Giới thiệu và góp ý về cuốn Mặt Trận Đại Học của Bạch Diện Thư sinh
Trong tập tài liệu “Dòng họ gia đình, giấc mơ chưa đạt”(16), tác giả Nguyễn Văn Minh đã dành một phụ bản từ trang 448-492 để nói về những hoạt động của Dương Văn Hiếu. Danh sách những cán bộ cộng sản nằm vùng bị Dương Văn Hiếu bắt dài mấy trang. Chúng ta không khỏi ngạc nhiên khi Dương Văn Hiếu từng bắt người của Bộ Ngoại giao Vũ Văn Mẫu, người của an ninh quân Đội của Đỗ Mậu, người của Mỹ làm cho USOM đến đại sứ Mỹ phải phản đối và 11 người làm việc trong Tổng Liên Đoàn lao công của Trần Quốc Bửu. Ông Bửu phản đối kêu lên ông Nhu. Ông Hiếu đề nghị cho 11 người này đối chất với ông Trần Quốc Bửu. Cả 11 người đều nhìn nhận là họ có hoạt động cho cộng sản.
Sau 1963, ông cùng với nhiều người khác ra tòa. Có một thẩm phán là thành viên, ông đại tá Dương Hiếu Nghĩa trước đây là thiếu tá thiết giáp có liên hệ với vụ giết ông Diệm, họ đã xử:
-Dương Văn Hiếu: Chung thân khổ sai
-Thái Đen: Chung thân khổ sai
-Nguyễn Thiện Dzai: chung thân khổ sai.
-Phan Khanh: 10 năm khổ sai.
-Thái Đen: Chung thân khổ sai
-Nguyễn Thiện Dzai: chung thân khổ sai.
-Phan Khanh: 10 năm khổ sai.
Năm 1964, có ba chiếc máy bay DC3 ra Côn Sơn chở khoảng 30-40 người về Sài Gòn. Ông được phóng thích.
Sau đó, ông được Phủ Đặc ủy Trung ương Tình báo lúc ấy do tướng Nguyễn Khắc Bình chủ trì cho người đến mời về làm việc cho Phủ Đặc ủy. Ông yêu cầu trả nhà và bạch hóa hồ sơ. Ông Bình cho người mang 40 ngàn đồng để nói là giúp gia đình trong cơn túng bẫn.
Ông đến hỏi ý kiến Tổng giám Mục Nguyễn Văn Bình thì Giám mục Bình khuyên cứ đi làm cho yên thân.
Tại Phủ Đặc ủy, ông được cấp một văn phòng và một thư ký đánh máy, mỗi tháng đọc tài liệu rồi báo cáo. Đối với ông, đây là một hình thức giam lỏng.
Nếu người ta biết dùng ông như thời Đệ Nhất Cộng Hòa, chức vụ ít nhất ông phải là phụ tá Đặc ủy trưởng thì những thứ như Trần Bạch Đằng có thể đã bị ông cho ngồi cũi rồi!
Tiếc thay, vô cùng tiếc thay!
Bản thân ông đã vậy, ông còn cảm thấy chua chát hơn khi những cán bộ cộng sản mà ông từng bắt giam thì sau cách mạng, họ được giải giao về Tổng Nha Công an và Cảnh sát và tại nơi đây, tướng Mai Hữu Xuân, tân Tổng Giám Đốc Cảnh sát Sài Gòn của chính quyền Dương Văn Minh đã trả tự do vào cho họ vào tháng sáu 1964.
Tất cả bọn Tình báo Khu 5, Tình báo Chiến lược, Cục 2 quân báo Trung Ương VC. Và ngay cả Mười Hương đều được thả. Cộng sản bắt người miền Nam đi học tập – dù chỉ là một nhân viên Phủ Đặc ủy Trung ương Tình báo, chúng cũng giam đến 17 năm, trong thời bình.
Vậy mà ta thả tất cả. Thả như thế thì Dương Văn Minh là ai? Trong sách của Lý Quý Chung, “Hồi ký không tên” có đặt ra một câu hỏi ấm ớ là Dương Văn Minh là người Quốc Gia, người của Mỹ hay người của Cộng sản?
