khktmd 2015






Đạo học làm việc lớn là ở chỗ làm rạng tỏ cái đức sáng của mình, thương yêu người dân, đạt tới chỗ chí thiện. Đại học chi đạo, tại Minh Minh Đức, tại Tân Dân, tại chỉ ư Chí Thiện. 大學之道,在明明德,在親民,在止於至善。












Thứ Sáu, 3 tháng 12, 2021

Dân Sài Gòn vẫn tự do mua bán dù F0 tăng





Cuộc hành trình tìm lại con của một gia đình Afghanistan tị nạn tại Mỹ





Người dân có chịu ‘ở nhà’ để nhà nước kiểm soát dịch?





Thất vọng với cảnh sát, nhiều người Mỹ tự tìm đồ mất cắp





Nga triển khai hệ thống tên lửa bờ biển trên chuỗi đảo gần Nhật Bản





Mỹ: Cảnh sát bắn chết người đàn ông lớn tuổi ngồi xe lăn





Kung Flu: Phụ huynh lo khi có ba trẻ chết do tiêm vắc-xin





Việt Nam nhận chuyển giao công nghệ vắc-xin Sputnik V từ Nga





Lào-Trung cộng khánh thành tàu điện xuyên quốc gia





Nhà hoạt động Đỗ Nam Trung sẽ bị xét xử vào ngày 16/12





Phú Yên, Bình Định, Đắk-Lắk bị thiên tai





Nữ phụ hồ tố cáo bị công an đánh sau khi đi báo án





Người dân Lệ Bắc ám ảnh bị cô lập do lũ





Nhà hoạt động Huỳnh Thục Vy bị CA bắt giữ sau thông báo huỷ quyết định hoãn chấp hành án phạt tù





Thêm bộ đội tử vong trong trại với thương tích





Đảo Barbade trở thành nước cộng hòa sau 400 năm, Rihanna được phong làm anh hùng dân tộc





Vụ Bành Súy : Quyết định có tính toán của WTA





Mỹ đẩy mạnh chiến dịch thu phục ASEAN với Bắc Kinh trong tầm nhắm





Cơ sở nào để khẳng định Việt Nam ủng hộ AUKUS?





EU : "Global Gateway" đối đầu với "Con đường tơ lụa mới" của Trung Quốc





Nga chơi trò gì ở biên giới với Ukraina?





Kung Flu: Omicron và những "kịch bản đen tối" về tăng trưởng kinh tế





Tàu cộng dùng “trò ảo thuật” để làm biến mất những “kẻ gây rối”





Tiêm liều 3 : Các loại vac-xin có thích ứng được với các biến thể ?





Kung Flu: Pháp lập kế hoạch trước đỉnh dịch thứ 5 và biến thể Omicron





Phận bạc của những tay nhà giàu Tàu





Hạnh ngộ Thơ-Nhạc : Dana Ciocarlie cùng những tâm hồn đồng điệu





Kung Flu: Việt Nam cũng phải đối mặt với tình trạng thiếu lao động





Peru: Phát hiện xác ướp thời tiền Inca niên đại từ 800 - 1.200 năm





Anh Quốc: 'Ngành nail giúp 'cơm áo gạo tiền' cho người Việt'





Mai táng Nguyễn Văn Thiên: Một người thân nói "Họ đã dàn xếp hết rồi"





Câu Chuyện Niềm Tin - Tác giả Giáp Văn Dương

 

1. Như bao bạn trẻ khác, tôi rời quê khi học hết phổ thông. Rồi cũng như bao người khác, tôi ra nước ngoài học tiếp khi xong đại học.
Gần mười hai năm học tập và làm việc ở nước ngoài, tôi có bạn bè mới, thầy cô mới, đồng nghiệp mới. Trong công việc không có định kiến, không có phân biệt. Tất cả diễn ra trong một sự trung thực và cởi mở hồn nhiên. Hồn nhiên đến mức ngạc nhiên.
Tôi chìm đắm trong bầu không khí dân chủ, bình đẳng và tinh thần tự do học thuật. Tôi thấy mình được tôn trọng, và ý thức được mình có quyền được người khác tôn trọng.
Tôi phải làm đủ thứ giấy tờ nhưng không bao giờ thấy những con dấu đỏ. Chỉ cần một chữ ký cá nhân là đủ, một cuộc điện thoại, một lá email là xong. Không ai hạch sách, không ai đòi kiểm tra, không ai đòi công chứng bản gốc.
Tôi lên tàu điện: không có người soát vé. Họ tôn trọng chúng tôi, và tin chúng tôi. Thỉnh thoảng họ có đi kiểm tra định kỳ thì cũng rất lịch sự, không gây cho mình cảm giác khó chịu.
Tôi ra siêu thị: không ai bắt tôi phải gửi đồ trước khi vào mua hàng. Không ai kiểm tra chúng tôi khi ra. Họ TÔN TRỌNG và TIN Ở CHÚNG TÔI.
Tôi và một người bạn đi mua bảo hiểm xe. Điều khoản cho biết, nếu mất xe thì sẽ được đền xe mới. Bạn tôi hỏi: nếu chúng tôi bán xe rồi báo mất thì sao? Nhân viên bảo hiểm ngạc nhiên mất một lúc lâu mới nghĩ ra được câu trả lời: tôi tin các anh không làm thế.
Lần đầu tiên tôi cảm nhận được sự tin tưởng mang tính hệ thống. Một sự tin tưởng cá nhân mạnh mẽ lan tỏa trong toàn xã hội. Chữ Tín được xác lập mà không cần sự có mặt của các loại công chứng bản gốc, chứng thực, xác nhận...
Tôi vỡ ra: À, ra thế. HỌ GIÀU MẠNH VÌ HỌ TIN Ở CON NGƯỜI
2. Mười hai năm sau tôi trở về. Nhiều cái NHƯ xưa. Nhiều cái HƠN xưa. Nhưng cũng nhiều cái TỆ HƠN xưa.
Tôi làm thủ tục nhận đồ mình gửi cho mình. Tên tôi đây. Địa chỉ tôi đây. Hộ chiếu của tôi đây. Vậy sao mà rắc rối đến vậy? Sao phải xác nhận? Sao phải chứng minh? Sao phải công chứng bản gốc?
Tôi có làm gì đâu, chỉ là nhận đồ mình gửi cho mình thôi mà sao phức tạp như vậy. Lẽ ra tôi chỉ chờ ở nhà, đúng hẹn công ty vận chuyển sẽ mang đồ đến. Tôi chỉ cần ký xác nhận là xong.
Tôi được giải thích ở Việt Nam mọi thứ cần phải đúng quy trình chứ không đơn giản như vậy.
Tôi ngẫm ra: CÀNG NHIỀU DẤU ĐỎ CÀNG ÍT NIỀM TIN.
3. Tôi đưa gia đình đi siêu thị Big C Long Biên. Niềm vui khi thấy một siêu thị bề thế, nhộn nhịp vừa mới nhen lên thì gặp ngay một chuyện ngỡ ngàng:
Tất cả những ai muốn vào siêu thị đều phải gửi đồ bên ngoài. Con gái tôi có một túi khoác nhỏ để đựng mấy thứ lặt vặt cũng phải niêm phong rồi mới được mang theo.
Vì sao vậy? Chúng tôi hỏi thì chỉ nhận được câu trả lời: Đây là quy định!
Quy định gì? Quy định không được tin nhau.
Câu chuyện có lẽ sẽ chỉ là một phiền toái buồn, nếu không có chuyện sau khi thanh toán, tất cả khách hàng lại bị kiểm tra một lần nữa, và hóa đơn phải được đóng dấu đỏ “đã thanh toán” thì mới được nhân viên an ninh cho ra ngoài.
Chúng tôi tự hỏi: chuyện quái quỉ gì đang xảy ra vậy? Quầy thanh toán có hai nhân viên kiểm tra và tính tiền. Từ quầy thanh toán ra đến cửa ra này chỉ chừng 2 mét, lại không có hàng hóa gì bày bán trên đoạn đường 2 mét đó. Vậy cớ sao phải kiểm tra lại? Cớ sao phải đóng dấu vào hóa đơn thì mới được ra?
Vợ tôi phản ứng dữ dội: Nếu kiểm tra mà không tìm thấy sai sót nào thì các anh có xin lỗi chúng tôi không? Nhưng chúng tôi chỉ nhận được một câu trả lời lạnh lùng: Đây là quy định.
Tôi nhìn những người xếp hàng chờ kiểm tra và đóng dấu hóa đơn. Tất cả đều kiên nhẫn và ngoan ngoãn. Họ có thể làm gì trên đoạn đường dài 2 mét đó để phải chịu cảnh khám xét?
Tôi lặng lẽ quan sát. Rất nhiều người lớn tuổi. Lịch sử như phảng phất qua bộ quân phục cũ. Một vài nụ cười cầu hòa dù chủ nhân không làm gì sai. Một vài ánh mắt lấm lét không có lý do. Nhiều gương mặt cam chịu và chờ đợi cảnh được khám xét.
Tôi cố gắng tìm lý do để biện minh cho việc làm kỳ quái đó, nhưng không thể.
Tôi rút ra kết luận: Nhiều người Việt không tin người Việt. Nhiều người Việt không hiểu rằng mình có quyền phải được người khác tôn trọng.
4. Chúng tôi ra về, nhưng vẫn ám ảnh câu hỏi: Vì sao người Việt không tin nhau? Phải chăng chúng ta đã quen sống trong một sự cảnh giác thường trực đến độ thành phản xạ có điều kiện?
Tôi bất giác nhớ đến mớ giấy tờ đỏ choét những con dấu công chứng sao y bản gốc. Tôi tự hỏi: Tôi và triệu người quanh tôi đã mất bao nhiêu thời gian cho những thứ này?
Tôi thở dài: càng nhiều dấu đỏ, càng ít niềm tin.
Tôi tự hỏi: Phải chăng đang có một cuộc “khủng hoảng niềm tin”?
Và khi nào thì người ta không tin nhau?
Rõ ràng là khi có sự dối trá. Người ta không tin nhau khi cần phòng tránh sự dối trá.
Vậy là đang có một sự dối trá phổ biến, đến mức một đoạn đường 2 mét và được kiểm soát chặt chẽ cũng trở nên đáng ngờ.
Và chúng ta đã mất biết bao nhiêu thời gian và nguồn lực để cảnh giác, phòng tránh, đương đầu với sự dối trá này?
Không ai thống kê định lượng, nhưng chắc hẳn là rất nhiều. Nhiều đến mức có thể làm cho đất nước ta kiệt quệ. Kiệt quệ vì luôn phải cảnh giác, đề phòng.
5. Việt Nam đang rất cần một sự quy tụ nguồn lực để phát triển. Nhưng quy tụ làm sao khi cả xã hội sống trong tâm trạng cảnh giác thường trực, lúc nào cũng nơm nớp đề phòng? Quy tụ làm sao khi sự giả dối đã trờ thành một lối sống của xã hội? Quy tụ làm sao khi niềm tin giữa người với người đã trở nên cạn kiệt?
Việt Nam đang rất cần hội nhập, rất cần làm bạn với thế giới bên ngoài. Nhưng hội nhập làm sao khi luôn nhìn thế giới bên ngoài với con mắt thù địch nghi ngờ? Làm bạn làm sao khi không có lòng tin vào đối tác của mình?
Đất nước đã thống nhất nhưng lòng người chưa thống nhất. Di sản của mấy mươi năm chiến tranh quá đỗi nặng nề. Trong này kinh tế khó khăn. Ngoài kia Biển Đông nổi sóng. Một cuộc hòa giải, để sau đó thực sự có một sự hòa hợp Nam Bắc, trong ngoài là cần thiết hơn bao giờ hết. Muốn vậy cần xóa bỏ mọi nghi kỵ lẫn nhau giữa mọi tầng lớp xã hội.
***
Nhiều học giả đã gọi niềm tin là một thành phần quan trọng của vốn xã hội. Khi niềm tin cạn thì vốn xã hội cũng cạn theo. Mà cạn vốn thì làm sao phát triển?

