khktmd 2015






Đạo học làm việc lớn là ở chỗ làm rạng tỏ cái đức sáng của mình, thương yêu người dân, đạt tới chỗ chí thiện. Đại học chi đạo, tại Minh Minh Đức, tại Tân Dân, tại chỉ ư Chí Thiện. 大學之道,在明明德,在親民,在止於至善。












Thứ Bảy, 17 tháng 9, 2016

Tạp Chí Văn Học, phát hành tại Saigon trước 1975, chủ đề Huế Trong Trí Nhớ






Phương pháp luận của René Descartes, bản dịch của Cao văn Luận, Nguyễn văn Châu






Lê thị Huệ phỏng văn Nhà văn Văn Quang (Việt Nam), tác giả truyện dài Chân Trời Tím










Adelita của nhạc sĩ Francisco Tárrega







Nhân bản, Dân tộc và Khai phóng, một triết lý giáo dục mới - Tác giả Nguyễn Hữu Phước



Cuộc “Hội thảo Giáo dục Toàn Quốc” (lần thứ nhất) được tổ chức năm 1958.  Hội thảo đã chú ý tới và đem đến cho giáo dục VN một cái nhìn mới liên quan đến triết lý giáo dục bằng cách đề nghị ba nguyên tắc hướng dẫn cho một nước Cộng Hòa VN trong khuynh hướng dân chủ.  Ba nguyên tắc (hay đường hướng, triết lý) đó là: “Nhân bản, Dân tộc và Khai phóng
Giáo dục VN là một nền giáo dục “nhân bản”:
Giáo dục phải tôn trọng những giá trị thiêng liêng của con người, coi con người là một cứu cánh, và chú trọng vào sự phát triển toàn diện của con người
Giáo dục VN phải là một nền giáo dục “dân tộc.”
Giáo dục phải tôn trọng những giá trị quốc gia và phù hợp với hoàn cảnh thiên nhiên của con người (gia đình, nghề nghiệp, quốc gia) và bảo đảm cho sự sinh tồn và phát triển của quốc gia dân tộc.
Giáo dục VN phải là một nền giáo dục khai phóng:
Giáo dục phải dùng phương pháp khoa học như là một yếu tố của tiến bộ, phát triển thái độ xã hội và dân chủ, và kính trọng giá trị văn hóa chân chính của mọi quốc gia trên thế giới.
Ba đường hướng triết lý giáo dục  trên được coi như là căn bản triết lý cho mọi thay đổi về chương trình hay tổ chức học đường cho những năm tiếp theo. 
Đường hướng “dân tộc” là một ước nguyện tối cao của dân VN trong thời điểm lịch sử đó và sẽ đứng vững mãi trong lòng dân tộc VN.   
Đường hướng “nhân bản” rất cao quý, có tính cách phổ quát và có thể áp dụng cho bất cứ dân tộc nào trên thế giới.   Trong thực tế, từ nhân bản đã có nguồn gốc từ truyền thống “giáo dục tổng quát” hay “kiến thức tổng quát” (culture générale tradition) ở Pháp.  Alfred Bouglé đã diễn tả truyền thống nầy như sau:  “Truyền thống nầy gồm có ba đặc điểm: có tính cách nhân bản (humanism), có liên hệ đến việc giảng dạy xã hội học, và có liên hệ đến việc giảng dạy triết học.”  Theo ông Bouglé, nhân bản là sự bổ túc và hỗ trợ cần thiết cho lý thuyết cá nhân (individualism). 
Tuy nhiên “nhân bản và dân tộc” đều có tính cách trừu tượng, nên khó thể hiện qua một chương trình học thực cụ thể, rõ ràng.  Môn Công dân giáo dục và môn Sử được dùng trực tiếp trong việc thể hiện hai đường hướng trên.  Ngoài ra, sự thể hiện đã rải rác trong các buổi tu nghiệp giáo chức, những bài diễn văn trong các buổi lễ khai trường, hay các buổi phát phần thưởng cho những học sinh ưu tú. 
Chỉ có đường hướng “khai phóng” là nổi bật trong những công cuộc cải tổ chương trình học, và việc thay đổi tổ chức các học đường để tiến theo trào lưu mới trên thế giới.  



Hoàng Oanh hát Tám Điệp Khúc, nhạc của Anh Việt Thu







Hoàng Oanh hát Một Đàn Chim Nhỏ, nhạc Phạm Duy







A rash of anti-American outbursts from Philippine President Rodrigo Duterte has jolted U.S. allies in Asia, raising doubts about his commitment to a U.S.-led military alliance seeking to counter an increasingly assertive Chinawhile leaving Beijing wary as well.







Last week VN Review in the two issues: 1.The visit to China by Prime Minister Nguyen Xuan Phuc, 2.Some newspapers Vietnam downtimes fanpage.







Ra mắt sách: Tình Yêu, Ngục Tù và Vượt Biển của Dương Phục và Vũ Thanh Thủy tại San Jose.



>



Thư gửi các tăng sinh - Tác giả Tuệ Sỹ



Quảng Hương (Già Lam) Temple
28.10.2003

My Dearest Students,

In recent times, the volatility that stunned the world has caused just a few ripples in the peacefulness that has spanned the past two decades of Vietnamese Buddhism.

This environment is covered by puddles of stagnant black water and isolated from the source of life of the past. It has obstructed the sight and direction of the future. From the Binh Dinh province all the way to Thua Thien – Hue province, the minds, hearts, and wishes of the younger and new generation of monks and nuns (and laypersons) has recently been discovered. There are signs of the willpower and potential, which has sprouted throughout the history of the Vietnamese Buddhist lineage.

Compared to the volume of monks and nuns in the country, we, my dear students, are just a small group. Nonetheless, this is the selective grain. Many, but only a husk and germ particles, that have not been incubated inside the hollow section.

My dear students, you should be proud of the carefree innocence of youth and the milestones of the moment. Once and for all, you must stand on your own feet, with wisdom in your eyes, compassion in your heart, and human courage. Do not fear but look directly into the evil powers of the world and find a self-determined path for yourselves to do what is right and necessary for yourself and everyone.

In my generation, where young people were raised on the battlefields of war’s ideology and class discrimination, hatred was learned. Fortunately, the creek of compassion still flows quietly to ease the trauma and to heal the broken as well as the ruins of our nation.

Your generation grew up in an era of peace, but also in a society that has lost direction. Homeland and religion are fine words but have become beloved clichés. Many venerable merited masters who have an awakened conscience of humanity have maintained the direction of our Sangha. In the heart and minds of many individuals in our organization and country, this conscience now resides in the shadows and are forgotten.

Your generation has been educated with the intent to forget the past. Many of you do not know what the Vietnam Unified Buddhist Church is. What it has done, its dedication, and contributions to noble causes regarding culture, education, national peace in times of severe turmoil for our nation and the religious discrimination that occurred. That legacy is still there but has been quickly rejected. Our heritage is uninterrupted and has accumulated over centuries via the pressing thoughts and actions along with many sorrows. The suffering of blood and tears of so many monks, nuns, and Buddhists laypersons are invaluable. These legacies were built with prayers, determination, and compassion. There were forcible suicide, self-immolation, long years of incarceration, harassment, and humiliation by tyrants. Dead or alive, honored or humiliated, there is no shame in the noble virtues of these religious persons—the Buddhist monks.

As Buddhist monks, we vowed to be the sons of Buddha. We chose to walk the path of enlightenment. Our heart and mind, mental and physical, are not like others. We do not pander frivolous values of the world, nor bow before any powerful authoritarian or violent government. A bit of fame, small benefits, and a bit of self-comfort - these are of little value. They are trivial and wear a false disguise, but many ordinary people seek them without any regrets in order to be a loyalist. Do not be melodramatic in the name of protecting the Dharma. It might actually be that the temple is the shelter for Mara, where the gathering of social devil/scum takes place. Do not use the propaganda of sharing the Dharma. Using the Buddha’s words before a fawning king and other political figures; begging for a little favor of worldly materials, or fame. Formerly when emperors began asking monks and nuns to bow in order to receive the title of imperial or be the servant for royals, the patriarchs were ready to put their heads before a sword (to die) in order to hold the integrity of the Buddhist monks. Monks who walked in the footsteps of fearlessness and selflessness of the disciple of the sages-Lord Buddha. It is encapsulated in the teaching that Bikkhuni means no submission and to be irreverent to royal subjects.

We practice patience and endure life, but do not let the dark false powers control our life. We act accordingly to the human society, but do not let ourselves sink in the polluted vortex of the worldly society. My dear students, you must have self-discipline and prepare yourself for a strong faith; a mighty fearless virtue; be diligent in practicing Listening-Thinking-Transforming to see and recognize clearly where we are! Where are we heading? Do not blindly follow any carriage, which is fancy or splendid on the outside while not polished inside and free falling downhill—without direction.

