khktmd 2015






Đạo học làm việc lớn là ở chỗ làm rạng tỏ cái đức sáng của mình, thương yêu người dân, đạt tới chỗ chí thiện. Đại học chi đạo, tại Minh Minh Đức, tại Tân Dân, tại chỉ ư Chí Thiện. 大學之道,在明明德,在親民,在止於至善。












Thứ Bảy, 14 tháng 9, 2019

Ca Sĩ Đoàn Chính đã tạ thế, hưởng thọ 74 tuổi.






Nhận được tin buồn Ca sĩ Đoàn Chính, trưởng nam của nhạc sĩ Đoàn Chuẩn, vừa tạ thế tại Gia Nã Đại, hưởng thọ 74 tuổi.

Theo những tin tức vừa loan tin bởi tờ Thời Báo Canada hôm nay thứ ba ngày 10 tháng 9 năm 2019, ca sĩ Đoàn Chính đã qua đời ở thành phố Montreal, Canada hưởng thọ 74 tuổi.

Ca Sĩ Đoàn Chính là con trai trưởng của nhạc sĩ Đoàn Chuẩn. Người chị cả Phương Mai và người em trai út Đoàn Nghiêm đã qua đời. Những người em của ca sĩ Đoàn Chính còn lại là nhạc sĩ Hạ Uy Cầm Đoàn Đính, Đoàn Liêm và người em gái Phương Nga.

Ca sĩ Đoàn Chính sinh năm 1945, học nhạc với ca sĩ Ngọc Bảo ở Hà Nội và có một giọng ca tenor thiên phú. Sau khi bị gọi nhập ngũ "vào Nam chiến đấu", ông đã quyết định hồi chánh ở Sài Gòn trong Tết Mậu Thân năm 1968, từ đó, thính giả miền Nam tự do đã nghe tiếng hát của Đoàn Chính trên các đài phát thanh và truyền hình Việt Nam Cộng Hòa, trong thời gian này, ông cũng dạy âm nhạc tại Đại Học Minh Đức và Quốc Gia Âm Nhạc Sài Gòn.

Năm 1972, Ca sĩ Đoàn Chính kết hôn với cô Mộng Hương, ái nữ một người bạn của NS Đoàn Chuẩn ở Sài Gòn, sau 1975, ông bà đã định cư tại Canada cho đến nay.


Ý nghĩa một chọn lựa - Tác giả Nguyễn thị Cỏ May



Nói Hồ Chí Minh, viết Hồ Chí Minh nhưng nay thử nhìn lại coi Hồ Chí Minh có nghĩa gì? Tại sao chọn tên này? Và từ lúc nào?

Có liên hệ xa gần?
Trong giai đoạn đầu những năm 20 tại Paris sôi nổi những hoạt động chánh trị của nhiều tổ chức công khai, bí mật của người Pháp, Âu châu và ngoại quốc như các nước thuộc địa Phi châu và Á châu. Paris vẩn là cái nôi của những phong trào, những tổ chức cách mạng thế giới. Cộng sản Quốc tế cũng phát xuất từ đây vì Lê-nin, trước khi về nước cướp chánh quyền, cũng trôi nổi ở Paris.

Châu An Lai, Đặng Tiểu Bình tới Paris vừa đi làm vừa đi học. Tại đây đã có một cộng đồng người Tàu công nhơn khá đông sanh sống nên Châu An Lai và Đặng Tiểu-bình tới, gia nhập cộng sản và hoạt động, thành lập Chi bộ đảng cộng sản Tàu ở Paris.

Hồi tháng 3/2019, cộng sản Tàu tổ chức kỷ niệm 100 năm phong trào “Công nhơn-Học tập” (Travailleurs-Etudes), một thứ “Hội Tàu kiều”, tại trung tâm Văn hóa Tàu ở Paris.
Lúc bấy giờ, Hồ Chí Minh cũng có mặt ở Paris nhưng dưới tên Nguyễn Tất Thành, rồi Nguyễn Ái Quốc.

Vào thập niên 20, Châu Ân-lai cho phát hành tờ báo lấy tên là Chí Quang do ông chủ biên để hoạt động cho Chi bộ cộng sản Tàu tại Pháp (P.Blanchard, E.Deroo, Le Paris Asie, Paris 2004, Chiguang (Lumière Rouge), ex-Shaonian, couverture du journal de la section française du PCC, dirigé à Paris par Zhou Enlai, 1924).

Chí Quang, tiếng Tàu là Chiguang, có nghĩa là Ánh sáng đỏ vì Chí, tiếng Tàu cũng đọc là Xích.

Vậy Chí Quang cũng là Xích Quang.                    

Tháng 5/1941, phát động Mặt Trận Việt minh (Việt nam Độc lập Đồng minh Hội), Nguyễn Ái Quốc chọn tên Hồ Chí Minh. Khi chọn tên này, chắc ông ta có nghĩ tới tít tờ báo của Châu An-lai là Chí Quang? Nhưng tại sao lại không đọc Hồ Chí Minh là Hồ Xích Minh? Đâu có sai! Phải chăng chữ xích nghe rùng rợn quá, dễ làm cho người ta liên tưởng tới “xích hóa Việt nam”  ngay từ lúc ấy? Còn giữ tên Nguyễn Ái Quốc thấy khó tiêu hóa làm sao ấy. Nhưng dầu chí hay xích thì trước sau gì cũng đỏ lòm hết cả. Vả lại, lúc dó, ông ta đã đỏ ối rồi mà! Và tên Hồ Chí Minh do chính ông chọn trở thành chánh thức khi ngày 13/8/1942, với tên này, ông qua Tàu cầu viện cho Mặt Trận Việt minh vừa thành lập.

Cũng về chữ Chí và Xích là một, có thể trích dẫn thêm bài hát “Việt nam-Trung hoa” của Đỗ Nhuận bằng tiếng Tàu để thấy Chí Minh được phát âm rõ là Xích Minh:


Hồ Chí Minh, Mao Trạch Đông !

Hú Zhì Míng, Máo Zédòng

Ý nghĩa tên Hồ Chí Minh

Nhơn đây, thử tìm nghĩa 3 từ ngữ ghép thành tên Hồ Chí Minh. Từ điển Hán-Việt Thiều Chửu ghi chú:

Hồ có 7 nghĩa, nhưng có lẽ chỉ nên chọn 2 nghĩa gần với tên và người hơn. Đó là:

 
- Rợ Hồ, Thổ phỉ.
 
- Một thứ binh khí hình cong có lưỡi đâm ngang.


Chí có 4 nghĩa nhưng Chí là chuẩn đích, là mũi tên là phù hợp hơn (2 nghĩa kia là chú tâm vào, ghi chép)


Minh là sáng  (Mắt sáng, trí sáng)

Có người chiết tự, một khoa học của phương đông, để cắt nghĩa tên Hồ Chí Minh và cũng để từ đó nhận diện Hồ Chí Minh. Có người cho rằng cách giải thích này khá chủ quan nhưng nó có cơ sở, đó là nghĩa của từng chữ trong tên. Mà tên ở đây là do người chọn với suy nghĩ và gạn lọc, không phải tên của cha mẹ đặt cho trước kia. Mà cha mẹ đặt hay chính mình chọn, tên vẫn biểu hiện sự mơ ước của người chọn gởi gắm vào đó để người mang tên sẽ thực hiện. Hồ Chí Minh có nghĩa là người thông minh, sáng suốt tột cùng. Vậy thử coi nghĩa của 3 chữ trong tên ấy có hoàn toàn đúng như vậy không?


Theo cách cắt nghĩa chiết tự thì chữ Minh đi với chữ Hồ thành ra mắt sáng, có thêm chữ Chí 志  là mũi tên, thì mắt sáng khó tránh bị mũi tên đâm vào thành mắt đui, không còn sáng nữa.


Còn nói riêng chữ Minh 明 là sáng, được ghép từ chữ Nhựt 日, bên trái, tượng trưng mắt trái, và chữ Nguyệt 月bên phải, tượng trưng mắt phải. Hai mắt mà gặp Chí 志 là mũi tên thì cũng thành mù mắt là đúng quá. Người ta thường nói "nhĩ mục thông minh”, tai thông mắt sáng.

Nhắc lại Hồ có nghĩa là món binh khí hình cong như lưỡi liềm có cạnh đâm ngang. Nhìn tự dạng chữ Hồ như thế thì không ai không hình dung đó là cái búa đặt nằm ngang cái liềm. Mà thực tế, Hồ Chí Minh đã vác búa liềm, ôm ấp cộng sản ngay từ những năm 20 và chết sống tìm cách đem cho được về Việt nam để áp dụng.



Chiết tự còn cho thấy rõ thêm Hồ cũng là cái Cung. Cái cung gỗ, như "tang hồ", cung làm bằng cây dâu tầm ăn (tang bồng hồ thỉ), có chữ Chí là mũi tên và chữ Minh 明 là biểu tượng của hai con mắt. Theo nghĩa đó, có thể hiểu Hồ Chí Minh là kẻ cầm cung, đưa tên nhắm bắn vào mắt của nhân dân làm cho nhơn dân đui mù hết, hay có mắt mà không dám thấy, có tai mà không dám nghe, có miệng không dám nói (Theo Tâm Việt, Khai Trí Minh Tâm, Dân Khôn Nước Thịnh). Nhìn thực trạng đất nước Việt nam ngày nay dưới chế độ cộng sản do Hồ đem về cai trị thì không thể hiểu tên Hồ Chí Minh có nghĩa gì khác hơn!