Tại sao những ca khúc trước 1975 được ưa chuộng? - Tác giả Bs Nguyễn Văn Tuấn

 

Hôm nọ, ông NPTrọng phàn nàn là Việt Nam không có những bài hát hay. Tôi thì nghĩ khác ổng, vì Việt Nam có những bài hát hay. Có thể ổng chưa nghe đó thôi. Chúng ta thử tìm về nhạc thời trước 1975 ở miền Nam xem, có nhiều bài hay lắm chứ, và vẫn còn lưu truyền cho đến ngày nay dù nó bị vùi dập nhiều lần ...
Câu hỏi đặt ra là tại sao những bài ca đã được sáng tác hơn nửa thế kỉ trước mà đến nay vẫn còn được giới thưởng ngoạn, từ bình dân đến lịch lãm, đều ưa thích. Tôi nghĩ đến 4 lí do và cũng là đặc điểm của những ca khúc trước 1975 ở miền Nam: tính nhân văn, tự do tư tưởng, tính phong phú, và giàu chất nghệ thuật.
Nhân văn
Thứ nhất là đậm chất nhân văn. Nếu nhìn lại những bài ca trước 1975 ở miền Nam và so sánh với những sáng tác ở miền Bắc, tôi nghĩ ít ai có thể bác bỏ tính nhân văn trong các sáng tác ở trong Nam. Khi nói "nhân văn", tôi không chỉ nói đến những sáng tác về thân phận con người, mà còn kể cả những sáng tác thuộc dòng nhạc lãng mạn, trữ tình, nói lên cảm xúc của con người trước thời cuộc.
Người ta thường phân nhóm những sáng tác của Trịnh Công Sơn thành hai nhóm tình yêu và thân phận, nhưng tôi nghĩ cách phân nhóm đó cũng có thể áp dụng cho nhiều nhạc sĩ khác như Từ Công Phụng chẳng hạn. Tình yêu không chỉ là tình yêu đôi lứa, mà còn tình yêu quê hương đất nước ("Tôi đi xem để thấy những gì yêu dấu Việt Nam") và giữa người với người "Tôi yêu bác nông phu đội sương nắng bên bờ ruộng sâu").
Thỉnh thoảng cũng có một vài bài có chất "máu" (như câu "nhưng thép súng đang còn say máu thù" trong bài "Lính xa nhà"), nhưng cho dù như thế thì câu kết vẫn có hậu "Hẹn em khi khắp trời nở đây hoa có tôi về". Có thể nói rằng cái đặc tính nhân văn và nhân bản của những ca khúc trước 1975 ở miền Nam là yếu tố mạnh nhất để phân biệt so với các ca khúc cùng thời ngoài Bắc vốn lúc nào cũng có nhiều mùi máu và súng đạn.
Nghệ thuật
Cái đặc điểm nổi bật thứ hai là tính nghệ thuật trong các ca khúc. Khi nói "nghệ thuật" tôi muốn nói đến những lời ca đẹp, giàu chất thơ, và những giai điệu đẹp. Những bài ca mà ngay cả từ cái tựa đề đã đẹp. Những Dấu tình sầu, Giáng ngọc, Mùa thu cho em, Nghìn trùng xa cách, Tuổi biết buồn, Thà như giọt mưa, Giọt mưa trên lá, Hạ trắng, Diễm xưa, Ướt mi, và biết bao tựa đề có ý thơ và sâu lắng như thế đã đi vào lòng người thưởng ngoạn.
Thử so sánh những tựa đề của các sáng tác cùng thời ngoài Bắc như Bài ca năm tấn, Em đi làm tín dụng, Chào anh giải phóng quân, chào mùa xuân đại thắng, Người mẹ miền Nam tay không thắng giặc, v.v. thì chúng ta dễ dàng nhận ra sự khác biệt.
Lời ca trong những ca khúc trước 1975 ở miền Nam cũng là những lời đẹp. Tôi thán phục những nhạc sĩ như Phạm Duy, Trầm Tử Thiêng, Hoài Linh [không phải anh hề], Từ Công Phụng, Vũ Thành An, Ngô Thuỵ Miên (và nhiều nữa) đã viết ra những lời ca đi vào lòng người. Không phải chỉ đơn giản nhân văn theo kiểu những ý tưởng trừu tượng trong sáng tác của Trịnh Công Sơn (ví dụ như "hạt bụi nào hoá kiếp thân tôi, để một mai tôi về làm cát bụi", hay "Ngày sau sỏi đá cũng cần có nhau"), nhưng có khi đi thẳng vào vấn đề như Phạm Duy ("tôi yêu tiếng nước tôi từ khi mới ra đời"). Còn nhiều nhiều bài đã đi vào lòng người qua những lời ca đẹp và giản dị: "Hôm xưa tay nắm tay nhau anh hỏi tôi rằng: 'Những gì trong đời ta ghi sâu vào tâm tư / Không tan theo cùng hư vô, không theo tháng năm phai mờ / Tình nào tha thiết anh ơi?". Có những lời ca mà tôi nghĩ giới trẻ ngày nay có thể mỉa mai cười khẩy nói sến, nhưng tuổi trẻ thì thường chưa đủ lớn để cảm những câu như "Phút ban đầu ấy / Thư xanh màu giấy viết nhưng chưa gởi e / Ngõ đi chung một lối / Đôi khi định nói với em một lời."
Không biết từ thuở nào mà tôi đã mê bài Trộm nhìn nhau và đã từng dự báo rằng bài này có ngày sẽ nổi tiếng. Thời đó, tôi mới về thăm nhà sau 20 năm xa cách, và nhìn người xưa, tôi thấy những câu "Ðôi khi trộm nhìn em / Xem dung nhan đó bây giờ ra sao / Em có còn đôi má đào như ngày nào" sao mà hay quá, hợp cảnh quá. Chỉ trộm nhìn thôi. Lời nhạc rất thơ. Mà, thật vậy, đa số những lời ca trong các sáng tác trước 1975 được viết ra như vẫn vần thơ hoặc phổ từ thơ. Người phổ thơ thành nhạc hay nhất là Nhạc sĩ Phạm Duy, được xem như là một "phù thuỷ âm nhạc". Chính vì thế mà âm nhạc trước 1975 có những lời ca sang trọng. Thời nay, trong môi trường những ca khúc dung tục, rất hiếm thấy những ca khúc có những lời ca đẹp như trước.
Lạ một điều là cũng là nhạc tuyên truyền (ở ngoài Bắc gọi vậy) hay nhạc tâm lí chiến (cách gọi trong Nam), nhưng những sáng tác trong Nam thì lại được người dân nhớ và xưng tụng. Sau cuộc chiến, những bài gọi là "nhạc đỏ", dù được sự ưu ái của nhà cầm quyền văn hoá, chẳng ai nhớ hay muốn nhớ đến chúng.
