khktmd 2015
Thứ Bảy, 13 tháng 1, 2018
Tái Kiến 1968?
Kim Nhung (KN): Kim Nhung xin kính chào quý KTG trong tiết mục Thời Sự Ngày Mai trên Kim Nhung Show với kinh tế gia Nguyễn-Xuân Nghĩa về các chủ đề vượt qua thời sự trước mắt. Kim Nhung xin kính chào tái ngộ ông Nghĩa cho buổi phát hình thường lệ trên hệ thống SBTN.
KN: Kính thưa quý vị, vào dịp đầu năm, chúng ta lại “ôn cố tri tân”, hoặc là ăn cơm mới mà nói chuyện cũ. Trong chương trình tuần trước, ông Nghĩa bày ra tám món bát bửu trên chiếc mâm tròn 360 độ. Kỳ này Kim Nhung xin yêu cầu ông Nghĩa ôn lại một chuyện cũ mà đối chiếu với hiện tại để từ đó dự phóng ra tương lai, xem Thời Sự Ngày Mai có thể là gì. Ông Nghĩa nghĩ sao?
Nguyễn-Xuân Nghĩa (NXN): - Chúng ta ưa lấy một mốc thời gian tròn, như 10 năm, 50 năm hay trăm, để nói chuyện cũ. Kỳ này, trước khi bà con ta mừng Tết Mậu Tuất, tôi xin lấy mốc thời gian là 50 năm, để nhớ đến 1968, không vì vụ Mậu Thân tang thương của chúng ta vào năm đó mà vì cục diện chung của thế giới, khởi sự từ Hoa Kỳ.
- Nửa thế kỷ trước, hình như Hoa Kỳ đang trên bờ khủng hoảng. Từ đầu năm, 1968 chiến thắng quân sự trong cuộc chiến tại Việt Nam lại chuyển thành đại bại chính trị ở nhà làm Tổng thống Lyndon B. Johnson nhợt nhạc thần sắc! Cuối năm là cuộc tranh cử tổng thống khít khao với Đại hội đảng Dân Chủ tại Chicago là đại loạn trong ẩu đả. Ở giữa là các vụ ám sát Robert Kennedy và Martin Luther King Jr. làm thiên hạ thất kinh. Chìm sâu bên dưới là phong trào ngụy hòa giả danh phản chiến và nạn khủng bố lẫn suy trầm kinh tế khiến xứ sở tách làm đôi. Một bên là thiểu số cực tả ồn ào tràn vào các đại học, bên kia là đa số thầm lặng của phe bảo thủ đang cố giữ gìn trật tự cũ.
- Nhìn ra ngoài thì Âu Châu cũng bị rúng động với lớp trẻ đòi làm “cách mạng” khiến Paris bốc khói. Tổng thống Charles de Gaulle phải bí mật bay qua hỏi ý Thống tướng Jacques Massu, Tư lệnh Lực lượng Pháp tại Cộng hòa Liên bang Đức. Đảo chánh rồi chăng? Sau cùng là Tướng de Gaulle đành thoái vị vào năm 1969. Một bậc anh hùng dân tộc mà bị đám trẻ ranh đuổi về nhà? Quái lạ thật.
KN: Kim Nhung giật mình hồi tưởng các biến cố gây chấn động như vậy vì làm dư luận thế giới không thấy ra chiến thắng quân sự của miền Nam Tự Do sau khi bị Cộng sản bất ngờ tấn công trong dịp hưu chiến để mừng Xuân đón Tết. Nhưng ông Nghĩa nhắc lại bối cảnh sâu xa của các biến động quái lạ 50 năm trước khiến chúng ta phần nào hiểu ra hậu quả sau này. Xin đề nghị ông trình bày tiếp.
NXN: - Quái lạ không kém là thế giới ít thấy năm 1968 cũng có biến động tại Ba Lan và ý chí độc lập chống cộng sản không hề nguôi ngoai trong dân tộc này. Khi ấy, cái trật tự thành hình từ sau Thế chiến II có vẻ rạn nứt và nước Mỹ tự hỏi là ta đang đi về đâu… Ngày nay, 50 năm sau, dân Mỹ cũng nêu câu hỏi tương tự.
- Sau cuộc bầu cử tổng thống đầy bất ngờ trong suốt năm 2016 và hàng chuỗi thiên tai với thảm sát trong năm 2017, người ta nghi Tổng thống Donald Trump gặp vận xui và chẳng biết giữ mồm sau khi thắng cử. Việc ông thắng trong đảng Cộng Hòa rồi trên toàn quốc là sự kiện trái ngược với hầu hết mọi dự đoán của bậc đạo cao đức trọng. Hóa ra, sau tám năm “cải tạo” của Tổng thống Barack Obama, xã hội Mỹ không tạo nhịp cầu thông cảm mà còn xung khắc với nhau nhiều hơn. Đại bại trong cuộc bầu cử ở mọi cấp, đảng Dân Chủ cay cú khai thác nỗi xung khắc đó làm xã hội Mỹ vỡ đôi, từ trong đảng Dân Chủ ra tới bên ngoài. Nhưng nếu so với tình huống 1968, lần này tính chất phân cực lại trầm trọng hơn.
KN: Nhờ ông Nghĩa nhắc lại không khí nhiễu nhương của nước Mỹ vào năm 1968, chúng ta có thể thấy ra vài chuyển động tại Hoa Kỳ trong năm 2018 này. Thưa ông Nghĩa, có phải như vậy không?
NXN: - Nói về sự phân cực, ta nhớ rằng về địa dư, các tiểu bang duyên hải lại xanh màu thiên tả, thậm chí cực tả của đảng Dân Chủ. Nằm kẹt ở giữa là các địa phương khốn đốn ngả theo Cộng Hòa màu đỏ. Chuyện xanh đỏ ấy dẫn tới việc lá phiếu cử tri đoàn ở các tiểu bang nằm giữa lại chiếm đa số khiến ông Trump đắc cử năm 2016. Không tương nhượng, cánh tả đầy “tiến bộ” còn đòi xét lại lịch sử, đạp đổ thần linh lẫn tượng đài. Ít ai nêu câu hỏi rằng nếu phủ nhận Thượng Đế, giật tượng của Tướng Robert Lee hay cả Thomas Jefferson thì có cải thiện được cuộc sống cho dân Mỹ không? Vấn đề thuộc về ý thức hệ, có những lý do mà lý trí không hiểu nổi.
- Vì thế, với phần tử xưng danh tiến bộ, lá quốc kỳ cũng bị khinh thường, hát quốc ca là lạc hậu. Căn bệnh kỳ lạ đột phát từ thế giới thể thao, với các cầu thủ ăn lương chục triệu lại quỳ gối phản đối quốc thiều! Nhưng nào chỉ có chính trị trong thể thao? Nạn sách nhiễu tình dục trong thế giới điện ảnh tại Hollywood lại thành tin lớn vì lan vào chính trường với tai tiếng của các chính khách thuộc cả hai đảng. Hàng ngày, truyền thông Mỹ rượt bắt loại tin giật gân ấy như biến cố trọng đại nhất trong một siêu cường toàn cầu. Và thế giới giật mình khi thấy người Mỹ kết tội nhau là kỳ thị củng tộc, phát xít, là cực quyền của bọn da trắng, chẳng khác gì người Mỹ tố nhau tội thân cộng thời Nghị sĩ Joseph McCarthy vào các năm 50 của thế kỷ 20! Nhưng ít ra thời đó, người ta còn có quyền tự do ngôn luận trong các đại học. Thời nay hết rồi: đại học là nơi các phần tử ưu tú kiểm duyệt tư tưởng, đả kích tôn giáo và quần chúng cực tả độc chiếm diễn đàn bằng bạo động. Họ cho rằng đề cao Thượng Đế hay Hoa Kỳ là sự phản động….
