khktmd 2015






Đạo học làm việc lớn là ở chỗ làm rạng tỏ cái đức sáng của mình, thương yêu người dân, đạt tới chỗ chí thiện. Đại học chi đạo, tại Minh Minh Đức, tại Tân Dân, tại chỉ ư Chí Thiện. 大學之道,在明明德,在親民,在止於至善。












Thứ Bảy, 2 tháng 7, 2022

Khả năng Việt Nam thay tàu cộng làm công xưởng của thế giới đến đâu?





Ngày càng thêm nhiều hàng Việt Nam bị điều tra phòng vệ thương mại.





Tiết kiệm năng lượng tối đa: Nước Pháp dưới áp lực





Hàng ngàn lao động nhập cư chết không rõ lý do ở các quốc gia vùng Vịnh





Liên Hiệp Châu Âu sửa sai lầm 15 năm phụ thuộc vào năng lượng của Nga





Ghé thăm tuyến phòng thủ cuối cùng của Mỹ tại Alaska





Bắc Hàn: ‘Vật lạ’ gần biên giới Nam Hàn nguyên nhân gây Kung Flu





Việt Nam bàn giao thêm hai bộ hài cốt quân nhân Mỹ





Binh sĩ gốc Việt tử trận, đại sứ Ukraine ‘cúi đầu’ trước mẹ liệt sĩ





Việt Nam nói Facebook ‘né tránh’ xử lý thông tin ‘độc hại’





BNG xác nhận tin hai nghệ sĩ Việt bị tố hiếp dâm trẻ vị thành niên ở Tây Ban Nha





Putin phản pháo khi bị lãnh đạo G7 chế giễu





Thứ Sáu, 1 tháng 7, 2022

Sri Lanka fuel crisis: 'Living in my car for two days to buy fuel'





Trái cây Việt mong ‘xuất ngoại’





Người lính Donbas sáng tác thơ ca phản chiến từ chiến hào





G-7 tung kế hoạch hàng nghìn tỉ đô la làm đối trọng với Vành đai-Con đường của tàu cộng





Người dân Ukraine vui mừng trước tin Nga rút khỏi Đảo Rắn





Đám cưới theo chủ đề Elvis Presley





Mỹ cho công ty Việt Nam vào danh sách đen vì ‘hỗ trợ quân đội Nga’





Vắng bóng hàng ngoại, dân Nga chẳng mấy nhớ nhung





5 người Việt Nam thiệt mạng trong vụ rò rỉ khí độc ở Jordan





Đại sứ Lưu động về tự do tôn giáo Mỹ gặp giới hoạt động Việt Nam





Tập Cận Bình khẳng định sự kiểm soát của tàu cộng đối với Hồng Kông





Pháp: Kung Flu lan mạnh trở lại, chính phủ có dấu hiệu thờ ơ





Thụy Điển và Phần Lan vẫn lo Thổ Nhĩ Kỳ cản đường gia nhập NATO





NATO : Thành trì duy nhất bảo đảm an ninh cho châu Âu ?





41 năm tù cho năm bị cáo trong vụ quân nhân tử vong.





Đảo Rắn: Nga tháo chạy, Bộ Quốc phòng nói 'rút đi vì thiện chí'





Nhà nông khổ sở vì nạn sâu xanh





Hơn 25.000 người Việt bị nước ngoài trục xuất trong vòng ba năm.





Thứ Năm, 30 tháng 6, 2022

Từ đạp xích lô VN thành chuyên viên an ninh mạng Hoa Kỳ





“Nội Chiến” Và "Kích Động Hận Thù" - Tác giả Ns Tuấn Khanh

 