Ngược lại, những sáng tác về người lính ở trong Nam thời trước 1975 thì lại còn lưu truyền và nuôi dưỡng trong lòng dân, dù nhà cầm quyền ra sức cấm đoán! Ngay cả những người lính miền Bắc cũng thích những bài hát về lính của các nhạc sĩ trong Nam. Tại sao vậy? Tôi nghĩ tại vì tính nghệ thuật và nhân bản trong những sáng tác ở miền Nam. Người lính, cho dù là lính cộng sản hay cộng hoà, thì vẫn cảm được những câu "Con biết xuân này mẹ chờ tin con / Khi thấy mai đào nở vàng bên nương" hay "Thư của lính, ba lô làm bàn nên nét chữ không ngay". Những lời ca đó không có biên giới chính trị.
Tự do
Đặc điểm thứ ba là tự do. Dù có kiểm duyệt, nhưng nói chung các nghệ sĩ trước 1975 ở miền Nam có tự do sáng tác. Không ai cấm họ nói lên nỗi đau và những mất mát của chiến tranh. Không ai "đặt hàng" họ viết những bài ca tụng lãnh đạo như ngoài Bắc. Thật vậy, nhìn lại dòng nhạc thời đó, chẳng có một ca khúc nào ca tụng ông Nguyễn Văn Thiệu cả. Có một bài ca tụng ông Ngô Đình Diệm, nhưng cũng chẳng ai ca vì nó được dùng trong mấy rạp chiếu bóng là chính. Thay vì ca ngợi "lãnh tụ" dòng nhạc miền Nam ca ngợi con người và dân tộc, nhưng cũng đồng thời nói lên nỗi đau của chiến tranh.
Trịnh Công Sơn viết hẳn một loạt "Ca khúc Da Vàng" (mà hình như cho đến nay vẫn chưa được phép phổ biến). Trong thời chiến mà họ vẫn có thể phổ biến những sáng tác không có lợi cho chính quyền. Những ca khúc như "Dù anh trở về trên đôi nạng gỗ / Dù anh trở về bằng chiếc xe lăn" chắc chắn không có cơ may xuất hiện trong âm nhạc miền Bắc thời đó (và ngay cả sau này). Một trong những ca khúc nổi tiếng nhất trong thời chiến có lẽ là bài "Kỉ vật cho em" (phổ thơ của Linh Phương) với những lời ca ray rứt, bi thảm: "Anh trở lại có thể bằng chiến thắng Pleime / Hay Đức Cơ, Đồng Xoài, Bình Giã / Anh trở về anh trở về hàng cây nghiêng ngả / Anh trở về, có khi là hòm gỗ cài hoa / Anh trở về trên chiếc băng ca / Trên trực thăng sơn màu tang trắng." Nghe nói ca khúc này đã làm cho chính quyền VNCH rất khó chịu với nhạc sĩ.
Tiêu biểu cho tinh thần tự do sáng tác có lẽ là tự sự của Phạm Duy: "Tôi đưa ra một câu nói thôi: ‘Khóc cười theo mệnh nước nổi trôi’ đất nước bơ vơ, nó rối bù đi thì tôi phải khóc thôi. Lúc nào mà đoàn kết thì tôi cười theo. Khóc cười theo mệnh nước. Cái xã hội mình nó rối tung lên như vậy thì làm sao mà mình …. thành thử tôi nghĩ rằng vấn đề là … Các anh yêu tôi thì nói là tôi có sự nghiệp hơi đầy đủ, hơi lớn một tí đấy, nhưng mà riêng tôi thì tôi thấy cho đến giờ phút này thì tôi hoàn toàn thất bại. Bởi vì đất nước đã thống nhất rồi mà lòng người thì không thống nhất, thành thử đại khái nếu mà tôi có chết đi thì tôi hãy còn gần như là tôi không được thỏa mãn."
Cái tính tự do còn thể hiện qua một thực tế là chính quyền thời đó không cấm đoán việc phổ biến các nhạc sĩ còn ở ngoài Bắc. Những sáng tác của Văn Cao, Nguyễn Văn Tý, Đoàn Chuẩn - Từ Linh, v.v. đều được phổ biến thoải mái trong Nam. Ngay cả bài quốc ca mà chính quyền vẫn sử dụng bài "Tiếng gọi thanh niên" của Lưu Hữu Phước vốn là một người cộng sản. Ngược lại, nhà cầm quyền ngoài Bắc thì lại cấm, không cho phổ biến các sáng tác của các nhạc sĩ trong Nam hay đã vào Nam sinh sống.
Đa dạng
Đặc điểm thứ tư của âm nhạc ngày xưa là tính phong phú về chủ đề. Khác với nhạc ngoài Bắc cùng thời tất cả dồn cho tuyên truyền và kêu gọi chiến tranh, các sáng tác trong Nam không kêu gọi chiến tranh nhưng yêu thương kẻ thù. Nhạc thời đó đáp ứng cho mọi nhu cầu của giới bình dân đến người trí thức, từ người dân đến người lính, từ trẻ em đến người lớn quan tâm đến thời cuộc, từ tình yêu lãng mạn đến triết lí hiện sinh, từ tục ca đến đạo ca, từ nhạc trẻ đến nhạc "tiền chiến", từ nhạc tâm lí chiến (tuyên truyền) đến nhạc chống chiến tranh, nói chung là đủ cả. Không chỉ sáng tác bằng tiếng Việt mà còn trước tác hay dịch từ các ca khúc nổi tiếng ở nước ngoài để giới thiệu cho công chúng Việt Nam.
Tôi nghĩ 4 đặc điểm đó có thể giải thích tại sao những ca khúc dù đã sáng tác hơn nửa thế kỉ trước mà vẫn còn phổ biến và được yêu chuộng cho đến ngày nay. Mai kia mốt nọ, nếu có người viết lại lịch sử âm nhạc, tôi nghĩ họ sẽ ghi nhận những sáng tác thời trước 1975 ở miền Nam là một kho tàng vàng son của âm nhạc Việt Nam. Như là một qui luật, những bài hát tuyên truyền thô kệch và nhồi sọ, những bài ca sắt máu, những sáng tác kêu gọi giết chóc và hận thù sẽ bị đào thải, và thực tế đã chứng minh điều đó. Ngược lại, chỉ có những sáng tác đậm tính nhân văn, giàu nghệ thuật chất, và phong phú xuất phát từ tinh thần tự do thì mới tồn tại theo thời gian.

Thứ Tư, 1 tháng 12, 2021

Giải “Hoa hậu KHÔNG thân thiện” cho tiếng đàn diệt Mỹ - Tác giả Nguyễn Hữu Vinh

 

Sau những câu chuyện đình đám “phản văn hóa” ngay trước Hội nghị Văn hóa toàn quốc 2021, trong đó có vụ “quan hệ bất chính” chỉ một đêm của Bí thư đảng huyện đảo Cô tô, thật may, nỗi đau cho nền văn hóa nước nhà “đậm đà bản sắc dân tộc” đã được xoa dịu ít nhiều.

