khktmd 2015






Đạo học làm việc lớn là ở chỗ làm rạng tỏ cái đức sáng của mình, thương yêu người dân, đạt tới chỗ chí thiện. Đại học chi đạo, tại Minh Minh Đức, tại Tân Dân, tại chỉ ư Chí Thiện. 大學之道,在明明德,在親民,在止於至善。












Thứ Bảy, 13 tháng 2, 2021

Trường Trung học Trang Trí Mỹ Thuật Gia Định- Tác giả Vinh Nguyễn

 


Tiểu sử :
-Thành lập năm 1913
-Địa điểm : Nằm bên cạnh Lăng Ông bà Chiểu và đối diện với Tòa Tỉnh Gia Định. Địa chỉ số 5 đường Chi Lăng, Tỉnh Gia Định.
-Kể từ năm 1913 cho đến ngày 30/4/1975, Trường có tất cả là 9 Hiệu Trưởng. Người hiệu trưởng đầu tiên là ông Andre Joeux, Quốc tịch Pháp và người cuối cùng là ông Trương văn Ý đảm nhận chức vụ hiệu trưởng từ 1972 cho đến 1975.
Chương trình học :
Chương trình học gồm có 4 năm, khi tốt nghiệp được cấp bằng tương đương với văn bằng Trung học Đệ nhất cấp phổ thông. Tất cả những thí sinh phải qua một kỳ thi tuyển về hội họa ( hệ số 3 )và hai môn phổ thông là Toán và Việt văn. ( hệ số 1)Con số học sinh được trúng tuyển vào năm thứ nhất là 80 học sinh.
Năm đầu tiên sẽ được gọi là Đệ nhất niên, và cứ tiếp tục gọi như thế lên đến năm thứ tư thì gọi là Đệ Tứ niên. Cuối năm, tất cả các học sinh phải trải qua một kỳ thi sát hạch để được ra trường với chứng chỉ tốt nghiệp tương đương với bằng Trung Học Đệ nhất cấp. Nếu thi rớt, phải học lại năm thứ tư và thi lại.
Nếu tốt nghiệp 4 năm và muốn học thêm nữa, các học sinh phải thi vào trường Cao Đẳng Mỹ Thuật Gia Định. Chương trình học là 3 năm. Khi tốt nghiệp sẽ được cấp văn bằng tốt nghiệp tương đương với bằng Tú Tài 1.( Trường CĐMT nằm phía sau trường Trung học Trang Trí Mỹ Thuật Gia Định).
Lớp Đệ nhất niên tất cả các học sinh đều học như nhau về hội họa cũng như ba môn phổ thông là Sinh ngữ, Toán, và Việt Văn. Nhưng khi lên năm thứ hai, các học sinh sẽ tùy theo khả năng và sở thích để chọn cho mình ba môn học :
- Kiến Trúc
- Trang Trí
- Ấn loát .
Kể từ năm thứ hai, lớp Đệ nhất niên sẽ chia ra làm ba lớp theo ba ban đã kể ở trên. Buổi sáng học vẽ và buổi chiều học văn hóa. Mỗi ngày học 8 tiếng. Ngày thứ Bảy không học tại lớp mà đi vẽ phong cảnh ngoài trời. Sáng thứ hai đem vô trường thầy hoặc cô sẽ chấm bài.

Chợ chiều cuối năm





Sài Gòn đón giao thừa không pháo bông





Lời chúc Tết bằng tiếng Việt của Tổng thống Pháp gây ‘bão mạng’





Myanmar coup: What led to the military seizing power?





How video games helped me come to terms with depression





Russian police crack down on opposition activists across country





Covid-19 and Wuhan: Why don't we know more?





Thứ Sáu, 12 tháng 2, 2021

Với Người Miền Nam, Bông Vạn Thọ Sáng Sắc Thần Mặt Trời - Tác giả Trần Tiến Dũng

 

Tết, có em sinh ở Sài Gòn sau 1975 và cha Bắc, má Nam hỏi: Sao người miền Nam thích bông vạn thọ quá vậy? Nghe câu hỏi tôi cũng chợt tỉnh người, ừa bao năm tháng sinh trưởng, nào là ngày mùng một, rằm mỗi tháng, nào là ngày tảo mộ, ngày Tết... tôi sống trong sắc màu bông vạn thọ dâng cúng, trưng bày.... vậy mà chưa từng tìm thấu hiểu : Sao người miến Nam tôi lại chọn bông vạn thọ để tỏ tấm lòng dâng cúng ơn trên, cõi dưới, bày trí làm đẹp hương sắc đời người.
Hồi tuổi nhỏ, mỗi dịp tháng chạp về quê ngoại Xóm Giảng- Gò Công, đất đồng nước mặn thời đó cứng khô, người quê tôi sau vụ gặt, ruộng cạn nứt nẻ, nước ngọt quý như vàng vậy mà vẫn dành tưới vài cây bông vạn thọ chuẩn bị cho dịp chưng bàn thờ ngày Tết.
Lòng trân quý bông vạn thọ linh thiêng và bền chặt của người quê tôi từ thế hệ này sang thế hệ khác. Không dám nói là Thần Thánh như loài hoa cúc biểu tượng của Thiên Hoàng Nhật Bổn, nhưng chắc chắn bông vạn thọ là sắc hương tỏa rạng được người quê đồng bằng miền Nam rước vào nhà, như cung thỉnh đại diện của Thần ánh sáng mặt trời.
Theo Wilipedia: Bông vạn thọ họ bông cúc Chúng có nguồn gốc tại khu vực kéo dài từ tây nam Hoa Kỳ qua México và về phía nam tới khắp Nam Mỹ. Được biết đến với tên gọi chung là cúc vạn thọ (không nhầm với chi Cosmos), hay cúc vạn thọ Mexico (cempasúchil), cúc vạn thọ châu Phi.
Khi đọc thông tin trên tôi bất ngờ vì biết bông vạn thọ không phải là bông bản địa. Dù bất ngờ nhưng tôi thấy mừng, vì lẽ, khi ưa chuộng bông cúc vạn thọ là người miền Nam chọn đúng tinh thần
di dân mở cõi, du nhập rộng cửa mọi sản vật khác biệt miễn là phù hạp với lòng người luôn sẵn ý thức gọi mời cùng đến với cõi bao la đất Nam muôn ngàn sắc, trời Nam tươi mới nắng vàng.
Hãy nhìn từng đóa bông vạn thọ mà coi, chẳng phải là luôn tròn đầy sung sức màu nắng nhiệt đới sao? Chẳng phải là từng cánh bông tựa vô nhau chắc nịch như đất phù sa phì nhiêu sao? Chẳng phải là cốt cách đơn màu như lòng người chân chất sao? Chẳng phải là luôn nở hướng lên cao để nhắc nhớ tánh khiêm thuần làm người cho xứng kiếp được thành người với cõi linh hiển cao diệu sao?
Miền Nam tôi ngày nay, những ngày cúng, ngày Tết các chợ lớn, nhỏ bán bông vạn thọ. Ỏ Sài Gòn mỗi chợ hoa Tết luôn có bông vạn thọ giữa đủ các giống bông ngoại nhập; và bông vạn thọ luôn là loại có giá thấp nhất. rẻ đến mức có lúc tôi nghĩ sao mà người quê cứ trồng hoài loại bông ngày một tàn phai, quên lãng trong lòng thế hệ trẻ cả nông thôn và đô thị.
Nhìn lại tranh xưa, cảnh người đô thị xứ Bắc hưởng xuân với hoa thủy tiên, hoa lan, hoa đào, ngay cả người Nam cũng may mà còn thương thích hoa mai vàng, huệ trắng.
Đương nhiên bông vạn thọ vẫn được trân trọng trên bàn thờ người quê, dân tỉnh miền Nam nhưng câu hỏi vẫn là: Phải chăng, lòng trân trọng, thương thích một loại bông hiển hiện lâu đời trong văn hóa lễ, Tết người miền Nam cũng sắp đứt gãy- bứt lìa trong lòng thế hệ mới như nhiều nét đẹp truyền thống khác.
Vấn đế là không phải chọn bông hoa gì để đại diện cho tấm lòng mình trong ngày lễ trọng văn hóa truyền thống, mà chính là không có, hoặc linh tinh mơ hồ ý thức và tấm lòng chọn phẩm vật khế hợp bản tánh đất sanh và trời dưỡng của cộng đồng mình.
Ngày sau, với thập cẩm-xà bần đổi thay mang danh hiện đại, nếu dẫu bông vạn thọ không còn hiển hiện trân trọng lễ Tết nữa, nhưng sự tinh lọc chọn bông vạn thọ của người miền Nam tôi vẫn luôn luôn sáng trưng màu hoa mang sắc nắng ấm từ tâm hồn và tình yêu người phương Nam.

Tết ở xóm ve chai





Hàng hóa cho Tết Tân Sửu, đâu rồi như Tết hồi xưa?





Tàu xe về quê ăn Tết





Ăn Tết thời COVID





Du xuân… khẩu trang





Vaccine của Pfizer có thể hiệu quả với biến thể COVID





Tết hải ngoại giữa đại dịch Covid





Trẻ em có còn thích lì xì Tết?





Capitol mob got close to Pence, Romney and Schumer, new footage shows





Huge boat parade to celebrate Tampa Bay Buccaneers Super Bowl win





Driver captures deadly 100-vehicle Texas pile-up





How Mike Pence became a villain in Trump world





Giây Phút Thủ Đô Sài Gòn Hấp Hối





Việt Nam vào Tết Tân Sửu: Được mùa cờ thua mùa hoa - Tác giả Nguyễn Văn

 

Đã nhiều năm nay những hội buôn cờ phất lớn. Tết này họ lại “vào cầu” liên tiếp, cờ mừng Đại hội Đảng, cờ mừng sinh nhật Đảng, rồi cờ lại mừng Đảng mừng xuân.