Sự kiện ca sĩ Khánh Ly hát bài Gia Tài Của Mẹ, một bài hát trong tập Ca khúc Da Vàng của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đang dấy lên những tranh luận dữ dội trong nước. Phía những người chống Khánh Ly và sự tồn tại của nền văn hóa Việt Nam Cộng Hòa ở Việt Nam, lúc này đã dùng những lời lẽ hết sức nặng nề, thậm chí gọi bà là kẻ âm mưu tuyên truyền chính trị ở Việt Nam.
Không có lý luận rõ ràng, nhưng hầu hết các luận điệu chống đối ca sĩ Khánh Ly đều dựa trên câu chữ mà bài hát mô tả là “nội chiến” để tấn công. Phía Nhà nước Việt Nam lâu nay vẫn nói rằng cuộc chiến tranh giải phóng Nam Bắc là một cuộc giải phóng thần thánh, để thống nhất đất nước. Nội dung nói “nội chiến” bị coi là sai đường lối và chủ trương của đảng Cộng sản Việt Nam.
Nhưng đáng ngạc nhiên, là không dòng nào chỉ trích người viết ra bài hát này, là nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Bên cạnh đó, làn sóng bảo vệ bà Khánh Ly và dòng văn hóa riêng của Việt Nam Cộng Hòa cũng bùng lên sôi động không kém.
Trên nhiều diễn đàn ở facebook, có những lời bình luận nói vụ video quay bà Khánh Ly hát ở Đà Lạt bài Gia Tài Của Mẹ, là do công an gài để tấn công show diễn của bà.
Viết trên trang nhà của mình, nhà bình luận thời sự Dương Quốc Chính từ Hà Nội, ghi rằng “An ninh chính trị nội bộ đã vào cuộc do “quần chúng tố giác”! Thực ra quần chúng ở đây chính là anh em bò đỏ thôi. Chuyện này gây phẫn nộ dữ dội bởi anh em, do não trạng xơ cứng và máy móc, cứ thấy bài hát bị cấm là auto phẫn nộ khi có kẻ cả gan biểu diễn trái phép. Bọn chúng không hiểu rằng cấm thế chứ cấm nữa thì cũng vô ích. Bởi nghe offline chỉ có tối đa 1000 người chứ nghe online thì cả triệu người và cả trăm triệu lượt người mấy chục năm qua, có cấm được đâu? Đấy là chưa kể khi báo chí rùm beng thì trẻ trâu nó search vì tò mò khiến bài hát lại càng được phổ biến. Thế nên bò càng húc lại càng giúp quảng bá bài hát, phản tác dụng”.
Nhiều người cũng nhắc rằng bài Gia Tài Của Mẹ cũng như nhiều bài hát trước năm 1975 không được lưu hành trong đời sống, đều không có một lệnh cấm cụ thể nào.
Sự kiện ca sĩ Khánh Ly hát thêm một bài ngoài danh sách 24 bài cho phép, vốn là chuyện ngày thường của sân khấu Việt Nam, đặc biệt khi có khán giả yêu cầu. Nhưng với ca sĩ Khánh Ly, ắt là một trường hợp “nhạy cảm” khác nên mọi thứ trở nên căng thẳng. Cục Biểu Diễn Nghệ Thuật ở Hà Nội nói đợi sau khi Sở VHTT&DL Lâm Đồng xử lý xong, thì sẽ đến phiên Cục này có quyết định tiếp.
Trong một bình luận có tên “Biện bạch vụng về”, nhà báo Võ Văn Tạo ở Nha Trang viết “Mượn cớ ca khúc "Gia tài của mẹ" không có trong danh mục ca khúc được cấp phép biểu diễn trong đêm nhạc 25/6/2022 ở Đà Lạt, Sở VHTT & DL cũng như Cục Nghệ thuật biểu diễn Bộ VHTT & DL đều khẳng định Ban Tổ chức đêm nhạc có sai phạm, Sở VHTT & DL Lâm Đồng làm đúng quy định khi mời làm việc Ban Tổ chức đêm nhạc? Xin lỗi! Võ Văn Tạo tôi tin chắc 100% rằng nếu đêm đó Khánh Ly hát vượt danh mục cấp phép đêm biểu diễn bằng bài "Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng thì" có đến bố quý Sở cũng không dám "mời làm việc". Phải không ạ?”
Có những bình luận na ná nhau, xuất hiện ở nhiều nơi, tựa như có một cách chỉ huy hành động chung, nói bài hát Gia Tài Của Mẹ chống hòa giải hòa hợp, khơi gợi hận thù trong người Việt, nên cần phải cấm. Tuy nhiên nhiều người nói đây là một cách nói lấy được. Nhiều bài hát của miền Bắc Việt Nam trong thời kỳ chiến tranh đến nay vẫn còn được lưu hành, đầy tính kích động hận thù.
Đơn cử như bài Tiến Về Sài Gòn của tác giả Huỳnh Minh Siêng có lời hát ”tiến về Sài Gòn, ta quét sạch giặc thù”. Bài hát này được phát liên tục từ năm 1974 cho đến về sau nay, mà đó là thời điểm chỉ còn cuộc đối đầu giữa hai phía Việt Nam Cộng Hòa và Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa mà thôi. Từ năm 1973, lực lượng đồng minh của VNCH đã hoàn toàn rút khỏi Việt Nam, nên “giặc thù” ở đây, rõ chỉ có chính quyền miền Nam Việt Nam.
Việc ra giấy phép biểu diễn, kiểm soát nghiêm ngặt như show Xuyên Việt của ca sĩ Khánh Ly, cũng cho thấy có cái gì đó bất thường đối với Nghị định cho phép tự do trình diễn các ca khúc trước năm 1975 của Hà Nội đã từng được nhiều báo chí trong nước hân hoan đưa tin.
Theo Nghị định số 144/2020 về hoạt động nghệ thuật biểu diễn được Chính phủ ban hành, từ 1-2-2021, có nói rõ rằng quy định bắt buộc cấp phép ca khúc miền Nam trước 1975 được bãi bỏ. Việc phổ biến không cần phải cấp phép nữa, hay nói cách khác là tất cả các bài hát được tự do trình bày. Bài nào đặc biệt có “vấn đề” sẽ có danh sách cấm riêng. Nhưng Gia Tài Của Mẹ cũng chưa bao giờ được công bố là bài hát cấm, nên công chúng đang tự hỏi bài hát này đang trở thành sự kiện rùm beng, là vi phạm gì về nội dung gì?
Và như vậy, Sở VHTT&DL Lâm Đồng đang áp dụng lệ làng hay Nghị định chính phủ vô giá trị, chỉ thông cáo đưa ra cho có? Và hiện nay, cách nối nhau để “làm việc” với chương trình của bà Khánh Ly, liệu có là một chủ trương bất thường của hệ thống kiểm duyệt văn hóa Việt Nam?


Gia Tài Của Mẹ: Một Nước Việt Buồn? - Tác giả Lưu Trọng Văn

 

Sự kiện ca sĩ Khánh Ly hát tại Đà Lạt ca khúc "Gia tài của mẹ" bị các nhà quản lý văn hoá phản ứng đã lại dội sóng dư luận.
Muốn Dân tộc hoà giải thì phải cùng mở lòng chia sẻ và cùng biết tiệm cận sự thật.
"Gia tài của mẹ" là bài ca sự thật.
Sự thật bắc-nam thù nghịch bởi ý thức hệ Quốc gia- Cộng sản.
Sự thật hàng triệu người Việt cả hai bên đã chết dù bởi súng Mỹ hay súng Liên Xô, Trung Quốc.
Sự thật 21 năm chiến trận, người Mỹ chỉ tham chiến hơn 8 năm từ 1964 đến đầu năm 1973.
Sự thật là cuộc nội chiến ý thức hệ ấy đến tận hôm nay vẫn chưa dứt khi quan hệ Việt-Mỹ đã là bạn đối tác toàn diện-tay trong tay.
Nếu không phải nội chiến thì khi Mỹ rút quân:
Tại sao Nam- Bắc lại tiếp tục bắn gi.ết nhau?
Tại sao sau 30.4.1975 hàng triệu sĩ quan, công chức VNCH bị đi cải tạo, nhiều người đến chục năm?
Tại sao con cái của những người của VNCH bị kì thị không được vào đại học?
Tại sao đa số các sản phẩm văn hoá của chế độ VNCH bị tiêu huỷ hoặc bị cấm?
Và tại sao hàng triệu người phải bỏ nước ra đi, thân gửi biển cả, chả biết đâu bến bờ?
47 năm rồi điều đơn giản nhất là nhìn nhận sự thật với không ít nhà lãnh đạo VN vẫn là khúc xương khó gặm, vẫn là hào luỹ khó vượt qua thì làm sao hội tụ Dân tộc, thì làm sao Đoàn kết Quốc gia?
Đến tận hôm nay, Đất nước cứ đụng đến quá khứ dù chỉ là một ca khúc, một nhân vật lịch sử, lại bời bời chia rẽ, thì điều Trịnh Công Sơn cất lên trong ca khúc "Gia tài của mẹ" chua chát thay vẫn còn nguyên là gia tài của mẹ:
Một nước Việt buồn.
Bởi, còn nguyên đó những đứa con chung một cha vẫn chưa quên hận thù.
Bởi, còn nguyên đó giằng xé trong mỗi người Việt cuộc nội chiến của chính mình.
Bởi, còn nguyên đó không ít đứa con bội tình.


Sức Mạnh Của Chữ - Tác giả Phạm Viêm Phương

 

Rất lâu rồi tôi mới được dịp nhìn thấy lại sức mạnh của chữ: Chỉ hai chữ "nội chiến" thôi cũng đã đập gần như tan hoang lớp vỏ chính nghĩa (chiêu bài chống Mỹ cứu nước) mà họ dày công xây dựng hơn nửa thế kỷ qua (có thể tính từ thập niên 1960 đến tận hôm nay). Lớp vỏ ấy đang rã rời từng mảng rơi lả tả như bức tượng đất sét rỗng ruột gặp trời mưa.

