, the elections are nothing more than the ritual reaffirmation of a decades-old political monopoly. The VCP is the only party allowed on the ballot. Although some independent candidates have been permitted to run, they are subject to vetting by a VCP-controlled body. In the 2016 elections, this resulted in the disqualification of over 100 would-be candidates, including many prominent civil society activists, and the VCP was awarded 473 of the 500 seats in the National Assembly. Vietnam’s score of 18 out of 100 in Freedom House’s Election Vulnerability Index reflects this low level of political rights and high likelihood of repression, as well as the tightly controlled online sphere. 

While social media platforms are generally accessible in the country, authorities use numerous vaguely worded laws to punish would-be candidates for their online activity. Soon after announcing his intention to run as an independent candidate, Tran Quoc Khanh was arrested in March on charges of using Facebook Live to “distort information against the state, causing public confusion.” Le Trong Hung, another popular social media activist who had sought to run as an independent, was arrested on March 27 for similar offenses. Three friends were detained and interrogated for multiple days in early April in relation to a Facebook chat in which they simply discussed procedures for nominating independent candidates. Journalists have faced even harsher penalties based on spurious charges of disseminating “anti-state” materials. Pham Chi Dung was sentenced to 15 years in prison in January, while two fellow journalists from his association were handed 11-year sentences. 

Even as it jails high-profile users, the regime manipulates online discourse through an electronic army of paid commentators. A unit of approximately 10,000 people hired by the government, known as Force 47, disseminates propaganda, harasses dissidents, and attacks opposition figures on platforms including Facebook and YouTube. Force 47 is believed to submit complaints en masse to social media companies in order to have targeted content or accounts removed. Separately, “public opinion shapers” engage in similar tactics on a voluntary basis. Through their combined efforts, these two cyber forces effectively augment state control over traditional media by disrupting and distorting alternative sources of news and information online. 

Over the years, the government has also stepped up its direct pressure on social media companies. In November 2020, Facebook staff reportedly told Reuters that Vietnamese authorities had threatened to block the platform unless it removed significantly more “anti-state” content. Earlier in the year, some Facebook servers had been taken offline until the company agreed to a similar promise. These types of demands have led the government to boast in recent months about unprecedented levels of compliance, alleging that Facebook and Google have been meeting 95 percent and 90 percent of Hanoi’s content-restriction requests, respectively. Though officials benefit from inflated claims of cooperation, platforms have confirmed a sharp spike in censorship. Facebook reported a 983 percent increase in content restrictions in the first half of 2020. Authorities have also imposed heavy fines and suspensions on digital publications due to critical comments on their platforms. 

To curb these repressive practices and encourage political pluralism in Vietnam, democratic governments should emphasize respect for human rights in their dialogues with Vietnamese officials. Diplomats should point to positive examples of states in the region that have undergone democratic reforms, and contrast them with regimes that engendered instability by stubbornly centralizing power. Major democracies – particularly the United States – should dramatically step up cyber diplomacy to roll back laws that compel companies to abuse internet freedom. 

For their part, companies should use all available instruments to resist state demands to remove nonviolent political, social, and religious expression. If they cannot resist in full, the firms should limit restrictions as much as possible, document removal requests, and notify users as to why their content is being taken down. Companies must also resist demands to store personal data in countries where it may be used to identify and punish government critics. 

Regimes that engage in censorship are emboldened by the silence of democratic states and the complicity of social media giants. The run-up to elections in Vietnam has clearly demonstrated that the VCP is committed to maintaining the status quo of political repression and rejecting calls for popular representation. But social media platforms and the democracies that gave rise to them should make it equally clear that they will push back against such repression and raise the costs for Hanoi. If ordinary users are brave enough to risk 15-year prison sentences by insisting on their fundamental rights, powerful international actors should have the courage to stand with them

Thứ Sáu, 21 tháng 5, 2021

Examining the American Medical Association's racist history and its overdue reckoning





The dangerous secrets inside the Secret Service, and how the agency has been shortchanged





Why China Created Its Own Digital Currency





Clashes in Jerusalem hours after Israel-Palestinian ceasefire





Paris và tham vọng đô thị xanh của thế kỷ 21





Bắc Cực trở thành điểm nóng cả về khí hậu lẫn địa chính trị





Đối đầu Israel và Hamas, hay trò chơi "tên lửa và lá chắn" ?