Nghĩa thứ hai của chữ Hồ là Rợ hồ, là Thổ phỉ. Nghĩa này không còn được hiểu ở phạm trù chữ nghĩa nữa mà chính là con người Hồ Chí Minh trọn vẹn, là tư tưởng và tác phong của Hồ truyền lại như tấm gương sáng để toàn đảng học tập và áp dụng cho chế độ.


Nhưng Thổ phỉ Hồ Chí Minh khác hoàn toàn với Thổ phỉ thuần túy. Thổ phí thứ thiệt (như Chu Chồ Sển, trong “Đảng cs là đảng cướp”, ntcm) chỉ nhằm tiền bạc, của cải và cướp đoạt để ăn xài, sanh sống, gỉai quyết sự đói khổ. Có giết người, tức gia chủ, chỉ là tai nạn bất đắc dĩ. Còn Hồ là Thổ phỉ cách mạng nên giết người vì phục thù giai cấp, cướp của là thu hồi của cải do giai cấp bốc lột nhơn dân lao động mà có, để hoàn trả cho nhơn dân, tức bỏ vào túi đảng viên. Đảng là của nhơn dân, là nhơn dân!

Trong cải cách ruộng đất 1953-1956 ở Bắc, địa chủ là kẻ thù của bần và cố nông, bị đưa ra Tòa án nhơn dân xử tội, chôn sống địa chủ, tịch thu ruộng đất, tài sản của địa chủ chia nhau cho tới chén đủa, cọng rau muống,... Sau 30/04/75, trong Nam, đảng cộng sản hà nội vào, theo lịnh Đỗ Mười, lên án dân Miền Nam là tư sản mại bản, dân lười lao động, chỉ “phe phải“ làm giàu bằng mồ hôi nước mắt của nhơn dân lao động, và cướp sạch tài sản của họ chở về Bắc (Bộ Đội Cụ Hồ là “Đi Bộ vào Nam Đội đồ về Bắc, dân miền Nam định nghĩa). Đuổi dân Miền Nam đi lên vùng kinh tế mới là chánh sách thay dân của cộng sản ở thành phố. Hành động đó có khác gì Rợ Hồ (Bắc Địch có Rợ Hồ ở phía Tây Bắc sông Hoàng Hà... Người Rợ Hồ thường bị người Trung Nguyên cổ đại coi là hung dữ, giả dối) ở phương Bắc ngày xưa, bản chất hung dử của văn hóa du mục, đi đánh chiếm các nước văn minh cướp của, bắt người làm nô lệ.

Vậy Hồ Chí Minh không có nghĩa là người họ Hồ (trở về theo họ của Hồ Sĩ Tảo, theo Trần Quốc Vượng, Nghiên cứu điền dã, Hà nội) sáng suốt cho tới nơi, tới chốn, sáng suốt tận cùng từ lúc 2 mắt bị mũi tên (Chí) bắn làm cho bị đui mù, tức từ lúc theo cộng sản, trở thành người cộng sản cuồng tín, chết thì về với cụ Mác, cụ Lê, nên đã tàn phá đất nước Việt nam, xã hội Việt nam để xây dựng cái thứ gọi là Tổ quốc xã hội chủ nghĩa!



Còn riêng Hồ là Rợ hồ, là Thổ phỉ thì hoàn toàn ứng nghiệm vào con người thật của Hồ Chí Minh trong tư cách Chủ tịch cái đảng do ông dày công lập ra, xây dựng và phát triển trên xương máu của người Việt nam, trên đất nước Viêt nam hoang tàn như ngày nay.

Tên Hồ Chí Minh do chọn lựa ngẩu nhiên hay có suy nghĩ hướng tới một ước mơ tốt đẹp thì ý nghĩa hàm chứa ở tên như diển dịch trên đây theo khoa chiết tự có từ cổ thời cũng không thể loại bỏ vì cho là vô căn cứ được.



Làm công việc chữ nghĩa này, thật lòng mà nói, hoàn toàn không vì thương ghét “bác Hồ”, mà chỉ diển đạt lại ý nghĩa của những chữ do chính bác chọn đật thành tên gọi của bác.
Vậy bác nếu có còn thiên và ok, đang nằm ở nhà mồ, xin bác cười lên một tiếng thật lớn cho nhiều người cùng nghe cho vui!
 
 
 

Bánh baguette tuyệt vời của Pháp



Hàng năm, Paris tổ chức một giải Grand Prix để trao vương miện cho chiếc baguette (bánh mỳ nhỏ và dài) ngon nhất thành phố - và trong những năm gần đây, những người chiến thắng là những thợ làm bánh có 'nguồn gốc' ở xa nước Pháp.
Đi dạo qua Paris vào buổi sáng thì điều đầu tiên bạn thấy là những dòng người ra khỏi các cửa hàng bánh địa phương để mua bánh ăn sáng. Đó là vì, trên khắp nước Pháp, dậy sớm và mua bánh baguette không chỉ là bản chất thứ hai; đó là một cách sống. Theo tổ chức Observatoire du Pain (vâng, Pháp tổ chức khoa học 'Quan sát bánh mỳ'), người Pháp tiêu thụ 320 baguette mỗi giây - nghĩa là trung bình 1/2 baguette/1người/1ngày và 10 tỷ cái/năm.

Vậy, không ngạc nhiên là nước Pháp rất coi trọng baguette. Trên thực tế, vào tháng 4 hàng năm từ 1994, một ban giám khảo gồm các chuyên gia tập trung tại Paris để xét giải Le Grand Prix de la Baguette: một cuộc thi để xác định người làm baguette giỏi nhất thành phố.
Mỗi năm, khoảng 200 thợ làm bánh ở Paris tham gia cuộc thi, giao 2 chiếc baguette ngon nhất cho một hội đồng chuyên gia giám khảo vào buổi sáng. Các baguette được kiểm tra để đảm bảo rằng chúng có chiều dài từ 55-65cm và nặng từ 250-300g. Gần một nửa trong số hơn 400 baguette được tham gia cuộc thi đáp ứng các tiêu chí khắt khe này và chuyển sang vòng hai: đánh giá.

Ở vòng tiếp theo, ban giám khảo gồm 14 thành viên - gồm các nhà báo ẩm thực, người chiến thắng năm trước và một vài tình nguyện viên may mắn - sẽ phân tích các ổ bánh còn lại dựa trên 5 phạm trù khác nhau: độ nướng bánh, ngoại hình, mùi bánh, vị ngon và ruột bánh. Ruột baguette nên mềm nhưng không ẩm; đàn hồi, có các lỗ hổng lớn, không đều, cho thấy nó đã được lên men từ từ và phát triển hương thơm.

Nhà vô địch năm ngoái, Mahmoud M'Seddi, là người chiến thắng trẻ nhất từ trước tới nay, ở tuổi 27. "Tôi đã may mắn lớn lên trong một tiệm làm bánh," M'Seddi kể khi anh dẫn tôi đi qua cạnh những chiếc bánh không đều, được tạo hình bằng tay, tại tiệm bánh mì M'Seddi Moulins des Prés nhỏ của anh, ở quận 13. "Tôi đã lớn lên cùng cha mẹ, trái ngược với những đứa trẻ được chăm sóc ở nhà trẻ hoặc có vú em. Tôi luôn ở trong tiệm bánh mì.

Niềm đam mê làm bánh của M'Seddi là rõ ràng và bắt nguồn từ người cha. Xuất thân từ Tunisia, cha của M'Seddi đến Pháp vào cuối những năm 1980 khi theo đuổi bằng cấp về kỹ thuật điện. "Trong kỳ nghỉ ở trường, ông đến Paris làm việc tại một tiệm bánh để kiếm tiền tiêu vặt, và thấy yêu nghề nướng bánh mì. Ông bỏ dở việc học. Thay vào đó, ông bắt đầu làm nghề bánh mì." M'Seddi kể lại.

M'Seddi nhớ những kỷ niệm đẹp nhìn bố nặn bột nhào thành các thanh baguette hình dùi cui và làm việc cùng ông khi còn nhỏ.

"Như một nhà ảo thuật," anh nhớ lại. "Tôi đã làm như vậy khi còn nhỏ, trộn các thứ với nhau. Tôi rất thích làm điều đó."

Mặc dù mẹ anh đã cảnh báo anh không nên trở thành một thợ làm bánh chuyên nghiệp vì phải làm nhiều và vất vả, và không có thời gian nghỉ lễ, M'Seddi vẫn quyết định tham gia công việc kinh doanh của gia đình. M'Seddi và cha hiện đang điều hành 3 tiệm bánh ở Paris: Boulangerie MỉSeddi Moulin des Près, nằm ở phía nam của khu phố Butte aux Cailles đẹp như tranh; Boulangerie Maison M'Seddi Tolbiac, cách đó vài trăm mét; và Boulangerie Maison M'Seddi ở quận 14.