Đó là màn trình diễn tài năng của hoa hậu Việt Nam Đỗ Thị Hà, được quảng bá ra khắp thế giới trong cuộc thi Miss World, tại Puerto Rico, một vùng quốc hải thuộc Mỹ.

*

Diễn biến cuộc thi

 Sau phần trình diễn điệu nghệ với cây đàn T’rưng,

  • Ban giám khảo đặt câu hỏi: tên bản nhạc là “Cô gái vót chông”, vậy xin bạn cho khán giả biết “chông” là gì, để làm gì?
  • Hoa hậu trả lời bằng tiếng Anh trôi chảy: chông vót từ cây tre ra. Thời kháng chiến chống … Mỹ, người dân dùng chông cắm dưới hầm ngụy trang. Bọn … giặc Mỹ dẫm phải, sụp xuống, ộc máu, … lòi … ruột chết tươi …

Ban giám khảo trợn tròn mắt há hốc miệng, cả khán phòng im phăng phắcLát sau,

  • Một giám khảo (nghẹn ngào) hỏi thêm: bản nhạc có lời không, nếu có xin cho biết vài đoạn để minh họa cho phần giải thích của bạn.
  • Hoa hậu (làu làu): dạ, có câu “Mỗi mũi chông nhọn hoắt căm thù/ Xiên thây quân cướp nào vô đây /Còn giặc Mỹ cọp beo, khi còn giặc Mỹ cọp beo”.
  • Hỏi: vậy bạn có rung cảm với lời bài hát khi trình diễn bản nhạc không?
  • Hoa hậu (cười độ lượng): tất nhiên là có chứ ạ. Không chỉ rung cảm, mà tôi còn ghi lòng tạc dạ, ngấm sâu vào tận huyết quản tinh thần của bài hát nữa.

Tranh cãi

Ban giám khảo bị chia rẽ trong đánh giá phần trình diễn.

Đại diện Việt Nam, Cuba, Trung Quốc đánh giá cao không những tài năng đánh đàn mà cả tầm tư tưởng của hoa hậu qua bản nhạc; là đúng với đường lối “ngoại giao nhân dân” của Đảng, Nhà nước.

Cô hiểu và tự hào lịch sử bi hùng của dân tộc mình, nhưng vẫn “mềm hóa” nó khi đem ra trình diễn ngay trên đất của một cựu thù, vừa tỏ ra thân thiện (bằng động tác duyên dáng, không có lời bài hát), nhưng vẫn vừa nghiêm khắc nhắc nhở chớ lặp lại quá khứ.

Có nghĩa cô không phải là một người đẹp vô chính trị kiểu ma-nơ-canh.

Việc khơi ra nội dung căm hờn, sắt máu của lời ca là “lỗi” của Ban giám khảo, song Hoa hậu VN đã rất thông minh và có bản lĩnh, chính kiến qua phần trả lời.

Đại diện các nước dân chủ tư bản cho đó là hiện thân của một chế độ không chịu khép lại quá khứ vốn có thể là sai lầm, có thể là đáng tiếc. Không những vậy, mà nó còn luôn thể hiện bản chất hai mặt, miệng nói xảo ngôn nhưng hành động thì ngược lại.

Nhờ có câu hỏi thêm của Ban giám khảo về phần lời bài hát mà Hoa hậu VN đã nói ra ý thức của mình khi trình diễn bản nhạc, là rung cảm với thái độ thù địch đến trơ tráo, ngay trên đất nước mà nay đã thực sự khép lại quá khứ và đang giúp đỡ nước mình hàng chục triệu liều vaccine trong đại dịch và còn nhiều nhiều nữa.

Đặc biệt, đại diện giám khảo của Mỹ còn nói thêm là với một chế độ cộng sản như VN, việc chuẩn bị cho hoa hậu đi thi quốc tế đều phải được cơ quan Đảng, Nhà nước soi xét nội dung qua những quy định bất thành văn. Như vậy, việc chọn sử dụng bài hát này chính là ý muốn gửi đi thông điệp chính trị tinh tế về lựa chọn “bạn”, “thù” trong bao nhiêu năm nay. Hiện tượng bao lâu nay vẫn tuyên truyền về “tội ác đế quốc Mỹ”, trong khi lờ đi tội ác của bành trướng Trung Quốc là minh chứng rất rõ cho đánh giá này.

Kết quả

Cuối cùng, đã có một quyết định làm tạm vừa lòng cả hai phe, chấm dứt cuộc tranh cãi bất tận nặng mùi chính trị.

Hoa hậu VN được giải Hoa hậu tài năng, đi liền một giải đặc cách - “Hoa hậu KHÔNG thân thiện”.  

Đáng tiếc, ngay sau cuộc thi, cô liền bị cư dân mạng “ném đá” tơi bời, phải đóng trang Facebook cá nhân, vì đã chấp nhận cái giải thưởng kép đó.

*

Ghi chú

Rất mong rằng phần tường thuật trên cũng chỉ là giả định và không thành hiện thực

"Lúa" và "phèn", Đỗ Thị Hà e khó vào top Miss World 2021 - Tác giả Tuệ Nhi

 

Visual rạng rỡ, đôi chân dài 1m1 cũng không thể đỡ nổi cách tạo dáng 'mãi chưa hết phèn', gu thời trang mang 'màu sắc hội chợ' của Đỗ Thị Hà tại Miss World 2021.

Kể từ khi được công bố là người đẹp Việt Nam dự thi Miss World 2021, mọi nhất cử nhất động của Đỗ Thị Hà đều được công chúng quan tâm. Và "nàng hậu xứ Thanh" cũng cho thấy sự nỗ lực, quyết tâm chinh phục đấu trường nhan sắc thế giới từ trau dồi tri thức, kỹ năng đến cải thiện hình ảnh bản thân. 

Tuy nhiên, thông qua những hình ảnh cập nhật từ cuộc thi, fan sắc đẹp Việt không khỏi lo lắng rằng, Đỗ Thị Hà khó lòng "vào top" Miss World khi mà từ phong cách đến gu thời trang của nàng hậu bị rập khuôn, đơn điệu đến nhàm chán. Nhiều ý kiến cho rằng so với hình ảnh thời mới đăng quang, nàng hậu xứ Thanh vẫn "chưa hết phèn". 

Dù mang đến 200kg hành lý đến Miss World nhưng các thiết kế trang phục của Đỗ Thị Hà chỉ để lại cảm nhận màu mè, sến sẩm và có phần quê mùa từ kiểu dáng đến cách mix-match.

Kể từ khi lên đường sang Puerto Rico và chính thức bước vào hành trình chinh phục vương miện sắc đẹp đắt giá nhất hành tinh, nàng hậu 2K1 đã thể hiện sự cố gắng hòa nhập, kỹ năng giao tiếp để ghi điểm trong mắt bạn bè quốc tế. 

Không thể phủ nhận nhan sắc rạng rỡ, làn da trắng sứ và đôi chân dài 1m1 giúp Đỗ Thị Hà nổi bật trong dàn người đẹp ở Miss World. Nhưng bấy nhiêu e rằng vẫn chưa đủ. 

Thành tích đầu tiên và duy nhất sau 10 ngày hoạt động của Đỗ Thị Hà  Miss World là lọt Top 27 Tài năng bằng phần trình diễn đánh đàn T'rưng. Tuy nhiên, sau phần thể hiện tài đánh đàn T'rưng qua giai điệu Cô gái vót chông cùng trang phục Nhuỵ Kiều tướng quân của Đỗ Thị Hà lại gây nhiều ý kiến trái chiều từ dư luận trong và ngoài nước.

Nếu như trước đây Đỗ Thị Hà từng được xếp ở nhóm có khả năng "vào top" thông qua những bức hình được chăm chút từng centimet thì càng về sau, phong cách nhạt nhòa trộn lẫn "lúa" và "phèn" cũng như sự thiếu nổi bật trong trình diễn đã khiến nàng hậu 2K1 tụt hạng thấy rõ trên bản đồ nhan sắc của Miss World. 