Trong câu hỏi ấm ớ của Lý Quý Chung đã có sẵn câu trả lời.
Vậy thì so với phía bên kia, ta thua chẳng những vì không biết dùng người. Mà thua vì còn có những kẻ đâm sau lưng chiến sĩ.
Đoàn công tác đặc biệt miền Trung
Ở miền Trung, ông Ngô Đình Cẩn có tổ chức một đám mật vụ riêng. Hoạt động rất có hiệu quả mà phạm vi hoạt động của ông bào trùm khắp miền Trung, có khi vào cả Sài Gòn.
Thật ra tên gọi chính thức là Đoàn công tác đặc biệt miền Trung mà nhiệm vụ chính yếu là thực hiện công tác chiêu hồi. Dưới mắt ông Cẩn thì những người cộng sản cũng có lý tưởng, có kinh nghiệm, có chịu đựng nhiều gian khổ, dám hy sinh, hiểu thấu quy luật hoạt động và hoạt động có hiệu quả. Vậy nếu thuyết phục được họ về quy thuận quốc gia thì việc chống cộng sẽ có hiệu quả hơn nhiều.
Vì thế, năm 1957, Ông Cẩn đã đệ trình ông Diệm thành lập một cơ quan có tên là Chiêu mời và sử dụng những người kháng chiến cũ.
Kết quả là chính sách đã thu đạt được kết quả hết sức khích lệ. Dương Văn Hiếu, một nhân viên thuộc Nha Công An Cảnh sát Cao nguyên Trung phần được giao phó trọng trách này. Sau này, nói gọn, người ta gọi là “Đoàn công tác”. Dịp tết năm 1958, ông Cẩn chính thức đến gặp các anh em đã chuyển hướng, Ông nói,
“Bữa ni tôi tới anh em vì được biết rằng các anh em là người có thiện chí, có tinh thần quốc gia…Tôi đến với một mục đích chiêu mời anh em về với Quốc gia. Chúng ta cùng nhau xây dựng một chế độ thực sự tự do.
Tôi đến với anh em như một chiếc bánh, có bao nhiêu lớp lá bên ngoài, tôi đều bóc ra hết cho anh em thấy cái chất thật bên trong của chiếc bánh. Về phía anh em, tôi cũng yêu cầu anh em như rứa. Mình hãy, và phải thật thà với nhau. Mỗi anh em sẽ được giao phó nhiệm vụ, hưởng thụ quyền lợi đúng với khả năng của mình.
Anh em phải nhớ rằng, nhiệm vụ chính của Đoàn không phải là lùng sục để bắt bớ cán bộ cộng sản. Mà là phát hiện, phát giác, rồi chiêu mời các anh em ấy về hợp tác, cùng với mình xây dựng đất nước, cải tạo xã hội lạc hậu, bất công này…”
Đây có thể là bài diễn văn hay nhất và duy nhất trong cuộc đời ông Ngô Đình Cẩn đã đọc với tuyền ni, rứa, ni, rứa nhưng lại là bài diễn văn thu phục được lòng người nhất bằng những lời lẽ chơn chất.
Kết quả là Đoàn công tác với một số nhân viên ít ỏi đã quét sạch hệ thống hạ tầng cơ sở của cộng sản từ cấp xã lên đến quận, huyện tỉnh trong khắp miền Trung. Việc mà Phủ Đặc ủy Trung ương Tình báo với số nhân viên và ngân sách lớn gấp bội phần đã không làm được. Sau này, tôi không lấy làm ngạc nhiên khi bà Ngô Đình Thị Hiệp có nhận xét rằng ông Ngô Đình Cẩn thông minh nhất nhà, hơn cả ông Diệm, ông Nhu cộng lại.
Nhưng nếu mật vụ của Trần Kim Tuyến nặng về mặt chính trị thì ông Cẩn nặng về mặt an ninh và chiêu hồi.