Mỗi sáng M'Seddi thức dậy lúc 4 giờ để bắt đầu chuẩn bị bột cho những chiếc bánh hiện nay nổi tiếng của mình, được làm hoàn toàn bằng tay. Hình dáng mập và có màu nâu nhạt ở bên ngoài, nó là thí dụ điển hình của một baguette Paris thực sự phải như thế nào.

Nhưng anh giữ bí quyết làm baguette hoàn hảo của mình.

"Tôi sẽ không nói," M'Seddi nói với nụ cười gượng gạo.

Theo Sami Bouattour, người chiến thắng năm 2017, sự hoàn hảo của baguette cũng khó nắm bắt như sự thể hiện của M'Seddi.

"Khi tôi ở ban giám khảo," Bouattour nói, "thật dễ dàng để chọn được 10 hoặc 20 baguette nổi trội nhất. Nhưng sau đó, khi bạn so sánh số 3 và số 8, thì sự khác biệt là rất nhỏ."

Đối với M'Seddi, phép thuật khiến chiếc baguette của anh ta nổi bật lên so với hàng tỷ chiếc khác được tiêu thụ ở Pháp mỗi năm thì rất đơn giản: đó là niềm đam mê.

"Bạn có thể có chính xác cùng một công thức," ông nói. "Và nếu một người đam mê hơn người kia, người đó sẽ có kết quả tốt hơn. Cho dù khi bạn đã thực hiện đúng như thế, nó cũng không như nhau. Nó giống như ma thuật."

M'Seddi được quyền đặt một decal (hình in bóc) vàng lớn lên cửa sổ tiệm bánh của mình để quảng cáo vị thế là một nhà vô địch về baguette. Nhưng đó chưa phải là tất cả. Người chiến thắng mỗi năm cũng được vinh dự cung cấp cho tổng thống Pháp bánh mì hàng ngày của mình - một đặc quyền mà M'Seddi tự hào chia sẻ với công chúng qua video trên truyền thông xã hội về thói quen sáng sớm của mình mang một giỏ baguette tươi tới cung điện Elysée rộng lớn.

Emmanuel Macron hiển nhiên là rất đam mê di sản làm bánh mỳ của nước Pháp: năm 2018, tổng thống đề nghị baguette Pháp được công nhận Di Sản Văn Hóa Phi Vật Thể Của Unesco. Pizza của Neapolitan, bánh gừng Croatia và bánh mì dẹt từ Trung Á đã xuất hiện trên danh sách của Unesco. Nhưng theo Macron, thì "baguette là sự thèm muốn của cả thế giới".

Nhưng trong khi ít biểu tượng mang tính chất Pháp tinh túy bằng baguette, thì tình trạng và chất lượng của nó là không chắc chắn trong những năm gần đây. Bắt đầu từ những năm 1950, các thợ làm bánh bắt đầu tìm cách làm tắt để tạo ra baguette nhanh hơn: dựa vào bột nhào làm sẵn và đông lạnh; và nướng baguette trong khuôn chứ không ở dạng tự do. Thay vì các chiếc bánh giòn ở bên ngoài, mềm ở bên trong mà M'Seddi nướng mỗi sáng, những chiếc baguette này sền sệt nhợt nhạt này sẽ mất ngon như bánh cũ ngay sau khi chúng nguội. Đến những năm 1990, chúng đã trở thành chuẩn mực cho thợ làm bánh và cho người Paris.

"Những thợ làm bánh lúc bấy giờ rất sung sướng," Bouattour nói trong khi dẫn tôi đi qua những ổ bánh mì mới ở cửa hàng Arlette & Colette của ông ở quận 17, Paris. "Nhưng điều đó đã giết chết nghề của chúng tôi."

Với nỗ lực nhằm cứu bánh baguette truyền thống của Pháp khỏi quá trình công nghiệp hóa rộng rãi, nước Pháp đã thông qua Sắc Lệnh Bánh Mì năm 1993, quy định theo luật một baguette thực sự truyền thống phải được làm bằng tay, được bán ở nơi nướng bánh và chỉ được làm bằng nước, bột mì, men và muối. Ngày nay, những chiếc 'baguette truyền thống' mới này chiếm khoảng một nửa số baguette được bán ở các thành phố lớn của Pháp - và là mẫu vật được đánh giá trong cuộc thi diễn ra hàng năm kể từ năm 1994.

Tuy nhiên, ngày nay, một số người cho rằng bánh mì siêu thị, rẻ hơn nhiều so với các ổ bánh bán tại tiệm bánh, đang khiến các nghệ nhân bị loại ra khỏi thị trường. Rốt cuộc, đài phát thanh Pháp 'Europe 1' báo cáo rằng 1.200 tiệm bánh nhỏ ở Pháp đóng cửa hàng năm.

"Thật là xấu hổ," M'Seddi nói. "Nó là bánh mì. Nó là nước Pháp. Bạn cần mua nó ở một tiệm bánh, nơi mọi người dậy sớm, nơi họ làm bánh bằng tay."

Ngoài việc giành chiến thắng trong cuộc thi lừng lẫy này, Bouattour và M'Seddi còn có một vài điểm chung khác. Cả hai đều đã qua trường thương mại truyền thống mà nhiều thợ làm bánh Pháp khao khát được vào ở tuổi 16. Cả hai đều là thợ làm bánh chuyên nghiệp trong chưa đầy một thập kỷ (cũng như người chiến thắng năm nay, cựu kỹ sư Fabrice Leroy). Và cả hai đều là người Pháp thế hệ đầu tiên mà Bouattour gọi cho hoa mỹ là 'gốc Pháp': nguồn gốc gia đình là từ nơi khác - hoặc trong trường hợp của họ, là Tunisia.

Việc gợi nhớ nguồn gốc chủng tộc là điều cấm kỵ ở nước Pháp trên danh nghĩa là bình đẳng. Chính phủ đã không thu thập thông tin về chủng tộc hoặc tôn giáo của các công dân mình kể từ những năm 1970 (một chính sách bắt nguồn phần lớn từ các cuộc điều tra được thực hiện trong thời kỳ Đức Quốc xã chiếm đóng Pháp). Nhưng trong khi lập trường chính trị chính thức của Pháp là tạo ra sự bình đẳng, thì thực tế việc các bãi biển cấm burkini (áo tắm biển kín mí của phụ nữ Hồi giáo) và văn phòng nhập tịch đề nghị Pháp hóa tên những công dân mới có vẻ muốn nói với những người 'gốc Pháp' một điều: hãy đồng hóa.

Ở tiệm Arlette & Colette, Bouattour bán một loạt bánh mì, bánh ngọt và viennoiseries, tất cả đều được làm bằng tay và tất cả đều sử dụng các thành phần hữu cơ được chứng nhận. "Thỉnh thoảng chúng tôi có khách hàng đến và nói, 'Khu này toàn người Tunisia- lạy Chúa, các bạn đây rồi!'" ông nói, ám chỉ ông và vợ ông, cùng làm ở tiệm bánh. "Nhưng chúng ta cũng là gốc Tunisia nữa."
Tuy nhiên, cuộc thi 'Le Grand Prix de la Baguette' làm một việc khá tốt là tạo ra một sân chơi bình đẳng cho các thợ làm bánh, bất luận kiến thức và kinh nghiệm của họ.

"Tất cả các baguettes đều được đánh số, vì vậy chúng tôi không biết là đang đánh giá ai," Meg Zimbeck, người sáng lập trang web đánh giá nhà hàng 'Paris by Mouth', giải thích về kinh nghiệm của bà khi là thành viên ban giám khảo. "Khó khăn có thể có là lưỡi nếm bị mỏi mệt. Chúng tôi phải nếm rất nhiều quá."

Điều đáng chú ý là, trước chiến thắng của M'Seddi năm 2018, thì 3 trong 4 năm gần đây, những người chiến thắng cũng là thợ nướng bánh Pháp gốc Phi.

Djibril Bodian là thợ làm bánh của tiệm bánh Le Grenier à Pain ở Montmartre đẹp như tranh vẽ. Cũng là con trai của một thợ làm bánh - và là người Pháp thế hệ đầu tiên, gốc Senegal- Bodian quyết định ở tuổi 16 tiếp bước theo cha. Gần như ngay lập tức, các giáo viên trường dạy làm bánh đã nhận ra năng khiếu tự nhiên của anh cho nghề này.

"Giáo viên bắt đầu coi tôi như một ví dụ điển hình, nói với những người khác, 'Hãy làm như Djibril ấy!," ông kể lại. "Điều đó làm tôi được công nhận, nhưng cũng là áp lực với tôi. Tôi không muốn làm thầy giáo thất vọng."