Họ đã rất cảnh giác với hai chữ ấy: từ thập niên 1960 khi phê bình ca từ của TCS (theo như hồi ký của vị nào đó vừa phổ biến trên mạng mấy ngày qua) cho đến thập niên 2000 khi có công ty nào đó muốn in lại "Lịch sử Nội chiến ở Việt Nam từ 1771 đến 1802" của Tạ Chí Đại Trường (tôi nghe kể rằng họ không muốn cấp giấy phép, rồi đòi đổi tựa sách, vân vân), phải đến lần tái bản sau hay sau nữa gì đó thì cuốn này mới có được cái tựa và cả mẫu bìa nguyên thủy của nó.

Tôi tin rằng những người có đọc sử chút đỉnh đều thấy rõ bản chất của cuộc chiến vừa qua rồi, khỏi cần chứng minh thêm. Vấn đề là lớp trẻ khoảng hai hoặc ba mươi tuổi hôm nay có hiểu được như thế hệ trước hay không. Xảy ra vụ này hóa ra lại hay vì nó có thể thúc đẩy họ tìm đọc.

Chỉ tội cho giới cầm quyền Lâm Đồng, họ đâu có dè phản ứng của họ (trước một chuyện mà họ cho là cỏn con) lại tai hại đến như thế.



Gia Tài Của Mẹ





Trúc Phương (1933-1995). Như Một Lần Tâm Tình Sau Chót.





Nguyễn An Ninh - Sống Và Chết (1943)

 

Đây là bài thơ cuối cùng nhà cách mạng Nguyễn An Ninh làm, trước khi ông hy sinh trong nhà tù Côn Đảo.
Sống mà vô dụng, sống làm chi
Sống chẳng lương tâm, sống ích gì?
Sống trái đạo người, người thêm tủi
Sống quên ơn nước, nước càng khi.
Sống tai như điếc, lòng đâm thẹn
Sống mắt dường đui, dạ thấy kỳ
Sống sao nên phải, cho nên sống
Sống để muôn đời, sử tạc ghi.
Chết sao danh tiếng vẫn còn hoài
Chết đáng là người đủ mắt tai
Chết được dựng hình tên chẳng mục
Chết đưa vào sử chứ không phai
Chết đó, rõ ràng danh sống mãi
Chết đây, chỉ chết cái hình hài
Chết vì Tổ quốc, đời khen ngợi
Chết cho hậu thế, đẹp tương lai.
“Một thuở, Nguyễn An Ninh là thần tượng của đồng bào lục tỉnh, của học sinh chúng tôi”.
“…người lính Pháp gác cổng trại giam tên là Rognorn đã kêu rú lên khi thấy trong chiếc bao bố là xác ông Ninh được bó trong manh chiếu. Rognorn chạy nhanh đến xin chúa đảo Côn Đảo Tisseyer một cái hòm, nhưng chẳng được gì ngoài lời chửi rủa. Bà Charlotte Printanière, vợ của giám đốc Sở điện của đảo, trước đây cùng học chung với ông Ninh, đến ngỏ ý muốn đóng một quan tài cho ông, nhưng cũng bị chúa đảo từ chối.
Vì vậy, chiếc xe bò chở xác Nguyễn An Ninh cứ như thế, lại tiếp tục lộc cộc đi qua những con đường gập ghềnh để đến khu mộ Hàng Keo. Thấy quần áo ông quá cũ nát, một người tù đã lấy chiếc áo còn khá lành lặn của mình để thay. Và họ đã tìm thấy trong túi áo ông những dòng chữ viết nghệch ngoạc như sau:” – đó là lúc người ta tìm thấy bài thơ này, vì vậy người ta đặt tên cho bài thơ là “Bài thơ cuối cùng”.
Nguồn: Nguyễn An Ninh – Dấu ấn để lại. NXB Văn học, 1997
Nhà văn Sơn Nam ghi:
Nguyễn An ninh xuất hiện, đóng vai trò tích cực rồi trở thành người được ái mộ nhờ khả năng sáng tạo về mặt lý thuyết cũng như thực hành. Nếu thân phụ của ông ao ước một cuộc Duy Tân hướng về nước Nhựt thì lần này, khi du học ông hấp thụ được những tinh túy về lý thuyết của tây phương. Ông sẵn có một căn bản về triết học Đông phương vững chắc, am hiểu đạo Phật, đạo Lão, đạo khổng. Nhưng quan trọng nhứt là am hiểu tình hình miền Nam...
Về tác phong của ông, Phan Văn Hùm đã viết như sau: "Ông người thể chất yếu, nhờ thể thao, nhờ đi xe đạp, nhờ chịu cực mới khỏe được...Người ông như vậy, cho nên về sau này ở trong ngục hễ thời tiết thay đổi là ông bị cảm ngay. Thế mà ông ghét đám thanh niên ăn sung mặc sướng, đi ra nửa bước đã ngồi xe, ông muốn bày ra một cảnh sinh hoạt tự do, mà "cần lao" như dân đi làm rừng làm rẫy: quần áo vải bô, chiếc nóp, đãy cơm, bầu nước, rồi mênh mông đâu cũng là nhà."
Tác phong bình dân ấy có sức thu hút khá mạnh. Khi vào tù cửa vừa đóng lại, thiên hạ vây chung quanh ông, khám bên kia có mấy người chun song sắt qua chào...
Có người nhận xét rằng Nguyễn An Ninh mang tâm hồn nghệ sĩ, ít nghĩ tới việc tổ chức lực lượng cách mạng. Nhưng ta không nên đòi hỏi quá nhiều ở một kẻ sĩ, một nhà hiền triết nồng nhiệt yêu nước. Cách mạng không phải là độc quyền của kẻ sĩ nhưng là sự đóng góp của toàn dân từ thế hệ này qua thế hệ khác, nhiều miền, nhiều giới.
Ông làm tròn sứ mạng của kẻ sĩ: sáng tạo, đi tiên phong, đốt lên ánh đuốc sáng rực trong buổi bình minh đầy giông tố...


