khktmd 2015
Thứ Bảy, 11 tháng 7, 2015
Nghĩ gì về câu nói của NP Trọng "Tôi mong chính quyền Hoa Kỳ quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc sống, công việc và học tập của người Việt Nam tại Hoa Kỳ, tạo điều kiện để họ hội nhập tốt và đóng góp tích cực...” đọc tại Mỹ? Ngô Nhân Dụng trả lời bên dưới
Người Việt Nam sống ở Mỹ biết thế nào cũng được ông Nguyễn Phú Trọng nhắc tới. Quả nhiên, tại Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược Quốc Tế (CSIS), ông Trọng đã đọc một bài diễn văn viết sẵn, với câu này, “Tôi mong chính quyền Hoa Kỳ quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc sống, công việc và học tập của người Việt Nam tại Hoa Kỳ, tạo điều kiện để họ hội nhập tốt và đóng góp tích cực...”
Trước đây, ông Trương Tấn Sang qua Mỹ đã từng thỉnh cầu chính phủ Hoa Kỳ săn sóc đời sống của người Việt ở Mỹ khiến cho mấy triệu người bật cười rồi, năm nay ông Trọng lập lại. Nghe xong, người Việt phải bật cười lần nữa! Khi phát biểu những yêu cầu này, hai ông chỉ chứng tỏ họ không biết gì đời sống ở một nước dân chủ tự do, trong một xã hội mở, nhất là trong một nước do hàng trăm sắc dân họp lại mà thành, như nước Mỹ!
Điều mà người Việt Nam sống ở Mỹ muốn gửi tới hai ông, cùng tất cả Bộ Chính Trị Đảng Cộng Sản Việt Nam, là yêu cầu quý ông bà không cần lo cho chúng tôi. Xin quý vị hãy “quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc sống, công việc và học tập của người Việt Nam ở trong nước Việt Nam!”
Nhiều người Việt đang bị bắt vào đồn công an một ngày bỗng bị treo cổ chết, công an bảo rằng họ tự tử nhưng không ai tin. Bao nhiêu nông dân Việt Nam bị Đảng Cộng Sản cướp đất để bán cho tư bản đỏ. Bao nhiêu trẻ em Việt Nam không được đi học; nhiều em đi học không đủ ăn đói quá không học được nữa; nhiều em đi học khi qua sông bố với con phải chui vào bao ni lông hay phải đu dây. Bao nhiêu người Việt Nam cần được “tạo điều kiện” vừa đủ cho họ được sống thôi, nhưng cuộc sống bình thường của họ đang bị đảng tước đoạt.
Còn người Việt Nam ở nước Mỹ, thực sự họ không cần “chính quyền Hoa Kỳ quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc sống, công việc và học tập...” nào cả. Nhiều người Việt đã trở thành tỷ phú mỹ kim hoàn toàn do sức làm việc, sáng kiến và cơ hội tạo ra, không ai thấy “chính quyền Hoa Kỳ” phải làm gì giúp họ cả. Bao nhiêu học sinh Việt Nam ra trường đứng đầu bảng; bao nhiêu sinh viên được học bổng của các định chế giáo dục tư, đã trở thành các giáo sư, các nhà nghiên cứu; chỉ cần các em nghe lời cha mẹ dậy cố gắng học hành, không em nào cần nhờ đến chính quyền nào giúp cả.
Hơn nữa, những người Việt Nam sống ở Mỹ chắc chắn không ai đòi hỏi và cũng không ai muốn được đối đãi đặc biệt. Tất cả các công dân và những người thường trú hợp pháp ở Mỹ đều được đối xử bình đẳng như nhau. Cơ hội mở ra cho tất cả mọi người như nhau, không ai cần được ưu đãi. Người gốc Trung Hoa, gốc Mexico hay gốc Nga cũng vậy. Không ai cần “chính quyền Hoa Kỳ” làm gì đặc biệt cho họ hết! Họ chỉ cần tuân thủ pháp luật, cố gắng đi học hay làm việc, cuộc đời họ do chính họ quyết định chứ không phải do những “nghị quyết”của đảng chính trị nào hoặc “chính sách ưu đãi” của bất cứ chính quyền nào cả.
Những điều trên, ông Nguyễn Phú Trọng không hề biết. Cho nên ông mở miệng nói ra những lời mà người Việt hay người nào nghe cũng phải thấy là “ngớ ngẩn.” Không phải riêng ông Trọng mới lẫn cẫn như vậy. Các người lãnh đạo Đảng Cộng Sản đều hoàn toàn lú về nếp sống trong các nước tự do dân chủ. Và họ không chịu học. Năm trước, ông Nguyễn Minh Triết sang New York, bị hỏi về chế độ một đảng độc quyền lãnh đạo tại Việt Nam, ông hỏi lại rằng, “Thế tại sao nước Mỹ lại chỉ có hai đảng? Một đảng hay hai đảng khác gì nhau?” Cả đời Nguyễn Minh Triết không được ai dạy cho biết rằng nước Mỹ có hàng chục đến hàng trăm đảng chính trị; người ta nói nhiều đến hai đảng bởi vì có hai đảng mạnh nhất, chứ không hề có luật lệ cấm bất cứ công dân nào lập thêm đảng mới cả!
Các lãnh tụ Cộng Sản đều “học tập tư tưởng Hồ Chí Minh” cho nên cái gì họ biết về nước Mỹ đều do Hồ Chí Minh dạy. Trên báo Nhân Dân ngày 5 tháng 11 năm 1951, Hồ Chí Minh viết: “Văn hóa Mỹ ngày nay là văn hóa của bọn đại tư bản, bọn gây chiến tranh, bọn giết người... Xã hội Mỹ hôi thối như thế, văn hóa Mỹ suy đồi như thế, mà đế quốc Mỹ cứ khoe là ‘văn minh’ và đi truyền bá ‘văn minh’ cho các nước khác!” Năm 1953, trên báo Cứu Quốc (ngày 6 tháng 11), Hồ Chí Minh viết bài: “‘Văn minh Mỹ’ - người không bằng chó.” Trong đó có câu: “Theo báo Mỹ thì chó Mỹ ăn 30 phần 100 nhiều hơn nhân dân hai bang Anhđiana và Mitsuri cộng lại! Có 730 món đồ hộp cho chó xơi...” Kết thúc bài chửi Mỹ, Hồ Chí Minh còn đặt hai câu vè: “‘Văn minh’ trọng chó hơn người, ‘Văn minh’ của Mỹ buồn cười lắm thay!” Hai chữ “Văn minh” đều đặt trong dấu ngoặc để chế nhạo. (Các bài này còn chép trong tuyển tập Hồ Chí Minh cả).
Ông Nguyễn Phú Trọng từng làm chủ tịch Hội Đồng Lý Luận Trung Ương, chắc ông có đọc ít nhiều sách khác; không đến nỗi dốt như Nguyễn Minh Triết. Nhưng dù có đọc bao nhiêu sách viết về chế độ dân chủ mà không có dịp quan sát đời sống dân chủ tự do thì cũng chẳng biết gì cả.
Một điều chắc ông Nguyễn Phú Trọng không biết, là nước Mỹ nó thay đổi. Năm mươi năm trước đây, nhiều người da đen sống ở Mỹ còn bị chèn ép không sử dụng được quyền đi bỏ phiếu, một quyền đã được luật pháp bảo đảm. Năm 1964, đạo luật về dân quyền đã cấm các thủ đoạn chèn ép, ngăn chặn đó. Và bây giờ thì một người da đen đang làm tổng thống. Năm mươi năm trước, nhiều tiểu bang còn cấm người da đen không được kết hôn với người da trắng. Năm nay, họ có quyền lấy nhau. Không những thế, còn được phép lấy cả người cùng tính phái nữa!
Một quốc gia tiến bộ được là nhờ thay đổi, chấp nhận thay đổi và dám thay đổi. Đảng Cộng Sản đã kìm hãm không cho cơ chế chính trị nước ta thay đổi, cho nên nước Việt Nam bây giờ lạc hậu nhất trong vùng Á Đông và Đông Nam Á.
Một điều khác ông Nguyễn Phú Trọng nên học, là các thẩm phán ở Mỹ không nghe lệnh của đảng chính trị, dù đảng đang cầm quyền hay không. Ông John Roberts được một vị tổng thống Đảng Cộng Hòa đưa lên làm chánh án Tối Cao Pháp Viện, cách đây 10 năm. Nhưng trong một năm qua, ông đã hai lần bỏ phiếu phán quyết cho đạo luật cải tổ y tế của ông Obama, một tổng thống thuộc Đảng Dân Chủ, là hợp hiến. Ngay trong lần ra Thượng Viện điều trần trước khi được các nghị sĩ chuẩn y, ông Roberts đã xác định rằng vai trò các quan tòa giống như các trọng tài trong trận banh. Ông nhân danh các thẩm phán tuyên bố, “Chúng tôi không thuộc Đảng Dân Chủ, cũng không Cộng Hòa” khi làm nhiệm vụ thẩm phán. Tháng Hai năm 2015, hai thẩm phán Tối Cao Pháp Viện, Ruth Ginsburg và Elena Kagan, cùng do các vị tổng thống Dân Chủ đề cử, nhưng họ đã bỏ phiếu trái ngược nhau trong cùng một phán quyết. Cũng vậy, ông Clarence Thomas, vị thẩm phán tối cao thuộc Đảng Cộng Hòa nổi tiếng bảo thủ nhất, trong năm qua đã hai lần bỏ phiếu cùng một phía với các vị thẩm phán thuộc phái cấp tiến do Đảng Dân Chủ đưa lên.
Đảng Cộng Sản đã quen thói sai bảo các thẩm phán như đầy tớ, tòa án là một công cụ đảng dùng để bỏ tù những nông dân uất ức muốn kêu oan, những người Việt yêu nước chống Trung Cộng, và tất cả những công dân không đồng ý với chính sách của đảng. Vì vậy Đảng Cộng Sản đang ngăn cản không cho nước Việt Nam thay đổi, không cho nước Việt Nam tiến bộ.
