khktmd 2015






Đạo học làm việc lớn là ở chỗ làm rạng tỏ cái đức sáng của mình, thương yêu người dân, đạt tới chỗ chí thiện. Đại học chi đạo, tại Minh Minh Đức, tại Tân Dân, tại chỉ ư Chí Thiện. 大學之道,在明明德,在親民,在止於至善。












Thứ Bảy, 15 tháng 6, 2019

Bị băm nát, TP HCM đang trả giá rất đắt- Tác giả Trần văn Tường




TP.HCM kẹt xe, ngập nước hàng ngày 

"Tôi cũng xin bổ sung về tình trạng quy hoạch bị băm nát, bị điều chỉnh, dẫn đến phá vỡ tổng thể ở TP.HCM gây bức xúc cho người dân. 

TP.HCM có diện tích hơn 2.100km2 nhưng quy hoạch và điều chỉnh cấp phép dày đặc các dự án bất động sản ở nội thành. Trên các trục đường bị bủa vây nhà cao tầng, hạ tầng giao thông phát triển không theo kịp. Khi đó, phải kết nối giao thông ra vào nên xung đột trực tiếp giữa các phương tiện tất gây quá tải và kẹt xe, không đảm bảo thoát nước thải cho hàng ngàn nhà dân nên gây ngập. 

Dễ thấy nhất ở các quận 1, 3, 5, 10,… chuyện ngập nước là thường xuyên xảy ra ở các đường 3/2, Lê Hồng Phong, Lý Thái Tổ, Tôn Đức Thắng, Nguyễn Phúc Nguyên (giao với Cách Mạng Tháng Tám), Nguyễn Văn Cừ, Võ Văn Kiệt, Hoàng Sa dọc kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè. 

Cửa ngõ sân bay Tân Sơn Nhất vốn đã ùn tắc giao thông, lẽ ra hạn chế hoặc cấm xây nhà cao tầng từ lâu nhưng đến nay vẫn nhiều công trình nhà cao tầng đã và đang triển khai ở đường Trường Sơn, Hồng Hà, Bạch Đằng... 

Ngay các tuyến đường huyết mạch vốn kẹt xe và ngập nước lại “mọc lên” thêm nhà cao tầng như Nguyễn Thị Minh Khai (Q.3), Lý Thường Kiệt - Đối diện nhà thi đấu Phú Thọ (Q.11). 

Chỉ một đoạn ngắn đường Nguyễn Hữu Cảnh (Q.Bình Thạnh) dày đặc nhà cao tầng, ban đầu là dự án Sài Gòn Pearl với một quần thể cao ốc có chiều cao lên đến 38 tầng gồm 2.200 căn hộ, khu The Menor trên 1.000 căn hộ, khách sạn cao 40 tầng với trung tâm thương mại, ước tính số dân đã hơn 10.000 người. 

Trước đây, tham dự hội thảo quy hoạch giao thông, tôi nghe một chuyên gia người Nhật Bản cảnh báo: “Bờ sông dọc đường Nguyễn Hữu Cảnh còn là cảnh quan, đối lưu không khí, hãy ưu tiên làm nơi sinh hoạt vui chơ giải trí cho cộng đồng, đừng xây nhà cao tầng, làm trung tâm thương mại thì ngầm dưới lòng đất”. Vậy mà giờ đây, khu vực này dày đặc nhà cao tầng, kéo theo hệ lụy kẹt xe và ngập nước trầm trọng nhất tại TP.HCM. 

Trong khi đó, khu vực ngoại thành và vùng ven có rất nhiều đất trống như các huyện Hóc Môn, Bình Tân, Nhà Bè, Cần Giờ… Riêng huyện Củ Chi là vùng đất đầy tiềm năng, có diện tích gần 500km2 bằng 1/4 tổng diện tích của thành phố nhưng dân số chỉ chừng 400.000 người (bằng 3 phường trong nội thành). TP.HCM cũng đã có kế hoạch chuyển đổi 26.000ha đất nông nghiệp sang đất công nghiệp, dịch vụ, thương mại, bất động sản. Nội thành kẹt cứng, trong khi những khu bên ngoài đất trống còn nhiều mà Thành phố không biết kết nối để phát triển."



From Russia, With Love: Hồ Chí Minh’s Soviet Wife - Tác giả Brett Reilly



Sometime in late 1927, French officials in China obtained a cache of Soviet documents. Earlier that year, the Kuomintang had begun a series of violent coups against the Chinese communists and their Soviet sponsors. The ‘Canton Coup’, in present-day Guangzhou, would reveal something interesting.  Members of the French security services, the Sûreté, managed to acquire documents from the now-abandoned Soviet consulate. They confirmed what they had already known: for some years now, there were Vietnamese revolutionaries training in Moscow.

At least one detail was new. The future Hồ Chí Minh, then using the pseudonym Nguyễn Ái Quốc, had taken a Russian wife while he studied in Moscow at the Communist University of the Toilers of the East between 1923-1924. Based on these Soviet documents the Sûreté noted: “In Moscow there were 11 Vietnamese, including Nguyen Ai Quoc, who had married a Russian.”

At the time these documents were found, Hồ Chí Minh had already moved to Canton under a different name. In 1925, Hồ Chí Minh took another wife, Tuyết Minh, a Cantonese midwife. She had fallen on hard times along with her mother — the third wife of a wealthy merchant — after they were expelled from her father’s home following his death. In 1925, she was 21. Hồ Chí Minh was 35.

Midst the Kuomintang’s 1927 crackdown, Hồ Chí Minh left Tuyết Minh in China and fled the country. According to a French informant in China, she welcomed their separation. “She never loved this man that she found too old and that she had only married due to poverty” (see pages 407-408).

Soon Hồ Chí Minh returned east to Hong Kong in the early 1930s where he took the famous revolutionary Nguyễn Thị Minh Khai as his common-law wife.

But before long, Hồ was imprisoned in Hong Kong. Once freed, he embarked for Moscow again. Yet Quinn-Judge notes that Hồ Chí Minh listed no wife on his paperwork when he arrived in Moscow in 1933. William Duiker, another biographer of Hồ, found evidence that Hồ took a Russian “temporary wife” during this stay in the Soviet Union between 1933-1938.

Hồ Chí Minh would only return to Vietnam in the early 1940s midst World War II. Soon he was in contact with the American Office of Strategic Services (OSS). Rene Desfourneaux, one of the OSS officers dispatched to Hồ Chí Minh and the Việt Minh’s camp in northern Tonkin, recalled a memorable incident.