Phỏng Vấn Lê Duy, Chồng Của Huỳnh Thục Vy





Nguyễn Thành Vân hát Vang Vang Trời Vào Xuân (trích đoạn) - Nhạc: Cung Tiến & Thơ: Thanh Tâm Tuyền (Phiên bản II)





Bàn về chữ Lễ 禮 - Tác giả Lm Trần Quốc Anh

 



Người Việt chịu ảnh hưởng Nho giáo nên hay nhắc đến Ngũ đức: nhân 仁 nghĩa 義 lễ 禮 trí 智 tín 信. Mấy hôm nay có nhiều bàn cãi trên mạng và báo chí về chữ lễ trong câu tiên học lễ hậu học văn 先學禮後學文.
Có người cho rằng lễ là khuôn phép, phục tòng kiểu phong kiến, cần phải bỏ đi cho xã hội được tiến bộ. Nếu hiểu như thế thì hơi tội nghiệp cho chữ lễ.
Thời nhà Chu, người Trung Hoa cổ đại dùng lễ nhạc 禮樂 để nói về nghi thức cúng tế. Cả lễ lẫn nhạc đều có quy luật chặt chẽ để việc cúng tế được diễn ra nhịp nhàng hoà điệu. Dần dần lễ nhạc được hiểu theo nghĩa bóng là nghi thức, là quy tắc ứng xử cho nhịp nhàng.
Đến thời của thầy Khổng Khâu thì ông cho rằng sở dĩ thiên hạ loạn lạc vì không có mấy ai hiểu lễ nhạc, cho nên cần phải phục hồi Chu lễ (lễ chế của nhà Chu). Thầy Khổng luôn nhấn mạnh đến nhân nghĩa là nền tảng của đạo đức, của việc tu thân. Nhưng nhân nghĩa phải được biểu lộ qua hành vi bên ngoài mà thầy gọi là lễ.
Trong sách Luận ngữ, chương Học nhi có chép:
子曰:弟子入則孝,出則弟,謹而信,汎愛眾而親 仁。行有餘力,則以學文。Tử viết: “Đệ tử nhập tắc hiếu, xuất tắc đễ, cẩn nhi tín, phiếm ái chúng nhi thân nhân. Hành hữu dư lực, tắc dĩ học văn.”
Khổng tử nói: “[Là phận] con em, trong [nhà] thì hiếu thảo [với cha mẹ], ra ngoài thì thuận thảo [với người lớn hơn], cẩn thận mà giữ niềm tin, rộng yêu mọi người mà gần gũi người nhân đức. Làm xong [những điều đó] mà còn thừa sức, thì hãy học chữ nghĩa.
Vậy theo thầy Khổng thì chuyện trau dồi đức hạnh, học làm người mới là chính. Rồi sau đó mới học chữ nghĩa để có kiến thức, lập nghiệp mưu sinh.
Lễ được hiểu là cách ứng xử hợp thời, đúng đắn với vai trò trong xã hội. Vua tôi thì có lễ của quân thần, quân minh thần trung 君明臣忠(vua sáng suốt, bầy tôi trung thành). Cha con thì có lễ của phụ tử, phụ từ tử hiếu 父慈子孝 (cha nhân từ, con hiếu thảo).
Lễ là đầu mối để gìn giữ Tam cương Ngũ thường. Mọi quan hệ xã hội đều có hai chiều, chứ không phải kiểu “quân xử thần tử thần bất tử bất trung” (vua muốn bề tôi chết, mà bề tôi không đi chết thì chẳng trung thành). Đó là một cái nhìn lệch lạc và bóp méo quan điểm của thầy Khổng, thầy Mạnh.
Lễ là yếu tố quan trọng trong việc đào tạo nhân cách. Làm người cần biết học cách ứng xử với người trên kẻ dưới, vì theo quan niệm của Nho gia, mỗi người cần hành xử theo đúng bậc sống của mình. Vua cư xử phải ra vua, bề tôi ra bề tôi, cha mẹ ra cha mẹ, con cái ra con cái theo chính danh 正名 của mình kẻo thượng bất chính hạ tắc loạn (bề trên không cư xử đúng đắn thì bề dưới tất sẽ làm loạn).
Ở Âu Mỹ, người ta không nói đến lễ, đến Tam cương Ngũ thường, nhưng ngay từ nhỏ trẻ em được giáo dục nhân cách để biết tôn trọng người khác, biết hành xử hợp với đạo lý: có lòng thương người (humanness), giữ bổn phận (dutifulness), lễ phép (propriety), biết suy nghĩ (thoughfulness), tin cậy được (trustworthiness). Đó chẳng phải là Ngũ đức hay sao?
Vậy nếu có ai đòi bỏ “tiên học lễ” vì cho rằng lễ lạc hậu thì không hiểu nội hàm của chữ này mà chỉ lập lại như vẹt.
—-
Ảnh: Thông loại khóa trình số 1, năm 1888, của thầy Trương Vĩnh Ký có đoạn: “Phép học là trước học lễ sau học văn; được cả hai ấy mới ra con nhà gia giáo, biết phép tắc, lễ nghi, cang thường, luân lý, biết chữ nghĩa văn chương, kinh sử truyện tích cổ kim ấy là đấng đợt con người tử tế”.
(Ảnh lấy lại trên báo Thanh Niên 28-11-2011)
++++
Bổ sung: 30-11-2021
Theo nghiên cứu của Nguyễn Đình Hưng thì trong sách ấu học "Khải đồng thuyết ước" (啟童說約) của cụ Phạm Vọng, viết năm 1853, thời vua Tự Đức có tóm tắt tư tưởng “tiên lễ hậu văn” như sau:
“Đạo hữu phí ẩn. Nhập hiếu xuất đễ. Ái chúng thân nhân. Hành hữu dư lực. Tắc dĩ học văn. Cách vật trí tri. Chính tâm thành ý. Thân kí dĩ tu. Suy chi tề trị” 道有費隱。入孝出悌。愛眾親仁。行有餘力。則以學文。格物致知。正心成意。身既已修。推而齊治 (Đạo có phí có ẩn. Vào hiếu ra đễ. Yêu khắp chúng mà thân người nhân. Làm mà còn dư sức. Rồi mới học văn. Cách vật trí tri. Chính tâm thành ý. Thân đã tu rồi. Thì suy đến tề trị.)
“Tiên lễ hậu văn. Xuất đễ nhập hiếu. Cửu tộc ngũ phục. Ngũ thường ngũ luân. Tam phụ bát mẫu. Đương biện sơ thân” 先禮後文。出悌入孝。九族五服。五常五倫。三父八母。當辨初親 (Trước là lễ sau đến văn. Ra thì đễ vào thì hiếu. Chín họ, năm loại tang phục. Ngũ thường ngũ luân. Ba cha tám mẹ. Nên xét rõ sơ thân).

Thứ Ba, 30 tháng 11, 2021

Mỹ không mời Việt Nam dự Thượng đỉnh Dân chủ





Tái tục đàm phán vực dậy thoả thuận hạt nhân Iran





Mỹ và đồng minh hoàn tất 10 ngày tập trận ở châu Á





Thí sinh Hoa hậu Hoàn Vũ thăm thành cổ Jerusalem





Ukraine diễn tập đối phó với di dân, củng cố biên giới





Thái Lan: Lễ hội 'Buffet cho khỉ' tại tỉnh Lopburi





Với biến thể Omicron, đại dịch Covid-19 lại buộc một phần thế giới đóng cửa trở lại





Joséphine Baker : Phụ nữ da màu đầu tiên được vinh danh tại điện Panthéon của Pháp





Biến thể Omicron thực sự nguy hiểm đến mức nào ?





Vụ Bành Súy : Ủy Ban Olympic Quốc Tế có còn giữ được tính trung lập ?





Quan hệ Tàu cộng - Châu Phi: Kỳ vọng biến thành ảo vọng





Giới kiến trúc sư lại phản đối dự án khách sạn trên Đồi Dinh, Đà Lạt





Tàu cộng và Châu Phi, tuần trăng mật đã qua





Dầu hỏa, tiền và vũ khí trong quan hệ Qatar với Mỹ và Tàu cộng





Covid-19 : Biến thể Omicron đại náo cả thế giới





Tên lửa chống vệ tinh : Điểm cốt lõi trong học thuyết quân sự Nga





Việt Nam liên tục phát hiện các ca tử vong sau tiêm vắc-xin ngừa COVID-19





Thế giới lo ngại chủng biến thể Omicron lây lan mạnh





Lãnh đạo VN đã đạt “Chuẩn mực văn hoá”?