Sau đây xin giới thiệu một số cơ quan, tổ chức mật vụ
1. Phủ Đặc ủy Trung ương Tình báo
Về mặt an ninh tình báo, trước 1963, Việt Nam Cộng hòa có nhiều tổ chức hoạt động khác nhau lắm. Có Đoàn Công tác Đặc biệt Miền Trung của ông Dương Văn Hiếu, có sở Nghiên cứu Chính trị Xã hội của Trần Kim Tuyến, có Lực lượng Đặc biệt của Lê Quang Tung và Nha An ninh Quân đội của Đỗ Mậu.. Tuy nhiên mỗi tổ chức hoạt động biệt lập và không dẫm chân lên nhau.
Nhưng lúc đó, Trần Kim Tuyến đã nghĩ đến chuyện gom tất cả các tổ chức trên thành một tổ chức duy nhất nằm trong một Bộ An Ninh trong đó có cảnh sát, tình báo chiến lược và phản gián quốc nội, quốc ngoại.
Tham vọng của Trần Kim Tuyến và kế sách tổ chức lại các cơ quan tình báo đã bị ông Diệm lờ đi.
Tổng thống Ngô Đình Diệm đã không đồng ý đề nghị đó vào năm 1960. Nhưng có phải vì thế, vào năm 1961, ông Diệm đã cho thành lập riêng Phủ Đặc ủy Trung Ương tình báo?
Thật ra cuốn sách “Mặt Trận Sài Gòn” đã cung cấp rất ít tư liệu về tổ chức của Phủ Đặc ủy Trung Ương tình báo cũng như những hoạt động có hiệu quả của tổ chức. Hầu như ta không thể hình dung ra một tổ chức tình báo với khoảng 500 nhân viên đủ loại mà hoạt động hầu như không có gì?
Đó là cảm tưởng của người đọc sách.
Phủ Đặc ủy hoạt động chưa được bao lâu thì chế độ Đệ Nhất Cộng Hòa sụp đổ. Những người chỉ huy được thay thế liên tục tùy theo thời kỳ mà ưu thế dành cho sự tin tưởng vào một cá nhân và nhân vật được chọn trở thành công cụ cho người lãnh đạo hơn là lo cho nền an ninh quốc gia(17).
Tướng Nguyễn Khắc Bình và A17
Tướng Nguyễn Khắc Bình phải là người thế nào để có thể cùng một lúc nắm hai ngành an ninh quốc gia cùng một lúc? Đã thế cũng phải là người khôn ngoan khéo léo hết mực để cân bằng được hai thế lực: Một bên là tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, bên kia là Thủ tướng Trần Thiện Khiêm. Có lẽ đó là cái khả năng mà tướng Bình có quyền tự hào về chính mình.
Con việc điều hành được hai ngành an ninh kể trên cho có hiệu quả thì là một chuyện khác.
Trong thời gian ông tại chức, bọn sinh viên thân cộng phá phách, gây rối loạn từng ngày từng giờ. Thành phố Sài Gòn trở thành một mặt trận giữa hàng rào kẽm gai, khói lựu đan cay một bên và biểu ngữ, xuống đường của sinh viên một bên.
Cứ khách quan nhìn bề ngoài thì rõ ràng công an cảnh sát không làm chủ được tình hình Sài Gòn, nếu không nói là ngoải khả năng kiểm soát an ninh của họ. Hàng rào kẽm gai chỉ có tác dụng gây khó cho khách bộ hành hơn là ngăn chặn được các cuộc biểu tình.
Nếu có khách du lịch đến Sài Gòn thì tôi nghĩ hình ảnh giây kẽm gai là hình ảnh không đẹp mắt tý nào. Nó cho người ta có cảm tưởng một thành phố mất an ninh, một thành phố mà sinh mạng một người có thể bị đe dọa bất cứ lúc nào.
Có lẽ thành tích sáng giá nhất của cảnh sát Sài Gòn là đưa được 16 tên sinh viên cộng sản ra tòa. Sáng ngày 5 tháng 3, 1970 cảnh sát tung lưới bắt Dương Văn Đầy. rồi Phùng Hữu Trân, Nguyễn Ngọc Phương, Cao Thị Quế Hương, Trương Hồng Liên, Võ Thị Tố Nga. Ngày 10 tháng 3 đến lượt Huỳnh Tấn Mẫm, rồi Lê Thành Yến, Nguyễn Thành Công.