Each generation has its own problems, due to the variability of the surrounding environment in our society and the fluctuating nature of events in our era. My generation inherited much from ancestors and masters, and can’t repay the deepest kindness and guidance in a short period. At thirty years old, I had to close the temple gate temporarily to work in the forest and the sea, through very hard labor just to survive like everyone else. Then I was locked in jail; in and out of this dark place; up and down as the fate of our beloved country. My learning and knowledge also blunt with age and time. Yet I did nothing to humiliate our ancestors and masters, or be a waste of their care and love. I never lost hope in you and just want to share with you - our next generation. A generation that is growing up to explore the immenseness in a country that is embedded with cultured values.
May you have enough courage to walk the path with your own feet, looking at life with your own eyes and determine a direction for yourself. I will be your companion on this path even as I am in the later stages of my life.

Tue Sy
Translated by Phe Bach


THƯ GỬI CÁC TĂNG SINH THỪA THIÊN - HUẾ

PL. 2547
Quảng hương Già lam
Ngày 28. 10. 2003

Các con thương quý,

Trong những ngày gần đây, những biến động tuy làm sửng sốt thế giới nhưng hầu như chỉ làm gợn sóng một ít nơi đây để giữ yên cho giấc ngủ đông miên kéo dài qua hai thập kỷ của Phật giáo Việt Nam.

Trong không khí được bao trùm bởi trạng thái ứ đọng của vũng nước ao tù, bị cắt đứt với mạch nguồn quá khứ, bị che chắn khuất tầm nhìn tương lai; trong không khí đó tâm tư ước nguyện của thế hệ non trẻ, của thế hệ tăng ni sinh mới lớn, như được bộc lộ trong những ngày vừa qua, từ Bình Định cho đến Thừa Thiên - Huế, là dấu hiệu của nguồn mạch ngầm vẫn luân lưu bất tuyệt trong dòng lịch sử truyền thừa của Phật giáo Việt Nam. So với khối lượng tăng ni sinh trong cả nước, các con chỉ là một nhóm nhỏ. Ít, nhưng đây là những hạt lúa chắc. Nhiều, nhưng chỉ là vỏ trấu, và là những hạt chưa được ủ mầm mà đã mục rỗng bên trong.

Các con hãy tự hào, với niềm tự hào trong trắng và vô tư của tuổi trẻ, từ thời điểm cột mốc này, đã một lần và mãi mãi đứng thẳng trên đôi chân của chính mình, bằng đôi mắt trí tuệ và hùng lực mà nhìn thẳng không khiếp sợ vào quyền lực xấu ác của thế gian, tự xác định hướng đi cho bản thân để làm những việc cần làm cho chính mình và cho mọi người.

Thế hệ của thầy, những thanh niên trang lứa được nuôi dưỡng để dựa vào chiến trường của cuộc chiến tranh ý thức hệ, được giáo dục để biết hận thù giai cấp. Nhưng may thay, giòng suối Từ vẫn âm thầm tuôn chảy, để xoa dịu những đau thương mất mát; để hàn gắn những đổ vỡ điêu tàn của dân tộc.
Các con lớn lên trong thời đại thanh bình, nhưng các con lại bị ném vào giữa một xã hội mất hướng. Quê hương và đạo pháp là những mỹ từ thân thương nhưng đã trở thành sáo rỗng. Các bậc cao tăng thạc đức, một thời đã đánh thức lương tâm nhân loại trước cuộc chiến hung tàn, đã giữ vững con thuyền đạo pháp trong lòng dân tộc; nay chỉ còn lại bóng mờ, và quên lãng.

Thế hệ các con được giáo dục để quên đi quá khứ. Nhiều người trong các con không biết đến Giáo hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất là gì; đã làm gì và cống hiến những gì cho sự nghiệp văn hóa, giáo dục, hòa bình dân tộc, trong những giai đoạn hiểm nghèo của lịch sử dân tộc và đạo pháp của đất nước. Một quá khứ chỉ mới như ngày hôm qua mà di sản vẫn còn đó nhưng đã bị chối bỏ một cách vội vàng. Di sản được tích lũy ròng rã hằng thế kỷ, bằng bao tâm tư qua bao khổ lụy đau thương, bằng máu và nước mắt của biết bao Tăng Ni, Phật tử; mà những người gầy dựng nên di sản đó bằng bi nguyện và hùng lực của mình, có vị bị bức tử bởi bạo quyền, có vị suốt năm tháng dài chịu tù đày, bị lăng nhục. Nhưng sống hay chết, vinh hay nhục, không làm dao động tâm tư của những ai biết sống và chết xứng đáng với phẩm cách của con người, không hổ thẹn với phẩm hạnh cao quý của bậc xuất gia.

Người xuất gia, khi cất bước ra đi, là hướng đến phương trời cao rộng; tâm tính và hình hài không theo thế tục, không buông mình chiều theo mọi giá trị hư dối của thế gian, không cúi đầu khuất phục trước mọi cường quyền bạo lực. Một chút phù danh, một chút thế lợi, một chút an nhàn tự tại; đấy chỉ là những giá trị nhỏ bé, tầm thường và giả ngụy, mà ngay cả người đời nhiều kẻ còn vất bỏ không tiếc nuối để giữ tròn danh tiết. Chớ khoa trương bảo vệ Chánh pháp, mà thực tế chỉ là ôm giữ chùa tháp làm chỗ ẩn núp cho Ma vương, là nơi tụ hội của cặn bã xã hội. Chớ hô hào truyền pháp giảng kinh, thực chất là mượn lời Phật để xu nịnh vua quan, cầu xin một chút ân huệ dư thừa của thế tục, mua danh bán chức. Xưa kia, khi vua chúa bắt sư tăng cúi đầu nhận tước lộc của triều đình để làm tôi tớ cho vương hầu, chư Tổ đã sẵn sàng đặt đầu mình trước gươm bén, giữ vững khí tiết của người xuất gia, bước theo dấu chân vô úy, vô cầu, của các bậc Thánh Ðệ tử, được gói gọn trong thanh quy: Sa môn bất kính vương giả.

Nhẫn nhịn đời nhưng không để cho quyền lực đen tối của đời sai sử. Tùy thuận thế gian, nhưng không tự đánh chìm trong dòng xoáy ô trược của thế gian. Các con hãy tự rèn luyện cho mình một tín tâm bất hoại; một đức tính dũng mãnh vô úy; nỗ lực tự huân tập trí tuệ bằng văn, tư, tu để nhìn rõ sự tướng chân ngụy, để thấy và biết rõ mình đang ở đâu, đang đi về đâu; không nhắm mắt phóng càn theo cỗ xe lộng lẫy bên ngoài nhưng rệu rã bên trong, đang lao xuống dốc dài không định hướng.
Mỗi thế hệ có vấn đề riêng của nó, do những biến thiên của xã hội chung quanh, do những biến cố dao động mang tính thời đại. Thế hệ của thầy thừa hưởng được nhiều từ Thầy Tổ, nhưng chưa hề báo đáp ân đức giáo dưỡng cao dày trong muôn một. Chỉ mới tròn ba mươi tuổi, đã phải khép lại cổng chùa, xách cuốc lên rừng, xuống biển, cũng mưu sinh lao nhọc như mọi người. Rồi lại vào tù, ra khám, lênh đênh theo vận nước thăng trầm. Sở học và sở tri cũng cùn mòn theo tuổi đời, năm tháng. Duy, chưa có điều gì thất tiết để điếm nhục tông môn, uổng công Sư trưởng tài bồi. Một chút niềm tin chưa hề thoái thất, chỉ mong cùng chia sẻ với thế hệ kế thừa. Một thế hệ đang trưởng thành để khởi tô ngọn đèn Chánh pháp giữa một đất nước thấm nhuần phong hóa.

Cầu mong các con có đủ dũng mãnh để đi bằng đôi chân của mình, nhìn bằng đôi mắt của mình; tự xác định hướng đi cho chính mình. Thầy sẽ là người bạn đồng hành với các con trên đoạn đường bóng xế của đời mình.

Thầy,

Tuệ Sỹ


Hội Trăng Rằm Việt Nam khác biệt với Tết Trung Thu Tàu







Les Choristes







40 years after the fall, Saigon's flag still at issue (Source: USA Today)






Forty years after the fall of Saigon, symbols of the failed war in Vietnam survive as a painful, divisive legacy for hundreds of thousands of Vietnamese Americans now living and prospering in the United States.

Organizers this month abruptly canceled a long-scheduled event commemorating the 40th anniversary at the California military base where tens of thousands of refugees first landed in the United States after the South Vietnam government fell April 30, 1975. The reason: The U.S. government won't allow them to fly the yellow-and-red flag of the old South Vietnam while on base.