Thái Lan tổ chức hội trái cây cho khỉ





Trại giam Xuân Lộc: Tù nhân chính trị biểu tình vì bị nhốt trong buồng giam 24/7





Lao động Việt bị lừa sang Serbia làm cho công ty Tàu cộng





Đồng Nai: Dân tố bị công an đánh đập dã man sau khi báo án





ExxonMobil chưa đưa ra kết luận cuối cùng về hoạt động tại mỏ Cá Voi Xanh





F0 tăng, học sinh lo “lại học online”





Những điều biết đến nay về biến thể Omicron





Tháng 11 của các linh hồn: thăm viếng Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa





Thứ Hai, 29 tháng 11, 2021

Thương Tiếc Một Con Đường... - Tác giả Nguyễn Đông Thức

 

Chiều qua tôi đã ráng chạy một vòng qua con đường kỷ niệm suốt thời trung học của mình, dù biết sẽ rất đau lòng. Đau lòng, nhưng vẫn phải nhìn, kiểu như phải đi đám tang một người bạn thân vậy. Con đường mà suốt 7 năm trời, trừ Chủ nhựt và ngày lễ, ngày nào tôi cũng phải đi qua để đến trường. Một con đường nhỏ nhưng mát rượi với hai hàng cây dầu và me cao, xanh mát. Tới mùa, những trái dầu thi nhau rụng sau từng cơn gió, quay tít trên không trước khi nhẹ nhàng đáp xuống đường. Có khi là vào những chiếc giỏ xe phía trước chiếc PC, Yamaha Dame của các cô bạn trường hàng xóm... làm các gương mặt con gái xinh đẹp càng sáng lên một niềm vui nhẹ nhàng.

Vâng, tôi là học sinh trường nam trung học công lập Võ Trường Toản, bên cạnh trường nữ trung học công lập Trưng Vương. Và con đường hai ngôi trường này nằm trên chính là đường Nguyễn Bỉnh Khiêm. Một trong những con đường đẹp và xưa nhứt của Sài Gòn.

Thời Pháp thuộc, con đường chạy dọc rạch Thị Nghè này được mang số 2, đủ biết xưa cỡ nào (số 1 chắc đường Lê Duẩn bây giờ?). Từ ngày 2-6-1871, đường được đặt tên là đường Tây Ninh. Năm 1897, đổi là đường Rousseau. Ngày 21-4-1936, cắt đoạn đầu thành đường riêng và đặt tên đường Docteur Angier. Từ ngày 23-1-1943, hai đoạn nhập một và gọi chung là đường Angier. Ngày 22-3-1955, chính quyền Sài Gòn đổi là đường Nguyễn Bỉnh Khiêm. Sau 1975, tên này may mắn được giữ luôn cho tới nay chớ không bị đổi thành Mai Thị Lựu, Huỳnh Văn Bánh, Nguyễn Văn Đậu, Bành Văn Trân... không ai biết là ai.

Con đường này, với đoạn nối từ Thống Nhứt (Lê Duẩn) đến Lê Thánh Tôn (Nguyễn Hữu Cảnh) có thể nói là con đường yên tĩnh, xanh mát bực nhứt của Sài Gòn. Đoạn đường này cũng đã góp nên lời nhạc cho ca khúc “Con đường tình ta đi” của nhạc sĩ Phạm Duy: “Lá đổ để đưa đường hỡi người tình Trưng Vương…”.

Hầu như anh nam sinh đệ nhị đệ nhứt (lớp 11,12) nào của VTT cũng phải mê một cô nữ sinh Trưng Vương nào đó, dù khả năng cua được cô làm bạn gái của mình khó như hái sao trời. Bởi các cô cùng cỡ lớp thì dễ gì để mắt tới đám con trai mới lớn mặt còn đầy mụn. Đoạn đường ấy giờ tan học còn tấp nập những Vespa, Lambretta, Honda S90 của các anh sinh viên y khoa, bách khoa, phi công, sĩ quan hải quân... lượn lờ đưa đón người yêu. Những cây si VTT chỉ biết đứng ở những gốc me gốc dầu giương mắt ngó và mơ. Có gan lắm thì đạp xe theo làm cái đuôi đưa nàng về nhà, cầu mong xe nàng sút sên hay bể bánh để có dịp làm người hùng. Có lần tôi đã kể, trong một lần đạp xe theo như vậy, tới ngã tư đèn đỏ, cô Bắc kỳ nho nhỏ đã quay đầu lại nói với tôi đủ cho 8 người chung quanh nghe: “Em còn nhỏ lắm, đua đòi chạy theo chị làm gì?”. Kệ, những gốc cây cao vẫn là nơi dựa lưng ngắm gái Trưng Vương của các chàng nam sinh mặt mụn. Lâu lâu cũng có chàng trúng số, quen được một em. Và NBK đã là “Con đường của đôi mình, ôi chuyện tình thư sinh...”.

Và hôm nay những gốc cây ấy đã bị đốn hạ! Cũng có lý do là trong cơn mưa chiều ngày 9-10 đã có một cây dầu bật gốc ngã vào Thảo Cầm Viên Sài Gòn làm khoảng 3m tường sập và gây hư hỏng chuồng rái cá. Thế là lập tức người ta lên ngay kế hoạch chặt hàng loạt cây và bắt đầu từ ngày 26-11 vừa qua. Trong suốt hơn tháng rưỡi đó chẳng có thêm cây nào đổ.

Dẫu biết Saigon đã chết hơn 46 năm rồi, nhưng cứ mỗi lần thành phố này mất đi những gì đẹp đẽ quý báu lâu đời, những người Saigon cũ cứ thấy nhói đau trong lòng!

Thương xá Tax, passage Eden người ta còn đập bỏ, lư hương Đức Thánh Trần người ta còn đem dẹp, hàng cây trên đường Cường Để người ta còn chặt sạch, thì có nghĩa lý gì mấy cây dầu!

Nhà Từ Đường - Tác giả Nguyễn Xuân Hoàng


Tôi trở về Nhà Từ Đường sau 15 năm đi xa. Thật ra con số 15 năm là không đúng. Nó chỉ đúng tính theo ngày tôi bỏ nước ra đi, chứ không đúng tính từ ngày tôi trở lại Nhà. Hồi còn ở trong nước chẳng mấy khi tôi lên ngôi Nhà Chung này. Tôi thấy mình lúc nào cũng bị cái hiện tại lôi cuốn theo như một hạt bụi giữa cơn lốc. Học hành, thi cử, bạn bè, nghề nghiệp, chiến tranh, tình yêu.... Hết Đà Lạt rồi Sài Gòn. Giữa hai thành phố ấy còn có Huế, Cần Thơ, Mỹ Tho, Rạch Giá, U Minh, Cái Sắn...Trong cái mớ chằng chịt về con người và địa danh ấy, tôi thấy mình như một người bị quấn cuốn giữa những chiếc vòi của con bạch tuộc.