Có người cho rằng sau chuyến đi Đại Hàn đã đưa ông Thiệu đến quyết định thành lập cụm A17 và giao khoán trắng cho tướng Bình như thấy nước đã đến chân và quyết định thành lập A17 để đối phó với bọn Thành đoàn cộng sản.
Quyết định thành lập này đến từ TT Nguyễn Văn Thiệu và tướng Nguyễn Khắc Bình. A17 để chỉ thị 17 phân khoa đại học. Trụ sở Trung ương Tình báo đặt ở số 3 bên Bạch Đằng. Người trực tếp điều hành A17 là ông Nguyễn Thành Long, từ Nam Vang kéo về. Nghe nói ông là người nhà của ông bà Thiệu.
Ông Thiệu, ông Khiêm đều xử dụng người nhà, người mà họ tin tưởng vào những vị trí tốt nhất mà chúng tôi sẽ có dịp nói trong bài viết sắp tới. Việc thành lập thêm A17 vào cuối năm 1971 xem ra có quá trễ không? Giả dụ như nó được thành lập từ năm 1967-1968 xem ra thuận lợi hơn, vì cộng sản chưa cài đặt được người khắp nơi!
Chưa kể Phủ đặc ủy Trung ương Tình báo từ trước đến nay mà mục tiêu hoạt động nhằm đối tượng nào? Người Mỹ hay cộng sản? Ông Thiệu sợ Mỹ hơn hay sợ cộng sản? Và bao nhiều tiềm năng hoạt động của Phủ Đặc ủy dành cho việc chống sự xâm nhập của cộng sản?
Hỏi như thế vì tôi mới đọc một cuốn sách mới xuất bản ở trong nước nhan đề “Văn Khoa, một thời sống đẹp”, nhiều tác giả, trong phần tài liệu cho thấy rằng, cộng sản đã cài đặt được tổ chức Thành đoàn trong giới sinh viên Văn Khoa kể từ năm 1966 đến sau này. Nghĩa là 5 năm trước khi ta có A17.
– Năm 1966-1967. Chủ tịch là Lê Quang Lộc, thủ quỹ là Huỳnh Quan Thi
– Năm 1967-1968. Chủ tịch Trần Khiêm, thủ quỹ Nguyễn Thị Yến. Kèm theo một ban chấp hành gồm các tên như Huỳnh Quan Thư, Lê Tấn Lộc, Trịnh Xuân Nùng, Nguyễn Thanh Tòng, Lê Văn Thành và Nguyễn thị Minh Châu.
– Sau đó chia ra nhóm Triết: có Trương Văn Hùng, Bùi Văn Nam Sơn. Nhóm Nhân văn có Lê Đao Ngạn. Nhóm Anh văn có Nguyễn Sĩ Minh. Nhóm vận động quy chế hoãn dịch là Trần Văn Long, Nguyễn Thanh Tòng.
– Năm 1967-1968. Chủ tịch Trần Khiêm, thủ quỹ Nguyễn Thị Yến. Kèm theo một ban chấp hành gồm các tên như Huỳnh Quan Thư, Lê Tấn Lộc, Trịnh Xuân Nùng, Nguyễn Thanh Tòng, Lê Văn Thành và Nguyễn thị Minh Châu.
– Sau đó chia ra nhóm Triết: có Trương Văn Hùng, Bùi Văn Nam Sơn. Nhóm Nhân văn có Lê Đao Ngạn. Nhóm Anh văn có Nguyễn Sĩ Minh. Nhóm vận động quy chế hoãn dịch là Trần Văn Long, Nguyễn Thanh Tòng.
Và cứ thế tiếp theo các năm khác cho đến 1972(18). Các khóa sau còn có Hạ Đình Nguyên, Ngô Đa, Đoàn Khắc Xuyên, Đỗ Trung Quân, Trần Long Ẩn, Lâm Bá Phát, Bùi Văn Nam Sơn, Lê Đạo Ngạn, Nguyễn Ngọc Phương (Ba Triết). Đã nói đến Nguyễn Ngọc Phương thì phải nói luôn đến Cao Thị Quế Hương.