Trong bài thuyết trình tại CSIS, ông Nguyễn Phú Trọng còn nhắc tới chuyện Hồ Chí Minh và Mỹ. Ông kể rằng những người ngoại quốc đứng bên cạnh Hồ Chí Minh ngày 2 tháng 9 năm 1945 đều là người Mỹ. Ông quên không nói rõ rằng đó là thủ đoạn của ông Hồ để “dọa” các đảng phái quốc gia không Cộng Sản. Ông Hồ dùng các sĩ quan tình báo Mỹ OSS để tạo ra hình ảnh ông “được Mỹ ủng hộ.” Chính ông Bảo Đại chịu thoái vị nhượng quyền cũng vì tưởng Mỹ đứng sau lưng ông Hồ! Việc Hồ Chí Minh viết thư xin kết thân với Mỹ nhưng bị bỏ rơi, ông Trọng cũng nhắc lại và tỏ ý tiếc rẻ. Nhưng vào lúc đó mối lo lớn nhất của chính quyền Mỹ là cuộc xâm lăng của Chủ Nghĩa Cộng Sản trên toàn thế giới. Các cơ quan tình báo quốc tế đều biết ông Hồ là một điệp viên của Nga Xô. Chính quyền Mỹ hồi đó mà ủng hộ ông Hồ thì cũng không khác gì một chính quyền Mỹ bây giờ ủng hộ tay thủ lãnh al Qaeda nào đó làm chủ tịch một nước Trung Đông! Họ đã đủ hồ sơ về Hồ Chí Minh rồi, không cần phải chờ đọc những bài ông viết (trích dẫn trên đây) mới biết hết bụng dạ ông ta ra sao!
Tuy nhiên, nếu ông Nguyễn Phú Trọng kể lại các chuyện trên chỉ để biện minh cho đường lối “Quy Mã” của Đảng Cộng Sản, thì phải khuyến khích ông cứ tiếp tục nói. Những câu chuyện đó nên được kể nhiều lầm trong nội bộ Đảng Cộng Sản Việt Nam để thuyết phục tất cả các đảng viên rằng phải nhờ nước Mỹ giúp mới tạo được thế cân bằng đối đầu với Trung Cộng. Hơn thế nữa, các đảng viên cộng sản còn nên học tập những nền nếp trong đời sống dân chủ tự do ở nước Mỹ. Hơn 16,000 sinh viên Việt Nam đang theo học ở Mỹ có cơ hội học ngay tại chỗ.
Đời sống nước Mỹ có cái hay và cái dở; người nhìn thấy nhiều cái hay hơn, người thấy nhiều cái dở hơn. Nhưng nó thay đổi, nó không đứng ỳ một chỗ. Chính nhờ thế nó tiến bộ. Nước Mỹ quý trọng tự do. Người Mỹ bảo vệ bình đẳng trong cơ hội. Những kẻ ngăn cản các quyền tự do, bình đẳng sẽ bị pháp luật trừng phạt. Người Mỹ tự quyết định đời sống của mình chứ không bao giờ “nhờ ơn đảng.” Guồng máy cai trị nước Mỹ có phân ra ba quyền, cân bằng và kiểm soát lẫn nhau. Cơ chế đó bảo đảm tự do và bình đẳng. Chỉ cần học mấy điều này thôi, chuyến đi của ông Nguyễn Phú Trọng vẫn hữu ích.
Một nửa sự thật - Tác giả Nguyễn văn Tuấn
Chiều nay, nhân đọc một bình luận của một trang web lề dân về chuyến đi của bác Trọng, tôi chú ý đến đoạn trích dẫn báo Tuổi Trẻ viết về bài tuyên bố của Thượng nghị sĩ John McCain. Khi kiểm tra nguồn thì báo Tuổi Trẻ trích Thông tấn xã VN (TTXVN). Nhưng khi so sánh bài trên TTXVN và bản tuyên bố bằng tiếng Anh của McCain thì thấy rõ ràng TTXVN đã đưa tin một cách … chọn lọc.
Bản tin trên TTXVN viết rằng “Thượng Nghị sĩ cũng đánh giá những tiến triển hai nước cùng đạt được trong 20 năm qua là đáng kinh ngạc. Hoa Kỳ và Việt Nam đang ở thời điểm tốt hơn bao giờ hết để tiếp tục những tiến triển này. Ông McCain cũng ca ngợi Việt Nam gần đây đã tiến hành các bước đi đáng khích lệ nhằm cải thiện hồ sơ nhân quyền.”
Thật ra, bản tuyên bố của McCain dài hơn và hay hơn nhiều so với trích dẫn của TTXVN. Ông McCain nhắc đến vấn đề Tàu cộng đang hung hăn trên Biển Đông, và Chính phủ Mĩ đang phê chuẩn một ngân sách 425 triệu USD để giúp nâng cao năng lực quốc phòng cho ASEAN, kể cả Việt Nam. McCain còn nhắc đến giàn khoan HD-981 mà TTXVN không dám nói đến. Còn trong nước, McCain đề cập đến quyền con người 2 lần. Ông cũng nói đến ấn tượng tốt của ông về một thế hệ trẻ đĩnh đạc đang xuất hiện ở VN. Ông nói về nỗ lực đào tạo một thế hệ lãnh đạo mới cho VN, và yểm trợ các hoạt động vì xã hội dân sự. Ông kêu gọi trả tự do cho các tù nhân lương tâm. Ông kêu gọi Chính phủ Mĩ nên tháo gỡ những qui định về bán vũ khí cho VN, nhưng ông nhấn mạnh rằng việc xoá bỏ lệnh cấm vận bán vũ khí chỉ với điều kiện VN phải tỏ ra tôn trọng quyền con người, trả tự do cho các tù nhân lương tâm, và cải cách pháp lí.
Rất tiếc là TTXVN không dịch những đoạn đáng chú ý đó cho bạn đọc. Do đó, tôi bỏ ra vài phút dịch cho các bạn biết rõ. Bản tuyên bố của McCain có ở đây, và trong đó ông viết:
(Bắt đầu trích): “Hơn bao giờ hết, Hoa Kì và Việt Nam đang ở vị thế để tiếp tục xây dựng dựa trên sự tiến bộ này. Ngày nay, mỗi năm Việt Nam gửi sinh viên sang Mĩ du học nhiều hơn bất cứ nước Đông Nam Á nào. Trong tháng 5 vừa qua, tôi đã chứng kiến sự đĩnh đạc và kĩ năng của một thế hệ Việt Nam đang nổi lên được biểu hiện tại Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn TPHCM. Thêm vào đó, sự hỗ trợ của Hoa Kì cho Việt Nam trong nỗ lực đào tạo những thế hệ lãnh đạo mới sẽ đạt những đỉnh điểm mới khi Đại học Fulbright ra đời ở TPHCM. Đại học độc lập này sẽ phục vụ như là một chất xúc tác để nâng cao nền giáo dục đại học ở Việt Nam, và khuyến khích những tiếp xúc ở mức độ cá nhân giữa hai quốc gia.
Ngoài sự cam kết đó ra, Hoa Kì phải tiếp tục yểm trợ xã hội dân sự ở Việt Nam, kể cả xiển dương tự do tôn giáo, tự do báo chí, và quyền lao động. Chính phủ Việt Nam đã có những biện pháp khiêm tốn nhưng đáng khuyến khích để cải thiện hồ sơ nhân quyền của Việt Nam, và Hoa Kì phải tiếp tục yểm trợ tất cả công dân Việt Nam đang tìm cách sử dụng những biện pháp ôn hoà để xây dựng một đất nước hùng mạnh và thịnh vượng, một đất nước tôn trọng quyền con người và luật pháp.”
Hoa Kì và Việt Nam chia sẻ một sự dấn thân sâu sắc vì hoà bình và an ninh vùng Châu Á Thái Bình Dương. Điều này đặc biệt quan trọng trong khi Trung Cộng tiếp tục lấn chiếm và quân sự hoá vùng Biển Đông và một lần nữa triển khai giàn khoan Hải Dương 981 (HD-981) ở vùng biển gần Việt Nam. Để yểm trợ Việt Nam và các nước trong vùng Đông Nam Á, những nước đang có những nỗ lực giải quyết những tranh chấp biển đảo một cách ôn hoà, Quốc hội Mĩ đang xem xét phê chuẩn một ngân sách 425 triệu USD cho Bộ Quốc Phòng nhằm giúp huấn luyện và trang bị cho các lực lượng vũ trang của các nước Đông Nam Á xây dựng năng lực bảo vệ biển.
Ngoài ra, tôi tin rằng ngay lúc này Hoa Kì phải tháo gỡ bớt những cấm đoán về việc bán vũ khí sát thương cho Việt Nam [...] Sau khi tháo gỡ bớt những qui định, và tiến đến xoá bỏ cấm vận, Hoa Kì yêu cầu Chính phủ Việt Nam có những bước đi có ý nghĩa và vững vàng để bảo vệ nhân quyền, kể cả trả tự do cho các tù nhân lương tâm, và cải cách pháp lí. Đó nên là mục tiêu của chúng ta, và chúng ta nên làm việc với nhau để hoàn tất mục tiêu đó càng sớm càng tốt nhằm đem lại lợi ích cho cả hai nước.
Hai mươi năm qua đã chứng kiến sự phát triển phi thường trong mối quan hệ giữa chúng ta, những phát triển cao hơn bất cứ ai trong chúng ta có thể kì vọng. Tôi mong đợi được tiếp kiến tổng bí thư Trọng trong tuần này, trong khi hai nước chúng ta đang tìm cách tiếp tục xây dựng một mối quan hệ dựa trên nền tảng của một viễn kiến mà chúng ta chia sẻ. Đó là viễn kiến một Châu Á Thái Bình Dương hoà bình và thịnh vượng.” (Hết trích).
Dĩ nhiên, không ai ngạc nhiên khi TTXVN lược bỏ những đoạn “tế nhị”. Ngạc nhiên là ở thời đại internet và thông tin mở mà “báo chí cách mạng” lại làm như thế, có thể hiểu là một cách khinh thường độc giả. Người phương Tây có câu đại khái là một nửa ổ bánh mì thì vẫn là bánh mì, nhưng một nửa sự thật thì là một lời nói dối (a half loaf of bread is half loaf of bread, but a half truth is a whole lie). Có thể nói rằng bản tin trên TTXVN chỉ phản ảnh nửa sự thật.
Quảng cáo của cafe Trung Nguyen "bẹc cà na" !
Sau lưng hộp cà-phê, chúng nó dám phịa những chuyện láo đến thế này |
Thứ Sáu, 10 tháng 7, 2015
Quyền lực mềm oặt - mà đắt đỏ - của Bắc Kinh - Tác giả Hùng Tâm
Tàu Cộng hiện nay đang tập trung những mâu thuẫn vĩ đại.
Đây là nước Cộng Sản độc tài đã áp dụng một phần - một phần thôi - của quy luật thị trường để đạt mức tăng trưởng rất cao trong 30 năm cải cách kinh tế và vươn lên thành nền kinh tế có sản lượng đứng hàng thứ nhì của thế giới, sau Hoa Kỳ, và trước Nhật Bản, Đức. Từ sự hoang tưởng chết người của Mao Trạch Đông cho tới thành tựu vừa qua, Tàu Cộng phải làm thế giới chú ý.