A, anh hỏi tôi chuyện chiến tranh hả? Chiến tranh? Ừ, thời của tôi ai mà chẳng bị chiến tranh chi phối. Tuổi tôi chỉ là tuổi bản lề, thời của ông anh tôi là một cuộc chiến, và thời kề cận tôi là tiếp tục một cuộc chiến sắp tàn. Tuổi trẻ tôi cũng thở cái không khí sặc sụa mùi tử khí. May sao, thế hệ kế đó vừa mặc bộ treillis vào người thì chiến tranh cũng vừa kịp kết thúc. Anh nói anh không biết chiến tranh hả? Năm nay anh bao nhiêu rồi? Mới hai mươi bảy à? Phải. Anh nói anh mới hai mươi bảy, có nghĩa là anh quá trẻ để biết cuộc chiến Việt Nam.
Anh nói lúc mẹ bế anh xuống tàu ở Bến Chương Dương trong một ngày Tháng Tư 1975, anh chưa đầy tháng tuổi phải không? Ừ. Tuổi ấy thì biết gì? Nhưng anh có biết là anh đã chào đời trong những giây phút của một cuộc chiến sắp tàn - chứ vẫn chưa tàn không? Anh có biết là mẹ anh bế anh chạy trong khi ven đô súng còn nổ và cả thành phố Sài Gòn chìm trong cơn hỗn loạn không? Còn bây giờ? Trên cái đất nước tưởng là yên ổn này, hải đảo của hòa bình, thiên đàng của hoan lạc, có thật là chúng ta đang đứng bên ngoài cuộc chiến không? Sau cái vụ 911, nước Mỹ có thật sự bình yên không? Còn tình hình Trung Đông hiện nay, vùng đất ngày nào cũng khét lẹt thuốc súng, ngày nào cũng có khủng bố và người chết. Và Iraq? Và bán đảo Triều Tiên? Và trước đó không lâu là Afghanistan. Liệu nước Mỹ có tấn công Iraq không? Liệu nước Mỹ có còn bị khủng bố chơi những đòn nặng như vụ Tháp đôi ở New York nữa hay không? Và liệu rồi đây con cái của anh có phải ra trận không?
Chiến tranh là ngu dốt. Nhưng liệu khi người ta muốn hòa bình thì có hòa bình được không?
Có lẽ, không một người Việt Nam nào không có kinh nghiệm về chiến tranh. Sài Gòn hay Hà Nội có chiến tranh theo cách riêng của nó. Những cuộc xuống đường. Những trái hỏa châu chiếu sáng khu ngoại ô hằng đêm. Lựu đạn cay trên đường phố. Mìn nổ ở một quán ăn. Bom phá sập một cao ốc. Và Hà Nội những ngày hoảng hốt vì bom Mỹ. Những lo sợ của người dân trước cuộc chiến leo thang. Đường mòn Hồ Chí Minh. Đường Trường Sơn "ào ào lá đổ"... Đâu cần phải nhích chân ra khỏi vòng đai thành phố người ta mới biết được thế nào là khói lửa và súng đạn.
Mới năm tuổi, tôi đã biết thế nào là chiến tranh. Những người lính Nhật đã trói Cha tôi bắt ông đi đâu. Má tôi bồng em tôi đi tìm chồng. Anh tôi đã vào rừng đi kháng chiến. Tôi đi suốt từ căn nhà này đến căn nhà khác gõ cửa tìm mẹ và xin ăn. Đôi khi người ta cho ăn [đôi khi người ta đuổi đi] ... Mỗi ngày tôi đi xa vào các làng quê. Tôi có khóc nhiều không lúc đó? Chiến tranh chỉ có chết chóc và đói khổ. Người ta đói khổ đã nhiều, người ta không muốn gánh thêm một miệng ăn và nổi khổ nào nữa, dù rất nhỏ. Tôi đi mãi, từ nhà này sang nhà khác, từ làng này sang làng khác.
Trong một cuộc hành quân của lính Pháp, một người lính già Lê Dương nhặt được tôi ngoài ruộng mang về nuôi. Đó là thời gian tôi có những phút giây gần với súng đạn và cận kề chết chóc hơn, bởi vì cha nuôi tôi - mà tôi gọi là papa Chopin - là một sĩ quan phụ trách vũ khí và cả bataillon luôn luôn di động. Cho đến ngày ông chết trong một trận phục kích, tôi lại bơ vơ. May sao, một người thông ngôn giúp tôi tìm lại được gia đình. Một cuộc trùng phùng đầy nước mắt. Má tôi ôm tôi khóc rấm rức. "Má tưởng không bao giờ gặp lại con." Mái tóc bà có những sợi bạc. Hai gò má hóp. Hai đứa em gái tôi ngồi hai bên cũng khóc. Sao hồi đó tôi không khóc, tôi nhớ như vậy! Đôi mắt má tôi luôn nheo lại, như lúc nào cũng cười, nhưng là một nụ cười buồn bã, và cái dáng đi của má sao mà tất bật, vất vả. Quê má tôi xa hơn quê cha tôi nhiều. Đó là khoảng cách của hai thành phố. Hai ngọn đèo. Hai dân tộc.
Tại sao hai dân tộc? Dì tôi - bà chị của má tôi - như những người Hoa trong vùng cắt tóc bôm-bê - nói tiếng Hoa và ở trong ngôi nhà gạch rộng thuộc loại dư ăn thừa để trong cái thị trấn heo hút nghèo nàn. Anh Bảy, con dì tôi, cao lớn khỏe mạnh, tóc quăn, có một chiếc răng vàng, làm chủ một tiệm chạp phô, nói tiếng Việt bằng cái giọng lơ lớ. Thỉnh thoảng, tôi nghe anh nói tiếng Hoa với má tôi, thứ tiếng mà bà không bao giờ nói với các con một lần nào.
Tôi trở về gặp mẹ, nhưng không gặp Cha. Cha tôi ở đâu? Bà nói suốt mấy năm nay, ông đã đi tìm tôi và giờ đây, ông đang ở trong một căn chòi dưới chân Hòn Lớn, một ngọn núi khá cao, cách xa nhà cả một ngày đường. Anh tôi thời đó như những thanh niên cùng lứa tuổi đã vào chiến khu chống Pháp. Và mãi đến khi ông Ngô Đình Diệm lên làm Tổng thống cha tôi mới trở về. Anh tôi đi Thủ Đức. Nhiều năm sau tôi rời Nha Trang vào Sài Gòn học tiếp... Chiến tranh có lúc như lắng xuống, nhưng có lúc ồ ạt... Chiến tranh là không khí của thành phố, chiến trận là không khí của thôn quê. Bạn tôi, nhiều đứa hôm trước còn ngồi với tôi nói nói cười cười, tháng sau, tuần sau, hôm sau đã không còn thấy mặt nữa, không bao giờ trở về nữa.
Trở về Việt Nam sau 15 năm, tôi quyết định trở lại nhà Từ Đường. Tại sao à? Bởi vì giờ đây, mộ Cha tôi, và mộ Anh tôi đã dời về đó. Hai ngôi mộ song đôi, nằm giữa một vườn cây xanh lá. Trong một buổi sáng tháng Tám nắng vừa lên, tôi ngồi bên mộ Cha và Anh, nghe tiếng chim hót trong bụi cây, tưởng như thấy lại khuôn mặt khắc khổ của Cha, cái vẻ lặng lẽ lầm lì suốt ngày không nói một lời của ông. Và khi ông phải nói, tôi nghe rõ cái âm thanh sấm sét mang theo hơi rượu nồng nặc từ miệng ông phả ra trong cơn bùng nổ của một hỏa diệm sơn. Tôi cũng thấy lại anh tôi, người đàn ông to lớn, khỏe mạnh, cười to, ăn mạnh, nói lớn, lúc nào cũng giam chật trong bộ quần áo trận. Một người đàn ông khỏe mạnh và quyết liệt, nhưng cũng tình cảm và lãng mạn biết là chừng nào. Anh yêu những người lính của anh như anh yêu gia đình mình. Và anh yêu những người nghèo khổ khốn cùng như anh yêu chính bản thân anh. Tôi chưa thấy ai có một trái tim phóng khoáng và quảng đại như anh. Ba đứa em của anh, không một đứa nào có được một chút lòng quảng đại và tính lãng mạn của anh.
Mộ Anh nằm cạnh mộ Cha, dưới bóng mát những tàng cây chôm chôm. Đứa con trai lớn của anh từ trại tù cải tạo về, được nhà nước báo cho biết khu nghĩa trang trên lưng một ngọn đồi gần đèo Rù Rì phải giải tỏa, đã mang hài cốt ba cháu về chôn cạnh mộ ông nội trong vườn Nhà Từ Đường. Còn hài cốt má, vốn được chôn cất cạnh bên đứa con trai, sau cùng theo ý nguyện của bà phải đưa về quê ngoại để nằm bên cạnh những người chị em của bà. Khi sống Cha và Má tôi là hai người khắc khẩu, và lúc ra đi, mỗi người trở lại với nơi chốn riêng tư của mình.
Sau 15 năm trở lại ngôi Nhà Từ Đường, thăm lại mộ Cha và mộ Anh, tôi mới nhìn ra cái ngôi nhà đầy ánh nắng, lúc nào cũng ấm tiếng cười kia nay sao mà lạnh lẽo!
Chiến tranh đâu còn nữa. Nhưng cái gì làm cho ngôi nhà kia âm u, khu vườn cây ăn trái kia trở nên buồn bã?
Ngôi Nhà Từ Đường ấy, mặc dù vẫn còn cái sân tráng xi măng nằm dưới dàn cây thanh long, và vườn sau nhà là những cây mãng cầu Xiêm, cam và bưởi, tôi nhìn thấy nó đang xuống cấp. Cái vẻ lạnh lùng và ảm đạm của ngôi nhà quạnh hiu không còn chút sức sống như thân thể của một người già máu đã rút dần ra khỏi thân xác, chờ ngày chia tay...