Nhiều tên tuổi này chắc không xa lạ gì đối với các anh Bửu Uy và Bạch Diện Thư Sinh.
Đây chúng ta chỉ nói tới mặt hoạt động nổi của Thành đoàn. Hoạt động chìm là những thành phần nồng cốt có thẻ đảng thì cần đọc thêm trong cuốn “Trui rèn trong lửa đỏ” (Tập Ký Sự Truyền Thống Thành Đoàn của Trần Bạch Đằng.)
Nhưng vì nhu cầu tình thế, chúng được tung ra hoạt động. Đây cũng là mục tiêu cuốn sách của tác giả Bạch Diện Thư Sinh nhan đề “Mặt trận Đại Học”.
Phủ Đặc ủy còn cài đặt cơ quan, tai mắt của mình ở một số nước lân cận. Nhưng việc cài đặt này nhiều khi không căn cứ trên khả năng và công tác, mà do quyền lợi phe phái quen biết. Kể từ khi thành lập từ năm 1961, Phủ Đặc ủy Trung Ương tình báo không tạo được cái thế giá và tiếng vang về tính hiệu quả của cơ sở.
Nó lặng lờ như một cơ quan hành chánh, làm công việc nghiên cứu hồ sơ mỗi khi có biến động chính trị thì chỉ việc thay đổi người đứng đầu.
Một nhân viên trong sở tình báo nói, “mặc dầu có chức vụ, công việc của tôi đúng là công việc cạo giấy, sáng đi tối về. Muốn kiếm ăn, có tiền thì đi chỗ khác làm.”
Một người khác khi được hỏi về thành quả trong phủ Đặc ủy, sau nhiều năm trời đạt được kết quả gì. Ông có vẻ ngao ngán, “90% thời giờ và công việc nhằm bảo vệ an ninh cho Tổng Thống Thiệu”. Ngay chính ông Long, nghe nói có quan hệ thân thuộc với bên bà Thiệu, ông làm việc hăng say cũng chỉ vì muốn bảo vệ an ninh cho ông Thiệu.
Phần ông cố vấn đặc biệt Nguyễn Văn Ngân khi được nhà báo Trần Phong Vũ phỏng vấn cách đây 6, 7 năm về công việc của ông Thiệu [loạt bài phỏng vấn đó chấm dứt bất ngờ, nội dung dang dở, không có kết luận – DCVOnline]. Ông cố vấn đặc biệt của tổng thống Thiệu đã thành thật cho biết 90% thời giờ của ông Thiệu nhằm canh chừng người Mỹ. Thế thì còn lại bao nhiêu thời giờ lo cho dân, cho quân đội?
Tướng Nguyễn Khắc Bình nắm cơ quan này từ 1968 đến 1975, thời kỳ với rất nhiều xáo động chính trị, cộng sản nhan nhản khắp nơi, khắp cơ quan chính quyền mà hình như chính quyền tỏ ra quá lúng túng và hầu như bất lực!
Cái cảm giác của tôi trong thời kỳ này là rất bực dọc, đi đâu cũng bị ngăn chặn bởi rào kẽm gai. Mà nếu đụng vào lúc cảnh sát ném lựu đạn cay thì sui quá. Người chỉ huy và điều hành cảnh sát thời bấy giờ dẹp biểu tình là ông Trang Sĩ Tấn.
Tôi rất ác cảm với ông này!