Nhưng, Tàu Cộng cũng có cái thói “trọng thương” của Âu Châu vào thế kỷ 19, lý tài và riết róng trục lợi đến độ lưu manh khi làm ăn với các nước khác. Các quốc gia hay doanh nghiệp đã phải thương thuyết với Tàu Cộng đều nhớ tới những chặng đường khổ ải này và kín đáo truyền cho nhau kinh nghiệm đối phó với một nhà nước có dự trữ ngoại tệ khổng lồ là gần bốn ngàn tỷ đô la.
Một mâu thuẫn khác là trong khi chiếm đóng vùng Biển Đông Nam Á và biểu dương sức mạnh quân sự, Tàu Cộng vẫn nói đến việc hợp tác kinh tế với các nước Á Châu Thái Bình Dương để xây dựng một vùng thịnh vượng chung bao trùm lên các lục địa Âu-Á-Phi và Nam Mỹ. Trong năm 2014, hai nhân vật cao cấp nhất là Chủ Tịch Tập Cận Bình và Thủ Tướng Lý Khắc Cường đã thăm viếng hơn 50 quốc gia với rất nhiếu hợp đồng hay hiệp định được ký kết trong các chặng công du.
Thí dụ kia là lãnh đạo Tàu Cộng ngày nay đưa ra hình tượng Khổng Tử với hàm ý xiển dương tinh thần vương đạo và truyền thống nhân trị của đức Thánh Khổng. Nhưng họ bỏ tù những người bất đồng chính kiến và thẳng tay kiểm soát tư tưởng, báo chí bên trong, với bên ngoài thì họ còn muốn tạo ra những ấn tượng sai về bản chất gian ác của chế độ. Tức là họ muốn đánh lừa dư luận. Nghệ thuật đánh lừa ấy được gọi là “Quyền lực mềm.”
Sự xuất hiện của một siêu cường văn hóa
Thế giới bên ngoài thường chú ý đến hai khía cạnh kinh tế và quân sự của Tàu Cộng để có nhận định tổng hợp về “chính trị của Bắc Kinh.”
Chúng ta không nên quên một vế thứ ba, là văn hóa.
Một năm trước khi lên lãnh đạo Tàu Cộng (từ Đại Hội 18 vào tháng 11 năm 2012) thì Phó Chủ Tịch Tập Cận Bình thời ấy đã chủ trì một hội nghị của Ban chấp hành Trung ương để chỉ đạo về một mục đích yêu cầu của đảng là “xây dựng xứ sở thành một siêu cường văn hóa.” Hai năm sau khi lên làm tổng bí thư và chủ tịch nhà nước, từ năm ngoái, cũng Tập Cận Bình đã chỉ thị việc khai triển “quyền lực mềm” để có diễn giải tốt hơn về Trung Quốc trong dư luận quốc tế.
Thành thử, cùng hàng loạt sáng kiến có vẻ kinh tế như con đường tơ lụa, tân khai triển ngân hàng (ngân hàng phát triển BRICS), ngân hàng đầu tư hạ tầng cơ sở Á Châu (AIIB), vùng tự do thương mại Á Châu Thái Bình Dương (FTAAP), Tập Cận Bình cũng quảng bá những khái niệm về tư tưởng như Tàu Cộng mộng hay “một quan hệ của các cường quốc lớn với nhau” (khi họp thượng đỉnh với tổng thống Mỹ tại Camp David).
Nếu lại nhớ đến các chiến dịch đầu tư và viện trợ nhằm tranh thủ nhiều quốc gia Á, Phi, Trung Đông và Nam Mỹ, người ta thấy ra một mặt trận toàn diện để trình bày với thế giới cái chân dung tử tế và có lợi của một siêu cường văn hóa, một siêu cường có văn hóa. Việc thành lập các “viện Khổng Tử” chỉ là một diện của mặt trận đó mà thôi.
Dàn quân chi viện
Tổng số nợ hiện nay của Tàu Cộng được ước lượng là lên tới con số tương đương với 28 ngàn tỷ (trillion) Mỹ kim khiến xứ này thuộc vào loại mắc nợ nhiều nhất thế giới. Cao gấp bảy lượng dự trữ ngoại tệ gần bốn ngàn tỷ đô la. Số nợ thật là bao nhiêu thì chẳng ai có thể biết một cách chính xác, kể cả lãnh đạo, và vẫn được nhà nước coi là bí mật quốc gia.
Nhưng qua hàng loạt sáng kiến trình bày ở trên, Bắc Kinh thường nói đến hàng chục tỷ đô la:
Nào 41 tỷ trong số vốn trăm tỷ cho ngân hàng BRICS; 100 tỷ cho ngân hàng AIIB, hoặc 46 tỷ cho dự án hạ tầng nối liền Trung Quốc với Pakistan, 244 tỷ trong mấy năm tới cho con đường tơ lụa, hoặc một ngàn 250 tỷ cho các dự án đầu tư trên toàn cầu cho 10 năm tới...
Nghĩa là Bắc Kinh vừa lập kế hoạch tranh thủ thế giới trị giá một ngàn 500 tỷ cho mươi năm tới, tính trung bình thì mỗi năm 150 tỷ. Trong thời Chiến Tranh Lạnh 1948-1991, hai siêu cường đối nghịch là Hoa Kỳ và Liên Bang Xô Viết cũng chẳng thể tung tiền viện trợ, đầu tư hay vận động tới mức lớn lao như vậy. Nếu có tính theo hiện giá - giá trị ngày nay - thì kế hoạch Marshall của Hoa Kỳ cho Âu Châu chỉ có khoảng hơn trăm tỷ. Tàu Cộng chi viện gấp 15 lần Hoa Kỳ!
Trong nền văn hóa chính trị của Tàu Cộng hiện đại, khái niệm “tuyên truyền” không mang nội dung tiêu cực mà rất gần với tinh thần “binh bất yếm trá” trong văn hóa chính trị cổ đại. Với một chính quyền độc tài và đầy quyền năng thì mọi khía cạnh của thông tin, văn học nghệ thuật hay giáo dục và cả thể thao, v.v.. đều phải có mục đích tuyên truyền.
Đội bóng nữ của Hoa Kỳ trong Giải Túc Cầu FIFA là một tổ chức tư nhân, tự phát và thi đấu rồi được dân Mỹ cổ võ thì cũng trong tinh thần hồn nhiên và tự động, không do một quyết định nào đó của chính quyền tại Thủ đô Washington. Đội bóng nữ của Tàu Cộng thì khác, đấy là niềm kiêu hãnh dân tộc hình thành với sự yểm trợ và chỉ đạo của đảng và nhà nước. Nhân sự cho nỗ lực thể thao này được nhà nước yểm trợ và chi phối.
Người ta khó biết nhà nước Tàu Cộng dành bao nhiêu tiền cho nỗ lực tuyên truyền hải ngoại đó, nhưng giới nghiên cứu quốc tế về Trung Quốc ước lượng là khoảng 10 tỷ một năm. Còn ngân sách năm ngoái cho công tác quảng bá của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ chỉ có 666 triệu bạc!
Cơ quan điều hướng và phối hợp toàn bộ nỗ lực tuyên truyền này của Bắc Kinh là Cục Thông Tin trong quốc vụ viện (hội đồng chính phủ), có trụ sở nguy nga nằm giữa thủ đô Bắc Kinh, dưới một cái tên rất hiền lành vô hại: “quốc vụ viện tân văn bạn công thất.” Chỉ là tân văn thôi!
Hàng năm, tân văn của quốc vụ viện tổ chức hội nghị vào tháng 12 để rà soát phương hướng và nhiệm vụ năm tới. Nào tổ chức liên hoan phim ảnh Trung Hoa tại xứ này, yểm trợ sinh hoạt chào mừng “năm Trung Quốc” tại xứ kia, thực hiện triển lãm, hay tài liệu, sách báo, hình ảnh, cho đến cả khái niệm tuyên truyền “văn hóa ẩm thực” của Tàu Cộng, v.v... Tất cả đều được chuẩn bị tỉ mỉ có trọng tâm hướng vào từng khu vực địa dư hay ngành nghề quan trọng, thậm chí cho cả du khách ngoại quốc đến thăm Hoa Lục... Mọi hội nghị quốc tế có sự tham dự của Tàu Cộng, hay do Bắc Kinh tổ chức, đều nhận được sự nhắc nhở của tân văn. Kiều vận, địch vận hay trí vận là những chiến dịch hay công tác quen thuộc trong nền văn hóa chính trị của xứ này.
Dĩ nhiên là cơ quan chiến lược ấy cũng có nhiệm vụ kiểm soát mạng lưới Internet và huấn luyện một dàn dư luận viên có khả năng lập tức phản bác - bằng ngoại ngữ - mọi thông tin lý luận bất lợi cho Tàu Cộng. Và có thể cấm lưu hành những tờ báo hay tin tức họ cho là “có ác ý với Trung Quốc.” Cầm đầu cơ quan này phải một trung ương ủy viên.
Tiếng và miếng
Như vậy, Tàu Cộng là nơi mà tuyên truyền được nâng thành quốc sách, với phương tiện nhân sự tài chánh dồi dào, và có sự chỉ đạo thống nhất của đảng và nhà nước. Thế rồi kết quả ra sao?
Năm 2014, hệ thống BBC của Anh có làm một cuộc khảo sát ý kiến và thấy rằng từ năm 2005, trong 10 năm qua, số người có quan điểm tích cực với ảnh hưởng gia tăng của Trung Quốc lại giảm 14 điểm bách phân. Tức là Bắc Kinh mất cảm tình viên sau khi dồn tiền tuyên truyền hải ngoại. Một cuộc khảo sát khác của Pew Research Center (Global Attitutes Project) còn cho thấy một kết quả ngạc nhiên hơn: quyền lực mềm của Trung Quốc lại giảm sút tại Phi Châu và Mỹ Châu La Tinh, nơi Bắc Kinh đã tốn rất nhiều tiền đầu tư, viện trợ và tuyên truyền lung lạc.
Lãnh đạo Tàu Cộng không thể không biết được chuyện ấy và ra sức châm thêm tiền. Phải thêm miếng để được tiếng.
Tàu Cộng là nơi có khả năng biểu dương với loại xe lửa cao tốc hay cao ốc nguy nga thực hiện trong có ba tháng. Tàu Cộng cũng là nơi mỗi tháng lại xây dựng được nhà cửa cho một thị trấn 10 vạn dân. Với kết quả là thương xá ế ẩm và thành phố ma, mà vẫn được bút toán là góp phần tăng trưởng kinh tế.