Nhiều vô kể. Nghèo cũng mỗi số nhà một cái. Nhiều nơi, mỗi cột điện bốn cái, hai búa hai liềm phấp phới với hai sao. Không có cờ bất thành Tết.

Một nền văn hóa mặt tiền chi chít cờ đã thành hình. Sau này, khi hồi tưởng về cái Tết truyền thống, con trẻ sẽ có nhiều phần khác với người già. Pháo hết lâu rồi, lá dong không bán ở chợ, cây nêu chỉ còn trong bảo tàng. Cờ đích thị là truyền thống ngự trên mặt tiền.

Truyền thống đã được thay thế, nhưng dường như không ai coi đó là bất thường. Cắm cờ trở nên tất yếu. Vắng nó người ta sẽ thấy thiếu, thậm chí trống trải. Giống với loa phường, khi bị phản đối, nhiều người trẻ đã cho rằng loa phường là “một nét văn hóa”, “đi xa là nhớ”, là “hết sức thân thương”…

Những người chủ trương treo cờ có thể cho rằng, thiếu cách mạng truyền thống dân tộc không có giá trị, hoặc cách mạng mới quan trọng, cần được đề cao. Dù lý do gì, lối nghĩ này khó trở thành hiện thực. Thay thế những giá trị ngàn đời đòi hỏi sự chính đáng cần có. Dân không ai mua cờ chơi Tết.

Lá cờ và những bó hoa

Chính quyền hô hào và mang cờ treo tại nhà dân hàm chứa một sự hài hước hiếm có. Nó thể hiện sự độc lập trong cách nghĩ và làm của chính quyền Việt Nam so với chính quyền nhiều nước khác. Ở các xứ khác, họ treo cờ tại công sở và một vài nơi công cộng. Treo tại nhà riêng là việc tự nguyện của mỗi người dân.

Chính quyền treo cờ mặt phố, dân chỉ chăm lo trong nhà mình còn ngầm ẩn những thái độ bằng mặt không bằng lòng. Nhưng rộng hơn có thể nó còn phản ánh sự thờ ơ và văn hóa chính trị còn thấp của đa số người dân. Nhiều người, trong đó có cả trí thức, chỉ một lòng giữ vững nồi cơm.

Có lẽ không có chính quyền nào tiêu tốn nhiều tiền cờ và khẩu hiệu bằng chính quyền nước ta. Lúc cần, họ còn phát hàng loạt cho ngư dân như là một vũ khí bảo vệ biển đảo. Cũng không người dân nước nào như dân nước ta. Nhà nước tiêu tiền dân mà họ không có ý kiến gì, không biết chi việc gì, chi bao nhiêu.

Nếu mỗi số nhà trung bình có 5 hộ, mỗi hộ có 4 nhân khẩu, tức 20 người treo một lá cờ, thì 100 triệu dân cần 5 triệu lá. Mỗi năm thay 1 lần, mỗi lá 30 ngàn đồng, thì riêng tiền cờ* của nước Việt hằng năm khoảng 150 tỷ. Chục năm là cả ngàn tỷ tiền cờ, chưa tính tiền khẩu hiệu.

Đã có ai đặt câu hỏi, “Chi phí khổng lồ như thế, treo cờ mang đến cho người nghèo những lợi ích gì?” Đã có ai nêu, “Cắm cờ khắp nơi có giúp nước Việt trở thành cường quốc không?” Có ai trả lời được câu hỏi, “Với chi phí lớn như thế, cờ cách mạng ảnh hưởng đến truyền thống dân tộc ra sao?” ư

Tết Covid này rất khó, thêm một lần nông dân trồng hoa mất mùa. Giá hoa xuống mạnh. Cờ không ngăn được những dòng nước mắt của họ. Nhưng cờ giúp đám con buôn thắng lớn, hàng hóa ít mẫu mã lại không thiu thối. Đã thế, khách hàng mua số lượng rất cao và đặc biệt hào phóng tiêu tiền của người khác.

Thực tiễn nêu trên và cách sử dụng ngân sách của nhà nước cần được chú ý. Tôi nghĩ các nhà báo Việt Nam hãy bỏ chút thời gian hỏi những người bán hoa, những người nông dân cực khổ xem việc cắm cờ có làm họ ấm no.

Hãy rạch ròi truyền thống và cách mạng, đừng làm nhân dân nhầm lẫn. Hãy treo quốc kỳ theo cách tốt nhất có lợi cho dân tộc, và đừng quên những bó hoa từ vườn ruộng Việt Nam

Thứ Năm, 11 tháng 2, 2021

Sáng Mùng Một - Tác giả Tưởng Năng Tiến

 

