khktmd 2015






Đạo học làm việc lớn là ở chỗ làm rạng tỏ cái đức sáng của mình, thương yêu người dân, đạt tới chỗ chí thiện. Đại học chi đạo, tại Minh Minh Đức, tại Tân Dân, tại chỉ ư Chí Thiện. 大學之道,在明明德,在親民,在止於至善。












Thứ Bảy, 11 tháng 5, 2019

Hiện tượng kháng thuốc trụ sinh vẫn chưa suy giảm







Gửi ông thủ tướng “Cờ Lờ Mờ Vờ”- Tác giả Đinh Minh Đạo



Tháng 07 năm 2016, trở thành thủ tướng thay thế ông 3X về “làm người tử tế”, ông Nguyễn Xuân Phúc cũng đồng thời trở thành một danh hài nổi tiếng với những bài diễn văn “Ma dzê in Việt Nam”, “Cờ Lờ Mờ Vờ”….

Tham dự các hội nghị trong nước và quốc tế, hình ảnh ông cắm mặt vào các bài diễn văn soạn sẵn, đánh vần từng chữ trông thật hài hước và tội nghiệp. Những người Việt có lòng tự trọng dân tộc cảm thấy như bị xúc phạm. Một đất nước với gần 100 triệu dân, có bao nhiêu người tài giỏi, mà người đứng đầu một chính phủ như vậy!

Sau cơn bão phê phán ông thủ tướng, có lẽ dân cư mạng và những người dân đã tìm được sự bình yên khi họ bình tĩnh suy nghĩ. Họ chẳng có chút ảnh hưởng nào đối với chính quyền đang cai trị họ. Đảng CSVN cầm quyền toàn diện, trực tiếp, Đảng tự ghi vào hiến pháp, người dân không được tự do lựa chọn người để mình ủy thác lãnh đạo đất nước. Tất cả chức vụ của bộ máy chính quyền trong đó có chức thủ tướng đều do Đảng chia nhau sắp xếp. Như ông 3X đã từng nói một cách trắng trợn, rằng ông có bao giờ xin Đảng để được làm chức này chức khác đâu, Đảng phân công nhiệm vụ nào thì ông làm nhiệm vụ đó. Ý ông muốn nói, ông chỉ thực hiện đúng các chủ trương đã được Đảng đề ra, ông đã không làm gì sai.

Gần hai năm trong vai trò thủ tưởng, ngoài mấy bài diễn văn giúp ông trở thành danh hài, Nguyễn Xuân Phúc vẫn là vị thủ tướng mờ nhạt. Ông cũng đã muốn gây một ấn tượng khác hẳn người tiền nhiệm, tuyên bố chính phủ do ông lãnh đạo sẽ là “chính phủ kiến tạo”. Khái niệm này đối với những người dân nghe thật lạ tai , không biết ông và các bộ trưởng của ông có hiểu tường tận khái niệm trên đây không, nhưng công việc của các bộ ngành từ giáo dục, y tế đến công an, giao thông vận tải… ngày càng rối loạn. Người dân tự hỏi, phải chăng đó là “chính phủ kiến tạo”?

Ngày 17 tháng 04 vừa qua, người Việt trong và ngoài nước lại rất ngạc nhiên về bài nói chuyện của ông với cộng đồng người Việt tại chợ Sapa, Praha Cộng Hòa Séc. Với những lời lẽ huyênh hoang, biện bạch, chụp mũ, tuyên truyền hận thù…người ta thấy rõ con người thực của ông.

Ông khoe rằng, bên lề thượng đỉnh Donald Trump – Kim tại Hà Nội tháng 02 vừa qua, ông Trump đã vẫy cờ đỏ sao vàng cao khỏi đầu. Trong lúc cao hứng, ông đưa tờ giấy đang cầm trong tay (có lẽ tờ giấy ông viết sẵn nội dung nói chuyện với cộng đồng) lên khỏi đầu để làm lá cờ và hỏi độc giả có nhìn rõ không, cho đến khi ở hàng ghế dưới có tiếng trả lời “có” ông mới hạ tay xuống. Ông nói hành động này đã làm cho “bọn phản động lưu vong người Việt rã rời chân tay”. Nhận xét này của ông thật ngây ngô, kích động lòng thù hận. Hành động vẫy cờ của ông Trump chỉ là hành động ngoại giao đơn thuần, chẳng làm cho ai phải rã rời chân tay. Hiện nay các nhóm người Việt hoạt động ở các quốc gia họ cư trú, họ tôn trọng luật pháp của các nước sở tại, họ là những người yêu quê hương, muốn góp phần để Việt Nam trở thành một đất nước tự do dân chủ, tôn trọng nhân quyền. Vậy ông gọi nhóm nào là bọn phản động lưu vong? Chả lẽ hòa hợp dân tộc chỉ là chiêu bài trong các nghị quyết của Đảng.

Để đưa cộng đồng người Việt taị Cộng Hòa Séc “lên mây xanh”, ông nói thủ tướng Cộng Hòa Séc ông Andrej Babis nói với ông rằng, “Không có người Việt Nam ở đây không biết chúng tôi sẽ ra sao, biết mua bán hàng hóa thế nào?”. Những người đang ngồi nuốt từng lời “vàng ngọc” của ông cũng không thấy vỗ tay. Thứ nhất không ai có điều kiện để kiểm chứng câu nói trên, thứ hai nếu ông Babis có nói thì đó là những lời tán tỉnh ngoại giao “như đùa”, ông là một doanh nhân giầu thứ 2 ở Séc, thường được mệnh danh “Donald Trump của Séc”. Chẳng lẽ Séc là một nước kinh tế phát triển từ mấy trăm năm trước đây, người dân lại không biết mua bán hàng hóa nếu không có người Việt Nam?
Ông Nguyễn Xuân Phúc còn kêu gọi cộng đồng người Việt hãy “giám sát và hạn chế tối đa” các tổ chức và cá nhân hoạt động hỗ trợ về nhân quyền cho Việt Nam. Đây là hành động khuyến khích các tổ chức người Việt do các đại sứ quán Việt Nam thao túng, vi phạm luật pháp của các nước sở tại. Ông quên rằng ông Nguyễn Hải Long, người Việt tại Séc đang ngồi tù vì cộng tác với các sứ quán tham gia hỗ trợ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh tại Đức năm 2017.

Gần đây chính quyền Việt Nam mở rộng biện pháp cấm nhập cảnh để trả thù những người tham gia hoạt động ủng hộ tự do dân chủ và nhân quyền cho Việt Nam, một số người là vợ hay chồng của những này, không hề tham gia hoạt động cũng bị cấm nhập cảnh. Đây là hành động phi nhân của các chế độ độc tài, độc đảng, vô nhân đạo, nhiều người có bố mẹ già yếu, ốm đau hay chết họ cũng không cho về. Ở Séc nhóm Văn Lang có 5 người, Ba Lan nhóm Đàn Chim Việt có 6 người bị cấm nhập cảnh. Hầu hết ở các nước đều có, nhưng người viết không nắm được số lượng. Trong buổi nói chuyện ông Nguyễn Xuân Phúc biện hộ cho việc cấm nhập cảnh một số người “vì quá đáng trong chuyện này chuyện kia”.

Thử hỏi ông Nguyễn Xuân Phúc:

Những người Việt Nam đang được sống trong các quốc gia tự do dân chủ, họ ủng hộ các hoạt động ôn hòa của người dân trong nước để thay đổi Việt Nam sang chế độ tự do dân chủ, tôn trọng quyền con người, đó là những hoạt động quá đáng?

Nạn lạm thu phí (thu cao hơn giá quy định cùng nhiều thủ đoạn làm tiền) của các sứ quán Việt Nam khi cấp hộ chiếu, visa, giấy ủy quyền v …v. Tình trạng này đã và đang tồn tại hầu như ở tất cả các sứ quán Việt Nam ở các nước từ nhiều năm nay, công dân VN phản ảnh rất nhiều, nhưng Bộ Ngoại giao và chính phủ VN làm ngơ. Vậy biểu tình phản đối của công dân là hành động quá đáng?

Tham gia mít tinh biểu tình ủng hộ các hoạt động bảo vệ môi trường, bảo vệ biển đảo của Việt Nam trước sự xâm lược của Trung Quốc là hoạt động quá đáng?