Tình yêu trong khói lửa chiến tranh: Những đám cưới từ tuyến đầu Ukraine





Những bức bích họa ở ‘Dốc Nhà Làng’





Mạng lưới Nhân quyền VN công bố Báo cáo Nhân quyền 2021-2022





Ukraine nói với NATO: Nga muốn định đoạt trật tự thế giới





Khám phá đường mòn xuyên rừng ở thủ đô Mỹ





Không đủ tiền mua xe điện? Đã có xe ‘nửa ô tô, nửa xe đạp’





Việt Nam nói ‘theo dõi sát’ diễn biến dịch đậu mùa khỉ





Mỹ, thị trường xuất khẩu ‘lớn nhất’ của Việt Nam nửa đầu 2022





CEOWORLD: Việt Nam xếp thứ 7/10 tại ASEAN về chất lượng sống





Toà hoãn phiên xét xử các thành viên của Tịnh thất Bồng Lai





Bộ Y tế đề nghị các địa phương báo cáo tình trạng nhân viên bỏ ngành.





Dằn mặt Nga, NATO không quên mối đe dọa tàu cộng





Khi Bắc Kinh ''xuất khẩu'' trường đảng sang châu Phi





Phiên xử các vụ khủng bố Paris 11/2015 : Thử thách cần thiết cho các nạn nhân





Nga - Ukraina trao đổi 144 tù binh chiến tranh





G7, NATO hay BRICS : Ai đang nắm giữ vận mệnh thế giới ?





Thứ Tư, 29 tháng 6, 2022

CCTV shows Russian missile striking Ukrainian shopping mall





NATO vẫn tranh cãi trong nội bộ về đối sách chống tàu cộng





Giấc mơ “hão huyền” của châu Phi xâm nhập thị trường tàu cộng





Gạo có nguy cơ tăng giá đẩy châu Á vào cảnh đói kém ?





NATO biểu dương sức mạnh và đoàn kết trước Nga





Mỹ đưa vào danh sách đen một công ty ở Việt Nam vì hỗ trợ quân đội Nga.





Đại sứ quán VN tại Mỹ đóng cửa không nhận kháng thư của phái đoàn người Việt





Trụ sở bỏ hoang vì “sáp nhập”





'Buồn, không sợ': Sống dưới Luật An ninh Quốc gia Hong Kong





Kế toán viên Afghanistan làm việc từ xa từ California





Biểu tình ủng hộ quyền phá thai bùng nổ khắp nơi tại Mỹ





Dân muốn biết Quỹ vắc-xin COVID đã đi đâu, về đâu





Người Mỹ rộn ràng chuẩn bị đón Quốc khánh





Mỹ hỗ trợ các dự án cộng đồng ở Việt Nam





Việt Nam có thể được lợi từ kế hoạch của G7





Hạm đội Thái Bình Dương của Nga thăm cảng Cam Ranh





Bí ẩn cái chết của 21 thiếu niên tại hộp đêm Nam Phi





Bộ Y tế VN: Ai không chích ngừa COVID phải ký cam kết





Thứ Ba, 28 tháng 6, 2022

Al Pacino, Lifetime Achievement Award giải Oscar vào năm 2007, trong cảnh phim vị trung tá mù Frank Slade đã dìu cô thiếu nữ tên Donna ra sàn nhảy để dạy cô nhảy điệu tango theo bản nhạc "Por una Cabeza" của Carlos Gardel trong bộ phim Scent of a Woman.





Carlos Gardel — Por Una Cabeza (Extended)





Il Faut Croire Aux Anges





Tennis club tries to train dogs to be tennis 'ball boys' for Wimbledon





Cuộc xâm lăng Ukraina có nguy cơ khiến Nga mất hẳn đồng minh đàn em Kazakhstan





Không làm yếu được NATO, Nga liên tiếp đe dọa đối thủ trước thềm Thượng Đỉnh Madrid





Vợ TNLT Nguyễn Bắc Truyển lại bị cấm xuất cảnh khi đi dự hội nghị tự do tôn giáo ở Mỹ.





At least 46 found dead in abandoned Texas lorry





Dịch vụ ủ phân xác chết





Sông Bé-Bình Dương ngày nay





Phi đạn Nga thiêu rụi thương xá Ukraine, ít nhất 11 người chết





Kêu gọi bỏ thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xăng dầu





Mẫu xe ‘con bọ’ huyền thoại rầm rộ diễu phố





Ngoại trưởng Úc thăm Việt Nam, thúc đẩy tăng cường hợp tác





Người dân TPHCM phản ứng tiêu cực về việc tiêm mũi 3, mũi 4





Kêu gọi bỏ thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xăng dầu





HRMI: Chất lượng cuộc sống ở VN có cải thiện nhưng vẫn ít tự do





Bảo tàng ở thủ đô Mỹ: Những chuyến tham quan về đêm





Phát hiện hơn 40 chục thi thể di dân "chết nóng" trong xe tải ở Hoa Kỳ





Tây Ban Nha - Cửa ngõ chết chóc vào châu Âu của người tị nạn châu Phi





Người Mỹ lấn dần sân chơi bóng đá châu Âu





Quy hoạch Đồng bằng sông Cửu Long bền vững, giảm nghèo





Nga ồ ạt tấn công Ukraina để gây sức ép với G7 và NATO





Ngoại trưởng Úc gặp Ngoại trưởng Bùi Thanh Sơn, trong khi một công dân Úc vẫn đang ở tù





Nga đổ thừa tên lửa trúng kho đạn Ukraine, gây cháy trung tâm mua sắm khiến 18 người chết





Đài Loan tập trận với tên lửa Stinger diệt máy bay không người lái





Thứ Hai, 27 tháng 6, 2022

Why is Kaliningrad crucial to the war in Ukraine?





G7 leaders insist they’re united over Ukraine War





Du học Mỹ ngành ẩm thực





Thiết bị sinh học đeo được theo dõi sức khỏe 24/7





Hậu trường việc tàu cộng tuyên bố chủ quyền eo biển Đài Loan





Hạ tầng cơ sở: G7 muốn lái các nước đang phát triển ra khỏi quỹ đạo tàu cộng





Hậu phương Ukraina gây quỹ mua vũ khí cho quân đội





Giàn khoan, chiến hạm, Đảo Rắn: Ukraina phản công Nga trên Biển Đen





Nga pháo kích trung tâm thương mại, nhắm vào hơn 1000 thường dân





Mỏ sắt Thạch Khê: Bài toán đố về môi trường?





Ngoại trưởng Úc gặp Ngoại trưởng Bùi Thanh Sơn, trong khi 1 công dân Úc vẫn đang ở tù





MLNQVN: Việt Nam bắt bỏ tù người bất đồng cao tột đỉnh





Tự Điển Tiếng Việt Trực Tuyến

 

https://vtudien.com/huongdan


Chủ Nhật, 26 tháng 6, 2022

Phá Thai Là Giết Người, Tìm Hiểu Vụ Án Roe vs. Wade - Tác giả Sơn Hà


Luật phá thai là vấn đề rất phức tạp trong xã hội Hoa Kỳ và nhiều quốc gia trên thế giới. Nó không chỉ là vấn đề đạo đức và luân lý mà còn gây ảnh hưởng lên tất cả các lãnh vực khác của con người trong thế gian.