Theo quy định, người chiến thắng cuộc thi 'Le Grand Prix de la Baguette' không được phép thi đấu trong 4 năm sau đó. Nhưng sau khi giành được danh hiệu baguette ngon nhất Paris năm 2010, Bodian nói, "Tôi chỉ có một mong muốn: lại được thi càng nhanh càng tốt. Vì vậy, trong 4 năm, trong khi mọi người có thể nghĩ rằng tôi đang nghỉ ngơi trên vòng nguyệt quế, thì tôi đã làm việc, cố làm tốt hơn."

Năm 2015, Bodian đã chiến thắng cuộc thi lần thứ hai.

"Đó là một niềm vui to lớn và một vinh dự," ông nói và cười. "Nhưng khi tôi trở thành thợ làm bánh 22 năm trước thì không ai nghĩ rằng một chiếc baguette có thể đưa bạn đến Cung Điện Elysée."
Bodian thành công là nhờ ở cả nền tảng môi trường và giá trị Senegal của ông cũng như việc đào tạo ở Pháp.

"Tôi đã ngừng nghĩ mình là một người nước ngoài từ lâu, nhưng nguồn gốc của tôi đã làm cho tôi trở thành con người như hôm nay," ông nói. "Tất cả chúng ta đều bắt đầu với cùng dụng cụ, cùng giáo viên, nhưng một số người bắt đầu hiểu mọi thứ khác đi. Điều đó không liên quan gì đến nguồn gốc; đó chỉ là tài năng."

Những câu chuyện của Bodian, Bouattour và M'Seddi vang vọng với những câu chuyện của đội tuyển Pháp giành chiến thắng World Cup 2018. Do hơn một nửa đội hình là các cầu thủ có di sản Châu Phi, chiến thắng này kích hoạt cuộc tranh luận toàn quốc về bản sắc Pháp và khiến nhiều cầu thủ của đội bóng tuyên bố một cách quyết đoán về tính chất Pháp của họ. Giống như những cầu thủ này, Bodian lưu ý rằng những người tham gia và kết quả của giải Grand Prix là đại diện cho nước Pháp ngày nay: một đất nước đa dạng và đa văn hóa gồm những người tự hào mình là người Pháp.

"Ai thắng trong cuộc thi thì người đó là người chiến thắng," M'Seddi nói. "Người đó là nhà vô địch, cho dù là người nhập cư hay không."

Và trong khi anh gạt bỏ tầm quan trọng của việc gợi lên một gốc rễ nước ngoài, anh thừa nhận rằng có một yếu tố tự hào nhất định khi ai đó có nguồn gốc nước ngoài giành được giải cao nhất.

"Đó là người say mê văn hóa Pháp, người đã được hòa nhập như một người Pháp" anh nói. "Chúng ta cần làm cho mọi người thấy tự hào là người Pháp."

Để tự hào thì còn gì tốt hơn là véo một miếng bánh baguette.


Người ăn chay cần biết về chất bổ não



Theo các chuyên gia, những người ăn chay hoặc thuần chay nên đảm bảo họ có đủ một chất dinh dưỡng quan trọng nhưng ít được biết đến, đó là chất choline.
Choline là một loại dinh dưỡng giúp truyền tín hiệu giữa các tế bào thần kinh, có nhiều nhất trong các loại thực phẩm làm từ sữa và thịt.

Chuyên gia dinh dưỡng Emma Derbyshire nói với tạp chí BMJ rằng những người không ăn thực phẩm từ sữa hoặc thịt có thể bị thiếu chất choline.
Nhưng Hiệp hội Dinh dưỡng Anh cho biết, nếu có kế hoạch, những người theo chế độ ăn chay vẫn có thể có đủ choline.

Choline cũng liên quan đến sinh hoạt của gan.

Trứng, sữa và thịt bò là nguồn choline chính. Nhưng choline cũng có mặt trong thực phẩm dưới đây:
  • Hạt đậu nành rang
  • Các loại rau họ cải như bông cải xanh và mầm Brussels
  • Đậu
  • Nấm
  • Quinoa
  • Đậu phộng

Không cần 'hoàn toàn' loại trừ thức ăn từ động vật


Tiến sĩ Derbyshire, một nhà tư vấn khoa học y sinh và dinh dưỡng độc lập, viết trên BMJ Dinh dưỡng, Phòng ngừa và Sức khỏe rằng Anh quốc đang đi chậm hơn các quốc gia khác khi không khuyến nghị hoặc theo dõi mức độ dinh dưỡng của chế độ ăn uống.

Hoa Kỳ quy định mức "hấp thụ đầy đủ" choline là 425mg mỗi ngày với phụ nữ và 550 mg mỗi ngày với nam giới.

Bác sĩ Derbyshire cho rằng đã có nghiên cứu cho thấy phụ nữ mang thai và cho con bú đặc biệt phải đảm bảo có đủ choline trong chế độ ăn uống, vì chất này được cho là có lợi cho sự phát triển não bộ của thai nhi.

Bà Derbyshire nói: "Trước tiên là tôi đang tìm cách để nâng cao nhận thức mọi người. Nhưng tôi cũng nghĩ rằng những người chỉ ăn thức ăn dựa trên thực vật, đặc biệt là phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, nên xét đến việc uống thuốc bổ."

Bahee Van de Bor, phát ngôn viên của Hiệp hội Dinh dưỡng Anh, cho biết: "Bạn hoàn toàn có thể đáp ứng các yêu cầu dinh dưỡng với chế độ ăn chay hoặc thuần chay.

"Nhưng muốn thế phải có một kế hoạch kỹ lưỡng. Thực phẩm huần chay không cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết."

Bà Bahee Van de Bor nói, cũng giống như chất sắt, B12, omega-3 và canxi, người ăn chay nên đảm bảo họ có đủ choline trong chế độ ăn uống.

"Và nếu không thích những thực phẩm đó, bạn có thể cần phải uống thuốc bổ."

Bà nói rằng đề nghị phụ nữ mang thai và cho con bú có thể cần mức độ choline cao hơn "thú vị", nhưng cần nhiều nghiên cứu hơn về lĩnh vực đó.

Và cho biết thêm: "Có khả năng chế độ ăn chay hoặc ăn chay lành mạnh và đa dạng sẽ cung cấp một số choline.''

"Nhưng điều quan trọng là phải đảm bảo chế độ ăn uống từ thực vật được cân bằng tốt để đảm bảo đủ chất dinh dưỡng như sắt, canxi kẽm và vitamin B12 được tiêu thụ.
'
'Có thể chế độ ăn uống dựa trên thực vật mang nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng điều này không nhất thiết có nghĩa là các sản phẩm động vật phải bị loại trừ hoàn toàn." Người phát ngôn này nói.


"Chữ Quốc Ngữ còn, Tiếng Việt còn, nước Việt Nam còn"







"Hồng Kông đang chiến đấu với Tàu Cộng vì chúng ta!"







Chiến tranh thương mại leo thang quyết liệt: Ai đang nắm lợi thế?







Cá tra ở đồng bằng sông Cửu Long







Phỏng vấn Bs Đỗ văn Hội: Những điều cần biết về ngộ độc thủy ngân







Hội Luận: Thảm họa môi trường và vụ cháy nhà máy Rạng Đông, Hà nội







Cựu thiếu ướng tình báo quân đội +svn tuyên bố sẽ rút súng để bảo vệ đất của ông ở Thủ Thiêm







Cái giọng Sài Gòn







Kinh tế Tàu Cộng chưa khá







Thứ Tư, 11 tháng 9, 2019

Trật tự mới là Hỗn Độn?







Hoa Kỳ và nạn Khủng bố Hồi giáo







Phỏng Vấn Ca Sĩ Kim Tước







Phỏng Vấn Nhạc Sĩ Bảo Thu







Người chạy xe ôm ở bến Ninh Kiều - Tác giả Nguyễn vĩnh Long



Khoảng gần ba giờ chiều tôi rời khách sạn Ninh Kiều, cuối đường Hai Bà Trưng, nhìn ra sông Cần Thơ. Trời hanh nóng và đứng gió. Giấc ngủ trưa dài sau bữa ăn trễ, khiến tôi tỉnh táo và phấn chấn hẳn lên. Hãy còn sớm, hai giờ nữa tôi mới có hẹn với bà xã và mấy đứa cháu ở nhà hàng Hoa Sứ. Thời gian đủ để tôi dạo chơi và ghé chợ Cần Thơ tìm mua một vài thứ đồ lưu niệm. Bà xã thì trưa nay đã theo mấy đứa cháu gái đi “làm đẹp”: làm tóc gội đầu, móng tay và cả massage. Nghe nói những loại dịch vụ này gần đây rất phổ biến và giá cả rất “mềm”, các bà tha hồ mà chăm sóc mặt mày, tóc da.
 