Trong bài nói chuyện, ông hết lời ca ngợi Việt Nam. Nào thế giới ca ngợi VN là nơi an toàn tuyệt đối, môi trường ổn định, nào là Việt Nam là một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới, ông “Kim Dong Ưng” cũng muốn nghiên cứu mô hình phát triển của Việt Nam. Tuy vậy ông quên rằng Việt Nam vẫn đang là quốc gia kinh tế tụt hậu trong khu vực. Ông tự bào chữa theo kiểu “đánh bùn sang ao”, ông nói, tham nhũng hay chuyện này, chuyện khác thì ở đâu chẳng có, ngay cả các nước phát triển cao cũng có. Ông quên rằng, ở VN tham nhũng trở thành quốc nạn, “họ ăn không từ thứ gì của dân”.

Gần 3 năm làm thủ tướng ông đã không xóa bỏ được cái tên hài hước mà người dân đã đặt cho ông : “thủ tướng Cờ Lờ Mờ Vờ”. Càng ngày, các phát biểu của ông càng lộ rõ trình độ hiểu biết về chính trị, kinh tế, văn hóa, ngoại giao… của ông ở dưới mức trung bình, không xứng đáng là thủ tướng của đất nước gần 100 triệu dân. Tất nhiên nếu được tự do lựa chọn, gần 100 triệu dân Việt Nam chắc chắn sẽ không chọn ông.

Ông hãy nhớ điều này để khiêm tốn và học hỏi.


Phỏng vấn nhà báo Nguyễn đình Ấm và đại tá Nguyễn đăng Quang






Thuế nhập cảng của Trump làm tốn hàng tỷ đồng. Nhưng, người trả tiền không phải là Tàu Cộng



Tổng thống Mỹ nói phần lớn thuế nhập cảng do Trung Quốc gánh chịu. Nhueng chuyên gia kinh tế nói, thực sự các công ty nhập cảng và người tiêu dùng Hoa Kỳ mới là những người phải chi trả them.

Tổng thống Donald Trump đang biện minh việc tăng thuế hàng nhập cảng từ Trung Quốc với lý do điều này đang giúp cho nền kinh tế Hoa Kỳ và hầu hết tiền thuế đều do Trung Quốc trả. Các chuyên gia kinh tế nói, ngược lại mới đúng.

Theo dữ liệu từ Cục thuế nhập cảng và Bảo vệ Biên giới Hoa Kỳ, có gần 15,3 tỷ đô la tiền thuế do chính quyền Trump đánh vào hàng hóa nhập cảng từ Trung Quốc kể từ ngày 10 tháng 4. Số thu được trên thực tế có thể chậm và thấp hơn vì những khoản hoàn lại tiền và các yếu tố khác.

Trong khi Trump viết trên Twitter và trong những bình luận công khai rằng thuế nhập cảng bằng cách nào đó do Trung Quốc trả tiền, các chuyên gia kinh tế nói rằng như thế là lừa đảo. Họ nói, những công ty nhập cảng Hoa Kỳ có trách nhiệm đóng thuế nhập cảng, và cuối cùng các doanh nghiệp và người tiêu dùng Hoa Kỳ phải trả với giá  cao hơn cho những mặt hàng nhập cảng đó. Một nghiên cứu do các chuyên gia nhà kinh tế từ Ngân hàng Dự trữ Liên bang New York, Đại học Princeton và Đại học Columbia công bố vào tháng ba đã kết luận,
“Kết quả của chúng tôi cho thấy doanh thu thuế nhập cảng mà Hoa Kỳ hiện đang thu được không đủ để bù đắp cho những tổn thất của người tiêu dùng những mặt hàng đó.”
Chính quyền Trump có kế hoạch tăng gấp đôi thuế trên hàng hóa nhập cảng từ Trung Quốc, trị giá khoảng  200 tỷ đô la, vào lúc 12:01 sáng thứ Sáu để trả đũa lại những gì chính phủ Mỹ cho là Trung Quốc đã rút lại lời cam kết khi hai nền kinh tế lớn nhất thế giới cố gắng đàm phán để đi đến một thỏa thuận thương mại sâu rộng. Nhân vật  đàm phán thương mại hàng đầu Trung Quốc Lưu Hạc sẽ tới Hoa Kỳ trong tuần này để tham gia vào những cuộc đàm phán quan trọng đang tiếp tục.

Hôm Chủ Nhật Trump tuyên bố tăng thuế trên twitter cho biết, “Thuế nhập cảng trả cho Hoa Kỳ ít ảnh hưởng đến giá thành của sản phẩm, phần lớn do Trung Quốc gánh chịu.” Trước đây, Trump cho rằng Trung Quốc trả tất cả trừ 4 trong 25 phần trăm của số thuế nhập cảng vì các công ty Trung Quốc sẽ giảm giá thành để đối phó với việc bị đánh thuế nhập cảng.
 
Donald J. Trump

@realDonaldTrump
Trả lời @realDonaldTrump
…. hàng hóa Trung Quốc gửi thêm sang Mỹ vẫn không bị đóng thuế, nhưng sắp phải đóng thuế 25%. Thuế nhập cảng trả cho Hoa Kỳ ít có tác động đến giá thành của sản phẩm, phần lớn do Trung Quốc chịu. Thỏa thuận thương mại với Trung Quốc vẫn tiếp tục, nhưng quá chậm, vì họ cố gắng đàm phán lại. Không (được)!

David Weinstein, giáo sư kinh tế tại Đại học Columbia và là một trong những tác giả của nghiên cứu công bố hồi tháng ba cho biết những con số (do Trump trích dẫn) đó dường như được ước tính từ một báo cáo năm 2018 dựa trên dữ liệu lịch sử. Weinstein nói, dữ liệu thực tế về thuế nhập cảng và thương mại từ năm 2017 và 2018 cho thấy các công ty nước ngoài đã không giảm giá của họ, do đó, toàn bộ tác động của thuế nhập cảng đều do các công ty và người tiêu dùng Hoa Kỳ gánh chịu.

Một luận văn khác do các chuyên gia kinh tế Pinelopi Goldberg của Ngân hàng Thế giới, Pablo Fajgelbaum của UCLA, Patrick Kennedy của Đại học California, Berkeley và Amit Khandelwal của Trường Kinh doanh Columbia công bố vào tháng 3 cũng nhận thấy rằng người tiêu dùng và các công ty nhập cảng của Mỹ đang tốn tiền nhiều nhất để trả thuế nhập cảng của Trump.

Nghiên cứu nói trên cũng tiến thêm một bước nữa: Sau khi tính cả sự trả đũa của các quốc gia khác, nó đã kết luận rằng nạn nhân chính của  cuộc chiến thương mại do Trump khởi xướng, là nông dân và công nhân lao động trong các khu vực cử tri đã ủng hộ Trump trong cuộc bầu cử năm 2016. Tác giả của nghiên cứu nói trên viết,
“Tầng lớp công nhân tại các quận rất ủng hộ đảng Cộng hòa chịu nhiều tác động tiêu cực của cuộc chiến thương mại, một phần là do sự trả đũa không tương xứng  nhắm vào khu vực nông nghiệp.”

Một nhà văn lưu vong xé toạc Giấc Mộng Trung Hoa của Tập Cận Bình - Tác giả Suyin Haynes





Ma Jian (Mã Kiến), tiểu thuyết gia Trung Quốc lưu vong, biết hơn ai hết về mong thấy tự do ở một đất nước mà dân chủ là một giấc mơ và kiểm duyệt là chuyện bình thường.

Tác phẩm đầu tay của ông, tuyển tập truyện ngắn năm 1987 Stick Out Your Tongue, làm nổi bật sự xâm chiếm tàn bạo của Trung Quốc ở Tây Tạng. Chính phủ Trung Quốc đã lên án cuốn sách đó là “ô nhiễm tinh thần” và đã cấm lưu hành vĩnh viễn sách Ma Ma tại đây. Bản thân Mã Kiến đã bị cấm không được về Trung Quốc sau khi xuất bản cuốn tiểu thuyết năm 2013, The Dark Road, về tác động của chính sách một con của Trung Quốc.