One evening a dozen young women arrived from Hanoi. Hồ introduced them as “professional entertainers” to the group of Americans. Though he had been suffering from malaria, Hồ made himself busy preparing a mixture of powdered antler and herbs that he claimed was an “aphrodisiac.” The OSS officers declined to join in the entertainment that night. Desfourneaux recalled that when the young girls arrived, Hồ’s eyes came alive. “We understood then that Ho was completely cured of his malaria.” (“A Secret Encounter with Ho Chi Minh,” Look Magazine, 9 August 1966).

At about this same time Hồ Chí Minh met Nông Thị Xuân, an adolescent girl of about 12 years old. Hồ Chí Minh took this girl as his final, perhaps fifth or sixth, wife. It is unclear when they became engaged, but she moved with him to Hanoi in 1945. They remained together until her suspicious death in 1957.

Of course, today the actions of Hồ Chí Minh are obscured by the cult of personality that the Vietnam Worker’s Party maintains around his memory. They and their historians still assert that he was never married, a celibate figure. Yet like so many other Vietnamese elite men at this time, he was promiscuous and even lecherous. Recall however that this was an era when it was not uncommon for a notable man to have more than one wife, or to maintain an official mistress.

And so we shouldn’t be surprised that what’s written here about Hồ Chí Minh can also be said about Phan Bội Châu. After this aged revolutionary was sent into house arrest after 1925, he was known for loving both the bottle and the young women of Huế. Instead his colleagues sought to shield Phan Bội Châu’s private life from public view, feeling it was not an exemplar to be modeled. Nor did Bảo Đại, the last Nguyễn dynasty emperor, confine himself to the company of just his wife (though he did abolish the imperial harem). Curiously however, among these only Bảo Đại has been remembered as a promiscuous playboy.

None of these Vietnamese icons, we can say, felt constrained by marital vows.


Dọc Giòng Sông Hương - Tác giả Võ Quang Yến






Sông Hương bắt nguồn từ dãy Trường Sơn trùng trùng điệp điệp qua hai nhánh Tả Trạch và Hữu Trạch chảy về nuôi dưỡng một thành phố Huế duy nhất. Dài 67km, Tả Trạch tương đối dài hơn nhánh kia chút ít, qua một số ghềnh thác rầm rộ, chảy nép khu vườn quốc gia Bạch Mã, lướt qua trước lăng Gia Long hùng tráng trước khi đạt đến Bãng Lãng, trước núi Vung. Hữu Trạch, chỉ dài 60km, cũng chảy qua rừng hoang, cây dại, vượt qua đằng xa núi Kim Phụng, gần hơn lăng Minh Mạng u trầm để lại hợp lưu với Tả Trạch ở ngã ba Tuần. Trong các khúc sông miền núi nầy, thuyền bè không qua lại được, di chuyển chỉ thấy những bè tre, mảng gỗ đốn chặt từ thượng lưu đem về. Đâu đây, một vài chiếc đò lẻ tẻ xúc cát dưới lòng sông, một vài thiết bị sơ sài đãi cát tìm vàng…

ÊM ĐỀM TRÔI

Sau một cuộc hành trình gian truân, xáo động, giờ đây ngọn nước như được thuần phục trở nên êm đềm, bình thảng chảy thẳng đến đồi Thiên An, lăng Thiệu Trị bên nầy, đền Ngọc Trản bên kia, trước những đồi núi hùng vĩ mang những tên huyền bí Hương Oản, Uyển Sơn. Bắt đầu từ đây, rời khỏi môi trường hoang vu rừng rậm cây ngàn, chung đụng với con người, sông cũng cần được nhân tính hóa. Dòng sông ai đã đặt tên? Nguyễn Trãi (1380-1442), vị đệ nhất công thần nhà Lê, viết là sông Linh trong tập Địa dư chí. Hơn một thế kỷ sau, Tuấn Quận Công Dương Văn An (1514-1591), tiến sĩ thời nhà Mạc, viết Kim Trà đại giang tức là sông cái Kim Trà khi nhuận sắc sách Ô châu cận lục. Qua thế kỷ 18, Dĩnh Thành Công Lê Quý Đôn (1726-1784), nhà bác học tiến sĩ thượng thư đời Lê Dụ Tôn, viết Hương Trà nguyên tức sông Hương Trà trong tập Phủ biên tạp lục. Hương Trà là tên mới của huyện Kim Trà thuộc phủ Triệu Phong từ thời chúa Tiên Nguyễn Hoàng (1525-1613). Có lẽ từ đây mới có tên Hương giang tức sông Hương. Ngoài ra, người xưa còn có những tên địa phương sông Dinh, sông Yên Lục, sông Lô Dung.
Dòng nước sông Hương chảy lặng lờ

Ngàn thông núi Ngự đứng như mơ
Gió cầu vương áo nàng tôn nữ
Quai lỏng nghiêng vành chiếc nón thơ. (1)

ĐỀN NGỌC TRẢN

Đền Ngọc Trản linh thiêng còn có tên điện Huệ Nam, thờ nhiều thần sông núi và thần Thiên Y A Na, nơi vua Đồng Khánh (1864-1889) hay đến cầu đảo, được xây trên một ngọn đồi tròn trĩnh như một cái chén lớn nên được gọi là Hòn Chén. Theo lời vua Đồng Khánh, điện là một đền linh diệu thiên cổ, thế núi trông thật giống con sư tử uống nước dưới sông, quả là chân cảnh thần tiên, cứu người giúp đời nhiều lắm. Thật ra đồi là một đỉnh đá cứng mà khi gặp nước sông không xói mòn được, xoáy lâu năm thành vực sâu, đồng thời phải chảy vòng quanh qua trước lăng Tự Đức thơ mộng, đồi Vọng Cảnh mờ ảo nhất là lúc về chiều, đổi hướng tây bắc chảy về Long Hồ Thượng. Ngang đây, sông cho tách phía đông bắc nhánh sông Bạch Yến chảy về Kinh thành, rồi lại đổi hướng tây bắc hình chữ V chảy quanh Nguyệt Biều, Lương Quán như một cái vịnh về đến bên nầy Phường Đúc, bên kia chùa Thiên Mụ. Dựng đứng trên đồi Hà Khê, chùa thường được xem như là thế đất long hồi cố tổ (đầu rồng nhìn trở lại) trong khoa địa lý phong thủy, nơi sơn triều thủy tụ có khả năng cho phát huy một nền văn hóa độc đáo cũng như một quốc gia hùng mạnh. Cả chùa lẫn sông đều hội tụ với Kinh thành, lăng tẩm khi thành phố Huế được vinh danh di sản văn hóa nhân loại.