Quyền lực mềm của Bắc Kinh cũng là loại công trình tốn kém tương tự, với kết quả tương tự: đắt đỏ mà mềm oặt. Lý do giải thích nghịch lý này? Bắc Kinh lại mắc bệnh duy ý chí, cứ tưởng rằng trồng tiền thì sẽ hái hoa. Sâu xa hơn vậy, người ta còn phải nhìn thấy một lý do văn hóa.
Khái niệm “quyền lực mềm” được Tây phương quảng bá trước tiên xuất phát từ một xã hội quan đa nguyên. Đây là ảnh hưởng gián tiếp và mạnh mẽ của xã hội, của công dân, không phải của chế độ. Ảnh hưởng ấy là những giá trị tinh thần của văn hóa, của con người bình thường, không phải là của cán bộ nhà nước. Cho nên dàn hợp xướng quốc doanh của Bắc Kinh, với đầy đủ kèn trống và ống kính, chỉ làm khán giả thêm khó chịu chói mắt vì nhịp điệu đồng dạng.
Thiên hạ thấy ra sự giả trá.
Kết luận ở đây là gì?
Muốn được người yêu mình thì trước hết mình phải yêu người - với chân tình.
Với gian ý, Bắc Kinh càng tuyên truyền thì thiên hạ càng nghi ngờ Trung Quốc!
Nếu người dân được quyền tự do, chính họ sẽ tự nhiên quảng bá văn hóa của nước nhà.
Và chẳng ai muốn làm con vẹt cho một chế độ gian ác.
Ca Đòan Ngàn Khơi hợp xướng Mùa Hợp Tấu của nhạc sĩ Hùng Lân
Giọng châm chọc của nhà văn Linda Lê- Tác giả: Tiến sĩ Lise-Hélène Smith
Linda Lê |
Từ lâu bà Linda Lê không chấp nhận xem mình là một nhà văn Việt Nam hay Pháp – Việt. Khước từ sự phân loại văn học và quốc gia, bà đặt mình, về phương diện thẩm mỹ, trong nghệ thuật như một nơi giao kết văn hóa với bản thân và với người khác.
Bìa tác phẩm Les trois Parques |
Thay vì tập trung vào sự chuyển giao di sản văn hóa lấy gốc là Việt Nam, Linda Lê lại đưa sự kháng cự văn hóa và những bản sắc mập mờ vào trung tâm của cách kể chuyện phi truyền thống. Bà đặc biệt quan tâm việc phá vỡ quan hệ giữa Việt Nam và Pháp như mảnh đất tạm dung, để thách thức các phạm trù về bản sắc quốc gia và văn hóa. Les trois Parques có thể được đọc như một sự trình bày phê phán bất thường đối với cộng đồng người Việt nổi lên ở Pháp từ thập niên 1970.
Ba chị em
Les trois Parques có thể tạo ra khó khăn văn hóa và ngôn ngữ ngay cả cho một độc giả Pháp. Được viết theo phong cách dòng ý thức, truyện kể về một buổi chiều diễn ra trong nhà bếp của người chị cả. Lời kể 250 trang chỉ được phân cách thành vài đoạn văn đặt ký ức ấu thơ bên cạnh suy tưởng về cuộc đời những nhân vật chính.
Việc xóa mờ dấu vết thời gian được làm nổi bật bằng cách xóa nhòa giọng nói nội tâm của ba nhân vật. Vì thế lời kể đòi hỏi độc giả tái tạo câu chuyện của ba phụ nữ Paris gốc Việt – không có tên. Người chị cả chỉ được gọi là bụng tròn ám chỉ đang mang bầu, còn chân dài là nhắc tới đứa em phù phiếm. Còn người em họ được gọi là một tay, vì cô ta mất một tay ở tuổi dậy thì, khi bị phát hiện mối quan hệ loạn luân của cô với người anh sinh đôi. Ta có thể đọc ba người phụ nữ này như ba hình mẫu đàn bà, đặt người phụ nữ mang thai (gìn giữ truyền thống) đối lập với cô gái lả lơi ích kỷ và cô thiếu nữ nổi loạn.
Họ cũng có thể đại diện cho “thế hệ 1.5”, sinh ra ở Việt Nam nhưng được nuôi lớn ở Pháp, với ba cố gắng khác nhau nhằm định nghĩa cuộc sống sau khi di cư sang phương Tây.
Tự sự của Les trois Parques được cấu trúc quanh khả năng ba người gặp lại ông bố sau 23 năm chia cắt. Sự trùng phùng này chỉ là cái cớ để bộc lộ những căng thẳng tình cảm và văn hóa ở trung tâm văn bản. Quyết định đưa ông cụ sang Pháp chơi có vẻ xuất phát từ cảm giác muốn trả thù vì đã để người bà của các cô đưa họ đi trong lúc bà chạy sang Pháp trốn cộng sản.
Mặc dù người chị cả hy vọng làm ông bố ấn tượng bằng hình ảnh giàu sang, hạnh phúc như để biện hộ cho cuộc sống lưu vong, cô cũng để lộ sự xấu hổ khi phải đối diện một ông bố tồi và là người mà cô xem là gây ra cho cô sự bất hạnh. Tuy vậy, trong tư cách người tự cho mình gìn giữ truyền thống, bà chị cả xem hai đứa em là kẻ đào tẩu mất gốc vì khước từ quan hệ với quê cha. Trong mắt bà chị, hai đứa em sẽ chỉ biết đến hổ thẹn khi thiếu vắng giá trị truyền thống mà buồn cười thay, chính bà chị cả lại là người chống đối trong tiềm thức.
Giọng kể châm biếm của Les trois Parques không hề thông cảm với làn sóng tị nạn này, những người – ngay trước khi cộng sản chiếm quyền – đã rời bỏ quê hương yêu dấu để giữ lại bất kỳ tài sản gì mà họ có thể giữ. Văn bản đem lại một góc phê phán bất thường về động cơ của làn sóng thuyền nhân đầu tiên – những người vẫn thường được mô tả là bỏ chạy vì mạng sống gặp nguy hiểm.
Đối diện với người chị biểu tượng cho một di sản mà họ bác bỏ, quan hệ của hai người em với chị cũng rất khó chịu. Cả hai nhận ra sự viên mãn của bà chị che giấu thực tế tuyệt vọng của một người mới cưới mang bầu – một người tiếp cận sự trùng phùng bằng im lặng và khoảng cách. Cả hai giải mã cuộc đời bà chị, khinh khi vạch ra sự vô nghĩa và vô lý như thể phản đối hình mẫu hòa nhập hoàn hảo mà có vẻ bà chị là biểu tượng. Hai người đại diện cho một tuổi trẻ Pháp không chịu nhớ nguồn gốc, tại một mảnh đất khuyến khích sự lãng quên văn hóa thông qua chính sách đồng hóa mạnh mẽ.
Như thế, chân dung mà Les trois Parques vẽ nên về các nhân vật chính không phải mang tính chất đoàn kết, mạch lạc, mà là ghẻ lạnh. Cấu trúc tự sự nắm bắt sự chia rẽ bằng cách xóa mờ mọi tiếng nói kể chuyện, buộc chúng xen vào và đè lên nhau một cách nghịch tai. Không thể làm thân với nhau, các nhân vật chính phải tập trung vào chính mình. Sự bất hòa của các nhân vật bộc lộ thành khao khát có một Người khác lấp đầy khoảng trống nội tâm và làm cuộc sống của họ thành ra có giá trị.
Cuộc kiếm tìm cảm thông đã thất bại và sự khó chịu mà nó đem lại thể hiện không gian khó khăn mà mỗi nhân vật phải tìm đường đi qua để dàn xếp một bản ngã mới – có thể ở mảnh đất mới hay ở mảnh đất quê hương. Mặc dù những sự dàn xếp văn hóa này rõ ràng mở ra không gian đối thoại, nhưng Linda Lê thể hiện không gian đó như sự thất bại để Ba Số Phận có thể để bản ngã cũ thắp sáng vai trò hiện tại (bụng tròn) hoặc bỏ hẳn bản ngã ấy (chân dài). Những bóng ma Việt Nam mà vốn từ lâu tàn phá một tay, thì cũng ám ảnh hai người chị bất chấp mức độ hòa nhập văn hóa tương đối cao của họ.
Phê phán
Có thể biện luận rằng mô hình thành công duy nhất mà thế hệ 1.5 này có được là mô hình lập lờ nước đôi của cộng đồng người Việt chống cộng đã hòa nhập văn hóa ở Pháp. Các thành viên này có lẽ đã rời quê hương như người tị nạn hoặc thuyền nhân ngay trước khi Sài Gòn sụp đổ năm 1975. Giọng kể châm biếm của Les trois Parques không hề thông cảm với làn sóng tị nạn này, những người – ngay trước khi cộng sản chiếm quyền – đã rời bỏ quê hương yêu dấu để giữ lại bất kỳ tài sản gì mà họ có thể giữ.
Văn bản đem lại một góc phê phán bất thường về động cơ của làn sóng thuyền nhân đầu tiên – những người vẫn thường được mô tả là bỏ chạy vì mạng sống gặp nguy hiểm. Nhưng sự mô tả ấy cũng trùng khớp với mô tả khó chịu không kém của ông bố thất bại khi nhắc tới những Việt kiều về nước. Ông ta lên án họ là khoe khoang tài sản trước những đồng bào, giống như ông, phải ở lại trong nước.
Trở về như những đứa con hoang đàng sau khi Việt Nam mở cửa, các Việt kiều bị xem là kẻ phản quốc, chỉ lo giành lại tên tuổi và địa vị bằng cách chứng tỏ mình có cuộc sống thành công và khấm khá vật chất. Trên thực tế, cuộc sống càng khó khăn ở nước ngoài, người ta lại càng cần che dấu nó bằng việc tiêu tiền như nước, dù có tổn hại cho công sức tiết kiệm cả đời của mình.
Bị ám ảnh vì tội lỗi, những cá nhân trong Les trois Parques luôn cần biện hộ cho sự ra đi của họ. Linda Lê mạnh dạn ngụ ý rằng, bị đưa vào cuộc sống lưu vong “tự nguyện”, người tị nạn Việt ở Pháp xem những tin tức xấu từ quê cũ như một thứ văn hóa lấp đầy khoảng trống tạo ra bởi sự phải ra đi. Điều rùng rợn trở thành lý do lưu vong và cũng là lý do sống của họ.
Sự quan tâm đến đau khổ của đồng bào được dùng để biện hộ cho cảm giác mới về tình đồng đội ở hải ngoại, một thứ tình cảm thường xuyên dễ tan biến một khi thời gian yên bình hơn trở lại trên quê hương. Linda Lê mô tả thế hệ tị nạn thứ nhất như những người không thể định nghĩa mình ở nước ngoài, ngoài một hình ảnh đảo ngược về một quê nhà ghê rợn.