Tôi nghĩ trong bụng theo cách suy nghĩ đơn giản của tôi là ông chỉ đi dẹp biểu tình cũng không xong. Nếu là tôi, tôi sẽ chụp hình, xem thằng nào cầm đầu, xem thằng nào hô to nhất, xem thằng nào hung hăng ra vẻ chỉ huy. Ngay đêm đó cho người đến nhà nó, dí súng vào thái dương nó; nếu nó có bồ, cho người bắt luôn dọa bắn con bồ nó cho đến khi nào nó ướt quần, và lạy van; cho nó ăn một trận đòn thừa sống thiếu chết, cho nó nhịn đói 3 ngày, vứt nó vào chỗ cần vứt cho nó tởn. Tên Vũ Hạnh, tên Huỳnh Tấn Mẫm và nhiều tên khác cứ nhởn nhơ như đùa giỡn với an ninh thì còn ra thể thống gì. Nhân viên kém thì cho ra theo học khóa cấp tốc bồi dưỡng với mật vụ Ngô Đình Cẩn tất phải khá.
Trong lúc tức quá, giận quá nghĩ thế thôi, chứ ai đời thường dân lại đi dạy cảnh sát hành động; thế thì khác gì dạy đĩ vén váy!
Nhưng nghiêm chỉnh mà nói, ta làm việc quá yếu. Phải có một chính sách đặc biệt đối với những tên khủng bố cộng sản. Một chính sách khủng bố, bạo lực mang tính nhà nước. Terreur d’état. CIA có làm khác không?
2. Sở Nghiên cứu chính trị và xã hội của ông Trần Kim Tuyến
Ngoài Phủ Đặc ủy, người ta không thể quên trước đó có “Sở Nghiên cứu Chính trị Xã hội” của ông Trần Kim Tuyến. Tên là sở nghiên cứu chính trị nghe rất hiền lành. Số nhân viên không quá vài chục người. Nhưng lại là đầu não trong các hoạt động mật vụ, đặc biệt là liên quan đến an ninh Phủ Tổng thống. Và ông Tuyến chẳng bao lâu sau trở thành một thứ huyền thoại, một thứ Trùm Mật vụ mà quyền uy chỉ đứng sau ông Nhu. Nhiều người sợ nhóm mật vụ của ông Tuyến(19). Mặc dù không có bề thế, số nhân viên có giới hạn mà người ta có cảm tưởng nó mạnh, nó hữu hiệu hơn các hoạt
động của Phủ Đặc ủy Trung ương Tình báo.
động của Phủ Đặc ủy Trung ương Tình báo.
3. Ngành Đặc Biệt (N.Đ.B., The special Branch)
Ngành Đặc biệt, N.B.Đ do thủ tướng Trần Thiện Khiêm trực tiếp điều động, chủ nhiệm chương trình với sự phối hợp chặt chẽ của trùm mật vụ William Colby với chiến dịch Phượng hoàng(20). Chương trình này trên thực địa đã giúp một phần không nhỏ vào an ninh, trật tự. Nhưng chương trình này tồn tại không bao lâu khi chương trình Việt Nam hóa chiến tranh thành hình vào 1969. Chương trình Phượng Hoàng, suốt 6 năm dài (1969-1975) đã được coi như một sách lược quốc gia trọng yếu về mặt chính trị. Mục tiêu của chương trình Phượng Hoàng nhằm tiêu diệt hạ tầng cơ sở Việt cộng hầu vô hiệu hóa mọi hoạt động khuynh loát, gây hấn, bạo động, phá hoại.
Nhưng rõ ràng là chiến dịch Phượng Hoàng nhằm bình định nông thôn hơn là thành thị(21). Rất tiếc, cuốn sách của đại tá Nguyễn Mâu viết về Ngành Đặc Biệt ít được ai lưu tâm tới.
Vài lời kết luận
Cuốn sách như tôi đã trình bày đạt được một số yêu cầu của người đọc. Và cái quý của nó được coi như cuốn sách đầu tiên viết về vấn để này. Tuy nhiên, tác giả chưa có điều kiện để trình bày cho rõ đầy đủ, vì những lý do gì Thành đoàn cộng sản đã có thể dần dần cài đặt người trong các tổ chức sinh viên của các phân khoa đại học Sài Gòn.
Phần người viết, xin nhận những thiếu xót không thể tránh được vì không nắm rõ được tổ chức của Phủ Đặc ủy.