Vừa rời nhà thì trời lấm tấm mưa, đường trơn và tối nên tôi lái xe rất chậm – dù thuở ấy tuổi đời còn trẻ. Phải qua đêm nay, đêm giao thừa, tôi mới bước qua tuổi ba mươi – nếu tính theo âm lịch. Tam thập nhi lập nhưng tôi đang hơi lập cập vì vừa bắt đầu một cuộc đời mới, đời tị nạn.
Nghề ngỗng không, tiền bạc không, vốn liếng tiếng Anh cũng không được nhiều nhặn gì cho lắm. Chỉ có điều may mắn là tôi không đến nỗi thất nghiệp thôi. Việc làm tuy chỉ với đồng lương tối thiểu nhưng được cái rất nhẹ nhàng và dễ dàng như chơi vậy. Tôi có thể đi học ban ngày. Mãi đến 10 giờ tối mới phải có mặt ở trạm xăng, để thay thế cho người làm việc ca chiều, rồi loanh quanh ở đó cho đến sáng sớm hôm sau.
Tháng Giêng, tháng Hai ở California trời thường mưa nên khách hàng rất lưa thưa, thỉnh thoảng mới có người dừng xe, và càng về khuya càng vắng. Tôi gần như chả phải làm gì cả nên đóng kín cửa, mở máy sưởi tay, kê lọ thức ăn làm sẵn đựng trong lọ thủy tinh sát ngay bên cạnh, rồi ngồi học bài hay đọc báo. Sau một lúc lâu, khi đã hơi đoi đói, tôi sẽ có một bữa ăn nóng sốt ngon lành.
Giữa một đêm Đông mưa lạnh mà được ở trong phòng kín, có máy sưởi ấm áp, với một lọ cơm đầy đang bốc khói (thịt cá gia vị tiêu ớt đầy đủ) thì không còn gì để phàn nàn nữa cả. Tôi sắp thưởng thức bữa ăn khuya thì khách lạ xuất hiện, một người đàn ông trung niên, trông có vẻ là dân Mễ Tây Cơ. Ông đứng trước khung cửa kính nhìn vào – ướt như chuột lột, áo quần nhầu nhĩ, dáng điệu thiểu não – với ánh mắt lo âu. Một người vô gia cư, cần đi tiêu đi tiểu gì đó, tôi đoán vậy.
Restroom của trạm xăng chỉ dành cho khách hàng. Để cho dân homeless sử dụng tự do thì họ cứ đến hoài, đám nhân viên tụi tôi sẽ phải lau chùi và dọn dẹp muốn khùng luôn.
Tuy biết thế nhưng tôi vẫn bước ra bên ngoài, đưa ra chìa khoá nhà vệ sinh như thường lệ. Ổng không cầm, chừng như không hiểu tại sao, cho đến khi tôi chỉ tay vào cánh cửa có hai chữ WC thì người khách lạ mới gật đầu, vội vã đi vội vào bên trong.
Vài phút sau y trở ra (chắc đã bỏ quên chìa khoá bên trong) đứng ở chỗ cũ, vai run run vì lạnh, ngơ ngác nhìn quanh. Cái gì chứ đói lạnh thì tôi “rành” lắm nên không khỏi chạnh lòng. Người khách lạ khiến tôi nhớ đến những ngày tháng không nhà của chính mình – sau một chuyến vượt biên thất bại, và lạc mất hết giấy tờ cùng tiền bạc – ở một thành phố không một người quen.
Vào mùa mưa, Rạch Giá hay có những ngày biển động. Trời thấp, ẩm, lạnh, mây xám màu chì. Lòng buồn, bụng đói, dạ hoang mang, tôi bước đi không thấy phố, không thấy nhà, chỉ thấy mưa sa trên màu cờ đỏ. Sáng nào tôi cũng loanh quanh trong chợ Nhà Lồng của thị xã, mắt láo liên nhìn quanh những bàn ăn, chỉ chờ thực khách buông đũa là nhào vào húp vội phần ăn thừa còn lại.
Tôi trải qua nhiều tháng ngày như thế (ngay giữa lòng quê hương của chính mình) nhưng chưa bao giờ nhận được một nụ cười thân thiện, hay một cử chỉ thân ái, của bất cứ ai.
Tôi mở cửa mời người người khách lạ bước vào bên trong, rồi xẻ phần cơm sắp ăn vào một cái đĩa giấy – cắm thêm vào cái nĩa nhựa – ra dấu mời bằng một nụ cười hơi vụng về. Không khách sáo hay ngượng ngùng gì ráo, y vội vã làm dấu rồi cắm cúi ăn ngay.
Để cho không khí đỡ ngượng nghịu, tôi chỉ vào ngực mình tự giới thiệu:
- My name is Tien, my name is Tien...
Ổng ta hiểu nên cũng chỉ chỉ vào ngực, đáp lại ngay dù đang nhai ngồm ngoàm:
- Domingo, Domingo …
Chúng tôi vui vẻ bắt tay nhau. Nụ cười hiền lành của người khách lạ khiến tôi yên tâm và cảm thấy dễ chịu:
- You speak English?
- No!
- No English?
- No!
Xong, tôi lấy một lon cà phê và một bao thuốc lá, hàng bán của trạm, ngỏ ý “thân tặng” trước khi từ giã. Domingo đón nhận, gật đầu cảm ơn, rồi miễn cưỡng mở cửa lầm lũi bỏ đi. Tôi nhìn theo, áy náy và ái ngại nhưng còn biết làm gì hơn và làm sao khác!
Chỉ độ vài ba phút sau thì Domingo quay lại, nhè nhẹ gõ vào khung kính. Tôi chưa biết nói sao thì y móc túi chìa ra một manh giấy nhỏ, với vài dòng chữ mực xanh nghuệch ngoạc và nhoè nhẹt.
Tôi đọc chữ được, chữ mất nhưng vẫn đoán được nội dung vì giản dị đây chỉ là một cái địa chỉ của một tiệm bánh nhưng không rõ số nhà (King Bakery … King Road … San Jose) và số điện thoại.
Nơi tôi làm việc cách trạm xe buýt Greyhound không xa lắm, chỉ chừng một giờ đi bộ. Có lẽ Domingo là di dân lậu. Y băng qua biên giới vào được San Diego, một thành phố cực Nam của Mỹ giáp ranh với Mexico. Từ đây chắc có người giúp y mua vé xe buýt lên San Jose để tìm người thân. Đến một nơi xa lạ, giữa đêm mưa, đi loanh quanh mãi rồi không biết đi đâu nữa nên y dừng chân ở nơi này.
Chúng tôi bất đồng ngôn ngữ nên mọi suy đoán của tôi vô phương kiểm chứng. Tần ngần một lát, tôi lấy cuốn niên giám điện thoại trang vàng – Yellow Pages San Jose – lật kiếm vần B coi thử :
Bingo!
Chắc phải có đến mấy trăm tiệm bánh ở thành phố đông cả triệu dân này nhưng riêng trên đường King thì tôi tìm được hơn chục. Tôi bắt đầu bấm số, giữa khuya không ai bắt máy nhưng tôi để lại được lời nhắn rõ ràng và gọn gàng:
Tôi gọi từ cây xăng Shell, số 1455 đường The Alameda, có ông Domingo vừa từ Mexico đến đây. Xin đến đón ông ấy ngay hay gọi lại tôi càng sớm càng tốt (ASAP, as soon as possible) ở số này …
Domingo có vẻ an tâm hơn đôi chút sau khi thấy tôi gọi xong hơn chục cú phone. Đồng hồ mới chỉ 11:45 PM, cũng sắp giao thừa, tôi nghe tiếng pháo nổ lác đác đó đây. Những tiệm bánh không mở cửa trước 6 hay 7 giờ sáng nhưng chắc chắn họ đến làm việc rất sớm để chuẩn bị ra lò cho loạt hàng đầu tiên.
Hy vọng là sẽ có người đến đón Domingo trước khi đổi ca, chứ không thì cũng lôi thôi lắm. Thiệt là hy vọng mỏng manh. Lỡ không ai tới thì sao?
Tôi sẽ “làm gì” với người khách lạ này vào sáng ngày mai, sáng mùng một Tết? Domingo lo lắng đã đành, tôi cũng bắt đầu lo thấy mẹ luôn vì “tình trạng cư trú” của tôi không được sáng sủa gì cho lắm.
Tôi đang “chia” chỗ nằm, ở phòng khách, trong apartment một phòng, với một người đồng hương. Ổng cũng mới chân ướt chân ráo tới Mỹ y như tôi vậy, và đang làm assembler cho một hãng điện tử nhỏ.
Lương lậu cũng gần ở mức tối thiểu, nghĩa là chả khá hơn tôi bao nhiêu nhưng cả vợ lẫn con vẫn còn kẹt ở VN, đó là chưa kể khoản nợ tiền vượt biên – nghe đâu cũng gần chục cây vàng – nên thằng chả phải “cày hai job” lận.
Chúng tôi chả mấy khi trò chuyện vì ổng làm việc suốt ngày, còn tôi thì vắng mặt suốt đêm nhưng tôi biết đương sự không phải là người dễ tính.
Mấy tháng trước, vào một đêm đông cận ngày Lễ Tạ Ơn, cũng đúng lúc tôi sắp ăn bữa khuya thì một con chihuahua bé tí teo xuất hiện. Chó lạc ở Mỹ ngó là biết liền: mệt lả, xơ xác, ngác ngơ, và nhếch nhác cũng y như Domingo bữa nay vậy. Chỉ có điều khác là con thú khô ráo vì đêm đó không mưa.
Tôi cũng sẻ phần cơm của mình cho chó. Gần đến giờ về, trong khi tôi loay hoay chùi rửa cầu tiêu nhà tiểu chú chó nhỏ vẫn kiên nhẫn đứng đợi bên ngoài. Nó theo tôi ra đến nơi đậu xe với ánh mắt lo âu và dò hỏi.
Tôi ngần ngừ một lát, có lẽ chưa tới một giây, rồi bồng nó lên xe. Tới lúc đó tôi mới nhận ra là con vật nhỏ bé này bẩn thỉu hôi hám quá. Tôi phải hạ cả hai kính xe phía trước, dù trời bên ngoài lạnh buốt.
Về đến nhà tôi mang con chó vào phòng tắm, mở nước nóng, sát xà phòng tắm luôn. Trời ơi là nó dơ dễ sợ. Tôi phải xối nước ào ào nên mãi với nghe tiếng nói bên ngoài:
- Làm gì ở hoài trong đó hoài vậy, cha nội? Cho tui tắm rửa đi làm nữa chớ, trễ rồi.
Cửa mở, hơi nước mù mịt khiến cho ông bạn chung nhà nhăn mặt. Rồi ngay sau khi nhìn thấy con chihuahua đang loi ngoi trong bồn tắm thì ông bạn đồng hương của tôi bất chợt nổi điên. Tôi bị chửi rủa không tiếc lời, và toàn những lời nặng nề thái quá.
Ổng lớn tiếng quát tháo tới mức hàng xóm có kẻ phải ghé mắt vào xem. Khi hiểu ra sự việc, may quá, có người mách là nếu tôi không muốn nuôi chó thì có thể mang nó đến animal shelter của thành phố. Tôi bồng con thú đi ngay, dù lòng buồn vời vợi!
Kinh nghiệm “hãi hùng” sáng hôm đó vẫn chưa phai thì hôm nay tôi lại lâm vào hoàn cảnh khó xử khác, và khó xử hơn. Tôi thực không biết sẽ xoay trở ra sao nhưng tôi biết chắc là mình không thể thản nhiên “bỏ rơi” ông bạn Mễ Tây Cơ này được. Nước Mỹ ở đâu cũng có shelter cho người vô gia cư nhưng phải là cư dân hợp pháp kìa.
Đang suy nghĩ “miên man” thì chuông điện thoại reo. Đầu giây bên kia là giọng một người phụ nữ líu lo nghe như tiếng chim, hẳn là tiếng Spanish. Tôi mừng quýnh đưa máy cho Domingo. Y toét miệng cười ngay sau khi mở miệng nói “hola” khiến tôi cũng nở một nụ cười (theo) nhẹ nhõm.
Chỉ mười lăm phút sau, một cái xe Ford Torino cũ mèm thắng gấp giữa sân. Bốn người Mễ cùng túa ra ôm chầm lấy Domingo mừng rỡ. Tôi cũng mừng luôn, và không chừng (dám) tôi là người mừng nhứt.

Vui Sống Tuổi Già - Tác giả Mai Thanh Truyết

 

Mời Bạn đọc đi, cho Đời nó đẹp!!!

“Tôi sẽ không bao giờ thay đổi những người bạn tuyệt, cho cuộc sống ngọt ngào của tôi ngày hôm nay, cho gia đình thân yêu của tôi để …tóc bớt bạc hoặc bụng phẳng hơn”.

Khi tôi lớn hơn, tôi thân thiện với tha nhân hơn và ít chỉ trích bản thân hơn. Tôi đã trở thành bạn của chính tôi …

Tôi không còn đổ lỗi cho bản thân vì đã ăn thêm bánh quy, không dọn dẹp giường, hay mua thứ gì đó ngu ngốc mà tôi không cần.

Tôi “tự” cho phép mình có quyền bừa bộn, “không hợp lý” .

***

Tôi đã thấy nhiều người bạn thân yêu rời khỏi thế giới này quá sớm, trước khi trải qua sự tự do tuyệt vời của tuổi già, vì vậy:

• Ai sẽ trách tôi nếu tôi quyết định đọc hoặc la cà… trên máy tính đến bốn giờ sáng và ngủ đến giữa trưa?

• Ai sẽ làm cho tôi hạnh phúc khi nằm trên giường hoặc xem TV bao lâu cũng được?

• Ai sẽ trách tôi khi nhảy với những bài hát tuyệt vời của thập niên 70, 80 và đồng thời khóc vì một tình yêu đã mất?

Nếu muốn, tôi sẽ đi dọc bãi biển trong chiếc quần đùi dài quá gối với tấm thân nặng trĩu, đang phân hủy và chuồi xuống sóng với sự thờ ơ của tha nhân, bất chấp ánh mắt trừng phạt của người khác, trẻ hơn … Và, họ “thế nào”…cũng sẽ già đi.

Tôi biết rằng đôi khi trí nhớ của tôi không làm tôi nhớ, nhưng có những điều trong cuộc sống cũng cần nên quên. Tôi nhớ những điều quan trọng, đó là điều chính yếu!

Tất nhiên, trong những năm qua, nhiều khi trái tim tôi đã vỡ tan, nhưng những nỗi đau đó đã mang lại sức mạnh, sự thấu hiểu và lòng trắc ẩn cho thân tôi. Một trái tim chưa bao giờ đau khổ là “một tái tim không tì vết và vô trùng” và sẽ không bao giờ biết niềm vui khi của sự bất toàn (Wabi-sabi – Một triết lý bất toàn của Nhựt).

Tôi may mắn đã sống đủ lâu để mái tóc bạc phơ, nỗi đau và tiếng cười tuổi trẻ của tôi khắc sâu mãi trong những nếp nhăn hằn sâu trên gương mặt.

Nhiều người không bao giờ cười, nhiều người chết trước khi tóc họ bạc.

