khktmd 2015






Đạo học làm việc lớn là ở chỗ làm rạng tỏ cái đức sáng của mình, thương yêu người dân, đạt tới chỗ chí thiện. Đại học chi đạo, tại Minh Minh Đức, tại Tân Dân, tại chỉ ư Chí Thiện. 大學之道,在明明德,在親民,在止於至善。












Thứ Bảy, 22 tháng 2, 2020

Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam gặp gỡ cộng đồng Việt ở Nam CA






Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam gặp gỡ cộng đồng Việt ở Bắc CA






Virus corona: Người Việt kể về tình trạng căng thẳng ở tâm dịch Hàn Quốc- Tác giả Lê Viết Thọ




Daegu - thành phố lớn thứ tư của Hàn Quốc với 2,5 triệu dân đang lâm vào cuộc khủng hoảng chưa từng có do dịch virus corona. Một người Việt ở đây nói về tình hình và nỗi lo lắng trước nguy cơ bị lây nhiễm.

"Giờ thì tôi run lắm rồi. Hôm nay, tôi vẫn còn lạc quan, nhưng khi nghe bản tin thời sự sáng nay trên truyền hình, số người lây nhiễm virus corona ở Hàn Quốc đã lên đến 346 người, tức chỉ trong có một đêm tăng đến hơn 100 người thì cảm thấy sợ quá"- chị Hoài Thanh, một người Việt ở Daegu nhắn tin cho BBC News Tiếng Việt sáng 22/2.

Không chỉ ở tâm dịch Daegu của Hàn Quốc - một trong hai "khu vực chăm sóc đặc biệt" tại Hàn Quốc về bệnh truyền nhiễm - khu nhà chị Thanh đang ở lại đúng ngay quận có nhà thờ của giáo phái Shincheonji (Tân Thiên Địa) với hàng chục ca lây nhiễm, bắt nguồn từ một tín đồ đi lễ ở đây, mà truyền thông vẫn gọi là 'bệnh nhân số 31'.
"Ngay bên cạnh quận này là quận có bệnh viện đông y, nơi 'bệnh nhân số 31' từng điều trị, nhà bà cũng ở đó. Vậy nên khu vực em ở những ngày này rất vắng, mấy quận khác của Daego ở xa sẽ đỡ khủng hoảng hơn', chị Thanh nói.
Trong cuộc phỏng vấn với BBC News Tiếng Việt chỉ một ngày trước đó, chị Thanh tuy rất lo lắng trước tình hình lây nhiễm, nhưng vẫn cho biết chị vẫn quyết định ở lại thành phố, thay vì những phương án sơ tán về Việt Nam hay đi đến ở nhà nhà bà con ở các thành phố khác tại Hàn Quốc.
"Tôi đã tính về Hà Nội 'lánh dịch'"
Nói về tâm trạng trong những ngày sống ở vùng cần được quan tâm đặc biệt về virus, chị Hoài Thanh nói rằng, khi những trường hợp đầu tiên xuất hiện, mọi người thấy lo, nhưng sau vài ngày, khi thấy số ca không tăng nhiều, cuộc sống dần trở lại bình thường.
Vậy nhưng, những ngày gần đây, số trường hợp nhiễm bệnh gia tăng đột biến, nỗi sợ hãi lại dâng cao.
"Gia đình chồng tôi là người Hàn Quốc, mấy ngày nay ai cũng lo lắng. Chồng tôi làm việc ở Changwon, cách đây khoảng hơn một tiếng rưỡi đồng hồ lái xe, cuối tuần vẫn về nhà nhưng cuối tuần này, công ty khuyến cáo ở lại tập thể. Tôi đã tính đến hai phương án, một là về Việt Nam, hai là đến Changwon.
"Tuy nhiên, khi nghĩ đến việc lên máy bay về Việt Nam với nguy cơ lây nhiễm không thấp, trong khi con tôi chưa có quốc tịch Việt Nam nên cũng chỉ có thể về trong một thời gian ngắn, rồi khi về liệu có bị xa lánh hay không, nên tôi bỏ phương án thứ nhất. Còn phương án thứ hai, tôi và gia đình đã xếp đồ vào va li, tính tìm đến nhà bà con ở thành phố khác tá túc. Tôi vừa xếp mà tay chân run cả lên. Nhưng khi nghe thông tin virus lây nhiễm đến nhiều thành phố khác, xem ra việc sơ tán xem ra cũng như không, vậy là lại chần chừ. Thôi ở lại chống dịch, không chống được dịch thì cũng đỡ lây dịch cho cộng đồng", chị Thanh nói.
Hiện nay, chị Thanh và con chỉ ở trong nhà, mẹ chồng chị cũng được công ty cho làm việc online, chỉ bố chồng chị còn đi làm, nhưng thay vì đi bằng phương tiện giao thông công cộng, ông đã chọn cách di chuyển bằng xe hơi cá nhân.



Chị Thanh kể: "Mọi người đang rất lo lắng, không khí trở nên rất nặng nề, nhiều người bắt đầu tích trữ thực phẩm cho khoảng hai tuần trở lên vì ai cũng lo là với tính hình như hiện tại, sẽ đến thời điểm nào đó thành phố có thể sẽ bị phong tỏa".
Chủ động cung cấp thông tin
Nói về việc Chính phủ Hàn Quốc cung cấp thông tin cho dân chúng về tình hình dịch bệnh, chị Thanh cho biết là Hàn Quốc chủ động cung cấp thông tin cho người dân, không chỉ bằng các phương tiện truyền thông đại chúng mà còn qua các tin nhắn cá nhân, mỗi ngày hai lần.
Cũng theo chị Thanh, một, hai ngày sau khi chuyện về 'bệnh nhân số 31' làm bùng dịch, một số siêu thị lớn ở Daegu hết đồ ăn, việc mua hàng online cũng sập kênh, phải ngừng hoạt động trong vài giờ, do thiếu hàng, hết hàng, và giao hàng chậm. Tuy nhiên, đến cuối ngày 21/2 thì không còn hiện tượng đó nữa.
"Thông tin trên truyền hình cho thấy, chính phủ chỉ đạo cung cấp lương thực như nước, gạo, mỳ tôm lấp đầy các siêu thị ở Daegu với số lượng tăng hơn 50% so với bình thường, nên ko sợ có chuyện thiếu đồ ăn nữa. Hệ thống online cũng hoạt động bình thường trở lại", chị Thanh cho hay.
Hệ thống trường học mẫu giáo cũng đã thông báo đóng cửa, con chị Thanh phải ở nhà; còn các trường phổ thông đang trong nghỉ đông và sẽ kép dài thời gian này. Một số công ty cũng chủ động tạm đóng cửa hay cho nhân viên làm việc onlie, các doanh trại thì yêu cầu binh sĩ nội bất xuất, ngoại bất nhập sau trường hợp một quân nhân bị xác nhận dương tính với covid-19.

Dịch lan nhanh ở Hàn Quốc

Đến sáng 22/2, Hàn Quốc thông báo có thêm 142 ca nhiễm mới, nâng tổng số ca nhiễm ở nước này lên đến 346. Nước này cũng đã có 2 ca tử vong.
Tổng số ca nhiễm trên toàn cầu tính đến sáng 22/2 là 77.767, với 2.360 trường hợp tử vong.
Hàn Quốc tuyên bố hai thành phố miền nam Daegu và Cheongdo bị tuyên bố là "vùng chăm sóc đặc biệt".
Hôm thứ Sáu, Hàn Quốc có ca tử vong thứ hai do nhiễm virus corona.
Nạn nhân là phụ nữ gần 60 tuổi. Bà qua đời tại thành phố Busan ở miền tây nam Hàn Quốc, sau khi được đưa từ một bệnh viện ở vùng nông thôn gần đó tới, hãng thông tấn Yonhap đưa tin.
Các tường thuật nói bà trước đó đã là bệnh nhân tại cùng bệnh viện ở Cheongdo - nơi nạn nhân đầu tiên tử vong ở Hàn Quốc, một người đàn ông lớn tuổi.
Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao Việt Nam cũng đã khuyến cáo công dân Việt Nam tại Hàn Quốc không nên đến các khu vực đang có dịch (Covid-19) và có khả năng chịu ảnh hưởng của dịch mà cơ quan chức năng Hàn Quốc đã khuyến cáo; thường xuyên theo dõi và tuân thủ hướng dẫn của cơ quan chức năng sở tại để phòng tránh dịch bệnh.

Virus Xi - Tác giả Nguyễn thị Cỏ May


Siêu vi khuẩn gây ra dịch sưng phổi ỏ Vũ Hán làm chết hơn 2000 người và hơn 74 000  bị nhiễm (tin ngày 19/02/2020) có tên là Covid-19 do Tổ chức Y tế Thế giới chọn, cho ngắn gọn, dễ đọc hơn, thay thế tên gọi trước. Thật ra cũng hãy còn dài, còn khó đọc và khó nhớ, nhứt là đối với những người trung quốc  không biết chữ tây.


Nay nếu gọi con virus Covid-19 là «Virus Xi» thì rõ ràng là vô cùng dễ đọc cho cả thế giới, không riêng gì chỉ với những ngưởi trung quốc không biết chữ tây ở bên Tàu. Hơn nữa virus Xi còn làm toát lên bản chất hiểm ác của con người Xi chỉ biết lo bảo vệ tham vọng quyền lực và nuôi dưỡng giấc mơ làm bá chủ thế giới, coi nhẹ sanh mạng người dân nên dịch mới lan rộng ngăn chận không kịp. Virus Xi lại cũng là loại vi trùng cực độc gây ra thứ bệnh thâm căn cố đế : “Trung quốc bệnh phu” !


Để nói lên đặc tính của Virus Xi, tưởng không có gì rõ ràng hơn là lượt lại những nạn nhơn của Virus Xi xảy ra từ cuối năm 2019 đang làm điêu đứng cả nước Tàu cho đến nay chưa biết chắc bao giờ sẽ khắc phục được.

 

Chống virus vừa truy lùng “thế lực thù địch”


Ông Xu Zhiyong, cựu Giáo sư Đại học, bị công an bắt hôm thứ bảy 15/02/2020, tại khu phố Panyu ở Canton, miền Nam nước Tàu. Ông lẩn trốn từ Noel năm rồi vì ông bị công an lùng bắt do ông tranh đấu chống sự phân biệt đối xử và những lời phê phán thẳng thắng của ông về chánh sách độc tài toàn trị của Xi Jinping. Hôm đầu tháng 2 vừa qua, trên mạng, ông kêu gọi Xi Jinping hãy từ chức. Thế là Xi lợi dụng chống dịch virus Corona ra lệnh đàn áp trên cả nước, bắt những ai công kích đảng nhà nước qua những tuyên bố về dịch virus. Cách nay vài hôm, Xi còn ra lệnh kiểm soát chặt chẽ hơn nữa thông tin xấu trên mạng xuyên tạc chánh phủ.


Ngoài trường hợp phản kháng của Giáo sư Xu Zhiyong, nhơn vụ dịch virus, còn xuất hiện nhiều trường hợp khác cũng làm cho đảng cộng sản bắc kinh khó chịu phải đàn áp mạnh. Hôm 6 tháng 2, ông Chen Qiushi, Luật sư Nhơn quyền vừa là chủ Blog ở Bắc kinh, đã không còn trả lời điện thoại nữa. Qua hôm sau, cha mẹ của ông được công an nhơn dân báo tin ông Chen đã được chánh phủ cô lập nhằm bảo vệ sức khỏe cho ông vì ông đã thăm viếng “nhiều bệnh viện” sợ ông bị nhiễm virus. Ông đã tới Vũ Hán sớm, trước khi chánh phủ chánh thức loan báo có dịch virus Corona và ra lệnh cô lập Vũ Hán, đó là thái độ bị hiểu là coi thường nhà cầm quyền.


Hôm 14/02/2020, Bác sĩ nhãn khoa Li chết, Giáo sư Xu có phổ biến một thông điệp để tưởng niệm người anh hùng quá cố, trước đó một tuần đã báo động nạn dịch cho đồng nghiệp ở nhà thương trong lúc nhà cầm quyền Xi chưa cho lệnh thông tin. Đó là lời cuối cùng của ông. Theo Giáo sư Xu cái thiên tai trên cả nước này chỉ có thể xảy ra do không có dân chủ và không có tự do diễn đạt. Trong lúc quần chúng đang xúc động vì cái chết oan ức của Bs Li và hốt hoảng trước tình trạng đau thương của đất nước, đảng cộng sản lại ẩn mình để dễ nhìn theo dõi và nghe ngóng nhơn dân phản ứng tiêu cực đối với chánh phủ. Trong lòng họ không có điều gì tốt xấu, phải trái, hay dở. Không có một ý thức nào dấy lên. Không có một giới hạn nào. Không có một nhơn cách nào cả».

Cái chết của Bs Li đã làm xúc động nhơn dân cả nước và họ đều hướng vế ông để tưởng niệm. Một điều như vậy chưa từng xảy ra ở đất nước này. Và đồng thời, dân chúng không hết lời chỉ trích chánh phủ, lên án đảng và nhà nước đã làm cho tình hình nghiêm trọng hơn bằng cách giấu giếm sự thật.
Giáo sư Xu Zhiyong đã bị công an truy lùng từ cuối tháng 12 năm rồi vì một vụ không liên hệ gì với dịch virus. Theo những người bạn gần gũi với ông thì tất cả những người bạn hoạt động với ông gặp nhau trong bữa ăn tối ở Xiamen, Miền Đông-Nam Trung quốc, đều đã bị bắt vào cuối năm rồi, chỉ có một mình ông thoát khỏi. Nhà cầm quyền buộc tôi ông và các bạn của ông đã thảo luận về sự «diễn tiến Dân chủ ở Trung quốc», nghĩa là âm mưu chống lại Nhà nước. Nhà hoạt động Nữ quyền Li Qiaochu, bạn của Giáo sư Xu, bà cũng mất tích hôm chủ nhựt. Ông Patrick Poon, chuyên viên nghiên cứu của Tổ chức Ân xá Quốc tế, được tin Giáo sư Xu và các bạn của ông đều bị bắt giam, tuyên bố trong một bản tin phát hành hôm 17/02/2020 «Ông Xu và những người cùng bị giam giữ với ông, họ không làm một điều gì phạm tội hết cả». Thật ra đó chỉ là bắt nhốt người một cách ngang ngược vì lý do hoàn toàn chánh trị của một chế độ độc tài ác ôn mà thôi .