Nước đầu cầu khúc sâu khúc cạn,
Chèo qua Ngọc Trản đến vạn Kim Long,
Sương sa gió thổi lạnh lùng,
Sông xao trăng lặn gây lòng nhớ thương(2)

BỨC TRANH SƠN THỦY

Chùa Thiên Mụ (Tiếng chuông Thiên Mụ dặn dò, Em đi cảnh vắng hẹn hò cùng ai ?) cũng như đồi Vọng Cảnh hay xa hơn núi Ngự Bình (Hương Giang in bóng trời mây, Ngự Bình đón gió tháng ngày thông reo) (8), đồi Thiên An là những nơi phong cảnh hữu tình gần thành phố thường được trai gái đem nhau lại tình tự. Sông Hương nhìn từ thềm chùa hay từ trên đỉnh tháp là cả một bức tranh sơn thủy, xa xa là dãy núi Trường Sơn xanh biếc, thấp thoáng sau những đám mây lờ lững, giữa sông là những thuyền mành nhẹ lướt trên các lớp sóng nhấp nhô cạnh những ngư phủ vừa thanh thản buông câu vừa nhẹ quậy mái chèo, thật là cảnh thái bình. Vào cuối xuân đầu hè, cây phượng trước chùa nở hoa tô thêm màu đỏ thắm làm tăng vẻ cổ kính của ngôi chùa rêu phong, lại lơ thơ rủ bóng xuống sông như để quyến rũ khách còn chần chừ trên thuyền. Về chiều, trời lại đổi sắc, mây nước đổi màu, sớm xanh, trưa vàng, chiều tím, phong cảnh mờ ảo nửa hư nửa thật, thật là nên thơ.

Sông Hương một giải xanh xanh,
Gió vờn mặt nước, sóng tình đầy vơi.
Con thuyền xuôi nguợc hôm mai,
Nhẹ tay chèo lái những ai đó giờ ! (3)

GIANG LỘ

Trước khi làm nguồn mạch cảm hứng cho thi sĩ, phương tiện sinh sống cho ngư phủ, từ thuở nào sông Hương đã là một đại lộ góp phần chuyên chở, đi lại. Nhưng khúc sông thượng lưu nầy không dẫn đi được đâu xa nên ngoài những bè tre, mảnh gỗ luồn nước, những nốt củi, đò cát đầy ắp, chỉ có vài thuyền mành của những ngư phủ cô đơn buông câu thả lưới hay những chiếc đò của người phụ nữ tan chợ hối hả về nhà. Có những hôm, vào khúc Nguyệt Biều, Kim Long (Kim Long có gái mỹ miều, Trẫm thương trẫm nhớ trẫm liều trẫm đi), mây trắng vờn đỉnh núi, gió chiều nhẹ gợn sóng, đò yên lặng lướt trên mặt nước xanh rờn, để lại đàng sau những vạch bọt dài trông tựa nét bút một bức tranh Tàu. Ngồi trên bờ nhìn xuống, khách cảm thấy lòng nhẹ lâng lâng và không sao tránh được cảm xúc khi một câu hò xao xuyến, da diết, bay bổng vang dội trong cảnh tĩnh mịch hoàng hôn.

Biết đâu là cầu ô thước ?
Mênh mông nguyện ước, dưới nước trên trời.
Đêm khuya ngớt tạnh mù khơi,
Khúc sông quạnh vắng có người sầu riêng. (2)

ĐÂY AN CỰU

Trước khi chảy ngang trung tâm thành phố, trước khi cho tách hướng đông nam nhánh sông Lợi Nông tức con sông đào An Cựu (Núi Ngự Bình trước tròn sau méo, Sông An Cựu nắng đục mưa trong), sông chảy quanh cồn Giả Viên, thường được cho cùng với Cồn Hến cách hạ lưu khoảng 5km là hai nhân tố địa lý phong thủy tạo nên thế tả Thanh Long, hữu Bạch Hổ (rồng bên trái, cọp bên mặt) chầu hai bên Kinh thành, bảo vệ thành trì và nhân dân. Cồn Giả Viên từng là một vườn hoa. Nơi đây cũng có tổ chức voi cọp đấu với nhau, nhưng có lần một con hổ nhảy ra phía khán giả, làm vua quan khiếp sợ và vua Minh Mệnh (1791-1841) sau đó đã xây trường đấu Hổ Quyền ở gần Nguyệt Biều. Lầu ngự của vua nghe nói tồn tại đến năm 1900, từ 1925 thì bỏ mặc cho mưa nắng. Bắt đầu từ đây sông chảy theo tường phía nam Kinh thành, ngăn cách cung thành của Nam triều ngày trước và khu nhà ở do người Pháp xây dựng, một khu vực hình tam giác mà ba cạnh là sông Hương, sông An Cựu và một phần sông Như Ý, một đỉnh hướng nam Kinh thành là nghẹo Dàng Xay ở trên quốc lộ. Có bốn chiếc cầu bắc ngang qua sông Hương : cầu thứ nhất có xe lửa chạy qua cồn Giả Viên được gọi là cầu Bạch Hổ (Dịp cầu Bạch Hổ mấy bóng ma Biến mất vì nghe giục tiếng gà) (9) , vừa qua có thêm một cầu thứ hai đường bộ Bạch Hổ; cầu thứ ba xưa nhất có từ thời vua Thành Thái (1879-1954), lần lượt mang những tên Thành Thái, Clémenceau, Nguyễn Hoàng nhưng tên thông dụng luôn vẫn là cầu Trường Tiền, vì gần công trường đúc tiền, hai lần bị hư nặng nhân trận bảo năm Thìn 1904 và trong thời kỳ chiến tranh nay đã được sửa lại ; và cầu thứ tư nằm giữa hai cầu Bạch Hổ và Trường Tiền được xây dựng thời Mỹ là cầu Phú Xuân, chắc chắn để chịu đựng được mọi xe cộ nhưng không yêu kiều, duyên dáng bằng cầu Trường Tiền.

Cầu Trường Tiền sáu vài mười hai nhịp,
Anh qua không kịp tội lắm em ơi !
Thà rằng không biết thì thôi,
Biết rồi mỗi đứa mỗi nơi cũng buồn !