Vài cơn gió nhẹ mang theo hơi nước từ dòng sông thổi dọc theo công viên thật dễ chịu. Bến Ninh Kiều ngày nay thật khang trang và đẹp. Đi dọc mé sông, từ đây tôi có thể nhìn thấy chiếc cầu treo Cần Thơ sừng sững,  hiện đại . Phía trước khách sạn là nhà hàng nổi và không xa là chiếc du thuyền nhà hàng lộng lẫy về đêm. Du khách vừa ăn tối vừa dạo cảnh quanh sông và có cả chương trình văn nghệ thật đặc sắc của miền Tây sông nước. Bến nước Ninh Kiều còn có một đội ngũ đò máy cho khách du lịch thăm viếng chợ nổi Cái Răng, những khu sinh thái nhà vườn và các cù lao, cồn vùng lân cận…
 
Trong tiếng động của nhịp sống chung quanh tôi thấy thật gần gũi, quen thuộc nhưng cũng có chút gì đó ngập ngừng, bỡ ngỡ. Trên đường ồn ào xe máy, dưới sông rộn ràng ghe đò tạo khu công viên bến Ninh Kiều mang hình ảnh đặc trưng của một thành phố đô thị miền Tây. Loáng thoáng đã gần bốn mươi năm, tôi trở lại nơi này. Trưa ngày mùng bốn Tết năm 1978 là lần đầu tiên tôi ghé Tây đô. Mùi hương khói tỏa, màu vàng của những chậu cúc và mai vàng vẫn còn cùng khắp những con đường. Bến đò Ninh Kiều thưa thớt, trống vắng vào mấy ngày mùng. Không khí Tết tuy trầm mặc nhưng vẫn phảng phất đâu đó cuộc sống đời thường đang trỗi dậy chung quanh.
 
Tìm đến bến đò đi về thị xã Vị Thanh, mà tôi chưa hề biết. Địa chỉ đến của tôi chỉ là một lời dặn dò. Đúng hơn là một lời hứa tưởng chừng như vu vơ, vậy mà tôi vẫn giữ. “Làm sao để gặp lại Nguyệt?”. “Anh cứ đến bến đò Vị Thanh, Chương Thiện hỏi bất cứ ai: nhà của cô N.H. Nguyệt. Là sẽ gặp lại em thôi”. “Anh hứa sẽ đến!”. Chỉ có vậy, vỏn vẹn có vậy cho chuyến đi năm đó của tôi.
 
Người con gái có đôi mắt to tròn biết nói, tên N.H. Nguyệt, tôi làm quen trên chuyến xe qua phà Mỹ Thuận. Rồi vài năm sau mới chợt nhớ và tôi đã trên chuyến đò vượt “Mười Bốn Ngàn” kinh xáng Xà-No để tới. Một đời người có bao nuối tiếc, để một lần tôi đánh vỡ chiếc bình thủy tinh thời gian không hàn gắn lại được. Để rồi đêm nằm quạnh quẽ trong nhà nghỉ bên dòng kinh xáng, tôi cuộn tròn lòng mình sâu thẵm trong đáy mắt ai một lần gặp mặt.
 
Căn nhà có tên người con gái tôi quen đã trở thành cửa hàng thương nghiệp. Người chung quanh cho biết cả gia đình của N.H. Nguyệt đã ra đi hơn nửa năm qua. Gió đêm thổi từ dòng kinh xáng thì thầm lời cảm ơn em, cám ơn đầm sen hồ thủy tạ nằm giữa thị xã Vị Thanh cho tôi một đời thương tưởng không nguôi.
 
“Ông anh đi xe ôm hông?… Tui lấy giá thiệt hữu nghị…” Tiếng mời hỏi quanh đây, kéo tôi trở về thực tại. Tôi quay lại, người đàn ông khắc khổ đội chiếc nón vải, cười nhe cả hàng răng cái mất cái còn. Tôi chưa kịp lắc đầu từ chối, người đàn ông nói vội: “Cả ngày ế ẩm… ông anh đi một cuốc giúp tui nghen”. Thật là khó đoán tuổi của người chạy xe ôm.. Không trẻ hơn và cũng không quá già hơn tuổi tôi, dù trên khuôn mặt anh in hằn nhiều vết nắng gió bụi đường. Mấy món đồ lưu niệm để chập tối hoặc mai mua cũng còn kịp. Nhưng nhớ lời “căn dặn” nhiều lần của bà xã, “đi đâu phải bằng taxi, nhất định không được đi xe ôm. Rất nguy hiểm”. Nếu biết tôi liều mạng, không “nghe lời” chắc chắn là bà ấy sẽ giam lỏng tôi suốt chuyến đi còn lại.
 
Nhìn ánh mắt, khuôn mặt người đàn ông chạy xe ôm, lòng tôi lại thương cảm. Thôi đành dối vợ lần này, nhưng bây giờ thì tôi chưa biết phải đi đâu? Tôi ngập ngừng, nói thật: “Muốn đi giúp anh… Nhưng thiệt tình tui hổng biết đi đâu?” “À… nhìn là biết ông anh là khách du lịch. Để tui chở ông anh đi vòng quanh Cần Thơ cho biết. Tui lấy rẻ 110 thôi”. Mắc hay rẻ tôi nào biết, chỉ gật đầu cười. Thoáng ánh vui mừng trong mắt, anh đưa tôi chiếc mũ bảo hiểm. Cũng như anh, chiếc xe không mới cũng không cũ. Người và xe cứ như đôi bạn dạn dày mưa nắng của thời gian. “Tui chở ông anh đi đại lộ Hòa Bình, qua tòa nhà ủy ban nhân dân tỉnh, công viên Lưu Hữu Phước. Lòng vòng đường Lý Tự Trọng, Trần Hưng Đạo, Nguyễn Đình Chiểu… rồi mình qua khu dân cư Hưng Phú, nam đô thị mới của thành phố Cần Thơ… cho biết”. “Dạ… Anh cứ chạy tới chỗ nào đẹp, nổi tiếng của Cần Thơ là được… Anh chạy xe ôm lâu chưa dzậy? Vợ con, gia đình anh ở đâu?”. Tôi bắt chuyện, khi chiếc xe ôm rời khỏi bến Ninh Kiều. “Chạy xe ôm cũng tầm 10 năm rồi ông anh. Nhà cửa tui ở bên kia Xóm Chài. Hai vợ chồng tui có ba đứa, hai gái một trai. Tụi nó lớn hết rồi…”
 
Rồi anh chuyển qua giới thiệu cảnh quang hai bên đường. Thành phố Cần Thơ như khoác lên người chiếc áo mới, vừa lộng lẫy lại vừa vừa lem nhem đến lạ lùng. Những con đường chen chúc con người, xe cộ ngột ngạt mà hầu hết là thế hệ trẻ, dưới tuổi bốn mươi. Chạy lòng vòng một lúc, khi qua khỏi công viên Lưu Hữu Phước, hướng về ty bưu điện thì trời đang nắng bỗng lất phất mưa. Anh hỏi tôi có cần áo mưa không, sẽ dừng lại. Tôi nói không cần, nhưng cảm thấy chừng như anh run nhè nhẹ và sôi bụng. Anh đang đói hoặc ăn quá ít bữa trưa? Nói anh ghé vào quán ăn nào đó dọc đường, tôi làm như mình cũng đói và tìm chút gì lót dạ. Anh liền cho xe vào con đường nhỏ (hình như là Ngô Văn Sở) có nhiều hàng quán dọc bên đường. Tôi mời anh vào ăn chung cho vui, có bạn. Một dĩa cơm thịt nướng bì trứng và chén canh cải ngọt cho anh, tô bún nước lèo cho tôi. Lúc này thì không còn e ngại nữa, anh ăn thật ngon lành.
 
Tôi nhìn anh rõ hơn, ốm cao và ngoài hàm răng chiếc còn chiếc mất, khuôn mặt anh rắn rỏi đường nét. Tóc nhiều cứng dợn cao, đôi mắt sâu dù có mờ sương gió vẫn còn đó nét sáng rạng chập chùng. Tôi nghĩ, lúc còn trẻ chắc chắn anh rất sáng sủa, đẹp trai. “Rồi vợ con anh làm gì? Mấy cháu có gia đình con cái gì chưa anh?” “Vợ tui trước làm phụ nấu cho nhà hàng, lương cũng khá lắm. Có lần qua phà vấp té, bể xương hông chậu, nay bả đi đứng khó khăn nên nghỉ làm”!
 
Bên ngoài trời đổ cơn mưa lớn… Anh xuất thân con nhà nghèo ở Xóm Chài, năm lớp 10 phải nghỉ học đi làm phụ giúp gia đình. Gặp chị, vừa đẹp vừa là con gái nhà buôn bán khá giả ở Phụng Hiệp. Hai người yêu nhau thắm thiết. Ba má chị ngăn cấm vì thấy anh nghèo, không tương lai. Nhưng chị quyết tâm một lòng yêu thương anh, về làm dâu Xóm Chài mặc cho gia đình quay lưng từ bỏ… Giọng anh kể ngập ngừng, khó nhọc. “Tui làm mọi nghề, đụng đâu làm đó. Đến nay vẫn chưa lo cho bả được một lần ăn ngon mặc đẹp. Nói thiệt với ông anh, nhiều khi tui hổng dám về nhà nhìn mặt vợ con”.. Tôi thấy đôi mắt anh đượm buồn, sũng nước. Ly trà đá trong tay anh cũng run nhẹ. “Thấy tui làm quần quật, bả đòi đi làm nhưng cả nhà đều cản. Sợ có chuyện lần nữa, tiền đâu lo thuốc thang… Tháng trước bả nhận đan giỏ bện lục-bình tại nhà. Hổng bao nhiêu tiền nhưng cũng đỡ tù túng tay chân…”, mắt anh Nhân (tên anh) dù buồn nhưng tràn ngập yêu thương mỗi lần nhắc đến vợ. Không hiểu sao, tôi muốn được nắm tay và ôm anh với lòng ngưỡng mộ.
 