Tôi không sợ cái đảng này

«Tại sao tao phải sợ mày. Đảng cộng sản ?», nhà hoạt động Nhơn quyền Chen Quishi uất nghẹn hét lên. Những vidéos của ông cho thấy tình trạng thật của bệnh viện và lò thiêu thành phố vô cùng thảm hại. Nó hoàn toàn không như những thông cáo chánh thức của nhà nước đưa ra. Trong một vidéo cuối cùng, ông Chen khóc ngất : «Tôi sợ. Trước mặt tôi là dịch bệnh chết người. Và ở phía sau tôi, là đảng và nhà nước trung quốc. Nhưng ngày nào tôi còn sống là tôi sẽ nói lên điều gì tôi đã trông thấy và đã nghe được. Tôi không sợ chết đâu ! Tại sao tao phải sợ mày, đảng cộng sản ? Thứ chánh phủ khốn nạn».
Chủ Blog Xu Xiaodong, bạn của Chen, báo tin trên mạng Chen mất tích, đó không phải do nhà cầm quyến cô lập để bảo vệ ông không bị nhiễm bệnh, mà là cách «cô lập cưỡng bách», nói cách khác, đó là bắt nhốt người vô tội theo kiểu ngang ngược của cộng sản vì lý do chánh trị.

Nhiều bệnh nhơn đang nằm trong nhà thương Vũ Hán, chụp hình chính mình, đưa lên mạng kèm theo lời nói về chế độ đang cai trị «Tôi không tin tưởng gì nữa ở cái chánh phủ này» .Trong một vidéo kế đó, bệnh nhơn này báo động «Ai đã cắt oxy của mình. Có lẽ để trả thù lời tuyên bố kia chăng ?». Kế đó là một sự thay đổi thái độ lạ lùng. Cũng bệnh nhơn đó kêu gọi «mọi người hãy tin tưởng nhà cầm quyền » . Đó là vidéo cuối cùng. Sau đó, không thấy bệnh nhơn đó đưa gì lên mạng nữa cả. Hay đã hết bệnh, ra về rồi !

Một người đàn ông chụp hình cảnh thành phố bị cô lập, với lời phê bình «Dịch virus xảy ra vì chúng nó che giấu sự thật!». Người ta thấy tài khoản của ông ấy trên Weibo bị xóa và chính ông bị ngất xỉu ngoài đường ngày 9/2/2020. Sau cùng, một giới chức Đại học ký tên một bản kêu gọi cho Tự do diễn tả thì bị chỉ định cư trú và bị cấm dùng internet. (Theo  Jérémy André đặc phái viên của Tuần báo Le Point ở Hồng kông, 18/2/2020)

Đảng cộng sản trung quốc lợi dụng dịch bệnh tăng cường kiểm soát

Hôm 16/02/2020, Tập Cận-Bình ra lệnh cơ quan an ninh từ nay phải siết chặt hơn nữa việc kiểm soát thông tin, nhứt là trên mạng, không để  chỉ trích chánh phủ, xuyên tạc sự thật, gây hoang mang trong nhơn dân làm xáo trộn đời sống xã hôi trong lúc đang có bệnh dịch.

Ông Nicolas Bequelin, Giám đốc Ân xá Quốc tế Á châu, lấy làm tiếc nói «Bệnh dịch, trước tiên, thấy như nó là một hiểm họa cho sự ổn định xã hội và kinh tế. Những tự do căn bản có thể bị giới hạn khi bị dịch, nhưng những giới hạn này nên chừng mực và chánh đáng» . Ông nói tiếp «Tất cả những người hoạt động mà ông gặp và thảo luận, sau đó, họ đều bị công an mời làm việc. Thế mới biết dịch virus này là một đề tài vô cùng nhạy cảm».

Theo Tổ chức Nhơn quyền nhận xét, đảng cộng sản lợi dụng vụ bệnh dịch để siết chặt thêm sự kiểm soát xã hội và tăng cường sự đàn áp. Nhơn có dịch virus, đảng và nhà nước của Tập tăng cường kiểm soát và thanh lọc dân chúng. Mỗi gia đình gắn liền với một văn phòng của đảng để được xếp theo thành phần «nguy hiểm» hay «nhơn dân tốt». Nhơn vụ bệnh dịch, công an theo dõi phản ứng của thân nhơn bệnh nhơn vì những người này có thái độ khi nhìn thấy cảnh người thân bịnh và điều kiện chữa trị ở nhà thương.

Thông thường một nhà nước độc tài, khi xảy ra một tình trạng nghiêm trọng, như  khủng bố, thiên tai, bệnh dịch, thì họ luôn luôn tìm cách khai thác cho có lợi tối đa về phía họ. Dân chúng có sao là chuyện khác. Trong lúc đó, chuyện buồn cười là giới Y tế Thế giới lại nhiều lần giới thiệu Trung quốc như là một nhà nước mẫu mực. Không ai thắc mắc hỏi quyền của bệnh nhơn ở đâu ? Tại sao Tập Cận-Bình không cho chương trình hợp tác ngoại quốc hay huê kỳ tới ? Và cũng không ai hỏi về số phận của hằng triêu người, nhứt là công nhơn từ các nơi khác tới làm việc, nay thành phố bị cô lập.

Lịch sử nước Tàu là lịch sử các đế chế thay phiên nhau cai trị độc tài. Tàu không có văn hóa chánh trị dân chủ nên trong ngôn ngữ tàu không có chữ Tự do. Từ Nhà Châu, tức từ khi Trung hoa có nhà cầm quyền cho tới năm 1949, Trung hoa vẫn là nước quân chủ chuyên chế. Năm 1949, cách mạng vô sản kết thúc đế chế, Mao lên nắm quyền, lập chế độ nhơn dân nhưng Mao là Hoàng đế đỏ. Nước Tàu vẫn chia thành hai từng lớp : lớp trên là lớp cai trị và lớp dưới gồm thứ dân là lớp bị trị. Lớp bị trị biết vâng lời ngoan ngoãn thì sống yên ổn. Có thái độ bất mãn, chống đối chế độ thì bị trừng phạt không nương tay.
Nay Tập Cận-Bình tiếp nối vẫn giữ văn hóa chánh trị độc tài đó nhưng ác ôn hơn. Do lo sợ bị dân đứng lên cướp lại chánh quyền. Sự lo sợ chiếm não trạng của Tập và của cả bộ máy cầm quyền. Nó trở thành cái bệnh, có thể gọi là «Trung quốc bệnh phu», căn bệnh chánh trị chuyên chế xuyên suốt từ thời Nhà Châu. Người mang bệnh như đảng cộng sản tàu hiện nay luôn luôn coi nhơn dân là kẻ thù, luôn luôn theo dõi kiểm soát. Nên Tập cho thiết lập hệ thống AI nhận diện dân chúng để kịp phản ứng và can thiệp. Giáo sư Xu bị bắt ở tận miền nam là trường hợp điển hình.

«Trung quốc bệnh phu» là muốn dựa theo lời người phương tây nói Nhà Thanh «Đông Á bệnh phu» nhưng không nhằm phê phán con người hay văn hóa trung hoa mà là nói hệ thống tập quyền Nhà Thanh thối nát. Người trung quốc từ đó, cả thế kỷ trôi qua, vẫn chưa cải thiện được để có một chế độ thật sự do dân và vì dân như các nước tây phương nên cơ chế công quyền yêu kém bất lực khi phải quản lý một khủng hoảng xảy ra. Dịch Corona cho thấy rõ thực tế đó.

Tập có siết chặt bộ máy kiểm soát dân chúng và thông tin trên mạng thì chỉ làm cho dân chúng bất mãn thêm, càng oán hận chế độ hơn nữa mà không giúp chánh quyền sớm khắc phục bệnh dịch.

Hậu quả của virus Corona sẽ vô cùng thảm hại không riêng cho nước Tàu mà còn cả thế giới. Về mặt kinh tế xã hội dễ thấy rõ. Còn về vận mệnh cầm quyền của Tập ?

Lòng dân, cả những người phụ nữ bình thường, cũng đều muốn Tập đi chỗ khác chơi.


Phỏng vấn Ca Sĩ Nga Mi



























Phỏng vấn Ts Alex Thái Võ



























Thứ Năm, 20 tháng 2, 2020

A Timely Reunion Across Four Decades and the Globe - Tác giảDaniel Hautzinger



Clockwise from left: Cam and his brother; Cam and Phil Seymour at their reunion 40 years later; Phil Seymour in Vietnam as a Marine; Cam and Phil Seymour in 1967. Photos: Courtesy Phil Seymour


Phil Seymour was about halfway through a tour of duty when he promised a young Vietnamese boy a watch. It was June of 1967, and Seymour was stationed on a landmass known simply as The Island, near the central Vietnamese city of Hội An, about twenty miles south of Da Nang. A sergeant in C Company, First Battalion, First Marine Regiment, First Marine Division, Seymour had come to Vietnam in December of 1966 and was wounded in January, 1967.
The Marines frequently left The Island, with its bunkers and concertina wire, to visit Hội An and the mainland. On these excursions, Seymour often carried a puppy strapped to his haversack– the Marines had found the infant animal alone and hungry while on patrol in the jungle and adopted it, calling it Boot.
“Every time we would row from the Island to the mainland side, the village children would come running up. ‘Got gum? Got cigarettes? Candy?’ they would ask. And we would give them whatever we could spare from our C-rations.
“There was one little boy named Cam who was always in blue pajamas and bare feet. He would hang back a bit – I think he was a little bit shy. But he was the wiser of the children, because he would often bring us things: a coconut he had found on the ground, a banana, a lime. Of course, he became one of our favorites, and we would save some of our things for him.”
One day in June, the nine-year-old Cam offered a banana to Seymour. The sergeant was about to leave The Island for a week of R&R in Thailand, and he asked Cam if the boy wanted any sort of gift. “I’m sure he had no idea what Thailand was: he didn’t speak English well, just a little bit of pidgin. But he thought a little bit and then pointed at my watch, and I said okay.”
While in Thailand, Seymour forgot to buy a watch. Shopping was the last thing on his mind. But when he eventually returned to The Island and saw Cam again, his promise immediately came back. “Here’s little Cam running up and his face was all aglow, and I didn’t have a watch for him.” Soon after, Seymour’s company left The Island for the DMZ, and in January of 1968 he rotated out of Vietnam.
“I don’t have many regrets; I’ve had a good life. But over the years, the fact that I had not followed through on my promise with this little boy really became one of my life’s biggest regrets. I thought I’d take it to my grave.”

Cam and Phil Seymour in 1967. Photo: Courtesy Phil Seymour

Seymour, a native of Brookline, Massachusetts, remained in the Marines for another 27 years, receiving a law and master’s degree. He eventually became an international law attorney at the Pentagon and later a chief prosecutor before retiring in 1995. “I always said that I would never go back to Vietnam. But around 2007, my wife Lynne noticed that a group that we did a lot of overseas traveling with had a tour through Southeast Asia that stopped in Hội An. She asked if I would consider going, because we might be able to find Cam and give him his watch. I decided it might be worthwhile.”
Hội An, a city of about 80,000 people, has been designated a UNESCO World Heritage site because its architecture and layout remain mostly unchanged from the time that it was a prominent trading post for China, Japan, and eventually Europe from the 15th through 19th centuries. “I thought the chances of finding Cam were pretty nil. I didn’t know if he had survived the war, as the area around Hội An was fairly contested at the time. But we brought a watch just in case.
“Our guide, who was from Hanoi in the north, said he knew a lot of people in Hội An, so he would find Cam. When we got there, we checked into a modern hotel that had just been constructed and dropped our stuff off upstairs. We put some of our clothes in a laundry bag and went to get them cleaned, but when we came out of the hotel, our guide called to us from across the street. We crossed the street, dodging the motorbikes, and walked into a restaurant that was open to the street.
“We had brought some photos of Cam and his family with us, and our guide had shown them around to people. He directed us to a man in a blue hat, who told us through our guide’s interpreting that a photo showed himself, his father, his sister, and his brother Cam. Our guide explained that we wanted to get in touch with Cam, and the brother said he would call him and see if he could come over.
“We had a few minutes to run up to our room in the hotel, grab our cameras and the watch, and run back down. Just as we were crossing the street, Cam pulled up on his motorbike. He was now 49 and a carpenter. Our guide explained why we were there. Cam was like a deer caught in the headlights. He couldn’t comprehend that somebody would come all the way from the U.S. just to see him and give him a watch.

Seymour with Boot the puppy strapped to his haversack.
“Our guide asked if Cam remembered me. He responded, ‘Yes, I do. He used to carry a dog on his back.’ The guide then asked if he remembered my promise of a watch 40 years ago. Cam replied, ‘Yes, I do, but I was nine years old and I didn’t speak English well, so I thought I must have misunderstood.’ We explained that he hadn’t misunderstood; I had just failed to follow through. Then we gave him the watch and took some photographs. He had tears in his eyes, we had tears in ours.”
Cam invited the Seymours to dinner the next night at his home, where his wife No and his daughter Vy prepared the meal. While the Seymours and their guide ate – Vietnamese custom is to feed the guests and only eat after they leave – Vy, who was 28 and newly married, said that she wanted to go to college like her four brothers, but Vietnamese women rarely went to college.
On the way back to the hotel, Seymour’s wife Lynne suggested that they try to put Vy through school. The guide agreed to help after Cam and his wife consented, and Vy went to college in Saigon, where her brothers were also studying. (Seymour says the south Vietnamese still call the city Saigon, while the north Vietnamese call it Ho Chi Minh City. He uses the southern name.) Vy received an associate’s degree in 2010 and a bachelor’s degree in 2012. Lynne paid for her education with a little help from a Rotary Club to which Seymour belonged.

Lynne Seymour with Vy, Cam's daughter. Photo: Courtesy Phil Seymour
The Seymours returned to Vietnam – probably for the last time – in 2012 to see Vy graduate. They bought plane tickets for Cam and his wife to fly down as well, and Cam carried loads of food with him on his first-ever flight, to prepare a feast at Vy’s apartment. Lynne and Phil gifted a microwave to No, and she carried it on her lap the entire flight home. Vy now works as an entrepreneur in a market in Saigon, and still calls the Seymours periodically.
Why did the failure to keep a relatively minor, four-decade-old promise haunt Phil Seymour so much that he returned to a country full of distressing memories, sought out a young boy now grown into a man, forged a bond across the world with his family, and involved himself and his wife in that family’s lives through generosity?
“Had I promised an adult something and not followed through, I don’t think it would have bothered me anywhere near as much. But this was a nice, innocent kid. He didn’t swear, he didn’t smoke, he didn’t beg. He always had a smile on his face.
“War is not a sane business. It takes a toll. You have to suspend a lot of the attitudes that you have to stay sane. Cam, and the other children that would always come up asking for gum and candy, no matter where you were, brought a little bit of sanity to an otherwise insane situation.” 

Hải Ngoại Ký Sự - Tác giả Thích Đại Sán





Đông Kinh Nghĩa Thục- Tác giả Nguyễn hiến Lê





Con Cá Mắc Cạn - Tác giả Doãn Quốc Sỹ





Vào Thiền - Tác giả Doãn Quốc Sỹ





Mình Lại Soi Mình - Tác giả Doãn Quốc Sỹ





Bác Gái, vợ nhà văn yêu nước Doãn Quốc Sỹ- Tác giả Phan Ni Tấn






Cuối năm 1978 từ trong một trại tù cải tạo trên cao nguyên tôi may mắn vượt ngục về tới Sài Gòn sống đúng nghĩa của một phường trôi sông lạc chợ. Hằng ngày vào những buổi trưa tôi uống nước phông-tên ngoài công viên lấy no và ăn mì quốc doanh vào những buổi chiều tối tại nhà một người bạn để cầm cự qua ngày. Ban đêm tôi đi lang thang ngủ bờ ngủ bụi ở bất cứ chỗ nào tôi cảm thấy an toàn.