NƯỚC CHẢY CHẬM LẠI

Có lẽ vì có hai hòn đảo chắn ngang dòng sông, lại thêm sông có dạng hình cung nên nước chảy chậm lại, rất thuận tiện cho dân chài lưới sống quanh bờ. Bên trái, sông âm thầm chảy qua trước đình Nghênh Lương, Kỳ đài tức Cột cờ ( Ngọ Môn năm cửa chín lầu, Cột cờ ba cấp Phu Văn Lâu hai tầng) thấp thoáng đàng sau, rồi khi đến góc đông nam Kinh thành thì trở nên nhộn nhịp với chợ Đông Ba, nguyên là Đông Hoa nhưng đọc trạnh ra để tránh tên Hồ Thị Hoa, vợ vua Minh Mệnh. Bên mặt, sông chảy qua trước trường Quốc Học, đài Trận vong tử sĩ, Bệnh viện thành phố, trường Đồng Khánh, khách sạn Saigon-Morin,...toàn những tên quen thuộc cho người sống lên ở đây. Con sông Hương quả thật là linh hồn của kinh thành Huế. Nếu sông Hương chỉ phục vụ một thành phố Huế độc nhất, những thành phố có một con sông chảy qua thì nhiều : Paris có sông Seine, Wien có sông Donau, Al-Qâhira có sông Nil, München có sông Isar,...nhưng đối với tôi không có con sông nào quyến luyến bằng con sông Hương. Những năm cầu Trường Tiền gảy, cầu Phú Xuân chưa xây, qua lại phải dùng đò. Tôi còn nhớ mãi học sinh nam nữ vọc nước chọc nhau, tiềng cười dòn dã nay vẫn còn vương vẫn trong trí óc tôi. Ưi thời tuổi trẻ nay còn đâu…

Nhớ anh trở lại Thần Kinh,
Sông Hương nước chảy, non Bình thông reo.
Bên sông ngơ ngẩn mái chèo,
Sườn non một giấc, bao nhiêu nổi niềm. (4)

PHỐ HUẾ

Nằm kẹp giữa sông Hương và Kinh thành là trung tâm thương mãi thành Huế. Cả một dãy nhà hàng buôn bán đủ thứ nối nhau trên đường Trần Hưng Đạo, giữa hai cầu Trường tiền và Gia Hội, mà hồi nhỏ chúng tôi gọi là "phố" nói tắc phố Đông Ba hay phố Trường tiền. Bên kia phố, dọc theo sông Hương là chợ Đông Ba. Chợ nầy lúc trước ở bên ngoài cửa Chánh Đông, còn gọi cửa Đông Ba, dưới thời Gia Long (1762-1820) mang tên Qui Giả Thị đánh dấu sự kiện trở về Phú Xuân của nhà Nguyễn. Năm 1885, chợ hoàn toàn bị đốt sau ngày Kinh đô thất thủ, vua Đồng Khánh cho xây lại với tên chợ Đông Ba, và năm 1899 vua Thành Thái cho dời qua địa điểm bây giờ là một chỗ đất trống lúc trước có trại sửa chữa thuyền ngự, đọc trạnh ra thành giại nên có câu hát Chợ Đông Ba đem ra ngoài giại, Cầu Trường tiền đúc lại xi moong... Chợ Đông Ba mà ta thấy ngày nay được xây mới lại năm 1967, trùng tu năm 1987, kể cả hoa viên, bến đổ xe cũng rộng gần 50 ngàn met vuông. Trên bộ có đường xe giao thông, dưới sông có thuyền bè chuyên chở, chợ nằm ở một địa điểm rất thuận lợi cho việc buôn bán, kinh doanh. Ngày ngày, năm, bảy ngàn người ra vào mua bán, Tết nhất số người tăng gấp đôi. Hàng hóa, áo quần, vải bô, tôm cá, mắm muối, hoa quả, cây trái,.. chợ có đủ thứ, thật là nơi quy tụ đặc sản cả một vùng miền Trung. Khách đến Huế không thể không ghé qua chợ Đông Ba.

Bến chợ Đông Ba tiếng gà gáy sáng,
Bên làng Thọ Lộc tiếng trống sang canh,
Giữa sông Hương tiếng sóng khuynh thành,
Đêm khuya một chiếc thuyền tình ngửa nghiêng. (2)

TRƯỚC BẾN VĂN LÂU

Trước ngay Kinh thành, sông chảy qua lầu Phu Văn hay Phú Văn Lâu là nơi lúc trước yết các bảng thi hội, thi đình nên tên ban đầu là Bảng Đình. Các chiếu thư sau khi được đọc ở điện Thái Hòa hay ở Ngọ Môn cũng được đặt lên long đình đưa về yết ở đây như bức chiếu thoái vị của vua Bảo Đại (1922-1997). Nhiều cuộc vui đã được tổ chức vào dịp sinh nhật các nhà vua như lễ ngủ tuần của vua Tự Đức (1829-1883). Vua Minh Mệnh đã ngự thuyền lại xem voi cọp đấu nhau trước lầu. Vua Thiệu Trị (1807-1847) xếp lầu vào hạng thứ 9 trong số 20 thắng cảnh đất Thần Kinh, vào dịp lễ tứ tuần đã mời 773 bô lão thết đãi trong luôn ba ngày. Có chuyện vua Duy Tân (1900-1946) giả dạng thường dân ra đây ngồi câu cá chờ gặp Trần Cao Vân (1866-1916) (hay trái lại Trần Cao Vân ra đây ngồi câu cá chờ gặp vua Duy Tân) để mật bàn chuyện quân sự. Chắc hồi đó Phu Văn Lâu gần mặt sông hơn.... Dù sao cụ Ưng Bình Thúc Giạ Thị có bài hò trong rất lâu đi vào nhân dân và được xem như là bài hát dân gian nhắc lại sự kiện nầy ; cụ giải thích chữ ai là vua Duy Tân nhưng cũng có thể ám chỉ nhà chí sĩ yêu nước kia.