Sự công kích văn hóa, chính trị và kinh tế thấm đẫm Les trois Parques ngụ ý rằng sự hòa giải giữa người Việt ở Pháp và người trong nước chỉ là điều hão huyền. Với thế hệ tị nạn đầu tiên bị mô tả như đám kền kền, sự di cư đánh dấu việc để mất hoàn toàn bản sắc và sự chấm dứt văn hóa. Với thế hệ 1.5 mà Les trois Parques đại diện, di cư đánh dấu việc hòa giải những rao giảng của nền văn hóa mới (phương Tây hóa thông qua chủ nghĩa cá nhân) với rao giảng của thế hệ thứ nhất.
Sự hòa giải đó đòi hỏi phải tạo ra những kênh đối thoại mới, nhưng một cách trái ngược, cũng ngăn cấm việc liên lạc lại với điểm gốc. Les trois Parques mô tả chấn thương bị dồn nén, mất mát và đau khổ - những tình cảm vẫn thường được gắn với trải nghiệm tị nạn. Nhưng văn bản ngụ ý rằng các tình cảm tương tự cũng có thể gắn cho thế hệ 1.5 tưởng như sống thoải mái tại đất nước mới. Những đứa trẻ kiều dân trong truyện của Linda Lê tạo thành ý nghĩa thiếu hụt hoặc bị bóp méo giữa những khe hở của các nền văn hóa vì họ chưa đủ sức tự vấn và đối thoại.
Chốt lại, mặt nạ hạnh phúc và viên mãn của hai người chị, đối lập với bản giao hưởng bất hạnh của cô em họ, bắt nguồn từ sự bất lực không thể kiểm soát quá khứ. Linda Lê khơi gợi sự gần gũi của quá khứ, khi mà hồi ức luôn đe dọa trở về. Những ký ức này xuất phát từ một ngôi nhà bị đầu độc bởi đủ loại chiếm đóng, của cả chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa tư bản – một ngôi nhà bị đóng dấu bởi chiến tranh, cái đói và sự phản bội. Rốt cuộc, Les trois Parques làm phức tạp, mà không đem lại sự hóa giải, những mô hình vốn hoặc chỉ ca ngợi sự chuyển giao của một nền văn hóa bị dễ dàng quên lãng, hoặc chỉ khăng khăng rằng cắt đứt nguồn gốc sẽ làm con người hoàn toàn mất phương hướng.
Văn phòng đại diện Viber tại Việt Nam không còn hoạt động và sẽ được chuyển tới trụ sở mới tại Phillipines
Viber hy vọng chiếm 60% thị phần tại Việt Nam năm tới
Bà Nguyễn Đặng Quỳnh Anh, Giám đốc Văn phòng đại diện Viber Việt Nam cho biết, công ty đang trong tiến trình thay đổi chiến lược điều hành tại khu vực Đông Nam Á. Theo đó, Viber sẽ thành lập trụ sở điều hành chung cho cả khu vực, đặt tại Phillipines thay vì từng nước như trước đây.
Văn phòng đại diện của Viber tại Việt Nam sẽ không còn hoạt động nhưng người dùng vẫn sử dụng ứng dụng như bình thường
Sau khi trụ sở mới này được thành lập, văn phòng đại diện Viber tại Việt Nam sẽ không còn hoạt động. "Người dùng Viber tại Việt Nam vẫn sử dụng ứng dụng như bình thường và sẽ có những phiên bản cập nhật quốc tế", đại diện Viber Việt Nam cho biết.
Chính thức có mặt tại Việt Nam từ tháng 1/2014, Viber công bố hiện có khoảng 23 triệu người dùng. Theo bà Quỳnh Anh, tính đến đầu năm 2015, ứng dụng này chiếm 60% thị phần tại Việt Nam. "Viber thống kê thành viên dựa trên các hoạt động thực của họ trong tháng, chứ không chỉ đếm số lượng người đăng ký tài khoản", bà chia sẻ.
Giải thích về việc ngừng hoạt động văn phòng, đại diện của Viber Việt Nam cho biết: "Chúng tôi đã hoàn tất sứ mệnh đặt nền móng cho Viber trên thị trường OTT Việt Nam. Bản thân OTT là một nền tảng kết nối đa quốc gia chứ không chỉ mang ý nghĩa đối với mỗi quốc gia".
Trụ sở mới của Viber tại Phillipines sẽ chịu trách nhiệm điều hành toàn bộ hoạt động marketing của Viber tại các nước Đông Nam Á bao gồm Indonesia, Singapore, Malaysia, Việt Nam, Thái Lan và Myanmar. Trụ sở này của Viber Đông Nam Á dự định sẽ đi vào hoạt động từ tháng 8 tới.
The Chinese Stock Meltdown: Cúi xuống thật gần, chạm đất. Chôn em đi !
WEATH DESTRUCTION, $3.9 trillion US dollars, value wiped off China’s stock market.
TRADING SUSPENSIONS, 1,400+, Chinese companies have halted trading
VOTALITY, 5X bigger, Price swings on the Shanghai Index vs. S&P500
MARGIN LOANS, $232 billion US dollars, Margin debt still outstanding
MARKET RESCUE, $19 billion US dollars, Set aside to help boost stocks
HONGKONG DISCOUNT, 33%cheaper, Dual-listed Chinese stocks trading in Hong Kong
FEELING THE FALLOUT, 90 million, Retail investors in China
Dân Tàu mất niềm tin vào nhà cầm quyền Tàu Cộng:
Chinese investors were disappointed when the government’s initial measures failed to work, eliciting a loss of confidence in its ability to steer the economy and markets smoothly. Many were also resentful after they followed the advice of the Communist Party’s mouthpiece People’s Daily to buy shares when the Shanghai Composite surpassed 4,000 and then watched it fall. Regulators may be less willing to push forward much-needed reforms such as new initial public offerings (IPO) regulations, for fear that easier IPO rules may mean more supply which could derail the fragile market.
Thứ Năm, 9 tháng 7, 2015
Giáo sư Võ Thế Hào (Trich: Những Năm Sáu Mươi, hồi ký của Song Nguyễn)
"Giáo sư Võ Thế Hào đối với tôi có nhiều "duyên nghiệp", tôi học Thầy từ lớp đệ tứ trường Trung học Trần Lục (năm 1955). Lúc đó giáo sư Hào còn trẻ măng, mới khoảng trên dưới hai mươi tuổi, đang còn là sinh viên ở Đại học Khoa học. Thầy Hào đi dạy học thường mặc quần ka ki xanh, áo sơ mi ngắn tay, đi xe đạp ghi đông chữ U, vào lớp yêu cầu học sinh gọi bằng anh thay vì bằng Thầy vì sợ "mắc cỡ." Một hai năm sau Thầy Hào nổi danh học giỏi vì chỉ trong ba năm đã lấy xong bằng Cử nhân Toán với hạng tối ưu. Sau đó giáo sư Hào đi Bỉ học Tiến sĩ Toán, làm luận án về một ngành rất mới thời đó là ngành Cơ học Lượng tử (Mécanique Quantique)(*). Lúc khóa tôi lên năm thứ hai thì Thầy Hào mới ở Bỉ về, được Trung tâm mời dạy môn Toán. Sau đó Thầy Hào dần dần trở thành trụ cột của Ban giáo sư Trung tâm, rồi được bổ nhiệm làm Giám đốc trường Khoa học Căn bản (phụ trách chương trình học cho hai năm đầu bậc kỹ sư)."
(*) Mời vào link:
http://boreal.academielouvain.be/search/query?match_1=PHRASE&field_1=a&term_1=Vo-The-Hao&theme=BOREAL
để xem bài memoire và these của thầy Hào đệ trình năm 1960 tại Universite' catholique de Louvain tại Bỉ
Thứ Tư, 8 tháng 7, 2015
Obama bắt cá hai tay trong khi Biden lẫy Kiều: "Trời còn để có hôm nay - Tan sương đầu ngõ vén mây giữa trời"
Bằng Kiều hát Tóc Xưa, nhạc Ngô Thụy Miên phổ thơ Dương văn Thiệt
Dẫn
Hình như ở tuổi 60-70, người ta thường hay nhắc đến, hoặc dùng chữ "Xưa" như mắt xưa, áo xưa, dáng xưa, người xưa,... để kể lại một câu chuyện, để nhắc lại một ngày tháng nào? Có phải "Xưa" đó luôn là những kỷ niệm đẹp không hề phai tàn qua năm tháng, là những nỗi nhớ nhung chẳng hề quên lãng qua bao thăng trầm, đổi thay của cuộc sống?
Có lẽ trong trái tim của tất cả chúng ta, "Xưa" cũng chính là nỗi mất mát, niềm tuyệt vọng nào đó đã thoáng qua nhưng mãi ở lại vĩnh viễn trong ký ức sâu thẳm nhất của đời mình.
Trong tâm tình đó, xin chia sẻ với người nghe hai ca khúc được viết theo cung trưởng và thứ tôi đã phổ từ cùng một bài thơ của nhà thơ Dương Văn Thiệt bên trời Âu (bạn của một đồng môn Nguyễn Trãi, Lê Văn Thu).
Ngô Thuỵ Miên
Nhập
Bài thơ Tóc Xưa đã đến với Nhạc sĩ Ngô Thuỵ Miên qua một điện thư thân tình nhưng trân trọng của tôi đề ngày 18 tháng 2 năm 2014:
“Tôi có một người bạn cùng lớp y khoa, hiện ở bên Anh, mới mất vợ cách đây gần 2 năm. Anh ấy rất thương vợ và đã làm rất nhiều thơ. Khi chị ấy mất, anh đã chôn hết thơ theo vợ; nhưng mới đây, trong một lần thấy được sợi tóc của vợ sót lại bên gối, anh đã viết được một bài thơ mà chúng tôi khi đọc đều thấy xúc động. Thơ được làm theo thể lục bát.