KN: Đấy là chuyện của nước Mỹ vào năm 1968 với rủi ro tái diễn vào năm 2018, nhưng thưa ông Nghĩa, còn thế giới bên ngoài thì sao?
NXN: - Thưa là bên kia đại dương về hướng Đông, tình hình coi bộ cũng chẳng khá hơn! Sau khi Liên bang Xô viết tan rã rồi sụp đổ, các nước Âu Châu tìm ra giải pháp thần kỳ là hội nhập vào một thế giới hết biên cương cho nền hòa bình và thịnh vượng chung. Thế rồi lý tưởng kết tụ vào Liên Hiệp Âu Châu bỗng rã rời. Về kinh tế, các nước ven bờ Địa Trung Hải chết ngộp và vỡ nợ vì quy định của khối tiền tệ thống nhất. Về chính trị, không chỉ có Vương quốc Anh Thống Nhất quyết định rút khỏi Liên Âu qua biến cố Brexit động trời, xứ Catalunya của Vương quốc Tây Ban Nha cũng đòi vậy. Nhiều địa phương khác trong các nước Âu Châu cũng thế. Nhân danh chủ quyền quốc gia hay nguyên tắc dân chủ, quần chúng từng nước hay từng vùng đang đòi xét lại quy ước chung được thành hình từ năm 1992 với Thỏa ước Maastricht. Mà nào Âu Châu đã có hòa bình? Từ Trung Đông tới Trung Á, khủng hoảng trong thế giới Hồi giáo đẩy làn sóng nạn dân vào Âu Châu, và nạn khủng bố Hồi giáo reo rắc cái chết trong các thành phố hoa lệ của Âu Châu.
KN: Thưa quý KTG, Kim Nhung nhớ là ông Nghĩa có nhắc tới biến động năm 2008 khiến xu hướng quốc gia dân tộc đều thắng thế tại Âu Châu làm các đảng truyền thống lúng túng với giải pháp cổ điển và suy yếu dần sau mỗi kỳ bầu cử cho tới ngày nay. Xin quý vị đừng rời máy, sau phần thông tin thương mại, chúng ta sẽ trở lại với Thời Sự Ngày Mai….
KN: Kim Nhung xin cảm tạ sự theo dõi của quý vị. Chúng ta tiến dần vào thời sự ngày mai của năm 2018 đang mở ra trước mắt cùng với tấm lịch và cái bản đồ.
KN: Kim Nhung xin đi ngay vào đề tài hấp dẫn của kỳ này là so sánh tình hình năm 1968 với những việc có thể xảy ra trong năn 2018. Thưa ông Nghĩa, ông còn thấy ra những gì nữa?
NXN: - Nếu từ Hoa Kỳ nhìn qua, có cái gì không ổn ở bên kia Đại Tây Dương. Mà bên kia Thái Bình Dương cũng vậy! Thứ nhất, quốc gia nghèo nhất Châu Á bỗng thủ vai đứa trẻ bất trị với võ khí tuyệt đối có thể gắn lên đầu hỏa tiễn liên lục địa để tấn công miền Tây Hoa Kỳ. Phép tống tiền bằng bom hạch tâm mà Bắc Hàn Cộng sản học được từ Cộng hòa Hồi giáo Iran có vẻ công hiệu nhờ sự toa tập của Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc và Liên bang Nga. Việc đó lại khiến hai phe tả hữu của Mỹ cãi cọ liên hồi về lẽ chiến hòa, trước sự ngẩn ngơ của các đồng minh. Donald Trump mà mạnh tay trả đũa thì mang tội gây chiến trên bán đảo Triều Tiên, nếu tìm giải pháp ngoại giao để tránh chiến tranh thì lại bị Nga Tầu ngáng cửa! Đâm ra hai nước cứ hè nhau châm lửa cho Mỹ làm tư lệnh lực lượng cứu hỏa toàn cầu.
KN: Thưa ông Nghĩa, thế còn tình hình Trung Cộng thì sao?
NXN: - Thế giới mù loà cứ ca tụng giải pháp quản lý kinh tế của Trung Cộng dưới sự lãnh đạo tuyệt đối của Tập Cận Bình, khi chính họ Tập lại mất ngủ vì có quá nhiều bài toán nan giải bên trong, kể cả núi nợ sẽ sụp và nền sản xuất hết tăng như xưa. “Tư tưởng Tập Cận Bình” và quyền bính độc tôn không xoay nổi thực tế đầy mâu thuẫn của kinh tế, xã hội và chính trị trong nội bộ, dù Bắc Kinh không ngừng uy hiếp các lân bang, làm Hoa Kỳ lại phải bận tâm đối phó và trấn an. Dường như các phần tử ưu tú Tây phương không thấy ra điều ấy, hoặc cố đề cao họ Tập để đả kích Donald Trump… cho bõ ghét thôi! Trò chơi rất lạ.
- Tình hình Liên bang Nga cũng chẳng khá hơn! Hạ viện Duma vừa biểu quyết ngân sách 2018-2020 với dự báo u ám về kinh tế, trong cảnh ngân hàng khủng hoảng vừa mất trăm tỷ đô la chuộc nợ, ngân sách của nhiều địa phương rách nát với khoản nợ trăm tỷ khác. Nước Nga lại có hai cuộc bầu cử vào Tháng Ba và Tháng Chín trong năm 2018. Đã bành trướng ảnh hưởng ngoại giao, chính trị và quân sự tại nhiều nơi, Tổng thống Vladimir Putin lại giấu biến các khoản dự chi quốc phòng mà ai cũng đoán ra sự èo uột. Đâm ra lực bất tòng tâm!
- Hàng loạt quốc gia theo xã hội chủ nghĩa tại Nam Mỹ cũng theo nhau sụp đổ, bị vỡ nợ như Venezuela hoặc sẽ bị biến động như Cuba, Honduras, Bolivia. Cái vòng kim cô của ách độc tài đang bung từng mảnh, và hứa hẹn nhiều năm hỗn loạn. Đâm ra không chỉ có nước Mỹ đảo điên mà cả thế giới này cũng điên đảo!
KN: Chân trời 2018 có vẻ u ám như vậy, nhưng thưa ông Nghĩa, người ta có thể biết là tại sao không?
NXN: - Nhìn từ Hoa Kỳ ra các nước, ta có thể thấy được sự đối chọi dữ dội giữa hai thế lực. Một bên là thành phần tinh hoa ưu tú của xã hội, trên chính trường, doanh trường, trong đại học và truyền thông báo chí. Họ nghiêng dần về cánh tả và cực tả. Họ cố kiểm soát tất cả và cưỡng chống đòi hỏi thay đổi của thế lực kia, là quần chúng bất mãn tuyệt vọng và đòi giành lại chủ quyền theo nguyên tắc dân chủ. Một số chính khách hiểu ra sự thể và khai thác sự bất mãn qua chủ trương mị dân. Nhưng không phải ai cũng mị dân. Chỉ vì nhiều người muốn vận động sự thay đổi nhờ quần chúng và coi các thế lực ưu tú ở trên là lực cản trở. Xã hội vỡ đôi không qua lằn ranh tả hữu như trước đây, mà theo chiều học. Đáy tháp ở dưới đang lùng bùng nổi dậy đòi lật đổ cái đỉnh tháp xơ cứng ở trên, của những kẻ nắm tiền bạc, quyền hành và kiến thức. Hãy nghĩ tới hỏa diệm sơn im lìm trong mấy chục năm, nay đang chuyển mình… Và sẽ gây ra động đất.