Có lẽ đã lâu lắm rồi tôi mới nhìn thấy được ánh mắt, được tấm chân tình của tình yêu. Tình yêu thật đẹp và quý giá có thật, đang hiện hữu trước mặt tôi, của người chạy xe ôm ở bến Ninh Kiều. “Thằng con trai lớn làm thợ hồ chánh công trường, lương hướng rất khá. Mấy năm trước bị đá đè, gãy một chân mặt. May mà người ta thương, vẫn còn cho nó làm bảo vệ. Lương ít ỏi nhưng vẫn hơn thất nghiệp nằm nhà”. Sợ anh chạnh lòng nhiều hơn, tôi hỏi lãng sang chuyện khác: “mỗi ngày chạy xe ôm anh kiếm được bao nhiêu?”. “Thời taxi đầy đường, trừ xăng dầu tiền bến kiếm được sáu, bảy chục là mừng. Nhằm bữa ế ẩm, chạy xe không còn lỗ cả tiền xăng…”, anh cho biết. Lúc trước anh còn ráng chạy thêm ban đêm, nhưng mấy tháng trở lại đây hổng dám nữa vì nạn cướp bóc hoành hành. Nhiều bạn chạy xe ôm ban đêm, mất tiền mất xe và đôi khi mất cả luôn mạng.
 
Rồi anh tâm sự tiếp về hoàn cảnh gia đình mình: “Đứa con gái kế làm công nhân ở Bình Dương, đủ ăn đủ mặc. Lâu lâu cũng gửi dzề vợ chồng tụi chút đỉnh. Còn con út tui thì lấy chồng xa… Được cái, mấy đứa nó thương vợ chồng tui lắm…” Bên ngoài trời cũng bớt mưa, tôi hỏi anh thức ăn ở đây có ngon không? Anh cười, “cơm chỗ này là nhứt rồi”! Tôi gọi thêm 3 phần cơm để anh mang về. Anh ngại ngùng từ chối, rồi cũng nhận với lời lúng túng cám ơn. “Chắc ông anh là Việt kiều phải hông?” “Hông… tui là dân buôn bán trà ở Đà Lạt”, tôi đành phải nói dối anh cho qua chuyện.
 
Điện thoại di động của tôi rung liên hồi trong túi. Chắc bà xã đang gọi, gần năm giờ rồi. Tôi nói anh Nhân chở tôi trở lại bến Ninh Kiều. Trên đường về anh trầm ngâm và ít nói hơn. Sau cơn mưa không khí những đường phố Cần Thơ trở nên dễ chịu và thơm mùi đất mới. Có lẽ cũng như tôi, anh đang cố sắp xếp lại câu chuyện anh và tôi gặp gỡ, để về kể lại cho vợ con nghe. Rồi chừng như tôi cũng ngồi im lặng phía sau không biết nói gì thêm. Chiếc xe ôm chạy rong ruổi trên những mặt đường, còn tôi và anh đang bên nhau chạy mênh mông trên những mặt đời nghiệt ngã. Tôi nhắc anh để tôi xuống hơi xa khách sạn, phòng khi bà xã bất ngờ bắt gặp. “Ông anh cho bao nhiêu cũng được… Hổng cần trả cũng hổng sao…”, anh nói lí nhí khi tôi đưa lại chiếc mũ bảo hiểm. Tôi nhìn anh cười nhẹ, rồi móc túi quần gom hết món tiền bà xã đưa tôi dằn túi nhét trọn vào tay anh, “anh Nhân nhớ lấy tiền mua cho chị nhà vài bộ đồ mới cho đẹp nghen”! Anh nhìn tôi ngẩn người. Không để anh khó xử, tôi định quay đi, thì nghe anh nói nhanh: “Dạ, cảm ơn ông anh thiệt nhiều. Nhưng chắc hổng dám lấy tiền mua quần áo đẹp cho bả được đâu..!”.
 
Giọng anh nghèn nghẹn, xót xa: “Đứa con gái út, tui nói nó lấy chồng xa… Thiệt ra nó đi lấy chồng Đài Loan, rồi chết vì tai nạn giao thông bên đó. Vợ chồng tui phải chắt mót dành dụm, để trả nợ số tiền mang hài cốt nó về nhà mấy tháng trước…” Tôi khựng người, chợt nghe trái tim mình như đang bị ai bóp nghẹn. Không dám quay lại nhìn anh, tôi cố bước chân đi thẳng và thấy lòa nhòa công viên màu nắng tắt. Số phận đời người sao cứ như cơn gió thoảng vô tình… Rồi anh sẽ qua chiếc phà về bên kia Xóm Chài, với cuộc đời mỏi mòn còn lại. Rồi tôi sẽ trở về bên kia xứ lạ, một đời đầy vơi kiếp sống tha hương. Anh có thể quên tôi, một người khách trên chuyến xe ôm giữa muôn vàn dòng người tất bật. Nhưng chắc chắn tôi sẽ không thể quên anh, chuyến xe chở cả một trái tim sâu thẳm, một cuộc đời có thật của người đàn ông chạy xe ôm ở bến Ninh Kiều. Buổi chiều như một nốt nhạc trầm buồn, chảy vàng vọt trên dòng sông quê hương tôi muôn thuở…
 
 
 

Mắt Mổ Như Mù - Tác giả Hoàng xuân Thảo



Một người bạn là bác sĩ thiện nguyện từng theo đoàn chuyên gia mổ mắt của chương trình Fred Hollows đến Việt Nam để mổ mắt cho người nghèo, giúp họ nhìn thấy ánh sáng.
 
Tính cho đến nay, chương trình Fred Hollows đã hoạt động thiện nguyện tại Việt Nam được 25 năm, đã mổ miễn phí và giúp cho hàng chục ngàn người Việt Nam sáng mắt.


 


Hôm nay tình cờ gặp bạn, tôi tò mò hỏi xem mấy lần đi Việt Nam làm thiện nguyện có ấn tượng chuyện gì không?
 
Anh bạn cười nói "Ấn tượng thì nhiều, nhất là khi lên mấy vùng cao vùng xa thấy người dân khổ ghê lắm! Nhưng ấn tượng nhất là mình mổ mắt cho họ xong, mắt sáng rồi nhưng vẫn như mù!" Tôi ngạc nhiên hỏi sao kỳ vậy, thì anh bạn ngồi xuống kể.
 
Anh nói mấy lần đi Việt Nam, lần nào đoàn mổ xong cũng có 1 buổi liên hoan giữa nhân viên của đoàn và bệnh nhân, để giao lưu trao đổi và ăn mừng. Anh kể nói chuyện với người dân, họ rất vui khi được mổ mắt miễn phí và thấy lại được ánh sáng, nhưng họ lại luôn miệng cám ơn Đảng cám ơn Nhà Nước ! Một ông cụ còn nói nhờ ơn Đảng và Nhà Nước tạo điều kiện cho đoàn thiện nguyện thì đoàn mới đến được Việt Nam!
 
Thực tế là các bác sĩ của đoàn đều là tình nguyện, không chỉ bỏ công sức thời gian mà còn bỏ tiền túi ra để đến Việt Nam mổ mắt miễn phí, tiền thuốc men dụng cụ đều do người dân Úc quyên góp hỗ trợ cho đoàn, đảng và nhà nước CSVN chẳng bỏ ra đồng xu nào, còn thường xuyên ăn bớt, ăn gian tiền thuốc men và làm giả danh sách bệnh nhân để lấy tiền bỏ túi riêng nữa!
 
Anh bạn nói thống kê của chương trình cho thấy 25 năm qua tình trạng sức khỏe và nhãn khoa của Việt Nam chẳng có gì khởi sắc. 25 năm vẫn thấy ngần ấy người nghèo, vẫn thấy ngần ấy người mù, mổ xong vẫn ơn đảng ơn nhà nước, chỉ có cán bộ ra đón đoàn là thấy ngày càng mập ra và đi xe xịn hơn trước!
 
 
MẮT SÁNG VẪN NHƯ MÙ!

Chương trình Fred Hollows
Liên tiếp 25 năm
Tới Việt Nam mổ mắt
Giúp cho kẻ nghèo nàn.

Cả hàng ngàn đôi mắt
Xưa sống trong tối tăm
Nay nhờ thầy nhờ thuốc
Thấy sáng như trăng rằm.

Mổ hoàn toàn miễn phí
Do những tiền lạc quyên
Từ những miền xa lạ
Những người chẳng hề quen.

Làm phúc chẳng phải dễ
Nào thủ tục nọ kia
Nào bao nhiêu giấy phép
Đoàn cũng giữ theo nề.