"We are all very, very sad that we couldn't make any compromises,'' says Sophie Tran, a spokeswoman for the organizing committee. "But again, we have to hear the voices of the community first, and what they want.''

The decision has drawn strong opposition from some Vietnamese Americans who had planned to attend, and sparked an online petition drive at Change.org asking that the event continue as scheduled, without the flag, at Marine Corps Base Camp Pendleton, 60 miles south in San Diego County.

Organizers say they have rescheduled a renamed and a scaled-down event, "The 40th Commemoration of Black April,'' at a Garden Grove high school football stadium, where participants will be able to fly the flag of the former Republic of Vietnam and sing its national anthem.
But others see the move away from Pendleton as a shortsighted bow to anti-communist sentiment that remains intense among the older generation of Vietnamese Americans, as well as throwing away an opportunity to thank Marines and Americans who helped them settle in their new country four decades ago.

"I was shocked to see announcements … basically only a few weeks before the actual event,'' says Nhien Vuong Dougherty, 41, a seminary student in Kansas City, Kansas, who already purchased airplane tickets to attend the event at Pendleton, where she arrived as a toddler in 1975.

She says many of her friends and family regard holding the commemoration in a high school football stadium "a joke."

"I'm positive I would not have planned to go home but for it being planned at Camp Pendleton. For me, the place really does matter,'' she said.

Organizers had planned for more than a year to hold the event Saturday, April 25 at Pendleton. It was one of several military bases around the country set up to receive refuges after the war, when millions fled the fallen South Vietnam.

Base officials embraced the event and planned to recreate the tent city that provided the first temporary homes for some 50,000 Vietnam refugees who passed through Pendleton on their way to resettlement in the United States.

Jason Johnston, director of public affairs at the base, said that after months of planning discussions, organizers informed Pendleton brass last Friday that they would not hold the event on the base because the Defense Department would not permit the flag of a country not officially recognized by the United States to fly on a military installation.

"As far as we are concerned, the event is canceled,'' he said. "We tried to make accommodations and give them options.''

Capt. Eric Flanagan, media officer at Marine Headquarters in Washington, said U.S. government policy requires that display of flags "are restricted to formally recognized governments.''

With three red stripes on a yellow field, it's a flag that's forgotten by most of the world but remains a vital piece of heritage and potent anti-communist touchstone for many from what was once the Republic of Vietnam. California and at least a dozen other states have recognized it as the symbol of their Vietnamese American community.

Display in communist-run Vietnam today risks prosecution. But it can be seen daily on the streets of Little Saigon, a section of Los Angeles suburbs that spills across several Orange County cities and is home to more people of Vietnamese origin than anywhere outside Vietnam.

Tran, one of the event organizers, said making the flag a part of the anniversary was a major requirement of some organizers and sponsors, and she said donors threatened to withdraw their contributions if the flag was denied. She declined to name them.

"Really, the flag is not only important to our principle, but it reflects what others in the community feel as well,'' she said. "Either we go big or we go home.''

But some say the flag shouldn't outweigh the anniversary.

"The disappointment is, why can we not compromise?'' says Huong Duong, ​an internal medicine physician from Tustin, Calif. "We are the symbol of the old South Vietnam. We don't walk around with the flag every day.''

Duong was 18 when she arrived at Camp Pendleton in 1975 with her mother, eight younger siblings and a large extended family. Their father, a South Vietnam Army colonel, was held in Vietnam and not allowed out for another 14 years. They eventually were sponsored by a local family and built a life in Orange County, Calif.

"My aunts and uncles, they are all in their 80s and 90s now, a generation that is dying off,'' she said.
"They too would like to be able to set foot on the ground where they started (in the United States), 40 years ago."

Vietnam scholars say it's little surprise the flag still triggers such deep emotions among an immigrant community that lost its homeland in war.

"A lot of the older generation, especially, that went through the war had to suffer a lot of atrocities and traumatic events at the hands of the communist government,'' says Tu-Uyen Nguyen, assistant professor in the Asian American Studies Program at California State University-Fullerton.

"So clinging to the symbol of what they lost is a way of coping for them,'' Nguyen said.
Quyen Di Chuc Bui, 68, a Vietnamese language lecturer at UCLA who grew up in Saigon, said the flag unites the Vietnam diaspora around the world as a symbol of shared culture, history, loss and gratitude.

"When we fly the flag, it means we also fly the soul of our soldiers,'' Chuc Bui said.


VẸM phát biểu về "những khúc ruột ngoài ngàn dặm"







Tổng Thống François Hollande tới Việt nam Có gì mới lạ ? - Tác giả Nguyễn thị Cỏ May



Vài chuyện đặc biệt của Tổng Thống Hollande tới Việt Nam

Khi tới Hà Nội, khá đông đảo dân chúng đứng sẳn chào đón quốc khách . Ông Tổng Thống Hollande phải đưa tay vạch cho mình lối đi . Người Việt nam có tiếng là hiếu khách . Những bàn tay chìa ra chào mừng  . Điện thoại cầm tay đưa lên cao nhắm quốc khách chụp hình kỷ niệm . Thỉnh thoảng những tiếng hoan nghênh vang lên như có ai nhắc kẻo thiếu xót thất lễ . Một thanh niên đứng với tấm bảng ghi « Ông  Tổng Thống muôn năm !  » . Chắc cậu này đã quen luật lệ biểu tình có chỉ đạo nên nay chào đón Tổng thống Pháp mà tưởng như đang mừng đón Bác về hay rước Nguyễn Phú Trọng !
Quan cảnh người Việt nam đứng ngoài đường chào mừng Tổng Thống tới làm cho ông bổng sống lại lúc ông đắc cử năm 2012 tuy nay bốn năm đã trôi qua . Tuy nhìên ông vẫn muốn nghĩ là mọi việc rồi đây sẽ tốt đẹp với ông . Ông vội thốt lên phải chi cánh tả biết đừng chia rẻ nữa mới được .

Cái nhiệt tình của quần chúng Việt nam dành cho ông TổngThống hôm nay, ông phải đi 9210 km mới tìm lại được sau bốn năm dài không có được ở quê hương . Nó giúp ông tạm quên những con số không mấy đẹp của kết quả thăm dò dư luận ủng hộ ông (90% không muốn thấy ông ra tranh cử nữa) . Tạm quên những ồn ào trong đảng, các đồng chí phản đối ông ra tranh cử năm tới .

Ở Hà Nội, Tổng Thống Hollande gặp gở nói chuyện với một nhóm thanh niên chừng mươi người . Cuộc tiếp xúc được tổ chức ở tiệm cà-phê trong một khu phố xưa của người Pháp . Những thanh niên này đều học ở Pháp về xứ làm việc . Có cả nhà toán học Ngô Bảo Châu . Ông yêu cầu chụp chung một tấm hình làm kỷ niệm .

Vào Sài gòn, trước cộng động Pháp kiều, ông Hollande nhắc lại cuốn phim «  Éternité  » chiếu tại rạp hôm thứ tư mùng 7 tháng 9 do Trần Anh Hùng thực hiện . Ông đề cặp phim «  Éternité  » là để trình bày nhũng tư tưởng mà ông  tâm đắc : «  Nói Éternité  » (vỉnh cửu) bởi vì đời sống của chúng ta là hữu hạn, để chúng ta có thể hiến dâng cho đời cái tinh hoa của chính chúng ta . Làm được điều đó là chúng ta lưu lại cho lịch sử những dấu ấn đẹp  » .

Đến phần cuối bài diển văn, ông lợi dụng cơ hội trước cử tri ở hải ngoại để khéo léo vận động bầu cử, làm cho ông nổi bậc trong cánh tả  : «Nước Pháp là một ý tưởng hơn là một bản sắc». Ông tìm cách tách bạch ông khỏi tập thể cánh tả vì các đồng chí của ông ngăn cảng ông ứng cử kỳ tới . Ông nhấn mạnh «  Có một sự khác biệc rỏ ràng giửa tôi và mọi người . Tôi mới là ông Tổng thống, chớ không phải những ai khác đâu  » . Ông sử dụng sức nặng của chức vụ lãnh đạo tối cao làm ưu thế cuối cùng để vận động bầu cử (Theo đặc phái viên F.X.Bourmaud, Le Figaro, 6/9/16) .

Tâm lý hoài cổ

Trong quá khứ, Pháp và Việt Nam liên hệ chặc chẽ . Sau hơn nửa thế kỷ, vẫn còn không ít người Pháp ngày nay cứ nghĩ Việt nam vẫn là Việt nam của thuở xưa . Họ giử trong đầu hình ảnh của một Việt nam thời thuộc địa . Còn lớp trẻ thì không biết Việt nam là gì . Nằm ở đâu trên quả địa cầu . Bởi một thiếu xót trong sách giáo khoa . Nói về Việt nam, lịch sử lớp thi Tú Tài II chỉ dành có mấy dòng . Trong Địa lý, Việt nam được nói nhiều hơn . Vì Việt nam không quan trọng trong quan hệ với Pháp  ? Hay vì mặc cảm thời đô hộ Việt nam  ? Hay vì bị cuộc chiến nặng nề ở Algérie sau Việt nam án mất  ?