KN: Kim Nhung xin nêu một câu hỏi, rằng người ta có thể tranh luận là nước Mỹ bị khủng hoảng vì quá dân chủ nên chẳng ai nghe ai, và phe nào cũng hò hét phá phách. Nhưng phải chăng, nước Mỹ đang thiếu dân chủ khi quần chúng nổi dậy đòi phá vỡ cái trật tự đầy những bao che toa rập về tiền bạc và cả tội dâm ô của thiểu số ở trên? Ông thấy lời giải thích nào là thỏa đáng hơn cả?
NXN: - Tôi e là các phần tử ưu tú của hai phe Dân Chủ và Cộng Hòa đều không có giải đáp cho câu hỏi vì bên trong cũng có ạn nứt. Đảng nào cũng bị nội bộ đòi xét lại trước sự ngạc nhiên lúng túng của truyền thông lẫn giới khoa bảng! Trong hơn 200 năm lịch sử, Hoa Kỳ từng bị nhiều nguy cơ sụp đổ, từ Nội chiến tới Đại chiến, Tổng khủng hoảng, đấu tranh cho dân quyền, v.v…. Nhưng sau mỗi lần, Hoa Kỳ lại vượt qua khủng hoảng để tạo ra mọt thế mạnh khác. Nước Mỹ còn nhiều lần cả thắng ách độc tài và giúp các nước có thêm tự do thịnh vượng từ Âu sang Á. Thế giới gọi đó là Trật tự Hoa Kỳ, Pax Americana. Y như vào năm 1968, ta tự hỏi là cái trật tự đó bị suy sụp và báo hiệu cơn địa chấn toàn cầu?
- Đã nói tới đỉnh tháp xơ cứng bị rạn nứt thì ta cần nhìn vào thực tế của Hoa Kỳ ở dưới. Trong các nền kinh tế hậu công nghiệp, Mỹ vẫn có tiềm lực phát triển cao nhất. Đà tăng trưởng của kinh tế Hoa Kỳ là giấc mơ cho khối Tây phương. Tiến bộ khoa học kỹ thuật đang gia tốc tại Hoa Kỳ và sẽ còn đảo lộn phương thức tổ chức, sản xuất, thông tin, giao dịch của thế giới. Đi trước thiên hạ, nước Mỹ đang đối phó và thích ứng với những đảo lộn muôn mặt đó….
- Về chính trị, truyền thông báo chí thiên lệch cho rằng Hoa Kỳ hóa điên khi đòi xóa bỏ các nguyên lý đã tạo ra hòa bình và thịnh vượng trong mấy thập niên - như toàn cầu hóa, như các nước hội nhập vào một thế giới hết còn biên cương và phân biệt bản sắc. Sự thật có khi lại khác: nhân danh quyền dân chủ, nhiều người Mỹ chỉ muốn xóa bỏ ưu thế của thiểu số trên chính trường và doanh trường đã trục lợi nhờ các nguyên lý cao đẹp ấy. Họ đòi thành phần ưu tú sống trên tháp ngà phải nhìn xuống dưới và dám lấy quyết định thanh tẩy về tâm lý, phải dám trục độc ngay trong tâm trí. Đó là một tâm lý cách mạng khá phổ biến tại Hoa Kỳ.
KN: Thưa quý vị, như ông Nghĩa vừa trình bày, có lẽ dân Mỹ muốn trục độc mà tranh cãi xem cái gì độc hơn cái gì! Quán tính ù lỳ với những đặc lợi đã qua của thiểu số là mầm độc cần thanh lọc, hay phương thuốc tự xét lại của quần chúng có vẻ ô hợp mới là mối nguy? Chúng ta sẽ có lời giải đáp trong năm 2018 này. Kim Nhung cùng kinh tế gia Nguyễn-Xuân Nghĩa xin hẹn tái ngộ trong kỳ tới, cũng vào ngày giờ này trên đài truyền hình SBTN.
Mất công yết lại bài này khi Donald Trump vừa ký sắc lệnh chọn ngày 15 Tháng Giêng hàng năm là ngày tưởng niệm mục sư Martin Luther King Jr., bị ám sát vào Tháng Tư 1968....
Xứ Thiên Đương: Người Việt "hài lòng về tin tức chính trị"
Khảo sát của PEW nói 78% người Việt Nam tin rằng truyền thông đưa tin chính trị công bằng, nhưng 57% không muốn đưa tin thiên vị một đảng.
Khảo sát do Trung tâm Nghiên cứu PEW, Hoa Kỳ, thực hiện tại 38 nước.
Có tới 85% người Việt cho rằng truyền thông đã làm tốt trong việc đăng tải các tin tức, sự kiện quan trọng.
Khoảng 80% người Việt được hỏi tin rằng truyền thông đăng tin một cách chính xác.
Trong khi đó, 78% người Việt hài lòng với cách báo chí đưa tin về hoạt động của chính phủ, các lãnh đạo và quan chức chính phủ.
Những người được hỏi được yêu cầu đánh giá truyền thông theo bốn khía cạnh:
- đưa tin các vấn đề quan trọng,
- cung cấp tin tức chính xác,
- tin tức về chính phủ
- đăng các vấn đề chính trị một cách công bằng
Trong số bốn lĩnh vực nói trên, phản hồi trở nên tiêu cực nhất khi người dân được hỏi về cách đưa tin tức chính trị.
Nhìn chung, chỉ khoảng một nửa trong số các quốc gia được khảo sát nói báo chí đưa tin chính trị một cách công bang.
Mức độ không hài lòng tiếp tục cao nhất tại Hi Lạp (80%) và Hàn Quốc (72%)
Trong phần lớn các quốc gia, sự hài lòng rất khác nhau dựa trên khuynh hướng chính trị của một người.
Những người ủng hộ đảng cầm quyền có khuynh hướng hài lòng với cách đưa tin của truyền thông hơn những người không ủng hộ.
35 trong số 38 quốc gia được khảo sát đồng ý rằng không thể nào chấp nhận được một cơ quan báo chí đưa tin ủng hộ một đảng chính trị này hơn đảng khác.
Trên toàn cầu, trung bình ba phần tư (75%) nói sự thiên vị của truyền thông như vậy là không bao giờ được phép, so với 20% người nói đôi khi chấp nhận được.
Quốc gia mà nhiều người nói nó "đôi khi được chấp nhận được" là Ấn Độ.
Trình độ học vấn cũng mang lại sự khác biệt trong nhận định của người được khảo sát. Tại 11 trong số 38 quốc gia, những người học vấn cao hơn có nhiều khả năng hơn so với người học vấn thấp khi nói rằng không bao giờ chấp nhận sự thiên vị của truyền thông.
Ví dụ, ở Mexico, 79% người ít nhất có trình độ trung học cho rằng thiên vị trong truyền thông là không bao giờ chấp nhận được, so với 56% người học vấn thấp hơn.
Truyền thông cũng được đánh giá cao trong việc đưa các tin tức quan trọng.
Chỉ có hai quốc gia đánh giá rằng các cơ quan truyền thông nước mình không làm tốt việc đăng tải các tin tức quan trọng là Hy Lạp (57%) và Hàn Quốc (55%).
Người được khảo sát tại hai nước này cũng cho rằng truyền thông không làm tốt việc đăng tải tin tức một cách chính xác (78% và 62%). Người dân tại Colombia và Chile cũng cùng chung ý kiến.
Khuynh hướng chính trị của một người có ảnh hưởng mạnh mẽ nhất tới mức độ hài lòng của người đó với cách đưa tin của truyền thông, hơn cả các yếu tố về tuổi tác, giáo dục và giới tính.
Người ủng hộ đảng cầm quyền có vẻ hài lòng hơn so với người không ủng hộ.