Khi Bà Con già đi, Bà Con sẽ dễ lạc quan hơn.

Bà Con sẽ ít quan tâm đến những gì người khác nghĩ.

Tôi không còn tự hỏi mình nữa.

Tôi đã giành được quyền mắc phạm sai lầm.

Vì vậy, để trả lời câu hỏi của bạn, tôi chấp nhận già đi, tôi thích con người tôi đã trở nên như hôm nay!

Tôi sẽ không sống mãi mãi, nhưng miễn là tôi vẫn còn ở đây, nhưng tôi sẽ không lãng phí thời gian để hối tiếc về những gì có thể đã có hoặc lo lắng về những gì sẽ xảy ra.

Và nếu tôi muốn, tôi sẽ ăn tráng miệng mỗi ngày.

Cầu mong tình bạn của chúng ta không bao giờ bị chia ly, vì nó xuất phát từ trái tim!

Hoàng quốc Bảo hát Mưa Trên Thành Phố Cũ, nhạc Hoàng quốc Bảo phổ thơ Đào trường Phúc





Thăm lại đồi Charlie: Người đi, linh hồn ở lại - Tác giả Tuấn Khanh

 

Chúng tôi chọn những ngày cuối năm để leo lên ngọn đồi lịch sử Charlie, bởi vì vào lúc này thời tiết không quá khắc nghiệt để lần mò được đến nơi. Mang theo trong chuyến đi, những thứ quan trọng nhất là rượu, hoa và nhang: Quà cho những người mà thế hệ chúng tôi chưa từng biết mặt.Khác với việc thắp nhang ở Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa, nay nằm trong địa phận tỉnh Bình Dương, đường đi nghĩa trang không khó nhưng lại phải chịu sự dòm ngó và hạch hỏi của nhóm gác cổng do công an địa phương cắt đặt, còn đường đi đến đồi Charlie chỉ có núi rừng, vài tấm bảng chỉ đường phủ đầy bụi đỏ. Thi thoảng trên đường có bắt gặp vài người dân tộc Jarai hay Sedang.
Máu xương người Việt
Charlie là một chóp đồi cao nằm giữa ba huyện Sa Thầy, Đắk Tô và Ngọc Hồi, thuộc tỉnh Kon Tum. Đường đi đến đó cheo leo và trắc trở. Chúng tôi đoán là trước năm 1975, hầu hết cuộc chuyển quân đều dựa trên không vận mới có thể nhanh và an toàn.
Người Việt trong vùng gọi là Sạc-Li, dựa theo âm tiếng Anh, mà trong chiến tranh Việt Nam, cứ điểm cao 900 mét so với mặt nước biển được quân đội đặt tên, tạo thành tuyến phòng thủ và quan sát khu vực ngã ba Đông Dương. Nơi đây còn là vùng bảo vệ cho sân bay quân sự Phượng Hoàng và bản doanh Bộ Tư Lệnh Hành Quân Sư Đoàn 22 Bộ Binh ở Tân Cảng của miền Nam.
Việc đặt Tiểu Đoàn 11 Nhảy Dù Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa trấn giữ ở đồi Charlie là một sự khó chịu vô cùng đối với quân Bắc Việt, vì mọi cuộc chuyển quân ở ngã ba Đông Dương hay từ Bắc vào, qua ngã này, đều có thể bị phát hiện. Cho nên, trong cuộc tổng tiến công năm 1972 của quân đội Bắc Việt, cùng với một phần của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam, đồi Charlie là mục tiêu cần phải bị xóa sổ. Cái gai cần phải nhổ cho đường tiến quân thuận tiện từ Tây Nguyên xuống đồng bằng miền Nam.
Mùa Hè 1972, người ta gọi đó là Mùa Hè Đỏ Lửa. Đỏ lửa là bởi sự nóng bức của thiên nhiên, cộng thêm súng đạn bay khắp nơi trong một cuộc tương tàn nhân danh giải phóng của chủ nghĩa Cộng Sản.
Không có số liệu chính xác nào nói về thương vong của cả hai bên ở đồi Charlie, nhưng dựa trên phần sử liệu được công bố thì phía Việt Nam Cộng Hòa có Tiểu Đoàn 11 Song Kiếm Trấn Ải (tạm tính khoảng hơn 600 người) đối đầu với quân của Sư Đoàn 320 Bắc Việt (tạm tính khoảng gần hơn 7,000 người). Chưa kể phía lực lượng Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam không được công bố, thì con số ít nhất thiệt mạng sau khi máy bay B-52 bỏ bom rải thảm tái chiếm, những thanh niên Việt Nam của cả hai bên thiệt mạng, ít ra cũng phải là 4,000 đến 5,000 người trong trận đó.
Điều đó, có nghĩa rằng chuyến đi mất gần ba tiếng di chuyển lên đến đỉnh đồi của chúng tôi, nơi đâu cũng có máu xương người Việt. Từng viên đá, từng khúc quanh, từng ngọn cây… chắc đều giữ lại phần bí mật nhất chưa bao giờ được kể lại về số phận không chỉ của từng con người, mà của một dân tộc phải chịu điêu linh vì cuộc chiến tranh màu lý tưởng Cộng Sản.
Ngọn đồi Charlie xanh mướt và lặng lẽ giữa thông xanh, trời mây và gió se sắt lạnh. Đầu ngõ vào cầu treo dẫn đến chân đồi, chính quyền địa phương đến hôm nay cũng chưa dám ghi rõ ràng về cuộc chiến này, mà chỉ đơn giản là “Di tích lịch sử của điểm cao 1015 Charlie và 1049 Delta” – khác với giọng điệu thường đắc thắng và kiêu ngạo sau 1975, khi mà những di tích thường có thêm các tấm bia ngợi ca sự anh dũng của quân đội Bắc Việt. Nhưng ở Charlie, mất mát quá lớn có thể là điều nhà cầm quyền ngại ngùng không muốn nhắc tới. Hằng năm không chỉ có những chuyến xe từ Bắc vào Charlie để viếng người thân sinh Bắc tử Nam, mà chính người miền Nam đứng trên ngọn đồi ấy cũng ngậm ngùi: Ai, điều gì… đã xô đẩy khiến cho máu xương Việt Nam chia lìa và chôn vùi thảm khốc đến vậy?“Đi thăm ông Trung Tá Bảo à?”
Chúng tôi đi xe gắn máy, sáu người chở nhau và tận dụng mọi sức lực tay chân để có thể đến đỉnh đồi, trước khi trời sụp tối. Có đoạn phải vừa nổ máy xe, vừa đẩy, có đoạn vứt bớt đồ lại vì quá mệt, mang vác không nổi. Đoạn đường vừa tạm hết lầy sau mùa mưa, lại khô, trơn và nhiều ổ gà và đá vụn.
Mọi người trong đoàn có lúc mệt đến mức hoa mắt, tay chân bủn rủn, thở không được vì không khí ngày càng loãng. Anh B., người khỏe nhất trong nhóm, có lúc đứng lại chắp tay và cầu nguyện: “Đã đến được đây, mấy anh phải giúp tụi em đến nơi thắp hương mời rượu cho mấy anh.”
Đã 45 năm rồi. Những ngôi mộ, nếu có, thì giờ cũng đã um tùm cỏ lau. Thịt xương cũng đã là rêu bụi. Chiến địa đã trở thành rừng xanh bao phủ trên núi, ôm kín mọi nỗi lòng. Đó là chưa nói nhiều thế hệ đã đi qua, không biết, hoặc bị tuyên truyền bóp méo tin tức về những người lính Việt Nam Cộng Hòa ở đây. Vậy mà mấy lần, gặp một người Jarai hay Sedang, thấy chúng tôi hồng hộc thở trên đường, họ cười thân thiện và hỏi: “Đi thăm ông Trung Tá Bảo à?.”
Lạ lùng. Sao họ lại biết Trung Tá Bảo nhỉ? Thậm chí bài hát nổi tiếng của nhạc sĩ Trần Thiện Thanh có tên “Người Ở Lại Charlie” cũng không nhắc gì về tên của người chỉ huy Tiểu Đoàn Song Kiếm Trấn Ải này. Dù sau khi tử trận ở Charlie, Trung Tá Nguyễn Đình Bảo (1936-1972) được truy phong đại tá, nhưng dân trong vùng vẫn nhớ về một vị trung tá, giữa hàng ngàn người đã gửi lại hình hài ở nơi này.Người ở lại Charlie
Trận chiến Charlie diễn ra trong một tuần, dữ dội. Quân đội Bắc Việt được điều động tiến vào Nam, số trang bị và nhân lực được kể là gấp sáu lần quân Việt Nam Cộng Hòa trấn giữ. Một người lính miền Nam phải chống cự với 6-7 người lính miền Bắc. Pháo kích và tiến công biển người diễn ra cấp tập trong ba ngày đầu. Đạn pháo kích đã khiến Trung Tá Nguyễn Đình Bảo tử trận vào ngày thứ hai, 12 Tháng Tư, 1972, các chỉ huy nối nhau thay quyền kiểm soát cũng tử trận liên tục.
Không chỉ tấn công mà mục tiêu của Sư Đoàn 320 còn là tiêu diệt cho được Tiểu Đoàn Song Kiếm Trấn Ải (theo nhà văn Phan Nhật Nam thì sau trận đồi Charlie, tiểu đoàn này mất 400 quân nhân) nên quân Bắc Việt bao vây và chặn đường mọi ngã. Thậm chí súng phòng không Bắc Việt còn được chuẩn bị để ngăn không cho trực thăng tiếp viện. Sau khi không còn đạn dược và lương thực, những quân nhân Việt Nam Cộng Hòa còn lại đã rút lui, nhường đường cho tốp máy bay B-52 bỏ bom hủy diệt toàn bộ phần Sư Đoàn 320 đang tràn lên ở đây. Charlie phút chốc thành bình địa, kể cả những bộ đội từ Bắc vào, cho đến những thân xác còn nằm lại của những quân nhân Việt Nam Cộng Hòa.
Mọi nỗ lực tấn công hao tổn về con người và súng đạn của phía quân chính quy Bắc Việt hoàn toàn thất bại. Có lẽ vì vậy mà trong wikipedia Việt Ngữ nói về Sư Đoàn 320, chiến sử Charlie đã không được ghi lại cũng như cũng cố ý không nhắc tới, trong các mục viết ca ngợi danh tiếng của sư đoàn này.
Nói về trận đánh đó, vùng đất đó, nhà văn Phan Nhật Nam có viết trong bài “Người Ở Lại Charlie:” “Bi kịch không riêng đối với những người lính Tiểu Đoàn 11 Dù, qua lần đi khuất của cố Đại Tá Nguyễn Đình Bảo – nhưng cũng là bi kịch của mỗi thân phận Người Miền Nam hiện thực qua hy sinh xả kỷ của Người Lính, sự chịu đựng âm thầm của Người Vợ-Đứa Con Người Lính. Nỗi Đau kia hằn mới vì Nỗi Đau Luôn Là Nỗi Đau Chung, cùng với những dấu tích kỳ diệu miên viễn của Tình Yêu trong đời sống trần thế giới hạn của nhân sinh” (trích).
Cuối năm 1972, quân đội Việt Nam Cộng Hòa có tổ chức dựng bia tưởng niệm trên đỉnh đồi để tưởng các quân nhân đã hy sinh trong cuộc chiến, và ghi nhớ nơi tử trận của Đại Tá Nguyễn Đình Bảo. Nhưng rồi sau 1975, chính quyền địa phương theo lệnh từ Hà Nội đã cho đập phá tất cả. San bằng mọi thứ. Nhưng đáng ngạc nhiên, là chính nhà cầm quyền Bắc Việt cũng không hề dựng bất kỳ bia tưởng niệm nào cho hàng ngàn người lính của họ đã thiệt mạng ở nơi này.Mãi cho đến giữa thập niên 1990, những đoàn thân nhân từ miền Bắc vào để viếng, nơi con em của họ đã để lại tuổi xuân trên ngọn đồi Charlie mới góp tiền cùng nhau dựng một bàn thờ, hương khói. Còn về những người miền Nam, không biết ai đó đã ùn một đống đất, tựa như một gò nhỏ, hay có thể là một nấm mộ tượng trưng cho những ai lên thắp hương cho Đại Tá Nguyễn Đình Bảo và những quân nhân Việt Nam Cộng Hòa. Và dù rất khiêm tốn, không có bia hay chữ ghi chú nào, nhưng mọi người đều biết nếu thắp nhang cho những người miền Nam, thì đến đó.
Giải oan cho cuộc biển dâu này
Khi cả nhóm loay hoay trên ngọn đồi, lúc chiều xuống đậm rồi, vẫn không biết là nơi nào để hướng đến, thì chính một người trẻ tuổi địa phương bất ngờ có mặt xuất hiện trên đó chỉ giúp, “nơi của ông Bảo,” hay nơi để viếng những người cùng ông ngã xuống, cũng vậy.
Hương bay theo gió, những cánh hoa vàng phất phơ trên cỏ. Tôi chợt nhớ đến phần cuối trong “Đồi Gió Hú” của Emily Bronte, rằng “dưới những cành hoa phất ấy, những người nằm dưới nấm mộ ấy có thật sư yên nghỉ không?.” Không có ai trả lời tôi suy nghĩ đó, chỉ có tiếng gió rít qua từng hồi như tiếng thở than.
Con đường xuống núi nguy hiểm và khó khăn hơn cả lúc đi lên, vì chung quanh là bóng tối, đường lầy với cát khô và đầy khúc quanh đốc xuống thẳng đứng. Nhưng bên cạnh chuyện việc lo lắng đi ra, ai cũng mang theo một cảm giác kỳ lạ. Trận chiến Charlie lại sống động như mới hôm qua, những người Việt Nam nổ súng vào nhau như vẫn còn nghe tiếng đạn bay. Rừng núi âm u như vẫn chực chờ những cái chết vô định. Chúng tôi cảm nhận được hết mọi thứ và ngồi lại, kể với nhau khi ra đến bên ngoài.
Ký ức thường rồi dần sẽ phai mờ, sự khốc liệt của chiến tranh, máu và nước mắt rồi cũng khô cạn. Nhưng anh hùng tử, khí hùng bất tử, cái chết vì chính nghĩa bảo vệ miền đất tự do của những thanh niên miền Nam Việt Nam quyết bảo vệ vùng đất của mình vẫn được nhớ đến, vẫn phảng phất trong hương gió núi vùng Dakto, trong lời hát, bất ngờ hiện ra vào chiều sẩm tối ở đồi Charlie, khiến chúng tôi gai người – sự linh thiêng của núi sông là đây, của cha anh là đây, của nghịch cảnh tương tàn vì tham vọng cơ đồ là đây.
Đi trong đoàn có hai sư thầy trẻ, vừa là bạn tín ngưỡng, vừa là người đồng chí hướng. Nhang được đốt lên, hoa được đặt xuống mặt đất bằng. Chai rượu trắng được rót xuống cùng những lời cầu nguyện khác nhau. Anh V., đứng thẳng dáng gầy, tay chắp nhang ngang mày im lặng. Sự tôn nghiêm của anh làm hơi rượu như nồng hơn, sẻ chia như những vần thơ của Tô Thùy Yên trong bài “Ta Về:”
“Ta về như lá rơi về cội
Bếp lửa nhân quần ấm tối nay
Chút rượu hồng đây, xin rưới xuống
Giải oan cho cuộc biển dâu này.”
Giờ thì không có ai là kẻ thù, cần diệt trừ và không có nơi chốn nào, cần phải bị giải phóng. Chỉ có những con người nằm lại với nhau, xương thịt nằm lại trên cùng một mảnh đất, cùng ngửa mặt lên bầu trời đêm của ngọn đồi Charlie để thấy thương đau là tên gọi chung của tất cả. Tất cả thịt xương Việt Nam đã đến, đã hư không, chỉ còn linh hồn ở lại.
Chắc chắn rồi chúng tôi sẽ trở lại, rót rượu cho mọi người, không phân biệt là ai. Vì như có một lời hứa âm vang trong tim với những con người đã đến, thân xác ra đi nhưng linh hồn mãi mãi ở lại Charlie. Những người anh em Việt Nam đã chết trên đất nước, đem lại những điều quý giá. Có những người dạy cho thế hệ sau biết chính nghĩa quốc gia là gì, và có những người lại dạy cho chúng tôi biết cuộc tương tàn ấy đau đớn thế nào trong tham vọng chủ nghĩa.