TÓC XƯA
Ngày nào nhặt tóc quanh đây
Sợi nằm bên gối sợi bay ra vườn
Sợi dài buộc mối yêu thương
Sợi ngắn cột lấy nỗi buồn xa quê
Mượt mà một thuở tóc thề
Gió lùa qua tóc mân mê vai mềm
Sợi nào đánh rớt bên thềm
Nhặt về chờ tối ru đêm giấc nồng
Sợi nào sáng gội chiều hong
Gió đưa hương tóc qua song cửa mành
Lạc vào ngõ vắng nhà anh
Quen người quen cảnh không đành rời xa
Tóc nào đen óng hôm qua
Gởi vào trang sách bên ta mỗi ngày
Sợi nào là sợi tóc mai
Loà xoà bên trán làm ai phải lòng
Để mà sáng đợi chiều trông
Sợi kề bên má sợi hôn môi người
Sợi nào từ thuở đôi mươi
Tóc tơ se kết tiếng cười nỗi đau
Sợi nhìn ngày tháng qua mau
Tóc xanh hôm trước bạc màu hôm nay
Tóc xưa giờ đã xa bay
Sợi buồn ở lại ngắn dài xót xa
Dương Văn Thiệt
Tại Sao Khó Có Thể Tự Hào Là Người Việt Nam ? - GS Nguyễn Văn Tuấn
Đề tài này có thể rất tế nhị. Nếu là người Việt mà nói "tôi không tự hào là người Việt" thì chắc chắn sẽ bị "ném đá" như Hồi giáo ném đá những người ngoại tình. Một cuốn sách có tựa đề là "Tôi tự hào là người Việt Nam" mới xuất bản và đã bán hết 10000 cuốn đủ để nói đề tài này làm ấm lòng rất nhiều người như thế nào. Tôi chưa đọc quyển sách đó, nhưng đọc phần nhận xét của báo chí thì thấy hình như hàm lượng tri thức không cao (1). Đọc qua bài tường thuật một hội thảo cùng chủ đề cũng chỉ thấy những phát biểu chung chung. Vậy chúng ta có lí do gì để tự hào là người Việt Nam? Tôi nghĩ thành thật mà nói, chúng ta không có nhiều lý do. Khi tôi hỏi về câu này, nhiều người có học và suy nghĩ nói thẳng rằng họ không tự hào là người Việt Nam. Ở đây, tôi thử đóng vai một "devil advocate" về đề tài này.
Điều gì làm cho người ta tự hào là thành viên của một cộng đồng dân tộc? Nói đến tự hào dân tộc, có lẽ người Nhật có lòng tự hào cao nhất nhì thế giới. Năm 2008, kết quả điều tra xã hội ở Nhật cho thấy 93% người Nhật tự hào là người Nhật (2), và tỉ lệ này cao hơn Mĩ (85%). Con số này ở Nhật năm 1986 là 91%. Khi được hỏi điều gì làm cho họ tự hào là người Nhật thì 72% trả lời là yếu tố lịch sử, truyền thống và văn hoá, 43% trả lời là phong cảnh thiên nhiên. Ngoài ra, 28% chọn sự ổn định xã hội và an toàn, và 28% khác chọn đặc tính dân tộc làm cho họ tự hào. Người Nhật quá tự hào đến nỗi họ không nhận trợ giúp trong cơn bão Fukushima.
Riêng tôi muốn bổ sung những yếu tố trên và nghĩ đến 6 yếu tố sau đây: truyền thống và văn hoá, kinh tế, giáo dục & khoa học, xã hội ổn định, phong cảnh thiên nhiên, và trách nhiệm với cộng đồng thế giới. Phải nói ngay rằng xét đến 6 yếu tố này thì chúng ta rất khó mà tự hào là người Việt.
Truyền thống và văn hoá nghèo nàn & thiếu bản sắc tích cực
Thật khó chỉ ra một nét văn hoá đặc thù nào mang tính Việt Nam. Hỏi một người Việt Nam bình thường chỉ ra một nét văn hoá định hình Việt Nam, chắc chắn người đó sẽ lúng túng. Điều này dễ hiểu vì chúng ta khởi đầu từ một nền văn minh nông nghiệp (lúa nước) nhưng lại chịu ảnh hưởng bởi văn hoá Tàu cả ngàn năm. Hệ quả của sự ảnh hưởng đó để lại cho VN những đặc điểm mà chúng ta đều có thể nhận ra như tính vọng ngoại, chuộng bạo lực, tính vị kỉ, tính khoa trương bề ngoài và thiếu thực chất bên trong, v.v. Một nhà văn hoá xuất sắc là Đào Duy Anh từng nhận xét về người Việt Nam (trong "Việt Nam văn hoá sử cương") như sau:
"Về trí tuệ thì người Việt Nam đại khái thông minh, nhưng xưa nay ít thấy có người trí tuệ lỗi lạc phi thường; sức ký ức thì phát đạt lắm, mà giàu trí nghệ thuật hơn trí khoa học, thích văn chương phù hoa hơn là thực học; Não tưởng tượng thường bị não thực tiễn hòa hoãn bớt cho nên dân tộc Việt Nam ít người mộng tưởng, mà phán đoán thường có vẻ thiết thực lắm; Sức làm việc khó nhọc, nhất là người ở miền Bắc, thì ít dân tộc bì kịp; Cảm giác hơi chậm chạp, song giỏi chịu đau đớn cực khổ và hay nhẫn nhục; Tính khí cũng hơi nông nổi, không bền chí, hay thất vọng; Hay khoe khoang trang hoàng bề ngoài, ưa thích hư danh; Thích chơi bời cờ bạc; Não sáng tác thì ít, nhưng mà bắt chước, thích ứng và dung hòa thì rất tài; Người Việt Nam lại rất trọng lễ giáo, song cũng có não tinh vặt, hay bài bác chế nhạo".
Nói tóm lại những đặc tính về người Việt trên đây chẳng làm cho chúng ta tự hào. Những nét văn hoá đó càng lộ ra khi người Việt bắt đầu hội nhập quốc tế hay định cư ở nước ngoài. Chúng ta đã từng đọc và nghe những câu chuyện người Việt ăn cắp trong các siêu thị ở Nhật, Singapore, Úc, v.v. Chúng ta cũng từng nghe biết người Việt hám ăn và phung phí ra sao. Nhiều người biện minh rằng đó chỉ là số ít và chỉ tập trung vào một nhóm người ít học. Nhưng biện minh đó không thuyết phục, khi chúng ta biết rằng những người Việt ăn cắp ở nước ngoài là những người có học, là quan chức đang làm việc trong cơ quan công quyền, thậm chí đang hành nghề giảng dạy về đạo đức sống! Chúng ta cũng biết rằng sự hám ăn của người Việt nổi tiếng đến nỗi nhà hàng Thái Lan và Nhật phải để những tấm biển viết bằng tiếng Việt cảnh cáo. Phải nhìn nhận những thực tế đó, chứ không nên trốn tránh.
Ngay cả người Việt định cư ở nước ngoài cả vài chục năm vẫn giữ những bản sắc chẳng có gì đáng tự hào. Ở Úc, người Việt là một sắc dân có nhiều thanh thiếu niên ngồi tù. Cộng đồng người Việt ở Mĩ được xem là khá thành công, nhưng thực tế vẫn cho thấy đó là một cộng đồng nghèo và họ thường sống co cụm với nhau và thiếu khả năng hội nhập như cộng đồng người Nhật, Phi Luật Tân hay Hàn Quốc. Vì sống co cụm với nhau nên chúng ta dễ thấy bản sắc văn hoá của người Việt được duy trì như thế nào. Hãy đến những khu thương mại của người Việt ở Sydney, chúng ta dễ dàng thấy đó là những khu tấp nập buôn bán, nhưng nhìn kĩ thì sẽ thấy sự dơ bẩn, ồn ào, mất trật tự, và chen chúc chật hẹp. Nhìn kĩ hơn, chúng ta sẽ thấy hàng quán người Việt chỉ là ăn uống chứ không có những sinh hoạt mang tính văn hoá nào cả.
Về chính trị, VN cũng chẳng có gì đáng tự hào. Nền tảng chính trị VN trước đây (ở miền Bắc) và sau này (cả nước) lệ thuộc vào Tàu và Liên Xô. VN vẫn theo một chủ nghĩa lỗi thời và đã hết sức sống, một chủ nghĩa mà nơi khai sinh ra nó đã khai tử nó hơn 20 năm trước đây. Người Việt chẳng phát kiến được một chủ thuyết chính trị nào, mà chỉ rập khuôn theo chủ nghĩa Mao – Stalin. Không thể nào tự hào khi mà chính quyền ra rả mỗi ngày bảo người dân phải làm gì và giảng giải rằng yêu nước là yêu chủ nghĩa xã hội!
Người Úc tự hào vì họ có nền chính trị dân chủ, mà trong đó người dân có tự do thực hiện hoài bảo của mình, và chính phủ không lên lớp dạy bảo người dân phải làm gì hay làm ra sao. Người Mĩ tự hào vì họ có một nền dân chủ ổn định và hào hiệp giúp đỡ nhiều nước khác trên thế giới. Người Việt chúng ta khó mà tự hào như người Úc hay người Mĩ về tiêu chí chính trị.
Nhiều người Việt Nam rất tự hào rằng VN đã đánh thắng các đế quốc sừng sỏ nhất như Tàu, Pháp, và Mĩ. Chiến tranh là giải pháp của người thích cơ bắp chứ đâu phải là biện pháp của người thông minh. Vả lại, chiến tranh nhân danh chủ nghĩa và đánh thuê hay đánh dùm cho kẻ khác thì càng chẳng có gì để tự hào. Nhưng để thắng Pháp, thắng Mĩ, thì hàng triệu người Việt phải hi sinh, và đất nước nghèo mạt cho đến ngày hôm nay. Đằng sau những cái vinh quang chiến thắng là biết bao sai lầm và tội các đã bị che dấu. Người Thái Lan tự hào vì họ tránh được chiến tranh và giữ được hoà bình. Người Nhật chấp nhận đầu hàng trong cuộc chiến quân sự nhưng lại thắng trên trận chiến kinh tế, và họ tự hào điều đó. Tôi nghĩ nếu VN tránh được chiến tranh mới là điều đáng tự hào, chứ chiến tranh –- bất kể thắng hay thua –- thì chẳng có gì đáng tự hào. Làm người hùng vài phút để sau này mang tật suốt đời và rách nát thì rất khó xem đó là niềm tự hào.
Thất bại về kinh tế
Cho đến nay, dù chiến tranh đã kết thúc gần 40 năm, VN vẫn là một trong những quốc gia nghèo nhất trên thế giới. VN không có bất cứ một tập đoàn kinh tế nào làm ăn thành công; tất cả những "VINA" hoặc là đã thất bại thê thảm, hoặc đang trong tình trạng thoi thóp. Nói đến Hàn Quốc người ta nghĩ đến Samsung, Kia, Hyundai; nói đến Nhật người ta nghĩ đến Toyota, Honda, Mazda, Sony, Panasonic, Toshiba và vô số các thương hiệu khác; còn nói đến VN chúng ta không có bất cứ một thương hiệu nào trên thế giới. Đến một cây kim, vít ốc, VN vẫn chưa sản xuất đạt chất lượng.