Lợi thế của Seoul trong thượng đỉnh Mỹ - Hàn đầu tiên dưới thời Biden





Giá cả leo thang giữa đại dịch, ai bị ảnh hưởng?





Con Đường Tìm Kiếm Tự Do - Tác giả Nguyễn Đ. Quyền

 

Một sáng tháng Tư năm 1980, 5 năm sau tháng Tư định mệnh gãy súng năm 1975, tình cờ tôi gặp lại anh CBT, người đàn anh trong quân trường.  Anh vừa trốn trại tù kêu án 15 năm, vì tổ chức vượt biên khi bắt có súng. Chúng tôi gặp nhau mừng mừng tủi tủi. Sau đó anh cùng tôi tạm trú lậu tại nhà người chị nuôi THNB của tôi, cùng nhau bàn tìm cách đi thôi vì không thể ở được với chính quyền tàn ác, dã man này. Kế hoạch vượt biên hình thành, sau gần 6 tháng ròng rã tìm người, tìm khách, tìm tàu, tìm bến bãi, mua dầu… Giờ thì đâu đã vào đó,chỉ đợi giờ G.

Tháng Chạp năm 1980 trời yên biển lặng. Anh CBT chạy ghe taxi tới chỗ ghe tôi neo đậu ngoài sông lớn. Anh lên đứng trên mui ghe và nói vài câu trấn an anh chị em thuyền nhân, cám ơn mọi người đã đồng lòng cùng nhau đi tìm con đường sống.  Anh cầm 2 chai rượu NAPOLEON trên tay và tuyên bố khi ra tới cửa biển thì sẽ khui rượu ăn mừng.  

Anh ghé tai tôi nói nhỏ, bảo tôi lục soát túi mọi người xem có súng thì tịch thu, phòng hờ vì trong số khách có 2 đứa con bác sĩ và công an, tôi chưng hửng vài phút, nhưng rồi cũng làm tròn phận sự.

Sau 13 ngày nằm chờ trên ghe, giờ được anh phất cờ,mọi người nhìn anh như là vị anh hùng, như được thoát gông cùm, hoan hỉ lớn tiếng hoan hô anh, hoan hô nhau. Cũng may ngoài sông lớn không có ai nghe.

Anh xuống ghe đi vào, không quên giơ tay chào hẹn tối gặp. Lúc 4:30 chiều tôi ra lệnh nhổ neo. Chạy chừng hơn nửa tiếng thì gặp chiếc ghe thứ hai lúc trời sập tối. Tôi cho neo đậu lại nấu cơm ăn no sẵn sàng, đợi tối hẳn lên đường. Đang ăn có người báo thấy chiếc ghe nhỏ đi về phía mình. Ai ai cũng nhìn nhưng xa quá không thấy rõ, chừng thấy được thì hỡi ơi, trên ghe có 4 người mặc đồ dân phòng. Một cây súng hướng về tàu chúng tôi kêu đứng lại. Tôi lật đật kêu tài công quay máy chạy. Ghe kia nổ máy chạy được, còn tài công của ghe tôi run run quay máy không nổ, và tàu kia chạy tới cột vào tàu.

Tôi tính nhanh trong đầu là sẽ phóng vào tên cầm súng xô té xuống sông là xong. Tôi quay qua nói nhỏ với nhóm trai trẻ trong ghe, dặn họ khi nào nghe tiếng hét của tôi thì xông lên thành ghe tiếp sức.  Nhìn khuôn mặt anh em rất cương quyết tôi thấy an tâm.  Tôi nói chuyện và dụ nó tới vừa tầm phóng.  Lúc trước tôi học JUDO từng phóng qua 10 người mà, thì trên cao nầy sẽ phóng dễ như ăn cháo mà thôi. Không hiểu sao, có thể do tôi tự tin quá nên nó đề phòng, nó dãn giây dài ra và lần về phía sau tay lái, tôi cũng lần theo cúi đầu vào ô cửa sổ thông báo cho nhóm trai trẻ biết, dặn họ đổi chỗ về phía sau và khi nghe tiếng hét thì tiếp ứng. Anh em gật đầu. Nhưng khi ra phía sau thì tụi nó dãn dây càng xa, tôi không thực hiện được ý đồ nữa, tôi bèn đổi chiến thuật qua thương lượng:

- Các anh ở được thì ở, chúng tôi không ở được thì chúng tôi đi. Bây giờ còn ít tiền VN biếu các anh lấy để xài, rồi cho chúng tôi đi tìm Tự Do. Bà con ở trong khoang tàu không thấy gì nên rất sợ, nghe tôi nói như vậy họ tự động đưa tiền, vòng vàng ra ô cửa sổ nhỏ. Thu chiến lợi phẩm xong họ bỏ đi.