Một buổi tối, chị em cô K.O, chủ quán café Banmê bên Thị Nghè có tổ chức một buổi hát chui với một số anh em văn nghệ sĩ quen biết còn sót lại ở Sài Gòn. Khoảng 9 giờ tối quán đóng cửa không tiếp khách. Sau lưng cánh cửa khóa, chúng tôi bắt đầu hát những bài tình ca đôi lứa, tình ca quê hương và những ca khúc đấu tranh, rồi vừa thưởng thức café, uống trà nóng vừa tán dốc đủ thứ chuyện trên trời dưới đất từ chuyện tiếu lâm đến chuyện vượt biên. Chúng tôi có nhắc đến nhà văn Mai Thảo, vợ chồng Nhã Ca-Trần Dạ Từ, nhà văn Nguyễn Đình Toàn, nhà thơ Thanh Tâm Tuyền… Quanh bàn tròn có mặt nhà văn Nguyễn Mộng Giác, nhạc sĩ Lê Uyên Phương, anh Thanh Tuệ (nhà xuất bản An Tiêm), nhà biên khảo Lê Huy Oanh, ba họa sĩ kiêm điêu khắc gia Phạm Văn Hạng, Trương Đình Quế, Nghiêu Đề và một số anh chị khác mà tôi không còn nhớ tên.
Nửa khuya tan tuồng, lúc chia tay ra về cô Liên, con của nhà văn Doãn Quốc Sỹ vui vẻ hỏi tôi tối nay ngủ đâu, tôi cười cười nói có thể ngủ dưới chân cầu Bông (như tôi từng ngủ ngồi ở dưới đó và nhiều nơi khác; ngủ ngồi là ngủ gà ngủ gật có cái lợi là không bị chìm sâu trong giấc ngủ, lỡ có động tịnh gì cũng dễ bề thoát thân). Vợ chồng cô Liên thấy tôi tội nghiệp bèn đưa về nhà bố mẹ cô, tức ông bà Doãn Quốc Sỹ ngủ tạm qua đêm. (Mẹ của cô Liên là ái nữ của nhà thơ Tú Mỡ Hoàng Trọng Hiếu). Lúc đó nhà văn Doãn Quốc Sỹ đang bị giam ở trại giam Phan Đăng Lưu vì tội yêu nước và bị ghép vào thành phần “những tên biệt kích văn hóa” phản động.
Đã 33 năm qua rồi tôi vẫn còn nhớ như in đêm tôi nằm co trên bộ salon màu huyết dụ trong phòng khách của Doãn gia. Trong khoảng không gian mờ tối tôi nhận ra bức tranh mộc bản Cây Tổ của họa sĩ Võ Đình khắc tặng nhà văn Doãn Quốc Sỹ treo trên vách đối diện. Bức tranh khắc cảnh con trâu bị chém treo ngành treo trên cây Tổ, bên cạnh một người dàn ông cụt chân chống nạng, con mắt long lên một ánh nhìn dữ dội. (Họa sĩ Võ Đình mất ngày 31-05-2009 tại Florida, Hoa Kỳ).
Từ ngày du thủ du thực chưa có đêm nào tôi được ngủ yên và ngon giấc như đêm dưới mái ấm Doãn gia. Chỉ một đêm thôi và suốt đời tôi sẽ chẳng bao giờ còn có thể tìm lại một đêm ấm áp tình người nào khác. Thật ra nhiều tháng trước đó, một buổi tối tôi có ghé qua Doãn gia cùng các em trong gia đình đàn hát những sáng tác vừa cũ vừa mới của tôi đến khuya mới ra về (chẳng biết về đâu). Chắc ảnh hưởng đến tiếng tăm và sĩ khí của bố Sỹ nên cả nhà từ lớn chí bé đều một lòng hào sãng, cương trực và rất có tinh thần văn nghệ.
Buổi sáng thức dậy tôi cúi đầu chào bác gái đang cùng Th. (thường gọi là chị hai) từ trên gác bước xuống. Vẻ mặt tươi tắn và ánh nhìn hiền từ của bác gái, bên cạnh dáng dấp thanh nhã, dịu dàng của Th. làm lòng tôi óng lên một niềm vui. Đúng lúc đó cái cô út ít nhỏ xíu trong nhà tự nhiên xẹt tới đứng trước mặt tôi đưa mắt nhìn một cái rồi te rẹt bước ra sau bếp, mất dạng. Cái nhìn dò hỏi đầy thơ ngây của cô út H. cho đến tận ngày nay tôi có cảm tưởng như ánh nhìn đó vẫn không chịu tắt trong tôi. Cô út dễ thương này coi bộ cũng đang cùng chàng trai tuấn tú nào đó ở đâu tuốt bên Hòa Lan nôn nả nắm tay nhau đi trên con đường tươi thắm. Sau đó chú em D.Q.Th. hoan hỉ kéo tôi ra quán cốc café ở đầu hẻm Thành Thái đãi một ly café đen đá ngon hết biết, ngon nhớ đời.
Cho tới bây giờ đã 33 năm ròng rã trôi qua lòng tôi vẫn chật ních một mái ấm của Doãn gia, của bộ salon màu huyết dụ, của những ánh nhìn trìu mến, của ly café đậm đà tình người. Và từ lâu lắm, hình như từ cái thuở tôi chào từ giã Doãn gia ra đi mà suốt đời cũng không có dịp quay lại, tôi vẫn âm thầm chịu ơn những tấm lòng nhân ái này. Chịu ơn nhưng không biết làm sao mà trả ơn, hôm nay tôi viết xuống những lời lẽ này như một cách để ghi khắc trong lòng một người vừa mới qua đời, một người đàn bà già Việt Nam đúng nghĩa mẫu mực, đôn hậu, một người mà tôi vẫn âm thầm coi bà như là Mẹ của tôi. Ngày bà mất tôi cũng khóc lên một tiếng.

Thứ Hai, 17 tháng 2, 2020

Lo ngại dịch Corona, công nhân đình công yêu cầu cách ly chuyên gia Trung Quốc






Bi kịch Trịnh công Sơn. Nhớ lại một lớp người- Tác giả Lý Khánh Hồng



Trên sân cỏ trường Đại học Văn Khoa (cũ) đường Lê thánh Tôn Sài gòn.  Tại quán Văn, Trịnh công Sơn xuất hiện như một tài năng được các anh em sinh viên lúc đó ái mộ.

Trong khuôn viên “Sân cỏ trường Đại học Văn Khoa”  ngày đó là căn cứ địa của những Chương trình Phát triển Sinh hoạt Học đường (CPS,) của Hội Họa Sĩ Trẻ, và cả của Phong trào Du Ca. Một chỗ tụ họp của người trẻ miền Nam.
Cộng thêm khuôn viên những trường Đại học, cho những trình diễn tiếp theo sau. Nơi nào TCS cũng được chào đón. Kể cả lần trình diễn ở Đại học Văn Khoa, lần đã làm máu những sinh viên Việt Nam phải đổ ra vì “ Nhạc Trịnh,” và chính trị . Cái hệ lụy phải có.

Trong môi trường với những sinh viên miền Nam ở tuổi chúng tôi. Những “trí thức” trẻ, vừa được gieo trong đầu thế nào là tinh thần “Tự trị Đại học.” (made in USA) chúng tôi lúc đó sống với những giá trị nghệ thuật do mình chọn. Những hoạt động mình chọn lấy cho mình.

Trịnh công Sơn có một đám đông như thế công kênh anh lên. Anh nổi tiếng là điều tự nhiên.

Với những thân hữu, của anh. Khi đã chọn cái giá trị nghệ thuật, tài năng anh. Họ còn là người hành động trong cái phóng khoáng và rất rặt nét Đại học. Đại học không thể nào chỉ có học mà không hành động. Không chỉ dạy mà không hành động.(Cái học của Đại học bao giờ cũng có kèm theo thực hành. Tệ lắm là cũng phải có Thực tập kèm theo với giáo khoa. Và dạy ở Đại học bao giờ cũng kèm theo điều kiện phải có những nghiên cứu (mới) để giữ vai trò Giáo sư của người dạy.)

Con người hành động của những người sinh viên miền Nam dạo đó. Họ đóng góp cho cái lớn mạnh của nhạc họ Trịnh.
Hảy kể ra những cuộc trình diễn của TCS ngay từ sân cỏ Văn Khoa. Sau lưng anh. Bao nhiêu bạn trẻ trong CPS, bao nhiêu bạn trong Hội Họa sĩ Trẻ, trong Du ca, những người đầy ấp nhiệt huyết, chung lưng với anh ?

Có ngày nào thiếu Hoàng xuân Giang, Hoàng xuân Sơn,…Có thể nào một Đỗ ngọc Yến CPS, không lý gì đến TCS. (Ngay khi bỏ chạy vì 30 tháng Tư. Ông Yến còn dẫn người bạn Mỹ đến để đưa TCS đi cùng nữa là.(*)) Hay, làm sao mà Trịnh Cung, một bạn thân của Trịnh, hay những người bạn khác, đang có những sinh hoạt của họ đâu đó, gần bên, mà họ không kê tay vào. Những người, nào là Hà tường Cát, Trần đại Lộc chỉ chực “ cơm nhà vác ngà voi.’ Bảo họ không giúp gì cho đêm hát của anh ở chỗ họ đang có ở đó. Cái đó khó.
(*) ( Trịnh Cung, Bi kịch của Trịnh công Sơn,” on-line.)

Hãy thử nghĩ không có Ngô vương Toại, làm sao có những buổi nhạc Khánh Ly- Trinh công Sơn như ở Văn Khoa. Không có Phạm hào Quang, Đoàn Kỉnh, sao có trình diễn ở Đại học Khoa Học chẳng hạn.

Mà không có họ. Nhạc của  TCS cũng chỉ một mình “một cõi đi về.” Năm thì mười họa mới có một lần thì “Em ra đi nơi này vẫn thế,” Hay “ Em đi,….chẳng nhớ gì tôi !” là cái chắc chắn.

Hãy theo chân những sinh viên “Quân sự học đường,” họ đi gác đêm những cuối tuần ở trường. Như một phần trong chương trình huấn luyện Quân sự học đường dành cho sinh viên lúc đó, mà cũng là góp phần bảo vệ trường của họ. Họ hát nhạc TCS. Hát với nhau.

( Tổ của tôi. Tôi nhớ có Nguyễn xuân Hoàng Quân, vừa là bạn học Khoa học vừa là bạn trong Hướng Đạo, Cung đức Đàn, chỉ cái họ Cung cầu chứng tại tòa, biết ngay bạn tôi là cháu (đích thực) của gạo cội âm nhạc Việt Nam và kinh tế gia tốt nghiệp Anh Quốc về, nhạc sĩ Cung Tiến. Còn Đỗ việt Anh, bạn học, bạn Hướng Đạo, và anh là em ruột của nhà giáo, nhà thơ, kiêm luôn Trưởng Hướng Đạo, Đỗ quý Toàn. Một Tráng trưởng nặng ký, thần tượng của tôi. Còn …)

Dạo đó. Chúng tôi, những người sống với nhiều gút mắc, liên hệ. Sống như trong thanh bình. Mà lại giữa chiến tranh. Ôm súng, gác trường. Mà như đi “cắm trại,” đi chơi. Hát hò, í ới,…

Không phải chúng tôi ngu ngơ. Đến hát nhạc TCS mà không biết anh nói cái gì.

Những “Người chết hai lần. Thịt da nát tan.” 

Hoặc “ Chiều đi trên đồi hoang, đến bên những xác người.
Tôi đã thấy, tôi đã thấy. Người cha già ôm con lạnh giá..
Chiều đi trên đồi hoang. Đến bên những xác người.
Tôi đã thấy, tôi đã thấy. Người mẹ già ôm xác đứa con.”

Là tiếng nói của người nhìn chiến tranh như một thảm nạn của con người. Chúng tôi nghe và hát nhạc anh như một cách tỏ bày thân phận. Chung nhau, một kiếp !

Bắt đầu. Chúng tôi nghe và hát tình ca của anh.Không phải bài nào cũng nghe.

Phải chờ cho đến khi Diễm xưa, Nắng thủy tinh, Như cánh vạc bay,..v/v..

Rồi…” Người con gái Việt Nam da vàng,
Đi trong đêm đêm vang ầm tiếng súng.”

"Hai mươi năm nội chiến từng ngày. Gia tài của mẹ,….để lại cho con.
Gia tài của mẹ một lũ bội tình…”

Rồi.“ Đại bác ru đêm, dội về thành phố.
Người phu quét đường dừng chổi đứng nghe."

Người phu quét đường TCS đưa ra làm chứng nhân. Cho một chiến tranh đang có đâu đó.

Cũng người phu quét đường đó.

Nhưng với chúng tôi. Ông không chỉ dừng chổi để cãm nhận về một chiến trận nào đó không mà thôi. Ông ở đây với chúng tôi. Nên ông cũng là chứng nhân.

Một người chứng quan trọng lắm. Trong một cõi sống của 
chúng tôi. Giây phút mà

 Anh nói với người phu quét đường,
Xin chiếc lá vàng làm bằng chứng yêu em.”  
( Thơ,  Nguyễn đình Toàn; Nhạc Vũ Thành An - “Anh đến thăm em đêm Ba mươi.”)

Chúng tôi khi sống. Còn có cái khác để nói tới. Để sống với. Không chỉ có chiến tranh.

Chúng tôi còn sống để yêu nhau.

Chiến tranh. Một thực tế để sống. Nhưng sống, là sống với những gì chúng ta còn muốn sống, với đời sống chúng ta.

Nên tôi. Khi đi vào Quân trường. Trong hành trang của tôi. Có bài hát mới của “họ Trịnh” trong túi áo. Bài “ Tình nhớ.”
Nó vừa mới ra lò. Nên tôi chỉ kịp có lời của bài hát, in ronéo.
Tôi vừa mua ngay tại một chổ in ronéo, photocopy ( nhằm giúp bổ túc hồ sơ Nhập ngũ chẳng hạn.) Ngay trước Trung Tâm Ba Tuyển mộ Nhập ngũ. Nơi tôi trình diện. Vào lính.
Tôi muốn có nó ngay để mang theo như một tài sản của thời còn là “người tự do.” Một người còn có quyền chọn lựa. Về các quyết định của đời mình.

Nói gì nghe như trối trăng. Như đang làm cái gì “đại sự” lắm vậy !

Thú thật. Nó đại sự lắm lắm.

Tôi không chọn chiến tranh. Đã đành.