Để bù vào những thiếu xót đó, người viết cũng đã điện thoại trực tiếp cho tướng Nguyễn Khắc Bình để nếu có thể nhờ ông giải thích cho những điểm còn chưa rõ. Rất tiếc, dù đã để lại tin nhắn, tướng Bình cũng không gọi lại. Việc không gọi lại, người viết coi như một cách thức gián tiếp ông muốn từ chối không muốn nói chuyện. Nhưng vẫn hy vọng khi ông đọc bài này thì sẽ liên lạc lại.
Cái thiếu xót của người viết bài này là không nắm rõ được tổ chức cũng như hoạt động của cụm tình báo quốc ngoại tại các quốc gia lân cận như Lào, Cao Miên, Thái Lan. Ví dụ, trước đây Mật vụ Trần Kim Tuyến đã đột nhập tòa đại sứ Thái Lan ăn cắp tài liệu bị đổ bể và phải xin lỗi muốn chết.
Tại Cao Miên, Phủ Đặc ủy có trực tiếp tham dự vào việc lật đổ Sihanouk không, cũng như việc ủng hộ cho Lon Nol lên làm tổng thống. Việc này có thể ông Long trước từng làm việc với đại sứ Phước ở bên Cao Miên có thể biết rõ hơn. Vấn đề là vai trò của Phủ Đặc ủy như thế nào? Vì việc thanh toán Sihanouk cũng không thành.
Về những vấn đề quốc nội, khi tổng thổng Nguyễn Văn Thiệu chà đạp lên hiến pháp, muốn lập pháp cho tổng thống tranh cử kỳ thứ ba cũng như kéo dài thời hạn tổng thống 4 năm thành năm năm. Vai trò Phủ đặc ủy như thế nào bên cạnh Nguyễn Văn Ngân? Chẳng hạn như vai trò đi tiếp xúc, môi giới, đưa tiền cho mỗi lá phiếu thuận mà số tiền có thể lên đến từ 500.000 đến 600.000 đồng. Mình ông Nguyễn Văn Ngân có thể làm xuể công việc này hay không?
Vai trò cảnh sát thì đã rõ ràng là cho lệnh ngăn chặn biểu tình? Nhưng còn việc đi truy bắt dân biểu Trần Ngọc Châu thì vai trò mật vụ của Phủ Đặc ủy như thế nào? Đồng thời cũng đi săn lùng bắt dân biểu Ngô Công Đức chạy vắt giò lên cổ, rồi sau đó phải trốn đi đường bộ sang Nam Vang thì đó là công tác và trách nhiệm của ai? Ai ra lệnh? Không lẽ, chính tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đi bắt?
Khi có phong trào Nhân Dân chống tham nhũng của linh mục Trần Hữu Thanh và liệt kê những vụ tham nhũng của T.T. Nguyễn Văn Thiệu thì Phủ Đặc ủy đã làm gì?
Đường giây tham nhũng của cả ông Nguyễn Văn Thiệu và Trần Thiện Khiêm như buốn nha phiến, thuốc phiện lậu về qua ngả phi trường Tân Sơn Nhất hay đường biển. Người của tướng Bình như các vị tư lệnh cảnh sát đã nắm giữ vai trò gì? Che dấu, đồng lõa, tạo điều kiện thuận lợi cho qua và cuối cùng chia phần?
Tướng Nguyễn Khắc Bình là tay chân thân tín của hai vị đứng đầu nước, được giao phó những trách nhiệm về an ninh lại có thể đứng ngoài cuộc? Khởi đầu cuộc chống tham nhũng là một cuộc biểu tình ở Huế chống T.T. Nguyễn Văn Thiệu ở miền Trung thì Phủ Đặc ủy có ra lệnh đăc biệt gì cho ông Liên Thành, cảnh sát trưởng ở Huế trong thời kỳ đó? Và kết quả ông Liên Thành đã làm việc ra sao?
Và một lời cuối với tác giả cuốn sách “Mặt trận Đại học”. Nếu phần chính tác phẩm coi như ổn đi thì phần phụ lục không ổn. Nếu có thể, khi tái bản nên xét lại phần này vì xem ra nó không phù hợp với nội dung chính của cuốn sách. “Phong trào Văn Thân”, v.v. nên thay vào đó bằng một cái gì khác.