Miễn là người bệnh tật
Đang trong cảnh mù lòa
Tìm thấy được ánh sáng
Trong lòng như nở hoa.

Để chung niềm vui lớn
Đoàn mở tiệc liên hoan
Ai nấy mừng hơn hớn
Thầy thuốc lẫn bệnh nhân.

Một người là đại diện
Phát biểu lời tri ân:
“Nhờ ơn Bác và Đảng
Mắt chúng tôi lại lành!”

Đêm ấy ông thầy mổ
Thở dài và buồn so:
“Mổ cũng như chưa mổ
Mắt sáng vẫn như mù!”

Dân tôi lạ thế đấy
Bị tẩy não cả rồi
Chẳng biết ơn ai cả
Ơn Bác, Đảng mà thôi!
 
 

Sinh Viên Việt Nam Tại Nhật Biểu Tình Chống Trung Cộng Lấn Chiếm Hoàng Sa Năm 1974







Phỏng vấn nhà sản xuất âm nhạc Trần Thăng







Đi Xem Mộ Trần Đại Quang - Tác giả Tạ Duy Anh





Tôi phải xin lỗi người quá cố là tôi không có ý định đi viếng ông, nên dùng từ xem mộ. Tôi chỉ có nhu cầu xác minh một sự thật.

Khi ông Trần Đại Quang từ trần, rộ lên vô số tin đồn khác nhau về khu mộ được ông chuẩn bị trước ở quê là xã Quang Thiện, huyện Kim Sơn, Ninh Bình. Một tờ báo chính thống hé lộ nó rộng hơn 3 ha, nhưng ngay sau đó phải rút xuống. Mạng xã hội đưa ra các con số khác nhau, dao động từ 5 đến 6,4 ha.


 Ngồi ăn trưa tại một nhà hàng gần Bộ Giáo dục, giáo sư Nguyễn Minh Thuyết, phó giáo sư Đỗ Ngọc Thống, nhà thơ Dương Thuấn và tôi cùng cho rằng chuyện này không thể cứ nói lấy được, mà cần một sự chính xác tuyệt đối trước khi đưa ra bất cứ đánh giá nào. Quan trọng là khi sống, còn khi về với cát bụi, thì nấm mộ chỉ là chỗ vùi xương cốt. Tôi đã từng thấy mộ một vị tổng thống Hoa Kỳ nằm dưới gốc cây sồi, trong khu đất nhỏ, bên cạnh là mộ những người dân bình thường. Năm 1989 tôi về Đồng Bẩm, Thái Nguyên, đúng vào hôm mồng một tháng âm lịch, thấy cảnh tượng lạ: trong những gốc cây đa, trong các hốc đá, hay bất cứ nơi nào có thể đặt bát hương, đều có những que hương cháy đỏ lòe. Hỏi ra mới biết người dân vùng ấy thờ trộm bà Nguyễn Thị Năm. Nói thờ trộm, vì không được thờ công khai. Điều đó cho thấy, một người sống trong lòng dân, thì thậm chí chẳng cần phải có mộ. Chúng tôi cùng cho rằng, người dân thường chỉ cần ba mét vuông. Một vị chủ tịch nước, nếu nhân số đó với 100 lần, tức là khoảng 300 mét vuông, đã là một con số kinh hoàng. Nhất là vị chủ tịch nước ấy từng thề suốt đời phấn đấu cho lý tưởng cộng sản, chiến đấu, hy sinh cho nhân loại, cho giai cấp cần lao, không màng vinh hoa, bổng lộc! Sống đã thế, chết về với cát bụi lại càng phải giản dị. Sống đã hy sinh vì dân, lo trước dân, hưởng sau dân, thì chết đi lẽ nào, như những lời đồn đại, chỉ vì ngôi mộ mà khiến hàng trăm người dân, vĩnh viễn qua các đời, không có đất cấy trồng! Chúng tôi bèn hẹn nhau sẽ về tận nơi xem thực hư tin đồn đến đâu. Có thể nhiều người ghét chủ tịch nước, ghét gia đình ông nên nói vu cho ông như vậy?

Nhưng từ khi hẹn nhau đến lúc có thể thực hiện, vừa tròn một năm.


Chúng tôi gồm: phó giáo sư Đỗ Ngọc Thống, nhà thơ Dương Thuấn, hai người bạn lính của tôi và cuối cùng là tôi. Thời tiết đẹp, đường đi khá thuận lợi. Google map chỉ dẫn tận tình. Hóa ra ông phó giáo sư không chỉ trực ngôn khi bày tỏ ý kiến, mà còn rất nghệ sỹ khi vặn vô lăng. Sau khoảng 2 giờ xe chạy, chúng tôi vào địa phận xã Quang Thiện. Từ xa chúng tôi đã dễ dàng nhận ra khu mộ Chủ tịch nước, nhờ ở những cây si hay họ si gì đó, với một kiểu tán không thể lẫn với bất cứ loài cây nào khác hiện có ở địa phương. Những bức tường thấp chạy quanh cả bốn cạnh hình chữ nhật, ngăn khu mộ với phần đất nông nghiệp còn lại. Chúng được chia làm ba phần, đánh dấu bằng ba cầy cầu bắc qua con mương chạy phía trước khu mộ, rộng hơn chục mét. Đoạn mương thuộc về khuôn viên khu mộ được kè rất đẹp, rất công phu, còn lại vẫn là bờ đất.
 
Mộ Chủ tịch nước là một cái vòng tròn, xây bao xung quanh, còn lại bên trong đắp đất và trồng cỏ, có vẻ còn tạm bợ, với đường kính trên 10 mét. Thực lòng trong đời tôi chưa thấy cái mộ nào to như vậy.

Tôi biết bạn đọc đang sốt ruột, vì thế tôi nói rất nhanh: Chiều dài của khu mộ dọc theo con mương kè đá trên dưới 600 mét (những người đưa thông tin 640 mét là do họ gộp cả phần đất còn lại của người dân, hiện nằm bên ngoài ranh giới với khu mộ. Việc sắp tới nó có bị giải tỏa để khu mộ hoàn hảo hơn hay không, thì chúng tôi không biết), còn chiều rộng kéo từ bờ mương đến phần tiếp giáp ruộng lúa thì khoảng 100 mét.

Tóm lại, tính khiêm tốn thì khu mộ Chủ tịch nước rộng khoảng 55.000 mét vuông. Tức là 5 héc ta rưỡi, tức là khoảng 15 mẫu Bắc bộ. Thôi, khỏi phải cãi nhau!

Trước khi ra về, chúng tôi nhập vào mấy người từ nơi khác đến, cùng thắp hương cho ông Trần Đại Quang, như thắp hương cho một người quá cố có mộ nằm chơ vơ ven đường. Mát ruột nhất là được nhận những nụ cười rất tươi của mấy cháu công an làm nhiệm vụ tại khu mộ.

Joshua Wong gây ‘ấn tượng đẹp’ cho chính quyền Đức



Joshua Wong tới Berlin, tham gia sự kiện "Bild100-Party" đêm qua, thứ hai 8/9, nơi tụ họp 100 nhân vật xuất sắc nhất được lựa chọn ra từ các lĩnh vực chính trị, kinh tế, nghệ thuật, văn hoá và thể thao của Đức được mời tham dự.
Bild100-Party do tờ báo lá cải Bild nổi tiếng thuộc "Con khủng long truyền thông Đức"- tập đoàn truyền thông Axel Springer đứng ra tổ chức trong nhà hàng trên tầng thượng toà nhà trụ sở Quốc hội Đức.

Cuối buổi, Joshua Wong đã có buổi tiếp xúc trò chuyện với ngoại trưởng Đức Heiko Maas và phát biểu trước báo giới Đức.
Hình ảnh nhà hoạt động trẻ Joshua Wong với chiếc điện thoại trong tay, thỉnh thoảng liếc mắt vào đó và hùng hồn phát biểu trước ống kính các nhà báo đã được truyền trên nhiều kênh truyền hình Đức quay lại, đặc biệt đài truyền hình ZDF chiếu trong các chương trình thời sự.

Nếu như sáng hôm nay vẫn còn chưa có thật nhiều tờ báo đăng tải tin này thì đến trưa, sau khi có việc phía ngoại giao Trung Quốc chính thức lên tiếng phản ứng về cuộc gặp gỡ của Joshua Wong với ngoại trưởng Đức Haiko Maas, gọi đây là "Hành động thiếu tôn trọng" thì hầu hết các tờ báo lớn nhỏ quen thuộc với độc giả Đức: Focus, Der Spiegel, Die Zeit, Morgenpost, Frankfurter Allgemeine Zeitung.v.v... đã đồng loạt đưa tin.

Joshua Wong nói gì ở Đức?


Đáng chú ý là hầu hết các trang tin đều chỉ tường thuật diễn tiến cuộc đi thăm Đức của Joshua Wong, các phát biểu kêu gọi của nhà hoạt động trẻ tuổi này hướng tới nhân dân Đức, phát biểu của ngoại trưởng Đức.


Các câu nói lay động suy nghĩ của người Đức nhất của Joshua Wong là: "Hong Kong là Berlin mới''.