Tôi không thích chiến tranh. Biết vậy.

Nhưng, chối bỏ như không có nó ? Được không ?

Nó có đó.

Chỉ còn, phải sống ra sao với nó.

Đó là. Tôi nhập ngũ khi có lệnh gọi.

Nhưng “ Một người đi giửa chiến tranh,” ám chỉ  người lính, là tôi bây giờ. Chớ không còn là ai đó nửa,  không là một người lính vô danh nào, trong “ Chiều trên phá Tam giang “ của Tô thùy Yên rất hữu danh. Người lính đó. Bây giờ là tôi !

Đi giữa chiến tranh. Lẽ đâu khơi khơi.

Lẽ đâu không nghĩ cho người mà cũng trong Chiều trên Phá Tam giang:

Nghĩ tới anh, nghĩ tới anh,
Cơn nghĩ tới không sao cầm giữ nỗi
Như dòng lệ nào bất giác rơi tuôn.
Nghĩ tới, nghĩ tới một điều hệ trọng vô cùng
Của chiến tranh mà em không biết rõ.
Nghĩ tới, nghĩ tới một điều hệ trọng vô cùng
Một điều em sợ phải nghĩ tới.

Cái sợ đó, qua lời của bài hát được phổ nhạc làm nó dễ hiểu,

nghĩ đến một điều em không rõ
nghĩ đến một điều em sợ không dám nghĩ
đến một người đi giữa chiến tranh
lại nghĩ tới anh
lại nghĩ tới anh
nghĩ tới anh…,

Nó là cái rốt ráo của người lính.

Với tâm trạng đó. Chọn là lính. Anh phải đoạn tuyệt Tình yêu. Như một người có trách nhiệm.

Và sống công bằng. Để, không chỉ cho mình. Mà phải biết nghĩ cho người mình yêu.

Cũng phải “Nghĩ tới em, nghĩ tới em” cho những chuyện về sau….cái về sau (sẽ,) nhưng thật ra là đã, đã biết trước.
Nên phải trở lại với Tình nhớ.

Tình ngỡ đã quên đi
như lòng cố lạnh lùng
Người ngỡ đã xa xăm
bỗng về quá thênh thang
Ôi áo xưa lồng lộng
đã xô dạt trời chiều
Như từng cơn nước rộng
xóa một ngày đìu hiu

Tình ngỡ đã phôi pha
nhưng tình vẫn còn đầy
Người ngỡ đã đi xa
nhưng người vẫn quanh đây
Những bước chân mềm mại
đã đi vào đời người
Như từng viên đá cuôị
rớt vào lòng biển khơi

Khi cơn đau chưa dài
thì tình như chút nắng
Khi cơn đau lên đầy
thì tình đã mênh mông

Một người về đỉnh cao,
một người về vực sâu
Để cuộc tình chìm mau
như bóng chim cuối đèo

Tình ngỡ chết trong nhau
nhưng tình vẫn rộn ràng
Người ngỡ đã quên lâu
nhưng người vẫn bâng khuâng

Những ngón tay ngại ngùng
đã ru lại tình gần
Như ngoài khơi gió động
hết cuộc đời lênh đênh

Người ngỡ đã xa xưa
nhưng người bỗng lại về
Tình ngỡ sóng xa đưa
nhưng còn quá bao la
Ôi trái tim phiền muộn
đã vui lại một giờ
Như bờ xa nước cạn
đã chìm vào cơn mưa

Một lần nữa, TCS nói dùm tôi. Cái tâm tình của riêng tôi. Ngày tôi theo luật định. Tuân thủ luật. Tôi không trốn lính. Mà lòng thì….cứ như trong Tình nhớ !

Thú thật. Trịnh công Sơn, phải nói, nhạc của ông mới đúng, chiếm một chỗ quan trọng trong tôi.

Thưởng ngoạn nhạc ông, là một lẽ.

Chia cùng ông cái thân phận của con người, cái chịu đựng trong chiến tranh, là một phần khác,…

Từ thời còn là sinh viên. Ngay cả đến khi tôi phải vào lính. Vẫn vậy.


Thì đó. Tình ngỡ đã qua đi,
Khi lòng cố lạnh lùng,….

Ngỡ (rằng)…. nhưng,…
Ngỡ là………nhưng….


Tôi không rõ. Vì sao ông viết lên nỗi lòng này. Có thật một lúc nào, ông có với ông “khi lòng cố lạnh lùng.”
Cái gì làm ông phải cố như vậy ?

Riêng tôi, bài Tình nhớ, ông thay tôi, nói hết tâm tình tôi dành cho người tôi yêu. Nói hết những gì đang xãy ra trong cuộc tình tôi. Và tôi đã phải cố, cố gắng hết sức, để quên. Và tôi phải Ngỡ, ngỡ rằng cuộc tình đã qua đi….Với bao nhiêu là ngỡ (rằng,) ngỡ là,…kéo theo bao nhiêu là cái nhưng,…của thực tế.

Mà có được đâu! Lòng cố lạnh lùng…

Chẳng qua cũng vì chung với ông những ý nghĩ.

Chiến tranh. Tàn bạo. Tàn bạo nào bằng !

Con người vốn mong manh. Sao chịu nổi cái ác độc mà 
chiến tranh gieo rắc. Sao mà không…

“ Mẹ v tay reo mừng xác con.
Chị v tay hoan hô hòa bình.”
Người v tay cho thêm nhịp nhàng,
Người v tay cho đầy gian nan.”

Bao nhiêu là trái khuấy. Nó xảy ra. Cùng thời. Cùng lúc. Trên con người. Đổ ập lên. Làm sao chịu nổi !

Như,

Người chết hai lần, thịt da nát tan.

Nghe ra, thảm thiết. Chết hai lần trong chiến tranh ?

Phải nói lại để những em nhỏ Việt Nam sau chúng tôi biết. 

Chết trận mạc, chết vì pháo kích, ở đơn vị, ở trường học, ở trong nhà của mình, ở chợ, ở …bất cứ nơi đâu ;chết vì tai bay đạn lạc, vì mìn bẫy trên đường,…. Một lần.

Ai biết trên đường đến nghĩa trang người chết có tránh khỏi mìn bẫy đầy trên ruộng đồng, đầy trên đường đi. Đạn lạc tên bay nơi nào cũng có. Chiến trận lan tràn trên cả nước. Chỗ nào dành riêng cho trận mạc. Chỗ nào cho riêng pháo kích, mìn bẫy phá hoại.

Cái chết hai lần ! Dễ ợt. Xảy ra như cơm bữa !!!!

Liệu có thảm bằng, dù chỉ một lần,

Ru con của mẹ, da vàng,
Ru con, ru đạn nhuộm hồng vết thương.
Ru con, ru đã hai lần.
Ôi tấm thân này ngày xưa bé bỏng.
Mẹ mang đầy bụng , mẹ bồng trên tay.
Hò ơ, hơ ớ ơ hò,…

Liệu có bằng, chỉ một lần, một người của những người con gái trẻ. Đều giống nhau. Tóc rối bời, tấm thân rũ xuống, còng người, trang phục chỉnh tề của những người “con nhà, “ vẫn không phân biệt họ riêng ra, đủ xa, hầu tránh được cái vô phước không dấu được qua ánh mắt thất thần, chân bước mà hồn thì vô tri, hết biết.

 “Tôi có người yêu, chết trận hôm qua. Tôi có….( một dọc dài những kể lể,….hết những ai đó thân tình,… chết bụi, chết bờ, chết thật tình cờ, chết, người nào cách đó, chết thật lạnh lùng, mình không manh áo; chết rừng mịch mờ, nằm chết như mơ!!! Chết như mơ,!???)

Để,

Từ nay. Tôi quên hết tiếng người.”

Một nhạc sĩ khác. Nói về chiến tranh đó. Ông chỉ buông nhẹ ,

Đàn con nay lớn khôn, đem binh đao về xóm làng…

Những thảm cảnh của chiến tranh đó, người lính Tô thùy Yên cũng đã thấy.

Ông thấy qua những dòng nước mắt, bât giác tuôn rơi,

Những ý nghĩ,không sao đè nén nổi,

Nghĩ về một điều hệ trọng vô cùng của cuộc chiến tranh.

Của một người không biết rõ cuộc chiến tranh.

Nhưng nghĩ về một điều hệ trọng vô cùng.

Em không dám nghĩ !

Làm sao những ý nghĩ trào mãi, không đè nén được. Và sao, vậy mà không dám nghĩ !?

Cái kết cuộc. Cái kết cuộc chung thẩm người lính để lại cho người mình yêu:

Tôi có người yêu chết trận hôm qua,
….
Và rồi, dĩ nhiên,

Thừa đôi tay, dư bờ môi,
Từ nay, tôi quên hết… tiếng người.”

Nó đó. Nếu vẽ lại với nét rất riêng, có cầu chứng Trịnh công Sơn, nó là hình ảnh người thiếu nữ trong Bài tình ca của người mất trí.

Sao không mất trí cho được.

Sao mà không thừa. Thừa chứ. Thừa đôi tay, dư bờ môi.

Còn để làm gì. Mà không thừa.

Và còn cho ai ! Mà không dư !

Và tôi có còn cần nói tiếng người. Nói với ai !

Người Chinh phụ trong Chinh phụ ngâm khúc.

Vắng chàng. Điểm phấn tô hồng với ai.

Họ chỉ mới vắng nhau thôi.

Đằng này…..

Biết vậy sao ( phải) còn đi lính !

Lại là chuyện khác.

Về chuyện này.

Trịnh Cung nói: Tôi và Sơn là hai người bạn, khác nhau hai hoàn cảnh. Tôi là sĩ quan của quân lực Việt Nam Cộng Hoà. Tôi chấp nhận đi Thủ Đức bởi vì tôi không muốn sự bất hợp pháp. Tôi là một công dân tôi phải làm việc của người công dân, cho dù là chính quyền đó có thối nát, có gì đi nữa - tôi không chấp nhận sự bất hợp pháp cho nên tôi đi lính.

Tôi thi hành nghĩa vụ của mình. Còn Sơn thì khác, anh không chấp nhận chuyện đó, Sơn chỉ đi vì lý tưởng của mình.   (*)

Trịnh Cung, khi vẽ vời, khi bàn về nghệ thuật, đố ai tìm được những Con chữ, những Cụm từ, nét vẽ,… nằm im như thóc phơi:

Kiểu, không chấp nhận sự bất hợp pháp, tôi đi lính. Tôi thi hành nghĩa vụ của mình.

Hiền từ, của một công dân. Thì làm bổn phận công dân, thế thôi.

Cũng giống như người bạn nhỏ của tôi. Tưởng năng Tiến, vẫn hay xưng là  Phó thường dân Nam bộ, trong những bài viết. Còn không được là công dân.Trả lời câu hỏi của tôi, chú nói,

“ Mấy bà, bà má, bà dì em;  chạy hoãn dịch vì bệnh suyễn nặng của em.

Em thấy, sao sao…

Nhất là khi nhìn mấy tên bác sĩ Hội đồng Giám định. Cái cách họ nhìn mình,

Thằng nhỏ hết chịu được.

Tung hê. Bỏ luôn.

 Đi lính thì sao. Sau Mùa Hè Đỏ Lửa 1972.

Cái tung hê của Tưởng năng Tiến rất sẵn. Tung hê vì chỉ để sống “coi cho được.”

Cái hiền từ, người công dân tốt, Trịnh Cung cũng rất sẵn.
Nói về đời thường. Hiền mà còn dễ chịu.

Có ai là sĩ quan cán bộ ở Quân trường mà đối với những Sinh viên Sĩ quan khóa sinh cái kiểu mà “Quan Hai,” Trung úy Phụ tá Trưởng Phòng Tâm lý chiến Trường Bộ binh Thủ Đức. Tr.Úy Liểu ( Trịnh Cung) đã đối đãi với các khóa sinh Lê đình Điểu, Trần ngọc Tự,…, luôn cả thằng tôi nửa. 

Những khóa sinh trong ban Phát thanh & Báo chí Trường Bộ Binh Thủ đức. Dưới quyền “xài xể” của quan. Quan để tụi tui muốn làm gì thì làm. Mà còn dùng hết khả năng có thể, dùng hết quyền hành. Để tụi tui thoải mái. Trong khi các khóa sinh khác, chỉ nhìn thấy một khóa sinh đàn anh của mình là đã chào kính mệt nghĩ. Là đã chịu phạt mệt chết luôn.
Đằng này. Đi phát thanh ở Đài Phát thanh Quân đội. Là một dịp “Đi phép” của anh em tụi tui.

Xếp Liễu coi như hổng hề có. Thâu thanh xong. Anh em muốn đi đâu cứ đi.

Hẹn giờ về. Cái giờ về đã được xếp đồng ý kéo ra hết mức của xếp.

Đi thì đã kéo ra rồi, đi sớm. Đến đài phát thanh Quân đội. Vào phòng thu thanh, ông Trần Trịnh còn ngả mình ngủ trưa bên cây Grand piano cơm gạo của ngài. Trịnh Cung phải lay ông dậy.

Nguyễn đức Quang, nhận lời xếp Liễu, tăng cường đám tụi tôi ( thì ít.) Để gặp nhau bù khú thì nhiều. Vẫn chưa đến. Quang lúc đó đã là Quan Một, thiếu úy.

Những buổi có Hà Thanh phụ vào với chúng tôi, thường lắm. Bà chị muốn đóng góp lấy điểm giúp đứa em trai đi khóa sau chúng tôi. Những buổi thu thanh có Hà Thanh, dĩ nhiên phải chờ. Lúc đó Ban phát thanh mới có giờ để xếp Điểu rà lại anh em. Cũng là lúc xếp Liễu có thể biết ra cũng có khi “ mấy ông này cũng ẩu tả dữ.” Biết thì trễ rồi. Cũng thôi.  Như … Ừ thôi em về. Chiều mưa giông tới. Bây giờ em đi. Hai bàn chân mỏi, bây giờ em đi…( Thơ Trịnh Cung.)

“Ừ…. thôi,…” Nghe ra đầy tràn những  “chịu vậy”….Còn biết làm cái ( khỉ khô ) gì nửa.

Là ” cũng đành…”

Tánh dễ dãi của Trịnh Cung đó.

Lối nói của Trịnh Cung. Là bạn của Trịnh Cung, sẽ nghe hoài…

Ừ …thôi !

Cũng đành !

Nhắc lại  chuyện chúng tôi.

Giờ về. Tập trung tại chỗ xe đưa đón. Sẽ về cùng nhau.
Vậy mà tôi còn chưa chịu. Tôi năn nỉ Tr. Úy cho tôi đón xe ở ngã ba xa lộ, lúc xe rẻ vào Quân trường, trên đường về. Hẹn giờ nào Tr. Úy sẽ đến đó. Tôi có mặt và trình diện Tr. Úy.
Nghe tôi một điều Trung úy, hai điều trung úy. Trịnh Cung cười cười. Bỏ cái trung úy đó đi ông ơi.