Bất chấp sự phản đối, hoặc có lẽ vì điều đó, Ma vẫn quyết tâm viết về quê hương của mình. Các bản dịch nhạy cảm của tác phẩm Mã Kiến sang tiếng Anh, do người bạn tâm đầu của ông, Flora Drew, đã củng cố danh tiếng toàn cầu của ông như một trí thức và một người phê bình hàng đầu của Trung Quốc về thời đại Tập Cận Bình. Cuốn sách mới nhất của ông, China Dream, dựa trên những nhân vật và sự kiện có thật, là một bản cáo trạng châm biếm về sự bất công và sai lầm của chế độ cầm quyền. Tiêu đề của nó như tiếng vọng lời tuyên bố năm 2012 của Tập Cận Bình về Giấc Mộng Trung Hoa, một tầm nhìn về “sự trẻ trung hóa quốc gia, thường được hiểu là một biểu hiện của mục tiêu của ông để biến Trung Quốc thành siêu cường thống trị thế giới.

Nhân vật chính Ma Daode là một viên chức chính phủ cao cấp hư cấu, được miêu tả là nhân vật tự coi minh quan trọng, tự cao tự đại và ưa ngoại tình. Tham vọng của ông là tạo ra một Con chip Giấc mơ Trung Quốc, được gắn vào não của mọi người dân, thay thế những suy nghĩ riêng tư của họ bằng những tin nhắn của nhà nước Tập Cận Bình, một cấu trúc theo kiểu xã hội không tưởng Orwellian. Ma, hiện là một công dân Anh, đã nói rằng tầm nhìn của chủ nghĩa toàn trị đặt ra vào năm 1984 đã làm xong hoàn toàn trong thế kỷ 21 ở Trung Quốc.

Trong Giấc mơ Trung Hoa, ngòi viết của ông sâu sắc nhất khi miêu tả cái giá con người phải trả cho một giấc mơ quốc gia bị áp đặt. Một vụ bắt buộc phá hủy một ngôi làng thị tộc, do Ma Daode chủ trì, phản ảnh thực tế thực sự của việc trục xuất người dân. Khi những cơn ác mộng trong quá khứ của mình bắt kịp với anh ta, Ma Daode thấy mình bị cuộc tìm kiếm giấc mơ vô hình của mình nuốt trửng. Lúc nào cũng phê phán một chế độ có ý định dập tắt bất đồng chính kiến, giọng văn cắn rứt của  phơi bầy một thực tế tàn bạo không thể nhắm mắt bỏ qua.


Nội chiến trên Chính trường Hoa Kỳ (Phần 4)







Nội chiến trên Chính trường Hoa Kỳ (Phần 3)







Nội chiến trên Chính trường Hoa Kỳ (Phần 2)







Nội chiến trên Chính trường Hoa Kỳ (Phần 1)







Tài Năng và Chế Độ





Võ Kim Cự, vụ đàn áp Formosa, nằm ngữa phun nước bọt




Ông Cự cho biết thêm, các thông tin đồn thổi ông xin sang định cư và có thẻ xanh ở Canada đã xuất hiện trên mạng xã hội từ cách đây khá lâu nhưng bản thân ông không quan tâm, không lên tiếng bởi đây là các "thông tin phản động, tôi mặc kệ, không theo làm gì".

http://soha.vn/ong-vo-kim-cu-cuoi-lon-truoc-tin-don-dinh-cu-va-co-the-xanh-o-canada-20190511133303507.htm?fbclid=IwAR3gtcY8rTmVv15nQEee2OZHzmy9zIRmYhuwE6Vk1C6KWKkZ-gZvAMI034Q



Áo Dài Không Quần



 
Chúng mày là lũ dở hơi
"Đầu tôm - xác lợn - mặt người" đáng phang:
 
Áo dài - quốc phục Việt Nam
Mấy con lợn cái sao mang làm trò?
 
Nếu ưa khoe ngực, khoe giò
Cởi ra cho nó thò lò là xong
 
Nếu ưa khoe rốn, khoe mông
Vứt cha nó hết, tồng ngồng mà khoe.
 
Việc gì lấy vải để che
Làm cho các nước bạn bè nghĩ sai:
 
Việt Nam quốc phục áo dài
Hóa ra chỉ để cho loài bán dâm!
 
Hỡi đồ khoe thịt bán thân:
Đừng làm xấu hổ bàn dân nước này
 
Hồn thiêng trong chiếc áo dài
Đừng đem cách điệu lạc loài, lố lăng.
 
Đừng nên đua kiểu lai căng
Làm cho hồn nước nhố nhăng, nực cười.
 
Mấy con Người Lợn - Lợn Người
Chúng mày có hiểu những lời này không?
 
Hỡi đồ đầu mọc sát mông:
Xin đừng làm nhục tổ tông, giống nòi!



Thứ Sáu, 10 tháng 5, 2019

Nghệ sĩ Phương Ngô tìm hiểu căn tính Việt bằng nghệ thuật







Viện bảo tàng tình báo ở Washington







Căng thẳng leo thang trước đe dọa của Iran rút khỏi thỏa thuận nguyên tử







Việt Nam tuần qua, 10/5/2019







Hàng chục ngàn người ứ động ở biên giớ Mỹ-Mễ để chờ được cho nhập cảnh







Nhớ Trùm Sò Giang Châu







Hội Luận: Về Tự Do Báo Chí ở Việt Nam







Cái Giá Phải Trã Cho Dân Ba Trợn !



Tariffs will make our Country MUCH STRONGER, not weaker. Just sit back and watch! In the meantime, China should not renegotiate deals with the U.S. at the last minute. This is not the Obama Administration, or the Administration of Sleepy Joe, who let China get away with “murder!”

Donald J. Trump (@realDonaldTrump) May 10, 2019


Thứ Năm, 9 tháng 5, 2019

Chuỗi cung ứng Mỹ-Hoa sẽ ra sao?







Vì sao Bắc Kinh giở chứng?







Dây kẽm gai !



Ngày con đi hình ảnh mẹ quỳ gối trước bàn thở đức mẹ Maria với chuỗi hạt Mân Côi thầm khấn với những lời kinh Kính Mừng cầu nguyện Đấng cao cả tro...ng đời mỗi lần mẹ gặp khó khăn. Hai hàng nến trắng trên bàn thờ lung linh trống im vắng. Con còn nhớ và con còn nhớ....

Đây là lần đầu trước khi còn rời xa căn nhà yêu dấu nói con được mẹ cho tiếng khóc đầu đời..Vâng chưa bao giờ một mình mẹ quỳ gối cầu nguyện như thế..mặc dù những buổi cầu kỉnh trong gia định vẫn có..
 

Con vẫn tin con sẽ về thăm mẹ …

Ngày đến bưu điện thành phố Puerto Princesa - Palawan - Philippines trả hơn 40 pesos cho người nhận cái điện tín vỏn vẹn mấy chữ:" con đến bình an!" Không ghi tên và cả chữ ký. Nhưng giữa ngàn trùng khơi biển Đông tin mang đến là cả "HY VỌNG" bởi đó là niềm vui chưa bao giờ con có và muốn chia xẻ với mẹ ngày nào đó con về. Vâng con vẫn tin mẹ chờ con ngày đó..
 

Ngày con đặt chân đến Hoa kỳ gặp lại hai chị và 2 người em, những đứa cháu , thân thích gia đình. Con vẫn mang niềm tin một ngày con sẽ được nắm tay mẹ dù bất cứ chân trời nào: đất Việt miền Nam thân yêu hay ở tại xứ xa này, vâng bàn tay mẹ nắm bàn tay con và nói chỉ vẻn vẹn một tiếng"Con!" Tuy mẹ không có mặt ngày hôm ấy nhưng con vẫn thấy được mẹ đang mĩm cười ngày gia đình đoàn tụ ở nơi xứ xa , những đứa con xa mẹ nhưng vẫn nhớ về mẹ..

Ngày con nhận tin mẹ mất qua phone con vẫn tin và vẫn không suy nghĩ rằng mẹ mất .Ngày ấy nước mắt con tuôn trào không tin và trong lòng mẹ vẫn còn ở nơi ngôi nhà thân yêu chờ con..
 