Tuy nhiên, quan hệ giữa hai nước không vì thế không có nghĩa là không tốt đẹp . Năm 1973, Việt nam và Phái lập bang giao . Từ đó, đối thoại giửa Paris và Hà Nội vẫn dễ dàng và thường xuyên . Năm 1993, Tổng Thống Mitterrand là quốc khách đầu tiên tới thăm viếng Việt nam, khép lại một trang sử không đẹp trong quá khứ, tạo cho Việt Nam cơ hội mở cửa ra với thế giới. Tiếp theo, Tổng Thống Chirac hai lần, năm 1997 và 2004, qua thăm viếng Việt Nam và tổ chức Pháp thoại . Việt Nam tham dự như một quốc gia thành viên, điều này giúp Việt Nam có những mối quan hệ kinh tế với khối Phi châu . Hơn nữa, chương trình pháp thoại cũng giúp một số thanh niên Việt nam qua Pháp học và tu nghiệp . Từ nay, Việt nam có cơ hội tham gia vào các tổ chức địa phương và quốc tế, chấm dứt một thời kỳ dài bị ngăn cách với thế giới không cộng sản .

Năm 2009, Thủ tướng Pháp, ông François Fillon qua Việt nam . Phiá Việt nam, năm 2000, ông Lê Khả Phiêu, Tổng Bí Thư đảng cộng sản, qua thăm nước Pháp, năm 2005, ông Nông Đức Mạnh . Về Chánh phủ Hà Nội, ông Chủ tịch nước Trần Đức Lương qua thăm Pháp năm 2002, và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, năm 2013 . Trong buổi hợp báo với Thủ tướng Pháp Jean-Marc Ayrault, ông Dũng muốn nhờ kéo tấm màn che ánh nắng rọi thẳng vào mặt, ông có những cử chỉ làm cho ông Ayrault kinh ngạc . Sau đó chuyện của ông Dũng trở thành đề tài thời sự khôi hài cho báo chí và TV Pháp .

Khi nói về pháp thoại, Tổng Thống Chirac gặp phải vấn đề nhạy cảm là phải đề cặp tới Nhân quyền . Ông nói qua và sau cùng, ông để lại một danh sách tù nhân chánh trị, yêu cầu nhà cầm quyền Hà Nội giải quyết .

Kỳ thăm viếng này, ông Hollande cũng nói qua vấn đề Nhân quyền và chắc ông cũng sẽ để lại thỉnh nguyện thư của Cộng đồng người Việt nam ở Pháp gởi cho ông trước khi ông lên đường .

Tới nay vẫn còn không ít người Pháp nhớ Việt Nam . Với họ quá khứ chưa chết hẳn . Một phần do liên hệ gia đình . Và những tác phẩm văn chương viết về Việt Nam, phim ảnh, …làm sống lại ở họ hình ảnh Việt Nam .  Ngoài ra còn những cơ sở văn hóa như Trường Viễn đông Bác cổ, Viện Hải học Nha trang, hoặc những kiến trúc như cầu Paul Doumer, 1700 km đường xe lửa Bắc-Nam, xe đạp Peugeot, xe Traction Avant, … Tất cả đã tạo nên một di sản quốc gia vật thể và phi vật thể mà ngày nay, người Pháp và cả người Việt Nam lớn tuổi, đều cảm thấy thú vị để nhắc lại, để khám phá .
Về mặt tình cảm, người Pháp nhớ Việt Nam vì thấy người Việt Nam, không như người Algérie, không tỏ ra giử tinh thần phục hận cái quá khứ thuộc địa . Giửa hai nước luôn luôn giử được mối quan hệ tốt đẹp .

Ngày nay, Pháp là nước thứ hai đón nhận nhiều sinh viên Việt nam, với 7000 sinh viên có mặt thường trực . Con số này sẽ gia tăng .

Chuyện vui bên lề chuyến viếng thăm chánh thức

Trước đây, ông Clinton, kế tiếp, ông Obama, hai Tổng Thống Huê kỳ, tới viếng thăm Việt Nam, đều được dân Việt Nam, đa số là thanh niên, đông đảo chào đón nhiệt tình . Họ đứng bên lề đường suốt nhiều giờ, cả dưới trời mưa, để đợi chào mừng thượng khách . Ông Obama tới vào buổi tối . Phía nhà cầm quyền ở Hà Nội giới hạn nghi lễ đón tiếp quốc khách để làm nổi bậc tính trọng thể khi đón rước chú ba tàu Tập Cận Bình . Hôm nay, Hà Nội đón ông Tây Hollande, cũng kẻ cựu thù, tương đối khá hơn . Vì không bị áp lực của Bắc kinh ? Nhưng về phía dân chúng lại kém sự nồng nhiệt .

Ông Clinton ăn phở gà đường Hiền Vương . Obama ăn bún chả Hà Nội . Hai tiệm ăn này ngày nay đã đi vào lịch sử ẩm thực của Sài Gòn và Hà Nội .

Nay nhân chuyến tới Việt Nam, ông Hollande cũng muốn đi thăm dân cho biết sự tình . Nghe nói ông không ăn phở, cũng không búng chả mà ăn bánh mì và uống cà-phê ở khu phố cổ của người Pháp. Để ủng hộ sản phẩm văn hóa của Pháp.

Ai cũng biết bánh mì và cà-phê ở Việt nam là do người Pháp đem tới cùng với cuộc viển chinh hồi thế kỷ XIX . Khi có ở Pháp mới biết bánh mì ở Sài gòn trước 75 là ngon không kém và không khác bánh mì ở tại Pháp . Tuy do người Việt Nam làm ra . Nhưng với vật liệu hoàn toàn của Pháp và kỹ thuật Pháp .

Tại sao gọi «Bánh mì?» . Vì bánh làm bằng bột mì?

Ở Hà Nội trước năm 54, người dân gọi là «Bánh Tây» . Vì bánh này chỉ có người Tây ăn hằng ngày mà thôi . Người Việt Nam ăn cơm và ăn phở . Ngày nay, người Hà nội ở Sainte Livrade (Gironde sur Lot) vẫn quen gọi «  Bánh Tây  » vì họ đi khỏi Hà Nội năm 56, định cư ở đây, hoàn toàn cắt đứt liên hệ với quê hương nên còn giữ nguyên ngôn ngữ Việt Nam của thời đó . Giống như trường hợp tiếng pháp của dân Québec ở Canada .

Theo một bản tin của AFP, tiếng «  Bánh Mì » là do tiếng pháp «  Pain de mie  » (Bánh mì ruột lớn, mền, thường làm sandwich) phát âm trại đi . Ở khu phố Tây cổ, có một lò bánh mì sản xuất cả ngàn cái ba-guết mỗi ngày . Cả bánh ngọt . Đúng theo tiêu chuẩn bánh mì Tây chánh gốc .

Ngoài bánh mì bán ra, người chủ còn làm thêm sandwich theo cách Việt Nam: bánh mì ba-guết kẹp thịt phá lấu, hoặc chả lụa, với vài cọng hành, ngò, vài miếng ớt đỏ, củ cải chua . Sandwich Việt Nam chẳng những hợp khẩu vị người Việt mà còn hấp dẩn cả khách ngoại quốc . Ngày nay, trong bảng liệt kê 10 món ăn nhanh nổi tiếng thế giới, món sandwich việt nam chiếm một ngôi vị trong bảng danh dự đó .

Nếu không tại sao có một anh Tây, sau thời gian sống bụi đời Tây ba-lô ở Sài gòn, trở về Paris, xắm một chiếc cam-nhông trang bị cửa hàng bán dạo sandwich việt nam . Anh thường đậu xe bên bờ sông Seine, ngang thư viện quốc gia, bán sandwich việt nam cho sinh viên và du khách thế giới tới thăm viếng thư viện . Một hôm, anh và chiếc xe bán bánh mì dạo được TV Fr3 đưa lến màn ảnh giới thiệu . Với khách hàng đứng nối đuôi dài chờ mua .

Chương trình chánh thức thăm viếng Việt Nam

Ông Hollande thăm viếng Việt Nam 48 giờ, thu hoặch kết quả rất khả quan . Chuyến đi của ông vừa cho chuyện riêng vừa cho chuyện công . Về chuyện riêng, ông muốn biết Việt nam cụ thể sau khi nghe nói nhiều về Việt Nam vì ông có người con gái thực tập ở một Bịnh viện Sài gòn . Chuyện công, ông lấy được hợp đồng bán cho Việt Nam maý bay AirBus trị giá 6, 5 tỷ đô-la . Ngoài ra, ông còn ký giao ước sẽ bán tiếp cho Việt Nam một số AirBus đời mới 350 .