Tuy nhiên ở Mỹ và Irael, đại đa số người ủng hộ đảng cầm quyền không hài lòng với truyền thông.
Mức độ hài lòng cũng song hành với hai yếu tố chìa khóa liên quan đến điều kiện:
1.Người được khảo sát có tin chính phủ đang làm vì đất nước hay không
2.Người được khảo sát đánh giá thế nào về kinh tế của quốc gia
Xứ Thiên Đương: Người Việt 'hài lòng nhất thế giới về cuộc sống'
Người dân tại Việt Nam đứng đầu thế giới khi đánh giá tích cực về thay đổi cuộc sống trong nửa thế kỷ qua.
Khảo sát của Trung tâm Nghiên cứu Pew thực hiện với hơn 40 ngàn người tại 38 nước xếp Việt Nam ở vị trí số một với 88% người Việt trong khảo sát cho rằng cuộc sống hôm nay tốt đẹp hơn 50 năm trước.
Nhìn chung, các nước kỳ vọng nhiều vào nền kinh tế quốc gia có xu hướng cho rằng cuộc sống hôm nay tốt đẹp hơn quá khứ.
Chẳng hạn tại Việt Nam có tới 91% người được hỏi nói điều kiện kinh tế tốt hơn nửa thế kỷ trước.
Các nước có cái nhìn cuộc sống có "màu hồng" xếp sau Việt Nam là Ấn Độ (69%), Nam Hàn (68%) và Nhật Bản (65%).
Trong khi khu vực châu Á Thái Bình Dương có nhiều nước có cái nhìn lạc quan thì Philippines là nơi chỉ có 43% cho rằng cuộc sống của họ nay tốt đẹp hơn trước.
"Đó là vì 50 năm trước Việt Nam chìm đắm trong chiến tranh và kinh tế không mạnh như ngày nay.
"Do đó cũng dễ hiểu là những nước như Việt Nam, Nam Hàn là những nước không được thịnh vượng về kinh tế hoặc hứng chịu xung đột nên họ là những nước cảm thấy cuộc sống hôm nay tốt đẹp hơn," Jacob Poushter từ Trung tâm Nghiên cứu Pew nói.
Global Passport Power Rank 2018
Dưới đây là danh sách 15 cuốn sổ thông hành quyền lực nhất trên thế giới, cùng với số quốc gia mà người giữ passport có thể ghé thăm không cần visa.
1. Đức 177
2. Singapore 176
3. Đan Mạch, Phần Lan, Pháp, Ý, Nhật, Na Uy, Thuỵ Điển, Anh 175
4. Áo, Bỉ, Luxembourg, Hà Lan, Tây Ban Nha, Thuỵ Sĩ 174
5. Ái Nhĩ Lan, Nam Hàn, Bồ Đào Nha, Mỹ 173
6. Canada 172
7. Úc, Hy Lạp, New Zealand 171
8. Cộng hoà Czech, Iceland 170
9. Malta 169
10. Hungary 168
11. Liechtenstein, Slovakia, Slovenia 167
12. Latvia, Lithuania, Malaysia 166
13. Estonia 165
14. Poland 163
15. Monaco 162
Ukraine (44th) và Georgia (53rd) là hai nước có tốc độ gia tăng thứ hạng nhanh nhất, tăng lần lượt 15 và 14 bậc, theo sau quá trình tự do hoá thị thực với EU.
Pakistan, Syria, Iraq, và Afghanistan vẫn "đội sổ" trong năm thứ hai liên tiếp – công dân những nước này chỉ có thể nhập cảnh 30 quốc gia hoặc ít hơn mà không cần thị thực.
Tiến sĩ Christian H. Kälin, chủ tịch Henley & Partners, cho rằng nhu cầu du lịch mà không cần đến visa đang trở nên phổ biến hơn bao giờ hết.
"Trên bình diện kinh tế, những cá nhân muốn vượt qua những khó khăn do chính quốc gia mình gây ra và tiếp cận với các cơ hội kinh doanh, tài chính, nghề nghiệp và cơ hội việc làm trên phạm vi toàn cầu," ông nói.
"Chỉ số Hộ chiếu Henley cho người ta biết vị trí của họ trên bản đồ thế giới, và cho thấy sức mạnh của quyển sổ thông hành trong tay họ so với những nước khác."
Thứ Sáu, 12 tháng 1, 2018
Thứ Tư, 10 tháng 1, 2018
Thứ Ba, 9 tháng 1, 2018
Bee Nguyễn, con gái gia đình tị nạn Việt, thành dân biểu tiểu bang Georgia, US
Mission Impossible - Tác giả Mạnh Kim
Một nghiên cứu về tội phạm kinh tế tại Bắc Việt thời chiến tranh (*) cho biết, tình trạng tham nhũng của cán bộ lẫn quân đội từng là vấn đề được xem là sống còn. Một báo cáo cho thấy, những năm 1960, “tham nhũng là vấn đề xã hội nghiêm trọng nhất Bắc Việt và đa số cán bộ đều nhận hối lộ”. Đáng chú ý là nhiều con cái cán bộ đã dính vào các vụ trộm cắp. “Có 1.500 thiếu niên móc túi ở Hà Nội. Hầu hết là con cán bộ, thậm chí cán bộ cấp cao. Những thiếu niên này liên quan 30-40% các loại tội hình sự như tội phạm chuyên nghiệp”…
Con cái cán bộ bây giờ không chỉ móc túi ngoài phố và tham nhũng ngày nay không phải hối lộ vặt. Một ghi nhận chi tiết (GAN Business Anti-Corruption Portal, 9-2017) – tổng hợp từ báo cáo World Bank, Bộ ngoại giao Hoa Kỳ, Minh bạch Quốc tế, Diễn đàn Kinh tế Thế giới… - đã cung cấp một bức tranh ảm đạm về tham nhũng Việt Nam. Tham nhũng mọi nơi, mọi lĩnh vực, mọi ban ngành, mọi tổ chức… Các định chế kiểm soát trật tự xã hội và luật pháp lại là nơi xảy ra tham nhũng đặc biệt tồi tệ. Trừ các bản án chính trị và tội phạm kinh tế quốc gia, gần như chẳng có án hình sự nào là không thể “chạy”.
Cảnh sát là thành phần ăn hối lộ trơ tráo nhất. Cảnh sát không chỉ “ăn dân”. Cảnh sát “ăn thịt” cả “đồng loại” cảnh sát. Trước khi có thể chạy ra đường “kiếm ăn”, người ta phải “chạy” để trở thành cảnh sát công lộ. Dịch vụ công cũng là nơi mà hoạt động hối lộ-tham nhũng nhộn nhịp. Các hồ sơ hợp thức hóa nhà đất, kiện cáo tranh chấp đất đai, xin giấy phép thành lập công ty, giấy phép xây dựng… đều không thể được giải quyết nhanh hoặc thậm chí không bao giờ được giải quyết nếu không hối lộ. Tương tự cảnh sát, hải quan và nhân viên thuế cũng là những kẻ ăn bẩn nhất. Rất nhiều doanh nghiệp thậm chí đưa phần hối lộ vào “chi phí sản xuất” như là phần không thể thiếu trong quá trình kinh doanh dịch vụ hoặc sản xuất.