Ăn Tết Và Món Thịt Kho Tàu.

 

Rất nhiều người Việt nghe nói đến “kho tàu” thì đều nghĩ, món ăn này được bắt nguồn từ Trung Quốc. Tuy nhiên người Hoa lại rất ít người ăn món này. Theo nhà văn người nam bộ Bình Nguyên Lộc, chữ "tàu", ở đây, theo nghĩa của người "miền dưới" là "lạt", như sông Cái Tàu Thượng, sông Cái Tàu Hạ là hai con sông nước lợ. Như vậy thịt kho tàu không phải là thịt kho của người Trung Hoa, mà chỉ đơn giản là món thịt kho lạt.
Nguồn gốc món thịt kho tàu không phải xuất phát từ trung quốc. Ảnh: internet
Cũng có thuyết rằng, món thịt kho bên Tàu từ cái ông tể tướng Vương An Thạch đời Tống nghĩ ra, nhưng xem lại thì cái món thịt kho của ông, chẳng giống gì cái cách mà chúng ta thấy ở miếng thịt kho tàu xứ Việt. Vậy hóa ra cái món thịt kho mà được cả miền Nam hâm mộ ấy, đúng như lời giáo sư Trần Văn Khê nói: món thịt kho "tàu" hóa ra lại là "ta" hoàn toàn, món Việt trăm phần trăm.
Thịt kho tàu, cùng với bánh tét, dưa hấu, canh khổ qua dồn thịt, đã trở thành món không thể thiếu trong thực đơn ngày Tết của người Nam Bộ. Miếng thịt mềm rục có cả màu đỏ au của thịt nạc, trong trong của mỡ, nâu nâu của bì hầm nhừ, sóng sánh vàng ươm của nước màu chưng đường, kèm vị bùi của nước dừa xiêm, vị mặn của nước mắm đã được làm thanh đi bằng đường, thi thoảng có thêm vị hắc của chút xì dầu, điểm xuyết thêm mấy hột vịt luộc mà nước thịt ngấm đều từ trong lòng đỏ đến lòng trắng, đặt cạnh bát cơm trắng thơm nức trên bàn thờ ông bà, bên cạnh đĩa dưa chua, dường như đã thành truyền thống trong mâm cơm cúng tưởng nhớ ông bà tổ tiên.
Nguồn gốc món thịt kho tàu thực ra lại bắt nguồn từ Việt Nam. Ảnh: internet
Thịt kho tàu cũng như bao món kho khác, được nấu như món ăn để lưu trữ dài ngày vào dịp Tết. Nấu thịt kho tàu không khó, nhưng để nấu ngon, cũng không dễ chút nào. Miếng thịt mềm nhừ mà không nát, không bị quắt lại, màu thịt đỏ au ánh lên màu cánh gián, trứng vịt thấm đẫm nước thịt mà không đen, nước thịt vàng trong, không quá nhiều nước nhưng cũng không quá cạn làm khô miếng thịt. Mỗi lần ăn có thể mang ra đun lại, càng nhiều lửa, thịt càng rục, càng mềm, càng ngon. Thịt kho tàu có thể được ăn với nhiều món, cơm trắng, dưa kiệu, dưa giá nhưng có lẽ phổ biến nhất là ăn kèm với dưa cải chua. Có lẽ vì mặn, vị ngọt, vị bùi béo của thịt kho tàu kết hợp với vị chua xen lẫn cay cay của dưa cải muối xối, tạo nên hương vị quyến rũ đến bất ngờ.