Chiều chiều trước bến Văn Lâu
Ai ngồi, ai câu, ai sầu, ai thảm,
Ai thương, ai cảm, ai nhớ, ai trông,
Thuyền ai thấp thoáng bên sông
Đưa câu mái đẩy chạnh lòng nước non. (2)

CHÈ BẮP VÀ CƠM HẾN

Vừa ra khỏi khu vực trung tâm thành phố, ngay góc chợ Đông Ba, sông Hương cho tách bên trái con sông đào Đông Ba, nguyên thuôc hệ thống bảo vệ Kinh thành gọi là Hộ thành hà, chảy theo thành phía đông để gặp lại sông Hương ở Bao Vinh, làng Thế Lại. Bây giờ sông chia làm hai nhánh, chảy quanh một hòn đáo. Đó là Cồn Hến, nguyên là một bãi đất phù sa, khắp đảo từ bờ sông, đường sá, qua sân nhà, vườn tược đều lấp đầy một lớp vỏ hến, nhà cửa phảng phức một mùi hến luộc đặc sắc của đảo. Ở đây lúc trước có trường thi, phủ Ao, lần lượt được gọi ấp Bối Thành tổng Phú Xuân thời Minh Mệnh, phường Giang Hến thời Tự Đức, trước 1945 thuộc xã Thanh Thảo, từ 1956 thuộc xã Phú Lưu rồi Hương Lưu, nay thuộc phường Vỹ Dạ. Cồn nổi tiếng về hai sản phẩm là chè bắp và cơm hến, có bán ở nhiều nơi trong thành phố nhưng cơm hến ở cồn là ngon nhất. Món ăn là hến luộc, mắm ruốc, rau bắp cải, tóp mỡ, bánh tráng nướng, mì xào giòn, ớt, đâu phụng, tiêu, vị tinh, muối, đặc trưng cho âm dương, ngũ hành, ăn với nước hến nóng và cơm nguội. Cơm hến đã vào với dân gian qua bài hát lý giao duyên. Bánh khoái Đông Ba bún bò Gia Hội, Cơm hến bên cồn quen lối tìm nhau. Người sành ăn bảo cơm hến chỉ ngon khi thật cay, cay hít hà.

Nhớ em quang gánh ngược xuôi
Nhớ tô cơm hến tôa mùi đua cay.
Cay cho xé mắt cau mày,
Cay cho hết biết buồn này từ đâu. (7)

Đối diện với Cồn Hến, bên mặt sông Hương tách ra con sông Như Ý chảy về Thanh Thủy, Hương Phú. Từ đầu thế kỷ trước, nhiều đập đã được xây dựng quanh vùng để ngăn nước mặn vào sông, chống lũ lụt, đảm bảo mùa màng vùng hạ lưu chiếm gần hết diện tích ruộng đồng tỉnh Thừa Thiên Huế. Mặt trái của các đập là biến những dòng sông thành sông chết, thuyền bè không đi lại được, hủy bỏ những tuyến giao thông. Các mẫu sông nầy còn trở nên hồ chứa nước thải và rác rưới, gây ô nhiễm nghiêm trọng. Các nhà chức trách đang tính cách phá bỏ những đập kia, khơi thông cho các dòng sông kết nối lại với nhau, giải quyết các vấn đề môi sinh, môi trường, giao thông. Trong số các đập nầy có Đập đá cắt ngăn sông Như Ý, bắt đầu con đường độc nhất dẫn về Vĩ Dạ (Biết đâu Vĩ Dạ cau nghiêng, Tóc thề đợi lá trầu duyên lỡ làng) (6), Nam Phổ (Mua vôi chợ Quán chợ Cầu, Mua cau Nam Phổ mua trầu chợ Dinh) và, xa hơn, Cửa Thuận hay Thuận An ( Thuận An khuất bóng hoàng hôn, Gió bao giờ thổi lại hồn trần gian) (10) là bải biển của thành phố. Nếu không phá bỏ thì hiện đập đang bị xói mòn, lở khoét, nay mai cũng dễ bị lũ lụt kéo mất. Mà phá bỏ thì liệu phải có cầu thay thế không thì người dân Huế hết còn đường đi hóng gió, tắm biển !

Xa xa núi Ngự nắng vàng hanh
Vọng Cảnh đồi xưa liễu rủ mình
Cồn Hến xạc xào cơn gió thoảng
Trông về Đập Đá nước vây quanh

RA PHÁ TAM GIANG

Bắt đầu từ Bao Vinh, sông Hương cho tách bên trái một nhánh nhỏ chảy về đầm Thanh Lam, thong thả rời Kinh thành trong khoảng 10km chảy qua làng Mậu Tài (Chợ Dinh bán áo con trai, Triều Sơn bán nón, Mậu Tài bán kim), làng Sình (Kim Long dãy dọc tòa ngang, Em chèo một chiếc xuồng nan về Sình) (7) , xã Thanh Phước (nước khoáng), tiếp nhận sông Bồ từ huyện Hương Điền chảy về, rồi tiến ra phá Tam Giang và cửa Thuận An. Từ nay hết còn có cầu, qua sông phải lấy đò ngang, đi xa thì lấy đò dọc, người ở các vùng lân cận muốn đi Huế phải theo đường bộ không thì theo sông về phá rồi lấy sông Hương đi ngược về Kinh thành. Đi như vậy mất rất nhiều thì giờ nhưng thường đi đêm có thể nằm ngủ hay ngắm trời nước bao la, mây trắng lồng lộng trên nền trời xanh biếc, những cảnh tượng để lại nhiều ấn tượng trong lòng người đã sống qua. Suốt 33km từ Bãng Lãng đến Thuận An, trước khi đời sống hiện đại lại làm ô nhiễm, nước sông trong xanh, hương thơm dào dạt nhờ cây cỏ trong nước và ngoài bờ như những cây thạch xương bồ, thủy xương bồ. Thuở xưa, người ta bảo các cô tôn nữ đã nấu nước cây thơm đổ vào sông cho sông có mùi hương...Vào lúc chưa có đò máy, sông luôn yên tĩnh, không phải các ngư phủ yên tĩnh hay mấy cô lái đò duyên dáng đã làm náo động thiên nhiên.

Yêu em anh cũng muốn vô,
Sợ truông nhà Hồ, ngại phá Tam Giang.
Phá Tam Giang ngày rày đã cạn,
Truông nhà Hồ Nội tán cấm nghiêm.. (7)

MẶT TRỜI LẶN

Cuộc du ngoạn suốt dòng sông Hương không thể đầy đủ nếu khách không có dịp ngắm nhìn mặt trời lặn vào lúc hoàng hôn. Tôi may mắn sau mấy chục năm sống tha hương, năm về lại thăm quê nhà một chiều tà được ngồi uống nước ngắm trời ở tiệm cạnh chân cầu Phú Xuân. Để thêm phần hứng thú, tiệm nước mang tên lãng mạn Giọt đắng. Cố gắng tìm, tôi còn thấy được vài tên khác cũng không kém phần thơ mộng : Chiều nhớ là lạ, Lộng gió hay hay, Thì thầm trên đường lên lăng, Đã đành trong một ngõ hẻm Phú Hiệp,... Tuy nhẹ nhàng nhưng sống động hơn là tối đến, dưới trăng sáng tỏ, được nghe ca hò trên đò giữa sông Hương. Tôi còn được may mắn nghe cô Minh Mẩn tặng cho một bài nam ai não nùng ai oán mà ngày nay hết còn nằm trong chương trình rộng lớn ba miền các ca sĩ trẻ tuổi. Rời sông Hương, rời Huế trong một điệu hò thì không gì lưu luyến bằng.