Báo cáo PCI 2016 (**) công bố tháng 3-2017 cho biết, có đến 66% công ty phải hối lộ cho quan chức địa phương. Khoảng 9-11% doanh nghiệp tham gia cuộc điều tra PCI từ 2014-2016 cho biết, tiền đấm mõm cho bọn “thối móng tay” chiếm đến hơn 10% tổng doanh thu! Cũng theo PCI 2016, trong 1.550 công ty có vốn đầu tư nước ngoài trực tiếp (FDI), có gần phân nửa (49%) phải trả “phí” khi làm thủ tục thông quan; 25% nói rằng họ phải dúi phong bì để có giấy phép đầu tư và 13,6% phải trả tiền “hoa hồng” khi làm làm hồ sơ giành thầu nhà nước. Một sự mỉa mai là chính các cơ quan liên quan thanh tra lại là những nơi ăn kinh khủng nhất. Theo PCI, năm 2016, gần ½ doanh nghiệp phải hối lộ khi có đoàn thanh tra đến “làm việc”…
Đứng thứ 113/176 quốc gia trong bảng chỉ số tham nhũng mới nhất do tổ chức Minh bạch Quốc tế xếp hạng, tham nhũng ở VN không còn là hiện tượng. Nó không phải là vấn đề cá nhân mà là vấn đề tổ chức. Nó không phải là vấn đề Đinh La Thăng mà là vấn đề cơ cấu tổ chức của hệ thống cai trị, giúp tạo điều kiện đẻ ra những Đinh La Thăng. Tham nhũng cũng chẳng là những câu chuyện hối lộ mờ ám. Nó lộ mặt công khai, ở những tên buôn chổi đót, ở những gương mặt có tên có tuổi cụ thể - như Hoàng Thế Liên, khi còn là thứ trưởng Bộ tư pháp, đã bị trộm đột nhập vào phòng làm việc tại trụ sở Bộ, lấy đi khoảng 245 triệu đồng cùng 2.000 USD; như giám đốc Sở tài chính Kon Tum Đặng Xuân Thọ bị trộm 65 lượng vàng; như giám đốc Sở tài nguyên-môi trường TPHCM Đào Anh Kiệt bị trộm 1 tỷ đồng và hơn 30.000 USD ngay tại phòng làm việc, số tiền mà Kiệt nói rằng đương sự “tích cóp được trong suốt 37 năm làm việc” chứ không phải (có thể) là tiền hối lộ trong một tháng hay vài tháng mà đương sự còn để ở văn phòng chưa kịp mang về nhà.
Những vụ tương tự được tường thuật giới hạn trong “phạm vi” hình sự mà chẳng bao giờ được mở rộng điều tra dưới góc độ tham nhũng. Có những vụ việc mà mức độ “thách thức” sự kiên nhẫn của người dân rất cao, như trường hợp Trương Công Chiến. Chỉ là một tên “quan” thuộc loại “vớ vẩn” (Đội trưởng đội Đăng ký trước bạ thuộc Chi cục Thuế quận Bình Tân), Chiến đã bị trộm “12 sổ tiết kiệm trị giá 5 tỷ đồng, 6.000 USD, 10 lượng vàng SJC, một bộ nữ trang trị giá 10 lượng vàng 24k, hai bông tai hột xoàn, một nhẫn kim cương”! Thanh tra chống tham nhũng đâu? Sao không “vào cuộc”?
Không bao giờ có thể chống tham nhũng nếu không có minh bạch. Tháng 10-2017, Ban bí thư (trung ương) ban hành “hướng dẫn khung về các nội dung phải công khai để nhân dân biết”, bao gồm: “Công khai 27 biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, "tự diễn biến", "tự chuyển hoá"; 19 điều quy định đảng viên không được làm…”. Cái quái quỷ “27 biểu hiện suy thoái” gì, là chuyện nội bộ đảng, mà có lẽ không cần “công khai để nhân dân biết”.
Có những điều nhân dân muốn biết nhưng chưa bao giờ có thể biết rõ ràng: tháng 9-2017, Phó tổng thanh tra Chính phủ Đặng Công Huẩn cho biết, “năm 2016 có 1.113.422 người kê khai tài sản, 77 người được xác minh, 3 trường hợp thiếu trung thực, trong đó có cả cán bộ cao cấp”. Tại sao có hơn 1,1 triệu người kê khai tài sản mà chỉ 77 người được xác minh? Ba trường hợp “thiếu trung thực” là ai? Trong số hơn 1,1 triệu người kê khai tài sản, có Nguyễn Phú Trọng không? Có vô số điều nhân dân muốn biết nhưng không thể biết, chẳng hạn trường hợp em chồng của Kim Tiến dính vào vụ tham nhũng VN Pharma được “xử lý” thế nào rồi?
Chẳng bao giờ có thể chống tham nhũng thành công nếu báo chí không được phép tự do điều tra. Cho đến thời điểm này, VN chưa hề có cái gọi là “phóng viên điều tra”. Báo chí chỉ tường thuật theo hồ sơ được mớm sẵn. Không thể chống tham nhũng nếu xử lý những trường hợp cá nhân mà không thay đổi hệ thống tổ chức. Và quan trọng nhất, thay đổi cả Hiến pháp, trong đó có vấn đề quản lý và sở hữu đất đai-tài nguyên.
“Cuộc chiến” của Nguyễn Phú Trọng là nỗ lực tàn hơi để vực dậy niềm tin cho một cái đảng tàn hơi. Người dân trông chờ một sự kiến thiết quốc gia của một nhà nước minh bạch chứ không chỉ là cuộc chỉnh đốn nội bộ đảng mà từ thập niên 1960 “đảng” đã nhìn thấy những “hạn chế” khiến đảng bị lợi dụng như thế nào. Một bài viết của tác giả Phạm Hưng Quốc đăng trên trang Viet-Studies (3-1-2018) gọi Nguyễn Phú Trọng là “hề cung đình”. Cách gọi này có phần thái quá. Trọng không đang múa may quay cuồng để làm trò cười thiên hạ. Trọng đang rất quyết liệt và chơi đến cùng.
Có lẽ hình ảnh gần hơn với Trọng là một ông già đang cố vá săm lốp cho chiếc xe đạp Phượng Hoàng thập niên 1960. Ông không muốn sắm xe mới. Ông thích chiếc xe cũ, có nguồn gốc sản xuất ở Trung Quốc. Trên chiếc xe cọc cạch ấy, ông muốn dẫn dắt đất nước đi trên con đường mà chính ông cũng không biết nó đưa đến đâu. Bất luận thế giới đang tiến nhanh như thế nào, Trọng vẫn thong thả trên chiếc xe cọc cạch. Trong khi đó, ông không còn nhiều thời gian cho sứ mạng bất khả thi của mình. Di sản của ông sẽ chẳng là gì ngoài một đất nước tan nát, nếu ông không tận dụng cơ hội này để đập bỏ hệ thống mục ruỗng của ông và thực hiện một cuộc canh tân toàn diện.
---------------------------------------
(*) “Moonshiners, Black Marketers, and Thieves among Us”: Economic Crime in Wartime North Vietnam, tác giả Harish Mehta, chuyên san The Historian (Volume 79, Issue 3, Fall 2017, 5-9-2017, trang 523–559)
(**) PCI – “Chỉ số năng lực cạnh tranh các tỉnh”, do Phòng thương mại và công nghiệp VN và Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ phối hợp thực hiện.
Em ơi, đừng ‘hám’ Việt kiều…- Tác giả Ngọc Lan
“Em ơi, đừng hám Việt kiều…” nói ra câu này nghe đau lòng quá, mà chắc cũng đụng… mạnh nữa, chứ không phải chỉ “chạm” không thôi.
Nhưng mà, mích lòng trước đặng lòng sau, phải nói huỵch toẹt một lần, để nhiều người không còn qua điện thoại qua email, hay gõ cửa tòa báo, thậm chí “đập” trang “Facebook Người Việt” để mà kêu “Cứu! Cứu!” sau khi bị những cái mác Việt kiều lừa cho sạch tiền, làm cho to bụng, rồi uất ức, phẫn chí. Thấy vừa giận cho sự hám lợi mà lại vừa thương quá đỗi cho những nhẹ dạ, cả tin.