Chẳng là tôi chưa quen với anh. Lúc đó.

Khi xe anh và các bạn cùng khóa tôi trên đó rẻ từ Xa lộ Sài gòn Biên Hòa để vào Tăng nhơn phú về trường. Tôi đã chờ sẵn. Bước lên xe. Nghe Trịnh Cung hỏi: Ông ở đâu ra vậy?
Tôi ớ người ra. Lúng túng. Không rõ ý của xếp lớn ra sao. Ở đâu ra là ý gì ! Chắc thấy tôi ngớ ra, anh vội nói. Sao đi đâu lên đây. Ở Sài gòn không vui hơn sao ?

Tôi nghĩ trong đầu. Sao mà vui hơn ở đây cho được. Nhưng không tiện nói để mọi người trên xe biết cái bí mật của tôi. Tôi cười không trả lời anh.

Tôi dấu anh và các bạn mới quen. Không cho họ biết tôi từ nhà của người tôi yêu. Cái người tôi ngở tôi có thể quên được trong Tình nhớ. Nhà của người mà tôi gọi là “Nhà tôi,” sau này. Nhà nàng trong Cư xá Kiến Thiết Thủ Đức.

Mỗi tuần, dù là đi quân trường, với xếp Liểu Trịnh Cung, tôi vẫn có dịp gặp người yêu mà không hề bị cái cảnh Sinh viên Sĩ quan khóa sinh đàn anh bắt gặp. Một lần, một trong những bạn cùng khóa tôi bị bắt gặp đang lén lút ngồi đọc thư tình người yêu anh gửi. Anh đã phải theo lệnh đàn anh. Đội cái thư như tờ sớ trên đầu. Chạy vòng quanh sân. Mồm liếng thoắng la to hết cở: Tôi nhớ người yêu quá…Tôi nhớ….

Quen anh. Sau 1975, trong thơ viết gởi tôi, lúc tôi ở Mỷ, Trịnh Cung viết :

“ Thím mới ghé. Đưa cái quần Jean ông để lại….”

Trịnh Cung, Anh gọi nhà tôi là Thím ấy.

Anh cho biết Bờm vừa được nhận vào trường nhạc. Doanh dạy kèm nhạc chỗ này, chỗ kia. Nê đau, ốm,…Và “ tôi vẫn như ông đã biết….”

Cái tôi đã biết. Tình cảnh sống, kém cỏi, chật vật, đã hẵn rồi.
Tính tình. Tôi quen Trịnh Cung. Và làm bạn với cái người hiền lành. Nên tôi biết tính anh hiền lành.

Hiền lành,  nên “ Tôi và Sơn,hai người bạn khác nhau,…
“chúng tôi vẫn chơi với nhau trong tình người.”(*)

Hiền lành, không lên án, không kết tội. Tôn trọng tự do chọn lựa của bạn. Chẳng những vậy. Còn trần tình thay cho bạn,
có lẽ các bạn không biết chuyện gì đã xảy ra cho Sơn. Sơn phải trốn ra Huế sau khi được đánh tiếng là sẽ bị thủ tiêu bởi vì tính chất hai mặt của Sơn trong âm nhạc và tính chất hai mặt của Sơn trong cuộc đời. Bởi vì Sơn là bạn của những nhân vật cao cấp của chính quyền Sài Gòn. Sơn đã từng viết Cho Một Người Nằm Xuống về cái chết của Lưu Kim Cương.(*)

Sau đó Sơn phải về Huế để tìm một nơi nương tựa bởi vì ở đó Sơn có nhiều anh em. Anh hy vọng là họ sẽ giúp đỡ mình; (*)

nhưng, tránh v dưa gặp v dừa, ở đây Sơn còn bị nặng hơn nữa là bị tố cáo tại các trường học, các biểu ngữ giăng lên. Sơn phải lên đài truyền hình Huế nhận lỗi của mình - mà người ta gọi là bài thu hoạch. Sơn rất khéo léo trong bài nhận lỗi đó.

Chính Sơn kể cho tôi nghe - Hoàng Phủ Ngọc Tường không đồng
ý bài đó, nói phải viết lại vì chưa thành thật. Bạn thấy chưa?(*)

Hết trần tình, lại thương, lại than cho bạn.

Thương TCS, Trịnh Cung tiếc không làm gì được với cái bệnh nghiện rượu của bạn.

Nghĩ về bạn. Anh cảm cái cô đơn bạn anh, TCS, ôm lấy vào mình.

Nói về thời khoảng đó, Trịnh Cung nhớ,

Tôi cho đó là một thời điểm lịch sử - thật sự bùng nổ về văn
nghệ của giới trẻ trong đó có chúng tôi - hội họa sĩ trẻ Việt Nam.

Chính thời đại đã sản sinh ra những hiện tượng như vậy và TCS và Khánh Ly đã là những khuôn mặt nổi bật trong giới trẻ bấy giờ.(*)

Tôi đồng ý với anh. Thời điểm của đất nước lúc đó, một thời điểm lịch sử. Thời điểm này thật sự có sự bùng nổ của giới trẻ. Nhưng không chỉ có bùng nổ về văn nghệ. Mặc dầu kể ra thêm một bùng nổ khác cũng ở Quán Văn. Thì cũng lại thuộc về… văn nghệ.

Mình sẽ nhớ ra. Trước TCS –Khánh Ly.

Trước khi cặp đôi này hát,  đã có cặp Từ Dung & Từ công Phụng.  Đã có Nguyễn đức Quang, Hoàng kim Châu,và ..( một vị nửa ,) với cái gốc là những người Hướng đạo  (Lâm Viên Đà lạt.?) Họ đã hát nhạc của họ ở đó. Cũng Quán Văn. Nhạc Khai phá, nhạc Cộng đồng.

Dạo đó Ban Trầm Ca.
(Hoàng xuân Sơn, Quán Văn & TCS, Hồi ký, sắp(?) in.)

Để rồi không lâu. Phong trào Nhạc Du ca lan ra trên cả nước.

Một bùng nổ về kết nối các sinh hoạt thanh thiếu niên, bùng nổ về các tổ chức Xã hội dân sự. Những cơ cấu, tổ chức rất cần cho đất nước hồi sinh sau chiến tranh.

Với cơ man nào Trại Công tác, Trại hè Sinh viên Học sinh, Trại cứu trợ, Trại xây dựng, xã hội, Trại Phát triễn Sinh hoạt Học đường,…

Ở các trại đó tuổi trẻ Việt Nam hát nhạc Cộng đồng, nhạc Khai phá của Nguyễn đức Quang. Làm sinh động thêm sinh hoạt vốn rất quý của đời sống trại

Giữa rừng già, giữa công trường, giữa những công cuộc cứu trợ, giữa những tập hợp xây nhà, đào giếng, dựng trường,…cho đồng bào. Tiếng hát “Cho Đồng bào tôi,” cất lên khắp nước.

Cho đồng bào tôi ở khắp bốn phương trời,…
Đang sống mòn hơi….

Tiếng hát,

Từ ruộng đồng hoang vu hôm nay,
Ta cùng hát với nhau lời này….

Tiếng hát,

Không phải là lúc ta ngồi mà đặt vấn đề nửa rồi,
Phải dùng bàn tay….mà làm cho tươi mới….

Là tiếng hát,

Từ Nam quan, Cà mau
Từ non cao rừng sâu,
Gặp nhau do non nước xây cầu.
Người thanh niên Việt Nam,
Quay về với xóm làng.
Tiếng reo vui dậy trong lòng…..

Cùng đi lay Trường sơn, cùng đi xoay Hoành sơn.
Cùng đi biến đồng hoang ra lúa thơm.
Người thanh niên Việt Nam,
Quay về với xóm làng.
Ta đắp bồi cho Mẹ Cha.

Lớp người trẻ của chúng ta. Có anh, có tôi. Nhiều người. Có Đoàn thanh Liêm, Phật giáo Phụng sự Xã hội. Có Phạm văn Rạng, Cao Đài Tây Ninh. Có Ngô mạnh Thu, Gia đình Phật tử. Có Hoàng cơ Trường, Đoàn văn nghệ Thanh niên Sinh viên Sài gòn. Có Đoàn viết Hoạt có Nguyễn thị Thức,…Bao nhiêu là Trưởng Hướng Đạo. Bao nhiêu Trưởng các đoàn Thanh niên Công giáo, Gia đình Phật tử,…Bao nhiêu người của VoViNam, Việt võ Đạo. Có Trần văn Bá, Tổng hội sinh viên Việt Nam ở Paris, Pháp…

Trong và ngoài nước. Chúng ta kêu réo, mời gọi nhau chung một bàn tay. Xây đắp đất nước….

Với tiếng hát làm những kỳ trại trở nên sinh động, có hồn, gắn bó tuổi trẻ Việt Nam trong đường hướng tốt đẹp. Chung xây…

Ngược lại. Chỉ có những hoạt động loại này, là của những trại công tác, mới nâng lên cao hơn cái ảnh hưởng của bài ca. Chính lúc hát những bài ca này, trong niềm tin yêu tuổi trẻ chúng ta dành cho đất nước, cho đồng bào, cho ruộng đồng Việt Nam,…chúng ta đã cùng nhau nâng và thăng hoa một lối hát. Phong trào Du ca.

Đỉnh cao. Bài “Việt Nam Quê hương ngạo nghể.”

Bất cứ một cuộc tập hợp nào của người Việt Nam chúng ta. 

Có nó. Sẽ rất khác với không có nó.

Ngoài nước hay trong nước. Cũng vậy.

Nhưng. Cũng bài ấy. Rồi cũng anh em chúng ta, những người tung hết lòng hết dạ qua tiếng hát và ước mơ ngày đó. Bây giờ hát lại hả hê như trước không ! Ngay cả tác giả, bố đẻ, cha đẻ của bài hát, Nguyễn đức Quang ôm đàn trên sân khấu có làm nổi những bừng cháy trong hồi tưởng chúng ta !

Một thời. Một lớp người. Một lối sống.

( Nên đừng tưởng chỉ hát nhạc Du ca là đủ thành “Du ca.” Cái hồn Du ca cần có lớp da góp sức,, có lớp da công tác, cứu trợ, đắp xây,…và tình đất nước, xóm làng,…)

Chính thời đại đã sản sinh ra những hiện tượng như vậy và TCS và Khánh Ly đã là những khuôn mặt nổi bật trong giới trẻ bấy giờ.

Tôi vì nhớ lại,

Muốn thêm,

Về hiện tượng, sinh hoạt tuổi trẻ Việt miên Nam thời ấy. Nên được thêm vào.

Và muốn thêm, những khuôn mặt nổi bật trong giới trẻ bấy giờ. Không chi TCS&KL. Còn có Nguyễn đức Quang,…Còn có rất nhiều người trong cái dòng sinh hoạt tuổi trẻ Việt Nam Miền Nam lúc đó. Họ rất đông…

Mà nó là thời khắc nào ?

Cái lúc Ông Kỳ, Ông Thiệu.

Bắt đầu, với ông Kỳ.

Không phải lúc đó TCS & K.Ly rời Đà lạt đến Sài gòn và Quán Văn ?

Không phải lúc đó là lúc TCS được biết đến. Được hâm mộ, được đãi ngộ. Và tiếng tăm phát triển tột bực ?

Không phải lúc đó thì còn là lúc nào nửa.?

Bởi vì. Không ở vào lúc này. Tài nghệ của Trịnh có là bao đi nửa. Cũng rơi vào thui chột của cấm đoán, của ngăn chặn, cản trở.

Chính trong cái giai đoạn những người cầm quyền đất nước chịu nhiều sự dè biểu, sự chê trách nhất. Là lúc nhạc Trịnh được biết đến. Nhận được sự c3m mến của đám đông.
Trong đám đông có bà Tuyết Mai, có Lưu kim Cương,…có thể, cả ông Kỳ.

Những người miền Nam có cái lạ. Thích cái gì. Thích ra mặt.
Nghe mấy em gánh nước ca vọng cổ lúc chờ nước phong tên. Thử nghe họ đi. Họ ca mùi tận mạng. Mà lở không mùi. Bất chấp…Thích thì hát.

Nghe kép Huỳnh Thái của đoàn Cải lương Kim Chung, một đoàn Cải lương (kỳ cục) Bắc kỳ. Nghe ông này bằng cái giọng bắc kỳ. Xuống Xề. Nói thiệt, nào phải thua xa Út Trà Ôn thôi đâu. Nó kỳ cục chớ. Nghe sao cho “dô !” (vô) Ở miền Nam, hay được ở miền Nam, ổng đâm lỳ. Thích thì hát !

Những người có quyền. Họ còn sợ ai.

Thích nhạc Trịnh. Thì tui thích đó.

Thích họ Trịnh, tui gặp gở. (Nghe trốn lính. Thây kệ.)

Nghe có khó khăn, tiện tay tui giúp…(Tánh tui vậy đó.)

Nên không cản ngăn, không cấm đoán.

Mà,  đãi ngộ, tri kỹ, hiểu nhau, thương cảm như bạn bè,…

Tình của Lưu kim Cương, Đại tá Tư lệnh Sư Đoàn V Không Quân (Tân sơn nhất.) với Sơn.

Đổi lại. Khi “ bằng hữu “ Lưu kim Cương, người đãi ngộ Sơn hơn Mạnh thường Quân tiếp khách, mất đi.

Ông chết vì súng đạn của bên mà cả đời ông ấy chống. Đạn Việt Cộng. Trịnh công Sơn, theo lẽ thường tình. Mà người miền Nam nào cũng vậy, cũng như Sơn, thấy là dịp để mình đáp ứng cái thâm tình tri ngộ. Bài hát “ Cho một người nằm xuống.”  TCS viết, khóc bạn ân tình.” Lại là bằng chứng buộc tội Sơn. Khi khác. Người cầm quyền khác. Nơi khác. Sau này.

Bởi vậy Sơn cô đơn ?

Trịnh công Sơn mà còn cô đơn !

Tôi ngờ lắm, sợ không phải vậy đâu.

Nhìn số người Sài gòn đưa anh nhân đám tang anh. Đông lắm.

Nếu cho con số đó chỉ bằng nửa số người ái mộ anh. Thì con số còn lớn cở nào.

Với bao nhiêu đó người ái mộ.

ANH CÓ BIẾT CHỚ. Phải không?

Làm sao với số người ái mộ lớn lao vậy mà anh không biết. Để anh cô đơn.

Chỉ có thể anh biết. Càng biết anh càng cô đơn.

Giỡn chơi ! Nói gì lạ ?

Thì bất quá coi như “ tín đồ, “ dưới chân….( thần tượng. Chúa (?) cũng có khi. Dám lắm, như cái đám The Beattle !) 

Hơi đâu mà tính.