Thông Cáo Báo Chí của Center for Reproductive Rights, đề ngày Dec.1.2021, cho biết Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ đã nghe các tranh luận trong vụ kiện có tên là Dobbs v. Jackson Women’s Health Organization. Dobbs kiện Jackson (Jackson Women’s Health Organization – Tổ Chức Y Tế Phụ Nữ Jackson) — một vụ án sẽ làm thay đổi quyền phá thai ở Hoa Kỳ.

Trong vụ án này, tiểu bang Mississippi đòi giữ nguyên luật cấm phá thai. Họ đòi lật ngược vụ án “Roe vs. Wade” (Roe kiện Wade). Điều này sẽ gây phản ứng dây chuyền đến các tiểu bang khác sẽ làm ra luật cấm phá thai.

Các trung tâm cung cấp dịch vụ phá thai tỏ ra lo ngại. Họ từ những nơi xa như Arizona, Georgia, Louisiana, Texas và Mississippi kéo về tập hợp bên ngoài tòa án cùng với hàng ngàn người cầm các biểu ngữ “Phá thai là điều cần thiết”“Trả Quyền Tự Do cho Phụ Nữ”,…

Trong phòng xử án, người phụ trách pháp lý của Center for Reproductive Rights (Trung Tâm Bảo Vệ Quyền Sinh Sản), bà Julie Rikelman đã tranh luận với các thẩm phán rằng không thể duy trì luật cấm của Mississippi. Bởi vì nó sẽ đi đến việc lật ngược vụ án Roe, đã là án lệ hơn 40 năm qua. Nó bảo vệ quyền phá thai. Bà cho rằng các lập luận của tiểu bang Mississippi đã được Tòa lắng nghe trước đây và hôm nay sẽ không có gì thay đổi để mà đưa ra một kết luận nào khác.

Bà nói: “Trong gần 50 năm, Tối Cao Pháp Viện đã công nhận và bảo vệ quyền phá thai. Hôm nay, chúng tôi kêu gọi các thẩm phán giữ nguyên kết quả bản án đã trở thành án lệ. Đã có hai thế hệ kể từ khi có vụ án Roe; họ đã định hình cuộc sống và tương lai của họ. Những tiến bộ mà phụ nữ đã đạt được trong quyền bình đẳng sẽ bị đẩy ngược trở lại, nếu họ không thể kiểm soát cơ thể, cuộc sống và tương lai của chính mình”.

Lời phát biểu này có thể lung lạc một số người trong xã hội hôm nay. Sợ rằng, cấm phá thai sẽ dẫn đến việc cướp lại quyền tự do của phụ nữ và đẩy nền văn minh đi lùi trở lại 50 năm(?).

Bấy lâu nay, khối thiên tả cho rằng, phải giải phóng phụ nữ và phụ nữ phải là thành tố quan trọng trong xã hội, lãnh đạo công cuộc “remake the world” (tái tạo thế giới). Họ dán nhãn cho người phụ nữ là người đi cứu rỗi nhân loại bởi vì thế giới bị băng hoại, cần phụ nữ xây dựng lại.

Họ giật dây phụ nữ nổi dậy mà điều đầu tiên là đòi quyền phá thai như một quyền của phụ nữ, quyền riêng tư, quyền làm chủ thân thể, xem thai nhi là một phần thân thể có thể cắt bỏ đi, rồi gọi đó là quyền chọn lựa (Pro-Choice). Một thứ “phụ nữ nổi loạn”. Họ là ai? Là những người nhân danh “cấp tiến”, cùng với giới báo chí nhân danh “đệ tứ quyền”, tôn thờ chủ nghĩa xã hội. Họ là những người thiên tả.

Tái Tạo Thế Giới – Viết Lại Hiến Pháp

Cuốn sách nhan đề “Dark Agenda” (Nghị Trình Trong Bóng Tối) với tựa nhỏ “The War to Destroy Christian America” của David Horowitz xuất bản năm 2018, gồm 12 chương, đang gióng lên những tiếng chuông cảnh tỉnh nhân loại. Xin trích vài ý niệm ở chương 7 và 8 để diễn giải về âm mưu của bọn thiên tả đang lợi dụng “nữ quyền”, “quyền phá thai”, “quyền lựa chọn”,… để dần dần sẽ đánh chiếm mục tiêu là xoá Hiến Pháp Hoa Kỳ rồi biến Hoa Kỳ thành một nước xã hội chủ nghĩa, chối bỏ Thượng Đế.

David Horowitz mở đầu chương 7 bằng một lời phát biểu của nhà vật lý học Archimedes: “Cho tôi một đòn bẩy đủ dài và một điểm tựa, tôi sẽ di chuyển quả địa cầu”. Nguyên tắc đòn bẩy gồm 3 yếu tố. Một là vật sẽ được di chuyển, hai là điểm tựa và ba là đòn bẩy. Trong câu nói này, cần phải có một đòn bẩy đủ dài và một điểm tựa chắc chắn thì người ta có thể di chuyển một vật nặng như trái đất.

Tác giả Horowitz cảnh báo rằng, trong giới lãnh đạo và chính trị gia Hoa Kỳ có quá nhiều người thiên tả, càng ngày nó càng lớn, đang trở thành phương tiện tốt cho bọn thiên tả dùng làm đòn bẩy. Nếu xã hội rơi vào giai đoạn Tối Cao Pháp Viện có đa số thẩm phán thiên tả thì chính cái Tối Cao Pháp Viện trở thành điểm tựa chắc chắn cho đòn bẩy để bọn thiên tả bứng cái Hiến Pháp Hoa Kỳ.

Năm ấy 1962, sau khi giành chiến thắng về việc loại bỏ thể thức cầu nguyện trong trường học, chúng nó biết rằng, đang có cơ hội tốt nhất là Tối Cao Pháp Viện có đa số thiên tả. Cho nên, thừa thắng tiến lên, phong trào thiên tả dùng đòn bẩy để đẩy thêm, và mục tiêu sau cùng bứng bỏ nguyên cái Hiến Pháp Hoa Kỳ.

Tối Cao Pháp Viện đã giải quyết các vụ án bằng nguyên tắc giải thích luật, theo kiểu sự việc rơi vào vùng “tranh tối tranh sáng”. Có khi chẳng tìm thấy chỗ nào trong Hiến Pháp có nói đến. Nhưng, đa số thiên tả đã thắng thiểu số.