Nước chảy xuôi con cá buôi lội ngược,
Nước chảy ngược con cá vượt lội ngang ;
Thuyền em xuống bến Thuận An,
Thuyền anh lại trẩy lên ngàn anh ơi! (2)

___

Thành Xô mùa thu 2013
sau 10 lần về thăm Huế 1986-2005

Thơ (1) Đông Hồ ; (2) Ưng Bình Thúc Giạ Thị ; (3) Á Nam Trần Tuấn Khải ; (4) Tương Phố ;
(6) Hồ Đắc Thiếu Anh ; (7) HD ; (8) Hoài Quang Bùi Đình San ; (9) Thúc Tề ; (10) Bích Khê.


Chính phủ Hồng Kông đầu hàng người biểu tình, hoãn dự luật dẫn độ vô thời hạn







Hương Cảng trong gọng kìm Bắc Kinh (Phần 4)







Hương Cảng trong gọng kìm Bắc Kinh (Phần 3)





Hương Cảng trong gọng kìm Bắc Kinh (Phần 2)







Hương Cảng trong gọng kìm Bắc Kinh (Phần 1)







Tuấn Ngọc hát Tưởng Niệm, nhạc Trầm Tử Thiêng







Tuấn Ngọc hát Tạ Ơn Đời, nhạc Phạm Duy







Cáo Phó và Phân Ưu thầy Trịnh Khánh Tước qua đời ngày 7 tháng 6 nằm 2019










Phỏng vấn nhà văn Nguyễn xuân Nghĩa





Thứ Sáu, 14 tháng 6, 2019

Quán bún Sài Gòn nổi tiếng ‘cấm khựa’, ‘không bán nước’ bị cưỡng chế





Quán “Bún bò Dũng Đinh” từng làm “dậy sóng” mạng xã hội vì những nội quy, bảng hiệu hài hước, hóm hỉnh và đầy ý nghĩa vừa bị chính quyền TPHCM cưỡng chế đập phá vào sáng 14/6 với lý do “công trình xây dựng không phép”.

Chủ quán, ca sĩ Hoàng Dũng, người được biết tiếng trong thập niên 1990, thời điểm mà dòng nhạc Hoa lời Việt đang rất thịnh hành ở Việt Nam, nói với VOA tối 14/6 rằng việc cưỡng chế quán là “rất bất công” và “không đúng luật”, trong khi cộng đồng mạng bày tỏ sự ủng hộ mạnh mẽ và chia sẻ mất mát của ông, đồng thời chỉ trích chính quyền về hành động cưỡng chế “như cướp” khi lấy sạch đi tất cả tài sản trong quán.

“Tờ giấy ghi là cưỡng chế hành chính mái bạt, khung sắt, mà bây giờ họ vô lấy sạch ghế, bàn, tủ… đến nỗi cái khăn lau bàn, thùng rác họ cũng lấy luôn, thì tôi không chấp nhận”, ca sĩ Hoàng Dũng, còn gọi là “Dũng Đinh”, nói với VOA.

“Siêu độc đáo”

Quán “Bún bò Dũng Đinh”, tiền thân là quán “Bún bò gân” ở vỉa hè chung cư Tôn Thất Thuyết, vài năm trước nổi lên như một “hiện tượng” trên mạng xã hội với bảng nội quy được gọi là “bá đạo” và “siêu độc đáo”, trong đó chủ quán yêu cầu khách “không nhiều chuyện, lên trên mạng nói xấu chủ quán”, “nếu ăn thấy dở ẹc thì ráng chịu, không được chê”, “quý khách ăn thiếu vui lòng thế chấp giấy tờ nhà, giấy hôn thú”…



Ngay sau khi tên tuổi “Bún bò gân” được biết đến không lâu, vào tối 26/3/2015, cán bộ địa phương đã ập vào gỡ các bảng treo nội quy này vì lý do “gây phản cảm, gây cản trở giao thông trước cửa chung cư”, khiến cho cộng đồng mạng lại một phen “dậy sóng” vì cho rằng nội dung trên các bảng nội quy chỉ có tính vui vẻ, hài hước.

Sau nhiều “rắc rối” với quán vỉa hè, ca sĩ Dũng Đinh đã dồn vốn liếng để mở quán “Bún bò Dũng Đinh” trên mảnh đất rộng 1.600 m2 đã mua 20 năm trước. Vì mảnh đất nằm trong khu quy hoạch có “dự án treo” suốt 20 năm, nên ông Dũng đã không xây nhà hàng mà chỉ dựng bạt che di động để làm quán.

Một lần nữa, quán “Bún bò Dũng Đinh” của ông lại “nổi tiếng” vì các bảng thông báo độc đáo như “Nước free tự chọn, chúng tôi KHÔNG BÁN NƯỚC” hay “Cấm không cho ‘khựa’ bước vào nửa chân”, “Tẩy chay hàng ‘lạ’, dùng hàng nước ta”…


Trong một video đăng trên YouTube dưới tên tài khoản Dung Dinh hồi tháng 4 cho thấy quán “Bún bò Dũng Đinh” đã từng bị cán bộ địa phương “góp ý” về tấm biển “hơi kỳ” và nói rằng “mình kinh doanh buôn bán thì đừng dùng tiếng lóng” (“khựa”) vì “trên mạng, thanh niên hay những thế lực phản động nó hay dùng những từ này, lợi dụng những từ này để nói về người Trung Quốc”.

Cưỡng chế “sai đối tượng”

Vụ cưỡng chế quán “Bún bò Dũng Đinh” đã thu hút sự chú ý của cộng đồng mạng nhiều ngày qua, bắt đầu từ khi UBND phường 4, quận 8, TPHCM, gửi giấy thông báo cưỡng chế “lộn người” cho ông Nguyễn Trí Nguyên, là người không đứng tên kinh doanh cũng không phải là chủ miếng đất.
Trong đơn khiếu nại gửi cho chính quyền ngày 12/6, ông Nguyên nói rõ rằng biên bản và thông báo buộc ông phải tháo dỡ công trình tạm (quán bún bò) là “sai đối tượng”, vì công trình “không thuộc sở hữu của tôi” và biên bản đã được lập “lúc tôi tình cờ có mặt tại quán”.