Vâng con vẫn còn mẹ chờ con ở trong tim và với cuộc sống hàng ngày. Tin mẹ mất qua rất nhanh và không tồn tại bởi lòng tin mãnh liệt và đơn thuần như thế..
14 năm xa xứ trên chuyến bay Japan airlines , phi cơ đảo một vòng trên bầu trời thành phố thân yêu ngày ấy, nhìn qua cửa sổ con thấy lại chốn thân yêu và không ngăn được giọt lệ: con nhớ mẹ lắm! và kỷ niệm ào ạt tranh nhau về với con.. Những người thân đón con ở phi trường không ai nhắc một lần, một chữ về Mẹ.. Con vẫn tin mẹ vẫn còn đó...ở nhà chờ còn về. Đến nhà trước bàn thờ Đức Mẹ Maria mà 14 năm trước mẹ quỳ gối cầu kinh cho con vượt biển bằng an..Con vẫn nghĩ mẹ về quê ngoại thăm ông bà ngoại và chờ con bởi ngày hôm sau con về quê ngoại..Một quê ngoại thực thụ với thánh đường Tha La nơi mẹ đã qua thời niên thiếu và một thiếu nữ đẹp với những giọng ca cùng ca đoàn ca tụng Chúa và Mẹ Maria... Con vẫn tin Mẹ vẫn còn đó cả giọng ca thánh thót của mẹ vung vút cao trên trời quê hương. Con theo Cậu và Ba cùng một ít người thân họ hàng đến thăm ngôi nhà mới mẹ xây ở gần với ông ngoại và bà ngoại với cậu, dì bên ngoại.

Vâng đứng trước ngôi nhà mới của mẹ, mà mẹ đã chọn đề về với những người thân yêu. Thực sự con vẫn tin mẹ ở trong ngôi nhà đó ..với những hàng nến đốt vội vàng cháy bùng trước ngôi nhà Mẹ. .Con đứng trước nhà mẹ gõ cửa và nói chuyện với mẹ bằng nhang trầm tỏa hương... Không cả một bó hoa mặc dù con biết mẹ thích bông"layon"..Con mừng gặp lại mẹ bằng hai hàng nước mắt tuôn trào . Con không thốt lời chào gọi"Mẹ ơi!" cố nén đi những tình cảm con nhớ Mẹ..Mẹ ơi!
 

Con giận Mẹ bỏ con đi không lời từ giã mà ngày xưa mỗi khi đi Mẹ hay hứa có quà gì đó khi Mẹ về..Con vội vã quay đi và không bằng lối cổng chính , con bước ngang sợi kẽm gai nằm thật thấp dưới mặt đất để ngăn thú vào những ngôi nhà cũa những người thân yêu vĩnh viễn ở với nhau đến ngày phán xét cuối cùng!
 

Con vội vã bởi con giận khi biết Mẹ ra đi vĩnh viễn,,..nhưng không Mẹ vẫn còn đó, sợi kẽm gai như một sức mạnh của bàn tay Mẹ kéo một đường xé rách gấu quần con và ghi lại một đường dài trên bàn chân con, máu tuôn ra , vâng Mẹ để con đi , Mẹ không thương và chờ con về..Nhưng máu ở chân tôi vẫn trào ra,,,Mẹ đó mẹ nói rằng mẹ thương con và nhớ con..Mẹ ơi!

Ngày tôi về thăm mẹ và mẹ vẫn còn chờ con...
 

Milwaukee 05/09/2015 nơi tôi viết và nhớ về Mẹ...Mẹ nuôi cơn hơn 30 năm trời…
Phần đời còn lại còn nhớ Mẹ và Mẹ ở với con dù bất cứ nơi nào và bất cứ giây phút nào trong ý nghĩ của con..

Vĩnh viễn mẹ nhé!





Thứ Hai, 6 tháng 5, 2019

Nhà thờ Huyện Sỹ, giáo xứ Chợ Đũi







Khói lửa Trung Đông







30/4/19: Thương binh VNCH, mấy chục năm lam lũ thời hòa bình







30 tháng 4: Chuyện những sĩ quan VNCH ‘tuẫn tiết’ khi Sài Gòn thất thủ







Nhận Diện Lịch Sử - Tác giả Đào Như



Trong một buổi sáng vào ngày này tháng này năm 1975 Trung Tá bác Sỹ Hoàng Như Tùng, bệnh viện trưởng Quân Y Viện Phan Thanh Giản-Cần Thơ, mặc đồ dân sự, trong tư thế quân phong, đưa tay lên chào vĩnh biệt Thiếu tướng Nguyễn Khoa Nam, Tư lệnh Quân Đoàn IV, Quân Khu IV, Vùng 4 Chiến Thuật trước sự kinh ngạc của một nhóm sĩ quan cấp cao của bộ đội cộng sản vì sự dũng cảm của bác sĩ Trung Tá Hoàng Như Tùng. Một sỹ quan bộ đội cộng sản mang quân hàm thiếu tá tiến đến và yêu cầu bác sỹ Tùng nhận diện tướng Nguyễn Khoa Nam.

Viên thiếu tá bộ đội cộng sản, cúi xuống, nghiêm chỉnh dỡ vành khăng trắng che mặt Tướng Nguyễn Khoa Nam. Gương mặt Tướng Nguyễn Khoa Nam hiện ra trông hiên ngang lạ thường: cầm dưới của ông ngẩng lên cao, Tướng Nam mặc nguyên bộ đồ trận còn thẳng nếp, với cầu vai mang đủ phù hiêu cấp tướng của Quân Đội Viêt Nam Công Hòa, trên ngưc trái vẫn giữ nguyên Bảo Quốc Huân Chương, Anh Dũng Bội Tinh, cùng nhiều huy chương Quân sự, Dân sự và nước ngoài. Hai chân của thiếu tướng Nguyễn Khoa Nam vẫn nguyên đôi giầy trận.


Bác sỹ Hoàng Như Tùng bậm môi, vai run khi cúi xuống ký biên bản nhân diện Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam. Tên Thiếu tá bộ đội cộng sản, trong tư thế nghiêm trang, đưa tay nhận bản nhận diện từ tay bác sỹ Hoàng Như Tùng.


Sau một hồi trao đổi rất ngắn với tên Thiếu Tá bộ đội cộng sản, bác sỹ Hoàng Như Tùng đưa ra lời yêu cầu: Xin chính phủ cách mạng mai táng Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam trong quan tài theo đúng nghi cách. Tên thiếu tá bộ đội cộng sản nghiêm túc đáp lại: chúng tôi xin ghi nhận lòi yêu cầu của bác sĩ và sẽ chuyển lên cấp trên. Hy vong lời yêu cầu của bác sĩ sẽ được chuẩn thuận.


Chợt một chiến binh công sản, trông chừng 17, 18 tuổi, đội nón tai bèo, mang súng AK, tiến đến đá vào đôi giầy trận của Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam và nói to bằng giọng Băc Kỳ: tên ngụy quân này chỉ xứng đáng chôn truồng. Câu phát biểu của anh ta rơi vào khoảng không, không được một sĩ quan cách mang nào chú ý, vì họ đang bận quan tâm đến lời yêu cầu của bác sĩ Hoàng Như Tùng.


Vào khoảng mấy tháng sau, trong một buổi giao ban của khoa ngoại của binh viên Đa khoa Hâu Giang, Bác sĩ cách mạng Nguyễn Văn Ngôn, bác sĩ trưởng đầu ngành khoa ngoại của binh viện,  lên tiếng ca ngợi sự tuẫn tiết của Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam, người biết bảo vệ sinh mang các Chiến sĩ Viêt Nam và đồng bào. Đáp lại sự tuẫn tiết của ông, bác sĩ Nguyên văn Ngôn cho biết Nhà nước cách mạng đã mai táng ông trong quan tài rất chu đáo.