Về trao đổi, ông cam kết giúp Việt Nam cải thiện và phát triển ba địa hạt then chốt  : y tế, văn hóa và pháp thoại trong đó dĩ nhiên không thiếu chương trình cải thiện môi trường mà cụ thể là giải quyết tình trạng nhiễm mặn và khô hạn ở đồng bằng sông Cửu Long .

Ông không quên đề cặp vấn đề Nhân quyền ở Việt Nam . Tiếp theo Thứ trưởng Bộ Phát triển và Pháp thoại, André Vallini, đưa cho nhà cầm quyền Hà nội danh sách 4 tù nhơn lương tâm cần được trả tự do sớm .

Trước khi lên đường đi Việt Nam, Liên Đoàn Nhân quyền Quốc tế có gởi ông một thỉnh nguyên thư yêu cầu ông đứng quên Việt Nam là nước vi phạm Nhơn quyền nghiêm trọng . Nhưng nhà cầm quyền là cộng sản thì không thể biết tôn trọng Nhân quyền .


Welcome to China






Thứ Sáu, 16 tháng 9, 2016

Phạm Công Thiện ba chớp ba nháng vào giảng đường đại học Yale, Columbia (sic) để nghe giáo sư Mỹ giảng Triết bằng tiếng Anh có hiểu mô tê gì đâu mà "nổ" khiếp! Dân buôn bạc giả!





PCT viết: "Qua Pháp tao đã sống nghèo đói thế nào thì mầy cũng đã biết rõ rồi; những lúc tao nằm ngủ ở những vỉa hè Paris vào những đêm đông đói lạnh, những lúc đói khổ như vậy, tao vẫn còn cảm thấy sung sướng hơn là ngồi nghe mấy thằng giáo sư đại học Yale hay Columbia giảng cho tao nghe về Aristote hay Hegel, về Heidegger hay Héraclite. Tao đọc Heidegger và Héraclite bằng máu với nước mắt; còn mấy thằng giáo sư ấy chỉ đọc bằng đôi mắt cận thị! Những thằng ấy hiểu gì về tư tưởng mà dạy tao. Bây giờ nếu có Phật Thích ca hay Giê su hiện ra đứng giảng trước mặt tao, tao cũng chẳng nghe theo nữa. Tao chỉ dạy tao, tao là học trò của tao và cũng chỉ có tao là làm thầy cho tao."



Mao Trạch Đông và hàng ngàn thê thiếp



…Mao có tính cách giản đơn của các tên tuổi lớn. Đa số thời gian, ông xử lý các vấn đề của Trung Quốc trên chiếc giường gỗ rộng mênh mông mà ông vẫn mang theo khi di chuyển, hay bên cạnh hồ bơi riêng. Ông ta có thể không mặc quần áo suốt nhiều ngày. 

Mao rất thích các hồ bơi và những món ăn mỡ màng, ngập trong dầu béo ngậy. Ông ta không bao giờ đánh răng, chỉ súc miệng với nước trà. Mao không bao giờ tắm, mà vệ sinh thân thể bằng cách bắt những người tình một đêm dùng khăn nóng chà lên người mình. Bị chứng mất ngủ, ông có thể thức trắng nhiều đêm, và các cán bộ của ông phải chuẩn bị tinh thần để bị triệu đến lúc hai, ba giờ sáng. Làm việc với Mao thì cứ phải khỏe như vâm.

Hai mươi năm trước khi qua đời, Mao rất tự hào là một tay bơi giỏi, ông có hai hồ bơi trong dinh thự của mình. Một hồ ngoài trời thì các nhân viên có thể sử dụng, còn hồ kia có mái che, trên nguyên tắc được dành cho các lãnh đạo cao cấp của Đảng. Nhưng dần dần các vị này thôi không sử dụng nữa, và hồ bơi này trở thành một thứ tài sản riêng của Mao. Vì ông ta dành nhiều thời gian ở đây, rốt cuộc người ta đã phải xây dựng cho Mao một căn hộ ở ngay bên cạnh với phòng khách, phòng làm việc và phòng ngủ.

Chính tại đây mà Mao Trạch Đông đã tiếp Tổng thống Mỹ Nixon và hàng loạt nguyên thủ quốc gia khác. Cuối cùng người ta bèn gọi dinh thự của Mao là « hồ bơi » cho nó gọn và xác thực. 

Suốt ngày hầu như ông ta lững thững chỉ với chiếc áo choàng tắm khoác hờ trên người, để lộ bờ vai lực lưỡng và chiếc bụng to tướng. Mao có nước da trắng đẹp, khuôn mặt đầy đặn luôn nở nụ cười, mái tóc đen dày. 

Mao vẫn giữ thói quen nông dân. Khi phải mặc đồ, ông ta tròng vào bộ quần áo cũ mèm và đôi giày cà tàng. Bộ trang phục « kiểu Mao Trạch Đông » nổi tiếng và những đôi giày bóng lộn được dành cho những dịp long trọng. Chính trong cái bộ dạng kỳ khôi đó mà Mao đã lãnh đạo đất nước Trung Quốc.

Khi không có việc gì buộc phải ngồi dậy, ông ta nằm ườn trên chiếc giường gỗ « khủng », kích thước to gấp đôi một chiếc giường đôi thông thường. Người khách nào có óc quan sát có thể để ý thấy cái góc giường mà Mao dựa lưng cao hơn khoảng mười phân. Nếu có ai liều lĩnh đặt câu hỏi, sẽ được nghiêm chỉnh trả lời là đóng cao hơn để tránh cho khi ngủ mê không bị té xuống giường. Nhưng thật ra chỉ là nhảm nhí – gờ giường đóng cao theo yêu cầu của Mao để cho những trận bão tình ái được thuận tiện.

Mao « tán » các con mồi qua những buổi tối khiêu vũ, đây là một điều đặc biệt. Nhảy đầm đã bị Cách mạng cấm vì cho là lối sống suy đồi, và tất cả các sàn khiêu vũ đều bị chính thức đóng cửa. Thế nhưng Mao hàng tuần vẫn tổ chức những đêm khiêu vũ, tại sảnh Xuân Liên rộng mênh mông, không xa căn hộ của Mao là mấy. 

Khi Mao vừa tới nơi khiêu vũ, là hàng chục thiếu nữ liền bổ nhào đến, năn nỉ ông nhảy với mình một bản. Mao nhảy một cách nặng nề, nhưng điều đó có nghĩa lý gì đối với các cô gái muốn được thần tượng chú ý bằng mọi giá. Các cô được những người thân cận của Mao tuyển lựa từ các đội văn công, theo tiêu chuẩn có ngoại hình đẹp và trung thành về mặt chính trị. 

Mao nhanh chóng cho đặt một trong những chiếc giường size « khủng » của ông ta trong một căn phòng giáp với phòng khiêu vũ. Sau khi nhảy được vài ba bản, đại đế Mao tỏ ý muốn nghỉ ngơi, nắm lấy tay một trong những cô gái hơ hớ tuổi xuân này và đưa vào phòng. Ông ta chỉ ra khỏi phòng chừng hai tiếng đồng hồ sau đó, đa phần là với vẻ hài lòng vì đã được cô gái phục vụ tận tình.


Mao luôn bị ám ảnh với ý nghĩ một ngày nào đó sẽ bị mất đi khả năng tình dục. Khi các bác sĩ báo cho biết là ông ta đã trở nên vô sinh, Mao trả lời một cách xúc động :

- Thế là tôi đã thành hoạn quan rồi à !

Các bác sĩ phải hết lời trấn an, nói rằng tuy « tinh binh » của Mao không bình thường, nhưng không hề ảnh hưởng gì đến năng lực tình dục cũng như ham muốn. 

Thực ra Mao chẳng hề quan tâm đến việc vô sinh, nhưng sợ hãi khi nghĩ đến khả năng bị bất lực, nhất là khi ông ta mang nặng trong đầu ám ảnh là năng lực làm tình sẽ chấm dứt vào tuổi sáu mươi. Đến tuổi này, ông ta có đôi khi bị trục trặc, nên thường cho tiêm truyền chất bột nhung hươu, mà tương truyền theo đông y là món thuốc cường dương đại bổ. Nhưng thấy nhung hươu không giúp giải quyết được vấn đề, Mao bèn ngưng sử dụng và quay lại với tây y - nói chung, ông ta không tin tưởng vào đông y.