Nói ngay ra liền là người Việt ra đời ứng mạng “chim di” nên cứ phải di chuyển mãi, mà chốn được xem là bến bờ mơ ước của nhiều người khi bước chân đi không đâu khác hơn là đất Mỹ.
Thế nên, những ai có được tấm thẻ xanh ở Mỹ coi như đã “oách” rồi, còn chìa thêm cái mác công dân Mỹ nữa thì ôi thôi, cứ như đã cầm chắc có $60,000 “tiền tươi” đi, nếu chịu một lần hy sinh đời nam hay đời nữ, đồng ý về Việt Nam kết hôn với một người, rồi mang họ sang xứ thiên đường. Có người chịu chơi, chấp nhận hy sinh tới 3, thậm chí 4 lần luôn, vì không gì hạnh phúc bằng hy sinh mà không chết, hy sinh mà được tiền lẫn được tình… “free,” thì tội gì không hy sinh.
Đó là nói những người “làm ăn đàng hoàng” nha, tức có chung chi, có làm hồ sơ bảo lãnh tử tế, rồi sau đó “sugar you, you go, sugar me, me… dông,” đường anh, anh đi, đường tui, tui đi.
Tuy nhiên, bên cạnh những “thương vụ nghiêm túc” đó, còn có quá nhiều những người mang danh Việt kiều về Việt Nam kiếm lợi trên sự nhẹ dạ, cả tin của nhiều người dân quê, dĩ nhiên đa số là phụ nữ.
Tui chọn vài chuyện tiêu biểu kể ra đây để mọi người nghe, trước cho biết, sau là để nhắc nhở những người quen biết mình nên cảnh giác trước khi phải khóc sụt sùi vì tiếc đủ thứ.
Chuyện thứ nhất, mới nhất, số tiền bị mất hơn $7,000, coi như ít nhất, dù đó là cả tài sản của người không khá giả.
Một ông ở Houston, tuổi chừng 50, có vợ có con, rồi về Việt Nam làm quen với một bà cũng chừng ấy tuổi, nói “Thấy em nghèo tội nghiệp, thôi thì chạy tiền đưa cho anh, qua Mỹ anh làm giấy tờ bảo lãnh sang. Anh cũng ly dị vợ 3 năm rồi.”
Bà này nghĩ “chỗ quen biết” vì trước đó ông này đã làm quen với em họ của bà này, hứa hẹn kết hôn, nhưng không biết hậu trường thế nào mà chia tay, nên bà “nhào vô.” Mà bà còn nghĩ “Thấy người ở bển về nghĩ là tử tế” (trời, sao tự dưng nghĩ vậy chi mà tội vậy). Thế là hôm Tháng Năm vừa rồi, theo tên họ, địa chỉ, số tài khoản ngân hàng Bank of American mà ông đưa, bà chuyển vào cho ông $7,350.
Rồi thì. Xong phim. Người đàn ông có họ là tên của loài hoa mà Tết đến nhà nhà ở Việt Nam đều chưng, nhà apartment ở đường Cook, Houston bắt đầu ca bài tình vờ, đóng hết Facebook, không trả lời tin nhắn, sau khi hứa hẹn “khi nào bán nhà được anh sẽ trả lại tiền cho” (đã có nhà sao còn ở apartment chi vậy cha!).
Chuyện thứ hai, dài hơi hơn, cái bị mất khó quy ra thành tiền, bởi nó là cuộc đời.
Chị này vốn đã có 3 con, ly dị chồng. Một chàng Việt kiều về tán tỉnh, hứa hẹn, và tặng cho chị một cái bầu. Người Công Giáo, ở vùng quê, nghe đồn có Việt kiều về cưới, mà hoài không thấy cưới hỏi gì, ngoài cái bụng cứ lớn ra, nên chị phải trốn, để sinh con, và chờ đợi chàng làm giấy tờ.
Rồi thì chị cũng có hôn thú, và đứa bé cũng có giấy khai sinh mang quốc tịch Mỹ. Nhưng, chỉ vậy thôi. Và chàng biến mất. Đùng một cái, chị thấy hình đám cưới chàng và một nàng xinh tươi khác đăng trên Facebook của một em nào đó. Chị tá hỏa, hỏi dò la tùm lum, nhờ cả luật sư thì ở đâu lòi ra rằng chàng đã nộp đơn ly dị với chị ở tòa án Santa Ana, California.
Rồi, giờ chị cũng không biết rằng thì là như thế nào. Có chồng không ra có chồng, mà ly dị cũng chẳng biết là xong chưa. Muốn đi Mỹ cũng coi như phải chờ cho thằng nhỏ 18 tuổi nó đi cái đã rồi sau đó sẽ bảo lãnh má nó sang. Mà khổ nỗi bây giờ nó mới có 2 tuổi.
Chị cứ lâu lâu lại réo tui hỏi, mà tui cũng có biết làm sao đâu. Mới hôm trước Noel, chị lại kể lể, thấy hình chàng đám cưới với một nàng khác nữa rồi. Eo ôi, vậy là sao. Tui đâu có biết. Hay là Việt kiều thích chụp hình đám cưới với nhiều người cho vui?
Chuyện thứ ba, là một chuyện ly kỳ, dù kết thúc coi như có hậu.
Một ông ở Cà Mau vay mượn tiền đầu tư nuôi tôm. Làm ăn thất bát, ông trắng tay, nợ nần quá đầu. Buồn tình đời, ông đi Châu Đốc, đến Miếu Bà Chúa Xứ cầu linh. Thẩn thơ trong miếu, ông vô tình lượm được gói nữ trang. Nhìn quanh quất, thấy có người phụ nữ sồn sồn hớt hơ hớt hải dáo dác tìm. Ông hỏi thì ra bà tìm gói nữ trang. Ông đưa trả. Bà mừng quá, muốn hậu tạ ông. Ông đùa, trả nhiều ông mới lấy.
Lời qua tiếng lại thế nào, bà kêu ông đưa về nhà. Bà nói bà là Việt kiều. Bà thấy ông tốt bụng, mà lại gặp nhau trong Chùa Bà chắc là cũng có duyên, thôi thì vợ chồng ông bàn tính, coi như bà trả ơn ông, sẽ làm kết hôn bảo lãnh ông sang Mỹ, rồi từ từ ông bảo lãnh vợ con sang, thay đổi cuộc đời.
Rồi bà đưa ông sang Mỹ thiệt. Nhưng từ lúc sang Mỹ, ông chỉ biết ở trong nhà, và làm một công việc duy nhất, đó là “phục vụ cho nhu cầu thân xác” của người phụ nữ kia. Có điều mỗi tháng, bà rất “sòng phẳng” gửi $200 về cho vợ con ông.
Đến một ngày, bà dẫn về nhà thêm vài ba bà bạn nữa. Và, ông chính là người mang lại “niềm vui” cho những người “bệnh hoạn” đó. Dĩ nhiên, như ông nói, họ có cho ông thêm tiền.
Ít tháng sau, bà nhờ người dạy ông lái xe. Khi ông có bằng lái, ông có thêm công việc là mỗi ngày lái xe chở bà đi sòng bài. Bà làm gì trong đó ông không biết. Ông chỉ việc ngồi trong xe, đến khi bà ra thì chở về. Không một chút tiếng Anh, không nhìn thấy người Việt, nước Mỹ với ông chỉ là ngôi nhà và con đường đến sòng bài, không trò chuyện tiếp xúc với ai.