Theo lời ca sĩ Hoàng Dũng, quán của ông không phạm Luật xây dựng vì chỉ là mái tạm, không phải là “công trình xây dựng không phép”. Hơn nữa, mảnh đất của ông, mà cư dân mạng gọi là “đất vàng”, thuộc khu vực quy hoạch dự án đã “treo” đến 20 năm, quá thời hạn phải công bố hủy bỏ dự án.

“Theo Luật là sai, vì 15 năm mà dự án không chạy thì phải trả lại cho dân làm ăn sinh sống”, ông Dũng nói với VOA.




Cơ sở pháp lý thiếu thuyết phục của vụ cưỡng chế đã khiến nhiều người cho rằng có những lý do đằng sau của việc “xử lý” quán ông Dũng.

Nhà báo Trương Châu Hữu Danh, người chuyên tường thuật về các vụ tham nhũng, sai phạm về sở hữu tài sản, đất đai ở Việt Nam, nhận định với VOA:

“Anh Dũng là người đặc biệt không biết chung chi, không biết ‘bôi trơn’, và lại có những khẩu hiệu hơi sốc…Cùng khu vực của ảnh có rất nhiều chỗ xây dựng còn hoành tráng hơn nhưng chẳng bị sao cả. Riêng ảnh thì họ phải xử lý”.

Trả lời về câu hỏi liệu những tấm biển “gây sốc” có phải là một phần nguyên nhân dẫn đến cưỡng chế hay không, ca sĩ Hoàng Dũng bình thản nói:

“Tôi là một người sống rất tự do cho bản thân. Tôi không vi phạm pháp luật. Những điều tôi làm tôi cũng không nghĩ đến hậu quả. Tôi không dám nói là mình hay, giỏi, dũng cảm, nhưng tôi không thích cái gì thì tôi nói cái đó. Màu đỏ tôi nói màu đỏ, chứ màu đỏ mà kêu tôi nói màu đen làm sao tôi nói được”.

Ca sĩ Hoàng Dũng, 52 tuổi, trước đây từng rất được mến mộ khi ông song ca với ca sĩ Phương Thanh và sau đó hát solo ở khắp các sân khấu của Sài Gòn. Ông giải nghệ vào năm 2000 và chuyển sang làm đạo diễn, quản lý, biên tập MV ca nhạc trước khi bắt đầu sự nghiệp kinh doanh quán ăn.





Phỏng vấn nhạc sĩ Hoàng Thanh Tâm







Quốc Khánh 26 /10/1962







Họp báo biểu tình trước trụ sở Formosa Hà Tĩnh tại Đài Loan chiều 11/06/2019





Hội luận: Cuộc Khiếu Kiện Công Ty Formosa Tại Đài Loan






Hội Luận: Sứ Mạng "Làm Chính Trị" và sự kiện Vườn Rau Lộc Hưng





Chuyện tình Paris thời chiến





Nghề trồng tiêu ở Phú Quốc






Ấn Độ sẽ có trạm không gian riêng







Học sinh gốc Việt vượt qua nghịch cảnh, được nhận vào Harvard






Biểu tình sôi sục ở Hong Kong chống đạo luật dẫn độ về Trung Cộng







Chuỗi cung ứng toàn cầu trong thương chiến







Vịnh Ba Tư lại bốc khói







Trường trung học Chester Hill tại Sydney hủy quyết định treo cờ đỏ Việt Nam







Mẹ Việt dạy con tự lập, mẹ không phải người hầu của con







Nỗi lòng của cha mẹ khi cho con đi du học







Iran và quái chiêu của Võ công Ba Tư







Nghệ sĩ Dũng Nguyễn và âm nhạc dân tộc Việt Nam trên đất Úc







Người dân Hong Kong cảm thấy bị đặc khu trưởng phản bội







Á Châu Ngày Nay, 16/6/2019







Việt Nam tuần qua, 15/6/2019







Robots sẽ không lấy mất việc làm của chúng ta nếu con người chịu thích ứng tốt







DON'T CRY FOR ME







MỜI XEM: Điếu văn của thầy Trần Quang Dương, Gs Anh Văn, đã được đọc trong tang lễ thầy Trịnh Khánh Tước, ngày 12/6/2019, tại Tân Tây Lan




https://docs.google.com/document/d/17iYGUaF6LsOHNLd7AWRkfeKDXZEVq2Uiq04FxmaLmhE/edit?usp=sharing




Chủ Nhật, 9 tháng 6, 2019

Hội luận với các luật sư và dân oan Lộc Hưng về tính pháp lý của khu đất Vườn Rau Lộc Hưng







Ông Lý Hiển Long không sai đâu ạ! - Tác giả Ls Đặng Đình Mạnh



Dưới góc độ công pháp quốc tế, không điều gì có thể biện minh được cho việc quân đội của quốc gia này chiếm đóng la...̃nh thổ của một quốc gia có chủ quyền khác. Gọi đúng tên, đó là hành vi xâm lược.

Năm 1965, khi Hoa Kỳ đổ quân vào Đà Nẵng, một khu vực nằm dưới vĩ tuyến 17. Ngay lập tức, chính quyền VNDCCH tố cáo cho rằng đấy là hành vi xâm lược. Cho dù, thực tế sự đóng quân của Hoa Kỳ tại Đà Nẵng là thực hiện theo sự cho phép của chính quyền VNCH, khi ấy đang quản lý lãnh thổ từ vĩ tuyến 17 trở xuống theo Hiệp Định Geneve 1954.

Tương tự, năm 1979, trong cuộc chiến vỏn vẹn chưa đầy tháng, thì chính quyền VN cũng lên tiếng tố cáo Trung Quốc xâm lược khi họ huy động quân đội tràn qua sáu tỉnh biên giới phía bắc.

Điều đó chứng tỏ VN, một thành viên của Liên Hiệp Quốc hiểu rất rõ về nguyên tắc tôn trọng sự toàn vẹn lãnh thổ quốc gia trong mối bang giao quốc tế là luôn luôn chống lại sự chiếm đóng lãnh thổ của quân đội quốc gia ngoại bang. Nguyên tắc này quy định tại khoản 4 điều 2 Hiến Chương Liên Hiệp Quốc và Nghị quyết 3314/1974 của Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc.

Nghị quyết 3314/1974 định nghĩa về những hành vi có thể bị xem như là “Xâm lược” bao gồm : “Hành vi tấn công hoặc xâm chiếm và chiếm đóng lãnh thổ của một quốc gia khác”.