Đúng giờ 8 giờ tối, tôi kêu anh tài công chạy tới điểm hẹn cùng nhau lên tàu lớn để ra cửa biển. Từ sông lớn chạy một hồi tôi thấy mờ mờ phía bên phải có hàng cây và nhà cửa, cảnh vật yên lắng. Anh Sáu Bỉnh lính Không Quân người cao lớn, râu quai nón đẹp trai xin được lên ngồi với tôi. Tôi đồng ý vì bây giờ không cần phải bảo vệ bí mật nữa. Số là trong 13 ngày qua, sợ bị lộ nên gần năm chục người phải ngồi dưới gầm tàu, chật chội, khó chịu vì hơi người, chỉ mình tôi và anh tài công ở trên chổ lái tàu mà thôi.

Giờ nầy trên bon tàu có 3 người, hỏi han nhau vài câu chuyện nên biết anh là dân Lăng Cha Cả. Chuyện đang rôm rã thì anh phát hiện ở xa phía bên phải có chiếc tàu lớn đang tiến về phía mình. Chúng tôi 3 anh em đều cố gắng nhìn và hỏi nhau có phải tàu lớn của mình không?

Tôi cố gắng nhìn. Khi mờ mờ thấy được mờ mờ thân tàu to lớn thì tôi biết nguy to. Đây không phải tàu của mình; con tàu nầy to gấp 3, gấp 4 lận. Tôi biết rõ vì chính tôi là người đi xem tàu và chỉ cho họ làm thêm hay bỏ bớt những gì cho thuận tiện. Tôi phân vân không dám nói, sợ anh em hết hồn, mất bình tĩnh. Lúc này, nếu nghĩ cho mình thì tôi chỉ việc đeo be sườn tàu rồi buông tay, sau đó bơi vào bờ là thoát vì lúc đó trời tối đen như mực không còn ai thấy ai. Tuy nhiên vì lý tưởng không bỏ anh em, không bỏ bè bạn, vì bà con họ tin tưởng dân Võ Bị chúng tôi nên mới đi theo, tôi nghĩ mình sẽ cố gắng thương lượng như lần vừa rồi. Ai dè tàu cập sát là họ thòng dây qua cột, họ nhảy qua, mặc đồ lính hơi rượu nồng nặc, miệng thì hô lớn kêu chúng tôi đi qua, tay thì kéo lôi lềnh xệch bà con, không cho tôi nói lời nào. Té ra là tàu quân đội, vừa ăn mừng lễ quân đội nhân dân 22/12 xong, đi tuần và gặp chúng tôi. Thật là xui xẻo!

Họ đem chúng tôi về nhốt vào nhà lao, những căn phòng 20 mét vuông mà nhốt hơn 50 người. Tối ngủ mọi người nằm xếp nghiêng lên nhau mới đủ chỗ. Góc trong cùng để cái xô nhựa, tiêu, tiểu trong đó, nên ai nằm gần thì phải chịu mùi hôi thúi vô cùng. Khu này ưu tiên cho người mới vào như chúng tôi. 

Ở đây có chuyện hơi vui mà tôi còn nhớ. Khi tôi vừa bước vào qua 3 cây gỗ dùng làm cửa thì thấy một anh hơi mập, da đen ở trần, mình đầy sẹo, tay phải cầm khúc cây dá dá vào tôi miệng la lớn bảo tôi quỳ xuống. Tôi liếc thấy hai đứa em (một bác sĩ, một công an mà tôi nói ở trên) đang quỳ. Thấy tôi đang chần chừ, tay dao búa kia liền bảo tôi quỳ xuống và đưa tay lên thề:”TỪ NAY TÔI KHÔNG ĐI VƯỢT BIÊN NỮA”. Tôi nghe tới đây tự nhiên nổi cơn điên, tôi liền đứng tấn thế võ tự vệ, rùn chân xuống, nhìn thẳng vào mặt nó la lớn “Tao chấp mày cây côn đó, nhào vô đi!”. Vừa nói, tôi vừa dợm chân tính đá vào hạ bộ của nó. Có thể nó thấy tôi dữ tợn quá hay sao, nó bèn dịu xuống, bỏ cây và bước tới vỗ vai tôi nói:

- Giỡn chơi chút xíu, có chi mà ông anh dữ vậy,

- Tôi không thể thề được, vì sau nầy tôi có dịp lại đi vượt biên nữa thì làm sao.

- Thôi ông anh bỏ qua.

Được dịp, tôi nói với hắn cho hai thằng em đứng lên luôn. Nhờ vậy mà tối đó nó xếp tôi nằm gần cửa ra vào, gió thổi vào trong nên tôi không nghe mùi hôi thúi. Té ra anh ta là người phụ trách kỷ luật trong phòng, một ma cũ có thớ.

Những người bị nhốt thì ban ngày đi làm, chiều về tắm cái ao vịt, xong vào phòng. Dịp nầy có một nghệ sĩ cải lương TT cũng bị bắt nhốt cách đó khoảng 3 phòng. Đêm đêm chúng tôi gõ từ phòng nầy chuyền tin tới phòng của ông ấy, yêu cầu ca vọng cổ. Chúng tôi được nghe những bài ca vọng cổ miễn phí thật tuyệt vời, nhờ thế mà cũng vơi đi phần nào cay đắng mùi đời, mùi tù. Chừng một tháng thì họ cho phụ nữ, trẻ con đi về. Vợ con tôi cũng về dịp đó.

Hôm sau 7:30 sáng họ đưa đàn ông qua Cồn để lao động và quản lý. Khoảng 150 thuyền nhân đi hai ghe, mỗi ghe có 2 tên bò vàng giám sát. Ban đầu thì nó bảo tài công (cũng là tù nhân) chạy giữa dòng sông, chừng 45 phút thấy an toàn nó bảo chạy gần vào bờ, cách bờ khoảng 20-25 mét. Tôi thấy mình có thể lặn vào bờ được để tìm con đường sống. Tôi tự động bỏ áo vào quần cho gọn. Biết tôi sắp tìm đường thoát anh.  TPH khóa đàn em lấy giấy tờ cột vào bịch nilon gửi gắm nhờ tôi về ghé quán phở của vợ để báo tin. Tôi nhận lời, nhét bịch nilon vào túi quần sau cài hột nút cẩn thận. Quan sát thấy hai thằng bò vàng đang nhìn về phía trước, tôi lặng lẽ nằm xấp theo bờ ghe thả chân xuống và lặn sâu xuống. Ai dè mình tính không bằng trời tính. Có hai thằng bắt chước tôi, nhưng tụi nó không lặn sâu như tôi mà lại bơi, gây tiếng động. Tụi bò vàng quay đầu lại và thấy liền vì tàu không có vòm che. Thế là trời rầm đất sập, nó bắn súng hăm dọa, kêu tài công quay đầu tàu lại. Không biết anh tài công có giúp hay không mà tôi thấy anh quay tàu khó khăn, chậm chạp, bị bọn công an hăm bắn bỏ quá chừng. Ban đầu tôi tính lặn từ gốc cây nầy qua gốc khác, nhưng sau nghĩ lại nó đã thấy mình rồi, không khéo nó bắn vào thì tiêu. Tôi bèn lên bờ và chạy, sau lưng thì súng bắn tới tấp.  Khi gặp một bà chừng hơn 52 tuổi, tôi nói lớn sợ họ tưởng mình ăn trôm thì chết “tôi vượt biên, xin giúp chỉ chỗ cho tôi trốn.” Bà ta lắc đầu. Tôi nghĩ thôi chết, gặp làng “xôi đậu” rồi (ngày VN đêm thì VC). Tôi tiếp tục chạy, lại gặp người đàn ông cũng chừng năm mươi mấy tuổi. Tôi cũng cho biết là tôi vượt biên và xin giúp đỡ. Nhưng đối với họ từ “vượt biên” quá xa lạ, và người đàn ông đó cũng lắc đầu. Quá thất vọng tôi cứ cắm đầu cắm cổ mà chạy, chạy càng xa càng tốt, hy vọng có cơ hội để trốn thoát. Ai dè con đường đó đưa tôi tới đường cùng.  Qua khỏi làng một đoạn thì gặp cánh đồng bao la, đã gặt hết lúa lại có một toán trẻ con chăn trâu, đứa lớn nhất chừng 12,13 tuổi. Tôi bật thốt “thôi rồi trời không thương ta!”, vì tôi trốn bất cứ ở đâu thì toán chăn trâu vẫn thấy, đành ngẩng mặt lên trời mà than thân trách phận, rồi quyết định không chạy nữa, đứng chờ bị bắt và hẹn với định mệnh rằng tôi sẽ chờ một dịp may cơ hội khác.