Mao muốn được lưu danh theo truyền thống các hoàng đế Trung Quốc, đặc biệt là một vị theo truyền thuyết đã trở nên trường sinh bất tử nhờ quan hệ với một ngàn thiếu nữ đồng trinh. Ông ta hy vọng theo gót được vị tổ sư này. Không tin mấy vào năng lực tự nhiên, Mao say mê thu thập tất cả những tin tức từ phương tây hay những nơi khác, loan báo việc phát hiện các loại dược liệu giúp hoạt động tình dục cho đến chín mươi tuổi. 

Trong khi chờ đợi thần dược ra đời, Mao nhồi nhét vào người đủ loại nhân sâm và đưa lên giường một số lượng đáng nể các cô thiếu nữ. Dù sao thì ông ta vẫn cho rằng đi ngủ và tắm rửa là lãng phí thời gian.

Nếu làm tình là thú tiêu khiển hàng đầu đối với Mao, thì ngược lại ông ta không yêu mến ai cả. Mao không có khả năng yêu thương lẫn cảm tình. Cũng có thể do ông ta đã chứng kiến quá nhiều thảm kịch và cái chết trong đời. Người vợ thứ hai, Dương Khai Tuệ bị Quốc dân đảng xử bắn, cũng như hai người em trai của ông. Nhiều người con của Mao đã chết trong cuộc Trường Chinh. Tất cả những bi kịch này làm Mao Trạch Đông trở nên sắt đá.

Trong thâm tâm, Mao hài lòng đã sống sót được qua nhiều nghịch cảnh, mà theo ông ta đó là dấu hiệu cho thấy mình sẽ trường thọ. Ông đã chứng tỏ trái tim sắt thép qua tất cả những hành động trong đời sống thường ngày, theo gương những hoàng đế Trung Hoa tồi tệ nhất. Chẳng hạn như Trụ vương đời nhà Thương, vị hôn quân thích trưng bày cái xác bị tùng xẻo của các nạn nhân, đổ đầy rượu vào hồ bơi, có hàng ngàn nàng hầu vây quanh. Hoặc Tùy Dạng Đế (Sui Yangdi), một trong những bạo chúa tệ hại nhất trong lịch sử Trung Hoa, đã bắt những cô gái trẻ đẹp phải kéo thuyền rồng đi ngược gió bằng những dải lụa.

Một bằng chứng cho sự tàn bạo của Mao Trạch Đông, lịch sử đặc biệt ghi nhận câu trả lời của ông ta trước Nehru :

- Chúng tôi chẳng việc gì phải sợ bom nguyên tử cả. Nếu ai tấn công tôi bằng bom nguyên tử, thì tôi có thể trả đũa tương tự. Mười triệu hay hai chục triệu người chết cũng chẳng ăn nhằm gì đối với chúng tôi !

Nehru không phải từ bi hỉ xả gì, nhưng cũng phải dựng tóc gáy khi nghe câu nói của Mao coi mạng người như ngóe.

Không một điều gì có thể làm Mao xúc động. Trong chiến dịch Đại nhảy vọt, nhiều triệu người dân nông thôn đã chết đói, nhưng ông ta vẫn ăn ngon ngủ yên. Ngay cả đối với người thân trong gia đình cũng thế. Chỉ cần kể ra đây thái độ đối với chính người con trai lớn của Mao.

Mao Ngạn Anh (Mao An Ying) tử nạn ngày 25/11/1950, trong cuộc chiến tranh Triều Tiên đã làm cho khoảng 400 ngàn người Trung Quốc thiệt mạng. Ngạn Anh đã lấy vợ trước đó một năm và vợ anh, Lưu Tư Tề (Liu Xi Qi), từ vài năm qua vẫn được xem như là con gái nuôi của Mao Trạch Đông. Ông ta thích cô đến nỗi tỏ ra vô cùng giận dữ khi nghe tin Ngạn Anh và Tư Tề đính hôn. Sự thực đằng sau cơn thịnh nộ này là: Lưu Tư Tề hết sức xinh đẹp, và Mao ghen với người con trai sẽ được ngủ với cô. Ông ta cản trở việc tổ chức đám cưới với những cái cớ kỳ lạ, chẳng hạn như phải chờ đến lúc tuyên bố thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc ngày 01/10/1949…Khi nghe tin con trai mình tử thương, Mao phát biểu câu này thay cho lời ai điếu :

- Đã là chiến tranh làm sao không có người chết cho được ?

Ông ta không tỏ ra buồn phiền một chút nào, không hề nhỏ một giọt nước mắt. Tư Tề suốt một thời gian dài vẫn không hay biết về cái chết của chồng, và cuối cùng khi cô chất vấn Mao Trạch Đông về vấn đề này, ông ta trả lời là Ngạn Anh đã chết. Lưu Tư Tề kề cận cha chồng gần như hàng ngày trong suốt hai năm rưỡi trời, nhưng chưa bao giờ thấy Mao tỏ vẻ u sầu. Thậm chí ông ta còn nói đùa với cô về Ngạn Anh, như là con trai vẫn còn sống…

Kể từ năm 1958, trong cơn say Đại nhảy vọt, Mao trở nên ít kín đáo hơn trong cuộc sống riêng tư. Cho đến nỗi nhiều người đều biết về cách sống xa hoa, phóng đãng của ông ta, về những tòa biệt thự nằm rải rác khắp đất nước Trung Quốc, và về việc cung cấp gái đẹp mà chính Mao gọi là « tuyển lựa cung phi ». Các nữ nghệ sĩ trẻ của các đội văn công tham gia các buổi dạ vũ, cạnh tranh với nhau để làm đẹp lòng Mao, và kết thúc bằng việc qua đêm với ông ta. Các cô ganh tị lẫn nhau, cô nào được Mao nắm tay dẫn vào phòng ngủ trở thành mục tiêu bị các cô khác thù ghét.

Một hôm – và đây là lần duy nhất trong đời – Giang Thanh đã làm ầm ĩ lên với Mao. Ông ta phản ứng bằng cách cấp tốc ra khỏi phòng. Giang Thanh nhanh chóng hối hận vì cơn nóng giận này, và gởi đến Mao lời xin lỗi. Ông ta chỉ nhún vai. Có nghĩa lý gì, vài cô hầu thiếp dành cho con người quyền lực nhất, nhà sáng lập nước Trung Hoa cộng sản ?

Từ đó Mao hoàn toàn yên ổn, không hề bị bà vợ chua ngoa chỉ trích. Ông ta cũng không còn giấu diếm việc đi lại thường xuyên với các cô gần như là gái gọi hạng sang. Thỉnh thoảng lại có một trong số những cô gái này, nhờ quyến rũ hơn, đã được nâng cấp : thay vì là người tình một đêm, được ân sủng trở thành quý phi.

Người đầu tiên giành được vị trí ưu tiên này là một nữ nhân viên trẻ của Cơ mật viện - một cô gái tuyệt đẹp có làn da trắng như tuyết, đôi mắt sáng và cặp chân mày xinh như vẽ. Cô ta không thèm giấu diếm gì với Giang Thanh, và còn tìm cách làm thân với bà. Giang Thanh, được nịnh hót và vẫn còn áy náy vì mới đây đã nổi nóng với Mao, vui vẻ chấp nhận sự hiện diện của cô ta. Bà tự hứa với chính mình là sẽ không gây sự với chồng vì chuyện các cô bồ của ông ta nữa.

Những người thân tín của Mao luôn tìm cách làm vui lòng ông ta. Ban đầu mỗi tuần chỉ có một đêm dạ vũ, nhưng sau đó họ nhanh chóng thấy rằng để chiều lòng chủ tịch thì như thế chưa đủ. Thế là từ một buổi dạ vũ trở thành hai buổi mỗi tuần, có nghĩa là số cung phi dành cho Mao phải tăng gấp đôi. Tất cả các đoàn văn công đều phải đóng góp vào. Sự chăm sóc này không phải là quá đáng, vì chủ tịch càng cao tuổi thì ham muốn tình dục lại tăng lên. Năm đó Mao đã 67 tuổi.

Khi phải nhận lãnh những ngón đòn chính trị và bực tức trước những lãnh đạo cao cấp khác của Đảng, Mao nằm lì suốt nhiều ngày và chỉ ra khỏi giường để dự dạ vũ. Ông ta thường xuyên nhảy nhót cho đến hai giờ sáng, rồi sang phòng bên cạnh « nghỉ ngơi » với các « đối tác ». Không một tiếng động nào lọt ra khỏi căn phòng có cánh cửa bọc vải dày. Những cô gái được chọn lựa không hề phàn nàn, mà hoàn toàn ngược lại.