Trầm Tư Buổi Xuân Về - Tác giả Tương Lai





Banh mi showcases the sandwich unity of Vietnam and France - Source San Jose Merucry News

 

The humble and satisfying sandwich can be found in nearly every culture. From classic American PB&Js to hoagies and burgers, wraps and clubs, pockets and panini, and an international smattering of open-face toasts and tartines, there is a version of a sandwich for every cuisine and appetite. In honor of the sandwich and its universal appeal, I submit to you a delectable recipe for banh mi, which is guaranteed to whisk you away from the daily humdrum of sheltering, Zoom meetings, discordant news and the winter blues — at least for lunch.

Banh mi is the Vietnamese rendition of a sandwich with French sensibilities. It’s a creation influenced by the lengthy colonization of Vietnam by France. French baguette, pate and mayonnaise meet the fragrance and spice of Southeast Asia, layered with lacquered meats, chiles, pickles and cilantro in a double-fisted whopper of a sandwich.

The appeal of banh mi lies in a perfect balance of spicy, salty, sweet and piquant flavors matched by a satisfying blend of textures — crusty tender bread, sprigs of leafy herbs, sharp pickles and a creamy chile-spiked mayo sauce. It’s a loaded sandwich, and in keeping with sandwich ethos, a great way to repurpose leftover meats, such as pork, chicken and duck. In this recipe, the cooked meat is shredded and tossed in a sweet and salty vinaigrette, then reheated in the oven until warm and crisp. A smear of liver pate is an authentic addition to banh mi, but I have not included it, opting for another generous smear of the chile-spiked mayo. If you would like to add pate, then by all means do so.

Have a nice lunch break!

Vì sao người Việt nước ngoài gửi tiền về trong nước tăng trong năm 2020?





Đàm Trường Viễn Kiến Và Nguyễn Đức Quỳnh - Tác giả Lê văn Nghĩa

 

Không khí sinh hoạt, văn nghệ, thúc đẩy sáng tác và phê bình văn học đầu tiên sau 1954 thường được nhắc đến là “Đàm Trường Viễn Kiến” mà chủ soái là Nguyễn Đức Quỳnh.

Trước khi nói đến “Đàm Trường Viễn Kiến” xin được quẹo cua về quá khứ mà nói đến “Trung Tâm Sáng Tác Văn Nghệ Minh Đức” vào năm 1946. Minh Đức là một nhà xuất bản lúc đó đã in sách của nhà văn Hồ Hữu Tường. Ông kể về trung tâm sáng tác văn nghệ nầy được ghi lại trong tạp chí Bách Khoa số 15/4/72.

Ấy là đến cuối 5/1946, tình trạng doanh thương của nhà Minh Đức được sáng tươi, chủ nhân thuê một biệt thự rộng, có nơi hội hiệp chứa nổi cả 100 người. Để thực hiện một cái mộng mà tôi đã bắt đầu ấp ủ. Là lý trụ sở của nhà Minh Đức làm một trung tâm sáng tác văn nghệ.”

“Khi tôi xúi ông Trần Thiếu Bảo làm cái đầu tàu lôi kéo các toa xe là khác mà hướng vào con đường này, tôi cũng có mục đích vị kỷ mà ẩn nấp sau cái bình phong vị tha. Vị kỷ, là nhờ có trung tâm này mà kẻ dùng văn, là tôi, được sống gần gũi, mật thiết trong làng văn,  giữa những cây viết tiền bối để mà “ăn cắp nghề”.

“Để góp chút ít hồ sơ vào văn học sử xin ghi sau đây là một vài ký ức. Nội qui, nếu được gọi như vậy,  rất là rộng rãi, phóng túng. Cửa của Trung tâm mở rộng. Anh em văn nghệ sĩ, ai đến cũng được, có vắng mặt mà không hoạt động cũng chẳng bị khai trừ khiển trách, chẳng đóng nguyệt liễm mà chẳng có bổn phận nào. Nhưng mà kỷ luật, vỏn vẹn có một điều duy nhất, lại rất sắc thép. Là ai bước vào trung tâm thì xin tạm cởi cái áo, và cuốn ngọn cờ chính trị mà gởi ở ngoài.  Và đi vào trung tâm là nhà văn, là nhạc sĩ, là nghệ sĩ lấy tình văn nghệ mà đối xử với nhau, không để cho anh chiến sĩ mang căm thù, uất hận và thành kiến vào mà làm thương tổn tình bằng hữu”

Nhờ cái nội qui này mà ban đầu có họa sĩ Nguyễn Đỗ Cung, họa sĩ Tô Ngọc Vân,  nhạc sĩ Nguyễn Xuân Khoát, kiến trúc sư Nguyễn Quang Luyện, thi sĩ Tú Mỡ, nhà văn Nguyễn Tuân, Đồ Phồn, Đoàn Phú Tứ, Phạm Ngọc Khuê, Nguyễn Đình Lạp, Hồ Hữu Tường. Số ấy có thể gọi là sáng lập viên và nhân viên thường trực. Gặp nhau vài kỳ, thì thi sĩ Thế Lữ và kịch gia Vi Huyền Đắc nhập bọn, kế rồi Phan khôi, Khái Hưng. Đại khái những vị này là đội quân “chủ lực”. Thỉnh thoảng, đôi lần, thi sĩ Vũ Hoàng Chương đến ngâm thơ của mình. Thỉnh thoảng, nhóm này lại tổ chức những buổi họp khoáng đại, như trong dịp lễ kỷ niệm giỗ nhà văn Vũ Trọng Phụng, thì thật là đông đảo, đếm gần cả trăm”

Không biết có lấy ý tưởng từ “Trung tâm Văn Nghệ Minh Đức” nầy không nhưng nhà văn Nguyễn Đức Quỳnh - thế hệ đàn anh của những Mai Thảo, Thanh Tâm Tuyền, Doãn Quốc Sỹ, Nguyễn Sỹ Tế…đã lập Đàm Trường Viễn Kiến. Cái tên Đàm Trừơng Viễn Kiến rất làm khó khăn tìm hiểu cho bậc hậu sinh có ham mê văn học.

Nhà Văn Thế Phong, một nhà văn có đủ tư cách và uy tín vì cũng đã tham dự, giải thích “Đàm Trường Viễn Kiến”trong quyển Nhà văn hậu chiến 1950-56 như sau: “Một hội không là hiệp hội, một nhóm không tên nhóm, một salon văn chương không có vừa ăn, uống vừa đàm trong một căn nhà tuềnh toàng gỗ trệt ở hẻm Từ Quang (chùa Từ Quang)- chủ soái Nguyễn Đức Quỳnh. Gọi là đàm trưởng người điều hợp tọa đàm văn chương siêu việt, trung hòa mọi ý kiến đối nghịch, nơi đã tạo ra nhiều nhà văn thơ có địa vị ở miền nam. Sau này, lớp trí thức Quan Điểm có mặt Nghiêm Xuân Hồng, Vũ Khắc Khoan, Mặc  Đỗ, Tạ Văn Nho,  Vương Văn Quảng.  Nhóm Sáng Tạo - Người Việt có Doãn Quốc Sĩ,  Thanh Tâm Tuyền, Mai Thảo, Trần Thanh Hiệp,  Tô Thùy Yên, Thái Tuấn,  Duy Thanh,  Quách Thoại,  Ngọc Dũng, Thạch chương ( Cung Tiến). Nhóm làm báo Sân Khấu,  Tin Bắc Lê Văn Vũ Bắc  Tiến,  diễn viên kịch  Thiếu Lang  …Những Bùi Khải Ngyên, Uyên Thao,  Hồ Hán Sơn,  Phạm Duy, Cung Trầm Tưởng,  Lữ Hồ, Thanh Thương Hoàng, Thế Nguyên,  Trần Dạ Từ , Lý Đại Nguyên… Mỗi người bước vào nhà tới chiếc bàn nhỏ có cuốn “Vượt”, đóng gáy da mạ chữ vàng. Ai đến thì ký tên vào với bút tích, với cảm nghĩ, thông báo sáng tác mới làm và kinh nghiệm nghề cầm bút. Động lực của nhóm salon văn chương “Đàm trường Viễn kiến” tạo được kích thích sáng tạo,  đánh giá văn chương đúng mức; nói khác đi cái nôi được bà vú tốt bụng giỏi giang nuôi dưỡng tinh thần

Vậy, nếu nói về tổ chức sinh hoạt cho các cây bút thì Đàm Trường Viễn Kiến có trước cả Bút Việt (Trung Tâm Văn Bút sau nầy).