Cả gần 10 phút sau hai bò vàng chạy tới. Chúng thở dốc, miệng chửi thề, dí mũi súng vào chân tôi mà bắn, miệng vẫn chửi thề “Đ.M. mày chạy hả, cho mày chạy nè!!!” Tôi khụy chân xuống, mắt mở lớn ngạc nhiên vô cùng nhìn mặt thằng bắn mình. Cho tới giờ nầy tôi vẫn không hiểu vì sao nó bắn mình mà hãnh diện đến thế, tỏ ra anh hùng đến thế là cùng. Tôi vẫn nhớ rõ tên của hắn là NVBT.

Tôi bị bắn khoảng chừng 8.30 sáng. Trớ trêu thay người giúp tôi lại là đứa em ruột của tên bắn tôi. Đứa bé chăn trâu chứng kiến anh mình cầm súng dí vào chân, bắn một người dân không quen biết chạy nạn, đang đứng không chống cự. Thằng bé dùng khăn rằng caro cột chặc cho máu ngừng chảy. Tôi nằm trơ trọi một mình dưới những ánh mắt thơ ngây tội nghiệp của bầy trẻ. Chúng bỏ tôi nằm đó và khoảng 15 phút sau trở lại với hai anh tù thuyền nhân cao cấp để dìu tôi về thuyền. Không biết nó có ý hành tôi cho bỏ ghét hay sao mà hai người dìu tôi chiều cao chênh lệch làm tôi nhảy lò cò khó khăn và tê nhứt quá trời, đành cắn răng chịu trận. Xuống ghe, nó tiếp tục hành trình tới Cồn, bỏ tôi nằm đó với máu âm ỉ chảy mà tụi nó vẫn không thèm nhìn. Tôi nằm một mình dưới ánh nắng gắt buổi trưa, bụng thì đói, miệng khát nước, lòng thì rối bời mà không biết làm sao. Lần đầu tiên trong đời tôi không biết làm sao mà xoay xở để tự cứu mạng mình, thiệt là đau khổ.

Nhìn bóng in hình cột buồm tôi đoán chừng 1:30 chiều, tụi nó ra và bắt đầu chạy tàu về. Tàu tấp vào làng tôi bị bắn hồi sáng. Té ra đây là làng của thằng bắn tôi, cha mẹ nó nấu cháo vịt, giờ nó ghé ăn nhậu mừng công bắn được đứa vượt biên. Đây là công lao lớn. Đâu chừng 4:30 chiều họ ra và chở tôi về đồn, gần 6 giờ chiều thì tàu tấp vô chân cầu, và họ bỏ đó mà đi về đồn công an. 

Thấy tôi vẫn còn chảy máu, dân ở chợ trông thấy la lên, tìm xe cút kít dùng chở mía để kéo tôi chở vào bệnh viện Huyện gần đó. Tôi được đo máu và kim đồng hồ chỉ số O. BS ra lệnh truyền máu. 12 giờ khuya ơn trời tôi còn nghe được lời hai cô y tá đề nghị với ông Bác Sĩ đưa tôi lên bệnh viện Tỉnh, không thôi rất nguy hiểm. Tôi cũng cám ơn ông bà cha mẹ tôi hiển linh khơi dậy lòng thương người của ông BS, khiến cho ông BS đồng ý và cho xe chở tôi lên bệnh viện Tỉnh.