Chưa bao giờ, ngay cả trong những giấc mơ điên rồ nhất, các cô có thể tưởng tượng ra có ngày lại được phục vụ cho thú vui nhục cảm của vị thượng đế được hàng trăm triệu người tôn sùng. Rất ít người từ chối đề nghị của chúa tể Trung Quốc. Có thể chỉ có vài cô y tá hay phụ nữ hơi cứng tuổi. Cô y tá nào từ chối thì đó là vì đạo đức nghề nghiệp không cho phép lẫn lộn vai trò, còn phụ nữ lớn tuổi thì do mắc cỡ khi phải gia nhập hậu cung gồm toàn các thiếu nữ tuổi xuân hơ hớ. Còn tất cả những cô gái khác đều phát cuồng vì Mao, và sẵn sàng thỏa mãn những đòi hỏi dù có quá quắt của ông ta.

Hầu hết là những cô gái rất nghèo khó. Chẳng hạn cô Lưu từng đi ăn xin trên đường phố cùng với mẹ, cô Chu là trẻ mồ côi. Thường thì cha mẹ các cô này, đã qua đời, được xem là « liệt sĩ cách mạng ». Nhiều cô không được học hành gì cả, và trở thành diễn viên múa nhờ có Đảng. Các đoàn văn công đầy dẫy những thiếu nữ loại này, được tuyển mộ nhờ ngoại hình chuẩn, để giúp người của các cán bộ cao cấp trong Đảng giải trí.

Các cô được lên giường với Mao là « hàng tuyển trong số hàng tuyển », cho dù chỉ vài tiếng đồng hồ. Điều này chỉ có thể hiểu được nếu chúng ta nhớ lại nạn thần thánh hóa Mao Trạch Đông. Sự xuất hiện của Mao trong những dịp lễ lạc trang trọng, oai vệ như một bức tượng đại đế tại quảng trường Thiên An Môn, là một kỷ niệm không thể quên đối với mỗi người tham dự. Chưa nói đến những người được đặc ân có một không hai là bắt tay với Mao, họ không rửa ráy trong nhiều tuần lễ để giữ trên người loại « nước thánh ». Có thể nói, Mao gần như một huyền thoại, và còn được yêu mến và kính trọng hơn cả các đại đế Trung Hoa.

Làm thế nào trong điều kiện đó, các cô gái trẻ dốt nát lại không cảm thấy hãnh diện khi được vinh dự ngủ vài tiếng đồng hồ bên cạnh vị thánh sống ? Việc này cũng như một lễ hiến tế tối thượng, và các cô sẵn sàng làm tất cả để xứng đáng với niềm vinh hạnh lớn lao như thế. Tất cả những cô gái này đều chưa chồng, vừa mới tròn hai mươi, hai mươi hai tuổi, và một khi đã bị Mao chán chê thì cũng phải đợi đến khi chủ tịch cho phép mới được lập gia đình.





Khoa Ơi! Bấm vào link bên dưới để xem bài viết: CHUNG QUANH NHÀ NGUYỆN MAI KHÔI - NHÂN KỶ NIỆM 1954-2005 của tác giả Hòa Giang Đỗ Hữu Nghiễm


                                      
                                         http://ttntt.free.fr/archive/dohuunghiem.html



Những chử dùng sai trong ngôn ngữ Việt Nam






SBS Vietnamese interviewed Dr Nguyễn Xuân Thu about his life depicted in his book "Journey from a village school to the RMIT Vietnam"







Ca sĩ Mai Khôi hát nhạc cấm (?) của Trịnh Công Sơn



Sau ngày 30/4/197, nhạc sĩ TCS có bài hát hát nào nói lên nổi niềm của "dân Ngụy" bị bạo quyền CSVN áp bức rất là bất công. Như không cùng dòng máu đỏ vàng. Nếu có, xin hát lên cho đồng bào cùng thưởng thức





Dấu Mốc Hai Trăm Ngàn Lượt Xem Blog Khóa 1 KHKTMĐ



Hồ Đình Nghiêm viết: " 1. Tiếng Việt có khác nhau giữa trong, ngoài? Tôi đâu nhìn ra sự khác biệt mặc dù có vị nhà dzăng ma dzê in Việt Nam ngôn rằng: Cộng đồng lưu vong từ năm 75 ôm cứng một thứ ngôn ngữ đóng băng, trong lúc tiếng Việt đương đại đang cách mạng đổi mới từng ngày. “Ngài” ấy chỉ thánh tướng nói vậy mà chẳng đưa ra bằng chứng cũ, mới. Thật bức xúc cho cự ly siêu khủng ấy, một sự ùn tắc hoành tráng dẫn đến sự cố khó mà tranh thủ làm cho cục diện thông thoáng, chuẩn và chỉnh theo đề bạt kiến nghị của trung ương. (Cái này cũng nên chen cài vào văn chương mạng!

2. Khác biệt giữa người cố quận và kẻ tị nạn chỉ cô lại duy một điểm: Ở trong thì nói láo, sợ hãi và xa rời sự thật. Ở ngoài khúc ruột ngàn dặm thì có điều kiện, không khí tự do lại chẳng mấy ai lên án cái xã hội bần cùng kia. Viết văn mà canh cánh chừa sẵn một đường lui binh, dây làm chi cho rách việc, ngộ nhỡ mai về thăm nhà thì “an toàn xa lộ” hổng lôi thôi, bất quá nhét tờ 10 đô trong hộ chiếu khi qua cửa khẩu. Nhà văn, nhân cách anh mang, thái độ sống của cả hai địa phận, nhìn rõ chẳng có ai nổi trội. Và theo như sự biến thiên ắt có và đủ, văn chương Việt nằm trong văn chương Mạng rồi sẽ chết, êm thắm, chẳng vật vã đớn đau, không một ai nhỏ cho giọt nước mắt. Kéo dài cơn đau chỉ là You tube với lây lất những đoạn video ngắn cụt đa phần là nhạc nhiếc."






Thứ Năm, 15 tháng 9, 2016

Tàu Cộng bỏ của chạy lấy người khỏi Venezuela




                                        


What life is like behind bars for O.J. Simpson (Source: LA Times)



Prisoner 1027820 is treated in many ways like any other inmate at the Lovelock Correctional Center in Nevada: He gets the same standard issue blue uniform. He shares a bunk, toilet and sink with a cellmate. He rises around 6:30 a.m., eats an early breakfast — he likes cold cereal, with a muffin and fruit — then heads to his work shift.

He toils in the prison gym, cleaning equipment and mopping floors, four days a week. Like many older inmates, he contends with age and ailments, including bad knees, and he works out on weight machines regularly to stay fit. He also coaches prison sports teams, umpires games and recently became prison softball league commissioner.

But prisoner 1027820 isn’t just another inmate. He is O.J. Simpson: football legend and convicted felon serving nine to 33 years for armed robbery and kidnapping committed in 2007.

“He’s popular especially with the sports crowd — guys go up to him and ask him what he thinks about current sports teams,” said Jon Hawkins, a former Lovelock inmate who was released on parole this year. Mostly, he said, “O.J. is just a regular dude. He does his job and he goes to his cell.”
If Simpson’s mundane and routine life on the inside is hidden from all but fellow inmates and guards, on the outside his life has become the subject of heightened fascination by millions, thanks to two acclaimed TV series that revisit the “trial of the century.”

His acquittal in 1995 of the murders of his ex-wife Nicole Brown Simpson and her friend Ronald Goldman provides the climax of the FX drama series “The People v. O.J. Simpson: American Crime Story,” nominated for 22 Emmy Awards. The Primetime Emmy Awards will air live Sunday on ABC.

Another program, the five-part ESPN documentary “O.J.: Made in America,” which explores the racial history of Los Angeles through the lens of Simpson’s life, has garnered critical plaudits, and is being touted for Academy Award consideration. The nearly eight-hour documentary explores the double homicide as well as the 2007 armed robbery and kidnapping in Las Vegas that ultimately put him in jail.

For all their acclaim, however, it is unlikely that Simpson has seen either program. Simpson, who didn’t respond to a request for comment sent via prison email, has a TV in his cell and watches sports religiously, according to those who have had contact with him in prison, including his former manager and a retired guard. But the prison limits what inmates can view. Nevada Dept. of Corrections spokeswoman Brooke Keast said there are about 10 to 15 approved channels — including educational channels and local stations — and FX isn’t one.

Though inmates generally can watch ESPN, they weren’t allowed to view the Simpson documentary. “It is inappropriate and can be a safety and security risk to transmit information about an inmate to the rest of the inmate population,” Keast said.

It remains unclear if Simpson will be able to watch the Emmy broadcast, which is likely to feature brief clips from the FX series. Keast said state prisons get ABC and it would be up to officials at individual prisons to block a program if they feel there’s a safety or security issue. But she said she has received no confirmation from Lovelock either way.

Simpson wasn’t visited or interviewed by actors or producers of the FX series for insight into his perspective.