Quyền Riêng Tư Không Có Trong Hiến Pháp

Dùng chiêu bài đòi “tự do sinh sản”, “bình đẳng giới tính”, “giải phóng phụ nữ”,… phe thiên tả phát động trong quần chúng các phong trào tranh đấu, dùng làm “đòn bẩy”, và lợi dụng khi nào có lợi thế đa số thiên tả trong Tối Cao Pháp Viện, dùng làm điểm tựa chắc chắn, và đẩy mạnh. Chúng đã đạt được: “right to privacy” (quyền riêng tư). Thật sự trong Hiến Pháp không có chỗ nào ghi như thế.

Vào năm 1965, Tối Cao Pháp Viện đang có đa số thẩm phán thiên tả, lợi thế cho phe tả giành được thắng lợi “quyền riêng tư” từ vụ án Griswold kiện Connecticut. Hai thẩm phán Hugo Black và Potter Stewart đã phản đối rằng, ‘quyền riêng tư’ không có trong Hiến Pháp, nhưng hai ông thuộc thiểu số trong Tối Cao Pháp Viện nên không làm được gì.

“Justices Hugo Black and Potter Stewart dissented from this tortured construction. Black emphasized the fact that the right to privacy was not in the Constitution, and he specifically criticized Douglas’s interpretations of the Ninth and Fourteenth Amendments” (David Horowitz. Dark Agenda, 2018).

Nhiều vụ án sau đó, dựa vào “quyền riêng tư”, vốn không có trong Hiếp Pháp đã trở thành quyền hiến định, dùng làm án lệ. Nó đặt nền tảng cho vụ án Roe v. Wade (1973), bảo vệ quyền phá thai của phụ nữ. Tức là, nếu không giành được thắng lợi “quyền riêng tư”, thì đã không có Roe vs Wade. “Quyền riêng tư’ cũng là nền tảng cho vụ Lawrence kiện Texas (2003), làm thành quyền hiến định “con trai cưới con trai, con gái cưới con gái”.

Tổng thống Reagan than thở rằng cả đời ông chỉ mong mỏi: “…one thing that I do seek are judges that will interpret the law and not write the law”. (…thẩm phán giải thích luật chứ không phải viết luật).

Con Người Đòi Làm Thượng Đế?

Lời phán của hiền triết Kahlil Gibran, về Con Cái, trong sách The Prophet, nói rằng, “They come through you but not from you, And though they are with you, yet they belong not to you…”. (The Prophet – Kahlil Gibran). Nhà hiền triết Kahlil Gibran, người Lebanon, đã nói: “Con cái đến [thế gian] qua Mẹ Cha; chúng không đến từ Mẹ Cha; Và chúng ở với Cha Mẹ chứ không thuộc về Cha Mẹ”.

Các Ki-Tô Hữu cũng đã xác tín rằng, Thượng Đế đã dựng nên con người, và không ai có quyền cướp đi mạng sống của bất cứ ai, được ghi trong các điều răn của tất cả những ai tin vào Thượng Đế, là Đấng Toàn Năng.

Chính quyền tiểu bang Mississippi đòi cấm phá thai và yêu cầu toà án lật ngược bản án Roe vs Wade. Nhưng cuối cùng đã phải đi đến thoả thuận, cho phép người mẹ phá thai dưới 15-tuần. Ở tiểu bang Texas thì gắt gao hơn. Luật phá thai ở Texas, cấm giết thai nhi trên 6 tuần lễ.

Những con người trong giới làm luật đã giành lấy đi quyền của Tạo Hoá. Họ cho rằng, người mẹ được quyền chọn lựa giữ hay giết bào thai trước khi nghe được nhịp tim đập của thai nhi. Người ta tranh cãi, đến khi nào thì nghe được nhịp tim đập, đến khi nào thai nhi trở thành con người? Khi nào thì có thể giết? Họ đơn giản hoá mạng sống con người!


photo courtesy of Alex Wong/Getty Images

Các bản tin có liên quan đến vấn đề phá thai, thường nhắc đến vụ án Roe v. Wade, được dịch sang tiếng Việt là “Roe kiện Wade”. Gần đây còn có các vụ án “Dobbs v. Jackson Women’s Health Organization” (Dobbs kiện Jackson Women’s Health Organization) hay “Planned Parenthood v. Casey” (“Planned Parenthood kiện Casey”),v.v…  

Chỉ nói về vấn đề phá thai, ở đây chỉ xin trình bày tóm tắt vụ án thường nhắc đến nhiều nhất. Đó là “Roe kiện Wade”. Xem lại để thấy hành động giết người đang được từ từ hợp thức hoá. Nó đang dần dần huỷ hoại giá trị của đời sống con người trên thế gian này.

Bối Cảnh Dẫn Đến Vụ Án Roe vesus Wade
(Roe v. Wade – Roe Kiện Wade)

Phán quyết về vụ án Roe kiện Wade (Roe v. Wade), hơn 50 năm trước, Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ đưa ra một quyết định lớn trong lãnh vực pháp lý, ban hành vào ngày 22 tháng 1 năm 1973. Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ đã hủy bỏ đạo luật cấm phá thai của Texas, và hợp pháp hóa thủ tục phá thai trên toàn quốc. Tòa cho rằng, quyền phá thai là quyền mặc nhiên của phụ nữ, được quy định ở Tu Chánh Án số 14 của Hiến Pháp Hoa Kỳ (trong đó có quyền riêng tư).

Ngược về quá khứ, mặc dù phá thai được xem là bất hợp pháp, nhưng vẫn có nhiều tổ chức hoặc cá nhân tiếp tay trong vụ phá thai, gây ra nhiều trường hợp giết chết người mẹ đang mang bầu do dùng thuốc sai, hoặc do các thầy lang băm hành nghề bừa bãi. Tình trạng buôn bán thuốc phá thai, tránh thai tự chế; các cuộc giải phẫu, nạo, phá thai vô tội vạ không có kế hoạch, càng ngày càng nhiều, khiến cho giới khoa học tại Hoa Kỳ phải hành động. Họ nhân danh khoa học để cứu nguy cho các bà mẹ bằng cách giúp các bà giết thai nhi “một cách an toàn hơn”. Thật khủng khiếp!

Vào cuối thập niên 1850, Hiệp Hội Y Khoa Hoa Kỳ, vừa mới thành lập đã kêu gọi giới luật gia đem việc phá thai ra thảo luận trong nỗ lực loại bỏ các hoạt động y khoa bừa bãi gây tai hại cho sinh mạng con người. Các điều luật được soạn ra để bảo vệ bà mẹ cũng như tránh trường hợp giết thai nhi trong tương lai. Lại có thêm giới khoa học gia và luật gia tham dự vào quá trình đi tìm cách “giết người an toàn và hợp lý”.