Lên đây thì tôi mê man 3 đêm 4 ngày, được bà con cho hay cô Tươi nuôi người em gãy tay đã dùng những giây vải trắng cứu thương cột tay chân tôi vào thành giường,để cho tôi không cử động tay chân làm tuột những ống dẫn máu,dẫn nước biển,và dây thở oxy.

Mỗi lần tôi tỉnh lại thì nhóm bác sĩ, y tá lại kêu tôi ký tên để cưa chân. “Thế là hết!” tôi lại bất tỉnh, không biết bao nhiêu lần như vậy, cho tới một buổi sáng tôi vừa mở mắt thì thấy một người đàn ông y tá nhìn tôi và rồi anh ta tiến lại gần giới thiệu:

- Không biết anh là ai, làm gì, nhưng hành động ra đi tìm Tự Do của anh làm tôi khâm phục. Xin giới thiệu tôi là ĐPT, Y sĩ của VNCH, tôi được trưng dụng làm việc tại đây. Với tư cách là Y Sĩ tôi biết anh đang bị hủy tự hoại máu, nó sẽ lan truyền chạy vào tim, là hết cách cứu chữa, phải ngăn chận liền bằng cách tháo khớp. Anh sẽ là người tàn tật, nhưng quan trọng là anh còn sống, còn bạn bè, còn bà con và còn cơ hội để thực hiện lý tưởng tìm Tự Do của anh. 

Bấy giờ tâm trí tôi đã bình thường, tôi nhắm mắt suy nghĩ về lời nói của anh ta một hồi, thấy đúng, mở mắt ra và gật đầu. Anh ta mừng vô cùng, chạy về phòng trực lấy hồ sơ đưa tôi ký. Tay tôi tay run rẩy không ký được, anh ta phải cầm tay tôi phụ ký. Sau đó anh tức tốc đẩy xe lăn, bồng tôi qua xe, đẩy vào phòng mỗ tức khắc, nhanh tới mức như nếu chậm một chút là tôi mất mạng hay sao đó.

Tiếng nói ồn ào trong phòng đánh thức tôi dậy. Cảm giác đầu tiên là nhận thức được mình còn sống. Đâu khoảng 2,3 giờ sáng gì đó. Nhìn quanh không có ai nằm cùng, đám đông ồn ào là thân nhân của người bị bò đá và họ không ai để ý tới tôi. Nhìn xuống thấy tấm ra trắng đắp ngang ngực, tò mò tôi đưa chân lên xem,thì hỡi ôi nhẹ hẫng bên trái, thế là hết… nước mắt từ từ lăn xuống gò má như một kịch sĩ chính cống đang thủ diễn màn bi kịch. 

Tôi nằm yên như một xác chết, suy tư thật nhiều. Mà suy tư cái gì nữa? Tôi chỉ nhớ mang máng là lo nghĩ khi về lại nhà mình sống sao đây? Làm sao chăm lo bảo vệ cho vợ con đây? “Còn hai chân sống đã khó, huống chi bây giờ một chân thì sao hỡi trời!”

Không có lời giải đáp, cuối cùng tôi cũng đành liều THÔI KỆ NÓ!…Không còn sức để gọi ai đó giúp lấy nước trong người ra, tôi tự lực mò mẫm chống tay nghiêng người qua một bên đưa cái vòi ra…. tưới ướt sàn nhà. Tôi không biết bao lâu nhưng tôi cảm giác thoải mái. Những đau khổ, ấm ức, lo âu theo dòng nước tiểu tuôn trào xuống sàn nhà,… xong rồi thì không nghĩ tới nữa.

Con người tôi thu nhỏ lại như đứa trẻ nằm thọt lõm khiến cho vợ và người chị nuôi xuống thăm vào tìm đi qua lại chổ tôi nằm 7 lần vẫn không nhận ra. Tại phòng hồi sức một hôm tôi bị sốc nước biển hay máu gì đó, người tôi tím ngắt, chị nuôi tôi xanh mặt, cuống cuồng báo y tá. Chị chạy đi mua bình 5 xị nước sôi đưa tôi ôm cho ấm, nóng quá bị phỏng cổ tay mà tôi nào hay biết, giờ mỗi lần nhìn vết sẹo nhớ chị vô cùng, thương chị vô cùng. Mà không thương kính chị sao được, khi vào dịp tết mà chị không có đồ ăn ngon, không mặc áo đẹp thướt tha với mọi người, lại ngồi ở đầu giường của tôi với nỗi lo âu sống chết của thằng em. Trong cảm giác mơ màng, tôi nghe tiếng cắt cục, cắt cục đâu đó. Mở mắt tra mới biết là chị đang ăn đậu phụng da cá,

- “Tiền ở đâu có mà chị mua vậy?