Một hôm, nhân lúc bà đi vắng, đang ngồi trong nhà, ông bỗng nhìn thấy một người đưa thư gốc Châu Á. Ông chạy ra hỏi, thì chàng trai trẻ đó cho biết là người Việt nhưng… không rành tiếng Việt. Ông chỉ chờ có vậy, mừng quá, lấy giấy viết mấy hàng cầu cứu nhờ mang về cho người nhà biết đọc tiếng Việt.
Cuối cùng thì cậu của chàng đưa thư đó cũng hẹn gặp được ông ở nơi bãi xe của sòng bài. Ông kể cho ông cậu kia nghe về tình trạng của ông, như một kẻ “nô lệ thân xác,” và nhờ giúp đỡ.
Ông Việt kia gọi điện thoại báo cho cảnh sát, cho các tổ chức xã hội…
Cuối cùng, ông được giải thoát. Các tổ chức xã hội giúp đỡ ông trong việc hoàn tất các giấy tờ, cũng như thủ tục bảo lãnh vợ con ông.
Chuyện ông kể là lúc cuộc đời ông đã thấy ánh sáng, sau khi “thấy” Việt kiều.
Thôi thì đâu cũng có người này người khác. Cũng như Việt kiều cũng năm bảy loại. Mà những loại vừa kể giờ không ít. Cho nên, xin nhắc nhau “Em ơi, đừng hám Việt kiều, nếu không muốn khóc như Kiều ngày xưa!”
Tết Mậu Thân: sỹ quan Ba Lan gặp ai ở Sài Gòn?
"Điệp Viên Hoàn Hảo": Đại Tá Ryszard Kuklinski |
Giai đoạn tham gia Ủy ban Giám sát Đình chiến tại Sài Gòn năm 1968 được cho là lúc một sỹ quan quân báo của cộng sản Ba Lan, Ryszard Kuklinski tiếp xúc lần đầu với CIA ở Sài Gòn.
Đại tá Kuklinski sau được coi là 'gián điệp số một' Hoa Kỳ có được trong khối Hiệp ước Warsaw.
Ở cương vị Trưởng ban Kế hoạch Bộ Tổng tham mưu quân đội Ba Lan và trợ lý cho Đại tướng Wojciech Jaruzelski, ông đã chuyển các kế hoạch phòng thủ chiến lược bí mật nhất của Liên Xô cho CIA từ 1972 đến 1981, và để lại nhiều tranh cãi.
Nhiều năm sau khi chế độ XHCN tan rã, dư luận vẫn chia rẽ về ông, một số coi ông là kẻ phản bội tổ quốc, một số khác coi ông là anh hùng.
Hồi ông qua đời năm 2004 tại Mỹ, các báo Anh gọi ông là "điệp viên thời Chiến tranh Lạnh nổi tiếng nhất của Ba Lan" (Poland's most famous Cold-War spy).
Vụ chạy trốn hồi tháng 11/1981 của ông Kuklinski sang Mỹ đã được mô tả khá kỹ trong cuốn 'A Secret Life: The Polish Colonel, His Covert Mission, And The Price He Paid to Save his Country' (2009) của Benjamin Weiser.
Benjamin Weiser đã ghi lại lời phỏng vấn Kuklinski nói ông phải phản bội nước Ba Lan cộng sản vì lý tưởng chống lại Liên Xô.
Kuklinski nói về sếp cũ, Tướng Jaruzelski là "kẻ cơ hội" và đã chuẩn bị Thiết quân luật từ lâu trước ngày thực hiện vào tháng 12/1981.
Ông Kuklinski cho rằng cơ hội giải phóng Ba Lan khỏi "sự chiếm đóng của Liên Xô" coi như không còn nên ông phải bỏ đi.
Nhưng những người phê phán ông nói Kuklinski từng làm gián điệp cho Liên Xô trước khi làm cho Mỹ, và đã nhận nhiều tiền từ CIA.
Cuộc gặp ở Sài Gòn dịp Tết Mậu Thân
Trong cuộc đời còn nhiều bí ẩn về đại tá Ryszard Kuklinski, giai đoạn ông có mặt ở Sài Gòn trong Cuộc chiến Việt Nam được cho là quan trọng.
Benjamin Weiser cho rằng nhờ làm bạn với các quân nhân người Mỹ nói tiếng Ba Lan tại Sài Gòn, ông đã hiểu ra thế nào là Phương Tây, và thay đổi quan điểm.
Sau cuốn sách của Weiser, có thêm một cựu lãnh đạo quân độ Ba Lan, xác nhận cho rằng vụ "chiêu mộ Kuklinski" hoặc ít ra là tiếp xúc ban đầu của Hoa Kỳ với ông, có thể đã xảy ra đúng trận Mậu Thân 1968.
Trung tướng Franciszek Puchala, một tư lệnh của quân đội cộng sản Ba Lan, sau thay đổi thể chế vẫn thăng tiến làm Phó Tổng tham mưu trưởng Quân đội Cộng hòa Ba Lan từ 2001 đến 2004, là người đã chỉ đạo các kế hoạch đưa những phương án tác chiến của Ba Lan hội nhập với khối Nato.
Năm 2014, khi đã nghỉ hưu, ông Puchala ra cuốn sách: "Gián điệp CIA ngay trong Bộ Tổng tham mưu Ba Lan. Ryszard Kuklinski gần hơn với sự thực (Szpieg CIA w Polskim Sztabie Generalnym. Ryszard Kukliński bliżej prawdy), để bác bỏ "huyền thoại yêu nước" của đồng cấp cũ.
Nói chuyện với báo Gazeta Pomorska, Tướng Franciszek Puchala kể lại:
"Tôi gặp Kuklinski lần đầu vào tháng 3/1980 khi tôi được thuyên chuyển từ Quân khu duyên hải ở Bydgoszcz đến Cục Tác chiến của Bộ Tổng Tư lệnh tại Warsaw. Khi đó, Kuklinski đã là trưởng Ban Kế hoạch - Tác chiến trong Cục và đó là nơi tập trung mọi thông tin, hồ sơ phức tạp nhất liên quan đến Quân đội Ba Lan, hệ thống phòng thủ quốc gia Ba Lan. Đó cũng là nơi soạn ra các văn bản, tài liệu về sự tham gia của Ba Lan trong khối Hiệp ước Warsaw..."
Cuốn sách của Tướng Puchala, người có hiểu biết sâu về cơ chế hoạt động của quân đội Ba Lan qua hai thời kỳ cộng sản và dân chủ, nêu ra nhiều chi tiết về hoạt động của ông Kuklinski trong Ủy ban Đình chiến tại Việt Nam.
Tướng Puchala không đồng ý với nhiều đoạn trong sách của Benjamin Weiser về 'động cơ chính trị' của ông Kuklinski bỏ theo Mỹ nhưng xác nhận câu chuyện ở Sài Gòn.
"Giai đoạn rất thú vị chính là thời gian Kuklinski ở Việt Nam...Chuyến đi của ông ta (11/1967-05/1968) khi đó mang hàm trung tá, tham gia Ủy ban Đình chiến Quốc tế tại Việt Nam được sự đồng ý của cả Tổng Cục I là tổng cục tác chiến, và Tổng Cục 2 - tức Quân báo thuộc Bộ Tổng Tham mưu.
Chính lời Kuklinski kể lại với Weiser thì trong đêm quân Bắc Việt Nam mở cuộc Tổng tiến công "Tết" tháng 1/1968, Kuklinski có mặt trên nóc khách sạn của người Mỹ để quan sát chiến sự. Một người Mỹ mà sau Kuklinski nghi là nhân viên CIA, đột nhiên bước đến hỏi chuyện bằng tiếng Ba Lan. Hóa ra ông ta là người gốc Ba Lan. Kuklinski làm quen và sau có nhờ người này mua cho một món hàng tại cửa hàng Mỹ ở Sài Gòn..."