Xuân Tin Yêu, 2021





Thứ Tư, 10 tháng 2, 2021

Cuộc vượt thoát bằng trực thăng UH-1 năm 1976

 

Lời Nói Đầu
Trên đặc san Lý Tưởng - Úc Châu số Xuân Mậu Tuất 2018, chúng tôi đã viết bài “Cướp phi cơ quân sự tại Việt Nam sau năm 1975”, trích thuật từ loạt bài “Không tặc tại Việt Nam” của báo Tuổi Trẻ Online ở trong nước, kể về tất cả mọi vụ đánh cướp phi cơ, dân sự cũng như quân sự, tại Việt Nam sau năm 1975.
Sau khi số LT-UC nói trên được phát hành, chúng tôi đã được một nhà sưu tầm ở Sydney, Úc-Đại-Lợi, cung cấp tài liệu (đã được giải mật) về một vụ đào thoát bằng UH-1 vào năm 1976 của một cựu hoa tiêu trực thăng VNCH, nhưng đã không được nhắc tới trong loạt bài của báo Tuổi Trẻ Online.
Chúng tôi không hiểu Tuổi trẻ Online không khai thác vụ này vì đây không phải là một vụ "cướp máy bay ly kỳ rùng rợn" (thiếu yếu tố ăn khách), hay chỉ đơn thuần vì họ không biết tới (do sự ém nhẹm của các giới chức trách nhiệm trong quân chủng Phòng Không - Không Quân của CSVN).
Viết là không “ly kỳ rùng rợn” bởi vì trên thực tế, đây chỉ là một vụ “mượn đỡ” máy bay êm thắm, không đổ máu, không có ai chết hoặc bị thương, chỉ có 7 người vượt thoát bình yên vô sự tới Thái Lan.
Thế nhưng vào năm 1976, với tình báo Hoa Kỳ thì cuộc vượt thoát ra vẻ “thiếu ly kỳ hấp dẫn” ấy quả là một biến cố và đã được họ khai thác triệt để, kết quả là tập tài liệu có tựa đề “Escape from Indochina – South Vietnam a Year After the Fall” (Vượt thoát từ Đông Dương – Nam VN một năm sau ngày bị thất thủ), do Liên Đoàn Tình Báo Không Quân 7602d (7602d Air Intelligence Group) hoàn tất vào tháng 8-1976, được phân loại “phải giữ kín” (Confidential) với lời cảnh giác (Warning) như sau:
“Tập tài liệu này đã được phân loại PHẢI GIỮ KÍN để bảo vệ những người đã hợp tác với Liên Đoàn Tình Báo Không Quân 7602d và cung cấp thông tin cho nội dung tập tài liệu. Đồng thời cũng để bảo vệ hoạt động và lý lịch của các cựu nhân viên trong KLVNCH vẫn còn ở Việt Nam.”
Lời Nói Đầu (Foreword) của Đại Tá Không Quân Hoa Kỳ Richard F. Hum, Chỉ Huy Trưởng Liên Đoàn, viết:
“Từ khi Chính Phủ Miền Nam VN sụp đổ vào tháng Tư 1975, nguồn thông tin về hiện trạng ở nơi đó đã bị giảm thiểu tới mức nhỏ giọt. Tình trạng (nhỏ giọt) này đã thay đổi một cách đáng kể vào đầu tháng 3 năm nay (1976) khi một cựu phi công trong Không Lực VNCH vượt thoát sang Thái Lan trên một chiếc trực thăng UH-1, mang theo cả gia đình anh cùng với người cơ phi.
Những dữ kiện tình báo đúc kết từ kết quả phỏng vấn một cách chi tiết người phi công về cuộc vượt thoát của anh và gia đình, nay được phổ biến lần đầu tiên qua tập sách này, mà chúng tôi tin rằng sẽ phơi bày nhiều lĩnh vực liên quan tới tình hình tại Việt Nam hiện nay.
Điều đáng chú ý là sau khi Chính Phủ Miền Nam VN sụp đổ, người phi công nói trên đã phục vụ chế độ cộng sản, và chiếm được lòng tin của các cán bộ cộng sản Bắc Việt cao tới mức được tiếp tục bay cho họ. Việc này đã đem lại cho anh cơ hội chứng kiến mọi hoạt động của Không Quân Bắc Việt tại miền nam VN, và trao đổi với các cán bộ, sĩ quan Bắc Việt về nhiều lĩnh vực, từ quân sự tới chính trị.
Rất nhiều dữ diện trong những trang sách này sau đó đã được xác minh. Những dữ kiện còn lại, cho dù không thể kiểm chứng, cũng cho chúng ta thấy một bức tranh khá rõ nét về những gì đang xảy ra tại Việt Nam ngày nay.”
* * *
Sau khi tập tài liệu (mà Đại Tá Richard F. Hum gọi là cuốn sách) “Escape from Indochina – South Vietnam a Year After the Fall” được giải mật vào ngày 31-12-2006, người ta được biết trước kia nó đã được Thiếu Tướng George J. Keegan, Jr., Phụ Tá Tham Mưu Trưởng Không Quân đặc trách Tình Báo, đích thân gửi cho ông Hank Knoche, Phó Giám Đốc CIA, ngày 9-9-1976.
Tập tài tiệu này gồm 7 chương (chapter), nhưng vì khuôn khổ hạn hẹp của đặc san Lý Tưởng - Úc Châu, chúng tôi chỉ có thể dịch nguyên văn Chương 1 viết về cuộc vượt thoát của cựu Trung Úy Hồ Kim Hải, và lược thuật một số diễn tiến, chi tiết quan trọng trong 6 chương còn lại.
- Cuộc vượt thoát (The Escape)
Vào lúc 10 giờ 30 sáng Thứ Hai, 8-3-1976, cựu Trung Úy Không Quân VNCH Hồ Kim Hải, lái chiếc trực thăng UH-1 do Hoa Kỳ chế tạo, đã đáp an toàn xuống Amphur Makham, một làng nhỏ ở tỉnh Chantaburi, Thái Lan, cách thủ đô Vọng Các (Bangkok) 130 dặm về hướng đông nam, và cách điểm gần nhất của biên giới Việt Nam 225 dặm.
Cùng đi theo Trung Úy Hải trên chuyến vượt thoát này - được ghi nhận là chuyến vượt thoát đầu tiên bằng phi cơ sau khi miền nam VN sụp đổ - có vợ anh, Nguyễn Thị Thuận, bốn đứa con nhỏ, và người cơ phi của anh là cựu Trung Sĩ (Không Quân VNCH) Nguyễn Văn Thắng.
Anh Hải cho biết anh quyết định vượt thoát vì anh và gia đình không còn đủ sức chịu đựng những áp lực chính trị cũng như những khốn khó cơ cực dưới chế độ cộng sản. Anh đã mất hai tháng để chuẩn bị kế hoạch vượt thoát.
* * *
Nguyên sau khi bị giam giữ ở một trại tù lao động khổ sai ở Cần Thơ từ tháng 5 tới tháng 8-1975, anh Hải được thả để về bay UH-1 cho Không Quân Bắc Việt tại CCKQ Bình Thủy.
Tới tháng10, bằng cách nào đó, Hải đã thuyết phục được các cấp chỉ huy cộng sản cho anh làm phi công bay “test” (test pilot). Thời gian đầu, luôn luôn có hai tên vệ binh tháp tùng các chuyến bay test để canh chừng anh, nhưng từ tháng 1-1976, Hải đã được tin tưởng tới mức các vệ binh được phân công thường ngồi... dưới đất để theo dõi.
Vào buổi sáng ngày vượt thoát, Hải được giao nhiệm vụ bay test một chiếc UH-1 sau đó sẽ được sử dụng để chở một số cán bộ cao cấp xuống Châu Đốc. Viện lý do anh sẽ bay test nguyên một vòng Bình Thủy - Châu Đốc – Bình Thủy, chiếc UH-1 được đổ đầy bình 1000 lít nhiên liệu, và vì bay test, có cả người cơ phi tháp tùng.
Đã hẹn trước, Hải bay tới đón vợ con ở một cánh đồng cách căn cứ Bình Thủy 2 km, và sau khi thuyết phục người cơ phi cùng vượt thoát với mình, Hải bay đi CCKQ U-Tapao, Thái Lan.
Để tránh bị radar khám phá, lúc đầu Hải bay thật thấp, sau đó ven theo bờ biển Căm Bốt, vào không phận Thái Lan, cho tới khi cạn nhiên liệu phải đáp xuống một trạm xăng ở làng Amphur Makham. Ngay sau đó, bảy người vượt thoát đã bị cảnh sát Thái bắt giữ và đem về đồn.
Tại đây, Hải cho họ biết anh rất sung sướng khi tới được bến bờ tự do, và sẵn sàng lãnh chịu mọi hệ lụy của việc xâm nhập không phận Thái Lan bất hợp pháp, miễn đừng bị trả về Việt Nam. Tiếp theo, Hải xin được giúp đỡ để đi định cư tại Hoa Kỳ cùng với gia đình.
Sau mấy ngày giam giữ những người vượt thoát tại làng Amphur Makham, nhà chức trách Thái Lan đã đưa họ tới một trại giam gần Korat trong lúc chờ đợi quyết định của chính phủ Thái về số phận của họ.
Sau các cuộc thương lượng, dàn xếp giữa Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, Tòa Đại sứ Mỹ tại Vọng-các và Chính Phủ Vương Quốc Thái Lan, Biệt Đội 5 (Detachment 5) của Liên Đoàn Tình Báo Không Quân 7602d đã được trao trách nhiệm giữ những người này, và tới ngày 7 tháng 5-1976, đưa về tạm trú tại một căn nhà ở thủ đô Vọng-các.
Ngay lập tức, cuộc phỏng vấn một cách chi tiết được khởi sự. Sau khi Trung Úy Hải và gia đình được đưa tới San Francisco vào ngày 21 tháng 5, các cuộc phỏng vấn được tiếp tục, do một toán chuyên gia tình báo đặc biệt của Liên Đoàn Tình Báo Không Quân 7602d đảm trách.
Kết quả là những dữ kiện thực tế về những gì đã xảy ra tại miền nam VN sau khi đất nước này bị lọt vào tay cộng sản. (hết chương 1).
* * *