- Chị bán máu!!!

Tôi lại nhắm mắt và nước mắt lại tuôn tràn.  Ôi tội cho chị tôi quá. Hai ngày nay hết tiền. Có anh bạn thân đi Kinh Tế Mới vào Nam có chiếc ghe chèo tay, mua trái cây như chuối, đu đủ, dừa đem ra chợ bán, kiếm lời nuôi gia đình.  Thường một tuần anh ghé thăm và đưa tiền, hôm nay trễ hai ngày rồi mà sao anh chưa tới.  Tôi rất lo cho anh.

Thấm thoát tôi đã ở bệnh viện cả tháng trời, vết thương cũng đã gần lành hẳn, chỉ còn một vết cột chỉ chưa kéo da non.  Thấy chị nuôi cực khổ quá, tôi đề nghị bác sĩ cho tôi xuất viện. Bác sĩ hỏi:

- Anh về đâu?

- Tôi về nhà tôi chớ đâu.

- Để tôi hỏi công an đã.

Tưởng ông nóí chơi, ai dè ông làm thiệt. Hôm sau tôi đợi giấy xuất viện thì thấy hai con bò vàng tới, trình giấy tờ phòng trực nói là lên áp tải đưa tôi về trại giam. Họ đi ăn cơm trưa, hẹn đầu giờ chiều vô làm việc. Thực ra chuyện bỏ trốn tôi không bao giờ nghĩ tới, vì mình cụt chân, tàn tật rồi mà, ai mà cần mình, ai mà chịu giúp mình? Tôi đã là một phế nhân rồi, họ cần chi phải tiếp tục làm khó tôi?  Lầm to, tôi lầm to! Cô y tá trực hớt ha hớt hải qua báo và chị nuôi tôi lại một lần nữa mặt tái xanh, run bần bật.

Tôi cầm tay cho chị bớt run, trong đầu lên kế hoạch bỏ trốn khi người anh tới. Giây phút chờ đợi vô cùng căng thẳng và lâu như cả thế kỷ, nhưng tôi nói chị cứ bình tỉnh kẻo cô tình báo viên (tbv) biết (công an đã cài một chị tình báo viên theo dõi tôi trong phòng). Món nợ ân tình từ các bác sĩ,y tá, thân nhân nuôi bệnh trong phòng Ngoại Khoa nầy thật lớn và ấm áp với tôi. Họ tận tụy lo cho tôi, hỏi thăm tôi và động viên tinh thần tôi. Họ nói không biết nhờ đâu mà tôi sống được khi máu trong người không còn, mê man bốn ngày đêm. Tôi nhờ người anh nấu nồi cháo vịt mời mọi người ăn bát cháo để cám ơn, có ngờ đâu hai con bò vàng lại tới phá đám.

Anh bạn thân vừa tới, tôi nói phải trốn vì sẽ có hai công an tới đưa tôi về trại giam. Anh nói để anh cõng tôi. Rất may em S vừa đến. Em S nuôi đứa bạn có bàn tay bị máy cuốn, rất muốn đẩy tôi ra ngoài xem TV hay uống cà phê, vì em rất thích nghe tôi nói chuyện tiếu lâm, nhưng tôi chưa bao giờ nhận lời vì tôi vẫn chưa ngồi dậy được. Thấy em tự dưng tôi nảy sinh một ý định trong đầu. Tôi liền nhờ em phụ với người anh kè hai bên dìu tôi đi uống cà phê. Đúng vào tim đen cu cậu, nên em S đồng ý ngay. Tôi nói nhỏ với chị nuôi, dặn chị cứ bình tĩnh khi tôi đi một hồi rồi thì chị nhẹ nhàng thu gọn những đồ dùng cần thiết và đi theo, mà đừng đem theo nhiều sợ bị lộ.