Cái kiểu cô bé người Việt của lớp người sau chúng tôi (của đất nước anh hùng, dáng đứng Bến tre,) một hôm nghe anh Đại hàn nào đó hát. Dĩ nhiên là tiếng Hàn quốc (có Kim chi.) Cổ nghe ra sao mà cuống cuồng chạy lên cái ghế trống thằng nhóc ca sĩ vừa đứng dậy. Cổ úp cái mặt Việt nam anh hùng của quê hương bà Định,( Nguyễn thị Định,) của bộ đội ông Cống ( Đồng văn Cống.) Cổ hôn lên cái ghế mà phước đức ông bà, nó được phước, làm chổ cho thằng nhỏ đặt đít lên.

Cuồng mộ. Những cuồng FAN, lũ điên. Ai mà thèm tính.

Có lý…Có thể lắm.

Có trường hợp nào khác. Có ái mộ nào khác nữa không ?
Ráng thì cũng kiếm ra.  Họ là những người ái mộ mà không nói ra.

Làm gì có. Khen người mình thích sao không nói ?

Có đó. Là những người tuy thích nghe nhạc Trịnh nhưng họ có cái quán tính của họ. Họ không phải cứ nghĩ gì là đều nói ra lời. Với họ cái họ thích với cái họ không thích có khi quyện trộn vào nhau. Dể gây tranh cải, mỗi khi đụng tới. Nhiều lắm những người vẫn hay nghe nhạc Trịnh mà không dấy gì đến những controversies, những tranh cải.

TCS hơn ai hết, anh biết ai thích anh.

Có điều là anh có tính họ như những người hiểu mình hay không.

Vậy sao. Vậy là cũng trớt quớt. TCS vẫn cô đơn. Thành thử….

Mấy tay này. Cũng không được tính.

Vậy còn những người khen TCS nức nở.

Nhiều lắm. Bao nhiêu người khen về những điều khác nhau. Toàn những điều độc đáo. Chỉ có người khen phát giác ra. Cứ đếm bài in ra. Bài nói chuyện,…biết ngay nhóm người này đông hay không. Đọc bài của họ. Biết được tầm cỡ. Những tai to mặt lớn trong làng..ăn nói.

Họ đông hết biết . Đinh Cường này, Bửu Chỉ này,…ối thôi công đâu mà kể cho hết !

Nhưng những người này cũng không được kể. Phải không ?

Thì như đã thấy. 

Cũng lạ. Vậy thì còn lại một số người.

Những người này mà TCS chọn để với họ anh không cô đơn. Thì mới thiệt là lạ.

Là ai. 

Thì những thằng cha chửi bới TCS. Hở ra là chửi…

Bậy nào. Ông nói tác giả Bài tình ca cho người mất trí điên hay sao ?

Chuyện cô đơn của TCS xem ra phức tạp. Có sống thời chúng tôi. May ra hiểu được đôi phần.

Tôi xin thử gở lần những uẩn khúc.

Lối sống nào TCS cùng những người như chúng tôi sống.

Để thành một lớp người.

Lớp người độ tuổi chúng tôi, trong miền Nam.

Chỉ miền Nam. Vì chúng tôi, kể cả TCS, chỉ sống và biết việc trong miền Nam.

Lứa tuổi, con của những người cha có hay không có, dính líu cuộc chiến chống Pháp.

(Bố tôi chống Pháp, tù chánh trị, Pháp trao trả cho Việt Minh. Sau đình chiến Genève, 54. Sống ở miền Nam, chủ đồn điền;

Bố Phan nhật Nam, theo VM, ở Bắc,…Cán bộ CS.

Gia đình Trịnh Công Sơn, Ba anh là, thầu khoán, giống gia đình TNT,…

Ba của Phan ni Tấn, tay săn nổi tiếng ở Ban mê thuột, từng săn với vua Bảo Đại,…

Bố của Nguyễn xuân Nghĩa, kỹ sư Công chánh,…

Ba của Trần văn Bá, chính trị gia miền Nam…)

Tôi nhấn mạnh thời điểm Chiến tranh chống Pháp, có chút tình ý.

Xin nhớ cho.
Sau hiệp định Genève 1954, trên trường chánh trị Quốc tế, có hai Quốc gia Việt Nam.

Một Việt Nam Cộng Hòa ( Miền Nam.)

Một Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa ( miền Bắc.)

Chiến tranh Việt Pháp chấm dứt, kéo theo một tình hình chánh trị khá phức tạp cho những người Việt Nam.

Chúng ta có phe Miền Bắc với những người Cộng sản. (Có điều họ không muốn bị nhìn như vậy. Ngay lúc đó.) Và những người của họ, nếu đúng là (của họ,) những người đó phải về sống ở miền Bắc.

Miền Nam theo chế độ Dân chủ, Tự do. Thân với Tây phương.

Bước ra khỏi cái “mù trời khói lửa, chập chùng những kết án, những lừa lọc. Những giả trá khôn lõi và thơ ngây,…giữa khôn và ngu dại. Giữa bên “thắng cuộc”  và bên chẳng thể nào thắng cuộc (mà gọi là bên thua cuộc thì tội người ta. Bởi họ có tranh đâu ? Tự vệ còn không xong. Tranh thắng thua gì !)

Bước ra khỏi hẳn những ngày còn chìm mình trong hai bên Nam Bắc. Những ngày còn cứ bắt người ta phải là Ngụy quân, phải là lính đánh thuê,…mới vừa lòng “Bậu.”

Bước ra. Lùi lại thêm ít nửa. Cho có cái nhìn thoáng rộng, rộng đủ.

Trong những ngày này. Nhìn lại…

Nhìn lại từ chổ, để biết mình là ai.

Trịnh công Sơn, Trịnh Cung,…,Phan nhật Nam, Phan ni Tấn, Trần văn Bá, Tưởng năng Tiến,….Cho cả những Võ Hoàng, Trung Hậu, Khánh Bùi, Phi Anh ,Nguyễn  Anh Minh,Trần thừa Định, Vũ quang Trân,…những tuổi nhỏ trong sinh hoạt “ Nhân Văn.” Chúng tôi có số tuổi, vào lúc TCS nổi đình nổi đám, tạm coi là đã lớn khôn.

Lớp người của chúng tôi. Có gì đáng nói .

Chúng tôi may mắn hưởng được một nền giáo dục đáng phải nói tới. Phải được chú ý. Nền giáo dục của miền Nam.

Sao lại Nam Bắc ? Đã bảo không chìm mình trong Nam Bắc phân tranh !

Xin thưa. Không có ý gì so sánh. Tuyệt đối không có so sánh.

Tôi thề. Không nhắc tới giáo dục miền Bắc. Ở đây. Xin yên tâm.

Chỉ xin trình bày. Cái gì làm nên lớp người chúng tôi. Ở miền Nam.

Có phải chúng tôi, những Trịnh công Sơn, Trịnh Cung,…Phan nhật Nam , Nguyễn xuân Nghĩa,…là sản phẩm kết tinh từ nền giáo dục đó. Phải gọi nó là gì. Tránh cái chữ miền Nam. Được không !

Thôi thì để tránh những điều “ nhạy cảm,” xin gọi tránh ra là nền giáo dục có trách nhiệm. Cái trách nhiệm của những người có trách nhiệm lo cho tiền đồ tổ quốc.

Họ, không phải chỉ là những người cầm quyền. Có rất nhiều vị không có quyền để cầm, nhưng vì trách nhiệm với đất nước với giống nòi. Họ đóng góp công sức trong giáo dục.
Họ biên soạn những gì họ biết với trách nhiệm. Họ lọc lựa những tinh hoa, giới thiệu cho chúng tôi. Cụ ông, học giả Nguyễn hiến Lê, ông tỏ ý hổng ưa gì chế độ, nhưng đóng góp của ông, thì vẫn đóng góp. Mà đóng góp nhiều, thật nhiều nửa là. Chế độ cũng thấy chẳng hẹp hòi gì mà không nhận.

Cái chế độ mà cụ Lê khó tính của chúng tôi tỏ ra hổng ưa là Chế độ miền Nam. Tôi không cố ý cổ võ cho một người chống chế độ miền Bắc, nay là chế độ của cả nước

Tôi không biết hiện nay có người nào chống chế độ . Có không ?

Nếu có . Không phải tôi mượn cụ Lê để đề cập đến những chống đối chế độ hiện nay .

Mà tôi ngay tình thưa rằng. Cái chế độ nhận những đóng góp của cái người khinh khỉnh, chả coi mình ra gì, còn nhận với thái độ biết ơn .Là chế độ miền Nam.

Không thể để hiểu lầm là chế độ miền Bắc.

Bởi trong khi nhà cầm quyền miền Nam trân trọng với những đóng góp của cụ Lê. Họ hết mời cụ làm Chủ khảo, cuộc thi này; Chủ tịch, hội nghị kia. Cụ đều từ chối.

Miền Bắc. Không thế.

Khi nước nhà hoàn toàn”giải phóng.” Cụ Lê vẫn cứ tiếp tục các cuộc nghiên cứu, tìm tòi của cụ. Ai chả biết. Cụ mà không làm việc. Sao cụ chịu nổi. Tính cụ.

Vậy. Vậy sao ?...Có thấy phát kiến mới nào của cụ đâu ?
Chắ..ắc …là có. Mình không biết đấy thôi….

Cái nền học vấn đó. Mà cái tính chất có Trách nhiệm chỉ là một thí dụ .

Trong đời sống hằng ngày. Bản thân tôi, tôi nghĩ, các người khác, có lẻ không khác tôi mấy.

Ngoài những cái học ở trường. Cho thi cử. Cho tri thức,…Cho cái gì bạn muốn học. Đúng hơn, bố mẹ bạn muốn bạn thành cái…con khỉ gì.

Còn có tìm đọc những gì bạn thích .

Tôi.

Hết cụ ông Hồ biểu Chánh, “Ngọn cỏ gió đùa,” dịch từ Les Miserables. (Phỏng dịch mới đúng.) Cụ ông,( Nội tổ,( ông Nội) của Tướng Hãi quân VNCH Hồ văn Kỳ Thoại, một người xuýt xoát tuổi của lớp chúng tôi, người có can dự vào trận chiến bão vệ Hoàng Sa trước 75 của Việt Nam Cộng Hòa, chống xâm lăng Tàu.) làm mình thấy như chuyện của người mình. Xãy ra ở nước mình. Hay, hấp dẩn…Đọc mê tơi. Dạo ấy làm gì có sách Pháp đến được tay mình.
“ Tâm hồn cao thượng “ Hà mai Anh. “Trong gia đình,” “ Vô gia đình” ..v/v..những sách dịch. Giáo dục, gia đình.
“ Đem tâm tình viết Lịch sữ,” Nguyễn mạnh Côn, Chính trị. Của mở đầu Bắc Nam.

Cũng đọc Doãn quốc sỹ, đọc Thạch Lam, Thế lữ….

Để…cảm được….Ta sống mãi trong ngàn thương nổi nhớ. 

Thuở tung hoành hống hách một thờ xưa!...

Văn học gốc Bắc, tinh tế, nhẹ nhàng.

Rồi, Sơn Nam.

Văn minh miệt vườn. Văn học thời Mở cõi,…

Rồi, Ngàn cánh hạc, từ Nhật. Uyên ương gảy cánh. Lã sanh môn..

Giờ thứ 25, Mặt trận miền Tây vẫn yên tỉnh,…những danh tác……những thí dụ để thấy ra một vài sinh hoạt. Không là bản kê khai. Cũng không là đã đủ.

Nền học vấn đó đủ để hun đúc nên những con người độc lập. Những người có hiểu biết để tự chọn con đường của riêng mình. Mình chọn lựa, mình làm những quyết định của mình .

Như Tưởng năng Tiến.Chuyện anh đi lính. Anh biết rằng anh chịu khó, sẽ qua truông. Nhưng anh cũng biết. Cách sống đó không có anh. Và anh vào lính như một chọn lựa của tự thân anh. Anh bao giờ cũng muốn sống sao coi cho được.

Như Phan ni Tấn. Nổi tiếng với “Bài ca học trò.” Chỉ qua lời ca thôi. Chưa cần đến dòng nhạc với tiết điệu cao thấp, dài ngắn, nhấn mạnh, buông lơi. Cốt làm cho ra cái uất ức, cái tức tưởi của một người học trò. Không làm sao mà học cho vô khi,…

“Anh con vừa mất”

Mất mạng trong chiến tranh. Một true story, nếu diễn tả theo lối Mỹ. Anh ruột của PNT mất, chết đi, như một người lính chiến. Trong chiến tranh.

Kính thưa thầy Đây bài chính tả của con. Bài chính tả con viết về nước Mỷ.
Con viết hai lần sai chữ Liberty.
Con viết hai lần sai chữ Comunist !
Con viết hai lần sai chữ the Capital !

Làm sao được ! Làm sao được !
Khi anh con vừa mất !

Còn nữa, khi biết về Ba của anh.

Thân phụ của PNT, như đã thưa qua bên trên. Ông một người săn thú rừng nổi tiếng, chẳng phải chỉ ở Ban mê thuột. Mà vang danh khắp chốn . Đến vua Bảo Đại còn biết tiếng. Vời ông đến để đi săn cùng đấng Hoàng thượng (vua.)

Tay súng. Ông thân sinh ra PNT còn cả tay đàn. Ông đi đâu cũng có cây đàn violon. Với ông, đàn này ông “đờn,” như đờn cò. Vì nhạc mà ông để cả đời ông vào đấy. Là Cổ nhạc . Cổ nhạc Việt Nam.

Thành ra “người nhạc sĩ” PNT mà chúng ta tưởng vang danh thiên hạ là nhờ vào TÀI của chàng. Xin phải hỏi lại.

Bao nhiêu phần trăm ? bao nhiêu cho cái gene của “ông già!” Còn lại chút nào cho tài năng thằng nhỏ ?

Còn phần này của ông cụ. Tôi vái trời cho bạn tôi đừng lọt vô cái gene này.

Chẳng là cụ thân sinh của bạn tôi. Một ngày cụ ngộ ra. Cụ cất súng. Cụ bỏ đàn.

Cụ lo kinh kệ. Cụ tu.

Với cái gene này. Tôi nghĩ, Phan ni Tấn lấy gì mà viết nên “Phải lòng cô gái….Tứ phương”(?) Tôi nhớ có gì sai không đây ? Liệu những hủ tương sau nhà có yên không?

Không phải tứ phương.
Mà chỉ là Phải lòng cô gái Bến Tre.

Tôi đoán bà chị dân Bến tre. Cô nào, (anh hay đi lắm, đi nhiều thì cũng có khi gặp nhiều, ) gặp ở đâu , cũng nói là dân Bến tre. Cho nó yên. Còn nếu không vậy thì bán cái cho ông anh Luân Hoán, hiền như ma… Soeur. Tui chỉ phổ thơ ổng. 

Cô nào, ở đâu, có gì không, hỏi bà Luân Hoán.

Cái nghiệp âm nhạc. Còn nghiệp tu đâu ?