Trở lại thời điểm năm 1978, sau khi chính quyền Khơ-Me Đỏ tấn công một số tỉnh biên giới phía tây nam lãnh thổ, vì tự vệ, chính quyền VN đã tổ chức phản công và truy kích quân đội Khơ-Me Đỏ đến tận biên giới Thái Lan. Giả thiết, nếu ngay khi ấy, chính quyền VN giao lại quyền tự quyết cho người dân của họ và rút quân về nước, có lẽ quốc tế đã chẳng thể có lý do trách cứ chính quyền VN trong việc tấn công vào lãnh thổ Campuchia, thậm chí, đánh đổ cả chính quyền của họ. Nhưng điều đáng nói là chính quyền VN đã duy trì quân đội VN ở đấy đến tận 10 năm sau, năm 1989 mới rút quân về nước.

Việc duy trì quân đội chiếm đóng ở nước ngoài như vậy đã đủ yếu tố cấu thành hành vi xâm lược theo công pháp quốc tế, khiến cộng đồng quốc tế phản ứng. Điều này như chính VN đã phản ứng trước Hoa Kỳ (năm 1965) và Trung Quốc (năm 1979) khi họ đưa quân đội vào lãnh thổ VN. Hậu quả phát sinh khá nhiều hệ lụy bất lợi cho Việt Nam, điều thấy rõ nhất là VN bị cấm vận trong nhiều lĩnh vực, trong đó bao gồm cả mối bang giao quốc tế.

Sự cấm vận và sự ghẻ lạnh trong bang giao quốc tế có nguyên nhân thuần túy chỉ vì hành vi bị cho là xâm lược của VN mà thôi. Điều này không quá liên quan đến vấn đề ý thức hệ mà nhiều người đã lầm tưởng.

Sau đó, mối bang giao quốc tế đối với VN đều được kết nối trở lại. Hoàn toàn không phải vì đã có một giải pháp chính trị cho vấn đề Campuchia, mà đơn thuần chỉ vì một yếu tố duy nhất : Việt Nam rút quân đội ra khỏi lãnh thổ nước khác. Bằng sự rút quân đội về nước, thì VN đã chấm dứt sự vi phạm công pháp quốc tế.

Theo tiêu chuẩn công pháp quốc tế, thì phát biểu của ông Lee là hoàn toàn phù hợp. Hơn nữa, ông Lee là đương kim nguyên thủ của một quốc gia, cho nên, phát biểu của ông ấy trước cộng đồng quốc tế không thể tùy tiện cảm tính như một thứ dân, mà phải hoàn toàn theo công pháp quốc tế.

Nhiều Facebooker VN đã “nóng mặt” phản ứng với tuyên bố của ông Lee. Họ cho rằng ông ấy nợ VN một lời xin lỗi theo cách nói của nhiều chính trị gia VN rằng “Thế giới nợ VN một lời xin lỗi” (về vấn đề Campuchia). Thực ra, ông Lee nói một đằng trên cơ sở công pháp quốc tế về hành vi VN đóng quân đội trên lãnh thổ của nước khác, nhưng Facebooker  VN lại trách cứ một nẻo cho rằng ông Lee phê phán hành vi tự vệ của VN trước sự chủ động tấn công của Khơ-Me Đỏ. Thật là ông nói gà, bà trách vịt.

Thế nên, ông Lee không sai đâu ạ !


 

Vài suy nghĩ nhân dịp 30 năm sau biến cố Thiên An Môn - Tác giả Bs Trần Xuân Ninh






Dân Hà Nội chửi An Ninh tắt bếp







Hơn triệu người Hồng Kông xuống đường phản đối Tàu Cộng, 9/6/2019







Giang Tử hát Trường Cũ Tình Xưa, nhạc Duy Khánh. "Bạn cũ xa rồi, có người về đất buông xuôi. Năm ba đứa bạt phương trời".







Vài kỷ niệm của học trò thầy Trịnh Khánh Tước





Học kỳ hai của năm thứ ba (1973) học môn Cơ Học Lưu Chất do thầy Tước giảng dạy. Môn học mới và cần phải có kiến thức về Tĩnh Học. Thầy dạy như kiểu Mỹ. Nghĩa là phải có sách giáo khoa đọc trước khi vào lớp. Dạo ấy, chỉ có sách giáo khoa Mỹ bán ở chợ trời trước Bộ Công Chánh hay ở tiệm Book Shop nằm trên đường Ngô đức Kế, Quận 1, Saigon. Không có "cua" roneo quay trước, nên theo dõi bài giảng trong lớp rất vất vả. Phải lấy notes và sau đó viết lại bài giảng. Bài thi giữa khóa toàn là những câu hỏi đổi đơn vị từ hệ thống metre-kilogram sang hệ thống ft-bls của Anh Mỹ. Bài thi cuối khóa không khó chỉ cần hiểu phương trình Bernoulli và áp dụng vào lưu chất đang chạy trong hệ thống ống dẫn, thì làm được.

Thầy rất nghiêm khắc trong khi giảng dạy; và công bình khi gác thi trong lớp. Còn nhớ trong hai lần thi thầy mang vào lớp mấy cuốn Chemical Engineering Handbook, tự do tham khảo. Tuyệt đối không quay qua, quay lại "tham khảo" anh em ngồi kế bên. Bắt được sẽ bị trừ điểm thi.  

Cái di sản còn lại của thầy để lại khi mang đi sau khi rời khỏi trường là tính tự lập. Tìm tòi độc lập để tìm ra phương cách giải quyết vấn đề khi đi học trở lại, và làm việc trên xứ người. Đó chính là tinh thần KHAI PHÓNG. Đây củng là di sản hiếm quí của các thầy/cô trao truyền cho môn sinh của trường.

Nửa chử cũng thầy, huống chi một bồ chử 



Mời nghe Loose You, trước tin thầy Trịnh Khánh Tước qua đời







Duy Quang hát Một Thời Để Nhớ, nhạc Trầm Tử Thiêng







Mélanie Nga My hát Huế Xưa, nhạc Anh Bằng







Tuấn Ngọc hát Hướng Về Hà Nội, nhạc Hoàng Dương







Quang Tuấn hát Đà Lạt Kỷ Niệm, nhạc Nguyên Bích







Quỳnh Giao hát Nhớ Saigon, nhạc Phạm anh Dũng







Duy Trác hát Từ Một Giấc Mơ, nhạc Mai anh Việt







Hong Kong hàng vạn người biểu tình