Trong Chương 2 và 3, Trung Úy Hải kể lại việc anh trình diện “học tập” ngày 15-5-1975 tại trường Trung Học Phan Thanh Giản, Cần Thơ, cùng với khoảng 2000 sĩ quan cấp Trung Úy và Thiếu Úy.
Mặc dù các phi công VNCH (mà bọn CSVN láo xược gọi là “giặc lái” – air pirates) bị cho đứng đầu danh sách gây nhiều tội ác (bởi sức tàn phá của hỏa lực từ phi cơ), kế tới là pháo binh và thiết giáp, tới tháng 8-1975, Trung Úy Hải cũng được thả (khỏi trại giam), và cùng với 5 phi công UH-1 khác của Không Quân VNCH được một chiếc xe vận tải Molotova chở tới CCKQ Bình Thủy để bay cho Không Quân CSBV.
Theo lời kể của Trung Úy Hải và Trung Sĩ (cơ phi) Nguyễn Văn Thắng, sau năm 1975, CCKQ Bình Thủy đã trở thành “trung tâm bảo trì sửa chữa” và “trung tâm huấn luyện” đầu tiên và quan trọng nhất của CSBV trong việc sử dụng phi cơ của KLVNCH để lại, với các “chuyên viên”, “huấn luyện viên” là người của KQVNCH trước kia.
Về bảo trì, có khoảng 30 chuyên viên, chia ra thành từng “tổ” (cell), mỗi tổ trách nhiệm một loại phi cơ: UH-1, U-17, O-1, A-37.
Về huấn luyện phi hành, người đầu tiên trình diện là một phi công A-37. Chỉ trong thời gian mấy tháng, người này đã hoàn tất việc xuyên huấn A-37 cho tất cả các phi công MiG trong Trung Đoàn Không Phòng 937 (937th Air Defense Regiment, tương đương với cấp Không Đoàn trong KLVNCH).
Trong số phi công MiG đó, có những người nay đã trở thành huấn luyện viên A-37, ra Phan Rang thiết lập trường bay A-37 cho Không Quân Bắc Việt.
Còn tại CCKQ Biên Hòa, Trung Úy Nguyễn Gia Cẩn, một phi công F-5E, vào tháng 1-1976 đã được đưa từ trại lao tù khổ sai ở Lai Khê về Biên Hòa, cho nghỉ ngơi và bồi dưỡng một tháng theo tiêu chuẩn “phi công phản lực” (của CSBV), trước khi đảm trách việc huấn luyện các phi công của CSBV cách sử dụng hệ thống ra-đa trên F-5E.
Cũng theo lời kể của Trung Úy Hải, vào thời gian anh vượt thoát, CSVN đã có kế hoạch đưa các phi công và chuyên viên bảo trì của KQVN từ Bình Thủy tới căn cứ khác, như Đà Nẵng, Pleiku, Phù Cát, Nha Trang, là những nơi không có việc lưu dụng nhân viên phi hành và bảo trì của Không Quân VNCH.
* * *
Tới đây, chúng tôi xin bỏ qua các Chương 4, 5, 6 nói về Hiện tình chính trị & kinh tế tại miền Nam VN, Các hoạt động phá hoại (phi cơ) ngấm ngầm của các chuyên viên bảo trì của KQVNCH được chế độ mới lưu dụng, Các hoạt động nổi dậy và phá hoại sau ngày miền Nam sụp đổ, Quan hệ của CSVN với Liên Xô, Trung Cộng, Cuba và Căm-bốt (Khmer Đỏ), để điểm qua Chương 7, kể về nguy cơ sụp đổ của CSBV vào cuối năm 1972 trước đợt oanh tạc kéo dài 12 ngày đêm của B-52, tức chiến dịch Linebacker II.
Trên thực tế, nếu chiến dịch Linebacker II - mà sau này bộ máy tuyên truyền của CSBV gọi là “trận Điện Biên Phủ trên không” – ngày ấy kéo dài thêm một tuần nữa, Hà Nội sẽ phải quỳ gối xin đầu hàng “đế quốc Mỹ”!
Ngày nay, hầu như ai trong chúng ta cũng biết điều này, nhưng cách đây 42 năm (tức năm 1976) đó là một tiết lộ gây chấn động và nuối tiếc. Nuối tiếc bởi vì nếu ngày ấy Tổng Thống Nixon đừng tin vào “thiện chí xin trở lại bàn hòa đàm” của CSBV, cứ tiếp tục sử dụng B-52 oanh tạc Hà Nội, thì bọn cộng sản BV đã phải nhục nhã xin đầu hàng, chấp nhận rút toàn bộ 300.000 tên bộ đội xâm lược ra khỏi lãnh thổ miền Nam; nghĩa là cuộc chiến Đông Dương lần thứ hai đã có một kết cuộc khác hẳn!
Nguyên nhân rất đơn giản: hỏa tiễn SAM đã cạn, trong khi MiG-21 thì không thể tới gần B-52 chứ đừng nói đến chuyện không chiến với Mỹ!
Hai nhân vật của chế độ mới mà qua họ anh Hải được biết tình trạng tuyệt vọng cuối năm 1972 của bọn CSBV là đại úy Bình, chính ủy trung đoàn phòng không 937, và thiếu tướng Hoàng Khâm thuộc bộ quốc phòng CSBV.
Tên chính ủy KQ Bắc Việt kể lại với người cựu phi công VNCH về cuộc đọ sức ấy như sau:
Vì từ khoảng cách 40 dặm, các pháo đài bay B-52 đã có khả năng làm rối loạn (jam) làn sóng ra-đa cho nên các dàn hỏa tiễn phòng không (SAM) và cao xạ của CSBV không có được bất cứ một dữ kiện nào về đường đi nước bước của B-52, mà chỉ biết nhắm bắn... cầu may khi phi cơ đã tới nơi!
Theo tiêu chuẩn ấn định, mỗi chiến đấu cơ của Mỹ sẽ được “đón tiếp” bằng 2 hỏa tiễn SA-2 (loại SAM tối tân nhất thời đó), nhưng với B-52 thì được bắn thả dàn, bởi vì Hà Nội tin rằng khi một “siêu pháo đài” bị bắn hạ sẽ tác động vô cùng tai hại tới tinh thần của Không Lực Hoa Kỳ nói riêng, dân chúng Mỹ nói chung.
Lẽ dĩ nhiên, CSBV cũng đã nghĩ tới việc tận dụng khả năng của chiến đấu MiG-21 để bắn hạ B-52 nhưng không đạt kết quả.
Như chúng ta đều biết, các pháo đài bay B-52 được hộ tống bởi vô số chiến đấu cơ F-4 Phamtom II, các MiG-21 của CSBV có muốn liều mạng cũng không thể nào tới gần B-52 được.
Lúc ban đầu, các bộ óc “ưu việt” của CSBV đã áp dụng chiến thuật dương đông kích tây, cùng một lúc sử dụng ba chiếc MiG-21: hai chiếc dụ F-4 rượt theo mình, chiếc còn lại thừa cơ nhào vào tấn công B-52. Nhưng trước sau trong chiến dịch Linebacker II, lực lượng F-4 hộ tống đã chỉ mắc mưu một lần duy nhất, với một B-52 bị MiG-21 bắn hạ (theo lời thuật của tên chính ủy).
Vì thế, SA-2 vẫn là vũ khí chính để đối phó với B-52, nhưng vì được bắn thả dàn (theo cuốn Quân Sử Không Quân VNCH, có ngày lực lượng phòng không Bắc Việt đã bắn lên 220 hỏa tiễn SA-2), sau 12 ngày đêm, số lượng SA-2 tồn trữ hầu như cạn kiệt!
* * *
Nhân vật thứ hai của CSBV - thiếu tướng Hoàng Khâm - Trung Úy Hải được “quen biết” nhờ biết đánh tennis!
Nguyên vào đầu tháng 9-1975, nhân dịp lễ quốc khánh 2 tháng 9 của CSBV, thiếu tướng Hoàng Khâm đã cầm đầu một phái đoàn của Bộ Quốc Phòng đáp một chiếc trực thăng Mi-8 tới thăm viếng CCKQ Bình Thủy. Tới buổi chiều, thấy có sân tennis trong căn cứ, viên thiếu tướng muốn chơi vài ván nhưng trong số quân nhân CSBV ở căn cứ không một ai biết đánh tennis, nên họ phải cầu cứu Hải, và anh đã dắt theo một vài cựu sĩ quan Không Quân VNCH để “hầu tiếp”.
Trong lúc so vợt, viên Thiếu tướng CS Bắc Việt trở nên vui vẻ, thân thiện; khi trò truyện với nhau giữa mỗi ván (set), nhắc lại đợt oanh tạc Hà Nội của B-52 cuối năm 1972, ông ta nói với các cựu sĩ quan KQVNCH:
“Giờ này chiến tranh chấm dứt rồi, chúng ta không còn là kẻ địch của nhau nữa, thành thử tôi cũng chẳng dấu các anh về tình hình ngày ấy. Trên toàn bộ lãnh thổ miền Bắc, bọn Mỹ chỉ chừa mỗi phi trường Gia Lâm, còn tất các mọi căn cứ không quân khác không ai còn có thể gọi đó là một phi trường!”
Sau khi nhấn mạnh tới những thiệt hại nặng nề mà miền Bắc phải hứng chịu trong chiến dịch Linebacker II, viên thiếu tướng nói rằng Mỹ chỉ cần oanh tạc thêm một tuần lễ nữa là miền Bắc kiệt lực. Ông ta cũng cho biết lúc đó chính Liên Xô và Trung Cộng đã cảm thấy mệt mỏi, nên gây áp lực Bắc Việt phải rút 300.000 quân chính quy ra khỏi miền Nam để trở lại với hình thái chiến tranh du kích.
Theo sự mô tả của thiếu tướng Hoàng Khâm, tình hình miền Bắc lúc đó thật bi đát và kiệt quệ, tiếp vận của khối cộng bằng đường thủy bị hạn chế tối đa vì các hải cảng bị Hoa Kỳ phong tỏa, tiếp vận bằng đường hỏa xa qua lãnh thổ Trung Cộng thì ngày càng trở nên tồi tệ vì bị người anh em phương Bắc “lấy xâu”, hoặc ăn cướp một cách trắng trợn...
Bên cạnh đó, viễn ảnh quân Mỹ đổ bộ lên lãnh thổ Bắc Việt, như xưa kia họ đã đổ bộ lên Bắc Triều Tiên, luôn luôn ám ảnh bọn lãnh đạo cũng như dân chúng miền Bắc...
Chỉ một tuần lễ nữa thôi – "just one more week", như tập tài liệu đã viết. Tiếc thay, “tuần lễ” ấy đã không bao giờ tới !!!!!