Lạ thay, sau lần phát biểu này, bác sĩ Nguyễn Văn Ngôn bị đảng ủy của bịnh viện yêu cầu viết bài tự phê  và kiểm điểm vì bác sĩ Ngôn đã tiết lộ môt điều cấm kị mà chinh phủ cách mạng không muốn cho dân chúng hay biết về việc Tướng Nguyễn Khoa Nam được chính phủ cách mạng mai táng trong quan tài. Việc đảng ủy của bịnh viện kiểm điểm bác sĩ Nguyễn Văn Ngôn phản ảnh bộ mặt thật của chuyên chính vô sản. Chế độ cộng sản luôn nắm giữ độc tài sự thật lịch sử, để sau đó họ có thể bóp méo sự thật, xuyên tạc lịch sử chỉ vì lợi ích của đảng cộng sản.


Trong một buổi họp Điều Trị Tâm Thần Tâp Thể (Group Therapy) tai Chicago vào năm 1996, Trung tá Lâm Quang Bạch, Trưởng phòng Chiến Tranh Chính trị Quân Đoàn 4, Quân Khu 4, Vùng 4, sĩ quan tham mưu của tướng Nguyễn Khoa Nam, đã miêu tả sự tuẫn tiết của tướng Nguyễn Khoa Nam qua một tư liệu của ông viết riêng về Thiếu tướng Nguyễn Khoa Nam, một vị chỉ huy trưc tiếp của ông. Trung tá Lâm Quang Bạch kể như sau tại buổi họp điều trị tâm thần tâp thể hôm đó:


“ Tình hình chiến sự thuộc lãnh thổ Quân Khu 4 vào những ngày cuối tháng Tư bảy lăm nói chung và thành phố Cần Thơ nơi đăt bản doanh Bộ Tư lệnh Quân Đoàn 4, Quân Khu 4, Vùng 4, nói riêng tương đối yên tỉnh so với tình hình các tỉnh miền Đông thuộc Quân Khu 3 và Biệt khu Thủ đô, nơi đặt bản doanh  của Chính phủ Trung Ương Saigon. Nhất là sau vụ Tướng Nguyễn Khoa Nam đích thân chỉ huy các đơn vị thống thuộc đánh bại và vô hiệu hóa hoàn toàn hỏa lực của Trung Đoàn Chủ Lực Miền”Hậu Giang” của cộng sản khi Trung Đoàn này xâm nhập và tiến sát vào vòng đai phòng thủ của phi trường quân sự Trà Nóc-Cần Thơ


Sáng ngày 29-4-75 Bộ Tư Lênh Quân Đoàn 4 triệu tập một cuộc họp quan trọng để duyêt xét lại tình hình và ra phương án phản công mới, dưới sự chủ tọa của của Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam, Tư lệnh Quân Đoàn 4, Quân Khu 4. Thành phần tham dự buổi họp gồm có: Tư Lệnh, Tư Lệnh Phó, Tham Mưu Trưởng, Tham Mưu Phó, các sĩ quan Trưởng Phòng trong bộ tham mưu của Quân Đoàn 4, ngoại trừ hai sỹ quan cao cấp của Quân Đoàn, một cấp Chuẩn Tướng Tham Mưu Trưởng và một cấp Đại Tá Trưởng Phòng 2-Quân Đội đã tẩu thoát ra nước ngoài là không tham dự phiên họp này. Cuộc họp tuy ngắn nhưng trang nghiêm và hết sức nghiêm trọng. Các Đơn vị trong Quân Đoàn 4 thề “Kiên quyết và đoàn kết sau lưng vị Tư Lệnh và chiến đấu đến viên đạn cuối cùng, tử thủ Vùng 4 ”…


Sáng ngày 30-4-75 vào lúc 10:25  Tổng THống Dương Văn Minh lên đài phát thanh Saigon kêu gọi toàn thể quân đội và các tướng lãnh chỉ huy các Quân Đoàn, Sư Đoàn trên toàn lãnh thổ miền Nam, phải buông vũ khí, ngưng chiến đấu và chờ bàn giao cho chính quyền cách mạng. Thế là một quân đoàn hùng mạnh như Quân Đoàn 4, tới giờ phút này vẫn nắm vững tay súng, chủ động trên mọi tư thế chiến đấu  và phản công, đang giữ vững miền châu thổ sông Cửu Long, sắp phải tan rã.


Tướng Nguyễn Khoa Nam, một quân nhân chuyên nghiệp, ông phải tuân mệnh lệnh thượng cấp, nhất là vị thượng cấp này là Tổng thống Dương Văn Minh, Tổng Tư Lệnh  Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa., vị chỉ huy trực tiếp của ông.


Một số sỹ quan phục vụ trong Bộ Tham Mưu, của Quân Đoàn 4, kể cả tôi, quá chán nãn tự rời bỏ đơn vị , về sum họp với gia đình và chờ ngày vào tù. Một số khác tìm đường tẩu thoát ra nước ngoài, vì họ sợ công sản trả thù. Trong bối cảnh này chỉ còn lại một mình Thiếu Tướng Nguyễn KHoa Nam, Tư Lệnh và Thiếu Tướng Lê Văn Hưng Tư Lệnh Phó, và một số sĩ quan thân cận ở lại doanh trại của Bộ Tư Lệnh  của Quân Đoàn


Tướng Nguyễn Khoa Nam, một tướng lãnh ưu tú, sống độc thân, ăn trường chay, thanh bạch, một đời ông cống hiến cho binh nghiệp, tận tụy với quân đội.


Chiều ngày 30 tháng Tư 75, cộng sản đưa người của họ là Tám Thạch, mang quân hàm thiếu tá trung đoàn trưởng, qua trung gian của Nguyễn Khoa Lai, em thúc bá của Tướng Nam, Thiếu tá bác sĩ Quân Đội Viêt Nam Công Hòa và đai úy bác sĩ Đoàn Văn Tựu, y sỹ trưởng Tiểu đoàn 40, Chiến Tranh Chính Trị, hiện trú đóng tại Bình Thủy, Cần Thơ, vào tiếp xúc với Tướng Nam tại Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn 4 đồn trú trên đai lộ Hòa Bình, thành phố Cần Thơ. Nội dung cuôc tiếp xúc cấp nhỏ như chúng tôi không ai được biết ngoai trừ Tướng Lê Văn Hưng, Tư Lênh Phó được Tướng Tư Lệnh bàn bạc và thông báo riêng. Thiếu Tướng Hưng trở về tư dinh và tự sát sau đó.


Sau khi cân nhắc mọi hậu quả có thể xảy đến cho đồng bào và chiến sĩ trong vùng lãnh thổ, Tướng Hưng và Tướng Nguyễn Khoa Nam tuần tự đi đến quyết định tuẫn tiết.


Sự tuẫn tiết của hai vị Tương Lãnh, Tư Lênh và Tư Lệnh Phó của chúng ta, Tướng Nguyễn Khoa Nam và Tướng Lê Văn Hưng là những quyết định kiên cường và dũng cảm mãi mãi được tuyên dương và ghi công, đời đời được lịch sử soi sáng “ … (*)


Hôm nay ngày 1 tháng 5 năm 2019, đúng sau 44 năm Tướng Nguyễn Khoa Nam tuẫn tiết tại Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn 4, Quân Khu 4, Vùng 4 Chiến Thuật, tại Cần Thơ, tôi mạo muội ghi lại những điểm son của Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa trong giai đoạn lịch sử khốc liêt này, với hy vọng 100 năm, 200 năm sau sẽ có sử gia nào đó có đủ can đảm và khả năng nghiêng mình xuống tim hiểu viết lại trung thực những hồi bi tráng này của lich sử dân tôc ta./.


(*) Đây là nguyên văn bức thư  của Trung Tá Lâm Quang Bạch đưa cho tác giả sau buổi điều trị tâm thần tập thể (Group Therapy) hôm ấy.



 

Thương chiến gay go, Tập Cận Bình đâm lo!