Trước 1975 ở miền Bắc cuộc Cải cách ruộng đất đã để lại nhiều "di sản" tiêu cực cho nền kinh tế nông nghiệp. Trước 1975, có thể nói kinh tế miền Bắc không đáng kể, trong khi kinh tế miền Nam phát triển khá, tuy chưa bằng Hàn Quốc nhưng cũng tương đương hay xấp xỉ các nước trong khu vực Đông Nam Á. Nhưng sau 1975, với chính sách cải tạo công thương và hợp tác xã nông nghiệp đã dẫn đến tình trạng suy sụp kinh tế, sản lượng nông nghiệp suy giảm thê thảm, và đời sống người dân vô cùng khốn khó một thời gian dài. Gần đây, một loạt tạp đoàn kinh tế bị sụp đỗ đã gây thiệt hại đáng kể cho kinh tế nước nhà. Ngay cả hiện nay, mỗi năm có gần 50 ngàn doanh nghiệp đóng cửa. Có thể nói không ngoa rằng trong suốt 70 năm qua, kinh tế VN đi từ thất bại này đến thất bại khác.
Bất cứ so sánh nào cũng khập khiễng, nhưng cần phải nhắc lại yếu tố thời gian rằng nước Nhật chỉ cần 20 năm là đạt được trình độ phát triển của các nước Âu Mĩ, Hàn Quốc cũng chỉ mất 20 năm để vươn mình thành một quốc gia tiên tiến, và gần nhất là Singapore cũng chỉ mất khoảng thời gian đó đến đưa thu nhập bình quân đầu người lên con số 55182 USD. Còn ở VN, thu nhập đầu người đến nay vẫn chưa đạt con số 2000 USD.
VN cơ bản vẫn là một nước nghèo. Theo World Bank, tỉ lệ nghèo ở VN tuy có cản tiến, nhưng vẫn ở mức ~21%. Ấy thế mà chính quyền VN thì tuyên bố rằng tỉ lệ nghèo chỉ 7%! Cái nghèo ở VN phải nói thật là thê thảm. Báo chí hôm qua mới đưa tin một em bé học sinh vì quá đói nên đã chết trên đường từ trường về nhà. Trước đó, một bà mẹ và 3 con đã vào rừng treo cổ tự tử vì nghèo đói. Ở miền Tây Nam bộ, một bà mẹ tự tử chết để người đi phúng điếu và lấy tiền đó nuôi con ăn học. Chưa bao giờ trong lịch sử VN có những trường hợp thương tâm như thế. Trong khi đó, có những đại gia bỏ ra hàng tỉ đồng để xây nhà cho chó mèo ở, có những người "đày tớ của nhân dân" sẵn tay vung tiền xây lâu đài, biệt thự cá nhân. Người Việt nào có thể nào tự hào khi đất nước có quá nhiều người nghèo như thế?
Giáo dục và khoa học làng nhàng
Những con số thống kê cho thấy người Việt Nam thiếu tính sáng tạo. Số bằng sáng chế đăng kí mỗi năm chỉ đếm đầu ngón tay và cũng chủ yếu do các công ti nước ngoài làm. Có năm VN chẳng có bằng sáng chế nào được đăng kí với nước ngoài. Số bài báo khoa học của VN trên các tập san ISI hiện nay chỉ khoảng 2000, chưa bằng số bài báo của một đại học lớn ở Singapore, Mã Lai, Thái Lan. Phần lớn (~80%) những bài báo khoa học của VN là do các nhà khoa học nước ngoài chủ trì hay giúp đỡ.
Người VN thường hay tự hào rằng VN có những người thợ khéo tay. Nhưng trong thực tế thì không phải vậy. Sự tinh xảo của người Việt chúng ta rất kém. Một người Pháp tên là Henri Oger (3) từng nhận xét về người Việt vào đầu thế kỉ 20 như sau:
"Thợ thủ công An Nam cũng bị nhận xét là kĩ thuật sơ sài, không được giảng dạy đầy đủ về nghề nghiệp, thiếu sáng tạo, không có những phẩm chất đã khiến cho người thợ ở châu Âu trở thành nghệ sĩ."
Làm ẩu. Kĩ thuật sơ sài. Thiếu huấn luyện. Thiếu sáng tạo. Tất cả những nhận xét đó đều đúng. Không khó khăn gì để có thể đi tìm những bằng chứng thực tế làm cơ sở cho những nhận xét đó. Gần đây khi công ti thời trang Hermes muốn làm một cái cổng cho cửa hàng ở Hà Nội mà hết 5 đợt thợ VN làm đều không đạt, và cuối cùng họ phải nhờ đến một nhóm thợ từ Pháp sang để làm. Tôi đi qua cây cầu Nhơn Hội nhìn từ xa rất hoành tráng ở Qui Nhơn, nhưng đi trên cầu mới thấy họ làm rất ẩu, thô, và có khi nguy hiểm. Ngay cả cây cầu Rạch Miễu mới rầm rộ khánh thành cũng có nhiều vấn đề kĩ thuật, và cũng rất thô. Nhìn gần những tấm hình kí giả chụp trên cầu Rạch Miễu mới thấy cách làm của ta rất ... hỡi ôi. Hình như người mình không có thói quen xem xét đến chi tiết, mà chỉ làm chung chung hay làm cho có mà thôi. Nhiều công trình của Việt Nam chỉ làm hình như nhằm mục tiêu khoe là “ta làm được”, rồi dừng ở đó, chứ không đi xa hơn. Thật ra, ngay cả “ta làm được” cũng không hẳn là làm được. Điều này rất tương phản với người Tây phương, những người mà khi làm cái gì họ cũng tính toán cẩn thận, xem xét từng chi tiết nhỏ, đánh giá lợi và hại một cách khách quan, v.v., cho nên khi công trình hoàn tất nó thường có chất lượng cao và lâu bền.
Việt Nam ta nổi tiếng làm gia công quần áo cho các công ti Tây phương. Quần áo họ gia công đẹp, và khi ra ngoài này, thường bán với giá rất cao. Nhưng còn hàng trong nước cũng do những công ti gia công đó làm với nhãn hiệu “chất lượng cao” thì sao? Nói ngắn gọn là chất lượng thấp thì đúng hơn. Họ cũng bắt chước may những cái cáo sơ mi hiệu Polo, Nautica, Tommy Hilfiger, v.v., nhưng nhìn kĩ thì họ bắt chước rất kém. Chỉ nhìn qua đường chỉ là thấy họ làm ẩu. Nhìn qua cách họ làm logo cũng dễ dàng thấy đây là đồ dỏm, bắt chước. Người Tàu cũng làm hàng nhái, nhưng họ nhái giỏi hơn người Việt. Hàng nhái của Tàu lợi hại đến nổi chúng ta khó nhận ra thật và giả. Còn hàng nhái của Việt Nam thì còn quá kém. Làm hàng nhái mà còn làm không xong thì chúng ta khó mà nói đến chuyện lớn được.
Do đó, có thể nói rằng người Việt thiếu tính sáng tạo, không tinh xảo và không khéo tay. Chẳng có gì đáng tự hào về giáo dục và khoa học. Có người lấy những tấm huy chương Olympic ra để tự hào rằng người Việt cũng thông minh chẳng kém ai, nhưng họ quên rằng đó chỉ là những con "gà chọi" chứ không hề đại diện cho đám đông dân số VN. Lại có người thấy người Việt thành công ở nước ngoài và nhận bừa đó là minh chứng cho sự thông minh của người Việt, nhưng họ quên rằng những người đó do nước ngoài đào tạo, chứ chẳng dính dáng gì đến VN. Kiểu "thấy người sang bắt quàng làm họ" như thế và kiểu lấy những tấm huy chương đó để tự hào là một sự ấu trĩ.
Xã hội bất an
Sẽ không quá đáng nếu nói rằng VN ngày nay là một xã hội bất an. Ở trên, tôi có nói người Việt chuộng bạo lực, và sự "ưa chuộng" đó thể hiện rất rõ trong thời bình. Tôi không rõ thống kê về tội phạm ở VN so với các nước khác ra sao (vì VN không công bố tỉ lệ này), nhưng vài số liệu gần đây cho thấy tình hình tội phạm càng ngày càng gia tăng. Trong thời gian 1992-1994, mỗi năm trung bình có 26344 vụ án hình sự được đưa ra xét xử ở toà; đến năm 2006-2008 thì con số này là 65761 vụ (4), một tỉ lệ tăng gần 2.5 lần!
Đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm giết người. Mỗi năm số vụ tội phạm giết người là hơn 1000 vụ và đang có dấu hiệu gia tăng trong thời gian gần đây. Chưa nơi nào có những vụ giết người vô cớ như ở VN: chỉ một cái nhìn cũng có thể dẫn đến cái chết! Vẫn theo thống kê, trong các vụ án giết người, giết người do nguyên nhân xã hội chiếm 90%, phần còn lại là chiếm đoạt tài sản (10%).
Một trong những tội phạm đang kinh tởm nhất là buôn bán phụ nữ và trẻ em, và VN đứng khá cao trong loại tội phạm này. Số liệu thống kê từ năm 1998 đến 2006 cho thấy lực lượng chức năng đã phát hiện khoảng 5000 phụ nữ và trẻ em bị buôn bán!
Chưa hết, tội phạm cưỡng hiếp phụ nữ ở Việt Nam cũng có hạng trên thế giới. Theo một thống kê gần đây, VN ở hạng thứ 9 về tỉ lệ tội phạm và nạn nhân bị cưỡng hiếp thấp (5). Singapore đứng đầu bảng về an toàn cho phụ nữ. Việt Nam là nước tìm kiếm "sex" trên Google nhiều nhất thế giới (6). Thử hỏi, chúng ta có thể tự hào với thứ hạng như thế?
Đó là chưa kể một loại buôn bán phụ nữ khác được quảng cáo ở các nước như Tàu, Đài Loan, Singapore và Đại Hàn. Chưa bao giờ người Việt Nam chịu nhục khi con gái VN được cho đứng trong lồng kiếng như là những món hàng để người ta qua lại ngắm nghía và trả giá! Thử hỏi, có người Việt Nam nào tự hào được khi đồng hương mình bị đem ra rao bán như thế. Xin đừng nói đó là những trường hợp cá biệt; đó là tín hiệu cho thấy một đất nước đang bị suy đồi về đạo đức xã hội.
Ở VN, bước ra đường là chấp nhận rủi ro tai nạn, thậm chí chết vì sự hỗn loạn của hệ thống giao thông. Thật vậy, tai nạn giao thông ở VN đã và đang trở thành nỗi kinh hoàng của không chỉ người dân địa phương mà còn ở du khách. Năm 2013 cả nước xảy ra 31,266 vụ tai nạn giao thông, làm chết 9805 người và bị thương 32,266 người (7). Con số này tăng hàng năm. Số tử vong vì tai nạn giao thông thậm chí còn cao hơn số tử vong trong thời chiến!