Năm 1869, Giáo Hội Công Giáo Hoa Kỳ đưa ra luật cấm phá thai, dù bào thai ở giai đoạn nào. Năm 1873, Quốc Hội Hoa Kỳ thông qua luật Comstock, quy định việc phân phối thuốc ngừa thai và thuốc phá thai qua đường bưu điện của Hoa Kỳ là bất hợp pháp. Vào những năm 1880’s, việc phá thai bị đặt ngoài vòng pháp luật trên toàn quốc Hoa Kỳ.

Năm 1965, Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ đã hủy bỏ luật cấm kiểm soát sinh sản cho các cặp vợ chồng đã kết hôn, vì cho rằng luật này vi phạm quyền riêng tư chiếu theo Hiến Pháp Hoa Kỳ(!). Đến năm 1972, Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ ban hành quyết định nhằm thiết lập quyền của những người trưởng thành chưa kết hôn được sử dụng biện pháp tránh thai giống như vợ chồng đã kết hôn.

Lần theo chuỗi thời gian, quả con người đang xa dần các ý niệm đạo đức và đang hình thành một xã hội chối bỏ Thượng Đế. Một thứ xã hội vô thần.

Trong những năm 1960, phong trào tranh đấu cho quyền phụ nữ, các phiên tòa liên quan đến các biện pháp ngừa thai đã đặt nền tảng để dẫn đến vụ án “Roe kiện Wade”.


Vụ Án Roe Kiện Wade Là Gì?

Hầu như các bản tin liên quan đến luật phá thai hay luật cấm phá thai, đều nhắc đến Roe vesus Wade. Năm 1969, Norma McCorvey, một phụ nữ ở Texas, 21 tuổi, tìm cách phá thai đang có trong bụng. Lúc ấy, McCorvey đang ở trong hoàn cảnh khó khăn, túng thiếu, như trước đây đã hai lần sinh con đều đem cho người khác nuôi.

Vào thời điểm năm 1969, McCorvey mang thai đứa con thứ ba, thì việc phá thai được cho phép ở tiểu bang Texas nhưng chỉ với mục đích để cứu sống người mẹ. Các phụ nữ có tiền bạc thì có thể đi ra nước ngoài, tìm đến nơi nào cho phép phá thai, hoặc trả tiền cho một bác sĩ sẵn sàng phá thai lén lút. Những người như McCorvey không có tiền để được chọn lựa đó.

Vì không thể phá thai hợp pháp, McCorvey được giới thiệu với hai luật sư Linda Coffee và Sarah Weddington của Texas, là những người sẵn sàng thách thức luật chống phá thai. Các luật sư thay mặt cho McCorvey và các phụ nữ “đã mang thai và muốn lựa chọn phá thai”, đệ đơn kiện Henry Wade, là luật sư biện lý của Dallas County, nơi McCorvey đang sinh sống. Vì muốn giữ quyền riêng tư, nên McCorvey mang bí danh “Jane Roe” trong các tài liệu của vụ án. Do đó vụ án được mang tên “Roe v. Wade”, hoặc ngắn hơn là “Roe”.

Tháng 6 năm 1970, một tòa án khu vực, bao gồm tiểu bang Texas, đã ra phán quyết rằng, luật cấm phá thai của tiểu bang là không hợp hiến vì nó vi phạm quyền riêng tư được quy định trong hiến pháp. Tuy nhiên sau đó, Wade tuyên bố ông ta sẽ tiếp tục truy tố các bác sĩ đã thực hiện những vụ phá thai.

Cuối cùng vụ án được kháng cáo lên Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ. Khi đó, McCovey đã sinh con và đứa trẻ trở thành con nuôi của một gia đình khác. Tức là McCovey (Jane Roe) chưa bao giờ phá thai.

Vào ngày 22 tháng 1 năm 1973, Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ với tỷ số 7-2 đã quyết định hủy bỏ luật cấm phá thai của tiểu bang Texas, và hợp pháp hóa phá thai trên toàn quốc. Thẩm phán Harry Blackmun theo ý kiến đa số tại Tối Cao Pháp Viện, viết rằng, quyền phá thai là quyền mặc nhiên của phụ nữ, là quyền riêng tư được Tu Chánh Án số 14 bảo vệ. Roe thắng kiện nhờ dựa vào “quyền riêng tư”.

Tòa án chia thời kỳ của thai nhi trong bụng mẹ thành ba tam cá nguyệt (tam cá nguyệt = 3 tháng) và tuyên bố rằng, lựa chọn kết thúc thai nhi trong tam cá nguyệt đầu tiên (trước khi nghe được nhịp tim của thai nhi) là hoàn toàn phụ thuộc vào người phụ nữ. Trong tam cá nguyệt thứ hai, chính quyền tiểu bang có thể điều chỉnh việc phá thai với mục đích bảo vệ sức khỏe của người mẹ.

Trong tam cá nguyệt thứ ba, chính quyền tiểu bang có thể cấm phá thai để bảo vệ thai nhi, trừ trường hợp sức khỏe của người mẹ đang mang thai gặp nguy hiểm. Lại một lần nữa, chúng ta chứng kiến những người làm luật đã giành lấy quyền của tạo hoá, dần dần xây dựng ý niệm vô thần trong xã hội.

Norma McCorvey, người từng mang bí danh Jane Roe, giữ thái độ im lặng sau khi có phán quyết của tòa án. Tuy nhiên, vào những năm 1980, bà lại hoạt động tích cực trong phong trào đòi quyền phá thai, bởi vì bà không kiếm được việc làm. Norma McCorvey nhận làm nhân viên marketing cho bệnh xá chuyên cung cấp dịch vụ phá thai.

Jane Roe Hối Cải


Norma McCorvey (Jane Roe)
photo by: Jenny Starrs/The Washington Post

Đến khi bà công khai cuộc đời bà trong cuốn hồi ký “I am Roe”, viết chung với Andy Meisler, xuất bản năm 1994. Cũng năm này, bà trả lời phỏng vấn nhật báo The New York Times, bà nói, sau này mới biết chính luật sư Sarah Weddington đã từng phá thai. Vậy mà không chỉ cho bà chỗ đó, bởi vì “…she could have told me where to go for it. But she wouldn’t because she needed me to be pregnant for her case… …I was too scared. It was one of the most hideous times of my life”. (…đáng lẽ nên chỉ cho tôi chỗ có thể phá thai. Nhưng bà không giúp vì muốn tôi tiếp tục mang thai để dùng cho vụ cãi trước toà của bà ta. Tôi quá sợ hãi. Đó là khoảng thời gian kinh tởm trong cuộc đời tôi).  

Có một văn phòng mang tên Operation Rescue, là văn phòng của phong trào chống phá thai được mở ra ở cạnh bệnh xá phá thai. Mục sư Benham là người đứng đầu văn phòng chống phá thai này đã làm bạn với McCorvey (Jane Roe). Các cuộc biểu tình diễn ra hàng tuần trước bệnh xá phá thai. Trong hồi ký thứ nhì “Won By Love” (Tình Thương Đã Chiến Thắng) – viết chung với Gary Thomas, xuất bản năm 1997, bà McCorvey xác nhận Benham đã cảm hoá bà.