Ông chú bà thím tôi cũng đã ra đi. Những người con của chú thím cũng đã người ở Úc, người ở Pháp. Ngôi nhà bây giờ trao lại cho hai vợ chồng người cháu gái, người phụ nữ trẻ đứng trước mặt tôi phải nhắc mãi tôi mới nhớ ra ngày xưa chị chính là con bé tóc ngắn, mặt mũi trắng trẻo xinh đẹp đứng thập thò bên chại nước mưa hái cho tôi những chùm chôm chôm.
Chiến tranh Việt Nam đã qua rồi. [Qua thật chưa?] Cha tôi nếu còn sống, chắc thuốc lá và rượu cũng sẽ giết ông. Và anh tôi, một người cương trực, ghét sự ác, yêu cái thiện, người tranh đấu không hề mỏi mệt cho những bất công xã hội. Và một con người như thế vốn là một sinh vật hiếm hoi trong thế giới loài người.
Này anh bạn, anh có bao giờ nhìn thấy cảnh một chiếc xe nước to tưới cho cả một cánh đồng chưa? Chưa bao giờ thấy à? Nếu anh có dịp xem phim Chúng Tôi Muốn Sống anh sẽ thấy xe nước đó. Nó nằm trên thửa ruộng thuộc Nhà Từ Đường của dòng họ nhà tôi.
Từ thành phố Nha Trang, muốn lên Nhà Từ Đường của họ nhà tôi nếu đi xe đò, cũng phải mất cả tiếng đồng hồ. Xe bỏ anh ở một góc đường đầy ổ gà và bụi. Anh phải xuống xe đi bộ một quãng nữa. Băng qua những bờ ruộng và sau cùng là một con đường mòn nhỏ giữa những hàng rào những bụi cây. Tốt nhất là anh nên đi xe gắn máy hay xe đạp.
Hồi trước, người trông coi Nhà Từ Đường là chú thím tôi. Ông là một người đàn ông nho nhả, khuôn mặt trắng hồng, môi đỏ, dáng dấp nhẹ nhàng như một thầy đồ; còn bà thím tôi là một phụ nữ cao lớn, da ngâm đen, khuôn mặt có những nét thô cứng. Bà có vẻ khó tính, nhưng là một phụ nữ tốt bụng và quán xuyến. Tôi có cảm tưởng tất cả chuyện trong nhà ngoài ngõ đều do một bàn tay bà. Ngôi Nhà Từ Đường ba gian. Những cây cột to lên nước đen bóng. Mái ngói đỏ, cửa lớn rộng, chạm trỗ những hoa văn kỳ lạ. Có lần chú bảo tôi, lẽ ra cha mày phải là người trông coi Nhà Từ Đường, nhưng ổng đã không làm công việc đó. Chú không nói cha tôi bỏ làng ra đi từ hồi nào? Ông giang hồ bốn phương tám hướng, trong làng từ lâu không ai nghe tên ông. Ông quen má tôi và cưới bà trong trường hợp nào, và tại sao ông không đưa bà về quê, không ai trong nhà biết chuyện đó. Tôi tưởng tượng ra cảnh một người đàn ông giang hồ, một hôm lạc vào một thị trấn nhỏ, gặp cô thiếu nữ xinh đẹp con một nhà buôn người Hoa, anh chàng phải lòng nàng dừng chân ở lại. Nhà gái chắc là không ưng chàng rễ vì nó là người Ố Nàm, và đặc biệt nó không có vẻ gì là con nhà làm ăn buôn bán. Chắc má tôi phải yêu lắm sự ngang tàng của ông mới chịu lấy ông. Và bên ngoại tôi chắc cũng không cho của hồi môn. Chúng mày yêu nhau thì ráng mà sống với nhau như thế cho biết đá biết vàng. Như thế Cha tôi không đưa Má tôi về Nhà Từ Đường. Hai người quyết sống với nhau như thế - bất cần mọi thứ trên đời - coi có chết con giáp nào không. Không ai nói cha tôi là con một ông Kinh lược của triều đình. Cũng không ai nói với tôi rằng Má tôi con một chức sắc ngoại giao người Bắc kinh làm việc ở Luân Đôn vì đâu lưu lạc đến một vùng quê nghèo khổ nhất miền Trung Việt Nam làm ăn buôn bán?
Phải chăng đó chỉ là một câu chuyện hoang tưởng do một đầu óc không được khỏe mạnh của tôi bịa đặt ra.
Mười lăm năm sau ngày ra khỏi nước, tôi trở lại thăm nhà, thăm lại khu vườn nơi chôn cất Cha tôi và Anh tôi. Hai ngôi mộ nằm sát nhau, được xây cất rất sơ sài. Vôi hồ gạch đã vữa nát. Đất giữa mộ đã chìm xuống, lá cây rơi ngập úa nhão nhớp nhúa không ai dọn dẹp. Những dòng chữ trên mộ bia màu đỏ kia đã phai. Tôi đọc được ngày sanh ngày mất của Cha và Anh. Tôi tưởng tượng mỗi ngày Cha và Anh trò chuyện với nhau như hai người bạn. Có lẽ Anh sẽ là người được Cha tâm sự nhiều nhất. Anh là người biết rõ mối tình của Cha, biết rõ người phụ nữ xinh đẹp gốc Hoa kia vì sao chịu lấy một anh chàng Việt Nam giang hồ không một đồng xu dính túi, đi lang thang như một tên du thủ du thực, không ngày mai. Và tôi tưởng tượng một ngày nào đó khi tôi ra đi, liệu tôi có được một chỗ bên cạnh Cha và Anh tôi không? Thật ra tôi có được cái quyền ấy không? Khi người ta không làm được điều chi tốt đẹp trong cuộc sống, người ta không thể đòi cuộc sống một điều chi hết. Khi người ta không nợ nần nhau, người ta không phải trả.
Mười lăm năm sau khi ra khỏi Việt Nam, tôi đã trở về thăm lại ngôi nhà xưa, ngôi nhà mà lẽ ra Cha tôi phải ngồi đó thay mặt cho cả một dòng họ, nhưng ông đã bỏ đi giang hồ khi ông vừa mới lớn. Ông đã xuống tàu viễn dương đi khắp năm châu bốn bể như một thủy thủ, đã sống ở Pháp những năm của tuổi trẻ, đã có con với một người phụ nữ bản xứ, đã đi lính Pháp, đã bị Nhật bắt, đã vào rừng sống như một Lỗ Bình Sơn thời chiến, đã yêu một phụ nữ Trung Hoa, đã đẻ ra một bầy con, và sau cùng đã trở về ngôi nhà của tổ tiên khi hai tay ông đã buông xuôi....
Mười lăm năm sau ngày ra khỏi nước, tôi quay trở về như một người xa lạ. Thành phố tôi đã ở thời tuổi nhỏ như nhỏ lại, những con đường quen đã xa lạ, tiếng sóng biển vọng lại âm thanh đều đặn kỳ quái của một vùng biển chết nào. Bãi cát không còn cái màu của thời tôi mới lớn và rừng dương đã bị xóa khỏi bản đồ của trái tim.
Tôi nhớ những trận mưa bão thổi mù trời, nước dội xuống ngập thành phố, những hàng cây trụ điện gẫy gục, và sóng biển thổi táp lên tận nhà hàng Frégate, nơi có cô bé đầm lai tên Odette chờ tôi mỗi khi tan lớp ra về.
Tôi nhớ bà Dì của bạn 😭.L. người thường xuyên cho tôi được đến nhà hàng của Dì "ăn cho bỏ những ngày cơ cực". Tôi nhớ tôi là đứa học trò không có sách cầm tay, đi lang thang từ nhà ông chú này đến nhà bà cô khác. Ngồi ăn một mình dưới ngọn đèn điện tối ám hơn cả ngọn nến leo lắt nhất của ai đốt trên ngôi mộ nghĩa địa. Tôi là một đứa trẻ lớn lên không có tình yêu. Và tôi hiểu tại sao tôi yêu tất cả mọi người, kể cả những người không yêu tôi.
Mười lăm năm sau trở lại thăm thành phố, nơi đã nhìn tôi lớn lên như một thứ cỏ cây, tôi muốn tìm câu trả lời cho câu hỏi tại sao tôi đã không đập phá nổi loạn thời gian đó? Tại sao tôi đã không nắm dao đâm thẳng vào những kẻ quyền thế hà hiếp kẻ khốn cùng? Tại sao tôi đã không cầm súng lia vào cái đám hãnh tiến khốn nạn vẫn thường vênh váo, dửng dưng trước nỗi đau của người khác? Tại sao tôi đã không cho nổ tan xác cái bọn phè phỡn trong khi những bà mẹ những bà chị những người em còng lưng trên những gánh hàng rong suốt ngày, suốt đêm, suốt đời vẫn không đủ tiền nuôi nổi một miệng ăn...Tại sao tôi đã không là một tên du đãng?
Mười lăm năm sau ngày ra đi khỏi nước, tôi trở về nhìn lại biển xưa thấy không còn lại chút dấu vết nào của những ngày trốn học, những buổi trưa hạnh phúc nằm trên bãi cát, gối đầu lên hai cánh tay, đấp mặt bằng cành lá dừa, ngủ một giấc chờ đến giờ tan học lủi thủi trở về ... Trở về nhưng không biết về đâu. Nhà ông chú hay nhà bà cô. Và ngôi nhà nào sẽ mở cửa cho tôi bước chân vào?