Phượng Ca Dân Ca Quốc Nhạc 50 năm 1969-2019




/>


Liên Khúc Anh Ở Đây và Hãy Tha Thứ Cho Em





Bệnh Hen Suyễn







Nhà thờ Bùi Chu và câu chuyện bảo tồn di sản







Chủ Nhật, 5 tháng 5, 2019

Những điều cần lưu ý khi ăn uống theo chế độ vegan







Điểm Sách: "Thank You, America!” của Minh Fullerton- Tác giả Trần Giao Thủy






Tùy bút: Nếp nhăn thời gian - Tác giả BS Nguyễn Đức Tuệ



Tôi đến San Jose thành phố Bắc California vào một ngày gần cuối tháng tư, trời đầy nắng, thời tiết đẹp khác với San Jose một năm trước, rừng cây xanh, sông hồ đầy nước. San Jose phồn thịnh hơn ngày đầu tiên tôi đến vào mùa hè năm 1978, ba tháng sau khi đến Mỹ, sau kỳ thi ECFMG. Đi trên con đường vạn dặm từ Portland Oregon xuống San Jose trên chiếc xe Volswagen cà tàng đầy thử thách qua đèo núi chỉ để gặp lại những người bạn sau ba năm vắng tin.
Những ngày tháng tư, một tháng tư đen, tưởng chừng như đã quên sau 44 năm nhưng những kỷ niệm lại hiện về khi người đàn anh BS Đặng Phú Ân từ Canada gọi đến đưa tôi về những ngày tháng cũ, ngày tháng ở trường Y khoa Sàigòn, ở bệnh viện Bình Dân, về một ngày 30 tháng 4 chạy xe Honda trên khắp đường phố Sàigòn, đứng ở góc đường Thống Nhất và Công Lý nhìn đoàn xe tăng Cộng Sản tiến về dinh Độc Lập với những gương mặt bộ đội ngớ ngẩn hỏi đường với những cây súng chĩa xuống đầu dân đứng hai bên đường. Nhớ về đường Công Lý và những người lính Việt Nam Cộng Hòa đốt quân phục bỏ súng đi về nhà, nhớ những người lính nhảy dù mũ đỏ cố thủ trên nóc bệnh viện Nguyễn Văn Học nước mắt hai hàng bỏ súng cởi quân phục sau khi nghe tin T. T. Dương Văn Minh đầu hàng. Nhớ con đường từ bệnh viện Nguyễn Văn Học về ngôi nhà trên đường Nguyễn Bỉnh Khiêm, đi qua cầu nhìn xuống giòng nước chảy đục ngầu như điềm báo hiệu cho dân miền Nam về tương lai những năm sẽ sống dưới thiên đường Cộng Sản, 44 năm trôi qua như nước chảy qua cầu!
Từ giã San Jose một ngày sau khi nói vài lời vĩnh biệt với người bạn đồng khóa từ năm dự bị y khoa 1968, Từ Mạnh Cường, chúng tôi lái xe đến thăm GS Đào Hữu Anh, cựu khoa trưởng y khoa đại học Sàigòn ở ngoại ô Woodland của thủ phủ Sacramento. Thời gian như đứng lại. Tôi còn nhớ năm 1995 tôi có về Sàigòn thăm ngôi trường cũ, vào trường y khoa với người bạn mới của tôi GS Đặng Vạn Phước phó khoa trưởng, các sinh viên y khoa chào tôi “thưa thầy xưng con”, 45 tuổi ở Mỹ còn trẻ, cùng tuổi ấy ở Việt Nam đã già và tôi nhớ lại GS Trần Ngọc Ninh, GS Đào Đức Hoành ngày 30/4/1975 ở tuổi 53, các GS trẻ như các thầy Đào Hữu Anh, Vũ Qúy Đài, ở tuổi 42 trẻ hơn ngày tôi về thăm trường!
Gần ngày 30 tháng 4, 1975 đến thăm thầy Đào Hữu Anh những biến cố lịch sử lại đến với tôi. Vào trường y khoa Sàigòn năm 1968 sau biến cố Tết Mậu Thân, tốt nghiệp năm 1975 ngày Cộng Sản chiếm miền Nam, chúng tôi đã sống trong thời kỳ đặc biệt, chiến tranh, xáo trộn, những chia rẽ qua những khủng hoảng chính trị, những thay đổi bất ổn đến trong trường y khoa Sàigòn.
Tháng năm 1967, GS Phạm Biểu Tâm khoa trưởng từ năm di cư 1954 đã bị “đảo chính” vì lý do ông bất đồng ý kiến về vấn đề chuyển ngữ giảng dạy tiếng Việt thay cho tiếng Pháp trong y khoa. Ông và các giáo sư được huấn luyện theo chương trình Pháp bị xem là thành phần thủ cựu. Phong trào sinh viên tranh đấu trong thập niên 1960 đã có những sinh viên y khoa như Nguyễn Thanh Công, Dương Văn Đầy, Huỳnh Tấn Mẫm có lý do tranh đấu. Thủ tướng Nguyễn Cao Kỳ sai tướng cảnh sát Nguyễn Ngọc Loan đem quân vào trường đảo chánh Hội Đồng Khoa “coup de Faculté” lật đổ các giáo sư Thạc Sĩ Pháp, vi phạm nội quy tự trị của viện Đại học trong đó khoa trưởng được hội đồng khoa bầu mỗi ba năm sau đó Viện trưởng viện đại học chứng nhận và Bộ trưởng giáo dục sẽ chứng nhận. Thủ tướng Nguyễn Cao Kỳ sau đó nhận ông là người sáng lập trường y khoa Sàigòn!
Thật ra những thay đổi lớn đã xảy ra từ năm 1962, mỗi năm 250 sinh viên được thu nhận thẳng vào chương trình y khoa 7 năm sau kỳ thi tuyển. Từ năm 1966 đã có những thay đổi lớn qua cơ quan viện trợ Mỹ USAID với Trung tướng y sĩ Humphrey nhằm giúp thay đổi chương trình y khoa Việt Nam theo hệ thống giáo dục y khoa Hoa Kỳ. Đề án nhằm huấn luyện và giảng dạy sinh viên y khoa hoàn toàn theo giáo dục với phương pháp và sách cung cấp từ Mỹ cùng các lớp Anh Văn bổ túc trong trường y khoa. Đề án cũng nhằm thay đổi điều kiện y tế của Việt Nam vào thập niên 1960-1970. Năm 1966, Trung tướng Humphrey của USAID đã bắt đầu dự án với sự thách thức của GS Trần Ngọc Ninh bộ trưởng giáo dục và GS khoa trưởng Phạm Biểu Tâm. Các giáo sư không cản trở sự thay đổi giáo dục từ chương trình Pháp sang chương trình Mỹ như những tuyên truyền vì lý do chính trị. Hội Y Khoa Hoa Kỳ AMA và 19 trường đại học y khoa Hoa Kỳ đã ký thỏa ước năm 1966 qua đề án “Cải tổ hiện đại hóa giáo dục y khoa Việt Nam”, trợ giúp kỹ thuật, hiện đại nền y tế Việt Nam trong điều kiện khó khăn về chính trị kinh tế của Việt Nam (sách Sàigòn Medical School của các BS William Ruhe, Norman Hoover và tiến sĩ Ira Singer)
Tổng cộng Hoa Kỳ đã giúp 9 triệu Mỹ Kim vào đề án cải tổ giáo dục y khoa Việt Nam từ năm 1966 đến năm 1975, con số quá nhỏ so với hàng tỷ Mỹ Kim viện trợ quân sự, trong đó có 2 triệu 700 ngàn Mỹ Kim xây trường y khoa Sàigòn bắt đầu năm 1963 hoàn thành năm 1966 (chính quyền VNCH đóng góp một nửa chi phí). Số tiền quá nhỏ so với viện trợ quân sự nhưng kết quả giáo dục và y tế rất lớn, một thế hệ trẻ với tinh thần tiến bộ kỹ thuật ham học hỏi những điều mới đã được đào tạo theo nền y khoa tân tiến Hoa Kỳ hơn hẳn nền y khoa Pháp.