Nhưng đến mùa Thu 1972, Kuklinski nói với vợ rằng trong chuyến đi nghỉ hè trên du thuyền ở Tây Đức, ông ta gặp lại mấy "bạn Mỹ" là quân nhân quen ở Sài Gòn..."
Cho đến nay, nhiều nguồn tài liệu về Kuklinski và hoạt động cho CIA của ông vẫn chưa được Hoa Kỳ giải mật nhưng Tướng Franciszek Puchala tin rằng năm CIA đã quan tâm đến sỹ quan người Ba Lan ngay ở Sài Gòn, và đến 1972 thì ông ta chính thức làm việc cho họ.
"Năm 1972, khi Kuklinski được cho là bắt đầu đề nghị hợp tác với quân báo Mỹ thì hóa ra CIA đã thu thập khá nhiều tin tức, tiểu sử và hoạt động của Kuklinski trong các năm 1967-68, khi ông ta làm việc trong Ủy ban Đình chiến tại Việt Nam", theo Tướng Franciszek Puchala.
Cuốn sách của Benjamin Wieser thì nói đến một chi tiết thú vị là nhờ sống ở Sài Gòn nên ông Kuklinski rời thành phố này với cảm giác Phương Tây không "đồi trụy" và xấu xa như các quan chức Liên Xô và Ba Lan vẫn nói.
Ba Lan trong Ủy ban Giám sát Đình chiến
Ủy ban Quốc tế về Kiểm soát và Giám sát Đình chiến Việt Nam (International Commission for Supervision and Control in Vietnam), là cơ chế có thẩm quyền khá rộng, gồm các đoàn Ấn Độ, Canada và Ba Lan bắt đầu làm việc tại Hà Nội vào tháng 9/1954.
Nhưng từ giữa năm 1959, họ chuyển trụ sở vào Sài Gòn.
Ủy ban có ba thành viên dân sự có chức vụ đại sứ hoặc tương đương, các cấp phó và có tiểu ban chính trị và quân sự.
Con số nhân viên và sỹ quan mỗi nước cử sang theo chế độ luân phiên là khá đông.
Cộng hòa Nhân dân Ba Lan đã cử sang Việt Nam 160 người chỉ trong các năm đầu tiên, và hai phần ba là sỹ quan quân đội, theo trang của Bộ Quốc phòng Ba Lan.
Tài liệu này viết vào tháng 12/1965, sau khi Ấn Độ công nhận miền Bắc (VNDCCH), chính quyền Sài Gòn yêu cầu đoàn Ấn Độ rời đi và họ chuyển ra Hà Nội.
Tại Sài Gòn chỉ còn lại phái bộ 36 người của Canada và Ba Lan, trong đó người Ba Lan có 5 sỹ quan và 16 nhân viên, quan chức dân sự.
Người Ba Lan phải hoạt động trong môi trường thù địch, theo nhận xét của Bộ Quốc phòng Ba Lan.
Một người Ba Lan khác, đại sứ Mieczyslaw Maneli, hai lần đến Việt Nam để làm việc trong phái bộ Ba Lan thuộc Ủy ban Giám sát Đình chiến, đã từng tiếp xúc với cả ông Phạm Văn Đồng của miền Bắc và Ngô Đình Nhu của miền Nam để nêu ra một đề nghị 'đối thoại Hà Nội - Sài Gòn'.
Nhưng ông Maneli cũng không thể biết là một thành viên khác của phái bộ Ba Lan, Kuklinski đã có ý tưởng chạy theo phía Mỹ khi ở Sài Gòn.
Điều đáng chú ý là ông Kuklinski và nhiều sỹ quan, quan chức Ba Lan sang Việt Nam đã không biết tiếng Anh.
Vì thế, các tài liệu nói Hoa Kỳ chọn một số nhân viên gốc Ba Lan sang Sài Gòn theo dõi và thu thập tin tức từ nhóm người Ba Lan làm việc trong Ủy ban Đình chiến.
Một nhân vật khác có liên quan đến Ba Lan chính là Theodore Shackley, trưởng trạm CIA ở Nam Việt Nam.
Có mẹ người Ba Lan, ông ta nói giỏi thứ tiếng này và từng chiêu mộ gián điệp Ba Lan cho Mỹ ở Tây Berlin sau Thế Chiến.
Nhưng sau khi Ryszard Kuklinski đã về nước thì 'Ted' Shackley mới từ Lào đến Sài Gòn cuối năm 1968 và phụ trách chiến dịch Phượng Hoàng khét tiếng.
Các hoạt động của phái đoàn Canada và Ba Lan chấm dứt ngày 27/01/1970, cùng với việc ký kết Hiệp định Paris và việc bổ nhiệm một Ủy ban Đình chiến mới.
Kuklinski 'có công đưa Ba Lan vào Nato'?
Sau khi ở Việt Nam về, ông Kuklinski sang Moscow học tại Học viện Quân sự Voroshilov nổi tiếng của Liên Xô năm 1974, và càng trở thành người được tin cậy.
Nhưng lúc đó, ông đã là gián điệp cho Mỹ.
Đại tá Kuklinski đã chuyển cho Hoa Kỳ hơn 35 ngàn trang tài liệu mật đa số bằng tiếng Nga, về các kế hoạch quân sự chi tiết của phe cộng sản do Liên Xô dẫn đầu.
Năm 1981 ông cùng vợ và hai con được CIA đưa ra khỏi Ba Lan, gây cơn sốc cho toàn bộ quân đội Ba Lan và khiến Moscow giận dữ.
Tháng 5/1984, ông bị toà án binh Ba Lan xử tử hình vắng mặt.
Sau khi chính trị khu vực thay đổi và Warsaw trở thành đồng minh của Washington, án tử hình cho Kuklinski bị xóa năm 1995.
Tháng 4/1998, ông Kuklinski trở về Ba Lan lần đầu sau nhiều năm nhưng sự đón nhận không hoàn toàn tích cực.
Ngoài một số người coi ông là anh hùng, những người khác vẫn coi ông là kẻ phản bội lời thề của quân nhân.
Quân đội Ba Lan thời XHCN bị lên án vì Thiết quân luật nhưng cũng được ủng hộ khá cao vì truyền thống tôn trọng quân nhân, bất kể họ mang quân phục gì.
Bản thân Đức Giáo hoàng John Paul II khi về thăm tổ quốc năm 1979 đã nghiêng mình chào lá quân kỳ của Quân đội cộng sản Ba Lan.
Tổng thống dân chủ Lech Walesa, cựu lãnh đạo Công đoàn Đoàn kết đã từ chối không tha bổng cho ông Kuklinski.
Tướng Franciszek Puchala nay cho rằng câu chuyện Mỹ trả công cho hoạt động của Kuklinski bằng cách mời Ba Lan vào Nato năm 1999 chỉ là "huyền thoại".
Ông tin rằng Ba Lan trở lại thành đồng minh của Phương Tây là nhờ biến đổi địa chính trị, nhờ Công đoàn Đoàn kết, Đức Giáo hoàng John Paul II chứ không phải nhờ các điệp vụ của riêng ông Kuklinski.
Dù vậy, cựu cố vấn an ninh của Tổng thống Jimmy Carter, giáo sư Zbigniew Brzezinski, có vẻ nói chính xác khi gọi đại tá Ryszard Kuklinski là "sỹ quan Ba Lan đầu tiên trong Nato".
Hành trang Việt Tỵ Nạn CSVN vào Mỹ : Túi xách bằng ny lông mang nhãn đề International Organization for Migration (IOM)
Thứ Hai, 8 tháng 1, 2018
Chủ Nhật, 7 tháng 1, 2018
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)