“I didn’t feel the need to meet him, to see him in prison in his present condition,” explained Cuba Gooding Jr., who played Simpson on the show, noting that the series focused on the years before his current imprisonment.

O.J.’S LIFE BEHIND BARS

The O.J. of the FX series might be shocked to see the O.J. of today. Simpson’s home for the last eight years, Lovelock, could hardly be further from his past: the bustling campus of USC where he first came to fame, the bright lights of NFL stadiums, his upscale Brentwood residence, the tense Los Angeles courtroom where he was acquitted of murder.

The small rural town sits 90 miles northeast of Reno on Interstate 80, amid scenic mountains, cow pastures and a smattering of small casinos. Its civilian population is about 2,000 — barely more than the 1,680 inmates at its medium-security men’s state prison, where Simpson was sent after being convicted of armed robbery and kidnapping.

The inmates include convicted murderers and rapists. Still, the prison is known as one of the better correctional facilities in Nevada for serving time — a prison that most inmates would choose if they could.

Simpson landed here for his role in the Las Vegas incident — a botched operation that he claimed was an attempt to retrieve property that he claimed belonged to him, including sports memorabilia in the possession of two dealers.

During the sentencing, Judge Jackie Glass rebuked Simpson after he suggested that he had merely acted out of stupidity. “Earlier in this case, at a bail hearing, I asked — said — to Mr. Simpson I didn’t know if he was arrogant or ignorant or both,” the judge said. “And during the trial and through this proceeding, I got this answer, and it was both.”

Early in his sentence, Simpson had trouble adjusting to life in lockdown, becoming sullen and introverted, according to Norman Pardo, his former manager, who said he visited his client during his first few years in jail.

He stayed to himself and really just wanted “to be left alone,” said Pardo. He described Simpson as “depressed” during this period.

Though Simpson was initially a loner at Lovelock and had some trouble with fellow prisoners, he has since evolved into a model inmate determined to make parole — which could happen as early as next year, when Simpson will be 70.

“I would say 99.9 percent of inmates like him — they look up to him,” said Jeffrey Felix, a retired Lovelock prison guard who said he had contact with Simpson for several years and wrote a book about the experience titled “Guarding the Juice.”

At Lovelock, “there are no violent incidents. It’s a kickback kind of place,” said William Mark Clarke, a retired Nevada corrections officer. He said Simpson would have a tougher time in other Nevada facilities, such as the Southern Desert Correctional Center, which have more gang activity.
The cell that Simpson usually shares with one other inmate is about 125 square feet in size, and about 25 percent larger than the average Lovelock cell. There is a double bunk and Simpson sleeps on the bottom bunk, according to Felix. The former guard added that each prison unit has four larger cells and Simpson just happened to get assigned one, though he didn’t know if it was a random cell assignment.

The prison spokeswoman said she couldn’t comment directly on Simpson’s living conditions but said that cell sizes are uniform with the exception of handicapped cells that are a bit larger to accommodate wheelchairs.

Simpson, who attended USC from fall 1967 to spring 1969 but didn’t complete a degree, has taken some of the vocational training and educational classes at Lovelock that allow prisoners to pursue a high school and even college degree. He said during a 2013 parole hearing, “I find the courses somewhat educational even though it’s tough to hear other guys’ things.”

After initially being withdrawn, Simpson in recent years has become more social, mingling with fellow prisoners who often refer to him by his nickname, “Juice.”

“O.J. has always been an upbeat guy. I just don’t think (being in prison) is going to set him back,” said Joe Bell, a childhood friend who said he has kept informed of Simpson’s activity through the ex-athlete’s family. Bell said that he is unable to visit Lovelock because of his own record.

Added Bell: “O.J is still a really popular guy amongst guys. Most people who follow football relish the opportunity to be in his presence.” Simpson still gets fan mail and is thinking of resuming his lucrative autographing business if he is released, according to Bell and Felix, the retired guard.
He is also benefiting from the facility’s relatively comfortable standard of living.

For a period, Simpson wasn’t watching what he was eating and gained weight, according to Pardo, his former manager. Typical dinners at Lovelock, considered better than in other Nevada prisons though still standard cafeteria fare, include tacos, spaghetti and lasagna. And Simpson has a weakness for cookies, which perhaps aggravated his diabetes. Once a paragon of athleticism, his frame grew thicker, his face puffier.

But the former football star now tries to keep in shape despite the knee problems that stem from his athlete days. He walks laps around the prison’s quarter-mile track and works out at the prison gym, which features about 15 weight machines and some stationary bikes.

Though his knees keep him from competing in sports, he coaches prison sports teams and umpires games. Recently, Simpson became prison softball league commissioner, which involves overseeing umpires, deciding questions about rules and monitoring games.

“He was real low key,” said Randy Gaess, a former Lovelock inmate who said he umpired softball games alongside Simpson.

“He would (umpire) behind home plate because there was little movement necessary. We would talk if we had to about the calls.”

In recent weeks, Simpson skipped his regular walks around the track “because of his knees,” said Gaess, who was released in August. “He doesn’t spend as much time there as he used to.”

For the most part, Simpson gets along with other inmates, though that hasn’t always been the case with some of his cellmates because they often end up feeling treated like “his servants,” said Felix, the former guard. “They clean and he buys the food,” from the prison commissary.

Felix said that Simpson has kept a photo of himself and Nicole Brown Simpson on a shelf in his cell. Prison officials would not confirm if Simpson does so.

O.J. FACES UNCERTAIN FUTURE

However different Simpson’s life on the outside was from his fellow inmates, he has one thing in common with everyone on the inside: He wants to get out.

“He’s the perfect candidate for parole. That’s all he thinks about. If he gets into a conflict (with another inmate), he backs out. He wants to be a free man again,” said Felix, the retired prison guard.
In 2013, the Nevada Board of Parole Commissioners noted Simpson’s positive disposition when they granted him parole on some of his convictions, including kidnapping and robbery, but he remained behind bars on other counts, including assault with a deadly weapon.

At the hearing, a parole official described Simpson as being “disciplinary free.” Simpson said that other inmates even seek his counsel. “I advise a lot of guys and I like to think I keep a lot of trouble from happening,” he told the parole board.

He also expressed remorse for the Las Vegas incident, telling the board that he didn’t intend to rob anyone. “At no point did I go there to take any property that didn’t belong to me,” he said.
These days Simpson is said to be focusing on his children. “Family always has been important to him. That’s all he thinks about — there’s really nothing else that matters,” said Pardo, his former manager.

Simpson has two grown children with Nicole — Sydney, 30, and Justin, 27, who both reside in Florida. He has a son, Jason, 46, and daughter, Arnelle, 47, with his first wife, Marguerite.

Simpson stays in contact with family and friends by phone. His children declined to comment and have generally avoided talking about their father to the media. When reached by phone, Arnelle, who wrote a letter of support to parole officials on behalf of all four children, declined to comment.
Even if he is paroled next year, Simpson’s legal woes won’t be over. He will likely face a mountain of financial obligations, including the $33.5 million judgment against him in the 1997 civil case for the murders of his ex-wife and Goldman.

He “has never honored or paid one single penny of the judgment,” Fred Goldman, father of Ron Goldman, told The Times.

The Goldman family wants “to enforce the judgment so that Simpson doesn’t profit from what he did,” said Daniel Petrocelli, an attorney for the family. Any payments would be divided between the Goldmans and the Browns.

Those who have spoken to Simpson at Lovelock said that he is preoccupied with financial challenges he will face if and when he is released. He continues to draw an NFL pension that some reports have estimated as high as $19,000 per month. The NFL declined to comment. (Simpson played for the Buffalo Bills and the San Francisco 49ers.)

He also receives an unknown amount of royalties from his movies, which include the science fiction thriller “Capricorn One” and “The Naked Gun” comedy trilogy, and TV shows.

As he serves his time, his legal saga has become a lucrative business for many people, but not Simpson. The FX series was a ratings windfall, coming in as the most-watched new series on cable so far this year. (Netflix recently acquired the global streaming rights.) Yet another series based on the murder case is set to arrive in early 2017: “Hard Evidence: O.J. Is Innocent,” on the Investigation Discovery channel, is a documentary that is expected to propose a new suspect in the case.

A parole could happen as early as October 2017, when he will have served the minimum nine years of his sentence. If he is denied, a mandatory parole review is scheduled for April 2022, according to the prison.

Some think parole won’t necessarily be an easy touchdown for the former athlete. “I’m not optimistic,” said Bell, his friend from childhood. “I know parole boards. They’re going to insist that he killed Nicole, even though they’re not supposed to consider that. But they do.”

He said he hopes time in jail will have made Simpson a humbler person and less obsessed with fame.
“But knowing O.J. as I do,” Bell said, “he’s got such a tremendous ego and persona.”