"Tôi cầu mong sự giúp đỡ của người Đức. Chúng tôi tôi có cảm tưởng Hong Kong như Đông Berlin trong thời chiến tranh lạnh và chính bởi người Đức, đặc biệt ở Berlin đã đấu tranh cho tự do nên tôi cầu xin người Đức sự giúp đỡ cho cuộc đấu tranh của chúng tôi."

"Tôi đã bị bắt tới 8 lần và phải ngồi tù một trăm ngày, cái giá tôi phải trả quá nhỏ."

"Tôi hy vọng nhân loại trên toàn thế giới ủng hộ Hong Kong đấu tranh cho tự do và bầu cử tự do."

Tổng biên tập của Bild Julian Reichelt thì tuyên bố: "Tập đoàn Axel Springer ủng hộ tất cả mọi người đấu tranh cho tự do trên toàn thế giới."

Được biết Ngoại trưởng Đức Haiko Maas đã ra sân bay đón Joshua Wong.

Trước đó, ông viết trên twitter về việc Joshua Wong được trả tự do hôm thứ Hai rằng: "Đó là một tín hiệu tốt, rằng nhà đấu tranh cho dân chủ trẻ tuổi được trả tự do. Quyền tự do biểu đạt suy nghĩ là một nguyên tắc căn bản. Không được phép đưa ra sự hạn chế nào."

Vì sao Đức đột nhiên quan tâm đến Hong Kong?


Theo tôi nhận thấy, Đức có bài học quá khứ về chủ nghĩa phát xít, độc tài cộng sản ở Đông Âu còn sâu đậm.

Người Đức hiểu rằng sự thịnh vượng có được ngày nay được dựa trên căn bản những giá trị phổ quát của Tây Âu. Nếu để khuynh hướng cộng sản, độc tài phát triển trên thế giới, lan sang châu Âu thì đó cũng là hành động tự sát.

Ngoài ra nước Mỹ thời Donald Trump không còn mặn mà với các đấu tranh cho dân chủ thì EU với Đức, Pháp cần thay thế vai trò dẫn đầu trên thế giới. Vừa là nhiệm vụ tự giao vừa là cơ hội tự khẳng định vai trò, vị trí của mình trên thế giới.

Và điều này cũng nằm trong chiến lược chung, phối hợp với Mỹ, châu Âu cùng kiềm chế con hổ Trung Quốc đang muốn khuynh đảo thế giới.


Vì sao đồng Yuan của Tàu Cộng sụt giá?



Đồng nhân dân tệ của Trung Quốc xuống mức thấp nhất trong hơn một thập niên qua, khiến Hoa Kỳ gọi Bắc Kinh là kẻ thao túng tiền tệ.
Hôm thứ Hai, 1 đô la Mỹ ăn 7 nhân dân tệ, là mức thấp chưa từng có kể từ năm 2008 đến nay.

Bắc Kinh trước đó đã tìm cách ngăn chặn để đồng tiền nước mình không tụt xuống dưới mức tỷ giá mang tính biểu tượng.

Căng thẳng leo thang trong cuộc thương chiến, được châm ngòi từ các đe dọa mới về thuế quan từ Mỹ, được cho là đã làm Bắc Kinh thay đổi chính sách tiền tệ.

Hôm thứ Hai, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) nói việc đồng nhân dân tệ sụt giá là do "chủ nghĩa đơn phương, chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch và việc tăng biểu thuế áp dụng đối với Trung Quốc".

Diễn biến mới này xảy ra chỉ ít ngày sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump nói ông sẽ áp mức thuế 10% lên thêm 300 tỷ USD hàng Trung Quốc, trên thực tế có nghĩa là tất cả hàng nhập khẩu của Trung Quốc vào Mỹ.

Trung Quốc phá giá đồng nhân dân tệ ra sao?


Đồng nhân dân tệ không được mua bán tự do trên thị trường và chính phủ Trung Quốc hạn chế biên độ dao động tỷ giá hối đoái giữa nhân dân tệ với đô la Mỹ.

Không như các ngân hàng trung ương khác, PBOC không hoạt động độc lập và bị cáo buộc là có hành động can thiệp mỗi khi có những vấn đề lớn ảnh hưởng tới giá trị đồng nhân dân tệ.

Ông Julian Evans-Pritchard, Kinh tế gia Cao cấp về Trung Quốc của hãng Capital Economics, cho rằng bằng bước đi gắn việc phá giá đồng nhân dân tệ với đợt áp thuế mới của Mỹ, PBOC đã "biến tỷ giá hối đoái thành vũ khí, ngay cả khi ngân hàng này không chủ động làm suy yếu đồng tiền bằng việc trực tiếp can thiệp".

Đồng nhân dân tệ suy yếu có tác động gì?


Đồng nhân dân tệ yếu hơn khiến hàng xuất khẩu của Trung Quốc trở nên cạnh tranh hơn, và sẽ rẻ hơn nếu mua bằng ngoại tệ.

Nhìn từ phía Mỹ thì đây được coi như nỗ lực để bù lại thiệt hại của việc hàng Trung Quốc nhập vào Mỹ bị đánh thuế cao hơn.

Mặc dù điều này có vẻ như có lợi cho người tiêu dùng trên thế giới vì nay họ có thể mua hàng Trung Quốc với giá rẻ hơn, nhưng nó mang theo những rủi ro khác.






Đồng nhân dân tệ yếu hơn khiến hàng ngoại nhập vào Trung Quốc đắt hơn, do đó có nguy cơ đẩy lạm phát tăng cao và gây sức ép lên nền kinh tế vốn đã tăng trưởng chậm lại, cũng như khiến những người có tiền đầu tư vào những tài sản khác.

Trung Quốc đã từng phá giá đồng tiền chưa?


Rồi. Hồi 2015, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc đẩy tỷ giá đồng nhân dân tệ/đô la Mỹ xuống mức thấp nhất trong ba năm. Ngân hàng Trung ương nói động thái này được đưa ra để hỗ trợ cải cách thị trường.

Lần cuối cùng tỷ giá xuống mức 7 nhân dân tệ ăn 1 đô la Mỹ là trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.

Ông Evans-Pritchard từ hãng Capital Economics nói Trung Quốc từ lâu nay lập luận rằng tỷ giá 7 nhân dân tệ ăn 1 đô la là ngưỡng mà Trung Quốc có toàn quyền quyết định, "nhưng trước đây đã từng can thiệp để đồng nhân dân tệ không tụt xuống ngưỡng này".

Vì sao việc TQ phá giá tiền tệ làm Mỹ tức giận?


Việc Trung Quốc làm hàng hóa của họ có tính cạnh tranh hơn đánh vào tâm điểm của cuộc chiến thương mại giữa ông Trump với Bắc Kinh.

Tổng thống Mỹ lâu nay cáo buộc Trung Quốc phá giá đồng tiền nhằm hỗ trợ xuất khẩu, điều mà Bắc Kinh bác bỏ.

Mặc dù gắn đợt phá giá mới nhất với cuộc chiến thương mại, Trung Quốc tiếp tục tuyên bố nước này sẽ không tham gia "phá giá cạnh tranh".

Thống đốc PBOC Dịch Cương hôm thứ Hai nói Trung Quốc "sẽ không tiến hành phá giá cạnh tranh, và sẽ không can thiệp vào tỷ giá để đạt lợi thế cạnh tranh".

Vì sao việc phá giá tiền tệ gây tranh cãi?


Việc thao túng tiền tệ - bởi Trung Quốc hay bất kỳ nước nào khác - được cho là coi thường luật thương mại quốc tế bằng cách tạo lợi thế cạnh tranh không công bằng.

Một quốc gia có thể thao túng tiền tệ bằng cách làm tăng hay giảm tỷ giá hối đoái một cách không tự nhiên. Tỷ giá mới có thể được tạo ra để giúp hàng xuất khẩu có tính cạnh tranh cao hơn, để giảm lạm phát hoặc giảm dòng vốn chảy vào.

Một báo cáo do Laurence Howard viết đăng trên Emory Law Review nói thao túng tiền tệ đã "có tác động nghiêm trọng lên thị trường toàn cầu".

"Trên khắp thế giới, việc thao túng tiền tệ có lẽ đã dẫn đến việc mất hàng triệu việc làm ở Mỹ và mất một số việc làm ít hơn, nhưng vẫn đáng kể, ở châu Âu," ông Howard viết.

Điều gì sẽ xảy ra với đồng nhân dân tệ?


Các nhà phân tích dự đoán đồng nhân dân tệ sẽ còn tiếp tục tụt giá.

Chiến lược gia chuyên phân tích thị trường Edward Moya nói việc đồng nhân dân tệ tiếp tục mất giá là điều "nên được trông đợi", và chúng ta có thể sẽ chứng kiến đồng tiền này "còn mất giá thêm 5% nữa vào cuối năm nay".

Hãng Capital Economics dự đoán tỷ giá hối đoái sẽ xuống tới mức 7,3 đồng nhân dân tệ ăn 1 đô la Mỹ vào cuối năm, so với mức 6,90 nhân dân tệ như được đự đoán trước đây.