Phong cảnh thiên nhiên và môi trường xuống cấp trầm trọng
Một trong những yếu tố làm cho người Nhật tự hào và người Úc cảm thấy may mắn là đất nước của họ có môi trường sạch sẽ và cảnh quang thiên nhiên xinh đẹp. Còn Việt Nam, khách quan mà nói không có những cảnh quang thiên nhiên hùng vĩ như Mĩ hay Úc, không có một môi trường xanh tươi và vệ sinh như Nhật. Ngoài ra, điều kiện khí hậu nhiệt đới rất khắc nghiệt, làm cho con người dễ bị mệt và đển buổi trưa thì uể oải, và ảnh hưởng đến năng suất làm việc.
Việt Nam là một trong những nước có mật độ dân số cao nhất thế giới. Với sức ép của sự tăng trưởng dân số, môi sinh đang bị đe doạ nghiêm trọng. Nếu chỉ tính những con sông dài hơn 10 km, VN có gần 2400 con sống, và đó là một tài sản quốc gia, một nguồn tài nguyên rất lớn. Nhưng hiện nay, phần lớn những con sông đó đang chết. Hầu hết những con sông chảy qua thành thị đều bị ô nhiễm nặng nề. Còn những con sông nhỏ ở vùng quê đang trở thành những thùng rác khổng lồ. Tất cả gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ và sinh hoạt của người dân. Tình trạng ô nhiễm này đã tồn tại hơn 20 năm, thậm chí lâu hơn nữa, nhưng cho đến nay chính quyền vẫn chưa thấy có biện pháp gì để giải quyết.
Còn ở thành phố lớn (như Sài Gòn và Hà Nội) thì cũng chẳng có gì đáng tự hào. Môi trường sống và sinh hoạt ở thành phố có thể nói là rất xấu. Vi khuẩn, vi trùng, mầm móng bệnh tật gần như ở mọi ngóc ngách. Chỉ cần một trận mưa là thành phố bị ngập nước kinh hoàng. Kiến trúc nhà cửa thì lố nhố, trồi ra, thụt ào, chẳng ra cái thể thống gì. Những con hẻm ngóc ngách và ngoằn ngoèo, nhỏ xíu và dơ bẩn thấy phát ghê. Những con hẻm ở phố cổ Hà Nội phải nói là một nỗi ám ảnh kinh hoàng, giống như địa ngục trần gian. Hẻm ở Sài Gòn thì khá hơn Hà Nội một chút, nhờ thông thoáng hơn, nhưng vẫn thể hiện cái nét hỗn độn, vô trật tự của cái gọi là "thành phố". Đường xá thì xe gắn máy và xe bốn bánh chạy loạn xa như chẳng có luật lệ gì, cực kì nguy hiểm cho người đi bộ. Còn đường dành cho người đi bộ thì bị chiếm dụng hết. Chẳng có thành phố nào, mới hay cũ, ở VN có thể nói là đáng tự hào cả.
Việt Nam cũng không có những đền đài lịch sử hoành tráng hay tinh tế như China, Ấn Độ, Nhật Bản, Kampuchea. Nhiều đền đài, chùa chiềng, bia miếu ở ngoài Bắc đã bị tiêu huỷ trong thời "Cải cách ruộng đất", và sau này là chiến tranh. Ngay cả những đền đài còn "sống sót" cũng không được trùng tu và bảo trì nên càng ngày càng xuống cấp thê thảm. Người Kampuchea qua bao năm chiến tranh vẫn còn đền Angkor Thom, Angkor Wat để lấy đó làm niềm tự hào. Nhưng Việt Nam nói chung không có những công trình kiến trúc tinh tế và càng không có công trình hoành tráng để người dân có thể lấy đó làm tự hào.
Bủn xỉn với cộng đồng thế quốc tế
Một nhóm nghiên cứu ở Âu châu gần đây công bố bảng xếp hạng gọi là "Good Country Index" (GCI) đã cho thấy VN đội sổ trong số các nước tử tế trên thế giới. Bảng xếp hạng này cho thấy VN đứng hạng 103 (trong số 124 nước) về đóng góp cho hoà bình và an ninh thế giới. Còn về đóng góp vào các quĩ từ thiện và cung cấp nơi nương tựa cho người tị nạn thì VN đứng hạng 123, tức áp chót! VN không tham gia kí vào các công ước của Liên Hiệp Quốc; tuy nhiên kiểm soát được sự tăng trưởng của dân số. Tính chung, thứ hạng về tử tế của Việt Nam trên thế giới đứng hạng áp chót (124/125). Điều đáng nói hay cũng có thể xem là nhục là thứ hạng tử tế của VN chỉ đứng chung bảng với mấy nước “đầu trâu mặt ngựa” như Lybia, Iraq, Zimbabwe, Yemen (8). Làm sao người Việt Nam có thể tự hào khi đứng chung với những nước đó?
Sự bủn xỉn của VN thể hiện rõ nhất qua đóng góp vào quĩ dành cho nạn nhân sóng thần ở Nhật vào năm 2011. Trong đợt đó, Chính phủ VN đóng góp 200,000 USD. Chỉ hai trăm ngàn USD! Chúng ta có thể lí giải rằng VN còn nghèo nên đóng góp như thế là hợp lí. Nhưng lí giải đó có lẽ không thuyết phục. Thái Lan đã giúp nạn nhân sóng thần Nhật 65 triệu USD và 15 ngàn tấn gạo (9). So với tỉ trọng GDP, đóng góp của Thái Lan hơn VN 100 lần. Chúng ta có thể nào tự hào với mức độ đóng góp chỉ có thể mô tả bằng hai chữ "bủn xỉn" đó?
Nói tóm lại, đánh giá trên 6 tiêu chí (truyền thống và văn hoá, kinh tế, khoa học-giáo dục, xã hội, phong cảnh thiên nhiên, và sống tử tế với cộng đồng thế giới), VN đều không có gì để lấy làm tự hào. Truyền thống không có gì nổi bậc, văn hoá không có nét gì nổi trội và đáng chú ý, kinh tế thất bại và người dân sống trong nghèo nàn và lạc hậu, không có thành tích gì đáng kể trong khoa học và công nghệ, xã hội bất an, môi trường bị xuống cấp trầm trọng, và cư xử không đẹp với cộng đồng quốc tế.
Ngược lại, VN đã và đang là một gánh nặng cho thế giới. Sau 1975, hàng triệu người Việt bỏ nước ra đi và các nước phương Tây đã cung cấp nơi định cư (nhưng VN thì chẳng nhận người tị nạn từ Duy Ngô Nhĩ). VN cũng là nước chuyên xin xỏ: suốt năm này sang năm khác, quan chức VN ngửa tay xin viện trợ từ rất nhiều nước trên thế giới. Xin nhiều đến nỗi có quan chức nước ngoài phàn nàn nói "Sao chúng mày nói là chúng mày rất thông minh và cần cù mà cứ đi xin hoài vậy. Dân xứ tao phải làm lụng vất vã mới có tiền cho chúng mày". Thật là nhục. Xin người ta thì nhiều mà khi người ta gặp nạn thì VN chẳng đóng góp bao nhiêu.
Nếu không xin thì cũng đi vay. VN bây giờ là một con nợ quốc tế. Nợ ngân hàng thế giới, nợ ngân hàng ADP, nợ đủ thứ ngân hàng và nợ đủ các nước. Chính phủ thì nói nợ công của VN là 54% (10), nhưng các chuyên gia độc lập thì nói con số cao hơn nhiều và ở mức báo động đỏ (tức là sắp vỡ nợ?) (11). Con số có lẽ quá lớn để cảm nhận, các nhà kinh tế học ước tính dùm cho chúng ta: mỗi một đứa trẻ mới ra đời ở VN hiện nay phải gánh một món nợ công 1000 USD. Có người biện minh rằng nợ như thế vẫn kém Mĩ, nước được xem là mắc nợ nhiều. Nhưng xin thưa rằng người giàu sản xuất ra máy bay (như Mĩ) mắc nợ rất khác với người nghèo không làm nổi cây kim và con ốc (như VN) mắc nợ.
Đã ăn xin và đi vay mà lại còn tham nhũng và hối lộ. Tham nhũng đã đến mức độ mà những người đứng đầu đảng và Nhà nước xem là "quốc nạn", là đe doạ đến sự tồn vong của chế độ. Tham nhũng hiện diện ở mọi cấp trong chính quyền. Hầu như đụng đến các cơ quan công quyền, không hối lộ là không làm được việc. Ngay cả quan chức cao cấp (bộ trưởng, thứ trưởng) khi cần làm việc nhà vẫn phải hối lộ. Bổ nhiệm vào các vị trí trong trường học, bệnh viện, cơ quan Nhà nước, v.v. tất cả đều phải hối lộ, phải "chạy". Nói trắng ra là mua chức quyền. Hối lộ trở thành một văn hoá sống và làm việc ở VN. Tham nhũng đã trở thành một nguồn sống của quan chức và những kẻ có quyền. Không ngạc nhiên khi VN bị Tổ chức Minh bạch Quốc tế xếp hạng tham nhũng hàng 116 trên 177 nước trên thế giới (12).
Còn trong quan hệ quốc tế thì nhiều quan chức nước ngoài nhận xét rằng các quan chức VN nói một đường làm một nẻo và có tính lươn lẹo. Điển hình gần đây nhất là vụ đặc phái viên Liên hiệp quốc về tôn giáo đã nói thẳng VN thiếu thành thật.
Do đó, không ngạc nhiên khi người VN cầm hộ chiếu VN ra nước ngoài không được chào đón thân thiện như người Nhật, Singapore, Hàn, Thái, Mã Lai, v.v. Một bản tin mới đây cho biết VN đứng hạng 81 về hộ chiếu được chấp nhận trên thế giới, tức miễn visa (13), và thứ hạng này còn thấp hơn cả Lào (80) và Campuchea (79). Tất cả những yếu tố đó cho thấy VN đang ở thế bất lợi trên trường quốc tế và không được cộng đồng quốc tế kính trọng.
Nhìn chung, Việt Nam như là một ông già nông dân nghèo khó nhưng thích trang hoàng bề ngoài, đầy sỉ diện nên thích làm anh hùng rơm, thiếu tính sáng tạo và tinh xảo nhưng lại hay khoa trương, và cư xử bủn xỉn hay quen nói láo với hàng xóm. Nếu phải tự hào là người Việt thì có lẽ đó là chuyện của tương lai.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)