Sau cuộc đảo chánh hội đồng khoa, GS Lê Minh Trí, sau lên Tổng Trưởng giáo dục, là người khởi xướng cuộc đảo chính của Thủ tường Nguyễn Cao Kỳ. Ông chủ trương thay đổi giáo dục nhanh chóng chỉ có thể xảy ra bằng cách loại trừ các thành phần thủ cựu thân Pháp trong hội đồng khoa. Hai năm sau cuộc đảo chánh hội đồng khoa, ngày 6/1 năm 1969 GS Lê Minh Trí bị ám sát bằng lựu đạn ném vào xe hơi. Hai tháng sau, tháng 3 năm 1969, GS Trần Anh bị bắn khi đi bộ từ trường y khoa về nhà. Theo BS William Ruhe và GS Trần Ngọc Ninh, Việt Cộng đã tổ chức ám sát cả hai GS Lê Minh Trí và Trần Anh. Sau 1975, Thiếu tướng Cảnh Sát Nguyễn Khắc Bình cho biết cuộc điều tra của chính quyền VNCH đã tìm ra kẻ cầm đầu là sinh viên Dương Văn Đầy.
Ngày 1/5/1975 cán bộ cộng sản tiếp thu trường y khoa, choáng váng trước trường y khoa Sàigòn khác hẳn trường y khoa Hà Nội cũ kỹ lạc hậu, đã phải thốt lên: “Bọn Mỹ không biết đánh giặc nhưng chúng đã biết xây một trường y khoa tốt”. (giống như cán bộ từ khu về đã choáng váng với khung cảnh Sàigòn tráng lệ). Câu khen ngợi đáng kể vì ít khi nào Cộng Sản nói thật!
Sau 30 tháng tư 1975, chính sách chia rẽ để trị của Cộng Sản đã áp dụng trong trường. Tinh thần thầy trò, đồng môn, đồng nghiệp, đàn anh, đàn em rạn nứt.
44 năm nhìn lại thời kỳ chính trị đã chia rẽ các giáo sư trong trường y khoa tạo ra các khuynh hướng phe thân Mỹ thân Pháp, phe cựu thủ phe tiến bộ, phe già phe trẻ. Nếu “nhổ mũi tên ra khỏi trái tim”, (Take the arrow out of the heart lời thơ của Aliice Walker), các thầy cô Nam, Bắc, Bình Dân, Chợ Rãy, Nguyễn Văn Học, Hùng Vương, Từ Dũ v.v… đã có công lớn đóng góp vào sự thành đạt của chúng tôi sau khi rời trường y khoa qua đất nước người. Các thầy cô như những đóa hoa qúy trong vườn y học. Vườn hoa sau này nhìn lại, thầy trò đã ngậm ngùi nuối tiếc.
Tôi đã có duyên gặp nhiều thầy cô cũ, được tâm tình và thấy những ngộ nhận đôi khi vì những lời đồn vô căn cứ. Nam Bắc, Công Giáo, Phật Giáo, Y Nha khoa biến hai ông cựu Tổng Trưởng giáo dục Trần Ngọc Ninh và Nguyễn Văn Thơ thành hai kẻ thù tưởng tượng. Gặp tôi thầy Ninh vẫn hỏi thăm sức khỏe “Ở Houston ông bà Thơ vẫn khỏe?” và nhắc những kỷ niệm ở Việt Nam, gặp ông bà Nguyễn Văn Thơ câu hỏi “Anh Ninh lúc này ra sao em?”. Những lời hỏi thăm của anh em trong gia đình y nha khoa đậm đà không thể dành cho kẻ thù!
Qua Mỹ, đi huấn luyện ở trong khung cảnh đại học và bệnh viện Mỹ, kỹ thuật hơn y khoa Việt Nam nhưng tình thầy trò và tình đồng môn khó tìm thấy.
Cuộc sống lưu vong tình cờ đem đến cho cậu học trò trẻ ngày nào được thành bạn tâm tình của các thầy. Ngày ở trường y khoa các thầy cô như “mặt trời” cậu học trò chỉ giám nhìn và đứng xa nay được ngồi nghe được thầy cô cầm tay tâm sự. Tôi đã viết nhiều bài về trường y khoa đại học Sàigòn, về bệnh viện Bình Dân, về thầy tôi GS Đào Đức Hoành và các GS Phạm Biểu Tâm, Trần Ngọc Ninh cùng nhắc lại các thầy cô khác trong hai giới giáo sư già và trẻ của trường y khoa Sàigòn trước 1975. Trong các thầy cô già nay chỉ còn giáo sư Trần Ngọc Ninh 97 tuổi và giáo sư Vũ Thị Thoa 93 tuổi, các thầy trẻ nay còn GS Đào Hữu Anh, Vũ Quý Đài, Nguyễn Khắc Minh và Bùi Duy Tâm (học cùng lớp năm nay 86 tuổi).
Đến Woodland, ngoại ô Sacramento, hương đồng cỏ nội California như hương thời gian đã gợi tôi về những kỷ niệm với các thầy cô. Trong các thầy cô chỉ có GS Bùi Duy Tâm bạn cùng lớp với các bạn già của tôi ở Houston, Chu Bá Bằng, Nguyễn Đình Phác, Vũ Hoạt, là tôi không có duyên chỉ có nợ!
Tháng 11 năm 2013 tôi được gặp GS Vũ Thị Thoa trong buổi họp mặt ở nhà hàng Vũng Tàu San Jose do BS Trần Đình Đôn tổ chức. GS Vũ Thị Thoa nguyên là trưởng khu Nhi khoa BV Nguyễn Văn Học và GS Nhi khoa YKĐHSG, dạy bệnh trẻ em một chuyên môn tôi ngu dốt!!! Mấy ông con nít không nói chuyện được khi khám bệnh chỉ có khóc. Tiếng khóc trẻ em hãi hùng nhất là đêm khuya. (ở trại Guantanamo Bay 2 giờ sáng bọn tù khủng bố không ngủ được khi máy thu băng tiếng trẻ khóc được mở lên, bị tra tấn bằng cách này tù nhân phải khai thật!). Trong bửa ăn cô ngồi im lặng nghe các học trò nói chuyện và nhìn tôi. Độ mười phút sau cô hỏi anh Đôn: “người trước mặt tôi là Việt Nguyên?” được xác nhận cô vẫn không tin lời anh học trò của cô, quay sang Quỳnh Giao bà hỏi lại cùng câu, được vợ tôi trả lời, bà mới tin “ông này vừa nửa đùa nửa thật nên tôi không tin phải hỏi lại!”. Biết được Việt Nguyên, bà đứng phắc dậy ôm chầm tôi mừng rỡ, hôn hai bên má kiểu dân Parisiene và sau đó ra sân chụp hình riêng với Việt Nguyên. (Trong 10 năm mua báo Ngày Nay sau khi đọc báo ở Minnesota bà tìm Việt Nguyên qua danh sách y sĩ hải ngoại nhưng không thấy tên). Sinh nhật 90 tuổi ở Paris cô cũng nhắc đến cậu học trò trong bài diễn văn. Nghề làm báo ít ra cũng đã đem lại hạnh phúc cho một người già bên kia bờ đại dương!
GS Đỗ Khắc Thị Nhuận trưởng môn ký sinh trùng học trước nằm trong môn Vi trùng học, vợ BS Vũ Qúy Đài. Nhờ T.S. Michael H. Ivey đại học Oklahoma giúp đỡ bà đã phát triển môn Ký sinh trùng học. Năm 1975, BS Bulmer và BS Nhuận đồng tác giả sách duy nhất về Nấm học xuất bản bởi trường YKĐH Sàigòn. Cô Nhuận nổi tiếng khó tính với sinh viên nhất là nam sinh viên. Vào phòng thí nghiệm cô bắt học trò đứng xếp hàng để cô xét hai bàn tay, không cắt móng tay bà đuổi ra cắt móng tay xong bà mới cho vào. Vậy mà không hiểu tại sao đến phiên tôi bà nhắm mắt bỏ đi không xét, “ở chổ nhân gian không thể hiểu!”