Cái khác đó là những bài phỏng vấn giới lãnh đạo của Phủ Đặc ủy về mặt tổ chức, mặt nhân sự, những thiếu sót cũng như thành quả của Phủ Đặc ủy từ khi mới thành lập đến 1975.
Tôi nghĩ như thế thì cuốn sách trọn vẹn hơn.
(16) Nguyễn Văn Minh, “Dòng họ Ngô Đình, giấc mơ chưa đạt”, trang 448-486
(17) Tại Phủ Tình Báo, các người lãnh đạo lần lượt là các ông trung tá Lê Liêm, đại tá Nguyễn Văn Y, tướng Mai Hữu Xuân, tướng Nguyễn Ngọc Loan, tướng Linh Quang Viên, rồi tướng Nguyễn Khắc Bình và người cuối cùng là ông Nguyễn Phát Lộc
(18) Trích “Văn Khoa, Một thời sống đẹp”, theo tài liệu Lược sử Đoàn và Phong trào Thanh Niên Thành phố, trang 461-472.
(19) Ngoài ông Tuyến, còn có một nhân vật ‘chìm’ rất có ảnh hưởng đến ông Diệm. Đó là ông Hoàng Bá Vinh được ông Diệm rất tin dùng. Khi Ông Tuyến bị thất sủng thì ông Dương Văn Hiếu (Phó Tổng Giám đốc Công an) đã tính đề nghị ông Nhu để ông Hoàng Bá Vinh lên thay. Hôm đảo chính, tiếc thay ông Hoàng Bá Vinh không có mặt ở Sài Gòn, vì ra Huế dự lễ mừng sinh nhật ông Cẩn và khi về Sài Gòn ngày mồng 2 tháng 11 thì số phận ông Diệm-Nhu đã bị định đoạt rồi.
(20) Tài liệu của Trung tá Nguyễn Mâu N.Đ.B, tập II, 2009, trang 53: “kết quả là năm 1968 có 11.288 việt cộng bị bắt, 2.200 bị giết, 2.290 quy thuận. Năm 1969, 8.515 bị bắt, 4.832 bị giết, 6.187 quy thuận.”
(21) Nguyễn Mâu, “N.Đ.B, ngành đặc biệt”, Tập II, trang 13.
(17) Tại Phủ Tình Báo, các người lãnh đạo lần lượt là các ông trung tá Lê Liêm, đại tá Nguyễn Văn Y, tướng Mai Hữu Xuân, tướng Nguyễn Ngọc Loan, tướng Linh Quang Viên, rồi tướng Nguyễn Khắc Bình và người cuối cùng là ông Nguyễn Phát Lộc
(18) Trích “Văn Khoa, Một thời sống đẹp”, theo tài liệu Lược sử Đoàn và Phong trào Thanh Niên Thành phố, trang 461-472.
(19) Ngoài ông Tuyến, còn có một nhân vật ‘chìm’ rất có ảnh hưởng đến ông Diệm. Đó là ông Hoàng Bá Vinh được ông Diệm rất tin dùng. Khi Ông Tuyến bị thất sủng thì ông Dương Văn Hiếu (Phó Tổng Giám đốc Công an) đã tính đề nghị ông Nhu để ông Hoàng Bá Vinh lên thay. Hôm đảo chính, tiếc thay ông Hoàng Bá Vinh không có mặt ở Sài Gòn, vì ra Huế dự lễ mừng sinh nhật ông Cẩn và khi về Sài Gòn ngày mồng 2 tháng 11 thì số phận ông Diệm-Nhu đã bị định đoạt rồi.
(20) Tài liệu của Trung tá Nguyễn Mâu N.Đ.B, tập II, 2009, trang 53: “kết quả là năm 1968 có 11.288 việt cộng bị bắt, 2.200 bị giết, 2.290 quy thuận. Năm 1969, 8.515 bị bắt, 4.832 bị giết, 6.187 quy thuận.”
(21) Nguyễn Mâu, “N.Đ.B, ngành đặc biệt”, Tập II, trang 13.