Nhưng cái chuyện đi lính. Tôi không biết vì lý do gì. Anh rõ ràng là nạn nhân của chiến tranh. Chiến tranh đã cướp mất một người anh của anh. Nó còn nhắc đến cái chết chóc phảicó nửa. Luôn luôn đi kèm theo. Sãn phẩm phụ của chiến tranh, chết người.

Hổng sợ chết sao quan ?

Cầm súng lính, súng khác, mà cũng hổng giống cầm súng săn như ông già . Không vui.

PNT mà tôi biết, qua nhiều điều anh tỏ lộ cùng những người ái mộ thơ, nhạc của anh.

Mà thơ, nhạc của anh. Vô số kể.

Anh con người có trách nhiệm. Có bổn phận. Chọn lựa của anh. Đố ai ảnh hưởng vô cho được. Kể cả biết anh kế thừa vô số điều ba anh có. Kể cả căn tu.

Lớp người thời chúng tôi, còn là những đứa con trong gia đình. Với nền nếp.

Nói chuyện kế thừa. Là nói tới gia đình.

Gia đình làm hại ai không biết. Chứ nói đến gia đình và những gì nó hại tới Tui, kiểu Tưỡng năng Tiến nói, Tui hết biết.

Sao vậy ?

Anh coi. Mình vầy…Ở nhà coi mình như đứa con nít.

Con nít. Vậy phải ra người lớn chớ gì ? có gì hại ?

Chết bà tui chớ không hại. TNT người Bắc, nói giọng bắc. 

Nhưng nghe ra như người Nam nói chiện vậy thôi.
Tui có ông Dượng. Là chồng bà Dì tui. Ổng con đàn con đống. Thằng Alan Phan, (một doanh nhân thành công rất được các anh em trẻ trong nước muốn được nghe ông và theo gót.) con ổng . Còn thằng Lập cháu tui anh có gặp rồi, cũng con ổng đó.( Lập luật sư, không phải Nguyễn đức Lập, nhà văn, luật sư.) Vậy mà ổng hổng lo mấy đứa đó.

Cứ tui ổng lo. Chịu hết nổi luôn.

Có người lo. Còn than.

LO vầy, chịu được hông ! Tui đi thi Tú tài, Một, hai gì đó.
Lối nói cầu chứng của TNT.

Tú tài I khác II lắm chứ. Rớt Tú tài anh đi Trung sĩ là Tú tài I. Còn rớt Tú tài II, anh được vào đẳng cấp thượng lưu trí thức. Đi lính sẽ là sĩ quan. Với TNT mấy cái tiểu tiết, không đáng kể. Tú tài I, hay II có gì…

Cái đáng kể là. Ông đòi đưa tui đi thi. Cãn không được. Phải để ổng đưa đi.

Thi xong. Tui đi ra. Yên trí sẽ thoát khỏi ổng vì tui làm bài lẹ cái rụp. Ra sớm lắm.

Bước ra. Thấy ổng. Chết bà chưa. Ổng sẽ nói mình làm bài hổng được cho coi. Chỉ có vậy mới ra sớm.

Quả nhiên !!!

Cái cảnh đó. Thằng tui “ Muốn đội quần !!! Còn người này trông vô, người kia trông vào…

Mình tức là ổng hổng rảnh đâu à nha. Anh nghĩ, ổng quê anh đó. Quảng trị, mà trong tay bao nhiêu tiền. Tiền nhiều lắm. Ổng làm sao rãnh. Quảng trị mà.

Vụ này tui với thằng cháu Lập của tui biết và biết cách xài 
lắm. Thằng Lập nó nói. Ổng cưng ông. Ông quơ một nắm đi. Ổng hổng làm gì ông đâu. Tui quơ là chết với ổng.

Cái tật làm nên cái tánh. Người này trông vô người kia trông vào. Phải ở sao coi cho được.

Trốn lính. Coi hổng được đâu. Mình chưa trốn. Mà để mấy cái thằng cha bác sĩ coi rẽ cũng hổng có tui.( Trade Mark) TM TNT.

Đi lính để không ai coi thường. Có chút nào bỗn phận, có cái đúng phải theo. Không có nó, sống sao ra con người. Đi lính. Một chọn lựa của Tiến. Mặc dù có thể tránh. Và hợp pháp.
Tui sống ra sao, kệ cha tui. Tiến hay nói như một người hổng thèm để ý tới ai. Nhưng không phải vậy. Cái xã hội xung quanh. Tiến giử gìn. Nó là phần đời của chàng ngự lâm pháo thủ. Chú em tôi.

Nói về Nguyễn xuân Nghĩa. Một trong những” thằng” của lớp người chúng tôi với những cái chọn lựa trái cựa trông thấy. Mà đều là chàng chọn cho chàng.

Nói về cái chơi trước.

Tôi, tôi thú thiệt, ít khi tôi chịu phục ai cái gì. Tôi phải thưa rằng tôi không thích có thần tượng. Nhất là vụ chơi.
Thất phu hữu trách. Lo còn chưa xong. Chơi. Chơi cái gì!
Nhưng nếu luận về cái chơi. Chú Tiến, Nam An,Trung Hậu, Minh,Khánh,…, Hoàng mai Đạt mấy anh em của tôi ơi. Xin nghe tôi tự thú.

Nếu chơi, tôi phục Nguyễn xuân Nghĩa

Chàng tuổi trẻ “ vốn giòng ( hào kiệt,…)” Không. Cái vụ chơi này không dính Bác Hiếu, bố của Nghĩa.  Bác nghiêm lắm.
Chỉ có chàng. Thời mà anh em mình đang nói tới. Thời nổi tiếng của TCS & Kly. Chàng cũng vào độ xuân xanh. Vào hai mươi mấy…,mới bước vào hai mươi.

Năm 1967, tôi mới dám lét nhìn người tôi nghĩ là tôi yêu. (Của đáng tội, cũng chỉ có người đó. Là nhà tôi sau này.)
Chàng đã sửa soạn Pháp du trở về. Phụ tá Phó Thủ tướng Nguyễn văn Hảo. Kinh tế.

Đàn đúm, bạn bè với Nhạc sĩ Phạm đình Chương, với danh ca Thái Thanh. Mai Thảo, có sẵn bên nên có thêm. (Mà cũng dễ, miển có rượu thì cũng quen)

Với giới viết lách. Có đôi Trần Dạ Từ & Nhã Ca.

Tôi phục vì “Nghề chơi cũng lắm công phu.” (Tiện tay mượn câu Kiều danh tiếng. Không ám chỉ gì nó với “nghề chơi” của cô Kiều. Những câu tiếp theo là…,.tả rõ hơn, tôi không dám mượn)

Hiểu biết , lịch lãm. Đã nhiều.

Cũng có khi hé lộ. Nhưng biệt khi nào thấy lố lăng khoe mẻ.

Có hé lộ, nhưng chỉ khi phải phô ra cái đồng điệu.

Giống như thầy “phóng viên nhà báo” với người độc giả dài hạn trong một chuyện kể của Sơn Nam. Cám cảnh, cảnh nghèo của người bạn đọc ở quê. Vào năm không được mùa. Thiếu tiền báo dài hạn. Người thơ ký tòa báo, nào xe , nào thuyền, khó khăn mới mò tới được tận nơi. Đòi tiền báo….
Dĩ nhiên. Lấy gì mà trả..

… Đêm đó. Sau một màn ngoạn mục cá lóc nướng trui, xị đế đưa cay. Hai ông ngã mình nằm nói chuyện nhơn tình, thế thái. Chuyện đưa đẩy làm sao , nhắc nhớ một bài trong Quốc văn giáo khoa thư. Hai người cùng thích. Họ. Người đọc câu này chưa xong. Người đã chờ đọc câu kế, với cái hả hê. 

Phải vậy hông ông anh ? Thiệt là đả !

Hết chơi. Tới học. Bạn tôi cũng có cái lạ. Không phải tôi lại phục. Nhưng cũng nể vì lạ. Ít có ai như vậy.

Học ở Pháp, tốt nghiệp Kinh tế. Cũng thường.

Tôi học Việt Nam, cũng tốt nghiệp.

Ngành Khoa học. Có thể, liệt vào loại theo Tây học, như nhau được không ? Cũng được đi.

Tây học. Tiềm tiệm.

Về hiểu biết văn hóa Việt Nam, văn hóa Đông phương, sao thằng ở Pháp trội hơn thằng ở Việt Nam ?

Người ta trội hơn. Mình phải nhận.

Kinh tế Pháp nào có dạy. Học ở đâu ? Sao lại học thêm?

Thích, học. Không thích, bố bảo cũng không. Cho biết. Hiểu biết thêm.

Có bao giờ thừa.

Vã lại đâu chỉ có kiếm lấy miếng ăn.

Tính chúng tôi thế. Lớp người chúng tôi. Nó thế.

Học ở đâu.

Muốn học phải tìm. Chờ ai. Cứ gì phải có trường…mới học được.

Thêm một thí dụ, tính chúng tôi thế.

Bao nhiêu anh đi Pháp về,

Ga Lyon đèn vàng,…

Đến “Anh Ba” đi Tây làm bồi tàu. Rồi đi Nga, rồi qua Tàu, ôm mớ sách,…về. Có nể đâu?

Nể gì cái thứ nhặt “bí kíp’ thổ tả cũng không hay. Chỉ nghe “Chủm” thì táp. Cứu nước gì. Quý báu gì.

Còn ga nào đèn không vàng. Đi một đàng nên học một sàng khôn.

Mà học đến đâu ? Mà sao phải nể ?

Biển học mênh mông. Không cứ phải có điều kiện qui định nhà nước mới được coi là Nghệ sĩ Nhân Dân chẳng hạn. Có tiêu chuẩn hợp vói bạn . Bạn cứ nể phục.

Muốn biết cở mà tôi nể phục vào hàng nào có thấp lắm không. Mời theo chân các nhân vật của chuyện ngắn “Bài kệ ngoài kinh,” Nguyễn từ Hanh, Dốc Nguyệt trào sông, tr.11-20, Đông tiến xb, San jose, Ca. USA . Tôi dành sự ngạc nhiên cho quý vị. Không có ý Mao tôn cương gì thêm. Tôi cũng chả ăn cái gì mà thuyệt phục bạn nể thằng bạn tôi. Chả ăn cái giải rút gì.

Cũng là cái tính của bọn tôi. Thấy đúng thì nói.

Tôi nói về bạn tôi. Chủ ý là với lối sống, học hành, làm việc, chơi,…như một điển hình của lớp người trẻ miền Nam lúc ấy.

Sau 1975. Chơi. Bạn tôi bỏ.

“Giang sơn dễ đổi, tính khí khó chừa!” 

(Những bạn trẻ Việt Nam sau chúng tôi, các bạn không có dịp nghe câu nói này. Vì các bạn không sống cái thời chúng tôi sống. Sau 1975.

Câu nói này xuất phát từ những người làm băng nhựa phim Tàu. Phim bộ mà hầu hết người Việt của chúng ta quen lắm .  Quen đến độ mình người Việt, nghe câu tiếng Việt này “ Gạo đã thành cơm.” Những người Tàu làm phim cho đồng bào tôi xem hay dùng như một  trong các tuyệt chiêu của họ. Ý nói thế cho câu “ Ván đã đóng thuyền rồi.” rất hay của ta. Mà họ không dùng. Mà người mình vẫn nghe như không. Nhà nước mình cũng chả quan tâm. Chả “bức xúc đé…” gì !
Cái “Đận sau 75,” không thuộc thời thế lớp người chúng tôi. Chúng tôi không thế.)

Nên câu nói khẳng định như một chân lý.

Cũng như câu “Yêu nước là yêu Xã hội Chủ nghĩa “ quen nhàm tai. Thành tưởng thiệt.

Khó chừa. Nhưng bạn tôi bỏ.

Và bỏ luôn cái nghề, có “ba tăng” ý nói nghề Kinh tế của chàng. Có bằng tốt nghiệp, trường Pháp danh tiếng. Chọn cái hiểu biết thứ hai.

Cái học thêm chơi. Để sống với những hiểu biết về Văn hóa Việt lẫn Đông, lẫn Tây cùng với hiểu biết kinh tế. Cho Việt Nam.

Hai chọn lựa bạn tôi dành cho mình. Dẩn đến chọn lựa của một người khác. Ngoài lứa tuổi lớp chúng tôi.

Tưóng…. chọn anh bạn tôi và nhờ anh bạn tôi cùng ông làm cái việc mà bất cứ người Việt nào ở hãi ngoại cũng đều biết ông làm gì..

Bạn tôi chọn cho mình một chọn lựa. Đáp ơn tri ngộ với một người hiểu mình thì ít. Nhưng góp phần trong công cuộc đấu tranh dành lại tổ quốc thân yêu. Để từ đó, mang đến cho đồng bào đời sống tươi vui, cái học Kinh tế của anh đã vẫn hiển hiện vẽ lên nó trong đầu anh.

Anh nhận lời.

Còn những chọn lựa của những người có đời sống ở ngoại quốc. Mà ai, người nước nào, cũng mong.Nhất là những đồng bào Việt Nam của chúng ta hiện nay càng rất mong. Mong được như họ. Muốn một ngày nào được ở trên những đất nước như họ đang ở.

Vậy mà họ về. Về Việt Nam.

Trần văn Bá, sinh viên ở Pháp, về Việt Nam để hỗ trợ những người anh em của anh trong nước. Cùng họ chống lại những người anh cho là quân cướp. Để rồi chết cho Việt Nam của các anh.

Là Võ hoàng Oanh, nhà văn Võ Hoàng, ở Mỷ với American Dream trong tầm tay. Nào nhà, nào xe, nào job thơm, nào an bình, nào sống thoáng đạt,…Ôi những nào là…kể sao cho hết.

Nhưng anh về. Cùng với các chiến hữu của anh. Kể cả…  . Họ mất mạng giửa rừng già nước Lào. Gần bên biên giới đất nước. Mới gần bên. Trên đường về.

Mà nào họ có không biết rằng họ sẽ có thể chết, Họ biết.
Họ còn biết họ chết chắc.  Không phải chỉ chắc chết. Nhưng họ vẫn chọn.

Trịnh công Sơn cũng  có những chọn lựa.

Chẳng qua vì những chọn lựa của ông.

Chọn lựa nào đưa ông đến cô đơn !

Đề cập đến cô đơn. Phải có người có ta. Bằng chỉ có ta không. Cái một mình có làm nên cô đơn?.

Cái cô đơn. Không cô đơn. Còn phải kể đến lắm thứ.

Nó phúc tạp, nó nhiêu khê. Bởi vì một người than rằng tôi cô đơn. Phải hiểu họ ra sao đây.

Họ chờ một đáp ứng. Thiếu nó. Họ nghĩ họ cô độc. Họ lẽ loi. Phải vậy không.

Bất cứ đáp ứng nào ? Hay phải là loại đáp ứng có lọc lựa, hạp với đơn đặt hàng. Họ mới chịu.

Vụ này hơi khó với tôi.