. Năm ấy bạn cùng lớp gọi tôi là con cưng của bà Đài! Thi vào dự bị y khoa tôi đậu một phần nhờ các câu hỏi về kiến thức của GS Trần Ngọc Ninh, năm thứ hai tôi nhất môn ký sinh trùng học có lẽ nhờ những câu hỏi về óc quan sát của GS Nhuận như: từ ngoài sân bước lên hành lang cầu thang có bao nhiêu bậc? Cầu thang từ tầng trệt lên đại giảng đường có bao nhiêu bậc? Bà nói sinh viên phải có óc quan sát nhưng có lẽ cô khó tính ít bạn, vẫn nhớ câu thơ “cầu bao nhiêu nhịp dạ sầu bấy nhiêu?” Thi thực tập sinh viên phải nhìn kính hiển vi đếm số trứng ký sinh trùng trong phân, “quen nhìn lên trời đầy sao sao sao” những đêm đi cắm trại, hôm ấy nhìn qua kính hiển vi “đầy trứng trứng trứng” tôi được chấm điểm nhất. Ngày có kết quả bà thầy thay vi chỉ khen bà hỏi: “tại sao hồi Trung học nó học dở hơn các cô cậu mà nay nó lại nhất”. Năm ấy một phần tôi học từ BS Lê Thành Hồ, giảng sư khu ký sinh trùng học, anh chỉ cho tôi thêm ngoài giờ học. Bài học lớn nhất từ BS Hồ cũng như BS Trần Kiêm Thục là những bài học đời. Ngày anh Hồ du học từ Thái Lan về, gặp anh ở trong văn phòng, tôi hỏi anh: “Theo em biết trường y khoa Sàigòn của mình là trường lớn nhất Đông Nam Á”. Đóng cửa phòng, anh nói với tôi “Anh mới được bà Đài gửi đi học ở Thái Lan về, qua đó anh thấy mình thua xa Thái Lan, em đừng bao giờ nói mình nhất Đông Nam Á “người ta cười cho”. Đúng ngày tang lễ GS Nhuận, tôi dọn phòng mạch đem kính hiển vi về để ở phòng làm việc, tôi giữ nó như một kỷ niệm nhớ về những ngày học với cô.
Pasteur nói “nhìn lên trời vũ trụ bao la, nhìn xuống kính hiển vi thấy một vũ trụ vô cùng nhỏ”. GS Vũ Qúi Đài, trưởng môn vi trùng học phát triển qua y khoa nhiệt đới với sự giúp đỡ của cơ quan giáo dục Đông Nam Á (SEAMO). Khác tính GS Nhuận ông nghiêm nghị nhưng vui tính có cách trị sinh viên không cần la mắng. Tôi nhớ một lần khi ông giảng bài lớp ồn ào ông chỉ nói “các anh chị lấy giấy viết ra để làm bài thi”. Thi mà không báo trước! Cả lớp im phăng phắc, ông giảng tiếp đến hết giờ, trong lớp không một tiếng động.
Qua Mỹ tôi được gặp ông vài lần ở Houston và San Jose nhưng gặp thường xuyên trên bán nguyệt san Ngày Nay phát hành ở Houston, ông đóng góp mục y học. Qua Mỹ không làm nghề cũ như ở Việt Nam ông đã dùng kiến thức giúp cho người già qua các bài viết về những bệnh trầm cảm, bệnh lú lẫn Alzheimer. Ông thực hành những điều ông khuyên, vứt bỏ những gánh nặng và chức vụ trên vai, giáo sư, tiến sĩ, cựu khoa trưởng đại học y khoa Sàigòn nên năm nay 86 tuổi ông hát Karaoke và nhảy đầm rất dẻo!
GS Nguyễn Khắc Minh, trưởng khu gây mê bệnh viện Bình Dân, trưởng môn gây mê YKĐHSG là một giáo sư trẻ khó tính khác với các bạn cùng lớp Vũ Qúy Đài và Đào Hữu Anh. Trước có hành nghề giải phẫu sau chuyên về gây mê, tu nghiệp đại học Minnesota với GS Walton Lillehei. Tôi được đọc thư GS Lillehei gửi GS Phạm Biểu Tâm khen BS N. K. Minh môt người đã làm hãnh diện nền y khoa VN. Giảng dạy Tây y nhưng ông vẫn giữ truyền thống Đông y, Âm Dương ngũ hành, thực hành châm cứu trong nghành gây mê sau 30/4/75. Gặp lại ông nhiều lần ở Houston thầy trò hiểu nhau hơn. Ông đã nói “bây giờ gặp nhau tôi không còn dạy học, tôi và anh là đồng môn chỉ cần gọi nhau là anh em”. Tháng 12 đến nhà thăm ông ở Little Sàigòn ông nói “gặp nhau, vỗ vai nói hồi trước “toa” có dạy “moa” ở trường y khoa như vậy là vui rồi!”. Ông nói thành thật nhưng tôi nghĩ đến GS Đào Đức Hoành, một lần đến nhà tôi ông nói: “anh có thể dạy tôi cái đạo của anh được không?” hay GS hiệu trưởng Chu Văn An Bùi Đình Tấn mỗi lần gặp tôi trong các buổi tiệc đều đến chào tôi trước! Tôi hiểu các thầy Nguyễn Khắc Minh, thầy Hoành và thầy Tấn muốn dạy tôi về cách sống trên đời sao cho phải đạo!
Trong căn nhà nhỏ ở Woodland ngày chúng tôi đến thăm thầy cô, Đ. H. A. tôi gặp lại hình ảnh của người thầy hiền lành giản dị vui vẻ như những ngày ở trường y khoa những năm trước 1975. Đây là lần thứ hai tôi nhìn lại hình ảnh ông sau ngày hội ngộ Bình Dân tháng 8 năm 2017. Ốm yếu hơn hai năm trước không còn trẻ trung nhưng vẫn là hình ảnh “giản dị, khoan thai quần đậm màu, áo sơ mi trắng ngắn tay bỏ ngoài quần tay sách chiếc cặp da khoan thai trong khuôn viên trường” như bạn cùng lớp với tôi BS Nguyễn Việt Cường trong bài đọc vinh danh thầy. Người thầy trẻ ngày ấy luôn luôn vui vẻ trả lời các câu hỏi của sinh viên “thầy cho chúng ta tự tin khi đặt câu hỏi không làm chúng ta mất tinh thần”.
Vóc dáng ông khác hẳn GS Nguyễn Huy Can luôn luôn nghiêm nghị với áo tay dài cà vạt áo choàng trắng của người thầy thuốc khi đứng giảng trên bục giảng, người mà ông đã thay chức trưởng môn cơ thể bệnh lý năm 1972 khi GS Can đi Pháp không về.
Đây là lần thứ hai tôi được nói chuyện với thầy. Qua Mỹ tháng 4 năm 1978, chín tháng sau đậu kỳ thi Flex, khi cần giấy giới thiệu tôi có dịp nói chuyện với GS Đào Hữu Anh đang dạy ở đại học Vanderbilt, Tennessee, qua điện thoại ông hỏi tôi: “không hiểu tại sao anh đậu môn cơ thể bệnh lý với điểm 100, tôi đi học ở Mỹ (1960-1965) về Việt Nam dạy, qua Mỹ đi dạy, mà Flex của tôi môn bệnh lý không được 100? lại “chỗ nhân gian không thể hiểu!” có lẽ một phần nhờ tôi đọc mẫu tế bào với BS Nguyễn Văn Chất (bạn cùng lớp với GS Anh) ở khu ung thư Bình Dân sau khi mổ và đọc Pap Smear. Sự tận tâm và giúp đỡ của GS Đào Hữu Anh đã được các học trò ghi nhận. BS Mộng Hoa (niên khoá 1969 – 1976) đã nói với thầy với sự thành thật: “Thầy đã giúp em và những sinh viên tốt nghiệp sau 1975, qua Mỹ được thầy chứng nhận. Thầy đã trả lời hàng trăm lá thơ của học trò và thơ chứng nhận, thơ giới thiệu, hướng dẫn đi học các nghành hậu đại học. Sự tận tâm của thầy chúng em không bao giờ quên”. Tôi và BS Vũ Trọng Tiến cũng đã được thầy xác nhận áp lực của Mỹ trong vấn đề thả các sinh viên tranh đấu sau hiệp định Paris 1973.
5 giờ với học trò trong căn nhà nhỏ ấm cúng đã giúp thầy trẻ lại và sống lại không khí của gia đình y khoa trước năm 1975. Người già cô đơn, bỏ ngôi nhà ở Little Sàigòn với cộng đồng Việt Nam, bước ra ngoài cuộc đời nhưng ở tuổi 80-90 người già Việt không sống với thế giới ảo trên mạng nên không thể như các cụ ngày xưa treo ấn từ quan về nơi thôn dã.
Rời San Jose lần này tôi nhớ đến hai câu thơ của tôi mấy năm trước:
Cuộc đời như gió như sương
Như hoa mới nở như hương năm nào.