Tôi định bụng nếu các tên bảo vệ hỏi đi đâu, thì tôi sẽ trả lời xin phép ra ngoài uống cà phê, nhưng được ơn trên che chở hay sao tôi nhìn vô thấy tên bảo vệ ngồi xoay lưng ra ngoài đang say sưa đọc, không biết đọc gì hay là cô gái đồ long…Do quí mến muốn tôi uống cà phê mà em S đồng ý lên ngồi chung xe, và được chở tới bến cầu để xuống ghe.  Thế là tôi thoát.

Khi về lại nhà chỉ còn một chân, tôi đã trải qua những tháng ngày thật khổ cực ở Việt Nam. Đã nhiều lúc tôi nản lòng muốn buông xuôi.  Nhưng khi nghĩ đến ân tình của các bác sĩ, y tá trong nhà thương, của chị nuôi, ông anh, của đám trẻ chăn trâu năm ấy, của tất cả mọi người đã khuyến khích tôi giữ vững ý chí đi tìm tự do, thì tôi lại vực mình lên. Vì họ, vì niềm tin và lòng mong muốn được sống tự do của họ gửi gắm nơi tôi, tôi không thể buông tay đầu hàng với cuộc sống. Ba năm sau, tôi lại tổ chức đi vượt biên, lại thất bại, rồi lại bị tù hơn 9 tháng lần nữa.  Về lại nhà, tôi chọn nghề khắc đồ gốm làm kế sinh nhai. Tuy vậy, hoài bão tìm tự do trong tôi vẫn nung nấu không nguôi.

… 40 năm đã qua. Tôi vẫn luôn nhớ đến em S và tất cả những người đã đi qua đời tôi, giúp đỡ tôi có được can đảm và nghị lực vượt qua những sự uất ức, niềm đau và nỗi mất mát để mà phấn chấn vươn lên. Hôm nay ngồi đây nơi xứ đẹp tình nồng có tên gọi Thung Lũng Hoa Vàng, thụ hưởng xã hội Tự Do Dân Chủ, tôi muốn ghi lại câu chuyện đời mình đầy dẫy những phong ba bão táp, đắng cay, uất hận nhưng cũng tràn ngập niềm tin, chí phấn đấu, tâm buông xả với những bài học cho mình, cho người, cho đời. 

Tôi muốn viết lại câu chuyện đời mình để con cháu có dịp đọc để biết sự thật về xã hội và chặng đường chông gai mà cha ông chúng đã đi qua. Còn tôi, tôi xem câu chuyện đời mình như chuyện Tái Ông Thất Mã, chấp nhận buông xả những uất hận trong đời trôi theo dòng nước tiểu năm nào ở bệnh viện. Tôi luôn tâm niệm “trong cái rủi có cái may” và mình làm mình chịu, không oán trách ai, cũng không oán trách số phận. Nhờ vậy mà tinh thần tôi vui tươi, mạnh dạn đứng lên trên một chân, làm lại cuộc đời, đoàn tụ với vợ con để sống hạnh phúc quảng đời còn lại.

Cũng xin cám ơn những người đã hỗ trợ, động viên tinh thần tôi nhất là anh ĐPT đã khuyên tôi nên cưa chân để đi tìm đường sống trong ngõ cụt. Cám ơn các bác sĩ, y tá trong phòng Ngoại Khoa năm nào đã chăm sóc tôi với tất cả tấm lòng và lương tâm nghề nghiệp. Nhờ vậy mà tôi còn sống tới hôm nay để hưởng chút hơi hám Tự Do. Xin chân thành tạ ơn em S đã vô tình giúp tôi trốn thoát, anh bạn thân và chị nuôi HTBN đã hết lòng lo lắng cho tôi, và còn rất nhiều người trong cuộc đời của tôi đã luôn ủng hộ tôi vươn lên. Tất cả mọi người đều là ân nhân của tôi, là anh hùng trong đời, là những gương sáng về tình nhân loại và lòng bác ái. 

Hôm nay tôi viết bài này chỉ mong góp câu chuyện nhỏ của tôi vào kho tàng “lịch sử ngàn người viết” của cộng đồng Việt Nam ở hải ngoại.  Với tất cả lòng chân thành, kính gửi đến gia đình và bạn bè tôi cùng tất cả các vị ân nhân trong đời tôi hai chữ TẠ ƠN.