Chuyện sẽ dễ với ông Võ Phiến, cây viết lão luyện chuyện gì cũng “sỡ được hết trơn.”   ( Nói theo ngôn ngữ Bình Định của Nẫu.) qua nét tinh tế, chẻ sợi tóc làm tư, làm tám.

Hay tệ ra cũng phải cở có bằng cấp về mấy môn Xã hội học, Tâm lý học,… Cao Học Mỷ trở lên, Master degree, cỡ Tưỡng năng Tiến.

Mấy ông đó, chuyện này chuyện ruồi bu…họ không lý tới.
Nhưng tôi biết, với tôi, những cái biết của mình như  của một chứng nhân. Cũng nên ghi lại. Lắm khi những người đi sau cần những cái thật. Đáng tin. Không nhuộm màu.

(Những cái nguồn thô ráp, có khi có giá trị hơn những nguồn được chải chuốc.)

Tôi không khẳng định. Chỉ nêu ra ý kiến sau và xin được bàn với bạn, người đọc…

Tôi ngờ rằng. TCS đã chọn cái lối sống. Chính cái lối sống của ông đưa ông đến cái “Cô Đơn của ông .”

Cái cách ông ở với chúng ta. Vô phương nói chúng ta được ông coi là bạn.

Cái danh sách những người ái mộ ông. Tôi mạo muội liệt kê bên trên. Có thiếu không?

Có ai trong số đó nói cho tôi biết. Dù ở trong loại đó. Nhưng, đặc biệt hơn, quý vị phải là người TCS coi là bạn thật sự. Với bạn, ông ấy sẽ không còn cô đơn.

Tôi muốn thách thức những người như Đinh Cường. Thách thức như nghĩa chữ challenge của Mỹ, có chút ít  mời gọi trong đó, cốt tìm cho ra sự thực. Tôi vẫn ngờ lắm khi Trịnh Cung vốn hiền hậu, dĩ hòa vi quý nói ông, Đinh Cường, người bạn thân của TCS. Và ông, rất nhiều lần, cũng từng tỏ ra như vậy.

Tôi ngờ rằng. Bạn của ông TCS là những người khác.
Họ không thể là một Lưu kim Cương hết lòng với TCS. Dù TCS có viết Cho một người nằm xuống. Như một tiếc thương. Cho ông Lưu kim Cương. Không phải ai rồi cũng được TCS đối đãi như vậy.

Nhưng như vậy chưa phải được TCS coi là bạn đâu. Các bạn của TCS, với ông, là những người có lối sống khác xa với Đại tá Không quân Lưu kim Cương. Những suy nghĩ của các bạn ông khác xa cái gì Đại tá Lưu kim Cương nghĩ.
Ông TCS khi phải sống với Đại tá Lưu kim Cương, là sống với cái “Bất như ý,” của mình.

Đời sống của TCS có thật nhiều cái bất như ý . Đại loại như khi giao tiếp với  một Đại tá, với vợ của một tướng, bà Tuyết Mai,…Những người trân trọng ông. Nhưng ông không cùng với họ, khó thỏa hiệp, khó sống chan hòa. Không rõ có là khinh miệt hay không.

Lẽ ra phải vậy.

Bất như ý. Những cái này ngay lúc còn nhỏ, chưa đủ sức để TCS có thể chọn cho mình hay không. Nó đã xãy ra cho TCS.

Đang là con một gia đình giàu có. Bỗng bố của TCS rơi vào cảnh làm ăn không còn như trước. Từ học sinh “trường Tây.” Một người với cái “mác,” trường Pháp, một quý tộc, cậu bị chuyển sang trường thường. (ngôn ngữ Bút tre, nói rõ để bảo vệ Bản quyền.)

Còn nữa. Đang là một thanh niên mạnh mẻ, từng chơi thể thao mạnh bạo. Một hôm, chú em của TCS, Mọi khi vẫn nhịn anh. Bửa nay “mắc chứng, “ chi . Hạ anh một đòn quá ư ,..hết chịu được.

Đang từ ngất ngưỡng bổng sang tàn đời.

Những bất như ý ấy, thời chúng ta mới lớn, thường lắm, cho nhiều người. Nhưng nó rõ ràng, ảnh hưởng đời của TCS. Anh trở nên TCS như chúng ta thấy anh lần đầu. Cái lần đầu,

Lần đầu gặp anh…tinh tú quay cuồng…( nhạc của Thanh Trang, một nhạc sĩ Tiến sĩ Kinh tế.)

“ ….Sau những lời giới thiệu của một người xướng ngôn viên. Người thanh niên với chiếc đàn guitar trên tay, gầy còm, giản dị,…bước ra sân khấu, cất tiếng hát.

Từ đó…… nhạc Việt Nam đã khác. Không như trước….

Lời giới thiệu nghe như thậm xưng đó. Bất cứ lúc nào TCS có là có nó .( Đại loại như thế) Mọi người đều sẽ được nghe, nghe và nghe…Cái hào quang, cái tượng đài đã có.

Nhưng con người TCS. Con người của typical trai Huế, Huế “chay,” Ốm yếu. Lưng hơi còng. Nói năng hơi nhỏ nhẹ,…Con người hợp với chuyện sau khi không còn ông bố giàu sang. Sau khi không giữ được cái khỏe mạnh ngày trước. TCS muốn sống tiếp đã phải nhờ đến những người bạn. Như  Ngô Kha, Hoàng phủ ngọc Tường,…để có thể theo học Sư phạm Qui Nhơn (?). Lại cũng một bất như ý khác. Lần này chọn lựa, có ông trong đó.

Vì sau một ít lâu. TCS rời bỏ cái trường chỉ có hai gian lớp, chỉ lớn hơn cái trường có hai lớp, mà ông là người có trách nhiệm điều hành. TCS bỏ đi mà không bảo gì nhau. Các em học sinh miền núi có biết các em mất dịp để khoe với mọi người về người Thầy rất nổi tiếng. Tội các em.

Bỏ dạy. TCS đối diện với vào lính. Bạn bè ông. Trịnh Cung, Đinh Cường,..Mà không bạn bè ông như Nguyên Sa, nhà thơ tình yêu, của chúng ta, ai, gần như đều phải vào lính.
TCS không muốn vào lính…

Giai đoạn này cái bất như ý chọn sống, giao tiếp với những người như ông Lưu kim Cương. Là của TCS.

Tại sao. Có ai bắt ông như trường hợp những bạn ông dẫn ông vào trường sư phạm QN.

Rồi 30 tháng Tư.

Những ‘Nối vòng tay lớn,” những gì TCS chia sẻ với những bạn của ông. TCS lên đài phát thanh như một người của những bạn ông,TCS hát lên. Kêu gọi người miền Nam cùng ông dựng xây đất nước từ đây.
TCS bị người có quyền ở đó đuổi ông ra; Mày có quyền gì mà hát ở đây.

Một bất như ý nửa. Lại buồn.

Sau 1975. SỢ Bị trừng phạt. TCS bỏ Sài gòn chạy ra Huế nơi ông có bạn bè mà ông ngỡ rằng họ sẽ dang tay đở ông.
Họ không sẵn lòng như những người ông vẫn chê không sống với họ. Những ông Lưu kim Cương, những bà Tuyết Mai,…

Thêm một bất như ý. Cũng buồn.

Giá mà cứ ở Sài gòn. Có sao chịu vậy. Họ có đì cho chết không. Còn hỏi lại.

Nhưng đở phải đau cái đau bạn bè không như mình tưởng. Cái đau bị phán là “thiếu THÀNH KHẨN,” từ miệng thằng bạn mình.

Có một chuyện khác. Chuyện Văn Cao vào Nam.

Sau khi Bắc quân chiếm trọn miền Nam. Ào ạt người miền Bắc vào Nam. Cán bộ đi B, công tác trong Nam, lúc này yên ổn hơn lúc nào khác. So với đi B thời chiến.( Là chết mất xác. )

Nên là dịp tốt nhất để vào Nam. Họ tranh nhau vào Nam. Sợ có khi quá trễ.

Lúc này là lúc đồng bào trong Nam của chúng ta có câu nói về cái thực chất của nhận họ hàng. Trong những gia đình có người kẹt ở cả hai bên. “Miền Nam nhận Họ, miền Bắc nhận Hàng.”

Nhanh lên, vào nhận Họ, để còn nhận hàng ra về.

Đó là lúc Văn Cao vào Nam.

Tiếp Văn Cao, chỉ thấy có Trịnh công Sơn.

Tiếp kiểu nào. TCS cũng sẽ bị Bất như ý. Không phải sao.

Chỉ có hai “diện” thăm nuôi.

Cán bộ, nhận họ nhận hàng như mọi người.

Ông Văn Cao, từ lâu đã không còn là Cán bộ có quyền. Từ dạo Nhân Văn Giai Phẩm.

Vụ này, chỉ có nổi buồn Bất như ý. Họ có gì . Mà đổi hàng.

Còn tiếp ông như một sĩ phu Bắc Hà,

TCS phải thở dài thôi.

Con người nghệ sĩ qua bao năm tháng sống cùn mằn với Đãng. Cái đói, cái thiếu thốn,..đã hủy đi tất cả những gì làm nên nét  cho đời chiêm ngưởng.

Trong các bửa rượu miền Nam nhận họ đải khách. Cung cách của khách, sao mà không cho thấy cái tương lai thê thãm. Những người miền Nam sẽ phải có. Thì cũng là Bất như ý.

Tiếp Văn Cao. Chọn lựa nào khiến TCS hăng hái để tiếp. Tôi chịu.

Tôi thử bàn. Trong nhiều chọn lựa của TCS. Những cái khó chịu những sãn phẩm phụ của chọn lựa, là một tất nhiên. Một việc rất rõ. Không đợi đến khi nó xuất hiện để xem như sãn phẩm phụ và mới biết. Khiến ông buồn.

Như các giao tiếp với những người của chế độ. Khi đi với các ông VNCH. Chỉ có ông, ông mới biết ông có khó chịu hay không. Những người ông cố cho người khác thấy. Ông và họ chẳng qua là cái duyên ái mộ. Vậy thôi. Cái tiện nghi ông nào có ý. Một người nào cũng sẽ có cái lấn cấn của sự việc như vậy!

Với chuyện về Huế. Ông nghĩ ông có bạn bè. Lần này ông nghĩ,  là những bạn mà ông sống với họ.

Ông bị bẽ bàng. Họ còn đì ông, hoạnh họe ông hơn ông tưởng.

Cả hai chọn lựa khi với đến những cái phao giai đoạn. Ông có ngây thơ như để một hành động vô thức tự nó xãy ra, ông không nghĩ gì.

Cho đến.


Nói đến nhạc và tư tưởng chống chiến tranh của ông. Một giá trị tuyệt đối.

Bao nhiêu người nghe và hát. Sao nó như va vào hư không. Không một vang động lại. Nó như chả có tác dụng nào !

Lẽ ra TCS phải có giải Nobel Hòa bình về kết quả kêu gọi ngừng, đừng đánh nhau nửa.

Cũng vì cái chọn lựa của ông.

Nó trở thành công cốc.

Giá như ông chọn hát nó. Cố mà hát cho những người mà khi họ nghe tiếng nói chính trực , cao cả của ông, họ ngưng tiếng súng. Thì hòa bình sẽ có trên đất nước.

Đằng này, anh chỉ hát và bảo cái bên đang nghe anh. Thôi đi. Thôi bắn nhau đi.

Mà họ còn bắn thì đời còn khá.

Họ ngưng, dù không phải theo lời anh, cũng là ngưng.

Họ chết tiệt cả giòng cả giống họ. Mà anh cũng tịt ngòi.

Trịnh công Sơn, anh chọn cái lối sống của anh. Chuyện của anh. Không ai can dự vào. Vì là chuyện của đời sống riêng anh. Cái đó đã hẵn.

Có điều vì nghĩ anh cãm thấy cô đơn trong khi chúng tôi ái mộ. Nghe anh, hát nhạc anh. Đông vô số.

Sao không.. nhớ lại tình tôi, sao không… sỏi đá vẫn cần có nhau,…chọn lấy những người ít ra họ còn trân trọng mình, như những người Hiểu mình.

Cứ khăng khăng với những người bạn củ là một đức tính tốt, trung thành với bạn.

Liệu họ có nhận anh làm bạn không !

Mà tình bạn với anh của họ, có tự họ chọn cho họ đâu. Họ nào có tự do Chọn bạn mà chơi.

Họ chỉ giỏi Phân biệt Ta, bạn ,thù. Cái kiểu “ đây rồi,” khi anh ba bồi tàu trên đường tìm…cứu nước nhặt được mãnh giấy lộn của Kark Max bỏ đi.

Tôi vì nghĩ khi chia sẻ với nhau những suy nghĩ về nhau là còn nghĩ về nhau. Có người nào đó nghĩ tới mình. Nhận rằng mình có người nghĩ tới. Theo định nghĩa có trong đời tôi. Đã là Hạnh phúc.

Bất kể. Dù là thằng nào, thằng chó nào.

Tôi biết. Giá như anh còn sống. Nghe đến đây rất có thể, tôi sẽ nghe ra : Thằng nào ? Thằng chó nào ?...

Nhưng có là thằng gì,….Tôi vẫn giữ cái quyền Nghĩ đến anh. 

Mình với nhau…

Hay anh chọn những người này là bạn anh.

Những người tôi muốn dấu anh từ trước. Vì nghĩ nếu biết ra những người ái mộ anh là những người này, anh sẽ phải sống với thêm một bất như ý nửa.

Buồn thêm, buồn vì cái lối chọn lựa khiến những bạn anh chọn sẽ không chọn anh vì anh không chọn những người tôi nhắc với anh sau đây, để chọn. (Tôi xin lỗi người đọc. Tôi viết rối rắm là cố ý. Những chọn cùng lựa làm điên người!)

Họ những người ái mộ anh hơn bất cứ ai. Họ mới là những tín đồ tuyên xưng danh hiệu anh. Bất cứ đâu cũng thấy.

Tôi nghĩ anh có thấy rồi, nhưng tôi phải nhắc anh, vắng bóng họ  anh sẽ mất tính giai cấp quý báu mà những bạn của anh sẽ có cớ loại anh ra khỏi liên hệ.

Anh liệu mà chọn họ.

Những người luôn tuyên xưng:

 Yêu màu tím….Thích nhạc Trịnh.
Ai cùng sở thích xin biên thư về…

Một người vẫn thấy nhạc anh là nhất. Sống với Tình Nhớ. Cả đời !

Hai chúng tôi. Tôi và nhà tôi. Nhất là tôi, nhờ vào Tình nhớ mà sống lại cuộc tình ngỡ đã xa xôi khi lòng cố lạnh lùng…
Có bài hát anh. Cái cố lạnh lùng có người hiểu ra và có người, không chọn ông ( tên)  bác sĩ (khó thương ) mà chọn tôi…

Cám ơn. Nhạc anh vẫn Nhất.

Chọn kiểu chúng tôi chọn .Vui hơn.