Bà được rửa tội và theo Thiên Chúa Giáo vào năm 1995. Năm 1998, bà theo đạo Công Giáo tại nhà thờ Saint Thomas Aquinas ở Dallas, Texas. Sau đó, bà trở thành một người tích cực hoạt động chống phá thai.

Trong hồi ký “Won By Love”, bà cho biết, lâu nay bà là nạn nhân của phong trào đòi phá thai. Bài đúc kết của phóng viên Joshua Prager, tác giả cuốn sách “The Family Roe – An American Story”, xuất bản năm 2021, điều tra vụ án Roe v. Wade, cho rằng, khi Roe nộp đơn vào năm 1970, bà Roe chỉ muốn phá thai an toàn và hợp pháp chứ không phải đòi một phán quyết của Tối Cao Pháp Viện áp dụng cho cả nước. Lúc ấy, Texas là nơi bà đang cư ngụ, việc phá thai chỉ được cho phép nếu tính mạng của người mẹ đang gặp nguy hiểm. Bà Norma McCorvey (Roe) qua đời năm 2017 ở tuổi 67, vì bệnh tim.

Kể từ vụ án “Roe v. Wade”, chính quyền liên bang chi phối các tiểu bang về luật phá thai nhưng chính quyền tiểu bang được quyền đặt ra các luật hạn chế việc phá thai. Và, trong giới phụ nữ ở Hoa Kỳ có hai thái cực: ủng hộ phá thai (Pro-choice) và chống phá thai (Pro-life), vẫn còn âm ỉ hoạt động bấy lâu nay.

Chính bà Norma McCorvey bị sử dụng để làm nên luật phá thai và được Tối Cao Pháp Viện thông qua, rồi áp dụng cho toàn quốc Hoa Kỳ. Ngày phán quyết vụ án, bà Roe đã xong việc sinh nở, con bà được 2 tuổi rưỡi.

Cuối cùng, vụ án “Roe v. Wade” cho thấy con người đã đi quá xa trong quyền hạn của con người. Con người chỉ là vật thụ tạo của Thượng Đế, nhưng họ đã đòi có quyền quyết định về mạng sống của con người. Vụ án “Roe v. Wade” dựa trên vụ “quyền riêng tư”, năm 1965.


Phong trào chống Phá-Thai… photo: Olivier Douliery/Getty Images

Từ vụ án Roe Kiện Wade, nó trở thành án lệ cho nhiều các vụ án khác, như vụ án Planned Parenthood v. Casey, vụ án Dobbs v. Jackson Women’s Health,… Các nhà tranh đấu luôn khắc khoải bao giờ mới lật bỏ vụ “Roe Kiện Wade” để phục hồi quyền sống thiêng liêng của con người và trả lại nguyên trạng cho Hiến Pháp Hoa Kỳ.

Phong trào Pro-choice lấy kết quả vụ “Roe Kiện Wade” như một thứ học thuyết về sự sống còn của luật phá thai, để vẽ lằn ranh. Họ cho rằng, bất cứ một giới hạn nào được đặt ra đều nhắm đến mục tiêu lật ngược vụ án Roe, rồi sẽ đi đến cấm phá thai hoàn toàn trên tất cả các tiểu bang. Là cướp mất quyền của phụ nữ.

Ngay lúc này, Mississippi là tiểu bang có luật cấm phá thai gắt gao nhất không chỉ áp dụng cho người đang mang thai, mà có nhiều ràng buộc dành các thành phần liên hệ như cha mẹ, bác sĩ, những nơi cung cấp dịch vụ phá thai,… Họ có thể bị ngồi tù, bị phạt tiền, bị tước giấy phép hành nghề,… Trong khi tiểu bang Texas thì cấm phá thai hoàn toàn, trừ trường hợp sinh mạng người mẹ bị đe doạ.


Phong trào đòi Phá-Thai… photo: José Luis Magaña/AP


Thống kê ghi trong báo cáo của Quốc Hội Hoa Kỳ tổng kết của năm 2015, kể từ khi vụ án Roe trở thành án lệ năm 1973, đã có 40 triệu trẻ em bị giết tại các trung tâm phá thai trên toàn quốc Hoa Kỳ. Trung bình mỗi năm có gần một triệu trẻ em bị giết trước khi ra đời, trong đó hơn 80% là da đen. Khác gì cuộc diệt chủng. Có lẽ Hoa Kỳ vẫn còn may mắn. Nhiều tiểu bang còn có những con người biết tôn vinh giá trị đời sống và sinh mạng con người. Họ bền bỉ tranh đấu bảo vệ sự sống. Sự chia cắt trong xã hội do nhiều nguyên nhân. Chuyện phá thai là một. Xã hội Hoa Kỳ có sự chia hai trong vấn đề phá thai: phe chống đối (Pro-life) và ủng hộ phá thai (Pro-choice), vẫn âm ỉ. Đòi phá thai là giết người, là diệt chủng. Chống phá thai là đòi quyền sống và bảo vệ sự sống.

Giết trẻ em là tai hoạ cho con người. Tai hoạ khác cũng lớn, đáng cho người dân Hoa Kỳ quan tâm là bản Hiến Pháp đang bị đe doạ. Rồi đây, đất nước Hoa Kỳ có thể sẽ không còn là quốc gia của những người tôn thờ Thượng Đế như các tổ phụ đã thiết lập từ 300 năm trước đây, một đất nước Hiệp Chúng Quốc Hoa Kỳ với bản Hiến Pháp “We the People”, của những người yêu chuộng tự do. Nếu không có kế hoạch bảo vệ, Hiến Pháp Hoa Kỳ sẽ bị xoá bỏ!

Bảo vệ Hiến Pháp để bảo vệ quốc gia Hoa Kỳ; cũng là bảo vệ Tự Do và Sự Sống của Con Người.  



Best Songs Of L.Einaudi





Chấn động dư luận Mỹ. TCPV lật ngược án lệnh phá thai từ sau 50 năm





Palm oil firms depriving tribes of millions of dollars





Mỹ tăng cường bảo vệ vùng trời Alaska





Dân California phải tiết kiệm nước vì hạn hán kéo dài





Renaud và tuyển tập nhạc Pháp chọn lọc





Ai phát thải sẽ phải trả tiền : Nghị Viện Châu Âu ra quyết định ‘‘lịch sử’’





Không đối đầu với Mỹ, hàng không mẫu hạm tàu cộng chỉ nhằm bức hiếp Việt Nam?